Hội nghị San Francisco năm 1951: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
“Chúng
tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa” (dẫn theo “Các văn kiện chính thức xác nhận chủ
quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa..."
Ngày
7.9.1951, cũng tại hội nghị có phái đoàn 51 quốc gia tham dự tổ chức ở
San Francisco (Mỹ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính
phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu
đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Quần
đảo Hoàng Sa có tổng diện tích khoảng 16.000km2, nằm giữa 15045-17015
vĩ độ Bắc và 1110-1130 kinh độ Đông, với trên 30 đảo, đá, cồn, bãi, hòn
lớn nhỏ và tập trung thành 2 nhóm đảo chính là nhóm Nguyệt Thiềm
(Crescent Group) ở phía tây nam và nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) ở
phía đông bắc.
Hội nghị Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951.
|
Trong
đó, đảo Hoàng Sa (Pattle Island) là đảo lớn nhất trong nhóm Nguyệt
Thiềm; và đảo Phú Lâm (Woody Island) là đảo lớn nhất nằm trong nhóm An
Vĩnh. Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp huyện trực
thuộc TP.Đà Nẵng.
Từ
thế kỷ XV, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành những hoạt động khai phá,
xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc lại
tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo này, đây cũng là thời điểm
bắt đầu diễn ra cuộc tranh chấp căng thẳng, phức tạp giữa Trung Quốc và
Việt Nam, kéo dài đến nay.
Cộng đồng quốc tế thừa nhận chủ quyền Việt Nam
Dưới
thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và
bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14.10.1950, Chính phủ Pháp
chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo
này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ
tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa. Thời điểm
này diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San
Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản.
Hội
nghị diễn ra từ ngày 5 đến 8.9.1951, có phái đoàn của 51 quốc gia tham
dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình
Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này,
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham
dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện
chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo
luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với
Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12.7.1951 nhằm chính thức kết thúc
Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại ký kết tại Hội nghị San Francisco năm 1951.
|
Ngày
5.9.1951, Ngoại trưởng Gromyko của Nhật Bản đã đề nghị 13 khoản tu
chính. Trong đó, có khoản tu chính liên quan đến việc Nhật Bản nhìn nhận
chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và
những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam. Khoản tu chính này đã bị Hội nghị
bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Như vậy, cái gọi là danh
nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã
bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị
quốc tế.
Ngày
7.9.1951, cũng tại hội nghị có phái đoàn 51 quốc gia tham dự tổ chức ở
San Francisco (Mỹ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính
phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời
của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” (dẫn theo “Các văn
kiện chính thức xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay”.
Tập
san Sử Địa số 29/1975, Sài Gòn, trang 286). Sau tuyên bố của phái đoàn
Việt Nam, không có một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì. Ngày
16.3.1974, trả lời phỏng vấn Trung tâm Thông tin Việt Nam tại Paris,
ông Trần Văn Hữu cho biết: “Với tánh cách chủ tịch phái đoàn đại diện
cho toàn cõi Việt Nam, trong một bài diễn văn đọc ngày bế mạc hội nghị,
tôi long trọng tuyên bố xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên cả quần
đảo Hoàng Sa.
50
phái đoàn cường quốc yên lặng nghe lời tuyên bố của phái đoàn Việt
Nam, tức là lời tuyên bố dưới lá cờ quốc gia, nét son nền vàng, đã được
hoàn toàn công nhận, không gặp một quốc gia nào phản đối” (Việt Nam
Cộng Hòa - Bộ Dân vận và Chiêu hồi. Hoàng Sa - Lãnh thổ Việt Nam Cộng
Hòa. Tháng 3-1974, trang 52).
Kết
thúc hội nghị là việc ký kết Hòa ước với Nhật ngày 8.9.1951. Trong hòa
ước này, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và
đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ
nhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa” (Việt Nam
Cộng Hòa - Bộ Dân vận và Chiêu hồi. Tlđd, trang 51).
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa
Về
phía Trung Quốc, khi thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo
Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng
thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ về việc không mời Trung Quốc
tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình. Một trong những quan
điểm này là chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“50
phái đoàn cường quốc yên lặng nghe lời tuyên bố của phái đoàn Việt
Nam, tức là lời tuyên bố dưới lá cờ quốc gia, nét son nền vàng, đã được
hoàn toàn công nhận, không gặp một quốc gia nào phản đối”.
Ông Trần Văn Hữu
Tuy
tuyên bố Hoàng Sa lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không
đưa ra được một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối
với 2 quần đảo này.
Sau
Hội nghị San Francisco, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực
lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước
Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, 2 quần đảo này được đặt
dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Ngày
19.1.1974, Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên
Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày 27.1.1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và
chứng thư sau cùng ngày 2.3.1973 của hội nghị thế giới về Việt Nam mà
Trung Quốc là một nước ký tên vào.
Vũ Hoài An
Theo Dân Việt
Theo Dân Việt
Nguồn: http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/kho-tu-lieu/hoi-nghi-san-francisco-nam-1951-khang-dinh-chu-quyen-hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam/679.010.html
Hội nghị San Francisco với vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
7/2010
PHẠM NGỌC BẢO LIÊM - Tạp chí Xưa và Nay Số 360
Về Hội nghị San Francisco (9-1951)
Đầu tháng 9-1951, các nước Đồng Minh trong Thế chiến hai tổ chức Hội nghị ở San Francisco(1) (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Tham gia Hội nghị gồm phái đoàn của 51 nước. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự Hội nghị do Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa.Trong hội nghị này, vấn đề chính là thảo luận dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng Minh với Nhật Bản do Anh-Mỹ đưa ra ngày 12-7-1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á-Thái bình Dương.
Ngày 8-9-1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản(2). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam(3) đã tham dự Hội nghị. Ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ: “Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)…”(4). Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố của phái đoàn Việt Nam khẳng định: “Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”(5).Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị(6).
Về nội dung, Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản được ký kết tại San Francisco ngày 8-9-1951 quy định Nhật Bản phải rút lui khỏi những nơi mà nước này đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong Thế chiến hai(7). Riêng đối với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), Điều 2 – khoản (f) của Hiệp ước quy định: “Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)”(8).
Hiệp ước quy định Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà không nói rõ lực lượng hay chính quyền nào sẽ tiếp nhận chủ quyền của hai quần đảo này đã gây ra những ngộ nhận. Sự thiếu rõ ràng ấy của Hiệp ước San Francisco đã bị những quốc gia sau này tranh chấp chủ quyền với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khai thác, lấy làm cớ để cho rằng phải “trao trả” lại hai quần đảo trên cho họ.
Đối với Trung Quốc – nước không tham dự hội nghị San Francisco(9) – thì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không đưa ra tuyên bố phản đối nào tại Hội nghị San Francisco vì không tham dự Hội nghị. Tuy nhiên, ngày 15-8-1951, Ngoại trưởng Chu Ân Lai lên tiếng về bản dự thảo Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản do Mỹ – Anh soạn thảo(10).
Đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được phái đoàn Liên Xô nêu lên trong phiên họp khoáng đại ngày 5-9-1951 của Hội nghị. Phát biểu trong phiên họp này, Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô – đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”(11). Với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
Nhận định về việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện dẫn việc Trung Hoa Dân quốc thừa lệnh Đồng Minh tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa năm 1946(12) để cho rằng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc, tạp chí Quê hương năm 1961 đã viết: “Nhật Bản đã lấy danh nghĩa gì để chuyển giao chủ quyền cho họ (Trung Hoa Dân quốc – TG). Khi Nhật Bản giao miền Bắc Đông Dương cho Trung Hoa chiếm đóng, có phải là họ đã nhường chủ quyền trên đất Trung Hoa, một điều có bao giờ Trung Hoa thừa nhận? Vậy không thể viện lẽ rằng quần đảo Nam Sa do Nhật chuyển giao mà cho rằng mình có chủ quyền trên (các) đảo đó”(13).
Về phía Việt Nam – nước tham gia Hội nghị San Francisco với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp(14) – tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1946 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy hiển nhiên thuộc về Việt Nam.
Dựa trên những tư liệu đã được công bố, có thể khẳng định rằng (muộn nhất) từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những Hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt Việt Nam gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, Chính quyền Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Đến giữa thế kỷ XX, tuy quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bị quân đội Nhật Bản tạm thời chiếm đóng từ năm 1939 đến năm 1946 nhưng với Hòa ước San Francisco (9-1951), Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo này. Do đó, Việt Nam tất nhiên đã khôi phục lại được chủ quyền vốn có của mình đối với hai quần đảo đó.
Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo(15) và Tuyên bố Potsdam(16). Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam(17).
Một vài nhận định
Việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco (9-1951) và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hiện nay ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco thừa nhận tuyên bố của Việt Nam cũng chính là sự công nhận của quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Sự thừa nhận này sẽ làm yếu đi luận điểm cũng như thái độ muốn giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông hiện nay thông qua đàm phán song phương. Ghi nhận tầm quan trọng của Hội nghị San Francisco đối với việc thiết lập hệ thống các quan hệ quốc tế mới sau Thế chiến hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng chính là sự thừa nhận có tính pháp lý tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong xu hướng “hòa hợp” hiện nay, việc làm có ý nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam tập hợp dưới cùng một ngọn cờ đoàn kết, và chỉ có như vậy mới tạo ra được sức mạnh đủ để giữ gìn và đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
… TUYÊN BỐ CỦA PHÁI ĐOÀN QUỐC GIA VIỆT ANM TRONG HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO VỀ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO NÀY LÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG ĐỂ VIỆT NAM TIẾP TỤC ĐƯA VẤN ĐỀ TRANH CHẤP Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA HIỆN NAY RA CÁC HỘI NGHỊ, DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ…
CHÚ THÍCH:
(1) Còn được gọi là Hòa hội Cựu Kim Sơn, diễn ra từ ngày 5 đến 8-9-1951.(2) Còn gọi là Hiệp ước San Francisco (Treaty of San Francisco) hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco (San Francisco Peace Treaty). Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28-4-1952. Do những bất đồng nên Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này.
(3) Quốc gia Việt Nam là một thực thể chính trị tồn tại trong giai đoạn 1949-1956, ra đời sau Hiệp ước ngày 8-3-1949 giữa Pháp và cựu vương Bảo Đại (Hiệp ước Elysee). Cuối năm 1955, Ngô Đình Diệm – lúc này là Thủ tướng Quốc gia Việt Nam – lên làm tổng thống sau cuộc “Trưng cầu dân ý” ngày 23-10-1955. Đến năm 1956, Quốc gia Việt Nam “cải đổi” thành Việt Nam Cộng hòa, công bố Hiến pháp mới (26-10-1956). Như vậy có thể nói Quốc gia Việt Nam là “tiền thân” của Việt Nam Cộng hòa.
(4) Trần Đăng Đại (1975), Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay, Tập san Sử Địa – số 29, tháng 1-3-1975, Sài Gòn, tr.284.
(5) Nguyên văn tiếng Pháp như sau: “Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour estouffer lé germes de discorde, nous affirmons nos droits sur iles Spratly et Paracels qui de tout temps ont fait partie du Viet-Nam”. In trên Tạp chí France – Asia, số 66-67, tháng 11-12-1951, tr.505 – dẫn theo Trần Đăng Đại, Tlđd, tr.286.
(6) Lãng Hồ (1975), Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam, Tập san Sử Địa - số 29, tháng 1-3-1975, Sài Gòn, tr.103.
(7) Năm 1938, Nhật Bản chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đổi tên thành Hirata gunto. Năm 1939, quân đội Nhật Bản đổ bộ lên đảo Itu Aba (đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa). Ngày 31-3-1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố rằng ngày 30-3-1939 Nhật Bản quyết định đặt quần đảo Trường Sa dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Ngày 19-8-1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố quyết định đặt quần đảo Trường Sa – dưới tên gọi Shinnan gunto – trực thuộc đảo Đài Loan. Về những sự kiện này, Chính quyền Đông Dương đã nhiều lần lên tiếng chính thức phản đối Chính phủ Nhật Bản. Dẫn theo: Lãng Hồ, Tlđd, tr.100; Quốc Tuấn (1975), Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Tập san Sử Địa – số 29, tháng 1-3-1975, Sài Gòn, tr.222; Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia TP HCM, Trường Đại học KHXH&NV, tr.107. Về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, “ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại (Quốc gia Việt Nam – TG) quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa” – Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Tlđd, tr.110.
(8) Nguyên văn: “Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands” – Treaty of Peace with Japan, CHAPTER II (Territory) – Article 2 – f. Source: United Nations Treaty Series 1952 (reg. no. 1832), vol. 136, p.p.45 – 164, www.vcn.bc.ca.
(9) Riêng với Trung Hoa Dân quốc, ngày 28-4-1952, Trung Hoa Dân quốc ký riêng rẽ một Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản. Trong bản tuyên bố ngày 5-5-1952 về Hiệp ước này, Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai không nói gì đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mặc dù hai quần đảo này đã được đề cập một cách mập mờ trong Điều 2 của Hiệp ước: “Điều 2 – Hai bên nhìn nhận là theo Điều 2 Hòa ước với Nhật Bản ký ngày 8-9-1951 tại Cựu Kim Sơn (San Francisco) ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đã khước từ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi liên quan tới Đài Loan (Formosa) và Bành Hồ (The Pescadores), cũng như quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và Hoàng Sa (Paracel Islands)” (Source: Chen Yin-ching (1975), Treaties and Agreements between The Republic of China and other powers, Sino-American Publishing Service, Washington D.C., p.p.454 456). Nghĩa là Nhật Bản và Trung Hoa Dân quốc chỉ nhắc lại việc khước từ chứ không nói là Nhật Bản trao hai quần đảo này cho Trung Hoa Dân quốc – Quốc Tuấn, Tlđd, tr.231.
(10) “Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký một hòa ước với Nhật Bản thì dù nội dung và kết quả của một Hiệp ước như vậy có như thế nào, Chính phủ Nhân dân Trung ương cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy vô hiệu” – (Toàn văn bản tuyên bố ngày 15-8-1951 đăng trong People’s China, T.IV, số 5, ngày 1-9-1951, phụ trương ngày 1-9-1951, tr.3 – 6 dưới nhan đề Foreign Minister Chou En – lai’s Statement on the US British Draft Peace Treaty with Japan – dẫn theo Quốc Tuấn, Tlđd, tr.221).
Trước đó, ngày 4-12-1950, Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố: “Nhân dân Trung Hoa rất ước muốn sớm có một hòa ước liên hợp với Nhật Bản cùng với các quốc gia Đồng Minh khác trong thời kỳ Thế chiến hai. Nhưng căn bản của hòa ước phải hoàn toàn thích hợp với bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên bố Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được quy định trong các văn kiện này” (Toàn văn bản tuyên bố ngày 4-12-1950 đăng trong bán nguyệt san People’s China, Bắc Kinh, T. II, số 12, phụ trương ngày 16-12-1950, trang 17-19, dưới nhan đề Chou En lai’s Statement on the Peace Treaty with Japan – dẫn theo Quốc Tuấn, Tlđd, tr.220).
Như vậy Tuyên bố ngày 15-8-1951 đã đi ngược lại tinh thần tuyên bố ngày 4-12-1950 của chính Trung Quốc vì thực chất, Hội nghị San Francisco được tổ chức nhằm “hiện thực hóa” những thỏa thuận được quy định trong Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta và Tuyên bố Potsdam.
(11) Nguyễn Nhã, Tlđd, tr. 110.
(12) “Sự thực thời tướng Hà Ứng Khâm (Trung Hoa Dân quốc) đã thừa lệnh Đại tướng Mac Arthur để tiếp nhận sự đầu hàng của Okamura Yasutsugu là Tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản tại chiến trường Trung Quốc” – xem thêm bài của Lãng Hồ, Tlđd, tr.101-102.
(13) Tân Phong (1961), Vấn đề chủ quyền trên nhóm quần đảo Tây Sa và Trường Sa, Tạp chí Quê hương số ngày 27-9-1961 – dẫn theo Lãng Hồ, Tlđd, tr.102.
Về việc tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ tay Nhật Bản của lực lượng Trung Hoa Dân quốc, tác giả Lãng Hồ viết: “Sự thực thời đó đâu phải là một cuộc tiếp thu chính thức theo quốc tế công pháp (mà) chỉ là một hành động trong khuôn khổ Trung Hoa Dân quốc đã thừa lệnh Đồng Minh đến nhận sự đầu hàng của quân Nhật mà thôi” – Lãng Hồ, Tlđd, tr.101
(14) Ngày 29-6-1950, Pháp chính thức công nhận Quốc gia Việt Nam là thành viên của khối Liên hiệp Pháp.
(15) Tuyên cáo ngày 26-11-1943 của Hội nghị Cairo (tổ chức từ ngày 23 đến 27-11-1943 tại Cairo, Ai Cập), gồm đại diện của ba nước là Hoa Kỳ (Franklin D. Roosevelt), Anh (Winston Churchil) và Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch).
(16) Hội nghị Potsdam được tổ chức ở Potsdam (Đức) từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945 gồm đại diện 3 nước: Liên Xô (Joseph Stalin), Mỹ (Harry Truman) và Anh (Winston Churchil, sau đó được thay bởi Clement Attlee) . Ngày 26-7–1945, W. Churchil, H. Truman và Tưởng Giới Thạch đưa ra Tuyên bố Potsdam vạch ra những điều khoản đầu hàng đối với Nhật Bản.
(17) Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thể hiện rõ trong Điều 12 – Tuyên bố cuối cùng của Hội nghĩ Geneve ngày 21-7-1954 mà Trung Quốc cũng đã tham dự, đó là “Trong quan hệ với Cao – Miên, Lào và Việt Nam, mỗi nước tham gia Hội nghị Geneve cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những nước trên và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó” – Vụ biên soạn, Ban tuyên huấn Trung ương (1979), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – trích văn kiện Đảng, T.II: 1945-1954, Nxb SGK Mác-Leenin, Hà Nội. tr.360.
http://anhbasam.com/
Nguồm: http://bauvinal.info.free.fr/tulieu/hoinghiSanFrancisco.htm
Tử vi Mệnh số Hoàng sa, Trường sa
07 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 1099)
Lý
Kiến Trúc - Câu
Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí
(Tác gỉa nói chuyện bài này trong buổi hội luận trên đài VHN TV do Gs Nguyễn Ngọc Bích tổ chức)
*
Thuở còn là học trò, tôi được các thầy giáo dậy nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau có hình chữ S; đến tuổi thanh niên, tôi được nghe các nhà văn nhà thơ ví hình thể nước Việt Nam tựa như cô thiếu nữ xuân thì nằm xõa tóc phơi nắng biển Đông; khi tóc tới thời hoa mai đốm bạc thì thấy cô thiếu nữ Việt Nam đầu tựa vào dẫy Trường Sơn, chân duỗi dài đùa sóng biển Đông, tay trái vươn ra ôm lấy Hoàng Sa, tay phải ôm lấy Trường Sa, ngực cô nhô cao đo với sóng lớn, hễ đến kỳ Thủy Tinh dâng nước lên cỡ nào thì Sơn Tinh dâng lên chừng nấy. (*)
Theo truyền kỳ mệnh số, khi nói đến người con gái nước Việt thì phải nói đến tử vi của cô ẩn ở ngôi sao nào trên bầu trời vũ trụ. Số của cô cao số lắm, ai mà có phúc lấy được cô, “thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. (Tục ngữ)
Cô là ai, cô là “Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!”
(Tình Ca Phạm Duy)
Hoàng Sa - Trường Sa khi đã như một sinh mệnh của Việt Nam, tất nhiên cũng phải nổi trôi theo mệnh nước. Lá số của Hoàng Sa - Trường Sa cách đây 200 năm đã được Quốc Vương Việt Nam Hoàng Đế Gia Long, Hoàng Đế Minh Mạng, hoàng Đế Bảo Đại để lại Châu Bản, Saéc Chỉ rõ ràng là của Việt Nam.
Sắc Chỉ của Vua Minh Mạng. SOURCE: BBC
Khi những ngôi sao trên trời chuyển dịch thì lá số của Hoàng Sa Trường Sa theo thời thế cũng chuyển dịch Nó chuyển dịch như thế nào?
Châu bản có bút tích của Vua Bảo Đại. SOURCE: BBC
I. Từ ngôi sao Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng đến Nguyễn Tấn Dũng chiếu mệnh
- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Bắc Kinh-Chu Ân Lai ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung Quốc, "trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa."
- Mười ngày sau, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng nước VNDCCH Phạm Văn Đồng đã ký một công hàm gởi cho ông Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ Viện nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa xác nhận - nguyên văn:
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”
- Năm 1977, Giãi bày về công hàm này, TT CSVN Phạm Văn Đồng nói rằng: “Do nhu cầu của chiến tranh, Hà Nội rất cần sự chi viện hùng hậu của Bắc Kinh, cả về quân dụng, tư vấn, cho đến vận động dư luận quốc tế, nên phải nói như vậy thôi!”
Nhà nước và báo chí CSVN nhiều lần đề cập tới chuyện TT Phạm Văn Đồng không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo HS-TS, mà “chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung cộng”, còn chuyện hai cái quần đảo HS-TS của Việt Nam nó có nằm trong hải phận của Trung cộng hay nằm trong hải phận của VNCH là chuyện rõ như ban ngày.
- Công luận phê phán: Thực ra, dù Phạm Văn Đồng cố cãi cối cãi chày đổ thừa rằng do chiến tranh ta tạm công nhận công hàm, thực chất đối với tư duy của đảng CSVN lúc ấy, mấy hòn đảo xa lắc xa lơ chỉ có phốt phát với phân chim, chẳng có nghĩa lý gì so với mảnh đất phì nhiêu màu mỡ miền nam, chẳng có nhằm nhò gì với “giải phóng - thống nhất - điện khí hóa nông thôn”; một khi quan thầy Bắc Kinh muốn thì ta dâng cho quan thầy cho rồi! Xong chiến tranh, mai mốt đồng chí vĩ đại trả lại cho ta!
Đó là chuyện cách đây 55 năm. Bây giờ đến chuyện gần đây:
II/ Diễn biến thế kỷ XXI
Hơn nửa thế kỷ sau, ngày 25 tháng 11 năm 2011, Thủ tướng nước CHXHCNVH Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của Quốc hội, nói - nguyên văn: “Việt Nam chúng ta có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
1- Đối với quần đảo Hoàng Sa, ông Dũng nói - nguyên văn: “Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa…”
Sự thật, ông Dũng nói chưa đúng, đáng lẽ ông phải nói, từ năm 1946, 47, Tưởng Giới Thạch, khi làm Tổng thống nước Trung Hoa Dân quốc, đã xua quân xuống biển của ta chiếm một nửa quần đảo HS nằm về phía đông, rồi xua quân xuống Trường Sa chiếm đảo Ba Bình. Ngày 1 tháng 12, 1947, Tưởng cho vẽ đường lưỡi bò biển Đông làm 11 đoạn đứt khúc thuộc quyền quản lý của Trung hoa Dân quốc; nhưng sau đó, năm 1949, Tưởng bị Mao Trạch Đông đánh đuổi chạy ra Đài Loan, Mao xua quân chiếm lại Hoàng Sa đông, cắm cờ đỏ trên đảo Phú Lâm, còn đảo Ba Bình vẫn để cho Đài Loan chiếm đóng.
Tưởng cũng cần nói thêm về Mao và Tưởng lấn chiếm biển Đông, hai ông tầu phù này tuy hai mà một, đừng có nghĩ rằng Đài Loan là thể chế quốc gia mà không đi với cộng sản, qua nhiều diễn biến hiện nay ở biển Đông và Hoa Đông, Bắc Kinh và Đài Loan luôn luôn toa rập với nhau.
Tuy nhiên, khá khen ông Dũng cũng nói lên sự thật cho đồng bào trong nước nghe là: “Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.”
2- Đối với quần đảo Trường Sa, ông Dũng nói - nguyên văn: “Quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này là do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.”
3- - Công luận phê phán: Như vậy, sau 53 năm, TTCS Nguyễn Tấn Dũng đàn em TTCS Phạm Văn Đồng đã đá giò lái đàn anh một cú đau như hoạn, đàn em dám nói lên sự thật: biển và quần đảo Hoàng Sa, biển và quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa chứ không thuộc quyền quản lý của VNDCCH mà ông TT Phạm Văn Đồng vơ vào.
4- Ngày 23 tháng 9 năm 2008, trong cuộc phỏng vấn của tôi đối với ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng Ngoại Giao, nguyên Trưởng ban biên giới Việt-Hoa, Đại sứ đầu tiên của nước CHXHCNVN tại Hoa Tịnh Đốn; khi trả lời câu hỏi của tôi về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, ông Phụng khẳng định - nguyên văn: “HS-TS mãi mãi là của Việt Nam và nếu cần đưa vấn đề này ra trước tòa án quốc tế.”
Cho đến hôm nay, hơn 4 năm, chỉ có Philippine dám đưa Trung cộng ra tòa án quốc tế, còn VN thì chỉ có phản đối vu vơ! Vì cớ gì mà bắn tiếng đòi đá cả Mỹ “nếu Mỹ không làm đúng những gì đã nói!” Vì cớ gì mà đòi đá cả Trung cộng “độc chiếm biển Đông, muốn biến đường vận tải quốc tế thành cái ao nhà của mình!”
III. Ngược dòng lịch sử:
1/ Đầu tháng 9 năm 1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu chính quyền Quốc gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại; nhận lời mời của Mỹ, ông Hữu dẫn đầu phái đoàn Quốc gia Việt Nam tới tham dự Hội nghị Hòa ước San Francisco 1951, gồm có 51 nước tham dự có đóng góp trong việc đánh bại Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. (Trong hội nghị này Mỹ không mời Trung Cộng và Trung Hoa Dân Quốc).
Trong hội nghị này, TT Hữu trong bài diễn văn đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nguyên văn như sau:
“Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp bất hòa sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”
Khi Vua Bảo Đại tuyên bố lập ra Quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất ba miền Bắc Trung Nam từ tháng 3 năm 1945; công lớn của Thủ tướng Trần Văn Hữu, nội các của Vua Bảo Đại, trước hội nghị 51 nước ở San Francisco, ông đã dõng dạc tuyên bố về quyền và chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa mà không có một quốc gia nào phản đối; văn kiện lịch sử của hội nghị này cho đến nay vẫn bảo lưu.
Có lẽ phải cảm ơn nước Mỹ, chính Mỹ đã mời và tạo điều kiện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc tế ở San Francisco để VN có cơ hội đòi lại Hoàng Sa- Trường Sa; tiếc thay , TT Trần Văn Hữu không sấn tới thêm một bước nữa, đề nghị 51 nước tham dự đề ra một nghị quyết “Biển Đông là của Việt Nam”, TT Hữu chỉ than thở đưa ra lời tiên tri về mầm mống tranh chấp bất hòa ở biển Đông! Nay đã hiển lộ.
Khi nghiên cứu Dự thảo Hòa ước San Francisco do Anh-Mỹ gửi cho các quốc gia được mời tham dự hòa hội, Trung Cộng phát hiện ra điều hai của dự thảo hòa ước không quy định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản sẽ phải từ bỏ được trao cho quốc gia nào! cho nên Chu Ân Lai mới tuyên bố: "Dự thảo Hiệp ước quy định là Nhật Bản sẽ từ bỏ mọi quyền đối với đảo Nam Uy (đảo Spratly) và quần đảo Tây sa (quần đảo Paracel), nhưng lại cố ý không đề cập tới vấn đề tái lập chủ quyền trên hai quần đảo này.
Dựa trên cái dự thảo điều hai “hớ hênh” của San Francisco, Chu Ân Lai đã bộc lộ ra cái “tham vọng bá quyền” của Trung cộng. Họ Chu cố ý lờ đi một sự thật, chủ quyền lịch sử của Hoàng Sa-Trường Sa đã xác quyết từ thời Vua Gia Long Vua Minh Mạng.
Và cũng chính Chu Ân Lai-Mao Trạch Đông xua hải quân ra chiếm Hoàng Sa của VNCH tháng Giêng năm 1974, Trung cộng chính là quốc gia đầu tiên đã vi phạm Hiệp định ngưng bắn và Định ước Quốc tế Paris năm 1973, (mở đường cho Bắc Việt tấn công Phước Long, tấn công Ban Mê Thuột, tiến về Sàigon.)
Nay đến lượt Ôn Như Bảo cũng ngang ngược khi đưa ra đường lưỡi bò 9 đoạn yêu sách các nuớc ven biển, trắng trợn vi phạm chủ quyền pháp lý dựa trên Công uớc về Luật Biển UNCLOS mà chính Trung cộng đã ký vào năm 1982.
2/ Còn nếu nói tới Pháp, Pháp là nước bảo hộ Việt Nam từ Hòa Ước Giáp Thân 1884 có nhiệm vụ quản lý trực tiếp Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định Pháp làm chủ hai quần đảo này từ năm 1930-33. Mục đích thâm hiểm của Pháp vẫn luôn luôn ôm giấc mộng thuộc địa Đông Dương và làm chủ biển Đông.
- Tháng 10 năm 1950, Pháp tuy nhượng lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Việt Nam của Vua Bảo Đại, nhưng Pháp không ký một văn bản chính thức nào về chủ quyền hai quần đảo này cho Vua Bảo Đại và Vua Bảo Đại cũng không lên tiếng đòi hỏi về văn bản này! Đây cũng là cái yếu của ta.
- Tháng 5 năm 1954, Pháp đại bại ở trận Điện Biên Phủ, tháo chạy khỏi Đông Dương, Pháp cũng không chính thức trả Trường Sa cho chính phủ Ngô Đình Diệm, Pháp “thả nổi” quần đảo Trường Sa cho mạnh ai nấy chiếm, trong đó:
- Trung Quốc chiếm 7 bãi đá ngầm, và đến ngày 13/3/1988, Trung cộng xua chiến hạm bắn cháy 3 vận tải hạm và tàn sát 64 thủy thủ + sĩ quan hải quân CHXHCNVN, chiếm thêm đảo GạcMa.
- Đài Loan chiếm 1 đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình năm 1956.
Malaixia chiếm 5 đảo.
- Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.
- Philippine chiếm 9 đảo, nhưng năm 1990 Trung Quốc dùng vũ lực chiếm thêm bãi cạn Vành Khăn (Mischief Reef), và năm 2012, gần như Trung Quốc chiếm hẳn bãi cạn Scarborough tên Phi luật Tân là Panatag ở khu vực Macclefiels Bank, bằng cách cho một chiến hạm mắc cạn ở đó rồi nằm ì ở đó luôn.
- VNCH thời TT Ngô đình Diệm chiếm 5 đảo, sau 30 tháng Tư 1975, CSVN đi tiếp thu, và HIỆN NAY đã chiếm được thêm 21 đảo, đómg quân đồn trú 33 điểm đảo khác, cùng với 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này, lại có cả chùa tụng kinh trên đảo!
NGOÀI ĐẢO GẠC MA BỊ TRUNG CỘNG ĐÁNH CHIẾM VÀ TÀN SÁT 64 THUỶ THỦ SĨ QUAN NĂM 1988, GẦN NHƯ VỚI SỰ THỎA THUẬN NGẦM CỦA TC, CÁC ĐẢO VN CHIẾM ĐÓNG BÂY GIỜ VẪN CÒN GIỮ NGUYÊN TRẠNG. (Chú thích: Tác gỉa viết bài này vào cuối tháng Giêng, 2013)
3/ Nói thêm về Mỹ; Hầu như Mỹ không nhìn xa bằng Trung cộng về biển Đông. Sau 8 năm giao chiến ở miền Nam VN (1964-1972), Mỹ không tạo bàn thắng quân sự ở cả hai miền bắc lẫn nam VN, Mỹ buộc phải dựng lên Hội nghị Ngừng bắn Tái lập Hòa bình (chứ không chấm dứt chiến tranh hiểu theo ý thức “giải phóng tuyệt đối miền Nam của Bộ chính trị Hà Nội!), Mỹ bố trí cho 4 bên họp ở Paris từ ngày 3 tháng 5, 1968. Mỹ nói chuyện vừa kín vừa hở với Hà Nội, Sàigon nói chuyện với MTGPMN.
Sau khi 4 bên ký xong vào ngày 27 tháng Giêng năm 1973, đó là ngày Mỹ phủi tay cuộc chiến Đông Dương, hoàn toàn thắng lợi trong việc rút quân, lấy lại tù binh và đạt thắng lợi ngoại giao với Trung cộng, Liên sô; sự việc Mỹ lặng thinh và hạm đội Bẩy khoanh tay nhìn Trung cộng chiếm Hoàng Sa, Mỹ đã “thả nổi” Đông Nam Á, tập trung sức mạnh vào khu vực khác.
Hiện nay đã có nhiều lập luận cho rằng TT Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông năm 1972 thỏa hiệp ngầm để giải quyết chiến tranh VN, một trong các thỏa hiệp ngầm đó là “bán rẻ” nốt Hoàng Sa tây của VNCH cho Trung cộng, sự thật, Mỹ gài cái bẫy tham lam cho Trung cộng là quốc gia bên ngoài đầu tiên vi phạm Hiệp định và Định ước Paris 1973.
Đối với VNCH, thật ra, Mỹ không hẳn là “đồng minh tháo chạy” như nhiều quân dân VNCH uất ức; Hiệp định Paris là điều kiện ắt có và đủ cho Mỹ thoát hiểm chiến tranh Việt Nam mở ra chiến lược mới toàn cầu; nếu, lịch sử nước Mỹ không xẩy ra vụ Watergate khiến Tổng Thống Nixon từ chức, những điều khoản trong Hiệp định Paris và những cam kết của ông đối với VNCH vẫn còn nguyên giá trị; và nếu, không xẩy ra những kế hoặch điều quân sai lầm nghiêm trọng của TT Thiệu về hai trận tuy mang tính chiến thuật là Phước Long, Ban mê Thuột, cộng với cuộc di tản chiến thuật hiếm có trong lịch sử chiến tranh VN, đã dẫn tới quyết định chiến lược của Tổng Bí Thư đảng CSVN Lê Duẩn tổng tiến công miền nam kết liễu bằng Chiến dịch Mùa Xuân 1975.
IV. Kết luận
Trời đất đã ban bố cho Việt Nam là một quốc gia duyên hải, có bờ biển liên tục dài hơn 3000km, có thềm lục địa dài nhất trong số 10 nước ASEAN, đầu biển là Vịnh Bắc Bộ, đuôi biển là Vịnh Thái Lan.
Cả hai vịnh này trong quá khứ và hiện nay đều có những dấu ấn quân sự quan trọng; nhưng một lá số vô cùng quan trọng liên đới đến an ninh, quân sự, kinh tế, chính trị, có cơ làm thay đổi diện mạo biển Đông, đó là con đường hàng hải quốc tế dẫn từ eo biển Malacca xuyên qua Singapore, xuyên qua biển Đông, xuyên qua eo biển Cao Hùng-Luzon vượt ra Thái Bình Dương.
Giải quyết được lá số bí ẩn con đường hàng hải này là giải quyết được phần lớn bế tắc tranh hùng tranh lợi ở biển Đông. Hiện nay, thế lực nào có thể giải quyết được ngoài Mỹ và Trung cộng, với sự đồng thuận vừa phải của ASEAN.
Trong thời kỳ chiến tranh trên lục địa Đông Dương, có một câu nói của một danh tướng Pháp: “Ai chiếm được Tây Nguyên, người đó sẽ làm chủ toàn cõi Đông Dương”.
Câu nói này có thể ứng với biển Đông: “Ai chiếm được HS-TS, người đó sẽ làm chủ toàn cõi biển Đông.”
Giữa hai lợi ích quốc gia-cốt lõi của Mỹ và Trung cộng, các quốc gia ven biển, đặc biệt là Việt Nam, có mong kiếm được lợi ích nào đi đôi với nỗ lực đòi lại HS-TS để xứng đáng với Tử vi Mệnh số của tổ tiên: “Biển Đông là của Việt Nam”./
Lý Kiến Trúc
Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí - California 27 tháng giêng 2013
(*) Theo thần thoại Hồng Bàng truyền kỳ, Đất Đai Núi Non của Mẹ Âu Tiên ngày một trải rộng về phương nam vươn ra tận năm châu; Biển Cả Sông Hồ của Cha Long Quân đến mùa sóng lớn, nhô lên những hòn đảo bé tí ngoài khơi biến thành ngọn hải đăng Xích Quỉ dẫn đường cho những đứa con di cư của Cha vươn tới những bến bờ mới lạ.
Nguồn: http://nhatbaovanhoa.com/a268/tu-vi-menh-so-hoang-sa-truong-sa
Tuyệt nhiên phận định tại thiên thư,
Nhữ hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nghĩa là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời,
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Nguồn: http://www.vietlist.us/SUB_VietHistory/hoangsatruongsa.shtml
(Tác gỉa nói chuyện bài này trong buổi hội luận trên đài VHN TV do Gs Nguyễn Ngọc Bích tổ chức)
*
Thuở còn là học trò, tôi được các thầy giáo dậy nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau có hình chữ S; đến tuổi thanh niên, tôi được nghe các nhà văn nhà thơ ví hình thể nước Việt Nam tựa như cô thiếu nữ xuân thì nằm xõa tóc phơi nắng biển Đông; khi tóc tới thời hoa mai đốm bạc thì thấy cô thiếu nữ Việt Nam đầu tựa vào dẫy Trường Sơn, chân duỗi dài đùa sóng biển Đông, tay trái vươn ra ôm lấy Hoàng Sa, tay phải ôm lấy Trường Sa, ngực cô nhô cao đo với sóng lớn, hễ đến kỳ Thủy Tinh dâng nước lên cỡ nào thì Sơn Tinh dâng lên chừng nấy. (*)
Theo truyền kỳ mệnh số, khi nói đến người con gái nước Việt thì phải nói đến tử vi của cô ẩn ở ngôi sao nào trên bầu trời vũ trụ. Số của cô cao số lắm, ai mà có phúc lấy được cô, “thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. (Tục ngữ)
Cô là ai, cô là “Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!”
(Tình Ca Phạm Duy)
Hoàng Sa - Trường Sa khi đã như một sinh mệnh của Việt Nam, tất nhiên cũng phải nổi trôi theo mệnh nước. Lá số của Hoàng Sa - Trường Sa cách đây 200 năm đã được Quốc Vương Việt Nam Hoàng Đế Gia Long, Hoàng Đế Minh Mạng, hoàng Đế Bảo Đại để lại Châu Bản, Saéc Chỉ rõ ràng là của Việt Nam.
Sắc Chỉ của Vua Minh Mạng. SOURCE: BBC
Khi những ngôi sao trên trời chuyển dịch thì lá số của Hoàng Sa Trường Sa theo thời thế cũng chuyển dịch Nó chuyển dịch như thế nào?
Châu bản có bút tích của Vua Bảo Đại. SOURCE: BBC
I. Từ ngôi sao Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng đến Nguyễn Tấn Dũng chiếu mệnh
- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Bắc Kinh-Chu Ân Lai ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung Quốc, "trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa."
- Mười ngày sau, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng nước VNDCCH Phạm Văn Đồng đã ký một công hàm gởi cho ông Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ Viện nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa xác nhận - nguyên văn:
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”
- Năm 1977, Giãi bày về công hàm này, TT CSVN Phạm Văn Đồng nói rằng: “Do nhu cầu của chiến tranh, Hà Nội rất cần sự chi viện hùng hậu của Bắc Kinh, cả về quân dụng, tư vấn, cho đến vận động dư luận quốc tế, nên phải nói như vậy thôi!”
Nhà nước và báo chí CSVN nhiều lần đề cập tới chuyện TT Phạm Văn Đồng không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo HS-TS, mà “chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung cộng”, còn chuyện hai cái quần đảo HS-TS của Việt Nam nó có nằm trong hải phận của Trung cộng hay nằm trong hải phận của VNCH là chuyện rõ như ban ngày.
- Công luận phê phán: Thực ra, dù Phạm Văn Đồng cố cãi cối cãi chày đổ thừa rằng do chiến tranh ta tạm công nhận công hàm, thực chất đối với tư duy của đảng CSVN lúc ấy, mấy hòn đảo xa lắc xa lơ chỉ có phốt phát với phân chim, chẳng có nghĩa lý gì so với mảnh đất phì nhiêu màu mỡ miền nam, chẳng có nhằm nhò gì với “giải phóng - thống nhất - điện khí hóa nông thôn”; một khi quan thầy Bắc Kinh muốn thì ta dâng cho quan thầy cho rồi! Xong chiến tranh, mai mốt đồng chí vĩ đại trả lại cho ta!
Đó là chuyện cách đây 55 năm. Bây giờ đến chuyện gần đây:
II/ Diễn biến thế kỷ XXI
Hơn nửa thế kỷ sau, ngày 25 tháng 11 năm 2011, Thủ tướng nước CHXHCNVH Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của Quốc hội, nói - nguyên văn: “Việt Nam chúng ta có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
1- Đối với quần đảo Hoàng Sa, ông Dũng nói - nguyên văn: “Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa…”
Sự thật, ông Dũng nói chưa đúng, đáng lẽ ông phải nói, từ năm 1946, 47, Tưởng Giới Thạch, khi làm Tổng thống nước Trung Hoa Dân quốc, đã xua quân xuống biển của ta chiếm một nửa quần đảo HS nằm về phía đông, rồi xua quân xuống Trường Sa chiếm đảo Ba Bình. Ngày 1 tháng 12, 1947, Tưởng cho vẽ đường lưỡi bò biển Đông làm 11 đoạn đứt khúc thuộc quyền quản lý của Trung hoa Dân quốc; nhưng sau đó, năm 1949, Tưởng bị Mao Trạch Đông đánh đuổi chạy ra Đài Loan, Mao xua quân chiếm lại Hoàng Sa đông, cắm cờ đỏ trên đảo Phú Lâm, còn đảo Ba Bình vẫn để cho Đài Loan chiếm đóng.
Tưởng cũng cần nói thêm về Mao và Tưởng lấn chiếm biển Đông, hai ông tầu phù này tuy hai mà một, đừng có nghĩ rằng Đài Loan là thể chế quốc gia mà không đi với cộng sản, qua nhiều diễn biến hiện nay ở biển Đông và Hoa Đông, Bắc Kinh và Đài Loan luôn luôn toa rập với nhau.
Tuy nhiên, khá khen ông Dũng cũng nói lên sự thật cho đồng bào trong nước nghe là: “Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.”
2- Đối với quần đảo Trường Sa, ông Dũng nói - nguyên văn: “Quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này là do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.”
3- - Công luận phê phán: Như vậy, sau 53 năm, TTCS Nguyễn Tấn Dũng đàn em TTCS Phạm Văn Đồng đã đá giò lái đàn anh một cú đau như hoạn, đàn em dám nói lên sự thật: biển và quần đảo Hoàng Sa, biển và quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa chứ không thuộc quyền quản lý của VNDCCH mà ông TT Phạm Văn Đồng vơ vào.
4- Ngày 23 tháng 9 năm 2008, trong cuộc phỏng vấn của tôi đối với ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng Ngoại Giao, nguyên Trưởng ban biên giới Việt-Hoa, Đại sứ đầu tiên của nước CHXHCNVN tại Hoa Tịnh Đốn; khi trả lời câu hỏi của tôi về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, ông Phụng khẳng định - nguyên văn: “HS-TS mãi mãi là của Việt Nam và nếu cần đưa vấn đề này ra trước tòa án quốc tế.”
Cho đến hôm nay, hơn 4 năm, chỉ có Philippine dám đưa Trung cộng ra tòa án quốc tế, còn VN thì chỉ có phản đối vu vơ! Vì cớ gì mà bắn tiếng đòi đá cả Mỹ “nếu Mỹ không làm đúng những gì đã nói!” Vì cớ gì mà đòi đá cả Trung cộng “độc chiếm biển Đông, muốn biến đường vận tải quốc tế thành cái ao nhà của mình!”
III. Ngược dòng lịch sử:
1/ Đầu tháng 9 năm 1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu chính quyền Quốc gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại; nhận lời mời của Mỹ, ông Hữu dẫn đầu phái đoàn Quốc gia Việt Nam tới tham dự Hội nghị Hòa ước San Francisco 1951, gồm có 51 nước tham dự có đóng góp trong việc đánh bại Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. (Trong hội nghị này Mỹ không mời Trung Cộng và Trung Hoa Dân Quốc).
Trong hội nghị này, TT Hữu trong bài diễn văn đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nguyên văn như sau:
“Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp bất hòa sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”
Khi Vua Bảo Đại tuyên bố lập ra Quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất ba miền Bắc Trung Nam từ tháng 3 năm 1945; công lớn của Thủ tướng Trần Văn Hữu, nội các của Vua Bảo Đại, trước hội nghị 51 nước ở San Francisco, ông đã dõng dạc tuyên bố về quyền và chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa mà không có một quốc gia nào phản đối; văn kiện lịch sử của hội nghị này cho đến nay vẫn bảo lưu.
Có lẽ phải cảm ơn nước Mỹ, chính Mỹ đã mời và tạo điều kiện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc tế ở San Francisco để VN có cơ hội đòi lại Hoàng Sa- Trường Sa; tiếc thay , TT Trần Văn Hữu không sấn tới thêm một bước nữa, đề nghị 51 nước tham dự đề ra một nghị quyết “Biển Đông là của Việt Nam”, TT Hữu chỉ than thở đưa ra lời tiên tri về mầm mống tranh chấp bất hòa ở biển Đông! Nay đã hiển lộ.
Khi nghiên cứu Dự thảo Hòa ước San Francisco do Anh-Mỹ gửi cho các quốc gia được mời tham dự hòa hội, Trung Cộng phát hiện ra điều hai của dự thảo hòa ước không quy định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản sẽ phải từ bỏ được trao cho quốc gia nào! cho nên Chu Ân Lai mới tuyên bố: "Dự thảo Hiệp ước quy định là Nhật Bản sẽ từ bỏ mọi quyền đối với đảo Nam Uy (đảo Spratly) và quần đảo Tây sa (quần đảo Paracel), nhưng lại cố ý không đề cập tới vấn đề tái lập chủ quyền trên hai quần đảo này.
Dựa trên cái dự thảo điều hai “hớ hênh” của San Francisco, Chu Ân Lai đã bộc lộ ra cái “tham vọng bá quyền” của Trung cộng. Họ Chu cố ý lờ đi một sự thật, chủ quyền lịch sử của Hoàng Sa-Trường Sa đã xác quyết từ thời Vua Gia Long Vua Minh Mạng.
Và cũng chính Chu Ân Lai-Mao Trạch Đông xua hải quân ra chiếm Hoàng Sa của VNCH tháng Giêng năm 1974, Trung cộng chính là quốc gia đầu tiên đã vi phạm Hiệp định ngưng bắn và Định ước Quốc tế Paris năm 1973, (mở đường cho Bắc Việt tấn công Phước Long, tấn công Ban Mê Thuột, tiến về Sàigon.)
Nay đến lượt Ôn Như Bảo cũng ngang ngược khi đưa ra đường lưỡi bò 9 đoạn yêu sách các nuớc ven biển, trắng trợn vi phạm chủ quyền pháp lý dựa trên Công uớc về Luật Biển UNCLOS mà chính Trung cộng đã ký vào năm 1982.
2/ Còn nếu nói tới Pháp, Pháp là nước bảo hộ Việt Nam từ Hòa Ước Giáp Thân 1884 có nhiệm vụ quản lý trực tiếp Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định Pháp làm chủ hai quần đảo này từ năm 1930-33. Mục đích thâm hiểm của Pháp vẫn luôn luôn ôm giấc mộng thuộc địa Đông Dương và làm chủ biển Đông.
- Tháng 10 năm 1950, Pháp tuy nhượng lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Việt Nam của Vua Bảo Đại, nhưng Pháp không ký một văn bản chính thức nào về chủ quyền hai quần đảo này cho Vua Bảo Đại và Vua Bảo Đại cũng không lên tiếng đòi hỏi về văn bản này! Đây cũng là cái yếu của ta.
- Tháng 5 năm 1954, Pháp đại bại ở trận Điện Biên Phủ, tháo chạy khỏi Đông Dương, Pháp cũng không chính thức trả Trường Sa cho chính phủ Ngô Đình Diệm, Pháp “thả nổi” quần đảo Trường Sa cho mạnh ai nấy chiếm, trong đó:
- Trung Quốc chiếm 7 bãi đá ngầm, và đến ngày 13/3/1988, Trung cộng xua chiến hạm bắn cháy 3 vận tải hạm và tàn sát 64 thủy thủ + sĩ quan hải quân CHXHCNVN, chiếm thêm đảo GạcMa.
- Đài Loan chiếm 1 đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình năm 1956.
Malaixia chiếm 5 đảo.
- Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.
- Philippine chiếm 9 đảo, nhưng năm 1990 Trung Quốc dùng vũ lực chiếm thêm bãi cạn Vành Khăn (Mischief Reef), và năm 2012, gần như Trung Quốc chiếm hẳn bãi cạn Scarborough tên Phi luật Tân là Panatag ở khu vực Macclefiels Bank, bằng cách cho một chiến hạm mắc cạn ở đó rồi nằm ì ở đó luôn.
- VNCH thời TT Ngô đình Diệm chiếm 5 đảo, sau 30 tháng Tư 1975, CSVN đi tiếp thu, và HIỆN NAY đã chiếm được thêm 21 đảo, đómg quân đồn trú 33 điểm đảo khác, cùng với 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này, lại có cả chùa tụng kinh trên đảo!
NGOÀI ĐẢO GẠC MA BỊ TRUNG CỘNG ĐÁNH CHIẾM VÀ TÀN SÁT 64 THUỶ THỦ SĨ QUAN NĂM 1988, GẦN NHƯ VỚI SỰ THỎA THUẬN NGẦM CỦA TC, CÁC ĐẢO VN CHIẾM ĐÓNG BÂY GIỜ VẪN CÒN GIỮ NGUYÊN TRẠNG. (Chú thích: Tác gỉa viết bài này vào cuối tháng Giêng, 2013)
3/ Nói thêm về Mỹ; Hầu như Mỹ không nhìn xa bằng Trung cộng về biển Đông. Sau 8 năm giao chiến ở miền Nam VN (1964-1972), Mỹ không tạo bàn thắng quân sự ở cả hai miền bắc lẫn nam VN, Mỹ buộc phải dựng lên Hội nghị Ngừng bắn Tái lập Hòa bình (chứ không chấm dứt chiến tranh hiểu theo ý thức “giải phóng tuyệt đối miền Nam của Bộ chính trị Hà Nội!), Mỹ bố trí cho 4 bên họp ở Paris từ ngày 3 tháng 5, 1968. Mỹ nói chuyện vừa kín vừa hở với Hà Nội, Sàigon nói chuyện với MTGPMN.
Sau khi 4 bên ký xong vào ngày 27 tháng Giêng năm 1973, đó là ngày Mỹ phủi tay cuộc chiến Đông Dương, hoàn toàn thắng lợi trong việc rút quân, lấy lại tù binh và đạt thắng lợi ngoại giao với Trung cộng, Liên sô; sự việc Mỹ lặng thinh và hạm đội Bẩy khoanh tay nhìn Trung cộng chiếm Hoàng Sa, Mỹ đã “thả nổi” Đông Nam Á, tập trung sức mạnh vào khu vực khác.
Hiện nay đã có nhiều lập luận cho rằng TT Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông năm 1972 thỏa hiệp ngầm để giải quyết chiến tranh VN, một trong các thỏa hiệp ngầm đó là “bán rẻ” nốt Hoàng Sa tây của VNCH cho Trung cộng, sự thật, Mỹ gài cái bẫy tham lam cho Trung cộng là quốc gia bên ngoài đầu tiên vi phạm Hiệp định và Định ước Paris 1973.
Đối với VNCH, thật ra, Mỹ không hẳn là “đồng minh tháo chạy” như nhiều quân dân VNCH uất ức; Hiệp định Paris là điều kiện ắt có và đủ cho Mỹ thoát hiểm chiến tranh Việt Nam mở ra chiến lược mới toàn cầu; nếu, lịch sử nước Mỹ không xẩy ra vụ Watergate khiến Tổng Thống Nixon từ chức, những điều khoản trong Hiệp định Paris và những cam kết của ông đối với VNCH vẫn còn nguyên giá trị; và nếu, không xẩy ra những kế hoặch điều quân sai lầm nghiêm trọng của TT Thiệu về hai trận tuy mang tính chiến thuật là Phước Long, Ban mê Thuột, cộng với cuộc di tản chiến thuật hiếm có trong lịch sử chiến tranh VN, đã dẫn tới quyết định chiến lược của Tổng Bí Thư đảng CSVN Lê Duẩn tổng tiến công miền nam kết liễu bằng Chiến dịch Mùa Xuân 1975.
IV. Kết luận
Trời đất đã ban bố cho Việt Nam là một quốc gia duyên hải, có bờ biển liên tục dài hơn 3000km, có thềm lục địa dài nhất trong số 10 nước ASEAN, đầu biển là Vịnh Bắc Bộ, đuôi biển là Vịnh Thái Lan.
Cả hai vịnh này trong quá khứ và hiện nay đều có những dấu ấn quân sự quan trọng; nhưng một lá số vô cùng quan trọng liên đới đến an ninh, quân sự, kinh tế, chính trị, có cơ làm thay đổi diện mạo biển Đông, đó là con đường hàng hải quốc tế dẫn từ eo biển Malacca xuyên qua Singapore, xuyên qua biển Đông, xuyên qua eo biển Cao Hùng-Luzon vượt ra Thái Bình Dương.
Giải quyết được lá số bí ẩn con đường hàng hải này là giải quyết được phần lớn bế tắc tranh hùng tranh lợi ở biển Đông. Hiện nay, thế lực nào có thể giải quyết được ngoài Mỹ và Trung cộng, với sự đồng thuận vừa phải của ASEAN.
Trong thời kỳ chiến tranh trên lục địa Đông Dương, có một câu nói của một danh tướng Pháp: “Ai chiếm được Tây Nguyên, người đó sẽ làm chủ toàn cõi Đông Dương”.
Câu nói này có thể ứng với biển Đông: “Ai chiếm được HS-TS, người đó sẽ làm chủ toàn cõi biển Đông.”
Giữa hai lợi ích quốc gia-cốt lõi của Mỹ và Trung cộng, các quốc gia ven biển, đặc biệt là Việt Nam, có mong kiếm được lợi ích nào đi đôi với nỗ lực đòi lại HS-TS để xứng đáng với Tử vi Mệnh số của tổ tiên: “Biển Đông là của Việt Nam”./
Lý Kiến Trúc
Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí - California 27 tháng giêng 2013
(*) Theo thần thoại Hồng Bàng truyền kỳ, Đất Đai Núi Non của Mẹ Âu Tiên ngày một trải rộng về phương nam vươn ra tận năm châu; Biển Cả Sông Hồ của Cha Long Quân đến mùa sóng lớn, nhô lên những hòn đảo bé tí ngoài khơi biến thành ngọn hải đăng Xích Quỉ dẫn đường cho những đứa con di cư của Cha vươn tới những bến bờ mới lạ.
Nguồn: http://nhatbaovanhoa.com/a268/tu-vi-menh-so-hoang-sa-truong-sa
NHỮNG NHỨC NHỐI CỦA TRƯỜNG SA & HOÀNG SA
Ls. Hoàng Duy Hùng
Ngày 2/12/2007, Trung Cộng tuyên bố thiết lập cơ quan hành chánh
tỉnh Tam Sa. Tam Sa gồm có Trung Sa (Tungsha), Tây Sa (Hisha) và Nam Sa
(Nansha). Trung Sa gồm các quần đảo Penghu gần Đài Loan. Tây Sa tức là
quần đảo Hoàng Sa, tiếng Anh gọi là Paracel Archipelago và Nam Sa tức
là quần đảo Trường Sa, tiếng Anh gọi là Spratly Archipelago.
Báo chí của CSVN loan tin này một cách ngắn ngủi, không có những bài bình luận phản bác lại sự xâm lăng của Trung Công. Nhưng thời đại này là thời đại của điện tử, tin tức của những nhà yêu nước được chuyển trên paltalk và các diễn đàn điện tử; do đó, nhiều sinh viên quyết định có những cuộc biểu tình tự phát trước hai tòa tổng lãnh sự của Trung Cộng tại Sài Gòn và Hà Nội.
Thay vì yểm trợ cho sinh viên phát huy lòng yêu nước của mình chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng, CSVN lại tìm cách ngăn chận hoặc vô hiệu hóa các cuộc biểu tình với những lý do rất mơ hồ đó là cuộc biểu tình gây sự sứt mẻ tình hữu nghị Hoa Việt hoặc các cuộc biểu tình gây tắc nghẽn giao thông. Các sinh viên trao đổi với nhau trên net nói rằng tình hữu nghị của Hoa Việt như răng với môi, nhưng Trung Cộng là răng và Việt Nam là môi, môi chỉ lo bao che cho răng nhưng răng đợi có cơ hội là cắn lấy môi.
Trưa ngày 24/6/08, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến gặp Tổng Thống George W. Bush ở Tòa Bạch Ốc tại Washington D.C. Trong lần gặp gỡ này, không như lần tiếp xúc Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết vào năm 2007, Tổng Thống Bush không hề nhắc nhở đến những vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Khi gặp ông Triết, Tổng Thống Bush nhắc nhở ông Triết là nhiều trăm người Việt đang ở ngoài biểu tình chống CSVN, yêu cầu có tự do và dân chủ cho đất nước. Kỳ này gặp ông Dũng, Tổng Thống Bush lại cam kết sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng thể chế nhà nước của Việt Nam.
Một giờ trước khi ông Dũng đến Tòa Bạch Ốc để gặp gỡ Tổng Thống Bush, Nữ Tổng Thống Gloria Macapagal Arroyo của Philippines cũng đến nơi này. Không biết đây có phải là một sự trùng hợp hay không hay đây là một sự tính toán kỹ lưỡng của Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề Biển Đông vì Philippines đã từng tuyên bố chủ quyền trên một số đảo ở tại Trường Sa. Hai tuần sau chuyến gặp gỡ này, Philippines tuyên bố Joint Marine Seismic Undertaking (JMSU) với Trung Quốc hết hạn và Philippines không gia hạn Hiệp Ước này nữa.
Xin nhắc lại vào năm 2004, Phillipines cùng với Trung Cộng ký JMSU về chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối quyết liệt nên năm 2005 Trung Cộng và Philippines đồng ý để Việt Nam vào JMSU. JMSU hết hạn vào cuối tháng 6 năm 2008. Vào tháng 5 năm 2008, Việt Nam ký với Trung Cộng gia hạn JMSU tới cuối tháng 12 năm 2008. Sau khi gặp gỡ Tổng Thống Bush, bà Arroya tuyên bố không gia hạn JMSU với Trung Cộng nữa cho thấy rõ có một mật ước nào đó với Hoa Kỳ trong vấn đề này.
Phần Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đến Houston ký giao ước khai thác dầu hỏa ở quần đảo Trường Sa giữa PetroVietnam với đại công ty Exxon Mobil. Trước đây British Petroleum (BP) của Anh đã ký giao ước với PetroVietnam để khai thác dầu hỏa trong vùng này, nhưng vì bị Trung Cộng làm áp lực dữ dội nên BP phải rút lui. Đã có những dữ kiện này mà Exxon Mobil vẫn ký giao ước với PetroVietnam cho thấy Exxon Mobil đã có sự bảo chứng vững chắc của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Thời đại này là thời đại “chiến tranh nhiên liệu” nên tất cả những
nơi nào có dữ trữ nhiên liệu lớn đều là những chỗ mà Hoa Kỳ và các đại
công ty phải quan tâm. Tháng 6 cũng là tháng giá dầu hỏa ở thị trường
chứng khoán đã lên tới xấp xỉ $150 một thùng. Cuối tháng 10/08 thì giá
dầu sụt xuống còn 71 USD một thùng nhưng các chuyên gia ước tính trong
vòng 1 thập niên, giá dầu có lúc sẽ ở điểm cao $200 USD một thùng. Các
chuyên viên ước tính Trường Sa có khoảng 3 tỷ cubic feet, tức là 535 tỷ
thùng dầu, một con số khổng lồ vượt qua khỏi hầm mỏ dự trữ của Saudi
Arabia chỉ còn lại khoảng 264 tỷ thùng dầu!
Trung Cộng phản ứng dữ dội, họ áp lực công ty Exxon Mobil phải rút lại hợp đồng với Việt Nam. Ngày 1/8/2008, Văn Hối Báo phát hành ở Hồng Kông, một tờ báo được coi như là tiếng nói bán chính thức của Bắc Kinh, viết một bài bình luận về vấn đề Trường Sa, dùng danh từ rất nặng “Việt Nam đang chơi trò tiểu xảo” và đề nghị chắc phải cho “Việt Nam một bài học như thời Đặng Tiểu Bình”.
Cuối tháng 8/08, trên mạng www.peacehall.com và www.Boxun.com đăng bài phát biểu của ông Trì Hạo Điền, Tổng Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng, xác định rất rõ cuộc thăm dò dư luận của trang nhà Sina là quan điểm bán chính thức của Trung Nam Hải, và Trung Quốc chắc phải chuẩn bị “để dạy một bài học” cho Việt Nam. Những bài viết này làm cho nhiều người Việt trong và ngoài nước phẫn nộ. Nhiều quân nhân của CSVN trả lời các đài phát thanh cho biết họ sẵn sàng ngã về phía Hoa Kỳ để chiến đấu chống lại sự bành trướng của Trung Cộng.
Cuối tháng 10/2008, ông Nguyễn Tấn Dũng đi Bắc Kinh để xoa dịu căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Việt Nam đã ký hợp đồng khai thác dầu hỏa với Exxon Mobil và các quan sát gia tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng phải nhượng bộ Trung Quốc một phần nào đó trong vấn đề nay.
Trước đây những đế quốc xâm lăng như Trung Hoa và Pháp tìm cách ngăn chận cao trào yêu nước bảo toàn lãnh thổ của dân Việt, nhưng giờ đây đau đớn thay chính những kẻ mang giòng máu Việt đang ở trong ĐCSVN lại rắp tâm theo ngoại xâm tìm bằng mọi cách vô hiệu hóa làn sóng yêu nước bảo vệ chủ quyền đất nước của sinh viên và quân đôi. Lý do đơn gian: ĐCSVN là thủ phạm bán nước từ năm 1958 để nhờ đó Trung Cộng viện trợ quân trang quân dụng tấn chiếm Nam Việt Nam, và sau này, ĐCSVN tiếp tục bán nước để được Trung Cộng giúp giữ vững ngôi vị cai trị độc tôn trên toàn lãnh thổ nước Việt.
I. Địa Dư Hai Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa: Quần Đảo Hoàng Sa (Paracel) cách xa bờ biển Trung Phần Việt Nam về phía đông khoảng chừng 400 cây số, và cách xa đảo Hải Nam về phía nam khoảng chừng 350 cây số. Hoàng Sa có trên dưới 130 đảo lớn nhỏ. Hoàng Sa có 2 nhóm quần đảo chính: The Crescent Group ở phía tây và the Amphitrite Group ở phía động Diện tích của Hoàng Sa là 7.6 kilômét vuông, và hòn đảo lớn nhất là the Woody Island có chu vi khoảng 2 cây số vuông. Trung Cộng đã xây phi đạo tác chiến dài 2700 mét trên hòn đảo nay. Hải âu và ba ba là những sinh vật đông đúc ở nơi nay. Hoàng Sa có nhiều mỏ dầu lớn nhỏ. Trung Cộng, Đài Loan, và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền ở quần đảo này. Trước năm 1975, Việt Nam kiểm soát khoảng hơn 100 hòn đảo ở Hoàng Sa, nay con số đó tụt xuống chỉ còn khoảng 20.
Quần Đảo Trường Sa (Spratly Archipelago) nằm khoảng chính giữa hải phận Việt Nam và Phi Luật Tận Quần Đảo Trường Sa đa phần là san hô (reefs) và có 12 đảo lớn và chi'nh. Hòn đảo lớn nhất của Trường Sa chỉ có 90 acres. Cũng như Hoàng Sa, nơi đây có số lượng rùa và hải âu sinh sống và nơi đây cũng có số lượng lớn dầu hỏa ở trong lòng đất. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Nam Dương đang tranh chấp chủ quyền của quần đảo này.
II. Diễn Tiến Bán Nước Của ĐCSVN: Năm 1956, ĐCSVN bí mật hứa dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng để nhờ Trung Cộng viện trợ quân nhu, vũ khí và ngay cả một số sư đoàn đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Báo Far Eastern Economic Review ngày 2/10/1979, dưới tiêu đề Paracels Islands Dispute, tác giả Frank Ching cho biết tháng 6 năm 1956, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nhà Nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tức Bắc Việt) Ung Văn Khiêm đến gặp ông Li Zhimin, đặc sứ của Trung Quốc tại Hà Nội, bàn thảo xin Trung Quốc ủng hộ ĐCSVN vũ khí và nhân sự để ĐCSVN thi hành nghĩa vụ quốc tế vô sản cưỡng chiếm Nam Việt Nam. Trong lần gặp gỡ này, để lấy lòng Trung Quốc, Ung Văn Khiêm nói: “Theo các dữ kiện lịch sử Việt Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc” Đây là bước đầu của sự bán nước của ĐCSVN.
Nhưng bên phía Trung Quốc không dễ dàng gì mắc mưu ĐCSVN, họ yêu cầu phải có những nhân vật cao cấp hơn xác nhận chuyện này thì họ mới chịu chấp thuận giúp quân trang, quân nhu, và nhân sự cho CSVN. Vài ngày sau, Phạm Văn Đồng, với tư cách là Thủ Tướng, xác nhận những lời của Ung Văn Khiêm: “Căn cứ trên sử quan, những hòn đảo này nằm trong lãnh thổ của Trung Cộng.” (Bejing Review, March 30, 1979 trang 20).
Sau đó khoảng 2 năm trời, Trung Cộng và ĐCSVN đã có những cuộc họp bí mật của các giới chức cao cấp, và sau khi hai bên đã thỏa thuận xong, ngày 4-9-1958, Thủ Tướng Chu Ân Lai công bố lãnh thổ Trung Quốc nới rộng thêm 12 hải lý gồm có các quần đảo Trung Sa của Đài Loan, Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan phản đối việc làm ngang ngược này của Trung Công. Ngày 14-9-1958, Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị ĐCSVN quyết định cử Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đánh điện quốc thư gởi cho Chu Ân Lai chúc mừng Trung Cộng và tán đồng quyết định chủ quyền của Trung Cộng trên Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nguyên văn lá thư bán nước đó như sau:
Năm 1979, khi Chiến Tranh Việt – Trung bùng nổ, người ta hỏi Phạm Văn Đồng tại sao lại ký văn bản bán nước như vậy, ông trả lời: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như vậy.” (Far Eastern Economic Review 16/3/1979 trang 11). Quả thật là một nói vô ý thức và vô trách nhiệm của một tên đồ tể cao cấp trong ĐCSVN!
Đầu thập niên 1970s, dầu hỏa được khám phá ở Biển Động Công ty Mobil dò la và biết được Bạch Hổ có một lượng dữ trữ dầu hỏa rất lớn. Họ còn phỏng đoán có dầu hỏa ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lòng tham của Trung Cộng nổi lên. Ngày 17 tới ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng đưa Hải Quân xuống đánh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm đóng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Tá Ngụy Văn Thà của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các thủy thủ trong chiến hạm của ông đã bất chấp thế ít người cô lập tức chống trả cách anh dũng lại sự xâm lăng này của Trung Cộng.
Trung Tá Ngụy Văn Thà cùng các hải quân Nguyễn Thành Trí, Lê Anh Dũng, Nguyễn Tấn Sĩ, Lê Văn Tày, Đinh Hoàng Mai, v.v. đã hy sinh trong chiến trận Hoàng Sa nêu gương sáng cho các thế hệ sau quyết tâm bảo toàn lãnh thổ của cha ông Trong khi Nam Việt Nam phản ứng dữ dội chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng, Bắc Việt lặng thịnh Trung Cộng chiếm lấy Woody Islands, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa, và hiện nay đã xây xong một phi đạo 2700 mét đủ sức để cho các chiến đấu cơ lên xuống một cách dễ dàng.
Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974. Chiến hạm HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, chiến hạm HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, chiến hạm HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương.
Sau khi Việt Cộng chiếm được miền Nam năm 1975, Trung Cộng liền lấn chiếm một số đảo Trường Sa. Đài Loan cũng bắt chước Trung Cộng công bố Hoàng Sa và Trường Sa là của họ. Các nước khác lập tức vây máu ăn phần, nhào vào trân tráo đòi chủ quyền của hai quần đảo mà họ không có chứng cớ nào. Năm 1983, Mã Lai chiếm lấy một vài đảo ở Trường Sa. Phi Luật Tân và Nam Dương cũng nhào vào chiếm một vài đảo ở Trường Sa.
Tháng 3 năm 1988, Trung Cộng đưa hải quân vào Trường Sa để đóng cột mốc, hải quân Việt Nam ngăn chận chuyện này, lập tức bị Trung Cộng bắn trả dữ dôi. Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, 72 hải quân bị bắn chết, 9 người bị bắt và 3 chiến thuyền bi đánh chi`m. ĐCSVN chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ.
Ngày 8-5-1992, Trung Cộng một lần nữa công bố bức điện thư của Phạm Văn Đồng gởi cho Chu Ân Lai, sau đó ngang nhiên đưa thêm quân xuống chiếm đóng thêm một số đảo nữa và ĐCSVN như thường lệ không dám phản đối.
Ngày 19-1-1994, Trung Cộng dùng vũ lực chiếm cứ xây dựng tra.m biên phòng ở Hoàng Sa, thì ngày 20-1-1994, không những không phản đối, ĐCSVN còn đón tiếp nồng nhiệt phái đoàn bóng bàn của Bắc Kinh đến Hà Nội.
Cuối năm 2004, Bắc Kinh đưa đội chuyên viên và dàn khoan dầu hỏa Kantan vào Vùng Vịnh Bắc Bộ, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, ngày 9/1/2005, các ngư phủ của Việt Nam, vì không hề hay biết chuyện này nên vẫn đi đánh cá bình thường tới vùng biển này lập tức bị hải quân Trung Cộng bắn chết 9 người, 8 người bị thương và bị bắt đem về Trung Cộng. Như thường lệ, ĐCSVN lặng thinh trước tội ác này của Trung Cộng.
Ngày 2/12/2007, Trung Cộng tuyên bố thiết lập hành chính tỉnh Tam Sa, thay vì hỗ trợ cho sinh viên biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, ĐCSVN còn tìm cách đàn áp và vô hiệu hóa các cuộc biểu tình này.
Tháng 6/2008, CSVN ký hiệp ước khai thác dầu hỏa với Exxon Mobil làm cho Trung Cộng giận dữ phản đối hăm he đánh Việt Nam, lập tức cuối tháng 10/2008 Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng phải đi Bắc Kinh để thương lượng vấn đề nay. Chắc chắn đã có những thỏa hiệp ngầm và ĐCSVN dấu tối đa những bí mật đó vì sợ công bó lên sẽ gây một luồng bất mãn và căm phẫn trong quần chúng, nhất là giới sinh viên và quân đội.
III. Chủ Quyền của Việt Nam Trên Hai Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa Là Điều Hiển Nhiên: Ngày 11/12/2007, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của Trung Quốc là ông Tần Cương khẳng định: “Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa.” Trung Quốc nêu ra 4 điểm để bảo vệ lập trường của họ:
ii. Hiệp Ước Pháp Hoa 1887 vạch định hải phận giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Vùng Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin) mà thội Nếu nó vạch định đường thẳng phía đông 43 phút đường dọc 105 kéo dài tới quỹ xích đạo thì không những Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc, cả một phần đất trung phần của Việt Nam từ Đà Nẳng tới Phan Thiết đều thuộc về Trung Quốc luôn!!
iii. Năm 1909 Trung Quốc mới chiếm đóng Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng chiếm đóng thôi thì không đủ nói lên chủ quyền của mình, mà phải tuyên bố và thiết lập hành chánh chủ quyền quốc gia thì mới đủ yếu tố công pháp quốc tế. Việt Nam đã chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã hàng mấy trăm năm trước Trung Quốc.
B. Sự mua bán của Trung Cộng và Bắc Việt có tính cách giữa hai đảng phái Cộng Sản vì Phạm Văn Đồng kính gởi “đồng chí” Tổng Lý Chu Ân Lai hơn là kính gởi Thủ Tướng Chu Ân Lại Bằng chứng cho lập luận này là ĐCSVN không hề đưa vấn đề này ra Quốc Hội để bàn thảo và biểu quyết. Quốc Hội không phê chuẩn thì sự thỏa thuận giữa một quốc gia và một quốc gia không thành. Tương tự như vậy, sau năm 1975, dầu ĐCSVN nắm quyền cai trị cả nước, nhưng những Hiệp Ước Biên Giới Hoa – Việt và Hiệp Ước Lãnh Hải giữa Việt Nam và Trung Cộng ký kết năm 2000 cũng không thành vì ĐCSVN chưa hề đưa những hiệp ước này ra thảo luận và biểu quyết trước Quốc Hội.
C. Trung Cộng đem quân xâm chiếm Trường Sa và Hoàng Sa năm 1974 trong khi hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Nam Việt Nam. Ngay từ lúc đầu đây là sự xâm chiếm nên tất cả những tiến trình sau đó, theo luật pháp, đều không có hiệu lực vì nó bị ô nhiễm (tainted).
D. Một hiệp ước không thành nếu hiệp ước đó được ký kết bởi áp lực (duress). Trung Cộng là một quốc gia lớn luôn làm áp lực lên trên Việt Nam. Ngay từ đầu, ĐCSTQ có “nhiệm vụ” làm “nghĩa vụ trong sáng quốc tế vô sản” với đàn em ĐCSVN thì không thể đặt điều kiện nào để giúp ĐCSVN. Tất cả những điều kiện thì đều vi phạm đến nguyên tắc “quốc tế vô sản” này của chính họ đặt ra. Trung Cộng rõ ràng làm áp lực với ĐCSVN, bề ngoài nói giúp đỡ ĐCSVN nhưng thực chất nếu ĐCSVN không chịu nhận lời thì có thể bị chính Trung Cộng xâm lăng. Bằng chứng năm 1979 Trung Cộng xua quân chiếm lấy 6 tỉnh Bắc Việt, sau khi rút quân về, họ vẫn chiếm đóng những mấu chốt quan trọng và làm áp lực CSVN phải nhượng khoảng 792 km2 lãnh thổ và khoảng 11,000 km2 lãnh hải.
Với áp lực liên tục này mà dân tộc Việt Nam lại không được thông tin
để bàn thảo và biểu quyết đúng tầm quan trọng của nó thì tất cả những
ký kết ngay từ lúc đầu là vô hiệu lực (invalid). Hiến Chương Liên Hiệp
Quốc năm 1945 Điều 2 khoản 4 cấm một quốc gia sử dụng vũ lực xâm phạm sự
toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác. Nghị Quyết 26/25 của Liên
Hiệp Quốc năm 1970 cũng ngăn cấm các quốc gia không được đe dọa dùng vũ
lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia:
“Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực
không được thừa nhận là hợp pháp.”
Lời Kết: Rõ ràng ĐCSVN là thủ phạm giúp cho Trung Cộng có cớ xâm lăng Trường Sa và Hoàng Sa. Chính vì lý do đó nên ngày 3/12/2007, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của CSVN là ông Lê Dũng chỉ phản đối Trung Cộng một cách yếu ớt và có lệ: “Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vưc.” Thế nào là “thương lượng hòa bình” và “thực tiễn quốc tế” thì chóp bu của ĐCSVN quá hiểu đó là luồn cúi và nhẫn nhịn để cho Trung Quốc dần dần kiểm soát cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, từ đó khống chế nền an ninh của toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhận thức được điều này nên sinh viên ở Việt Nam đã xuống đượng Người Việt hải ngoại khắp năm châu lập tức có những cuộc biểu tình và hội thảo để yểm trợ cho sinh viên trong nước.
Sinh viên trên mạng đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ của tiền nhân Lý Thường Kiệt để làm sống dậy tinh thần bảo vệ non sông:
Nam quốc sơn hà nam đế cư,Báo chí của CSVN loan tin này một cách ngắn ngủi, không có những bài bình luận phản bác lại sự xâm lăng của Trung Công. Nhưng thời đại này là thời đại của điện tử, tin tức của những nhà yêu nước được chuyển trên paltalk và các diễn đàn điện tử; do đó, nhiều sinh viên quyết định có những cuộc biểu tình tự phát trước hai tòa tổng lãnh sự của Trung Cộng tại Sài Gòn và Hà Nội.
Thay vì yểm trợ cho sinh viên phát huy lòng yêu nước của mình chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng, CSVN lại tìm cách ngăn chận hoặc vô hiệu hóa các cuộc biểu tình với những lý do rất mơ hồ đó là cuộc biểu tình gây sự sứt mẻ tình hữu nghị Hoa Việt hoặc các cuộc biểu tình gây tắc nghẽn giao thông. Các sinh viên trao đổi với nhau trên net nói rằng tình hữu nghị của Hoa Việt như răng với môi, nhưng Trung Cộng là răng và Việt Nam là môi, môi chỉ lo bao che cho răng nhưng răng đợi có cơ hội là cắn lấy môi.
Trưa ngày 24/6/08, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến gặp Tổng Thống George W. Bush ở Tòa Bạch Ốc tại Washington D.C. Trong lần gặp gỡ này, không như lần tiếp xúc Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết vào năm 2007, Tổng Thống Bush không hề nhắc nhở đến những vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Khi gặp ông Triết, Tổng Thống Bush nhắc nhở ông Triết là nhiều trăm người Việt đang ở ngoài biểu tình chống CSVN, yêu cầu có tự do và dân chủ cho đất nước. Kỳ này gặp ông Dũng, Tổng Thống Bush lại cam kết sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng thể chế nhà nước của Việt Nam.
Một giờ trước khi ông Dũng đến Tòa Bạch Ốc để gặp gỡ Tổng Thống Bush, Nữ Tổng Thống Gloria Macapagal Arroyo của Philippines cũng đến nơi này. Không biết đây có phải là một sự trùng hợp hay không hay đây là một sự tính toán kỹ lưỡng của Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề Biển Đông vì Philippines đã từng tuyên bố chủ quyền trên một số đảo ở tại Trường Sa. Hai tuần sau chuyến gặp gỡ này, Philippines tuyên bố Joint Marine Seismic Undertaking (JMSU) với Trung Quốc hết hạn và Philippines không gia hạn Hiệp Ước này nữa.
Xin nhắc lại vào năm 2004, Phillipines cùng với Trung Cộng ký JMSU về chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối quyết liệt nên năm 2005 Trung Cộng và Philippines đồng ý để Việt Nam vào JMSU. JMSU hết hạn vào cuối tháng 6 năm 2008. Vào tháng 5 năm 2008, Việt Nam ký với Trung Cộng gia hạn JMSU tới cuối tháng 12 năm 2008. Sau khi gặp gỡ Tổng Thống Bush, bà Arroya tuyên bố không gia hạn JMSU với Trung Cộng nữa cho thấy rõ có một mật ước nào đó với Hoa Kỳ trong vấn đề này.
Phần Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đến Houston ký giao ước khai thác dầu hỏa ở quần đảo Trường Sa giữa PetroVietnam với đại công ty Exxon Mobil. Trước đây British Petroleum (BP) của Anh đã ký giao ước với PetroVietnam để khai thác dầu hỏa trong vùng này, nhưng vì bị Trung Cộng làm áp lực dữ dội nên BP phải rút lui. Đã có những dữ kiện này mà Exxon Mobil vẫn ký giao ước với PetroVietnam cho thấy Exxon Mobil đã có sự bảo chứng vững chắc của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Trung Cộng phản ứng dữ dội, họ áp lực công ty Exxon Mobil phải rút lại hợp đồng với Việt Nam. Ngày 1/8/2008, Văn Hối Báo phát hành ở Hồng Kông, một tờ báo được coi như là tiếng nói bán chính thức của Bắc Kinh, viết một bài bình luận về vấn đề Trường Sa, dùng danh từ rất nặng “Việt Nam đang chơi trò tiểu xảo” và đề nghị chắc phải cho “Việt Nam một bài học như thời Đặng Tiểu Bình”.
Cuối tháng 8/08, trên mạng www.peacehall.com và www.Boxun.com đăng bài phát biểu của ông Trì Hạo Điền, Tổng Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng, xác định rất rõ cuộc thăm dò dư luận của trang nhà Sina là quan điểm bán chính thức của Trung Nam Hải, và Trung Quốc chắc phải chuẩn bị “để dạy một bài học” cho Việt Nam. Những bài viết này làm cho nhiều người Việt trong và ngoài nước phẫn nộ. Nhiều quân nhân của CSVN trả lời các đài phát thanh cho biết họ sẵn sàng ngã về phía Hoa Kỳ để chiến đấu chống lại sự bành trướng của Trung Cộng.
Cuối tháng 10/2008, ông Nguyễn Tấn Dũng đi Bắc Kinh để xoa dịu căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Việt Nam đã ký hợp đồng khai thác dầu hỏa với Exxon Mobil và các quan sát gia tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng phải nhượng bộ Trung Quốc một phần nào đó trong vấn đề nay.
Trước đây những đế quốc xâm lăng như Trung Hoa và Pháp tìm cách ngăn chận cao trào yêu nước bảo toàn lãnh thổ của dân Việt, nhưng giờ đây đau đớn thay chính những kẻ mang giòng máu Việt đang ở trong ĐCSVN lại rắp tâm theo ngoại xâm tìm bằng mọi cách vô hiệu hóa làn sóng yêu nước bảo vệ chủ quyền đất nước của sinh viên và quân đôi. Lý do đơn gian: ĐCSVN là thủ phạm bán nước từ năm 1958 để nhờ đó Trung Cộng viện trợ quân trang quân dụng tấn chiếm Nam Việt Nam, và sau này, ĐCSVN tiếp tục bán nước để được Trung Cộng giúp giữ vững ngôi vị cai trị độc tôn trên toàn lãnh thổ nước Việt.
I. Địa Dư Hai Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa: Quần Đảo Hoàng Sa (Paracel) cách xa bờ biển Trung Phần Việt Nam về phía đông khoảng chừng 400 cây số, và cách xa đảo Hải Nam về phía nam khoảng chừng 350 cây số. Hoàng Sa có trên dưới 130 đảo lớn nhỏ. Hoàng Sa có 2 nhóm quần đảo chính: The Crescent Group ở phía tây và the Amphitrite Group ở phía động Diện tích của Hoàng Sa là 7.6 kilômét vuông, và hòn đảo lớn nhất là the Woody Island có chu vi khoảng 2 cây số vuông. Trung Cộng đã xây phi đạo tác chiến dài 2700 mét trên hòn đảo nay. Hải âu và ba ba là những sinh vật đông đúc ở nơi nay. Hoàng Sa có nhiều mỏ dầu lớn nhỏ. Trung Cộng, Đài Loan, và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền ở quần đảo này. Trước năm 1975, Việt Nam kiểm soát khoảng hơn 100 hòn đảo ở Hoàng Sa, nay con số đó tụt xuống chỉ còn khoảng 20.
Quần Đảo Trường Sa (Spratly Archipelago) nằm khoảng chính giữa hải phận Việt Nam và Phi Luật Tận Quần Đảo Trường Sa đa phần là san hô (reefs) và có 12 đảo lớn và chi'nh. Hòn đảo lớn nhất của Trường Sa chỉ có 90 acres. Cũng như Hoàng Sa, nơi đây có số lượng rùa và hải âu sinh sống và nơi đây cũng có số lượng lớn dầu hỏa ở trong lòng đất. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Nam Dương đang tranh chấp chủ quyền của quần đảo này.
II. Diễn Tiến Bán Nước Của ĐCSVN: Năm 1956, ĐCSVN bí mật hứa dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng để nhờ Trung Cộng viện trợ quân nhu, vũ khí và ngay cả một số sư đoàn đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Báo Far Eastern Economic Review ngày 2/10/1979, dưới tiêu đề Paracels Islands Dispute, tác giả Frank Ching cho biết tháng 6 năm 1956, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nhà Nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tức Bắc Việt) Ung Văn Khiêm đến gặp ông Li Zhimin, đặc sứ của Trung Quốc tại Hà Nội, bàn thảo xin Trung Quốc ủng hộ ĐCSVN vũ khí và nhân sự để ĐCSVN thi hành nghĩa vụ quốc tế vô sản cưỡng chiếm Nam Việt Nam. Trong lần gặp gỡ này, để lấy lòng Trung Quốc, Ung Văn Khiêm nói: “Theo các dữ kiện lịch sử Việt Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc” Đây là bước đầu của sự bán nước của ĐCSVN.
Nhưng bên phía Trung Quốc không dễ dàng gì mắc mưu ĐCSVN, họ yêu cầu phải có những nhân vật cao cấp hơn xác nhận chuyện này thì họ mới chịu chấp thuận giúp quân trang, quân nhu, và nhân sự cho CSVN. Vài ngày sau, Phạm Văn Đồng, với tư cách là Thủ Tướng, xác nhận những lời của Ung Văn Khiêm: “Căn cứ trên sử quan, những hòn đảo này nằm trong lãnh thổ của Trung Cộng.” (Bejing Review, March 30, 1979 trang 20).
Sau đó khoảng 2 năm trời, Trung Cộng và ĐCSVN đã có những cuộc họp bí mật của các giới chức cao cấp, và sau khi hai bên đã thỏa thuận xong, ngày 4-9-1958, Thủ Tướng Chu Ân Lai công bố lãnh thổ Trung Quốc nới rộng thêm 12 hải lý gồm có các quần đảo Trung Sa của Đài Loan, Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan phản đối việc làm ngang ngược này của Trung Công. Ngày 14-9-1958, Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị ĐCSVN quyết định cử Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đánh điện quốc thư gởi cho Chu Ân Lai chúc mừng Trung Cộng và tán đồng quyết định chủ quyền của Trung Cộng trên Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nguyên văn lá thư bán nước đó như sau:
Năm 1979, khi Chiến Tranh Việt – Trung bùng nổ, người ta hỏi Phạm Văn Đồng tại sao lại ký văn bản bán nước như vậy, ông trả lời: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như vậy.” (Far Eastern Economic Review 16/3/1979 trang 11). Quả thật là một nói vô ý thức và vô trách nhiệm của một tên đồ tể cao cấp trong ĐCSVN!
Đầu thập niên 1970s, dầu hỏa được khám phá ở Biển Động Công ty Mobil dò la và biết được Bạch Hổ có một lượng dữ trữ dầu hỏa rất lớn. Họ còn phỏng đoán có dầu hỏa ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lòng tham của Trung Cộng nổi lên. Ngày 17 tới ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng đưa Hải Quân xuống đánh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm đóng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Tá Ngụy Văn Thà của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các thủy thủ trong chiến hạm của ông đã bất chấp thế ít người cô lập tức chống trả cách anh dũng lại sự xâm lăng này của Trung Cộng.
Trung Tá Ngụy Văn Thà cùng các hải quân Nguyễn Thành Trí, Lê Anh Dũng, Nguyễn Tấn Sĩ, Lê Văn Tày, Đinh Hoàng Mai, v.v. đã hy sinh trong chiến trận Hoàng Sa nêu gương sáng cho các thế hệ sau quyết tâm bảo toàn lãnh thổ của cha ông Trong khi Nam Việt Nam phản ứng dữ dội chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng, Bắc Việt lặng thịnh Trung Cộng chiếm lấy Woody Islands, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa, và hiện nay đã xây xong một phi đạo 2700 mét đủ sức để cho các chiến đấu cơ lên xuống một cách dễ dàng.
Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974. Chiến hạm HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, chiến hạm HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, chiến hạm HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương.
Sau khi Việt Cộng chiếm được miền Nam năm 1975, Trung Cộng liền lấn chiếm một số đảo Trường Sa. Đài Loan cũng bắt chước Trung Cộng công bố Hoàng Sa và Trường Sa là của họ. Các nước khác lập tức vây máu ăn phần, nhào vào trân tráo đòi chủ quyền của hai quần đảo mà họ không có chứng cớ nào. Năm 1983, Mã Lai chiếm lấy một vài đảo ở Trường Sa. Phi Luật Tân và Nam Dương cũng nhào vào chiếm một vài đảo ở Trường Sa.
Tháng 3 năm 1988, Trung Cộng đưa hải quân vào Trường Sa để đóng cột mốc, hải quân Việt Nam ngăn chận chuyện này, lập tức bị Trung Cộng bắn trả dữ dôi. Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, 72 hải quân bị bắn chết, 9 người bị bắt và 3 chiến thuyền bi đánh chi`m. ĐCSVN chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ.
Ngày 8-5-1992, Trung Cộng một lần nữa công bố bức điện thư của Phạm Văn Đồng gởi cho Chu Ân Lai, sau đó ngang nhiên đưa thêm quân xuống chiếm đóng thêm một số đảo nữa và ĐCSVN như thường lệ không dám phản đối.
Ngày 19-1-1994, Trung Cộng dùng vũ lực chiếm cứ xây dựng tra.m biên phòng ở Hoàng Sa, thì ngày 20-1-1994, không những không phản đối, ĐCSVN còn đón tiếp nồng nhiệt phái đoàn bóng bàn của Bắc Kinh đến Hà Nội.
Cuối năm 2004, Bắc Kinh đưa đội chuyên viên và dàn khoan dầu hỏa Kantan vào Vùng Vịnh Bắc Bộ, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, ngày 9/1/2005, các ngư phủ của Việt Nam, vì không hề hay biết chuyện này nên vẫn đi đánh cá bình thường tới vùng biển này lập tức bị hải quân Trung Cộng bắn chết 9 người, 8 người bị thương và bị bắt đem về Trung Cộng. Như thường lệ, ĐCSVN lặng thinh trước tội ác này của Trung Cộng.
Ngày 2/12/2007, Trung Cộng tuyên bố thiết lập hành chính tỉnh Tam Sa, thay vì hỗ trợ cho sinh viên biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, ĐCSVN còn tìm cách đàn áp và vô hiệu hóa các cuộc biểu tình này.
Tháng 6/2008, CSVN ký hiệp ước khai thác dầu hỏa với Exxon Mobil làm cho Trung Cộng giận dữ phản đối hăm he đánh Việt Nam, lập tức cuối tháng 10/2008 Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng phải đi Bắc Kinh để thương lượng vấn đề nay. Chắc chắn đã có những thỏa hiệp ngầm và ĐCSVN dấu tối đa những bí mật đó vì sợ công bó lên sẽ gây một luồng bất mãn và căm phẫn trong quần chúng, nhất là giới sinh viên và quân đội.
III. Chủ Quyền của Việt Nam Trên Hai Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa Là Điều Hiển Nhiên: Ngày 11/12/2007, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của Trung Quốc là ông Tần Cương khẳng định: “Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa.” Trung Quốc nêu ra 4 điểm để bảo vệ lập trường của họ:
- Những đồ gốm, nhất là các chén sành và sứ, hiện diện trên hai quần đảo này có niên đại từ thời kỳ nhà Hán và do người Hán làm;
- Hiệp Ước Pháp – Hoa (Sino-French 1887 Treaty) năm 1887 thỏa thuận Trung Quốc có chủ quyền từ phía đông 43 phút độ dọc 105, vẽ đường thẳng chớ không phải vẽ theo họa đồ đất liền;
- Năm 1909, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chiếm đóng hai quần đảo này;
- Năm 1958, Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam bán hai quần đảo này cho họ để lấy quân trang tấn chiếm Nam Việt Nam.
ii. Hiệp Ước Pháp Hoa 1887 vạch định hải phận giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Vùng Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin) mà thội Nếu nó vạch định đường thẳng phía đông 43 phút đường dọc 105 kéo dài tới quỹ xích đạo thì không những Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc, cả một phần đất trung phần của Việt Nam từ Đà Nẳng tới Phan Thiết đều thuộc về Trung Quốc luôn!!
iii. Năm 1909 Trung Quốc mới chiếm đóng Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng chiếm đóng thôi thì không đủ nói lên chủ quyền của mình, mà phải tuyên bố và thiết lập hành chánh chủ quyền quốc gia thì mới đủ yếu tố công pháp quốc tế. Việt Nam đã chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã hàng mấy trăm năm trước Trung Quốc.
Về chủ quyền của Đại Việt trên Quần Đảo Hoàng Sa, thời Vua Lê Thánh
Tôn, Đỗ Bá tự là Đạo Phủ, người Bích Triều, đã nhận chỉ dụ của nhà vua,
căn cứ vào bản đồ Hồng Đức, soạn thảo bộ Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ
Thự Trong tác phẩm này, Đỗ Bá đã ghi chép khá rõ về Bãi Cát Vàng tức
Quần Đảo Hoàng Sa. Về sau, Lê Quý Đôn (1726-1784), trong cuốn Phủ Biên
Tạp Lục quyển thứ nhì ghi chép rõ chủ quyền của Đại Việt trên quần đảo
Hoàng Sa.
Về phần Quần Đảo Trường Sa, trong cuốn Hoàng Việt Địa Dư Chí, tác giả Phan Huy Chú (1782-1840) có vẽ bản đồ Việt Nam bao gồm Quần Đảo Trường Sa dưới tên là “Vạn Lý Trường Sa.” Bản Đồ này thường được gọi là Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ.
Các vua triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng cho đến Tự Đức đều cắt cử người ra lập bia miếu ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho tới năm 1994, tại hai quần đảo vẫn còn nhiều vết tích của những bia miếu đo'. Nhưng khi quân của Trung Cộng chiếm lấy hai đảo này, họ đập phá hầu không cho một di tích lịch sử nào tồn tại để chứng minh cho chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.
Thời kỳ Pháp Thuộc, nhà cầm quyền Pháp đã thành lập đài khí tượng ở hai quần đảo nay. Ngày 15-6-1932, Pháp còn nhân danh là chính phủ Bảo Hộ để ký nghị định thành lập một cơ quan hành chính cho hai quần đảo nay. Toàn Quyền Pháp Pierre Pasquier, ngày 21-7-1933, ban hành nghị định sát nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Riạ. Về phía chính phủ Nam Triều, Hoàng Đế Bảo Đại cũng ra đạo dụ số 10 ngày 20-3-1933 để quy định Quần Đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Khi Nhật Bản hùng mạnh, Nhật Bản manh tâm chiếm lấy Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật Bản đổi tên Trường Sa thành Shinna Guto, và ngày 30-3-1939 chính thức công bố Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Đế Quốc Nhật. Lập tức ngày 21-4-1939, tòa Đại Sứ Pháp ở Tokyo đánh công hàm phản đối hành động cướp chủ quyền này của Nhật. Sau khi Nhật Bản thua trận cho Đồng Minh trong Đệ Nhị Thế Chiến, tại San Francisco, ngày 8-9-1951, Nhật ra tuyên cáo từ bỏ danh nghĩa có chủ quyền trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, tại Hội Nghị Quốc Tế ở San Francisco năm 1951, chắc chắn Trung Quốc đã phải lên tiếng phản bác lại 51 quốc gia ký nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Khi Pháp rút lui khỏi Đông Dương, ngày 22-10-1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra thông cáo thay đổi danh xưng các địa giới. Theo thông cáo này, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Kế tiếp, ngày 13-7-1961, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh 174 ấn định Quần Đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam.
Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ngay
từ thời xa xưa những người ngoại quốc cũng đã công nhận. Năm 1635, tạp
chí Journal de Batavia của Hòa Lan ghi lại câu chuyện ba chiếc tàu thuộc
Công Ty Đông Ấn bị gặp bão. Hai chiếc thoát được đến Đài Loan, còn một
chiếc bị chìm gần vùng đảo Hoàng Sa. Theo tạp chí này, quần đảo Hoàng Sa
thuộc phạm vi điều hành của Chúa Nguyễn, vị Chúa cai quản Địa Phận Đàng
Trọng Trong quyển “Vũ Trụ, Lịch Sử và Sự Miêu Tả Về Tất Cả Những Dân
Tộc” của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1852) người Pháp, ông đã ghi rất
rõ Quần Đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Địa Phận Đàng Trong tức của
Việt Nam.
Về phần Quần Đảo Trường Sa, trong cuốn Hoàng Việt Địa Dư Chí, tác giả Phan Huy Chú (1782-1840) có vẽ bản đồ Việt Nam bao gồm Quần Đảo Trường Sa dưới tên là “Vạn Lý Trường Sa.” Bản Đồ này thường được gọi là Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ.
Các vua triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng cho đến Tự Đức đều cắt cử người ra lập bia miếu ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho tới năm 1994, tại hai quần đảo vẫn còn nhiều vết tích của những bia miếu đo'. Nhưng khi quân của Trung Cộng chiếm lấy hai đảo này, họ đập phá hầu không cho một di tích lịch sử nào tồn tại để chứng minh cho chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.
Thời kỳ Pháp Thuộc, nhà cầm quyền Pháp đã thành lập đài khí tượng ở hai quần đảo nay. Ngày 15-6-1932, Pháp còn nhân danh là chính phủ Bảo Hộ để ký nghị định thành lập một cơ quan hành chính cho hai quần đảo nay. Toàn Quyền Pháp Pierre Pasquier, ngày 21-7-1933, ban hành nghị định sát nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Riạ. Về phía chính phủ Nam Triều, Hoàng Đế Bảo Đại cũng ra đạo dụ số 10 ngày 20-3-1933 để quy định Quần Đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Khi Nhật Bản hùng mạnh, Nhật Bản manh tâm chiếm lấy Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật Bản đổi tên Trường Sa thành Shinna Guto, và ngày 30-3-1939 chính thức công bố Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Đế Quốc Nhật. Lập tức ngày 21-4-1939, tòa Đại Sứ Pháp ở Tokyo đánh công hàm phản đối hành động cướp chủ quyền này của Nhật. Sau khi Nhật Bản thua trận cho Đồng Minh trong Đệ Nhị Thế Chiến, tại San Francisco, ngày 8-9-1951, Nhật ra tuyên cáo từ bỏ danh nghĩa có chủ quyền trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, tại Hội Nghị Quốc Tế ở San Francisco năm 1951, chắc chắn Trung Quốc đã phải lên tiếng phản bác lại 51 quốc gia ký nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Khi Pháp rút lui khỏi Đông Dương, ngày 22-10-1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra thông cáo thay đổi danh xưng các địa giới. Theo thông cáo này, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Kế tiếp, ngày 13-7-1961, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh 174 ấn định Quần Đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam.
iv. ĐCSVN bán hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng ngay từ lúc đầu không có hiệu lực:
A. Năm 1958, có hai nước Việt Nam: Bắc Việt và Nam Viêt. Bắc Việt
không có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nên Bắc Việt
không thể bán những gì mà Bắc Việt không có.B. Sự mua bán của Trung Cộng và Bắc Việt có tính cách giữa hai đảng phái Cộng Sản vì Phạm Văn Đồng kính gởi “đồng chí” Tổng Lý Chu Ân Lai hơn là kính gởi Thủ Tướng Chu Ân Lại Bằng chứng cho lập luận này là ĐCSVN không hề đưa vấn đề này ra Quốc Hội để bàn thảo và biểu quyết. Quốc Hội không phê chuẩn thì sự thỏa thuận giữa một quốc gia và một quốc gia không thành. Tương tự như vậy, sau năm 1975, dầu ĐCSVN nắm quyền cai trị cả nước, nhưng những Hiệp Ước Biên Giới Hoa – Việt và Hiệp Ước Lãnh Hải giữa Việt Nam và Trung Cộng ký kết năm 2000 cũng không thành vì ĐCSVN chưa hề đưa những hiệp ước này ra thảo luận và biểu quyết trước Quốc Hội.
C. Trung Cộng đem quân xâm chiếm Trường Sa và Hoàng Sa năm 1974 trong khi hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Nam Việt Nam. Ngay từ lúc đầu đây là sự xâm chiếm nên tất cả những tiến trình sau đó, theo luật pháp, đều không có hiệu lực vì nó bị ô nhiễm (tainted).
D. Một hiệp ước không thành nếu hiệp ước đó được ký kết bởi áp lực (duress). Trung Cộng là một quốc gia lớn luôn làm áp lực lên trên Việt Nam. Ngay từ đầu, ĐCSTQ có “nhiệm vụ” làm “nghĩa vụ trong sáng quốc tế vô sản” với đàn em ĐCSVN thì không thể đặt điều kiện nào để giúp ĐCSVN. Tất cả những điều kiện thì đều vi phạm đến nguyên tắc “quốc tế vô sản” này của chính họ đặt ra. Trung Cộng rõ ràng làm áp lực với ĐCSVN, bề ngoài nói giúp đỡ ĐCSVN nhưng thực chất nếu ĐCSVN không chịu nhận lời thì có thể bị chính Trung Cộng xâm lăng. Bằng chứng năm 1979 Trung Cộng xua quân chiếm lấy 6 tỉnh Bắc Việt, sau khi rút quân về, họ vẫn chiếm đóng những mấu chốt quan trọng và làm áp lực CSVN phải nhượng khoảng 792 km2 lãnh thổ và khoảng 11,000 km2 lãnh hải.
Lời Kết: Rõ ràng ĐCSVN là thủ phạm giúp cho Trung Cộng có cớ xâm lăng Trường Sa và Hoàng Sa. Chính vì lý do đó nên ngày 3/12/2007, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của CSVN là ông Lê Dũng chỉ phản đối Trung Cộng một cách yếu ớt và có lệ: “Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vưc.” Thế nào là “thương lượng hòa bình” và “thực tiễn quốc tế” thì chóp bu của ĐCSVN quá hiểu đó là luồn cúi và nhẫn nhịn để cho Trung Quốc dần dần kiểm soát cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, từ đó khống chế nền an ninh của toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhận thức được điều này nên sinh viên ở Việt Nam đã xuống đượng Người Việt hải ngoại khắp năm châu lập tức có những cuộc biểu tình và hội thảo để yểm trợ cho sinh viên trong nước.
Sinh viên trên mạng đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ của tiền nhân Lý Thường Kiệt để làm sống dậy tinh thần bảo vệ non sông:
Tuyệt nhiên phận định tại thiên thư,
Nhữ hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nghĩa là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời,
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Năm 1974, khi Trung Cộng xâm lăng Trường Sa và Hoàng Sa, chính phủ
Việt Nam Cộng Hòa đã phát động chiến dịch để mọi tầng lớp quốc dân đứng
lên phản đối Trung Cộng. Sinh viên du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản, Âu
Châu, Úc, và Hoa Kỳ đồng loạt hưởng ứng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa biểu
tình rầm rộ khắp nơi lên án hành vi bá quyền và xâm lăng của Trung
Công. Hiện nay người Việt hải ngoại có khoảng 3 triệu người, chúng ta
hãy có những chiến dịch rầm rộ vạch trần tham vọng bá quyền của Trung
Cộng và đồng thời đây cũng là cơ hội chúng ta giúp cho người dân trong
nước thấy rõ bộ mặt buôn dân bán nước của Hồ Chí Minh và ĐCSVN. Khi
người dân nhận chân được bộ mặt thật này của Hồ Chí Minh và ĐCSVN thì đó
cũng chính là ngày tàn của cơ chế Cộng Sản trên quê hương của chúng ta.
Cập nhật và hiệu đính lại cuối tháng 10/2008.
Ls. Hoàng Duy Hùng
-------------------------
Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974. Chiến hạm HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, chiến hạm HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, chiến hạm HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương.
Cập nhật và hiệu đính lại cuối tháng 10/2008.
Ls. Hoàng Duy Hùng
-------------------------
Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974. Chiến hạm HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, chiến hạm HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, chiến hạm HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương.
Nguồn: http://www.vietlist.us/SUB_VietHistory/hoangsatruongsa.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét