Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Quá khứ đầy nghiệt ngã


Cô giáo Võ Thị Thanh Hải: Quá khứ đầy nghiệt ngã

Huỳnh Anh Tú (Danlambao) - Trời Sài Gòn đổ mưa, nhưng chúng tôi vẫn đến thăm cô giáo Võ Thị Thanh Hải như đã hẹn. Lần đầu gặp gỡ, chúng tôi đã cảm nhận được sự thân thiện, ấm cúng như người trong một nhà. Tuy không nói ra nhưng tôi biết cả chị Dương Thị Tân và anh Trần Bang đều giống như tôi, rất cảm khái với tuyên bố của cô giáo Hải: “Bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo chân chính, tôi tuyên bố sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo... 

Cô giáo Hải mồ côi cha từ lúc mới 3 tháng tuổi. Sau này nghe mẹ kể lại, cha cô từng là lính Việt Nam Cộng Hòa thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Ông đã tử trận tại Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh) vào năm 1968, bỏ lại người vợ 28 tuổi cùng 5 đứa con thơ.

Sau ngày “giải phóng”, cô thường hay bật khóc mỗi khi xem những thước phim có cảnh dội bom lên miền Bắc, gây nên sự chết chóc, tang thương. Cô tâm sự với chúng tôi: “Vì xem qua nhiều những bộ phim như thế và đọc sách ở nhà trường tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn đối với đất nước. Khi học đến trung học, tôi quyết tâm phấn đấu vào đoàn, thậm chí ước mơ cao hơn nữa, sau này sẽ là một đảng viên đảng Cộng Sản, để thực hiện theo lời dạy của “bác Hồ” - xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.” 

Nhưng “sự đời không đẹp như mơ”. Trưởng thành hơn một chút, cô đã hiểu ra những gì cô từng được dạy, được học, được thấy, được nghe đều không hẳn là sự thật.
Cô giáo Võ Thị Thanh Hải - trên gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười tươi xinh
Cô giáo Hải kể cho ba chúng tôi nghe câu chuyện thương tâm xảy ra trong lớp học do cô phụ trách 5 năm về trước. Cho đến nay, cô giáo Hải cũng không lý giải nổi vì sao các cậu bé non nớt chỉ mới học lớp ba (8 tuổi) lại có thể đối xử “ác” với nhau như thế: 
Trong giờ của giáo viên mỹ thuật, sáu học sinh cùng lớp do cô chủ nhiệm đã khênh bạn lớp trưởng, ném vào thùng rác rồi đậy nắp lại. Rất may khi ấy cô đi ngang qua nên kịp thời cứu em học sinh. Đứng trước hành động quá dại dột của sáu học trò có thể gây nguy hại đến tính mạng của một học trò khác, cô giáo không thể không dạy dỗ và trách phạt. Sau khi bế cậu bé lớp trưởng ra khỏi thùng rác với thân thể run cầm cập và vẻ mặt xanh lét vì kinh hoàng sợ hãi, cô giáo Hải đã yêu cầu sáu em đứng trước mặt cô rồi dùng chiếc thước kẻ nhựa khẽ vụt vào lòng bàn tay mỗi em hai roi để cảnh cáo. 
Chỉ vì hành vi cảnh cáo đó, cô Hải bị kiện. Cô cho rằng, Ban Giám Hiệu trường Nguyễn Văn Trỗi đã tác động đến một phụ huynh của các em đó để kiện cô trong khi không nhắc gì tới hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu cô không cứu kịp em học trò kia. Kể đến đây, mắt cô giáo Hải rưng rưng. Chúng tôi hiểu sự chịu đựng, uất ức được dồn trong những năm làm cô giáo dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng cô bị Trưởng Phòng giáo dục Q2 xét duyệt và kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Không cam chịu nỗi oan ức cô phải làm đơn khiếu nại lên Phó chủ tịch quận 2. Kết quả, vì vụ kiện cô lại được thêm quà “khuyến mãi” là lời đe dọa của ông phó chủ tịch Hứa Ngọc Thảo: “Trong thời gian nhận và chờ giải quyết đơn ông sẽ rút cô về phòng không cho dạy lớp mà làm công việc khác.”

Giải quyết cách đó coi như bị “đì”, ngồi chơi xơi nước, chờ nghỉ việc. Cô Hải cười buồn. Không vì lời đe dọa đó làm cô chùn bước, cô chấp nhận thôi đứng lớp và quyết đấu tranh cho đến cùng. 
Cô viết bài gửi cho một số tòa soạn báo như Thanh Niên, Phụ Nữ để lên án sự bất công đang diễn ra nơi nhà trường cô đang dạy. Nhờ báo chí đã phanh phui vụ việc này ra trước công luận nên Phòng giáo dục quận 2 mới nhượng bộ, trả cô về trường. 
Cô nói với chúng tôi ngành giáo dục của nước nhà đến nay xuống cấp trầm trọng. Đạo đức nghề nghiệp cùng lương tri nhà giáo dần bị đồng tiền tha hóa hết rồi. Và chính bản thân cô cũng từng bị rơi vào vòng xoáy thối nát này. Cô ngậm ngùi kể thêm: “Cách đây hơn một năm, tại lớp bán trú của cô, mười mấy em học sinh bị ngộ độc thức uống của căn tin trường. Thay vì đưa các em đi cấp cứu liền, nhưng ông hiệu trưởng vì sợ bị ảnh hưởng đến uy tính nhà trường nên ra lệnh cho chúng tôi không đưa các em đi đâu cả. Ông ta còn nói rằng: “chút nữa sẽ khỏi.” 
Thật kinh khủng khi bất lực chứng kiến các em đứa thì mặt xanh ói mửa, đứa thì tím tái miên man, đau đớn vật vã. Cô giáo Hải cùng các đồng nghiệp của mình lúc đó chỉ biết dỗ dành các em chứ không dám “vượt rào” đưa các em tới bệnh viện. 
Đến chiều các phụ huynh đến đón các cháu về mới hay con mình bị ngộ độc mà không được đưa đi cấp cứu. Cô giáo Hải lại “được” tận hưởng những lời đay nghiến, buộc tội và miệt thị. Lúc này, cô buộc phải nói ra sự thật những gì ông hiệu trưởng ra lệnh hồi sáng. Ông hiệu trưởng lẩn tránh trách nhiệm và đưa cô phó hiệu trưởng ra “ đỡ đạn.” 
Vì thương yêu các em học sinh và cũng muốn phản đối hành vi vô đạo đức của ông hiệu trưởng, cô Hải đã viết bài nói về những sự thật xấu xa này, nhờ tòa soạn báo Thanh niên đăng tin bài để cho tất cả công chúng cùng biết sự việc. 
Một người bạn cô Hải làm trong tòa soạn đã rất nhiệt tình và hẹn sẽ đăng bài viết của cô sớm nhất. Nhưng mãi tuần sau không thấy bài viết xuất hiện và cô Hải nhận được thông báo từ người bạn rằng “tòa soạn đã từ chối”. Người bạn còn cho biết, chủ nhiệm biên tập tòa soạn có quen biết ông trưởng phòng giáo dục Q2, nên họ muốn “giữ thể diện cho nhau” nên không thể đăng bài viết của cô. 
Về phía nhà trường, cô lại bị ông hiệu trưởng để ý vì cô dám “vạch lưng cho người khác xem thẹo.” 
Trở lại câu chuyện Facebook gần đây, cô nhắc lại câu chuyện vừa qua có làm việc với ông Long tại công an phường Bình Trưng Tây. Ông Long hỏi: “tại sao cô đang sống trong chế độ này mà không đưa những hình ảnh chế độ này lên, cô cứ gợi lại hình ảnh VNCH đã chết từ lâu?” 
Cô trả lời: “Tôi không muốn đưa những hình ảnh người công an đánh dân, dân oan bị cướp đất khắp nơi và rất nhiều sự bất công khác đang tồn tại.” 
Mỗi khi lên mạng tìm về quá khứ lịch sử chế độ VNCH, cô rất vui sướng và lấy làm tự hào vì cô đã nhìn thấy hình ảnh oai hùng của cha mình cùng đồng đội đang hiên ngang xông pha ngoài mặt trận để bảo vệ lấy nền tự do, dân chủ cho quê hương mình. 
Cô giáo Hải tâm sự: “Tuy cha tôi cũng như những chiến sĩ VNCH đã chết đi, nhưng tôi tin chắc họ vẫn luôn sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam này.” 
Trước lúc chia tay cô gởi lời cám ơn đến tất cả mọi người đã quan tâm và đồng cảm với mình. Cô chia sẻ: “Thanh Hải rất vui và vững lòng hơn khi được mọi người hiểu và quan tâm về nỗi oan của Thanh Hải. Phải nói thật sự, lần đầu tiên Thanh Hải được rất nhiều người từ trong nước lẫn ngoài nước đồng cảm và luôn hướng về Thanh Hải. Thanh Hải thật sự cảm động với những món quà tinh thần đó. Chính những món quà tinh thần đó sẽ giúp cho Thanh Hải luôn vững vàng trên con đường đấu tranh cho Tự do, Dân Chủ, Nhân Quyền, cho học sinh nghèo Việt Nam”. 
Chia tay cô giáo Thanh Hải, ba chị em chúng tôi ra về với một niềm cảm mến, bịn rịn. Hy vọng, sẽ còn nhiều những nhà giáo dám đứng lên chống lại cái ác, cái xấu và dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi quyền con người như các cô giáo Thanh Hải, Đào Thu, Huỳnh Thị Xuân Mai, các thầy giáo Nguyễn Thượng Long, Vũ Hùng, Đỗ Việt Khoa, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Anh Dũng... Họ thật sự là những người khiến chúng ta còn muốn hy vọng và tin tưởng vào những người thầy trong một xã hội đầy bất công này.
Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, chị Dương Thị Tân, 
cô giáo Võ Thị Thanh Hải và anh Trần Văn Bang

18/8/2015

 
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2015/08/co-giao-vo-thi-thanh-hai-qua-khu-ay.html#more
 
 
Nên giáo duc cs bây giờ là một nên giáo duc lợi dung buôn con người để mà buôn bán trí nảo ,làm giàu trên xương máu cua các bà mẹ học sinh , và bóc lột xương máu cua 90 tr dân , đóng thuế NGU ,để nuội một lủ súc vật đần độn hèn nhục đào tạo con người thành nhửng kẻ giết người bảo vệ cho một lủ qyái thai HÈN NHỤC dcs VN . bằng chứng là họ đả lợi dụng và bịp bợm đến cả những con người tàn tật để mà rút tài sản của dân đóng thuế hơn cả 2 tỷ , mà chẳng một con súc vật lảnh đạo nào chịu trách nhiệm . http://laodong.com.vn/xa-hoi/s...


LI’NH VNCH…..Tôi nợ Anh.
http://covangvietnam.com/tho/l...

Nói về cuộc đời, về sự nghiệp oai hùng của cha mình chịu hậu quả gì cũng được . Là con phải tụ hào chớ. Suy nghĩ như ông thảo nào xã hội VN ngày nay đảo điên thầy không là thầy trò không là trò


Chính nghĩa chống ngoại xâm của VNCH đã làm cho con cháu họ luôn ngẩn cao đầu tự hào cho ngọn cờ Vàng trong khi bọn ngụy cs Hà Nội theo tàu cộng chà đạp dân đen cả nước dùng thù hận chia rẽ tình đoàn kết trong mọi tầng lớp xã hội để cai trị hơn cả thời pháp thuộc . Đã đến lúc dân VN nói chung cùng nhau chống nội thù là Vgcs xin đừng phân biệt "xưa nay"vô tình làm lợi cho bọn cầm quyền vc. Ngày nào chưa dẹp hay xoá sạch CNCS tại VN thì ko những con cháu gốc VNCH mà ngay cả con cháu các anh hùng "Giấy" của bác Hù cũng khốn nạn như nhau vì thành đô sắp đáo hạn 2020 thì dân Việt trở thành công dân hạng ba cở như dân tộc thiểu sổ (đã có lần được chụp ảnh đăng báo bên TC).
Có lý nhưng không hẳn là đúng. Bằng chứng là lúc đầu do tuyên truyền bịp bơm tác động, Cô bé Thanh Hải đã ”thấy mình phải có trách nhiệm hơn đối với đất nước. Khi học đến trung học, tôi quyết tâm phấn đấu vào đoàn, thậm chí ước mơ cao hơn nữa, sau này sẽ là một đảng viên đảng Cộng Sản, để thực hiện theo lời dạy của ‘bác Hồ’ - xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.”
Như vậy, chứng tỏ lúc đầu cô bé Thanh Hải cũng không thấy VNCH có chính nghĩa và cũng không thấy cha mình phục vụ cho chính nghĩa. Chỉ sau nầy, khi chạm trán với thực tế nghiệt ngã của “thiên đường XHCN,” của “bác Hồ vĩ đại,” Cô Giáo Thanh Hải mới ra khỏi
cơn mơ.
Hay nói cách khác, sự quay về đường ngay nẽo chánh của Cô là một chuỗi dài của suy tư và tranh đấu với bản thân, chớ không phải, như Mai Quế Em nói, “Là con gái của một thủy-quân lục-chiến VNCH thì đương-nhiên cô giáo Thanh-Hải luôn nghĩ tới chính-nghĩa quốc-gia và lá cờ vàng ba sọc đỏ thân thương.”
Đúng vậy hôn?

Chỉ là một giáo viên quèn thôi mà sao tư cách của cô Võ Thị Thanh Hải lại vượt xa vị "ráo sư trí ngủ" Ngô Bảo Châu nhỉ? Chắc tại vì cái sổ hưu của bố mẹ ráo sư, những đại công thần đã ra sức phục vụ cho chế độ cs để đưa nước ta xuống hố cả nút mà phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", có phải vậy không? Bổng lộc của bọn cs cấp cho cũng nhiều quá mà, nói năng cho ra "cái giống trí thức" để thành một con người cũng kẹt lắm bà con ạ. Dù cho có mang quốc tịch Pháp đi nữa, cs chúng nó cũng chẳng coi ra gì đâu; hãy nhìn gương giáo sư Phạm Minh Hoàng thì biết. Trân trọng.
Rất vui khi được đọc bài viết này. Ước mong sẽ có những nhà trí thức có can đảm bước ra khỏi sự sợ hãi và can đảm nói lên sự thật.
Có môt câu tôi được học từ người khác: "phải sống như thế nào, để người xung quanh có thể ghét mình, chứ đừng để họ khinh minh"
Xã hội VN ngày nay có rất một số người bị ghét. Họ bị ghét vì họ sống một cách trung thưc, sống theo cái lẽ phải. Nhưng có rất hiều kẻ hèn thật đáng coi thường vì họ cúi đầu vâng phục vì cái sổ hưu, vì những món lợi nhuận, vì đồng tiền, vì quyền lợi của cá nhân họ cũng như gia đình họ. Trong khi đất nước ngả nghiêng, đang rớt vào tay Tàu.
Nạn tham ô, cậy chức quyền để hà hiếp dân lành, cướp đất cướp nhà của dân, vơ vét tiền bạc để đưa vợ con ra nước ngoài.
Thật kinh tởm, những nhà trí thức mà phải cúi đầu nghe theo lũ mọi. chúng nó là một giai cấp "cường hào ác bá" của thế hệ mới. Giai cấp này ác độc gấp trăm lần giai cấp cường hào ngày xưa.
Chúng ta là người việt nam, nhưng phải luôn ghi nhớ gốc là Việt Nam Cộng Hòa. Thật là xấu hổ khi mang tiếng là người cộng sản. Một lời khuyên chân thành "Phải biết gìn giữ thực lực, phải biết tiến, biết lùi, lấy tĩnh chế động". Tôi cũng như rất nhiều người gốc VNCH luôn nhớ lá cờ vàng ba sọc, nhớ bộ áo lính oai hùng, nhớ bài quốc ca VNCH.
 
...Còn tiếp-  http://danlambaovn.blogspot.com/2015/08/co-giao-vo-thi-thanh-hai-qua-khu-ay.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét