Mai Nguyễn Hùynh St.8872
VIỆT NAM GIÀU TÀI NGUYÊN DO THIÊN NHIÊN ƯU ĐÃI!
VIỆT NAM GIÀU TÀI NGUYÊN DO THIÊN NHIÊN ƯU ĐÃI!
Đây
là lời cảnh báo nghiêm khắc nhất, cho những ai còn thiết tha đến tương
lai, tổ quốc Việt Nam giàu đẹp với những tài nguyên thiên nhiên, " Rừng
vàng biển bạc " do thiên nhiên ưu đải cho tuổi trẻ, thanh niện tương
lai có vốn liếng tài sản quốc gia, để phát triển và xây dựng lai quê
hương!... Lấy lại từ sự tham tàn, bán nước VN cho Tầu cộng của tập đoàn
Thái thú Đảng Cộng sản VN
Trong khi đó, thông tin về việc phát hiện mỏ dầu khí mới ngoài khơi Việt Nam, hay mỏ khoáng sản trên đất liền không làm cho người dân vui mừng, bởi họ biết sự phát hiện đó phục vụ cho ai. Và họ biết chắc rằng, cứ đà này, thế hệ sau sẽ không còn cái gì nữa, ngoài mớ chữ nghĩa tổng kết: Tài nguyên quốc gia đã sử dụng phung phí trong giai đoạn… và nay đã cạn kiệt.- Lời tác giả.
Xin chia sẻ bài đăng , lên Blog Mai ĐâyHòa Bình- Rất cảm ơn Tác Giả Liên Sơn và Tudoquehuong Tudoquehuong
Dồi dào tài nguyên, khoáng sản, nhưng Dân trắng tay!
— cùng với Tôn Nữ Mậu Thân, Joanb NelSon Sonmotor, Jenny Quan và 17 người khácLiên Sơn * Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB “Nước Việt Nam rất giàu và đẹp, có rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu”, câu nói vỡ lòng đầy tự hào trong bài học đầu đời của thế hệ học sinh một thời nay trở thành một câu nói châm biếm cho tệ đào, xới, bới, chặt tài nguyên đem bán của những cá nhân, nhóm người lợi ích. “Quyết tâm chính trị” và Tây Nguyên hoang tàn Mới đây, trên báo Dân Trí có dẫn tin về một quốc đảo trù phú, thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, từng dùng tờ USD để làm giấy vệ sinh, đó quốc đảo Nauru, và sự giàu có ấy đều nhờ vào ra trữ lượng phân chim hóa thạch khổng lồ, được tích thụ qua hơn 1.000 năm tại quốc đảo này. Gần 20 năm đào tài nguyên tiêu hoang, thu nhập ngân sách phụ thuộc hoàn toàn vào “phân chim” đã khiến quốc gia này trả giá khi nguồn phốt-phát cạn kiệt từ năm 1980. Hòn đảo trở thành bãi phế thải, môi trường cảnh quan bị phá hủy hoàn toàn do các hoạt động khai thác trước đó. Nauru giờ đây sống bằng tiền cho Úc thuê đất. Những viễn cảnh này của Nauru hiện hữu rõ ở Tây Nguyên, nơi mà rừng được khai thác cạn kiệt để phục vụ những con đường làm giàu ngắn của các đại gia người Việt như Đoàn Nguyên Đức. Theo số liệu thống kê do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NN&PTNT) công bố năm 2013, trong 5 năm (2007-2013), 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã mất đi hơn 129.600 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha. Trung bình mỗi năm, khu vực này bị mất hơn 25.700 ha rừng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lợi dụng trồng cao su, dự án thủy điện để phá rừng. Trong khi đó, việc thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg, chỉ giúp các tỉnh Tây Nguyên thu hồi và đình chỉ 9.300 ha rừng. Tây Nguyên cũng là nơi có một dự án khai thác khoáng sản độc nhất vô nhị trên thế giới, khi mà hiệu quả kinh doanh vẫn “lỗ theo kế hoạch” như lời các vị quan chức từng khẳng định. Nơi đây, vào sáng 08/10, hồ thải quặng đuôi số 5, nơi chứa bùn và nước sau khi lắng rửa quặng bô xít tại Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai đã tràn ra đường. Lời cảnh báo về thảm họa túi bùn đỏ (ví như trái bom sinh thái tiềm ẩn) có từ năm 2007, ngay khi có với quyết định 167 của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí một nhóm trí thức đã lập ra blog boxitvn với đầy đủ luận cứ để cảnh báo nhưng sớm bị “quyết tâm chính trị” bỏ qua. Tây Nguyên trở thành bằng chứng điển hình về lối tư duy ăn xổi và sự bắt tay giữa các quan chức với cá nhân nhằm trục lợi bất chính núp dưới chiêu bài “vì sự phát triển kinh tế” ở Việt Nam. Sự bắt tay đó phản ảnh một mâu thuẫn kỳ lạ, diễn ra ở bất kỳ địa phương nào có mỏ khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, khi mà chi phí, lợi ích và tác hại của việc khai thác, bán tài nguyên không hề được tính toán một cách đầy đủ. Đó cũng là lý do vì sao xuất hiện những trường hợp giàu nhanh ở Việt Nam mà nơi phát tích sự giàu ấy thường rơi vào trường hợp: môi trường bị phá hoại, mất đất canh tác, xói mòn, sa mạc hóa, ong hóa, lũ lụt... Nói cách khác, nếu ở quốc đảo Nauru đào tài nguyên, người dân còn được hưởng lợi trong gần 20 năm, thì ở Việt Nam ngược lại, tài nguyên phục vụ cho sự giàu nhanh của một số nhóm người trong và ngoài nhà nước, như quan hệ chặt chẽ giữa “kiểm lâm với lâm tặc”. Hết tất cả! Nhiều người khi nhìn lại đất nước sau gần 40 năm thống nhất, thoảng thốt: khi chúng ta hết quặng, không còn than, cạn dầu khí, Việt Nam sẽ phát triển bằng gì? Nhất là khi thông tin về mỏ than Quảng Ninh sắp hết; dầu khí đang giảm dần từ 20 xuống 18 rồi 17 triệu tấn/năm và kết quả là vào năm 2015 trở đi, Việt Nam sẽ nhập dầu thô và than; rừng khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc gần như bị phá sạch, nạn phá rừng hợp pháp đang lan sang Lào, Campuchia… Một ông chuyên gia phán chắc nịch, chúng ta sẽ “in tiền”, nhưng tiền với mức độ mất giá như hiện nay thì liệu có rơi vào tình trạng như Zimbabwe, nơi mất hơn 100 tỷ đô la (tiền nước này) để mua 1 ổ bánh mỳ? Điều gì đã khiến cho một đất nước mà tài nguyên dồi dào, con người cần cù, dân số vàng, tiến sĩ nhiều như giấy in (24.000 tiến sĩ) vẫn mãi lẹt đẹt về kinh tế ở mức 42, và hoàn toàn vắng bóng trên bản đồ công nghệ châu lục? Điều gì dẫn đến việc, rất nhiều doanh nghiệp đã bán giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho Trung Quốc, trong đó, riêng “ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ”, theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) trong buổi đối thoại doanh nghiệp đầu năm nay (2014)? Đó chẳng phải là vì các lãnh đạo tài tình của ta đã sáng suốt bán tài nguyên thô, áp dụng tư duy nhiệm kỳ, tư duy ngắn hạn chỉ chờ dịp bán tháo đất nước cho bạn láng giềng đó sao? Tư duy đó giống đường cao tốc Nội Bài–Lào Cai với tổng giá trị dự án 1,46 tỷ USD sau hai ngày thông xe đã xuất hiện vết nứt. Điều đó cho thấy sự yếu kém trong khả năng quản trị quốc gia của cá nhân, tổ chức lãnh đạo, dẫn đến nguồn lực đất nước bị suy giảm nghiêm trọng, làm gia tăng sự lạc hậu, làm nên sự phát triển không theo chiều sâu. Chính vì vậy, nền kinh tế Việt Nam sau bao nhiêu năm phấn đấu với quyết tâm chính trị cao, về cơ bản vẫn là kinh tế gia công, bán tài nguyên, nhập công nghệ mà phần lớn là công nghệ cũ từ nước ngoài, chưa phát huy được năng lực khoa học, công nghệ của quốc gia trên tiềm năng về nguồn nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý. Dẫn đến sự xuất hiện độ lùi về thời điểm công nghiệp hóa sau năm 2020, công nghệ luyện kim phục vụ cho nội địa hóa ô-tô cứ mãi trầy trật, công nghệ hút dầu vẫn đang nhờ vả vào các quốc gia bên ngoài, dịch vụ vẫn thói quen chộp giựt, nhất là trong du lịch. Đặc biệt, nguồn nhân lực và sự phát triển bền vững trên nền tảng dịch vụ, công nghệ để tiến tới nền kinh tế tri thức, vốn được nhắc nhiều trong các văn kiện đại hội Đảng lại hoàn toàn không được chú trọng. Dẫn đến chỉ số kinh tế tri thức KEI (vốn được dùng để đánh giá sự chuẩn bị của một đất nước đủ điều kiện chuyển sang nền kinh tế tri thức) do World Bank công bố năm 2012, Việt Nam xếp thứ 104/146 nước và vùng lãnh thổ, thuộc nhóm trung bình thấp (KEI 2-4). Việt Nam trở thành một quốc gia đi làm thuê đúng nghĩa thông qua việc gia công cho các tập đoàn nước ngoài (không được chuyển giao công nghệ), xuất khẩu lao động và… cho thuê đất. Vấn đề nhập siêu, thâm hụt ngân sách và nguy cơ vỡ nợ đang trong tình trạng sẵn sàng. Năm 2012, trong lần trả lời phỏng vấn Vietnamnet, chuyên gia kinh tế Bùi Văn khẳng định: Thế hệ chúng tôi đã hút gần hết dầu, đã đào gần hết than, đã dùng lưới cào và thuốc nổ khai thác hết cá ở biển, từng đi chặt rừng để bán sang Nhật. Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng nhưng tôi rất tự hào về cái đó. Bởi vì chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học, là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau. Sự “tự hào” cay đắng? Có lẽ vậy, khi mà một thế hệ đã bán tháo tài nguyên, bỏ tiền vào túi riêng, bỏ qua tương lai thế hệ, và không có dấu hiệu ngừng lại. Có nên tiếp tục giao phó? Điều 53 trong Hiến pháp 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Sự giao phó tài sản quốc gia cho một Nhà nước quản lý, nhưng bao năm qua hoàn toàn không hiệu quả. Vậy liệu có nên tiếp tục được giao phó nữa hay không? Trong khi đó, thông tin về việc phát hiện mỏ dầu khí mới ngoài khơi Việt Nam, hay mỏ khoáng sản trên đất liền không làm cho người dân vui mừng, bởi họ biết sự phát hiện đó phục vụ cho ai. Và họ biết chắc rằng, cứ đà này, thế hệ sau sẽ không còn cái gì nữa, ngoài mớ chữ nghĩa tổng kết: Tài nguyên quốc gia đã sử dụng phung phí trong giai đoạn… và nay đã cạn kiệt. http://www.ijavn.org/2014/
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=351446405015029&set=a.306006789558991.1073741828.100004490174988&type=1
|
Mai Nguyễn Hùynh St.8872
Trả lờiXóaVIỆT NAM GIÀU TÀI NGUYÊN DO THIÊN NHIÊN ƯU ĐÃI!
Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc nhất, cho những ai còn thiết tha đến tương lai, tổ quốc Việt Nam giàu đẹp với những tài nguyên thiên nhiên, " Rừng vàng biển bạc " do thiên nhiên ưu đải cho tuổi trẻ, thanh niện tương lai có vốn liếng tài sản quốc gia, để phát triển và xây dựng lai quê hương!... Lấy lại từ sự tham tàn, bán nước VN cho Tầu cộng của tập đoàn Thái thú Đảng Cộng sản VN
Sự giao phó tài sản quốc gia cho một Nhà nước quản lý, nhưng bao năm qua hoàn toàn không hiệu quả. Vậy liệu có nên tiếp tục được giao phó nữa hay không?
Trong khi đó, thông tin về việc phát hiện mỏ dầu khí mới ngoài khơi Việt Nam, hay mỏ khoáng sản trên đất liền không làm cho người dân vui mừng, bởi họ biết sự phát hiện đó phục vụ cho ai. Và họ biết chắc rằng, cứ đà này, thế hệ sau sẽ không còn cái gì nữa, ngoài mớ chữ nghĩa tổng kết: Tài nguyên quốc gia đã sử dụng phung phí trong giai đoạn… và nay đã cạn kiệt.- Lời tác giả.
Xin chia sẻ bài đăng , lên Blog Mai ĐâyHòa Bình- Rất cảm ơn Tác Giả Liên Sơn và Tudoquehuong Tudoquehuong