Gạc Ma - Trường Sa : Một Trang Sử Nhục Nhã
https://youtu.be/AXTTJAL52Pw
Trận "hải chiến" Trường sa 14/3/1988
Dịch thuật nội dung lời bình trong video clip theo Nhà Văn Trang Hạ
Tường thuật
trận chiến của hải quân trung quốc đánh trả lại những lính Việt Nam sang
chiếm đảo, nhổ cờ, đái trước mặt họ, chửi tục, la ó làm nhục người
Trung quốc.
Lý do là lúc
5h sáng phát hiện lính việt nam hạ cờ Trung Quốc ở đảo đó, còn khiêu
khích khi bị tàu TQ nhắc nhở bằng loa 3 lần, sau đó 1 lính TQ xung phong
rời thuyền ra đảo đó, cầm theo dao, để hạ cờ Việt Nam xuống, đánh nhau
với 1 lính Việt Nam giữ cờ, bị lính VN bên cạnh bắn.
Lính TQ bèn nắm lấy nòng súng giơ cao lên trời nhưng vẫn bị thương vào tay trái, và đó là duy nhất 1 lính TQ bị thương.
Còn phía TQ
đã giết 200 lính VN và bắn 3 tàu, bắn hạ tàu lớn nhất của Hải quân VN,
bắn chìm thuyền 605 trong 1 cơn mưa đạn kéo dài 22 phút, bắt sống 9
người gì đó.
Trận này
đánh dấu lần đầu tiên TQ chuyển từ chỉ dùng lời để tuyên bố chủ quyền
trên đảo sang dùng vũ lực để giữ đảo, và được coi là cuộc phản công vệ
quốc.
Trong clips có những câu như:
Trung quốc không bao giờ là người nổ phát súng đầu tiên, nhưng TQ cũng
không bao giờ chịu nhẫn nhục trước mũi súng kẻ thù chĩa vào mình.
Và nói: Việc bắn trả là chúng ta bị họ buộc phải làm thế, và sự phản kháng của chúng ta là có mức độ thôi.
Thành viên các mạng TQ cho rằng ở biển Đông họ tốt nhất là nên thỉnh
thoảng đánh một trận nhỏ nhưng ác liệt, là giải pháp tốt nhất.
Một Trang Sử Anh Hùng - Một Thời Kỳ Nhục Nhã (Phạm Trung Trực)
(Phạm Trung Trực là bút danh của một sĩ quan
hải quân quân đội nhân dân đã tham dự trận hải chiến Trường Sa vào tháng
3 năm 1988.)
Gạc Ma - Trường Sa : Một Trang Sử Nhục Nhã
Trận "hải chiến" Trường sa 14/3/1988
Dịch thuật nội dung lời bình trong video clip theo Nhà Văn Trang Hạ
Tường thuật
trận chiến của hải quân trung quốc đánh trả lại những lính Việt Nam sang
chiếm đảo, nhổ cờ, đái trước mặt họ, chửi tục, la ó làm nhục người
Trung quốc.
Lý do là lúc
5h sáng phát hiện lính việt nam hạ cờ Trung Quốc ở đảo đó, còn khiêu
khích khi bị tàu TQ nhắc nhở bằng loa 3 lần, sau đó 1 lính TQ xung phong
rời thuyền ra đảo đó, cầm theo dao, để hạ cờ Việt Nam xuống, đánh nhau
với 1 lính Việt Nam giữ cờ, bị lính VN bên cạnh bắn.
Lính TQ bèn nắm lấy nòng súng giơ cao lên trời nhưng vẫn bị thương vào tay trái, và đó là duy nhất 1 lính TQ bị thương.
Còn phía TQ
đã giết 200 lính VN và bắn 3 tàu, bắn hạ tàu lớn nhất của Hải quân VN,
bắn chìm thuyền 605 trong 1 cơn mưa đạn kéo dài 22 phút, bắt sống 9
người gì đó.
Trận này
đánh dấu lần đầu tiên TQ chuyển từ chỉ dùng lời để tuyên bố chủ quyền
trên đảo sang dùng vũ lực để giữ đảo, và được coi là cuộc phản công vệ
quốc.
Trong clips có những câu như:
Trung quốc không bao giờ là người nổ phát súng đầu tiên, nhưng TQ cũng
không bao giờ chịu nhẫn nhục trước mũi súng kẻ thù chĩa vào mình.
Và nói: Việc bắn trả là chúng ta bị họ buộc phải làm thế, và sự phản kháng của chúng ta là có mức độ thôi.
Thành viên các mạng TQ cho rằng ở biển Đông họ tốt nhất là nên thỉnh
thoảng đánh một trận nhỏ nhưng ác liệt, là giải pháp tốt nhất.
Một Trang Sử Anh Hùng - Một Thời Kỳ Nhục Nhã (Phạm Trung Trực)
(Phạm Trung Trực là bút danh của một sĩ quan
hải quân quân đội nhân dân đã tham dự trận hải chiến Trường Sa vào tháng
3 năm 1988.)
Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma 1988
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-10-19
Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa.
Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ
đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. Bối cảnh và diễn biến
cuộc chiến tại Gạc Ma như thế nào? Mời quý vị nghe chính người lính năm
xưa kể chuyện của họ.
Tay không bảo vệ tổ quốc
Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc
quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực
này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân
Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len
Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế
của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được
biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.
Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125
mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của
Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo
tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh
chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong
chiến dịch CQ-88.
Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều
được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn
Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng
bất cứ giá nào”.
Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong
chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột
bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ
vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa
một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói
khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ
không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính
Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:
“Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ
đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.
Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung
Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung
Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây
con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn
Dũng nhớ lại:
“Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc,
yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn
bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”
Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.Anh Dương Văn Dũng
Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu
xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi
tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại,
Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma
với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn
nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói:
"Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo
để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế
thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì
trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”
Trung Quốc tấn công và chiếm đảo
Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có
trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá
cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao
vây. Anh Dũng cho biết:
“Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình
trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp.
Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng
gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.
Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ
cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo
vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp
nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.
Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma,
cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người
kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không
chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.
Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó
lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các
đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không
có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi
tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:
“Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ
làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành
động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết
thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng
rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình
chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ
kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”
Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị
hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài
liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm
chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim
tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.
Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo
liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại:
“Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao
chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn
sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi
tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng
cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước.
Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”.
Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng
là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm
dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước
- hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:
“Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan
trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật.
Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy
tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây
giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn
phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn
phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.”
Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và
chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục
chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông.
Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ
bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại:
“Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ
vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh
nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước
thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”.
Tàn sát lính Việt Nam
Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp:
“Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều
lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của
Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên
là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn
tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.
Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử
thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến
sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ
cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống
để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao
mình không chết trong trận chiến ấy:
“Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng
nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi
nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng
xuồng là tôi ngoi lên”.
Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu
HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy
triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc
Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn
tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả
lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người.
Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín
người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa
của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm
tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không
một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như
cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và
mênh mông như Trường Sa lúc này.
Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm
cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là
mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh
vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn
nữa. Anh Thống buồn rầu nói:
Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên.Anh Lê Minh Thoa
“Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có
thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá
cờ cũng mất theo”.
Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị
thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người
đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận
chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng
chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23
năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó
là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma
không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội
quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên,
người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các
chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao?
Cuộc chiến tại Gạc Ma kết thúc, nhưng trận chiến của những người còn
sống sót còn chưa đến hồi kết. Số phận chín người còn sống sót như thế
nào? Mời quý vị đón nghe vào kỳ tới.
Thiếu tướng Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ:
Lãnh đạo cấp cao (Lê Đức Anh) là thủ phạm đã tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam.
Thiếu tướng
quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm đã tiếp tay cho Trung
Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là một ‘đồng chí lãnh đạo
cấp cao’.
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hậu quả là
ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra
tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến
ngắn.
Hiện nay,
Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi
này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng. (Nhiệm kỳ: Từ ngày 16 tháng 2, 1987 – Ngày 10 tháng 8, 1991)
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_%C4%90%E1%BB%A9c_Anh
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_%C4%90%E1%BB%A9c_Anh
Đại tướng Lê
Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ
quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng
Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng
ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội
không được nổ súng?
Theo các tài
liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988,
đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội
Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị
CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan
hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại
tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Hiện nay, dù
đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong
giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai ông Anh là Lê Mạnh Hà đang giữ chức
phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM.
Nỗi đau người lính
Thiếu tướng
Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham
chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt -
Trung.
Ông được
phong làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở tuổi 21. Theo sách vở
cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất
là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu
của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết
Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Theo tướng
Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí
giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người
lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển.
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu
chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị
nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục
vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên
biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao"
...lực lượng tàu chiến "HẢI QUÂN NƯỚC NGOÀI" ...
http://vov.vn/Home/Tuong-niem-cac-chien-sy-hy-sinh-tai-quan-dao-Truong-Sa/20105/143339.vov
Hiện nay với "chủ trương lớn" của Đảng CSVN có đến 40 nghĩa trang:
ĐỜI ĐỜI GHI ƠN CÁC LIỆT SỸ TRUNG CỘNG xâm lược
như thế này trên đất nước CHXHCN Việt Nam
Từ năm 1984 đến
năm 1989, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa quận đội Trung Cộng và
CSVN, và có lần lên đến cả cấp sư đoàn. Trận giao tranh lớn nhất xảy ra
là vào ngày 12 tháng 07, 1984 tại ngọn núi Lão Sơn. Đến ngày 28 tháng
04, 1984, Trung Cộng chiếm được núi Lão Sơn. Những cuộc phản công sau đó
của quân đội cộng sản VN nhằm chiếm lại Lão Sơn hoàn toàn thất bại.
Những trận đánh lớn xãy ra tại Lão Sơn và những ngọn núi lân cận được
ghi nhận vào các ngày:
12 tháng 7, 1984 ,20, 21 tháng 12, 1984 ,15 tháng 1, 1985 ,8 tháng 03, 1985 ,19-20 tháng 07, 1985
23 tháng 09, 1985 ,28 tháng 01, 1986 ,19 tháng 10, 1986 ,6 tháng 01, 1987 ,23 tháng 04, 1987
Tất cả những sự
hy sinh của người lính Việt Nam đều bị lãng quên và dấu nhẹm. Trong tất
cả các bài báo sau này của Đảng CSVN tường thuật lại các xâm lăng của
TC ở TS, đều chỉ nói là "kẻ địch" chứ không dám gọi đích danh Trung
Quốc.
Trong lịch sử của nhân loại chưa có một nhà nước nào hèn hạ như thế!!!
4000 người lính Việt Nam đã nằm xuống để bảo vệ Núi Lão Sơn cho tới bây giờ cũng chưa được nhắc đến.
Đài Chiến Thắng của Trung cộng trên núi Lão Sơn cao điểm 1509, từng là của Việt Nam
Bia tưởng niệm QĐND Việt Nam bị đục bỏ...
(SƯ ĐOÀN 33 ĐÃ ĐÁNH BẠI VÀ CHẶN ĐỨNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma 1988
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-10-19
Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa.
Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ
đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. Bối cảnh và diễn biến
cuộc chiến tại Gạc Ma như thế nào? Mời quý vị nghe chính người lính năm
xưa kể chuyện của họ.
Tay không bảo vệ tổ quốc
Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc
quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực
này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân
Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len
Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế
của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được
biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.
Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125
mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của
Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo
tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh
chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong
chiến dịch CQ-88.
Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều
được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn
Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng
bất cứ giá nào”.
Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong
chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột
bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ
vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa
một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói
khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ
không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính
Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:
“Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ
đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.
Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung
Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung
Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây
con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn
Dũng nhớ lại:
“Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc,
yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn
bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”
Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.Anh Dương Văn Dũng
Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu
xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi
tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại,
Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma
với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn
nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói:
"Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo
để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế
thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì
trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”
Trung Quốc tấn công và chiếm đảo
Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có
trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá
cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao
vây. Anh Dũng cho biết:
“Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình
trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp.
Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng
gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.
Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ
cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo
vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp
nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.
Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma,
cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người
kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không
chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.
Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó
lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các
đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không
có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi
tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:
“Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ
làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành
động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết
thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng
rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình
chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ
kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”
Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị
hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài
liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm
chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim
tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.
Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo
liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại:
“Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao
chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn
sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi
tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng
cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước.
Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”.
Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng
là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm
dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước
- hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:
“Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan
trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật.
Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy
tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây
giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn
phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn
phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.”
Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và
chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục
chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông.
Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ
bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại:
“Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ
vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh
nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước
thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”.
Tàn sát lính Việt Nam
Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp:
“Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều
lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của
Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên
là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn
tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.
Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử
thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến
sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ
cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống
để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao
mình không chết trong trận chiến ấy:
“Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng
nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi
nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng
xuồng là tôi ngoi lên”.
Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu
HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy
triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc
Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn
tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả
lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người.
Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín
người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa
của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm
tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không
một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như
cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và
mênh mông như Trường Sa lúc này.
Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm
cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là
mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh
vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn
nữa. Anh Thống buồn rầu nói:
Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên.Anh Lê Minh Thoa
“Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có
thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá
cờ cũng mất theo”.
Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị
thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người
đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận
chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng
chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23
năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó
là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma
không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội
quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên,
người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các
chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao?
Cuộc chiến tại Gạc Ma kết thúc, nhưng trận chiến của những người còn
sống sót còn chưa đến hồi kết. Số phận chín người còn sống sót như thế
nào? Mời quý vị đón nghe vào kỳ tới.
Thiếu tướng Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ:
Lãnh đạo cấp cao (Lê Đức Anh) là thủ phạm đã tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam.
Thiếu tướng
quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm đã tiếp tay cho Trung
Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là một ‘đồng chí lãnh đạo
cấp cao’.
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hậu quả là
ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra
tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến
ngắn.
Hiện nay,
Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi
này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng. (Nhiệm kỳ: Từ ngày 16 tháng 2, 1987 – Ngày 10 tháng 8, 1991)
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_%C4%90%E1%BB%A9c_Anh
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_%C4%90%E1%BB%A9c_Anh
Đại tướng Lê
Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ
quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng
Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng
ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội
không được nổ súng?
Theo các tài
liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988,
đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội
Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị
CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan
hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại
tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Hiện nay, dù
đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong
giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai ông Anh là Lê Mạnh Hà đang giữ chức
phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM.
Nỗi đau người lính
Thiếu tướng
Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham
chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt -
Trung.
Ông được
phong làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở tuổi 21. Theo sách vở
cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất
là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu
của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết
Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Theo tướng
Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí
giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người
lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển.
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu
chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị
nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục
vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên
biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao"
...lực lượng tàu chiến "HẢI QUÂN NƯỚC NGOÀI" ...
http://vov.vn/Home/Tuong-niem-cac-chien-sy-hy-sinh-tai-quan-dao-Truong-Sa/20105/143339.vov
Hiện nay với "chủ trương lớn" của Đảng CSVN có đến 40 nghĩa trang:
ĐỜI ĐỜI GHI ƠN CÁC LIỆT SỸ TRUNG CỘNG xâm lược
như thế này trên đất nước CHXHCN Việt Nam
Từ năm 1984 đến
năm 1989, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa quận đội Trung Cộng và
CSVN, và có lần lên đến cả cấp sư đoàn. Trận giao tranh lớn nhất xảy ra
là vào ngày 12 tháng 07, 1984 tại ngọn núi Lão Sơn. Đến ngày 28 tháng
04, 1984, Trung Cộng chiếm được núi Lão Sơn. Những cuộc phản công sau đó
của quân đội cộng sản VN nhằm chiếm lại Lão Sơn hoàn toàn thất bại.
Những trận đánh lớn xãy ra tại Lão Sơn và những ngọn núi lân cận được
ghi nhận vào các ngày:
12 tháng 7, 1984 ,20, 21 tháng 12, 1984 ,15 tháng 1, 1985 ,8 tháng 03, 1985 ,19-20 tháng 07, 1985
23 tháng 09, 1985 ,28 tháng 01, 1986 ,19 tháng 10, 1986 ,6 tháng 01, 1987 ,23 tháng 04, 1987
Tất cả những sự
hy sinh của người lính Việt Nam đều bị lãng quên và dấu nhẹm. Trong tất
cả các bài báo sau này của Đảng CSVN tường thuật lại các xâm lăng của
TC ở TS, đều chỉ nói là "kẻ địch" chứ không dám gọi đích danh Trung
Quốc.
Trong lịch sử của nhân loại chưa có một nhà nước nào hèn hạ như thế!!!
4000 người lính Việt Nam đã nằm xuống để bảo vệ Núi Lão Sơn cho tới bây giờ cũng chưa được nhắc đến.
Đài Chiến Thắng của Trung cộng trên núi Lão Sơn cao điểm 1509, từng là của Việt Nam
Bia tưởng niệm QĐND Việt Nam bị đục bỏ...
(SƯ ĐOÀN 33 ĐÃ ĐÁNH BẠI VÀ CHẶN ĐỨNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC)
https://youtu.be/6cTLfBJ-wP8
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Xem thêm
Công nhận Việt Nam Cộng hòa để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/cong-nhan-viet-nam-cong-hoa-e-khang-inh.html
Xem thêm:
Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/cong-ham-ban-nuoc-pham-van-ong.html
Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền Hoàng Sa ra sao?
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/08/viet-nam-cong-hoa-thuc-thi-chu-quyen.html
Xem thêm
Công nhận Việt Nam Cộng hòa để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/cong-nhan-viet-nam-cong-hoa-e-khang-inh.html
Xem thêm:
Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/cong-ham-ban-nuoc-pham-van-ong.html
Xem, thêm:
Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền Hoàng Sa ra sao?
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/08/viet-nam-cong-hoa-thuc-thi-chu-quyen.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét