Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

VN/Cộng sản Đông Dương & Cuộc chiến Campuchia


7878. Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam

Posted by adminbasam on 19/04/2016
Trọng Đạt
18-4-2016
Lê Duẩn (phải) và Hồ Chí Minh. Nguồn: internet
Lê Duẩn (phải) và Hồ Chí Minh. Nguồn: internet
Sự nghiệp chính trị
Lê Duẩn giữ chức vụ Bí thư thứ nhất đảng Lao động VN từ 1960-1976, Tổng bí thư đảng CSVN từ 1976-1986. Ông là người giữ chức Tổng bí thư lâu nhất 25 năm và 303 ngày, người có uy quyền cao nhất của CSVN như Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình bên Tầu. Năm 1954, khi Việt Minh về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội người ta chỉ biết có bốn nhân vật chủ chốt Hồ, Giáp, Chinh, Đồng, khi ấy Lê Duẩn không ai nhắc tới vì hoạt động ở trong Nam. Ông ta là một nhân vật quan trọng của Cộng Sản Việt Nam, là người đã vạch ra chiến lược cách mạng với cuốn “Đề cương cách mạng miền Nam”. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam nổ ra, dọn đường cho cuộc chiến xâm lược miền nam.
Duẩn sinh ngày 7-4-1907 tại Quảng Trị trong một gia đình nông dân, mất ngày 10-7-1986. Năm 1920 học hết tiểu học rồi hết năm thứ nhất trung học (đệ thất) rồi nghỉ. Năm 1926 Duẩn làm nhân viên sở hỏa xa, bẻ ghi đường rầy xe lửa Đà nẵng. Năm 1930 ông gia nhập đảng CS Đông Dương, năm 1931 là ủy viên tuyên huấn Bắc kỳ, tháng 4-1931 bị Pháp bắt ở Hải Phòng kết án 20 năm tù, năm 1936 được trả tự do.
Năm 1939 Lê Duẩn được bầu vào Ban thường vụ trung ương đảng, năm 1940 bị Pháp bắt đầy ra Côn đảo án tù 10 năm, đến 1945 cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón về, năm 1946 làm việc bên Hồ Chí Minh. Từ 1946-1954 Duẩn làm Bí thư xứ ủy Nam bộ, Chính ủy Bộ tư lệnh Nam Bộ. Năm 1951 ông được vào Ban chấp hành trung ương (BCHTƯ) và Bộ chính trị trong kỳ Đại hội đảng lần 2. Năm 1952 Duẩn ra Việt Bắc họp Trung ương đảng được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá tới đầu năm 1954, được cử làm quyền bí thư Trung ương cục miền nam.
Năm 1954-1957 ông được phân công ở lại miền nam lãnh đạo, tới 1957 Lê Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội gấp để giữ chức quyền Tổng bí thư  đảng thay thế Trường Chinh bị ép từ chức vì Cải cách ruộng đất. Tháng 9-1960 tại Đại hội toàn quốc lần thứ III, ông được bầu vào BCHTƯ và Bộ chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất. Từ 1960 theo một số nhận định HCM sức khỏe yếu, Lê Duẫn trở thành người có quyền hành cao nhất.
Trên BBC Tiếng Việt (từ ngày 2-5-2006) có đăng một loạt 4 bài về Lê Duẩn, nội dung cho thấy nhân vật này đã ảnh hưởng nhiều tới cuộc chiến Việt Nam lần thứ hai (1960-1975), xin sơ lược dưới đây.
Bài 1- Nhìn lại vai trò của Lê Duẩn. (ngày 2-5-2006). Năm 1956 cuộc Tổng tuyển cử thống nhất không diễn ra, Lê Duẩn thúc dục Hà Nội chuyển sang đấu tranh vũ lực tại miền nam VN. Ban Lãnh đạo đảng không muốn thông qua phương án này, theo Giáo Sư Pierre Asselin (Đại học Chaminade, Honolulu) nói Hà Nội không muốn khiêu khích sợ Mỹ can thiệp, vả lại cuộc Cải cách ruộng đất đã đưa tới nhiều vấn đề, Đại hội đảng Nga sô năm 1956 (lần thứ 20) Nikita Khrushchev.chủ trương sống chung hòa bình với Mỹ.
Trung ương đảng họp tháng 9-1956 buộc Trường Chinh từ chức sau những sai lầm của Cải cách ruộng đất, ông Hồ Chí Minh Chủ tịch đảng khiêm luôn Tổng bí thư. Cuối năm 1956 Lê Duẩn gửi ra Hà Nội Đề Cương Cách Mạng Miền Nam, đây là một trong những tài liệu quan trọng nhất của CSVN sau năm 1954, sẽ lược thuật sau
Bài 2- Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực. (4-2-2006). Năm 1957 Lê Duẫn được điều ra Hà Nội được chọn làm quyền Tổng bí thư, tháng 10-1958 Bộ Chính trị cử Lê Duẩn vào Nam và tháng 1-1959 ông quay về Hà Nội mô tả phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam chống Mỹ-Diệm và thúc dục Bộ chính trị ủng hộ cuộc tranh đấu vũ trang. Hội nghị Trung ương  khóa 15 tổ chức tháng giêng 1959 kết thúc ra nghị quyết chuẩn bị phương hướng “khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ-Diệm”. Nghị quyết 15 sau này được xem là nền tảng chỉ đạo cho công cuộc vũ trang ở miền Nam vào cuối thập niên 1950, nó quyết định tiếp tục công cuộc đấu tranh vũ trang ở miến Nam. Hà Nội đồng ý góp quân và tiếp viện, tháng 8-1959 đơn vị quân miền Bắc đầu tiên lên đường vào Nam qua tuyến vận tải dọc theo dẫy Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh).
Đảng Lao Động VN tổ chức Đại hội 3 tháng 9-1960 đưa ra hai mục tiêu.
-Cách mạng XHCN miền Bắc
-Giải phóng miền Nam
Năm trăm bẩy mươi sáu (576) đại biểu đã bầu Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất, đứng đầu Bộ chính trị, theo Bùi Tín thì Lê Duẫn ở tù lâu nhất nên được giao trọng trách, thực ra ông ta có nhiều kinh nghiệm ở miền Nam.
Bài 3- Cuộc đấu tranh trong nội bộ. (10-5-2006). William Duiker, trong cuốn Hồ Chí Minh (2000), cho rằng vai trò của ông Hồ thập niên 60 bị suy giảm cho tới 1965 chỉ mang tính lễ nghi, Võ Nguyên Giáp bị cô lập. Lê Duẩn và những người đã hoạt động trong Nam ủng hộ đánh vũ trang trong khi Võ Nguyên Giáp thận trọng. Duẩn là người khao khát quyền lực tuyệt đối như Staline, Mao Trạch Đông và ông ta cô lập Hồ, Giáp để thiết lập một bộ máy chính trị trung thành, lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng (Pierre Asselin nhận xét).
Năm 1963 các Sứ quán Đông Âu tại Hà Nội đã báo cáo BV ngày càng phản ảnh quan điểm thân Trung Cộng, chống chủ nghĩa xét lại của Nga chủ trương sống chung hòa bình.   Lê Đức Thọ cánh tay mặt của Duẩn chỉ trích những đảng viên theo chủ nghĩa xét lại của Nga và cô lập những người này. Tại Hội nghị Trung ương ông Giáp, giống như ông Hồ, chấp nhận chủ trương “chung sống hòa bình” mà Liên Xô đưa ra lúc bấy giờ,  đồng thời tin rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh quân sự ở miền Nam.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 năm 1963 Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và Hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam.
Năm 1964 Khrushchev bị hạ bệ, Mỹ oanh tạc Bắc Việt, năm sau đổ quân vào miền nam khiến Hà Nội và Moscow gần nhau hơn. Kể từ đó, ông Lê Duẩn và các đồng minh cảm thấy đủ tự tin để theo đuổi chiến dịch loại bỏ chủ nghĩa xét lại một cách công khai và gay gắt hơn.
Bài 4- Một di sản gây tranh cãi. (19-5-2006). Khi Lê Duẫn làm Bí thư thứ nhất, Lê Đức Thọ được cử làm Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng (Lao Động), Lê Đức Thọ làm phụ tá cho Lê Duẩn, Thọ đã cài đặt những người thân tín vào Đảng củng cố guồng máy của Lê Duẩn. Năm 1966 Võ Nguyên Giáp viết một bài nói về cuộc chiến miền Nam có thể kéo dài mất nhiều năm, ông không tin vào “các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì  điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù.”
Tướng Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục chính trị) bèn phản ứng, ông này viết bài đăng ở Tạp chí Học Tập nói ông tin tưởng vào chiến lược tấn công ở miền Nam (đánh chính qui) là đúng, những người chỉ trích (tức Võ Nguyên Giáp) là không logic.
Tác giả Robert Brigham trong bài “Why the South won the American war
in Vietnam” cho biết đã từ lâu Võ Nguyên Giáp công khai nghi ngờ  chiến lược của Tướng Nguyễn Chí Thanh. Lê Duẩn tạo cơ hội cho Tướng Thanh, ông ta thành công khi tạo một thần tượng mới trong quân đội nhân dân. Nguyễn Chí Thanh qua đời đột ngột năm 1967, quan điểm của ông cho rằng  cuộc chiến không thể thắng lợi nếu thiếu hỗ trợ của các đơn vị chính quy lớn, tiếp tục giữ ảnh hưởng ở Hà Nội. Từ cuối 1965 đến 1975, ngày càng nhiều các sư đoàn bộ binh chính quy được đưa từ miền Bắc vào Nam.  Lê Duẩn làm giảm uy tín của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp và đưa những người trung thành lên để tạo quyền lực tối cao.
Pierre Asselin có viết một bài về Lê Duẩn khi ông này chết năm 1986 thì CSVN gần Bắc Kinh hơn vì Duẩn chống Tầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng Hà Nội tự chủ trong chiến tranh chống Mỹ thời Lê Duẩn, hợp tác Nga Tầu nhưng không phải là con rối của họ, đem xương máu ra để làm lợi cho họ. Sau 1986 khi Duẩn chết CSVN phân bố quyền lực rộng hơn và không cho tập trung trong tay một số người.

Đề cương cách mạng miền nam
Cuối năm 1956 tại miền nam VN, Lê Duẩn gửi ra Hà Nội bản Đề Cương Cách Mạng Miên Nam, một trong những tài liệu quan trọng nhất của CSVN sau năm 1954, một bản báo cáo đại cương về cuộc cách mạng tại miền Nam. Lê Duẩn không chấp nhận sống chung hòa bình và tiến hành cách mạng chống Mỹ -Diệm.
Tài liệu này dài hơn 30 trang, vì phạm vi giới hạn của bài viết, tôi xin tóm lược như sau:
Đề cương cách mạng miền nam được soạn tháng 8-1956 gồm có 5 phần:
1-Ba nhiệm vụ chính của cả nước: Củng cố miền Bắc, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam, tranh thủ ủng hộ trên thế giới. Phải đấu tranh ở miền Nam vì Mỹ Diệm áp bức nặng nề, sự nghiệp hòa bình thống nhất bị phá hoại. Cả nước có nguy cơ bị chúng xâm chiếm, nhân dân miền nam chỉ có một con đường là vùng lên chống Mỹ-Diệm để cứu nước và tự cứu mình. Đó là con đường cách mạng, không còn đường nào khác
2- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng cách mạng miền Nam: Mục đích chung giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Nhân dân miền nam bị Mỹ-Diệm áp bức, bóc lột khủng bố trà thù, thợ thuyền đói khổ, nạn thất nghiệp gia tăng, dân cầy bị cướp đất, sưu cao thuế nặng, tù đầy tại khắp nông thôn. Tự do dân chủ bị bóp nghẹt, nhân dân miền Nam phải đứng lên đập tan chế độ độc tài phát xít Mỹ -Diệm, trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, giải phóng nhân dân miền nam khỏi ách đế quốc phong kiến, thực hiện chính quyền liên hiệp.
Mỹ -Diệm là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, ta có chính nghĩa sẽ vùng lên đập ta chế độ phản dân hại nước.
3- Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh ở miền Nam: Mỹ-Diệm ra sức phá hoại tổng tuyển cử, nhân dân sẽ đứng lên đập tan âm mưu Mỹ-Diệm. Tự do, dân chủ là yêu cầu bức thiết bảo đảm tài sản, tính mạng nhân dân. Quân lính của Diệm ruồng bố bắn giết nhân dân, coi mạng người như cỏ rác. Chính sách tài chính thuế khóa đi ngược nguyện vọng của nhân dân.
4- Hình thức đấu tranh, khả năng phát triển cách mạng: Liên xô với Đại hội CS lần thứ 20 (1956) chủ trương giải quyết thương lượng hòa bình. Chúng ta muốn chống Mỹ-Diệm chỉ có mỗi một con đường cách mạng nhưng phát triển theo đường lối hòa bình lấy lực lượng chính trị nhân dân làm chỗ dựa chứ không phải bằng lực lượng vũ trang, bạo lực của quần chúng đóng vai trò quyết định. Đấu tranh chống chính quyền độc tài phát xít như Mỹ-Diệm  bằng đường lối hòa bình có đạt mục đích cách mạng không?
Đấu tranh hòa bình có khả năng đánh lùi những bạo lực Mỹ-Diệm, đẩy mạnh cách mạng bằng đường lối hòa bình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thế giới “lấy nhân nghĩa thắng cường bạo”. Đảng tin sức chiến đấu của quần chúng sẽ tạo một lực lượng chính trị đánh bại chính sách bạo lực của Mỹ-Diệm. Đấu tranh làm sụp đổ chính quyền phản động cần một quá trình lâu dài, nhiều giai đoạn.
5- Bài học lịch sử, những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: Nay ta mới thành công giải phóng dân tộc được một nửa nước, nhiệm vụ cách mạng phải hoàn thành trong cả nước. Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ở nông thôn nhiệm vụ chiến lược của ta là đoàn kết trung, bần cố nông liên hiệp với phú nông, đánh đổ địa chủ phong kiến.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng bộ và đồng bào miền Nam quyết tâm chiến đấu bền bỉ anh dũng xây dựng một nước VN hòa bình thống nhất.
Lê Duẩn gửi ra Hà Nội bản Đề cương này vào cuối năm 1956, vài tuần trước Phiên họp lần 11 của Ban Chấp hành.
Trong một cuộc họp của cán bộ miền Nam tại Nam Vang đầu tháng 12-1956, Bản Đề cương đã được bổ sung và có đề cập tới tranh đấu vũ trang trước khi Duẩn đệ trình cho Hà Nội. Sau khi thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý cho gia tăng hạn chế hoạt động quân sự ở miền Nam, sau đó được Bộ Chính trị thông qua.
Tài liệu quan trọng này thể một khúc quành lịch sử: Hà Nội xử dụng quân sự để chiếm miền Nam thay vì sống chung hòa bình. Lê Duẩn là nhân vật chính khởi động cuộc chiến người Việt giết người Việt, đưa đất nước vào thảm cảnh hoang tàn, núi xương sống máu.
Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai 1960-1975
Cuộc chiến 1946-1954 được gọi là cuộc chiến Đông dương lần thứ nhất và giai đoạn1960-1975 là Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.
Năm 1957 Lê Duẩn được điều ra Bắc phụ trách quyền Tổng bí thư đảng chia xẻ trách nhiệm với Chủ tịch. Năm 1959 đơn vị quân miền Bắc đầu tiên lên đường vào Nam tháng 8-1959. Cuối năm sau ngày 20-12-1960 Mặt trận Giải phóng Miền Nam được thành lập tại xã Tân Lập Tây Ninh, thực ra chỉ là công cụ của Hà Nội, cuộc chiến tranh du kích bắt đầu từ những năm cuối thập niên 50.
Giai đoạn từ 1960 tới 1963, cuộc chiến chưa mở lớn, Nga Sô hòa hoãn với Mỹ nên Lê Duẩn chưa dám làm mạnh, ngoài ra Duẩn chưa  nắm được nhiều quyền lực nên còn thận trọng.
Giai đoạn từ 1964 cho tới 1968, Lê Duẩn  phần nhờ có phụ tá Lê Đức Thọ cài đặt các nhân vật thân tín trong đảng và nhất là vì Hồ Chí Minh bệnh hoạn khiến Lê Duẩn ngày càng thu tóm nhiều quyền lực. Sau khi Khrushchev bị hạ bệ, chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, CSBV bắt đầu đưa đưa quân chính qui xâm nhập, năm sau 1965 Mỹ đưa quân ồ ạt sang VN.
Năm 1961 chiến tranh du kích khởi sự tại miền nam VN, đầu năm lực lượng Việt Cộng 5,500 người cuối năm tăng gấp 5 lần (25,000). Ngày 18-9-1961 hai tiểu đoàn VC chiếm tỉnh lỵ Phước Thành trọn một ngày, giết tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng và 10 công chức, tổng cộng có 17,000 cán binh xâm nhập miền nam. Ngày 18-10-1961 Tổng thống VNCH ban hành tình trạng khẩn cấp toàn quốc (1). Tổng thống Kennedy mới nhậm chức cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, gia tăng Cố vấn huấn luyện tới 3,200 người. Năm 1962 Mỹ vội viện trợ cho VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113 (2). Kennedy cho  tăng số cố vần Mỹ, năm 1960 có 800 quân nhân Mỹ tại VN, cuối 1961 lên 3,000, năm 1962 lên 11,000.
Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần dần, quân đội VNCH nhờ chiến thuật, vũ khí mới đã đạt thắng lợi năm 1962, địch bị mất tinh thần.
Năm sau 1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sa lầy vì vụ Phật giáo khởi đầu từ giữa 1963 cho tới 1-11-1963 thì hoàn toàn sụp đổ.
Ngày 22-11-1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas.
Phó tổng thống L.B Johnson lên thay, chính trị miền Nam ngày càng  xáo trộn.. Năm 1964 hỗn loạn, đảo chính, tranh quyền, biểu tình, tuyệt thực…Trong khi CS ngày càng gia tăng xâm nhập (3). Năm 1964 Khrushchev bị hạ bệ,  Brezhnev tiếp tục giúp CSVN dấn thân vào cuộc chiến đẫm máu, nhất là thập niên 70, Nga viện trợ quân sự cho BV rất nhiều để chiếm miền nam. Nga và Trung Cộng gia tăng viện trợ quân sự (4)     Johnson gửi thêm cố vấn lên 23,300 người tính tới cuối năm 1964 (5).     Nhân vụ tầu Maddox bị hải quân CS tấn công tại Vịnh Bắc Việt đầu tháng 8-1964, ngày 7-8 Johnson đưa ra Quốc hội để được ủng hộ can thiệp vào VN và đã được ủng hộ tối đa tại lưỡng viện Quốc hội, được thông qua lấy tên là Tonkin Gulf Resolution, Đạo luật Vịnh Bắc Việt (6).  Sách báo, thống kê về giai đoạn này (nhất là 1964) đều nói đại đa số người dân, thậm chí có tài liệu nói theo thăm dò 78% hoặc 85% người dân ủng hộ cuộc chiến (7).
TT Johnson tin tưởng kế hoạch oanh tạc giới hạn tại BV sẽ khiến họ chấm dứt cuộc xâm lăng nhưng đó là một sai lầm lớn, ngày 3-11-1964 ông đắc cử TT. Tình hình an ninh miền nam VN ngày càng xấu, TT Johnson e ngại cuộc chiến sẽ làm hỏng nhiệm kỳ và chương trình phúc lợi xã hội của ông như: Medicaire, Medicaid, Nhân quyền…Đầu tháng 3-1965, Johnson cho oanh tạc giới hạn Bắc Việt ngăn chận xâm nhập và  vận chuyển tiếp liệu của địch vào miền nam để khiến họ phải từ bỏ cuộc chiến, ngồi  vào bản hội nghị. Cuộc oanh tạc không có kết quả nên Tổng thống và các cố vấn phải thay đổi kế hoạch bằng đưa thêm quân vào miền nam để có thể thắng bằng cuộc chiến dưới đất (8). Giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (9), giữa tháng 7-1965 McNamara sang viếng Sài Gòn quan sát tình hình và báo cáo cho Tổng thống biết tình hình tồi tệ hơn năm ngoái (1964), VNCH có thể sụp đổ trong vòng 6 tháng (10) khiến Johnson quyết định tăng quân, leo thang chiến tranh.
McNamara nói (11) sáu tháng (28-1 tới 28- 7-1965) là giai đoạn quyết liệt trong 30 năm can thiệp, Hoa Kỳ  can thiệp vào VN ồ ạt về quân sự. Trong giai đoạn định mệnh này Johnson đã oanh tạc Bắc Việt và đưa quân vào VNCH từ 23,000 ngươi (1964) lên 175,000 (1965) và khoảng 100,000 cho năm sau và còn tăng thêm nữa.
Năm sau 1966 tăng quân lên 385,300 người năm 1967 lên 485,600, 1968 lên 536,100 trong khi đó QĐVNCH tăng 1963 từ  243,000 người lên 514,000 năm 1964, lên 642,500 người năm 1965,  lên 735,900 người 1966, lên 798,700 năm 1967, lên 820,000 năm 1968…(12)
CSBV cũng gia tăng xâm nhập, bị tổn thât nặng nhưng họ vẫn tuyển quân và đưa người vào Nam, Mỹ ước lượng cuối 1967 có 180,000 quân BV và VC bị giết. Địch bớt xâm nhập nhưng gia tăng tuyển quân. Mặc dù Tướng Westmoreland mở chiến dịch lớn cuối 1967 cuộc chiến vẫn là những đụng độ nhỏ, địch chỉ đánh khi lợi thế. Mỹ tuy mạnh nhưng không tiêu diệt được VC.
Từ 1965 tới 1968 VC đánh du kích không dám trực diện với hỏa lực dữ dội của Mỹ. Johnson-McNamara áp dụng chiến tranh giới hạn về oanh tạc cũng như tại mặt trận trên bộ, không cho đánh qua biên giới Miên Lào nên đã kéo dài cuộc chiến đưa tới chống đối tại đất nhà. Chiến lược lùng và diệt địch của Westmoreland mặc dù tiêu diệt được nhiều địch nhưng họ vẫn chạy qua bên kia biên giới khi bị truy kích.
Sai lầm lớn nhất của Johnson là giao nhiều quyền cho McNamara, một nhà dân sự không hiểu biết gì về quân sự. Nhiều sử gia, chính khách đã đánh giá thấp khả năng McNamara, ông ta thất bại trong chiến dịch oanh tạc cũng như bình định miền Nam. Sau này các Tướng lãnh cho biết Bộ tư lệnh Mỹ bó tay  trước chính sách hạn chế của Johnson-McNamara, áp dụng chiến tranh hạn chế là một sai lầm lớn (13), vì không cho đánh qua miên, Lào khiến cho kế hoạch lùng diệt địch không đạt mục đích mong muốn.
Tỷ kệ ủng hộ cuộc chiến giảm dần, cuối 1965 là 61%, cuối 1966 trên 51%, cuối 1967 khoảng 48%, đầu 1968 còn 42%,  cuối 1968 chỉ còn 37%  (14), địch kéo dài chiến tranh để gây phản chiến tại Mỹ.
Cuối năm 1967 các viên chức Mỹ ước lượng 180,000 tên địch bị giết tính từ 1965 tới cuối 1967 (15). Sự thực số này có thể nhiếu hơn vì năm 1968, trong cuộc phỏng vấn dành cho nữ ký giả Ý Fallaci, Võ Nguyên Giáp cho biết đã mất hơn nửa triệu quân trong cuộc chiến.
Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân
Theo tài liệu phía CS: “Sự kiện Tết Mậu Thân” (Bách khoa toàn thư, Wikipedia tiếng Việt) cho biết Lê Duẩn là người chỉ đạo chiến dịch này, nhằm đánh thẳng vào sào huyệt địch tại các thành phố, thị xã. Lê Duẩn đứng đầu trong số các nhân vật chỉ huy chiến dịch, kế đó là Văn Tiến Dũng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái. Duẩn là người chủ trương đánh lớn để tạo khúc quành cuộc chiến.
Trong bài “Tướng Võ Nguyên Giáp và tiến trình bí ẩn của kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân (1968)” của Merle L. Pribbenow (Nguyễn Việt dịch đăng trên trang mạng Talawas, năm 2010) cũng có nói kế hoạch này của Lê Duẩn nhằm giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng. Địch chủ trương tổng công kích và kêu gọi quần chúng nổi đậy đánh đổ chính quyền tay sai. Tổng cộng có ba đợt Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (mồng một Tết Mậu Thân). Suốt từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Các lực lượng vũ trang CS bất ngờ tiến công rộng khắp vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã, hàng trăm quận lỵ.
Theo tài liệu VNCH (16) CSBV huy động khoảng 100 tiểu đoàn vào cuộc tổng công kích qui mô này, tổng cộng 84,000 người. Tối mồng một tết tại Sài Gòn Cộng quân tấn công Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải quân, phi trường Tân Sơn Nhất  địch tấn công đồng loạt 28 tỉnh và thị trấn.  Hà Nội ra lệnh hoãn cuộc tấn công 24 giờ đồng hồ, các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Bình Định, Pleiku.. khai hoả trước nên miền Nam kịp thời cảnh giác.
Vì TT Johnson không cho đánh qua biên giới nên địch vẫn từ biên giới trở về tân công VNCH và Mỹ. Năm 1968 chúng từ các căn cứ Miên, Lào về mở chiến dịch Tổng công kích Tết Mậu Thân.
Thực ra chỉ có giai đoạn I trong tháng 2 là quan trọng vì địch có yếu tố bât ngờ nhưng dù vậy họ cũng vẫn bị đè bẹp, hơn 80% số VC bị giết thuộc giai đoạn I.  Hậu quả là 100 tiểu đoàn VC bị tan rã gần hết, có tới 70 % bị tử thương, 11% bị bắt làm tù binh, các cơ sở nằm vùng bị bại lộ, tiêu diệt. Theo tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trong tháng 2 -1968 VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, có 9,461 người bị bắt làm tù binh.Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, VNCH có 4,950 người tử trận, 926 người bị mất tích, 15,097 người bị thương. Phía Đồng minh có 4,120 người tử trận, 19, 265 bị thương, 600 người mất tích.
Miền Nam bị thiệt hại nặng về kinh tế toàn quốc có trên 60,000 căn nhà bị hủy, 13 xưởng kỹ nghệ đổ nát vì bom đạn, 20 hãng xưởng khác bị hư hại, thiệt hại lên tới 25 triệu Mỹ kim. Nạn nhân chiến tranh lên gần 700,000 người, TT Nixon chỉ trích sự lưu manh bất lương của truyền thông Mỹ, mặc dù  Mỹ và VNCH thắng lớn nhưng họ đã xuyên tạc sự thật nói CS chiếm ưu thế hoàn toàn, Mỹ thua to (17). Họ không nhắc gì tới cuộc tàn sát đẫm máu của VC tại Huế, chúng đã giết khoảng từ 5 tới 10  phần trăm dân số tại đây nhưng họ lờ đi. Truyền thông chỉ nói sơ sài về sự tàn ác của CS tại Huế và khai thác vụ Mỹ Lai (tháng 3-1968) thật kỹ.
Mậu Thân 1968 là khúc quành bi thảm cho số phận của VNCH, phong trào phản chiến ngày một gia tăng dữ dội, từ tháng 1-1969 tới tháng 2-1970 (thời Nixon) có tới gần 2 ngàn cuộc biểu tình bạo động, đổ máu, 7,500 người bị bắt 43 người chết kể cả cảnh sát (18). Người Mỹ khởi đâu thương thuyết để rút khỏi Đông Dương.
Đầu năm 1968 miền Nam Việt Nam đánh thắng một trận lớn nhưng ta thua cuộc chiến. Trận Mậu Thân theo Davidson là chiến thắng quân sự nhưng thất bại chính trị, tâm lý của Mỹ (19)
Johnson-McNamara không cho đánh CS bên kia biên giới Miên, Lào nên mới có trận Mậu Thân đưa tới sụp đổ tất cả  mọi nỗ lực.
Cuộc Tổng cộng kích do Lê Duẩn chỉ đạo cho thấy chính sách thí quân dã man và tính đa sát điên cuồng của y: nhiều chục vạn thanh niên bị đẩy vào tử địa, mấy chục thị xã, tỉnh thành bị đốt phá, hàng vạn người dân vô tội bị tàn sát để thỏa mãn tham vọng xuẩn động của một tên độc tài thất học.
Cuộc chiến từ 1969, Hành quân vượt biên giới
Nixon lên nhậm chức Tổng thống đầu năm 1969 bắt đầu đem quân về nước, phục hồi hòa bình khi phong trào phản chiến lên cao. Ông phải giải quyết vô vàn khó khăn do Johnson để lại.
VNCH được Hoa Kỳ yểm trợ đã mở cuộc hành quân sang Miên ngày 13-4-1970 phá hủy các căn cứ CSBV, nơi xuất phát những cuộc tấn công VNCH, để giúp chính phủ Miên chống lại áp lực của CS, cũng như hồi hương các Việt Kiều đang bị Miên bách hại.
Cuộc hành quân bắt đầu từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 có kết quả tốt, ruồng bố được mấy chục ngàn tên địch, giết hàng chục ngàn cán binh, tịch thu được trên 20 ngàn vũ khí, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.
Chiến dịch để giúp Mỹ dễ dàng rút quân khỏi VN và có thời giờ huấn luyện quân đội miền Nam tự vệ. Tháng 1-1970 Hoa Kỳ còn 542,000 quân tại VN, tháng 7 -1970 khi cuộc hành quân sang Miên chấm dứt chỉ còn 404,000 người. Việt Nam hóa chiến tranh khả quan hơn, Hoa Kỳ đẩy mạnh chương trình rút quân dần.
Tháng 1-1971 Nixon ban lệnh hành quân cắt đường mòn Hồ Chí Minh, Mỹ giúp chở tiếp liệu và trực thăng vận quân đội VNCH và yểm trợ phi pháo. VNCH tiến sâu khoảng 20 dặm vào đất Lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone, nơi tập trung các tuyến đường xâm nhập của CSBV, kế tiếp tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Trong khi ấy các đơn vị VNCH khác cũng sẽ mở cuộc tấn công tương tự vào các căn cứ CS tại Miên.
Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi lại gặp trở ngại. Lực lượng hành quân VNCH gồm Sư đoàn 1 BB, Sư đoàn Dù, Liên đoàn 1 Biệt động quân và Lữ đoàn 1 Kỵ binh, Sư đoàn TQLC là lực lượng trừ bị, quân số lúc nhiều nhất là 17,000 người.
BV huy động nhiều sư đoàn, xe tăng, pháo binh…phản công mạnh, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn thiếu yểm trợ không quân. VNCH tiến sâu vào Hạ Lào bị thiệt hại nặng, khi thiệt hại lên tới 3,000 TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba, VNCH rút lui về phía nam theo đường 914 bị địch truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1972 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày.
Theo Nixon trái với tin tức báo chí Mỹ, cuộc hành quân đạt thắng lợi quân sự. VNCH giết trên 9,000 tên địch , phá hủy 1,123 súng cộng đồng, 3,754 súng cá nhân, 110 xe tăng, 270 xe vận tải, 13,630 tấn  đạn dược, 15 tấn đạn hỏa tiễn 122 ly .
Nguyễn Đức Phương dựa theo tác giả R.H Cole cho biết:
Mỹ 176 chết, 1,942 bị thương, 42 mất tích, 108 trực thăng và 7 phi cơ bị phá hủy.
VNCH: 1,483 người chết, 5,420 bị thương, 691 mất tích. Thiệt hại quân dụng: 75 chiến xa và thiết vận xa, 405 xe vận tải bị phá hủy
CS: 13,535 chết, 69 tù binh.  Về quân dụng: 76 đại bác, 106 chiến xa, 405 xe vận tải bị tịch thu hoặc phá hủy; 1,934 vũ khí cộng đồng và 5,066 vũ khí cá nhân bị tịch thu” (20).
Cuộc Tổng tấn công 1972
Miền Nam VN thường gọi là trận Mùa hè đỏ lửa, phía CS gọi là “Chiến dịch xuân hè 1972” (Wikipedia tiếng Việt), họ nói nó kéo dài từ 30-3-1972 tới 31-1-1973, đánh Trị- Thiên, Bắc Tây nguyên, miền Đông Nam bộ  và Nam bộ. Chỉ huy chiến dịch gồm Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, văn Tiến Dũng.
Đây là trận Tổng tấn công lớn và đại qui mô gấp bội lần Cuộc tổng công kích Mậu Thân, lần này BV đổi sang chiến tranh qui ước với hơn chục sư đoàn có sự yểm trợ của xe tăng, đại bác. Xử dụng những đại đơn vị chính qui như trận này do Lê Duẩn chủ trương, ông ta chịu ảnh hưởng của Tướng Nguyễn Chi Thanh (mất năm 1967), phía CS cho biết:
Để giành thắng lợi, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã huy động rất nhiều tân binh cho trận quyết chiến này. Rất đông những người lính lên đường mùa hè 1972 ấy là những thanh niên từ 30 trường đại học – cao đẳng của Hà Nội: gần 10.000 bộ đội gồm sinh viên và cả giảng viên trẻ. Hiện nay ở Nghĩa trang Trường Sơn, ở Thành cổ Quảng Trị có rất nhiều bia mộ của những người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ghi năm sinh là 1953 hay 1954”
Họ cũng nói lực lượng CSBV gồm 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (Nixon trong No more Vietnams trang 150 cũng nói vậy), khoảng 120,000 quân, (chưa kể quân bổ sung) 250-300 xe tăng, ba mặt trận chính:
Trị Thiên (vùng 1 VNCH) Quảng Trị-Thừa Thiên từ 30-3 tới 31-1-1973, gồm 40,000 quân chính qui (3 sư đoàn 304, 308, 324). VNCH có 2 sư đoàn BB, 2 lữ đoàn TQLC phải dàn mỏng ra nên yếu hơn. Đầu tháng 4-1972 VNCH phải rút, ngày 2-5 Quảng Trị bị BV chiếm.
Ngày 5-4-1972 Sư đoàn 5 và SĐ7 và một số trung đoàn độc lập từ biên giới tấn công tỉnh Bình Long, chiếm Lộc Ninh ngày 7-4, bao vây An Lộc ngày 13-4.
Ngày 12-4 Bắc Tây Nguyên nổ súng (Kontum). Sư đoàn 2 (CS) và một số trung đoàn độc lập tấn công Đắc Tô, Tân Cảnh, ngày 24-4 cả Đắc Tô, Tân Cảnh thất thủ.
Cuộc tấn công có kết quả lúc đầu nhờ bất ngờ, CS đã chọc thủng các phòng tuyến VNCH, ngày 23-4 tại Kontum, Sư đoàn 22BB VNCH rút chạy, Sư đoàn 23BB vẫn giữ vững vị trí. Ngày 27- 4 địch tấn công mạnh mặt trận Bắc VNCH, 4 ngày sau Quảng trị thất thủ.
Hoa Kỳ phản kích địch nhanh chóng, các đơn vị lớn của CS như xe tăng, tiếp liệu… làm mồi cho không quân Mỹ. Ngày 1- 4 Nixon cho lệnh oanh tạc (B-52) 40 cây số phía trên vĩ tuyến thứ 17, oanh kích vĩ tuyến 20, cho tập trung các lực lượng Hải, Không quân Đông nam Á, gửi hai tuần dương hạm và 8 khu trục hạm để hải pháo, 20 B-52, bốn phi đội F4 oanh tạc BV trở lại và nhiều đòn giáng trả tiếp theo đó.
CSVN công nhận hỏa lực khủng khiếp của Hạm đội Bẩy:
việc tập trung nhiều lực lượng xung quanh mục tiêu tiến công đã khiến “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam” đưa lưng hứng trọn hỏa lực, một số đơn vị thiệt hại nặng trước khi nổ súng”
Quân đội VNCH sau đó phản công và tái chiếm lại Quảng Trị
Trong tháng 5 -1972 VNCH thắng thế, gió đã đổi chiều, Nixon dùng hỏa lực vũ bão đánh BV và đạt kết quả mỹ mãn. Tháng 8 -1972, VNCH  chiếm lại tỉnh Bình Long,  tại đây phía CS công nhận họ thiệt hại 10 ngàn quân, 25 ngàn thường dân bị giết.
Ngày 28-6-1972 Quân đội miền Nam bắt đầu tấn công mặt trận phía bắc, mười tuần  sau mặc dù mưa gió ba Sư  đoàn VNCH đã đẩy 6 Sư  đoàn BV ra khỏi Quảng Trị. Tháng 10-1972 Cộng quân phải rút lui.
Trong trận chiến này BV đưa hết lực lượng vào Nam, họ chỉ để lại một Sư đoàn và bốn trung đoàn độc lập tại Lào, không để lại Sư đoàn nào tại miền Bắc. CSBV bị đánh tơi tả, 75% số xe tăng bị bắn cháy, cán binh CS nay chỉ toàn là những thiếu niên 16, 17 tuổi, số tử thương khoảng 100,000 người (21)
Trong bài “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Nam” của Trần Khải Thanh Thủy có nói ông này đã kể lại: Năm 1972, tại Trận Quảng Trị, Tướng Giáp chủ trương lấy ít địch nhiều, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, kéo dài du kích chiến để địch suy tổn lực lượng rồi đánh dứt điểm Cổ thành nhưng Lê Duẩn bác bỏ, ông ta đập bàn và quát trong hội nghị:
“Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu, cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm”.
Tướng Giáp kể tiếp:
“Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên, trí thức”.

CSBV đánh giá thấp đối phương, Mỹ-VNCH không cần đi lùng địch mà địch tự đến nạp mạng. Họ bỏ du kích chiến lợi hại sang đánh qui ước là một sai lầm lớn, trong khi Mỹ- VNCH quá thành thạo qui ước vì đã được huấn luyện về cuộc chiến này. Lại nữa phía CS đánh lớn thiếu phi cơ là một khuyết điểm lớn, thời Thế chiến thứ hai, các nước  Anh, Mỹ, Đức, Nhật… đều có một lược lượng không quân hùng hậu yểm trợ.
Hậu quả là hàng trăm ngàn cán binh CS đã làm mồi cho B-52, pháo binh,  không quân VNCH, cuộc Tổng tấn công 1972 cũng chỉ là trận đánh thí quân lớn qui mô như Tổng công kích Têt Mậu Thân năm 1968
Lại thêm một sai lầm, một tội ác của Lê Duẩn.
Trận chiến 1975
Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc là cuộc chiến viện trợ vũ khí đạn dược, cả hai bên đều không làm vũ khí đạn dược mà phải xin viện trợ từ nước ngoài, bên nào vũ khí, tiếp liệu mạnh thì bên đó thắng
Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973, Hà Nội vi phạm hiệp định sau ngày ngưng bắn, VNCH chống lại. Tháng 2-1973 đã có 175 xe vận tải, 223 xe tăng BV vào Nam qua đường mòn Hồ chí Minh, BV gia tăng xâm nhập.
Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, tháng 6-1973 họ ra luật cắt hết ngân khoản quân sự dành cho Đông Dương của Hành Pháp khiến VNCH không còn hy vọng yểm trợ của không lực Mỹ (22)
Sau đó họ cắt giảm viện trợ quân sự xương tủy VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ  2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975,  (23) khiến cho VNCH suy yếu rõ rệt 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Vì bị cúp nhiên liệu,  khả năng lưu động vận chuyển của quân đội không còn. Hỏa lực giảm từ 60 tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, giữa tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng 10 ngày (24)
Trong khi đó Viện trợ quân sự của khối CS cho BV không thay đổi   (25). Giai đoạn 1969-72 Tổng số 684,666 tấn vũ khí, giai đoạn 1973-75 649,246 tấn coi như tương đương.
Theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) CSBV đã xin được viện trợ của  Sô viết tăng gấp bội. Thàng 12/1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV. Sau đó  Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần  trong những tháng kế tiếp, Nga khuyến khích BV gây hấn.
Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu trong khi BV chuẩn bị tổng tấn công
Ngày 12-12-1974 CSBV tấn công Phước Long tới ngày 7-1-1975 thì chiếm được thị xã, địch thăm dò Mỹ sau đó mở chiến dịch đánh chiếm Ban Mê Thuột bằng lực lượng lớn gần 3 sư đoàn, sau một tuần chiến đầu anh dũng quân trú phòng phải rút bỏ. Ngày 13- 3-1975 Ban Mê Thuột thất thủ, hôm sau ông Thiệu bay ra Cam Ranh mở phiên họp cao cấp quân sự sau dó ra lệnh triệt thoái Quân đoàn II đóng tại Pleiku bắt đầu từ 16-3-1975. Cuộc triệt thoái thảm bại ít nhất 75% lực lượng VNCH bị hủy hoại trong vòng có 10 ngày
Tại quân khu I áp lực đích rất mạnh, lực lượng BV tương đương 8 sư đoàn, hỏa lực áp đảo, ngày 20 rút bỏ Huế về Đà Nẵng , cuộc triệt thoái thê thảm hơn Quân khu II. Quân khu I thất thủ một cách dễ dàng trong khoảng 10 ngày, Đà Nẵng coi như thất thủ ngày 29-3. Cuộc lui binh thất bại hoàn toàn được coi tồi tệ hơn so với Quân đoàn II, hỗn loạn gấp bội phần, sự thiệt hại về nhân mạng cao hơn tại QK II.
Năm 1975, CSBV đốc toàn lực vào chiến trường miền nam  với 15 sư đoàn chính qui (thuộc 5 quân đoàn) và trên mười trung đoàn độc lập, toàn bộ tương đương khoảng 20 sư đoàn. Cuối tháng 3-1975 Quân Khu I và II lọt vào tay đối phương, một phần vì ông Thiệu sai lầm trong chiến thuật tái phối trí lực lượng nhưng phần lớn vì kiệt quệ tiếp liệu đạn dược. Tháng 4-1975 pháo binh hết đạn, máy bay nằm ụ gần hết vì thiếu cơ phận thay thế, thiếu săng cất cánh.  Các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….    Quân đội VNCH bị mất một nửa lực lượng tính tới đầu tháng 4-1975, số phận của phần đất còn lại chỉ là thời gian. Nỗ lực cuối cùng của miền Nam đẩy lui địch tại Long Khánh hạ tuần tháng 4-1975. Mười ngày sau 30-4-1975 Sài Gòn thất thủ vì cạn kiệt tiếp liệu, đạn dược.
Trong hồi ký Tướng Văn Tiến Dũng cho biết vào cuối năm 1974, quân đội Sài Gòn suy giảm nghiêm trọng vì thiếu xăng dầu, đạn dược. ông ta nói  vào thời điểm đó, tình hình quân đội Sài Gòn còn bi đát hơn nhiều hơn mà họ không ngờ. Tướng Văn tiến Dũng khoe khoang chiến thắng trong Đại Thắng Mùa Xuân. Cuộc chiến người Việt giềt người Việt đã chẳng hay gì lắm lại là cuộc chiến ăn cướp như Bùi Tín nói. Tướng Dũng khoe đã đánh bại các Quân đoàn, sư đoàn địch…nhưng ông quên kể quân ta đã lấy được bao nhiêu xe Honda, ô tô, khuân được bao nhiêu tấn gạo, TV, tủ lạnh của địch.
Cũng trong bài của Trần Khải Thanh Thủy nói trên Tướng Giáp kể lại: gần cuối tháng 4-1975, ông đề nghị nên tôn trọng Tòa đại sứ Mỹ và các nhà ngoại giao của họ nhưng Ba Duẩn trợn mắt quát.
Không được, phải đánh chết những con chó, kể cả khi nó đã rơi xuống nước. Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải chiến đấu quét sạch chúng đi, không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta”
Khi lệnh Ba Duẩn ban ra, người Mỹ tại Sài Gòn phải vội vã  tháo chạy  những ngày 28, 29, 30…. để lại một dấu ấn nhục nhã trong lịch sử nước Mỹ.
Võ Nguyên Giáp nói:
Ngay sau đó ta phải trả một giá đắt cho chính sách cực đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá của 20 năm cấm vận. Cả nước vật lộn trong mưu sinh, khốn khó của thời hậu chiến”.

Thời hậu chiến
Cuộc chiến tranh giải phóng đã khiến cho người miền Nam tuyệt vọng liều chết vượt biển tìm tự do trong khi người miền Bắc thất vọng, nay họ mới thấy rõ bộ mặt ghê tởm của Đảng và Nhà nước. Trước đây người ta thường nghe tuyên truyền đồng bào Nam bộ lầm than đói khổ vì Mỹ -Ngụy bóc lột, nay trước mắt họ miền Nam quá sung túc văn minh so với cảnh cơ hàn của miền Bắc.
Hậu quả của các cuộc chiến tranh liên miên đưa tới khủng hoảng về kinh tế, đời sống. Từ 1976 tới 1986 CSVN bị cô lập, ông Trần Văn Thọ (Giáo sư Đại học Waseda, Đông Kinh) viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh khi Lê Duẫn nắm quyền:
Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979 sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sông của người dân vô cùng khốn khổ. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam.
(Lê Duẩn -Wikipedia tiếng Việt)
Nguy cơ thiếu ăn kéo dài cho tới thời kỳ đổi mới cuối năm 1986 khi Lê Duẩn chết mới có biến chuyển. Tổng sản lượng trong 10 năm trước ngày đổi mới (1976-1986) chỉ tăng 35% (trung bình một năm 3,5%) trong khi dân số tăng 22%, lợi tức đầu người chỉ tăng khoảng 1%. Việt Nam trong khoảng thời gian này được xếp trong số 10 nước nghèo đói nhât thế giới.
Đỗ Mười, Phó thủ tướng Trưởng ban Cải tạo công thương nghiệp theo chỉ đạo của Lê Duẩn tiến hành đánh tư sản tại miền Nam VN đã gây ra thảm kịch. Ngày 23-3-1978 Mười cho khoảng 60 ngàn đoàn viên Thanh niên CS đi khắp nơi  đóng cửa kiểm kê các nhà tư sản rồi lấy nhà đuổi đi kinh tế mới, có tới mấy chục ngàn cơ sở thương mại bị đóng cửa trong một ngày.
Chiến dịch thất nhân tâm này khiến nhiều người phải tự tử hoặc đi vượt biên, một cuộc ăn cướp vĩ đại trắng trợn, trấn lột tài sản các thương gia để bỏ túi chia chác nhau, lấy nhà cửa phân phối cho các đảng viên từ ngoài Bắc vào. Ước lượng có hai triệu người đi vượt biên, mấy trăm nghìn người thiệt mạng ngoài biển khơi.
Sau này cùng với Duẩn, Mười bị kết án là người đã gây ra thảm kịch kinh tế miền nam sau 1975, đây là một kế hoạch ngu xuẩn khi đem một chủ nghĩa kinh tế mọi rợ, áp dụng vào xã hội tân tiến miền nam VN.
Cuộc chiến tranh giữa các chế độ Cộng Sản
Quan hệ Việt-Trung-Sô
Trước năm 1968, CSVN giữ hòa khí giữa Nga-Trung Cộng, nhưng sau từ trận Mậu Thân quan hệ hai bên bắt đầu rạn nứt, Tầu Cộng muốn CSVN đánh du kích có giới hạn trong khi Lê Duẩn muốn đánh qui mô, đốt giai đoạn để sớm chiếm miền nam. Sau Mậu Thân, BV đàm phán với Mỹ, Trung Cộng phản đối, năm 1972 Nixon sang Tầu, CSVN cho đó là phản bội (26). Từ năm 1973 Trung Cộng bề ngoài coi CSVN như bạn nhưng thâm tâm coi như thù. Năm 1975 Lê Duẩn thăm Bắc Kinh, họ muốn Duẩn liên minh với Tầu chống Nga nhưng ông ta từ chối và về nước. Bắc Kinh cho là VN vô ơn phản bội. Duẩn ngày càng thân Nga khiến Băc Kinh lo ngại CSVN mạnh ở Đông Dương. Ngày 1-11-1977 Nhân Dân nhật báo của Bắc Kinh coi Mỹ là bạn coi Nga là thù. Ngày 30-7-1977 Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ Miên chống VN. Tháng 5-1978 họ cắt giảm viện trợ cho CSVN, tháng 6 thì cắt hết.
Ngày 3-11-1978 Hà Nội ký hiệp ước hữu nghị với Nga (Việt – Sô) trong đó có cả phòng thủ chung. Tháng 12-1978 và tháng 1-1979 Bắc Kinh cắt đường hàng không và hỏa xa với VN. Tháng 5-1979 biên giới Nga-Hoa xung đột nghiêm trọng. Nga tăng viện trợ kinh tế cho Hà Nội từ 450 triệu USD năm 1975 lên 1,1 tỷ năm 1979, viện trợ quân sự tăng  mạnh khi có chiến tranh Việt-Miên từ 125 triệu năm 1977 lên 600 triệu năm 1978, 900 triệu năm 1979.
Cuộc chiến Việt –Miên
Năm 1975 Bắc Kinh cho  Miên vay một tỷ USD không lời, tháng 2-1976 ký Hiệp ước quân sự với Miên, viện trợ một tỷ rưỡi USD cho Miên trong 3 năm 1976-1978. Tháng 1 năm 1978, Bà Đặng Dĩnh Siêu, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Cộng sang thăm Nam Vang và xúc tiến viện trợ quân sự cho Campuchia.
Tranh chấp biên giới Việt –Miên liên tục những năm 1977, 1978, từ 4-5-1975 một toán Khmer đỏ đột kích Phú Quốc 6 ngày sau đó hành quyết hơn 500 người dân Việt tại đảo Thổ Chu. CSVN phản công tái chiếm, quan hệ Việt –Hoa xấu đi, họ tăng cường viện trợ cho Miên. Tháng 4-1977 quân chính qui Khmer đỏ tấn công tiến sâu vào 10 km lãnh thổ VN tại An Giang tàn sát thường dân. Ngày 25-9-1977, 4 sư đoàn Khmer đỏ chiếm nhiều địa điểm tại các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành Tây Ninh đốt gần 500 căn nhà, giết gần 800 người (27)
Ngày 20/11/1977, Lê Duẩn sang Tầu hội đàm với  Hoa Quốc Phong và bày tỏ quan điểm không tham gia vào cuộc tranh chấp Trung – Sô.  Duẩn cũng xin Bắc Kinh yêu cầu Campuchia chấp nhận một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh biên giới, nhưng phía Tầu lờ đi, Lê Duẩn ra về mà không mở tiệc đáp lễ.
Ngày 31-12-1977, sáu sư đoàn CSVN đánh sâu vào đất Miên, năm ngày sau rút về. Ngày 1-2-1978 Pol Pốt quyết định thành lập 15 sư đoàn và liên tục cho tấn công vào VN có khi vào sâu tới 20 cây số. Tháng 4-1978 hơn 3,000 người dân VN bị giết tại Ba Chúc, từ 1975-1978 Khmer đỏ tấn công biên giới và giết hại khoảng 30,000 người VN.
Ngày 13-12-1978 Pol Pot huy động 19 sư đoàn (từ 80-100 ngàn quân, một sư đoàn Khmer đỏ chỉ có 4,000 người (bằng một nửa của sư  đoàn VN) tấn công xâm lược và tàn sát thường dân, CSVN chận đứng bước tiến của địch, khoảng 38,000 quân Khmer đỏ bị giết, gần 6,000 tên bị bắt.
Phía VN huy động các  Quân đoàn 2, 3, 4  và các Quân khu 4, 5, 7, 9 tổng cộng 18 sư đoàn với xe tăng, pháo bính, không quân yểm trợ tiến vào đất Chùa tháp. Từ đầu tới cuối tháng 12 -1978 tiến vào toàn bộ lãnh thổ Campuchia, từ ngày 2-1 tới 4-1-1979 CSVN làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Cửu Long. Ngày 7-1-1979 quân Khmer đỏ tan rã, chính phủ Pol Pot rút khỏi Nam Vang. Ngày 7-1 CSVN chiếm phi trường Kampong Chonang bắt được hơn 20 máy bay, hàng trăm xe tăng và đạn dược dự trữ.
Ngày 8-1 Heng Samrin thành lập Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia, Hội đồng ký Hiệp ước với CSVN hợp thức hóa sự hiện diện của VN tại Miên. Ngày 17-1 thị xã cuối cùng của Khmer đỏ bị chiếm, cuối tháng 1-1979 kết thúc thắng lợi, cuối tháng 3-1979 CSVN chiếm được hết những tỉnh thành quan trọng của Campuchia và tiến sát biên giới Thái Lan.
Quân VN tiến quá nhanh, Khmer đỏ chỉ tan rã chưa bị tiêu diệt hẳn, họ tập trung thành những đơn vị nhỏ đánh du kích. CSVN phải chiếm đóng xứ Chùa Tháp 10 năm sau đó vì Khmer đỏ vẫn được Bắc Kinh tiếp viện vũ khí qua ngả Thái Lan, cho tới cuối năm 1989 mới hoàn toàn rút khỏi Campuchia. Phía CSVN cho biết họ thiệt hại 55,300 người tử thương, phía Khmer đỏ khoảng 100,000 người bị giết.
Trần Khải Thanh Thủy nhắc lời Võ Nguyên Giáp nói về thảm kịch Cao Miên. Ông ta khuyên Lê Duẩn không nên đưa quân sang Miên nhưng Duẩn bác bỏ, y nói đã có kế hoạch thôn tính Campuchia. Tướng Giáp nói:
Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu tại chiến trường K… lực lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn. Trung bình một ngày, anh em bác sĩ ta phải cưa chân 40 chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt… Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7, 8 km mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc…”
Chiến tranh Việt-Trung
Đây chỉ là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt, bắt đầu ngày 17-2-1979 và kết thúc ngày 16-3-1979 Trung Cộng rút  sau khi đã chiếm Lạng Sơn, Lào cai, Cao Bằng.. mục đích bắt VN rút khỏi Campuchia không thành. Sau đó cuộc chiến còn tiếp diễn 10 năm, 13 năm sau bình thường hóa quan hệ. Ngày 30-7-1977 Bắc kinh tuyên bố ủng hộ Miên chống VN, Nga-Tầu căng thẳng. Vì CSVN thân Nga nên Trung Cộng lo ngại, ngày 1/11/1977, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, đã gọi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, và coi Mỹ như là một đồng minh. Ngày 3-11-1978 CSVN ký Hiệp ước hữu nghị Việt-Sô trong đó có cả phòng thủ chung.
Cuối năm 1977, các văn kiện của Quân khu Quảng Châu  nhấn mạnh tinh thần “phải chuẩn bị các mặt để đánh Việt Nam”, “Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á…”
Cuối 1978 CSVN đánh sang Campuchia khiến Bắc Kinh có cớ đánh VN, Đặng Tiểu Bình viếng Đông Nam Á, ngày 5-11-1978 ông ta tuyên bố sẽ dậy cho VN một bài học. Tháng 1-1979 ĐTB được Thái Lan thỏa thuận cho mượn lãnh thổ để tiếp tế cho Khmer đỏ, tháng 1-1979 ĐTB sang Mỹ về tuyên bố sẽ tấn công VN.
Nhiếu nhà sử gia Tây phương cho rằng cuộc chiến này không có mục đích rõ ràng.
Lực lượng hai bên: Trung Cộng gồm 9 quân đoàn chủ lực tổng cộng 32 sư đoàn trên 300,000 người, 550 xe tăng, 480 đại bác, 1,200 súng cối, hỏa tiễn, 200 tầu chiến, 1,700 máy bay ở hậu cứ và hàng chục vạn dân công.
VN khoảng từ 60,000 tới 100,000 người, 7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập cùng lực lượng biên phòng. Phần lớn các sư đoàn chính qui CSVN đang đóng ở Campuchia.
Từ tháng 10-1978 tới giữa tháng 2-1979 Trung cộng đánh thăm dò, cuối tháng 1-1979 Bắc Kinh đưa 17 SĐ (225,000 quân) tập trung gần biên giới cùng với 700 máy bay.
Thượng tướng không quân (Bắc Kinh) Lưu Á Châu nói Đặng Tiểu Bình gây chiến để xác nhận quyền lực tuyệt đối của ông ta trong đảng, sau đó trả thù cho Mỹ đã tháo chạy nhục nhã tháng 4-1975 cần rửa hận để được Mỹ viện trợ ồ ạt.  Nhờ cuộc chiến này Mỹ đã viện trợ cho Tầu về kinh tế, khoa học, quân sự, tiền vốn…
Nguyên văn
Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này”
Năm giờ sáng ngày 17-2-1979, đại quân Trung Cộng 120,000 người tiến vào VN trên toàn tuyến biên giới, pháo kích xong họ cho bộ binh tiến vào, không quân và hải quân không được xử dụng.
Lúc đầu họ tiến nhanh nhưng sau giảm tốc độ, hậu cần tiếp liệu lạc hậu, dùng cả lừa ngựa thồ hàng. Hệ thống phòng thủ CSVN mạnh, Trung Cộng dùng biển lửa biển người tiến sâu vào VN 10 dặm. Sau hai ngày họ chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, trong khi ấy Nga viện trợ cho CSBV qua cảng Hải Phòng và giúp chở quân bằng máy bay từ trong Nam ra Bắc.
Phi đoàn vận tải của Nga chở Quân đoàn 2 CSVN từ Campuchia về Lạng Sơn, tại đây quân Tầu tăng cường tập trung chuẩn bị đánh lớn. Từ 28-2 tới 2-3-1979 họ chiếm được Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn, họ phá hủy các cơ sở kinh tế, vật chất, phá hủy toàn bộ các công trình xây dựng, dù là  nhà dân hay cột điện tại các thị xã, thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn…   Ngày 5-3-1979 CSVN tổng động viên toàn quốc  trong khi Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu và bắt đầu rút. Ngày 6-3 Trung ương Đảng CSVN ra chỉ thị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đập tan quân xâm lược.
Ngày 16-3-1979 quân Tầu Cộng rút hoàn toàn.
Trong một tháng Liên Sô đã giúp chở 20,000 quân CSVN từ Campuchia ra Bắc, những nước ủng hộ VN toàn là các nước CS như: Nga, Cuba, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…các nước Đông Nam Á và Tây phương yêu cầu VN rút khỏi Miên, Trung Cộng rút khỏi VN như: Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Phần Lan, Đan Mạch, Anh, Ý, Na Uy….Trung Cộng cho biết CSVN tử thương 50,000 người và họ có 20,000 người thiệt mạng. Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng cộng thương vong của quân Trung Quốc là 62,500 người.
Cuộc chiến gây thiệt hại trầm trọng cho kinh tế Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn:  320 xã, 735 trường học, 428 bệnh viện, bệnh xá, 41 nông trường, 38 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80,000 héc ta  hoa màu bị tàn phá, 400,000 gia súc bị giết và bị cướp.. Khoảng một nửa trong số 3.5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản. Sau cuộc chiến CSVN nhường cho tầu chiến Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh để đổi lấy viện trợ tái thiết. Cuộc chiến ngắn này khiến Bắc Kinh tốn kém khoảng 1,3 tỷ USD ảnh hưởng  tới quá trình cải tổ kinh tế.
Cả hai phía đều nói chiến thắng, Đặng Tiểu Bình tuyên bố thắng lợi, phó Thủ tướng Trần Văn (TC) nói không chiếm Hà Nội vì cuộc chiến sẽ tốn kém. Phía CSVN cho rằng Tầu Cộng lạc hậu về vũ khí chiến thuật khiến sau đó họ phải hiện đại hóa quân đội. CSVN chê trách Nga chỉ viện trợ kinh tế, quân sự chứ không tham chiến và cho là Nga bị mất úy tín. Trung Cộng bất lực trong việc hỗ trợ Khmer đỏ.f
Nhận định và kết luận
Năm 1952 Lê Duẩn  ở trong Nam ra Việt Bắc họp Trung ương và được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá đến đầu năm 1954, nhờ thân cận với Chủ tịch mà mấy năm sau Lê Duẩn được ông ta cất nhắc làm quyền Tổng bí thư đảng năm 1957 thay thế Trường Chinh từ chức năm 1956. Năm 1960  Ba Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương, nhờ Lê Đức Thọ cài đặt những nhân vật thân cận vào bộ máy của đảng mà dần dần Duẩn trở thành người có nhiều quyền lực nhất từ đầu thập niên 60. Theo các nhà nghiên cứu Tây phương Lê Duẩn từ thập niên 60 đã cô lập Võ Nguyên Giáp và ông Hồ để nắm hết quyền bính trong tay.
Trần Khải Thanh Thủy cho rằng Hồ Chí Minh đã không đề cử Võ Nguyên Giáp vì ông Tướng này quá nổi bật, nhiều uy tín sợ sau này khó bảo nên  Hồ đã cất nhắc Lê Duẩn, hy vọng con ngựa này sẽ chịu để ông cầm cương, thuần dưỡng… Không ngờ, năm 1963, chính ông lại là người bị hai học trò “xuất sắc” là Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vô hiệu hoá.
Phía CSVN (28) cho rằng từ năm 1963 HCM bị đau ốm đã bàn giao trọng trách cho Lê Duẩn, ông Hồ thường hay sang Tầu chữa bệnh, những năm 1967, 1968, 1969 ông bị đau nặng, nhất là 1967 Hồ  ở luôn bên Tầu. Dù phía Tây phương hay bên CS nhận định thế nào nó cũng cho ta thấy Lê Duẩn là người nhiều quyền hành nhất trong đảng từ 1963.
Lê Duẩn là người khởi xướng và chỉ đạo cuộc chiến đẫm máu huynh đệ tương tàn từ đầu thập niên 60 cho tới khi chấm dứt tháng 4-1975. Lê Duẩn gây chiến tranh, tạo lên nhiều tội ác từ ngày y nắm quyền cho tới khi nhắm mắt. Năm 1956 Ba Duẩn từ trong Nam gửi ra Hà Nội bản “Đề Cương Cách Mạng Miên Nam” chủ trương tiến hành cách mạng lật đổ  chính phủ Sài Gòn thay vì sống chung hòa bình và đã được Trung ương đảng chấp thuận tiến hành hạn chế.
Những năm 1960, 1961, 1962, 1963 phần vì Duẩn chưa nắm toàn quyền và nhất là vì Nga Sô chủ trương sống chung hòa bình. Khrushchev mới đầu trợ giúp Bắc Việt nhưng khi chiến cuộc leo thang ông kêu gọi Hà Nội từ bỏ con đường xâm lược miền Nam, ông thôi giúp BV và bảo họ thương thuyết với Liên Hiệp Quốc. Năm 1964 Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev tiếp tục giúp CSVN dấn thân vào cuộc chiến đẫm máu. Lê Duẩn đã nắm quyền lực tối cao, được Moscow, Bắc Kinh viện trợ quân sự, đã đưa đất nước vào thảm kịch khiến cả hai miền Nam Bắc tan nát vì bom đạn.
Từ 1968 Lê Duẩn khởi đầu chủ trương đánh lớn đốt giai đoạn để sớm chiếm miền nam mà Võ Nguyên Giáp không ủng hộ, ông này cho rằng chiến tranh qui ước sẽ thảm bại trước hỏa lực của đối phương. Mặc dù vẫn phải xử dụng Tướng Giáp nhưng Lê Duẩn đã cho cô lập ông ta.
Hậu quả là những trận Tổng tấn công lớn năm 1968, 1972 do Duẩn chủ trương đã làm đổ quá nhiều xương máu của người miền Bắc và tàn phá tan hoang miền Nam. Tướng Henri Navarre cựu Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông dương, nói phía CS các nhà chính trị có biết quân sự.
“Chỉ có trong khối CS các nhà chính trị đã đọc binh thư của Clausewitz” (29)
Nhưng trên thực tế các nhà chính trị như Hitler, Staline… khi chỉ đạo về quân sự có nhiều sai lầm thất bại, Lê Duẩn cũng vậy, ông ta đã thảm bại suốt cuộc chiến, chỉ thắng được khi người Mỹ chán nản bỏ đi.
Lê Duẩn đã đầy đọa dân tộc Việt Nam từ đầu thập niên 60 cho tới 20 năm sau, dưới bài Nhìn lại vai trò của Lê Duẫn trên BBC tiếng Việt có hơn 10 người góp ý, đa số người miền Bắc, tôi xin đưa một số điển hình
Một Bạn đọc ở Hà Nội
“Ông Duẩn nổi lên được là do sự cất nhắc của ông Hồ Chí Minh… Sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào Nam Việt Nam đã làm cho luận điểm chiến tranh chính quy của ông Duẩn trở nên thắng thế so với đường lối thận trọng của ông Giáp
Tuy nhiên, nếu không có uy tín của ông Hồ đối với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc thì ông Duẩn khó có thể duy trì sự ủng hộ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc.
Cuộc chiếm đóng Campuchia lâu hơn cần thiết và cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 chứng tỏ đường lối thiếu mềm dẻo cũng như sự kiêu ngạo của ông Duẩn. Sự thất bại của công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh do áp dụng lý thuyết kinh tế kế hoạch hoá giáo điều đã làm tiêu tan uy tín của ông Duẩn tới mức khi ông chết phần lớn người dân VN đều cảm thấy thở phào nhẹ nhõm”
Speedmancrazy
“Lê Duẩn nói gì đi nữa, ông ấy vẫn là một người có tài. Ông ấy giỏi về quân sự, chính trị, nhưng không giỏi về kinh tế… Cuối cùng, xin tôn vinh Lê Duẩn là một anh hùng của VN trong thời chiến, và cảm thông với những thất bại, sự “hết thời” của ông trong thời bình”
Ẩn danh
“Tôi là thế hệ trẻ, được sinh ra khi nước nhà đã thống nhất. Năm tôi ra đời là năm Lê Duẩn mất vì vậy tôi không chứng kiến trực tiếp mà chỉ nghe ba kể lại và qua tìm hiểu thêm.
Tôi không phủ nhận công lao cách mạng của Lê Duẩn nhưng cạnh đó tôi cũng không kề có cảm tình với ông ta. Khi ông ta lên nắm quyền Tổng bí thư thì đưa ra những chính sách làm dân hết sức khốn khổ.. tôi nghĩ là để ông nắm giữ chức Tổng bí thư là một sai lầm của Trung ương.
Trong mắt của bao thế hệ người Việt, chính Lê Duẩn là người có tội với dân tộc Việt Nam, ông ta là tác giả của bao nhiêu lỗi lầm tai hại, đưa Việt Nam theo đường lối Nga sô nhưng không có sự chọn lọc cho phù hợp với hoàn cảnh nội tại. Lê Duẩn là con người sắt đá, một khuôn mẫu của Stalin và hiếu chiến.
Chính ông ta đã đẩy Miền Nam vào cảnh khủng hoảng tồi tệ nhất từ sau năm 1975, đưa Việt Nam sa lầy ở Kampuchia sau khi đánh Khmer Đỏ và hy sinh bao nhân mạng một cách vô ích cho một quốc gia luôn chống lại Việt Nam. Khi Lê Duẩn mất đi, trong thâm tâm người Việt Nam rất hoan hỉ như vừa trút bớt một đại nạn cho dân tộc. Công trạng hay tội lỗi của ông sẽ được lịch sử phán xét, tôi chỉ mạo muội nêu lên quan điểm của riêng mình như một nạn nhân dưới thời cầm quyền của ông. Cầu mong ông được an nghỉ”.
Nguyễn Thanh, Thanh Hóa
Lê Duẫn là một tài năng lớn của đất nước
…Nhưng tôi tin có lẽ lịch sử Việt Nam đã khác, đất nước sẽ đỡ lạc hậu hơn bây giờ nếu năm mất của ông không phải là 1986 mà là 1976!
LM, TP HCM
Lâu nay người ta chỉ trích ông Lê Duẩn nhiều, đặc biệt là tính cực đoan của ông. Tuy nhiên, theo tôi ông này là nhân vật chống Trung Quốc cứng rắn nhất và hiệu quả nhất.
Phải nói rằng chế độ CS đã thành công trong việc nhồi sọ và reo rắc sự sợ hãi, 20 năm sau khi Lê Duẩn đã chết mà người dân trong nước vẫn còn sợ sệt không dám nói sự thật về con người tàn bạo, u mê cuồng tín này. Hầu hết những góp ý kể trên chỉ dám nêu sơ sơ một số khuyết điểm của Duẩn về chính sách kinh tế sau khi chiếm được Miền Nam và không có một góp ý nào dám đề cập tội ác tầy trời của y, thậm chí còn khen Duẩn là vị anh hùng có công thống nhất đất nước.
Công lao của Lê Duẩn ở chỗ nào? Có chăng là công đẩy hơn một triệu thanh niên miền Bắc vào chỗ chết, khiến cho cả nước tan hoang vì bom đạn. Công ở chỗ đầy đọa các sĩ quan, viên chức VNCH trong các trại tập trung.  Công lao ở chỗ kéo Việt Nam lạc hậu lùi lại mấy chục năm so với các nước láng giềng Đông nam Á, ở chỗ đưa đất nước vào cảnh binh đao khói lửa, núi xương sông máu liên miên suốt cuộc đời chính trị của y, vừa chống Tư bản vừa đánh Cộng Sản từ 1960 cho tới ngày y nhắm mắt.
Trong khi Duẩn đẩy hàng vạn, hàng triệu thanh niên, sinh viên học sinh vào tử địa nhưng con cái vợ hai, vợ ba của ông ta đã được sang Nga du học, sự việc cho thấy cái trò hèn hạ bẩn thỉu của đám lãnh đạo CS. Các nhà chính trị, quân sự CSVN không có được cái khí phách như các Tướng lãnh Tây phương. De Lattre, Tư lệnh Đông dương cho con trai độc nhất của ông trung úy Bernrad De Lattre ra trận và tử thương tại Ninh Bình năm 1951. Đô đốc John Sidney McCain Jr, Tư lệnh Thái Bình Dương vẫn cho con trung úy phi công John McCain ra trận và bị bắt làm tù binh tại Hà Nội năm 1967.
Nhiều người khen Lê Duẩn anh hùng, yêu nước chống Tầu nhưng tôi không nghĩ vậy, ông ta độc đoán, kiêu ngạo u mê. Ba Duẩn giống như anh đầy tớ theo hầu ông chủ này đánh lại ông chủ kia, đó là một sự lựa chọn ngu đần nhất trong lịch sử. Hàng trăm nghìn thanh niên vô tội phải hy sinh, gánh chịu sự ngu muội của một nhà chính trị gia u mê thất học. Lê Duẩn giả vờ khiêm tốn khéo lắm, cho xây lăng Hồ Chí Minh to đùng, tuyên truyền thổi phồng cha già dân tộc để nhân dân tưởng rằng Hồ là chủ chốt, Duẩn chỉ là kẻ thừa hành.
Cuộc chiến người Việt giết người Việt từ sau Hiệp định Genève như đã trình bầy là do Lê Duẫn đạo diễn và cuộc chiến tranh biên giới Việt- Miên cũng như Việt –Trung năm 1978, 1979 hoàn toàn do y gây ra. Ông ta chống Tầu theo Nga một cách mù quáng nên đã không ngần ngại đưa đất nước, dân tộc vào cảnh núi xương sông máu kéo dài một thập niên cho tới khi y nhắm mắt thì người dân mới hết khổ.
Nếu không có Cải cách ruộng đầt, Trường Chinh vẫn làm Tổng bí thư  cuộc chiến sẽ chỉ là du kích, chắc sẽ không có chiến tranh biên giới những năm 1978, 1979. Nếu họ Hồ đã cất nhắc Võ Nguyên Giáp năm 1957 thay vì đưa Lê Duẫn lên thì cuộc chiến sẽ không đẫm máu như thế, sẽ chỉ là đánh du kích như những năm 1965, 1966, 1967 dưới thời Johnson. Cũng chưa chắc đã có chiến tranh vì họ Hồ và Bộ chính trị chưa dám khiêu khích Mỹ, họ muốn xây dựng miền Bắc XHCN trước như đã nói trên.
Trần Khải Thanh Thủy có nói ông Hồ đã cất nhắc Lê Duẩn hy vọng con ngựa này sẽ chịu để ông cầm cương nhưng không ngờ năm 1963 chính ông lại bị con ngựa bất kham này hất ngã.
Hồ Chí Minh đã sai lầm trầm trọng khi cất nhắc Duẩn lên ngôi vị quyền lực cao nhất và có thể chính ông sau này cũng hối tiếc về quyết định của mình. Đó là một sự sai lầm chết người khi giao đất nước vào tay một tên hiếu chiến, gian ác coi sinh mạng nhân dân như cỏ rác. Mấy chục năm chiến tranh kéo dài từ ngày Lê Duẩn lên cầm quyền cho tới ngày y nhắm mắt, mấy chục năm trời máu chẩy thịt rơi, mấy chục năm tang thương đau khổ.
Không ai cản được y, ngay cả Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh còn bị y cô lập.
Miền Bắc cũng có nhiều người can đảm, hồi thập niên 80 ngay cả khi Lê Duẩn còn sống, trên một bức tường ở Hà Nội người ta thấy hình vẽ một ông tiên, dưới là một ông sư, và cuối cùng hình Lê Duẫn:
Tiên sư thằng Lê Duẫn
Sự phẫn nộ của cùng tột của nhân dân đã được thể hiện giản dị tới mức không thể giản dị hơn, nó đã quá đủ để nói lên tất cả.
Trọng Đạt
____
Cước chú
(1) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1955-1963, trang 228,229
(2) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 20, 21
(3) Richard Nixon, No More Vietnams trang 50: trong năm 1964 chủ lực quân địch tăng từ 10,000 lên tới 30,000 người; phụ lực quân địch tăng từ 30,000 lên 80,000 người.
(4) BBC Vietnamese.com. Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh 10-5-2006. Giai đoạn 1955-60: 45 ngàn tấn viện trợ vũ khí, giai đoạn (1961-64) lên 70 ngàn tấn.
(5) Chiến tranh Việt Nam Toàn Tập trang 886
(6) No More Vietnams trang 73, 74, 75
(7) Stanley Karnow: Vietnam a History trang 390; answer.com, Domino theory
(8) Stanley Karnow. Vietnam A History trang 435
(9) Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17.
(10) Vietnam A History trang 440, 441
(11) In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam (1995), trang 169
(12) Vietnam war Allied troop Level 1960-73 http://www.americanwarlibrary.com/vietnam/vwatl.htm
(13) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 194, 198..   Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối của VNCH trang 282
(14) Opposition to the US involvement in the Vietnam war, Wikipedia
(15) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal, trang 212
(16) Tổng hợp các tác giả: Chánh Đạo: Mậu Thân 68 Thắng Hay bại;
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề
Nhắc Tới Texas 1991
(17) Richard Nixon:  No More Vietnams trang 91, 92, 93
(18) Richard Nixon:  No More Vietnams trang 126
(19) Phillip B. Davidson: Vietnam At War The History 1946-1975, chương 18 The Tet offensive trang 473.
(20) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 519.
(21) No more Vietnams trang 150, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 587
(22) Khi Quốc hội ra luật bó tay Tổng Thống Nixon như trên coi như họ đã bỏ VN rồi vì theo Nixon  ngoài viện trợ cho VNCH 2 tỷ năm 1973, Mỹ cần yểm trợ B-52 ( No More Vietnams tr 189).
Tác giả George Donelson Moss (Vietnam, An American Ordeal trang 388)
nói viện trợ của Mỹ cho VNCH hằng năm phải ở mức từ 3 tỷ cho tới 3 tỷ rưỡi vì họ được huấn luyện chiến tranh kiểu Mỹ rất tốn kém, cần nhiều hỏa lực, 2 tỷ một năm sự thực không đủ
(23) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471; Cao Văn Viên Những Ngày Cuối VNCH trang 82, 83
(24) No More Vietnams trang 187, Cao Văn Viên NNCVNCH 91, 92 , Phillip B. Davidson Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 748.
(25) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006: Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh
(26) Chiên Tranh biên giới Việt-Trung 1979- Wikipedia Tiếng Việt
(27) Chiến dịch phản công biên giới Tây Nam Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
(28) Hồ Chí Minh, Wikipedia Tiếng Việt
(29) Agonie de l’Indochine trang 90:  “Mais il n’y a que dans le monde communiste que les chefs politiques ont lu Clausewitz”
Nguồn:https://anhbasam.wordpress.com/2016/04/19/7878-le-duan-va-cuoc-chien-tranh-viet-nam/

BIÊN GIỚI TÂY NAM - CUỘC CHIẾN BẮT BUỘC TẬP 1

Xuất bản 4 thg 1, 2014
Nhiều người lặng đi trước những hình ảnh tàn sát dã man của Khmer đỏ trên chính dân tộc mình. Một bức tranh xám ngoét của đất nước láng giềng Campuchia dưới thời tàn bạo của Khmer đỏ hiện ra và đó là một trong những lý do giải thích hai chữ "bắt buộc" trong tên của phim. Các tập phim sau phần nào làm sáng tỏ vì sao máu lại chảy dọc biên giới Tây Nam những năm 1975-1978 khiến ba vạn thường dân VN bị sát hại dã man. Vì sao chiến tranh biên giới Tây Nam lại bùng nổ? Vì sao Khmer Đỏ lại kích động sự thù hằn giữa hai dân tộc Campuchia - VN? Diễn biến thần tốc của cuộc phản công phòng vệ biên giới Tây Nam cuối năm 1978 đầu năm 1979 của Quân đội nhân dân VN và lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, câu chuyện 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia cũng được kể lại qua những thước phim tư liệu và các nhân chứng...


  https://youtu.be/MMQRJPM87ys 



BBC Vietnamese

Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba

Trong cuộc "kháng chiến chống Mỹ cứu nước", cách mạng Việt Nam có vẻ là ngọn cờ đầu không chỉ của cuộc đấu tranh giải phóng và chống thực dân ở Thế giới thứ Ba, mà còn là biểu tượng tiên phong của chủ nghĩa quốc tế cộng sản khi chống lại một "đế quốc" và chính thể "tư sản suy đồi".
Giành được ủng hộ mạnh mẽ của cả phe cộng sản lẫn lực lượng tiến bộ trong Phong trào Không liên kết và cả ở phương Tây, sự sụp đổ của Sài Gòn dường như là lý do để cả thế giới ăn mừng.
Nhưng, 5 năm sau, Cộng hòa XHCN Việt Nam đã dính vào cuộc chiến với Campuchia và chịu các đợt tấn công của Trung Quốc. Mặc dù Việt Nam đủ sức lật đổ phe Khmer Đỏ tàn ác và đẩy lùi cuộc tấn công từ phương Bắc, Hà Nội bị quốc tế chỉ trích nặng nề vì những hoạt động quân sự. Phương Tây, cũng như ASEAN, đã đi theo Trung Quốc để cáo buộc Việt Nam là vệ tinh của Liên Xô, nuôi dưỡng xu hướng bành trướng. Kết quả Việt Nam rơi vào hố sâu chính trị sau 1979, và mãi đến 10 năm sau mới bước ra khỏi tình trạng cô lập.
Để hiểu được "sự lên voi xuống chó" của Việt Nam, ta cần đặt cuộc chiến Đông Dương lần Ba trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh và quan hệ giữa các nước châu Á cuối thập niên 1970.
Trong thập niên này, các liên minh thay đổi đã tác động mạnh tới diện mạo toàn cầu và khu vực. Bắt đầu bằng chính sách hòa hoãn với Liên Xô và làm thân với Trung Quốc của Nixon, và cùng với chính sách mở rộng chiến tranh sang Campuchia đầu thập niên 1970, quan hệ của Hà Nội với các đồng minh gặp trắc trở. Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu cạnh tranh, thay vì hợp tác, tại Đông Dương.
Dù vậy, nhu cầu đánh Mỹ và các đồng minh trong vùng khiến Hà Nội khi đó phải duy trì hữu hảo với Bắc Kinh và Moscow.
Nhưng sau 1975, không phải mọi vết thương đều lành. Đặc biệt, quan hệ của Việt Nam với các đồng minh Á châu tiếp tục xấu đi vào thời điểm Hà Nội cần bạn nhất. Trước khó khăn chồng chất do sự chuyển đổi từ chiến tranh sang hòa bình, Việt Nam không thể chỉ dựa vào Liên Xô mà tìm viện trợ tái xây dựng của Mỹ, nhất là khi hỗ trợ của Trung Quốc giảm bớt. Trong lúc Việt Nam đối diện các vấn đề nội ngoại chồng chất, Khmer Đỏ thôi che dấu tình cảm bài Việt Nam để theo đuổi chính sách thù nghịch cùng lúc với chiến dịch diệt chủng trong nước sau 1975.
Lợi dụng quan hệ Việt - Trung xấu đi, chính quyền Pol Pot giáng cú đấm cuối cùng vào liên minh cộng sản Á châu. Trung Quốc cũng lợi dụng mâu thuẫn Xô - Mỹ và lo ngại về sự bành trướng của Liên Xô ở thế giới thứ Ba, để thu phục ủng hộ của phương Tây trong việc trừng phạt Việt Nam. Khác với cuộc chiến chống Mỹ, bộ máy ngoại giao Hà Nội không đấu được với sự công kích của đối phương và sau 1979, Việt Nam hứng chịu sự cô lập quốc tế.

Từ chiến tranh tới hòa bình (1975-77)

Mặc dù giao tranh giữa Mỹ và Việt Nam cộng sản kết thúc năm 1973 và chấm dứt hoàn toàn năm 1975, Washington và Hà Nội tiếp tục cuộc chiến ngoại giao.
Chính quyền Ford đóng băng tài sản Nam Việt Nam ở Mỹ và sau đó áp đặt cấm vận ngày 16.5.1975. Hà Nội thì muốn bình thường hóa thật nhanh chóng với Washington với điều kiện Mỹ đồng ý viện trợ kinh tế như đã cam kết trong Điều khoản 21 của Hiệp định Hòa bình Paris.
Khi Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối nhượng bộ, lấy lý do Việt Nam vi phạm hiệp định từ 1973 tới 1975, Hà Nội dùng vũ khí còn lại trước Washington: bác bỏ quyền tìm kiếm 2000 lính Mỹ mất tích (MIA).
Mặc dù Việt Nam không muốn cắt đứt trao đổi ngoại giao với Washington, họ vẫn bám chặt đòi hỏi viện trợ kinh tế làm điều kiện bình thường hóa và giải quyết vấn đề MIA. Trong thời gian sắp tới bầu cử tổng thống 1976, Ford gia tăng ngôn từ thù địch với Hà Nội, nhấn chìm quan hệ song phương trong phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống.
Hà Nội quay sang các đồng minh cộng sản. Mùa thu 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn đi Trung Quốc và Liên Xô. Trong khi Trung Quốc la rầy Lê Duẩn vì chính sách ngoại giao, Nga cam kết viện trợ lâu dài cho Việt Nam.
Sau khi giành chính quyền, Pol Pot đuổi dân Việt Nam ra khỏi Campuchia và không chịu thương lượng các vấn đề biên giới với Việt Nam. Vào năm 1976, mặc dù Trung Quốc thân thiện hơn với Campuchia, quan hệ Việt - Trung cũng chưa hoàn toàn đổ vỡ vì Bắc Kinh vẫn thúc giục Campuchia tìm giải pháp ngoại giao về vấn đề biên giới với Việt Nam. Tạm gác khao khát giành lại lãnh thổ Khmer Krom ở miền Nam Việt Nam, Khmer Đỏ tiến hành cuộc cách mạng mà rồi sẽ giết chết hàng triệu người Campuchia.
Từ hòa bình sang chiến tranh (1977-79)
Nhưng sang năm 1977, chính quyền Pol Pot hướng ra bên ngoài và như thế, đã thay đổi không chỉ bức tranh khu vực mà cả quan hệ quốc tế thời cuối Chiến tranh Lạnh.
Tháng Tư 1977, quân Khmer Đỏ đánh sáu tỉnh biên giới Việt Nam. Bắc Kinh cũng gia tăng viện trợ quân sự và ủng hộ chính trị cho Khmer Đỏ. Đáp lại, Việt Nam bắt đầu thắt chặt kiểm soát với người Hoa trong nước, khuyến khích người Hoa nhập tịch và chuyển họ ra khỏi các vùng biên giới. Khi Khmer Đỏ tấn công lần nữa vào tháng Chín, Hà Nội không còn thái độ hòa hoãn mà phản công vào ngày 25.12. Sáu ngày sau, Campuchia từ chối đàm phán và xóa bỏ quan hệ với Việt Nam.
Trong năm 1977, quan hệ với chính quyền Carter có vẻ khấp khởi hy vọng. Phái đoàn Mỹ đầu tiên của Leonard Woodcock đến Việt Nam. Mặc dù Woodcock thuyết phục được Hà Nội hợp tác đầy đủ về vấn đề MIA, nhưng Việt Nam vẫn đòi có cam kết viện trợ trước khi bình thường hóa.
Hà Nội tưởng rằng việc công bố cam kết viện trợ bí mật của Nixon sẽ làm mạnh thêm đòi hỏi, nhưng nó lại chỉ càng làm dư luận Mỹ giận dữ. Mặc dù Quốc hội Mỹ không thừa nhận lời hứa của Nixon và cấm mọi viện trợ cho Việt Nam, chính quyền Carter vẫn dự định có thêm hội đàm với Hà Nội đầu năm 1978.
Nhưng năm 1978 chứng kiến sự chấm dứt ngoại giao và chiến tranh mở màn trong lúc các sự kiện khu vực và quốc tế vượt ra ngoài kiểm soát của Hà Nội.
Tháng Hai 1978, lãnh đạo Việt Nam quyết định bảo trợ cho một cuộc tổng nổi dậy ở Campuchia để lật đổ Pol Pot trong khi quân của họ đụng độ với Trung Quốc ở biên giới phía bắc.
Sang mùa xuân năm ấy, người Hoa bắt đầu chạy khỏi các thành phố và thị trấn của Việt Nam. Ngày 28.6, Việt Nam gia nhập Comecon nhưng vẫn hy vọng có quan hệ tốt hơn với Mỹ.
Không may cho Hà Nội, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Zbigniew Brzezinski, chiến thắng trong cuộc đấu với Ngoại trưởng Cyrus Vance trong câu hỏi bình thường hóa với Việt Nam. Carter đồng ý với Brzezinski rằng bình thường hóa với Hà Nội sẽ gây tổn hại cho quan hệ với Bắc Kinh.
Ngày 3.11, Hà Nội ký hiệp định tương trợ quốc phòng với Moscow (nhắm trực tiếp vào Trung Quốc) và lên kế hoạch tiến vào Campuchia. Ngày 25.12, quân Việt Nam, với hỗ trợ của Liên Xô, vượt đường biên giới phía tây.
Quân Việt Nam giải phóng Phnom Penh ngày 7 tháng Giêng 1979, lật đổ chính thể Khmer Đỏ tàn ác. Nhưng những trận đánh lớn hơn của Hà Nội còn chưa đến.
Vào giữa tháng Hai, Bắc Kinh hiệp lực với các lãnh đạo Asean và Mỹ để trừng phạt và cô lập Việt Nam vì sự xâm lấn và chiếm Campuchia. Mặc dù bác bỏ mọi can dự, Washington bật đèn xanh cho Bắc Kinh tấn công Việt Nam.
Ngày 17.2, Trung Quốc bắt đầu "trừng phạt", nhưng cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu buộc Việt Nam đưa quân từ Campuchia về biên giới phía bắc.
Dẫu vậy Bắc Kinh thành công khi cứu tàn quân Khmer Đỏ, lực lượng được cho tá túc ở Thái Lan và cũng thành công trong mô tả Hà Nội như một nước hiếu chiến trên trường quốc tế.
Về tác giả:Bà Nguyễn Liên Hằng lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Yale và hiện dạy ở Khoa Lịch sử, Đại học Kentucky, Hoa Kỳ. Ngoài các bài báo trên Journal of Vietnamese Studies và Journal of Asian Studies, bà còn viết về cuộc chiến Việt Nam trong một số hợp tuyển tiếng Anh gần đây, như cuốn Indochina in the Balance; The Third Indochina War; Making Sense of the Vietnam Wars; The Dilemmas of Power: American Foreign Policy under Nixon, Kissinger, and Ford.

QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM ĐÃ HY SINH BAO NHIÊU SƯƠNG MÁU ĐỂ BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRÊN ĐẤT CAMPUCHIA?


Ba Sáu

VIETNAM-CAMPUCHIA5-600x514

Hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất đến mức chính xác về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Tuy nhiên sự hy sinh chí tình chí nghĩa đó luôn được dư luận quốc tế và đông đảo nhân dân Campuhia tiến bộ ghi nhận.

Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra con số tử vong của quân tình nguyện Việt Nam tại chiến trường Campuchia có thể lên tới năm chục ngàn, hoặc thậm chí cao hơn nữa.

Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000. Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam (trích lời Đại tá Phạm Hữu Thắng, Viện Lịch sử Quân sự VN).

Từ Paris, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác. Ông nói: “Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm… Nhưng người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên xung phong Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian đó.”

Bình luận về ý nghĩa và những con số thương vong này, Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên luật học Đại học Havard từ Hoa Kỳ nói: “Nhìn lại sự kiện diễn ra 25 năm về trước, cũng như đánh giá ý nghĩa của hành động quân sự chí nghĩa, chí tình của quân đội Việt Nam, mà hiệu quả của nó là sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ năm 1979 ở Campuchia,

Tiến sỹ Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu người Campuchia từ Đại học Leeds, Anh quốc nói: “Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng người Campuchia khỏi chế độ diệt chủng tàn bạo.” …”Tuy nhiên, hiện nay một số đảng phái chống đối Nhà nước Campuchia lại cho rằng đó là hành động can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam. Điều này không chỉ đi ngược lại với suy nghĩ của phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn cho thấy sự  vô nhân đạo trước những đóng góp máu xương của quân và dân Việt Nam cho nền hòa bình đất nước tôi”. Ông tiếp lời: “thậm chí những đảng phái chống đối này còn gọi hành động Việt Nam giải phóng Campuchia là việc xâm lược của Việt Nam đối với đất nước Campuchia”, Tiến sỹ Vanarith Chheang nói thêm” – một điều hoàn toàn vô lý.

Phóng viên Hồng Nga cũng chia sẻ trên BBC tiếng Việt : “Đối với một bộ phận những người đã tìm hiểu lịch sử, hay những người đã sống trong thời kỳ Khmer Đỏ chẳng hạn, tôi nghĩ rằng chắc chắn họ luôn có một sự hàm ơn đối với quân đội Việt Nam, bởi vì đã đặt dấu chấm hết cho một thể chế vô cùng tàn bạo như vậy. Thế nhưng đối với một bộ phận nhỏ giới trẻ có một sự quan ngại, bởi vì họ không biết, thiếu am hiểu về lịch sử của nước họ.

“Nó cũng giống như giới trẻ ở bất cứ đất nước nào, không riêng gì ở Việt Nam chẳng hạn, thì họ không nắm được những gì đã xảy ra. Vì vậy, sự việc một số phàn tử chống đối Nhà nước Việt Nam vì cho rằng họ đã xâm lược Campuchia đã thật sự gây lo ngại về quan hệ láng giềng thân mật, thắm tình đồng chí cho đến lúc này.”

Về quan điểm của dư luận quốc tế, Liên Hợp không chỉ lên án chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ, mà còn đem ra xét xử nhiều thành viên của chính quyền này về các tội ác chống nhân loại. Đây cũng là lời ủng hộ gián tiếp cho những hành động và đóng góp chí nghĩa chí tình của Nhà nước và nhân dân Việt Nam không chỉ choCampuchia mà còn cho nền hòa bình thế giới.

    

Nguồn: https://vitoquocvietnam.wordpress.com/2014/09/28/quan-tinh-nguyen-viet-nam-da-hy-sinh-bao-nhieu-suong-mau-de-bao-ve-nhan-quyen-tren-dat-campuchia/

  

Hồi ức cuộc thảm sát thị trấn Ba Chúc YouTube
 

Trần Nukan

xem xong mà khóc hết nổi,chỉ biết căm hận bọn chúng chó chết ko biết nương tay thật tàn nhẫn, cảm ơn các anh chị đã hi sinh lấy tấm thân mình che chở ,các anh sẽ mãi mãi lưu trong tâm trí tôi,

Do la que toi day
sau quan linh vn ở dau mà sau bọn bonpot dám san vn giết tàn ác vay ,ko hieu nổi
hồi nhỏ đi đã rất sợ h coi lại còn đau lòng hơn ! thương tiếc ng đã ra đi

lich su anh hung oanh liệt ngàn xưa ,chống giặc ngoại xam ,chiến tranh ngoai xam ,xong tới quoc gia đá nhau ,cuoi cùng củng hoà binh ,mà con ng vn phải mất cảnh chet wan chet thãm ,that ko hieu noi
Khổ thân đất nước Vn, em từng đi du học ở Trung quốc 4 năm, ở đó mới biết bọn campuchia, bọn lào thờ trung quốc như cha, còn tụi nó ghét Vn mình như mình ghét Tq ấy. Vn mình bây giờ bao quanh toàn kẻ thù, vn mình cô độc lắm, nên làm ơn mấy ông to đừng ăn hối lộ nữa. Cố tìm đường giúp dân ko là tương lai, lịch sử BC lại lặp lại lần nữa .

+Cherry , Tàu nó bỏ tiền ra mua Lào và Campuchia đó! Nhưng không phải tất cả đều thế đâu bạn ạ!
Quang Huy
+Cherry , Tàu nó bỏ tiền ra mua Lào và Campuchia đó!
Nguyễn Trường Luân
Đúng rồi bạn bọn cambot luôn luôn tôn thờ thằng tq hằng năm nó đều nhận viện trợ quần áo quân phục cho đến vũ khí khí tài của thằng tq rồi có ngày phía bắc nó đánh tây nam nó đánh nó lại thảm sát dân ta thôi
nam mô a di đà phật.nhờ ơn đức phật từ bi cứu độ cát dong linh vô tội được thoát chốn mê đồ.vãng sanh miền cực lạc.nam mô a di đà phật.nam mô a di đà phật.nam mô a di đà phật


Nguyễn Giang
Tại sao lúc này không có bộ đội biên phòng tại sao ???tại gì lúc này cưỡng chiếm miền nam thắng rồi nên vui mừng ăn tiệc nên đã bỏ rơi miền nam để bà con bị giết ,có hình của ông hồ Chí Minh chụp với bonbot khomedo
1
Jaden Hung
+tướng Nguyễn , con oi ba con nhin thay ong hochiminh dang du ma con nua kia ong con du ba noi con nua hahaaaaaa

thế sao các ông vnch k ở lại đi chạy hết đi làm gì :)) ở lại có phải bây giờ có cái để khoe là tao có công giúp người dân ba chúc thoát chết k :( tiếc nhỉ haizz đỡ phải nhai đi nhai lại mãi mấy bài ca bất hủ !

 https://youtu.be/I-gSdofigNc                                              

Nhà mồ Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang 

 https://youtu.be/kgZm_fPSmMs                         

Xuất bản 23 thg 5, 2014
Vụ thảm sát Ba Chúc xảy ra tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978. Xã nằm cách biên giới Campuchia khoảng 7 km.

Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157[2] dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc). Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4, khi một toán quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện ra vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết.

Đây là một trong những sự kiện dẫn tới Chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam.

Năm 1979, chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác, bao gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào.

Nhà Mồ, công trình chính, có hình lục giác. Chính giữa nhà Mồ là một khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát.

Nhà nước Việt Nam đã công nhận Cụm Di tích Căm thù ở Ba Chúc (hay còn được gọi là Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc), bao gồm ba điểm tiêu biểu là: Nhà Mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai theo quyết định 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 7 năm 1980.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The Ba Chúc Massacre was carried out by the Kampuchean Revolutionary Army on April 18, 1978 in Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang Province, southern Vietnam. Of those who had lived in Ba Chúc, 3,157 civilians were killed.[1] Only two survived the massacre. The attack was one of the events that prompted the Vietnamese invasion of Kampuchea.




Chủ Nhật, ngày 12 tháng 4 năm 2015


Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc


Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc
 
  1. Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc,
    An Giang Tháng 4/1978



    NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

    PHẦN I
    THÁNG 4 NĂM 2009. Kỷ niệm đúng 31 năm, ngày dân làng BA CHÚC, tỉnh An Giang bị thảm sát vào tháng 4 năm 1978. Hơn 3.157 đồng bào ruột thịt bị tàn sát dã man đã chìm vào trong quên lãng. Tôi xin mở lại hồ sơ tố cáo tội ác bọn CSVN đã nhúng tay trong biến cố ghê tởm nầy, để đồng bào trong và ngoài nước nhận định. Xin đa tạ quý vị!
    Vào cuối tháng 5 năm 1999. Tôi có nhận được lá thư đề ngày 21 tháng 5 năm 1999 của ông TRẦN H. (xin dấu tên) - cựu sĩ quan QĐVNCH - sinh quán tại xã BA CHÚC, tố cáo tội ác bọn CSVN giết người tập thể tại làng BA CHÚC, tỉnh AN GIANG. Từ đó, tôi phối kiểm các tài liệu trong và ngoài nước, tình hình biên giới phía Tây Nam 1978 - 1979 và các dữ kiện do những nhân chứng còn sống tại Hoa Kỳ cung cấp. Và tôi xin mở lại hồ sơ vụ án, đưa “sự cố” nầy ra trước ánh sáng để CĐVNHN và đồng bào trong nước biết thêm về tội ác tày trời, giết người tập thể còn dã man, tàn bạo và khủng khiếp hơn cả TẾT MẬU THÂN 1968. Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các CHÙA, TRƯỜNG HỌC tại làng Ba Chúc cách biên giới VIỆT - MIÊN khoảng 7 cây số và chỉ trong vòng một đêm 18 tháng 4 năm 1978. Cái dã man và vô nhân đạo của bọn Lãnh đạo Đảng CSVN đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong các hộp kính để gây ảo giác căm thù giữa hai dân tộc VIỆT NAM – KAMPUCHEA.



    VỊ TRÍ NHÀ MỒ BA CHÚC

    Căn cứ vào hình ảnh và sự mô tả trên mạng saigonnet ngày 4/ 21 /2004: Nhà mồ Ba Chúc, Chùa Phi Lai và Chùa Tam Bửu là những di tích được nhà nước công nhận là di tích vào năm 1980 là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn - Pốt qua 11 ngày (từ 18/ 4/ 1978 đến ngày 29/ 4/ 1978) đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc. Nhà mồ Ba Chúc có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bàn tay đẫm máu, đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp bằng kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân thành nhiều loại khác nhau như: độ tuổi, giới tính...Nhà mồ được xây dựng giữa hai ngôi chùa Phi Lai và Tam Bửu, đây là hai ngôi chùa do các tín đồ của đạo Hiếu Nghĩa dựng lên và cũng chính nơi đây đã trở thành nơi chứng kiến những tội ác của chúng và những chứng tích đó vẫn còn in dấu cho đến ngày nay.
    Sau khi phối kiểm và phân tách “Câu chuyện làng BA CHÚC ở biên giới MIÊN - VIỆT” của ông HOÀNG QUÝ (mạng lenduong. net ngày 5/02/2004), chi tiết về cụm nhà mồ BA CHÚC kể trên và thơ tố cáo của ông TRẦN H. Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông TRẦN H, và ông HOÀNG QUÝ đều xác nhận là tất cả nạn nhân đều bị thảm sát tại CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC .
    Ông TRẦN H. viết: “... CSVN đưa sư đoàn 30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Đốc cũ. Chiều đến thì bọn cán bộ và bộ đội Cộng sản bắt dân vào CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC ngủ để chúng bảo vệ. Nửa đêm, dân ngủ mê, chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặc. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổn dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3.000 người bị chúng viết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiến để chứa đống xương vô định chất cao bằng đầu...(ngưng trích)
    Ông HOÀNG QUÝ viết: “...Thời cuộc đã biến chuyển khôn lường, sau đó chính 2 lực lượng anh em nầy quay mũi súng vào nhau, lực lượng vũ trang của Khờ me đỏ đã tấn công vào làng Ba Chúc, cách biên giới khoảng 4 dậm, vào ngày 18 / 4/ 1978...Tổng cộng có 3.157cả người Việt Nam lẫn Cam bốt bị thảm sát tại các CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC tại Việt Nam. Những cuộc tấn công khác tương tự như trường hợp nầy là những lý do mà CS VN nêu lên để xua quân tiến chiếm Cam Bốt vào cuối năm đó...(ngưng trích).

    Trong bài viết “WHEN THE KHMER ROUGE CAME IN VIETNAM” của James Pringle đăng trong International Herald Tribune, số ra ngày Jan 7, 2004 có thuật lại lời của chứng nhân, bà Hà Thị Nga nói: “Trong một ngôi chùa, tôi thấy 40 nạn nhân sợ hãi trốn dưới bàn thờ, trước khi bị giết bằng lựu đạn.” (In a temple, I saw where 40 terrified victims hid under the alter before being killed by grenades). Bà Hà Thị Nga có phải là một người được chánh quyền dàn dựng đưa ra trả lời phóng viên James Pringgle? Tại sao bà biết con chính xác là 40 người trốn dưới bàn thờ? Trừ phi họ đúng xếp hàng cho bà điểm danh trước khi chun dưới bàn thờ. Tôi là người sống ở miền Tây, thăm viếng nhiều chừa chiền, không một ngôi chùa nào có một cái bàn thờ khổng lồ có sức chứa 40 người trốn dưới đó. Tập trung trốn dưới bàn thờ, chẳng khác nào cho bọn Khmer Đỏ biết: “Lạy ông con trốn ở bụi nầy!”
    Một điểm trùng hợp rất quan trọng là cả hai ông Trần H. và Hoàng Quý và chứng nhân đều xác nhận là tất cả các nạn nhân đều bị thảm sát tại CHÙA & TRƯỜNG HỌC. Và thời gian xảy ra vào ngày 18/ 4/ 1978 và không thấy ông Hoàng Quý nói cuộc thảm sát kéo dài đến ngày nào, giống như chi tiết về cụm nhà mồ Ba Chúc kéo dài đến 11 ngày từ 18/ 4/ 1978 đến ngày 29/ 4/ 1978. Tìm hiểu những nguyên chính đưa đến việc bọn CSVN đã tắm máu dân làng Ba Chúc như sau:



    TÌNH HÌNH NỘI BỘ VIỆT NAM – KAMPUCHEA SAU 1975
    Theo sự tiết lộ của Hoàng Tùng - Tổng biên tập báo Nhân Dân - và là Ủy viên BCT/TƯ Đảng CSVN: Bắc Bộ Phủ đã có ý đồ chiếm đóng Cam Bốt từ năm 1970 - 1972. Cuối năm 1976, Đại Hội IV Đảng Lao Động đổi thành Đảng CSVN dưới sự giám sát của lý thuyết gia MIKHAI A. SUSLOV - Trưởng phái đoàn Sô Viết - thì hầu hết các Ủy viên Bộ Chính Trị đã nối đuôi Lê Duẩn thần phục Mạc Tư Khoa. Đại hội IV của Đảng CSVN chấp nhận đề án của Lê Duẩn xúc tiến việc thành lập LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG bằng cách thuyết phục và nếu cần dùng áp lực quân sự để buộc Cam Bốt và Lào gia nhập. Sau Đại Hội IV, Lê Duẩn và BCT/TƯ/Đảng CSVN nhận định rằng: Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Liên Sô là đối lập với Trung Quốc và sự liên kết giữa Trung Quốc và Cam Bốt sẽ áp lực quân sự nặng nề tại vùng biên giới phía Tây Nam.

    CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM
    KAMPUCHEA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT NĂM 1977
    Tháng 3 năm 1977: Ieng Sary - Ngoại trưởng Khmer Đỏ - sang Bắc Kinh nối lại quan hệ thân thiết cũ. Trong buổi tiếp tân có Lý Tiên Niệm - Phó Thủ Tướng - và Tướng Vương Thăng Long - Tổng Tham mưu phó QĐNDTQ - khoản đãi phái đoàn Kampuchea cho thấy sự hợp gắn bó giữa hai nước.
    Tháng 4 năm 1977: Trong buổi tiếp tân tại Tòa Đại Sứ Kampuchea, Ngoại trưởng Hoàng Hoa công khai tuyên bố: “Nước Kampuchea đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Quốc sẽ sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của các lân bang”. Nhận được sự hậu thuẩn của Trung Quốc. Hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam tưng bừng kỹ niệm năm thứ hai “Mùa Xuân Đại Thắng 1975”. Quân đội Kampuchea bất thần mở cuộc tấn công qui mô vào những làng xã và những thị trấn dọc biên giới tỉnh An Giang, và sau đó rút về bên kia bên giới.

    KAMPUCHEA TẤN CÔNG LẦN THỨ HAI VÀO TÂY NINH
    Ngày 27 tháng 9 năm 1977: Tên đồ tể Pôn - Pốt lên đài phát thanh đọc diễn văn dài 5 tiếng đồng hồ, chính thức xác nhận vai trò lãnh đạo của mình và tổ chức ANGKA là Đảng Cộng Sản Kampuchea. Một ngày sau khi ra mắt. Pôn - Pốt lên đường đi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Lần đầu tiên đi công du với tư cách là Chủ tịch Đảng và Thủ Tướng. Pôn - Pốt được đón tiếp trọng thể. Cờ và biểu ngữ giăng đầy Thiên An Môn.
    Ba ngày trước đó, để chứng tỏ quyết tâm chống Việt Nam của mình đối với Trung Quốc. Pôn - Pốt ra lệnh cho Quân Khu Đông tấn công vào lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Tây Ninh. Việt Nam tự hạn chế, không cho quân đội vượt biên phản công, đồng thời cách chức Tướng Tư lệnh quá khích TRẦN VĂN TRÀ và Tướng LÊ ĐỨC ANH thay thế. Trong bài viết The continuing conflict in Southeast Asia của David Miller đăng trong cuốn THE VIETNAM WAR ghi nhận: “Nhiều đồng bào địa phương đã chạy thoát, nhưng Hà Nội quả quyết người Kampuchea thảm sát 2.000 thường dân” (Many local residents fled, but an official Hanoi communique alleged that kampucheans had massacred some 2,000 civilians).
    Sau đó, một mặt Đảng CSVN gởi điện văn chúc mừng lễ ra mắt Đảng CS Kampuchea, một mặt bí mật gởi Phan Hiền sang Bắc Kinh nhờ Trung Quốc dàn xếp cho gặp phái đoàn Kampuchea. Cuộc tiếp xúc không đi đến đâu. BCT/ ĐẢNG CS Trung Quốc đều nhất trí ủng hộ Khmer Đỏ. Trung Quốc bắt đầu chở vũ khí và chiến cụ ồ ạt tới cảng Komphong Som để trang bị tận răng cho quân đội kampuchea. CSVN buộc phải đứng hẳn về phía Liên Sô tìm cách phản công chống lại Khmer Đỏ quyết liệt hơn. Tập đoàn Lãnh đạo CSVN đã sai lầm một chiến lược quan trọng: “Nước xa không cứu được lửa gần”.

    QUÂN ĐỘI VNCS PHẢN CÔNG KAMPUCHEA CUỐI NĂM 1977
    Vào những ngày cuối năm 1977. Lực lượng vũ trang QĐND/VNCS mở những trận tấn công thăm dò vào sâu trong lãnh thổ Kampuchea. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt và công khai hóa tranh chấp lãnh thổ và hai bên điều động thêm lực lượng vũ trang tăng cường hệ thống phòng thủ dọc biên giới. Nhưng, phía Việt Nam bị Quốc tế tố cáo và lên án xâm lăng Kampuchea, quân đội viễn chinh VNCS buộc phải rút về nước vào ngày 6 tháng 1 năm 1978.

    KAMPUCHEA TẤN CÔNG LẦN THỨ 3 VÀO ĐẦU NĂM 1978
    Đầu tháng giêng 1978: Tại vùng biên giới cực Nam. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 2 và 210 của Quân Khu Tây Kampuchea đã tấn công và chiếm đóng các xã Phú Cường, Khánh An, Khánh Bình và các huyện Hồng Ngự và Hà Tiên thuộc lãnh thổ Quân Khu IX Việt Nam. Và đây là cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam lần cuối cùng, vì họ sẽ chẳng còn cơ hội nào vượt biên tấn công vào Việt Nam nữa. Tướng TRẦN NGHIÊM nguyên là Tư Lệnh Phó của LÊ ĐỨC ANH. Sau khi Lê Đức Anh thay Trần văn Trà. Tướng Trần Nghiêm được đề bạt lên làm Tư lệnh Quân Khu IX, chịu trách nhiệm điều động 3 sư đoàn chính quy cơ hữu, gồm các Sư đoàn 4, 8 và 330 cùng với 2 trung đoàn chủ lực cơ động tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp. Sư đoàn 341 do tướng Vũ Cao làm Tư Lệnh được điều từ Quân Khu VII đến tăng phái cho Q.Khu IX cùng với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, thiết giáp...với lực lượng áp đảo và hùng hậu như vậy, mà phải mất 2 tháng phản công mới đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Kampuchea ra khỏi biên giới và tái chiếm lại lãnh thổ đã mất.
    Đầu tháng 3 năm 1978: Tình hình biên giới phía Tây Nam hoàn toàn yên tỉnh. Sư đoàn 341 được trả về Quân khu VII sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tướng Trần Nghiêm tái phối trí 3 sư đoàn 4, 8 và 330 cùng hai trung đoàn cơ động tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp vào nhiệm vụ phòng thủ diện địa. Riêng sư đoàn 330 được chỉ định thành lập tuyến phòng thủ an ninh lãnh thổ huyện TRI TÔN.

    KAMPUCHEA KHI SƯ ĐOÀN 2 VÀ 210 RÚT VỀ BÊN BIÊN GIỚI
    Bắt đầu từ tháng năm 1978 và những tháng sau đó. Cuộc thanh trừng nội bộ ở Quân Khu Đông càng ngày càng trở nên gây gắt và lên đến cao điểm vào ngày 24 tháng 5 năm 1978, lực lượng của KE PAULK - Bí thư Khu ủy Trung tâm của Khmer Đỏ - thuộc Quân khu Trung Ương kéo đến SOUNG, bao vây tổng hành dinh của Quân khu Đông, bắt giam tất cả sĩ quan chỉ huy và nhiều cuộc chạm súng đã xảy ra giữa đôi bên. Sau cuộc thanh trừng, sư đoàn 4 coi như bị xóa sổ, các sư đoàn 3, 5, 280 còn lại bị suy yếu hẳn.
    BCT/TƯ Đảng CSVN không bỏ lở cơ hội ngàn vàng, triệt để khai thác nhược điểm của địch là sự xâu xé nội bộ và mâu thuẩn hàng ngũ của Khmer Đỏ theo đúng sách lược của Lenine: “Phải chộp ngay cơ hội chia rẽ của địch”, bằng cách ráo riết chuẩn bị chuẩn bị “tâm lý quần chúng” và “dư luận Quốc tế” . Rõ ràng, bọn Đảng CSVN đã đạo diễn tấn tảm kịch cực kỳ dã man, tàn bạo và ghê tởm: tắm máu 3.157 đồng bào vô tội, đa số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong đêm 18 /4/ 1978 rồi đổ tội cho bọn đồ tể Khmer Đỏ gây ra. Độc chiêu “ném đá dấu tay”, rồi dở trò “mèo khóc chuột” của bọn CSVN đã thành công trong âm mưu tạo ra kẻ thù Khmer Đỏ bằng xương bằng thịt để kích động lòng căm thù chủng tộc Việt Nam - Kampuchea, rồi triệt để khai thác sức mạnh của lòng căm thù của quần chúng vào mục tiêu chánh trị và quân sự để chuẩn bị xâm lăng Kampuchea.
    Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lý của bọn CSVN được động viên vào việc tuyên truyền rầm rộ. Những cuộc biểu tình, hội thảo diễn ra khắp nơi, các đài phát thanh, phát hình trong nước mở tối đa công xuất lên án bọn diệt chủng Pôn Pốt đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc để tranh thủ dư luận Quốc tế, có chứng cớ hẳn hòi, chớ không phải tố cáo vu vơ như lần quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ tỉnh Tây Ninh thảm sát 2.000 thường dân. Quân đội CSVN xua quân tấn công Kampuchea chỉ vì lý do tự vệ chánh đáng, chớ không phải xâm lăng Kampuchea như đã từng bị lên án trước đó.
    NGÀY 15/ 6/ 1978, chiến dịch tấn công Kampuchea mở màng. Các sư đoàn chính quy 7, 9 và 341 cùng với các đơn vị yểm trợ hùng hậu tràn qua biên giới Việt - Miên, chiếm đóng một phần lãnh thổ sâu trong nội địa Kampuchea từ 10 đến 40 km, trong đó có quận Prasaut. Lúc đó nhằm mùa mưa. Kampuchea tăng cường thêm nhiều sư đoàn từ trong nội địa ra biên giới để phản công. Từ Prasaut, quân xâm lược CSVN phải lùi về Chipru...



    Hài cốt ở Nhà mồ Ba Chúc
    DẤU ĐẦU LÒI ĐUÔI
    6 ĐIỂM CHỨNG MINH TỘI ÁC CỦA CSVN TRƯỚC
    DƯ LUẬN QUỐC TẾ VÀ ĐỒNG BÀO TRONG & NGOÀI NƯỚC
    • ĐIỂM MỘT: Không thấy chánh quyền địa phương đề cập đến con số thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản của nhân dân sau 3 lần lực lượng Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là 2 tháng đầu năm 1978 là thời gian quần thảo dữ dội giữa 4 sư đoàn + 2 trung đoàn cơ động CSVN để đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Kampuchea ra hỏi biên giới. Điều đó đã chứng minh rằng: Đồng bào MNVN đã tích lủy quá nhiều kinh nghiệm “chạy giặc”. Giặc Tây đi bố, giặc Việt Minh CS giết người đoạt của, giặc Miên nổi dậy “cáp duồn”... nên phản ứng của họ vô cùng bén nhạy. Mỗi khi có biến động là nhà nhà báo động bằng đủ mọi phương tiện như gõ mõ, thùng thiếc, gióng trống, khua chiên, nồi niêu, xoong chảo...để kịp thời bồng bế con cái chạy giặc. Họ không bao giờ chịu nằm yên trong nhà, ngoan ngoãn chờ bọn Khmer Đỏ đến lùa họ đi. Và một điều chắc chắn là khi họ nhận diện binh lính của Khmer Đỏ, họ sẽ chạy bung ra, chạy bán sống bán chết giống như hồi Tết MẬU THÂN 1968, dân MNVN chạy giặc Việt Cộng, dễ dầu gì bọn Khmer Đỏ có đủ lực lượng tập trung dân làng Ba Chúc vào các CHÙA & TRƯỜNG HỌC một cách dễ dàng để tàn sát tập thể. Hơn nữa, địa thế làng Ba Chúc dưới chân núi TƯỢNG và bên kia là núi DÀI, một địa thế lý tưởng cho đồng bào lẫn trốn dễ dàng.
    • ĐIỂM HAI: Những vị cao niên nào sống ở Miền Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh Châu Đốc, Vĩnh Long, Trà vinh, Sóc Trăng chắc chưa quên những cuộc nổi dậy bất thần đầy chết chóc của những đồng bào Việt gốc Miên sống trong các sóc vùng sâu. Và danh từ “Miên dậy” là tiếng báo động khẩn cấp đồng bào Việt gọi nhau chạy lánh nạn. Những người Miên từ trong các sóc đồng loạt ùa ra, tay cầm phảng, cuốc xẻng, rựa...tay kia cầm chai rượu “phất xạ” (uống rượu), họ ào ạt xông vào các xóm làng của đồng bào ta như cơn gió lốc, rượt đuổi dân làng chạy tán loạn. Họ vừa chạy vừa thét : “Dơ! Cáp duồn! Bòn ơi!...” (Nào! Giết tụi Việt! Bây ơi!...” Trong cơn say rượu, say máu, họ gặp đàn bà chém theo đàn bà, trẻ con đâm theo trẻ con...gặp đâu giết đó. Bọn diệt chủng Khmer Đỏ cũng thế! Một khi tràn qua biên giới Việt Nam, họ đâu có lòng nhân đạo đến độ phải tập trung đồng bào ta vào các chùa chiền để đọc kinh cầu nguyện trước khi hành quyết, hoặc dồn trẻ con vào các trường học vì sợ trẻ chết xuống âm phủ thành những con ma mù chữ?
    • ĐIỂM BA: Nếu như muốn cưỡng bách trên 3, 4 ngàn người sống rải rác trong làng Ba Chúc với một địa thế hiểm trở như thế, cách biên giới Việt - Miên khoảng 7 km và cách con kinh Vĩnh Tế khoảng 5 km. Chúng tôi nghĩ, bọn diệt chủng Pôn Pốt phải huy động bao nhiêu sư đoàn Khmer Đỏ mới làm nổi việc đó? Và làm thế nào những sư đoàn nầy lọt qua tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam dầy đặc của 3 sư đoàn chính quy 4, 8 và 330 của QĐND và 2 trung đoàn cơ động tỉnh với lực lượng yểm trợ hùng hậu gồm: thiết giáp, pháo binh và không quân đóng tại căn cứ Trà Nóc? Và hơn thế nữa, bọn Khmer Đỏ làm thế nào kéo dài cuộc thảm sát dân làng Ba Chúc trong suốt 11 ngày đêm mà không có cuộc chạm súng nào với các đơn vị chủ lực CSVN phòng thủ biên giới kể trên, trừ phi các đơn vị nầyï nhận được lệnh của BCT/ T.Ư/ Đảng “án binh bất động”, để mặc cho bọn Khmer Đỏ mặc sức giết đồng bào ta? Không có tổn thất về nhân mạng được ghi nhận cho cả hai phía Khmer Đỏ và bộ đội biên phòng CS ( có đánh đấm gì đâu mà có tổn thất chứ!), chỉ có trên 3.000 đồng bào bị thảm sát mà thôi. Tưởng cũng xin nhắc lại: Trước 30/4/1975, Quân Đoàn IV và Quân khu 4 chỉ có 3 sư đoàn chủ lực 7, 9 và 21 / BB và nếu như 3 sư đoàn nầy được phối trí, tập trung vào nhiệm vụ phòng thủ biên giới phía Tây Nam thì chưa chắc một con chuột chui qua lọt, đừng nói chi một đơn vị nhỏ của quân xâm lược CSBV.
    • ĐIỂM BỐN: Thời điểm bọn Khmer Đỏ thảm sát dân làng Ba Chúc từ 18 /4 /1978 đến 29 /4 /1978 lại càng không hợp lý. Vì trong thời gian đó, ở bên kia biên giới, cuộc thanh trừng nội bộ đang xảy ra gay gắt và quyết liệt ở Quân Khu Đông sắp lên đến cao điểm. Làm sao Pôn Pốt có thể điều động lực lượng Khmer Đỏ vượt biên tấn công Việt Nam?
    • ĐIỂM NĂM: Người nông dân Việt Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng, họ chỉ di dân vào các điểm tập trung dưới sự bảo vệ an ninh của quân đội VNCH. Hệ thống “Ấp chiến lược” được thiết lập trong thời chiến tranh là một thí dụ cụ thể. Điều nầy phải là cán bộ địa phương và bộ đội CSVN mới có thể tập trung dân làng Ba Chúc vào các CHÙA & TRƯỜNG HỌC đã chỉ định sẵn theo kế hoạch để ra tay tàn sát đồng loạt. Và sư đoàn 30 (tên gọi tắt của đồng bào địa phương) chính là sư đoàn 330 chỉ định cuộc giết người tập thể nầy vào đêm 18 /4 /1978. Vì SĐ 330 được thành lập tại MNVN trước khi tập kết ra Bắc do Tướng Đồng văn Cống làm Tư lệnh thì dân làng Ba Chúc mới có lòng tin đi theo chúng vào các chùa và trường học để được chúng bảo vệ an ninh. Sau đó, chúng khóa chặt cửa lại. Chờ khi đem đến, bộ đội CSVN đội lốt quân Khmer Đỏ kéo đến giết sạch, đốt sạch đúng như lời tố cáo của ông Trần H. và đó sự thật không thể chối cải. Hiện nay, một vài nhân chứng còn sống sót như bà Trần thị C, ông Nguyễn văn Ch...và một nhân chứng quan trọng là một thầy giáo cấp 2 ở kinh Vĩnh Tế họ Trần (xin dấu tên) đã dám nói lên sự thật với đồng bào nên bị sa thải khỏi nhiệm sở và bị tên Giám Đốc Công An tỉnh An Giang - bí danh Sáu Nhỏ - bắt giam 2 năm để cảnh cáo.
    • ĐIỂM SÁU: Tại sao bọn CSVN mở cuộc thảm sát tập thể dân làng Ba Chúc, cách biên giới đến 7 km? Trước năm 1975, có ai đặt chân lần đầu đến Ba Chúc dưới chân làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nhìn đâu đâu cũng thấy chùa và đa số chùa nào cũng giữ theo truyền thống là tường xây bằng gạch nhưng mái lợp lá. Riêng tại làng Ba Chúc có khoảng 15.000 tín đồ Bửu Sơn kỳ Hương thờ vị Giáo Tổ Đức Phật Thầy Tây An, lấy giáo lý PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát Nhẫn và tám Điều Răn của Đức Thầy để tu thân. Điều nầy chúng minh dã tâm của bọn CSVN vừa tiêu diệt tín đồ PGHH, vừa đốt luôn các chùa chiền, nơi tín đồ PGHH thờ phượng đấng thiêng liêng, rồi đổ tội diệt chủng cho bọn Khmer Đỏ đã biến mất về phía bên kia biên giới, thế là xong! Những việc giết người tập thể là sách lược của bọn CSVN, có tính toán tinh vi và được thực hiện từng bước theo kế hoạch được dàn dựng hẳn hoi. Đây là độc chiêu “nhất tiển hạ song điêu” của bọn CSVN.
    Last edited by alamit; 30-12-2011 at 03:27 AM.
  2. #2
    alamit is offline Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,775


    PHẦN II
    Nội dung và chi tiết PHẦN I kể trên, tôi đã đúc kết lại thành một bài viết với chủ đề: “Mở lại hồ sơ CSVN thảm sát 3,157 đồng bào làng Ba Chúc, tỉnh An Giang đêm 18/ 4/ 1978” đã được đưa lên mạng Người Việt Online ngày 3 tháng 5 năm 2004 lúc 2:59 PM.
    Sau khi bài viết nầy đã được đưa lên mạng thì đúng 7 ngày sau, ông LỤC TÙNG từ trong nước, viết một phóng sự - ghi chép với tựa đề “BA CHÚC NGÀY 16 THÁNG 3...” đưa lên báo Lao Động số 131, ngày 10 tháng 5 năm 2004. Xin tóm lược vài điểm chính của bài báo nầy:
    • Nơi đây, đúng 3 năm sau ngày thống nhất đất nước, bè lũ diệt chủng Pôn - Pốt đã xua quân vượt biên giết 3.574 thường dân bằng những hình thức dã man, như: Người lớn, chúng dùng búa đập đầu, dao cắt cổ; trẻ em thì nắm hai chân xé ra, hoặc đập đầu vào gốc cây, nếu chưa chết thì quăng lên cao, sau đó vươn lưỡi lê lên hứng. Riêng với phụ nữ, trước khi dùng lưỡi lê xẻo vú, hay thọc cây tầm vông, cọc trâm bầu vào cửa mình cho chết, chúng lột quần áo ra rồi thay nhau hãm hiếp tập thể”. Để tưởng nhớ những người dân vô tội, hằng năm vào ngày 16 tháng 3 A.L, chính quyền và nhân dân nơi đây tổ chức ngày giỗ hội. Giỗ hội lần thứ 26 năm nay nhằm ngày 4. 5. Tôi (Lục Tùng) lật sổ tay, đoạn ghi lại số liệu của ỦY BAN TRUNG ƯƠNG ĐIỀU TRA TỘI ÁC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC trong 11 ngày đêm từ 14 đến 25/ 4 /1978. bè lũ Pôn - Pốt đã sát hại tổng cộng 3.574 thường dân.
    • Trên đường dẫn chúng tôi (Lục Tùng) đến nhà bà Hà thị Nga, một trong số 3 người sống sót trong tầm diệt chũng, ông Trần Văn Nhi - nguyên Phó Chủ Tịch thị trấn Ba Chúc - không nén được xúc động nói: “Tôi đã đi qua hai cuộc chiến tranh, đánh Pháp, đuổi mỹ, nhưng chưa bao giờ thấy cảnh người ta dùng súng đạn để giết hơn 200 người dân đang cầu nguyện trong chùa như lần ấy...” Theo lời ông Nhi, sau nạn diệt chủng Ba Chúc giống như một bãi đất hoang tàn, toàn xã có 3.574 người bị sát hại, trong đó có 100 hộ bị giết sạch...
    • Ông Lục Tùng mô tả ngày giỗ hội như sau: “Hôm nay ngày giỗ hội 16 tháng 3...”, vị chánh bái vừa cất giọng, cả không gian tỉnh lặng đột nhiên vỡ tung bởi tiếng nấc nghẹn ngào xen lẫn những tấm thân ngã quỵ...”(ngưng trích). Nhưng, tấm hình ghi lại một góc nhà mồ ngày giỗ hội thật tương phản, chỉ đếm được có 7 người đứng bên cạnh khung hộp kính hình bát giác, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt của nạn nhân.

    LỜI BÀN:
    Theo lời kể của ông Lục Tùng thì tội ác thảm sát đồng bào ta tại xã Ba Chúc của bọn Khmer Đỏ là tội ác “trời không dung đất không tha” nên Đảng CSVN phải cho xây cụm nhà mồ Ba Chúc là địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt cũng đúng thôi! Nhưng vẫn còn kém xa, nếu đem so sánh với tội ác vô cùng dã man của quân xâm lược Trung Cộng thảm sát đồng bào ta tại xã Đề Thám là một xã ngoại ô của thị xã Cao Bằng, nơi giáp với tỉnh Quảng Tây, khu vực có nghĩa trang “liệt sĩ Long Châu” chôn lính Trung Cộng đã tử trận tại Việt Nam. Thị xã Cao Bằng là một trong những khu vực bị quân xâm lược Trung Cộng tàn phá nặng nề nhất. Tất cả bệnh viện, trường học, chùa chiền, đền thờ đều bị phá hủy tan hoang thành bình địa trước khi rút quân khỏi Việt Nam trong cuộc chiến tranh giới biên giới vào tháng 2 năm 1979. Đây cũng là nơi có nhiều thường dân bị quân xâm lược Trung Cộng tàn sát nhiều nhất. Họ chết vì đạn pháo, bị chặt đầu, mổ bụng, phụ nữ bị hãm hiếp tập thể cho đến chết, trẻ con bị ném xuống giếng... Nơi nầy, thay vì BCT/T.Ư/ Đảng CSVN cho xây cụm nhà mồ Đề Thám để đánh dấu tội ác man rợ của quân xâm lược Trung Cộng mới phải. Ngược lại, bọn CS Hà Nội lại cho in sách ca tụng quân xâm lược Trung Cộng giết hại đồng bào và tàn phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Và mới đây, ai đó đã đặt một vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ Long Châu, bốc mùi thúi hoắc: “ĐẢNG ỦY, HĐND, UBND, UBMTTQ XÃ ĐỀ THÁM ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ TRUNG QUỐC.”

    YẾU TỐ THỜI GIAN “TIỀN HẬU BẤT NHẤT”
    Theo ông Lục Tùng, khu vực nhà mồ Ba Chúc được BỘ VĂN HÓA XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA, con số nạn nhân là 3.574 người và thời gian bắt đầu cuộc thảm sát kéo dài 11 ngày đêm từ 14 đến 25/ 4 /1978 do Ủy Ban Trưng ương Điều tra Tội ác Chiến tranh Xâm lược ghi nhận. Nhưng, tại sao bọn lãnh đạo CSVN lại ghi nhận móc thời gian từ 18 đến 29/ 4/ 1978 (sai biệt trước và sau 4 ngày) để làm gì?
    Một câu hỏi được đặt ra: Thời gian chính xác xảy ra cuộc thảm sát 3.157 (hay 3.574) đồng bào vô tội làng Ba Chúc, tỉnh An Giang vào ngày 14 hay ngày 18 tháng 4 năm 1978? Chánh quyền CSVN phải biết rõ điều nầy hơn ai hết!
    Cần phải nói rõ thêm là khoảng thời gian từ 14/4 đến 18/4 D.L đều rơi vào ngày LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CHOL-CHNAM-THMAY CỦA DÂN TỘC KAMPUCHEA. Chắc chắn khoảng thời gian đó, tên đồ tể Pôn - Pốt và quân Khmer Đỏ không bao giờ khai sát giới, tàn sát 3.574 dân làng Ba Chúc trong các chùa chiềng.

    LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CHOL-CHNAM-THMAY
    Là lễ mừng năm mới, lễ hội trọng đại và thiêng liêng nhất trong năm của người Kampuchea (tương tự như Tết Nguyên Đán của người VN). Lễ hội chính thức bắt đầu từ 1 đến 3 tháng Chét theo Phật Lịch, rơi vào ngày 14/4 Dương lịch (năm nhuận thì bắt đầu vào ngày 13/4). Trong 3 ngày lễ hội (năm nhuận là 4 ngày) mang đậm nét văn hóa Phật Giáo Tiểu Thừa, từ thời gian gắn liền với Phật Lịch, địa điểm tổ chức tại các chùa và nghi thức tụng kinh cầu phước, dâng cơm cho sư sãi và chủ tế hành lễ là các vị sư sãi, nên ngoài ý nghĩa chúc mừng năm mới, còn là làm phước của đồng bào Kampuchea.
    Lễ hội còn có ý nghĩa tống tiễn mùa nắng, bước sang thời kỳ có mưa để kịp thời vụ. Bà con tiễn đưa thần TÊVÊDA CŨ (thần coi sóc cũ), đón thần TÊVÊDA MỚI. Trong dịp nầy, ngoài cúng lễ, bà con thường hỏi thăm nhau và chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo thăng thiên. Ban ngày tham dự các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa...Trai gái trong làng múa Roam Vông, Lâm Thol, hát Dù Kê, chọi trâu...Vì vậy, tôi dám khẳng định rằng:
    • Cho dù tên đồ tể Pôn - Pốt và quân Khmer Đỏ dù có khát máu đến đâu, cũng không vượt biên tấn công làng Ba Chúc, khai sát giới, tàn sát 3.574 dân lành vô tội trong 4 ngày lễ hội truyền thống CHOI-CHNAM-THMAY của dân tộc Kampuchea. Việc ông Trần văn Nhi cáo buộc quân Khmer Đỏ dùng súng đạn để giết hơn 200 người dân đang cầu nguyện trong chùa nhằm che đậy tội ác diệt chủng của quân đội CSVN mà thôi.
    • Dân tộc Kampuchea theo Phật Giáo Tiểu Thừa. Họ kính trọng sư sãi một cách tuyệt đối. Ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa theo nghi lễ cổ truyền, nơi tổ chức các lễ hội hàng năm, là nơi tàng trử trử kinh Phật. Bản thân người dân Kampuchea cũng phải trải qua một thời gian niên thiếu ở trong chùa để học giáo lý nhà Phật, đạo lý làm người trước khi ra đời. Cho nên, bộ đội CSVN tập trung dân làng Ba Chúc vào các chùa chiềng để tàn sát tập thể rồi vu oan, giá họa cho quân diệt chủng Khmer Đó là một hành động ngu xuẩn, thiếu khôn ngoan, vì ngôi chùa đối với người Kampuchea là đền thiêng, bọn diệt chủng Khmer Đỏ không bao giờ dám giết người trong các ngôi chùa, rồi phóng hỏa đốt chùa như bọn Lảnh đạo CSVN đã tưởng tượng. Hành động giết người tập thể dã man nầy chỉ có bộ đội CSVN vô thần mới dám làm, như chúng đã làm trong biến cố TẾT MẬU THÂN1968 tại HUẾ.
    Những vụ giết người tập thể như vậy, giải thích theo ngôn từ của TROTSKY: “Chẳng có ai là đao phủ, chỉ có nạn nhân.” Đúng vậy, cho dù nhân chứng có thấy mặt đao phủ thật sự là bộ đội CSVN, cải trang thành quân Khmer Đỏ, họ có dám đứng tố giác hay không? Không ai còn lạ gì thủ đoạn “giết người bịt miệng” của bọn CSVN. Làm sao những người được chánh quyền CSVN địa phương đưa ra làm nhân chứng, liệu họ có dám nói lên sự thật hay không? Chỉ cần một cái gật đầu, xác nhận bọn CSVN là lũ giết người thì đã toi mạng rồi!

    KẾT LUẬN
    Chúng tôi hy vọng “ỦY BAN TRUY TỐ TỘI PHẠM CHỐNG NHÂN LOẠI” tiến hành thu thập các tài liệu để làm sáng tỏ về vụ thảm sát nầy và mở lại: “HỒ SƠ CSVN THẢM SÁT 3.574 ĐỒNG BÀO TẠI LÀNG BA CHÚC, TỈNH AN GIANG TRONG THÁNG 4/ 1978” để truy tố tội ác diệt chủng của bọn lãnh đạo Đảng CSVN ra trước TÒA ÁN QUỐC TẾ LAHAY để đền tội.

    Nguyễn Vĩnh Long Hồ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    - Chiến tranh Đông Dương 3 của Hoàng Dung.
    - Nửa tháng trong miền Thất Sơn của Nguyễn văn Hầu
    - Tài liệu giải mật về cuộc chiến Hoa Việt của Lâm Lễ Trinh
    - Thư tố cáo tội ác bọn CSVN của ông Trần H.
    - Câu chuyện ngôi làng Ba Chúc ở biên giới Miên Việt của Hoàng Quý
    - Ba Chúc ngày 16 tháng 3...Phóng sự của Lục Tùng.
    - When the Khmer Rouge came to kill in Vietnam của James Pringle.
  3. #3
    Join Date
    24-12-2011
    Posts
    88

      Nguyễn Vĩnh Long Hồ là một tên ngậm máu phun người

  4. #4
    alamit is offline Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,775

      Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc

    Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc
    Mở lại hồ sơ CSVN thảm sát 3,157 đồng bào làng BA CHÚC, tỉnh An Giang đêm 18/4/1978 -

    Sư đoàn 30 Quân đội nhân dân Việt cộng tàn sát dân làng Ba Chúc tỉnh An Giang


    Có ai về làng BA CHÚC, gần vùng biên giới Việt- Miên, thuộc tỉnh An Giang, xin hãy ghé thăm nhà mồ Ba Chúc được xây dựng giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu được Nhà nước CSVN công nhận là “Di Tích Căm Thù” vào năm 1980, để đánh dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt qua 11 ngày (từ 18 đến 29/4/1978) đã xâm lược và sát hại trên 3,000 đồng bào vô tội tại xã Ba Chúc.

    Nhà mồ hình lục giác, bên trong nhà mồ là một khung hộp kính có 8 cạnh, chỉ còn chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân loại giới tính, tuổi tác... Sự thật như thế nào? Ai đã ra lệnh tàn sát tập thể trên 3,000 đồng bào vô tội? Có phải tên đồ tể Pôn Pốt ra lệnh cho bọn diệt chủng Khmer Ðỏ giết vì hận thù chủng tộc? Hay tên đồ tể nào khác ra lệnh giết vì nhu cầu phục vụ cho một âm mưu chính trị đen tối nào đó?

    Ngày 6/4/2004 vừa qua. Nhân dịp báo Toledo Blade đã đoạt giải báo chí Pulitzer về loạt bài phóng sự điều tra về những vụ thảm sát thường dân của một số binh sĩ Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Dũng nói: “Hành động tàn sát dã man thường dân vô tội Việt Nam của một số binh sĩ Hoa Kỳ, trong đó có vụ việc được báo Toledo Blade nêu ra là hành động tội ác, vi phạm luật quốc tế, gây công phẫn trong dư luận. Việc một giải báo chí danh tiếng được trao cho báo Teledo Blade cho thấy công luận Hoa Kỳ đã ghi nhận đóng góp của báo nầy trong việc điều tra, đưa ra ánh sáng những tội ác đã bị che giấu trong nhiều năm, góp phần đem lại công bằng cho các nạn nhân và ngăn chận những tội ác như vậy xảy ra trong tương lai...”

    Sau khi chúng tôi nhận được lá thư tố cáo tội ác CS Việt Nam giết người tập thể lại làng Ba Chúc của ông Trần H. gởi cho chúng tôi. Lá thơ đề ngày 21 tháng 5 năm 1999. Từ đó, chúng tôi đã âm thầm điều tra, nghiên cứu và phối kiểm các tài liệu trong và ngoài nước, các dữ kiện do những nhân chứng còn sống, hiện đang định cư tại tiểu bang Virginia và Maryland cung cấp... và đã đến lúc chúng tôi phải làm theo lời yêu cầu của ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CS Việt Nam, mở lại hồ sơ vụ án, đưa “sự cố” nầy ra trước ánh sáng để dư luận Quốc Tế, trong và ngoài nước biết thêm về tội ác tày trời, giết người tập thể còn dã man, khủng khiếp hơn cả Tết Mậu Thân 1968.

    Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các chùa, trường học tại làng Ba Chúc cách biên giới Việt - Miên khoảng 7 cây số, và chỉ trong vòng một đêm tắm máu: 18 tháng 4 năm 1978 (chớ không phải 11 ngày như bọn CSVN rêu rao) số người bị giết chính xác là 3.157 người. Có như thế mới góp phần đem lại công bằng cho các nạn nhân bị lính Mỹ thảm sát trong thời kỳ chiến tranh và các nạn nhân bị lực lượng vũ trang thuộc Quân Ðội Nhân Dân tàn sát tập thể đồng bào sau khi thống nhất đất nước bằng vũ lực.

    Còn cái dã man, vô nhân đạo nào bằng là bọn CSVN đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong những hộp kính để gây ảo giác căm thù chủng tộc Việt Nam - Cam Pu Chia; thay vì, đem chôn cất họ tử tế cho phù hợp với truyền thống và đạo lý dân tộc: nghĩa tử là nghĩa tận. Những nguyên nhân chính đưa đến việc Tập đoàn Lãnh đạo Ðảng CSVN đã không ngần ngại tắm máu dân làng Ba Chúc vào đêm 18 tháng 4 năm 1978 như sau:

    I. TÌNH HÌNH NỘI BỘ VIỆT NAM - CAM BỐT SAU NĂM 1975:

    Theo sự tiết lộ của Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân và là Ủy viên Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng CSVN: Bắc Bộ Phủ đã có ý đồ chiếm Cam Bốt từ năm 1970 - 1972. Cuối năm 1976, Ðại hội IV Ðảng Lao Ðộng đổi thành Ðảng CS Việt Nam dưới sự giám sát của lý thuyết gia Mikhai A. Suslov, trưởng phái đoàn Sô Viết thì hầu hết Ủy viên trong Bộ Chính Trị đã nối đuôi Lê Duẩn thần phục Mạc Tư Khoa: Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười. Những tên thân Trung Cộng như Lê Ðức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Phạm văn Ðồng, Phạm Hùng... phải đổi phía để sống còn. Ngay cả Trường Chinh cũng tỏ ra ôn hòa. Và Ðại Hội IV của Ðảng CS Việt Nam chấp thuận đề án của Lê Duẩn xúc tiến việc thành lập Liên Bang Ðông Dương bằng cách thuyết phục và nếu cần dùng áp lực quân sự để buộc Cam Bốt và Lào gia nhập. Tưởng cũng nên nhắc lại: Tháng 9 / 1975, khi Sihanouk va Khieu Samphan, Chủ Tịch Nước của chế độ Khmer Ðỏ đến Hà Nội dự lễ Quốc Khánh của CS Việt Nam. Phạm văn Ðồng mời phái đoàn Căm Pu Chia dự tiệc thân mật với phái đoàn MTGPMN Việt Nam và Lào. Nhưng, Khieu Samphan từ chối và sau đó giải thích với Sihanouk rằng đó là cái bẫy của CS Việt Nam để tiến tới thành lập Liên Bang Ðông Dương. Sau Ðại hội IV, Lê Duẩn và BCT/TƯ/Ðảng CS nhận thức rằng: Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Liên Xô là đối lập với Trung Quốc và sự liên kết giữa Trung Quốc và Cam Pu Chia sẻ áp lực quân sự nặng nề tại vùng biên giới phía Tây Nam.

    II. NHỮNG CUỘC XUNG ÐỘT VŨ TRANG GIỮA VIỆT NAM VÀ CAM PU CHIA TẠI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM:

    1. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT VÀO NĂM 1977:

    THÁNG 3 NĂM 1977: Ieng Sary, Ngoại trưởng Khmer Ðỏ sang Bắc Kinh nối lại mối quan hệ thân thiết cũ. Trong buổi tiếp tân có Lý Tiên Niệm, Phó Thủ Tướng và tướng Vương Thăng Long, Tổng Tham Mưu Phó QÐ Trung Quốc khoản đãi phái đoàn Cam Pu Chia cho thấy sự hợp tác gắng bó giữa hai nước.

    THÁNG 4 NĂM 1977: như để cảnh báo Việt Nam. Trong buổi tiếp tân tại Tòa Ðại Sứ Cam Pu Chia, Ngoại trưởng Hoàng Hoa công khai tuyên bố: nước Cam Pu Chia đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Quốc sẽ sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của các lân bang. Nhận được sự hậu thuẫn của Trung Quốc, hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam tưng bừng kỷ niệm năm thứ hai “Mùa xuân đại thắng 1975”, quân đội Cam Pu Chia bất thần mở cuộc tấn công qui mô vào những làng, xã và những thị trấn dọc biên giới thuộc tỉnh An Giang. Và sau đó rút về bên kia biên giới.

    2. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ HAI VÀO TỈNH TÂY NINH:

    NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 1977: tên đồ tể Pol Pot lên đài phát thanh đọc bài diễn văn dài 5 tiếng đồng hồ, chính thức xác nhận vai trò lãnh đạo của mình và tổ chức Angka là Ðảng Cộng Sản Cam Pu Chia. Một ngày sau khi ra mắt, Pol Pot lên đường đi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Lần đầu tiên công du với tư cách là Chủ tịch Ðảng và Thủ Tướng. Pol Pot được đón tiếp trọng thể. Cờ và biểu ngữ giăng đầy Thiên An Môn.

    Ba ngày trước đó, để chứng tỏ quyết tâm chống Việt Nam của mình đối với Trung Quốc. Pol Pot đã ra lệnh cho Quân đội Quân Khu Ðông tấn công vào lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Tây Ninh. Việt Nam vẫn tự hạn chế. Không cho bộ đội vượt biên phản công đồng thời cách chức Tướng Tư Lệnh quá khích Trần văn Trà và Tướng Lê Ðức Anh thay thế. Một mặt, Ðảng CS Việt Nam gởi điện văn chúc mừng lễ ra mắt Ðảng Cộng Sản Cam Pu Chia. Một mặt, bí mật gởi Phan Hiền sang Bắc Kinh nhờ Trung Quốc dàn xếp cho gặp phái đoàn Cam Pu Chia. Cuộc tiếp xúc không đi đến đâu. Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đều nhất trí ủng hộ Kmer Ðỏ. Trung Quốc bắt đầu ồ ạt chở vũ khí và chiến cụ tới cảng Komphong Som để trang bị tận răng cho quân đội Cam Pu Chia. CSVN buộc phải đứng hẳn về phía Liên Xô tìm cách phản công chống lại Khmer Ðỏ quyết liệt hơn.

    3. QUÂN ÐỘI VIỆT NAM PHẢN CÔNG VÀO NỘI ÐỊA CAM PU CHIA CUỐI NĂM 1977:

    VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM 1977: Lực lựơng vũ trang QÐCS Việt Nam mở những trận tấn công thăm dò vào sâu trong lãnh thổ Cam Pu Chia. Quan hệ ngoại giao giữa hai bị cắt đứt và công khai hóa sự tranh chấp lãnh thổ và điều động thêm lực lượng vũ trang tăng cường hệ thống phòng thủ dọc theo biên giới. Bị Quốc tế tố cáo và lên án xâm lăng Cam Pu Chia, quân đội viễn chinh của CS Việt Nam buộc phải rút về nước vào ngày 6 tháng 1 năm 1978.

    4. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ BA VÀO NHỮNG THÁNG ÐẦU NĂM 1978:

    NGAY TỪ NHỮNG NGÀY ÐẦU THÁNG GIÊNG NĂM 1978: Tại vùng biên giới cực Nam. Các đơn vị trực thuộc Sư Ðoàn 2 và 210 của Quân khu Tây Nam Cam Pu Chia đã tấn công và chiếm đóng các xã Phú Cường, Khánh An, Khánh Bình và các huyện Hồng Ngự và Hà Tiên thuộc lãnh thổ Quân khu IX Việt Nam. Và đây là cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam lần cuối cùng, vì họ sẽ chẳng còn có cơ hội nào vượt biên tấn công Việt Nam nữa. Tướng Trần Nghiêm nguyên là Tư lệnh Phó của Tướng Lê Ðức Anh. Sau khi Lê Ðức Anh thay Trần Văn Trà. Trần Nghiêm được đề bạt lên làm Tư Lệnh Quân Khu IX, chịu trách nhiệm điều động 3 sư đoàn chính quy cơ hữu, gồm các Sư đoàn 4, 8 và 330 cùng với 2 trung đoàn chủ lực cơ động tĩnh Hậu Giang và Ðồng Tháp. Sư đoàn 341 do tướng Vũ Cao làm Tư Lệnh được điều từ Quân Khu VII đến tăng phái cho Quân Khu IX cùng với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, thiết giáp... với số quân áp đảo: 4 Sư đoàn chính quy và 2 Trung đoàn cơ động của CSVN và lực lượng yểm trợ hùng hậu như vậy, mà phải mất hai tháng phản công mới đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Cam Pu Chia ra khỏi biên giới và tái chiếm lại lãnh thổ đã mất.

    ÐẦU THÁNG 3 NĂM 1978: Tình hình biên giới phía Tây Nam hoàn toàn yên tĩnh. Sư đoàn 341 được trả về Quân đoàn 4 /QKVII sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tướng Trần Nghiêm tái phối trí ba sư đoàn cơ hữu 4, 8, 330 và 2 trung đoàn cơ động tĩnh Hậu giang và Ðồng Tháp vào nhiệm vụ phòng thủ diện địa. Riêng Sư Ðoàn 330 được chỉ định thành lập tuyến phòng thủ an ninh lãnh thổ huyện Tri Tôn.

    5. TÌNH HÌNH CAM PU CHIA SAU KHI SƯ ÐOÀN 2 VÀ 210 RÚT VỀ BÊN KIA BIÊN GIỚI:

    BẮT ÐẦU TỪ THÁNG 3 NĂM 1978 và những tháng sau đó. Cuộc thanh trừng nội bộ ở Quân Khu Ðông càng ngày càng trở nên gay gắt và lên đến cao điểm vào ngày 24 tháng 5 năm 1978, quân của Ke Paulk - Bí thư Khu ủy Trung tâm của Khmer Ðỏ - thuộc quân khu Trung Ương kéo đến SOUNG, bao vây tổng hành dinh của quân khu Ðông, bắt giam tất cả sĩ quan chỉ huy và nhiều cuộc chạm súng đã xảy ra giữa đôi bên. Sau cuộc thanh trừng, Sư đoàn 4 coi như bị xóa sổ. Các sư đoàn còn lại gồm 3, 5, 280 bị suy yếu hẳn.

    Bộ Chính Trị/TƯ/ Ðảng CSVN không bỏ lỡ cơ hội, triệt để khai thác nhược điểm của địch là sự xâu xé nội bộ và mâu thuẫn hàng ngũ của Khmer Ðỏ theo đúng sách lược của Lénine: “Phải chộp thật nhanh cơ hội chia rẽ của địch”, bằng cách ráo riết chuẩn bị: tâm lý quần chúng và dư luận quốc tế. Ðó là lý do bọn CSVN đạo diễn tấn thảm kịch cực kỳ dã man, tàn bạo và ghê tởm: tắm máu 3.157 đồng bào vô tội tại làng Ba Chúc trong đêm 18/4/1978, rồi đổ tội cho bọn đồ tể Khmer Ðỏ gây ra. Hành động ném đá dấu tay là thủ đoạn chính trị gian trá, bỉ ổi và dơ bẩn của bọn CSVN đã và đang đánh lừa dư luận hơn hai thập niên qua, đã đến lúc phải được phô bày ra ánh sáng cho công luận xét xử.

    III/ PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ:

    Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên. Sau khi phối kiểm và phân tách tỉ mỉ thơ tố cáo của ông Trần H. và Câu chuyện làng Ba Chúc ở biên giới Miên -Việt của ông Hoàng Quý, đưa lên lenduong. Net ngày 5/02/04. Ông Trần H. quy trách nhiệm cho bọn CSVN gây nên cái chết cho trên 3,000 đồng bào vô tội tại làng Ba Chúc. Còn ông Hoàng Quý thì quy trách nhiệm tội ác nầy do đồ tể Pol Pot, nhưng đưa ra con số nạn nhân chính xác là 3.157 người. Mốc thời gian là ngày 18/4/1978. Nhưng, tài liệu về Cụm nhà mồ Ba Chúc mà tôi đọc được trên Saigonnet thì tội ác man rợ nầy do bọn Pon Pot gây ra từ 18/4/1978 đến ngày 29/4/1978 (11 ngày). Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông Trần H. và Hoàng Quý đều xác nhận là tất cả các nạn nhân đều bị thảm sát tại các chùa và trường học. Chỉ nội một điểm nầy thôi cũng đủ tố cáo bọn CSVN là đích danh thủ phạm.

    Ông Trần H. nói (nguyên văn): “...CSVN đưa Sư Ðoàn 30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Ðốc cũ. Chiều đến thì bọn cán bộ và và bộ đội Cộng Sản bắt dân tập trung vào chùa hay trường học ngủ để chúng bảo vệ. Nửa đêm, dân đang ngủ mê. Chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặt. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổng dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc quận Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3,000 người bị chúng giết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiếng để chứa đống xương vô định chất cao bằng đầu... ”

    Ông Hoàng Quý nói (nguyên văn): “...Thời cuộc đã biến chuyển khôn lường, sau đó chính 2 lực lượng anh em này quay mũi súng vào nhau, lực lượng vũ trang của Khờ me đỏ đã tấn công vào làng Ba Chúc, cách biên giới khoảng 4 dậm, vào ngày 18-04-1978... Tổng cộng có 3.157 người cả Việt Nam lẫn Cam bốt bị thảm sát tại các chùa và trường học tại Việt Nam. Những cuộc tấn công khác tương tự như trường hợp nầy là những lý do mà cộng sản Việt Nam nêu lên để xua quân tiến chiếm Cam Bốt vào cuối năm đó...”

    IV. VẠCH TRẦN TỪNG ÐIỂM CHỨNG MINH TỘI ÁC CỦA CSVN TRƯỚC DƯ LUẬN QUỐC TẾ VÀ ÐỒNG BÀO TRONG & NGOÀI NƯỚC:

    * Ðiểm một: Chúng tôi không thấy chính quyền địa phương đề cập đến con số thiệt hại nhân mạng về phía thường dân sau 3 lần tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là 2 tháng đầu năm 1978 là thời gian quần thảo dữ dội giữa 4 sư đoàn, 2 trung đoàn cơ động CSVN với lực lượng yểm trợ hùng hậu để đánh bật 2 sư đoàn Cam Pu Chia ra khỏi biên giới. Ðiều đó chứng tỏ rằng, người nông dân Miền Tây Nam Bộ đã tích lũy quá nhiều kinh nghiệm đau thương qua bao thế thệ chạy giặc: giặc Tây thực dân đi bố, giặc Việt Minh Cộng Sản thu thuế, giết người đoạt của, giặc Thổ dậy “Cáp Duồn”... nên phản ứng của họ vô cùng bén nhạy. Mỗi khi có biến động là nhà nhà báo động bằng đủ mọi phương tiện: Gõ mõ, gõ thùng thiếc, gióng trống, khua chiêng, nồi, niêu, xoong, chảo... để kịp thời bồng bế nhau chạy giặc “bỏ của chạy lấy người”. Họ không bao giờ nằm yên trong nhà, ngoan ngoãn chờ cho bọn Khmer Ðỏ đến lùa họ đi. Và một điều chắc chắn là khi họ nhận diện binh lính Khmer Ðỏ, họ sẽ chạy bung ra, chạy tán loạn, chạy bán sống bán chết giống như hồi Tết Mậu Thân 1968, dân Miền Nam chạy giặc Việt Cộng, dễ dầu gì bọn Khmer Ðỏ tập trung họ vào các chùa, trường học một cách dễ dàng để tàn sát tập thể. Hơn nữa, địa thế làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia là núi Dài là một địa thế lý tưởng cho đồng bào lẩn trốn dễ dàng.

    Chúng tôi xin dẫn chứng một trường hợp điển hình: Những vị cao niên nào sống miền Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Sóc Trăng... chắc chưa quên những cuộc nổi dậy bất thần đầy chết chóc của những đồng bào người Việt gốc Miên sống trong các “sóc” vùng sâu. Và danh từ “Thổ dậy” là tiếng báo động khẩn cấp đồng bào Việt gọi nhau chạy lánh nạn. Những người Miên từ trong các sóc đồng loạt ùa ra, tay cầm phảng, cuốc, xẻng... tay cầm chai rượu “phất xạ” (uống rượu), họ ào ạt xông vào các xóm làng của đồng bào ta như cơn gió lốc, rượt đuổi dân làng chạy tán loạn. Họ vừa chạy, vừa thét: “Dơ! Cáp Duồn, bòn ới” (Nào! Giết tụi Việt Nam, bây ơi!” Trong đơn say rượu, say máu, họ gặp đàn bà chém theo đàn bà, trẻ con đâm theo trẻ con, gặp đâu chém đó. Bọn đồ tể Khmer Ðỏ cũng thế! Một khi tràn qua biên giới Việt Nam, họ có lòng nhân đạo đến độ phải tập trung đồng bào ta vào các chùa chiềng đọc kinh cầu nguyện trước khi hành quyết, hoặc dồn trẻ con vào các trường học vì sợ bọn trẻ chết xuống dưới âm phủ sẽ trở thành những con ma mù chữ?

    * Ðiểm hai: Nếu như muốn cưỡng bách trên 3,000 người sống rải rác trong làng Ba Chúc với một địa thế hiểm trở như thế, cách biên giới Việt Miên khoảng 7 km và cách kinh Vĩnh Tế khoảng 5 km vào các địa điểm tập trung. Chúng tôi nghĩ, Pol Pot phải huy động bao nhiêu sư đoàn Khmer Ðỏ mới làm nổi được việc đó? Và làm thế nào những sư đoàn nầy lọt qua tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam dầy đặc của 3 sư đoàn chính quy 4, 8, 330 của CSVN và 2 trung đoàn cơ động tĩnh? Và hơn thế nữa, bọn đồ tể Khmer Ðỏ làm thế nào kéo dài cuộc thảm sát trong suốt 11 ngày đêm mà các đơn vị chịu trách nhiệm phòng thủ biên giới của CSVN thuộc Quân khu IX không hề hay biết và không có phản ứng gì cả? Chẳng lẽ, tất cả đều ngủ gục cả? Hay bận lo đi ăn trộm trâu của đồng bào?

    Chúng tôi cũng xin nhắc lại: Trước 30/4/1975, Quân Ðoàn 4/ QLVNCH chỉ có 3 Sư đoàn chủ lực 7, 9 và 21 BB đã hành quân truy lùng và càn quét các lực lượng vũ trang chính qui CSBV để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ 16 tỉnh Miền Tây và làm chủ tình hình cho đến 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, chưa hề để một quận, một tỉnh nào lọt vào tay quân CSBV xâm lược. Và nếu như 3 sư đoàn kể trên được phối trí vào nhiệm vụ phòng thủ biên giới phía Tây Nam thì chưa chắc một con chuột chui qua lọt, đừng nói chi là một đơn vị nhỏ của quân CSBV.

    * Ðiểm ba: Thời điểm bọn Khmer Ðỏ thảm sát đồng bào tại làng Ba Chúc từ 18/4/1978 đến 29/4/1978 lại càng không hợp lý. Vì trong thời gian đó, ở bên kia biên giới, cuộc thanh trừng nội bộ đang xảy ra, gay gắt và quyết liệt ở Quân khu Ðông sắp lên đến cao điểm. Làm sao Pol Pot có thể điều động quân đội Cam Pu Chia tấn công Việt Nam?

    * Ðiểm bốn: Người nông dân Việt Nam nói chung và Miền Tây Nam Bộ nói riêng, họ chỉ bằng lòng di dân vào các địa điểm tập trung an toàn dưới sự hướng dẫn của chánh quyền địa phương và sự bảo vệ an ninh của quân đội. Hệ thống “Ấp Chiến Lược” được thiết lập trong thời chiến tranh Việt Nam là một thí dụ điển hình. Ðiều nầy khẳng định phải là cán bộ và bộ đội CSVN mới có thể tập trung dân làng vào các địa điểm ấn định theo kế hoạch đã vạch sẵn. Và Sư Ðoàn 30 (tên gọi tắt của đồng bào địa phương) chính là Sư Ðoàn 330 chính quy, được chỉ định thi hành công tác nầy vào chiều ngày 18/4/1978 vì sư đoàn 330 được thành lập tại Miền Nam trước khi tập kết ra Miền Bắc (lúc đó, Tư Lệnh là tướng Ðồng văn Cống) thì dân làng Ba Chúc mới có lòng tin đi theo chúng vào các chùa và trường học để được chúng bảo vệ an ninh. Sau đó, chúng khóa chặt cửa lại, chờ khi đêm đến, bộ đội CSVN đội lốt quân Khmer Ðỏ kéo đến giết sạch, đốt sạch đúng như lời tố cáo của ông Trần H. và đó là sự thật 100% không thể chối cãi. Hiện nay, một vài nhân chứng có thể còn sống sót như bà Trần thị C., ông Nguyễn văn Ch... và một nhân chứng quan trọng là một thầy giáo cấp 2 ở kinh Vĩnh Tế tên Tr. Q. L.đã dám nói lên sự thật với đồng bào địa phương nên bị đuổi khỏi nhiệm sở và bị tên Giám đốc Công an tỉnh An Giang - bí danh Sáu Nhỏ - bắt giam 2 năm để cảnh cáo. Hiện giờ, không biết ông còn sống hay đã chết...

    *Ðiểm năm: Tại sao bọn CS Việt Nam chọn dân làng Ba Chúc cách biên giới đến 7 km để tàn sát tập thể? Trước năm 1975, có ai đặt chân lần đầu đến làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nhìn đâu đâu cũng thấy chùa: trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái. Phần nhiều những ngôi chùa được xây cất rất đồ sộ, nền đá tường gạch. Nhưng, đặc biệt chùa nào cũng giữ theo truyền thống là lợp lá. Vào thời đó, riêng tại làng Ba Chúc có khoảng 15,000 tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương thờ vị Giáo Tổ Ðức Phật Thầy Tây An. Lấy giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo do Ðức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát Chánh, Bát Nhẫn và tám điều răn của Ðức Thầy để tu thân. Ðiều nầy minh chứng dã tâm của bọn CSVN vừa muốn tiêu diệt tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa muốn đốt sạch luôn cả các chùa chiềng, nơi tín đồ PGHH thờ phượng các đấng thiêng liêng.

    V. KẾT LUẬN:

    Sau vụ thảm sát đẫm máu và cực kỳ man rợ khiến trên 3,000 đồng bào vô tội oan thác tại làng Ba Chúc trong đêm 18/4/1978. Ðộc chiêu “Ném đá dấu tay”, rồi giở trò “Mèo khóc chuột” của bọn CSVN đã thành công trong âm mưu tạo ra kẻ thù Khmer Ðỏ bằng xương, bằng thịt để kích động lòng hận thù chủng tộc Việt Nam - Cam Pu Chia, rồi triệt để khai thác sức mạnh lòng căm thù của quần chúng vào mục tiêu chính trị và quân sự để chuẩn bị xâm lăng Cam Pu Chia.

    Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lý của CSVN được động viên vào việc tuyên truyền rầm rộ. Những cuộc biểu tình, hội thảo diễn ra khắp nơi, các đài phát thanh, phát hình trong nước mở tối đa công suất lên án bọn diệt chủng Pol Pot đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc để tranh thủ dư luận Quốc Tế: Quân đội CSVN xua quân tấn công Cam Pu Chia chỉ vì lý do tự vệ chánh đáng chớ không phải xâm lăng Cam Pu Chia như đã từng bị lên án trước đó.

    Ngày 15/6/1978. Chiến dịch tấn công Cam Pu Chia mở màng. Các sư đoàn chính quy 7, 9, 341 cùng với các đơn vị yểm trợ hùng hậu lại tràn qua biên giới Việt - Miên, chiếm đóng một phần lãnh thổ sâu trong nội địa Cam Pu Chia từ 10 đến 40 km, trong đó có quận Prasaut. Lúc đó nhằm vào mùa mưa, Cam Pu Chia tăng cường thêm nhiều sư đoàn từ các nơi đến để phản công. Từ Prasaut, quân CSVN phải lùi về Chipru...

    Virginia, ngày 18 tháng 4 năm 2004

    NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
  5. #5
    alamit is offline Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,775

      Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc

    Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc
    THẢM SÁT DÂN LÀNG BA CHÚC 1978
    TỪ THẢM SÁT DÂN HUẾ 1968
    ĐẾN THẢM SÁT DÂN LÀNG BA CHÚC 1978

    Việt cộng Thảm sát 3157 đồng bào Làng BA CHÚC ,Tỉnh An Giang
    Đêm 18 Tháng 4 1978

    Nếu thật sự có quân Khmer Rouge tàn sát dân Việt từ ngày 18 tháng 04 cho đến ngày 29 tháng 04 năm 1978,thì tại sao các đơn vị của sư đoàn 330 đang đảm nhiệm việc thành lập tuyến phòng thủ và trấn đóng tại huyện Tri Tôn (làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn), lại không thể nghe hay phát hiện ra biến cố trong đêm 18 tháng 04 năm 1978.???

    Ai đã ra lệnh tập trung tất cả 3.157 thường dân vào trong các chùa và trường học.??? Để bắn giết tàn sát hàng loạt dân làng Ba chúc???

    Điều nầy khác hẳn với phương thức giết người theo kiểu “Cáp-Duồng” của người Miên, nghiã là tàn sát dân Việt Nam tại chổ, gặp đâu giết đó.

    Đã là có ít nhất 2.000 tiếng đạn phát nổ đã được bắn xả vào dân trong đêm tối ..!!


    Bản Đồ Ba Chúc và Doanh trại Sư Đoàn 330 (Xem tỉ lệ khoảng cách)

    Vết máu của các nạn nhân văng tung tóe trên tường

    Tiếng súng AK47 nỗ rất chát chúa “bắkk..bắkk..bắkk..” làm sao những bộ đội sư đoàn 330 lại không nghe,không biết được khi những tiếng súng AK47 nỗ một cách ghê rợn trong đêm trường vắng lặng.

    Có hơn trên 2.000 tiếng súng và tạc đạn nổ phát trong đêm vắng mà phải đợi tới 12 ngày sau bà HTN mới được cứu sống ???

    -Theo tài liệu cùng với những nhân chứng địa phương, chính sư đoàn 330 hay còn gọi là sư đoàn 30 đã thực hiện cuộc tàn sát nầy và CSVN đã chọn địa điểm làng Ba Chúc

    Vì sao Việt cộng dã man đã ném đá dấu tay:

    Vì nơi đây là nơi phát tích cuả giáo phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” do đức Phật Thầy Tây An sáng lập ra và Phật Giáo Hoà Hảo là giáo phái đã được thừa truyền y bát với số tín đồ trên 7 triệu người đã trãi rộng ra khắp miền Tây Việt Nam.

    Đúng là sự huyền nhiệm của vùng “Địa Linh Nhân Kiệt Thất Sơn” đã khiến cho bà HTN sống còn để trỡ thành nhân chứng sống.



    Với chủ đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” bao gồm:

    Ân Tổ Quốc. Ân Thầy. Ân Cha Mẹ. Ân Đồng Bào.

    Kỳ diệu thay lại phù hợp với chủ đạo Việt tộc trong tôn giáo “Thờ Cúng Ông Bà, Tổ Tiên”.

    Nghiã là dưới bộ áo cà sa của “Bửu Sơn Kỳ Hương” lại ẩn tàng một “Gươm Thiêng Bảo Quốc”.



    Đây là lý do tại sao cả Trung cộng lẫnViệt cộng tìm cách tiêu diệt giáo phái Phật Giáo Hoà Hảo nầy cho bằng được, kể từ 1939 cho đến ngày hôm nay.
    Nguyễn Văn Vàng thuật lại câu chuyện thảm sát nói trên.
    Ai là thủ phạm của vụ thảm sát tại làng Ba Chúc? Tại sao lại có vụ thảm sát đó?
    Con số nạn nhân vô tội gồm toàn phụ nữ và trẻ em tại chùa Phi Lai lên đến bao nhiêu người?

    http://suutamlichsu.blogspot.com/200...huc-bvn-2.html

    * Tài liệu trích từ James Pringle International Herald Tribune.
    http://www.iht.com/bin/print_ipub.ph...ingle_ed3_.php

    Trong phần tài liệu cuả James Pringgle nấy có những dữ kiện sau đây đã tạo thành nghi vấn:

    Có 2 người con gái rất đẹp“Chinese beauties, từ ngữ cuả James Pringle” đi cùng với toán quân Khmer Rouge nhưng lại không nói được tiếng Việt lẫn tiếng Khmer Rouge. Điều chắc chắn là 2 người con gái nầy không xuất xứ từ Miên vì Pol Pot đã tàn sát hấu hết những người dân trong vùng.

    -Tất cả nạn nhân đều bị bắn chết trong chùa và trường học, riêng bà H.T.N. lại bị bọn Khmer Rouge mang cả gia đình đi về phiá biên giới Việt-Miên rồi mới giết.

    -Người con gái của bà HTN bị đập vào đầu 3 lần bằng báng súng (James Pringle dùng từ ngữ “struck”) cho thấy sự tàn nhẫn cuả toán người nầy.

    Điều nầy khác với phương thức giết người theo kiểu “Cáp-Duồng” của người Miên, nghiã là tàn sát dân Việt Nam tại chổ, gặp đâu giết đó.

    Tuy nhiên bà H.T.N may mắn vẫn còn sống và được quân CSVN "cứu" sau 12 ngày đêm bị thương!!! (Trích tài liệu cuả ông Nguyễn Vỉnh Long Hồ)

    - “Mở Lại Hồ Sơ CSVN Thảm Sát Đồng Bào Làng BA CHÚC, Tỉnh Anh Giang Đêm 18-04-1978.”

    Qua bài viết nầy chúng tôi cố gắng giải đáp một nghi vấn là:

    Ai đã giết chết 3.157 mạng người dân làng Ba Chúc vô tội?

    1) Miên cộng (Khmer Rouge) Polpot đã ra tay tàn sát dân lành ?

    Hay:

    2) Tình báo cục Đông Dương của Trung Cộng điều hành cuộc tàn sát đã nói qua bàn tay của bộ chính trị CSVN, những quan thái thú TC hiện đang ngự trị trên đầu dân chúng Việt Nam thừa lệnh thiên triều TC để thi hành việc dâng đất, dâng biển Việt Nam cho TC? Qua các cơ quan có tên là TC2, T4 ???

    Mọi người ai cũng hiểu là CSVN đã chịu rất nhiều áp lực từ phía TC vì thế nên phải lép vế đi theo chỉ đạo của TC, tuy nhiên cho đến nay không ai trong đất nước Việt Nam có một thái độ khẳng định dứt khoát là bộ chính trị CSVN chính là một hệ thống thái thú hiện đại của TC đặt tại Việt Nam, từ bộ chính trị xuống tới làng xã .

    Đây là “mấu chốt vấn đề” cho cả một dân tộc thế mà không một ai trong đất nước Việt Nam dám nhìn nhận cái sự thật nầy.

    Trong bài viết của giáo sư Lâm Lễ Trinh về trận chiến Hoa Việt cho thấy nguyên nhân của cuộc chiến là do sự tranh dành ảnh hưởng của hai phe thân Nga cộng và Tàu cộng . Rất đúng. Điều nhận xét của giáo sư Lâm Lễ Trinh và nhận xét của cả công luận báo chí trên thế giới rất đúng.

    Tuy nhiên có một vấn đề mà cho đến nay chưa một ai hay những tác giả của những bài báo nêu lên hay đào sâu vào, đó là vấn đề :

    “Tình báo chiến lược Đông Dương của Trung cộng”

    Liệu phe CSVN thân Nga có thật sự theo Nga cộng hay không ? hay chỉ là trá hình theo Nga để thu nhận tin tức tình báo cùng những tài liệu kỷ thuật của Nga rồi chuyển về cho TC để TC có thể hiện đại hóa quân sự và tiến hành mộng bành trướng của TC?

    Trong quyển sách “Một Ngàn Giọt Lệ Rơi” của bà Đặng Mỹ Dung đã cho chúng ta thấy rõ điều nầy là tình báo CSVN chỉ hoạt động có lợi cho Trung Cộng mà thôi.

    Dưới đây là những dữ kiện của cuộc thãm sát 3.157 thường dân Việt Nam và Khờ-Me (Khmer).

    * Tài liệu của ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ.

    - Nhà Mồ Ba Chúc được xây dựng giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu được nhà nước CSVN công nhận là “Di Tích Căm Thù” vào năm 1980 để đánh dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Polpot từ ngày 18/04/1978 cho đến ngày 29/04/1978. (Theo tài liệu của CSVN thì Khmer đỏ đã tràn sang biên giới tàn sát dân lành VN từ 18/04/1978 cho đến 29/04/1978.)

    - Ngày 18 tháng 04 năm 1978 CSVN đã tàn sát 3.157 mạng người trong các ngôi chùa, trường học tại làng Ba Chúc các biên giới Việt-Miên khoảng 7 km.



    The Bone Pagoda. Ba Chúc, Tịnh Biên

    Nhà mồ đã được xây theo hình bát giác (8 cạnh cuả bát quái đồ).

    Tại sao không xây theo hình tròn, hình vuông, hình chử nhật mà phải là hình bát giác ?

    Đây có phải là một phương thức trấn ếm cuả Tàu cộng để triệt tiêu linh khí cuả miền Nam mà đại diện là ngành phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương do đức Phật Thầy Tây An sáng lập và giáo phái thừa truyền là Phật Giáo Hoà Hảo với chủ đạo Tứ Ân.

    Đây có lẽ cũng là nguyên nhân chính mà CSVN đã cố tâm tàn sát tất cả những tín đồ cuả Phật Giáo Hoà Hảo trong khu vực miền Tây mà đức thầy Huỳnh Phú Sổ là người đại diện cho tôn giáo nầy.



    -Theo tiết lộ cuả Hoàng Tùng, uỷ viên bộ chính trị CSVN, bộ chính trị CSVN đã có ý đồ chiếm Cambodge từ năm 1970-1972. (Đây có lẽ là thời điểm mà 2 phe thân CSVN và thân TC đã được thành hình)

    -Phe thân Nga gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dủng, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười….

    -Phe thân TC gồm: Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng…

    -Tháng 09 năm 1975 Sihanouk và Khiêu Samphan, chủ tịch nước Khmer Rouge đến Hà Nội dự lễ quốc khánh cuả CSVN.

    -Tháng 03 năm 1977 leng Sary, ngoại trưởng Khmer Rouge sang Bắc Kinh. Trong buổi tiếp tân có phó thủ tướng TC Lý Tiên Niệm, tổng tham mưu phó QĐTC Vương Thăng Long.

    -Tháng 04 năm 1977, trong buổi tiếp tân tại Toà Đại sứ Cambodge, ngoại trưởng TC Hoàng Hoa công khai tuyên bố: “nước Cambodge đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Hoa sẽ sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu chống lại những hành động can thiệp và gây hấn cuả các lân bang”. (Lời tuyên bố nầy đã khơi màu cho cuộc chiến Việt-Trung 1979-1991)

    Cambodge tấn công vào những làng, xã và những thị trấn dọc biên giới thuộc tỉnh An Giang, Châu Đốc hai tuần sau, ngay vào ngày CSVN đang ăn mừng “Mùa Xuân đại thắng 1975” (30-04-1977?).

    -Ngày 27 tháng 09 năm 1977 Pol Pot tuyên bố vai trò chủ tịch đảng lãnh đạo tổ chức Angka là đảng cộng sản Cambodge. Một ngày sau Pol Pot lên đường đi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng với tư cách là chủ tịch đảng.

    Ba ngày trước (24-09-1977?)chuyến đi, Pol Pot đã ra lệnh cho quân đội Quân Khu Đông tấn công vào Tây Ninh. CSVN không cho quân đội phản công.


    Cách chức tướng tư lệnh “quá khích” Trần Văn Trà!.
    (Thay Lê Đức Anh vào để thi hành kế hoạch cuả tình báo Trung cộng là giử quân CSVN, 10-15 sư đoàn tại Cambodge, để Trung cộng rãnh tay tiến chiếm miền Bắc Việt Nam)
  6. #6
    alamit is offline Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,775

      Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc

    Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc




    (Nhân vật Lê Đức Anh là mấu chốt, xuất xứ cuả cuộc chiến Việt-Trung 1979-1991, cũng để tạo nên những nghi kỵ giửa Việt Nam và Cambodge qua vụ giết oan những cán bộ cuả Cambodge, phe thân VN do TC2 điều khiển.)

    -Phan Hiền bí mật sang Bắc Kinh nhờ TC dàn xếp. Không thành công.
    TC nhất quyết ủng hộ Cambodge và chở vũ khí, chiến cụ ồ ạt tới cảng KomphongSom.

    -Cuối năm 1977, quân đội CSVN tấn công thăm dò vào sâu trong lãnh thổ Cambodge, bị quốc tế lên án nên buộc phải rút quân về ngày 06 tháng 01 năm 1978.

    -Đầu tháng giêng năm 1978, sư đoàn 2 và sư đoàn 210 của quân khu tây nam Cambodge đã tấn công và chiếm đóng các xã Phú Cường, Khánh An, Khánh Bình, các huyện Hồng Ngự, Hà Tiên thuộc lãnh thổ quân khu 9 Việt Nam.

    -Tướng Trần Nghiêm, tư lệnh phó cuả Lê Đức Anh, được đề bạt làm tư lệnh quân khu 9 điều động các sư đoàn 4, 8, 330 cùng với 2 trung đoàn cơ động cuả hai tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp.

    Sư đoàn 341, tư lệnh Vũ Cao, được điều từ quân khu 7 đến tăng phái cho quân khu 9.

    Với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, thiết giáp và với quân số áp đảo 4 sư đoàn: 4, 8, 330 341 cùng 2 trung đoàn cơ động để phản công mà mải tới 2 tháng sau CSVN mới có thể đánh bật sư đoàn 2 và sư đoàn 210 của Cambodge ra khỏi lãnh thổ Việt Nam!.

    -Sư đoàn 330 CSVN (chính sư đoàn nầy là thủ phạm tàn sát 3.157 người dân ấp Ba Chúc) trấn đóng huyện Tri Tôn để tạo thành tuyến phòng thủ tại đây.

    -Cuộc thanh trừng nội bộ thuộc Quân Khu Đông Cambodge đã xãy ra từ tháng 03 năm 1978 cho tới ngày 24 tháng 05 năm 1978 khiến cho sư đoàn 4 cuả Cambodge bị xoá sổ, những sư đoàn 3, 5, 280 suy yếu dần.
    Ngày 18 tháng 04 năm 1978 xãy ra cuộc tàn sát đẩm máu của 3.157 nhân mạng thường dân vô tội, trong đó bao gồm cả dân chúng Việt lẫn Miên trong các ngôi chùa và trường học thuộc làng Ba Chúc.

    Cuộc tàn sát đã xảy ra trong khi Quân Khu Đông Cambodge có biến động thanh trừng lẫn nhau, có lẽ giửa hai phe thân Trung Cộng và thân CSVN.!!

    Đây quả thật là một sự trùng hợp kỳ cục , !!???

    Chuyện bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Khi Lê Đức Anh xuất hiện nhiều trên Chính trường, có một người tên là Hồng đã nhận ra Lê Đức Anh chính là "Viên Cai Anh" ở đồn điền cao su Phú Riềng khét tiếng tàn ác, đã đánh ông mà trên lưng vẫn còn vết sẹo hằn sâu đến bây giờ. Ông đã viết đơn và trực tiếp mang đến Ban tổ chức Trung ương, tố cáo "Lê Đức Anh là cai phu đồn điền, không phải là đảng viên, nhưng đã chui vào Đảng..." ! UB KTTW đã đi điều tra xác minh. Kết quả : Đ/c bí thư chi bộ ở địa phương hồi đó đã khẳng định: "Từ 1938 đến 1945, chi bộ không kết nạp ai và trong chi bộ không có ai tên là Lê Đức Anh" !

    Hay đây là một cuộc đấu trí, đấu sức giữa tình báo TC và tình báo CSVN mà Lê Đức Anh làm đạo diễn (dưới bàn tay TC2, T4) qua những vụ án Xiêm Rệp (1983), vụ án Sáu Sứ (1991).

    Tài liệu TC2

    Bằng cách giam khoảng 10-15 sư đoàn quân CSVN tại Cambodge, để cho quân TC có dịp tràn sang biên giới phiá Bắc Việt Nam ngày 17 tháng 02 năm 1979 và khởi chiến (cuộc chiến diệt chủng) với 2 quân đoàn Quảng Tây, Vân Nam và sau đó là 7 quân đoàn còn lại cuả TC, thay phiên nhau tấn chiếm suốt dọc chiều dài vùng biên giới phía bắc Việt Nam từ 1979-1991, để rồi bộ chính trị CSVN nhượng lần đất và biển cho TC?!.

    -Ngày 15 tháng 06 năm 1978, các sư đoàn 7, 9, 341 cùng các đơn vị yễm trợ đã tràn sang Cambodge và chỉ rút quân về vào cuối năm 1989 (tháng 09/1989, tài liệu “Hồi Ký Trần Quang Cơ”.)

    -Ngày 17 tháng 02 năm 1979 chiến tranh Việt – Trung khởi đầu và chỉ chấm dứt sau năm 1991, dẫn đến việc mất những vùng đất biên giới phiá bắc Việt Nam và những vùng biển từ Bắc Bộ kéo dài xuống Trường Sa.

    * Tài liệu trích từ “Hồi Ký Trần Quang Cơ”. 1975-1991

    “Án Sử Cuộc Chiến Việt – Trung” không thể kết thúc tại đây vì nó quan trọng cho cả dân tộc Bách Việt, mong rằng các bậc thức giả Việt Nam trong và ngoài nước cùng nhau đi tìm những đáp án cho dân tộc.

    http://suutamlichsu.blogspot.com/200...-chuc-bvn.html
    http://suutamlichsu.blogspot.com/200...huc-bvn-2.html


    Chú thích: CSVN đã biết rõ TC sẽ tấn công VN thế nhưng CSVN vẫn giam chết những đơn vị thiện chiến tại chiến trường Cambodge, để cho tiêu hao binh lực, và chỉ phản công khi quân TC đã tràn sang biên giới, để cho TC tiến hành cuộc chiến “genocide” nghiã là “diệt chủng” dân Việt Nam. Mặt trận Lạng Sơn-Cao Bằng, mặt trận Hà Giang, Vị Xuyên với 3.700 tử sỉ đã bị bộ chính trị CSVN bán đứng, Mặt trận Lào Cai-Lai Châu là những bằng chứng cụ thể cho thấy bộ chính trị CSVN đã bán đứng đất nước, bán đứng dân tộc Việt Nam.

    Ngày 29.8.90, đại sứ Trương Đức Duy xin gặp gấp TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười chuyển thông điệp của TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 3.9.90 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Trương nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp anh Tô. Trung Quốc còn lấy cớ ở Bắc Kinh đang bận chuẩn bị tổ chức ASIAD (Á Vận hội) nên không gặp cấp cao Việt Nam ở thủ đô Bắc Kinh được vì khó giữ được bí mật, mà gặp ở Thành Đô.

    Đây quả là một sự chuyển biến đột ngột của phía Trung Quốc. Trước đây Trung Quốc nói không chỉ sau khi giải quyết xong vấn đề Campuchia mới gặp cấp cao ta và mới bàn vấn đề bình thường hoá quan hệ. Năm ngày trước – ngày 24.8.90 - Trung Quốc còn bác bỏ việc gặp cấp cao, nay lại mời ta gặp cấp cao trong một thời hạn rất gấp và đồng ý cấp cao sẽ nói chuyện về cả hai vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ.

    Thái độ “thiện chí” gấp gáp như vậy của Bắc Kinh không phải tự nhiên mà có. Nó có những nguyên nhân sâu xa và nhân tố bức bách.

    Chú thích: Trong giai đoạn nầy, năm 1990, chiến trận Việt-Trung sắp sửa kết thúc. TC đã chiếm khá nhiều đất cuả Việt Nam và đã buộc CSVN phải chấp nhận lập lại cột mốc biên giới mới. Cũng xin nói rõ là cho đến năm nầy 1990 TC vẫn chưa tháo gở bài mìn dọc theo biên giới Việt-Trung. TC đã không thực hiện đúng như lời tuyên bố với thế giới là gở mìn hoàn toàn, mà chỉ “seal” rào kín khu vực rồi để đó, nghiã là chỉ để bản “Khu Vực Mìn Bẩy Cấm Vào”. Để sau nầy bắt CSVN phải chấp nhận khu vực mìn bẩy nầy là lãnh thổ của TC. Cuộc họp cấp cao tại Thành Đô chỉ với mục đích đó mà thôi.

    Từ 17 đến 27.6.91 Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ VII đưa lại nhiều thay đổi quan trọng về nhân sự: Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm TBT; Lê Đức Anh nay nghiễm nhiên giữ vị trí thứ 2 trong Đảng, Uỷ viên thường trực BCT kiêm bí thư trung ương phụ trách cả 3 khối quốc phòng – an ninh – ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt được giới thiệu với Nhà nước cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng nắm bộ phận thường trực của Bộ Chính trị và của Ban Bí thư. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị gạt ra khỏi chức uỷ viên Trung ương. Còn Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính trị và chuẩn bị thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao... (thực ra những thay đổi về nhân sự trong BCT đã được quyết định từ tháng 5 và Trung Quốc đã biết).


    Dư luận quốc tế xôn xao cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là “vật tế thần” trong việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó mới chỉ là một cách nói đơn giản vì vấn đề không chỉ là bình thường hoá quan hệ mà là phụ thuộc hoá quan hệ.

    Chú thích: Đây là lúc quê hương đang bước vào giai đoạn nguy kịch vì Lê Đức Anh đã, đang và sẽ lũng đoạn đất nước theo chiều hướng dẩn cuả Trung cộng. Kết cuộc là những phần đất và biển đã lọt vào tay Trung cộng một cách êm thấm

    Sau Đại hội VII, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, bí thư TƯ, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Đức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của TBT Đỗ Mười, quyết định. Những phần công việc xưa nay vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Đối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5.8.91, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: ‘Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh’. Lê Đức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Đối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Đảng xin làm qua Trương Đức Duy. Hôm sau, Hồng Hà với tư cách Trưởng ban Đối ngoại tiếp Đại sứ Campuchia Ouch Borith, đã thông báo: “Theo sự phân công của BCT Việt Nam, từ nay đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà sẽ phụ trách việc thảo luận giải pháp Campuchia và các vấn đề liên quan. Nếu lãnh đạo Campuchia muốn bàn các vấn đề trên thì đề nghị quan hệ và thảo luận trực tiếp với 2 đồng chí đó.

    Ngày 9.7.91, vừa được bầu làm TBT, Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy tỏ ý muốn cử đặc phái viên đi Bắc Kinh để thông báo về Đại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước. Trước đó ít ngày–ngày 11.6.91 – Bộ Ngoại Giao ta cũng đã gặp đại sứ Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao hai nước. Ngày 17.7, Trung Quốc trả lời đồng ý gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh từ 5.8 đến 10.8. Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời đồng ý việc ta cử đặc phái viên gặp lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại sắp xếp cuộc gặp đặc phái viên Đảng trước cuộc gặp thứ trưởng ngoại giao… Việc làm trên cho thấy một mặt Trung Quốc muốn gặp ta ở cả hai cấp, mặt khác muốn dùng những thoả thuận với cấp đặc phái viên để ép ta trong cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao. Để đề cao công việc này, phía Trung Quốc đã đề nghị thay chữ “đặc phái viên” thành “đoàn Đại diện đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” tuy Đoàn chỉ có 2 thành viên là Lê Đức Anh và Hồng Hà. Hồng Hà lúc đó là bí thư TƯ, phụ trách đối ngoại. Phụ tá đoàn là Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại của Đảng. Tôi nhớ khi đó Bộ Ngoại giao có đề nghị có một thứ trưởng ngoại giao là uỷ viên TƯ đi với đoàn để nắm tình hình vận dụng vào cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ngay sau đó, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Nghiêm Hoành cũng không được tham dự các hoạt động của đoàn, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Trương Đức Duy lại có mặt trong mọi hoạt động chính thức của đoàn tại Trung Quốc.



    Thời điểm nầy Lê Đức Anh phe đảng và tình báo Trung cộng đã hoàn toàn thống trị đảng CSVN cho đến ngày hôm nay.
  7. #7
    alamit is offline Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,775

      Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc

    Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc
    Án Sử Ấp Ba Chúc 1.

    Ngày 18 Tháng 04 Năm 1978.
    Bách Việt Nhân July20, 2006

    Trong lịch sử cuộc chiến Việt – Trung cận đại người dân Việt Nam chỉ có thể nhớ ngày 17 tháng 02 năm 1979 TC đã xua quân tràn sang biên giới phía bắc Việt Nam tấn công và tràn ngập 6 tỉnh : Lai Châu, Lào Cai, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh.
    Tuy nhiên ít có ai nhớ rõ nguyên nhân tại sao và nguồn gốc từ đâu đã phát xuất ra cuộc chiến nầy.

    Bài viết nầy được viết lại nhằm mục đích nêu ra những dữ kiện mà những tài liệu trước của Giáo Sư Lâm Lễ Trinh, ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ, ông Hoàng Quý và ông James Pringle đã không đề cập tới trong những bài viết sau đây:

    - “Tài Liệu Giải Mật Về Cuộc Chiến Hoa Việt 1797.” GS Lâm Lễ Trinh.

    - “Mở Lại Hồ Sơ CSVN Thảm Sát Đồng Bào Làng BA CHÚC, Tỉnh Anh Giang Đêm 18-04-1978.” ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ.

    http://lichsuviet.cjb.net/view_artic...?id=687&cat=19

    - “Câu Chuyện Ngôi Làng Ba Chúc Ở Biên Giới Miên Việt.” ông Hoàng Quý:

    http://www.lenduong.net/article.php3?id_article=6486

    đã được chuyển dịch từ tài liệu của :

    iht
    MEANWHILE : When the Khmer Rouge came to kill in Vietnam
    By James Pringle International Herald Tribune

    http://www.iht.com/bin/print_ipub.ph...ingle_ed3_.php

    Qua bài viết nầy chúng tôi cố gắng giải đáp một nghi vấn là:

    Ai đã giết chết 3.157 mạng người dân vô tội?
    Miên cộng (Khmer Rouge) Polpot đã ra tay tàn sát dân lành ?

    Hay là tình báo cục Đông Dương của Trung Cộng điều hành cuộc tàn sát đã nói qua bàn tay của bộ chính trị CSVN, những quan thái thú TC hiện đang ngự trị trên đầu dân chúng Việt Nam thừa lệnh thiên triều TC để thi hành việc dâng đất, dâng biển Việt Nam cho TC? Qua các cơ quan có tên là TC2, T4 ???

    Mọi người ai cũng hiểu là CSVN đã chịu rất nhiều áp lực từ phía TC vì thế nên phải lép vế đi theo chỉ đạo của TC, tuy nhiên cho đến nay không ai trong đất nước Việt Nam có một thái độ khẳng định dứt khoát là bộ chính trị CSVN chính là một hệ thống thái thú hiện đại của TC đặt tại Việt Nam, từ bộ chính trị xuống tới làng xã .

    Đây là “mấu chốt vấn đề” cho cả một dân tộc thế mà không một ai trong đất nước Việt Nam dám nhìn nhận cái sự thật nầy.

    Trong bài viết của giáo sư Lâm Lễ Trinh về trận chiến Hoa Việt cho thấy nguyên nhân của cuộc chiến là do sự tranh dành ảnh hưởng của hai phe thân Nga cộng và Tàu cộng . Rất đúng. Điều nhận xét của giáo sư Lâm Lễ Trinh và nhận xét của cả công luận báo chí trên thế giới rất đúng.

    Tuy nhiên có một vấn đề mà cho đến nay chưa một ai hay những tác giả của những bài báo nêu lên hay đào sâu vào, đó là vấn đề : “Tình báo chiến lược Đông Dương của TC”

    Liệu phe CSVN thân Nga có thật sự theo Nga cộng hay không ? hay chỉ là trá hình theo Nga để thu nhận tin tức tình báo cùng những tài liệu kỷ thuật của Nga rồi chuyển về cho TC để TC có thể hiện đại hóa quân sự và tiến hành mộng bành trướng của TC?

    Trong quyển sách “Một Ngàn Giọt Lệ Rơi” của bà Đặng Mỹ Dung đã cho chúng ta thấy rõ điều nầy là tình báo CSVN chỉ hoạt động có lợi cho TC mà thôi.

    Dưới đây là những dữ kiện của cuộc thãm sát 3.157 thường dân Việt Nam và Khờ-Me (Khmer).

    * Tài liệu của ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ.

    - Nhà Mồ Ba Chúc được xây dựng giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu được nhà nước CSVN công nhận là “Di Tích Căm Thù” vào năm 1980 để đánh dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Polpot từ ngày 18/04/1978 cho đến ngày 29/04/1978. (Theo tài liệu của CSVN thì Khmer đỏ đã tràn sang biên giới tàn sát dân lành VN từ 18/04/1978 cho đến 29/04/1978.)

    - Ngày 18 tháng 04 năm 1978 CSVN đã tàn sát 3.157 mạng người trong các ngôi chùa, trường học tại làng Ba Chúc các biên giới Việt-Miên khoảng 7 km.






    The Bone Pagoda. Ba Chúc, Tinh Biên

    http://www.petermoore.net/same_same/slides/slide061.htm

    Nhà mồ đã được xây theo hình bát giác (8 cạnh cuả bát quái đồ).
    Tại sao không xây theo hình tròn, hình vuông, hình chử nhật mà phải là hình bát giác ?
    Đây có phải là một phương thức trấn ếm cuả TC để triệt tiêu linh khí cuả miền Nam mà đại diện là ngành phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương do đức Phật Thầy Tây An sáng lập và giáo phái thừa truyền là Phật Giáo Hoà Hảo với chủ đạo Tứ Ân.
    Đây có lẽ cũng là nguyên nhân chính mà CSVN đã cố tâm tàn sát tất cả những tín đồ cuả Phật Giáo Hoà Hảo trong khu vực miền Tây mà đức thầy Huỳnh Phú Sổ là người đại diện cho tôn giáo nầy.










    http://www.petermoore.net/same_same/slides/slide062.htm


    Một phần khu Thất Sơn trên website dưới đây.




    http://www.thespecialforce.com/images/seven_mtn_map.htm

    -Theo tiết lộ cuả Hoàng Tùng, uỷ viên bộ chính trị CSVN, bộ chính trị CSVN đã có ý đồ chiếm Cambodge từ năm 1970-1972. (Đây có lẽ là thời điểm mà 2 phe thân CSVN và thân TC đã được thành hình)

    -Phe thân Nga gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dủng, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười….

    -Phe thân TC gồm: Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng…

    -Tháng 09 năm 1975 Sihanouk và Khiêu Samphan, chủ tịch nước Khmer Rouge đến Hà Nội dự lễ quốc khánh cuả CSVN.

    -Tháng 03 năm 1977 leng Sary, ngoại trưởng Khmer Rouge sang Bắc Kinh. Trong buổi tiếp tân có phó thủ tướng TC Lý Tiên Niệm, tổng tham mưu phó QĐTC Vương Thăng Long.

    -Tháng 04 năm 1977, trong buổi tiếp tân tại Toà Đại sứ Cambodge, ngoại trưởng TC Hoàng Hoa công khai tuyên bố: “nước Cambodge đang bị kẻ thù phá hoại và TC sẽ sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu chống lại những hành động can thiệp và gây hấn cuả các lân bang”. (Lời tuyên bố nầy đã khơi màu cho cuộc chiến Việt-Trung 1979-1991)

    Cambodge tấn công vào những làng, xã và những thị trấn dọc biên giới thuộc tỉnh An Giang, Châu Đốc hai tuần sau, ngay vào ngày CSVN đang ăn mừng “Mùa Xuân đại thắng 1975” (30-04-1977?).

    Ảnh khu vực tỉnh An Giang Châu Đốc trên web site nầy.
    http://www.davidlattin.com/military/...s/nc48_06b.jpg

    -Ngày 27 tháng 09 năm 1977 Pol Pot tuyên bố vai trò chủ tịch đảng lãnh đạo tổ chức Angka là đảng cộng sản Cambodge. Một ngày sau Pol Pot lên đường đi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng với tư cách là chủ tịch đảng.

    Ba ngày trước (24-09-1977?)chuyến đi, Pol Pot đã ra lệnh cho quân đội Quân Khu Đông tấn công vào Tây Ninh.

    Ảnh khu vực tỉnh Tây Ninh trên web site nầy.
    http://www.davidlattin.com/military/...s/nc48_03g.jpg

    CSVN không cho quân đội phản công.

    -Cách chức tướng tư lệnh “quá khích” Trần Văn Trà!.
    (Thay Lê Đức Anh vào để thi hành kế hoạch cuả tình báo TC là giử quân CSVN, 10-15 sư đoàn tại Cambodge, để TC rãnh tay tiến chiếm miền Bắc Việt Nam)

    -Cử tướng Lê Đức Anh thay thế !?!?.
    (Nhân vật Lê Đức Anh là mấu chốt, xuất xứ cuả cuộc chiến Việt-Trung 1979-1991, cũng để tạo nên những nghi kỵ giửa Việt Nam và Cambodge qua vụ giết oan những cán bộ cuả Cambodge, phe thân VN do TC2 điều khiển.)

    -Phan Hiền bí mật sang Bắc Kinh nhờ TC dàn xếp. Không thành công.
    TC nhất quyết ủng hộ Cambodge và chở vũ khí, chiến cụ ồ ạt tới cảng KomphongSom.

    -Cuối năm 1977, quân đội CSVN tấn công thăm dò vào sâu trong lãnh thổ Cambodge, bị quốc tế lên án nên buộc phải rút quân về ngày 06 tháng 01 năm 1978.

    -Đầu tháng giêng năm 1978, sư đoàn 2 và sư đoàn 210 của quân khu tây nam Cambodge đã tấn công và chiếm đóng các xã Phú Cường, Khánh An, Khánh Bình, các huyện Hồng Ngự, Hà Tiên thuộc lãnh thổ quân khu 9 Việt Nam.

    Ảnh khu vực Tân Châu, Hồng Ngự.
    http://www.davidlattin.com/military/...s/nc48_06c.jpg

    Ảnh khu vực Hà Tiên và biên giới Cambodge.
    http://www.davidlattin.com/military/...s/nc48_06a.jpg

    -Tướng Trần Nghiêm, tư lệnh phó cuả Lê Đức Anh, được đề bạt làm tư lệnh quân khu 9 điều động các sư đoàn 4, 8, 330 cùng với 2 trung đoàn cơ động cuả hai tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp.

    Sư đoàn 341, tư lệnh Vũ Cao, được điều từ quân khu 7 đến tăng phái cho quân khu 9.
    Với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, thiết giáp và với quân số áp đảo 4 sư đoàn: 4, 8, 330 341 cùng 2 trung đoàn cơ động để phản công mà mải tới 2 tháng sau CSVN mới có thể đánh bật sư đoàn 2 và sư đoàn 210 của Cambodge ra khỏi lãnh thổ Việt Nam!.

    -Sư đoàn 330 CSVN (chính sư đoàn nầy là thủ phạm tàn sát 3.157 người dân ấp Ba Chúc) trấn đóng huyện Tri Tôn để tạo thành tuyến phòng thủ tại đây.

    -Cuộc thanh trừng nội bộ thuộc Quân Khu Đông Cambodge đã xãy ra từ tháng 03 năm 1978 cho tới ngày 24 tháng 05 năm 1978 khiến cho sư đoàn 4 cuả Cambodge bị xoá sổ,
    những sư đoàn3, 5, 280 suy yếu dần.

    Ngày 18 tháng 04 năm 1978 xãy ra cuộc tàn sát đẩm máu của 3.157 nhân mạng thường dân vô tội, trong đó bao gồm cả dân chúng Việt lẫn Miên trong các ngôi chùa và trường học thuộc làng Ba Chúc. Cuộc tàn sát đã xảy ra trong khi Quân Khu Đông Cambodge có biến động thanh trừng lẫn nhau, có lẽ giửa hai phe thân TC và thân CSVN.!!

    Đây quả thật là một sự trùng hợp kỳ cục!!

    Hay đây là một cuộc đấu trí, đấu sức giữa tình báo TC và tình báo CSVN mà Lê Đức Anh làm đạo diễn (dưới bàn tay TC2, T4) qua những vụ án Xiêm Rệp (1983), vụ án Sáu Sứ (1991).

    Tài liệu TC2
    http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/TC2-pquang.html

    Bằng cách giam khoảng 10-15 sư đoàn quân CSVN tại Cambodge, để cho quân TC có dịp tràn sang biên giới phiá Bắc Việt Nam ngày 17 tháng 02 năm 1979 và khởi chiến (cuộc chiến diệt chủng) với 2 quân đoàn Quảng Tây, Vân Nam và sau đó là 7 quân đoàn còn lại cuả TC, thay phiên nhau tấn chiếm suốt dọc chiều dài vùng biên giới phía bắc Việt Nam từ 1979-1991, để rồi bộ chính trị CSVN nhượng lần đất và biển cho TC?!.

    -Theo tài liệu cùng với những nhân chứng địa phương, chính sư đoàn 330 hay còn gọi là sư đoàn 30 đã thực hiện cuộc tàn sát nầy và CSVN đã chọn địa điểm làng Ba Chúc vì nơi đây là nơi phát tích cuả giáo phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” do đức Phật Thầy Tây An sáng lập ra và Phật Giáo Hoà Hảo là giáo phái đã được thừa truyền y bát với số tín đồ trên 7 triệu người đã trãi rộng ra khắp miền Tây Việt Nam.
    Với chủ đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” bao gồm:

    Ân Tổ Quốc.
    Ân Thầy.
    Ân Cha Mẹ.
    Ân Đồng Bào.

    kỳ diệu thay lại phù hợp với chủ đạo Việt tộc trong tôn giáo “Thờ Cúng Ông Bà, Tổ Tiên”. Nghiã là dưới bộ áo cà sa của “Bửu Sơn Kỳ Hương” lại ẩn tàn một “Gươm Thiêng Bảo Quốc”.

    Đây là lý do tại sao cả TC lẫn CSVN tìm cách tiêu diệt giáo phái Phật Giáo Hoà Hảo nầy cho bằng được, kể từ 1939 cho đến ngày hôm nay.
    Pháp luân công trên lãnh thổ Quảng Tây, TC là một bằng chứng.

    http://www.theepochtimes.com/news/6-4-22/40693.html
    http://www.theepochtimes.com/news/6-4-23/40735.html
    http://www.theepochtimes.com/news/6-3-31/39910.html
    http://www.theepochtimes.com/news/6-8-10/44795.html
    http://www.theepochtimes.com/news/6-7-30/44422.html
    http://www.theepochtimes.com/subpages/211,111,,4.html

    -Ngày 15 tháng 06 năm 1978, các sư đoàn 7, 9, 341 cùng các đơn vị yễm trợ đã tràn sang Cambodge và chỉ rút quân về vào cuối năm 1989 (tháng 09/1989, tài liệu “Hồi Ký Trần QuangCơ”.)

    -Ngày 17 tháng 02 năm 1979 chiến tranh Việt – Trung khởi đầu và chỉ chấm dứt sau năm 1991, dẫn đến việc mất những vùng đất biên giới phiá bắc Việt Nam và những vùng biển từ Bắc Bộ kéo dài xuống Trường Sa.

    * Tài liệu trích từ James Pringle International Herald Tribune.
    http://www.iht.com/bin/print_ipub.ph...ingle_ed3_.php

    Trong phần tài liệu cuả James Pringgle nấy có những dữ kiện sau đây đã tạo thành nghi vấn:

    -Có 2 người con gái rất đẹp“Chinese beauties, từ ngữ cuả James Pringle” đi cùng với toán quân Khmer Rouge nhưng lại không nói được tiếng Việt lẫn tiếng Khmer Rouge. Điều chắc chắn là 2 người con gái nầy không xuất xứ từ Miên vì Pol Pot đã tàn sát hấu hết những người dân trong vùng.

    -Tất cả nạn nhân đều bị bắn chết trong chùa và trường học, riêng bà H.T.N. lại bị bọn Khmer Rouge mang cả gia đình đi về phiá biên giới Việt-Miên rồi mới giết.

    -Người con gái của bà HTN bị đập vào đầu 3 lần bằng báng súng (James Pringle dùng từ ngữ “struck”) cho thấy sự tàn nhẫn cuả toán người nầy.

    Điều nầy khác với phương thức giết người theo kiểu “Cáp-Duồng” của người Miên, nghiã là tàn sát dân Việt Nam tại chổ, gặp đâu giết đó.

    Tuy nhiên bà H.T.N mai mắn vẫn còn sống và được quân CSVN cứu sau 12 ngày đêm bị thương!!! (từ tài liệu cuả ông Nguyễn Vỉnh Long Hồ)

    Nếu thật sự có quân Khmer Rouge tàn sát dân Việt từ ngày 18 tháng 04 cho đến ngày 29 tháng 04 năm 1978, thì tại sao các đơn vị của sư đoàn 330 đang đảm nhiệm việc thành lập tuyến phòng thủ và trấn đóng tại huyện Tri Tôn (làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn), lại không phát hiện ra biến cố trong đêm 18 tháng 04 năm 1978, vì có tất cả là 3.157 thường dân bị bắn chết trong các chùa và trường học.

    Nghiã là có ít nhất 2.000 phát đạn đã được bắn vào dân!.

    Tiếng súng AK47 nỗ rất chát chúa “bắkk..bắkk..bắkk..” (vũ khí Khmer Rouge được viện trợ từ TC) những cựu quân nhân trong QLVNCH không thể nào quên được những âm thanh đó thì làm sao những cán binh CSVN lại không biết được khi những tiếng súng AK47 nỗ một cách ghê rợn trong đêm trường vắng lặng.
    Có tiếng súng nỗ trên 2.000 phát trong đêm mà phải đợi tới 12 ngày sau bà HTN mới được cứu sống thì quả thật mạng bà HTN quá lớn!!!.

    Đúng là sự huyền nhiệm của vùng “Địa Linh Nhân Kiệt Thất Sơn” đã khiến cho bà HTN sống còn để trỡ thành nhân chứng sống.

    * Tài liệu trích từ “Hồi Ký Trần Quang Cơ”. 1975-1991
    http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC.html
  8. #8
    alamit is offline Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,775

      Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc

    Tội Ác Cộng Sản Việt Nam - Thảm sát Làng Ba Chúc
    * Tài liệu trích từ “Hồi Ký Trần Quang Cơ”. 1975-1991

    http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC.html

    Mở đầu hồi ký nầy ông Trần Quang Cơ cho thấy CSVN đã có cơ hội ban giao với Hoa Kỳ để xây dựng lại đất nước sau cuộc chiến làm tan hoang đất nước, thế như không biết vì cái não trạng bệnh hoạn Xã Hội Chủ Nghiã, hay não trạng lệ thuộc tàu, hay não trạng thích làm quan thái thú mà CSVN đã bỏ đi cơ hội tốt để rồi cuối cùng đưa cả nước vào tệ nạn nghèo đói, lạc hậu, đĩ điếm, ma cô (những từ ngữ nầy CSVN đã tròng lên cổ chính thể Việt Nam Cộng Hoà và sau nầy cho những người Việt tị nạn hải ngoại) để rồi đến nỗi phải dâng những vùng lãnh thổ và lãnh hải cho TC.

    Dưới đây là những cơ hội mà Việt Nam đã đánh mất..
    “………..
    Đại sứ Mỹ tại LHQ, Andrew Young, đã nói rõ điều đó: “Chúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ” (tháng 01.1977).
    ……………..
    Ngày 6.1.77, thông qua Liên Xô, Mỹ lại đưa ra một kế hoạch 3 bước về bình thường hoá quan hệ với Việt Nam:
    1. Việt Nam cho biết tin về những “người Mỹ mất tích trong chiến tranh” (MIA).
    2. Mỹ chấp nhận Việt Nam vào LHQ và sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam.
    3. Mỹ có thể đóng góp khôi phục tại Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác kinh tế khai thác.
    ……………………..
    Ngày 3/3/1977 chính quyền Carter quyết định nới lỏng một phần cấm vận đối với ta, cho phép tàu thủy và máy bay nước khác chở hàng sang Việt Nam được ghé các cảng và sân bay của Mỹ để lấy nhiên liệu (nhưng vẫn cấm người Mỹ buôn bán với Việt Nam, cấm tàu Mỹ đến Việt Nam đến cảng và sân bay Mỹ). Ngày 9.3.77, Mỹ cho phép công dân Mỹ được đi thăm Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Campuchia kể từ ngày 18.3.77.
    ………………….
    Trong đàm phán vòng 1 (ngày 3-4.5.77), lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyết sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào LHQ. Còn về điều 21 (của Hiệp định Paris về VN), Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo.
    …………………..

    Theo chỉ thị đã nhận trước khi đi, ta kiên quyết đòi phải giải quyết “cả gói”9 3 vấn đề: ta và Mỹ bình thường hoá quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây. Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hoá quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho ta vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

    Chú thích: Đây có phải là chỉ thị cuả CSVN hay là chỉ thị của tình báo TC để phá sự liên kết cuả Hoa Kỳ và Việt Nam? Vừa đánh đuổi người ta đi, vấn đề MIA chưa giải quyết lại ngữa tay “xin” lấy 3.2 tỷ đô theo lối “ăn cướp”. Trong thế giới ngoại giao chưa có một quốc gia nào như CSVN. Nói ra chỉ thêm mang nhục cho dân tộc Việt Nam.

    ……………………
    Ngày 2-3.6, đàm phán vòng 2, Mỹ nêu lại các đề nghị hồi tháng 5. Ngày 19.7.77, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ), Mỹ quyết định rút bỏ việc phủ quyết Việt Nam vào LHQ. Sau vòng 2, anh Phan Hiền đã phải bay về Hà Nội báo cáo và xin chỉ thị, thực chất là đề nghị trên nên có thái độ thực tế và đối sách mềm dẻo hơn, nhưng nghe nói cả 4 vị lãnh đạo chủ chốt của ta lúc đó đều nhất trí lập trường trên. Trước đòi hỏi kiên quyết của ta, tại vòng 3 (19-20.12.78), Mỹ đề nghị nếu chưa thoả thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi10 ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng quyền lợi thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận, song ta vẫn giữ lập trường cũng nhắc đòi giải quyết “cả gói” 3 vấn đề.

    Trong khi đó, theo sự xúi dục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot bắt đầu chiến tranh biên giới chống ta từ ngày 30.4.77 và đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31.12.77.
    Chú thích: Với những dữ kiện trên cho thấy CSVN đã bị vào xiết cuả tình báo TC từ trong bộ chính trị CSVN. Một mặt TC tìm cách phá không cho VN nối lại ngoại giao với Hoa Kỳ, qua những đòi hỏi cuả bộ chính trị CSVN. Một mặt TC xúi dục Polpot tấn công biên giới phiá Tây Nam VN để tiêu hao tìm lực cuả dân tộc VN và Lê Đức Anh được chỉ định “bí mật” thi hành. Chỉ rút quân về ngày 26 tháng 09 1990, khi cuộc chiến Việt-Trung sắp chấm dứt.
    Điều nầy cũng nói lên một vấn đề là TC rất sợ sự đoàn kết cuả dân tộc VN.

    ………………

    Ngày 23.8.78, trong lúc Mỹ đàm phán về bình thường hoá quan hệ với ta ở Paris, ngoại trưởng Mỹ C.Vance đã đi thăm Bắc Kinh. Cho đến khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Trung Quốc là NATO phương Đông” và “Việt Nam là Cuba phương Đông” (19.5.78) và Bizezinski đi thăm Trung Quốc (20.5.78) thì chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

    …………………

    Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ (29.1 - 4.2.79) đánh dấu việc bình thường hoá quan hệ Mỹ - Trung Quốc, cũng là lúc Mỹ chính thức xếp lại việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam.

    Chú thích: Đây là lúc kế hoạch chiến tranh “giới hạn” Việt-Trung đã thật sự thành hình. Tài liệu “10 Năm Chiến Tranh Việt-Trung”, Đại Học Tứ Xuyên, TC xuất bản.

    Ngày 16.2.79, Carter có nêu 6 nguyên tắc xử sự khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam:
    -Mỹ không can thiệp trực tiếp, khuyến khích các bên tự kiềm chế;
    -Việt Nam rút quân khỏi Campuchia;
    -Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam;
    -Cuộc xung đột không đe doạ lợi ích trước mắt của Mỹ;
    -Không đặt lại vấn đề bình thường hoá với Trung Quốc;
    -Quyền lợi đồng minh của Mỹ không bị đe dọa.

    Chú thích: Như thế CSVN đã biết rõ TC sẽ tấn công VN thế nhưng CSVN vẫn giam chết những đơn vị thiện chiến tại chiến trường Cambodge, để cho tiêu hao binh lực, và chỉ phản công khi quân TC đã tràn sang biên giới, để cho TC tiến hành cuộc chiến “genocide” nghiã là “diệt chủng” dân Việt Nam. Mặt trận Lạng Sơn-Cao Bằng, mặt trận Hà Giang, Vị Xuyên với 3.700 tử sỉ đã bị bộ chính trị CSVN bán đứng, Mặt trận Lào Cai-Lai Châu là những bằng chứng cụ thể cho thấy bộ chính trị CSVN đã bán đứng đất nước, bán đứng dân tộc Việt Nam.

    “Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”.”
    Chú thích: Mong rằng những người CSVN đọc nhận xét nầy của Lý Quang Diệu.
    “Nên nhớ lúc bấy giờ Miền Nam Việt Nam đã trãi qua trên 20 năm nội chiến đấy nhé! thế mà Sài Gòn vẫn ngạo nghễ sánh vai - có hơn chứ không kém - với những “Tiểu long Châu Á”.”

    Nguời CSVN trả lời như thế nào về nhận xét rất chính xác cuả một lãnh tụ nỗi tiếng vùng Đông Nam Á Châu, Lý Quang Diệu?
    …………………………
    13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ
    http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC_13.html


    Ngày 29.8.90, đại sứ Trương Đức Duy xin gặp gấp TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười chuyển thông điệp của TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 3.9.90 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Trương nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp anh Tô. Trung Quốc còn lấy cớ ở Bắc Kinh đang bận chuẩn bị tổ chức ASIAD (Á Vận hội) nên không gặp cấp cao Việt Nam ở thủ đô Bắc Kinh được vì khó giữ được bí mật, mà gặp ở Thành Đô.

    Đây quả là một sự chuyển biến đột ngột của phía Trung Quốc. Trước đây Trung Quốc nói không chỉ sau khi giải quyết xong vấn đề Campuchia mới gặp cấp cao ta và mới bàn vấn đề bình thường hoá quan hệ. Năm ngày trước – ngày 24.8.90 - Trung Quốc còn bác bỏ việc gặp cấp cao, nay lại mời ta gặp cấp cao trong một thời hạn rất gấp và đồng ý cấp cao sẽ nói chuyện về cả hai vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ.

    Thái độ “thiện chí” gấp gáp như vậy của Bắc Kinh không phải tự nhiên mà có. Nó có những nguyên nhân sâu xa và nhân tố bức bách.

    Chú thích: Trong giai đoạn nầy, năm 1990, chiến trận Việt-Trung sắp sửa kết thúc. TC đã chiếm khá nhiều đất cuả Việt Nam và đã buột CSVN phải chấp nhận lập lại cột mốt biên giới mới. Cũng xin nói rõ là cho đến năm nầy 1990 TC vẫn chưa tháo gở bài mìn dọc theo biên giới Việt-Trung. TC đã không thực hiện đúng như lời tuyên bố với thế giới là gở mìn hoàn toàn, mà chỉ “seal” khu vực rồi để đó, nghiã là chỉ để bản “Khu Vực Mìn Bẩy Cấm Vào”. Để sau nầy bắt CSVN phải chấp nhận khu vực mìn bẩy nầy là lãnh thổ của TC. Cuộc hợp cấp cao tại Thành Đô chỉ với mụch đích đó mà thôi.
    ………………………

    14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ?
    http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC_14.html

    Ngay sau khi ở Thành đô về, ngày 5.9.90 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và Lê Đức Anh, đã bay sang PhnomPenh thông báo lại với BCT Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung. Để thêm sức thuyết phục PhnomPenh nhận Thoả thuận Thành đô, anh Linh nói với lãnh đạo Campuchia: “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc.”

    Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.”

    Chú thích: Xin đọc giả lưu ý lập luận cuả Lê Đức Anh bên trên, điều nầy cho thấy rất rõ những việc làm cuả Lê Đức Anh sau nầy đều có lợi cho TC.

    Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm:
    * Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước;
    * Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mối” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.

    * Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông baó nội dung chi tiết bản thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.

    Chú thích: Mục đích chính cuả TC là chỉ muốn CSVN chấp nhận những phần đất đã bị TC chiếm đóng trong cuộc chiến Việt-Trung mà thôi, vấn đề Cambodge chỉ là phụ.
    Hai nhân vật Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh
    và nhân vật tình báo TC, trợ lý bộ trưởng, Từ Đôn Tín !?

    Cuối tháng 4.87, Lê Đức Thọ lại cùng Lê Đức Anh bay sang Campuchia họp với những người lãnh đạo PhnomPenh bàn việc thúc đẩy giải pháp chính trị Campuchia và quan hệ với Trung Quốc, trong đoàn có tôi và anh Trần Xuân Mận của CP 87. Anh Lê Đức Thọ khi đó đã đưa ra gợi ý “giải pháp Đỏ”. Bản thân tôi lần đầu mới được biết tường tận về cái gọi là “giải pháp Đỏ”. Nói gọn lại, “giải pháp đỏ” là một sản phẩm của mộng tưởng giải quyết cuộc xung đột Campuchia bằng cách hoà giải PhnomPenh với bọn diệt chủng Polpot và lập nên một nước Campuchia XHCN vừa làm vừa lòng Trung Quốc vừa hợp ý của lãnh đạo ta.

    Chú Thích: Xin lưu ý Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh (tình báo TC) cùng bay qua Cambodge và Lê Đức Thọ đã đưa ra “giải pháp đỏ”, kế sách nầy là phương thức gây rối loạn trong nội bộ cả 2 nước Cambodge và Việt Nam sau nầy để TC dễ bề thao túng cả 2 nuớc. Giống như phương thức “Hoà Hợp Hoà Giải” dân tộc Việt Nam cho đến bây giờ vẫn còn có hiệu quả cuả sự xáo trộn, và gây chia rẽ trong cộng đồng Việt Nam.

    Ngày 8.3.90, cố vấn Lê Đức Thọ cho gọi tôi và anh Đinh Nho Liêm đến nhà riêng ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân nói mấy ý kiến về vấn đề Campuchia: Cần có chuyển hướng chiến lược trong đấu tranh về vấn đề Campuchia. Phải giải quyết với Trung Quốc, nếu không thì không giải quyết được vấn đề Campuchia. Không thể gạt Khmer Đỏ. Cần mềm dẻo về vấn đề diệt chủng, có thể nói “không để trở lại chính sách sai lầm trong quá khứ”. Không chấp nhận LHQ tổ chức tổng tuyển cử. Cần nêu phương án lập chính phủ liên hiệp lâm thời hai bên bốn phái để tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Phải giải quyết một bước cơ bản vấn đề Campuchia trước Đại hội VII để khai thông những vấn đề khác.

    Hai hôm sau anh lại nói với Nguyễn Cơ Thạch những ý đó. Sự việc này khiến tôi suy nghĩ: tại sao lại thay đổi phương hướng đối sách trước khi đại hội Đảng họp ? Tại sao lại chỉ nói với anh Thạch sau khi đã nói với chúng tôi ?

    Chú thích: Nếu đọc kỷ đoạn văn trên ta sẽ thấy là Lê Đức Thọ nói những điều mà TC đã cố ý buột CSVN phải theo. Nghiã là không chống đối TC, không gạt bỏ Khmer Rouge, không chấp nhận LHQ tổ chức tổng tuyển cử, và không dùng từ ngữ “genocide-diệt chủng”. Tại sao Lê Đức Thọ lại có thái độ đó? Có phải Lê Đức Thọ là người cuả TC?
    Sáng 30.5.90, TBT Nguyễn Văn Linh thông báo với Bộ Chính trị về cuộc họp với 2 TBT đảng Lào và đảng Campuchia ngày 20-21.5, nói ra dự định sẽ gặp đại sứ Trung Quốc và Từ Đôn Tín khi Từ đến Hà Nội. Cố vấn Phạm Văn Đồng và một số trong BCT tỏ ý phải thận trọng trong xử sự với Trung Quốc. Anh Tô nói: Mấy nghìn năm Trung Quốc vẫn là Trung Quốc, không nên cả tin. Ta cần thăm dò thúc đẩy nhưng phải cảnh giác, đừng để hớ. Đỗ Mười cũng khuyên anh Linh không nên gặp đại sứ Trung Quốc và Từ Đôn Tín trước cuộc đàm phán. Nhưng Lê Đức Anh lại tỏ ra đồng tình với dự định của anh Linh, cho rằng phải thăm dò và phân tích chiến lược của Trung Quốc, xử lý mối quan hệ của 3 nước lớn và 5 nước thường trực HĐBA, tranh thủ thế giới thứ ba, ủng hộ các nước XHCN. Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh.36 Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”. Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ Chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... chúng âm mưu diễn biến hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì XHCN , nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội... Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”. Về vấn đề Campuchia, anh Linh đã gợi ý dùng “giải pháp Đỏ” để giải quyết: “Không có lý gì những người cộng sản lại không thể bàn với những người cộng sản được”, “họ gặp Sihanouk còn được huống chi là gặp lại nhau”.

    Chú thích: Nếu những người Việt Quốc Gia chân chính muốn xây dựng lại đất nước và có ý tưởng cải sửa những người CSVN có lẽ nên đọc đoạn văn về lời tuyên bố trên cuả Nguyễn Văn Linh để suy gẩm.
    ……………………
    Sáng 6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19.6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13.6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc hôm trước (gặp cấp cao hai nước; hai nước đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội; hai nhóm cộng sản Khmer nên nói chuyện với nhau). Nhưng trước đó, từ ngày 6.6, phía Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy. Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6.6, anh Lê Đức Anh đã nói khá cụ thể về “giải pháp Đỏ”: “Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường... Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi...”
    Chú thích: Lúc nầy con bài Lê Đức Anh đã lộ mặt, được đưa ra. Đọc kỷ đoạn trên cho ta thấy Lê Đức Anh đã khấu đầu thiên triều bằng cách tiếp kiến riêng đại sứ TC Trương Đức Duy và nếu đọc đoạn cuối sẽ thấy Polpot là bạn chiến đấu của Lê Đức Anh!?

    Trưa ngày 9.6.90, Đại sứ Trương Đức Duy nói với Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta rằng, trong cuộc gặp TBT Nguyễn Văn Linh, phía Trung Quốc rút ra được 3 ý kiến:
    1. Đồng chí Nguyễn Văn Linh nói về quan hệ hai nước rất đậm đà. Nói 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái sai như lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa. Muốn gặp cấp cao Trung Quốc để trao đổi những vấn đề lớn trong quan hệ hai nước.
    2. Về tình hình quốc tế: tình hình Liên xô, Đông Âu có nhiều thay đổi. Liên Xô trước đây là thành trì của CNXH, nay thành trì này cũng lung lay rồi. Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ CNXH, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Những mgười cộng sản chân chính phải đoàn kết để bảo vệ CNXH. Chủ nghĩa đế quốc luôn tấn công vào CNXH. Chúng tuyên bố đến cuối thế kỷ này sẽ làm cho CNXH biến mất.

    3. Về Campuchia: tại sao những người cộng sản không hợp tác với nhau ? Polpot và Hunxen phải hợp tác với nhau

    Chiều 10.6.90, Bí thư thứ nhất sứ quán Trung Quốc Hồ Càn Văn nói với anh Vũ Thuần, Vụ phó vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao: “Từ Đôn Tín tuy là trợ lý ngoại trưởng nhưng là người có thực quyền trong việc giải quyết các vấn đề Châu Á. Trên khía cạnh nào đó có thể nói còn có thực quyền hơn cả cấp thứ trưởng. Việc Từ sang Việt Nam lần này là có sự quyết định của cấp cao nhất của Trung Quốc, chứ không phải Bộ Ngoại giao.”

    Theo Hồ Càn Văn, ngày 23.5.90 Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam Vũ Xuân Vinh đã mời Tuỳ viên quân sự Trung Quốc Triệu Nhuệ đến để thông báo là TBT Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh sẽ tiếp Từ Đôn Tín khi Từ đến Hà Nội. Chính những động thái bất thường và vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao này của ta đã làm cho Trung Quốc hiểu rằng nội bộ Việt Nam đã có sự phân hoá và vai trò của Bộ Ngoại Giao không còn như trước.

    Ngày 8.6.90, khi được biết là lần này tôi sẽ là người đứng ra thay anh Đinh Nho Liêm đàm phán với Từ Đôn Tín. Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh còn điện thoại dặn tôi tránh chủ động nói đến “giải pháp Đỏ”: Việc hai bên Đỏ tiếp xúc với nhau là chuyện lâu dài, cần cho ổn định lâu dài. Trung Quốc sẽ tác động với phía Campuchia thân Trung Quốc, ta sẽ tác động với phía Campuchia thân ta để hai bên kiềm chế việc thù địch nhau. Việc này phải có thời gian, không thể nhanh được, không thể đòi họ trả lời ngay. Đừng thúc họ, cứ để họ chủ động, khi nào trả lời được thì họ trả lời... Phải rất bí mật. Lộ ra rất nguy hiểm. Chỉ nói khi gặp riêng chứ không nói khi đàm phán. Việc anh Nguyễn Văn Linh đặt vấn đề với đại sứ Trương Đức Duy nói sẵn sàng đi Trung Quốc gặp cấp cao nhất, cũng không nên hỏi lại nếu họ chưa nói tới.”

    Chú thích: Đoạn trên cho thấy Từ Đôn Tín (người có thực quyền giải quyết vấn đề Á Châu) và Lê Đức Anh (kè nhận và thi hành lệnh từ TC) là cặp bài đôi cuả TC dùng để thi hành thuật gián điệp và phản gián điệp. Lúc bấy giờ Lê Đức Anh là Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN, thế nhưng Lê Đức Anh lại chen chân vào việc cuả Bộ Ngoại Giao CSVN!
    ……………
    Nhưng sự việc trở nên phức tạp khi trưa ngày 11.6.90 sau đàm phán phiên đầu với Từ Đôn Tín tôi về Bộ Ngoại Giao hội báo lại với anh Thạch. Anh Thạch lúc này đang họp Hội nghị ngoại giao đánh giá tình hình Đông Âu - Liên Xô. Nghe tôi phản ánh tình hình đàm phán xong, anh liền gạn hỏi tôi có nói với Từ về “giải pháp Đỏ” không. Tôi nói: “Đồng chí Lê Đức Anh đã dặn phải thận trọng tránh nói đến vấn đề đó khi đàm phán.” Anh Thạch vặn lại: “Vậy đồng chí nghe theo ý kiến bộ trưởng Quốc phòng hay ý kiến bộ trưởng Ngoại giao ?”. Tôi đáp: “Là cán Bộ Ngoại Giao, tôi sẵn sàng chấp hành ý kiến anh, với sự hiểu biết rằng anh nói với tư cách là uỷ viên Bộ Chính trị”.
    ………………….
    16. MÓN NỢ THÀNH ĐÔ
    http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC_16.html
    46[Từ tháng 9.90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó,]

    Chú thích: Đây là món nợ gì mà CSVN đã thoả thuận với TC, để cho TC đòi CSVN phải thực hiện thỏa thuận đó? Có phải là vấn đề lãnh thổ, lãnh hải hay không ?
    Trung Quốc thấy rằng việc thực hiện thoả thuận Thành Đô gặp trở ngại chính từ Bộ Ngoại giao nên chủ trương chia rẽ nội bộ ta càng trắng trợn hơn.

    ………………….
    Tình hình bất đồng ý kiến trong BCT càng đến gần Đại hội càng bộc lộ gay gắt. Ngày 13.4.91, trong cuộc họp BCT bàn về tình hình thế giới và đường lối đối ngoại để chuẩn bị báo cáo chính trị tại Đại hội, sau khi anh Thạch bản báo cáo về “Tình hình thế giới và chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”, Lê Đức Anh giới thiệu đại tá Lân, cán bộ Cục II Bộ Quốc phòng, trình bày về tình hình thế giới và mưu đồ đế quốc”. Nghe xong, TBT Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chủ quan tôi nghĩ giữa bản trình bày sáng nay (của Bộ Ngoại Giao) và bản trình bày tình hình quân sự chiều nay của Bộ Quốc phòng có nhiều chỗ khác nhau. Muốn thảo luận chủ trương thì phải thảo luận tình hình trước, nhưng cách đánh gia tình hình còn khác nhau”

    Lê Đức Anh: “BCT nên nghe tình hình nhiều mặt, ngay trong nước chúng ta cũng đánh giá khác nhau. Căn cứ vào đánh gía chung, mỗi ngành có đề án riêng, không làm chung được”.
    Chú thích: đọc đoạn văn trên cho thấy là Lê Đức Anh đã, đang và sẽ cài người của TC vào ngay trong nội bộ cuả bộ chính trị CSVN.

    18. ĐẠI HỘI VII VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
    http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC_18.html

    Từ 17 đến 27.6.91 Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ VII đưa lại nhiều thay đổi quan trọng về nhân sự: Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm TBT; Lê Đức Anh nay nghiễm nhiên giữ vị trí thứ 2 trong Đảng, Uỷ viên thường trực BCT kiêm bí thư trung ương phụ trách cả 3 khối quốc phòng – an ninh – ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt được giới thiệu với Nhà nước cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng nắm bộ phận thường trực của Bộ Chính trị và của Ban Bí thư. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị gạt ra khỏi chức uỷ viên Trung ương. Còn Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính trị và chuẩn bị thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao... (thực ra những thay đổi về nhân sự trong BCT đã được quyết định từ tháng 5 và Trung Quốc đã biết). Dư luận quốc tế xôn xao cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là “vật tế thần” trong việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó mới chỉ là một cách nói đơn giản vì vấn đề không chỉ là bình thường hoá quan hệ mà là phụ thuộc hoá quan hệ.

    Chú thích: Đây là lúc quê hương đang bước vào giai đoạn nguy kịch vì Lê Đức Anh đã, đang và sẽ lũng đoạn đất nước theo chiều hướng dẩn cuả TC. Kết cuộc là những phần đất và biển đã lọt vào tay TC một cách êm thấm

    Sau Đại hội VII, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, bí thư TƯ, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Đức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của TBT Đỗ Mười, quyết định. Những phần công việc xưa nay vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Đối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5.8.91, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: ‘Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh’. Lê Đức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Đối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Đảng xin làm qua Trương Đức Duy. Hôm sau, Hồng Hà với tư cách Trưởng ban Đối ngoại tiếp Đại sứ Campuchia Ouch Borith, đã thông báo: “Theo sự phân công của BCT Việt Nam, từ nay đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà sẽ phụ trách việc thảo luận giải pháp Campuchia và các vấn đề liên quan. Nếu lãnh đạo Campuchia muốn bàn các vấn đề trên thì đề nghị quan hệ và thảo luận trực tiếp với 2 đồng chí đó.
  9. #9
    Join Date
    24-12-2011
    Posts
    88

      Sao không dám phản bác lại bài viết của kts ?

    Alamit nói cái gì tràng giang đại hải như thế ? có ai thèm nghe ?
    Sao không dám phản bác lại bài viết của kts ?
    Có giỏi thì hãy phản bác lại . Cớ sao BDH lại ban nick của KTS ?

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...t=15266&page=2
  10. #10
    Viet xưa is offline Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,733
    Alamit Chỉ copy và dán chớ chả nói "tràng giang đại hải".

    Chỉ thấy Nguyễn Vĩnh Long Hồ đã đặt 5 câu hỏi cho thằng tướng TRẦN NGHIÊM nguyên Tư lệnh QUÂN KHU IX thời đó (1978). Mà chả thấy thằng tướng Răng hô mã tấu này lẩn tập đoàn hậu duệ một Sao Vàng Phúc Kiến của nó đến ngày nay vân chưa trả lời được .

    Đó là 5 câu ngắn gọn như sau:



    CÂU HỎI 1: Lúc đại quân Khmer Đỏ vượt kinh Vĩnh Tế tấn công và tàn sát dân làng Ba Chúc trong 11 ngày đêm, bắt đầu vào ngày nào 14 hay 18 tháng 4 năm 1978? Yêu cầu giải thích lý do về khoảng thời gian TIỀN HẬU BẤT NHẤT nầy, chính xác là ngày nào? Có bao nhiêu dân làng bị thảm sát 3.157 hay 3.574 người?



    CÂU HỎI 2: Danh hiệu những Sư đoàn Khmer Đỏ tham gia trận tấn công? Ai làm Tư lệnh những Sư đoàn Khmer Đỏ nầy? Xin đừng trả lời là tôi không biết, không nghe, không thấy… vì chỉ cần khai thác một vài tù hàng binh hoặc thương binh Khmer Đỏ bỏ lại chiến trường là biết ngay.



    CÂU HỎI 3: Xuất xứ 1.159 hộp sọ người được trưng bày trong nhà mồ Ba Chúc ở đâu ra? Ai đã tàn nhẫn chặt đầu các nạn nhân? Quân Khmer Đỏ hay bộ đội thuộc Sư Đoàn 330?



    CÂU HỎI 4: Lúc đại quân Khmer Đỏ ồ ạt vượt biên giới Việt - Campuchia mở cuộc tấn công, thảm sát dân làng Ba Chúc, tung hoành ngang dọc trong suốt 11 ngày đêm, thì lúc đó Sư đoàn 4, 8, 330 và 2 trung đoàn cơ động tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp chịu trách nhiệm phòng thủ, bảo bệ an ninh lãnh thổ phía biên giới Tây Nam, lúc đó những đơn vị nầy đang làm gì? Ở đâu? Không lẽ, QĐNDVN anh hùng, tự hào với danh xưng “Thành đồng bảo vệ Tổ Quốc, trở ngại nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng!” Đã từng đánh thắng ba tên đế quốc sừng sỏ NHẬT - PHÁP- MỸ; không lẽ lại rét quân Khmer Đỏ sợ đến vãi đái trong quần, trốn chui, trốn nhủi như bầy chuột nhắt, chờ khi quân Khmer Đỏ rút hết quân về bên kia biên giới, mới dám chường mặt trở lại làng Ba Chúc, chặt đầu các nạn nhân, rồi chôn dấu một nơi nào đó, chờ đến 2 năm sau mới đem những hộp sọ của nạn nhân trưng bày trong nhà mồ Ba Chúc để đánh dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pon Pot? Hèn như vậy sao?



    CÂU HỎI 5: Tướng Trần Nghiêm với tư cách là Tư Lệnh Quân Khu IX là người chịu trách nhiệm phối trí lực lượng cơ hữu kể trên để bảo vệ an ninh lãnh thổ vùng biên giới phía Tây Nam, lại có hành động tắc trách và vô trách nhiệm đến nỗi thụ động, không hề có phản ứng gì cả. Tướng Trần Nghiêm án binh bất động vì đã biết trước là bộ đội Sư đoàn 330 ngụy trang thành quân Khmer Đỏ để tàn sát dân làng Ba Chúc, đúng không?
    Nguồn:  http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=16551
    Reply With Quote


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét