Untitled 0005
TỰ DO & HÒA BÌNH VN.
Tự Do- Hòa bình là mục tiêu cao cả; là bản vị tâm hồn yêu nước của người Việt Quốc Gia
Tự Do- Hòa bình là mục tiêu cao cả; là bản vị tâm hồn yêu nước của người Việt Quốc Gia
Hồi ký- lưu bút Huỳnh Mai St.8872
SĨ QUAN- TÙ BINH CẢI TẠO
I- Bộ Tổng Tham Mưu, ngày cuối cùng của QL.VNCH
1- Bắt cóc con tin lính Mỹ & bắt sống hàng tướng Dương Văn Minh.
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016
BẮT CÓC CON TIN LÍNH MỸ?!
Bichthuy Ly đã thêm 5 ảnh mới — cùng với Phuoc Nguyenhuu và 97 người khác.
NGƯỜI MÔN SINH VOVINAM-THIẾU TÁ PHẠM CHÂU TÀI VÀ CUỘC CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI BỘ TTM/QL.VNCH
Lời người viết: Bài viết xin được kính tặng đến cựu môn sinh Vovinam, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Liên Đoàn Trưởng LĐ3/BCND81. Bài được biên soạn dựa theo các tài liệu tổng hợp: từ bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, của nhà văn Hoàng Khởi Phong, tài liệu của chính Thiếu Tá Phạm Chàu Tài viết. Hình ảnh do người con thứ hai của Thiếu tá Phạm Châu tài là sư huynh Phạm hoàng Thư cung cấp cho người viết.
VINH DANH NGƯỜI LÍNH MŨ XANH
(Thi sĩ Tôn Nữ Mậu Thân)
An Lộc địa chiến tích ghi dấu
Biệt cách dù lừng lẫy công lao
Những chiến sĩ mũ xanh vạn kiếp lưu danh
Trong lòng toàn dân miền Nam yêu dấu
Đất Quảng Trị gót giày người để lại
Chiếm cổ thành xác giặc cộng phanh thây
Móng vuốt mãnh hồ xé tan âm mưu xâm lược
Lộng cánh dù làm khiếp vía quân thù
Dẫu vận nước điêu linh đành buông súng
Nhưng chí hùng VNCH vẫn uy linh
Hậu duệ các anh sẽ trở về dưới bóng cờ chính nghĩa
Cứu dân tộc qua thời quốc nhục, phản quốc & đợ dân
(Tôn Nữ Mậu Thân)
HỔ XÁM PHẠM CHÂU TÀI
Cựu Thiếu tá Phạm Châu Tài, trước 1975 khi còn trong quân lực VNCH, ông đã được theo học khoá "Đặc Huấn Hoàng Đai" trong thời kỳ môn phái Vovinam phát động phong trào Việt Võ Đạo hoá học đường và quân đội vào những năm 1966-67-68, do Tổng Đoàn Thanh Niên phụ trách. Đơn vị Biệt Cách Dù 81 của Thiếu tá Tài, là đơn vị theo học khoá đặc huấn này rất đông và ông cũng nhập môn từ dạo đó. Trong đơn vị do ông chỉ huy còn có sự hiện diện của hai võ sư Vovinam Việt võ đạo là: Nguyễn Tiến Hoá và Trần Huy Quyền bào đệ của cố chưởng môn đời III Trần Huy Phong.
Được biết, trước khi theo học Vovinam, ông Phạm ChâuTài từng là người đoạt giải nam lực sĩ đẹp của thủ đô Sài Gòn vào tháng 7/1960.
Thiếu tá Phạm Châu Tài tốt nghiệp khoá 17 trường sĩ quan Bộ Binh Thủ Đức. Trường BB/Thủ Đức là nơi đã cung cấp cho QL.VNCH 23 vị tướng và hàng chục ngàn sĩ-quan, trường này đã từng đào tạo cho đất nước những vị chỉ huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh. Trong suốt cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống lại họa xâm lăng của Cộng sản, trường Bộ Binh Thủ Đức đã đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo các sĩ quan ưu tú cho quân lực VNCH. những vị trung đội trưởng các đơn vị tác chiến.
Các vị tướng ưu tú của VNCH như từng theo học tại trường BB/Thủ Đức:
-Trung-tướng Ngô Quang Trưởng (Tư-lệnh Quân-đoàn IV & I) *
-Thiếu-tướng Bùi Thế Lân (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Thiếu-tướng Lê Quang Lưỡng (Tư-lệnh Nhảy Dù)
-Chuẩn-tướng Hồ Trung Hậu (Tư lệnh Sư-đoàn 2 Bộ-binh) *
-Chuẩn-tướng Trần Quốc Lịch (Tư lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh) *
-Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng (Tư-lệnh phó Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam bị cưởng chiếm bởi Cộng Sản Bắc Việt)
-Chuẩn tướng Trang sĩ Tấn (Chỉ-huy-trưởng BCH Cảnh Sát Đô-thành Sàigòn).
BIỆT KÍCH DÙ
Trước Mậu Thân 1968 LLĐB có 1 Tiểu Đoàn mang tên là 81 Biệt Cách để yểm trợ hành quân cho các toán Delta. TĐ này hoàn toàn là lính QĐVNCH chứ không có CIDG (Dân sự chiến đấu do Mỹ trả lương). Khi các toán Delta đi nhảy toán khám phá ra sự chuyển quân, nơi đóng quân hay kho tàng của VC thì thường gọi Không Quân đến thanh toán, nhưng cũng đôi khi cần đến lực lượng bộ chiến thì đã có đơn vị Biệt Cách Dù này. Họ chiến đấu dũng mãnh còn hơn Tổng Trừ Bị nữa. Đến Mậu Thân 1968, vị Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Cách 81 là Thiếu tá Tú tử trận. Đến năm 1970, LLĐB giải tán, các căn cứ LLĐB dọc biên giới đổi thành Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, còn các căn cứ sâu trong nội địa chuyển qua Địa Phương Quân trực thuộc Tiểu Khu của Tỉnh sở tại.
Các SQ và HSQ kỳ cựu danh tiếng hầu hết được rút về Phòng 7 TTM, hoặc BĐQ còn thì về BCD hết. Lúc này TĐ 81 BCD đã tăng quân số và trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đổi huy hiệu của LLĐB từ con cọp nhảy qua dù thành con chim ưng lồng trong hình tam giác. Họ vẫn giữ bê rê nồi màu xanh, có dù màu đỏ. Những chiến sĩ này vì nhớ tới nguồn gốc đơn vị cũ nên vẫn còn mang trên vai áo huy hiệu LLĐB còn bên kia là BCD.
Như vậy LLĐB chính là tiền thân của BCD.
NHỮNG MÔN SINH HOÀNG ĐAI CỦA ĐƠN VỊ BCND TẠI TRẬN AN LỘC
Thiếu tá Phạm Châu Tài ngoài từng giử chức vụ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn còn là Trưởng Khối Đặc Huấn Thần Phong của 81 BCND. Thần Phong là tên do Thiếu Tá Tài đặt cho khối Đặc Huấn (Đặc Biệt Huấn Luyện) LD 81 hơn 3000 quân chỉ có 6 toán Thần Phong. Mỗi toán gồm 10 người, hầu hết là huấn luyện viên Vovinam. Liên Đội Thần Phong (6 toán) là cảm tử của Biệt Cách Nhảy Dù. Chuyên xử dụng vũ khí nặng để bảo vệ 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật của Lữ Đoàn.
Cũng cần nhác lại, đơn vị Biệt Cách Dù là một đơn vị đã hy sinh rất nhiều môn sinh hoàng đai trong trận tử thủ An Lộc năm 1972. Nói đến trận An Lộc thì người miền nam trước 1975 không ai mà không biết đến hai câu thơ của cô giáo Pha được đi vào lịch sử của Trận Chiến Thắng An Lộc:
AN LỘC ĐỊA, SỬ GHI CHIẾN TÍCH
BIỆT CÁCH DÙ VỊ QUỐC VONG THÂN
Tưởng cũng nên nhắc lại : Lệnh của Trung Ương Cục Miền Nam, tức là lệnh của Hà Nội như sau “Phải dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972”. Mục đích là để ra mắt Mặt Trận Giải Phóng MIền Nam và tối hậu, dùng An Lộc làm điểm tựa, đánh thẳng vào Sài Gòn, Thủ đô Việt Nam Cộng Hoà. Vì thế được coi
Trận An Lộc là trận thư hùng giửa các đại đơn vị thiện chiến của QL.VNCH với các lực lượng của Cộng quân đã tung vào chíến trường Lộc Ninh, Quận Lỵ của Tỉnh Bình Long, khoảng 30 cây số Bắc An Lộc, toàn bộ Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, gồm có Trung Đoàn 275, Trung Đoàn 174, Trung Đoàn E.6, được tăng cường Trung Đoàn 95C của Công Trường 9, + Trung Đoàn địa phương + đại đội chiến xa trực thuộc trung đoàn 203 Chiến Xa hỗn hợp (T.54, PT.76), tổng cộng 10 chiếc tham chiến + Trung Đoàn phòng không cơ động 271, dưới sự yểm trợ hoả lực của Trung Đoàn Pháo nặng 42D 130 ly (tầm xa 30 cây số) + các giàn phóng hoả tiễn 122 ly và 107 ly. Tổng cộng quân số địch tham dự trận mở màn Lộc Ninh vào khoảng 15,000 cán binh cộng sản (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh). Quân số của phía VNCH chỉ bằng 1/5 so với quân Bắc Việt. Lực lượng phòng thủ Bình Long lúc đó tổng cộng quân số khoảng 3,000 chiến binh Việt Nam Cộng Hoà. (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát). Xem thêm " Chiến thắng An Lộc Phần 1 và 2:
http://batkhuat.net/tl-chienthang-anloc-01.htm
http://batkhuat.net/tl-chienthang-anloc-02.htm
CÂU CHUYỆN VỀ BIỆT DANH "HỔ XÁM"
Theo lời kể của Bác sĩ Ngô Thế Vinh khi nói với bạn, không bao giờ dùng tên hay cấp bậc. Với ông, Thiếu Tá Phạm Châu Tài là “Hổ Xám”. Danh hiệu này đã thành từ nhiều năm do một sự tình cờ, từ khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài còn là các toán A trưởng, hoạt động song song với các toán Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ. Các người bạn Mỹ khi phát âm TÀI không chuẩn, nghe như TAI (TIGER), và danh hiệu HỔ XÁM ra đời từ đó. Hổ Xám không phải là một danh hiệu gọi cho kêu, cho oai. Để có được danh hiệu này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài đã cống hiến cho quân đội toàn bộ tuổi trẻ của ông, đã lao mình vào không biết bao nhiêu trận đánh trong suốt mười năm chinh chiến. Và nếu như HỔ XÁM phải nằm xuống, sẽ có rất nhiều máu của địch quân phải đổ ra. Chính vì vậy mà trong những ngày sau cùng, đã có rất nhiều lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài được các người quen có thế lực, có tiền của rủ ra ngoại quốc, song chưa bao giờ ông có ý nghĩ bỏ lại anh em, bỏ lại đồng đội. Chẳng những thế từ khi cơn bão lửa dấy lên từ bờ sông Thạch Hãn, thổi dọc theo dãy Trường Sơn, thổi xuôi theo Quốc Lộ 1 xuống phía Nam, Hổ Xám Phạm Châu Tài chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng, ông toàn chỉ nghĩ đến cách nào để chiến đấu với quân địch ở ngay trước mắt. Ông cũng không có thời giờ để nghĩ đến vợ con, ngay cả lúc đã được đưa về trấn cửa Bộ Tổng Tham Mưu, chỉ cách nơi vợ con ông trú ngụ trên đường Trương Minh Giảng gần Đại Học Vạn Hạnh không đầy ba cây số.
CUỘC CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ HÀO HÙNG BIỆT CÁCH DÙ PHẠM CHÂU TÀI - CỰU MÔN SINH VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO
Đầu năm 1975 vì nhu cầu chiến trường, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù phải chia ra làm hai cánh quân hoạt động cách xa nhau. Đại Tá Phan Văn Huấn và hai Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 1 và Số 2 đang hành quân nhảy toán trong khu vực Bắc Tân Uyên, Biên Hòa. Riêng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy tăng phái cho Sư Đoàn 25 Bộ Binh hành quân tại Tây Ninh. Giữa Tháng Tư 1975, lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu gọi toàn bộ liên đoàn rút về trấn giữ Saigon, và được trải ra để hoạt động trong một vùng khá rộng chung quanh đô thành Saigon – Chợ Lớn – Gia Định.
Ngày 26 Tháng Tư, Đại Tá Phan Văn Huấn – Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn BCD 81, sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đã ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài – Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn, đem toàn bộ cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về phòng thu Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong thì trời đã về chiều. Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Đại Tá Tòng Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Mưu đón tiếp niềm nở.
Kế đó Đại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Đức, Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Đó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Đại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.
Trung Tá Đức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù.. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống. Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố… Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Đức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Đại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực VNCH vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Đại Tá Tòng – Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Đại Tướng Cao Văn Viên. Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Đại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng.
Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.
Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Đại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu – Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Đại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.
Khoảng 4 giờ rưỡi chiều, một nhân viên của Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu liên lạc với Thiếu Tá Tài, mời lên gặp Đại Tá Trần Văn Thăng, một sĩ quan thâm niên của Cục An Ninh Quân Đội, không hiểu do lệnh của ai, đã được đưa về thay thế cho Đại Tá Tòng trong chức vu. Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu. Khi hội kiến xong trở ra, Thiếu Tá Tài nhận thấy Đại Tá Thăng có lẽ là người phúc hậu, một cấp chỉ huy đàng hoàng tử tế, chứ không phải một sĩ quan tác chiến dầy kinh nghiệm. Thật tình mà nói thì Đại Tá Thăng không phù hợp với tình thế dầu sôi lửa bỏng trong lúc này.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về.. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đề bắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng. Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh VC, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân VNCH, bị bỏ lại ở ngoài miền Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên phản bội Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau khi Đại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép RA khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người VÀO, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách Dù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.
Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một Tổng Tham Mưu Trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu Tổng Tham Mưu Trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.
Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của Tổng Tham Mưu Trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này. Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham Mưu Trưởng còn có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có,
Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:
– Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Đã có giải pháp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:
– Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng VC. Kế đó Trung Tướng Có hỏi Thiếu Tá Tài có cần ông giúp đỡ gì không. Thiếu Tá Tài nhân đó xin rút một biệt đội của ông đang phải nằm án ngữ tại Lục Quân Công Xưởng về, để tăng cường cho quân số phòng thu? Bộ Tổng Tham Mưu, vì cả đơn vị có một ngàn người còn phải chia mất một phần tư lực lượng, bị xé quá mỏng không có được một đại đội làm tuyến phòng thủ cuối cùng trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Nghe vậy Trung Tướng Có bốc điện thoại gọi và cho kết quả ngay. Buổi họp cấp kỳ tại Bộ Tổng Tham Mưu diễn ra không lâu, sau khi các sĩ quan cao cấp rời khỏi phòng khánh tiết, cái không khí đìu hiu của buổi sáng lại diễn ra. Tuy nhiên buổi chiều đó biệt đội phòng thủ tại Lục Quân Công Xưởng được trả về cho Thiếu Tá Tài. Đêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ. Đêm 29 Tháng Tư năm 1975, có thể là một đêm dài vô tận với hầu hết mọi người quân như dân, ai nấy đều co mình lại chờ sáng, thậm chí mắt căng ra không ngủ được, nhưng với Thiếu Tá Phạm Châu Tài thì khác, ngoại trừ những lúc phải đi kiểm soát binh sĩ dưới quyền, ngoại trừ những lúc phải chỉ huy, ông đã ngủ rất ngon trong những giờ trống. Sở dĩ Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngủ ngon, vì ông đã xác định hẳn cho cá nhân mình cũng như toàn đơn vị một ý chí duy nhất: Giữ cho được Bộ Tổng Tham Mưu không phải chỉ một đêm nay, mà là nhiều đêm sau nếu cần, cho tới khi nào có được giải pháp cuối cùng cho miền Nam.
Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Saigon qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của CS đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Saigon. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh CS, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.
Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độ với Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người LÍNH cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người LÍNH hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.
Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực VNCH buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Độc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH.. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội. Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Đại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
– Đại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
– Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Kích Dù phòng thu? Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào?
Sau một khắc ngần ngừ, Đại Tướng Minh nói:
– Mình không còn một cái gì để đánh cả. Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia.
– Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.
Đầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
– Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của CS trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực VNCH trong bao nhiêu năm sẽ…
– Tùy các em.
– Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.
Lại một phút nặng nề nữa trôi qua. Sau cùng Tướng Minh nói:
– Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây. Tùy các em.
Và rồi điện thoại bị cúp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Đại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Độc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Đại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.
Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.
Đúng vào lúc đó thì tiếng Đại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia tới bàn giao, mà lệnh đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến kút thúc
Thiếu Tá Mai trở về với gia đình, rồi những sau đó cùng chung số phận của những chiến hữu khác trong QL.VNCH, ông phải trải qua nhiều trại cải tạo khắc nghiệt của kẻ thù. Đến khi được thả về ông và gia đình đã định cư tại California cho tớí ngày hôm nay.
Cuộc chiến đau thương đã cướp đi không biết bao nhiêu hoàng đai của môn phái Vovinam trong trận An Lộc và các chiến trận khác. Bích Thuỷ xin được ghi lại nét hào hùng của một người môn sinh Vovinam, đại sư huynh Phạm Châu Tài, Liên đoàn trưởng Liên Đoàn 3 Biệt Cách Nhảy Dù , một đơn vị thiện chiến của QL.VNCH, cũng là một đơn vị có nhiều Huấn Luyện Viên cấp Hoàng Đai của môn phái Vovinam -Việt Võ Đạo, ông đã nêu cao lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm của một một quân nhân trong việc bảo quốc an dân đến giây phút cuối của cuộc chiến. Với tinh thần Việt Võ Đạo đầy ấp trong trái tim từ ái, môn sinh Phạm Châu tài một cấp chỉ huy thật xứng đáng để được tuyên dương trước quân đội vì đã không bỏ rơi đồng đội, các thuộc cấp, đồng môn của mình để rời nơi chiến đấu như một số tướng tá khác trong QL.VNCH, môn sinh Phạm Châu Tài còn xứng đáng là một tấm gương cho các hậu bối trong môn phái Vovinam.
Đại sư huynh Phạm Châu Tài đã hy sinh trọn đời trai cho sự tự do của miền nam và tổ quốc VNCH, ông thật xứng đáng là một đại sư huynh của chúng tôi, những hậu duệ VNCH, những hậu bối trong hàng ngũ Vovinam. Thiếu tá Phạm Châu Tài đã từ chối hết các việc di tản để giử trọn tình huynh đệ chi binh tình, đồng môn cho đến khi tan hàng. Tôi kính phục và ngưỡng mộ nên viết tặng người đại sư huynh Phạm Châu Tài. Một cấp chỉ huy hào hùng của QL.VNCH!!
Hậu bối, môn sinh Lý Bích Thuỷ không quên dâng nén tâm nhang và nghiêm lễ tưởng nhớ đến các đại sư huynh khác của môn phái Vovinam, những người chiến sĩ thuộc Lực Lượng Biệt Cách Nhảy Dù 81 đã nằm xuống vì tự do cho dân tộc và tổ quốc VNCH. Cám ơn sư huynh Phạm hoàng Thư, người con trai thứ hai của Đại Sư huynh Phạm Châu Tài, đã cung cấp một số hình ảnh để làm tư liệu cho bài viết này.
Xin mời xem tiếp tại:http://lybichthuy.blogspot.de/…/nguoi-mon-sinh-vovinam-h-ao…
Lý Bích Thuỷ
12/8/2016
Tài liệu tham khảo:
1.LĐ81/BCND Và Những Ngày Tháng Tư
http://www.bcdlldb.com/LD81BCND.htm
2.Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH: Những Ngày Cuối CùngVƯƠNG HỒNG ANH/ Việt Báo:http://motgoctroi.com/StLich…/LSCandai/…/Ngaycuoi_BTTMuu.htm
3. Hổ xám Phạm Châu tài
https://ongvove.wordpress.com/…/h%E1%BB%95-xam-ph%E1%BA%A1…/
4. An Lộc chiến trường đi không hẹn, tác gỉa Phạm Châu tài
https://phunulamvien.wordpress.com/…/an-loc-chien-truong-d…/
5. Chú Quế- Vương Mộng Long http://batkhuat.net/van-chu-que.htm
Mai Nguyễn Huỳnh - Đại sư huynh- Th/Tá Phạm Châu Tài Lời người viết: Bài viết xin được kính tặng đến cựu môn sinh Vovinam, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Liên Đoàn Trưởng LĐ3/BCND81. Bài được biên soạn dựa theo các tài liệu tổng hợp: từ bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, của nhà văn Hoàng Khởi Phong, tài liệu của chính Thiếu Tá Phạm Chàu Tài viết. Hình ảnh do người con thứ hai của Thiếu tá Phạm Châu tài là sư huynh Phạm hoàng Thư cung cấp cho người viết.
VINH DANH NGƯỜI LÍNH MŨ XANH
(Thi sĩ Tôn Nữ Mậu Thân)
An Lộc địa chiến tích ghi dấu
Biệt cách dù lừng lẫy công lao
Những chiến sĩ mũ xanh vạn kiếp lưu danh
Trong lòng toàn dân miền Nam yêu dấu
Đất Quảng Trị gót giày người để lại
Chiếm cổ thành xác giặc cộng phanh thây
Móng vuốt mãnh hồ xé tan âm mưu xâm lược
Lộng cánh dù làm khiếp vía quân thù
Dẫu vận nước điêu linh đành buông súng
Nhưng chí hùng VNCH vẫn uy linh
Hậu duệ các anh sẽ trở về dưới bóng cờ chính nghĩa
Cứu dân tộc qua thời quốc nhục, phản quốc & đợ dân
(Tôn Nữ Mậu Thân)
HỔ XÁM PHẠM CHÂU TÀI
Cựu Thiếu tá Phạm Châu Tài, trước 1975 khi còn trong quân lực VNCH, ông đã được theo học khoá "Đặc Huấn Hoàng Đai" trong thời kỳ môn phái Vovinam phát động phong trào Việt Võ Đạo hoá học đường và quân đội vào những năm 1966-67-68, do Tổng Đoàn Thanh Niên phụ trách. Đơn vị Biệt Cách Dù 81 của Thiếu tá Tài, là đơn vị theo học khoá đặc huấn này rất đông và ông cũng nhập môn từ dạo đó. Trong đơn vị do ông chỉ huy còn có sự hiện diện của hai võ sư Vovinam Việt võ đạo là: Nguyễn Tiến Hoá và Trần Huy Quyền bào đệ của cố chưởng môn đời III Trần Huy Phong.
Được biết, trước khi theo học Vovinam, ông Phạm ChâuTài từng là người đoạt giải nam lực sĩ đẹp của thủ đô Sài Gòn vào tháng 7/1960.
Thiếu tá Phạm Châu Tài tốt nghiệp khoá 17 trường sĩ quan Bộ Binh Thủ Đức. Trường BB/Thủ Đức là nơi đã cung cấp cho QL.VNCH 23 vị tướng và hàng chục ngàn sĩ-quan, trường này đã từng đào tạo cho đất nước những vị chỉ huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh. Trong suốt cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống lại họa xâm lăng của Cộng sản, trường Bộ Binh Thủ Đức đã đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo các sĩ quan ưu tú cho quân lực VNCH. những vị trung đội trưởng các đơn vị tác chiến.
Các vị tướng ưu tú của VNCH như từng theo học tại trường BB/Thủ Đức:
-Trung-tướng Ngô Quang Trưởng (Tư-lệnh Quân-đoàn IV & I) *
-Thiếu-tướng Bùi Thế Lân (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Thiếu-tướng Lê Quang Lưỡng (Tư-lệnh Nhảy Dù)
-Chuẩn-tướng Hồ Trung Hậu (Tư lệnh Sư-đoàn 2 Bộ-binh) *
-Chuẩn-tướng Trần Quốc Lịch (Tư lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh) *
-Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng (Tư-lệnh phó Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam bị cưởng chiếm bởi Cộng Sản Bắc Việt)
-Chuẩn tướng Trang sĩ Tấn (Chỉ-huy-trưởng BCH Cảnh Sát Đô-thành Sàigòn).
BIỆT KÍCH DÙ
Trước Mậu Thân 1968 LLĐB có 1 Tiểu Đoàn mang tên là 81 Biệt Cách để yểm trợ hành quân cho các toán Delta. TĐ này hoàn toàn là lính QĐVNCH chứ không có CIDG (Dân sự chiến đấu do Mỹ trả lương). Khi các toán Delta đi nhảy toán khám phá ra sự chuyển quân, nơi đóng quân hay kho tàng của VC thì thường gọi Không Quân đến thanh toán, nhưng cũng đôi khi cần đến lực lượng bộ chiến thì đã có đơn vị Biệt Cách Dù này. Họ chiến đấu dũng mãnh còn hơn Tổng Trừ Bị nữa. Đến Mậu Thân 1968, vị Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Cách 81 là Thiếu tá Tú tử trận. Đến năm 1970, LLĐB giải tán, các căn cứ LLĐB dọc biên giới đổi thành Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, còn các căn cứ sâu trong nội địa chuyển qua Địa Phương Quân trực thuộc Tiểu Khu của Tỉnh sở tại.
Các SQ và HSQ kỳ cựu danh tiếng hầu hết được rút về Phòng 7 TTM, hoặc BĐQ còn thì về BCD hết. Lúc này TĐ 81 BCD đã tăng quân số và trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đổi huy hiệu của LLĐB từ con cọp nhảy qua dù thành con chim ưng lồng trong hình tam giác. Họ vẫn giữ bê rê nồi màu xanh, có dù màu đỏ. Những chiến sĩ này vì nhớ tới nguồn gốc đơn vị cũ nên vẫn còn mang trên vai áo huy hiệu LLĐB còn bên kia là BCD.
Như vậy LLĐB chính là tiền thân của BCD.
NHỮNG MÔN SINH HOÀNG ĐAI CỦA ĐƠN VỊ BCND TẠI TRẬN AN LỘC
Thiếu tá Phạm Châu Tài ngoài từng giử chức vụ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn còn là Trưởng Khối Đặc Huấn Thần Phong của 81 BCND. Thần Phong là tên do Thiếu Tá Tài đặt cho khối Đặc Huấn (Đặc Biệt Huấn Luyện) LD 81 hơn 3000 quân chỉ có 6 toán Thần Phong. Mỗi toán gồm 10 người, hầu hết là huấn luyện viên Vovinam. Liên Đội Thần Phong (6 toán) là cảm tử của Biệt Cách Nhảy Dù. Chuyên xử dụng vũ khí nặng để bảo vệ 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật của Lữ Đoàn.
Cũng cần nhác lại, đơn vị Biệt Cách Dù là một đơn vị đã hy sinh rất nhiều môn sinh hoàng đai trong trận tử thủ An Lộc năm 1972. Nói đến trận An Lộc thì người miền nam trước 1975 không ai mà không biết đến hai câu thơ của cô giáo Pha được đi vào lịch sử của Trận Chiến Thắng An Lộc:
AN LỘC ĐỊA, SỬ GHI CHIẾN TÍCH
BIỆT CÁCH DÙ VỊ QUỐC VONG THÂN
Tưởng cũng nên nhắc lại : Lệnh của Trung Ương Cục Miền Nam, tức là lệnh của Hà Nội như sau “Phải dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972”. Mục đích là để ra mắt Mặt Trận Giải Phóng MIền Nam và tối hậu, dùng An Lộc làm điểm tựa, đánh thẳng vào Sài Gòn, Thủ đô Việt Nam Cộng Hoà. Vì thế được coi
Trận An Lộc là trận thư hùng giửa các đại đơn vị thiện chiến của QL.VNCH với các lực lượng của Cộng quân đã tung vào chíến trường Lộc Ninh, Quận Lỵ của Tỉnh Bình Long, khoảng 30 cây số Bắc An Lộc, toàn bộ Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, gồm có Trung Đoàn 275, Trung Đoàn 174, Trung Đoàn E.6, được tăng cường Trung Đoàn 95C của Công Trường 9, + Trung Đoàn địa phương + đại đội chiến xa trực thuộc trung đoàn 203 Chiến Xa hỗn hợp (T.54, PT.76), tổng cộng 10 chiếc tham chiến + Trung Đoàn phòng không cơ động 271, dưới sự yểm trợ hoả lực của Trung Đoàn Pháo nặng 42D 130 ly (tầm xa 30 cây số) + các giàn phóng hoả tiễn 122 ly và 107 ly. Tổng cộng quân số địch tham dự trận mở màn Lộc Ninh vào khoảng 15,000 cán binh cộng sản (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh). Quân số của phía VNCH chỉ bằng 1/5 so với quân Bắc Việt. Lực lượng phòng thủ Bình Long lúc đó tổng cộng quân số khoảng 3,000 chiến binh Việt Nam Cộng Hoà. (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát). Xem thêm " Chiến thắng An Lộc Phần 1 và 2:
http://batkhuat.net/tl-chienthang-anloc-01.htm
http://batkhuat.net/tl-chienthang-anloc-02.htm
CÂU CHUYỆN VỀ BIỆT DANH "HỔ XÁM"
Theo lời kể của Bác sĩ Ngô Thế Vinh khi nói với bạn, không bao giờ dùng tên hay cấp bậc. Với ông, Thiếu Tá Phạm Châu Tài là “Hổ Xám”. Danh hiệu này đã thành từ nhiều năm do một sự tình cờ, từ khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài còn là các toán A trưởng, hoạt động song song với các toán Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ. Các người bạn Mỹ khi phát âm TÀI không chuẩn, nghe như TAI (TIGER), và danh hiệu HỔ XÁM ra đời từ đó. Hổ Xám không phải là một danh hiệu gọi cho kêu, cho oai. Để có được danh hiệu này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài đã cống hiến cho quân đội toàn bộ tuổi trẻ của ông, đã lao mình vào không biết bao nhiêu trận đánh trong suốt mười năm chinh chiến. Và nếu như HỔ XÁM phải nằm xuống, sẽ có rất nhiều máu của địch quân phải đổ ra. Chính vì vậy mà trong những ngày sau cùng, đã có rất nhiều lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài được các người quen có thế lực, có tiền của rủ ra ngoại quốc, song chưa bao giờ ông có ý nghĩ bỏ lại anh em, bỏ lại đồng đội. Chẳng những thế từ khi cơn bão lửa dấy lên từ bờ sông Thạch Hãn, thổi dọc theo dãy Trường Sơn, thổi xuôi theo Quốc Lộ 1 xuống phía Nam, Hổ Xám Phạm Châu Tài chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng, ông toàn chỉ nghĩ đến cách nào để chiến đấu với quân địch ở ngay trước mắt. Ông cũng không có thời giờ để nghĩ đến vợ con, ngay cả lúc đã được đưa về trấn cửa Bộ Tổng Tham Mưu, chỉ cách nơi vợ con ông trú ngụ trên đường Trương Minh Giảng gần Đại Học Vạn Hạnh không đầy ba cây số.
CUỘC CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ HÀO HÙNG BIỆT CÁCH DÙ PHẠM CHÂU TÀI - CỰU MÔN SINH VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO
Đầu năm 1975 vì nhu cầu chiến trường, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù phải chia ra làm hai cánh quân hoạt động cách xa nhau. Đại Tá Phan Văn Huấn và hai Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 1 và Số 2 đang hành quân nhảy toán trong khu vực Bắc Tân Uyên, Biên Hòa. Riêng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy tăng phái cho Sư Đoàn 25 Bộ Binh hành quân tại Tây Ninh. Giữa Tháng Tư 1975, lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu gọi toàn bộ liên đoàn rút về trấn giữ Saigon, và được trải ra để hoạt động trong một vùng khá rộng chung quanh đô thành Saigon – Chợ Lớn – Gia Định.
Ngày 26 Tháng Tư, Đại Tá Phan Văn Huấn – Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn BCD 81, sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đã ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài – Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn, đem toàn bộ cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về phòng thu Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong thì trời đã về chiều. Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Đại Tá Tòng Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Mưu đón tiếp niềm nở.
Kế đó Đại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Đức, Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Đó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Đại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.
Trung Tá Đức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù.. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống. Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố… Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Đức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Đại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực VNCH vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Đại Tá Tòng – Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Đại Tướng Cao Văn Viên. Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Đại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng.
Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.
Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Đại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu – Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Đại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.
Khoảng 4 giờ rưỡi chiều, một nhân viên của Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu liên lạc với Thiếu Tá Tài, mời lên gặp Đại Tá Trần Văn Thăng, một sĩ quan thâm niên của Cục An Ninh Quân Đội, không hiểu do lệnh của ai, đã được đưa về thay thế cho Đại Tá Tòng trong chức vu. Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu. Khi hội kiến xong trở ra, Thiếu Tá Tài nhận thấy Đại Tá Thăng có lẽ là người phúc hậu, một cấp chỉ huy đàng hoàng tử tế, chứ không phải một sĩ quan tác chiến dầy kinh nghiệm. Thật tình mà nói thì Đại Tá Thăng không phù hợp với tình thế dầu sôi lửa bỏng trong lúc này.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về.. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đề bắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng. Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh VC, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân VNCH, bị bỏ lại ở ngoài miền Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên phản bội Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau khi Đại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép RA khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người VÀO, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách Dù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.
Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một Tổng Tham Mưu Trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu Tổng Tham Mưu Trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.
Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của Tổng Tham Mưu Trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này. Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham Mưu Trưởng còn có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có,
Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:
– Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Đã có giải pháp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:
– Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng VC. Kế đó Trung Tướng Có hỏi Thiếu Tá Tài có cần ông giúp đỡ gì không. Thiếu Tá Tài nhân đó xin rút một biệt đội của ông đang phải nằm án ngữ tại Lục Quân Công Xưởng về, để tăng cường cho quân số phòng thu? Bộ Tổng Tham Mưu, vì cả đơn vị có một ngàn người còn phải chia mất một phần tư lực lượng, bị xé quá mỏng không có được một đại đội làm tuyến phòng thủ cuối cùng trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Nghe vậy Trung Tướng Có bốc điện thoại gọi và cho kết quả ngay. Buổi họp cấp kỳ tại Bộ Tổng Tham Mưu diễn ra không lâu, sau khi các sĩ quan cao cấp rời khỏi phòng khánh tiết, cái không khí đìu hiu của buổi sáng lại diễn ra. Tuy nhiên buổi chiều đó biệt đội phòng thủ tại Lục Quân Công Xưởng được trả về cho Thiếu Tá Tài. Đêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ. Đêm 29 Tháng Tư năm 1975, có thể là một đêm dài vô tận với hầu hết mọi người quân như dân, ai nấy đều co mình lại chờ sáng, thậm chí mắt căng ra không ngủ được, nhưng với Thiếu Tá Phạm Châu Tài thì khác, ngoại trừ những lúc phải đi kiểm soát binh sĩ dưới quyền, ngoại trừ những lúc phải chỉ huy, ông đã ngủ rất ngon trong những giờ trống. Sở dĩ Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngủ ngon, vì ông đã xác định hẳn cho cá nhân mình cũng như toàn đơn vị một ý chí duy nhất: Giữ cho được Bộ Tổng Tham Mưu không phải chỉ một đêm nay, mà là nhiều đêm sau nếu cần, cho tới khi nào có được giải pháp cuối cùng cho miền Nam.
Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Saigon qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của CS đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Saigon. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh CS, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.
Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độ với Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người LÍNH cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người LÍNH hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.
Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực VNCH buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Độc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH.. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội. Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Đại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
– Đại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
– Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Kích Dù phòng thu? Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào?
Sau một khắc ngần ngừ, Đại Tướng Minh nói:
– Mình không còn một cái gì để đánh cả. Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia.
– Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.
Đầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
– Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của CS trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực VNCH trong bao nhiêu năm sẽ…
– Tùy các em.
– Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.
Lại một phút nặng nề nữa trôi qua. Sau cùng Tướng Minh nói:
– Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây. Tùy các em.
Và rồi điện thoại bị cúp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Đại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Độc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Đại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.
Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.
Đúng vào lúc đó thì tiếng Đại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia tới bàn giao, mà lệnh đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến kút thúc
Thiếu Tá Mai trở về với gia đình, rồi những sau đó cùng chung số phận của những chiến hữu khác trong QL.VNCH, ông phải trải qua nhiều trại cải tạo khắc nghiệt của kẻ thù. Đến khi được thả về ông và gia đình đã định cư tại California cho tớí ngày hôm nay.
Cuộc chiến đau thương đã cướp đi không biết bao nhiêu hoàng đai của môn phái Vovinam trong trận An Lộc và các chiến trận khác. Bích Thuỷ xin được ghi lại nét hào hùng của một người môn sinh Vovinam, đại sư huynh Phạm Châu Tài, Liên đoàn trưởng Liên Đoàn 3 Biệt Cách Nhảy Dù , một đơn vị thiện chiến của QL.VNCH, cũng là một đơn vị có nhiều Huấn Luyện Viên cấp Hoàng Đai của môn phái Vovinam -Việt Võ Đạo, ông đã nêu cao lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm của một một quân nhân trong việc bảo quốc an dân đến giây phút cuối của cuộc chiến. Với tinh thần Việt Võ Đạo đầy ấp trong trái tim từ ái, môn sinh Phạm Châu tài một cấp chỉ huy thật xứng đáng để được tuyên dương trước quân đội vì đã không bỏ rơi đồng đội, các thuộc cấp, đồng môn của mình để rời nơi chiến đấu như một số tướng tá khác trong QL.VNCH, môn sinh Phạm Châu Tài còn xứng đáng là một tấm gương cho các hậu bối trong môn phái Vovinam.
Đại sư huynh Phạm Châu Tài đã hy sinh trọn đời trai cho sự tự do của miền nam và tổ quốc VNCH, ông thật xứng đáng là một đại sư huynh của chúng tôi, những hậu duệ VNCH, những hậu bối trong hàng ngũ Vovinam. Thiếu tá Phạm Châu Tài đã từ chối hết các việc di tản để giử trọn tình huynh đệ chi binh tình, đồng môn cho đến khi tan hàng. Tôi kính phục và ngưỡng mộ nên viết tặng người đại sư huynh Phạm Châu Tài. Một cấp chỉ huy hào hùng của QL.VNCH!!
Hậu bối, môn sinh Lý Bích Thuỷ không quên dâng nén tâm nhang và nghiêm lễ tưởng nhớ đến các đại sư huynh khác của môn phái Vovinam, những người chiến sĩ thuộc Lực Lượng Biệt Cách Nhảy Dù 81 đã nằm xuống vì tự do cho dân tộc và tổ quốc VNCH. Cám ơn sư huynh Phạm hoàng Thư, người con trai thứ hai của Đại Sư huynh Phạm Châu Tài, đã cung cấp một số hình ảnh để làm tư liệu cho bài viết này.
Xin mời xem tiếp tại:http://lybichthuy.blogspot.de/…/nguoi-mon-sinh-vovinam-h-ao…
Lý Bích Thuỷ
12/8/2016
Tài liệu tham khảo:
1.LĐ81/BCND Và Những Ngày Tháng Tư
http://www.bcdlldb.com/LD81BCND.htm
2.Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH: Những Ngày Cuối CùngVƯƠNG HỒNG ANH/ Việt Báo:http://motgoctroi.com/StLich…/LSCandai/…/Ngaycuoi_BTTMuu.htm
3. Hổ xám Phạm Châu tài
https://ongvove.wordpress.com/…/h%E1%BB%95-xam-ph%E1%BA%A1…/
4. An Lộc chiến trường đi không hẹn, tác gỉa Phạm Châu tài
https://phunulamvien.wordpress.com/…/an-loc-chien-truong-d…/
5. Chú Quế- Vương Mộng Long http://batkhuat.net/van-chu-que.htm
Thưa các chiến hữu mọi quân binh chũng và các bạn trẻ Hậu duệ VNCH. Chúng tôi, đã tập hợp về đây để tham trận chiến cuối cùng, bão vệ Bộ TTM.QL.VNCH trong biến cố lịch sử 30 Tháng 4/1975. Chúng tôi là dân tác chiến...khắp mọi miền đất nước. Và đã từng ' nhảy toán bệt kích ' ra đất Bắc theo kế hoạch 34.A của cơ quan tình báo DAO Hoa Kỳ. Chúng tôi thừa nhận " Cọp xám, Th/Tá Phạm Châu tài " là một thiên tài chỉ huy đánh trận rất xứng đáng anh hùng...bảo vệ đất Việt Miền Nam VNCH. Nhưng ' thời thế chưa tạo được anh hùng ' vì gặp phải tướng hèn Dương văn Minh . Rất cảm ơn Tứ Đai anh Thư, Bichthuy Ly các cháu đã bỏ công sưu tầm về vị đại sư huynh Cọp Xám, Th/Tá Phạm Châu Tài là môn sinh Viêt Võ Đạo, có truyền thống dân tộc bảo vệ Tự Do Miền Nam!!!
Mai Nguyễn Huỳnh BẮT CÓC CON TIN LÍNH MỸ?!
Chúng tôi là những nhân viên sĩ quan của các sở, ban, phòng , bệ... trực thuộc Bộ TTM, nhưng khi có biến động an ninh, thì chúng tôi là lính cơ hữu phòng vệ cho Bộ TTM. Những ngày áp chót 30 tháng 4/ năm 1975, trước áp lực của cộng quân, chúng tôi khẩn cấp đào hầm trú ẩn cho binh sĩ và vợ con lính tráng trong khu dân sinh ' gia binh trại Hưng Đạo trong B.TTM. chúng tôi chịu sự điều hành chỉ huy chủa Th/Tá Tài đào hầm cho vợ con lính trú ẩn; sự thật chiến trường,.. lính chúng tôi đánh tăng -Tanks địch bằng chiến thuật xung kích, tấn công...Chúng tôi đào hầm hố trước sân TCQH: Sở Quân trường + Sở Ttung tâm Huấn luyện. và cũng là trươc ngỏ cơ quan DAO & NACV- Trung tâm tình báo CIA Hoa Kỳ cùng chung làm việc thường ngày. và muốm mượn 2 cơ quan đầu não Hoa Kỳ này làm rào chắn bảo vệ vợ con lính BộTTM, nếu có cuộc tấn công quân cs Bắc việt từ hướng Tân Sơn Nhất tràn qua rào phòng thủ.
Sĩ quan Bộ TTM chúng tôi và Th/Tá Tài có kế hoạch phòng thủ vô cùng hiệu quả và chắc chắn trước sức tấn côngcủa quân CSBV được phép bật đèn xanh của Mỹ phản bội d0o62ng mimh VNCH và hèn tướng Dương Văn Minh đầu hàng Bắc CsHN. Chúng tôi, sẽ thực hiện kế sách chiến lược bắt cóc con tin người Mỹ, bao gồm 73 chuyên viên hàng đầu điện toán CIA- Trung ương tình báo Hoa Kỳ đang kẹt lại tai Bộ TTM, tai DAO + NACV, là ân nhân của Hà Nội; Giấu đi bức mật điện đầu hàng vô điều kiện Hoa Kỳ trng chiến dịch Operation Line Backer I + II, d0oi2 san bắng Hà Nội, để đưa Lê Đức Thọ trở lại bàn hội nghị Ba Lê, ký H Đ Paris/73, bán đứng đồng minh VNCH, để đổi lấy thị trường đông dân, 1,4 tỷ người Tàu tiêu thụ hàng hóa Hoa Kỳ... ,lại còn khuyến mãi Hoàng Sa & Trường Sa VNCH cho tàu công để chung sống Biển Đông Á'TBD với Tàu cộng /TQ. Chúng tôi muốn giữ lại trên 73 nhân viên tình báo CIA Hoa Kỳ này làm lá chắn bảo vệ cho sinh mạng đồng bào và đồng đội mình di tản ra khỏi Sài Gòn để tránh một cuộc tẩm máu của csHa Nội, đối với Sài Gòn, nếu không có một tiể đoàn TQLC Hoa Kỳ- toán Biệt Hãi Mỹ dổ bộ từ đệ thất hạm đội Mỷ từ ngoài khơi vũng tàu vào Sài gòn giải cứu con tin tại Bộ TTM/QL.VNCH. Mà Hà Nội hoảng hồn cứ tưở là Nỹ phản phé- nuốt lời khi trói tay bức tữ Miền Nam bán đứng VNCH. Và hậu quả d8e63 lại... cho nhóm sĩ quan phòng vệ TTM là bị Đại Tá Tòng bắt nhốt vào nhà lao Tổng Hành Dinh Bộ TTM, cùng chung với các tướng lãnh quân sự tại mặt trận chiến trường về Bộ TTM bắt nhốt tù, để binh lính mất cấp chỉ huy như rắn mất đầu...Dễ bề cho hàng tướng Dương văn Minh đầu hàng Cộng sản- Vận nước Miền Nam nỗi trôi theo gót chân phong trần của người lính chiến Ql.VNCH. "Nó nhỏ- nhưng nó có võ "là nhờ tinh thần " Việt Võ Đạo" un đúc tinh thần chiếm đấu vì Tự Do dân tộc bết yêu VoViMam võ học...!!!- Huỳnh Mai St.8872
Chúng tôi là những nhân viên sĩ quan của các sở, ban, phòng , bệ... trực thuộc Bộ TTM, nhưng khi có biến động an ninh, thì chúng tôi là lính cơ hữu phòng vệ cho Bộ TTM. Những ngày áp chót 30 tháng 4/ năm 1975, trước áp lực của cộng quân, chúng tôi khẩn cấp đào hầm trú ẩn cho binh sĩ và vợ con lính tráng trong khu dân sinh ' gia binh trại Hưng Đạo trong B.TTM. chúng tôi chịu sự điều hành chỉ huy chủa Th/Tá Tài đào hầm cho vợ con lính trú ẩn; sự thật chiến trường,.. lính chúng tôi đánh tăng -Tanks địch bằng chiến thuật xung kích, tấn công...Chúng tôi đào hầm hố trước sân TCQH: Sở Quân trường + Sở Ttung tâm Huấn luyện. và cũng là trươc ngỏ cơ quan DAO & NACV- Trung tâm tình báo CIA Hoa Kỳ cùng chung làm việc thường ngày. và muốm mượn 2 cơ quan đầu não Hoa Kỳ này làm rào chắn bảo vệ vợ con lính BộTTM, nếu có cuộc tấn công quân cs Bắc việt từ hướng Tân Sơn Nhất tràn qua rào phòng thủ.
Sĩ quan Bộ TTM chúng tôi và Th/Tá Tài có kế hoạch phòng thủ vô cùng hiệu quả và chắc chắn trước sức tấn côngcủa quân CSBV được phép bật đèn xanh của Mỹ phản bội d0o62ng mimh VNCH và hèn tướng Dương Văn Minh đầu hàng Bắc CsHN. Chúng tôi, sẽ thực hiện kế sách chiến lược bắt cóc con tin người Mỹ, bao gồm 73 chuyên viên hàng đầu điện toán CIA- Trung ương tình báo Hoa Kỳ đang kẹt lại tai Bộ TTM, tai DAO + NACV, là ân nhân của Hà Nội; Giấu đi bức mật điện đầu hàng vô điều kiện Hoa Kỳ trng chiến dịch Operation Line Backer I + II, d0oi2 san bắng Hà Nội, để đưa Lê Đức Thọ trở lại bàn hội nghị Ba Lê, ký H Đ Paris/73, bán đứng đồng minh VNCH, để đổi lấy thị trường đông dân, 1,4 tỷ người Tàu tiêu thụ hàng hóa Hoa Kỳ... ,lại còn khuyến mãi Hoàng Sa & Trường Sa VNCH cho tàu công để chung sống Biển Đông Á'TBD với Tàu cộng /TQ. Chúng tôi muốn giữ lại trên 73 nhân viên tình báo CIA Hoa Kỳ này làm lá chắn bảo vệ cho sinh mạng đồng bào và đồng đội mình di tản ra khỏi Sài Gòn để tránh một cuộc tẩm máu của csHa Nội, đối với Sài Gòn, nếu không có một tiể đoàn TQLC Hoa Kỳ- toán Biệt Hãi Mỹ dổ bộ từ đệ thất hạm đội Mỷ từ ngoài khơi vũng tàu vào Sài gòn giải cứu con tin tại Bộ TTM/QL.VNCH. Mà Hà Nội hoảng hồn cứ tưở là Nỹ phản phé- nuốt lời khi trói tay bức tữ Miền Nam bán đứng VNCH. Và hậu quả d8e63 lại... cho nhóm sĩ quan phòng vệ TTM là bị Đại Tá Tòng bắt nhốt vào nhà lao Tổng Hành Dinh Bộ TTM, cùng chung với các tướng lãnh quân sự tại mặt trận chiến trường về Bộ TTM bắt nhốt tù, để binh lính mất cấp chỉ huy như rắn mất đầu...Dễ bề cho hàng tướng Dương văn Minh đầu hàng Cộng sản- Vận nước Miền Nam nỗi trôi theo gót chân phong trần của người lính chiến Ql.VNCH. "Nó nhỏ- nhưng nó có võ "là nhờ tinh thần " Việt Võ Đạo" un đúc tinh thần chiếm đấu vì Tự Do dân tộc bết yêu VoViMam võ học...!!!- Huỳnh Mai St.8872
Bichthuy Ly Con cám ơn chia sẻ của bác Mai Nguyễn Huỳnh.
Thời Vovianm trước 1975, con chỉ được biết qua nội con và các bác trong
gia đình đã từng học qua bộ môn văn hoá nghệ thuật này, Tất cã đều rất
trân trọng tình sư môn trong cùng một môn phái. Nhưng rất tiếc bộ môn
tốt dẹp đã đóng góp không ít trong việc giử gìn miền nam VN chống lại
cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Ngày xưa được phổ cập trong các
trường trung học ở miền nam VN và trong các hàng ngũ QL.VNCH, Cảnh sát
Quốc Gia, Quân cảnh.....Ngày nay VVN bị phân hoá vì cộng sản đã quốc
doanh hoá Vovinam trong nước và một số cơ sở ở Hải Ngoại, do đó bản chất
nguyên thủy của VoViNam đã biến chất, giống như tình trạng các tôn giáo
ở VN. Đó là một vấn đề lớn cần phải giải quyết tận gốc thời hậu cộng
sản một cách triệt để và toàn diện, để trả Vovinam về đúng với chổ đứng
của nó.
Kính, Thư
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
·Thu Pham Cháu
xin cám ơn Chú Mai Nguyên Huỳnh. Tại Bộ TTM QLVNCH những ngày cưới
tháng 4/75 còn có Thiểu Tá Lê Mình, Chiến Đoàn Trưởng Lôi Hổ. Bác Lê
Minh ngày trước cùng học khóa Nhảy Dù tại Hoàng Hoa Thám với Ba của
cháu.Kính, Thư
Bichthuy Ly Bác
ui! Người Đại sư huynh Phạm Châu Tài này thiệt là hết ý đó. Ông từng
có ý định bắt sống Dương Văn Minh ngay trong sáng ngày 3o.4.1975 trước
lúc bàn giao cho VC.. câu chuyện này có rất nhiều chiến sĩ thuộc Liên
Đoàn 3 BKND biết, Ông Nguyễn văn Huyền
biết, ông Vũ văn Mẩu biết, ông Dương văn Minh biết, chuẩn tướng Nguyễn
Hữu Hạnh biết và VC cũng có biết... Việc này 20 năm sau 30.4.1975 vc có
viết trên tờ Tuổi Trẻ.. Con cám ơn những chia sẻ của Bác Mai Nguyễn Huỳnh về Hổ xám Vovinam Phạm Châu Tài.
Dương Văn Minh - Một Việt cộng nằm vùng, kẻ đã giết chết 2 chế độ Việt-Nam Cộng-Hòa
Thùy Trang không phải là một nhà viết sử, tuy nhiên Thùy Trang mong là chúng ta hãy trả lại SỰ THẬT cho lịch sử.
Dương Văn Minh có phải là VC nằm vùng không? Lịch sử vẫn còn bí ẩn!
Theo tài liệu được ghi lại tuy không chi tiết qua
"Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh" của Việt Cộng Phạm Văn Hùng và tài
liệu của Pháp thì chúng ta có thể đúc kết hồ sơ trả lại cho lịch sử
tên tướng Việt Cộng nầy, xin đừng gọi, hắn là "phản tướng" mà hãy gọi
là một tướng VC.
Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở tỉnh Mỹ Tho, bố
là ông Dương Văn Huề, gia đình bố mẹ ông có 7 người con: 4 trai, 3
gái. Ông Minh là con cả. Dương Thanh Nhựt là con trai kế, theo Việt
Cộng từ năm 1944 được thăng chức là đại tá Quân đội nhân dân Việt
Nam.
Năm 1940, Dương Văn Minh bị VC cấy vào học trường
đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp, năm 1942 hắn gia nhập
quân đội Pháp.
Sau cuộc Cách mạng tháng 8 của VC, năm 1945, Dương Văn Minh theo VC, tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp.
Cho tới lúc nầy tình báo Pháp vẫn không biết DVM là
Việt Cộng, năm 1946, Dương Văn Minh trở lại quân đội Pháp làm thiếu
úy đại đội phó quân đội Pháp, sau đó vì Pháp thiếu sĩ quan nên ông
được nhanh chóng thăng cấp tá.
Khi Pháp bàn giao Quân Đội cho VNCH, Dương Văn Minh tranh giành quyền lực để ngấm ngầm đánh phá.
Dương Văn Minh cứu Việt Cộng nằm vùng!
Theo tài liệu, Dương Văn Minh cấu kết với nhóm Phật
Giáo Ấn Quang. Nữ cán bộ Việt Cộng là Bùi Thị Mè có em trai làm tình
báo cho VC lên tới chức vụ thiếu tá đệ nhất VNCH bị phòng 2 bắt
được vì làm hoạt động cho VC, Dương Văn Minh can thiệp thả ra.
Lần thứ 2, Dương Văn Minh ký lệnh thả VC Nguyễn
Minh Triết tức Bảy Trung, cán bộ Biệt Động Thành, tên nầy bị Quân Cảnh
giam ở nhà lao Phú Lợi.
Vào cuối tháng 2 năm 1961, lúc đó là thời kỳ cuối
của Phạm Văn Đồng trong chức vụ "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN", Đồng
đã gửi lệnh từ Hà Nội cho Dương Văn Minh làm theo kế hoạch...
Năm 1962, Dương Văn Minh đột nhập vào các cơ quan
tình báo của VNCH, Binh vận Trung Ương Cục, Tình báo, An ninh T4 (Sài
Gòn - Gia Định).
Năm 1960, theo yêu cầu của Việt Cộng thuộc Ban binh
vận Xứ ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương Cục miền Nam), Việt Cộng Võ
Văn Thời, Cục trưởng Cục địch vận Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân
dân Việt Nam đưa Dương Thanh Nhựt tức Mười Ty làm nhiệm giao liên cho
Dương Văn Minh.
Tháng 8/1962, Mười Ty liên lạc với Dương Văn Minh
và Nguyễn Văn Di, cậu ruột của Dương Văn Minh, bàn thảo kế hoạch đảo
chính T.T Ngô Đình Diệm.
Ngày 01/11/1963, Trung tướng Dương Văn Minh nhân
danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chánh, sau khi
giết chết T.T Ngô Đình Diệm và em trai là Ngô Đình Nhu, Dương Văn
Minh lên làm Quốc trưởng Đệ I VNCH.
Tháng 12 năm 1963, Dương Thanh Nhựt tức Mười Ty
được Dương Văn Minh mời vào nhà ăn mừng chiến thắng tại địa chỉ 98 Hồng
Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai, sau đó Dương Thanh Nhựt
qua nhà em trai là Dương Thanh Sơn ở 10 ngày.
Qua nhiều lần gặp và trao đổi với Dương Văn Minh,
Mười Ty báo cáo là Ấp Chiến Lược đã "gây trở ngại cho quân ta", và
gửi lời yêu câu của Hà Nội là "bằng bất cứ mọi giá", Dương Văn Minh
phải tìm cách phá hũy cho được Ấp Chiến Lược.
Sau một thời gian ngắn được lệnh từ Bắc Việt, Dương
Văn Minh ra lệnh hủy bỏ 16.000 Ấp Chiến Lược. Đại sứ Mỹ Cabot Lodge
hỏi Dương Văn Minh vì sao làm thế? Ông trả lời:
"Người Việt Nam có phong tục tập quán riêng, không
người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông cha.
Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó tôi giải tán
ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình."
Tháng 1/1964, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara và
Tướng Harkin yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh để cho Hoa Kỳ ném bom
ra miền Bắc, không ném ồ ạt mà ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng để
tạo lũ lụt mất mùa, cắt đường lương thực của Việt Cộng, Dương Văn
Minh lắc đầu từ chối.
Vào cùng thời gian, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu Quốc
trưởng Dương Văn Minh nghiên cứu, chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A
(hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc). Dương Văn Minh
không trả lời.
Cuối năm 1964, Hà Nội gửi lệnh mật cho Dương Văn
Minh đòi thực hiện một chế độ trung lập, lập Chính phủ liên hiệp Mặt
Trận. Vào thời điểm đó, tình báo Mỹ bắt đầu nghi ngờ và theo dõi sát
Dương Văn Minh.
Lần nữa, Quốc Hội Mỹ bàn thảo kế hoạch Bắc Tiến của Tổng thống Johnson nhưng Dương Văn Minh lại phản đối.
Cuối tháng 01/1964, Mỹ buộc lòng phải đưa Tướng
Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ
tướng Chính phủ VNCH bằng một cuộc đảo chính.
Nguyễn Khánh tuyên bố: "Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước này khỏi rơi vào tay Cộng sản".
Năm 1965, Dương Văn Minh bị Mỹ giam tại Thailand,
bị CIA theo dõi. Ở Thailand cho tới năm 1967 Dương Văn Minh lấy cớ là
em gái Dương Thu Hà bị ung thư chết ở Pháp nên qua Pháp và tìm cách
trốn khỏi vòng vây của CIA, nhưng sau đó bị Mỹ sang Pháp bắt đưa lại
về Thailand.
Việt Cộng mất nằm vùng Dương Văn Minh khó lòng để
phá nỗi Miền Nam Việt Nam nên vào cuối năm 1970 Việt Cộng ra lệnh cho
tên nằm vùng khác là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh để tìm cách cứu
Dương Văn Minh. Việt Cộng Nguyễn Tấn Thành tức Tám Vô Tư, bác của
Nguyễn Hữu Hạnh, được giao làm nhiệm giao liên cho Nguyễn Hữu Hạnh.
Tháng 3 và 4/1975, Việt Cộng Nguyễn Tấn Thành tức
Tám Vô Tư gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh bàn kế hoạch giành chính quyền, sau
khi T.T Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21/4/1975, thì Việt Cộng
Nguyễn Tấn Thành ra lệnh cho Nguyễn Hữu Hạnh và Dương Văn Minh lên
làm Tổng thống để sau đó bàn giao chính quyền lại cho Việt Cộng.
Ngày 28/4/1975, Dương Văn Minh lên làm Tổng Tống và
sau đó Minh tức tốc gọi cho Việt Cộng Nguyễn hữu Hạnh từ Cần Thơ lên
Sài Gòn gặp Minh để giao cho chức vụ phụ tá Tổng tham mưu trưởng,
sau đó là Quyền Tổng tham mưu trưởng.
Với các cương vị này, Nguyễn Hữu Hạnh và Dương Văn
Minh đã đọc nhiều thông báo ra lệnh cho quân đội VNCH buông súng đầu
hàng ...
(*) Khi dòng chữ chấm dứu bằng những dấu chấm "..."
thì nước mắt của Thùy Trang cũng đã chảy tràn trụa trên má và trên
môi ... buồn quá ...
Nguyễn Thùy Trang
Nguồn: http://www.thuvienhoasen.info/viet-nam-ngo-dinh-diem_ngo-dinh-nhu/duong-van-minh-viet-cong-nam-vung.html
À...ơi, ví dầu... điếu cáng lên ngôi!!
Thuốc rê...ở lại, chịu đời đắng cay...!!!
Huỳnh Mai St.8872
Cựu chiến binh QL.VNCH
À...ơi, ví dầu... điếu cáng lên ngôi!!
Thuốc rê...ở lại, chịu đời đắng cay...!!!
Huỳnh Mai St.8872
Cựu chiến binh QL.VNCH
2-Trận đánh cuối cùng: Sài Gòn thất thủ
Năm 1964, 65 lợi dụng tình hình chính trị miền nam bất ổn, Hà Nội đưa nhiều trung đoàn chính qui vào nam tấn công mạnh, VNCH có nguy cơ sụp đổ.Giữa năm 1965 TT Johnson bắt đầu đưa quân vào VN mà người Mỹ gọi là can thiệp, số quân được tăng dần cho tới 1968 lên tới hơn nửa triệu trong khi Cộng sản Bắc Việt cũng gia tăng xâm nhập. Mặc dù Mỹ có thắng lợi nhiều về quân sự, gây tổn thất rất nặng cho địch khoảng trên mấy trăm ngàn người nhưng đầu năm 1968, trận Mậu Thân đã làm tiêu tan hy vọng chiến thắng. Người dân Mỹ không còn kiên nhẫn và chống đối rất mạnh, đòi chính phủ phải rút khỏi VN, gió đã đổi chiều.
Đầu năm 1969, tân Tổng thống Nixon tìm hòa bình trong danh dự, cuộc chiến có phần tàn khốc hơn trước nhưng không phải để thắng CS mà để chấm dứt chiến tranh rút bỏ Đông Dương. Tác giả George Donelson Moss (trong Vietnam, An American Ordeal) gọi cuộc chiến của Nixon là A war to end a war, một cuộc chiến để chấm dứt chiến tranh.
Cuối tháng 1-1973, Hiệp định Paris được ký kết, mục đích của Mỹ để rút hết quân lấy tù binh về nước, phía CSBV chờ Mỹ rút hết để tổng tấn công chiếm miền nam, họ mở xa lộ Đông Trường Sơn vận chuyển vũ khí và gia tăng xâm nhập để hoàn thành giấc mộng xâm lăng.
Sau khi ký Hiệp định khoảng một năm, Quốc hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Quyết định cắt giảm ô nhục của Quốc hội đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của ông Cao Văn Viên (trong Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87) hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ.
Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta xử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn xử dụng khoảng 19 ngàn tấn một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (Sách đã dẫn trang 92).
Trung Tướng Trần Văn Minh, cựu Tư lệnh không quân cho biết máy bay thiếu cơ phận thay thế, thiếu nhiên liệu nên phần nhiều năm ụ. Trong khi ấy theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Tháng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn.
Cuộc chiến VN là một cuộc chiến viện trợ tiếp liệu, cả hai bên đều không tự sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện nước ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng.
Tình hình tháng 3 tới giữa tháng 4-1975
Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu I hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng số 12 tỉnh), đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu III. Trên thực tế cả hai Vùng I và II coi như đã mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực của Quân khu II và Quân khu I phần tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.
Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn II bị tan rã, Sư đoàn 23 và 7 Liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22 vùng duyên hải giao tranh dữ dội với các Sư đoàn BV cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn khoảng 2,000 người. Toàn bộ xe tăng và đại bác bị bỏ lại.
Các Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn I và Sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của Quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6,000 TQLC (45% quân số của Sư đoàn)
Vì TT Thiệu sai lầm cho tái phối trí lực lượng đã làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho địch.
CSBV bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, họ dốc toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến dịch tháng 3 – 1975, Bắc Việt đưa vào hai Quân khu I và II tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới họ đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc (thuộc Quân đoàn I CSBV) vào cộng với hơn mười Trung đoàn độc lập và đặc công đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh…
Tài liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân) cho biết tại phiên họp ngày 25-3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến. Hà Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.
BV hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh một ván bài chót
Tài liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, các Chương XI, XII, XIII) cho biết Quân khu 5 của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam bộ đạn dược tiếp liệu cũng như chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Võ Thứ, phó Tư lệnh Quân khu V chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum…nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo phim ảnh, tranh, nhạc .. mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn – Gia Định vừa in xong ở xưởng in Bộ Tổng tham mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn và các bến cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam. Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa từng có.
Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn III đóng tại Tháp Chàm.
Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng địch quá đông phải rút lui, Trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị của VNCH tại đây coi như tan rã, BV chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.
Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân.
Quân đoàn 4 CSBV gồm các đơn vị đã chiếm QK II VNCH theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.
Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn 325, Trung đoàn biệt lập 95B.
BV đánh Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.
-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.
-Kéo lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.
-Thu hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.
Sư đoàn 18 VNCH và CSBV hỗn chiến dữ dội từ sáng 9-4 cho tới ngày 15-4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.
Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng.
Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, trùm CSBV chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.
Những ngày cuối tháng Tư đen 1975.
Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau lên máy bay ra khỏi nước.
Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.
Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình. (Theo Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập)
Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn III. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp) gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi) gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân đoàn 2 (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ. (dựa theo tác giả Nguyễn Đức Phương).
Kế hoạch CSBV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 ( SĐ 325) cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài Gòn. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nước Trong Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, chiếm Long Bình. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng Bạch Đằng. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới trước thì đánh trước.
Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất một nửa lực lượng chủ lực quân. Tại Quân khu III miền Nam chỉ còn 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 Sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn CSBV. Về lực lượng hai bên, tác giả Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập) đã nói.
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long”
Tac giả trích tài liệu CS như sau:
“CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:
Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.
Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”
Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có cứu thương y tế nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm được Quân Khu I và II VNCH, Cộng quân chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. Họ dốc toàn lực vào canh bạc cuối cùng này: 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4 và 232) tổng cộng 15 Sư đoàn, công thêm trên 5 Trung đoàn độc lập và 6 Trung đoàn đặc công toàn bộ lực lượng vào khoảng gần 20 Sư đoàn.
Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 60 ngàn là lính nhà nghề, còn lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đã kiệt quệ về tiếp liệu đạn dược nhất là lính pháo binh phải đếm từng viên đạn. Sau khi đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH trang 92 ) cho biết đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế quá chênh lệch, ưu thế nghiêng hẳn về phía Cộng quân.
Từ 26-4-1975 CSBV đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong, đặc công đánh Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui. Bắc Việt đã cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26-4, hai ngày trước khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống, họ không đếm xỉa gì tới việc thương thuyết.
Sáng ngày 27-4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị chiếm. CSBV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232 CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn 25 BB.
Chiều ngày 28-4 ông Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.
Tại Bộ TTM, từ chiều 28-4-1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đã ra đi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29-4. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã bỏ đi. Đến trưa 29-4 các Tướng có thẩm quyền tại BTTM đã ra đi gần hết. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và cựu Tướng lãnh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô. Chiều 29-4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp còn sót lại và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”
Tân Tổng Tham mưu trưởng Vĩnh Lộc lớn tiếng chỉ trích Thiệu và kêu gọi anh em binh sĩ giữ vững phòng tuyến.
“…Y đã để cho cả một đạo quân tháo chạy như một lũ chuột, chính y gây ra thảm trạng này và bây giờ cũng chính y là người bỏ trốn…”
Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 Bộ TTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.
Trong khi ấy ông Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại David tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá CS Võ Đông Giang bác bỏ.
Tại Biên Hòa lực lượng xung kích Quân đoàn III VNCH của Chuẩn Tướng Trần quang Khôi (gồm các Chiến đoàn 315, 318, 322) vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một Liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các Chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng Đông Bắc thành phố. Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng lệnh cho Sư đoàn 18 BB rút về giữ khu vực nằm giữa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.
Phía Bắc, căn cứ Lai Khê của Sư đoàn 5 bị pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.
Phía Tây 2 Liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng, CSBV bỏ xác cả trăm người cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, Quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.
Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía Nam, mặc dù bị tấn công.
Chiều 29-4 Toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.
Ngày 30-4 Trung đoàn 24 CSBV (SĐ 10) giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, BV bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Cộng quân tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ Sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.
Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến xa bị Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, lính BV bị chận đánh phải rút khỏi ngã tư Bẩy Hiền.
Theo Tướng Hoàng Lạc, Đại tá Hà Mai Việt (Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990): TT Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với phái đoàn CS xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không sẽ pháo kích ồ ạt vào Thủ đô. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của BV. Cộng quân đã vào sát thành phố, thấy không hy vọng cứu vãn được tình thế, ông Dương Văn Minh bèn lên tiếng trên đài phát thanh vào lúc 10 giờ 30 sáng kêu gọi các vị Tướng lãnh, các cấp chỉ huy QĐVNCH hãy liên lạc với các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam nơi gần nhất giao nạp vũ khí thực hiện ngưng bắn tại chỗ để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt.
Khi có lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù lấy xe Jeep vào Bộ TTM, lính gác cho biết ông Vĩnh Lộc đã ra đi từ 6 giờ sáng, các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp không còn ai. Thiếu tá Tài bèn gọi về phủ Tổng Thống xin nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh. Tài nói các chiến sĩ của ông đang tử chiến với VC để bảo vệ BTTM thì có lệnh ngưng bắn nhưng địch vẫn tiến vào, BTTM không còn ai, xin Tổng thống quyết định.
“Tướng Minh trả lời “các em chuẩn bị bàn giao đi”.
Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại “Bàn giao là như thế nào thưa Đại Tướng, có phải là đầu hàng không?
Tướng Minh đáp “Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập”.
Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào Dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống”.
Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp “Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước hai ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng tham mưu”
Tướng Minh trả lời “Tuỳ các anh em”.
(Vương Hồng Anh, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Những Ngày Cuối Cùng.)
Ông Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các Quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến và cứ tiến thẳng vào Sài Gòn.
Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.
Báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4 cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An, họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp CS trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.
Báo Sài Gòn Giải Phóng và Quân Đội Nhân Dân năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của VNCH xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS.
Quân đội CSBV bắt Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh.
“Các anh phải hàng hết”
Sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết.
Nghe lệnh đầu hàng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân đoàn II và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 tự sát. Quân khu IV vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự tử chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai Tư lệnh Sư đoàn 7 cũng tự vẫn. Ngoài ra có nhiều người tuẫn tiết trước ngày tàn của đất nước như Thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Nhiều quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử thất vọng chán nản vì mất nước. Nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 (Sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của Sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát.
Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn IV (VNCH) tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu IV chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng TT Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu.
“Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm”
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.
Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho CSBV, nhưng cũng có nhiều người tán đồng quyết định củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:
“Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.
Theo Tướng Vanuxem, sáng 30-4-1975 Trung Tướng Vĩnh Lộc báo cáo với ông Dương Văn Minh tình hình mặt trận, ông xoè bàn tay cho biết đã hỏng hết rồi, Sư đoàn 25 tại Củ Chi và Sư đoàn 18 tại Thủ Đức bị tan rã hoặc rút lui, các lữ đoàn Dù và TQLC tại Vũng Tầu mất liên lạc, Sư đoàn 5 tại Lai Khê đang bị bao vây… Cộng quân đã vào tới Ngã Tư Bảy Hiền đang giao tranh với Biệt Cách Dù.
Sau 30-4-1975, Thủ trưởng trường học tập cải tạo Long Thành cho biết Dương Văn Minh đầu hàng vì ông đã thua hết cả, nếu lực lượng còn mạnh chưa chắc ông ta đã chịu cho buông súng.
BV bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của VNCH sụp đổ. Trước khi Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả.
Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói.
“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng”
Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã được chiếu ở VN giữa thập niên 80, Chuẩn Tướng không quân Phan Phu Tiên trả lời phỏng vấn và kết luận.
“Chúng tôi là cấp lớn mà bỏ chạy đi như thế này thì cũng nhục nhã lắm nhưng mọi việc người ta đã sắp đặt sẵn cả rồi, dẫu muốn gì cũng đành bó tay không thể làm hơn được”
Khi hai ông Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4-1975, quân dân hoàn toàn thất vọng , họ thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn” khiến cho người dân ai nấy hồn lạc phách siêu, chuyện bí mật Quốc gia đã được công khai tuyên bố trên đài phát thanh.
Quân đội VNCH không đủ lực lượng để chống lại gần 20 Sư đoàn Cộng quân và vì tiếp liệu đạn dược kiệt quệ. Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị cảm tử chiến đấu tới cùng nhưng cũng không thể chống nổi lực lượng quá đông đảo của BV.
Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.
Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3 để mở đầu cuộc Tổng tấn công cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày.
Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm và Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn.
Những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn núi xương sống máu sẽ đời đời đắc tội với Non sông Tổ quốc.
Trận chiến tại Cầu Tân Cảng ngày 28-4-1975
Trọng Đạt
Tham Khảo
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.
Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003.
Đoàn Thêm: 1969 Việc Từng Ngày, Xuân Thu.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.
Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng, Nam Việt 2006
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing
Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.
Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005
Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005.
Trần Quang Khôi: Chiến Đấu Đến Cùng: Vai Trò Của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và Lực Lượng Xung Kích QĐ III Trong Năm Ngày Cuối Của Cuộc Chiến Việt Nam. Nguoivietboston.com .
Phạm Bá Hoa: Giờ Thứ 25, Người Việt Dallas, số ngày 21-8-2009.
Trần Văn Đôn: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối, Trích trong Hồi ký Việt nam Nhân Chúng.
Lâm Lễ Trinh: Tổng Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005.
Motgoctroi.com: Đài VOA Ngày 2-7-2007: Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ (Laird) :Việt Nam Cộng Hoà Thua Trận Vì Bị Mỹ Cằt Viện Trợ.
Motgoctroi.com: Vương Hồng Anh: Những Ngày Cuối CủaViệt Nam Cộng Hoà,
Nguồn: http://namviet.net/blog-thoisu/tran-danh-cuoi-cung-sai-gon-that-thu/#.WX3-YLh1iXY
15 thg 10, 2016
Giây phút "Chạy loạn" cuối cùng ngày thất thủ Sài Gòn (Ngày Hòn Ngọc Viễn Đông biến mất)
Mica Ca
Xuất bản 14 thg 10, 2016
Giây phút ngày thất thủ Sài Gòn (trong những ngày giải phóng cuối cùng)
Link xem và chia sẻ: https://youtu.be/Q5KEX-aiQkE
Cảm ơn bạn đã xem, chúc bạn vui vẻ trong cuộc sống, đừng quên Subscribe theo dõi kênh và chia sẻ video clip nếu thấy hay bạn nhé!
Subscribe theo dõi kênh: https://goo.gl/UByilN
Google Plus: https://plus.google.com/+MicaCa
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Đây là đoạn phim nói về những ngày cuối cùng của chế độ VNCH khi quân giải phóng tràn vào, là lúc nước QUỐC GIA VIỆT NAM thất thủ (Sài Gòn thất thủ), hay như bắc việt nói là ngày giải phóng hoàn toàn Viet Nam. https://youtu.be/Q5KEX-aiQkE
Video tài liệu hiếm chưa từng được công bố.
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước (tên gọi tại Việt Nam) hoặc ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Chính quyền Sài Gòn thất thủ (cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài[6][7][8][9], là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các bị bắt tại chỗ và phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Vì nhiều người đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đã áp dụng quy định mới về hộ khẩu góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó, tuy nhiên tỷ lệ giảm không nhiều (tốc độ giảm trung bình là 10.000 người mỗi năm trong khi dân số Sài Gòn là gần 4 triệu người, nhưng đến năm 1979, dân số lại bắt đầu tăng trở lại)[10].
Xem thêm video:
Sự thật về quân lực VNCH (clip chất lượng về Miền Nam)
https://youtu.be/GN9SqM63pGQ
[DVD phần 1] Tổng Thống Ngô Đình Diệm - Vĩ Nhân hay Tội Đồ
https://youtu.be/EeuZUD9mAkU
[DVD phần 2] Tổng Thống Ngô Đình Diệm - Vĩ Nhân hay Tội Đồ
https://youtu.be/pD8XyfolFXU
Sự Thật về Chế độ VNCH (Nguyễn Văn Thiệu)
https://youtu.be/al9PJMGpLoU Hình ảnh đầu tiên người tị nạn đặt chân đến đất Mỹ
https://youtu.be/qsbxFY3jCc8
Cuộc sống thường ngày của "Hòn Ngọc Viễn Đông"
https://youtu.be/ATesoR_tonA
https://youtu.be/Q5KEX-aiQkE
Mica Ca
Xuất bản 14 thg 10, 2016
Giây phút ngày thất thủ Sài Gòn (trong những ngày giải phóng cuối cùng)
Link xem và chia sẻ: https://youtu.be/Q5KEX-aiQkE
Cảm ơn bạn đã xem, chúc bạn vui vẻ trong cuộc sống, đừng quên Subscribe theo dõi kênh và chia sẻ video clip nếu thấy hay bạn nhé!
Subscribe theo dõi kênh: https://goo.gl/UByilN
Google Plus: https://plus.google.com/+MicaCa
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Đây là đoạn phim nói về những ngày cuối cùng của chế độ VNCH khi quân giải phóng tràn vào, là lúc nước QUỐC GIA VIỆT NAM thất thủ (Sài Gòn thất thủ), hay như bắc việt nói là ngày giải phóng hoàn toàn Viet Nam. https://youtu.be/Q5KEX-aiQkE
Video tài liệu hiếm chưa từng được công bố.
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước (tên gọi tại Việt Nam) hoặc ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Chính quyền Sài Gòn thất thủ (cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài[6][7][8][9], là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các bị bắt tại chỗ và phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Vì nhiều người đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đã áp dụng quy định mới về hộ khẩu góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó, tuy nhiên tỷ lệ giảm không nhiều (tốc độ giảm trung bình là 10.000 người mỗi năm trong khi dân số Sài Gòn là gần 4 triệu người, nhưng đến năm 1979, dân số lại bắt đầu tăng trở lại)[10].
Xem thêm video:
Sự thật về quân lực VNCH (clip chất lượng về Miền Nam)
https://youtu.be/GN9SqM63pGQ
[DVD phần 1] Tổng Thống Ngô Đình Diệm - Vĩ Nhân hay Tội Đồ
https://youtu.be/EeuZUD9mAkU
[DVD phần 2] Tổng Thống Ngô Đình Diệm - Vĩ Nhân hay Tội Đồ
https://youtu.be/pD8XyfolFXU
Sự Thật về Chế độ VNCH (Nguyễn Văn Thiệu)
https://youtu.be/al9PJMGpLoU Hình ảnh đầu tiên người tị nạn đặt chân đến đất Mỹ
https://youtu.be/qsbxFY3jCc8
Cuộc sống thường ngày của "Hòn Ngọc Viễn Đông"
https://youtu.be/ATesoR_tonA
https://youtu.be/Q5KEX-aiQkE
‘Rau răm ở lại’
Thục Trâm
Trật giuộc giờ giấc năm lần bảy lượt, cuối cùng tôi cũng gọi được qua mạng cho người chú ruột ở Việt Nam.
Vẫn giữ liên lạc qua thư từ hay qua trung gian là mẹ tôi. Tôi cũng hay gửi hình gia đình cho chú, nhưng chú chỉ toàn gửi cho tôi những tấm ảnh cũ của nhà nội, trong ảnh bà tôi còn trẻ hơn tôi hiện tại.
Đây là lần đầu tiên sau mấy chục năm tôi mới nhìn thấy chú. Trên màn hình webcam là một ông già ngoài sáu mươi, khuôn mặt đậm nét khắc khổ của dân lao động tỉnh lẻ. Chỉ có cặp kính vuông và hàm răng vẫn trắng đều tăm tắp là còn lưu lại dấu tích của một thời thanh niên tuấn tú.
Cô tôi nhìn ghé vào màn hình: "Con thấy chú giống ba không? Buồn quá hả?" "Dạ giống, nhưng chú đẹp hơn ba con chớ." Cô chú cười xòa. Còn tôi thốt nhiên nhớ lại một lần sum họp đại gia đình chắc cũng gần 40 năm trước. Nội tôi cười thắm đỏ môi trầu, mắng yêu hai đứa con trai: "Hai thằng giống nhau in hệt, má nhìn còn lộn." Tôi không dám trả lời bà nội, mà đu cổ rỉ tai ba: "Chú đẹp trai hơn ba chớ bộ."
Ngày đó chú tôi chưa tới ba mươi, cao hơn mét bảy, tóc dợn sóng bồng bềnh, đeo cặp kính cận gọng vuông đen trên khuôn mặt chữ điền, nước da trắng hồng, nụ cười tỏa nắng. Chú đẹp thanh lịch, trí thức, nhất là không có vẻ gì là mới ra trại cải tạo chưa lâu.
Nội tôi vốn mua may bán đắt từ trước 1975, có tiền dành dụm hối lộ chính quyền nên chú được ra trại sớm hơn bè bạn đồng liêu cùng cấp bậc. Cả nhà hí hửng mừng vui. Ai lường được chuyện họa phúc tái ông thất mã, khi chương trình xuất cảnh HO tiến hành, thì chú lọt sổ vì thời hạn cải tạo còn thiếu mấy tuần.
Chú tôi là người từng nuôi nhiều mộng lớn. Ba tôi kể hồi xưa chú học giỏi, nhưng lại chọn đường binh nghiệp. Thời thế đổi thay, ra trại cải tạo, chú tính chuyện đi Mỹ, rất lâu trước khi cánh cửa HO mở ra cho chúng bạn và đóng lại với chú. Giàu út ăn, tiền bạc của nội tiếp tục đổ vào nhiều chuyến vượt biên không thành của chú. Cũng như bao nhiêu người ra trại, lý lịch tỳ vết, không có đường tiếp tục học vấn hay làm những công việc chính qui, chú học lấy một cái nghề chân tay là hớt tóc. Rồi từ đó sống ẩn nhẫn mưu sinh đồng thời mưu sự vượt biên.
Chú ăn nên làm ra với cái nghề mọn. Ai lại không nảy sinh hảo cảm với một anh thợ cạo đẹp trai phong độ như thế. Trong số đó hẳn phải thấp thoáng những bóng hồng. Nhưng chú chẳng mặn mà với chuyện lứa đôi. Nhiều lần ba tôi giục, chú nói: em tính chuyện "đi" nên không muốn ràng buộc. Tới khi giấc mộng viễn du tàn lụi, chú lại thoái thác: cảnh nhà đơn chiếc. Khó út chịu, chú trở thành trụ cột gia đình nuôi nội và hai người cô bệnh trầm kha. Mẹ tôi vốn có một sở thích không giống ai là làm mai, đã mấy lần giới thiệu chú với cô cháu này cô em kia. Nhưng rốt cuộc các cô đều rút lui khi thấy gánh nặng làm dâu út nhà nội.
Thấm thoát đã hơn 30 năm chú miệt mài với tông đơ kềm kéo. Cái nghề tưởng sống tạm chờ thời lại thành cái nghiệp cả đời đeo đẳng. Thời kinh tế mở cửa, du lịch Châu Đốc phát triển, chú làm ăn phát đạt lắm. Chú nói được tiếng Anh, du khách ngoại quốc đi lễ bà chúa xứ kéo đến chú nườm nượp. Nhà rộng, chú tranh thủ cho Tây ba lô thuê phòng. Không dư dả hơn ai nhưng nuôi bốn miệng ăn thong thả.
Bây giờ thì nội và một người cô đã mất, chú chỉ còn một người để cưu mang. Ban ngày hớt tóc, tối về mày mò vi tính, gọi cho bè bạn đồng ngũ năm xưa, coi tuyết rơi, coi hoa nở ở Virginia, đi Mỹ qua màn ảnh webcam.
- Thiệt chú không ngờ có ngày dùng được máy móc kỹ thuật tân tiến như vầy gọi cho con.
- Nhất chú rồi. Bạn bè con có đứa dạy đại học ở Sài Gòn còn chưa sắm được laptop.
- Ờ, chú ham quá nên ráng mua. Về mượn sách vở tự học. Chỗ nào bí thì hỏi mấy em trẻ trẻ tới hớt tóc. Chú không có nhiều thời gian vọc máy. Ban ngày bận mưu sinh, tối lo ngủ sớm để giữ sức khỏe mai đi làm tiếp. Tuổi lớn rồi mà con. Chú chỉ xài máy một hai tiếng mỗi ngày.
- Sinh thời ba con hay nói chú rất ham tìm tòi học hỏi.
- Ờ. Nhiều người không hiểu, nói chú hớt tóc mà bày đặt đua đòi. Họ đâu biết mình sa cơ thất thế mới làm nghề này. Tư chất mình đâu phải vậy.
- Sao chú không lập gia đình? Con biết chú sẽ nói chú già rồi. Nhưng con ở Mỹ, quen thấy người ta yêu không có tuổi.
- Bỏ chuyện đó đi con. Cứ nghĩ số phận mình như vậy để khỏi buồn về những điều không như ý.
Tôi cố lôi ra trong ký ức mù xa hình ảnh chiếc ghế hớt tóc của chú trong hàng hiên nhà nội. Anh thợ cạo trẻ đẹp lúc nào cũng âu phục chỉnh tề làm bừng sáng ngời ngời ngôi nhà cổ kính. Không biết chú có sửa sang nâng cấp gì không, hay vẫn là một cái ghế trụi lủi dưới bóng cây, mà tôi không còn nhớ nổi là cây gì. Bây giờ thì người và nhà cũ kỹ như nhau. Không biết bác thợ cạo già có ăn bận tươm tất, hay cứ may ô quần đùi như hình ảnh tôi đang nhìn thấy trên webcam đây?
Ờ thì số phận. Trong số phận chung của miền Nam có biết bao số phận riêng của mỗi con người. Trong câu chuyện lịch sử vẫn được ôn đi ôn lại suốt hơn 40 năm qua từ hai góc nhìn đối lập có câu chuyện riêng của mỗi một gia đình. Nhìn ông chú, tôi lan man nhớ tới ông dượng, chồng người dì ruột, nguyên là bác sĩ quân y mang cấp bậc Đại Úy Dù. Nhớ những cây lược, những chiếc vòng đeo tay được tiện từ nhôm phế liệu bằng bàn tay khéo léo của một bác sĩ phẫu thuật chiến trường đang lao động cải tạo. Những món quà đặc biệt đó đến giờ tôi vẫn còn giữ. Còn dượng tôi sau khi ra trại, may mắn quay lại nghề Y được mấy năm thì mất vì tai nạn giao thông. Năm đó dượng mới ngoài bốn mươi, và chưa có những chương trình xuất cảnh.
À ơi... Gió đưa cây cải về trời.
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay...
Diễn đàn Facebook
Nguồn:https://www.voatiengviet.com/a/rau-ram-thuc-tram-30-thang-4/3826861.html
3-TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO: MỘT KIỂU NHÀ TÙ MAN RỢ NHẤT CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN MÀ NHÂN LOẠI TỪNG BIẾT ĐẾN
Nhock Sói2 năm trước
anh trai tôi đã bị đánh chết ở trại cải tạo ở HÀ TĨNH vào tháng 6/2009, quê tôi ở Nghệ An nhưng tôi vào Sài Gòn sống lúc 13t, vào tháng 6 năm 2009 là những ngày bận bịu đi thi vào lớp cấp 3, nhưng tôi thì bận bịu vì phải đón tàu từ Sài Gòn về quê để muốn được 1 lần nhìn thấy mặt anh trai mình. "nhưng" thật không may lúc gia đình tôi nhận được tin anh trai tôi chết, từ 1 người bạn chung trại cải tạo với anh trai tôi báo về thì lúc đó BỌN CẦM THÚ đó đã treo anh trai tôi lên đánh 3 ngày 3 đêm rồi mổ bụng lấy đi phủ tạng của anh tôi. và bỏ vào hòm đem đi chuẩn bị chôn để không cho ai biết. lúc anh rể +chị 2 + dì + cô + chú... lên thì bọn nó đang chuẩn bị đi chôn lúc này gia đình ace chúng tôi không được xem mặt anh trai tôi lần cuối. chị 2 chỉ kịp nhìn qua miếng kiếng và thấy 2 con mắt a trai tôi lòi ra ngoài + mặt đen như than + mặt sưng phù rất to và đang phân hủy, cho nên "tới bây giờ gia đình vẫn chưa được nhìn mặt a trai tôi lần cuối" (đây là lời kể lại từ người dân, ở gần trại, sau đó vài tuần gia đình tính khởi kiện và những ông CA quản lý ở mấy trại chung tay giết anh trai tôi đã bỏ trốn.nhưng gia đình không có tiền, rồi thì người dân xung quanh đó đã bị bịt miệng) ANH TRAI TÔI CHẾT BỎ LẠI VỢ, VÀ 2 CON GÁI, 1 BÉ CHƯA ĐẦY 4 THÁNG TUỔI VÀ 1 BÉ GÁI GẦN 2 TUỔI. (lý do: anh trai tôi bị giết là do anh trai tôi bị đánh chết là vì ở trong đó bọn nó cho ăn cơm "1 chén, cơm bới xong nó bốc 1 nắm đất, cát bỏ vào chén cho ăn cơm vs rau muống" nên anh bạn chung trại với anh trai mình không có sức để vác đá, nên anh trai mình đã vác luôn phần của anh đó, và chịu không nổi nên đã bị bọn nó đánh và phải bỏ chạy. (trước khi vác hên mà anh trai mình đã đưa địa chỉ cho anh đó và nhờ nếu có chuyện gì thì báo tin về gia đình dùm nếu không thì gia đình cũng không biết anh trai giờ đang ở nơi nào luôn. đúng là bọn chó thối nát. lúc anh trai mất được vài tuần xong có 1 anh "nhà báo" dởm ở xóm 8 xã Tường Sơn -Anh Sơn vì chung xã nên biết tin nên đã tới "phỏng vấn" gia đình, rồi xuống hù bọn Chó đó, bọn nó sợ có mấy thằng bỏ trốn, kết quả là quá nhọ anh ấy đã bị bắt nốt. các bạn có thể gõ tìm,( nhà báo dởm bị bắt ở xã tường sơn nghệ an...) là nó ra. ĐỪNG NÓI LÀ BỌN PHẢN ĐỘNG NÀY NỌ, CHÍNH QUYỀN LÀM CHUYỆN HẠI DÂN THÌ AI CŨNG BIẾT, NẾU KHÔNG CÓ LÀM THÌ MẮC GÌ SỢ, CÂY NGAY KHÔNG SỢ CHẾT ĐỨNG MÀ, CHÍNH QUYỀN ĐỔ THỪA CHO PHẢN ĐỘNG, LÀ HÀNH ĐỘNG SỢ SỆT NGƯỜI TA MOI RA NHỮNG TẬT XẤU CỦA MÌNH MÀ THÔI, T HẬN BỌN CHÓ CÔNG AN "HÀ TĨNH" BỌN CHÓ
VC nằm vùng...!!
soc.culture.vietnamese › VC nằm vùng trong Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH 1 bài đăng của 1 tác giả tuan...@gmail.com 02/04/2014 1* Mở bài Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Khi tập kết ra
Bắc, cài ngư...
VC nằm vùng trong Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH
1 bài đăng của 1 tác giả
tuan...@gmail.com |
02/04/2014
|
1* Mở bài
Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Khi tập kết ra Bắc, cài người ở lại. Cho gián điệp trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Chiêu dụ trí thức háo danh, lừa gạt người có máu phản bội…thế là bọn nằm vùng, bọn người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, bọn trở cờ tràn lan ở đâu cũng có khắp miền Nam.
Những trí thức háo danh bị lừa gạt, khi mở mắt ra thì đã muộn. Một số phóng lao phải theo lao, một số ngậm bồ hòn để còn hưởng chút lợi danh dỏm. Một số còn chút đỉnh liêm sỉ trước khi tắt thở nói những lời ăn năng sám hối, đó là những Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hộ…. Ngay cả thiếu tướng tình báo, anh hùng quân đội nhân dân, Phạm Xuân Ẩn, trước khi chết cũng trối trăng “Xin đừng chôn tôi gần Cộng Sản”. Bạn thân của Phạm Xuân Ẩn là phóng viên chiến trường David DeVoss viết trên Weekly Standard số ngày 9-10-2006, Volume 012-Issue 04 do Trà Mi dịch.
Tất cả bọn vô liêm sỉ và phản bội đó đã góp phần đưa dân tộc Việt Nam vào chế độ độc tài, tàn bạo cai trị bằng đàn áp và những mánh khóe, chiêu bài lừa bịp.
Người dân miền Nam mất nước, mất dân chủ và tự do, mất tài sản cũng vì cái chế độ quái ác nầy, cũng vì cái đảng mắc dịch có thành tích cướp của giết người trong “cải tạo công thương nghiệp (đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới để cướp nhà cướp đất). Nhưng tiếc thay, đánh tư sản lại trở thành tư sản như vậy là “Kách Mệnh” thoái trào. Không gì bằng phải vực cái hồn của Đỗ Mười dậy tiến hành khẩn trương cuộc đánh tư sản lần thứ hai. Tịch thu nhà cửa tài sản hắn, vợ hắn ta xài, con cái hắn ta bắt làm nô lệ. Đó chỉ là bài bản cũ, bổn cũ soạn lại, “nôm na” gọi là dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bỉ thân.
Đảng nầy chỉ có một thành tích muôn đời là tham nhũng đầy ấn tượng thôi.
2* Nằm vùng trong các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa
Áp dụng chủ trương trèo cao lặn sâu, gián điệp Cộng Sản đã xâm nhập vào nằm vùng ngay tại những cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Bắt đầu từ cụm tình báo A-22 tại Dinh Độc Lập gồm có Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy…
Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập
Tại Nha Cảnh Sát Đô Thành thì có đại úy Triệu Quốc Mạnh mà Dương Văn Minh phong chức Chỉ huy trưởng Nha Cảnh Sát Đô Thành. Người nầy cho những trưởng ty cảnh sát ở các quận đô thành được bỏ nhiệm sở, về nhà lo thu xếp chuyện gia đình, đồng thời hắn lấy lịnh của Tổng Thống Dương Văn Minh, phối hợp với Tư lịnh phó Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia là đại tá Phạm Kim Quy thả tù VC, người đầu tiên là Huỳnh Tấn Mẫm.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH thì có đại tá VC nằm vùng trong văn phòng của Đại tướng Cao Văn Viên, đó là người giữ chìa khoá tủ hồ sơ tối mật, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh.
Tại phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo thì có Nguyễn Văn Tá, bí danh Ba Quốc tức là thiếu tướng tình báo VC Đặng Trần Đức. Như vậy, không còn chỗ nào lưu giữ hồ sơ gọi là tối mật của quốc gia cả.
Tại Hạ Viện Quốc Hội VNCH thì có đại tá Đinh Văn Đệ, bí số U-4.
Tóm lại chỗ nào cũng có bọn sâu bọ nằm vùng đánh phá đó cả. Số phận chết yểu của Việt Nam Cộng Hòa là ở chỗ đó. Đại tướng Cao Văn Viên tức mình phải nói: “Tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”
3* Người giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH
3.1. Người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là đại tá Việt Cộng
Theo tài liệu Việt Cộng thì người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là một đại tá Việt Cộng mang bí số H-3. Người nầy được phép ra vào văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng bất cứ lúc nào cũng được, không cần phải xin phép. Người tin cẩn nầy được giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Đó là thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, thơ ký đánh máy của văn phòng Đại tướng Cao Văn Viên. Nằm vùng suốt 10 năm, từ Nguyễn Hữu Có rồi Đại tướng Cao Văn Viên, đến ngày 30-4-1975 mà vẫn chưa bị lộ. Ba Minh giữ toàn bộ tài liệu mật của Bộ Tổng Tham Mưu gồm hồ sơ hơn một triệu quân của VNCH cùng toàn bộ giấy tờ thuộc văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng, không mất một tờ nào, rồi giao lại cho Việt Cộng.
Cho mãi đến năm 2006, CIA Mỹ cũng chưa biết người đó là ai.
Năm 2006, trong một cuộc hội thảo quốc tế về Tình Báo Trong Chiến Tranh Việt Nam, Merle Pribbenow, cựu nhân viên CIA cho biết: “Đúng là phải có một điệp viên Cộng Sản nằm vùng ngay trong lòng Bộ Tổng Tham Mưu. Dường như không phải là một sĩ quan cao cấp, không phải là một tùy viên thân cận Tổng thống Thiệu nhưng chắc chắn là người nầy đã gởi ra Bộ Chính trị Bắc Việt những tin tình báo chiến lược”.
3.2. Phương thức chuyển tài liệu
Thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1943, học hết tiểu học, cao 1.7 m, nặng 40kg, vợ và có 10 con thường xuyên nghiên cứu và đánh số đề, lương hàng tháng không đủ nuôi gia đình nên Việt Cộng xuất tiền mua một chiếc xe Honda để y chạy xe ôm. Đó là phương tiện chuyển tài liệu mật một cách công khai mà không bị nghi ngờ. Ba Minh là người che giấu thân phận rất kín, luôn luôn đánh số đề và chạy xe ôm.
Đường dây giao liên chung quanh người Việt Cộng nằm vùng nầy gồm cả gia đình, vợ tên Đinh Thị Nữ, em gái tên Nguyễn Thị Nguyệt (H-4), em rể và em trai là Nguyễn Văn Chí, (cảnh sát áo trắng).
Lịch hẹn trao tài liệu ban đầu là 2 tháng một lần, rồi nhồi lên mỗi tháng một lần và thời điểm cao nhất là 5 ngày một lần. Hàng chục giao liên được cử để phục vụ cho đường dây của H-3, Nguyễn Văn Minh, họ phải thề độc là bị bắt, bị đánh ngay cả sắp bị giết cũng không khai H-3.
3.3. Những “tài liệu vàng”
Tài liệu của Việt Cộng cho biết chưa đầy một năm, Ba Minh chuyển ra 90 tài liệu, mỗi bản hàng chục trang giấy pelure viết tay. Những tài liệu quan trọng được gọi là “tài liệu vàng”.
“Tài liệu Ba Minh gởi về rất sớm. Ngay từ tháng hai năm 1974 mà kế hoạch quân sự năm 1975 của Sài Gòn đã nằm trong văn phòng bộ chỉ huy Hà Nội”, một cán bộ cho biết như thế.
Tài liệu vàng gồm có:
- Kế hoạch năm 1974-1975 của Hải Quân VNCH.
- Những thơ của Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự DAO về kế hoạch Mỹ viện trợ cho VNCH. (DAO=Defense Attaché Office).
- Những văn bản mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gởi cho Cao Văn Viên cũng đã qua tay thượng sĩ nhất H-3 Nguyễn Văn Minh nầy. Thậm chí những tài liệu thuộc diện tối mật chỉ có 5 người được đọc cũng được Ba Minh lưu vào tủ hồ sơ mật.
4* Việt Cộng nằm vùng từ Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội đến Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH
4.1. * Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Xã Hội và bác sĩ Trần Kim Tuyến
4.1.1. Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội
Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội (tiếng Pháp là Service des Études Politiques et Sociales), là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập năm 1956, trực thuộc Phủ Tổng Thống. Nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tức tình báo chiến lược về mọi mặt. Tổ chức và chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt và bảo vệ an ninh nội bộ.
Sở có chi nhánh ở Huế, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) và Singapore.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến làm giám đốc sở nầy, ngoài ra còn có những người thân cận của ông Ngô Đình Nhu như Hoàng Ngọc Điệp, Cao Xuân Linh, Nguyễn Văn Chiểu và Nguyễn Duy Bách.
4.1.2. Bác sĩ Trần Kim Tuyến
1). Thân thế
Bác sĩ Trần Kim Tuyến sinh năm 1925 tại Thanh Hoá. Năm 1949 lên Hà Nội ghi tên hai đại học là Trường Luật và Y Khoa. Tốt nghiệp ngành luật năm 1952. Về Y Khoa, đang học thì bị động viên và chuyển sang Trường Quân Y. Tốt nghiệp với cấp bậc trung úy.
Thời gian ở Hà Nội, ông kết bạn với nhóm trí thức trong đó có Ngô Đình Nhu. Ông gia nhập đảng Cần Lao và trở thành người thân tín của Ông Nhu.
Năm 1956 được giao chức vụ Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thực chất là Sở Mật Vụ, còn có tên là Phòng 4, thuộc Phủ Tổng Thống.
2). Trần Kim Tuyến bị thất sủng
Sau cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông, và việc hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dội bom Dinh Độc Lập mà Sở Mật Vụ không dự đoán được những vụ đó. Trần Kim Tuyến bị thất sủng. Sở Mật Vụ bị giải thể.
Trần Kim Tuyến được cử đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập. Trên đường đi, khi quá cảnh Hongkong, ông xin tỵ nạn chính trị. Lưu vong lần thứ nhất.
Sau vụ đảo cháng 1-11-1963 lật đổ Ngô Đình Diệm, ông trở về Sài Gòn và bị bắt, biệt giam, nhờ đại tá Phạm Ngọc Thảo cứu vớt nên khỏi chết.
Chính quyền mới không trọng dụng vì ông đã có quá khứ liên hệ chặt chẽ với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông chuyển sang viết báo với hai bút hiệu là Thảo Lư và Lương Khải Minh. Viết cho tờ Chính Luận và tờ Xây Dựng.
Ngày 30-4-1975, trên đường chạy đến Toà Đại sứ Pháp xin tỵ nạn, ông được một phóng viên làm việc cho tờ báo ngoại quốc (Time) giúp đở phương tiện rời Việt Nam. Lưu vong lần thứ hai. Trớ trêu thay, người đó là tình báo chiến lược Việt Cộng, Phạm Xuân Ẩn.
Trước đó, năm 1963 ông liên hệ với một sĩ quan quân đội âm mưu đảo chánh Ngô Đình Diệm, người đó cũng là tình báo chiến lược của VC, Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Sau khi thoát khỏi Việt Nam ông xin tỵ nạn ở Anh Quốc. Ông mất ngày 23-7-1995. Thọ 70 tuổi.
4.2. Gián điệp Việt Cộng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) tiếp cận với Trần Kim Tuyến
Trong bối cảnh chuyển giao quyền hành giữa Pháp và Mỹ, Nguyễn Văn Tá, biệt hiệu là “Tá bụt” nắm được tin tức, có một chuyến tàu chuyển vàng lậu về Pháp, tin tức do trưởng Phòng Nhì Pháp là Trần Ginard tiết lộ. Người Việt Cộng nằm vùng nầy liền xử dụng tin tức đó làm quà ra mắt với mục đích “tiếp cận” với trùm mật vụ, bác sĩ Trần Kim Tuyến. Người làm trung gian là Kiều Văn Lân, quản lý nhật báo Tự Do, thân cận với bác sĩ Tuyến.
Ngay lúc đó một chỉ thị mật được ban hành, là biệt phái người kế toán Nha Công An Nam Phần về Ban Công tác Đặc biệt Phủ Tổng thống, đặc trách điệp vụ săn vàng.
“Nào ngờ sự việc mới bắt đầu thì bổng nhiên tôi bị bắt mà không biết lý do gì. Trong phòng giam hai nhân viên của tôi cũng bị bắt, họ ném giấy cho biết: “Bọn em bị tra tấn tàn bạo. Chúng buộc bọn em phải khai là anh cùng bọn em đã nhận lịnh của bác sĩ Tuyến ám sát trung tá Lý Thái Như, lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống và trung tá Nguyễn Cao, biệt bộ Phủ Tổng Thống.
Sau khi phân tích và kiểm điểm mọi việc, tôi biết mình là nạn nhân giữa hai phe đàn em của Ngô Đình Nhu và đàn em của Ngô Đình Cẩn. Bác sĩ Tuyến là người của ông Nhu, trung tá Lý Thái Như và trung tá Nguyễn Cao là người thuộc phe Ngô Đình Cẩn.
Tôi quyết định đứng về phía ông Nhu. Khoảng một tuần lễ sau, đại úy Nguyễn Đức Xích vào phòng giam cho biết: “Anh cứ an tâm. Bác sĩ Tuyến bảo tôi phải lo cho anh ra”.
Một tháng sau, trung tá Như bị cách chức, và bác sĩ Tuyến được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thay thế ông Vũ Tiến Huân”.
Từ đó, Ba Quốc trở thành thuộc hạ trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
4.3. Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung và Dương Văn Hiếu
1). Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung
Là cơ quan tình báo, phản gián của Ngô Đình Cẩn do Dương Văn Hiếu chỉ huy và Nguyễn Tư Thái làm phụ tá về hành chánh. Nguyễn Tư Thái có biệt hiệu là Thái Đen, biệt danh là “Đại tá Thanh Tùng”. Thái Trắng là Lê Văn Thái làm việc cho Sở Mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
Đoàn được thành lập năm 1957 với mục đích là “Cải tạo và xử dụng các cán bộ cựu kháng chiến”. Trụ sở đặt tại Trại Lê Văn Duyệt, gần Biệt Khu Thủ Đô. Đoàn có 8 nhân viên, hai thư ký đánh máy, được coi như trực thuộc Ty Công An Thừa Thiên và thành phố Huế.
“Tôi làm việc gần với ông Nhu hơn. Khi có chuyện hệ trọng Tổng thống Diệm gọi tôi và Dinh. Tôi chỉ gởi bản sao một vài phúc trình cho ông Ngô Đình Cẩn mà thôi”. Trong những ngày cuối cùng trước cuộc đảo chánh 1-11-1963 ông Cẩn đã hiểu lầm tôi làm tôi rất nhức đầu”. Dương Văn Hiếu trả lời phỏng vấn như thế.
Tóm lại ĐCT/ĐB/MT làm việc với ông Ngô Đình Nhu nhiều hơn với ông Cẩn. Sở dĩ gọi ĐCT/ĐB/MT là do thi hành “chính sách” đặc biệt của ông Ngô Đình Cẩn.
Đoàn công tác nầy có những thành công đặc biệt, đã từng bắt giữ những cán bộ tình báo gộc của Việt Cộng như: Mười Hương (tháng 6, 1958), Vũ Ngọc Nhạ (tháng 12, 1958), Lê Hữu Thúy (năm 1959), Nguyễn Văn Nghiệp (1960), đại tá Lê Câu (1961). Lê Câu là chỉ huy quân báo Việt Cộng ở miền Nam. Đoàn nầy cũng theo dõi Phạm Ngọc Thảo và đề nghị tổng thống Diệm lưu ý đến người nầy.
Sau vụ lật đổ tổng thống Diệm đoàn công tác nầy bị giải tán và Dương Văn Hiếu bị điều tra và kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo.
2). Phương pháp thẩm vấn đặc biệt của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung
Dương Văn Hiếu, trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung (ĐCT/ĐB/MT) cho biết:
“Trong các nhà tù không song sắt, công an, mật vụ ăn ở, học tập, chơi và sinh hoạt chung với những cán bộ Việt Cộng sa lưới. Các toán trưởng thu thập những lời khai của các cán bộ VC, nạp cho Ban Cải Tạo.
Khi phát hiện những VC nằm vùng chúng tôi không bắt công khai mà tổ chức bắt bí mật. Giữ kín hoàn toàn các cá nhân đầu hàng hay hợp tác. Đoàn của tôi tạo nên một màng lưới phục kích, bao vây từ những đường dây giao liên và các cơ sở cũ.
Khi bị bắt về, thay vì hỏi cung thông thường, chúng tôi áp dụng biện pháp mạn đàm, trao đổi, tranh luận cởi mở với các đối tượng. Nếu cần, mua chuộc dụ dỗ chuyển hướng.
Đối với những cán bộ VC ngoan cố chúng tôi xử dụng tập thể cải tạo để khuyên nhũ, lôi cuốn hoặc tấn công bằng xa luân chiến, tranh luận áp đảo đối với các thắc mắc và các phản ứng của những người bị bắt. Tuyệt đối không có tra khảo hay chửi bới…
Với phương pháp nầy Đoàn đã phá hai màng lưới tình báo chiến lược và quân báo VC từ Bến Hải đến Sài Gòn”.
Ông Dương Văn Hiếu cho biết, ông đã đưa Trần Quốc Hương (Mười Hương) từ Sài Gòn ra Thuận An để bí mật gặp hai ông Nhu và Cẩn. Chuyến bay đặc biệt do phi công Nguyễn Cao Kỳ lái.
Mười Hương đã giao ước gì với hai ông Nhu và Cẩn tôi không được biết.
Mười Hương đã được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng phóng thích vào tháng 5 năm 1964.
Trần Quốc Hương (tên thật là Nguyễn Ngọc Ban) là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, người chỉ huy mạng lưới tình báo của Việt Cộng ở miền Nam, là cấp chỉ huy trực tiếp của Vũ Ngọc Nhạ (thiếu tướng tình báo VC), Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo (đại tá), Phạm Xuân Ẩn (thiếu tướng).
“Đại tá Lê Câu (VC) đã giúp tôi khám phá ra Phạm Bá Lương, công cán ủy viên của Bộ trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu. Lương ăn trộm và chuyển hồ sơ mật về kế hoạch kinh tế Staley&Vũ Quốc Thúc. Tôi gài bẫy và bắt Lương khi lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi Thái Lan vì công vụ. Ông Mẫu không hay biết việc nầy”.
3). Dương Văn Hiếu với Phạm Ngọc Thảo
“Trong vai trò phản gián tôì theo dõi Phạm Ngọc Thảo. Thảo trình báo với Tổng thống Diệm là ĐCT/ĐB/MT đã bám sát y. Tôi lưu ý Tổng thống Diệm vì y có bà con làm việc cho Bắc Việt với chức vụ hệ trọng”. Anh ruột là luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, tập kết ra Bắc, làm đại sứ Cộng Sản Hà Nội (CSHN) tại Đông Đức. Một người anh khác là Phạm Ngọc Hùng, ủy viên chánh phủ Cộng Hoà miền Nam Việt Nam. Vợ Thảo là Phạm Thị Nhiệm, em của Phạm Thiều làm đại sứ CSHN ở một số nước Đông Âu”.
Dương Văn Hiếu cho biết, tướng Đỗ Mậu không ưa ông vì ông đã phát hiện và bắt giữ thiếu úy Lê Hữu Thúy, một điệp viên VC được Đỗ Mậu đặt làm trưởng phòng An Ninh tại Nha An Ninh Quân Đội. ĐCT/ĐB/MT cũng đã bắt Vũ Ngọc Nhạ khi làm công chức tại Bộ Công Chánh. Bộ trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký đã thả Vũ Ngọc Nhạ sau năm 1963.
4). Vài nét về Dương Văn Hiếu.
Dương Văn Hiếu sinh tại Hà Nam trong một gia đình trung lưu. Học trung học Louis Pasteur và Thăng Long. Có bằng Diplôme d’Études primaire supérieures. Sau năm 1954 được tuyển vào làm công an. Năm 1957 giữ chức trưởng ban khai thác Nha Công An Cảnh Sát Trung Phần, rồi làm trưởng ty Công An Thừa Thiên-Huế. Giữa năm 1957 được bổ nhiệm làm Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung.
Sau khi Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đổ, bị kết tội chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo.
Năm 1964, Dương Văn Hiếu được phóng thích và làm nghề bán thuốc tây sinh sống.
Đêm 28-4-1975 Dương Văn Hiếu và con trai đầu lòng rời Việt Nam bằng tàu hải quân trên đó có Trung tướng Nguyễn Văn Là, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.
Năm 1989 vợ và 8 con của Dương Văn Hiếu được đoàn tụ gia đình ở Hoa Kỳ.
4.2. Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa (Central Intelligence Office-CIO) là cơ sở tình báo chiến lược trực thuộc Phủ Tổng Thống. Tên giao dịch hành chánh là “Nha Hành Chánh và Nhân Viên Phủ Tổng Thống”. Trụ sở đặt tại số 3 Bến Bạch Đằng, nằm cạnh Nha Quân Pháp và Bộ Tư Lịnh Hải Quân.
Cơ quan nầy được thành lập do sắc lịnh số 109/TTP ngày 5-5-1961 do tổng thống Ngô Đình Diệm ký.
4.2. Hệ thống tổ chức của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
Phủ Đặc Ủy gồm có những tổ chức như sau:
4.2.1. Cục Tình Báo Quốc Nội
Cục Tình Báo Quốc Nội gồm có:
1). Nha Điệp Báo (Ban K)
2). Nha Phản Gián (Ban U)
3). Nha Chính Trị (Ban Z)
4.2.2. Cục Tình Báo Quốc Ngoại
Cục Tình Báo Quốc Ngoại gồm có các tổ chức:
Phú Xuân (Pháp), Lam Sơn (Anh), Thái Bình Dương (Nhật), Tiền Giang (Thái Lan), Phú Quốc (Campuchia)
4.3. Các Đặc Ủy Trưởng
Theo thời gian: Đại tá Lê Liêm, Đại tá Nguyễn Văn Y, Trung tướng Mai Hữu Xuân, Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, Trung tướng Linh Quang Viên, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và ông Nguyễn Phát Lộc.
Sau ngày 30-4-1975 phần lớn nhân viên Phủ Đặc Ủy bị kẹt lại ở Việt Nam. Chiều ngày 28-4-1975 tòa Đại Sứ Mỹ yêu cầu tất cả nhân viên tập hợp tại trụ sở số 3 Bến Bạch Đằng để chờ. Sau đó chuyển sang địa điểm số 2 đường Nguyễn Hậu nhưng đến 1 giờ sáng 30-4-1975 thì tất cả liên lạc giữa Tòa Đại Sứ và Phủ Đặc Ủy đều bị cắt.
5* Gián điệp Việt Cộng Đặng Trần Đức
5.1. Tiểu sử Đặng Trần Đức (Nguyễn Văn Tá)
Đặng Trần Đức (1922-2004) sinh tại Thanh Trì, Hà Nội. Bí danh Ba Quốc, Thiếu tướng tình báo, Cục trưởng Cục 12 thuộc Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng.
Vợ của Ba Quốc tên Ngô Thị Xuân, 3 con: hai trai tên Phong, Vũ và con gái tên Thảo. Ba Quốc còn có một vợ bỏ lại Hà Nội khi di cư.
Năm 1954 Đặng Trần Đức theo đoàn người di cư vào Nam mang tên Nguyễn Văn Tá (Tá bụt). Làm kế toán tại Nha Công An Nam Phần. Từ năm 1963 trở thành phụ tá trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, nhiều cấp chỉ huy Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội bị điều tra, thẩm vấn, bắt giam, kết án tù hoặc tịch thu tài sản. Ba Quốc bị chuyển sang Ty Sưu Tầm thuộc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Sau đó giáng xuống làm nhân viên thường và bi điều về Sở Giao Tế Dân Sự, một bộ phận chống đảo chánh của Phủ Đặc Ủy TW Tình Báo. Nhờ có quan hệ tốt với trung tá Trần Ngọc Châu, giám đốc Sở, và sau đó vào làm việc tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
Chết ngày 26-3-2004 tại Quân Y Viện 175, Sài Gòn.
5.2. Hoạt động tình báo
Đặng Trần Đức đánh phá Việt Nam Cộng Hòa bằng những cách: gây chia rẻ giữa Nguyễn Cao Kỳ với Tổng thống Thiệu, giữa các đoàn thể và các dân biểu nghị sĩ chống lại chính quyền. Đánh cắp và chuyển tài liệu mật cho Việt Cộng đồng thời khám phá những cán bộ VC làm nội tuyến cho Việt Nam Cộng Hòa.
1). Xúi giục Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh
Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) xúi giục Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chánh nhưng không thành công vì ông Kỳ không được Phật giáo ủng hộ do vụ Phật Giáo miền Trung, và do Mỹ không chấp nhận một cuộc đảo chánh.
2). Gây chia rẻ giữa bà Thiệu và bà Trần Thiện Khiêm
Gián điệp nằm vùng Ba Quốc kể lại như sau:
“Qua điều tra tôi biết bà Thiệu và bà Khiêm có mâu thuẩn nhau, tôi xúi giục cháu bà Thiệu là trung úy trẻ Nguyễn Thành Long báo cáo với bà Thiệu là Tướng Nguyễn Khắc Bình trọng dụng người của Trần Thiện Khiêm là Đại tá Nguyễn Phi Phụng, trong kế hoạch sẽ đưa Nguyễn Thành Long lên thay thế Phụng ở chức vụ chỉ huy Phòng Chính Trị (Ban Z).
Kết quả ngoài dự tính là, Đại tá Nguyễn Phi Phụng bị đưa ra khỏi Phủ ĐU/TW/TB, về Tổng Nha Quan Thuế. Người thay thế Phụng là Đại tá Huỳnh Thới Tây.
Riêng Trung úy Nguyễn Thành Long thì bị đổi về Trường Bộ Binh Thủ Đức làm Phó phòng An Ninh Quân Đội. Trung tá Võ Thanh Phong thay thế Long chỉ huy phòng Chính Trị (Ban Z)
Về sau Đại úy Nguyễn Thành Long bị bắn gãy chân trong một vụ nhậu nhẹt ở Sài Gòn.
3). Ba Quốc ăn cắp tin mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH
Ba Quốc thuật lại: “Biết được sự mâu thuẩn giữa Tướng Nguyễn Khắc Bình và Đại tướng Cao Văn Viên nên không chính thức chia xẻ tin mật, tôi móc nối với trung úy Vũ Văn Mùi, em của bạn thân tôi là trung tá Vũ Văn Nho, Trưởng Phòng 2 Bộ TTM. Mùi thuộc trung tâm trận liệt và lãnh thổ, tin rằng những tin tức đó được cung cấp cho Phủ ĐU/TW/TB.”
Một hôm trung tá Vũ Văn Nho cho biết, ở Bộ TTM có gián điệp VC nằm vùng, Nho nói: “Đại tướng Cao Văn Viên gọi tôi lên văn phòng, đập bàn hét “Tài liệu của Bộ TTM, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”.
Cao Văn Viên nghi thủ phạm là Vũ Văn Nho, nhưng thực ra đó là Vũ Văn Mùi, em của Nho.
Ngày 22-5-1974, đến địa điểm hẹn thường xuyên, tôi được cho biết là người nữ giao liên của tôi bị bắt ở Hồng Ngự.
Ngày 23-5-1974, tôi được lịnh của cấp trên là phải ra căn cứ gấp vì có thể bị lộ. Cấp trên cho biết quy ước bắt liên lạc vào các ngày lẻ là 25, 27, 29.
Tôi đến điểm hẹn là một rạp chiếu bóng ở Mỹ Tho và được giao liên đưa ra căn cứ.
Trước khi ra căn cứ Ba Quốc dặn vợ và các con cứ khai thật tất cả những gì đã làm. Người con thứ hai khai là đã chụp hình các tài liệu và phụ giúp cha trong công việc của Phủ Đặc Ủy.
4). Ba Quốc giải cứu Nguyễn Văn Linh
Ba Quốc thuật lại, do lời khai của tên phản bội Huỳnh Kim Hiệp về hoạt động của 10 thành ủy viên của Đặc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, Ba Quốc được chỉ định theo dõi điều tra. Ngô Đình Nhu ra lịnh cho Phủ Đặc Ủy phối hợp với Nha An Ninh Quân Đội tổ chức truy bắt.
Trước tình thế khó xử, Ba Quốc lập một kế hoạch báo cáo cho An Ninh Quân Đội làm thế nào để y có đủ thì giờ báo động để các ủy viên lẫn trốn trước khi An Ninh QĐ mở cuộc hành quân.
Bí thư Đặc Khu ủy có bí danh là Trịnh Văn Thanh đang làm thợ sửa radio tại tiệm của Nguyễn Văn Ba ở đường Nguyễn Trãi.
Sau nầy đối chiếu lại mới biết Trịnh Văn Thanh là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh.
5). Khám phá cán bộ Việt Cộng làm việc cho Việt Nam Cộng Hòa
“Tháng 5 năm 1972 cấp trên chỉ thị cho tôi phải lấy cho bằng được hồ sơ của hai cán bộ làm mật vụ cho địch ở hai tỉnh, cần nhất là tên họ và chức vụ”.
Đó là một công tác vô cùng khó khăn, vì tổ chức an ninh ở Phủ ĐU/TW/TB rất chặt chẽ. Làm việc ở ban nào thì chỉ biết trong phạm vi của ban đó mà thôi.
Tôi tìm cách kết thân với người giữ hồ sơ là Nguyễn Đăng Khiêm qua việc hùn hạp trồng trọt ở Long Khánh.
Qua Nguyễn Đăng Khiêm tôi phát hiện ra 2 cán bộ làm việc cho địch, một là bác sĩ dân y của Mặt Trận Giải Phóng tỉnh Quảng Đà, một là tỉnh ủy viên trong đảng bộ Tây Ninh. Danh sách được người giao liên là Nguyễn Văn Thương chuyển đi, nhưng rủi thay là Thương đã bị địch bắt. Cũng may là Thương đã hủy bản tin và nhất quyết không khai, mặc dù đã bị cưa chân 6 lần”.
6). Người giao liên bị cưa chân sáu lần mà vẫn không khai
Nguyễn Văn Thương sinh năm 1938 tại xã Lộc Hưng, quận Trảng Bàng, Tây Ninh. Giữ nhiệm vụ giao liên khu vực Bắc Sài Gòn, gồm Sài Gòn, Bến Cát (Bình Dương).
Tài liệu Việt Cộng cho biết, ngày 10-2-1969, bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp xuống định bắt sống nhưng Hai Thuơng đã dùng tiểu liên bắn rơi một chiếc máy bay lên thẳng và diệt được 3 tên lính Mỹ. Ngay sau đó, quân đội Mỹ huy động 72 chiếc máy bay lên thẳng chở toàn bộ Trung Đoàn 48 của Sư Đoàn 5 mới bắt được tên giao liên nầy sau khi bị anh ta bắn hạ 3 trực thăng bằng súng tiểu liên.
Sau nhiều lần mua chuộc bằng đô la, xe hơi, nhà lầu và gái đẹp nhưng vẫn không thu phục được Hai Thương, Mỹ ngụy đập nát hai bàn chân và sau đó họ đã 6 lần cưa sáu khúc xương của hai chân.
Hai tài liệu ngày hôm đó là của Ba Quốc (thiếu tướng Đặng Trần Đức) và của Hai Trung (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.
Việt Cộng thường hay “nổ sảng” để thần thánh hóa các điệp viên xuất quỷ hập thần của họ. Những công việc bí mật thuộc về tình báo gián điệp thường không có nhân chứng, nên tự do vẽ rồng vẽ rắn, thêm mắm dậm muối nhưng những điều quá lố không che đậy được người đọc, người nghe.
6* Vụ án Việt Cộng nằm vùng Thái Khắc Chuyên
Vụ án Thái Khắc Chuyên là những diễn tiến chung quanh vụ hạ sát thủ tiêu gián điệp đôi là thông dịch viên người Việt Nam tên Thái Khắc Chuyên, thuộc toán biệt kích B-57 của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ vào tháng sáu năm 1969.
6.1. Lịnh thủ tiêu
Ngày 20-6-1969, lịnh thủ tiêu gián điệp hai mặt Thái Khắc Chuyên được thi hành.
Khoảng 8 giờ tối, đại úy Robert Marasco và những nhân viên của ông thi hành lịnh của chỉ huy trưởng Lực lượng mũ xanh, đại tá Robert B. Rheault, là hạ sát và thủ tiêu Thái Khắc Chuyên.
Binh sĩ Ed Boyle đè giữ Thái Khắc Chuyên nằm duới sàn nhà trong khi Brumley chích mũi morphine thứ hai vào Chuyên. Vài phút sau, Chuyên nhắm nghiền đôi mắt, hơi thở yếu dần và mê mang như một xác chết.
Dán băn keo bịt miệng. Trói hai cườm tay ra sau lưng. Thân thể Chuyên được cuốn tròn trong chiếc poncho, và chi trong vài phút cuộn poncho được đưa lên xe tải chở ra bờ sông.
Hai quân nhân Mỹ khiêng cuộn poncho xuống tàu, trên đó đã có đại úy Robert Marasco và Williams chờ sẵn.
Chiếc tàu vượt qua những con sóng lớn, nhấp nhô hướng ra cửa biển. Bổng nhiên có tiếng rên nho nhỏ từ chiếc poncho, đó là tiếng của Thái Khắc Chuyên sau khi thuốc ngủ đã tan dần.
Brumley vội rút khẩu súng nòng dài có gắn ống hãm thanh, loại súng đặc biệt để trang bị cho nhân viên CIA, số súng không có ghi trong các danh mục vũ khí của quân đội, mà nó được đăng ký ở trung tâm Okinawa. Một phát súng bắn vào đầu Chuyên. Tiếng rên im bặt.
Đến nửa đêm, con tàu ra tới cửa biển, đảo Hòn Tre lù lù hiện ra ở phía xa. Ba người dùng dây xích thật nặng bó chặt chiếc poncho rồi ném xuống biển.
Tưởng đâu việc thủ tiêu gián điệp hai mang nầy là kết thúc câu chuyện nhưng không ngờ nó lại bắt đầu một vụ án mà tạp chí Time gọi là “vụ bê bối tình báo nghiêm trọng chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”.
6.2. Thái Khắc Chuyên và trung sĩ Alvin P. Smith
Ngày 15-10-1968, trung sĩ Alvin P. Smith, mật danh là Peter Sands, được cử đến toán biệt kích Mỹ B-57, căn cứ tại Mộc Hóa, Kiến Tường. Một tuần lễ sau, Thái Khắc Chuyên, 31 tuổi nguyên quán ở miền Bắc Việt Nam, đến Mộc Hóa nạp đơn xin làm thông dịch viên. Alvin Smith tuyển dụng anh ta dưới số nhân viên SF7-166. Từ đó, hai người trở thành bạn thân với nhau.
6.3. B-57 và Dự án Gamma
Tháng giêng năm 1969, đại úy Robert Marasco, mật danh là Mike Martin, được cử đến Mộc Hóa chỉ huy toán biệt kích B-57 để thực hiện một công tác bí mật có tên là Dự án Gamma. Mục đích là trinh sát thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R, đầu não của tổ chức Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam. Cục R nằm ở vùng Mỏ Vẹt bên lãnh thổ Campuchia.
Công tác trinh sát thường xuyên vượt qua biên giới xâm nhập lãnh thổ nước nầy.
6.4. Sự mất tích của những cộng tác viên của toán B-57
Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1969, số người Việt Nam cộng tác với toán biệt kích B-57, bổng nhiên mất liên lạc, không có những báo cáo như trước kia.
Một số nghi vấn được đặt ra, không loại bỏ có Việt Cộng nằm vùng trong toán biệt kích.
Đại úy Bob Marasco gặp khó khăn trong việc sưu tra lý lịch của Thái Khắc Chuyên, anh ta nói tiếng Anh rất thông thạo nhưng không phục vụ với một cơ quan nào trước đó cả.
6.5. Báo cáo của trung sĩ McIntosh
Trung sĩ Terry McIntosh chỉ huy một toán mũ xanh gồm 12 người đi phục kích, Thái Khắc Chuyên có mặt trong toán đó. Khi chạm địch, giao tranh dữ dội xảy ra nhưng Chuyên cứ loay quay với khẩu súng mà không bắn ra viên đạn nào cả. Máy truyền tin bị trục trặc nên không gọi pháo binh yểm trợ được. Phải vất vả lắm toán biệt kích mới thoát ra khỏi tầm đạn của địch.
Sáng hôm sau, kiểm tra lại thì thấy máy truyền tin bị ai đó bật qua kênh khác, sai tần số nên không hoạt động. Chuyên cho biết là súng của anh bị kẹt đạn nên không bắn trả lại được.
Một vài tuần sau đó, trong một cuốn phim tịch thu được của Việt Công ở bên biên giới Campuchia, thấy hình ảnh của Thái Khắc Chuyên hội họp với các sĩ quan Việt Cộng. Bạn thân của Chuyên là trung sĩ Alvin Smith xác nhận hình ảnh đó đúng là của Chuyên.
Thế là Chuyên bị bắt giữ để thẩm vấn suốt 10 ngày. Chuyên không vượt qua được máy phát hiện nói dối (Polygraph) nhưng anh ta không công nhận hoạt động cho Việt Cộng, kể cả việc tiếp xúc với một nữ giao liên ở Mộc Hóa mà anh thường xuyên tiếp xúc, đã bị theo dõi.
B-57 liên lạc với văn phòng CIA Sài Gòn để xin ý kiến xem nên giải quyết vụ việc như thế nào. CIA im lặng. Thêm một công điện mật và khẩn, nhưng CIA trả lời lập lờ.
Cuối cùng đại tá Robert B. Rheault, tư lịnh Lực lượng Đặc biệt ở Việt Nam ra lịnh hạ sát và thủ tiêu đương sự.
Ngày 20-6-1969 Thái Khắc Chuyên bị giết, ném thây xuống Biển Đông.
Sau khi thủ tiêu Thái Khắc Chuyên lực lượng mũ xanh dàn dựng một câu chuyện để giải thích lý do mất tích của Chuyên. Đó là Chuyên được cử đi thực hiện một công tác bí mật bên biên giới Campuchia để kiểm chứng lòng trung thành của Chuyên sau vụ điều tra 10 ngày.
6.6. Nổ bùng vụ án Thái Khắc Chuyên
Trung sĩ Alvin P. Smith là người tuyển dụng Chuyên, cũng là bạn thân của Chuyên và là người duy nhất phản đối việc hạ sát Chuyên.
Khi thấy Chuyên bị thủ tiêu, Smith lo sợ cho số phận của anh ta, có thể giống như Chuyên, giết người diệt khẩu.
Smith liền chạy đến văn phòng CIA Nha Trang tố cáo hành động giết người và xin được tỵ nạn. CIA Nha Trang báo cáo về CIA Sài Gòn và vụ việc được báo cáo lại cho tướng Creighton Abrams Jr. Tướng Abrams gọi đại tá Rheault về trình diện. Rheault trình bày với các viên chức cao cấp trong MACV, cho biết Thái Khắc Chuyên được cử đi công tác bên biên giới Campuchia không thầy trở về.
Tướng Abrams nổi giận vì bị đại tá Rheault nói dối để gạt ông ta, ông ra lịnh bắt điều tra những người liên hệ.
Đại tá Rheault, đại úy Ramasco và 6 quân nhân khác bị bắt để điều tra, và bị kết tội giết người và đồng lõa giết người. Tám người bị đưa về giam ở căn cứ Long Bình ngày 21-7-1969.
6.7. Xếp lại vụ án
Luật sư của các bị cáo đòi tướng Abrams và những lãnh đạo CIA ra trước tòa làm nhân chứng. Những người nầy từ chối ra tòa.
Theo chỉ thị của Toà Bạch Ốc (Tổng thống Nixon), Bộ trưởng Lục quân Mỹ, Stanley Reson, tuyên bố bãi bỏ vụ truy tố vì lý do an ninh quốc gia. Đó là các toán biệt kích B-57 hoạt động tình báo bên trong lãnh thổ Campuchia, vi phạm luật quốc tế và lộ bí mật quân sự.
Đại úy Marasco cho biết, ông là quân nhân thi hành mệnh lịnh của cấp trên nên không chịu trách nhiệm. Việc truy tố được bãi bỏ, tất cả các bị cáo được tự do.
Riêng đại tá chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt ở Việt Nam, Robert B. Rheault bị buộc phải nghỉ hưu. Ông từ trần ngày 16-10-2013 tại nhà riêng thuộc Owls Head, bang Maine hưởng thọ 87 tuổi.
Dự án Gamma ngưng hoạt động sau đó, ngày 31-3-1970.
6.8. Liên Xô phát động chiến dịch tuyên truyền ầm ĩ
Vụ án Thái Khắc Chuyên nổ ra bị cho là “bê bối tình báo chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”, tạp chí Time nhận định như thế.
Liên Xô lợi dụng sự việc nầy phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Đài phát thanh Moscow, Hà Nội và báo chí Cộng Sản tố cáo lực lượng mũ xanh Hoa Kỳ là những kẻ suy thoái tâm thần, bản chất cướp bóc, phá hủy, chà đạp phần còn lại của thế giới loài người tiến bộ. Tố cáo lính mũ xanh giết nông dân, không thương xót, không buông tha phụ nữ, người già và trẻ em Việt Nam.
7* Kết luận
Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Thời nay, ở nước ngoài cũng không vắng bóng cái đám lăng nhăng lố nhố đó.
Số phận của người dân nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam bị mất tự do, dân chủ, mất nước cũng do cái bọn sâu bọ nầy. Tệ nhất là quý vị trở cờ, quý vị háo danh, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản sẵn sàng chịu nhục để bợ đít Việt Cộng, đau nhất là khi không còn lợi dụng được nữa thì bị “vắt chanh bỏ vỏ”. Quý vị trí thức “vịt kiều yêu quái” gồm các luật sư, giáo sư đại học, đại tá, trung tá trở cờ, lén lén lút lút, thập thập thò thò nâng bi Cộng Sản. Bề ngoài được ca ngợi yêu nước nhưng bên trong khinh vì bản chất phản bội.
Những bộ mặt nham nhở đó đã bị nhận diện, cô lập, tẩy chay…
Trúc Giang
Minnesota ngày 1-4-2014
Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Khi tập kết ra Bắc, cài người ở lại. Cho gián điệp trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Chiêu dụ trí thức háo danh, lừa gạt người có máu phản bội…thế là bọn nằm vùng, bọn người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, bọn trở cờ tràn lan ở đâu cũng có khắp miền Nam.
Những trí thức háo danh bị lừa gạt, khi mở mắt ra thì đã muộn. Một số phóng lao phải theo lao, một số ngậm bồ hòn để còn hưởng chút lợi danh dỏm. Một số còn chút đỉnh liêm sỉ trước khi tắt thở nói những lời ăn năng sám hối, đó là những Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hộ…. Ngay cả thiếu tướng tình báo, anh hùng quân đội nhân dân, Phạm Xuân Ẩn, trước khi chết cũng trối trăng “Xin đừng chôn tôi gần Cộng Sản”. Bạn thân của Phạm Xuân Ẩn là phóng viên chiến trường David DeVoss viết trên Weekly Standard số ngày 9-10-2006, Volume 012-Issue 04 do Trà Mi dịch.
Tất cả bọn vô liêm sỉ và phản bội đó đã góp phần đưa dân tộc Việt Nam vào chế độ độc tài, tàn bạo cai trị bằng đàn áp và những mánh khóe, chiêu bài lừa bịp.
Người dân miền Nam mất nước, mất dân chủ và tự do, mất tài sản cũng vì cái chế độ quái ác nầy, cũng vì cái đảng mắc dịch có thành tích cướp của giết người trong “cải tạo công thương nghiệp (đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới để cướp nhà cướp đất). Nhưng tiếc thay, đánh tư sản lại trở thành tư sản như vậy là “Kách Mệnh” thoái trào. Không gì bằng phải vực cái hồn của Đỗ Mười dậy tiến hành khẩn trương cuộc đánh tư sản lần thứ hai. Tịch thu nhà cửa tài sản hắn, vợ hắn ta xài, con cái hắn ta bắt làm nô lệ. Đó chỉ là bài bản cũ, bổn cũ soạn lại, “nôm na” gọi là dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bỉ thân.
Đảng nầy chỉ có một thành tích muôn đời là tham nhũng đầy ấn tượng thôi.
2* Nằm vùng trong các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa
Áp dụng chủ trương trèo cao lặn sâu, gián điệp Cộng Sản đã xâm nhập vào nằm vùng ngay tại những cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Bắt đầu từ cụm tình báo A-22 tại Dinh Độc Lập gồm có Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy…
Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập
Tại Nha Cảnh Sát Đô Thành thì có đại úy Triệu Quốc Mạnh mà Dương Văn Minh phong chức Chỉ huy trưởng Nha Cảnh Sát Đô Thành. Người nầy cho những trưởng ty cảnh sát ở các quận đô thành được bỏ nhiệm sở, về nhà lo thu xếp chuyện gia đình, đồng thời hắn lấy lịnh của Tổng Thống Dương Văn Minh, phối hợp với Tư lịnh phó Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia là đại tá Phạm Kim Quy thả tù VC, người đầu tiên là Huỳnh Tấn Mẫm.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH thì có đại tá VC nằm vùng trong văn phòng của Đại tướng Cao Văn Viên, đó là người giữ chìa khoá tủ hồ sơ tối mật, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh.
Tại phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo thì có Nguyễn Văn Tá, bí danh Ba Quốc tức là thiếu tướng tình báo VC Đặng Trần Đức. Như vậy, không còn chỗ nào lưu giữ hồ sơ gọi là tối mật của quốc gia cả.
Tại Hạ Viện Quốc Hội VNCH thì có đại tá Đinh Văn Đệ, bí số U-4.
Tóm lại chỗ nào cũng có bọn sâu bọ nằm vùng đánh phá đó cả. Số phận chết yểu của Việt Nam Cộng Hòa là ở chỗ đó. Đại tướng Cao Văn Viên tức mình phải nói: “Tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”
3* Người giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH
3.1. Người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là đại tá Việt Cộng
Theo tài liệu Việt Cộng thì người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là một đại tá Việt Cộng mang bí số H-3. Người nầy được phép ra vào văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng bất cứ lúc nào cũng được, không cần phải xin phép. Người tin cẩn nầy được giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Đó là thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, thơ ký đánh máy của văn phòng Đại tướng Cao Văn Viên. Nằm vùng suốt 10 năm, từ Nguyễn Hữu Có rồi Đại tướng Cao Văn Viên, đến ngày 30-4-1975 mà vẫn chưa bị lộ. Ba Minh giữ toàn bộ tài liệu mật của Bộ Tổng Tham Mưu gồm hồ sơ hơn một triệu quân của VNCH cùng toàn bộ giấy tờ thuộc văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng, không mất một tờ nào, rồi giao lại cho Việt Cộng.
Cho mãi đến năm 2006, CIA Mỹ cũng chưa biết người đó là ai.
Năm 2006, trong một cuộc hội thảo quốc tế về Tình Báo Trong Chiến Tranh Việt Nam, Merle Pribbenow, cựu nhân viên CIA cho biết: “Đúng là phải có một điệp viên Cộng Sản nằm vùng ngay trong lòng Bộ Tổng Tham Mưu. Dường như không phải là một sĩ quan cao cấp, không phải là một tùy viên thân cận Tổng thống Thiệu nhưng chắc chắn là người nầy đã gởi ra Bộ Chính trị Bắc Việt những tin tình báo chiến lược”.
3.2. Phương thức chuyển tài liệu
Thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1943, học hết tiểu học, cao 1.7 m, nặng 40kg, vợ và có 10 con thường xuyên nghiên cứu và đánh số đề, lương hàng tháng không đủ nuôi gia đình nên Việt Cộng xuất tiền mua một chiếc xe Honda để y chạy xe ôm. Đó là phương tiện chuyển tài liệu mật một cách công khai mà không bị nghi ngờ. Ba Minh là người che giấu thân phận rất kín, luôn luôn đánh số đề và chạy xe ôm.
Đường dây giao liên chung quanh người Việt Cộng nằm vùng nầy gồm cả gia đình, vợ tên Đinh Thị Nữ, em gái tên Nguyễn Thị Nguyệt (H-4), em rể và em trai là Nguyễn Văn Chí, (cảnh sát áo trắng).
Lịch hẹn trao tài liệu ban đầu là 2 tháng một lần, rồi nhồi lên mỗi tháng một lần và thời điểm cao nhất là 5 ngày một lần. Hàng chục giao liên được cử để phục vụ cho đường dây của H-3, Nguyễn Văn Minh, họ phải thề độc là bị bắt, bị đánh ngay cả sắp bị giết cũng không khai H-3.
3.3. Những “tài liệu vàng”
Tài liệu của Việt Cộng cho biết chưa đầy một năm, Ba Minh chuyển ra 90 tài liệu, mỗi bản hàng chục trang giấy pelure viết tay. Những tài liệu quan trọng được gọi là “tài liệu vàng”.
“Tài liệu Ba Minh gởi về rất sớm. Ngay từ tháng hai năm 1974 mà kế hoạch quân sự năm 1975 của Sài Gòn đã nằm trong văn phòng bộ chỉ huy Hà Nội”, một cán bộ cho biết như thế.
Tài liệu vàng gồm có:
- Kế hoạch năm 1974-1975 của Hải Quân VNCH.
- Những thơ của Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự DAO về kế hoạch Mỹ viện trợ cho VNCH. (DAO=Defense Attaché Office).
- Những văn bản mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gởi cho Cao Văn Viên cũng đã qua tay thượng sĩ nhất H-3 Nguyễn Văn Minh nầy. Thậm chí những tài liệu thuộc diện tối mật chỉ có 5 người được đọc cũng được Ba Minh lưu vào tủ hồ sơ mật.
4* Việt Cộng nằm vùng từ Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội đến Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH
4.1. * Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Xã Hội và bác sĩ Trần Kim Tuyến
4.1.1. Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội
Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội (tiếng Pháp là Service des Études Politiques et Sociales), là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập năm 1956, trực thuộc Phủ Tổng Thống. Nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tức tình báo chiến lược về mọi mặt. Tổ chức và chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt và bảo vệ an ninh nội bộ.
Sở có chi nhánh ở Huế, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) và Singapore.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến làm giám đốc sở nầy, ngoài ra còn có những người thân cận của ông Ngô Đình Nhu như Hoàng Ngọc Điệp, Cao Xuân Linh, Nguyễn Văn Chiểu và Nguyễn Duy Bách.
4.1.2. Bác sĩ Trần Kim Tuyến
1). Thân thế
Bác sĩ Trần Kim Tuyến sinh năm 1925 tại Thanh Hoá. Năm 1949 lên Hà Nội ghi tên hai đại học là Trường Luật và Y Khoa. Tốt nghiệp ngành luật năm 1952. Về Y Khoa, đang học thì bị động viên và chuyển sang Trường Quân Y. Tốt nghiệp với cấp bậc trung úy.
Thời gian ở Hà Nội, ông kết bạn với nhóm trí thức trong đó có Ngô Đình Nhu. Ông gia nhập đảng Cần Lao và trở thành người thân tín của Ông Nhu.
Năm 1956 được giao chức vụ Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thực chất là Sở Mật Vụ, còn có tên là Phòng 4, thuộc Phủ Tổng Thống.
2). Trần Kim Tuyến bị thất sủng
Sau cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông, và việc hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dội bom Dinh Độc Lập mà Sở Mật Vụ không dự đoán được những vụ đó. Trần Kim Tuyến bị thất sủng. Sở Mật Vụ bị giải thể.
Trần Kim Tuyến được cử đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập. Trên đường đi, khi quá cảnh Hongkong, ông xin tỵ nạn chính trị. Lưu vong lần thứ nhất.
Sau vụ đảo cháng 1-11-1963 lật đổ Ngô Đình Diệm, ông trở về Sài Gòn và bị bắt, biệt giam, nhờ đại tá Phạm Ngọc Thảo cứu vớt nên khỏi chết.
Chính quyền mới không trọng dụng vì ông đã có quá khứ liên hệ chặt chẽ với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông chuyển sang viết báo với hai bút hiệu là Thảo Lư và Lương Khải Minh. Viết cho tờ Chính Luận và tờ Xây Dựng.
Ngày 30-4-1975, trên đường chạy đến Toà Đại sứ Pháp xin tỵ nạn, ông được một phóng viên làm việc cho tờ báo ngoại quốc (Time) giúp đở phương tiện rời Việt Nam. Lưu vong lần thứ hai. Trớ trêu thay, người đó là tình báo chiến lược Việt Cộng, Phạm Xuân Ẩn.
Trước đó, năm 1963 ông liên hệ với một sĩ quan quân đội âm mưu đảo chánh Ngô Đình Diệm, người đó cũng là tình báo chiến lược của VC, Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Sau khi thoát khỏi Việt Nam ông xin tỵ nạn ở Anh Quốc. Ông mất ngày 23-7-1995. Thọ 70 tuổi.
4.2. Gián điệp Việt Cộng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) tiếp cận với Trần Kim Tuyến
Trong bối cảnh chuyển giao quyền hành giữa Pháp và Mỹ, Nguyễn Văn Tá, biệt hiệu là “Tá bụt” nắm được tin tức, có một chuyến tàu chuyển vàng lậu về Pháp, tin tức do trưởng Phòng Nhì Pháp là Trần Ginard tiết lộ. Người Việt Cộng nằm vùng nầy liền xử dụng tin tức đó làm quà ra mắt với mục đích “tiếp cận” với trùm mật vụ, bác sĩ Trần Kim Tuyến. Người làm trung gian là Kiều Văn Lân, quản lý nhật báo Tự Do, thân cận với bác sĩ Tuyến.
Ngay lúc đó một chỉ thị mật được ban hành, là biệt phái người kế toán Nha Công An Nam Phần về Ban Công tác Đặc biệt Phủ Tổng thống, đặc trách điệp vụ săn vàng.
“Nào ngờ sự việc mới bắt đầu thì bổng nhiên tôi bị bắt mà không biết lý do gì. Trong phòng giam hai nhân viên của tôi cũng bị bắt, họ ném giấy cho biết: “Bọn em bị tra tấn tàn bạo. Chúng buộc bọn em phải khai là anh cùng bọn em đã nhận lịnh của bác sĩ Tuyến ám sát trung tá Lý Thái Như, lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống và trung tá Nguyễn Cao, biệt bộ Phủ Tổng Thống.
Sau khi phân tích và kiểm điểm mọi việc, tôi biết mình là nạn nhân giữa hai phe đàn em của Ngô Đình Nhu và đàn em của Ngô Đình Cẩn. Bác sĩ Tuyến là người của ông Nhu, trung tá Lý Thái Như và trung tá Nguyễn Cao là người thuộc phe Ngô Đình Cẩn.
Tôi quyết định đứng về phía ông Nhu. Khoảng một tuần lễ sau, đại úy Nguyễn Đức Xích vào phòng giam cho biết: “Anh cứ an tâm. Bác sĩ Tuyến bảo tôi phải lo cho anh ra”.
Một tháng sau, trung tá Như bị cách chức, và bác sĩ Tuyến được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thay thế ông Vũ Tiến Huân”.
Từ đó, Ba Quốc trở thành thuộc hạ trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
4.3. Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung và Dương Văn Hiếu
1). Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung
Là cơ quan tình báo, phản gián của Ngô Đình Cẩn do Dương Văn Hiếu chỉ huy và Nguyễn Tư Thái làm phụ tá về hành chánh. Nguyễn Tư Thái có biệt hiệu là Thái Đen, biệt danh là “Đại tá Thanh Tùng”. Thái Trắng là Lê Văn Thái làm việc cho Sở Mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
Đoàn được thành lập năm 1957 với mục đích là “Cải tạo và xử dụng các cán bộ cựu kháng chiến”. Trụ sở đặt tại Trại Lê Văn Duyệt, gần Biệt Khu Thủ Đô. Đoàn có 8 nhân viên, hai thư ký đánh máy, được coi như trực thuộc Ty Công An Thừa Thiên và thành phố Huế.
“Tôi làm việc gần với ông Nhu hơn. Khi có chuyện hệ trọng Tổng thống Diệm gọi tôi và Dinh. Tôi chỉ gởi bản sao một vài phúc trình cho ông Ngô Đình Cẩn mà thôi”. Trong những ngày cuối cùng trước cuộc đảo chánh 1-11-1963 ông Cẩn đã hiểu lầm tôi làm tôi rất nhức đầu”. Dương Văn Hiếu trả lời phỏng vấn như thế.
Tóm lại ĐCT/ĐB/MT làm việc với ông Ngô Đình Nhu nhiều hơn với ông Cẩn. Sở dĩ gọi ĐCT/ĐB/MT là do thi hành “chính sách” đặc biệt của ông Ngô Đình Cẩn.
Đoàn công tác nầy có những thành công đặc biệt, đã từng bắt giữ những cán bộ tình báo gộc của Việt Cộng như: Mười Hương (tháng 6, 1958), Vũ Ngọc Nhạ (tháng 12, 1958), Lê Hữu Thúy (năm 1959), Nguyễn Văn Nghiệp (1960), đại tá Lê Câu (1961). Lê Câu là chỉ huy quân báo Việt Cộng ở miền Nam. Đoàn nầy cũng theo dõi Phạm Ngọc Thảo và đề nghị tổng thống Diệm lưu ý đến người nầy.
Sau vụ lật đổ tổng thống Diệm đoàn công tác nầy bị giải tán và Dương Văn Hiếu bị điều tra và kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo.
2). Phương pháp thẩm vấn đặc biệt của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung
Dương Văn Hiếu, trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung (ĐCT/ĐB/MT) cho biết:
“Trong các nhà tù không song sắt, công an, mật vụ ăn ở, học tập, chơi và sinh hoạt chung với những cán bộ Việt Cộng sa lưới. Các toán trưởng thu thập những lời khai của các cán bộ VC, nạp cho Ban Cải Tạo.
Khi phát hiện những VC nằm vùng chúng tôi không bắt công khai mà tổ chức bắt bí mật. Giữ kín hoàn toàn các cá nhân đầu hàng hay hợp tác. Đoàn của tôi tạo nên một màng lưới phục kích, bao vây từ những đường dây giao liên và các cơ sở cũ.
Khi bị bắt về, thay vì hỏi cung thông thường, chúng tôi áp dụng biện pháp mạn đàm, trao đổi, tranh luận cởi mở với các đối tượng. Nếu cần, mua chuộc dụ dỗ chuyển hướng.
Đối với những cán bộ VC ngoan cố chúng tôi xử dụng tập thể cải tạo để khuyên nhũ, lôi cuốn hoặc tấn công bằng xa luân chiến, tranh luận áp đảo đối với các thắc mắc và các phản ứng của những người bị bắt. Tuyệt đối không có tra khảo hay chửi bới…
Với phương pháp nầy Đoàn đã phá hai màng lưới tình báo chiến lược và quân báo VC từ Bến Hải đến Sài Gòn”.
Ông Dương Văn Hiếu cho biết, ông đã đưa Trần Quốc Hương (Mười Hương) từ Sài Gòn ra Thuận An để bí mật gặp hai ông Nhu và Cẩn. Chuyến bay đặc biệt do phi công Nguyễn Cao Kỳ lái.
Mười Hương đã giao ước gì với hai ông Nhu và Cẩn tôi không được biết.
Mười Hương đã được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng phóng thích vào tháng 5 năm 1964.
Trần Quốc Hương (tên thật là Nguyễn Ngọc Ban) là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, người chỉ huy mạng lưới tình báo của Việt Cộng ở miền Nam, là cấp chỉ huy trực tiếp của Vũ Ngọc Nhạ (thiếu tướng tình báo VC), Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo (đại tá), Phạm Xuân Ẩn (thiếu tướng).
“Đại tá Lê Câu (VC) đã giúp tôi khám phá ra Phạm Bá Lương, công cán ủy viên của Bộ trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu. Lương ăn trộm và chuyển hồ sơ mật về kế hoạch kinh tế Staley&Vũ Quốc Thúc. Tôi gài bẫy và bắt Lương khi lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi Thái Lan vì công vụ. Ông Mẫu không hay biết việc nầy”.
3). Dương Văn Hiếu với Phạm Ngọc Thảo
“Trong vai trò phản gián tôì theo dõi Phạm Ngọc Thảo. Thảo trình báo với Tổng thống Diệm là ĐCT/ĐB/MT đã bám sát y. Tôi lưu ý Tổng thống Diệm vì y có bà con làm việc cho Bắc Việt với chức vụ hệ trọng”. Anh ruột là luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, tập kết ra Bắc, làm đại sứ Cộng Sản Hà Nội (CSHN) tại Đông Đức. Một người anh khác là Phạm Ngọc Hùng, ủy viên chánh phủ Cộng Hoà miền Nam Việt Nam. Vợ Thảo là Phạm Thị Nhiệm, em của Phạm Thiều làm đại sứ CSHN ở một số nước Đông Âu”.
Dương Văn Hiếu cho biết, tướng Đỗ Mậu không ưa ông vì ông đã phát hiện và bắt giữ thiếu úy Lê Hữu Thúy, một điệp viên VC được Đỗ Mậu đặt làm trưởng phòng An Ninh tại Nha An Ninh Quân Đội. ĐCT/ĐB/MT cũng đã bắt Vũ Ngọc Nhạ khi làm công chức tại Bộ Công Chánh. Bộ trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký đã thả Vũ Ngọc Nhạ sau năm 1963.
4). Vài nét về Dương Văn Hiếu.
Dương Văn Hiếu sinh tại Hà Nam trong một gia đình trung lưu. Học trung học Louis Pasteur và Thăng Long. Có bằng Diplôme d’Études primaire supérieures. Sau năm 1954 được tuyển vào làm công an. Năm 1957 giữ chức trưởng ban khai thác Nha Công An Cảnh Sát Trung Phần, rồi làm trưởng ty Công An Thừa Thiên-Huế. Giữa năm 1957 được bổ nhiệm làm Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung.
Sau khi Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đổ, bị kết tội chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo.
Năm 1964, Dương Văn Hiếu được phóng thích và làm nghề bán thuốc tây sinh sống.
Đêm 28-4-1975 Dương Văn Hiếu và con trai đầu lòng rời Việt Nam bằng tàu hải quân trên đó có Trung tướng Nguyễn Văn Là, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.
Năm 1989 vợ và 8 con của Dương Văn Hiếu được đoàn tụ gia đình ở Hoa Kỳ.
4.2. Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa (Central Intelligence Office-CIO) là cơ sở tình báo chiến lược trực thuộc Phủ Tổng Thống. Tên giao dịch hành chánh là “Nha Hành Chánh và Nhân Viên Phủ Tổng Thống”. Trụ sở đặt tại số 3 Bến Bạch Đằng, nằm cạnh Nha Quân Pháp và Bộ Tư Lịnh Hải Quân.
Cơ quan nầy được thành lập do sắc lịnh số 109/TTP ngày 5-5-1961 do tổng thống Ngô Đình Diệm ký.
4.2. Hệ thống tổ chức của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
Phủ Đặc Ủy gồm có những tổ chức như sau:
4.2.1. Cục Tình Báo Quốc Nội
Cục Tình Báo Quốc Nội gồm có:
1). Nha Điệp Báo (Ban K)
2). Nha Phản Gián (Ban U)
3). Nha Chính Trị (Ban Z)
4.2.2. Cục Tình Báo Quốc Ngoại
Cục Tình Báo Quốc Ngoại gồm có các tổ chức:
Phú Xuân (Pháp), Lam Sơn (Anh), Thái Bình Dương (Nhật), Tiền Giang (Thái Lan), Phú Quốc (Campuchia)
4.3. Các Đặc Ủy Trưởng
Theo thời gian: Đại tá Lê Liêm, Đại tá Nguyễn Văn Y, Trung tướng Mai Hữu Xuân, Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, Trung tướng Linh Quang Viên, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và ông Nguyễn Phát Lộc.
Sau ngày 30-4-1975 phần lớn nhân viên Phủ Đặc Ủy bị kẹt lại ở Việt Nam. Chiều ngày 28-4-1975 tòa Đại Sứ Mỹ yêu cầu tất cả nhân viên tập hợp tại trụ sở số 3 Bến Bạch Đằng để chờ. Sau đó chuyển sang địa điểm số 2 đường Nguyễn Hậu nhưng đến 1 giờ sáng 30-4-1975 thì tất cả liên lạc giữa Tòa Đại Sứ và Phủ Đặc Ủy đều bị cắt.
5* Gián điệp Việt Cộng Đặng Trần Đức
5.1. Tiểu sử Đặng Trần Đức (Nguyễn Văn Tá)
Đặng Trần Đức (1922-2004) sinh tại Thanh Trì, Hà Nội. Bí danh Ba Quốc, Thiếu tướng tình báo, Cục trưởng Cục 12 thuộc Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng.
Vợ của Ba Quốc tên Ngô Thị Xuân, 3 con: hai trai tên Phong, Vũ và con gái tên Thảo. Ba Quốc còn có một vợ bỏ lại Hà Nội khi di cư.
Năm 1954 Đặng Trần Đức theo đoàn người di cư vào Nam mang tên Nguyễn Văn Tá (Tá bụt). Làm kế toán tại Nha Công An Nam Phần. Từ năm 1963 trở thành phụ tá trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, nhiều cấp chỉ huy Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội bị điều tra, thẩm vấn, bắt giam, kết án tù hoặc tịch thu tài sản. Ba Quốc bị chuyển sang Ty Sưu Tầm thuộc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Sau đó giáng xuống làm nhân viên thường và bi điều về Sở Giao Tế Dân Sự, một bộ phận chống đảo chánh của Phủ Đặc Ủy TW Tình Báo. Nhờ có quan hệ tốt với trung tá Trần Ngọc Châu, giám đốc Sở, và sau đó vào làm việc tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
Chết ngày 26-3-2004 tại Quân Y Viện 175, Sài Gòn.
5.2. Hoạt động tình báo
Đặng Trần Đức đánh phá Việt Nam Cộng Hòa bằng những cách: gây chia rẻ giữa Nguyễn Cao Kỳ với Tổng thống Thiệu, giữa các đoàn thể và các dân biểu nghị sĩ chống lại chính quyền. Đánh cắp và chuyển tài liệu mật cho Việt Cộng đồng thời khám phá những cán bộ VC làm nội tuyến cho Việt Nam Cộng Hòa.
1). Xúi giục Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh
Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) xúi giục Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chánh nhưng không thành công vì ông Kỳ không được Phật giáo ủng hộ do vụ Phật Giáo miền Trung, và do Mỹ không chấp nhận một cuộc đảo chánh.
2). Gây chia rẻ giữa bà Thiệu và bà Trần Thiện Khiêm
Gián điệp nằm vùng Ba Quốc kể lại như sau:
“Qua điều tra tôi biết bà Thiệu và bà Khiêm có mâu thuẩn nhau, tôi xúi giục cháu bà Thiệu là trung úy trẻ Nguyễn Thành Long báo cáo với bà Thiệu là Tướng Nguyễn Khắc Bình trọng dụng người của Trần Thiện Khiêm là Đại tá Nguyễn Phi Phụng, trong kế hoạch sẽ đưa Nguyễn Thành Long lên thay thế Phụng ở chức vụ chỉ huy Phòng Chính Trị (Ban Z).
Kết quả ngoài dự tính là, Đại tá Nguyễn Phi Phụng bị đưa ra khỏi Phủ ĐU/TW/TB, về Tổng Nha Quan Thuế. Người thay thế Phụng là Đại tá Huỳnh Thới Tây.
Riêng Trung úy Nguyễn Thành Long thì bị đổi về Trường Bộ Binh Thủ Đức làm Phó phòng An Ninh Quân Đội. Trung tá Võ Thanh Phong thay thế Long chỉ huy phòng Chính Trị (Ban Z)
Về sau Đại úy Nguyễn Thành Long bị bắn gãy chân trong một vụ nhậu nhẹt ở Sài Gòn.
3). Ba Quốc ăn cắp tin mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH
Ba Quốc thuật lại: “Biết được sự mâu thuẩn giữa Tướng Nguyễn Khắc Bình và Đại tướng Cao Văn Viên nên không chính thức chia xẻ tin mật, tôi móc nối với trung úy Vũ Văn Mùi, em của bạn thân tôi là trung tá Vũ Văn Nho, Trưởng Phòng 2 Bộ TTM. Mùi thuộc trung tâm trận liệt và lãnh thổ, tin rằng những tin tức đó được cung cấp cho Phủ ĐU/TW/TB.”
Một hôm trung tá Vũ Văn Nho cho biết, ở Bộ TTM có gián điệp VC nằm vùng, Nho nói: “Đại tướng Cao Văn Viên gọi tôi lên văn phòng, đập bàn hét “Tài liệu của Bộ TTM, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”.
Cao Văn Viên nghi thủ phạm là Vũ Văn Nho, nhưng thực ra đó là Vũ Văn Mùi, em của Nho.
Ngày 22-5-1974, đến địa điểm hẹn thường xuyên, tôi được cho biết là người nữ giao liên của tôi bị bắt ở Hồng Ngự.
Ngày 23-5-1974, tôi được lịnh của cấp trên là phải ra căn cứ gấp vì có thể bị lộ. Cấp trên cho biết quy ước bắt liên lạc vào các ngày lẻ là 25, 27, 29.
Tôi đến điểm hẹn là một rạp chiếu bóng ở Mỹ Tho và được giao liên đưa ra căn cứ.
Trước khi ra căn cứ Ba Quốc dặn vợ và các con cứ khai thật tất cả những gì đã làm. Người con thứ hai khai là đã chụp hình các tài liệu và phụ giúp cha trong công việc của Phủ Đặc Ủy.
4). Ba Quốc giải cứu Nguyễn Văn Linh
Ba Quốc thuật lại, do lời khai của tên phản bội Huỳnh Kim Hiệp về hoạt động của 10 thành ủy viên của Đặc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, Ba Quốc được chỉ định theo dõi điều tra. Ngô Đình Nhu ra lịnh cho Phủ Đặc Ủy phối hợp với Nha An Ninh Quân Đội tổ chức truy bắt.
Trước tình thế khó xử, Ba Quốc lập một kế hoạch báo cáo cho An Ninh Quân Đội làm thế nào để y có đủ thì giờ báo động để các ủy viên lẫn trốn trước khi An Ninh QĐ mở cuộc hành quân.
Bí thư Đặc Khu ủy có bí danh là Trịnh Văn Thanh đang làm thợ sửa radio tại tiệm của Nguyễn Văn Ba ở đường Nguyễn Trãi.
Sau nầy đối chiếu lại mới biết Trịnh Văn Thanh là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh.
5). Khám phá cán bộ Việt Cộng làm việc cho Việt Nam Cộng Hòa
“Tháng 5 năm 1972 cấp trên chỉ thị cho tôi phải lấy cho bằng được hồ sơ của hai cán bộ làm mật vụ cho địch ở hai tỉnh, cần nhất là tên họ và chức vụ”.
Đó là một công tác vô cùng khó khăn, vì tổ chức an ninh ở Phủ ĐU/TW/TB rất chặt chẽ. Làm việc ở ban nào thì chỉ biết trong phạm vi của ban đó mà thôi.
Tôi tìm cách kết thân với người giữ hồ sơ là Nguyễn Đăng Khiêm qua việc hùn hạp trồng trọt ở Long Khánh.
Qua Nguyễn Đăng Khiêm tôi phát hiện ra 2 cán bộ làm việc cho địch, một là bác sĩ dân y của Mặt Trận Giải Phóng tỉnh Quảng Đà, một là tỉnh ủy viên trong đảng bộ Tây Ninh. Danh sách được người giao liên là Nguyễn Văn Thương chuyển đi, nhưng rủi thay là Thương đã bị địch bắt. Cũng may là Thương đã hủy bản tin và nhất quyết không khai, mặc dù đã bị cưa chân 6 lần”.
6). Người giao liên bị cưa chân sáu lần mà vẫn không khai
Nguyễn Văn Thương sinh năm 1938 tại xã Lộc Hưng, quận Trảng Bàng, Tây Ninh. Giữ nhiệm vụ giao liên khu vực Bắc Sài Gòn, gồm Sài Gòn, Bến Cát (Bình Dương).
Tài liệu Việt Cộng cho biết, ngày 10-2-1969, bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp xuống định bắt sống nhưng Hai Thuơng đã dùng tiểu liên bắn rơi một chiếc máy bay lên thẳng và diệt được 3 tên lính Mỹ. Ngay sau đó, quân đội Mỹ huy động 72 chiếc máy bay lên thẳng chở toàn bộ Trung Đoàn 48 của Sư Đoàn 5 mới bắt được tên giao liên nầy sau khi bị anh ta bắn hạ 3 trực thăng bằng súng tiểu liên.
Sau nhiều lần mua chuộc bằng đô la, xe hơi, nhà lầu và gái đẹp nhưng vẫn không thu phục được Hai Thương, Mỹ ngụy đập nát hai bàn chân và sau đó họ đã 6 lần cưa sáu khúc xương của hai chân.
Hai tài liệu ngày hôm đó là của Ba Quốc (thiếu tướng Đặng Trần Đức) và của Hai Trung (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.
Việt Cộng thường hay “nổ sảng” để thần thánh hóa các điệp viên xuất quỷ hập thần của họ. Những công việc bí mật thuộc về tình báo gián điệp thường không có nhân chứng, nên tự do vẽ rồng vẽ rắn, thêm mắm dậm muối nhưng những điều quá lố không che đậy được người đọc, người nghe.
6* Vụ án Việt Cộng nằm vùng Thái Khắc Chuyên
Vụ án Thái Khắc Chuyên là những diễn tiến chung quanh vụ hạ sát thủ tiêu gián điệp đôi là thông dịch viên người Việt Nam tên Thái Khắc Chuyên, thuộc toán biệt kích B-57 của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ vào tháng sáu năm 1969.
6.1. Lịnh thủ tiêu
Ngày 20-6-1969, lịnh thủ tiêu gián điệp hai mặt Thái Khắc Chuyên được thi hành.
Khoảng 8 giờ tối, đại úy Robert Marasco và những nhân viên của ông thi hành lịnh của chỉ huy trưởng Lực lượng mũ xanh, đại tá Robert B. Rheault, là hạ sát và thủ tiêu Thái Khắc Chuyên.
Binh sĩ Ed Boyle đè giữ Thái Khắc Chuyên nằm duới sàn nhà trong khi Brumley chích mũi morphine thứ hai vào Chuyên. Vài phút sau, Chuyên nhắm nghiền đôi mắt, hơi thở yếu dần và mê mang như một xác chết.
Dán băn keo bịt miệng. Trói hai cườm tay ra sau lưng. Thân thể Chuyên được cuốn tròn trong chiếc poncho, và chi trong vài phút cuộn poncho được đưa lên xe tải chở ra bờ sông.
Hai quân nhân Mỹ khiêng cuộn poncho xuống tàu, trên đó đã có đại úy Robert Marasco và Williams chờ sẵn.
Chiếc tàu vượt qua những con sóng lớn, nhấp nhô hướng ra cửa biển. Bổng nhiên có tiếng rên nho nhỏ từ chiếc poncho, đó là tiếng của Thái Khắc Chuyên sau khi thuốc ngủ đã tan dần.
Brumley vội rút khẩu súng nòng dài có gắn ống hãm thanh, loại súng đặc biệt để trang bị cho nhân viên CIA, số súng không có ghi trong các danh mục vũ khí của quân đội, mà nó được đăng ký ở trung tâm Okinawa. Một phát súng bắn vào đầu Chuyên. Tiếng rên im bặt.
Đến nửa đêm, con tàu ra tới cửa biển, đảo Hòn Tre lù lù hiện ra ở phía xa. Ba người dùng dây xích thật nặng bó chặt chiếc poncho rồi ném xuống biển.
Tưởng đâu việc thủ tiêu gián điệp hai mang nầy là kết thúc câu chuyện nhưng không ngờ nó lại bắt đầu một vụ án mà tạp chí Time gọi là “vụ bê bối tình báo nghiêm trọng chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”.
6.2. Thái Khắc Chuyên và trung sĩ Alvin P. Smith
Ngày 15-10-1968, trung sĩ Alvin P. Smith, mật danh là Peter Sands, được cử đến toán biệt kích Mỹ B-57, căn cứ tại Mộc Hóa, Kiến Tường. Một tuần lễ sau, Thái Khắc Chuyên, 31 tuổi nguyên quán ở miền Bắc Việt Nam, đến Mộc Hóa nạp đơn xin làm thông dịch viên. Alvin Smith tuyển dụng anh ta dưới số nhân viên SF7-166. Từ đó, hai người trở thành bạn thân với nhau.
6.3. B-57 và Dự án Gamma
Tháng giêng năm 1969, đại úy Robert Marasco, mật danh là Mike Martin, được cử đến Mộc Hóa chỉ huy toán biệt kích B-57 để thực hiện một công tác bí mật có tên là Dự án Gamma. Mục đích là trinh sát thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R, đầu não của tổ chức Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam. Cục R nằm ở vùng Mỏ Vẹt bên lãnh thổ Campuchia.
Công tác trinh sát thường xuyên vượt qua biên giới xâm nhập lãnh thổ nước nầy.
6.4. Sự mất tích của những cộng tác viên của toán B-57
Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1969, số người Việt Nam cộng tác với toán biệt kích B-57, bổng nhiên mất liên lạc, không có những báo cáo như trước kia.
Một số nghi vấn được đặt ra, không loại bỏ có Việt Cộng nằm vùng trong toán biệt kích.
Đại úy Bob Marasco gặp khó khăn trong việc sưu tra lý lịch của Thái Khắc Chuyên, anh ta nói tiếng Anh rất thông thạo nhưng không phục vụ với một cơ quan nào trước đó cả.
6.5. Báo cáo của trung sĩ McIntosh
Trung sĩ Terry McIntosh chỉ huy một toán mũ xanh gồm 12 người đi phục kích, Thái Khắc Chuyên có mặt trong toán đó. Khi chạm địch, giao tranh dữ dội xảy ra nhưng Chuyên cứ loay quay với khẩu súng mà không bắn ra viên đạn nào cả. Máy truyền tin bị trục trặc nên không gọi pháo binh yểm trợ được. Phải vất vả lắm toán biệt kích mới thoát ra khỏi tầm đạn của địch.
Sáng hôm sau, kiểm tra lại thì thấy máy truyền tin bị ai đó bật qua kênh khác, sai tần số nên không hoạt động. Chuyên cho biết là súng của anh bị kẹt đạn nên không bắn trả lại được.
Một vài tuần sau đó, trong một cuốn phim tịch thu được của Việt Công ở bên biên giới Campuchia, thấy hình ảnh của Thái Khắc Chuyên hội họp với các sĩ quan Việt Cộng. Bạn thân của Chuyên là trung sĩ Alvin Smith xác nhận hình ảnh đó đúng là của Chuyên.
Thế là Chuyên bị bắt giữ để thẩm vấn suốt 10 ngày. Chuyên không vượt qua được máy phát hiện nói dối (Polygraph) nhưng anh ta không công nhận hoạt động cho Việt Cộng, kể cả việc tiếp xúc với một nữ giao liên ở Mộc Hóa mà anh thường xuyên tiếp xúc, đã bị theo dõi.
B-57 liên lạc với văn phòng CIA Sài Gòn để xin ý kiến xem nên giải quyết vụ việc như thế nào. CIA im lặng. Thêm một công điện mật và khẩn, nhưng CIA trả lời lập lờ.
Cuối cùng đại tá Robert B. Rheault, tư lịnh Lực lượng Đặc biệt ở Việt Nam ra lịnh hạ sát và thủ tiêu đương sự.
Ngày 20-6-1969 Thái Khắc Chuyên bị giết, ném thây xuống Biển Đông.
Sau khi thủ tiêu Thái Khắc Chuyên lực lượng mũ xanh dàn dựng một câu chuyện để giải thích lý do mất tích của Chuyên. Đó là Chuyên được cử đi thực hiện một công tác bí mật bên biên giới Campuchia để kiểm chứng lòng trung thành của Chuyên sau vụ điều tra 10 ngày.
6.6. Nổ bùng vụ án Thái Khắc Chuyên
Trung sĩ Alvin P. Smith là người tuyển dụng Chuyên, cũng là bạn thân của Chuyên và là người duy nhất phản đối việc hạ sát Chuyên.
Khi thấy Chuyên bị thủ tiêu, Smith lo sợ cho số phận của anh ta, có thể giống như Chuyên, giết người diệt khẩu.
Smith liền chạy đến văn phòng CIA Nha Trang tố cáo hành động giết người và xin được tỵ nạn. CIA Nha Trang báo cáo về CIA Sài Gòn và vụ việc được báo cáo lại cho tướng Creighton Abrams Jr. Tướng Abrams gọi đại tá Rheault về trình diện. Rheault trình bày với các viên chức cao cấp trong MACV, cho biết Thái Khắc Chuyên được cử đi công tác bên biên giới Campuchia không thầy trở về.
Tướng Abrams nổi giận vì bị đại tá Rheault nói dối để gạt ông ta, ông ra lịnh bắt điều tra những người liên hệ.
Đại tá Rheault, đại úy Ramasco và 6 quân nhân khác bị bắt để điều tra, và bị kết tội giết người và đồng lõa giết người. Tám người bị đưa về giam ở căn cứ Long Bình ngày 21-7-1969.
6.7. Xếp lại vụ án
Luật sư của các bị cáo đòi tướng Abrams và những lãnh đạo CIA ra trước tòa làm nhân chứng. Những người nầy từ chối ra tòa.
Theo chỉ thị của Toà Bạch Ốc (Tổng thống Nixon), Bộ trưởng Lục quân Mỹ, Stanley Reson, tuyên bố bãi bỏ vụ truy tố vì lý do an ninh quốc gia. Đó là các toán biệt kích B-57 hoạt động tình báo bên trong lãnh thổ Campuchia, vi phạm luật quốc tế và lộ bí mật quân sự.
Đại úy Marasco cho biết, ông là quân nhân thi hành mệnh lịnh của cấp trên nên không chịu trách nhiệm. Việc truy tố được bãi bỏ, tất cả các bị cáo được tự do.
Riêng đại tá chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt ở Việt Nam, Robert B. Rheault bị buộc phải nghỉ hưu. Ông từ trần ngày 16-10-2013 tại nhà riêng thuộc Owls Head, bang Maine hưởng thọ 87 tuổi.
Dự án Gamma ngưng hoạt động sau đó, ngày 31-3-1970.
6.8. Liên Xô phát động chiến dịch tuyên truyền ầm ĩ
Vụ án Thái Khắc Chuyên nổ ra bị cho là “bê bối tình báo chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”, tạp chí Time nhận định như thế.
Liên Xô lợi dụng sự việc nầy phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Đài phát thanh Moscow, Hà Nội và báo chí Cộng Sản tố cáo lực lượng mũ xanh Hoa Kỳ là những kẻ suy thoái tâm thần, bản chất cướp bóc, phá hủy, chà đạp phần còn lại của thế giới loài người tiến bộ. Tố cáo lính mũ xanh giết nông dân, không thương xót, không buông tha phụ nữ, người già và trẻ em Việt Nam.
7* Kết luận
Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Thời nay, ở nước ngoài cũng không vắng bóng cái đám lăng nhăng lố nhố đó.
Số phận của người dân nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam bị mất tự do, dân chủ, mất nước cũng do cái bọn sâu bọ nầy. Tệ nhất là quý vị trở cờ, quý vị háo danh, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản sẵn sàng chịu nhục để bợ đít Việt Cộng, đau nhất là khi không còn lợi dụng được nữa thì bị “vắt chanh bỏ vỏ”. Quý vị trí thức “vịt kiều yêu quái” gồm các luật sư, giáo sư đại học, đại tá, trung tá trở cờ, lén lén lút lút, thập thập thò thò nâng bi Cộng Sản. Bề ngoài được ca ngợi yêu nước nhưng bên trong khinh vì bản chất phản bội.
Những bộ mặt nham nhở đó đã bị nhận diện, cô lập, tẩy chay…
Trúc Giang
Minnesota ngày 1-4-2014
Nguồn:
https://groups.google.com/forum/#!searchin/soc.culture.vietnamese/www.$20Vi%E1%BB%87t$20gian$20C%E1%BB%99ng$20h%C3%B2a$3B$20%22$20%C4%82n$20c%C6%A1m$20qu%E1%BB%91c$20gia$20th%E1%BB%9D$20ma$20c%E1%BB%99ng$20s%E1%BA%A3n%7Csort:relevance/soc.culture.vietnamese/UOcn6re08uY/IoX4QtZYyDUJ
VB, 2.4.2014
VB, 2.4.2014
QUẢN GIÁO TRẠI TÙ CẢI TẠO LONG KHÁNH, LÀ VC NẰM VÙNG CỦA BỘ TỔNG THAM MƯU/ QL.VNCH.
Chúng tôi là tù binh cải tạo QL.VNCH, được tập trung vào trại tù cộng sản tại Long Khánh- căn cứ địa của sư đoàn 18 BB/VNCH. Nơi đây, chúng tôi gặp lại những chiến hữu...' khác phòng, nhưng cùng ban sở trpng Bộ TTM ', nay họ trở thành những cán bộ quản giáo trại tù long Khánh ?!. Chúng tôi rất ngở ngàng...và không dám nhận ra nhau...là đồng ngiệp hay đồng nhiệm tại Bộ TTM. Có lẽ, là vì họ là CIA của cơ quan D.A.O tình báo Mỹ cài người hoạt động trong hàng ngũ địch, vùa ' giải phóng Miền Nam ' trong tranh sáng tranh tối, nên rất dè dặt, sợ bể kế hoạch cho phương án hoạt động 34.A của Nha Kỹ Thuật Bộ TTM/QL.VNCH. Chúng tôi, coi nhau như kẻ xa lạ... trong ánh mắt căm thù của địch cộng.
Mà thật sự là thế...vì.họ đóng vai diễn quá hay ... của vai trò Quãn giáo trại tù... độc ác cộng sản Hà Nội- Bắt tù chúng tôi đi gở mìn vả lựu đạn để phá rào kẽ gai cho chúng VC lập kho chứa đạn dược ngay trong tù cải tạo, để tiếp tế vũ khí cho chiến trường Campuchia. Sĩ quan Bộ TTM& Bộ Quốc phòng VNCH tập trung cải tạo tại Long Khánh thật nhiều... có thể nói hồn thiêng sông núi Miền Nam VN hội tụ về đây?!. Nhưng chẵng may có một vài sĩ quan Tùy viên quân sự và chánh văn phòng của Trung tướng Phan Trọng Chinh và trung Tướng Nguyễn Bảo Trị đã chết và cụt chân tay trong cuộc gở mìn này, gây nên cú ' choch ' sĩ nhục QL.VNCH của Cộng sản Hà nội. Cho nên người chiến sĩ QL.VNCH đi đến quyết định liểu chết với kẻ thù VC trong đó có chiến hữu phản bội VNCH- " Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản ". và tạo nên cuộc" Tự sát tập thể sĩ quan QL.VNCH " để bảo toàn khí tiết:- " Anh Hùng Tử Khi Hùng Bất Tữ VNCH!!! ". Chỉ để lại hậ thế VNCH, bằng thiên hồi ký- " ĐẠN NỔ TRONG TÙ CẢI TẠO LONG KHÁNH "- Lịch sử, quân sự Việt Nam!
http://vietnamesebooks.blogspot.com/2011/03/no-trong-tu-cai-tao-long-khanh-huynh.html
Tiết Lộ Danh Sách Việt Cộng Nằm Vùng Ở Hải Ngoại
Xuất bản 22 thg 6, 2017
Tiết Lộ Danh Sách Việt Cộng Nằm Vùng Ở Hải Ngoại
những con chuột CS, nhìn tụi nó kinh tởm quá, còn hơn IS nữa, đmcs!!!
https://youtu.be/4p7Gy_4L-64
BIẾT TẠ ƠN AI- NO THANKSGIVING...?!!
Mai Huỳnh Mai St.8872
" Làm ơn mắc oán?! "- Tạ ơn!...Nhưng không cảm ơn.
Trải qua cuộc chiến và sống còn trong nhà tù Công Sản VN, chúng tôi mới thấy sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với đồng minh, chiến hữu QL.VNCH, là quá khắc nghiệt , tàn bạo qua sách lược "Việt Nam Hóa Chiến Tranh " quả thật, Người Mỹ nhẫn tâm đối với một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH có cùng chiến tuyến Tự Do & An Ninh Hòa Bình thế Giới.
Chúng tôi có bị bỏ rơi trong cuộc chiến Miền Nam VN, mới thấy rõ cái giá trị món hàng hóa trao đổi của Mỹ quốc và Trung Cộng tại mật ước và đi đêm tại Bắc Kinh, năm 1972 với nhau về quyền Lực chia đôi Biển Đông Á/TBD. Trong đó Mỹ đươc hưởng lợi hoàn toàn một thị trường rộng lớn đông dân Trung Quốc, hơn cả thị trường Đông Nam Á gọp lại... là để tiêu thụ sản phẩm Hoa Kỳ. Chỉ cần 1,3 tỷ dân TQ tiêu thụ một cây kem đánh răng thôi!... Là dân mỹ giàu to rồi?!, nó hơn hẵn cái giá trị Tự Do, và toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam và an ninh, hòa bình thế giới?!
Vì quyền lợi kinh tế, làm giàu nước Mỹ, mà đánh đổi cả Tự Do cho Dân chủ, Nhân Quyền VN, khiến cho bao nhiêu triệu đồng bào Miềm Nam phải bỏ nước ra đi tìm bến bờ tự do, khắp thế giới và tại Hoa Kỳ. Và tất cả mọi người , phải đành lòng và cùng nhau bỏ rơi...một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH cho Quốc tế Cộng sản hóa, bắt làm tù binh trong các nhà tù cải tạo CSVN. Trước bao nhiêu thống khổ và đọa đày dân tộc... và sắp đến đây là đại họa mất nước VN vào vòng thống trị Tầu Cộng/TQ. Cũng bởi lẽ Đảng Thái Thú CSVN âm mưu bán nước và bàn giao VN cho Trung Cộng và năm 2020, theo thảo ước Hội Nghị Thành Đô với Trung Quốc....
Xin mời quý Đọc giả tham khảo thêm những liên kết sau, để thấy được" ân oán chính trị giang hồ...nước lớn ". Thì mới vỡ lẽ câu nói ngàn đời... " Làn ơn mắc oán " của người Việt còn kẹt lại trong nước và của người Chiến Sĩ Tự Do QL.VNCH- Chúng tôi biết tạ ơn ai đây, khi Việt Nam sắp mất nước và xóa tên Tự Do VN trên bản đồ thế giới...??!
Thực tế của chiến tranh, chúng tôi chỉ biết cám ơn Đất Nước Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã cống hiến những người con yêu quý tuyệt vời, biết hy sinh mạng sống trên chiến trường VN, để bảo vệ Tự Do VNCH trong mục dích an ninh hòa bình thế giới. Ngoài ra chiến sĩ QL.VNCH không biết tạ ơn ai... đã từng bán đứng đồng minh chiến hữu QL.VNCH , với mục đích con buôn hoạt đầu chính trị xấu xa của người Mỹ không còn chánh thống văn minh- Tự Do của Hoa Kỳ...!!!
Mai Huỳnh Mai St.8872
Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! - Huỳnh Mai St.8872
http://vietnamesebooks.blogspot.com/…/no-trong-tu-cai-tao-l…
VƯỢT BIỂN TRÊN ĐỐNG XƯƠNG TÀN!!! - Huỳnh Mai St.8872
http://vietnamesebooks.blogspot.com/…/Hu%E1%BB%B3nh%20Mai%2…
TÌM LẠI GIÁ TRỊ TỰ DO ĐÁMH MẤT- Huỳnh Mai St. 8872
http://maidayhoabnh.blogspot.com/…/tim-lai-gia-tri-tu-do-an…
Biết Tạ Ơn AI- No Thanhksgiving
Mai Huỳnh Mai St.8872
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2014/11/biet-ta-on-ai-no-thanksgiving.html
Mai Huỳnh Mai St.8872
" Làm ơn mắc oán?! "- Tạ ơn!...Nhưng không cảm ơn.
Trải qua cuộc chiến và sống còn trong nhà tù Công Sản VN, chúng tôi mới thấy sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với đồng minh, chiến hữu QL.VNCH, là quá khắc nghiệt , tàn bạo qua sách lược "Việt Nam Hóa Chiến Tranh " quả thật, Người Mỹ nhẫn tâm đối với một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH có cùng chiến tuyến Tự Do & An Ninh Hòa Bình thế Giới.
Chúng tôi có bị bỏ rơi trong cuộc chiến Miền Nam VN, mới thấy rõ cái giá trị món hàng hóa trao đổi của Mỹ quốc và Trung Cộng tại mật ước và đi đêm tại Bắc Kinh, năm 1972 với nhau về quyền Lực chia đôi Biển Đông Á/TBD. Trong đó Mỹ đươc hưởng lợi hoàn toàn một thị trường rộng lớn đông dân Trung Quốc, hơn cả thị trường Đông Nam Á gọp lại... là để tiêu thụ sản phẩm Hoa Kỳ. Chỉ cần 1,3 tỷ dân TQ tiêu thụ một cây kem đánh răng thôi!... Là dân mỹ giàu to rồi?!, nó hơn hẵn cái giá trị Tự Do, và toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam và an ninh, hòa bình thế giới?!
Vì quyền lợi kinh tế, làm giàu nước Mỹ, mà đánh đổi cả Tự Do cho Dân chủ, Nhân Quyền VN, khiến cho bao nhiêu triệu đồng bào Miềm Nam phải bỏ nước ra đi tìm bến bờ tự do, khắp thế giới và tại Hoa Kỳ. Và tất cả mọi người , phải đành lòng và cùng nhau bỏ rơi...một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH cho Quốc tế Cộng sản hóa, bắt làm tù binh trong các nhà tù cải tạo CSVN. Trước bao nhiêu thống khổ và đọa đày dân tộc... và sắp đến đây là đại họa mất nước VN vào vòng thống trị Tầu Cộng/TQ. Cũng bởi lẽ Đảng Thái Thú CSVN âm mưu bán nước và bàn giao VN cho Trung Cộng và năm 2020, theo thảo ước Hội Nghị Thành Đô với Trung Quốc....
Xin mời quý Đọc giả tham khảo thêm những liên kết sau, để thấy được" ân oán chính trị giang hồ...nước lớn ". Thì mới vỡ lẽ câu nói ngàn đời... " Làn ơn mắc oán " của người Việt còn kẹt lại trong nước và của người Chiến Sĩ Tự Do QL.VNCH- Chúng tôi biết tạ ơn ai đây, khi Việt Nam sắp mất nước và xóa tên Tự Do VN trên bản đồ thế giới...??!
Thực tế của chiến tranh, chúng tôi chỉ biết cám ơn Đất Nước Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã cống hiến những người con yêu quý tuyệt vời, biết hy sinh mạng sống trên chiến trường VN, để bảo vệ Tự Do VNCH trong mục dích an ninh hòa bình thế giới. Ngoài ra chiến sĩ QL.VNCH không biết tạ ơn ai... đã từng bán đứng đồng minh chiến hữu QL.VNCH , với mục đích con buôn hoạt đầu chính trị xấu xa của người Mỹ không còn chánh thống văn minh- Tự Do của Hoa Kỳ...!!!
Mai Huỳnh Mai St.8872
Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! - Huỳnh Mai St.8872
http://vietnamesebooks.blogspot.com/…/no-trong-tu-cai-tao-l…
VƯỢT BIỂN TRÊN ĐỐNG XƯƠNG TÀN!!! - Huỳnh Mai St.8872
http://vietnamesebooks.blogspot.com/…/Hu%E1%BB%B3nh%20Mai%2…
TÌM LẠI GIÁ TRỊ TỰ DO ĐÁMH MẤT- Huỳnh Mai St. 8872
http://maidayhoabnh.blogspot.com/…/tim-lai-gia-tri-tu-do-an…
Biết Tạ Ơn AI- No Thanhksgiving
Mai Huỳnh Mai St.8872
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2014/11/biet-ta-on-ai-no-thanksgiving.html
Xem thêm: https://mainguyenhuynh.blogspot.com/2014/11/biet-ta-on-ai-no-thanksgiving.html
KISSINGER, TÊN TỘI ÁC ĐỐI VNCH
vulep-books-links.blogspot.com
Long Điền Lê Tôi đã đào xới, bới móc tất cả các đống hồ sơ mật của Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống và của Văn Phòng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của ông Henry Kissinger... và cuối cùng tôi đã tìm thấy được chúng ở tận đáy các thùng hồ sơ của ông Henry Kissinger và rồi lúc đó tôi mới có thể đưa trình chúng cho Tổng Thống xem... Ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger đã cố tình giấu giếm các báo cáo tối mật, tối khẩn của tôi... Ông đã cố tình làm hư , làm hỏng mọi điều, mọi sự... Ông đã cố tình chủ mưu bỏ rơi VNCH và để cho Cộng Sản chiếm lấy, cướp lấy, thống trị Miền Nam, cai quản, chỉ huy toàn thể đất nước Việt Nam!!!!!.... Thật là qúa đau buồn , cay đắng và chua xót cho VNCH và Miền Nam Việt Nam Tự Do, Dân Chủ!!!!!"....
Chí Sỹ Trần Trọng Miên.
Long Điền Lê
9 giờ ·
Sự tàn độc của HENRY KISSINGER đối với VNCH Trước 1975 ....KISSINGER, TÊN TÔI ÁC ĐỐI VNCH
KISSINGER, TÊN TÔI ÁC ĐỐI VNCH
Trân Trọng Kính Chuyển
Cầu xin cái chết già với triệu lần đầy đọa & đau đớn đến với Henry Kissinger. Lời chúc mừng chung vui hãy gọi hắn là “tên tội đồ Do Thái bẩn thỉu”.
Xin cho vạn lời than oán nguyền rủa tên Do Thái già Henry Kissinger tội lỗi & độc ác này.
Thưa ACEm và Đồng Bào qúy mến ,
Nhiều năm trước đây tôi đã đọc bài viết tựa đề "The CIA In Vietnam War = Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ Trong Chiến Tranh Việt Nam" đăng trong số phát hành tháng 8 - 1989 của nguyệt san Vietnam Magazine, USA (tạp chí bằng Anh ngữ của Mỹ). Trong bài nầy, phỏng vấn viên Lynch (đã là một cựu chiến binh đã từng chiến đấu tại Việt Nam) hỏi ông Thomas Polgar là cựu Giám Đốc CIA Vùng Đông Dương của Mỹ lúc bấy giờ (tháng 4 - 1975 đang có mặt tại Việt Nam) rằng: "Ông đã có mặt tại Nam Việt Nam từ đầu năm 1974, vậy thì ông và CIA của Mỹ có biết trước về cuộc tấn công ồ ạt và toàn lực của Cộng Sản Bắc Việt nhào vào đánh chiếm cướp mất Miền Nam Việt Nam Tự Do hay không ??? -- Ông Polgar (đã là một trong số những người Mỹ sau cùng , cuối cùng rút ra, di tản ra khỏi Việt Nam) trả lời rằng: -- Có chứ, hẳn nhiên là phải biết trước về các cuộc tấn công hung bạo và ác độc đó của Cộng Sản Bắc Việt. Tháng 9-1974 tôi đã gởi báo cáo tối mật và tối khẩn về Washington cho biết rằng CS Bắc Việt đang ra sức điều động các binh đoàn của nó để tổng tấn công Miền Nam của VNCH... Trong tháng 9 và tháng 10-1974 tôi đã gởi báo cáo tối mật, tối khẩn như vậy liên tiếp mấy lần, và rồi tôi cũng rất sốt ruột nên đã báo cáo đều đều như vậy trong mấy tháng sau đó, tôi nói rằng bộ đội CS Bắc Việt đang bắt đầu di chuyển để tiến vào đánh chiếm Miền Nam... Nhưng tôi đã không thấy có sự đáp ứng , phản ứng nào của Washington về các báo cáo đó của tôi và về các cuộc tấn công khởi đầu của Cộng Sản Bắc Việt...
Mãi đến sau nầy, sau khi đã di tản ra khỏi Việt Nam và trở lại Mỹ Quốc, tôi về Washington để tìm hiểu xem những điều gì đã xảy ra cho các báo cáo tối mật và tối khẩn kia của tôi... Tôi đã đào xới, bới móc tất cả các đống hồ sơ mật của Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống và của Văn Phòng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của ông Henry Kissinger... và cuối cùng tôi đã tìm thấy được chúng ở tận đáy các thùng hồ sơ của ông Henry Kissinger và rồi lúc đó tôi mới có thể đưa trình chúng cho Tổng Thống xem... Ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger đã cố tình giấu giếm các báo cáo tối mật, tối khẩn của tôi... Ông đã cố tình làm hư , làm hỏng mọi điều, mọi sự... Ông đã cố tình chủ mưu bỏ rơi VNCH và để cho Cộng Sản chiếm lấy, cướp lấy, thống trị Miền Nam, cai quản, chỉ huy toàn thể đất nước Việt Nam!!!!!.... Thật là qúa đau buồn , cay đắng và chua xót cho VNCH và Miền Nam Việt Nam Tự Do, Dân Chủ!!!!!"....
Chí Sỹ Trần Trọng Miên.
Toàn bài của BS Đặng Vũ Ái, Paris
Sự tàn ác của Tập Đoàn Do Thái đối với Việt Nam Cộng Hòa
Kính Thưa,
Tôi ở trong nhóm ANAI (Association Nationale des Anciens de l'Indochine : Hội cuả những người đã ở Đông Dương), do Trung Tướng SIMON làm Chủ Tịch. Đa số Hội Viên là những Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan PHÁP đã từng đụng độ với Việt Minh (1946-1954). Về phiá VN, thì là những Boat People, có nhiều người chạy trốn " Bác Hồ " tới 2 lần : 1954 và 1975......
Tôi là Bắc Kỳ Di Cư, và đã được mắt thấy, tai nghe những sự tàn ác của Việt Minh : thủ tiêu, tản cư bao nhiêu lần, và mỗi lần, lại nghèo thêm, và nhất là thấy tận mắt, những điều trái với luân lý, trái với tình người (cháu thủ tiêu chú ruột, bắt qùy, đọc bản án viết tay, lấy đá đập vào đầu chú cho đến chết ( Chết trong đau đớn ) vì phải "để dành đạn bắn quân thù", theo lời dậy dỗ cuả Bác. Sau đó, cho xác chú vào bao bố, bỏ thêm vài hòn đá cho nặng. Và cho xác chú đi mò tôm.... Tất cả, chỉ vì tin đồn, chụp mũ, vu khống , cáo gian không chứng cớ rằng chú là Việt Gian !! ....
UNESCO,vào những năm 1980.... có nhiều người Phi Châu giữ những chức vụ quan trọng, rất thân phe CS, và mỗi kỳ họp là MỸ bị đem ra chửi, hoặc chế diễu. MỸ chống CS, vậy kỳ ấy, MỸ rút ra khỏi UNESCO là danh chính ngôn thuận, khác với vụ PALESTINE kỳ này.
Hơn thế nữa, trong kỳ ấy, MỸ đã báo trước cho UNESCO 1 thời gian, mãi sau khi các yêu cầu chính đáng cuả MỸ bị bọn cầm quyền UNESCO bác bỏ, thì mãi đến lúc ấy MỸ mới đường đường chính chính, rút ra khỏi UNESCO.
OBAMA được giải NOBEL hoà bình 2009 là để cố chấm dứt chiến tranh PALESTINE - DO THÁI, kéo dài từ 1948 cho đến nay. Ngay chính tên Henry KISSINGER, DO THÁI khi làm Ngoại Trưởng MỸ cũng đã phải nói : Đây là 2 bên cùng phải (cùng có lý) gặp nhau (Palestine và Do Thái) HIỂU BA đang bị TRUNG CỘNG nhốt trong tù. MỸ rút ra khỏi UNESCO 72 giờ trước Do Thái !! Tổng Thống PHÁP là người Do Thái ra lệnh cho Đại Sứ PHÁP ở UNESCO bỏ phiếu chấp thuận việc gia nhập UNESCO cuả PALESTINE. Ngoài ra, PHÁP vẫn ở lại UNESCO.
Cũng từ 1988, Trung Tướng SIMON cho biết là tụi thân CS trong UNESCO, theo lời yêu cầu của chính phủ Hà Nội sẽ cho tổ chức 100 năm Sinh Nhật Hồ Chí Minh vào năm 1990. Chúng tôi họp liên miên, và nhờ rất nhiều nhân vật có Thế Lực để phản đối. Lý do : Hồ Chí Minh làm chính trị , không làm văn hoá. Và cứ nhìn hình ảnh các Boat People ( dân VN chạy trốn Cộng Sản bằng ghe thuyền ) thì Văn Hoá , Giáo Dục và sự hiểu biết của mọi người để ở đâu ??
1990, cũng là kỷ niệm 100 năm của De GAULLE, người được dân PHÁP hết sức kính nể, vì đã 2 lần cứu nước PHÁP, vậy mà người PHÁP có bắt UNESCO làm trò hề như vậy đâu. Bọn VC thật là kỳ quặc và quái gở !! ....
Ngay từ đầu năm 1990,Tổng Giám Đốc UNESCO phải tiếp, trung bình 1 tuần 2, 3 lần, những người có quyền thế ở PHÁP, chống đối Tuồng Cải Lương nhân vật chính "đồ tể" Hồ Chí Minh. Sự tranh đấu kiên trì chống lại những tên PHI CHÂU thiên tả, đã đem lại kết quả : UNESCO không tổ chức Lễ trăm năm HỒ.
Tuy nhiên vì đã ghi vào chương trình nghị sự rất nhiều lần, và đã hứa, nên UNESCO đành phải cho thuê 1 cái phòng nhỏ, với tư cách tư (privé, private).
Các ép buộc của UNESCO :
- không có 1 dấu hiệu UNESCO,
- không được treo cờ Việt Cộng, và ảnh Hồ Chí Minh,
- tất cả các Thiệp Mời, dù đã in xong, cũng phải bỏ, và in lại Thiệp mới vì không được lấy danh nghiã UNESCO trên các En - Tête, mà phải in là do chính phủ HÀNỘI mời.
Nói dối , nói gian , lọc lừa là nghề của chàng : Việt Cộng khoe ầm ĩ ở trong nước rằng UNESCO tổ chức lễ tưởng niệm 100 năm Hồ Chí Minh. Tôi chỉ đóng góp 1 phần nhỏ bé để ngăn cản cái màn kịch tiếu lâm và bất xứng , gian trá này của Cộng Sản ! ...
Thiết nghĩ, VN Hải Ngoại nên ghi ơn những người Pháp có quyền thế, có đạo đức tinh thần (autorité morale) không ưa CS, không ưa Việt Cộng, đã đứng về phe VN Quốc Gia và đã nhiệt tình giúp đỡ chúng ta trong việc này. Tôi nghĩ rằng, lòng biết ơn là 1 giá trị tinh thần cao qúy, và là căn bản của Đạo Đức và tình người. Giá trị của lòng biết ơn vượt rất xa những lời xuyên tạc sự thật và những câu nói có vẻ "móc họng", khiếm nhã, không thể chấp nhận được.
Nay xin trở sang vấn đề Do Thái - Việt Nam Cộng Hòa :
1 - Do Thái không bao giờ công nhận Việt Nam Cộng Hòa.
Tất cả các đồng minh cuả Mỹ đều có tòa Đại Sứ ở Sàigòn, trừ 1 đồng minh thân cận nhất và mang ơn nước Mỹ nhiều nhất là Do Thái thì lại không có Đại Sứ. (Do Thái thiết lập bang giao cấp Đại Sứ với Việt Cộng sau 1975). Tôi còn nhớ, vào những năm 1958, 1959 ở trường CVA có 1 giáo sư Anh ngữ rất giỏi là Linh Mục Long ( ? ) GS sống ở Mỹ nhiều năm, biết rõ Mỹ và vấn đề geo - politics ( Địa Lý Chính Trị ) của Mỹ, thời ấy.
Đại khái, GS dậy chúng tôi là New York City khác với New York State, có con sông Hudson với những khu Manhattan, Bronx, Brooklyn, Queens....
Một buổi sáng, sau khi đã dậy xong giờ Anh ngữ, các bạn cùng lớp với tôi đã ra ngoài đến quá nửa, GS nói với độ 10 người còn ở lại và đứng gần GS : các anh nên biết là Do Thái mới là quan trọng nhất đối với các chính khách Mỹ chứ không phải là Việt Nam Cộng Hòa bởi vì các nhà tư bản Do Thái ( ở Mỹ ) đóng vai trò chủ chốt , mạnh mẽ trong nền tài chánh và kinh tế Mỹ quốc .
Tôi ghi nhớ điều này, vì hay có tính xấu : tò mò, và muốn kiểm chứng.
2- Moshe DAYAN, Tướng độc nhỡn Do Thái, sang thăm chiến trường VN, không thèm xin phép chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, mà xin thẳng với chính phủ Mỹ. Ông ta đi thăm vài chiến trường với 1 vài tướng của Mỹ. Mục đích duy nhất của việc viếng thăm này, là để ông ta chứng tỏ đã quan sát kỹ lưỡng, với những điều mắt thấy tai nghe trên chiến trường Việt Nam Cộng Hòa và những thẩm định của 1 danh tướng Do Thái, không phải là cuả 1 người ngồi trong Tháp Ngà, mà là của 1 người đã đến tận nơi quan sát. Mấy tháng sau, ông ấy viết 1 bài nhận xét, mà trên nguyên tắc chỉ cố để phổ biến ở Do Thái, nhưng vì lẽ Do Thái nắm trọn tất cả các Médias ( ngành nghề và phương tiện truyền thông ) trên thế giới cho nên nó có tiếng vang mạnh mẽ trong dư luận, và nhất là trong các chính quyền Mỹ và Đồng Minh.
Tôi xin được phép không nhắc đến những chi tiết mà chỉ nhắc lại câu kết luận hung ác (và đểu cáng đối với Việt Nam Cộng Hòa) của ông rằng : " MỸ không thể thắng được, vậy cách hay nhất là rút quân đội Mỹ khỏi South of VN " , Nam Việt Nam ...
Xin lưu ý quý vị, bản báo cáo của Moshe DAYAN (1966), gây 1 cú shock cho những nhà lãnh đạo quân sự Mỹ và Đồng Minh, xuất hiện chỉ có 1 năm, sau ngày Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh VN. Thật là khốn nạn, đê tiện và bẩn thỉu đối với Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dầu vậy, Do Thái bất chấp, các Médias ( truyền thông ) của Do Thái bất chấp. Đối với Do Thái, Việt Nam Cộng Hòa phải chết để cho Do Thái sống (với nguyên tắc : Mỹ không thể lưỡng đầu thọ địch)... Rất may , bây giờ Henry Kissinger đã qúa già , tình thế và cảnh huống đang thay đổi . Hoa Kỳ đang cố gắng tách rời và tránh xa khỏi các chiến sự Trung Đông và đang chuyển trục sang Á Châu ....
3- Tổng Thống Lyndon Baines JOHNSON (1908-1973) là vị Tổng Thống mà tôi rất quý mến bởi vì ông là người đã ra lệnh :
- cho bỏ bom miền Bắc,
- cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 8 - 1965,
- gửi thường xuyên 3.000 máy bay trực thăng đến VN. Mỗi khi có những máy bay trực thăng bị phá hủy thì cho thay ngay lập tức, để cho con số máy bay trực thăng vẫn ở mức 3.000,
- gửi tới 500.000 quân Mỹ sang tham chiến tại VN, và lập rất nhiều căn cứ quân sự, nhiều phi trường ở VN.
- lập 3 căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Lan để chi viện thêm cho chiến trường VN.
- huy động được các nước Đồng Minh gửi tổng cộng 100 000 quân sang VHCH : Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan......
- ra lệnh cho các pháo đài bay B52 từ đảo Guam hàng ngày đi bỏ bom các mật khu Việt Cộng và đường mòn Hồ Chí Minh : mối đe dọa khủng khiếp đối với Việt Cộng. Việt Cộng bị thiệt hại về quân số cũng như về võ khí rất nhiều trong những cuộc ném bom của pháo đài bay B52,
- ra lệnh cho 4 hàng không mẫu hạm Mỹ đậu thường xuyên ở ngoài khơi Việt Nam Cộng Hòa. Trong trường hợp có 1 chiếc rời đi nơi khác, thì lập tức 1 chiếc hàng không mẫu hạm khác đến thay thế, để vẫn ở mức 4 hàng không mẫu hạm,
- ra lệnh cho quân đội Mỹ mở các cuộc tấn công Việt Cộng trong chiến thuật truy lùng và tiêu diệt Việt Cộng (Searchs and Destroys)... Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Tổng Thống Lyndon B. Johnson là người của Bang Texas, Mỹ quốc ...
Médias ( truyền thông ) Mỹ, nhưng Do Thái nắm trọn quyền, thường xuyên đả kích Tổng Thống JOHNSON và đã gọi JOHNSON là vị Tổng Thống đắt tiền nhất của Mỹ, vì đã giúp đỡ quá nhiều cho chiến tranh VN (thay vì để giúp Do Thái!). Hơn 1 lần, Tổng Thống JOHNSON đã nói với báo chí : nhiều đêm tôi không ngủ được vì nghĩ tới chiến trường VN.
Médias Do Thái và Médias Mỹ tấn công Tổng Thống liên tục, khiến ông phải từ bỏ ý định ra tái tranh cử để dành hết tâm lực cho Việt Nam Cộng Hòa mà ông coi là vấn đề chính. Tổng Thống rất trong sạch, không hề có tiếng tăm xấu trong suốt thời gian tại chức. Ngoài ra, Tổng Thống rất ngay thẳng và không ưu đãi người thân của mình : 2 con rể của ông đều bị gửi sang chiến trường VN. Hai người con gái của ông ta khóc lóc nức nở và nói về 2 người con rể của ông ta với cách dùng động từ trong thời quá khứ. Ông rất đau lòng vì khi 2 người con gái dùng những động từ trong thời quá khứ, thì có nghiã là các cô ấy coi như chồng của họ đã chết rồi. Ông nói tôi rất xúc động, tôi thông cảm với 2 con gái tôi, nhưng việc công là việc công. Thực là 1 Tổng Thống Mỹ có lòng nhất với Việt Nam Cộng Hòa (nhưng người Việt Nam Cộng Hòa lại thích NIXON, vì ông ấy chống Cộng !! ) ...
Ông gặp nhiều điều không may : sự tấn công cuả các Médias truyền thông của MỸ (tức là do bởi Do Thái), rất nhiều cuộc biểu tình phản chiến ở các nước ÂU MỸ (Do Thái giật dây), Biến Động Miền Trung do Đồng Chí THÍCH TRÍ QUANG(chắc quý vị còn nhớ bức hình Đồng Chí Tổng Thống Thích Trí Quang người mảnh khảnh,ngồi trên xích lô, nét mặt cưng cưng đăng trên trang bià tuần báo TIMES, hay NEWSWEEK ? với tựa đề : người đã làm rung chuyển nước MỸ), với dự định tách rời vùng 1 cuả Tướng NGUYỄN CHÁNH THI, sau đó là những vụ Thuyết Pháp liên tục của Phật Giáo Ấn Quang, sực mùi chống MỸ. (Viết đến đây, tôi không khỏi đau lòng, khi nghĩ tới sự thành công của Thiếu Tướng NGUYỄN CAO KỲ trong vụ đập tan các Biến Động Miền Trung, sau những thất bại của 2, 3 Tướng trước đó. Trong các cuộcTổng Công Kích têt Mậu Thân (1968) của Cộng Sản thì tướng KỲ đích thân chỉ huy các vụ phản công đánh bạt Việt Cộng , vì Tổng Tư Lệnh NGUYỄN VĂN THIỆU đi ăn tết ở MỸ THO. " Ông cao - bồi NGUYỄN CAO Kỳ ", với tính bộc trực, đã nhiều lần phản đối MỸ khi họ đi quá đà, coi thường Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa)...
Như đã viết ở trên : lòng biết ơn là 1 giá trị tinh thần cao qúy, và là căn bản cuả ĐẠO ĐỨC và TÌNH NGƯỜI. Tôi không muốn, và không dám thuyết phục ai về việc này. Riêng cá nhân tôi, tôi hết sức cảm tạ và ghi ơn công của Tổng Thống JOHNSON đã hết lòng chung thủy đối với Việt Nam Cộng Hòa.
4 - Do Thái đã tổ chức rất lâu việc MỸ phải bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.
Tuyên truyền cho dân chúng VN mạnh nhất thời ấy là Đài Phát Thanh. Đối với các sự viện trợ của MỸ, với những phương tiện kỹ thuật và truyền thông tối tân, nhưng Đài Phát Thanh SAIGON lại chỉ nghe được ở SAIGON mà thôi (Lệnh của Bố Mẹ Do Thái).
Khi đơn vị tôi ở HUẾ, tôi không có cách nào nghe được đài SAIGON, vì nó kêu rè rè ... Trái lại , đài HÀNỘI và đài GIẢI PHÓNG của Cộng Sản thì nghe rõ mồn một. Vì thế, đầu năm 1969, tôi được nghe thư chúc Tết của Hồ Chí Minh, với những câu như : Đánh cho MỸ cút, đánh cho NGỤY nhào....
Khi Việt Cộng có AK54, và B40, rất tối tân, quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn xài súng ống thời 1945. Chúng ta rất xa với những phi đạn , phi tiển , missiles USA , súng phóng đạn pháo M72 mà MỸ cung cấp cho Do Thái năm 1973 dùng để tiêu diệt những xe tăng lớn của LIÊN XÔ và tiêu diệt tất cả những hỏa tiễn SAM của LIÊN XÔ (bán cho Ai Cập).
Trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 02 - 1968, dưới quyền chỉ huy tài ba của Tổng Tư Lệnh NGUYỄN VĂN THIỆU, 80% quân lực Việt Nam Cộng Hòa đi phép, kể cả NGUYỄN VĂN THIỆU. Cuộc Tổng Công Kích rất to lớn, xẩy ra ở trên 50 tỉnh và thành phố Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là ở SAIGON và HUẾ (HUẾ bị chiếm trong gần 1 tháng với số nạn nhân 8.000 người và rất nhiều mồ chôn tập thể). Trong khi quân đội VN, theo sự cam kết nghiêm trọng của Việt Cộng và Bắc Việt là ngưng chiến trong 4 ngày Tết, nên có đến 80 % quân đội đi phép, thì không 1 người lính Mỹ nào đi phép.
Nói khác đi, quân đội Mỹ có đầy đủ trong tất cả các căn cứ quân sự Mỹ. Lệnh trên ban xuống : Mỹ không được làm gì cả trong 36 giờ, mặc sức cho lính Việt Cộng tấn công, chiếm đóng như vào chỗ không người. Tại sao là đồng minh với nhau mà lại có cái lệnh kỳ cục, quái đản, ác đức như vậy?
Thiết nghĩ đó là lệnh của Bố Mẹ Do Thái mà quyền hành, trong nhiều trường hợp, đã hơn 1 lần chứng tỏ, còn cao hơn cả quyền hành của Tổng Thống Mỹ. C'était le début de la fin (Đó là thời điểm bắt đầu của sự kết liễu của Việt Nam Cộng Hòa).
Viết đến đây, tôi rớt nước mắt, thương cảm những người chiến binh của Việt Nam Cộng Hòa, những thường dân Việt Nam Cộng Hòa đã bị chết hoặc bị thương nặng do những mánh lới bất nhân, giết người, có tính toán của tập đoàn 15 triệu người Do Thái trên khắp thế giới, áp đặt lên trung tâm quyền lực quân sự Mỹ.
Xin nhắc lại, vũ khí của quân lực Việt Nam Cộng Hòa rất lỗi thời. Phải đợi cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 02 - 1968, và còn phải chờ thêm 3 tháng nữa, những khẩu M16 mới bắt đầu được trao rất từ từ cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nếu quân đội Mỹ can thiệp ngay từ phút đầu tiên thì Việt Cộng làm sao dám "múa gậy vườn hoang" như thế. Không những thế, mệnh lệnh tối cao của quân đội Mỹ ban xuống cho tướng WESTMORELAND là cấm tấn công, mà chỉ được phản ứng tự vệ mà thôi.
Lệnh gì mà kỳ cục thế, nếu không phải là của Bố Mẹ Do Thái ? Bởi lẽ quân đội Mỹ rất tài giỏi, có nhiều vũ khí tối tân và nhiều tướng lãnh tài ba. Mỹ luôn luôn thắng trận. Cái lệnh quái đản ban xuống cho tướng WESTMORELAND như thế, nếu không là áp lực của Lobby Do Thái thì do ai ?
Do Thái nắm hết các Médias truyền thông Âu Mỹ, tổ chức các cuộc xuống đường chống chiến tranh VN... Nhờ vào các cơ quan truyền thông mà Tập đoàn Do Thái làm chủ cổ võ, và xúi dục. Do Thái chịu mọi phí tổn cho rất nhiều cuộc xuống đường ở các nước Âu Mỹ chống lại chiến tranh VN.
Do Thái Henry KISSINGER khuyên NIXON bỏ Việt Nam Cộng Hòa để đi với Trung Cộng. Chính hắn chủ trương cho cuộc gặp gỡ NIXON - MAO TRẠCH ĐÔNG. NIXON đã từng nói với MAO TRẠCH ĐÔNG và CHU ÂN LAI (1972): nếu chúng tôi là bạn của 1 nước CS lớn ở Á CHÂU thì tại sao tôi lại không chấp nhận cho 1 nước CS nhỏ ở Á CHÂU (Việt Cộng). Tuy nhiên, nước chúng tôi là nước dân chủ nên không thể thay đổi ngay tức khắc, hãy để cho chúng tôi chuẩn bị trong 3 năm. Quả nhiên, 3 năm sau, 1975, Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại. Do Thái rất mạnh ở trong Quốc Hội Mỹ, phản chiến và bỏ rơi VN cũng ở Quốc Hội Mỹ.
Trong hành pháp thì Do Thái KISSINGER (mà Tổng Thống CARTER gọi là Tổng Thống Mỹ về ngoại giao, tức là có ý coi xem , nói rằng Tổng Thống Gérald FORD để mặc KISSINGER toàn quyền quyết định những việc ở bên ngoài nước Mỹ, mà quan trọng nhất là VN). Để giữ đúng lời hứa với MAO TRẠCH ĐÔNG cho Việt Nam Cộng Hòa chết vào khoảng 1975, quốc Hội Mỹ do Do Thái nắm quyền, cùng với Hành Pháp Mỹ do tên Do Thái KISSINGER lèo lái lươn lẹo , thủ đoạn nham hiểm , độc ác , thế là Tổng Thống Gérald FORD chuẩn bị bức tử Việt Nam Cộng Hòa....
Ngay từ đầu năm 1974, viện trợ Mỹ về kinh tế cho VNCH bị cắt giảm 1 nửa, viện trợ về quân sự giảm 1 nửa... Đến năm 1975 lại còn cắt giảm nhiều hơn nữa. Tỉnh lỵ PHƯỚC LONG bị Việt Cộng chiếm trọn cuối năm 1974. Tên Do Thái KISSINGER khuyên Tổng Thống FORD cứ mặc kệ cho Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 10-03-1975 mất BAN MÊ THUẬT, tinh thần quân lực Việt Nam Cộng Hòa xuống thấp. Trong lúc nguy khốn, Việt Nam Cộng Hòa xin Mỹ viện trợ gấp 700 triệu USD (món tiền này chỉ là 1 khoản rất nhỏ so với số viện trợ của Mỹ cho Do Thái).
Do Thái bầy mưu để cướp không 700 triệu USD vũ khí, ưu tiên để viện trợ cho VNCH .
Đầu tiên, quốc hội Mỹ chấp thuận 700 triệu USD về viện trợ vũ khí.
Giai đoạn 2, quốc hội Mỹ bloquer (block) ngăn chặn món tiền này với lý do hết sức khốn nạn là : " cho Việt Nam Cộng Hòa bao nhiêu cũng không đủ, vậy giữ lại để tiết kiệm ". Xin nhắc lại, Quốc Hội MỸ chịu ảnh hưởng cuả Do Thái rất nhiều.
Khốn nạn thay quyết định của tập đoàn Do Thái trước 1 đồng minh gặp cơn nguy khốn hiểm nghèo. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa hết sức lo sợ vì tinh thần quân đội xuống thấp, Việt Cộng đã tới tận PHAN RANG, PHAN THIẾT.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, lạy van Mỹ đến mức, nếu Mỹ không cho 700 triệu USD đã tháo khoán thì chỉ xin các ông 1 lời nói trước báo chí để gây lại tinh thần cho quân đội và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa :
" 700 triệu USD về võ khí cho Việt Nam Cộng Hòa sẽ được chấp thuận, nhưng còn phải nghiên cứu thêm vài chi tiết ". Tức là chúng ta chỉ xin Mỹ 1 lời hứa cuội. Quốc Hội MỸ (dưới ảnh hưởng cuả Do Thái) họp báo nói "không có 1 cent ( xu ) cho Việt Nam Cộng Hòa". Đau đớn thay !
Cái bẩn thỉu , độc ác của Do Thái đối với Việt Nam Cộng Hòa ở chỗ là : đối với các nước dân chủ pháp trị, một khi 700 triệu USD võ khí đã được quốc hội tháo khoán thì chính phủ bắt buộc phải chi dùng , nhưng Quốc Hội Mỹ lại cố ý không cho gửi các võ khí đó sang VN, như đã nói ở trên.
Việt Nam Cộng Hòa mất ngày 30 - 04 - 1975.
Ba tháng sau, Lobby Do Thái biết rõ nguyên tắc ấy và quốc hội Mỹ cho Tổng Thống FORD sử dụng 700 triệu USD võ khí, không phải để gửi sang VN, vì Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, mà là để gửi sang cho Do Thái !! Khi ấy, tôi đã sang tới Pháp, và khi đọc những tin này trên báo chí, tôi giận điên người. Lính Mỹ, gỡ các nhãn hiệu gửi sang Việt Nam Cộng Hòa trên các thùng võ khí, sau đó dán lại nhãn hiệu gửi sang ISRAEL. Do Thái không có chiến tranh, và cũng không ở thế cực kỳ nguy hiểm như Việt Nam Cộng Hòa. Có cần nói thêm là cô đào cởi truồng DO THÁI Jane FONDA, là 1 trong nhũng lãnh tụ phản chiến VN rất dữ dội, đã sang tận HÀNỘI để gặp Hồ Chí Minh và tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Việt Cộng. Tên côn đồ Do Thái Henry KISSINGER thường hay nói : Tại sao chúng nó (dân, quân Việt Nam Cộng Hòa ) không chết phứt hết đi cho rồi.
Khi tình hình Việt Nam Cộng Hòa nguy ngập, lúc ấy là 2 giờ sáng ở WASHINGTON, và Tổng Thống FORD còn đang ngủ. Kissinger cho đánh thức Tổng Thống Gerald FORD, còn đang ngái ngủ. Kissinger khuyên Tổng Thống FORD bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Kissinger nói gì mà Tổng Thống FORD chẳng nghe, vì Tổng Thống FORD là 1 con người rất tầm thường. Và MỸ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa như cái giẻ rách.
Độc hại hơn, Kissinger khuyên Tổng Thống FORD bỏ hẳn dự định làm hàng rào an toàn do bởi lính Marines thủy quân lục chiến MỸ cùng với các phương tiện thừa thãi cuả MỸ và cùng với các quân lính còn lại của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ... Con đường hàng rào an toàn ấy sẽ nối liền SAIGON và Vũng Tầu để cho các gia đình Việt Nam Cộng Hòa đi thoát ( tương tự như 1954-1955 , PHÁP giữ 2 thành phố Hànội và Hải Phòng trong 1 năm cho dân chúng Bắc Kỳ Di Cư di chuyển vào Nam VN ) , đi tìm tự do ....
PHÁP, mặc dầu thua to ở ĐIỆN BIÊN PHỦ, và số thương vong cao hơn MỸ, lại eo hẹp rất nhiều về phương tiện, đã cư xử với ĐỒNG MINH VNQG 1 cách rất trung hậu, có tư cách, có phong độ, và có tình. MỸ giầu hơn, mạnh hơn PHÁP rất nhiều, lại dư phương tiện, nhưng tên đồ tể Henry KISSINGER vâng lời TẬP ĐOÀN 15 triệu người DoThái, khuyên Tổng Thống FORD vứt bỏ ngay Việt Nam Cộng Hòa, không thương tiếc !!!!
Côn đồ Do Thái KISSINGER khuyên Tổng Thống FORD tài tình đến nỗi, mấy ngày trước khi SAIGON bị mất, bị thất thủ Tổng Thống FORD - trả lời 1 cuộc phỏng vấn cuả mấy ký giả trên đường đi đánh Tennis về thái độ và quyết định cuả Tổng Thống trước tình hình Việt Nam Cộng Hòa đang sụp đổ - thì FORD trả lời dứt khoát, không cần suy nghĩ : "Xin các ông tránh ra, để cho tôi đi đánh Tennis cho kịp giờ " !!! Thật là khốn nạn thay !!!
Trong khi đó, bên kia bờ Thái Bình Dương, hàng trăm ngàn gia đình, hàng triệu người Việt Nam Cộng Hòa đang than khóc, đang lo lắng , âu sầu ......
Tập Đoàn Do Thái đã thành công rực rỡ, vẻ vang (trên hàng triệu người bị chết) vì tài ba, nhưng không có đức độ của họ. Nạn nhân là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhân dân Việt Nam Cộng Hòa, QUÂN LỰC MỸ, các Phi Công MỸ, và QUÂN LỰC của các nước Đồng Minh.... Tuy nhiên, đối với bọn họ thì đấy chỉ là những con số, không lấy gì làm quan trọng, làm mủi lòng tiếc thương của họ . Họ dửng dưng không cần biết , không thèm để ý , không thèm quan tâm .... Họ đã trở thành thú vật vô lương tri !!!!
Vấn đề chính yếu :
1- Tập đoàn Do Thái mạnh, ISRAEL bình an, MỸ phải viện trợ cho Do Thái(hàng chục tỷ Đôla Billions USD mỗi năm, trực tiếp và gián tiếp, với tiền đóng thuế cuả dân chúng MỸ)....
2- Quốc Hội MỸ theo Do Thái, và các chính khách MỸ, CỘNG HOÀ hay DÂN CHỦ đều đặt quyền lợi Tối Cao của Do Thái trước quyền lợi tối cao của MỸ, ngay cả trong trường hợp đi ngược lại quyền lợi cuả MỸ. (Tôi được đọc nhiều tài liệu liên quan đến thái độ Phản Quốc, phục vụ ngoại bang cuả các chính khách MỸ. Xin Quý Vị ở MỸ kiểm chứng, có lẽ sẽ dễ dàng hơn) ... Họ chạy theo và phục tùng các tư bản Do Thái vì các tên tư bản nầy đã bỏ tiền của ra ủng hộ , giúp đỡ và nuôi dưỡng họ .... Tất cả chỉ vì tiền của và vật chất của các tài phiệt Do Thái . Họ chỉ biết Tiền mà thôi .
Còn nhiều chi tiết nữa, nhưng thư đã quá dài, viết thêm chỉ thêm đau lòng cho dân chúng và các quân nhân hào hùng của Việt Nam Cộng Hòa ........
** Hiện nay có một số tác giả Việt Nam đã viết rằng chính tên đồ tể Henry
Kissinger và Tập Đoàn Tài phiệt Do Thái đã chủ mưu cố tình sát hại , giết
chết các anh em gia đình Tổng Thống Kennedy của Mỹ để bịt miệng và tiêu diệt nhân chứng đã biết rõ về các âm mưu gian ác của bọn họ , và dĩ nhiên
cũng do chính bọn ác ôn côn đồ nầy đã chủ mưu đảo chính giết chết gia
đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm của VNCH và cũng chính bọn sát nhân nầy
đã chủ mưu mọi điều để giết chết nền Đệ Nhị Cộng Hòa và quân dân cán chánh của Miền Nam Tự Do và để cho Cộng Sản Bắc Việt nhào vào đánh
cướp chiếm lấy , cai trị , thống trị toàn thể Việt Nam dưới sự cai quản và chỉ huy toàn diện về mọi điều , mọi sự của đế quốc Cộng Sản Trung quốc !!!!!.
https://vulep-books-links.blogspot.com/2015/08/su-tan-oc-cua-henry-kissinger-oi-voi.html
Sự tàn độc của HENRY KISSINGER đối với VNCH Trước 1975 ....KISSINGER, TÊN TÔI ÁC ĐỐI VNCH
TƯỚNG WESTMORELAND XIN LỖI CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH
TƯỚNG WESTMORELAND XIN LỖI CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH
VƯƠNG VẤN - BUỒN BUỒN - XÓT XA !..
37 năm biệt xứ - Thân tàn xứ người - Nên nỗi đoạn trường
Tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam:
"Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa."
"Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn."
(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)
Thưa Thống tướng, ông không có lỗi gì cả! QLVNCH và United States Armed Forces không thua tại Việt Nam! Nhưng "chúng ta" đã thua tại ngay thủ đô Washington DC của Ông, trong những gian phòng máy lạnh của Quốc Hội, tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Ðài!.
Nếu có ai đã đổ lỗi thất trận cho Ông, kẻ đó không hiểu được cái nguyên tắc cao đẹp trong nền chánh trị dân chủ của nước Ông, đó là nguyên tắc "DÂN SỰ CHỈ HUY QUÂN SỰ". Ở nước Ông, không có mấy người trước khi thành những ông thượng nghị sĩ, dân biểu khả kính, những ông tổng thống kiêm luôn tổng tư lịnh quân đội, những ông bộ trưởng quốc phòng của một quốc gia với võ khí tận răng mà đã biết bóp cò súng hay dã từng mang trên lưng chiếc ba lô quân hành, đừng nói là đã trải qua một đời binh nghiệp, đeo trên cổ áo bốn ngôi sao bạc lấp lánh như Ông. Nghề nghiệp chuyên môn của họ là lái buôn dầu hỏa, ô tô, súng đạn v..v... Những con người đó chắc chắn chưa từng đọc qua một trang sách nào của Karl von Clausewitz hay Tôn Tử. Thậm chí có người từng "trốn quân dịch". Nhưng họ là những người đại diện chân chánh cho quyền lực và quyền lợi của nước Mỹ. Họ đã trói tay chân Ông, ngay cả có thể lột xuống các ngôi sao trên cổ áo Ông. Họ muốn thắng theo kiểu Lã Bất Vi, trong khi Ông muốn thắng như một Alexandre Ðại Ðế. Nếu đàn anh Mac Arthur của Ông không bị mấy ông trói gà không chặt lột lon (5 ngôi sao!) thì đâu có cái hiểm họa Trung Cộng cho nước Ông, cho thế giới, và cho nước Việt Nam chúng tôi như ngày hôm nay. Cái "United States Armed Forces" của Ông mới quả thật là một "Quân Ðội Nhân Dân"! Vì khi các nhà lãnh đạo của Ông nhân danh Hoa Kỳ chơi game "cuộc chiến không muốn thắng" thì mười anh hùng như Ông cũng đành xếp giáp, pótay.com!
Ông đừng buồn! Cũng đừng xin lỗi chúng tôi! Chúng ta đều cùng là những con dê tế thần, bị trói tay lẫn chân, và bị đâm những nhát dao chí tử bởi người chủ biển lận. Chúng tôi cám ơn Ông. Bởi vì ít ra Ông cũng còn một chút tình mà chúng tôi gọi là "huynh đệ chi binh", không như những người gọi là "bạn" đồng minh của chúng tôi đã tháo chạy.
Trân trọng chào kính!
TQT, Germany
Lời Tạ Lỗi của Tướng Westmoreland
Chào Vĩnh Biệt Đại Tướng Westmoreland
Ngày 18 tháng 7 năm 2005, qua hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, chúng tôi đã nhận được hung tin Cựu Đại Tướng William Childs Westmoreland, Cựu Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh tại Việt Nam đã qua đời vì tuổi già tại tiểu bang South Carolina, hưởng thọ 91 tuổi.
Đại Tướng Westmoreland được bổ nhiệm đến Việt Nam trong chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh vào giữa thập niên 60 trong lúc tình hình chiến cuộc Việt Nam đang trong thời kỳ sôi bỏng nhất. Ông đã thực hiện những quyết định mạnh mẽ vào thời gian đó để cố gắng giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng quân sự trong giai đoạn ngắn. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông đã bị ngăn cản bởi những quyết định chính trị từ Washington D.C. Sau cùng, ông đã được thuyên chuyển ra khỏi Việt Nam về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ với chức vụ cuối cùng là Tham Mưu Trưởng Lục Quân trước ngày giải ngũ.
Nhận định về cuộc chiến tại Việt Nam, Đại Tướng Westmoreland vẫn luôn khẳng định là, "Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa."
Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, "Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn." (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)
Cả hội trường New Orleans Convention Center gồm hàng ngàn cựu quân nhân Việt-Mỹ và gia đình đã ôm choàng lấy nhau mắt lệ nghẹn ngào vì lời xin lỗi đầy tình huynh đệ chi binh của Đại Tướng Westmoreland. Ngay lúc đó từ hàng ghế danh dự, chúng tôi đã bước ngay đến vị trí của diễn đàn, đứng trong thế nghiêm, chào tay để cám ơn Đại Tướng Westmoreland, một vị tướng lãnh đạo đức và là một người bạn đồng minh khả kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến giờ lâm chung.
Mùa hè năm 1987, chúng tôi đã được vinh dự đón nhận trọng trách của Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại thành phố New Orleans, Louisiana. Chúng tôi đã đạt thư mời Đại Tướng và Bà Westmoreland cùng nhiều tướng lãnh Việt-Mỹ khác về tham dự buổi lễ. Nhiều tướng lãnh Việt-Mỹ đã nhận lời tham dự, ngược lại một số cựu tướng lãnh V.N.C.H. khác đã viện nhiều lý do khác nhau từ chối không tham dự. Sự hiện diện của Đại Tướng Westmoreland đối với Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực V.N.C.H. năm 1987 đã nói lên sự ngưỡng mộ của cá nhân ông đối với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực V.N.C.H. trong suốt cuộc chiến. Trong những cuộc mạn đàm thân mật với Đại Tướng và Bà Westmoreland sau đó, Đại Tướng đã bày tỏ sự bất đồng về đường lối chánh trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ; đồng thời ông cũng bùi ngùi nhắc đến thời gian phục vụ của ông tại Việt Nam, những người bạn đồng minh còn lại tại Sài Gòn, cũng như sự bức tử Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Tư năm 1975.
Vào giữa thập niên 90 qua lời mời của một hệ thống truyền hình Hoa Kỳ để đến Hà Nội tham dự một cuộc đàm thoại trực tiếp truyền hình cùng với Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và hai cựu tướng lãnh Cộng sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng, Đại Tướng Westmoreland đã mạnh mẽ bác bỏ lời mời này. Một trong những lý do là vì Đại Tướng Westmoreland không muốn làm buồn lòng những người bạn Việt Nam Cộng Hòa.
Chúng tôi rất xúc động vì sự ra đi đột ngột của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Được vinh dự tiếp xúc nhiều lần với Đại Tướng và Bà "Kitsy" Westmoreland sau năm 1975, tôi rất khâm phục khí phách và cá tánh trung thành của Đại Tướng. Đại Tướng Westmoreland rất cởi mở và thành thật. Nhân dịp sinh nhật 80 tuổi của Đại Tướng vào năm 1994, chúng tôi cùng một số anh em cựu quân nhân Q.L.V.N.C.H. được vinh dự tham dự lễ sinh nhật của Đại Tướng Westmoreland và tái ngộ với ông tại Long Beach, California. Đại Tướng Westmoreland đã lộ vẻ hớn hở ra mặt mỗi khi có dịp tiếp xúc với anh em cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
Theo tin tức từ gia đình Đại Tướng Westmoreland, chúng tôi được biết là tang lễ của Đại Tướng sẽ được cử hành vào ngày Thứ Hai 25 tháng 7 năm 2005 tại trường Đại Học Quân Sự West Point, nơi mà Đại Tướng đã tốt nghiệp sĩ quan và khởi sự đời binh nghiệp. Linh cửu của Đại Tướng Westmoreland sẽ được mai táng theo lễ nghi quân cách trong khuôn viên trường Đại Học Quân Sự West Point bên cạnh những danh tướng khác của Hoa Kỳ như Cố Thống Tướng MacArthur, Cố Đại Tướng Patton, v.v...
Một cuộc chiến đã tàn, một đời binh nghiệp đã qua đi, một trang sử được lật qua với bao nhiêu kỷ niệm thời chiến tranh và hậu chiến Việt Nam với Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland. Việt Nam Cộng Hòa đã mất đi một người bạn đồng hành, một chiến sĩ tự do và một đồng minh trung thành đáng mến.
Chúng tôi xin thành kính nghiêng mình trước sự ra đi đau buồn của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Nguyện xin cho linh hồn Đại Tướng được yên nghỉ cùng những chiến hữu tự do đã ra đi trước ông và ước mong rằng cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ không bao giờ quên một người bạn trung kiên, một cựu tướng lãnh chỉ huy can trường trước mọi áp lực chính trị, một chiến sĩ tự do vẫn luôn đứng về phía chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa như Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland.
Xin chào vĩnh biệt Đại Tướng.
*Chú Thích: Trích từ Việt Báo ngày thú năm 7/21/05.
edited by Hieunguyen11 on 4/28/2012
Được đăng bởi Mai Nguyễn Huỳnh St.8872
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/10/song-e-chien-tranh-chet-
Xin mời xem thêm: TƯỚNG WESTMORELAND XIN LỖI CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCHVƯƠNG VẤN - BUỒN BUỒN - XÓT XA !..37 năm biệt xứ - Thân tàn xứ người - Nên nỗi đoạn trườngTôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam:"Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.""Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn."(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)Thưa Thống tướng, ông không có lỗi gì cả! QLVNCH và United States Armed Forces không thua tại Việt Nam! Nhưng "chúng ta" đã thua tại ngay thủ đô Washington DC của Ông, trong những gian phòng máy lạnh của Quốc Hội, tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Ðài!.Nếu có ai đã đổ lỗi thất trận cho Ông, kẻ đó không hiểu được cái nguyên tắc cao đẹp trong nền chánh trị dân chủ của nước Ông, đó là nguyên tắc "DÂN SỰ CHỈ HUY QUÂN SỰ". Ở nước Ông, không có mấy người trước khi thành những ông thượng nghị sĩ, dân biểu khả kính, những ông tổng thống kiêm luôn tổng tư lịnh quân đội, những ông bộ trưởng quốc phòng của một quốc gia với võ khí tận răng mà đã biết bóp cò súng hay dã từng mang trên lưng chiếc ba lô quân hành, đừng nói là đã trải qua một đời binh nghiệp, đeo trên cổ áo bốn ngôi sao bạc lấp lánh như Ông. Nghề nghiệp chuyên môn của họ là lái buôn dầu hỏa, ô tô, súng đạn v..v... Những con người đó chắc chắn chưa từng đọc qua một trang sách nào của Karl von Clausewitz hay Tôn Tử. Thậm chí có người từng "trốn quân dịch". Nhưng họ là những người đại diện chân chánh cho quyền lực và quyền lợi của nước Mỹ. Họ đã trói tay chân Ông, ngay cả có thể lột xuống các ngôi sao trên cổ áo Ông. Họ muốn thắng theo kiểu Lã Bất Vi, trong khi Ông muốn thắng như một Alexandre Ðại Ðế. Nếu đàn anh Mac Arthur của Ông không bị mấy ông trói gà không chặt lột lon (5 ngôi sao!) thì đâu có cái hiểm họa Trung Cộng cho nước Ông, cho thế giới, và cho nước Việt Nam chúng tôi như ngày hôm nay. Cái "United States Armed Forces" của Ông mới quả thật là một "Quân Ðội Nhân Dân"! Vì khi các nhà lãnh đạo của Ông nhân danh Hoa Kỳ chơi game "cuộc chiến không muốn thắng" thì mười anh hùng như Ông cũng đành xếp giáp, pótay.com!Ông đừng buồn! Cũng đừng xin lỗi chúng tôi! Chúng ta đều cùng là những con dê tế thần, bị trói tay lẫn chân, và bị đâm những nhát dao chí tử bởi người chủ biển lận. Chúng tôi cám ơn Ông. Bởi vì ít ra Ông cũng còn một chút tình mà chúng tôi gọi là "huynh đệ chi binh", không như những người gọi là "bạn" đồng minh của chúng tôi đã tháo chạy.Trân trọng chào kính!TQT, GermanyLời Tạ Lỗi của Tướng WestmorelandChào Vĩnh Biệt Đại Tướng WestmorelandNgày 18 tháng 7 năm 2005, qua hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, chúng tôi đã nhận được hung tin Cựu Đại Tướng William Childs Westmoreland, Cựu Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh tại Việt Nam đã qua đời vì tuổi già tại tiểu bang South Carolina, hưởng thọ 91 tuổi.Đại Tướng Westmoreland được bổ nhiệm đến Việt Nam trong chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh vào giữa thập niên 60 trong lúc tình hình chiến cuộc Việt Nam đang trong thời kỳ sôi bỏng nhất. Ông đã thực hiện những quyết định mạnh mẽ vào thời gian đó để cố gắng giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng quân sự trong giai đoạn ngắn. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông đã bị ngăn cản bởi những quyết định chính trị từ Washington D.C. Sau cùng, ông đã được thuyên chuyển ra khỏi Việt Nam về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ với chức vụ cuối cùng là Tham Mưu Trưởng Lục Quân trước ngày giải ngũ.Nhận định về cuộc chiến tại Việt Nam, Đại Tướng Westmoreland vẫn luôn khẳng định là, "Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa."Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, "Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn." (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)Cả hội trường New Orleans Convention Center gồm hàng ngàn cựu quân nhân Việt-Mỹ và gia đình đã ôm choàng lấy nhau mắt lệ nghẹn ngào vì lời xin lỗi đầy tình huynh đệ chi binh của Đại Tướng Westmoreland. Ngay lúc đó từ hàng ghế danh dự, chúng tôi đã bước ngay đến vị trí của diễn đàn, đứng trong thế nghiêm, chào tay để cám ơn Đại Tướng Westmoreland, một vị tướng lãnh đạo đức và là một người bạn đồng minh khả kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến giờ lâm chung.Mùa hè năm 1987, chúng tôi đã được vinh dự đón nhận trọng trách của Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại thành phố New Orleans, Louisiana. Chúng tôi đã đạt thư mời Đại Tướng và Bà Westmoreland cùng nhiều tướng lãnh Việt-Mỹ khác về tham dự buổi lễ. Nhiều tướng lãnh Việt-Mỹ đã nhận lời tham dự, ngược lại một số cựu tướng lãnh V.N.C.H. khác đã viện nhiều lý do khác nhau từ chối không tham dự. Sự hiện diện của Đại Tướng Westmoreland đối với Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực V.N.C.H. năm 1987 đã nói lên sự ngưỡng mộ của cá nhân ông đối với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực V.N.C.H. trong suốt cuộc chiến. Trong những cuộc mạn đàm thân mật với Đại Tướng và Bà Westmoreland sau đó, Đại Tướng đã bày tỏ sự bất đồng về đường lối chánh trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ; đồng thời ông cũng bùi ngùi nhắc đến thời gian phục vụ của ông tại Việt Nam, những người bạn đồng minh còn lại tại Sài Gòn, cũng như sự bức tử Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Tư năm 1975.Vào giữa thập niên 90 qua lời mời của một hệ thống truyền hình Hoa Kỳ để đến Hà Nội tham dự một cuộc đàm thoại trực tiếp truyền hình cùng với Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và hai cựu tướng lãnh Cộng sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng, Đại Tướng Westmoreland đã mạnh mẽ bác bỏ lời mời này. Một trong những lý do là vì Đại Tướng Westmoreland không muốn làm buồn lòng những người bạn Việt Nam Cộng Hòa.Chúng tôi rất xúc động vì sự ra đi đột ngột của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Được vinh dự tiếp xúc nhiều lần với Đại Tướng và Bà "Kitsy" Westmoreland sau năm 1975, tôi rất khâm phục khí phách và cá tánh trung thành của Đại Tướng. Đại Tướng Westmoreland rất cởi mở và thành thật. Nhân dịp sinh nhật 80 tuổi của Đại Tướng vào năm 1994, chúng tôi cùng một số anh em cựu quân nhân Q.L.V.N.C.H. được vinh dự tham dự lễ sinh nhật của Đại Tướng Westmoreland và tái ngộ với ông tại Long Beach, California. Đại Tướng Westmoreland đã lộ vẻ hớn hở ra mặt mỗi khi có dịp tiếp xúc với anh em cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.Theo tin tức từ gia đình Đại Tướng Westmoreland, chúng tôi được biết là tang lễ của Đại Tướng sẽ được cử hành vào ngày Thứ Hai 25 tháng 7 năm 2005 tại trường Đại Học Quân Sự West Point, nơi mà Đại Tướng đã tốt nghiệp sĩ quan và khởi sự đời binh nghiệp. Linh cửu của Đại Tướng Westmoreland sẽ được mai táng theo lễ nghi quân cách trong khuôn viên trường Đại Học Quân Sự West Point bên cạnh những danh tướng khác của Hoa Kỳ như Cố Thống Tướng MacArthur, Cố Đại Tướng Patton, v.v...Một cuộc chiến đã tàn, một đời binh nghiệp đã qua đi, một trang sử được lật qua với bao nhiêu kỷ niệm thời chiến tranh và hậu chiến Việt Nam với Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland. Việt Nam Cộng Hòa đã mất đi một người bạn đồng hành, một chiến sĩ tự do và một đồng minh trung thành đáng mến.Chúng tôi xin thành kính nghiêng mình trước sự ra đi đau buồn của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Nguyện xin cho linh hồn Đại Tướng được yên nghỉ cùng những chiến hữu tự do đã ra đi trước ông và ước mong rằng cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ không bao giờ quên một người bạn trung kiên, một cựu tướng lãnh chỉ huy can trường trước mọi áp lực chính trị, một chiến sĩ tự do vẫn luôn đứng về phía chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa như Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland.Xin chào vĩnh biệt Đại Tướng.*Chú Thích: Trích từ Việt Báo ngày thú năm 7/21/05.edited by Hieunguyen11 on 4/28/2012Được đăng bởi Mai Nguyễn Huỳnh St.8872http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/10/song-e-chien-tranh-chet-cho-hoa-binh-21b.html+101 TƯỚNG WESTMORELAND XIN LỖI CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCHVƯƠNG VẤN - BUỒN BUỒN - XÓT XA !..37 năm biệt xứ - Thân tàn xứ người - Nên nỗi đoạn trườngTôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam:"Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.""Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn."(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)Thưa Thống tướng, ông không có lỗi gì cả! QLVNCH và United States Armed Forces không thua tại Việt Nam! Nhưng "chúng ta" đã thua tại ngay thủ đô Washington DC của Ông, trong những gian phòng máy lạnh của Quốc Hội, tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Ðài!.Nếu có ai đã đổ lỗi thất trận cho Ông, kẻ đó không hiểu được cái nguyên tắc cao đẹp trong nền chánh trị dân chủ của nước Ông, đó là nguyên tắc "DÂN SỰ CHỈ HUY QUÂN SỰ". Ở nước Ông, không có mấy người trước khi thành những ông thượng nghị sĩ, dân biểu khả kính, những ông tổng thống kiêm luôn tổng tư lịnh quân đội, những ông bộ trưởng quốc phòng của một quốc gia với võ khí tận răng mà đã biết bóp cò súng hay dã từng mang trên lưng chiếc ba lô quân hành, đừng nói là đã trải qua một đời binh nghiệp, đeo trên cổ áo bốn ngôi sao bạc lấp lánh như Ông. Nghề nghiệp chuyên môn của họ là lái buôn dầu hỏa, ô tô, súng đạn v..v... Những con người đó chắc chắn chưa từng đọc qua một trang sách nào của Karl von Clausewitz hay Tôn Tử. Thậm chí có người từng "trốn quân dịch". Nhưng họ là những người đại diện chân chánh cho quyền lực và quyền lợi của nước Mỹ. Họ đã trói tay chân Ông, ngay cả có thể lột xuống các ngôi sao trên cổ áo Ông. Họ muốn thắng theo kiểu Lã Bất Vi, trong khi Ông muốn thắng như một Alexandre Ðại Ðế. Nếu đàn anh Mac Arthur của Ông không bị mấy ông trói gà không chặt lột lon (5 ngôi sao!) thì đâu có cái hiểm họa Trung Cộng cho nước Ông, cho thế giới, và cho nước Việt Nam chúng tôi như ngày hôm nay. Cái "United States Armed Forces" của Ông mới quả thật là một "Quân Ðội Nhân Dân"! Vì khi các nhà lãnh đạo của Ông nhân danh Hoa Kỳ chơi game "cuộc chiến không muốn thắng" thì mười anh hùng như Ông cũng đành xếp giáp, pótay.com!Ông đừng buồn! Cũng đừng xin lỗi chúng tôi! Chúng ta đều cùng là những con dê tế thần, bị trói tay lẫn chân, và bị đâm những nhát dao chí tử bởi người chủ biển lận. Chúng tôi cám ơn Ông. Bởi vì ít ra Ông cũng còn một chút tình mà chúng tôi gọi là "huynh đệ chi binh", không như những người gọi là "bạn" đồng minh của chúng tôi đã tháo chạy.Trân trọng chào kính!TQT, GermanyLời Tạ Lỗi của Tướng WestmorelandChào Vĩnh Biệt Đại Tướng WestmorelandNgày 18 tháng 7 năm 2005, qua hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, chúng tôi đã nhận được hung tin Cựu Đại Tướng William Childs Westmoreland, Cựu Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh tại Việt Nam đã qua đời vì tuổi già tại tiểu bang South Carolina, hưởng thọ 91 tuổi.Đại Tướng Westmoreland được bổ nhiệm đến Việt Nam trong chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh vào giữa thập niên 60 trong lúc tình hình chiến cuộc Việt Nam đang trong thời kỳ sôi bỏng nhất. Ông đã thực hiện những quyết định mạnh mẽ vào thời gian đó để cố gắng giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng quân sự trong giai đoạn ngắn. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông đã bị ngăn cản bởi những quyết định chính trị từ Washington D.C. Sau cùng, ông đã được thuyên chuyển ra khỏi Việt Nam về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ với chức vụ cuối cùng là Tham Mưu Trưởng Lục Quân trước ngày giải ngũ.Nhận định về cuộc chiến tại Việt Nam, Đại Tướng Westmoreland vẫn luôn khẳng định là, "Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa."Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, "Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn." (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)Cả hội trường New Orleans Convention Center gồm hàng ngàn cựu quân nhân Việt-Mỹ và gia đình đã ôm choàng lấy nhau mắt lệ nghẹn ngào vì lời xin lỗi đầy tình huynh đệ chi binh của Đại Tướng Westmoreland. Ngay lúc đó từ hàng ghế danh dự, chúng tôi đã bước ngay đến vị trí của diễn đàn, đứng trong thế nghiêm, chào tay để cám ơn Đại Tướng Westmoreland, một vị tướng lãnh đạo đức và là một người bạn đồng minh khả kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến giờ lâm chung.Mùa hè năm 1987, chúng tôi đã được vinh dự đón nhận trọng trách của Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại thành phố New Orleans, Louisiana. Chúng tôi đã đạt thư mời Đại Tướng và Bà Westmoreland cùng nhiều tướng lãnh Việt-Mỹ khác về tham dự buổi lễ. Nhiều tướng lãnh Việt-Mỹ đã nhận lời tham dự, ngược lại một số cựu tướng lãnh V.N.C.H. khác đã viện nhiều lý do khác nhau từ chối không tham dự. Sự hiện diện của Đại Tướng Westmoreland đối với Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực V.N.C.H. năm 1987 đã nói lên sự ngưỡng mộ của cá nhân ông đối với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực V.N.C.H. trong suốt cuộc chiến. Trong những cuộc mạn đàm thân mật với Đại Tướng và Bà Westmoreland sau đó, Đại Tướng đã bày tỏ sự bất đồng về đường lối chánh trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ; đồng thời ông cũng bùi ngùi nhắc đến thời gian phục vụ của ông tại Việt Nam, những người bạn đồng minh còn lại tại Sài Gòn, cũng như sự bức tử Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Tư năm 1975.Vào giữa thập niên 90 qua lời mời của một hệ thống truyền hình Hoa Kỳ để đến Hà Nội tham dự một cuộc đàm thoại trực tiếp truyền hình cùng với Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và hai cựu tướng lãnh Cộng sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng, Đại Tướng Westmoreland đã mạnh mẽ bác bỏ lời mời này. Một trong những lý do là vì Đại Tướng Westmoreland không muốn làm buồn lòng những người bạn Việt Nam Cộng Hòa.Chúng tôi rất xúc động vì sự ra đi đột ngột của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Được vinh dự tiếp xúc nhiều lần với Đại Tướng và Bà "Kitsy" Westmoreland sau năm 1975, tôi rất khâm phục khí phách và cá tánh trung thành của Đại Tướng. Đại Tướng Westmoreland rất cởi mở và thành thật. Nhân dịp sinh nhật 80 tuổi của Đại Tướng vào năm 1994, chúng tôi cùng một số anh em cựu quân nhân Q.L.V.N.C.H. được vinh dự tham dự lễ sinh nhật của Đại Tướng Westmoreland và tái ngộ với ông tại Long Beach, California. Đại Tướng Westmoreland đã lộ vẻ hớn hở ra mặt mỗi khi có dịp tiếp xúc với anh em cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.Theo tin tức từ gia đình Đại Tướng Westmoreland, chúng tôi được biết là tang lễ của Đại Tướng sẽ được cử hành vào ngày Thứ Hai 25 tháng 7 năm 2005 tại trường Đại Học Quân Sự West Point, nơi mà Đại Tướng đã tốt nghiệp sĩ quan và khởi sự đời binh nghiệp. Linh cửu của Đại Tướng Westmoreland sẽ được mai táng theo lễ nghi quân cách trong khuôn viên trường Đại Học Quân Sự West Point bên cạnh những danh tướng khác của Hoa Kỳ như Cố Thống Tướng MacArthur, Cố Đại Tướng Patton, v.v...Một cuộc chiến đã tàn, một đời binh nghiệp đã qua đi, một trang sử được lật qua với bao nhiêu kỷ niệm thời chiến tranh và hậu chiến Việt Nam với Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland. Việt Nam Cộng Hòa đã mất đi một người bạn đồng hành, một chiến sĩ tự do và một đồng minh trung thành đáng mến.Chúng tôi xin thành kính nghiêng mình trước sự ra đi đau buồn của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Nguyện xin cho linh hồn Đại Tướng được yên nghỉ cùng những chiến hữu tự do đã ra đi trước ông và ước mong rằng cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ không bao giờ quên một người bạn trung kiên, một cựu tướng lãnh chỉ huy can trường trước mọi áp lực chính trị, một chiến sĩ tự do vẫn luôn đứng về phía chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa như Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland.Xin chào vĩnh biệt Đại Tướng.*Chú Thích: Trích từ Việt Báo ngày thú năm 7/21/05.edited by Hieunguyen11 on 4/28/2012Được đăng bởi Mai Nguyễn Huỳnh St.8872http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/10/song-e-chien-tranh-chet-cho-hoa-binh-21b.html+101
Chỉ Còn Là Quê Hương
Huỳnh-Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh
Chỉ còn là quê hương>>>!!
Quê hương tôi là chuổi ngày chinh chiến,
Tiếng bomb rền ru hát suốt canh đêm,
Ru con chiếc bóng chờ bên song cữa,
Đèn tàn hiu hắt mỏi bóng chinh nhân,
Khuất nẽo chiều hôm át tiếng bomb rền,
Con thơ mẹ yếu quê nhà xế bóng,
Hỏa châu soi bóng đất mẹ lối về,;
Đường hành quân vạn lối biết về đâu,
Đường về quê cũ hảo châu mờ lệ,
Chỉ là ảo mộng, còn là quê hương,
Tiếng bomb rền ru hát suốt canh đêm,
Ru con chiếc bóng chờ bên song cữa,
Đèn tàn hiu hắt mỏi bóng chinh nhân,
Khuất nẽo chiều hôm át tiếng bomb rền,
Con thơ mẹ yếu quê nhà xế bóng,
Hỏa châu soi bóng đất mẹ lối về,;
Đường hành quân vạn lối biết về đâu,
Đường về quê cũ hảo châu mờ lệ,
Chỉ là ảo mộng, còn là quê hương,
xox
Chinh chiến tàn rồi gió bụi chiến tranh,
Nắng nhạt hồng phai kiếp sống mông manh,
Lối xưa nhà cũ nay đâu còn nữa,
Mộng hồn non nước thôi phải tan tành,
Quê hương réo gọi vào đời chinh chiến
Cho Tự-Do nhưng ước vọng không thành,
Cong nòng súng gẩy dập vùi chiến đấu,
Tự Do gẩy cánh ta chết không đành,
Nữa hồn chinh chiến đi vào cải tạo,
Nữa mãnh sơn hà tan tác biển khơi;...
Nắng nhạt hồng phai kiếp sống mông manh,
Lối xưa nhà cũ nay đâu còn nữa,
Mộng hồn non nước thôi phải tan tành,
Quê hương réo gọi vào đời chinh chiến
Cho Tự-Do nhưng ước vọng không thành,
Cong nòng súng gẩy dập vùi chiến đấu,
Tự Do gẩy cánh ta chết không đành,
Nữa hồn chinh chiến đi vào cải tạo,
Nữa mãnh sơn hà tan tác biển khơi;...
xox
Bao rừng cay đắng sau hồi chinh chiến,
Bỏ lại quê này mãnh vở quê hương,
"Giải phóng Tụ-do", do tự mình chọn,
Một đời Xã Nghĩa trên cả Tự-Do,
Sáng khoai chiều sắn thỏa đời khát vọng,
Dân chủ bình quyền gái điếm tự do,
Bán thân chuộc đất lấy chồng xứ lạ,
Báo hiếu kiểu nầy nhục quốc vong gia,
"Giải phóng dục tình" nữ lưu Xã Nghĩa,
Còn gì;?...đâu nữa...chỉ là quê hương,
Bỏ lại quê này mãnh vở quê hương,
"Giải phóng Tụ-do", do tự mình chọn,
Một đời Xã Nghĩa trên cả Tự-Do,
Sáng khoai chiều sắn thỏa đời khát vọng,
Dân chủ bình quyền gái điếm tự do,
Bán thân chuộc đất lấy chồng xứ lạ,
Báo hiếu kiểu nầy nhục quốc vong gia,
"Giải phóng dục tình" nữ lưu Xã Nghĩa,
Còn gì;?...đâu nữa...chỉ là quê hương,
xox
Vì đời mà thương;... đem thân chiến đấu;...
Thất bại rồi...sao nỡ lòng nào quên…?
Quên chi những đêm nồng an giấc ngủ,
Mặc cho sương gió dạn dày chinh nhân.
Ơn anh đó tháng ngày trong lao cải,
Mai này rảnh nợ cho em lấy chồng,
"Tiếc hạnh bất phong" lấy chồng Bắc Bộ
Một đời "giải phóng" của tiền tự do,
Nữ lưu bất hạnh một thời mất nước;?...
Còn lại gì; một chút cho quê hương,
Thất bại rồi...sao nỡ lòng nào quên…?
Quên chi những đêm nồng an giấc ngủ,
Mặc cho sương gió dạn dày chinh nhân.
Ơn anh đó tháng ngày trong lao cải,
Mai này rảnh nợ cho em lấy chồng,
"Tiếc hạnh bất phong" lấy chồng Bắc Bộ
Một đời "giải phóng" của tiền tự do,
Nữ lưu bất hạnh một thời mất nước;?...
Còn lại gì; một chút cho quê hương,
xox
Chuông chùa thúc giục tuần hành phật tử,
Đem Phật xuống đường cản lối Tự Do,
Kẽng nhà thờ;...Linh Mục đi hốt rác,
Xôn xao báo chí rũ nhau ăn mày,
Sinh viên trí thức những đêm không ngủ,
Mất Tự Do rồi, có mất quê hương;???...
Giật mình chợt tỉnh "Chân Trời Đỏ" máu,
Đêm dài;...cảnh tỉnh điểm tiếng chuông chúa,
Sáng mai héo hắc;... chuông nhà thờ đổ,
Đỏ cả sao trời;...đỏ cả quê hương,
Đem Phật xuống đường cản lối Tự Do,
Kẽng nhà thờ;...Linh Mục đi hốt rác,
Xôn xao báo chí rũ nhau ăn mày,
Sinh viên trí thức những đêm không ngủ,
Mất Tự Do rồi, có mất quê hương;???...
Giật mình chợt tỉnh "Chân Trời Đỏ" máu,
Đêm dài;...cảnh tỉnh điểm tiếng chuông chúa,
Sáng mai héo hắc;... chuông nhà thờ đổ,
Đỏ cả sao trời;...đỏ cả quê hương,
xox
Trời sao lấp lánh thiên đường Xã Nghĩa,
Dưới trời lệ đổ "ngục đàng'Tự DO,
Con anh quốc tế làm tròn nghĩa vụ,
Cháu anh trả nợ xung phong núi rừng,
Thế hệ tàn quân cháu con nợ máu,
Lao động công trường Xã Nghĩa cộng nô,
Bán thân nô lệ phận người dân ngụy,
Cho con Cộng Sản một thời xuất du,
Nhà lầu gái đẹp con tư bản Đỏ,
Tình người hun húc ;...chì còn quê hương,
Dưới trời lệ đổ "ngục đàng'Tự DO,
Con anh quốc tế làm tròn nghĩa vụ,
Cháu anh trả nợ xung phong núi rừng,
Thế hệ tàn quân cháu con nợ máu,
Lao động công trường Xã Nghĩa cộng nô,
Bán thân nô lệ phận người dân ngụy,
Cho con Cộng Sản một thời xuất du,
Nhà lầu gái đẹp con tư bản Đỏ,
Tình người hun húc ;...chì còn quê hương,
xox
Rừng xanh biển rộng một màu non nước,
Thác ngàn Bản Giốc nghìn năm mất rồi,
Trấn ải Địa Đầu Nam Quan dời mốc,
Tốp teo biển vịnh "Lai khứ qui Tàu";...
Hoàng -Trường Sa Giọt lệ Việt Nam đổ,
Nước mắt tuôn tràn ngập cả biển Dông,
Trong biển lệ mẹ tìm đường vượt sóng,
Bỏ lại sau lưng mãnh vở tương-tàn,
Biển mặn trên môi nghe hồn chất ngất,
Ta lại nhìn ta;...còn là quê hương;;;...
Thác ngàn Bản Giốc nghìn năm mất rồi,
Trấn ải Địa Đầu Nam Quan dời mốc,
Tốp teo biển vịnh "Lai khứ qui Tàu";...
Hoàng -Trường Sa Giọt lệ Việt Nam đổ,
Nước mắt tuôn tràn ngập cả biển Dông,
Trong biển lệ mẹ tìm đường vượt sóng,
Bỏ lại sau lưng mãnh vở tương-tàn,
Biển mặn trên môi nghe hồn chất ngất,
Ta lại nhìn ta;...còn là quê hương;;;...
xox
Nặng nợ quê hương vượt thuyền không thoát,
Súng đạn nầy;... ta trả lại biển khơi,
Vùi Trong lòng biển ba hài cốt Mỹ;...
Đồng minh chiến hữu trách nhiệm không thành,
Sống lại quê nhà lưu đày kiếp phận,
Đường đời hẹp lối ta lại;... gặp ta;.
Mang thân súng gãy tủi hờn nhục quốc,
Nhìn lại chính mình xác chết Tự Do,
Trần truồng nhân thế;... người đời quên lãng;.
Còn gì;...cho ta,chỉ là quê hươmg,;...
Súng đạn nầy;... ta trả lại biển khơi,
Vùi Trong lòng biển ba hài cốt Mỹ;...
Đồng minh chiến hữu trách nhiệm không thành,
Sống lại quê nhà lưu đày kiếp phận,
Đường đời hẹp lối ta lại;... gặp ta;.
Mang thân súng gãy tủi hờn nhục quốc,
Nhìn lại chính mình xác chết Tự Do,
Trần truồng nhân thế;... người đời quên lãng;.
Còn gì;...cho ta,chỉ là quê hươmg,;...
xox
Bạn bè chiến đấu bỏ đi biền biệt,
Đứa chết trong tù đứa Mỹ rước đi,
Còn tôi ở lại trong cơn chiến bại,
Búa rìu dư luận;...người chối "Tự-Do",
Nhiều khi bật khóc mà không thành tiếng,;...
Nuốt lệ vào lòng cho cõi chết Tự-Do...
Trời hỡi…Tự-Do sao mà đắt thế…???
Pháo hoa chiến thắng…chôn vùi mừng vui,
Một đời chinh chiến giọt buồn biết khóc,
Tiếc thương chi;...Chỉ còn;..là quê hương,
Đứa chết trong tù đứa Mỹ rước đi,
Còn tôi ở lại trong cơn chiến bại,
Búa rìu dư luận;...người chối "Tự-Do",
Nhiều khi bật khóc mà không thành tiếng,;...
Nuốt lệ vào lòng cho cõi chết Tự-Do...
Trời hỡi…Tự-Do sao mà đắt thế…???
Pháo hoa chiến thắng…chôn vùi mừng vui,
Một đời chinh chiến giọt buồn biết khóc,
Tiếc thương chi;...Chỉ còn;..là quê hương,
xox
Phố cũ lên đèn hoàng hôn tắt nắng,
Buồn trong kỹ niệm đếm lá me bay,
Công viên ghế đá chờ ai muôn thưở,
Bạc tình chi lắm hỡi;?....thế nhân ơi;?.
Đèn đường hiu-hắt nhòa trong mắt lệ,
Nhớ bóng người xưa nhớ cả chiến trường,
Đường xưa lối cũ Tự- Do khuất tất.
Để lại nơi nầy môt bóng hình ai…?
Hình ai khốn khổ...lưu đày tổ quốc,
Mang khối tình chung;...chỉ là quê hương;;;...
Huỳnh-MaiBuồn trong kỹ niệm đếm lá me bay,
Công viên ghế đá chờ ai muôn thưở,
Bạc tình chi lắm hỡi;?....thế nhân ơi;?.
Đèn đường hiu-hắt nhòa trong mắt lệ,
Nhớ bóng người xưa nhớ cả chiến trường,
Đường xưa lối cũ Tự- Do khuất tất.
Để lại nơi nầy môt bóng hình ai…?
Hình ai khốn khổ...lưu đày tổ quốc,
Mang khối tình chung;...chỉ là quê hương;;;...
[Chỉ Còn Là Quê Hương]
Quân sử Việt Nam
Xem tiếp:
4- ĐẠN NỔ TRONG TÙ CẢI TẠO LONG KHÁNH
{RIVER BRIDGE KWAII OF SOUTH VIETNAM} Tác giả: Huỳnh Mai St.8872. Bh: Dạ Lệ ...
{RIVER BRIDGE KWAII OF SOUTH VIETNAM} Tác giả: Huỳnh Mai St.8872. Bh: Dạ Lệ ...
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2017/08/an-no-trong-tu-cai-tao-long-khanh-river_1.html