Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ HAY LÀ MẬT HỘI BÁN NƯỚC THÀNH ĐÔ

  Chụp ảnh lưu niệm sau hội đàm Thành Đô

HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ HAY LÀ MẬT HỘI BÁN NƯỚC THÀNH ĐÔ

Lê Duy San- Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, bọn lãnh đạo Hà Nội cảm thấy Trung Cộng quá lấn áp Việt Nam; nếu không sớm thoát khỏi sự kìm kẹp này thì sớm muộn gì, Việt Nam, nếu không trở thành một tỉnh của Tầu thì cũng trở thành một nước nô lệ Tầu như hai lần Bắc thuộc trước. Do đó bọn lãnh đạo Hà Nội đã thi hành chính sách đánh tư sản mại bản để không những cướp đoạt tài sản của người miền Nam mà cả của người Hoa và trục xuất người Hoa ra khỏi Việt Nam bằng cách cho vượt biên bán chính thức. Điều này đã làm cho Trung Cộng nổi giận. Không những thế, bọn lãnh đạo Hà Nội còn xua quân sang Cao Miên để đánh nhau với bọn Khmer Đỏ là bọn đang cầm quyền và được Trung Quốc ủng hộ và trợ giúp lúc bấy giờ. Trung Cộng cho rằng bọn lãnh đạo Hà Nội là một bọn “ăn cháo đá bát” và cần phải dậy cho chúng một bài học. Đó là nguyên nhân của cuộc chiến Việt Trung vào năm 1979.

Tuy nhiên cuộc chiến Việt Trung 1979 vẫn không làm bọn lãnh đạo Hà Nội khiếp sợ vì. chính Trung Quốc cũng thiệt hại và đã phải rút lui, chỉ chiếm giữ một số đất vùng biên giới, Ải Nam Quan và thác Bản Giốc. Hơn nữa, bọn lãnh đạo Hà Nội vẵn còn chỗ dựa vũng chắc, đó là Liên Sô, một cường quốc vẫn còn đang ở vị thế vững mạnh nhất nhì thế giới về quân sự. Do đó chúng vẫn tiếp tục đánh nhau với Khmer Đỏ và dựng lên một chính phủ thân Việt Nam do Heng Samrin làm chủ tịch.

I/ Nguyên nhân đưa đến Hội Nghị Thành Đô.

Sau 10 năm chiến tranh với Khmer Đỏ (1979-1989), Việt Nam tổn phí cũng nhiều. Hơn nữa, Liên Sô, lúc bấy giờ do Gorbachev nắm quyền, chủ trương xét lại, nên bọn lãnh đạo Hà Nội không còn trông mong gì ở Liên Sô nữa. Năm 1989, bức tường Bá Linh xụp đổ. Cộng Sản Hà Nội càng cảm thấy rất nguy hiểm nếu vẫn cứng dắn với Trung Quốc nên đã quyết định rút quân toàn bộ khỏi Campuchia để làm hài lòng Trung Cộng và ngỏ ý muốn sang thăm Trung Quốc để hàn gắn lại tình hữu nghị hai nước. Trung Cộng cũng biệt vậy, nhưng thấy Mỹ đã thay đổi chính sách đối với Cộng Sản Việt Nam, nên cũng cảm thấy nếu qúa cứng dắn với Cộng Sản Việt Nam có thể bất lợi. Do đó mà Hội Nghị Thành Đô đã được manh nha hình thành. Theo các tư liệu được Trung Quốc tiết lộ thì vào chiều ngày 28/8/1990, Đại Sứ Trung Cộng Trương Đức Duy ở Việt Nam đã nhận được chỉ thị từ trong nước để chuyển tới Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh một thông điệp như sau: “Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố Vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.” (Xem thêm tại http://nghiencuuquocte.net/forums/topic/hoi-nghi-thanh/).

Hội Nghị Thành Đô, đúng ra là một Mật Hội bán nước, được diễn ra vào ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu. Cả hai chính phủ Trung Cộng và Việt Cộng đều không chính thức loan báo về bất cứ một tin tức gì về Hội Nghị này. Người ta chỉ mới biết được trong 2 năm gần đây nhờ Wikileaks và một vài tài liệu khác như Nhật Ký của Lý Bằng, Hồi Ký của Trần Quang Cơ, bài viết của Lý Gia Trung (Tham Tán Chính Trị ĐSQ Trung Cộng), bài viết của Trương Thanh (Vụ Phó Vụ Á Châu Bộ Ngoại Giao Trung Cộng) v.v…mà phiá Trung Cộng đã tiết lộ.   

II/ Nội dung Hội Nghị Thành Đô.
            
Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng.
Hội nghị thành Đô không hề nói gì tới những thiệt hại mà Trung Cộng đã gây cho Việt Nam trong chiến tranh Việt Trung năm 1979 và cũng không đề cập gì tới những phần đất của Việt Nam ở biên giới, đến Ải Nam Quan, đến thác Bản Giốc mà Trung Cộng đã chiếm. Trái lại, đảng Cộng Sản Việt Nam lại xin được làm một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh.Wikileaks xác định văn kiện đó là một trong 3,100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng Trung Cộng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tài liệu chi tiết như sau:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”
Tháng 11 năm 1991, sau hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v… được mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu của việc hội nhập.
Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để hoàn thành “đại cuộc” đó. Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm 1999.
Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau: “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn “phát triển tốt đẹp” và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với ‘mâu thuẫn gia đình’.


  GS Carl Thayer cho biết: “Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể”, do đó ta có thể nhận ra ‘mâu thuẫn gia đình’ nằm trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc. Còn Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch của Việt Cộng thì than thở: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.” Chính vì lời nói này mà ông đã bị mất chức Ngoại Trưởng.

Cho dù Wikileaks không tiết lộ, thì xuyên qua những hành động hèn nhát và bất động mà đảng CSVN đã thể hiện và nhiều người đã xác nhận đó là hành động bán nước và Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghị Bán Nước..

Do kinh nghiệm ở hai khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã kiềm chế CSVN bằng cách đặt chiếc vòng kim cô lên đầu CSVN cho nên những tên Hán gian hiện nay như cá nằm trên thớt, không dám cựa quậy hay phản đối gì.

Theo Huỳnh Tâm tác giả bài “Tiến Trình Đàm Phán Bí Mật Thành Đô 1990” thì “Kỷ yếu hội nghị bí mật Thành Đô 1990″, mà Nguyễn Văn Linh đã ký kết gồm có 5 qui ước Việt Cộng phải tuân thủ thực hiện:

1 – Xác định chủ quyền vùng đảo Bạch Long Vĩ và Vịnh Bắc Bộ.
2 – Laoshan thuộc về lãnh thổ Trung Cộng.
3 – Xác định chủ quyền biên giới Trung-Việt từ đất liền đến Biển Đông.
4 – Áp đặt luật pháp Trung Quốc vào Việt Nam.
5 – Kế hoạch đưa quân đội Trung Quốc vào Việt Nam.
Kết quả của Hội Nghị Thành Đô là Giang Trạch Dân đã cho CSVN thời gian 30 năm để tiến hành “sự nghiệp vĩ đại” đối với Việt Nam cho nên gọi đó là “đại cuộc” và việc thực hiện chương trình 30 năm nằm trong khuôn khổ “4 tốt và16 chữ vàng”. Vì thế cứ mỗi lần có tranh chấp gì thì Bắc Kinh khuyên nhũ Việt Cộng hãy vì “đại cuộc”, và CSVN luôn luôn cam kết thực hiện 4 tốt là: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt” và 16 chữ vàng là: “Láng giềng hữu nghi, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai”. Và tất cả những Tổng bí thư, chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và thủ tướng của Việt Nam đều phải qua diện kiến lãnh đạo Trung Cộng. Tổng bí thư, chủ tịch nước của Việt Nam đều phải ký những bản Tuyên bố chung xác định quyết tâm thúc đẩy, hợp tác toàn diện trên phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng mà thực chất là hoàn tất lộ trình 30 năm (1990-2020), để sát nhập vào “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Tóm lại, hội nghị Thành Đô không những để tái lập bang giao giữa hai nước được tổ chức công khai vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, mà còn là để cho CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc tức sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Vì thế gọi Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghi Bán Nước của Việt Cộngcũng không sai.
Cho mãi đến khi Wikileaks phổ biến tài liệu mật đó thì người Việt ở nước ngoài mới biết đến, nhưng đối với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế, để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản nầy thực hiện được ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác toàn diện” v.v…
Bọn Tàu được vào Việt Nam không cần Visa nhập cảnh, nên tự do đi lại như chúng đã từng đi vào Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Bọn chúng đã có mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm của đất nước Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng bọn Tầu.
Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất 306,000  hecta trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ Bauxite Tây Nguyên đến Cà Mau, chúng di dân tới ở và có thể thành lập nhiều sư đoàn của đạo quân thứ năm với những công nhân người Hoa, mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy nước, các cơ quan quốc phòng, cơ xưởng sản xuất v.v…
Chúng thuê dài hạn những đất đai mầu mỡ của Việt Nam và cho di dân tới tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào đó để kiểm soát.
Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương


 “Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẳng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở Bình Dương, Hà Tĩnh v.v... nơi mà người Việt cũng không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt còn được sử dụng một phạm vi đất đai là bao nhiêu bởi vì biển, rừng, đô thị đều tràn ngập người Hoa ?

Phố Tàu là khu vực riêng biệt của cộng đồng người Hoa, người Việt khó len chân vào. Phố Tàu ở Bình Dương mang tên Trung Tâm Thương Mại Đông Đô Đại Phố, trong đó có một trường Đại học quốc tế Miền Đông, một bịnh viện có cả 1,000 giường cho bệnh nhân, một khu vực ăn chơi, giải trí gồm: các sân vận động thể thao, sân golf, các cửa hiệu thương mại, các nhà hàng sang trọng v.v...

Bọn Tàu sinh hoạt theo phong tục tập quán của họ và luật pháp Việt Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực VN không được vào để kiểm tra cần thiết hay để kiểm soát an ninh khu vực. Ngay cả nghĩa địa người Hoa ở Việt Nam cũng là một khu vực riêng biệt bất khả xâm phạm. Vậy thử hỏi chủ quyền quốc gia của Việt Nam còn hay đã mất?


Lê Duy San 6/2015




Tài liệu tối mật:
Năm 2020 Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung quốc
 





LGT: Chúng tôi đã suy nghĩ, cân nhc và cu nguyn không ít trưc khi tung tin này ra công chúng; trong cũng như ngoài nưc đ mong ngưi dân tgánh trách nhim khi chính quyn nhu nhưc và hèn nhát không đ kh năng bo v đt nưc.  Nếu điu này là s thc thì Ngưi Vit phi làm gì và nht là Ngưi Công Giáo phi làm gì đ bo v Giáo Hi và T Quc hầu đất nước không lọt vào tay Trung cng.



.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
.

Sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công, nổi dậy và kiểm soát toàn bộ miền Nam Việt Nam, thống nhất hai miền vào năm 1975, quan hệ Việt Trung ngày càng căng thẳng. Một mặt do quan hệ Liên Xô - Trung Quốc trở nên thù địch, mà Việt Nam lại về phe Liên Xô, ký hiệp định quân sự toàn diện với Liên Xô nhưng khi chiến tranh biên giới 1979 xảy ra, Liên Xô đã đứng ngoài cuộc. Trung Quốc trợ giúp toàn diện chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia, tiến hành quấy phá biên giới phía nam nước Việt. Khi quân đội Việt Nam tràn sang đánh chính quyền Khmer Đỏ và giải phóng Campuchia, Trung Quốc càng thù địch với Việt Nam hơn. Điều phải đến đã đến, chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979 xảy ra, kéo dài hơn 10 năm, để lại nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam. Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía Trung Quốc cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'Dạy cho VN một bài học' vì Xâm lăng Campuchia, khi đó là đồng minh của Trung Quốc.[5]  Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung Quốc đánh Việt Nam “Cũng một cách trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không cùng là Cộng Sản nữa. Trung Quốc muốn cho Mỹ tin để mong phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ".[6]


Hội nghị Thành Đô.

Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu (1989-1990), đặc biệt là Rumani mà Nguyễn Văn Linh vừa thăm, đã tác động rất lớn tới ông ta. Làm cho Linh quyết định đi theo Trung Cộng, kẻ thù ngàn đời của Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công và Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm hợp tác với Trung Quốc, bảo vệ XHCN chống đế quốc.  Nguyễn Văn Linh đã bị ám ảnh bởi cái gọi là “Diễn biến hòa bình” và say mê mật ngọt của Trung Cộng “16 chữ vàng” và “4 tốt” tại Hội nghị Thành Đô. Quan điểm theo Tàu của Nguyễn Văn Linh được Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng,... ủng hộ. Và thế là ngày 2/9/1990, trong khi đang kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 45 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đi Thành Đô, với sự tháp tùng của Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao. Nguyễn Văn Linh không cho Nguyễn Cơ Thạch đi, vì Thạch không đồng quan điểm theo Trung Quốc.

Nguyễn Cơ Thạch
Ngoại Trưởng VN
 1980-1991

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói trong cuộc họp Bộ chính trị ngày 10/4/1990: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa cùng chống âm mưu đế quốc xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa hai nước, các vấn đề khác giải quyết sau…”  Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh giải thích về cuộc gặp cấp cao Việt-Trung ở Thành Đô: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc” (Trần Quang Cơ 2003: 51).[1]
Tội bán nước.
Cái gọi là “Giải pháp Đỏ” của Nguyễn Văn Linh là “Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vng chắc bảo vệ Xã hội chủ nghĩa!”. Linh mê muội chủ nghĩa xã hội, tìm mọi cách bảo vệ phe đảng, quên quyền lợi và danh dự của dân tộc mình đến nỗi Việt Nam chúng ta ngày nay đang đi đến việc mất nước.
Từ Hội nghị Thành Đô trở về hình như Nguyễn Văn Linh là một con người khác. Ngày 28/9/1990, Ông tuyên bố “Những việc cần phải làm ngay”. Linh đã chỉ đạo Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan và Đỗ Mười đánh dập vùi Trần Xuân Bách, một người được coi là có trí tuệ và có tư tưởng tiến bộ lúc đó.[2]

Trần Xuân Bách
   Ủy
Viên Bộ Chính Trị &
Bí Thư Trung Ương Đảng CS
1986-1990


Trong cuốn “Mao chủ tịch của tôi” của Hà Cẩn, Viện văn học Trung Quốc, đã giới thiệu trong “Những sự thật không thể chối bỏ” có đoạn viết: ”Việt Nam cuối cùng cũng đã xích lại gần hơn nữa với Trung Quốc. Những gì thuộc về quan hệ tốt đẹp của hai đảng từ thời Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã được tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Văn Linh cụ thể hơn sau chiến tranh biên giới năm 1979. Không có gì có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc khi đứng cạnh nhau…” (trích “Mao chủ tịch của tôi” – Trang 198).


Qua trích đoạn chúng ta thấy gì? Nguyễn Văn Linh đã thực hiện đúng mong ước của Hồ và Mao: Biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Cộng mà chúng ta thấy đang ngày một hiện ra rõ hơn.


Tài liệu của Wikileaks: Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Quốc

Wikileaks công bố một tài liệu tối mật và động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đại diện cho phía Việt nam, và Giang Trạch Dân, Tổng Bí Thư, và Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ, đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành đô.
Theo tài liệu tối mật này, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số điện thư đánh đi từ tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà nội gửi Bộ Ngoại Giao. Tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công Chủ Nghĩa Cộng Sản, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Tự Trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị trên và cho Việt Nam thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình Trung quốc”.[3]



 
Các em học sinh cùng với Lê Hồng Anh
phất cờ 6 sao (tượng trưng cho Hán Mãn Hồi Mông Tạng và Việt)
đón tiếp Tập Cận Bình khi ông này sang thăm VN ngày 21/12/2011 [7]


Ref:


[4]
CNN News: China uses Vietnamese textbook to back claim in South China Sea dispute (Trung Quốc sử dụng sách giáo khoa Việt Nam để hỗ trợ tranh chấp Biển Đông): TQ đã dùng sách giáo khoa lớp 9 phát hành hơn 40 năm trước để trưng dẫn.  Ngoài ra họ còn đệ trình Liên Hiệp Quốc công hàm nhường Hoàng Sa và Trường Sa do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 và bản đồ Việt Nam in năm 1972. 
Chủng Ngừa Fluoride Bột Ngọt Sứ Mạng & G

Nguồnhttp://www.vuheritagefoundation-against-newworldorder.info/13.html


Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-08-06
Hội nghị Thành đô 1990
Hội nghị Thành đô 1990
Files Photos

Hội Nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối đối với người quan tâm tới vận mệnh đất nước có liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Hồi gần đây sự đòi hỏi minh bạch hội nghị này ngày một xuất hiện nhiều hơn trong giới sĩ phu cũng như tướng lãnh quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bí ẩn vẫn bao trùm Hội nghị Thành Đô
Trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 Hội nghị Thành Đô được tổ chức tại Tứ Xuyên quy tụ lãnh đạo cao cấp của hai nước Việt Nam-Trung Quốc cho đến nay vẫn còn để lại trong lòng người dân nhiều câu hỏi về những gì mà hai bên bàn luận. Những khuôn mặt phía Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, cố vấn ban chấp hành Trung ương Đảng. Phía bên kia là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.
Qua hình ảnh, những cái bắt tay đi kèm những nụ cười cho biết họ vừa bàn thảo những sự kiện quan trọng nhưng không ai được đọc hay nghe những gì mà hai bên thỏa thuận bên trong hội nghị. Từ đó đến nay, sự bí mật, hay nói đúng hơn là bưng bít vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô như một vùng cấm của người cộng sản mặc dù nội dung của nó liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc.
Lịch sử cho thấy bất cứ sự thỏa hiệp mờ ám nào dù tinh vi tới đâu cũng bị lật tẩy. Không ai có thể buộc kẻ thù không được công bố những gì mà trong quá khứ đã trót bằng lòng với chúng. Câu chuyện công hàm Phạm Văn Đồng là một thí dụ lớn nhất mà nhà nước có thể lấy làm bài học vì thời gian dù có bao lâu vẫn không mài mất được chữ ký của một Thủ tướng.
Qua hình ảnh, những cái bắt tay đi kèm những nụ cười cho biết họ vừa bàn thảo những sự kiện quan trọng nhưng không ai được đọc hay nghe những gì mà hai bên thỏa thuận bên trong hội nghị. Từ đó đến nay, sự bí mật, hay nói đúng hơn là bưng bít vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô
Công hàm Phạm Văn Đồng do Hà Nội quá lâu không lên tiếng giải bày khiến Trung Quốc có lợi thế như một yếu tố phân hóa quần chúng không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền khi xảy ra vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã dùng sự mập mờ của Hội Nghị Thành Đô để bịt miệng lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử khiến tay họ trót nhúng chàm vì quá tin vào người bạn xã hội chủ nghĩa.
Năm 2004 tập hồi ký của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cho thấy phần nào sự bí ẩn phía sau khi ông bị Trung Quốc gạt ra khỏi Hội Nghị vì quan điểm chống Trung Quốc công khai của ông. Yếu tố này một lần nữa chứng minh sự gượng ép của những người đại diện Việt Nam tham gia hội nghị và mãi một phần tư thế kỷ sau đó bí mật vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô.
Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho biết:
Chụp ảnh lưu niệm sau hội đàm Thành Đô
Chụp ảnh lưu niệm sau hội đàm Thành Đô
Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch, đó là điều anh ấy nói riêng với tôi và sau này tôi được biết anh ấy nói công khai trong Bộ Ngoại giao. Còn nhiều việc anh ấy nói với tôi nữa nhưng tôi chưa dám công bố bởi vì có thể những việc đó anh ấy sẽ viết trong cuốn hồi ký của anh ấy.
Anh ấy là người rất hiểu Trung Quốc và hiểu tận tim gan của họ. Ví dụ như Trung Quốc nói rằng đảo Hoàng Sa có xương của người Trung Quốc thì ảnh đập lại anh ấy nói nếu như thế thì ngay thủ đô Hà Nội cũng sẽ là đất của Trung Quốc bởi vì gò Đống Đa có rất nhiều xương của Trung Quốc vì người Hán bị vua Quang Trung tiêu diệt chất thành cả một cái gò như thế. Nếu nói đâu có xương của người Hán người Trung Quốc thì nơi đó là dất của Trung Quốc thì phi khoa học.
Việt Nam một tỉnh tự trị của Trung Quốc?
Tài liệu về hội nghị này hết sức ít ỏi khiến bao nhiêu học giả muốn nghiên cứu về nó phải chịu thua vì sự trung thành của người trong cuộc. Bí mật càng giữ, sự xuyên tạc sự thật về nó càng khiến người ta tin hơn, đặc biệt nếu sự xuyên tạc ấy đến công khai từ phía Trung Quốc khi hai nước chạm trán với nhau trên vấn đề biên cương lãnh thổ.
Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên
Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã
Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã vừa cùng nhau công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” trong những ngày vừa qua với những câu chữ như sau:
Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”
Với những từ ngữ tuyên giáo như thế không ai có thể tin rằng lãnh đạo Việt Nam đã mù quáng đến nỗi đi tới quyết định như vậy mặc dù sự xụp đổ của Liên Xô đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam phải tìm cách dựa vào Trung Quốc để sống còn.
Dù sao thì Chủ nghĩa Xã hội cũng không thể biến Việt Nam thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc vì ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười cộng với Phạm Văn Đồng không đủ chính danh để ký một văn tự vô giá trị như thế.
Tuy nhiên vì Hà Nội tiếp tục im lặng nên câu hỏi đã dần dần biến thành sự thật cho dù chỉ phân nửa sự thật đến từ Hoàn Cầu Thời Báo.
Phản ứng của nhân sĩ trí thức và tướng lãnh Việt Nam rõ ràng là phẫn nộ và họ đòi hỏi nhà nước phải bạch hóa sự kiện Thành Đô. Trước tiên là Thiếu tướng Lê Duy Mật sau đó là Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang cùng nhiều người khác đã công khai kiến nghị lãnh đạo phải giải thích minh bạch những điều mà Trung Quốc đưa ra như đã từng đưa sự việc công hàm Phạm Văn Đồng khiến Hà Nội phải ngậm bù hòn làm ngọt không thể tiến tới một vụ kiện phản đối Trung Quốc.
Hoàn Cầu Thời báo thì nó không phải là cơ quan chính thức của dảng và nhà nước Trung Hoa cho nên nó đưa như thế ai muốn hiểu thế nào thì hiểu, bản thân cá nhân tôi thì tôi không tin đó là sự thật. Thế nhưng nếu mình im lặng trong chuyện này thì bất lợi cho mình. Phải có một kênh thông tin nào đó để phản bác lại chuyện đó
Đại tá Nguyễn Đăng Quang
Nói với chúng tôi Thiếu tướng Lê Duy Mật cho biết:
Vấn đề Thành Đô quan hệ như thế nào nó ảnh hưởng ra sao và hậu họa của nó thế nào thì giờ mình cũng chưa thật rõ cho nên tôi nêu ra vấn để để các đồng chí lãnh đạo xem xét và đồng thời có ý kiến với toàn bộ đảng toàn nhân dân thế thôi. Bây giờ thì cứ chờ họ xem quan điểm, thái độ và cách giải quyết như thế nào. Còn bây giờ mình hãy nêu vấn đề, một vài ví dụ thế thôi. Nó là vấn đề bang giao chiến lược và của tập thể chứ không phải của một cá nhân nào.
Đại tá Nguyễn Đăng Quang không tin vào những thông tin này tuy nhiên theo ông nếu nhà nước vẫn chủ trương im lặng thì không khác gì trao vũ khí tuyên truyền cho giặc, ông chia sẻ:
Cái thông tin này thì bản thân tôi nghĩ rằng không phải là thật. Hoàn Cầu Thời báo nó tung ra để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam với nhau thôi và gây phân hóa trong người dân Việt Nam với nhau.
Hoàn Cầu Thời báo thì nó không phải là cơ quan chính thức của dảng và nhà nước Trung Hoa cho nên nó đưa như thế ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. bản thân cá nhân tôi thì tôi không tin đó là sự thật. Thế nhưng nếu mình im lặng trong chuyện này thì bất lợi cho mình. Phải có một kênh thông tin nào đó để phản bác lại chuyện đó.
Còn chuyện có công bố cho dân biết về Hội nghị Thành Đô hay không thì tôi nghĩ rằng không phải là chuyện dễ làm nhưng phần nào ít nhiều gì cũng phải cho người dân biết.
Hội Nghị Thành Đô như một giọt nước tràn ly, đây là cơ hội để nhà nước bạch hóa một sự thật được giữ kín trong suốt 24 năm. Tuy nhiên bí mật khi đã trở thành gai nhọn thì cách hay nhất vẫn phải chịu đau mà lấy gai lể nó.

Tất cả các ý kiến của bạn đọc về Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô?

  vincent dang nơi gửi saigon :

tôi muốn biết
13/10/2014 04:46
    Reply to this comment
Khánh Linh nơi gửi Việt Nam :
Sao mấy ông hacker của phe này không đột nhập máy chủ của Đảng CSVN và Đảng CSTQ mà thu thập chứng cứ về Hội nghị Thành Đô này tương tự như việc ăn cắp thông tin thẻ tín dụng ấy mà. Có được bằng chứng về việc này thì là vô giá so với hack tiền tài khoản thẻ tín dụng nhiều lần nhé !!
Thân!!
16/09/2014 23:58
    Reply to this comment

Lan Chi nơi gửi saigon :
Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế hoạch cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình "sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc" qua chiến thuật "Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến" với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.
GIAI ĐOẠN I : Ngày 15-07-2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II : Ngày 05-07-2040 : QUỐC GIA THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.
Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.
Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ,(dân tộc thiểu số) tiếng tàu là ngôn ngữ chính...
27/08/2014 08:35
    Reply to this comment

Thành Tâm nơi gửi SAI-GON VN :
Sự hoài nghi về Hội Nghị Thành Đô giữa lúc này nó cũng giống như hiện tượng Công Hàm cuả ô. P. V. Đồng khi lúc đầu bị phanh phui rồi dần về sau nó là sự thật và đãng CSVN cứng họng hết đường ngụy biện . Quý vị hãy xâu lại từng sự kiện theo dòng thời gian giữa Tr.Quôc va VN đã xảy ra thì quý vị sẽ rõ thật hư rồi !...!
18/08/2014 12:14
    Reply to this comment

2 Lúa nơi gửi Sài Gòn :
Mọi người còn nhớ tại sao tụi Việt cộng chào đón Trung cộng với lá cờ sao 5 cánh,và đề xuất của tụi bộ giáo dục cho học sinh học tiếng Trung.Như vậy là hội nghị Thành đô bán nước là có thật.....
11/08/2014 02:47
    Reply to this comment

NYP nơi gửi Ilinois :
Đề nghị tác giả nói rõ hơn, Hoàn cầu thời báo và Tân hoa xã đăng tin trên ngày nào và cho đường link được không. Xin cảm ơn.
10/08/2014 02:34
    Reply to this comment

Vo Viet nơi gửi vietnam :
Tôi ko tin có 1 Hội nghị bán nước như thế. Nếu thật,đây là tội lớn nhất đối lịch sử Việt Nam.
09/08/2014 11:18
    Reply to this comment

Trần Điềm nơi gửi Nghệ An :
Những năm đó CNXH ở Đông Âu sụp đổ, Việt Nam cũng theo ngày tàn vì đi theo đàn anh Liên Xô, thù Trung Quốc từ những năm 1979, nhưng bây giờ sắp đến ngưỡng sụp đổ nên "thà mất nước hơn mất đảng", thế là chạy qua Trung Quốc xin tha thứ và làm khu tự trị trong 30 năm sau. Nhục ơi là nhục. Lịch sử sẽ ghi tên như một vết nhục, một Lê Chiêu Thống thứ 2.
08/08/2014 20:27
    Reply to this comment

QUÂN nơi gửi HOA KỲ :
Bạn Nghiêm Quang rất đúng: Chu Ăn Lai Ngẻo từ năm 1976.....: " Zhou Enlai (5 March 1898 – 8 January 1976) was the first Premier of the People's Republic of China, serving from October 1949 until his death in January 1976." Thiết nghĩ Ban Giám Đốc RFA nên "Check" lại Thông Tin..Thời Sự vân vân Trước khi Phát Thanh hay Đăng Tin cho phù hợp THỰC TẾ. Thank U
08/08/2014 07:30
    Reply to this comment

Nghiêm Quang nơi gửi Paris :
Chú thích ảnh bậy quá. Trong hình rõ ràng là Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai thì làm sao là Hội nghị Thành Đô năm 1990 được. Chu chết trước đó 15 rồi.
07/08/2014 14:58
    Reply to this comment

Hồ Choa nơi gửi Hà Nội :
Câu nói:"Theo Mỹ thì mất đảng, theo Tàu thì mất nước" được cho là của Nguyễn Văn Linh thì chọn mất nước còn hơn mất đảng quá rõ. Nguyễn Văn Linh do hối hận việc này mà từ bỏ một nhiệm 4 năm TBT để làm cố vấn rồi chết trong dằn vặt. Đỗ Mười nói "Tàu nó đánh ta nhưng nó là CS" thật trơ trẽn và vô liêm sĩ. So với Mười thì Linh còn chút liêm sĩ. Còn Phạm Văn Đồng thì tự bôi lên mặt mình vết nhọ thứ hai!
07/08/2014 04:24
    Reply to this comment

Lâm nơi gửi Sài Gòn :
Tôi nói thật nhé cho dù nhà nước có tuyên bố ngày mai nước VN sẽ sát nhập vào TQ thì người dân vẫn chả quan tâm đừng nói gì tới mới cái công hàm hay hội nghĩ nữa, nó chỉ để cho những người nào thích nghiên cứu thôi.Vì từ lâu trong thanh tâm của người dân đã suy nghĩ:các ông lãnh đạo ấy muốn làm gì thì làm tôi không quan tâm,mắc công lại mang tiếng phản động, miễng sau để tôi với gia đình sống yên được rồi.Nếu không nhờ cái mạng xã hội và Internet thì đến bây giờ tôi nghĩ trên 90% người dân VN cứ nghĩ TQ luôn luôn là bạn của VN như răng với môi.Còn các vị cứ đăng những tin tức bất lợi cho ĐCSVN thì đảm bảo vài tháng nữa CP sẽ quyết tâm chống lại mạng xã hội một cách quyết liệt hơn giống như bên TQ vậy đấy, để khỏi phải theo giỏi gì luôn.
07/08/2014 04:09
    Reply to this comment

Jacobe NG.A nơi gửi Hương Thủy HUE :
Đến giờ nầy mà bọn trong BCT đảng CSVN không dám công khai Nội Dung các văn kiện của HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 vì chúng nó sợ sẽ bị chính những Đảng viên yêu nước,vì nước và có lương tâm với đồng bào dân tộc sẽ phỉ nhổ lên án chúng <một khi sự thật được phơi bày>,thậm chí sẽ đem bọn nầy ra XỬ TỘI vì bán nước cho Tàu Cộng.Nhưng ...bọn nầy không dấu và bưng bít mãi được đâu,nên nhớ CÂY KIM TRONG BỌC CŨNG CÓ NGÀY LÒI RA. Rồi đây NÓ sẽ chịu tội trước nhân dân thôi.KHÔNG CHẠY TRỐN NƠI NÀO ĐƯỢC ĐÂU.
07/08/2014 01:28
    Reply to this comment

Độc giả không muốn nêu tên :
muon thay doi he thong phai cho back hoa nhung van kien
06/08/2014 21:07
    Reply to this comment

Thao nơi gửi sai gòn :
Tôi thì không tin đó là sự thật. Thế nhưng nếu csVN cứ im lặng thì bất cứ người dân nào có đầu óc,có suy nghĩ yêu tổ quốc Việt Nam thì sẽ nghĩ ngay được nội dung trong văn bản của HN thành đô là dâng nước Việt Nam cho tàu cộng từ 1990
Nếu vậy thì trần ích tắt ,lê chiêu thống thời nay quá đông
06/08/2014 20:59
    Reply to this comment

changhiu nơi gửi saigon :
Toàn bá láp!
06/08/2014 20:46
    Reply to this comment

Le li Tran nơi gửi USA. :
Ong tong bi thu DCS Vn, Do muoi van con song tai Ha-noi, tot nhat la lay chu ki cua toan the dan Viet trong va ngoai nuoc : "Doi hoi ong Do Muoi phai ra doi chung ve hoi nghi Thanh-do, truoc toan the nhan dan VN."
06/08/2014 18:15
    Reply to this comment

Trần Thiên Tướng nơi gửi Australia :
mấy thằng con cháu Lý Thông, Lê Chiêu Thống này mà bạn kêu gọi nó ra bạch hóa???
Kêu ra để Đỗ thừa thì được chứ tiểu nhân bán rẻ dân tộc... dám làm quân tử để dân tộc xử tội sao?!
08/08/2014 09:27
Trương Định :
Mới đầu là công hàm Phạm Văn Đồng đã công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại các hải đảo Trường Sa và Hoàng Sa...Rồi giật mình trước vụ sách giáo khoa in năm 1974 mà Bắc Kinh mới trình ra trước LHQ nhân vụ giàn khoan 981. Và bây giờ là hội nghị Thành Đô, cái giá treo cổ dân tộc để đổi lấy sự yên ổn cho Đảng csvn...Để đổi lấy tiền tài và bổng lộc từ kẻ gian là tên Đại Hán. Ôi, những lãnh tụ óc đất đỏ bùn lầy, chúng nó đã bán nước thật rồi cho nên việc kiện TQ ra tòa chỉ là trên môi lưỡi nhằm mị dân mà thôi.
06/08/2014 17:01
    Reply to this comment

Nguyễn Hoàng nơi gửi USA :
Không có cái gì có thể dấu mãi dưới ánh mặt trời. Ngạn ngữ này luôn có giá trị với thời gian. Bọn CSVN là bọn bán nước, chúng không thể chối cãi được. Trong bài viết có đoạn nói "biết đâu sẽ còn nhiều văn bản ký kết giữa tầu và CSVN còn kinh khủng hơn nữa..." tôi tin là có chuyện đó. Vì quyền lợi bọn CSVN không tứ bỏ bất cứ một thủ đoạn bẩn thỉu nào dù là khốn nạn nhất. Tôi tin chắc bản thân Hồ Chí Minh đã có những ký kết bán nước với bọn Tầu Cộng và cả với Nga Xô. Không bao giờ có thể đứng chung với bọn CSVN.
06/08/2014 16:43
    Reply to this comment

truonggiang59@yahoo.com, hoavu@yahoo.com,hoadam.cli@gmail.com, hoalanvu@yahoo.com,khanhconnie@yahoo.com,tongdhoang@yahoo.com :
Xin chia sẻ bản tin đặc biệt nên và cần đọc để biệt Đại họa của Dân tộc Việt Nam mình.
06/08/2014 14:06
    Reply to this comment

Nam nơi gửi USA :
Còn nghi ngờ gì nữa về văn bản của "hội nghị thành đô"? Nhìn những gì diển ra mà bọn bán nước csvn đang làm cho tàu khựa. Nếu người dân VN cứ cuối đâù chịu đựng kiếm chúc cơm qua ngày, quên hết phẫm giá con người. Thà chết vinh quang hơn sống nhục như vậy mà Tổ Tiên VN đã sống oai hùng bảo vệ Quê Hương. Toàn dân VN trong và ngoài nước phải vượt qua sợ hải như người ViệtNam đã can đãm ra đi tìm tự do trong cái chết sau 30-4-1975 và dân tộc Ukraine chống độc tài, đứng lên cứu mình, gia đình và Quê Hương VN. Còn csvn cai trị độc tài, làm chó săn cho tàu khựa thì toàn dân VN sẽ mãi mãi là "nô lệ đỏ" cho bọn csvn và tàu khựa và chờ ngày mất nước VN. *** FREEDOM IS NOT FREE ***.
06/08/2014 11:28
    Reply to this comment

BATMAN nơi gửi Vô định :
Biết đâu lại sắp Bật Mí những Công Hàm khác nữa Kinh Tởm hơn nhiều ? kể cả VĂN BẢN Hồ chí Minh...Dân Việt chỉ là Công Cụ của cái đảng Gian Dối như chính bọn Trung Ương đảng viên: Bọn Hại Nước !
06/08/2014 10:51
    Reply to this comment




Wikileaks tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990


Wikileaks vừa tiết lộ biên bản họp kín giữa Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam với Tổng BT và Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành Đô.

13256334_1612613752399003_1648033163924389333_n
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.
Facebooker Phong Phạm

Rate this:

Nguồn: https://haedc.org/2016/05/20/wikileaks-tiet-lo-hoi-nghi-thanh-do-1990/

 rang nguyen



14/06/2014

Hội nghị Thành Đô 1990 : CSVN đề nghị TC lãnh đạo những nước cộng sản còn lại sau khi Liên Xô và các nước  CS Đông Âu sụp đổ để chống lại cái gọi là "diễn biến hòa bình" do đế quốc Mỹ chủ trương để xóa sổ cộng sản trên toàn thế Giới.

+ Đọc lại hồ sơ bán nước: Hội nghị Thành Đô 1990

Bài 1 Về Hội nghị cấp cao Việt - Trung tại Thành Đô - Trung quốc

Cùng với việc ta thúc ép Phnom Penh đi vào “ giải pháp Đỏ ”, việc ta thoả thuận với Trung Quốc công thức SNC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ với ta với Campuchia và Lào.”
Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ
nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu
 
Lời giới thiệu:Từ đầu năm 2004, giới cán bộ  ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang (khổ A4, viết xong lần thứ nhất năm 2001, hoàn thành tháng 5-2003)  chưa được xuất bản công khai. Với nội dung phong phú, chính xác và trung thực, tác giả cung cấp những thông tin quý hiếm về những vấn đề Việt Nam đương đại.
 
Tác giả làm việc ở Bộ ngoại giao từ năm 1954. Năm 1968 ông tham gia Hội nghị Paris (1968-1973), cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1975-1978) và các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90 thé ký 20). Năm 1991, được đề nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch, ông viện lý do “sức khoẻ” để từ chối. Cuối năm 1993, ông xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng.
 
Những tư liệu dưới đây trích  trong cuốn hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ là những thông tin  rất quan trọng nói lên sự thật về quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong một giai đoạn khó khăn, đồng thời về những bất đồng trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 30-04-1975 đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của Việt Nam chuyển con đường phát triển của nước dẫn đến tình hình một lần nữa Trung Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của Việt Nam.

Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9)

 
 
Cuộc gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990).
 
Nội dung các tư liệu  này nêu bật trách nhiệm nặng nề của hai ông Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh vào đầu thập niên 1990 (lúc đó là Tổng bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng) trong quan hệ với Bắc Kinh về việc giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ Việt Trung
 
Vể cuộc gặp cấp cao Việt – Trung ở Thành Đô diễn ra hai ngày 3 và 4/9/1990, trong hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ,  ông Trần Quang Cơ viết :
 
“Cuộc gặp cấp cao Việt – Trung tại Thành Đô : Ngày 29.8.90, đại sứ Trương Đức Duy xin gặp gấp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười chuyển thông điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô , thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên  Trung Quốc ngày 3.9.90 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Trương nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp anh Tô (Cố vấn Phạm Văn Đồng). Trung Quốc còn lấy cớ ở Bắc Kinh đang bận chuẩn bị tổ chức ASIAD (Á Vận hội) nên không gặp cấp cao Việt Nam ở thủ đô Bắc Kinh được vì khó giữ được bí mật, mà gặp ở Thành Đô."
 
Theo ông Trần Quang Cơ :
 
"Đây quả là một sự chuyển biến đột ngột của phía Trung Quốc. Trước đây Trung Quốc nói không chỉ sau khi giải quyết xong vấn đề Campuchia mới gặp cấp cao ta và mới bàn vấn đề bình thường hoá quan hệ. Năm ngày trước – ngày 24.8.90 – Trung Quốc còn bác bỏ việc gặp cấp cao, nay lại mời ta gặp cấp cao trong một thời hạn rất gấp và đồng ý cấp cao sẽ nói chuyện về cả hai vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ".
 
Thái độ “ thiện chí ” gấp gáp như vậy của Bắc Kinh không phải tự nhiên mà có. Nó có những nguyên nhân sâu xa và nhân tố bức bách :
 
a. Tất cả những hoạt động đối ngoại và đối nội của Trung Quốc trong hơn 10 năm qua khẳng định chiến lược nhất quán của họ là kiên quyết thực hiện “ 4 hiện đại ”, biến Trung Quốc thành một cường quốc hàng đầu trên thế giới, đồng thời xác định vị trí nước lớn của mình trước hết ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Vì lợi ích chiến lược đó, Trung Quốc kiên trì tranh thủ Mỹ, Nhật, phương Tây, đồng thời bình thường hoá quan hệ với Liên Xô.
 
Nhưng sau hơn 10 năm cải cách và mở cửa, tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của Trung Quốc rất khó khăn. Sau sự kiện Thiên An Môn, mục tiêu chiến lược đó đang bị đe doạ nghiêm trọng. Về đối ngoại, bị Mỹ, Nhật và phương Tây thi hành cấm vận. Trong khi đó, quá trình cải thiện quan hệ Mỹ-Xô tiến triển rất nhanh. Xô-Mỹ hợp tác chặt chẽ giải quyết các vấn đề thế giới và khu vực không kể đến vai trò của Trung Quốc. Ngay trong vấn đề Campuchia, vai trò Trung Quốc cũng bị lấn át (Xô-Mỹ tiếp xúc trao đổi chặt chẽ về vấn đề Campuchia, cuộc gặp Sihanouk – Hun Xen ở Tokyo là do sự dàn xếp của Mỹ, Nhật và Thái, ngoài ý muốn của Trung Quốc). Phương Tây tiếp tục đòi Trung Quốc thực hiện dân chủ và giải quyết vấn đề Campuchia trên cơ sở kiềm chế Khmer Đỏ.
 
b. Chuyến đi Đông Nam Á của Lý Bằng (6-13.8.90) nằm trong yêu cầu chiến lược của Trung Quốc tranh thủ hoàn cảnh quốc tế hoà bình để thực hiện “ 4 hiện đại ”, diễn ra trong bối cảnh liên minh Trung Quốc xây dựng ở Đông Nam Á trong 10 năm qua để chống Việt Nam đang tan vỡ sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và sau khi Mỹ đã điều chỉnh chính sách. Cuộc đi thăm của Lý đã bộc lộ những điểm đồng và bất đồng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Các nước ASEAN vẫn rất lo ngại lý do bành trướng của Trung Quốc. Trung Quốc buộc phải cam kết nội bộ các nước trong khu vực, ủng hộ các đảng cộng sản và vấn đề Hoa kiều, tuyên bố sẵn sàng thương lượng và hợp tác về vấn đề Trường Sa. Tiếp tục đối đầu với Việt Nam không còn phù hợp với chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc lúc này nữa.
 
c. Sau khi Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia, các nước phương Tây, Mỹ, Nhật, ASEAN đi vào cải thiện quan hệ với ta theo hướng không có lợi cho tính toán của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trước tình hình đó, Trung Quốc không muốn chậm chân.
 
d. Về thời điểm : trong cuộc họp ngày 27 và 28.8.90 tại Nữu Ước, P5 đã thoả thuận văn kiện khung về giải pháp toàn bộ cho vấn đề Campuchia (gồm các vấn đề : các lực lượng vũ trang Campuchia, tổng tuyển cử dưới sự bảo trợ của LHQ, nhân quyền và bảo đảm quốc tế đối với thể chế tương lai của Campuchia). Văn kiện về nhân quyền không đề cập trực tiếp đến vấn đề diệt chủng, chỉ nói Campuchia sẽ “ không trở lại chính sách và hành động trong quá khứ ”.
 
Còn Trung Quốc buộc phải nhân nhượng không còn đòi lập chính phủ liên hiệp 4 bên ngang nhau, phải chấp nhận vai trò lớn của LHQ. P5 thoả thuận lịch giải quyết vấn đề Campuchia : trong tuần từ 3.9 đến 9.9 họp các bên Campuchia ở Jakarta để lập SNC trước phiên họp Đại hội đồng LHQ, tiếp đó họp mở rộng với các nước trong khu vực (có Trung Quốc), đến khoảng tháng 10-11.90 họp uỷ ban Phối hợp Hội nghị Paris về Campuchia để soạn thảo Hiệp định trên cơ sở văn kiện khung do P5 vạch ra, các ngoại trưởng ký Hiệp định ; 15 nước trong Hội đồng Bảo An thông qua.
 
Trung Quốc đặt cuộc gặp cấp cao Trung-Việt trong cái khung thời gian này. Tuy nhiên Bắc Kinh giấu không cho ta biết gì về những thoả thuận giữa họ và các nư¬ớc lớn trong Hội đồng bảo an, mặt khác cũng giữ kín cuộc hẹn gặp ta ở Thành Đô vì không muốn làm cho phương Tây và ASEAN lo ngại khả năng đoàn kết hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam.
 
Ngày 30.8.90, Bộ Chính trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Quốc. Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc, và hợp tác giữa Phnom Penh và Khmer Đỏ để giải quyết vấn đề Campuchia, mặc dù trước đó Bộ Ngoại Giao đã trình bày đề án nêu rõ là rất ít khả năng thực hiện phương án này vì phương hướng chiến lược của Trung Quốc vẫn là tranh thủ phương Tây phục vụ “ 4 hiện đại ”.
 
Anh Lê Đức Anh bổ sung ý anh Linh : “ Phải nói về hoà hợp dân tộc thực sự ở Campuchia. Nếu không có Pol Pot thì vẫn tiếp tục chiến tranh ”. Anh Võ Chí Công không đồng ý, nói : “ Trung Quốc sẽ không nghe ta về hợp tác bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc muốn tranh thủ phương Tây ”.
 
Anh Thạch cảnh giác : “ Vẫn có 3 khả năng về quan hệ giữa ta và Trung Quốc, không phải chỉ là khả năng tốt cả. Dự kiến Trung Quốc sẽ nêu công thức “ SNC 6+2+2+2 ” để nhấn rõ là có 4 bên Campuchia (trong đó Khmer đỏ là 1 bên), xoá vấn đề diệt chủng...” Sự thực sau này cho thấy Trung Quốc còn đòi cao hơn thế !
 
Ngày 2.9.90, ba đồng chí lãnh đạo cao cấp của ta đến Thành Đô đúng hẹn. Tháp tùng có Hồng Hà - Chánh Văn phòng Trung ương, Hoàng Bích Sơn - Trưởng ban Đối ngoại, và Đinh Nho Liêm – Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao. Đáng chú ý là trong đoàn không có bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
 
Sau 2 ngày nói chuyện (3-4.9.90), kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là“ Biên bản tóm tắt ” gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản 8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
 
Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia ; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia có dẫn chứng), còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả. Trong bản thoả thuận, vấn đề nổi cộm nhất là điểm 5 về việc thành lập SNC.
 
Lãnh đạo ta đã thoả thuận dễ dàng, không do dự (!), công thức “ 6+2+2+2+1 ” (phía Phnom Penh 6 người ; phía “ 3 phái ” 7 người ; 2 của Khmer đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk và bản thân Sihanouk) mà Từ Đôn Tín vừa đưa ra ở Hà Nội và bị tôi bác. Công thức này bất lợi cho Phnom Penh, với công thức “6+6” hay “6+2+2+2”, tức là hai bên có số người ngang nhau mà Sihanouk và Hun Xen đã thoả thuận ở Tokyo.
 
Về sáng kiến “ giải pháp Đỏ ” cho vấn đề Campuchia mà lãnh đạo ta đưa ra, tưởng như phía Trung Quốc sẽ nhiệt liệt hoan ngênh, song Lý Bằng đã bác đi: “Các đồng chí nói cần thực hiện 2 đảng cộng sản hợp tác với nhau để phát huy hơn nữa. Tôi đồng ý một phần và không đồng ý một phần. Bốn bên Campuchia, xét về lực lượng quân sự và chính quyền, mạnh nhất là hai đảng cộng sản, có vai trò nhiều hơn. Nhưng phần tôi không đồng ý là ở Campuchia không chỉ có hai đảng cộng sản mà còn có các thế lực khác là lực lượng của Sihanouk và lực lượng của Son San. Lực lượng của họ không lớn lắm nhưng họ được quốc tế ủng hộ. Bài xích họ thì cô lập SNC, không thể đoàn kết Campuchia. Cần phải để cho hai bên kia phát huy tác dụng ở Campuchia ”.
 
Và Giang Trạch Dân cùng nói thêm : “ Các nước phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí đến đây, cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này. Họ cho rằng Việt nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, họp với nhau bàn cái gì đây ? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Tình hình quốc tế hiện nay nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không lợi cho chúng ta ”.
 
Thành Đô là thành công hay là thất bại của ta ?
 
Ngay say khi ở Thành Đô về, ngày 5.9.90 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và Lê Đức Anh, đã bay sang Phnom Penh thông báo lại với Bộ Chính trị Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung.
 
Để thêm sức thuyết phục Phnom Penh nhận Thoả thuận Thành Đô, anh Linh nói với lãnh đạo Campuchia : “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc”.
 
Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.”
 
Nhưng câu trả lời của Heng Somrin, thay mặt cho lãnh đạo Campuchia, vẫn là : “ Phải giữ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Những vấn đề nội bộ liên quan đến chủ quyền CPC phải do các bên CPC giải quyết ”.
 
Về “ giải pháp Đỏ ”, Phnom Penh nhận định : “ Trung Quốc không muốn hai phái cộng sản ở Campuchia hợp tác với nhau gây phức tạp cho quan hệ của họ với Sihanouk và với phương Tây. Vì vậy chúng tôi thấy rằng khó có thể thực hiện “ giải pháp Đỏ ” vì “ giải pháp Đỏ ” trái với lợi ích của Trung Quốc ”.
 
Mặc dù ban lãnh đạo Campuchia đã xác định rõ thái độ như vậy, song Lê Đức Anh vẫn cứ cố thuyết phục Bạn : “ Ta nói “giải pháp Đỏ” nhưng đó là “ giải pháp Hồng ”, vừa xanh vừa đỏ. Trước mắt không làm được nhưng phải kiên trì. Ta làm bằng nhiều con đường, làm bằng thực tế. Các đồng chí cần tìm nhiều con đường tiếp xúc với Khmer Đỏ. Vấn đề tranh thủ Khmer Đỏ là vấn đề sách lược mang tính chiến lược… Nên kiên trì tìm cách liên minh với Trung Quốc, kéo Khmer Đỏ trở về… Ta đừng nói với Trung Quốc là làm “ giải pháp Đỏ ”, nhưng ta thực hiện “ giải pháp Đỏ ” ; có đỏ có xanh…nhưng thực tế là hợp tác hai lực lượng cộng sản ”.
 
Nguyễn văn Linh bồi thêm : “ Xin các đồng chí chú ý lợi dụng mâu thuẫn, đừng bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc muốn đi với Mỹ, nhưng Mỹ ép Trung Quốc nên Trung Quốc cũng muốn có quan hệ tốt với Lào, Việt Nam và Campuchia. Nếu ta có sách lược tốt thì ta có giải pháp Đỏ."
 
Theo báo cáo của đại sứ Ngô Điền, thái độ của bạn Campuchia đối với ta từ sau Thành Đô có đổi khác. Về công khai, bạn cố tránh tỏ ra bị lệ thuộc vào Việt Nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định trái với sự gợi ý của ta trên nhiều việc.Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm :
 
* Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước ;
 
* Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “ mồi ” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
 
* Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.
 
Ngày 7.9.90 Bộ chính trị đã họp thảo luận về kết quả cuộc gặp cấp cao Việt-Trung và cuộc gặp cấp cao Việt- Campuchia sau đó, và quyết định ngay hôm sau Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc thông báo lại lập trường của Campuchia ; đồng thời thông báo với Liên Xô, Lào như đã thông báo với Campuchia.
 
Nếu có ai hỏi về công thức “ 6+2+2+2+1 ”, nói không biết. Nhưng Báo Bangkok Post ngày 19.9.90 trong bài của Chuchart Kangwaan đã công khai hoá bản Thoả thuận Thành Đô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần SNC của Campuchia sẽ gồm 6 người của Nhà nước Campuchia, 2 của Khmer đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk, thành viên thứ 13 là Hoàng thân Sihanouk giữ chức Chủ tịch Hội đồng.
 
Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) số 4/10 (10.10.90) đăng bài Củ cà-rốt và cái gậy viết về cuộc gặp gỡ cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô giữa Tổng Bí Thư Đảng và Thủ tướng hai nước, cho biết hai bên đã thoả thuân công thức “ 6+6+1 ” về việc lập SNC.
 
Phía Việt Nam có nhượng bộ nhiều hơn. Việc Ngoại trưởng hai nước không dự họp cấp cao là đáng chú ý. Bên trong, Trung Quốc nói họ coi ông Thạch là người có quan điểm cứng rắn về vấn đề Campuchia cũng như đối với Trung Quốc.
 
Ngày 12.10.90, nhà báo Nayan Chanda nói với anh Thạch : “ Trung Quốc đang tuyên truyền rộng rãi là lãnh đạo Việt Nam đánh lừa mọi người, họ ký kết với lãnh đạo Trung Quốc về thành phần SNC nhưng đã không thực hiện thoả thuận cấp cao Việt-Trung. Việt Nam lại còn xúi dục chính quyền Phnom Penh chống việc bầu Sihanouk làm chủ tịch SNC và đưa ra hết điều kiện này đến điều kiện khác.”
 
Ngày 5.10.90, anh Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Mỹ Baker.
 
Baker cho biết là sau khi cuộc họp các bên Campuchia ở Bangkok vừa qua thất bại, Trung Quốc rất bất bình với lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc cho rằng lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã hoàn toàn đồng ý với đề nghị của Trung Quốc về con số 13 thành viên của SNC nhưng lại nói với Phnom Penh là công thức đó là ý kiến riêng của Trung Quốc, đã không làm gì để thúc đẩy Phnom Penh thực hiện thoả thuận giữa cấp cao hai nước. Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam.
 
Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam là Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ CNXH chống âm mưu của đế quốc Mỹ xoá bỏ CNXH cũng như đề nghị của Việt Nam về giải pháp dựa trên liên minh giữa Phnom Penh và Pol Pot.
 
Còn Lý Bằng trong khi trả lời phỏng vấn của Paisai Sricharatchang, phóng viên tờ Bangkok Post tại Bắc Kinh, ngày 24.10.90, đã xác nhận có một cuộc gặp bí mật giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu tháng 9 và cho biết kết quả cuộc gặp đã được phản ảnh qua cuộc họp giữa các bên Campuchia ngày 10.9.90 tại Jakarta. Trong khi nói không biết chắc phía Việt Nam đã cố gắng thuyết phục Phnom Penh đến đâu, Lý nhận định là Hà Nội chắc chưa làm đủ mức. Điều đó có thể thấy được qua việc Phnom Penh đã có “ một thái độ thiếu hợp tác ”.
 
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta.
 
Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm hoạ “ diễn biễn hoà bình ” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “ giải pháp Đỏ ”.
 
Sau Thành Đô, trong Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến bàn cãi về chuyến đi này. Song mãi đến trước Đại hội VII, khi Bộ Chính trị họp (15-17.5.91) thảo luận bản dự thảo Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới, cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc ở Thành Đô mới lại được đề cập tới khi bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại Giao có câu “ có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia ”.
 
Cuộc họp này đầy đủ Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh, các cố vấn Phạm văn Đồng, Võ Chí Công, các uỷ viên BCT Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên, Đoàn Khuê, Nguyễn Thanh Bình.
 
Anh Tô  nói :
“ Có thời giờ và có cơ hội đem ra kiểm điểm những việc vừa qua để nhận định sâu sắc thì tốt thôi. Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình. Nói là tự kiểm điểm thì tự kiểm điểm. Tôi ân hận là ở hai chỗ.
 
Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia, người nói là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hoà giải dân tộc Campuchia. Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “ 6+2+2+2+1 ” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói : tôi không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng... Tôi ân hận là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối.
 
Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân. Sáng sớm hôm sau, mấy anh bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt sao tranh thủ được nguyên tắc “ consensus ” (nhất trí), còn con số không quan trọng. Tôi nghe hơi yên tâm nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn. Sau đó, Trung Quốc đưa ký bản thoả thuận có nói đến con số 13… Tôi phân vân muốn được biết nội dung trước khi ta hạ bút ký. Nếu như đoàn ta trao đổi với nhau sau phiên họp đầu, sau khi Lý Bằng đưa ra công thức 6+2+2+2+1 thì ta có thể có cách bàn thêm với họ.
 
Hai là trước khi ký văn bản do chuyên viên hai bên thoả thuận, các đồng chí lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại, khi họ mời Tổng Bí Thư, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ta sang gặp Tổng Bí Thư, Chủ tịch Quốc vụ viện, lại mời thêm tôi. Tôi khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn, nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước hậu quả về phản ứng của Bạn Campuchia, rất gay gắt. Tôi hiểu là Bạn khá bất bình, thậm chí là uất nhau. Cho ta là làm sau lưng, có hại cho người ta.”
 
Anh Linh : “ Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý, tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án 13… Vấn đề Campuchia dính đến Trung Quốc và Mỹ. Phải tính đến chiến lược và sách lược. Phải tiếp tục làm việc với Campuchia về chiến lược, phải có nhiều biện pháp làm cho bạn thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.”
 
Anh Thạch : “ Về chuyện Thành Đô, Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho Phnom Penh. Hun Xen nói là trong biên bản viết là “ hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1” nhưng băng ghi âm lại ghi rõ anh Linh nói là “ không có vấn đề gì ”.
 
Tôi xin trình bày để các anh hiểu nguyên do con số 13 là từ đâu. Tại Tokyo tháng 6.90, Sihanouk và Hun Xen đã thoả thuận thành phần SNC gồm hai bên ngang nhau = 6+6. Từ Đôn Tín sang Hà Nội, ép ta nhận công thức 6+2+2+2+1 không được. Đến cuộc gặp Thành Đô, Trung Quốc lại đưa ra. Khi ta sang Phnom Penh để thuyết phục bạn nhận con số 13 với nguyên tắc làm việc consensus trong SNC, anh Hun Xen nói riêng với tôi : chúng tôi thắng mà phải nhận số người ít hơn bên kia (bên ta 6, bên kia 7) thì mang tiếng Campuchia bị Việt nam và Trung Quốc ép. Như vậy, dù là consensus cũng không thể thuyết phục nhân dân Campuchia được. Chỉ có thể nhận 12 hoặc 14 thành viên trong Hội đồng Dân tộc Tối cao. Phải nói là Phnom Penh thắc mắc nhiều với ta. Liên Xô, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô và nói với họ là lãnh đạo Việt Nam không đáng tin cậy. Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta…”
 
Hôm sau, Bộ Chính trị họp tiếp,
anh Mười nói : “ Ta tán thành Sihanouk làm chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tối cao, Hun Xen làm phó chủ tịch, lấy nhất trí trong Hội đồng Dân tộc Tối cao làm nguyên tắc. Đây không phải là một nhân nhượng… Nếu có anh Thạch đi Thanh Đô thì tốt hơn…”
 
Anh Tô : “ Vấn đề chủ yếu không phải là thái độ của ta ở Thành Đô như anh Mười nói, mà là kết quả và tác động đến bạn Campuchia đánh giá ta như thế nào ? Ở Thành Đô, điều ta làm có thể chứng minh được nhưng Cam-puchia cho là ta giải quyết trên lưng họ. Vì vậy mà tôi ân hận. Tôi ân hận là về sau này sẽ để lại hậu quả.”
 
Anh Mười : “ Với tinh thần một người cộng sản, tôi cho là ta không sai. Ban Campuchia nghĩ gì về ta là quyền của họ. Với tinh thần một người cộng sản, ta không bao giờ vi phạm chủ quyền của bạn.”
 
Anh Thạch : “ Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô về, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô nhận consensus (nguyên tắc nhất trí) ” .
 
Anh Võ Văn Kiệt : “ Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.”
 
Vốn là người điềm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu : “ Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.”
 
Thoả thuận Việt Nam - Trung Quốc ở Thành Đô đúng như anh Tô lo ngại đã để lại một ấn tượng không dễ quên đối với Phnom Penh. Trong phiên họp Quốc hội Campuchia ngày 28.2.91, Hun Xen phát biểu :
 
“ Như các đại biểu đã biết, vấn đề SNC này rất phức tạp. Chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn ủng hộ chúng không đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được ”.
 
Tôi còn nhớ khi tiếp tôi ở Phnom Penh, ngày 28.9.90, Hun Xen đã có những ý khá mạnh về thoả thuận Thành Đô : “ Khi gặp Sok An ở Bangkok hôm 17.9, Trung Quốc doạ và đòi SOC phải công nhận công thức mà Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận. Nhưng Phnom Penh độc lập. Sok An đã nói rất đúng khi trả lời Trung Quốc là ý này là của Việt Nam không phải của Phnom Penh.”
 
Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.
 
Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc Mỹ, thực hiện “ giải pháp Đỏ ” ở Campuchia là không phù hợp với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị mà còn gây khó khăn với ta trong việc đa dạng hoá quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN, và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia.
 
Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó chơi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.
 
Cùng với việc ta thúc ép Phnom Penh đi vào “ giải pháp Đỏ ”, việc ta thoả thuận với Trung Quốc công thức SNC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ với ta với Campuchia và Lào.”
 
Trần Quang Cơ
Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”  (Trích)
 

Ý kiến
Hồng Hà (04/06/2014 20:30)
Người viết xin đính chính (thêm) hai tiếng trong câu chót của bài phản biện với tên người viết là Hồng Hà, posted ngày 31/5/14 lúc giờ 21:53, như sau:
-Trước đọc là: "Mất Thế Đứng thì Nước bất kể chủ nghĩa cai trị đó là gì"
-Nay đọc lại là: "Mất Thế Đứng thì mất Nước, bất kể chủ nghĩa đang cai trị đó là gì".
Thành thật cáo lỗi cùng bạn đọc và xin biết ơn quí bạn. (HH)
VOTANTHU (03/06/2014 14:11)
cuộc sống con người quá ngắn ngủi , tại sao họ ko nghỉ chỉ có Tổ Quốc là tồn tại mãi mãi , họ học cao biết rộng !!)?để làm gì ????khi họ xem Tổ Quốc là cũa riêng họ ??họ tha hồ chia phần cấu xé …để dành tiếng xấu muôn đời về sau ??đến đời con cháu ko dám ngoãnh mặt nhín bàn dân thiên hạ (nếu người có lòng tự trọng)Vật chất ko bao giờ tồn tại , chỉ có tên tuổi con người là mãi mãi ….
Thanh Phong (01/06/2014 21:37)
Kính gửi nhà báo Trần Quang Thành
(Nhờ nhà báo CaliToday chuyển tiếp)

Để giúp độc giả CaliToday hiểu thêm về hội nghị Thành Đô 1990, một đề tài còn tương tác với hiện tình của VN, chúng tôi thành thật nhờ nhà báo Trần Quang Thành cho phổ biến lần lượt các phần còn lại trên Hồi Ức của ông Trần Quang Cơ như ông đã có lòng trích phổ biến một phần trên đây.

Chúng tôi, một nhóm độc giả thân hữu của CaliToday rất hâm mộ và biết ơn anh Nguyễn Xuân Nam và BBT/CaliToday đã dày công xây dựng mảnh đất thân thương nầy, tạo điểm hẹn cho các tác giả và độc giả để giải tỏa những điều mình muốn biết và muốn phổ biến cho nhau, đặc biệt các vấn đề liên quan với thời sự. Chúng tôi rất cám ơn nhà báo Trần Quang Thành đã quan tâm đến sự yêu cầu trên đây.

Kính chào quí anh
Hồng Hà (31/05/2014 21:53)
Mục ích chính của cuộc họp ở Thành Đô năm 1990 là vấn đề CSVN đề nghị TC lãnh đạo những nước cộng sản còn lại sau khi Liên Xô và các nước csĐông Âu sụp đổ để chống lại cái chúng gọi là "diễn biến hòa bình" do đế quốc Mỹ chủ trương để xóa sổ cộng sản trên toàn Thế Giới. (Xem những đọan trích trên đây của TQCơ: "Ngày 30.8.90, Bộ Chính trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Quốc. Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc,"..."Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” ..."Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam là Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ CNXH chống âm mưu của đế quốc Mỹ xoá bỏ CNXH cũng như đề nghị của Việt Nam "-hết trích). Nên nhớ rằng, Sau cuộc xâm lược của csVN vào Campuchia 1978, TC đã dạy cho csVN "bài học thứ nhất năm 1979" và từ đó hai bên đoạn giao. Đến năm 1985 TBT Lê Duẫn bị đột tử trên máy bay từ Liên Xô về nước, Nguuễn văn Linh lên thay rồi đi Liên Xô nhận chỉ thị về cải tổ chính trị toàn diện theo kế hoạch củaGorbachev. Năm 1988 vụ xuống đường đại qui mô của HS và SV TC ở quảng trường Thiên An Môn. Năm 1989 bảy nước cộng sản Đông Âu nối nhau giây chuyền sụp đổ. Liên Xô cúp hết viện trợ cho csVN. CsVN biết csLiên Xô sẽ phá sản nay mai y như những gì đã xảy ra trước đó . Vì vậy không còn cách nào khác để tồn tại khi diễn biến chính trị đó sẽ xảy ra ở VN, nên csVN bằng mọi giá phải khuất phục TC, nhưng lúc đầu trong hội nghị Thành Đô, đã bị TC bác bỏ, csVN đã phải dùng hạ sách để cứu mình là xin TC cho csVN 1 trong 3 giải pháp là - Hoặc VN là một Liên Bang của TC. - Hoặc VN là một Tỉnh của TC. - Hoặc VN là một Khu tự trị thuộc TC. Cuối cùng TC chấp thuận giải pháp thứ 2 là một Tỉnh của TC. Thời gian thực hiện chia làm 3 giai đoạn trong tổng số 30 năm, mỗi giai đoạn 10 năm, bắt đầu từ 1990 đến 2020. Từ đó đến nay cứ mỗi lần có nhu cầu và biến cố ở biển Đông hay trên đất liền, csVN lại phải bị TC gọi qua trình diện để học tập hoặc bị lên lớp do không chấp hành những gì lãnh đạo cấp cao của hai bên đã cam kết trong cái gọi là quá khứ đó? Đọc Hồi ký của Thứ Trưởng csVN Trần Quang Cơ và đọc bản tin do Wikileaks tiệt lộ về Hội nghị Thành Đô 1990, chúng ta có thể nhận ra có sự thiếu sót trong Hồi Ký, hoặc là sự kiện lịch sử quá ô nhục xảy ra trong khi ông đang là Thứ Trưởng Ngoại Giao của csVN, nếu nói ra ông cũng nhục, và lại sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc là cuộc thảo luận đó có tính cách bí mật và thu hẹp, ông TQ Cơ không được quyền biết - điều cấm kỵ dưới chế độ cộng sản - nên đã dấu đi, tuy nhiên ông ta cũng đã hé lộ một số điểm trong hồi ký như được trích trên đây . Dưới ánh sáng mặt Trời không có cái gì có thể dấu mãi, và càng dấu thì càng dễ bị lộ. Ngày nay qua quá nhiều diễn biến lịch sử dưới chế độ cộng sản, (như công hàm 58, như lính hải quân của csVN không đước phép chống trả quân TC đánh chiếm đảo Gạc Ma ở Trường Sa năm 88, 64 chiến sĩ đó đã làm vật tế thần một cách oan uổng, như vụ cắt nhượng đất ở biên giới phía Bắc, vụ phân chia Vịnh Bắc Bộ, và hiện nay là vụ giàn khoan HD 981 ở trong thềm lục địa VN) dân chúng không còn tin đảng cộng sản nữa. Mất lòng Dân là mất Thế Đứng. Mất Thế Đứng thì Nước bất kể chủ nghĩa cai trị đó là gì!
Quang Nguyen (31/05/2014 16:00)
Thế còn về vấn đề biên giới đất liền và hải đảo Việt Nam thì ra sao? Sao chỉ xoay quanh vụ Căm Bốt mà không thấy những điều như tới năm 2020, VN sẽ là một tỉnh tự trị? Thời gian kể từ lúc lãnh đạo đảng CS ký hiệp uớc Thành Đô cho đến 2020, từng buớc xếp đặt sao để hạ nhiệt dân Việt hầu đi tới cái năm khốn nạn đó? Đề nghị tác giả nếu đã trích dẫn thì phải trích dẫn những sự kiện liên quan trực tiếp đến sinh mạng Dân tộc chúng ta. Căm Bốt chẳng ăn nhằm gì trong thời gian này, đưa ra chỉ khiến người đọc nghĩ là...đang lái tội đồ về một hướng khác vô bổ và chẳng ăn nhập gì. Bàn về hồ sơ bán nước của đảng CSVN ở Thành Đô mà sao chỉ toàn chuyện vớ vẩn Căm Bốt. Tuy nhiên, dù âm mưu, nếu có, làm nhạt đi hồ sơ bán nước của CS tại Thành Đô, cuối cùng chỉ gặp thất bại vì người Việt trong và ngoài nước, không qúa ngu và đần như tập đoàn bán nước và tay chân của họ nghĩ đâu. Lịch Sử không thể đánh tráo và ánh sáng sẽ cùng với thời gian, phơi bày nó ra dưới ánh mặt trời.

***

Bài 2: Vai trò và trách nhiệm của Nguyễn Văn Linh - Lê Đức Anh trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trong cái gọi là công cuộc đổi mới, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tâng bốc Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là người khởi xướng ; còn Lê Đức Anh thì được thuộc hạ xủng ái như môt thái thượng hoàng thời cộng sản độc quyền cai trị đất nước. Nhưng trong hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”,Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã bộc lộ một bộ mặt khác: Hèn nhát, bạc nhược đầu hàng quan thầy Trung Quốc.
Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ
nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu
 
 
 
Chương 10 mang tựa đề “Thuốc đắng nhưng không dã được tật” nhà ngoại giao kỳ cựu Trần Quang Cơ viết :
 
"Sáng 30.5.90, Bộ Chính Trị họp bàn về đàm phán với Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thông báo với Bộ Chính trị về cuộc họp với 2 Tổng bí thư Đảng Lào và Đảng Campuchia ngày 20-21/5, nói là dự định sẽ gặp đại sứ Trung Quốc và Từ Đôn Tín khi Từ đến Hà Nội. Cố vấn Phạm Văn Đồng và một số trong Bộ Chính trị tỏ ý phải thận trọng trong xử sự với Trung Quốc.
 
Anh Tô nói: Mấy nghìn năm Trung Quốc vẫn là Trung Quốc, không nên cả tin. Ta cần thăm dò thúc đẩy nhưng phải cảnh giác, đừng để hớ. Đỗ Mười cũng khuyên anh Linh không nên gặp đại sứ Trung Quốc và Từ Đôn Tín trước cuộc đàm phán. Nhưng Lê Đức Anh lại tỏ ra đồng tình với dự định của anh Linh, cho rằng phải thăm dò và phân tích chiến lược của Trung Quốc, xử lý mối quan hệ của 3 nước lớn và 5 nước thường trực Hội đồng bảo an, tranh thủ thế giới thứ ba, ủng hộ các nước XHCN.
 
Đa số trong Bộ Chính trị đều cho rằng không nên nói đến “giải pháp Đỏ” với Trung Quốc nữa. Cuối cùng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kết luận lại là anh sẽ chỉ gặp đại sứ Trung Quốc, còn không gặp Từ Đôn Tín; về phía lãnh đạo ta, chỉ có anh Thạch tiếp Từ. Nguyễn Văn Linh còn nói khi gặp Trương Đức Duy anh sẽ chỉ nói về hợp tác hai nước và đề nghị gặp cấp cao, không nói đến “giải pháp Đỏ”. Nhưng trên thực tế trong cuộc gặp đại sứ Trung Quốc vài hôm sau, Nguyễn Văn Linh đã lại nêu vấn đề đó.
 
Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh.
 
Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”.  
 
Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... chúng âm mưu diễn biến hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì Xã hội chủ nghĩa , nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội... Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”.
 
Về vấn đề Campuchia, anh Linh đã gợi ý dùng “giải pháp Đỏ” để giải quyết: “Không có lý gì những người cộng sản lại không thể bàn với những người cộng sản được”, “họ gặp Sihanouk còn được huống chi là gặp lại nhau”.
 
Sáng 6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch.
 
Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19/6 trong cuộc họp Bộ Chính trị để đánh giá cuộc đàm phán 11-13/6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc hôm trước (gặp cấp cao hai nước; hai nước đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội; hai nhóm cộng sản Khmer nên nói chuyện với nhau).
 
Nhưng trước đó, từ ngày 6/6, phía Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy.  
 
Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6/6, anh Lê Đức Anh đã nói khá cụ thể về “giải pháp Đỏ”: “Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường... Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi...”
 
Trưa ngày 9/6/90, Đại sứ Trương Đức Duy nói với Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta rằng, trong cuộc gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, phía Trung Quốc rút ra được 3 ý kiến:
 
Đồng chí Nguyễn Văn Linh nói về quan hệ hai nước rất đậm đà. Nói 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái sai như lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa. Muốn gặp cấp cao Trung Quốc để trao đổi những vấn đề lớn trong quan hệ hai nước.
 
Về tình hình quốc tế: tình hình Liên xô, Đông Âu có nhiều thay đổi. Liên Xô trước đây là thành trì của chủ nghĩa xã hội, nay thành trì này cũng lung lay rồi. Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Những mgười cộng sản chân chính phải đoàn kết để bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế quốc luôn tấn công vào chủ nghĩa xã hội. Chúng tuyên bố đến cuối thế kỷ này sẽ làm cho chủ nghĩa xã hôi biến mất.
 
Về Campuchia: tại sao những người cộng sản không hợp tác với nhau ? Polpot và Hunxen phải hợp tác với nhau.
 
Chiều 10/6/90, Bí thư thứ nhất sứ quán Trung Quốc Hồ Càn Văn nói với anh Vũ Thuần, Vụ phó vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao: “Từ Đôn Tín tuy là trợ lý ngoại trưởng nhưng là người có thực quyền trong việc giải quyết các vấn đề châu Á. Trên khía cạnh nào đó có thể nói còn có thực quyền hơn cả cấp thứ trưởng. Việc Từ sang Việt Nam lần này là có sự quyết định của cấp cao nhất của Trung Quốc, chứ không phải Bộ Ngoại giao.”
 
Theo Hồ Càn Văn, ngày 23/5/90 Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam Vũ Xuân Vinh đã mời Tuỳ viên quân sự Trung Quốc Triệu Nhuệ đến để thông báo là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh sẽ tiếp Từ Đôn Tín khi Từ đến Hà Nội. Chính những động thái bất thường và vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao này của ta đã làm cho Trung Quốc hiểu rằng nội bộ Việt Nam đã có sự phân hoá và vai trò của Bộ Ngoại Giao không còn như trước.
 
Ngày 8/6/90, khi được biết là lần này tôi sẽ là người đứng ra thay anh Đinh Nho Liêm đàm phán với Từ Đôn Tín. Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh còn điện thoại dặn tô...
Hiển thị nội dung đã được rút gọn

Nguồn:https://groups.google.com/forum/#!topic/soc.culture.vietnamese/QYPc-UkCYK8


NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC, VIỆT NAM SẼ RA SAO?

Email In
BBT: Bài này đã từng được đăng trên BCT với lời góp ý của Ts Hà sĩ Phu ở địa chỉ http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=11186:nu-tr-thanh-mt-khu-t-tr-ca-trung-cng-thi-vit-nam-s-ra-sao&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53 nhưng với ít hình ảnh hơn bài dưới dưới đây. Xin mời đọc lại để tự nhắc nhở về hiểm họa Bắc thuộc hầu nổ lực tranh đấu cho hiện tại và cứu vản tương lai.

NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC, VIỆT NAM SẼ RA SAO?
Author: Gs Trần Đình Sử Source: VietpressUSA Reposted on: 2016-07-18
VietPress USA (03/7/2016): VietPress USA nhận được bài sau đây của Giáo sư Trần Đình Sử, Nhà Giáo Nhân Dân, rất âu lo cho tương lai Việt Nam trong những tháng ngày sắp tới nếu như trở thành Khu Tự Trị của giặc Tàu xâm lược Bắc Kinh.
Đảng CsVN đã bán Biển và các đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo Công Hàm Bán Nước năm 1958 do Phạm Văn Đồng lúc đó là Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng sản Bắc Việt) ký tên công nhận Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông phía nam Vĩ tuyến 17 thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là lãnh thổ, lãnh hải và vùng 12 hải lý của Trung Quốc (http://conghambannuoc.tripod.com/ )
Tiếp đến sau khi bị Trung Quốc đánh tan tành tình đồng chí anh em vào năm 1979, CsVN vẫn cúi đầu chịu nhục xin khấu đầu nô lệ; đã cắt hằng chục nghìn cây số vuông đất biên giới phía bắc, dâng Ải Nam Quan, Bản Giốc và vịnh Bắc bộ cho Trung Quốc.
Đến ngày 04/9/1990 đảng CsVN do Nguyễn Văn Linh Tổng bí thư cầm đầu cùng nhóm Đỗ Mưới, Phạm Văn Đồng đã qua Tứ Xuyên họp mật với Đảng và Nhà nước Trung Quốc để xin đưa Việt Nam làm khu tự tri của Trung Quốc và hoàn thành việc xóa dấu vết Việt Nam trước năm 2020 (https://www.youtube.com/watch?v=EdSr4A1kDYU).
Ngày nay mọi chuyện đang diễn tiến, nhóm bán nước CsVN do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã và đang tuân theo sự điều hành của Tàu Cộng; tìm mọi cách tàn diệt dân Việt Nam để cho Tàu Cộng tràn vào đất nước; nắm hết mọi sinh hoạt và nếu dân có lên tiếng phản đối đều bị bắt bớ, đánh đập, tra tấn cho đến chết.
Sau đây là bài viết như một " Tiếng chuông báo tử" của Giáo sư Trần Đình Sử, Nhà Giáo Nhân Dân, dưới tựa đề "NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC, VIỆT NAM SẼ RA SAO?". Xin cám ơn Tác giả và mời đọc giả xa gần đọc và xem các hình ảnh dân Tây Tạng bị Trung Quốc tận diệt như thế nào!
Video về Hội nghị Thành Đô ngày 03 và 04/9/1990 CsVN xin sát nhập Việt Nam làm Khu Tự Trị của Trung Quốc hoàn tất vào năm 2020:

Năm 1988, Trung Quốc cướp đảo Gác Ma của Việt Nam

Trước hết tên nước bị xóa mất.
Dân Tàu tràn sang ta.
Chữ Hán là ngôn ngữ chính,
Tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.
Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.
Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, ...
Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp.
Các sách vở quý hiếm trong viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích.
Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung..., bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.
Có một bọn văn nô viết bài ca ngợi: Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách Việt.. Bọn khác thì khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các hoàng đế Trung Hoa, rồi các mục trên báo "Chuyện bây giờ mới kể" nở rộ.
Dải đất hình chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa
... Thật đau lòng!

Trần Đình Sử
Giáo sư - Nhà Giáo Nhân Dân.
oOo
Nguồn: http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=11574:nu-tr-thanh-mt-khu-t-tr-ca-trung-quc-vit-nam-s-ra-sao&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53

Đọc tiếp:
CÂU CHUYỆN GIA ĐÌNH VÀ HỌA DIỆT VONG GẦN KỀ
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/cau-chuyen-gia-inh-va-hoa-diet-vong-gan.html
Xem thêm: 

Công bố những bí mật xung quanh cuộc gặp gỡ Thành Đô tháng 9-1990

http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/cong-bo-nhung-bi-mat-xung-quanh-cuoc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét