Thu thuế dịch vụ Đèn Đỏ: 'Lấy mỡ nó rán nó'?
Thu thuế hay không
thu thế đối với người bán dâm nếu mở 'khu phố Đèn Đỏ' trong các đặc khu
kinh tế tại Việt Nam là chủ đề gây tranh luận tại Bàn tròn thứ Năm hôm
14/9/2017.
Một luật sư từ Sài Gòn cho rằng không nên thu thuế với
'các chị em' làm nghề này vì làm như vậy Việt Nam sẽ không còn là 'chế
độ tốt đẹp nữa'.Trong khi đó, một nhà xã hội học từ Hà Nội chuyên nghiên cứu về giới và phát triển xã hội, cộng đồng thì cho rằng đã là hoạt động có thu, thì cần phải thu thuế như bình thường.
Tiến sỹ Khuất Thu Hồng nói về 'dịch vụ Đèn Đỏ' ở VN
Nhà báo Mạc Việt Hồng nói về dịch vụ Đèn Đỏ
PGS. TS Phạm Quý Thọ bình luận dự kiến mở phố Đèn Đỏ
Trao đổi với Tọa đàm trực tuyến của BBC Tiếng Việt hôm thứ Năm, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuận trước hết nêu quan điểm về việc có nên mở dịch vụ 'Đèn đỏ' như trên đã nói hay không, ông nói:
"Tôi rất đồng tình và ủng hộ những lời lập luận lịch sử quá trình và cái lợi, hại trong việc cho hành nghề mãi dâm, hoặc là không cho hành nghề mãi dâm. Tôi cho rằng đó là một câu chuyện rất hợp đạo lý, nó cũng bình thường.
"Còn nếu về phong tục tập quán Việt Nam, nói phong tục tập quán Việt Nam, thực tế thì trước đây có nghề mãi dâm... cũng có này kia, làm sao không có được, xã hội Sài Gòn trước kia, mại dâm cũng coi như công khai, thì đâu có vấn đề gì.
"Nhưng mà chỉ vướng luật pháp, không có sửa, đó là cái sửa của luật Hình sự, Bộ Luật Hình sự cho rằng là như chị Khuất Thu Hồng [khách mời tại bàn tròn] có nói rằng đã có một bước tiến là những người hành nghề mãi dâm thì không bị xử lý hình sự, những người môi giới, tổ chức thì bị xử lý hình sự, thì cái đó cũng là một cái vướng về pháp luật."
Mại dâm và tham nhũng
VN: mở mại dâm ở đặc khu 'táo bạo nhưng khó làm'?
Theo luật sư Thuận, dường như có sự thiếu thống nhất, hoặc thiếu công bằng giữa việc chính quyền thường ra tay với mua, bán dâm mà lại không truy quét tham nhũng nhà nước và chức vụ mà như ông nói là 'ăn hối lộ, cướp của, cướp đất' của dân v.v..., ông nói tiếp:
"Vướng pháp luật thì nếu cần, Quốc hội ra một nghị quyết thì cũng sẽ giải quyết được ngay, nhưng về mặt đạo lý, nhiều người tôi trao đổi và tôi cũng suy nghĩ rằng hành nghề mãi dâm này đôi khi còn tốt hơn mấy người nhận hối lộ, ăn hối lộ mà cướp đất của dân.
"Người ta có cái để người ta bán, cái thân để người ta bán, để đi kiếm tiền người ta sống, thì bắt bớ rồi đưa đi trại giáo dục, không biết giáo dục cái gì, sao không giáo dục mấy người ăn hối lộ, cướp của của dân, cái tội đó là nặng hơn nhiều chứ, tại sao không tập trung để truy quét? Mà lại truy quét chi một cái người ta gọi là tệ nạn xã hội?
"... Rõ ràng như Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh cũng nói là chống tham nhũng là khó, chống nguy hiểm. Bây giờ người ta cũng nói là nguy hiểm, còn chống tệ nạn thì dễ, bởi vì tệ nạn có cái gì đâu mà làm ghê gớm thế?
"Cho nên tôi cho rằng đã đến lúc phải nhìn vào sự thật, phải cần, phải có một nhu cầu để mà giải quyết và đối với chị em phụ nữ, người ta không có gì, người ta còn có cái đó, thì họ cũng phải mang để bán để họ sống chứ? Tại sao không cho họ bán? Nó còn tốt hơn đi ăn cướp, đi buôn lậu, thì cái đó, cái nào tốt hơn.
"Thì tôi nghĩ cần phải nhìn cái tổng thể xã hội và dĩ nhiên là còn sự quản lý chặt chẽ, đừng để nó lan truyền bệnh tật, rồi chữa bệnh cho chị em, còn đừng có nghĩ tới chuyện thu thuế, cái này để quản lý chẳng có gì để thu thuế, đến cái món đó còn thu thuế thì còn cái gì là chế độ tốt đẹp? Cho nên cái này đã đến lúc phải quản lý và phải tổ chức," nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với Bàn tròn thứ Năm.
'Lấy mỡ nó rán nó'
Người bán dâm Thái kể về phố đèn đỏ Frankfurt
Pháp luật và nghề mại dâm trên thế giới
Cũng là người có quan điểm nên ủng hộ việc quản lý mại dâm theo cách thức mới thay vì cấm đoán hoặc hình sự hóa những người hành nghề này, nhưng có ý kiến khác với Luật sư Thuận về việc có nên thu thuế hay không với người hành nghề này, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng phản biện:
"Nếu có thể tôi muốn tranh luận về thuế dịch vụ Đèn Đỏ với ông Trần Quốc Thuận..., tôi nghĩ rằng một khi chúng ta đã có lập ra khu Đèn Đỏ cung cấp dịch vụ tình dục, thì chúng ta phải thu thuế.
"Tại sao phải thuế, vì thuế để trả cho bộ máy quản lý nhà nước, những người liên quan, chẳng hạn ngành y tế cung cấp dịch vụ cho khu vực đó, rồi công an và các loại thuế khác, không có lẽ lại lấy thuế của người nông dân đóng để trả cho dịch vụ Đèn Đỏ?
"Cho nên mỡ nó phải rán chính nó, chứ không thể nếu chúng ta lại đặt vấn đề là ở đây có cái gì nhạy cảm, hoặc có cái gì đó mà không thu thuế, thì tôi nghĩ là nó sẽ là không công bằng.
"Bất kỳ một người nào mà lao động có thu nhập, thì sẽ phải đóng thuế, tôi nghĩ là chúng ta nên suy nghĩ về chuyện đấy một cách nghiêm túc, thay vì cứ luẩn quẩn về những lý do đạo đức hay là văn hóa, thì nó sẽ không thấu đáo, mà rõ ràng là nó sẽ tạo ra sự bất công bằng và nó sẽ không hiệu quả nếu như chúng ta thực sự muốn thành lập khu Đèn Đỏ," Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nói với BBC.
Phản hồi ngay tại Bàn tròn về ý kiến của nhà nghiên cứu xã hội học, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Hiểu ý tôi nói không đúng, bởi vì cái thuế là khác và việc thu lệ phí để cân đối bộ máy lại khác và bây giờ thuế là đóng cho nhà nước và nhà nước dùng cái đó để quản lý toàn bộ xã hội này, thì đó là khác.
"Còn bộ máy thành lập ra, đâu phải cái gì nhà nước cũng quản lý, mà để cho tư nhân họ quản lý và thông qua một cơ sở nào thì họ có dịch vụ, thu vô, mỗi lần đi vào, đóng bao nhiêu tiền, thì đóng bao nhiêu phần trăm cho bộ máy..., chứ không ai lấy ngân sách để cân đối và cũng không ai lấy tiền đấy chuyển vào ngân sách, để như vậy thì nó không hay, tôi hiểu là như thế," luật sư nói với BBC.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41282766
Người bán dâm Thái kể về phố đèn đỏ Frankfurt
Pháp luật và nghề mại dâm trên thế giới
Cũng là người có quan điểm nên ủng hộ việc quản lý mại dâm theo cách thức mới thay vì cấm đoán hoặc hình sự hóa những người hành nghề này, nhưng có ý kiến khác với Luật sư Thuận về việc có nên thu thuế hay không với người hành nghề này, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng phản biện:
"Nếu có thể tôi muốn tranh luận về thuế dịch vụ Đèn Đỏ với ông Trần Quốc Thuận..., tôi nghĩ rằng một khi chúng ta đã có lập ra khu Đèn Đỏ cung cấp dịch vụ tình dục, thì chúng ta phải thu thuế.
"Tại sao phải thuế, vì thuế để trả cho bộ máy quản lý nhà nước, những người liên quan, chẳng hạn ngành y tế cung cấp dịch vụ cho khu vực đó, rồi công an và các loại thuế khác, không có lẽ lại lấy thuế của người nông dân đóng để trả cho dịch vụ Đèn Đỏ?
"Cho nên mỡ nó phải rán chính nó, chứ không thể nếu chúng ta lại đặt vấn đề là ở đây có cái gì nhạy cảm, hoặc có cái gì đó mà không thu thuế, thì tôi nghĩ là nó sẽ là không công bằng.
"Bất kỳ một người nào mà lao động có thu nhập, thì sẽ phải đóng thuế, tôi nghĩ là chúng ta nên suy nghĩ về chuyện đấy một cách nghiêm túc, thay vì cứ luẩn quẩn về những lý do đạo đức hay là văn hóa, thì nó sẽ không thấu đáo, mà rõ ràng là nó sẽ tạo ra sự bất công bằng và nó sẽ không hiệu quả nếu như chúng ta thực sự muốn thành lập khu Đèn Đỏ," Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nói với BBC.
Phản hồi ngay tại Bàn tròn về ý kiến của nhà nghiên cứu xã hội học, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Hiểu ý tôi nói không đúng, bởi vì cái thuế là khác và việc thu lệ phí để cân đối bộ máy lại khác và bây giờ thuế là đóng cho nhà nước và nhà nước dùng cái đó để quản lý toàn bộ xã hội này, thì đó là khác.
"Còn bộ máy thành lập ra, đâu phải cái gì nhà nước cũng quản lý, mà để cho tư nhân họ quản lý và thông qua một cơ sở nào thì họ có dịch vụ, thu vô, mỗi lần đi vào, đóng bao nhiêu tiền, thì đóng bao nhiêu phần trăm cho bộ máy..., chứ không ai lấy ngân sách để cân đối và cũng không ai lấy tiền đấy chuyển vào ngân sách, để như vậy thì nó không hay, tôi hiểu là như thế," luật sư nói với BBC.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41282766
Người bán dâm Thái kể về phố đèn đỏ Frankfurt
Chính quyền Đức bắt đầu hợp pháp hoá nghề mại dâm vào năm 2002.
Gần
đây, quy định mới của Chính phủ liên quan đến loại hình kinh doanh này
đã được thông qua, trong đó bắt buộc gái mại dâm có chứng chỉ hành nghề
và khách hàng phải đeo bao cao su.Sandy ở Bahnhofsviertel
"Cứ thoải mái chụp ảnh đi nhé. Tôi đã hỏi chủ rồi". Sandy nói với phóng viên BBC khi đưa chúng tôi tham quan những tòa nhà ở Bahnhofsviertel.
Cô là một người chuyển giới nam sang nữ gốc Thái, đã hành nghề mại dâm hơn 30 năm tại Đức.
Đã ngoài 50 tuổi, Sandy rất quen thuộc với từng ngóc ngách khu phố đèn đỏ, nơi vừa là văn phòng vừa là mái nhà của cô trong hơn 20 năm sống ở Frankruft.
Sandy bắt đầu 'khởi nghiệp' từ khi bức tường Berlin sụp đổ.
Sandy nhớ lại những ngày tháng làm ăn khấm khá ban đầu do dòng người từ Đông Đức cũng là khách hàng của cô tràn sang Berlin.
Sau khi dành dụm trong một năm, Sandy bay về Thái Lan để phẫu thuật chuyển giới. Khi quay trở lại, cô tiếp sự nghiệp kinh doanh tình dục mà mình yêu thích và tự hào.
Sau hơn sáu năm ở Berlin, Sandy chuyển về Frankfurt vì nghe nói ở đó sẽ có những căn nhà để ở và làm việc, thay vì phải đứng đợi khách ngoài trời lạnh.
Đấy chính là khi cô bắt đầu sống ở Bahnhofsviertel.
Đời mại dâm qua mạng xã hội
Phim mới hé lộ về phụ nữ TQ làm nghề mại dâm ở London
52 khách một ngày
Bahnhofsviertel - khu phố đèn đỏ ở Frankfurt là cái tên khét tiếng trong giới ăn chơi ở Đức.Tại đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một "thế giới tội lỗi" với hàng tá các câu lạc bộ thoát y, cửa hàng bán đồ chơi tình dục, những nhà thổ được cấp phép.
15 năm kể từ ngày Đức hợp pháp hóa nghề mại dâm, nền công nghiệp này hiện nay được cho là đem lại khoảng 16 tỷ euro lợi nhuận mỗi năm.
Hiện nay ở Đức có khoảng 400.000 gái mại dâm "phục vụ" cho gần một triệu khách mỗi ngày.
Sandy vui vẻ nói kỷ lục cá nhân là tiếp 52 khách một ngày và kiếm được 200.000 bảng một năm.
Tuy nhiên, đây chỉ là một mặt của vấn đề.
Những người phản đối lên tiếng báo động vì cơ hội mà việc hợp pháp hóa mại dâm đưa lại từ năm 2002 đồng nghĩa với việc gia tăng tệ nạn buôn bán người phụ nữ, đặc biệt từ Đông và Nam Âu.
Bộ luật mới
Đạo luật mới vừa được thông qua ở Đức chính là biện pháp nhằm giải quyết các tệ nạn nói trên, Sandy nói.Theo một báo cáo của báo The Independent, người cung cấp dịch vụ mại dâm cần có giấy phép kinh doanh hành nghề, được gia hạn hai năm một lần.
Đồng thời, người hành nghề mại dâm phải đăng ký khám sức khỏe hàng năm, và khách hàng bắt buộc phải đeo bao cao su.
Các hành vi vi phạm có thể bị phạt số tiền từ 860 bảng đến 43000 bảng Anh.
Trả lời phỏng vấn BBC, Sandy nói cô trả tiền thuê phòng là 140 bảng mỗi ngày.
Việc đăng ký với nhà chức trách khiến chính phủ kiểm soát việc nộp thuế của người hành nghề mại dâm một cách có hệ thống hơn.
Sandy thỏa thuận với chủ nhà giữ nguyên giá thuê, vì cô giải thích một phần tiền thuê sẽ là hình thức đóng thuế của mình.
Theo cô thì chính quyền Thái Lan nên học tập gương Đức trong việc hợp pháp hóa ngành nghề mại dâm.
Mại dâm là tệ nạn hay giải pháp?
Mại dâm nam 'gia tăng và đa dạng' ở VN
Khởi tố hình sự vụ án dâm ô trẻ em ở Hoàng Mai
Trong căn phòng vừa là chỗ ở và nơi làm việc, Sandy có đầy đủ hệ thống chiếu sáng, trang phục và dụng cụ đủ để mở một cửa hàng đồ chơi tình dục.
Ngoài ra, vấn đề an ninh cũng rất được coi trọng.
Nếu Sandy ấn nút bấm khẩn cấp được đặt ngay trong phòng, lực lượng an ninh sẽ có mặt để giải cứu cô trong vòng giây lát.
Theo Sandy, lợi ích của bộ luật mới là làm giảm lượng gái mại dâm cư trú bất hợp pháp ở Đức.
Cô nói đây chính là một trong những lý do chính khiến thù lao cho nghề mại dâm đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.
"Đạo luật này là một điều tốt vì từ nay trở không phải ai cũng có thể làm công việc này, chỉ những người có visa hợp pháp ở đây. Họ cũng sẽ không thể phá giá thị trường nữa".
"Việc đăng ký với nhà chức trách cũng rất có lợi vì quá trình kê khai thuế trở nên đơn giản hơn", Sandy nói thêm.
Người Thái ở Frankfurt
BBC được Sandy giới thiệu những đồng nghiệp thuộc nhiều quốc tịch, một phụ nữ Pháp có biệt danh "quý bà" chuyên sưu tập và làm việc với những dụng cụ tình dục bạo dâm, hay người bạn Thổ Nhĩ Kỳ chuyên phục vụ người lao động đồng tính nhưng chưa có tiền phẫu thuật chuyển giới.Sandy tin rằng có khoảng 20 người Thái chuyển giới làm người hành nghề mại dâm ở Frankfurt.
Cô nói cách đây tầm 20 năm, con số người Thái ở đây lớn hơn thế rất nhiều.
Theo Sandy, những người Thái hoạt động mại dâm ở Đức rất ít khi gặp các vấn đề về luật pháp. Phần lớn những người này đều thận trọng và đã đăng ký với nhà chức trách trước khi sang Đức.
Đây cũng là quan điểm của Parama Chamrasromran, thám tán cơ quan Lãnh Sự Hoàng gia Thái ở Frankfurt.
Luật mới của Thái Lan 'ảnh hưởng lao động Việt Nam'
Các tướng Thái Lan 'làm kinh tế' thế nào sau đảo chính
Viên cảnh sát Thái có hành động nhân văn
"Mặc dù rất khó có được con số chính xác, nhưng số người gốc Thái hành nghề mại dâm bất hợp pháp ở Đức đã giảm đi nhiều trong vòng 20-30 năm qua", vẫn theo lời Chamrasromran.
Sandy mong chính phủ Thái Lan có chính sách tương tự đối với nghề mại dâm.
Thái Lan, đất nước hồi giáo
Nhưng ý tưởng của Sandy có lẽ là khá xa với đối với một đất nước như Thái Lan.Nơi đây người Phật giáo chiếm đa số và mang tư tưởng truyền thống, tuy nhiên lại có các dịch vụ mại dâm rất phát triển mặc dù chưa được hợp pháp hóa.
Những người làm trong ngành công nghiệp này cho rằng, việc loại bỏ mại dâm sẽ làm suy yếu đến nền kinh tế Thái Lan, vốn đã bị ảnh hưởng sau cuộc đảo chính hồi năm 2014.
Khách du lịch nước ngoài và đàn ông Thái Lan thường đổ xô đến các quán rượu và mát xa ở Bangkok cũng như các thành phố du lịch khác để tìm kiếm dịch vụ biểu diễn sex có tên 'ping pong tour'.
Tuy nhiên, người làm trong ngành nghề mại dâm ở Thái Lan vẫn phải hứng chịu sự kỳ thị của xã hội.
Sandy là một trường hợp hiếm khi cả bố mẹ và em gái cô đều biết về việc cô đến Đức 30 năm trước để hành nghề mại dâm.
Chính mẹ cô, một người y tá, là người đã thu vén vali đồ dùng cho Sandy với nhiều gói bao cao su.
Sandy nói cô sẽ đi làm thêm một năm nữa rồi sẽ giải nghệ và trở về quê hương, sau đó mở cửa hàng kinh doanh thú vật nuôi.
Một người chuyển giới giấu tên làm nghề mại dâm khác ở Frankfurt, ở đây tạm gọi là Fai. Cô nói sẽ rất khó cho Thái Lan có chính sách tương tự.
"Vì Thái Lan là một quốc gia truyền thống".
"Tôi cũng muốn Thái Lan có hệ thống thuế minh bạch hơn, nhưng đây vẫn là một đất nước Phật giáo".
"Đức có những chính sách tốt với ngành nghề mại dâm. Bạn có những ngôi nhà nơi bạn có thể giải quyết nhu cầu tâm lý. Nó sẽ giúp giảm đi tình trạng tội phạm và hãm hiếp", theo lời Fai.
Nhà chứa châu Âu
Theo giải thích của bà Manuela Schwesig, Bộ trưởng Đức phụ trách các vấn đề Phụ nữ và Gia đình, việc hợp pháp hoá nghề mại dâm sẽ cải thiện địa vị của gái mại dâm trong xã hội, họ sẽ độc lập hơn và có nhiều quyền hơn, chẳng hạn, quyền được chăm sóc y tế, được hưởng lương hưu và được bảo hiểm thất nghiệp.Nhưng cũng có rất nhiều nhóm xã hội phản đối việc hợp pháp hoá này.
Những người phản đối lên tiếng báo động vì nước Đức đã trở thành "nhà chứa của châu Âu" và "thiên đường tình dục", nói cách khác, trở thành trung tâm du lịch tình dục thu hút khách mua dâm từ Pháp, Ý, các nước vùng Scandinavie và nhiều nước khác trên thế giới.
Ngày càng nhiều nhà chứa xuất hiện trên vùng đất biên giới giữa Đức và các nước khác, điển hình là thành phố Cologne có nhà chứa lớn nhất châu Âu.
"Việc này buộc nhiều người đàn ông và phụ nữ bị đẩy vào việc làm mại dâm bất hợp pháp và tăng rủi ro vi phạm quyền con người", theo lời Fabienne Freymadl, Chủ tịch tổ chức BesD bảo vệ quyền lợi người lao động làm nghề mại dâm ở Đức.
Phóng viên Kaona Pongpipat của BBC Thái ở London đã sang Đức thực hiện loạt bài về người di dân từ Thái Lan tại Đức trong tháng 6/2017.
Nguồn:http://www.bbc.com/vietnamese/world-40535121
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét