Hậu chiến tranh Việt Nam, cựu binh Mỹ bỏ vào rừng sâu ẩn náu
Đại Dương (theo Tou Tiao) Thứ Năm, ngày 26/04/2018 18:31 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Chiến tranh Việt Nam trở thành cơn ác mộng cho nhiều lính Mỹ. Khi trở về nước, không ít người đã rời bỏ cuộc sống hiện đại để vùi mình vào những nơi hoang vắng nhằm trốn tránh nỗi ám ánh. Thậm chí trong số đó còn có người chọn cách kết liễu cuộc đời mình.
Những ngày tháng 3 năm 1973, cuộc chiến kéo dài hơn 10 năm mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam kết thúc. Trong cuộc chiến tranh này, hơn 5 vạn lính Mỹ tử trận, hơn 30 vạn người khác bị thương, tốn kém hàng trăm tỷ USD.
Điều đáng nói là trong cuộc chiến này Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối về cả thực lực quân sự lẫn kinh tế nhưng lại thất bại.
Đối với người Mỹ, chiến tranh không chỉ mang lại gánh nặng trầm trọng mà với những cựu binh từng tham chiến, đó còn là một thời kỳ lịch sử thống khổ đau buồn với những tổn thương vĩnh viễn không thể bù đắp.
Không ít binh lính Mỹ trở về nước trong thời gian dài ở trong tâm trạng căng thẳng và lo sợ, hành vi điên loạn, mất lòng tin vào cuộc sống. Có người nghiện rượu, nghiện cờ bạc, hiếp dâm, đánh lộn, tham gia bạo lực, tự sát; có người gia nhập băng đảng, tham gia lính đánh thuê; lại có những người vừa từ chiến trường về rất nhanh chóng bị tống vào tù. Những hiện tượng này được gọi là “Căng thẳng rối loạn sau chấn thương”.
Những người bị mắc chứng này, chịu không nổi ác mộng thời gian dài và những lo sợ hàng ngày, cũng không có cách nào đối diện người nhà và thích ứng xã hội, có người còn chạy vào thâm sơn cùng cốc ở ẩn, hoặc chạy đến đảo hoang không người. Họ tự xây dựng chỗ ở giản đơn bằng cỏ, dựa vào quả dại và săn bắt động vật mà sống, mục đích là để thoát ly nỗi sợ trong ký ức.
Có người lính tên là George, sau khi về nước đã mang theo một khẩu súng máy ở ẩn vào rừng rậm thuộc ngoại thành. Ông ta quen đốt lửa vào ban đêm rồi chạy điên cuồng quanh đống lửa. Có khi ngủ mơ tỉnh dậy, ông ta lấy súng máy bắn loạn lên trời. Khi không chịu nổi cô đơn tịch mịch, thì lại nửa đêm chạy đến quán rượu trong thành phố, và không chỉ uống rượu mà còn tìm người đánh lộn, hoặc tham gia những trận quyền anh dưới hầm. Có khi thắng được số tiền lớn mang về nhưng cũng có khi bị đánh đến thương tích đầy mình.
Có một người khác tên Mike Hall, sau khi về nước mang theo 7 chú chó của mình, sống 10 năm trên chiếc xe tải. Sau đó mang những chú chó vào rừng sâu, ở lại trong một xưởng gỗ bỏ hoang. Ông ta thường dắt một súng ngắn bên hông, tay dắt chó chạy cuồng trong núi và liên tục la hét. Khi thấy những người lên núi khai thác gỗ hoặc những người qua đường, anh ta nhìn họ với sự cảnh giác và theo dõi.
Có người cựu binh sau khi về nước không thể thích nghi đã vào núi lập một căn nhà. Trong nhà chứa đầy lựu đạn, súng máy và đạn. Sau khi cảnh sát phát hiện ra đã tịch thu vũ khí đó, người cựu binh nói: “Tôi biết hành vi của tôi là rất hoang đường nhưng nếu để tôi không có vũ khí, tôi sẽ rất sợ hãi”.
10 năm chiến tranh khiến những cự binh này quen với sinh ly tử biệt, khiến họ quen với cuộc sống lo sợ, thích ứng với sự căng thẳng chiến đấu. Chiến tranh kết thúc, các hội chứng hậu chiến tranh khiến họ không thể thích nghi lại cuộc sống.Nước mắt và sự rệu rã của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
My Lan |
(Soha.vn) - Dáng đi thất thểu, ngủ gục ngay trên đống đổ nát, nét mặt mệt mỏi, đau đớn... là những hình ảnh thường gặp ở lính Mỹ sau những trận chiến tại chiến trường Việt Nam.
Xem thêm: Video "Cờ ăn xin" của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Đọc thẻ bài quân nhân sẽ biết những thông tin gì?
Trần Hữu Phúc |
(Soha.vn) - "Dog tag" là tên chính thức của những tấm thẻ bài quân nhân, dạng thẻ này được sử dụng chủ yếu cho việc định danh, xác định thông tin y tế cơ bản và số thương vong.
Tấm thẻ kim loại nhỏ bé ấy không đơn thuần chỉ là công cụ ghi tên tuổi quân nhân mà với chính phủ nó còn thể hiện trên đó cả một quyết sách quốc gia. Đối với thân nhân, thẻ bài còn được xem như là hài cốt nếu người lính tử trận mà thân xác không được mang về.
Ý thức được việc nếu không may bị thương hoặc tử trận thì khi đó sẽ rất cần thông tin cá nhân. Những người lính thời xưa đã ghi tên tuổi, quê quán của mình lên những tấm gỗ và luôn mang theo người.
Theo những tài liệu nghiên cứu thì từ thế kỷ 17, Hải đội Hoàng Sa của triều Nguyễn đã “ vắt lưng” những tấm thẻ này lênh đênh trên biển trong những chuyến thực thi quyền chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1866) ở Trung Quốc, người ta cũng đã ghi nhận có những tấm thẻ gỗ ghi tên tuổi quê quán, đơn vị theo chân những nghĩa quân.
Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865), những người lính thường ghi thông tin cá nhân và thông tin đơn vị mình lên các tờ tiền, ghi trong quần áo, ghi trên balo, khóa thắt lưng…đề phòng khi gặp bất trắc. Đó là thuở sơ khai của những tấm thẻ bài.
Nhu cầu về một tấm thẻ có độ bền vật lý đã khiến thẻ bài kim loại ra đời. Những chất liệu bạc, chì, đồng thau đã được sử dụng nhưng cuối cùng thép không gỉ (inox) là sự lựa chọn cuối cùng cho tới ngày nay. Vật liệu này có khả năng chống cháy, chịu lực va chạm và không bị mục khi chôn trong đất.
Thẻ bài trước Chiến tranh thế giới thứ 2 có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình vuông, hình dầu dục nhưng sau đó Quân đội Mỹ và các nước đồng minh đã thống nhất sử dụng mẫu thẻ 2,9 x 5,1 cm được bo góc. Bộ thẻ bài hoàn chỉnh bao gồm một dây bi dài khoảng 75 cm, một dây bi ngắn dài tầm 12 cm, 2 thẻ bài và bộ ron cao su đi kèm nhằm tránh tiếng động leng keng phát ra khi di chuyển.
Khi Quân đội Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam, những tấm thẻ bài đã theo chân người lính và trở thành vật bất ly thân. Tấm thẻ đó ghi tên tuổi, số an sinh xã hội, binh chủng phục vụ, nhóm máu, cỡ mặt nạ phòng độc, tôn giáo. Lính thường đeo 1 thẻ trên cổ và thẻ còn lại đeo dưới giày hoặc ở cổ tay.
Nếu người lính không may tử thương ngoài mặt trận mà không thể đem xác về thì đồng đội sẽ lấy 1 thẻ đem về còn thẻ kia nhét vào miệng nhằm tạo thuận lợi cho việc nhận diện hài cốt sau này. Với thân nhân của người mất thì việc nhận tấm thẻ bài có ý nghĩa như việc nhận hài cốt người thân.
Với chính phủ Mỹ, tấm thẻ bài còn thể hiện cả những quyết sách quốc gia, việc tham gia sâu vào chiến tranh Việt Nam thông qua việc tăng quân được thể hiện qua các con số ghi trên những tấm thẻ bài.
Sau chiến tranh những tấm thẻ bài không còn hiện diện nhiều, chúng phát lộ khi người dân làm vườn hay được đào lên bởi những người rà phế liệu. Thỉnh thoảng ta hay bắt gặp nó trong những cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, trong bộ sưu tập của những người sưu tầm kỷ vật chiến tranh hay đơn giản là được dùng làm móc chìa khóa.
Những "Tường Đá Đen” ghi tên lính Mỹ tử trận tại chiến trường Việt Nam và những trang web tra cứu thông tin từ những tấm thẻ bài có tác dụng góp phần làm vơi nỗi đau của những người Mỹ có thân nhân tử trận tại Việt Nam.
Thẻ bài lính Việt Nam Cộng Hòa thì thông tin đơn giản hơn, gồm có: Họ tên, năm nhập ngũ, số quân, loại máu, đôi khi gặp một số thẻ ghi cả quê quán.
Với những người sưu tầm kỷ vật chiến tranh thì thẻ bài là thứ hay gặp nhất. Thẻ bài phổ biến ở Việt Nam là thẻ bài lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng Hòa và của quân đội đồng minh như Hàn Quốc, Thái Lan, Úc… Họ sưu tầm theo binh chủng, tôn giáo và hơn nữa thì chơi những thẻ độc, thẻ hiếm như thẻ phản chiến, thẻ Chiêu hồi (Hồi chánh viên).
Giá cả thẻ bài thì tùy thể loại, tình trạng và tùy người bán. Nó dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, thẻ càng độc và hiếm thì giá càng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét