Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

HOA KỲ, TRUNG CÔNG CHIA ĐÔI HIỆP ĐỊNH THÀNH ĐÔ ?

Chính Luận Hải Ngoại
Bình Luận
Phương thức chia chác quyền lợi Biển Đông nếu có, sẽ diễn tiến như thế nào giữa hai cường quốc với nhau(?). Và nếu cuộc chia chác quyền lợi đó thành hiện thực, có ảnh hưởng gì đến Việt Nam (?).
Việt Nhân/Vũ Trọng Khải.
Sydney,11/1/2016
Tình hình rối reng tại Biển Đông ngày càng gia tăng bởi những hành động ngang ngược của Trung Cộng (TC)
Trước tình hình đó, các Quốc Gia quanh khu vực Biển Đông, thậm chí cả CSVN cũng đã có những phản ứng mạnh mẽ trên truyền thông và văn kiện ngoại giao chính thức phản đối TC gởi Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, thái độ phản ứng “cầm chừng” từ Hoa Kỳ (HK) đối với hành động lấn chiếm ngày một gia tăng đó của TC khiến người ta có nhiều nghi vấn (!)
Theo tin từ VOA ngày 10/1/2016 vừa qua,
Chủ Tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sĩ John McCain đã có văn thư đề ngày 9/11/2015 gởi đích danh Bộ Trưởng Quốc Phòng là Ông Ashton Carter để chất vấn Ông Ashton, về hành động của tàu USS LASSEN là “thực hiện quyền tự do đi lại” hay mang ý nghĩa “đi qua vô hại” bên trong vùng 12 hải lý của vùng đá Subi.
Ông Ashton Carter đã có văn thư chính thức trả lời chất vấn của  TNS John Mc.Cain và toàn văn bài trả lời của Bộ Trưởng Quốc Phòng đã được loan tải trên trang thông tin USNI News của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ ngày 5/1/2016.
Trong thư phúc đáp của Bộ Trưởng Quốc Phòng đề ngày 21/12/2015, sau hơn một tháng kể từ ngày Ông McCain gởi thư chất vấn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã  nói rõ:
“Ngày 27 tháng 10 năm 2015, khu trục hạm USS Lassen (DDG-82) của hải quân Mỹ đã tiến hành một chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông bằng cách đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của năm thực thể địa lý tại vùng quần đảo Trường Sa. Hoa Kỳ không hề báo trước cho bất kỳ bên tranh chấp nào về hoạt động của tàu Lassen, vốn phù hợp với những gì (nước Mỹ) thường làm và đúng theo luật pháp quốc tế”.
Tuy nhiên trong thư trả lời, Ông Carter vẫn lập lại luận điệu thường thấy của HK là “ HK không đứng về bên nào tranh chấp chủ quyền biển đông”, nhưng xác nhận, “HK chống lại bất kỳ mưu toan nào nhằm hạn chế quyền tự do đi lại và các quyền tự do khác xung quanh các đảo đá đang tranh chấp”, Bộ Trưởng QP/HK cũng lập lại một tuyên bố quen thuộc là : “Máy bay và tàu thuyền của HK sẽ tiếp tục họat động ở bất kỳ nơi nào luật pháp Quốc Tế cho phép”.
Từ trước đến nay, HK chỉ đòi hỏi quyền tự do đi lại ở Biển Đông trên mặt biển cũng như trên không (!), chưa bao giờ HK lên tiếng công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Quốc Gia nào, điều này cho người ta hiểu rằng HK tôn trọng quy định của luật biển 1982, dù rằng Hoa Kỳ chưa ký  cam kết thi hành luật này, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa HK tôn trọng quyền quyết định của Tòan Án Quốc Tế, về quyền chủ quyền thuộc quốc gia nào, nếu có tranh tụng trước tòa án này, và, HK chỉ giành cho mình quyền quyết định về  tự do đi lại trên biển và trên không của HK mà thôi.
Qua sự kiện TC đánh cướp Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19/1/1974, rồi sau đó tiến hành âm mưu bành trướng trên Biển Đông, trong hơn 40 năm qua đã làm cho thế giới đứng trước bờ vực hủy họai của một cuộc chiến tranh, có thể bùng nổ Thế Chiến Thứ Ba (?), điều mà không ai muốn nó xẩy ra, kể cả TC và HK.
Cho dù chỉ là một cuộc chiến giới hạn trong khu vực Biển Đông, những thiệt hại gây lên từ nó cũng sẽ tạo những tai họa chung cho cả Thề Giới mà không ai có thể lường trước được, khi những cường quốc tham chiến lăm lăm bom nguyên tử trong tay.
Cả HK và TC cũng lo sợ tác hại của cuộc chiến này (?).
Nhưng phía TC, vẫn đi nước cờ liều “gìa nắn, rắn buông”, đem “chén sành đổi chén kiểu”…. nước cờ này của TC đã khiến HK, có phần nào e ngại (!)
Lập Pháp HK và ngay cả các giới chức cao cấp quân sự , đã nhiều lần thúc hối Hành Pháp phải có những biện pháp mạnh đối với thái độ hung hăng của TC tại Biển Đông, nhưng Tổng Thống Obama vẫn chỉ có những hành động cầm chừng mang tính chất ngọai giao hoặc một vài lời cảnh cáo, xong rồi thôi, dù TC vẫn tiếp tục cơi nới các hòn đảo một cách trái phép (!)
Song song với những hành động cầm chừng đó, HK còn có những cuộc diễn tập chung với TC trong việc cứu nạn trên Biển Đông, giới chức cao cấp Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của HK nhận lời thăm HKMH / Liêu Ninh của TC, và gần đây nhất, người ta thấy có những bản tin và bình luận nói rằng, HK và TC sẽ siết chặt tay nhau áp lực Bắc Hàn trong vụ thử bom H, mà Bắc Hàn đã công bố cuộc thử nghiệm thành công ngày 6/1/2016.
Hành Pháp Hoa Kỳ không có những biện pháp mạnh đối TC trong hồ sơ Biển Đông dù rằng đã được thúc hối từ Lập Pháp và cả giới quân sự, không những thế, Hoa Kỳ còn có những hợp tác với TC qua những sự kiện đơn cử như đã trình bầy.
Từ những buớc đi khiêm nhường của HK trước nước cờ hung hăng của TC, câu hỏi được đặt ra là HK muốn gì (?):
-         Có phải HK muốn cùng TC giải quyết quyền lợi Biển Đông
-         Phương thức chia chác quyền lợi Biển Đông nếu có, sẽ diễn tiến như thế nào giữa hai cường quốc với nhau(?)
-         Và nếu cuộc chia chác quyền lợi đó thành hiện thực, có ảnh hưởng gì đến Việt Nam (?).
Muốn tìm hiểu những ảnh hưởng lợi và hại cho Việt Nam, NẾU, HK và TC gỉai quyết vấn đề biển đông trong hòa bình để chia chác quyền lợi, cần phải trở lại với Hiệp Nghị Thành Đô năm 1990 giữa Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và Trung Cộng.
Ai cũng biết, cho đến nay, tòan bộ chi tiết Hiệp Nghị Thành Đô còn hòan tòan nằm trong “BÍ MẬT”…
Nhưng một số điểm chính của hiệp nghị này đã được Wikileak tiết lộ mà người Việt Nam nào cũng biết và cũng lo sợ (!)( Phía CSVN không cải chính gì về tin tức này, có thể  CSVN sợ, nếu cải chính, Wikileak sẽ cho công bố tòan bộ văn bản hiệp định ! )
Theo sự tiết lộ của Wikileak, Hiệp Định Thành Đô, kể từ năm 2020, CSVN sẽ từng bước đưa Việt Nam thành chư hầu của TC, đến năm 2060, Việt Nam hòan tòan là một khu tự trị thuộc Quảng Đông, tình trạng sẽ như Tây Tạng và Tân Cương hiện nay.
Như vậy, nếu hiệp định Thành Đô được thi hành giữa CSVN và TC, coi như TC nghiễm nhiên trở thành CHỦ NHÂN ÔNG tòan bộ Hoàng Sa và một phần lớn các đảo quan trọng của Trường Sa.
Do đó, có thể nói rằng không chỉ các quốc gia quanh biển đông lo ngại khi Việt Nam biến thành một vùng tự trị thuộc TC, mà ngay cả thế giới, trong đó có HK cũng không thể ngồi yên (?).
Việc CSVN ký hiệp định Thành Đô với TC để dâng hiến Việt Nam cho TC là việc riêng giữa hai đảng cộng sản cầm quyền, không quốc gia nào, kể cả Liên Hiệp Quốc và HK được quyền xé bỏ hiệp định này.
Chỉ có Dân Tộc Việt Nam mới có đủ thẩm quyền pháp lý để xé bỏ hiệp định này,  NẾU Dân Tộc Việt Nam lật đổ được bạo quyền cộng sản trước năm 2020 (?)
 Trước viễn ảnh, TC sẽ độc chiếm biển đông một cách hợp pháp khi Việt Nam là một khu tự trị thuộc TC, HK và các quốc gia biển đông và cả thế giới không thể khoanh tay cho sự việc này xẩy ra.
-         Vậy Hoa Kỳ sẽ có hành động nào ?
-          Trung Cộng sẽ phản ứng ra sao với hành động của HK (?)
Đó là hai câu hỏi cần tìm lời gỉai đáp cho tất cả những quốc gia liên hệ đến biển đông và quan trọng nhất là đối với Dân Tộc Việt Nam (!)
Như đã trình bầy, ý đồ của TC xâm lăng biển đông theo nước cờ “già nắn, rắn buông”, nghĩa là Việt Nam, các quốc gia quanh biển đông và cả Hoa Kỳ “không cứng rắn”, Trung Cộng không buông.
Bên cạnh đó, ai cũng thấy rằng, trong giai đọan này, quần đảo Hoàng Sa mới thực sự quan trọng đối với TC, Hoàng Sa là chiếc áo giáp, chiếc khiên to lớn và vững chắc che chắn và bảo vệ đảo Hải Nam, một căn cứ quân sự quan trọng của TC.
Căn cứ quân sự của TC được thiết lập tại Hải Nam mang hai ý nghĩa :
-         Là nơi xuất phát sức mạnh quân sự xâm lăng biển đông.
-         Là nơi che dấu khí tài quân sự của TC, khuất mắt Nhật Bản, nếu có chiến tranh, Nhật Bản khó có thể tấn công căn cứ này.
Hầu như tòan bộ quần đảo Hoàng Sa nằm giữa vĩ tuyến 15 và 17 ( từ Đà Nẵng trở ra đến Bến Hải ) trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, do đó, HK và các quốc gia quanh biển đông không đá động gì nhiều đến Hoàng Sa, ngay cả các lãnh đạo CSVN cũng tuyên bố:
“Vấn đề Hoàng Sa sẽ là thỏa thuận song phương giữa CSVN và TC, còn Trường Sa, CS/Việt Nam chấp nhận đàm phán đa phương”(!).
Với tuyên bố đó của CSVN, kể như TC nắm trọn Hoàng Sa trong tay mà không cần bàn cãi gì nữa (!)
-         Vị trí chiến lược của Hoàng Sa là chiếc áo giáp của căn cứ quân sự chính yếu của TC tại Hải Nam, TC phải cố giữ bằng mọi gía.
-         Thì Trường Sa lại là một trường thành bảo vệ vùng trung và cực nam của biển đông và cả Úc Đãi Lợi để ngăn chặn sức bành trướng của TC.
Vậy nếu, HK và các đồng minh Biển Đông, sẽ có biện pháp mạnh, để có thể có một hội nghị hòa bình gỉai quyết quyền lợi các phe phái tại Biển Đông, thì, hành động gọi là mạnh đó đến mức nào và sẽ được dàn dựng ra sao giữa TC và HK, để TC chịu ngồi vào bàn hội nghị (?)
 Lẽ dĩ nhiên trước khi có một hội nghị nào đó chắc hẳn đã có những cuộc đi đêm giữa TC và HK để đồng thuận tạo lý do triệu tập hội nghị (!)
Có thể khi đó, TC chấp nhận kết qủa đi đêm giữa họ với nhau, tạm thời lui bước để  giữ được Hoàng Sa(?)
-          TC cũng cần mua thời gian để củng cố chính trị nội bộ và chấn chỉnh lại nền kinh tế đang ngày một suy sụp.
-         Kế đến là mua thời gian, tiến hành võ trang tối tân theo kịp Hoa Kỳ để sau một thời gian hòa hõan, TC sẽ đem quân trở lại xâm lăng biển đông lần thứ hai.
Ngược lại, HK cũng cần có thời gian thi hành kế họach làm suy yếu nội lực của TC ngay trong lòng nước Trung Hoa mà không cần đến biện pháp quân sự, theo kịch bản được dự đóan từ lâu là chia nước Tàu thành năm bẩy quốc gia độc lập khác nhau (?)
Nói cho cùng, cả TC và HK đều có những “âm mưu ngầm” nhưng nực cười ở chỗ là ai cũng đóan được (!)Do đó, trong âm mưu mua thời gian này, kẻ nào ra tay trước sẽ thắng ! “tiên hạ thủ vi cường”
Muốn đi đến một hội nghị như thế để chia chác quyền lợi giữa HK và TC tại Biển Đông, cả HK và TC phải đồng thuận với nhau, trong cuộc đi đêm và phải tạo được một lý do triệu tập hội nghị.
Nếu mục đích của hội nghị chia chác Biển Đông được cả hai phe ba phái gì đó đồng ý…thì…ít nhất TC phải đạt được  quyền lợi chính thức là nắm được chủ quyền Hoàng Sa, còn phía HK và đồng minh phải giữ được Trường Sa.
Nghĩa là hiệp định Thành Đô không thể thi hành tòan vẹn được,  vì như trên đã nói, nếu hiệp định Thành Đô trở thành sự thực, TC sẽ là chủ nhân ông của cả vùng Biển Đông với  hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Do đó, CÓ THỂ, sẽ có sự toa rập giữa HK và TC trong cuộc đi đêm, là, sẽ chia đôi những thỏa thuận của hiệp định Thành Đô giữa CSVN và TC, để TC không thể lấy được trọn vẹn Biển Đông &Trường Sa.
Để tạo lý do, HK và TC có thể sẽ toa rập, tạo một cuộc chiến nhỏ, giới hạn trong một thời gian ngắn trên lãnh thổ Việt Nam để lấy lý do triệu tập hội nghi.
Khi cuộc chiến này xẩy ra, cả ba phe bốn phái gì đó sẽ tri hô những lời đe dọa lẫn nhau, Liên Hiệp Quốc lên tiếng phản đối, HK và đồng minh đe dọa sẽ can thiệp bằng vũ lực, sẽ cấm vận TC …v…v…
Người ta thường nói, lấy chiến tranh để xây dựng hòa bình, nghe có vẻ nghịch lý, nhưng lại là một sự thực (!)
Cuối cùng trận chiến sẽ chấm dứt, một hội nghị sẽ được triệu tập mà kết qủa sẽ là nước Việt Nam lại một lần nữa bị chia đôi, nghĩa là thi hành một nửa kết qủa hiệp định Thành Đô, mà CSVN đã cam kết dâng hiến đất Việt cho Tàu.
Nước Việt sẽ bị chia đội ở vĩ tuyến 15, để TC nắm được trọn vẹn miền Bắc VN trong đó có Hoàng Sa (!)
Phía bắc vĩ tuyến 15 thuộc cộng Sản Bắc Việt.
Phía Nam vĩ tuyến 15 CÓ THỂ sẽ thuộc phe Mặt Trận GPMN.
Sự kiện này có thể thành hình như thế, vì hiện tình chia rẽ nội bộ đảng CSVN trước đại hội khóa 12 ( khai mạc ngày 21/1/2016).Khi Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “ vị trí Tổng Bí Thư đảng phải là người miền Bắc !”
Trung Cộng sẽ lợi dụng sự rối lọan nội bộ VSVN hay sự rối lọan này do chính bàn tay lông lá của Tập Cận Bình dựng lên để TC thực hiện kịch bản đi đêm với HK dưới chiêu bài đưa quân vào Việt Nam để bảo vệ phe cộng sản Hànội (!)
Nếu như thế, qua hội nghị Geneve 1954 và hội nghị do sắp xếp chia chác giữa HK và TC mang tên nào đó, ta cứ tạm gọi là hội nghị Paris lần thứ hai về VN (có thể diễn ra trong thời gian không xa- trước 2020)…là hai lần CSVN hạ bút ký, cắt đứt Tổ Quốc Việt Nam và chia lìa Dân Tộc thành hai miền, sau bao nhiêu năm chịu đắng cay do chiến tranh gây nên từ phía CSVN khi thi hành mệnh lệnh của quan thầy TC.
Một bản tin mới đưa lên các trang báo điện tử của CSVN ngày 10/1/2016 với tựa đề nhớ ngẩn là:
“ Cuối năm gom tiền, ồ ạt ra bán nhà”
“ Chủ nhật, 10/01/2016, 05:57 (GMT+7)
(Kinh tế) -Dồn dập mở bán cuối năm, lượng căn hộ chào bán trên thị trường Hà Nội tăng đột biến. Dự báo sẽ có thêm một nguồn cung khổng lồ vào năm nay các ông lớn bất động sản ồ ạt ra hàng. Giá cả theo đó cũng có xu hướng giảm.”(hết trích)
Bản tin ngớ ngẩn ở ngay từ tựa đề của nó, gỉa sử. cuối năm. gần Tết Nguyên Đán, nếu ai cần tiền mặt để chi tiêu thì cũng chỉ đem bán một vài chỉ vàng, khá hơn thì vài ba lượng để có tiền rủng rỉnh chi tiêu… chẳng ai “ồ ạt bán nhà  để gom tiền cuối năm” … để rồi ra đường ngủ đón giao thừa hay sao ?...người ta chỉ bán nhà khi muốn chuyển đổi nơi ở vậy thôi…
Thấy bản tin có vẻ khác lạ, nghi ngờ đó là một “dịch - bỏ của chạy lấy người”.
 Cá nhân tôi đã tìm cách liên lạc với các thân hữu tại Hanội và được biết, hiện nay, qủa thật dân Hanội đang bán nhà ào ạt …nhưng lý do là để…SUÔI NAM….vì e ngại có những biến động lớn tại phía Bắc mà trung tâm là Hanội. Vậy biến động đó là gì ?
Với hiện tượng bán nhà “ồ ạt” như vậy, có thể kịch bản như trình bầy trên đang từng bước được tiến hành.
Dân Miền Nam cần rút kinh nghiệm những vụ đổi tiền của cộng sản sau năm 1975, phải nhanh tay, rút hết tiền gởi trong các ngân hàng, gom với số tiền còn có trong tay, mau mau mua VÀNG CẤT GIỮ để phòng hờ kịch bản nói trên được thi hành, thì dù phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng hay bất kỳ ai cầm quyền ở miền Nam sau khi đất nước bị chia đôi cũng sẽ phải đổi tiền… lại chơi kiểu 500 đổi lấy 1 đồng thì dân Miền Nam lại trắng tay…như ngày con cháu bác vô Nam (!)
Đồng bào Quốc Nội, nhất là người dân Miền Nam cần kiểm chứng kỹ nguồn tin này… gía nhà, giá vàng ở miền Nam có thể sẽ lên cao.(!)
-         Nếu Hiệp Định Thànmh Đô được thi hành, Dân Tộc Việt Nam phải chịu đưa thân làmnô lệ cho bọn giặc phương bắc (!)
-         Nếu Hiệp Định Thành Đô còn đó, kịch bản chia chác giữa HK và TC như trình bầy trên thành hình….Nước Việt lại một lầnnữa bị chia cắt, một nửa Dân Tộc phía Bắc vĩ tuyến 15 trong vòng nô lệ giặc Tầu….Liệu một nửa Dân Tộc phương Nam có sáng sủa hơn không ? khi chính đảng cộng sản cũng chia đôi theo sự sắp xếp của những bàn tay lông lá để tiếp tục thống trị phương Nam ? !!!
Dân Tộc Việt Nam, trong và ngòai nước, hơn lúc nào hết, phải siết chặt tay nhau, XÉ TAN HIỆP ĐỊNH THÀNH ĐÔ, muốn như thế, trước hết phải dẹp cho được đảng CSVN, gìanh lại quyền tự quyết dân tộc, khi đó, Dân Việt chúng ta có dư tư cách pháp lý để XÉ BỎ HIỆP ĐỊNH THÀNH ĐÔ, một văn kiện bán nước của đảng CSVN.
Như bao người Dân Việt đã nghĩ và nói, ngày nào nước Việt còn bóng dáng cộng sản ở  Bắc hay ở Nam, là ngày đó nước Việt, con dân Việt còn điêu linh.
Xin hãy cùng nhau cầu nguyện Hồn Thiêng Sông Núi phò hộ giữ dìn cho Tổ Quốc toàn vẹn và Dân Tộc Việt được chung một mái nhà./.

Nguồn: http://chinhluanhaingoai.net/index.php/thoi-su/binh-luan/1941-hoa-ky-trung-cong-chia-doi-hiep-dinh-thanh-do 


Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990

Huỳnh Tâm (Danlambao) - Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt... Hai bên ký kết "Kỷ yếu hội nghị" đồng thuận bình thường hóa quan hệ song phương. Đảng cộng sản Việt Nam không tiết lộ và cũng không công bố cho toàn nhân dân Việt Nam biết cuộc đàm phán bí mật, một sự kiện lịch sử quan trọng này. Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán Bắc Kinh (钓鱼台国宾馆).
Một phần tư liệu về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, được tiết lộ bởi "Lý Bằng Nhật ký ngoại sự" (李鹏外事日记 ) và "Hợp tác phát triển Hòa Bình" (和平发展合作), ngoài ra tác giả công bố hơn 230 bức ảnh phụ trang, phần lớn đã được công bố tại Trung Quốc. Nguồn: Công bố bởi Nhà xuất bản Tân Hoa Xã.
Chúng tôi xin tóm lược một luồng thông tin giới thiệu tới độc giả như để tham khảo những tài liệu sau này về Hội Nghị Thành Đô 1990:
Lý Bằng (Li Peng) viết hai cuốn Hồi ký "Nhật ký ngoại sự", và "Hòa Bình phát triển hợp tác", đó là những cuốn sách nhật ký chú trọng phần hoạt động đối ngoại của Lý Bằng đã từng là Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ (NPC).
Bài này trích trong cuốn "Nhật ký ngoại sự" và "Hòa bình phát triển hợp tác" của tác giả Lý Bằng. NXB Tân Hoa xã xuất bản. Nguồn: people.com.cn. [1]
Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư. (3) Phạm Văn Đồng, (4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân), (5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), (6) Lý Bằng, (7) Đỗ Mười, (9) Hồng Hà (bìa phải) và Đinh Nho Liêm. Ảnh chụp tại Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)

Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!" [2] 
Lý Bằng "Nhật ký ngoại sự" (外事日记)  ghi lại quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt như sau:
Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt đụng đáy hết thuốc chữa. Tháng 12 năm 1986, thời đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đương quyền, tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là ở Đông Âu, Liên Xô bị tan rã. Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách, điều chỉnh lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc-Việt Nam.
Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý hội nghị bí mật vào ngày 03 - 04 tháng 9 năm 1990. Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên. 
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12 năm 1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời vào tháng 7. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội 6 đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ Bảy, ngày 26 tháng 8. 
Việt Nam tuyên bố "Rút toàn bộ quân đội của Việt Nam ra khỏi Campuchia". Lần này, tạo ra các điều kiện để giải quyết "trơn tru" cho mọi thuận lợi của vấn đề Campuchia, đồng thời làm "sạch" các chướng ngại bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Thứ Tư, ngày 6 tháng 6. 
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hẹn gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) [3] tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn (Văn Linh), hy vọng cho một lần đầu, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được đàm phán tại Trung Quốc.
Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8. 
Giới thiệu chuyến viếng thăm nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mục đích giải tỏa những vấn đề hai nước, hai đảng..., tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông cho biết hoàn toàn tán thành.
Thứ Hai, ngày 27 tháng 8.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm của Thế vận hội Châu Á (Asian Games) sắp tới tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ song phương Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.
Thứ Năm, ngày 30 tháng 8.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam. Bây giờ thử xem Việt Nam trả lời thế nào.
Chủ Nhật, ngày 02 tháng 9.
15 giờ 30, tôi lên chiếc máy bay chuyên cơ, cất cánh từ vùng ngoại ô sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 00 đến sân bay Thành Đô. Chúng tôi di chuyển bằng ô-tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Kim Ngưu tân quán (宾馆金牛), Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc bay chuyên cơ đến Thành Đô vào lúc 08 giờ 30 tối, chậm hơn tôi nửa giờ sau. Đến 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai.
Thành Đô, thứ Hai, ngày 03 tháng 9. 
Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.
Khoảng 14 giờ 00, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đến Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) [4]. Giang Trạch Dân và tôi chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.
Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)
Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ 00, sau 08 giờ 30 mới bắt đầu mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
Thứ Ba, ngày 04 tháng 9. 
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản "Kỷ yếu hội nghị". 
14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Lỗ Tấn "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) tặng cho các đồng chí Việt Nam. Về vấn đề này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra hài lòng.
16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như vậy đã đến nơi.
Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7

Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.

Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được đắc cử Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Những giai điệu tổng thể của Đại hội 7, Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh kiên trì giáo lý chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội 7 có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Việt.
Bắc Kinh thứ ba, ngày 30 tháng 7.
Buổi chiều, tôi đã gặp gỡ các đại diện đặc biệt của Lê Đức Anh của Ủy ban Trung ương Việt Nam và Hồng Hà. Họ yêu cầu mở cuộc họp cấp cao Trung-Việt tổ chức tại Việt Nam. Tôi cho rằng, để nhân dân hai nước có sự chuẩn bị trước, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc đáp ứng, gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, như cuộc họp cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng không có vấn đề về nguyên tắc. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ trả lời chính thức với phía Việt Nam. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, cả hai đối tác thông qua tham khảo ý kiến​​ và giải quyết. Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực về thương mại, bưu chính, vận chuyển, thanh toán ngân hàng, khôi phục giao thông đường bộ.
Thứ Ba, 17 giờ 00, ngày 05 tháng 11. 
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đã tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ Đường Nhân dân. 
Tiếp đó, chúng tôi tổ chức tiến hành cuộc đàm phán. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang cho biết, sau khi quan hệ song phương một thời quanh co, nay đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có thể ngồi lại với nhau để tiến hành cuộc đàm phán cấp cao mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một kết thúc của các cuộc đàm phán trong quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của quan hệ song phương. Đỗ Mười nói rằng, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới. Tiếp đó, tổ chức bữa tiệc.
Thứ Tư, ngày 06 tháng 11.
Buổi chiều, tôi đàm phán với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, bầu không khí rất tốt. Đầu tiên tôi nêu ra rằng Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tiến hành đàm phán khả quan, đã trao đổi đầy đủ quan điểm. Về vấn đề Đài Loan, thái độ Võ Văn Kiệt thể hiện rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về vay nợ, biên giới, người dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam vừa đề xuất, tôi đã hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực. 
Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆)

Thứ Năm, ngày 7 tháng 11. 
Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết và thỏa thuận tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆). Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi du lịch đến Quảng Châu, Thẩm Quyến và đến thăm những nơi khác.
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/ly-bang-tiet-lo-hoi-nghi-thanh-o-1990_18.html

Hội Nghị Bán Nước Thành Đô và các hệ lụy do nó gây ra_Long Điền.

E-mail Print
Lý do tại sao gần đây trên khắp nước Việt Nam và trong cộng đồng Người Việt Hải Ngoại bàn tán xôn xao về Hội Nghị Thành Đô (HNTĐ). Đây là một Hội Nghị tối cao giữa hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc nhóm họp tại Thành Đô thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. 
Bên phía CSVN gồm có: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Đỗ Mười, cố vấn chính phủ Phạm Văn Đồng. Tháp tùng có Hồng Hà - Chánh Văn phòng Trung ương, Hoàng Bích Sơn - Trưởng ban Đối ngoại, và Đinh Nho Liêm – Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao. Đáng chú ý là trong đoàn không có bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
Phía Trung Quốc gồm có: Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.
       
                   Thành phần chính thức hai đảng CSVN v à CSTQ tham dự HNTĐ 1990 . 
Hội nghị diễn ra tại khách sạn Kim Ngưu, trong hai ngày 3 v à 4 tháng 9 năm 1990. Nội dung chính trong cuộc hội nghị là vấn đề giải quyết chính trị xung đột Campuchia và vấn đề khôi phục bình thường quan hệ Trung - Việt
Thắc mắc chung  của người Việt toàn thế giới hiện nay là  HNTĐ  do ai chủ mưu, hai nước Việt Trung đã ký kết những gì, tác hại ra sao, tại sao phải công khai HNTĐ, tại sao muốn thoát HNTĐ thì phải Thoát Cộng trước và Thoát Trung sau.
I-Tình hình Việt Nam từ trước khi xảy ra Bước Ngoặt Lịch Sử   “Hội Nghị Thành Đô” (HNTĐ)gồm 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 :
Trước khi đi vào HNTĐ 1990 chúng ta đi lùi lại thời điểm lịch sử 1975 ngay sau khi Cộng Sản Việt Nam cưởng chiếm được Miền Nam Việt Nam (MNVN) do sự phản bội của chính phủ Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh MNVN.
Lê Duẩn :
a-Thời kỳ cầm quyền tuyệt đối của
TBT/CSVN Lê Duẩn
 Kể từ ngày 30 tháng Tư năm 1975, với chiến thắng quân sự và cưởng chiếm được Miền Nam. CSVN trên đà chiến thắng, tính kiêu binh và đặt mục tiêu quyền lợi của đảng CSVN lên trên quyền lợi của đất nước. Sự ngông cuồng của kẻ chiến thắng được  nhắc đến qua câu tuyên bố bạt mạng của Lê Duẩn năm 1975:” Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng”.   
CSVNđã phạm nhiều sai lầm liên tục, mặc dù Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã đích thân đi thăm 6 tỉnh phiá Nam sau biến cố  30 tháng Tư  3 tuần (tháng 5.1975) và chính Duẩn phát biểu trong Hội Nghị Trung Ương lần thứ 24 tại Saì Gòn như sau: 
“ Tại sao chúng nó là tư bản, chúng nó bóc lột người ta dữ, mà năng suất của nó vẫn cao. Vì nó là tư bản nhưng nó đi theo quy luật của nó, nó bóc lột nhưng mà vẫn tiến lên… Bây giờ nông dân ở miền Nam họ làm rất khá, mà nông dân thì phần nào hoá tư sản rồi”. 
“Tại sao người thợ ở ngoài này không bằng người thợ ở trong kia? Mình trả lời làm sao? Anh là chủ nghĩa xã hội mà tại sao anh lại không được bằng trong kia, anh trả lời làm sao? Đảng ta phải có trách nhiệm về những điều sai như vậy. Có thể vì chiến tranh, vì nhiều thứ, tôi đồng tình như vậy, nhưng trong đó cũng có khuyết điểm của mình chứ không phải không có khuyết điểm đâu”
“Miền Bắc trước đây phải hợp tác hoá ngay lập tức... Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy. Miền Nam bây giờ phải để cho giai cấp tư sản phần nào đấy, phải cho nó phát triển phần nào đã. Phải để kinh tế gồm mấy thành phần thì nông dân mới theo ta, liên minh mới chặt chẽ. Bắt hợp tác hoá là không đúng, năng suất thấp xuống thì hỏng hết cả, họ sẽ không theo giai cấp vô sản nữa, không thống nhất được đâu. Người nông dân làm ra những sản phẩm, người ta muốn bán, nếu chúng ta không cho bán thì nông dân chọi lại với chúng ta, nguy hiểm lắm, không thể được. Nếu chúng ta không có một hình thức kinh tế để kéo nông dân đi tới thì ta không thống nhất được. Vì vậy Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này.” Ngưng trích.
Thời điểm nầy, người dân và người lính hai miền Nam, Bắc 95% đã chán ngán chiến tranh, họ chỉ mong Hoà Hợp Hoà Giải để Nam Bắc chung sống một nhà, tái thiết quê hương tan nát sau 30 năm chiến tranh. Nhưng Lê Duẩn và đồng bọn CSVN đã phản bội ước nguyện chính đáng của toàn dân, mà chỉ phục vụ cho quyền lợi của thiểu số đảng viên trong Bộ Chính Trị mà thôi. 
Nhiều người thắc mắc, tại sao, Lê Duẩn là Tổng Bí Thư đầy quyền lực trong tay, còn hơn cả Hồ Chí Minh trước kia khi còn sống, mà những nhận định đúng đắn của Lê Duẩn không được áp dụng, đó là một nỗi bất hạnh của Việt Nam, bởi vì tuy nói như thế nhưng Lê Duẩn không dám làm một điều gì trái ý với bọn công thần trong Bộ Chính Trị, đi lệch là cuộc đời Lê Duẩn cũng sẽ ra tro. Ghê gớm thay quyền lực đen, ngấm ngầm trong BCT, BCH/TW Đảng.
b-Nguyên nhân xảy ra Hội Nghị Thành Đô:
Do đó từ sau 1975, Lê Duẩn và đồng bọn trong BCT luôn áp dụng những bộ luật sắt máu, những hành động trả thù và vơ vét  đối với người dân Miền Nam Việt Nam (MNVN) để từ đó bọn chúng được chia chác với nhau những gì chúng “Cướp được” .
Từ chỗ cướp của cải, tài sản của toàn dân, kế đến bọn chóp bu CSVN  chứng kiến đươc trên truyền hình Châu Âu năm 1989 cảnh xử tử 2 vợ chồng Ceausescu do họ có nợ máu với dân Romania  .   Những sự kiện này bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc, Romania v.v…làm họ hoảng sợ.  Có thể gọi cho đúng hơn đó là cuộc “Hoảng Loạn” chưa từng có trong lịch sử hình thành đảng Cộng Sản tại Việt Nam.
c-Giải Pháp Đỏ và thời kỳ trị vì của TBT Nguyễn Văn Linh : 
  
TBT/CSVN Nguyễn Văn Linh
Sư ra đi của Lê Duẩn trong chức vụ Tổng Bí Thư và mất sau đó  tháng 7 năm 1986 (kẻ được mệnh danh là thù ghét Trung Cộng)   được đánh dấu là thời kỳ thuận lợi, là bước ngoặt lịch sử giúp cho tân Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và thủ tướng Đỗ Mười mạnh dạn bắt tay với Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam chỉ với một mục đích duy nhất “Còn đảng ,còn mình” bỏ mặc quyền lợi Dân Tộc. Cuộc liên minh ma, quỷ nầy có công bằng hay chỉ là hình thức chủ, tớ. Xin xem thái độ của người dân Việt Nam lúc đó ra sao?  
 Trước những biến động tại Đông Âu và Liện Xô, toàn dân Việt Nam thảy đều vui mừng vì họ mong có ngày dẹp đám tay sai của Cộng Sản Quốc Tế để trở lại chế độ Dân Chủ Tự Do. Những cuộc bùng nổ cách mạng âm ĩ trong Nam, ngoài Bắc làm cho bọn chúng lo sợ cho của cải tài sản vừa cướp được làm sao tẩu tán đi đâu (khác với hiện nay bọn chúng đã tuồn rất nhiều tài sản vào các ngân hàng Thụy Sĩ, Châu Âu và nhiều quốc gia khác) nên biện pháp khấu đầu thần phục Trung Cộng giải quyết một lúc nhiều vấn đề: vừa bão vệ được chế độ độc tài, vừa bão vệ được tài sản, vừa không phải lo bị thanh trừng do Cách Mạng Dân Chủ bùng nổ, chỉ cần toả mản một số điều kiện của quan thầy Trung Cộng là không lo về mặt quốc phòng vì theo chúng nghĩ dù có bành trướng cở nào thì TC cũng là một quốc gia cùng phe XHCN, cho nên bọn CSVN thà để mất nước hơn là mất đảng.
Trên thế giới lúc ấy chỉ còn Trung Quốc là cái phao để cứu đảng CSVN, vì thế Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và đồng bọn đã dễ dàng quỳ mọp trước Bắc Kinh xin xí xoá lỗi lầm cũ và hợp tác để sống còn. Bọn bá quyền Bắc Kinh được dịp may hiếm có, tìm mọi cách đòi hỏi tối đa, CSVN chỉ còn nước khấu đầu quy thuận. CSVN thề quyết quên hết thù xưa và mật ước Thành Đô  đã được ký kết và toàn dân Việt Nam không một ai được biết đến!!!
 Bọn CSVN dễ dàng quên đi các cuộc tàn sát không gớm tay của Trung Cộng năm 1979 khi tấn công 6 tỉnh miền Bắc nước ta gây tổng số  thiệt hại nhân mạng trên 60.000 dân quân . Dã man nhất là những vụ tàn sát hang ngàn phụ nữ và trẻ em trên đường lánh nạn. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn v.v….
    
Bia đá tường niệm đồng bào bị TC thảnm sát. Hình ảnh đồng bào bị quân Trung Cộng thảm sát.
Bộ Chính Trị CSVN cũng mau quên các tội ác của Trung Cộng khi chúng tấn công các tỉnh biên giới Lạng Sơn và Hà Giang.Từ năm 1984 đến 1987 Trung Quốc  đã tung 6 sư đoàn tấn công CSVN tại các tỉnh Lạng Sơn,Hà Giang bằng nhiều đợt khác nhau. Gây thiệt hại hang ngàn thường dân và gần 10.000 bộ đội CSVN. Điển hình là trận Lảo Sơn (Núi Đất) từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1984.  Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường. Thông tin trong cuốn 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.
Chúng cũng mau quên trận tấn công Trường Sa đẩm máu 19.03. 1988 cách đó 2 năm với 3 chiến hạm vận tải  CSVN bị chìm và 64 chiến sĩ thủy quân thiệt mạng. phiá Trung Quốc hoàn toàn vô sự vì lính Thủy Quân VN không được lịnh nổ súng để tự vệ. Toàn bộ nhóm đảo Trường Sa đến nay vẫn do Trung Cộng chiếm đóng.
“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…” 
Những trận đánh trên vùng biên giới Việt Trung và Trường Sa trên biển thảy đều bị CSVN dấu nhẹm, gần như toàn dân thảy đều bị bịt kín thong tin, nhưng những thiệt hại nhân sự và tài sản thì rất lớn, gây cho CSVN tâm trạng bất an, cộng với tình hình phe cộng sản Quốc Tế liên tiếp sụp đổ tại Đông Âu từ năm 1989 đến năm 1990 làm cho Bộ Chính Trị CSVN hoảng loạn. Do đó TBT Nguyễn Văn Linh phải đề ra “Giải Pháp Đỏ” không chỉ là lôi kéo Trung Cộng hợp tác mà là cúi đầu tuân phục Trung Quốc để mong ngưng cuộc chiến biên giới và cùng bắt tay chống Tư Bản.
Toàn dân thì hoàn toàn không biết gì về HNTĐ, trong Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Uơng đảng thì có kẻ biết người không, nhưng đại đa số thảy đều hèn nhát im lặng, một số can đảm hơn thì than vản và viết hồi ký như:  
d- Lời thú nhận đắng cay của Nguyễn Cơ Thạch Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN:
BT Ngoại giao  Nguyễn Cơ Thạch 
Khởi đầu từ HNTĐ 1990 đất nước Việt Nam đã đi đến bước ngoặc bi thương, chính quyền thì như bù nhìn bỏ mặc cho bá quyền Trung Cộng làm mưa làm gió trên giang san Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch là một nhà ngoại giao kỳ cựu, khôn ngoan và hèn nhát , Thạchkhông dám thố lộ cùng ai về HNTĐ mà hắn biết,  không dám viết hồi ký, không dám  lạm bàn đến HNTĐ  nhưng sau đó chính Thạch cũng đã thổ lộ đắng cay:  "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự.”  
e-Hồi ký đau thương của thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ:
Thứ trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ
Hội Nghị Thành Đô diễn ra năm 1990, mãi 14 năm sau tức 2004 Trần Quang Cơ, thứ trưởng Ngoại Giao CSVN mới đưa tập hồi ký 82 trang khổ A4 cho thân hữu xem, chưa dám xuất bản công khai. Nội dung hồi ký không có chi tiết cụ thể những ký kết giữa 2 bên Việt Trung. Ghi chép diển tiến hội nghị, các thủ đoạn của phía Trung Quốc nhằm đánh lừa CSVN. Trong khi đó CSVN nôn nóng thực hiện “Giải Pháp Đỏ” do Nguyễn Văn Linh đề xướng. Mong mỏi của CSVN lúc ấy là làm sao lôi kéo Trung Quốc thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vững chải bảo vệ XHCN. Trước tình hình Khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, Liên Xô điêu đứng và phe tư bản sẽ xoá sổ các nước XHCN còn lại. Ngược lại phía Trung Quốc hoàn toàn không có ý định làm chỗ dưa cho phe XHCN còn lại, mà là đang vuốt ve Mỹ giúp hiện đại hóa đất nước và quân đội Trung Quốc trở nên hùng cường khả dĩ chống lại được áp lực Liên Xô. Biết được nổi lo sợ sụp đổ chế độ của CSVN,
Trung Cộng thúc ép CSVN phải giải quyết cuộc chiến tại Campuchia theo quan điểm của TQ đồng thời làm cho phe Campuchia Dân Chủ hiểu lầm không còn hợp tác với CSVN mà nghiêng về TQ và gây chia rẽ nội bộ  CSVN để làm suy yếu và thôn tính VN khi tình hình cho phép. Đến giờ nầy chưa ai bên phía CSVN đưa ra  văn bản chính thức các cam kết trong và sau HNTĐ gồm có những gì, nhưng phía Trung Quốc đã tung tin trên Hoàn Cầu Thời Báo là  “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Thời báo)  
 f-Sự uất nghẹn của cựu Đại Sứ VN tại Trung Quốc, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và 60 đảng viên lảo thành:
         
           
   TT Nguyễn Trọng Vĩnh                                                     TT Lê Duy Mật                                                  Giáo sư toán Hoàng Tụy
“Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành vừa gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc. 
Bức thư mà BBC có trong tay đề ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan... được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin".
"Công cuộc đổi mới gần ba mươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc."
Đường lối chính sách của Đảng và nạn tham nhũng, theo các tác giả bức thư, đã "đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh".
Thư nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
Từ đó tới nay, "Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới".
Theo các Đảng viên chấp bút thư, thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập "cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua".
 Những người này cũng thừa nhận rằng toàn thể Đảng CSVN, trong đó có bản thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên nhưng phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
Bức thư nêu ra một số yêu cầu chính, mà trước tiên là Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và "từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa".
Chỉ có hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ mới có thể mở ra thời kỳ mới phát triển cho Việt Nam, theo nhận định trong thư. Họ cũng kêu gọi quyết tâm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc”. Các tác giả kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước "thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
….Họ yêu cầu minh bạch hóa sự thật về quan hệ Việt – Trung và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế …
Lá thư cũng khuyến cáo nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông. Quan điểm 'không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba' là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi." Ngưng trích.
Nhưng 61 đảng viên lảo thành dù có tấm lòng yêu nước theo cách suy nghĩ riêng của họ, nhưng họ quên một điều căn bản do đâu mà có hiện trạng nô lệ với Trung Cộng, do đâu mà có nạn tham nhũng tràn lan, do đâu mà có nạn đàn áp dân oan, do đâu mà có tình hình kinh tế sa sút trầm trọng, do đâu mà các khu chợ người Hoa mọc lên như nấm tại nhiều vùng của VN. Đó không chỉ là “Thoát Trung” mà phải “Thoát Cộng”là cội nguồn mọi yếu kém, kềm hảm đất nước Việt Nam trước tiến trình “Toàn Cầu Hoá Dân Chủ”.
II-Những  hệ lụy sau khi ký kết Hội Nghị Thành Đô:
Sau năm 1990 ký kết HNTĐ năm 2000 CSVN đã ký kết với Trung Quốc nhiều hiệp ước tiếp theo mà phần thiệt hại luôn về phiá Việt Nam. Vì thế trong dư luận có sự bất bình, không tán thành hiệp định vì cho rằng chính phủ Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc quá nhiều:
“Về phương pháp phân chia trong Vịnh Bắc Việt thì đây là một phương pháp phân chia hoàn toàn bất bình đẳng mà Việt Nam bị thiệt hại rất nhiều mặt.” 
Ông Trương Nhân Tuấn
Vụ Trung Cộng ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam qua giàn khoan Hải Dương 981:
“Thảm trạng không dám “thoát Cộng” rồi bây giờ không dám “thoát Trung” sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 tự do đến ngày 02/05 (2014) rồi thanh thản ra đi khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07 (2014) đã cho ta thấy rõ cái não trạng sợ hãi và ươn hèn của đảng CSVN đối với nhiệm vụ bảo quyền lợi của dân và của nước bi thiết đến nhường bao ?
                                              
              Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng               Khi đảng đổi hướng, cờ Tàu thêm một ngôi sao nhỏ - ngôi sao nô lệ. (vietinfo.eu)
Một thái độ “im hơi lặng tiếng” đến lạnh người của đảng và nhà nước CSVN từ sau khi gìan khoan HD 981 rút về phía nam đảo Hải Nam (Trung Cộng) dường như đã phản ảnh sự hài lòng tự mãn của lãnh đạo vừa ra khỏi cơn ác mộng.
Cũng từ khi gìan khoan rút đi, không còn thấy Việt Nam bắn tiếng “đã chuẩn bị sẵn hồ sơ đấu tranh pháp lý” với Trung Quốc nữa.” 
Sau đây là hàng loạt các áp đặt nghịch lý của Trung Cộng đối với Việt Nam gây ra sự bất mản Trung Quốc gia tăng khắp thế giới  và nhiều cuộc biểu tình đốt phá các công ty Trung Quốc diễn ra nhiều nơi tại Việt Nam.
Theo thống kêquốc tế trêntrang mạng qianzhan.com Trung Quốc ngày 17 tháng 7 có bài viết dẫn các nguồn tin cho rằng, một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành ở 11 nước châu Á cho biết, có khoảng một nửa người được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, nhưng, rất nhiều người được hỏi lo ngại về tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nước mình (thực ra chủ yếu là Trung Quốc nhảy vào tranh chấp và xâm lược), lo ngại xảy ra xung đột quân sự.
93% người Philippines, 85% người Nhật Bản, 84% người Việt Nam, 83% người Hàn Quốc lo ngại về xung đột quân sự với Trung Quốc. Ngưng trích
Số người dân Việt Nam phản đối Trung Quốc gia tăng nhưng tỷ lệ nghịch với chính phủ CSVN ngày càng ve vuốt quỵ lụy với Trung Cộng. Đó là một nghịch lý cần phải được giải quyết vì nhà cầm quyền CSVN đi ngược lại với nguyện vọng toàn dân Việt.
Những nghịch lý đó là:
-Những công trình xây dựng do Trung Quốc luôn trúng thầu và xây dựng cẩu thả kém phẩm chất.  
-Những khu phố người Hoa hiện diện nhiều nơi trên đất nước Việt Nam như chỗ không người 
-Những khu rừng đầu nguồn cho thuê dài hạn.
-Khu công ngiệp Bauxit Tây Nguyên do Trung Quốc quản lý  gây ô nhiểm trầm trọng.
h- Biện pháp giải quyết dứt điểm:
Muốn “Thoát Cộng” và “Thoát Trung”một cách trọn vẹn và có hiệu quả là phải do toàn dân Việt Nam quyết định. Mọi sự vận động từ Người Việt Hải Ngoại và của quốc tế chỉ có tính cách hỗ trợ, nổ lực chính là do Toàn Dân Việt định đoạt. Trong phía Quốc Tế, vai trò của Hoa Kỳ là chính yếu, do đó vận động quốc tế Giải Thể chế độ cần phải vận động người dân, lưởng viện Quốc Hội,các hiệp hội Dân Sự tại Hoa Kỳ là cần thiết và quan trọng.
Người Việt Hải Ngoại toàn thế giới cần phải tham gia nhiều hơn nữa vào vòng chính. Sự có mặt đông đảo trên chính trường, nhất là trong nghành Lập Pháp và Hành Pháp tại các quốc gia trên toàn thế giới hưởng ứng thì mới mang lại kết quả mong muốn.  
Tiến trình Giải Thể chế độ Cộng Sản tại Việt Nam cần có sự tiếp tay của mọi thành phần xã hội, trong đó đảng viên các cấp trong đảng CSVN, công an, bộ đội và công chức CSVN cũng phải được chú trọng vận động đúng mức. 
 Toàn dân Việt Nam quyết định vận mệnh đất nước vào thời điểm lịch sử nầy đánh dấu một trang sử Mới cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.
Long Điền
 25 tháng 8 năm 2014
© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam
 Nguồn:http://diendannguoidanvietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3289:hi-ngh-ban-nc-thanh-o-va-cac-h-ly-do-no-gay-ralong-in&catid=53:tac-gi-vng-vn-giau-long-in&Itemid=9
_____________________
  http://ngoclinhvugia.wordpress.com/2013/06/02/nhung-mam-non-khong-con-chet-yeu-dang-chi-hung/ NHỮNG MẦM NON KHÔNG CÒN CHẾT YỂU (Đặng Chí Hùng) 
  http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/le-duan-qua-mot-tai-lieu-moi-tim-111uoc/  Lê Duẩn qua một tài liệu mới tìm được do Đặng Phong đưa lên Internet. 
  http://vi.wikipedia.org/wiki/Nicolae_Ceau%C5%9Fescu  Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Romania bị hành quyết.
  http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_s%E1%BB%A5p_%C4%91%E1%BB%95_c%E1%BB%A7a_Li%C3%AAn_X%C3%B4_v%C3%A0_%C4%90%C3%B4ng_%C3%82u  Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu
  http://chinhnghiaquocgia.blogspot.com/2011/09/le-duan-va-trung-quoc.html  Lê Duẩn và Trung Quốc 
  http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung,_1979  Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100728_laoshan_battle.shtml 3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2010/07/100728_buitin_iv.shtml Bùi Tín nói về trận Núi Đất.
  http://vietland.wordpress.com/2007/12/12/trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%A5n-cong-va-tan-sat-d%E1%BA%A9m-mau-h%E1%BA%A3i-quan-nhan-dan-vi%E1%BB%87t-nam-t%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa-nam-1988/  Trung Quốc Tấn Công Và Tàn Sát Đẩm Máu Hải Quân Nhân Dân Việt Nam Tại Trường Sa Năm 1988 
  http://songnews.net/D_1-2_2-219_4-935/bi-mat-tham-khoc-ve-so-phan-cua-nu-tu-binh-viet-trong-cuoc-chien-trung-viet-1979-1989.html   Bí mật thảm khốc về số phận của nữ tù binh Việt trong cuộc chiến Trung-Việt 1979-1989
  http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_C%C6%A1_Th%E1%BA%A1ch#cite_note-2 Nguyễn Cơ Thạch 
  http://www.rfa.org/vietnamese/blog/thanhdo-conf-trust-tranpa-08102014110958.html  Uẩn khúc Hội nghị Thành đô: Lòng tin và sự minh bạch
http://www.banthedao.net/thongbaotintuc/loithutoi/loithutoi.html Lời thú tội kinh hoàng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140729_veterans_open_letter.shtml  Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung
http://anhbasam.wordpress.com/2014/07/29/thu-ngo-gui-bch-trung-uong-va-toan-the-dang-vien-dang-csvn/  Danh sách thư ngỏ và văn bản chính thức . 
  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Interview-scholar-truong-nhan-tuan-on-the-sino-vietnamese-issue-part2-nan-11302008144044.html  Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000.
  http://www.vietcatholic.net/News/Html/128149.htm CÀNG “ĐỊNH HƯỚNG” CÀNG “CHỆCH ĐƯỜNG”
  http://m.phunutoday.vn/quan-su-quoc-phong/bao-tq:-viet-nhatphi-coi-trung-quoc-la-moi-de-doa-an-ninh-lon-nhat-51115.html 93% người Philippines, 85% người Nhật Bản, 84% người Việt Nam, 83% người Hàn Quốc lo ngại về xung đột quân sự với Trung Quốc.

Tuesday, October 14, 2014

HỘI NGHỊ BÁN NƯỚC THÀNH ĐÔ

  

Ban Tuyên giáo TW phổ biến tài liệu Hội nghị Thành Đô

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô được cho là của ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng
Tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô được cho là của ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng
RFA files photo
Một tài liệu được nói là do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên soạn về Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 mà nhiều người quan tâm trong nước gọi là Thỏa thuận Thành Đô đang được lưu hành xuống cơ sở đảng. Động thái này được thực hiện sau khi có một số kêu gọi của chính những vị cao cấp trong Đảng cũng như người quan tâm phải bạch hóa thỏa thuận đó. Những điều được Ban Tuyên giáo nêu ra trong tài liệu có đáp ứng được yêu cầu của những người từng có kiến nghị về việc này hay chưa? Gia Minh trình bày.
Kiến nghị bạch hóa
Vài tháng trước đây, một bản tin được loan truyền khá rộng rãi ở Việt Nam cho biết Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, và tờ Hoàn Cầu ở Hoa Lục, có tiết lộ thông tin về Cuộc gặp cấp cao diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 ở Thành Đô giữa những nhà lãnh đạo Trung Quốc và những người tương nhiệm Việt Nam.
Mặc dù đến giờ vẫn có những nghi vấn chưa trả lời được về tính chính xác của xuất xứ và nội dung quan trọng được nói là do hai cơ quan thông tấn Trung Quốc loan đi, nhưng theo một số người quan tâm ở Việt Nam thì nội dung đó như sau “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như TQ đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía TQ đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho VN thời gian 30 năm(1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc TQ
Nội dung được cho là của Tân Hoa Xã
Trước thông tin như thế, vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên phó tư lệnh- tham mưu trưởng Quân khu 2 và tư lệnh mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) có một thư kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay. Nội dung thư nêu lên thực tế Việt Nam lâu nay và trích lại điều được cho là phát xuất từ Tân Hoa Xã nêu ra để yêu cầu đảng phải công khai Thỏa hiệp Thành Đô.
Đến ngày 4 tháng 9, 20 cựu sĩ quan cao cấp trong Lực lượng Vũ trang Quân đội Nhân Dân Việt Nam cũng có một kiến nghị gửi cho chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ trong đó có điểm tương tự là phải công khai cho người dân biết về những thỏa thuận nếu có đã ký kết giữa hai phía.
Nhóm những bloggers tại Việt Nam vừa qua khởi xướng phong trào mang tên ‘Chúng tôi muốn biết’ cho biết vào ngày 15 tháng 10 này đại diện của họ sẽ trao một văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội Bạch Hóa Hội nghị Thành Đô’ đến Ban Dân Nguyện ở Hà Nội và Văn phòng Quốc hội 2 tại Sài Gòn.
Giải đáp của Ban Tuyên giáo?
Từ cuối tuần rồi, một tài liệu được phổ biến rộng rãi trên mạng, nói rằng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có lời giải thích với các chi bộ về  Hội Nghị Thành Đô và những lời đồn thổi ngoài xã hội về cuộc họp cấp cao này.
Tài liệu được nói là xuất xứ từ Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang được những người quan tâm phổ biến trên mạng Internet có ba đề mục. Hai đề mục đầu nói đến bối cảnh tình hình quốc tế của cuộc gặp và mục đích cuộc gặp. Mục thứ ba trình bày lại những diễn biến và kết quả cuộc gặp được nói nhằm bàn về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Tài liệu này bác bỏ ý của trích dẫn mà những người quan tâm nói rằng do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra, khẳng định không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…
Tài liệu này bác bỏ ý của trích dẫn mà những người quan tâm nói rằng do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra,  khẳng định không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…’ như điều được phổ biến trên một số trang mạng và blog, gọi đó là một ‘luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân’.
Đòi hỏi mới
Đại tá Bùi Văn Bồng, một trong 20 cựu sĩ quan cao cấp ký tên vào kiến nghị hồi ngày 4 tháng 9 có phát biểu sau khi biết tin về việc lưu hành tài liệu của Ban Tuyên Giáo Trung ương về Cuộc gặp cấp cao Việt- Trung tại Thành Đô hồi năm 1990:
Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu đưa tin như thế thì phải đập lại ngay là không có sự việc đó. Ý đồ gì mà Trung Quốc đưa tin như thế. Theo tôi không có căn cứ gì để tin hay không tin; thế nhưng khi một tờ báo nước ngoài nói những điều bất lợi cho chủ quyền dân tộc và lại cũng bất lợi cho cả đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam trong những việc lớn như thế không còn là thông tin nội bộ nữa.
Lẽ ra khi có thư ngỏ của các cựu chiến binh, nhất là khi có thư của thiếu tướng Lê Duy Mật, theo tôi thì báo Nhân dân, hoặc Quân đội Nhân dân hoặc Thông tấn xã phải có ý kiến ngay. Ở đây không làm được việc đó thì tính chiến đấu và kịp thời của báo chí chính thống là chậm, không đạt yêu cầu.
Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy. ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Sự thật đến đâu, ‘Thành Đô’ bàn những vấn đề gì, và không có bàn đến chuyện đó mà báo Trung Quốc bịa. Thế thì có gì khó đâu! Mà mình càng im lặng, cứ giải quyết nội bộ, trở thành một mô- típ rồi: chuyện gì lớn nhỏ đều cứ thích giải quyết nội bộ trước. Theo tôi chuyện này có gì mà giải quyết nội bộ, cứ công khai hóa mà phản bác lại họ. Như thế theo tôi nhân dân sẽ tin hơn và bớt dư luận phức tạp. Còn cứ lẩn quẩn nội bộ, thòi tin chỗ này, thông tin chỗ khác, rồi đưa chỗ này tí, chỗ kia tí thì chả có lợi gì về mặt dư luận mà đồng thời người ta lại cho đảng và Nhà nước không muốn minh bạch hóa.
Cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại cách hành xử lâu nay của đảng và nhà cầm quyền Hà Nội; tuy nhiên trước sự phát triển của tinh thần dân chủ thì cách thức bưng bít thông tin sẽ không còn hiệu quả nữa. Ông nói:
Từ khi đảng cộng sản lãnh đạo đất nước bằng những cách theo kiểu của họ thì nhân dân có được biết gì đâu. Chính sách, chủ trương của họ hoàn toàn bí mật. Từ những năm 64-65 lúc thì ngả về Trung Quốc, lúc thì ngả về Nga. Toàn mấy ông trong Bộ Chính Trị, thậm chí mấy ông có ‘giá trị’ trong Bộ Chính Trị họ tự làm lấy đấy chứ. Quốc hội cũng chỉ là bù nhìn thôi, họ lập ra cho có gọi là quốc hội thôi chứ quốc hội cũng không biết. Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy. ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết.
Thời gian gần đây do phong trào dân chủ trong nước thì anh em, một số trí thức, một số quân nhân đòi hỏi nên chúng ta được biết phần nào ngọn của tảng băng thôi, còn khúc chìm chúng ta không thể biết được.
Theo tôi nghĩ, dần dần đảng cộng sản phải minh bạch hóa, và nhân dân phải có quyền được biết những chính sách.
Cũng trong tuần qua hai tác giả tại Paris, Pháp là Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm có một bài viết trình bày lại tình hình thế giới cộng sản quốc tế, Việt Nam và Trung Cộng trước khi diễn ra Hội nghị Thành Đô. Bài viết cũng phân tích thực tế về những diễn tiến đã và đang xảy ra để chứng minh cho thấy có một thỏa thuận được lãnh đạo hai phía ký kết và Việt Nam đang gánh phần thua thiệt rất lớn.
Đối với những người đang yêu cầu đảng và chính phủ bạch hóa Thỏa thuận Thành Đô thì cần phải thực hiện nguyên tắc mà Hà Nội luôn luôn nói là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” Theo họ thì trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, họ có quyền yêu cầu các đại biểu quốc hội phải bạch hóa một cách đầy đủ và chính xác toàn bộ nội dung của Hội nghị Thành Đô.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thanh-do-agree-declassi-10132014065248.html


Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô'

  Các ông Lý Bằng và Giang Trạch Dân đóng vai trò quan trọng tại Hội nghị Thành Đô
Hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Quang Cơ đã đề cấp đến những gì xảy ra sau Hội nghị Thành Đô 3-4 tháng 9/1990 giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc năm 1990, chủ đề hiện được dư luận ở Việt Nam quan tâm trở lại:
Sau đây là hai chương BBC Tiếng Việt xin trích dẫn từ các nguồn mở đã đăng trên mạng Internet ở nước ngoài ở dạng tư liệu, mở đầu là chương 16 dưới tiêu đề 'Món nợ Thành Đô':
“Từ tháng 9/90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó, cụ thể là tác động với Phnom Penh nhận SNC có 13 thành viên và do Sihanouk làm Chủ tịch. Với cách làm đó, họ khơi sâu thêm bất đồng trong nội bộ ta… Trung Quốc thấy rằng việc thực hiện thoả thuận Thành Đô gặp trở ngại chính từ Bộ Ngoại giao nên chủ trương chia rẽ nội bộ ta càng trắng trợn hơn. Đại sứ mới của Malaysia ngày 3.10.90 đến chào xã giao, nói với tôi là ở Bắc Kinh người ta đưa tin là có sự khác nhau giữa Bộ Ngoại giao và lãnh đạo Đảng về chủ trương đối ngoại cho nên trong chuyến đi Thành Đô gặp cấp cao Trung Quốc không có ông Nguyễn Cơ Thạch.
Sau Thành Đô, trong khi ta nới rộng hoạt động của sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam thì phía Trung Quốc lại tỏ ra lạnh nhạt với Bộ Ngoại giao công kích lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam; hạn chế hoạt động của Đại sứ ta ở Bắc Kinh, không sắp xếp Đại sứ ta tham dự vào cuộc Lý Bằng tiếp anh Võ Nguyên Giáp, anh Vũ Oanh; cử cán bộ cấp thấp tiếp và làm việc với Đại sứ ta.

Trung Quốc một mặt khẳng định là vấn đề Campuchia chưa giải quyết thì quan hệ Trung – Việt “chỉ có bước đi nhỏ”, mặt khác thăm dò và tích cực tác động đến vấn đề nhân sự và phương án chuẩn bị Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ họp vào giữa năm 1991. Từ tháng 3/91, tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khoá 7, Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Trung – Việt đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo hơn trong vấn đề Campuchia. Về vấn đề SNC của Campuchia. Trung Quốc không cố bám giữ con số 13, tạm gác vấn đề chủ tịch, phó chủ tịch, đưa ra công thức “Sihanouk chủ trì các cuộc họp SNC”. Từ chỗ chỉ có quan hệ với 3 phái, sau cuộc gặp SNC ở Pattaya (Thái Lan), Trung Quốc chuyển sang quan hệ trực tiếp với Nhà nước Campuchia, mời Hun Sen thăm Bắc Kinh trong 3 ngày (22-24/7/91).

Chiều Chủ nhật 18/11/90 họp Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia. Từ sau khi P5 thoả thuận về văn kiện khung (28/890) cuộc đấu tranh về vấn đề Campuchia đi vào giai đoạn cuối, gay gắt và quyết liệt. Thay mặt Bộ Ngoại giao, tôi trình bày đề án về nguyên tắc đấu tranh về văn kiện khung của P5 và về vấn đề SNC để Bộ Chính trị cho ý kiến. Khi tôi trình bày xong, anh Thạch đề nghị Bộ Chính trị khẳng định 2 điểm:
1. Vấn đề SNC là vấn đề nội bộ của Campuchia, ta không ép bạn được, phải tôn trọng chủ quyền của bạn;
2. Về văn kiện khung, ta phải bác những điểm vi phạm Hiến chương LHQ. Nếu không sau này có ảnh hưởng đến vấn đề xử lý Trường Sa… Ta thấy rõ Trung Quốc và Mỹ đều nhất trí xoá Nhà nước Campuchia bằng cách khác nhau.
Cuối cuộc họp, Tổng bí thư Linh kết luận: “Về SNC ta không thể góp ý với bạn được… Nếu nói Trung Quốc và Mỹ như nhau thì tôi không đồng ý. Sau hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị sẽ đánh giá lại một số vấn đề liên quan đến ngoại giao như nhận định về Trung Quốc thế nào, tuyên bố hoặc nói về Trung Quốc như thế nào?”


Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là nhân vật lớn của ngành ngoại giao Việt Nam
Nguyễn Cơ Thạch nói luôn: “Đồng ý đánh giá lại cả cuộc hội đàm ở Thành Đô”.
Dự thảo Hiệp định toàn bộ về Campuchia ngày 26/11/90 do P5 thảo ra đã được các thành viên SNC Campuchia chấp nhận về cơ bản tại cuộc họp ở Paris ngày 23/12/90. Chủ trương của ta là giải pháp chính trị về Campuchia, nhất là những vấn đề nội bộ Campuchia, phải do bạn tự quyết định và chịu trách nhiệm với dân tộc Campuchia. Ta hết sức giúp đỡ họ, gợi ý để họ tránh được những thất bại không đáng có, nhưng ta không thể làm thay. Như vậy ta vừa hết lòng giúp bạn vừa không để Việt Nam một lần nữa bị sa lầy vào cuộc đấu tranh nội bộ của Campuchia. Không để vấn đề giải pháp chính trị về Campuchia lại một lần nữa trở thành vấn đề lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Campuchia.
Theo yêu cầu của bạn, ngày 14/1/91, tôi cùng các anh Huỳnh Anh Dũng, Lê Công Phụng, Vũ Tiến Phúc, chuyên viên về giải pháp Campuchia, sang Phnom Penh làm việc với bạn với mục đích:
a. Tìm hiểu suy nghĩ và ý định của bạn về giải pháp Campuchia sau khi bạn đã chấp nhận văn kiện khung của P5 tại cuộc họp Jakarta 10/9/90 và chấp nhận về cơ bản dự thảo Hiệp định 26/11 của P5 tại cuộc họp Paris 23/12/90;

b. Thuyết phục bạn kiên quyết tách riêng các vấn đề nội bộ thuộc chủ quyền Campuchia để chỉ thảo luận và giải quyết trong SNC;
c. Thoả thuận kế hoạch chuẩn bị cho việc họp lại Hội nghị quốc tế Paris.
Khi tiếp tôi, anh Hun Sen nói: “Trong nội bộ Campuchia, xu hướng mạnh nhất là muốn có một giải pháp chính trị giữ được thành quả cách mạng, không để cho Pol Pot quay trở lại… Tình hình hiện nay rất tế nhị. Tình hình phức tạp sẽ xảy ra nếu ta chấp nhận một giải pháp vô nguyên tắc. Chỉ cần chấp nhau một giải pháp như vậy thì nội bộ Campuchia đã hỗn loạn rồi chứ chưa nói là ký kết. Ta giữ lập trường cứng như vừa qua là tốt. Đề nghị Việt Nam không để đẩy quá nhanh tiến trình giải pháp.
Như vậy, qua các cuộc gặp Bộ trưởng Hor Nam Hong, Thứ trưởng Dith Munty và Thứ trưởng Sok An, nhất là qua phát biểu của Chủ tịch Hun Sen chiều 16/11, có thể thấy được chủ trương của bạn cố kéo dài trạng thái đánh đàm hiện tại vì nhiều yếu tố chủ quan khách quan khác nhau, song chủ yếu vì trong nội bộ lãnh đạo bạn xu hướng chưa muốn đi vào giải pháp còn rất mạnh. Hun Sen cho biết theo quyết định của Bộ Chinh trị Campuchia, trong cuộc họp Trung ương ngày 17/1/91, ông ta sẽ thông báo cho Trung ương là “năm 1991 sẽ chưa có giải pháp”.
Tuy nhiên, tôi lại có cảm thấy trong suy nghĩ cũng như trong hành động lãnh đạo Campuchia đang có nhiều mâu thuẫn lúng túng, chưa xác định được cho mình một đường lối rõ ràng mạch lạc, mà chỉ lo đối phó từng bước với những vấn đề trong nội bộ cũng như với đối phương.


Các lãnh đạo Việt Nam, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười
Trong lần gặp Heng Somrin ở Hà Nội ngày 24/2/91, anh Nguyễn Văn Linh vẫn cố ép bạn “cần thực hiện tốt chính sách hoà hợp dân tộc, không nên nhấn mạnh vấn đề diệt chủng, nên SNC gồm 13 thành viên và Sihanouk làm Chủ tịch”. Heng Somrin về nói lại với Bộ Chính trị Đảng Campuchia thì tất cả đều băn khoăn và ngại rằng Heng Somrin không thạo tiếng Việt nên nghe có thể sai sót. Thực ra, như Hun Sen nói với anh Ngô Điền, khi nghe Heng Somrin nói lại những ý kiến của anh Linh, Bộ Chính trị Campuchia rất lo vì thấy Việt Nam khác Campuchia nhiều quá. Ngày 13/3/91 Hun Sen nói với anh Thạch: “Có thể có sách lược phân hoá Khmer đỏ, nhưng dứt khoát không thể bỏ vấn đề diệt chủng. Nếu bỏ sẽ có 3 mối nguy hiểm: sẽ mất con bài mặc cả trong đàm phán ngay từ đầu; mất lợi thế trong tổng tuyển cử; kẻ thù sẽ có lợi trong việc vu cáo Việt Nam là mọi chuyện xảy ra 12 năm qua đều do Việt Nam gây ra cả. Số lượng thành viên SNC có thể là 12 hoặc 14, không thể chấp nhận con số 13, sẵn sàng cho Sihanouk làm chủ tịch, Hun Sen làm phó, không đòi chức chủ tịch luân phiên hay đồng chủ tịch nữa”.

Trong cách làm này của ta cho thấy ta chỉ quan tâm đến điều mà ta cho là có lợi ích đối với ta mà thiếu cân nhắc xem điều đó có phù hợp với lợi ích của bạn không. Cách làm đó tất yếu ảnh hưởng xấu đến quan hệ gắn bó lâu nay giữa ta với Phnom Penh.
Đầu năm 1991, Bộ Chính trị đã có cuộc họp tại T78 thành phố Hồ Chí Minh (24-25/1/91) để bàn về vấn đề Campuchia. Tôi trình bày chủ trương tách mặt quốc tế với mặt nội bộ của giải pháp Campuchia, đồng thời báo cáo ý kiến của Hun Sen cho biết là Bộ Chính trị Campuchia quyết định không đi vào giải pháp trong năm 1991. Bộ Chính trị quyết định cần thăm dò khả năng họp Bộ Chính trị 3 nước để hướng Campuchia đi vào giải pháp, họp có tính chất trao đổi, gợi ý chứ không quyết định, ta không thể ép bạn, đồng thời phải tỏ được thiện chí, tránh mọi việc làm ta bị cô lập.

Nhân dịp này, tôi đã ngỏ ý với anh Thạch là tôi muốn rút khỏi Trung ương khoá tới. Anh Thạch tỏ ý không tán thành. Đến tháng 2/91, khi có cuộc bầu đại biểu ở các tỉnh để đi dự Đại hội VII, tôi đã gửi thư cho anh Nguyễn Đức Tâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, xin rút khỏi danh sách dự Đại hội VII. Lúc này tinh thần tôi đã có phần mệt mỏi vì những sự việc trong thời gian qua. Nhưng yêu cầu của tôi không được đáp ứng. Tôi nhận được giấy đi dự Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn la và được bầu vào Đoàn đại biểu tỉnh Sơn la đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.Tháng 6/91, tôi có giấy đi dự Đại hội Đảng với tư cách đại biểu tỉnh Sơn La rồi tiếp tục tham gia Trung ương khoá VII.
Tình hình bất đồng ý kiến trong Bộ Chính tri càng đến gần Đại hội càng bộc lộ gay gắt. Ngày 13/4/91, trong cuộc họp Bộ Chinh trị bàn về tình hình thế giới và đường lối đối ngoại để chuẩn bị báo cáo chính trị tại Đại hội, sau khi anh Thạch bản báo cáo về “Tình hình thế giới và chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”, Lê Đức Anh giới thiệu đại tá Lân, cán bộ Cục II Bộ Quốc phòng, trình bày về tình hình thế giới và mưu đồ đế quốc”. Nghe xong, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chủ quan tôi nghĩ giữa bản trình bày sáng nay (của Bộ Ngoại giao) và bản trình bày tình hình quân sự chiều nay của Bộ Quốc phòng có nhiều chỗ khác nhau. Muốn thảo luận chủ trương thì phải thảo luận tình hình trước, nhưng cách đánh gia tình hình còn khác nhau.”
Cố vấn Phạm Văn Đồng: “Nói khôi hài lúc này thật không phải lẽ. Chúng ta cần cố gắng làm việc đúng lương tâm, nghiêm chỉnh, đúng trách nhiệm của mình. Bộ Chính trị đã giao cho 3 đồng chí phụ trách 3 ngành làm nhưng lại chưa làm”.
Lê Đức Anh: “Bộ Chính trị nên nghe tình hình nhiều mặt, ngay trong nước chúng ta cũng đánh giá khác nhau. Căn cứ vào đánh giá chung, mỗi ngành có đề án riêng, không làm chung được.”
Nguyễn Cơ Thạch đồng ý 3 ngành thảo luận để đi tới nhất trí về tình hình, còn công tác thì mỗi ngành làm.
Trên tinh thần đó, ngày 2/591, đã có cuộc họp giữa Ngoại giao, An ninh và Quốc phòng để thống nhất nhận định tình hình thế giới. Dự họp về phía Bộ Quốc phòng có: Lê Đức Anh, Trần Văn Quang, Đại tá Lân, Bộ Nội vụ có: Mai Chí Thọ; Bộ Ngoại giao có Nguyễn Cơ Thạch và 4 thứ trưởng. Còn 3 phó ban Đối ngoại: Nguyễn Thị Bình, Trịnh Ngọc Thái, Nguyễn Quang Tạo. Thu hoạch của cuộc họp khá nghèo nàn, không đem lại được sự nhất trí trong nhận định tình hình, chỉ nhất trí được mấy điểm lý luận chung chung.


Quan hệ Việt Nam - Campuchia vốn phức tạp từ mấy chục năm qua
Chỉ còn một tháng đến ngày họp Đại hội VII, Chính trị B họp liền gần 3 ngày (15,16 và 17/5/91) để thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”. Bộ Chính trị có mặt đông đủ. Theo dõi cuộc họp ở ghế dự thính. Số dự thính lúc đầu có 10 người, từ chiều 16/5 khi đi vào kiểm điểm việc thực hiện các Nghị quyết về đối ngoại của Đại hội VI thì dự thính thu hẹp lại chỉ còn có Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Đinh Nho Liêm và tôi. Từ đầu đến cuối, tôi đã nhận rõ sự đấu tranh giữa hai quan điểm về mặt quốc tế, nhất là khi đi vào phần kiểm điểm thực hiện đường lối đối ngoại, nói đến vấn đề Campuchia và quan hệ với Trung Quốc.
Bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có nêu “đã có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị”, “thái độ đối với Trung Quốc có sự thay đổi qua 2 giai đoạn (trước và sau năm 1989) trái với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (20/5/88)”, “giữa ta và bạn Campuchia đã bộc lộ sự khác nhau khá rõ rệt”, về đối ngoại, ta “lúng túng, thiếu bình tĩnh” trước cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và Liên Xô…; đã bỏ lỡ cơ hội cải thiện với ASEAN (khi Thái Lan mời Thủ tướng Đỗ Mười sang thăm, nhưng anh Mười nói phải đi Liên Xô, đi Ấn Độ rồi mới đi Thái), đã làm nảy sinh tranh cãi khá căng, đặc biệt khi bàn đến đúng sai trong chuyện gặp cấp cao Trung Quốc ở Thành Đô tháng 9.90 và vấn đề chống diệt chủng và “giải pháp Đỏ”.
Anh Võ Chí Công: “Về Trung Quốc rất phức tạp… Bộ Chính trị đã đánh giá Trung Quốc có hai mặt xã hội chủ nghĩa và bá quyền. Về xã hội chủ nghĩa cũng cần thấy là trong “nháy nháy”… Khó khăn là chưa bình thường hoá quan hệ… Họ đưa ra 5 trở ngại, có cái hàng trăm năm không giải quyết nổi. Ví dụ như chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạtta ra… Chuyện “giải pháp Đỏ” là không được, vì như vậy thì có nghĩa là Trung Quốc sẽ đi với ta chống Mỹ trong lúc chủ trương của họ là tranh thủ khoa học – kỹ thuật của phương Tây để hiện đại hoá, còn gì là Trung Quốc nữa?
Tới cuối cuộc họp, Nguyễn Đức Tâm còn nói:
“Chưa làm dự thảo Nghị quyết ngay được vì qua thảo luận thấy ý kiến Bộ Chính trị còn khác nhau về đánh giá đúng thành tích, đúng bạn thù, đối sách. Đại hội đến nơi, sau Đại hội không còn Bộ Chính trị này nữa, tuy một số đồng chí còn ở lại… Mặc dù vậy Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp vẫn kết luận làm dự thảo Nghị quyết về đối ngoại.”

'Lịch sử chưa sang trang'

Chương 20 là chương kêt thúc hồi ký, dưới tiêu đề “Kết thúc một chặng đường nhưng lịch sử chưa sang trang”, ông Trần Quang Cơ viết:
“Sau 12 năm ròng rã, đối với chúng ta, vấn đề Campuchia coi như đã kết thúc và đã trở thành một hồ sơ của bộ phận lưu trữ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng những bài học của 12 năm ấy vẫn còn có nhiều tính chất thời sự, nhất là bài học về chính sách và thái độ cư xử với các nước lớn.
Tiếp sau việc vấn đề Campuchia được giải quyết là việc thực hiện bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Theo thoả thuận giữa hai bên, ngày 5/11/91, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.“Quan hệ Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ như những năm 50-60…”


Ông Trần Quang Cơ đã nhìn thấy trước kế hoạch độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Tuy nhiên sau khi bình thường hoá quan hệ, lại dồn dập diễn ra những sự kiện xấu trên nhiều mặt quan hệ giữa hai nước, tập trung gay gắt nhất là các vấn đề liên quan đến lãnh thổ trên bộ vùng biên giới Hà Giang tháng 2, 3, 4/92; vụ nối lại đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng 12/91 rồi 4.5.92; Lục Lầm, Quảng Ninh tháng 5.92) và tranh chấp biển đảo mà đỉnh cao là vụ Trung Quốc công khai hoá việc ký kết họp đồng thăm dò khai thác dầu khí với Công ty Năng lượng Mỹ Crestone tại một vùng rộng lớn trên thềm lục địa của Việt Nam (bãi Tư Chính).
Vì sao Trung Quốc tăng cường lấn ép ta vào thời điểm này? Vì Trung Quốc cho rằng tình hình đó đang thuận lợi cho họ tranh thủ gấp rút thực hiện yêu cầu tăng thế và lực (xây dựng hải quân nhanh, nổ thử bom 1000 kilôton, thi hành chiến lược “biên giới mềm”) nhằm tạo cho mình một vị thế đỡ bất lợi so với Mỹ và các nước lớn khác, trong đó có ý đồ gấp rút biến biển Nam Trung Hoa – mà ta gọi là Biển Đông – thành vùng biển độc chiếm của Trung Quốc, từ đó khống chế toàn bộ vùng Đông Nam Á.

1. Trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới chưa hình thành. Các đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương đều đang gặp khó khăn, Liên Xô vừa tan rã. Liên bang Nga trước mắt chưa phải là thách thức đáng kể, Mỹ đang giảm bớt sự có mặt về quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương, tránh can thiệp nếu lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị đụng đến.


2. Đông Nam Á mới bắt đầu quá trình nối lại các quan hệ giao lưu giữa hai nhóm nước đối đầu cũ. Triển vọng liên kết hay nhất thể hoá Đông Nam Á, bất lợi đối với ý đồ bá quyền của Trung Quốc, đang còn có những trở ngại (nghi ngờ nhau do khác ý thức hệ, va chạm lợi ích, ý đồ của Thái Lan đối với Lào, Campuchia) đòi hỏi thời gian khắc phục Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để cản phá xu thế hợp tác khu vực giữa Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam và ASEAN tạo ra một tập hợp lực lượng thân Trung Quốc ở Đông Nam Á (quân phiệt Thái, quân phiệt Myanmar, Khmer đỏ ở Campuchia và Lào nếu có thể) để khuất phục Việt Nam.
3. Bản thân Việt Nam còn đang lúng túng về những vấn đề chiến lược (vấn đề đồng minh, vấn đề tập hợp lực lượng, vấn đề bạn thù) trong tình hình mới sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ với Mỹ chưa bình thường hoá, Trung Quốc muốn đi vào bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trên thế mạnh.
Vì vậy Trung Quốc nhẩn nha trong các bước bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung – Việt, vừa siết chặt bên trong, giành lợi thế cho mình trên mọi lĩnh vực quan hệ.
Cả hai mặt đều nhằm đạt mục tiêu khẳng định Việt Nam – Đông Dương là thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn tách Việt Nam khỏi Đông Nam Á và thế giới bên ngoài.
Nội dung cuốn hồi ký (2005) thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ đã được công bố lần đầu năm 2008 trên nhiều trang mạng ở nước ngoài. BBC Tiếng Việt chưa có điều kiện phỏng vấn chính tác giả về những nội dung này.
Xem thêm về Cuộc chiến Campuchia.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/10/141014_hoinghi_thanhdo_tranquangco

Ban Tuyên giáo Trung ương chữa cháy nhưng lại đổ dầu thêm vào lửa về bí mật Hội nghị Thành Đô

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Chúng Tôi Muốn Biết đã có những tác động đến tâm lý của nội bộ đảng. Sau khi chiến dịch này được khởi xướng, vào ngày 7 tháng 10, 2014 Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN đã soạn thảo một tài liệu và "đề nghị cấp ủy cơ sở triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến đến các cán bộ, đảng viên và người lao động ở đơn vị". (1)
Có 2 điều cần ghi nhận ngay:
1. Tên gọi của Hội nghị Thành Đô được gọi là "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô" nhằm làm nhẹ bớt tính chất của nghiêm trọng của một hội nghị giữa lãnh đạo hai đảng, hai nước và những ký kết đã xảy ra.
2. Những tài liệu được cho là "kích động, bịa đặt, xuyên tạc sự thật" được chính đảng thú nhận là đã "ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân".
Vì thế, Ban Tuyên giáo Trung ương (BTGTU) phải soạn "tài liệu tuyên truyền" để chữa cháy.
Trong tài liệu này, BTGTU đã mở đầu bằng việc trình bày bối cảnh quốc tế và trong nước của "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô". Để hiểu rõ hơn và chính xác hơn về bối cảnh quốc tế trong giai đoạn này, xin đọc "Về Hội Nghị Thành Đô" của 2 tác giả Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm đã đăng trên Danlambao (2) và Hồi ký Trần Quang Cơ (3). 
Điểm cần lưu ý là trong phần này, BTGTU đã viết:
Câu "Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thảo luận vấn đề bình thường hoá quan hệ Trung-Việt" có thể xem là nền tảng cho tài liệu 4 trang nhằm tuyên truyền: Trung Quốc chủ động muốn làm hòa để từ đó phủ nhận chuyện đảng cộng sản Việt Nam cầu hòa và lép vế dẫn đến những ký kết bất lợi cho Việt Nam trong Hội nghị Thành Đô.
Do đó, BTGTU đã tiếp tục "tuyên truyền" rằng các lãnh đạo của "đảng ta" sang Thành Đô là do lãnh đạo đảng Trung cộng mời và tạo ấn tượng phía Bắc Kinh muốn cầu hòa:
Sự thực như thế nào?
Theo Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương khóa 6, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, trong Hồi ký Trần Quang Cơ:
"...Trung Quốc đáp ứng khá nhanh lời tuyên bố của ngoại trưởng Lào - trong bản tuyên bố của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 3 nước Đông Dương lần thứ 13 (tháng 8.86) - trong khi họ vẫn từ chối đàm phán bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhằm chia rẽ ba nước Đông Dương, âm mưu bình thường hóa quan hệ riêng rẽ với Lào, cải thiện quan hệ với Liên Xô và Đông Âu để gây sức ép với ta trong vấn đề Campuchia."
Trong khi đó, về phía đảng CSVN đã tìm mọi cách để làm hòa với Trung cộng. Cũng theo Hồi ký Trần Quang Cơ:
"Ngày 7.3.87, Bộ Chính trị CSVN họp xem xét đề án đấu tranh ngoại giao dẫn đến việc Bộ Ngoại Giao đã ra quyết định thành lập Tổ nghiên cứu nội bộ vào ngày 9.4.87 lấy ký hiệu là CP87 với nhiệm vụ "Nghiên cứu chủ trương giải quyết các vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, vấn đề Campuchia và hòa bình ở Đông Nam Á..." (Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ là một thành viên trong Bộ phận thường trực CP87.)
Tức là 3 năm trước khi xảy ra Hội nghị Thành Đô, đảng CSVN đã lên phương án tìm cách làm hòa với Trung cộng.
Nguyện vọng cầu hòa với Bắc Kinh cũng được ông Trần Quang Cơ kể lại và đó là nguyện vọng của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Bộ Quốc Phong Lê Đức Anh lúc bấy giờ:
"Tôi nhớ như in cái giọng ngạo mạn kiểu “sứ giả thiên triều” của Từ trong buổi gặp ngày 13.6.90: “Lần này tôi sang Hà Nội chủ yếu để bàn với các đồng chí Việt Nam về vấn đề Campuchia, đồng thời cũng xem xét nguyện vọng của các đồng chí, chúng tôi đã chuẩn bị ý kiến về quan hệ hai nước Trung Quốc - Việt Nam”. Khi nói “nguyện vọng của các đồng chí” là Từ muốn nói đến những điều mà Anh Linh và Lê Đức Anh đã nói với đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy ngày 5 và 6.6.90." 
Đi vào nội dung của Hội nghị Thành Đô, tài liệu của BTGTU trình bày mục đích của "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô" là:
Từ mục đích trên, theo BTGTU hai bên đã "đạt được một số nhận thức chung trong các vấn đề":
Do đó, BTGTU đã xác nhận nội dung của Hội nghị Thành Đô không chỉ để giải quyết tình hình Cam Bốt mà còn là quan hệ Việt Trung, trong đó có: "thương lượng giải quyết các bất đồng, tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp về lãnh thổ trên đất liền và trên biển."
Đặc biệt, BTGTU thú nhận có việc: "bổ sung các hiệp định đã ký kết giữa 2 nước"
Câu hỏi đặt ra: những hiệp định đã ký kết đã được bổ sung những gì?
BTGTU cũng xác nhận có Văn kiện kết thúc Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô, biên bản làm việc, và các tài liệu khác "khẳng định lập trường của ta ở Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của đảng ta, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.":
Nếu đúng như thế và với nội dung "tích cực" như BTGTU đã "tuyên truyền" thì không có lý do gì đảng CSVN không công bố toàn bộ nội dung những "Văn kiện kết thúc Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô", "biên bản làm việc", và "các tài liệu khác" cho nhân dân Việt Nam được biết.
Chỉ có việc công bố mọi văn kiện có chữ ký giữa những người cầm đầu hai nước mới có thể minh xác được điều mà BTGTU viết trong tài liệu gửi đến các cấp trong đảng:
Mở ngoặc ở đây về phần "không hề có vấn đề Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự":
Theo nguyên Ủy viên BCH Trung ương khóa 6, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trần Quang Cơ: "Sau khi xảy ra va chạm giữa Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và trưởng đoàn Trung Quốc Từ Đôn Tín, sức ép vào nội bộ ta càng mạnh hơn: suốt nửa cuối 1990 đến 1991, Trung Quốc phớt lờ Bộ Ngoại giao, chỉ làm việc với Ban Đối ngoại; Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham từ chối gặp Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch tại kỳ họp Đại hội Đồng LHQ ở Nữu-ước tháng 9.90. Trước đó, ý đồ Trung Quốc phân hóa nội bộ ta đã bộc lộ rõ: muốn ta phải thay đổi Bộ trưởng Ngoại giao. Không chỉ thế, Trung Quốc còn lợi dụng sự cả tin của lãnh đạo ta để phá hoại uy tín đối ngoại của ta bằng cách dùng thủ đoạn cố ý lộ tin ra với các nước."
Kết quả là Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Nguyễn Cơ Thạch bị loại ra khỏi phái đoàn tham dự Hội nghị Thành Đô. Nguyễn Cơ Thạch cũng đã nhận định về thỏa thuận Thành Đô 1990: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự."
Kết luận:
1. Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN xác nhận Hội nghị Thành Đô năm 1990 có nội dung "thương lượng giải quyết các bất đồng, tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp về lãnh thổ trên đất liền và trên biển." và "bổ sung các hiệp định đã ký kết giữa 2 nước"
2. Ban Tuyên giáo Trung ương xác nhận vấn đề Hội nghị Thành Đô có "ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân", thông tin "Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020..." gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân". Tuy nhiên, BTGTƯ chỉ gửi tài liệu đến nội bộ đảng để TUYÊN TRUYỀN, thay vì công khai trình bày mở rộng trước nhân dân để giải quyết những "ảnh hưởng đến tư tưởng của nhân dân" và những "bức xúc trong tầng lớp nhân dân".  Điều này chứng tỏ rằng đảng CSVN tiếp tục ra sức che giấu sự thật của Hội nghị Thành Đô đối với nhân dân Việt Nam.
3. Phản ứng của đảng CSVN cho thấy chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết đang có những tác động lên tinh thần của các đảng viên và làm cho lãnh đạo đảng lo lắng. Tuy nhiên, bàn tay không thể che được mặt trời, BTGTƯ trong khi cố gắng tuyên truyền chữa cháy cho những điều bưng bít, sai trái của lãnh đạo đảng trong Hội nghị Thành Đô đã đổ dầu thêm vào lửa, đã làm cho những nghi vấn của người dân về Hội nghị có tên "Bán Nước" vào năm 1990 ngày càng gia tăng.
______________________________________

 Nguồn: http://son-trung.blogspot.com/2014/10/hoi-nghi-ban-nuoc-thanh-o.htm

Trần Trung Đạo: Từ “Phạm Văn Đồng” tới “Thành Đô”, hai công hàm bán nước


Về hình thức “công hàm Phạm Văn Đồng” chẳng khác gì một công án thiền, chỉ 121 chữ với nội dung đơn giản nhưng làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực, phân tích, bàn thảo và làm ngưng chảy dòng nhận thức của mọi người mỗi khi nhắc đến. Huyền bí hơn nữa, “công hàm” là một tài liệu có thật và là cây gai trong mắt của những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, nhưng trong bao nhiêu lần “xác định chủ quyền Việt Nam trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa” giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không hề nhắc đến, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Sự im lặng phải có lý do, bởi vì nếu chỉ là vấn đề biển đảo, lãnh đạo đảng đã giải thích từ lâu rồi đâu cần đợi ai nhắc nhở.
Trước khi bàn đến “công hàm” mới, phải nhắc lại vài chuyện về “công hàm” cũ.
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Quốc ra tuyên bố hai điểm, điểm thứ nhất có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa. Đáp lại lời tuyên bố này, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng CSVN đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai một công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.”
Ngày 22 tháng Chín năm 1958, công hàm đã được đăng trên báo Nhân dân để toàn Đảng, toàn dân và toàn thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Những ai trước nay nghĩ rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam vì đọc Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn hay Đại Nam Thực Lục của triều Nguyễn v.v.. không những là một sai lầm lịch sử mà còn đi được lại quyết định của Đảng. Ngày 19 tháng Giêng năm 1974, hải quân Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa. Sau những trận hải chiến không cân sức, hải quân Việt Nam Cộng Hòa triệt thoái khỏi Hoàng Sa. Từ đó, quần đảo thân yêu này nằm trong tay giặc.
Khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên tồi tệ sau năm 1975 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa được đưa ra. Đặc biệt sau chiến tranh biên giới lần thứ nhứt năm 1979, Việt Nam ra bạch thư về chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo này với nhiều bằng chứng và tài liệu lịch sử Việt Nam cũng như quốc tế. Phản ứng về phía Trung Quốc, ngoài việc dẫn chứng các “tài liệu lịch sử” riêng của mình, họ còn dựa vào công hàm Phạm Văn Đồng để cho rằng Việt Nam chính thức thừa nhận hai quần đảo là của Trung Quốc từ năm 1958. Trung Quốc còn cho biết ngay trong các sách giáo khoa địa lý bậc trung học trước năm 1975 tại miền bắc Việt Nam cũng đã xác định Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Quốc, và ngoài ra, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm cũng lập lại điều này khi tiếp tham vụ tòa đại sứ Trung Quốc Li Zhimin.
Một làn sóng công phẫn trong các tầng lớn nhân dân, trước năm 1975 chỉ phát xuất từ miền nam, đã bắt đầu dấy lên trong và ngoài nước. Nhưng cùng lúc với những chê trách, giận dữ, kết án, nhiều quan điểm cũng được đưa ra như một cách mách nước cho đảng để tháo gỡ chiếc vòng kim cô đảng tự đặt lên đầu từ năm 1958.
Cách gỡ rối thứ nhất cho rằng công hàm không có giá trị pháp lý vì một quyết định vô cùng quan trọng như thế phải được quốc hội thông qua.
Cách gỡ rối thứ hai cho rằng Trung Quốc đã xuyên tạc nội dung công hàm vì công hàm của Phạm Văn Đồng không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa.
Cách gỡ rối thứ ba cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng “chỉ là thiện chí của Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong việc tranh chấp với Mỹ về an ninh ở vùng biển gần Đài Loan.”
Cách gỡ rối thứ tư cho rằng theo nội dung hội nghị Geneva, Hoàng Sa Trường Sa đã thuộc về phía Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia có chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ trong khuôn khổ của hiệp định Geneva.
Cả bốn cách gỡ rối đều không vững.
Vấn đề có thông qua hay không thông qua, vi phạm hay không vi phạm hiến pháp Việt Nam là vấn đề riêng của Việt Nam. Thực tế quốc hội chỉ là cơ quan đóng dấu tại các quốc gia Cộng Sản đã được quốc tế thừa nhận. Tổng thống Gerald Ford ký thông cáo chung về thỏa hiệp SALT với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev tại Vladivostok năm 1974 mặc dù thời điểm đó Chủ tịch Sô Viết Tối Cao là Nikolai Podgorny. Ngày 29 tháng Giêng năm 1979 Tổng thống Jimmy Carter ky thỏa hiệp bình thường hóa các quan hệ kỹ thuật, kinh tế, thương mại với Đặng Tiểu Bình mặc dù chức vụ của họ Đặng chỉ là một phó thủ tướng. Dưới chế độ Cộng Sản, mọi văn bản quan trọng đều phải thông qua bộ chính trị, cơ quan quyền lực tối cao. Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ chính tri, đóng vai thủ tướng chính phủ nên phải ký công hàm. Thời điểm tháng 9 năm 1958, danh sách bộ chính trị được bầu ra trong Đại hội lần II năm 1951 cũng như được bổ túc trong những năm sau đó gồm Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan.
Lý luận cho rằng Trung Quốc đã xuyên tạc nội dung công hàm Phạm Văn Đồng vì công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa lại càng yếu hơn. Báo Đại Đoàn Kết phát hành 20/07/2011 viết: “Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.” Cãi như báo Đại Đoàn Kết là một cách tự kết án mình vì lời tuyên bố của phía Trung Quốc ghi rõ: “Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc” và Việt Nam phấn khởi đáp ứng bằng cách “ghi nhận và tán thành” toàn văn bản.
Lý luận cho rằng Việt Nam chỉ bày tỏ “thiện chí của Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong việc tranh chấp với Mỹ về an ninh ở vùng biển gần Đài Loan. Trung Quốc đã phản bội Việt Nam khi dùng công hàm đó để chủ trương chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa” do một nhóm 14 tác giả ký trong kiến nghị gởi đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không thuyết phục. Việt Nam tự đưa cổ vào tròng chứ không phải Trung Quốc đặt tròng vào cổ Việt Nam. Bản tuyên bố của phía Trung Quốc không chỉ nhằm xác định chủ quyền trên các đảo Đài Loan mà cả các nhóm đảo khác trong đó có Hoàng Sa (tên tiếng Tàu là Tây Sa) và Trường Sa (tên tiếng Tàu là Nam Sa), và công hàm của Phạm Văn Đồng cũng không chỉ nhắm vào Đài Loan mà ủng hộ toàn bộ lời quyết định về hải phậncủa Trung Quốc. Không một quan tòa quốc tế nào trình độ sơ đẳng đến mức đánh giá hai văn bản một cách độc lập với nhau.
Lý luận khác nữa dựa vào hiệp định Geneva, tuyên cáo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố ngày 14 tháng Hai năm 1974 xác định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Bạch thư của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa đầu năm 1975 để bác bỏ giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng không thể công nhận những gì không thuộc lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây là lý luận có cở sở pháp lý nhất và có thể dùng để biện luận trong các hội nghị quốc tế, rất tiếc Việt Nam Cộng Hòa không còn hiện diện, về mặt công pháp quốc tế Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được xem như giữ quyền tài phán.
Một người Việt Nam nào có chút quan tâm về đất nước cũng có lần tự hỏi tại sao lãnh đạo đảng ngày đó sơ sót đến mức như vậy ?
Phải chăng vì thời điểm đó “tình hữu nghị Việt – Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau” như ông Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu?
Phải chăng vì thời điểm đó, đảng phải tập trung vào chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” như chính tác giả Phạm Văn Đồng phân trần?
Không, họ chẳng những không sơ sót, không chọn lựa khó khăn nhưng hành động bằng cả nhiệt tình. Trong quan điểm của đảng, công hàm Phạm Văn Đồng phản ảnh mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của đảng CSVN. Việc chọn lựa đảng trên đảo, đặt lý tưởng Cộng Sản trên quyền lợi dân tộc là một chọn lựa tự nhiên, khách quan, hoàn toàn phù hợp với hướng phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự nô lệ vào tư tưởng Cộng Sản bao trùm lên mọi lãnh vực đời sống của xã hội miền bắc.
Tưởng cũng cần nhắc lại, thời điểm năm 1958 còn là thời điểm nóng bỏng giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan. Mỗi ngày, pháo binh Trung Quốc bắn hàng trăm viên đại bác vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Như Mao tiết lộ với Khrushchev sau này, y không có ý định “giải phóng” Đài Loan. Việc bắn phá Đài Loan chỉ là thái độ của kẻ “ăn không được phá cho hôi” để thỏa lòng căm hận. Thời điểm năm 1958 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của Trung Quốc, tuy nhiên những người soạn thảo bản công bố chủ quyền biển của Trung Quốc đã biết phòng xa. Việt Nam thì không. Việt Nam cũng có nhiều cách để làm hả dạ đàn anh Trung Quốc mà vẫn giữ được chủ quyền đất nước và cách dễ nhất là viết, gạch đít, đóng khung, tô màu hai chữ Đài Loan trong văn bản. Giới lãnh đạo đảng đã không làm điều đó.
Nửa thế kỷ trước, cả bộ chính trị lẫn trung ương đảng CSVN viễn du trong giấc mộng về một thiên đường quốc tế vô sản, trong đó con người mang quốc tịch Trung Hoa hay Việt Nam cũng không mấy khác nhau. Trung Quốc có chiếm Hoàng Sa cũng chẳng qua là giữ giùm cho Việt Nam, tốt hơn là để cho Mỹ chiếm. Nói ra như một chuyện cười nhưng đó là sự thật. Đảng Cộng Sản Việt Nam mang ơn đảng Cộng Sản Trung Quốc sâu đậm. Như hầu hết tài liệu quốc tế và cả tài liệu chinh thức của đảng, trong thập niên năm 1950, Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc không những súng đạn, lương thực, chỉ huy, hậu cần, lãnh đạo mà cả tư tưởng và tinh thần. Điện văn của đảng Lao động Việt Nam gởi đảng Cộng Sản Trung Quốc sau hội nghị đảng lần thứ hai tháng 3 năm 1951 như Hoàng Văn Hoan nhắc lại trong hồi ký Giọt nước trong biển cả: “Đảng Lao động Việt Nam nguyện noi gương anh dũng Đảng Cộng sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Á Đông trên con đường độc lập và tự chủ.”
Lịch sử chống ngoại xâm đầy hy sinh xương máu của tổ tiên ta để có một nắm đất xây lên đó một mái nhà tranh che nắng che mưa gọi là Việt Nam đối với lãnh đạo đảng là sản phẩm của tư duy phong kiến. Theo lý luận duy vật lịch sử, mỗi hình thái sản xuất có một thượng tầng kiến trúc chính trị, văn hóa, xã hội, nhân văn thích hợp, những gì của quá khứ đã thuộc về quá khứ. Trong quan điểm của đảng, các nỗ lực của tổ tiên ta nhằm ngăn chặn âm mưu đồng hóa của các triều đại Hán, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Đường, Tống, Minh v.v. đều mang tính lịch sử, tính giai cấp chứ không phải tính văn hóa, tính truyền thống, xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ tươi đẹp hơn, con người xã hội chủ nghĩa văn minh hơn và Trung Quốc sẽ đối xử với các nước nhỏ láng giềng bình đẳng trong tinh thần quốc tế vô sản chứ không phải bằng tinh thần đại Hán.
Mục đích căn bản của Ban nghiên cứu Lịch sử và địa lý Việt Nam được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1953 không phải nhằm tổng hợp các tài liệu lịch sử, địa lý Việt Nam mà để “Góp phần vào việc bồi dưỡng lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng của Đảng. Góp phần nâng cao tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản của nhân dân ta. Phê phán những quan điểm, tư tưởng phản động sai lầm. Phát triển giao lưu văn hóa, khoa học với các nước.” Với các mục đích phản ảnh tinh thần vong thân nô lệ như thế, không lạ gì từ trung ương đảng cho đến các chi bộ hạ tầng, từ các đại học cho đến các trường trung học phổ thông, từ các nhà văn cho đến nhà thơ, không một tài liệu nào cho thấy có một tiếng nói khác gióng lên hay một nhà nghiên cứu nào nêu lên thắc mắc. Việc Trung Quốc quả quyết sách giáo khoa địa lý tại miền bắc cũng đã xác định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc không phải là không có căn cứ.
Trong Tuyển tập Mao Trạch Đông, họ Mao từng nhấn mạnh một cách hãnh diện chín chục phần trăm người Trung Hoa là gốc Hán, tuy nhiên, trong mắt lãnh đạo đảng CSVN, đám Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai không liên hệ huyết thống gì với đám Tô Định, Mã Viện, Lưu Long thời Tây Hán, một triều đại đã thực hiện các chính sách đồng hóa tổ tiên Việt Nam một cách tàn bạo đến nỗi sử gia Lê Văn Hưu phải thốt lên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản gỗ khắc năm Chính Hòa 1697: “Xin trời vì nước Việt ta sớm sinh thánh nhân, tự làm đế nước nhà.”
Khai quật “công hàm Phạm Văn Đồng” không phải là đề xác nhận giá trị pháp lý của mảnh giấy lộn đó. Không một người, tổ chức, đảng phái nào có quyền sang nhượng lãnh thổ Việt Nam, nơi máu xương của bao nhiêu thế hệ đã thắm lên từng nắm đất. Quyết tâm bảo vệ đất nước qua lời thề Lũng Nhai, lời nguyền sông Hóa vẫn còn vang vọng. Thậm chí cho dù cái gọi là quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày đó có thừa nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Quốc đi nữa cũng chỉ là sự thừa nhận của một nhóm người, của một đảng độc tài cai trị dân tộc bằng nhà tù sân bắn chứ không phải đại diện cho tiếng nói của nhân dân Việt Nam.
Khai quật “công hàm Phạm Văn Đồng” để thế hệ trẻ Việt Nam thấy bộ mặt thật phía sau chiêu bài “giải phóng dân tộc” của các tầng lớp lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Đảng im lặng không phải vì đảng chưa nghĩ đến bốn cách gỡ rối nêu trên mà chỉ vì công hàm Phạm Văn Đồng là biểu tượng cho ý thức vong bản của một thế hệ lãnh đạo Cộng Sản đang được thần tượng hóa tại Việt Nam. Đám mây đen Cộng Sản đã che khuất lương tri và nhân tính Việt Nam trong con người họ. Giới lãnh đạo đảng không dám công khai tuyên bố hủy bỏ công hàm bởi vì làm như thế là thừa nhận sự u mê, bản chất phản quốc, phản dân tộc của đảng. Họ không đủ can đảm để nguyền rùa chính mình và ly khai với quá khứ của mình.
Khai quật “công hàm Phạm Văn Đồng” để những ai nghĩ rằng giới lãnh đạo CSVN đã nhận thấy hiểm họa Trung Quốc và chọn lựa đứng về phía Liên Xô để đưa đất nước tiến nhanh hơn trên đường công nghiệp hóa chưa hẳn là đúng. Theo Giáo Sư đại học Harvard Ezra F. Vogel trong tác phẩm Đặng Tiểu Bình và sự biến đổi Trung Hoa (Deng Xiaoping and the Transformation of China), việc Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Sự xáo trộn chính trị nội bộ của Trung Quốc trong thời gian ngắn trước và sau khi Mao chết với các thành phần cực tả khuynh loát quyền hành và bản thân y bị thanh trừng, đã đẩy Việt Nam về phía Liên Xô. Họ Đặng tin rằng nếu y lãnh đạo, với việc nắm vững chính trị Việt Nam và là người đã làm việc với hầu hết cấp lãnh đạo đảng CSVN từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Việt Nam có thể vẫn còn trong vòng kiểm soát của Trung Quốc mà không cần súng đạn. Nếu quả đúng và đã diễn ra như Đặng Tiểu Bình phát biểu, Việt Nam hôm nay dù chưa thành một khu tự trị, cũng có thể đã là một nước nhỏ trong vòng một nước lớn Trung Hoa.
Khai quật “công hàm Phạm Văn Đồng” để thấy cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt, đế quốc Mỹ ra đi, đế quốc Liên Xô sụp đổ nhưng nợ máu xương giữa hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam phải trả bằng thân xác của những người dân vô tội vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay. Cuộc chiến biên giới năm 1979 là một thất bại quân sự nhục nhã cho Đặng Tiểu Bình. Trung Quốc che giấu thất bại quân sự chua cay này bằng cách im lặng và ngăn chặn việc phổ biến dưới mọi hình thức các tài liệu có liên quan đến cuộc chiến. Zhou Xu Ke, một cựu chiến binh biên giới và tác giả của cuốc sách do ông tự in lấy Cuộc chiến cuối cùng trả lời hãng tin AFP: “Tại Trung Quốc, chính phủ tôn trọng lịch sử chẳng khác gì tôn trọng chó.” Về phía Việt Nam cũng chẳng tốt lành hơn. Máu của thanh niên Việt Nam đổ xuống để bảo vệ Lạng Sơn, Cao Bằng v.v… phát xuất từ lòng yêu nước trong sáng và xứng đáng được kính trọng nhưng khi cuộc cờ tàn, chẳng còn ai nhắc nhở đến máu xương đó nữa. Sau cuộc chiến tranh biên giới, Đặng Tiểu Bình đã thay đổi cấp lãnh đạo, phương hướng phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng đến các nước tư bản tự do; trong lúc đó giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tự cô lập trong chuyên chính vô sản, lạc hậu trong thời bao cấp, tem phiếu, thu mua để rồi đưa đất nước đến thảm trạng nghèo đói tận cùng suốt thập niên năm 1980.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, không còn ai che chỡ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lại lần nữa tìm về nương náu dưới chiếc bóng của đàn anh Trung Quốc. Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng thực chất là lễ cam kết một loại “công hàm Phạm Văn Đồng” khác. Cựu thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ phân tích một cách chi tiết các diễn tiến dẫn tới sự kiện Thành Đô trong hồi ký của ông ta. Không ai, ngoài Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh, biết chính xác nội dung hội nghị bí mật Thành Đô nhưng qua thái độ nhu nhược và phản ứng yếu hèn của giới lãnh đạo CSVN trước các hành động chiếm đảo, bắn tàu, cắt dây cáp, giết người tàn nhẫn của hải quân Trung Quốc và mới đây bắt bớ hàng loạt người Việt gióng lên tiếng nói bất bình, cho thấy nội dung bán nước trong “công hàm Thành Đô” hẳn còn trầm trọng và chi tiết hơn cả “công hàm Phạm Văn Đồng”.
Trong lễ ký kết thỏa hiệp chiều ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh, Giang Trạch Dân không quên nhắc nhở đến các cam kết cũ và xác định phương pháp mới trong quan hệ Việt Trung như còn ghi lại trong Diễn Đàn Kinh Tế Việt Trung: “Hoan nghênh các đồng chí Việt Nam sang Trung Quốc hội đàm với chúng tôi. Các đồng chí là những người thuộc thế hệ lãnh đạo lão thành của Việt Nam, cũng là những người bạn lão thành quen biết của những người thuộc thế hệ lãnh đạo lão thành của Trung Quốc; điều đáng tiếc là đã mười mấy năm chưa được gặp nhau. Tôi và đồng chí Lý Bằng một hai năm gần đây tiếp nhận công tác của bậc tiền bối lão thành. Thật đúng là ‘trên sông Trường Giang, ngọn sóng sau đẩy ngọn sóng trước, trên đời lớp người mới thay lớp người cũ’. Nhưng chúng tôi hy vọng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể khôi phục mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng và hai nước do những người lãnh đạo thuộc thế hệ lão thành xây dựng nên.”
Tại sao lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận sự quy phục của lãnh đạo CSVN? Bởi vì, (1) là thế hệ chứng kiến sự tranh giành quyền lực giữa các lớp đàn anh, Giang Trạch Dân biết tham vọng quyền lực đã hòa trong mạch sống, hơi thở, máu thịt của Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và giới lãnh đạo CSVN, (2) không giống như thời Liên Xô chưa sụp đổ, lần này đảng CSVN không còn một con đường thoát nào khác, nhưng ba điểm sau quan trong hơn, (3) Việt Nam là hành lang chiến lược trong vùng Nam Á, (4) vào thời điểm 1990. đối tượng cạnh tranh của Trung Quốc không còn là Việt Nam mà là Mỹ, Đức, Nhật và (5) mục tiêu bành trướng của Trung Quốc cũng không phải chỉ là Hoàng Sa Trường Sa mà là cả vùng Thái Bình Dương.
Đọc hồi ký của Trần Quang Cơ để thấy mặc dù nhân loại sắp bước vào một thiên niên kỷ mới, nhận thức về chính trị và bang giao quốc tế của các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam vẫn còn ngây thơ đến tội nghiệp làm sao. Năm 1990, khi Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu như những cánh bèo tan tác ngoài cửa biển mà các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam vẫn còn nghĩ đến việc liên kết với Trung Quốc chống đế quốc Mỹ: “Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu” và “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa cùng chống âm mưu đế quốc xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, phải cùng chống đế quốc.”
Cũng vào thời điểm này, Đặng Tiểu Bình đã viếng thăm và ký các thỏa hiệp kinh tế chính trị với các quốc gia tư bản như Mỹ (1979), Anh (1984) cũng như mở rộng hợp tác kinh tế với Đức vừa thống nhất và cựu thù Nhật Bản nhưng các lãnh đạo CSVN còn mơ mộng Trung Quốc sẽ thay mặt Liên Xô giương cao ngọn cờ quốc tế vô sản. Đặng Tiểu Bình không có mặt trong hội nghị bí mật Thành Đô dù phía Trung Quốc đã hứa một phần vì y chưa nguôi cơn giận chiến tranh biên giới nhưng phần khác cũng vì Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh không xứng đáng là đối tượng thảo luận trong tầm nhìn của y về tương lai Trung Quốc và thế giới, nói chi là số phận Việt Nam. Sau “công hàm Thành Đô” và tái lập quan hệ giữa hai đảng vào ngày 7 tháng 11 năm 1991, các lãnh đạo CSVN thay phiên nhau triều cống Trung Quốc. Lê Đức Anh sang Trung Quốc 28 tháng Giêng năm 1991, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt sang Trung Quốc 5 tháng 11 năm 1991 và gần như hàng năm các lãnh đạo CSVN luân phiên nhau sang Trung Quốc để lập lại lời hứa phục tùng.
Sau khi đặt đảng CSVN trở lại trong vòng kiểm soát, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, ngày 8 tháng 5 năm 1992 Trung Quốc ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone của Mỹ, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam, nằm ở phía Tây Nam của quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng hứa với công ty Creston sẽ bảo vệ bằng võ lực nếu Việt Nam can thiệp vào công việc của họ. Ngoài các hoạt động khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc còn ngang ngược ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa, và cho phép hải quân Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt Nam vô tội không phải chỉ một lần mà rất nhiều lần. Các lãnh đạo Việt Nam, lo cho sự sống còn của đảng Cộng Sản, đáp lại bằng những lời than vãn gần như giống nhau sau những lần Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.
Tại sao Trung Quốc không ngang ngược với Philippines, Mã Lai, Brunei, những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền Trường Sa? Bởi vì các quốc gia đó thật sự có chủ quyền chính trị, chính phủ trong sạch được bầu lên một cách hợp pháp, có nhân dân hậu thuẩn, có quốc tế kính trọng, có nhân loại cảm tình. Một chiếc tàu đánh cá treo quốc kỳ Nhật, quốc kỳ Phi làm hải quân Trung Quốc e dè, kiêng nễ trong lúc tàu đánh cá treo cờ đỏ sao vàng lại trở thành mục tiêu tác xạ. Thật vậy, với một bên quyết tâm trả thù cho “một trăm năm sỉ nhục” bằng chủ trương bành trướng khắp thế giới và một bên chỉ mong được tiếp tục đè đầu cởi cỗ chính đồng bào mình, lãnh đạo Trung Quốc rất yên tâm vì họ biết rõ, ngày nào đảng Cộng Sản còn cai trị nhân dân Việt Nam, ngày đó Trung Quốc còn chi phối đượcViệt Nam.
Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn, đồng tác giả của Trung Hoa thức dậy (China Wakes: The Struggle for the Soul of a Rising Power) nhận xét rằng xung đột có khả năng cao nhất sẽ dẫn đến chiến tranh tại Á Châu là xung đột về các quần đảo trong biển đông. Vì đặc điểm địa lý chính trị, chiến lược quân sự và là quốc gia duy nhất trong số các quốc gia tranh chấp đã trực tiếp hy sinh xương máu trên hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam được hầu hết các nhà phân tích nhận xét sẽ là điểm xuất phát của một cuộc tàn sát chưa từng thấy ở Á Châu.
Để đối phó với một Trung Quốc đầy tham vọng, hầu hết các quốc gia có quyền lợi trong vùng như Nam Dương, Mã Lai, Philippines đang làm mọi cách để phát triển kinh tế, tăng cường khả năng quốc phòng hầu ngăn chận bàn chân Trung Quốc. Các chính trị gia bảo thủ Nhật Bản kêu gọi sửa đổi hiến pháp để cho phép nước Nhật tái trang bị. Sự thay đổi chính sách của Miến Điện cụ thể qua việc ngưng công trình đập do Trung Quốc hậu thuẩn hồi tháng Chín năm 2010 và mở rộng hợp tác với Mỹ qua chuyến thăm viếng của Ngoại trưởng Hillary Clinton lần đầu trong nửa thế kỷ cho thấy một tập đoàn quân phiệt bị thế giới lên án cũng đã biết “buông dao đồ tể”. Ngay cả Brunei, một quốc gia có dân số vỏn vẹn 400 ngàn cũng đang hiện đại hóa các phi đoàn trực thăng chiến đấu bằng Blackhawk. Giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ biết nuốt nhục để sống. Ngoài những lời tuyên bố về chủ quyền lấy lệ và những thay đổi quốc phòng giới hạn, họ không làm gì cụ thể hơn để đáp ứng với hiểm hoạ chiến tranh lớn nhất trong lịch sử Á Châu sắp xảy ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam.
Học sinh các lớp sử thường đọc Mạc Đăng Dung đã cắt đất Vĩnh An, An Quảng gồm 6 động dâng cho nhà Minh để thuộc vào Châu Khâm như đã ghi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Sự kiện đó chưa hẳn đúng vì Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết “Nay xét Khâm Châu chí của nhà Thanh, chỉ thấy chép đời Gia Tĩnh (1522 – 1566 ), Đăng Dung nộp trả năm động Ti Phù, La Phù, Cổ Sâm, Liễu Cát và Kim Lặc mà thôi, chứ không thấy nói đến động An Lương. Lại tra cứu đến Quảng Yên sách thì động An Lương hiện nay là phố An Lương thuộc châu Vạn Ninh nước ta.” Mạc Đăng Dung, trong hoàn cảnh hai đầu đều có địch, buộc phải trả lại năm động vốn là đất của Trung Hoa chứ chẳng dâng hiến phần đất nào thuộc lãnh thổ Việt Nam mà còn cứu được đất nước khỏi lâm vào vòng lệ thuộc ngoại bang. Dù sao, trong lúc “công hàm Mạc Đăng Dung” có thể có lý do tranh luận, tội bán nước trong “công hàm Phạm Văn Đồng” quá hiễn nhiên, rõ ràng và chính tác giả khi còn sống cũng đã thừa nhận mình đã ký.
Trước đây sử gia Lê Văn Hưu đã thốt lên câu đứt ruột trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Xin trời vì nước Việt ta sớm sinh thánh nhân, tự làm đế nước nhà.” Nếu sử gia sống trong thời đại này, hẳn ngài sẽ đổi thành “Xin trời vì nước Việt ta sớm đánh thức nhân dân để họ biết đứng lên, tự làm chủ nước nhà.” Bởi vì lịch sử đã chứng minh, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam. Vó ngựa quân Mông Cổ sải từ Á sang Âu, chiếm gần 20 phần trăm trái đất, đốt cháy thành than các thủ đô Kiev, Budapest, Baghdad, Bắc Kinh, vượt qua các sông Hoàng Hà, Volga, Danube nhưng đã phải dừng lại bên sông Bạch Đằng, Việt Nam. Kẻ thù thắng nhiều trận nhưng dân tộc Việt Nam luôn thắng trận cuối cùng và quyết định. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Quốc phải thuộc bài học đó.
Như kẻ viết bài này đã viết trước đây trong tiểu luận “Ai giết 9 ngư dân Thanh Hóa?” một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh, một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại là phương tiện hữu hiệu nhất để ngăn chận không những Trung Quốc mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nếu không làm được thế, không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa, mà cả dân tộc lại sẽ chìm đắm trong họa đồng hóa của thời đại mới. Và khi đó, đừng đổ thừa cho Trung Quốc mà chính sự khiếp nhược, ươn hèn, mê muội trong mỗi chúng ta đã giết chết chính mình và dân tộc mình.
Trần Trung Đạo

Comments (2)


  1. duc_thinh9x
    cảm ơn chú Trần Trung Đạo, chú viết phải nói là rất hay..trước giờ cháu hiểu nhưng không dám viết trên những trang web của việt nam…là 1 sinh viên Việt Nam khi đọc những bài viết cùng những dẫn của chú đưa ra cháu không khỏi bàng hoàng và căm phẫn trước những hành động bán nước của thứ mà người ta vẫn tôn thờ là Đảng CS… điệp khúc ” chúng tôi phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa” ngày ngày vẫn được bộ ngoại giao cất lên yếu ớt.. mấy ngàn năm chống sự xâm lăng của phương Bắc của cha ông thật mâu thuẫn với những hành động ngoan hiền của Đảng tối cao với những đường lối đúng đắn hiện tại.. khí khái của người việt nam giờ đâu hết rồi, giới trẻ thì a dua, học đòi theo Hàn Quốc, quan lại thì vơ vét của dân, dân đen thì âm thầm sát phạt nhau mà sống…58 người lính việt nam Cộng hòa và những người lính cộng sản đã đổ máu cho Hoàng Sa, Trường Sa… chỉ mong họ ngã xuống 1 cách không vô ích… là một thanh niên mang đầy nhiệt huyết thấy cảnh đất nước lầm than, phát triển một cách giả tạo, làm giàu cho lãnh đạo mà bản thân không khỏi đau lòng…haizzz
  2. duc_thinh9x
    “KKKKhông phải là đề xác nhận giá trị pháp lý của mảnh giấy lộn đó. Không một người, tổ chức, đảng phái nào có quyền sang nhượng lãnh thổ Việt Nam, nơi máu xương của bao nhiêu thế hệ đã thắm lên từng nắm đất.”…. ĐÚNG

Nguồn:http://www.trantrungdao.com/?p=1609


Bằng chứng bán nước cho Tầu cộng của CSVN


Quốc Hận 30-4-2016
Kính thưa quý vị LĐTT các TG, quý BCH CĐNVTD LB, các TB và LT, quý vị Trưởng thượng, các HĐ, ĐT, Cơ quan TT, và tất cả quý ĐH đến từ các TB & TĐ

Hôm nay tôi xin phép được trình bầy với toàn thể quý vị về “Bằng chứng bán nước cho Tầu cộng của CSVN” Tôi cũng xin nhân dịp này cảm ơn tất cả các những vị đã nghiên cứu về đề tài này và đã cung cấp những dữ kiện mà tôi xử dụng trong bài nói chuyện này”.

Thưa quý vị,
Nhiều người đã nói, ‘Thảm họa mất nước chỉ còn là thời gian và đó là hậu quả của việc già HỒ rước voi về dầy mả tổ.’
Ngay từ đầu thập niên 50, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã biết được Hồ Chí Minh chính là tên Tầu Hồ Tập Chương nên đã tiên liệu được âm mưu bán nước và cướp nước Việt sẽ được hai tập đoàn cộng sản Tầu, Việt dàn dựng và thực hiện vì vậy, nhân dịp đến khánh thành Đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17-9-1955Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tuyên bố “Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia và để đảm bảo tự do cho nhân dân chúng ta…. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng. Hơn nữa nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc Tư Khoa, Trung cộng tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình.”
Âm mưu thôn tính và bán nước của hai bọn cs tầu việt là phải làm xong trong 70 năm và chia thành 3 đợt, đợt đầu từ 1990-2020, đợt 2 từ 2020-2040 và đợt 3 từ 2040-2060. Âm mưu cần được thực hiện từng bước một: “Âm thầm, lặng lẽ, từ từ như tằm ăn dâu, khéo như dệt lụa, êm như thảm nhung…” và
Phải làm cách nào để cho chính người VN và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không “cướp nước Việt” mà chính người Việt Nam tự mình “dâng nước” và tự ý đồng hóa vào dân Tầu.
Vì vậy mà cho đến năm nay ở trong nước ngày 10-3 âm lịch, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã chỉ được nhắc đến như là ngày Thanh Minh, tảo mộ. Chương trình dậy Việt sử tại các trường, bị cắt ngắn, bỏ bớt, bóp méo nhất là những chiến công của tổ tiên trong những lần chống lại sự xâm lược của giặc Tầu. Những tư liệu trong thư viện bị dấu bớt, hạn chế việc tái bản những sách sử, tài liệu về những lần bị dân Tầu đô hộ cũng như sự tàn ác của bọn thái thú. Bọn VC còn bỏ bớt những dịp kỷ niệm những anh hùng dân tộc như lễ Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo…
Tóm lại chúng chủ trương là trong 50 năm nữa thế hệ trẻ Việt Nam biết về lịch sử chống Tầu của dân Việt cần phải thật ít, thật lờ mờ do đó sẽ có ít người thù Tầu. Ta có thể nói là sách lược “không đối đầu và ngoan ngoãn xin được làm chư hầu cho Tầu cộng!” đã được áp dụng ngay từ những ngày đầu thành lập đảng cộng sản của tập đoàn Hồ chí Minh. Bởi vậy khi kiểm điểm lại ta đã thấy:
  • Sau khi thành lập VN CM ĐMH (gọi tắt là VM) năm 1941 và cướp được chính quyền năm 1945, HCM đã bí mật sang Quảng Tây ngày 16-01-1950để xin xỏ, cầu cạnh và hứa hẹn bán nước vì vậy nên tháng 10 năm 1953, Chánh Vụ Viện Tầu Cộng đổi tên cổng Nam Quan thành “Mục Nam Quan” (chữ “Mục” có nghĩa là: hòa thuận, hòa hợp, thân mật, thân thiết…), đồng thời cả hai bên đều thành lập Ủy Ban Cửa Khẩu Mục Nam Quan.
  • Tháng 8-1951, trong văn thư TTK số 84/LD thay mặt cho Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm thứ VII, do Trường Chinh ký thay cho HC Minh, bọn csVN đã kêu gọi đồng bào Việt Nam bỏ chữ quốc ngữ, học chữ tàu.
  • Vì phải xin xỏ khí giới để đánh nhau với Pháp, ngày 12-6-1953 Hồ đã ký với Mao một bản văn số 51/GU 0212 tại Quảng Tây để ‘Ghi nhớ sự hợp tác Việt Tầu’
  • Tháng 2-1954, bọn chúng đã cho áp dụng “Hiệp Định Mậu Dịch Biên Giới”.
  • Ngày 26-09-1954, Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu CSVN tham dự hội nghị tại Nam Ninh để tiếp tục bán nước.
  • Ngày 10-11-1954, Phạm Văn Đồng đi Bắc Kinh ra mắt và họp với Chu Ân Lai.
  • Hai năm sau trận ĐB Phủ, ngày 15-6-1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VC, Ung Văn Khiêm đã dám láo lếu tuyên bố “Căn cứ vào tư liệu của phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc“.
  • Ngày 14-9-1958 Phạm văn Đồng ký công hàm bán nước công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Rồi đến thơ nịnh của Tố Hữu “Bên ni biên giới là mình, bên kia biên giới cũng tình quê hương”
  • Tiếp đó là câu nói đáng phỉ nhổ của Lê Duẩn: ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc’
  • Ngày 09-04-1961, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh “hội đàm” tại lầu 2 của cổ thành Mục Nam Quan để “mở ra một trang sử mới cho quan hệ Tầu-Việt”.
  • Ngày 05-03-1965, Quốc Vụ Viện Tầu Cộng và CSVN cử hành lễ đổi tên “Mục Nam Quan” thành “Hữu Nghị Quan”. Có bảng vàng ghi lại sự kiện này.
  • Và kể từ đó, sau khi đã dâng trọn Ải Nam Quan cho Tầu cộng, CSVN đã tiếp tục nhận viện trợ vũ khí để tiến đánh miền Nam-Việt Nam Cộng Hòa.
Sau đó là Hội nghị Thành đô năm 1990 tại Tứ Xuyên để ‘bình thường hóa ngoại giao sau chiến tranh vào tháng 2-1979’ dẫn đến những lần thương thảo khác để lần lượt những tên Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn mạnh Cầm…ký những hiệp ước trên đất liền rồi hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ  để bán đất, bán biển, dời Ải Nam Quan, thủ tiêu các cột  mốc biên giới đã cắm từ thời hiệp định Pháp–Thanh 1887, chia lại thác Bản Giốc cho Tầu cộng…và sau đó Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng… đã dành nhiều ‘đặc quyền’, ‘đặc lợi’ cho bọn Tầu cộng. Chúng cướp đất của dân bán cho tầu lập ‘đặc khu’ hay ‘biệt khu’ ở các vùng từ Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Cao Nguyên, Tân Cơ, Đắc Nông đến Bình Dương, Hà Tiên….

Tất cả đã dẫn đến rất nhiều bất lợi cho Việt Nam trên nhiều phương diện từ chính trị, kinh tế, môi trường, tài nguyên, đến xã hội.  Sự hiện diện của những tên quan lại Tầu thường xuyên có mặt trong những phiên họp của chính trị bộ, đảng cộng sản Việt Nam đã đưa đến sự gậm nhấm, mất dần những địa điểm chiến lược trên vùng biên giới phía Bắc tại những tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, những cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Cửa Việt ở Quảng Trị. Tệ hơn nữa là sự ngăn cấm những cuộc biểu tình chống Tầu của dân chúng kể luôn cả việc làm lễ tưởng niệm những bộ đội hy sinh trong chiến tranh Việt Tầu năm 1979.
Nhân công Tầu được quyền tự do sang nước ta làm việc trong những dự án, công trình mà chúng trúng thầu để xây cất cầu, đường, nhà máy thủy điện, cơ xưởng sản xuất…. Đó là không kể những quặng mỏ ỏ vùng cao nguyên, những nông trại, những trại nuôi tôm, nuôi cá dọc theo sông ngòi bờ biển. Vì được thuê mướn đất đai dài hạn nên những kế hoạch làm ăn dài hạn này cũng phải giải quyết luôn vấn đề an sinh, y tế, giáo dục… cho công nhân tầu và gia đình. Vì vậy đã xuất hiện những làng của Tầu những nơi mà người Việt sinh sống trong những vùng lân cận không được phép lui tới. Âm mưu thôn tính, bán nước đã thấy rõ, quê hương VN bây giờ như ‘vượn đốm’, ‘da beo’. Những công nhân tầu này rất có thể là những tên lính trá hình, sau này nếu có xẩy ra chiến tranh thì sẽ rất khó mà đánh bật được chúng. Sau hơn 70 năm cầm quyền ở miền Bắc và 41 năm xâm chiếm miền Nam bọn CSVN đã làm được gì cho Tổ Quốc? Chúng đã bán nước, phá hoại tài nguyên quốc gia, dập tắt tinh thần ái quốc và niềm tự hào dân tộc, cướp đất, bóc lột, đàn áp, khủng bố dân.
Điều nguy hại hiện đang xảy ra tại Hà Tĩnh, Vũng Án là chất thải từ nhà máy thép Formosa đã làm cả triệu sinh vật cá, tôm đủ loại, rùa bị chết. Các khoa học gia đã tìm thấy có đến cả năm hóa chất độc hại và cyanide như thủy ngân, chì, cadmium…thành ra cá ăn vào chết, chim ăn cá cũng chết theo, người ăn cá người cũng chết, thợ lặn chết, đi tắm biển xong là vào nhà thương….Bãi biển Phan Thiết cách Hà Tĩnh cả 1100 cây số mà cũng bị ảnh hưởng. Hy vọng đây sẽ là một ngòi nổ để dân ta nổi dậy đòi lại quyền sống, chủ quyền của đất nước.

Thưa quý đồng hương, tôi không tin là chúng ta, dân tộc Việt Nam sẽ ngồi yên để cho chúng nó, hai thằng cs một tầu, một việt vẽ voi đóng kịch cướp nước với nhau.
Tôi xin mượn lời của anh Đỗ Q. Toàn khi anh viết trong quyển Đứng vững Ngàn Năm
Cuối cùng, dân tộc VN vẫn tồn tại là nhờ Ý CHÍ TỰ LẬP VÀ TỰ CHỦ, QUYẾT TÂM BẢO VỆ HỒN NƯỚC CỦA TỔ TIÊN CHÚNG TA.”
Tôi xin nói thêm là:
VN đã từng bị Tàu đô hộ cả ngàn năm mà bao nhiêu thế hệ người VN cha ông chúng ta từ đời này sang đời khác vẫn nuôi dưỡng được lòng ái quốc và ý chí quật cường để giành lại độc lập. Đó là vì cha ông ta đã nỗ lực gìn giữ cái TINH THẦN DÂN TỘC CHO CON CHÁU. Hãy theo gương cha ông,ngày nào chúng ta còn nỗ lực hun đúc tinh thần dân tộc cho con cháu thì nhất định ta không sợ mất nước. NƯỚC VIỆT NAM SẼ KHÔNG BAO GIỜ MẤT.”

Vì Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm và vì cùng có một mẫu số chung “chống Tầu” chúng ta hãy mạnh dạn tuyên bố ‘CHÚNG TA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CHÚNG TA CHỐNG BẮC THUỘC, CHỐNG SỰ ĐÔ HỘ CỦA QUÂN TẦU DƯỚI MỌI HÌNH THỨC, TẤT CẢ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI SẼ BỊ TOÀN DÂN VN DẸP BỎ’

XIN HỒN THIÊNG SÔNG NÚI, XIN QUỐC TỔ
ĐỘ TRÌ CHO DÂN TỘC VIỆT VƯỢT QUA ĐƯỢC CƠN KHÓ KHĂN NÀY.

 Nguồn:http://vietnamese.org.au/vca/?p=418

 Xem thêm: 

Công bố những bí mật xung quanh cuộc gặp gỡ Thành Đô tháng 9-1990 0

http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/cong-bo-nhung-bi-mat-xung-quanh-cuoc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét