Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4, ngày chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nhà đương quyền Việt Nam tự nhận là “Bên thắng cuộc” thường tổ chức ăn mừng như một ngày “Đại thắng Mùa Xuân”.
Trong khi những tổ chức chính trị, xã hội và người Việt quốc gia hay là
người Việt Nam không cộng sản ở hải ngoài thì thường tổ chức tưởng niệm
như một “Ngày Quốc Hận”. Bài viết này nhằm xác định rõ thực chất cũng như thực tế về ngày 30-4-1975: Ai thắng ai?
Theo ý nghĩa từ ngữ thông thường, trong một cuộc chiến tranh “Bên thắng cuộc” là
bên đã đánh bại hoàn toàn đối phương, sau khi đối phương đầu hàng hay
bị tiêu diệt, đưa cuộc chiến tranh đến kết thúc. Chẳng hạn Thế Chiến II
(1939-1945) đã kết thúc sau khi Phe Trục thua cuộc (Đức-Ý-Nhật) phải đầu hàng phe thắng cuộc Đồng Minh (Mỹ-Anh-Pháp-Nga-Trung). Vậy thì ngày 30-4-1975 kết thúc chiến tranh Việt Nam, ai thắng ai?
Như chúng tôi đã trình bày trong nhiều bài viết và cả một cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam, rằng đó là cuộc chiến tranh giữa hai phe, bốn bên. Hai phe đó là (1) phe xã hội chủ nghĩa và (2) phe tư bản chủ nghĩa (Chiến tranh ý thức hệ toàn cầu); với bốn bên (1) Liên Xô và Trung quốc, (2) bên Hoa Kỳ và đồng minh (Ngoại chiến), (3) bên Việt cộng và (4) bên Việt quốc (nội chiến quốc-cộng). Cả hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thời gian, nên thường gọi chung là cuộc “Chiến tranh Việt Nam”. Cuộc
chiến này đã chấm dứt vào ngày 30-4-1975, sau khi bên cộng sản Bắc Việt
đánh bại hoàn toàn bên quốc gia Nam Việt, thôn tính được Miền Nam,
thống nhất đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy theo ý nghĩa từ ngữ thông thường, phe xã hội chủ nghĩa đã
thắng phe tư bản chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh cục bộ tại Việt nam,
vì đã giành thêm lãnh địa toàn cõi Việt Nam cho phe XHCN để thực hiện
tham vọng cộng sản hóa toàn cầu. Hay nói cách khác một cách cụ thể là
các bên ngoại chiến Liên Xô và Trung quốc đã thắng bên Hoa Kỳ và đồng
minh trong cuộc chiến tranh cục bộ Việt Nam. Đồng thời, bên nội chiến
Việt cộng cũng đã thắng bên nội chiến Việt quốc trong “cuộc chiến tranh quốc-cộng” tại Việt Nam (một
giai đoạn của cuộc “Nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”, hai giai đoạn kia
là “Tiền chiến tranh Quốc-Cộng” (1930-1954) và “hậu chiến tranh
Quốc-Cộng” từ 1975 đến nay vẫn chưa kết thúc).
Thế nhưng theo nhận định của chúng tôi, đó chỉ là “chiến thắngbiểu kiến” (coi vậy chứ không phải vậy).Vì chiến tranh Việt Nam kéo dài 21 năm (1954-1975) nhưng đã kết thúc nhanh gọn, bị động và bất ngờ cho cả hai bên nội chiến Quốc-Cộng (nhưng không bất ngờ với các bên ngoại chiến);
cùng với diễn biến các sự kiện vào những ngày tháng cuối cùng trước và
sau khi kết thúc cuộc chiến một cách không bình thường, tựa hồ như một
kịch bản tiền định… Vì nếu việc kết thúc chiến tranh Việt Nam quả là một
“thắng lợi thật” của phe XHCN trong đó có “bên thắng cuộc” Việt cộng,
thì tình hình Việt Nam và thế giới phải biến chuyển theo chiều hướng
khác với thực tế kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày
30-4-1975. Tỷ như phe XHCN phải khai thác triệt để “Chiến thắng của cách mạng Việt Nam” để đẩy mạnh các cuộc “chiến tranh cách mạng, chiến ntranh giải phóng” để
cộng sản hóa các nước trong vùng và các vùng nghèo đói khác trên thế
giới. Thế nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược, chẳng cần nói ra thì ai
cũng đã biết. (1) Vì vậy, chúng tôi cho rằng sự kết thúc chiến tranh Việt Nam
vào ngày 30-4-1975 như thế không phải là thắng lợi thực sự và chung cuộc
của phe này (phe xã hội chủ nghĩa và Việt cộng) với phe kia (phe tư bản chủ nghĩa và Việt quốc) mà chỉ là vì nhu cầu thay đổi thế “chiến lược toàn cầu mới” (The New Globle Trategy)
của các cường quốc cực nói chung, Hoa Kỳ nói riêng, sau khi các mục
tiêu và lợi ích chiến lược trong vùng các bên ngoại chiến đã thành đạt
thông qua cuộc chiến Việt Nam. Do đó, Hoa Kỳ đã chủ động đưa cuộc chiến
tranh Việt Nam đến kết thúc, để khởi động cho một tiến trình đưa “các bên thắng cuộc” (phe XHCN và Việt cộng) đến “thua cuộc hoàn toàn” để đi vào “Chiến lược toàn cầu mới” (2)
Thực tế quả đã diễn biến đúng như vậy. Vì chỉ 15 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Liên Xô “Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” và hầu hết các nước XHCN trên thế giới đã sụp đổ tan tành (1990-1991). Tất cả đã chuyển đổi qua “chế độ dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do” (vốn là nội dung chủ yếu của thế chiến lược toàn cầu mới). Như vậy là phe XHCN đã “thua cuộc hoàn toàn” trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hình thành sau Thế Chiến II,diễn ra dưới hai hình thái “Chiến Tranh Lạnh “ (The Cold War) giữa các nước giầu và “Chiến tranh Nóng” (The Hot War)
nơi một số các nghèo, trong đó có Việt Nam.. Nghĩa là cuộc chiến tranh ý
thức hệ toàn cầu coi như chấm dứt sau 16 năm chấm dứt chiến tranh Việt
Nam.(1975-1991), là thua cuộc hoàn toàn và vĩnh viễn. Bên thắng cuộc Việt cộng, nằm trong phe XHCN, trong cuộc chiến tranh Việt Nam hôm qua, tất nhiên cũng không tránh khỏi số phận là “bên thua cuộc hoàn toàn” trong cuộc “nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”
tại Việt Nam, khi quá trình tiêu vong đã, đang diễn ra và sắp đi đến
kết thúc. Nghĩa là chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị cộng sản dưới
bảng hiệu “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam” (ngụy danh, ngụy nghĩa) cũng đã và đang trên quá trình tiêu vong để hình thành một chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng với “ nền kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa”; dù thực tế đảng và nhà cầm quyền CSVN (đỏ vỏ xanh lòng) hiện nay vẫn cố ngụy biện để kéo dài tuổi thọ, rằng Việt Nam đang đi theo con đường “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; nhưng không thể cưỡng lại chiều hướng mới không thể đảo ngược của “chiến lược toàn cầu mới” của các cường quốc cực (dân chủ hóa về chính trị, thị trường tự do hóa về kinh tế…), cũng như chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam.(tất yếu Việt Nam phải đi đến dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do phát triển…)
Tựu chung, căn cứ vào diễn biến các sự kiện không bình thường trước
và sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975, chúng tôi
cho rằng Liên Xô, Trung quốc và phe xã hội chủ nghĩa trong đó có “bên thắng cuộc” Việt cộng, chỉ đạt được “Chiến thắng biểu kiến” (giả tạo),có
tính giai đoạn; do nhu cầu thay đổi thế chiến lược toàn cầu mới của các
cường quốc cực, mà Hoa Kỳ đã chủ động thực hiện kịch bản đưa cuộc chiến
tranh Việt nam đi đến kết thúc. Chính xác hơn có thể nói: Chiến
tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975 như thế, đã chỉ là thắng lợi
của các bên ngoại chiến trong hai phe xã hội chủ nghĩa (đứng đầu là Liên Xô…) và tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Hoa Kỳ…)vì các lợi ich chiến lược quân sự và kinh tế họ đã thành đạt thông qua cuộc chiến. Chính các bên nội chiến (Việt cộng và Việt quốc) trong hai phe mới là các bên thua cuộc hoàn toàn. Vì đã tri tình (Việt cộng) hay ngay tình (Việt quốc)
làm công cụ chiến lược một thời cho các bên ngoại chiến trong cuộc
chiến tranh Việt Nam, sát hại lẫn nhau và tàn phá tan hoang đất nước,
dẫn đến tụt hâu sau chiên tranh. Vậy xin hỏi bên Việt cộng tự nhận là “Bên thắng cuộc” hàng năm có nên tiếp tục ăn mừng ngày 30-4-1975, ngày kết thúc cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” như một chiến thắng nữa hay thôi?- Đồng thời, khi chúng tôi viết bài này, thì hội nghị Thượng Đỉnh Liên Triều vừa diễn ra và kết thúc tốt đẹp (27-4-2018).
Qua các tường thuật và hình ảnh được truyền đi khắp thế giới đã gây xúc
động lòng người. Cá nhân người viết không khỏi rưng rưng nước mắt khi
liên tưởng đến tình cảnh Quê Hương Đất Nước mình. Qua Thông cáo chung
của Thượng đỉnh Liên Triều đã thể hiện tình tự dân tộc cao độ, khởi sự
cho một tiến trình hòa giải hòa hợp dân tộc đầy triền vọng tốt đẹp cho
nhân dân và đất nước Triều Tiên. Nhân dân Việt Nam tự hỏi: Không biết những người lãnh đạo
đảng và nhà đương quyền Việt Nam có suy nghĩ, so sánh gì với Triều Tiên,
một nước có số phận không may như Việt Nam cùng rơi vào thế gọng kìm
của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu, hình thành sau Thế Chiến II.
Thế nhưng đảng Lao Động Triều Tiên (tên gọi khác của đảng cộng sản bản xứ)
đã khôn ngoan hơn đảng CSVN, là sau cuộc chiến tranh 3 năm (1950-1953)
xâm chiếm miền Nam bị liên quân Nam Hàn và Hoa Kỳ dưới ngọn cờ Liên Hiệp
quốc đánh bại, đã ngưng chiến, tạo thế lực quân sự (chế tạo hạt nhân,
hỏa tiễn đạn đạo…) để 65 năm sau cuộc chiến (1953-2018) đã tạo được thế
lực mạnh, chủ động đi bước trước thực hiện hòa giải dân tộc qua hội nghị
thượng đỉnh với chế độ cộng hòa Nam Hàn; và chủ động thương lượng tay
đôi với đại cường quốc Hoa Kỳ qua hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống
Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Triều tiên Kim Jong Un dự trù diễn ra
vào cuối tháng 5 hay đầu tháng 6 tới đây. Trong khi, đảng CSVN (trong chiến tranh lấy tên là đảng Lao động Việt Nam)
thì hiếu chiến và thiếu khôn ngoan hơn, trong quá khứ đã dùng bạo lực
chiến tranh để thống nhất đất nước, với cái giá núi xương sông máu dân
Việt, làm tan hoang đất nước, để lại hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và
di hại lâu dài cho dân tộc.
Vậy người dân xin hỏi những người lãnh đạo đảng CS và nhà nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (ngụy danh, ngụy nghĩa) hôm nay có dám noi gương các lãnh đạo đảng Lao Động Triều Tiên và nhà cầm quyền chế độ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, .chủ động và thực tâm khởi động tiến trình hòa giải và hòa hợp dân tộc theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm tự này,
chứ không phải chỉ là thủ đoạn chính trị và chiêu bài lừa mị như bao
lậu nay? Câu trả lời xin dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các
đảng viên đảng CSVN đã nắm độc quyền quyền thống trị toàn cõi đất nước
43 năm sau cuộc chiến. (1975-2018) và công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội tại Việt Nam coi như đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn,
như ông Tổng Trọng đã thú nhận bằng sự hoài nghi rằng: không biết đến cuối Thế kỷ này đã có được xã hội “ xã hội chủ nghĩa “ hay không. Thiện Ý Houston, ngày 28 tháng 4 năm 2018. Ghi chú: (1), (2): Trong tài liệu viết cho “Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam”năm 1976, người viết đã đưa ra nhận định, rằng “Cuộc
chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế, chẳng phải là thắng lợi của phe
này đối với phe kia, mà chỉ là vị sự thay đổi thế chiến lược quốc tế của
các cường quốc cực mà thôi…”; để sau đó đưa ra lời kêu gọi những người CSVN, rằng “chúng
tôi khẩn thiết kêu gọi những người đang miệt mài xây một “Thiên đường
cộng sản” trên đất nước này cần xét lại. Bởi vì biên giới quốc gia muôn
đời vẫn là cái giới hạn mà các dân tộc sống chung phải bảo vệ trên hết
và trước hết…” ; và rằng “Chỉ có đứng
trên lập trường dân tộc, dưới ánh sáng chủ nghĩa yêu nước,chúng ta mới
có thể tìm ra được con đường đúng nhất, có lợi nhất cho dân tộc Việt
Nam, phù hợp với ý nguyện của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, chứ
không phải là tham vọng của những kẻ cầm quyền…”. Tài liệu quay roneo dày khoảng 30 trang này người viết đã nhờ một
người (Bs. N.T.T hiện sống tại Canada) là bạn thiếu thời và cũng là
đồng hương Quảng Trị với Ks.Lê Hãn, Trưởng nam của cố TBT Lê Duẫn,
chuyển tài liệu này đến thân phụ Ông. Chúng tôi không rõ tài liệu này có
đến tay ông Lê Duẩn hay không. Tất cả những nhận định và lời kêu gọi trên, chúng tôi có in lại
trong cuốn “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” của Thiện Ý, ấn
hành tháng 4-1995, tái bản năm 2005- Xin vào đọc thêm chi tiết tại: luatkhoavietnam.com, Mục “Diễn
Đàn”, Tiểu mục “Tác giả-Tác phẩm” để đọc tác phẩm- Xin vào Tiểu mục “Hội
luận-Phỏng vấn” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả về tác phẩm này
(Tháng 5-1995), có nhắc lại lời kêu gọi trên. Ý kiến:
Image caption
Cảnh giao tiếp thân mật của lãnh đạo hai miền Nam - Bắc Hàn đã gây xúc động cho không ít người
Thế rồi 43 năm cũng trôi qua như một giấc mơ từ ngày chia ly đó.
Ở tuổi này, như nhiều người Việt khác ở hải ngoại, tôi không tin nổi đã qua hơn 2/3 đời mình ở xứ ngoài.
Đã
định chui vào nếp sống bận rộn thường lệ hàng ngày để quên đi tháng Tư
này, nhưng đài báo lại cứ ra rả suốt vài ngày qua về chuyến thăm khu Phi
quân sự của hai nhà lãnh đạo Bắc và Nam Hàn để chấm dứt tình trạng
chiến tranh từ 1953, mưu cầu bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, nhất
là mong cam kết của Bắc Hàn ngưng thử các hỏa tiễn hạt nhân và liên lục
địa. Trần Đức Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04? Kỷ niệm 30/4 'đang bớt đi phần hào nhoáng'? Hoa Kỳ giải mật hết hồ sơ vụ ám sát Kennedy Chuẩn tướng Lương Xuân Việt sang Hàn Quốc
Nhưng
cái bắt tay đầu tiên ở dải bê tông đơn giản ngăn cách hai miền của các
ông Moon và Kim đã gây cho tôi những xúc động mãnh liệt và xúc cảm trào
dâng của một người xa xứ gốc Việt mong một giây phút tương tự cho Việt
Nam.
Trong suốt ngày 27/4, ta thấy các cảnh, từ thương nghị chính
thức đến những phút hai ông đi dạo tâm sự, ôm chầm nhau sau khi ký thông
cáo chung, cảnh hai bà vợ nắm tay nhau tung tăng đến buổi tiệc tối do
bên Nam đãi với các món ngon vật lạ từ nhiều miền, nhất là ông Kim cầu
kỳ bắt đoàn mình nấu riêng món mỳ lạnh miền Bắc đem đến buổi tiệc.
Chi tiết nhỏ thôi nhưng cho thấy họ cầu kỳ sửa soạn cho lần họp mặt và muốn tỏ thiện chí cho bên kia thấy dễ chịu hơn.
Thông
cáo chung chỉ cho thấy thiện chí muốn thương thảo tiếp, còn các kết quả
hòa đàm lớn hơn hay tế nhị hơn vẫn còn được giữ kín bên trong, và nhất
là còn tùy thuộc cuộc gặp gỡ vào tháng 5 hay tháng 6 giữa Tổng thống
Trump và ông Kim nếu còn được giữ, cũng như các cuộc tiếp xúc chắc chắn
có giữa Bắc Hàn và Trung Quốc trong vài tuần tới.
Tóm lại là vấn đề bắt tay giữa hai nước Hàn cũng chỉ
mới bắt đầu và còn tùy thuộc nhiều biến chuyển có thể ảnh hưởng đến
chính trị và hòa bình toàn cầu trong những năm tháng tới.
Trở về
giấc mơ thầm kín của một ngày bắt tay giữa hai Bên thắng cuộc và Bên
thua cuộc ở nước mình - theo cách gọi mới thời thượng, khá phổ biến của
tác giả Huy Đức--trong quyển sách "Bên Thắng Cuộc" - quả thấy thật xa
vời dù chỉ trong tưởng tượng.
Giấc mơ quá xa vời
'Bên
Thắng Cuộc' gồm hơn bốn triệu đảng viên kể cả guồng máy quân sự và an
ninh lớn mạnh và toàn trị, lại thêm đông đảo nhóm hậu thuẫn nắm đặc
quyền và đặc lợi kinh tế, từ sức mạnh chung ý thức hệ ngày trước chuyển
sang quyền lợi chính trị và nhất là quyền lợi kinh tế chung bây giờ phải
bảo vệ, không dễ gì muốn đối thoại (và có lẽ không có lý do gì để đối
thoại) với nhóm 'bên kia' - Phe Thua Cuộc. 'Bên Thắng Cuộc' chỉ ra hạn chế của Đổi Mới Tác giả 'Thư gửi bạn ta' vừa qua đời Hồ sơ JFK: KGB, Johnson và Ngô Đình Diệm Nhớ lại 'Tháng Ba gãy súng'
Trong
đất nước có gần 90 triệu người do Bên Thắng Cuộc kiểm soát chặt chẽ,
cũng khó biết có bao nhiêu người chia sẻ thật sự chủ nghĩa và chế độ cai
trị của giới cầm quyền.
Qua các sách báo và tiếp xúc hàng ngày,
nhất là những lúc tâm sự thật lòng, nhiều quan sát viên có thể nhận ra
nhiều tầng lớp dân chúng trong miền Nam vẫn mơ về những ngày cũ với "Bên
Thua Cuộc" hay ít nhất là lý tưởng của họ.
Ngay ra ngoài Bắc,
nơi cốt lõi của Bên Thắng Cuộc, không ít thanh niên bây giờ hay ngay cả
bô lão còn khen tụng thăm hỏi về những cái hay cũ của VNCH, nhất là thời
vàng son của miền Nam 1956-62 dưới nền Đệ nhất Cộng hòa.
Ẩn số lớn nhất là thành phần 15-40 tuổi bây giờ
chiếm 40% trong dân số, không ai hiểu nhóm người trẻ đó đang thật sự
nghĩ gì và vào tuổi lãnh đạo đất nước Việt Nam trong 10-20 năm tới, họ
sẽ hành động chọn lựa ra sao?
Ngoài ra, thành phần trung lưu đang
lớn mạnh theo cấp số nhân với những quyền lợi và tài năng kinh tế đáng
kể, thêm vào kiến thức toàn cầu rộng rãi qua mạng Internet mê say đời
sống tân tiến và dân chủ của các xã hội Tây phương, liệu có chấp nhận
mãi sự kềm kẹp tư tưởng và hành động của họ?
Tương lai đất nước
Đây là hai thành phần không giáo điều sẽ quyết định tương lai của đất nước và xã hội Việt Nam trong ba, bốn thập niên tới?
Nếu
có cơ hội, nhóm này kết hợp với nhóm tinh hoa cùng tuổi ở hải ngoại sẽ
tạo dựng cột trụ phát triển cho một Việt Nam phú cường trong tương lai.
"Bên
Thua Cuộc" cũng gồm gần ba triệu người gốc Việt ở hải ngoại, đang có
mặt trên 120 quốc gia, là một khối đông nhiều tài năng và tinh hoa,
nhưng tương đối "thầm lặng" vì hoàn cảnh phải ở tản mác và đa số bận rộn
với cuộc mưu sinh hàng ngày, không có thì giờ để theo dõi ngay cả tin
tức những biến cố trong nước, đừng nói gì đến việc kết nối tổ chức thành
một lực lượng có tiếng nói để mong đối thoại với trong nước.
Ngoài
ra phải nhận thực, sự chia rẽ sâu xa của cộng đồng hải ngoại! Nhiều
thành phố lớn đông người Việt có 2-3 hội đại diện, ngay cả các tôn giáo
dễ đoàn kết cũng chia làm nhiều nhóm lãnh đạo, ngay cả vài hội cựu học
sinh của vài trường lớn cũ ở miền Nam cũng chứng kiến sự hiện diện của
vài nhóm 'ly khai' muốn tranh quyền là tiếng nói đại diện. Điệp viên Phạm Xuân Ẩn: Ông là ai? Thành công chính trị của phụ nữ Mỹ gốc Việt trong năm 2016 Hà Nội 'tăng tổ Đảng' trong doanh nghiệp tư
Tình
trạng này cho thấy một nhóm nhỏ đại diện cho khu Bolsa bên California,
Eden Center ở Virginia, hay Bellaire ở Houston Texas, khó có tư cách hay
khả năng đối thoại nếu có một ngày "bên trong nước mời về".
Những
lãnh đạo ở ngoài có tinh thần "quốc gia" dạo các năm 1975-80 ở tuổi
30-55 còn tràn đầy tài năng và lý tưởng mong ngay trở về, giờ đây sau 43
năm đã phần đông nằm xuống hay vào sống trong nhà dưỡng lão.
Nhiều
thanh niên 18-30 thuở đó tràn đầy nhiệt huyết và hiểu biết về quê hương
nay đã về hưu và muốn sống cuộc đời trầm lặng bên cạnh con cháu và vui
hưởng an nhàn.
Thế hệ trẻ 1-15 tuổi dạo đó thì bây giờ trưởng
thành và nhiều người thành công trong các xã hội mới nhưng lại không
hiểu tiếng Việt và với họ, Việt Nam cũ chỉ như tờ giấy trắng vì phần lớn
đã không biết gì về quê hương cũ của cha ông.
Những chuyến ngắn về thăm quê hương của gia đình hay
với bạn bè cho họ cảm giác của một xã hội Việt Nam tân tiến hơn với
nhiều cảnh du lịch đẹp hay các món ăn ngon.
Bên Thua Cuộc cũng có thể mong mỏi nơi cảm tình xưa
cũ của nhiều tầng lớp dân chúng miền Nam và tầng lớp trẻ miền Bắc bây
giờ, như nói ở trên, nhưng làm sao để các giới đó có tổ chức và tiếng
nói mạnh mẽ hơn trong bối cảnh chính trị như hiện nay, ngoài mong mỏi
theo thời gian, giới có tuổi bảo thủ sẽ chui vào sau sân khấu chính trị,
nhường chỗ cho các thế hệ trẻ hiện tại.
Và lại còn sự xung đột
khốc liệt với thế hệ các 'Thái tử Đảng' bây giờ sẽ tiếp nối ôm chặt
quyền bính và đặc quyền đặc lợi kinh tế, nhất là các tài sản nhà đất đã
lấy được thừa hưởng từ cha ông trong 40-50 năm qua?
Câu trả lời,
nếu có, đúng là Việt Nam tôi ơi, tất cả tùy vào vận nước vận nhà do hồng
phúc tiên tổ để lại, sau mấy chục năm chinh chiến hận thù làm rách nát
đất nước, và đang để lại một gia tài tụt hậu bây giờ và trong vài chục
năm nữa?
Niềm hy vọng còn lại chỉ mong ở sự kết hợp của hai thế hệ trẻ rường cột trong và ngoài nước, như đã nói ở trên.
Có ai nghĩ đến điều đó trong ngày 30/4 năm nay, ở cả hai bên thắng và thua cuộc? Bài viết thể hiện quan điểm riêng của kinh tế gia Phạm Đỗ Chí, hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ. Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/forum-43953032
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét