Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

VUI BUỒN ĐỜI LÍNH- P6

Lê Phi Ô – Chiến Sĩ Vô Danh

(Tiểu-đoàn 344/ĐP với 33 ngày tử thủ tại CK Hoài-Đức – Bình-Tuy).

·      Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của Cộng-sản phương Bắc, Quân-Lực VNCH đã có biết bao Anh-Hùng, Liệt-Nữ vị quốc vong thân. Bên cạnh đó…có những sự hy sinh không kém hào hùng ít được nhắc tới, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân: “Vợ lính” !  Lê phi Ô.
                                               *******************
   Đúng 02:00 giờ sáng ngày 09 tháng 12 năm 1974, Lính vừa đổi phiên gác thì một ánh chớp cùng tiếng nổ long trời phát ra tại hàng rào hướng tây của Chi-khu, nơi tuyến phòng thủ của một trung đội thuộc Đại-đội chỉ-huy, một trung đội của Đại-đội 3 và tiểu đội thám-báo Tiểu-đoàn.  Khói lửa, cát bụi mịt mùng, đặc-công việt cộng đã chui vào hàng rào phòng thủ đặt chất nổ phá hủy nhiều lớp kẻm gai. Lập tức, tổ thám báo của tiểu-đoàn tung nhiều quả lựu đạn vào vùng khói lửa nơi vừa xảy ra tiếng nổ để ngăn chận bọn đặc-công cảm tử địch xông vào.
Posted in Hồi ký chiến trường | 7 Comments

KIm Thanh – Bồng Sơn, Dòng Sông tương Tư


 
Tặng Hoàng Văn Minh, Nam California                                                         
                                    

      1. Đầu 1969, một năm sau Tết Mậu Thân, tôi được lệnh dẫn nửa Đại đội 202 CTCT, từ Bà Gi (Qui Nhơn) ra Bồng Sơn, xa độ 115 km, biệt phái công tác Tâm lý chiến, Dân sự vụ cho Trung đoàn 40, đóng tại Đệ Đức, cách quận Bồng Sơn 3 km, theo chiến dịch “Bình Định Phát Triển” do Sư đoàn 22 BB phát động. Địa điểm  công tác là vùng Bắc Bình Định, gồm các xã thuộc chi khu Hoài Nhơn (Bồng Sơn) và quận lỵ Tam Quan, bị giặc Cộng cưỡng chiếm một thời gian, trong và sau trận Mậu Thân, và đã được quân ta giải tỏa. Nhưng ban đêm du kích vẫn lẻn về quậy phá, tuyên truyền, bắn tỉa, gài lựu đạn, đặt mìn, phục kích giết hại lính và thường dân.  

          

Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Hieunguyen11- Tình Lính

Lời giới thiệu:Thời chinh chiến có chuyện tình vui cũng có chuyện tình buồn. Chuyện tình buồn: Năm năm rồi trở lại. Một màu tang ngút trời. Tình buồn là anh trở về dang dở đời em. Là hình ảnh chỉ một chiếc khăn sô đã làm tang tóc cả khung chiều. Em đi qua cầu có gió bay theo. Thổi bùng khăn tang trắng giữa khung chiều. Cũng ngọn gió vô tình đó đã …Thổi lòng em xa đến mãi nơi nào. Là hình ảnh người vợ Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu. Tình vui chỉ trong phút giây mà ý sầu thì ngút ngàn suốt đời. Nhưng cũng có hình ảnh người yêu tay trong tay dung dăng dung dẽ. Hình ảnh người thủy thủ muốn viết thư cho người yêu nhưng không thể vì tàu lắc lư trong biển trăng tình tứ. Có chuyện tình nở hoa bên thép súng nhưng chuyện tình của Kỵ Binh Nguyễn Hiếu lại nở hoa bên tách cà phê thơm ngát trong khói thuốc huyền ảo và một quán cà phê nho nhỏ nhưng ấm áp tình nồng . Nơi đó có chàng Kỵ Binh và cô hàng cà phê. Không giống như chàng trai si tình trong cô hàng cà phê của nhạc sĩ Canh Thân, Kỵ Binh Nguyễn Hiếu đã đem tình yêu em đến chiến trường máu lửa. Tàn trận chiến lại về bên em , bên tách cà phê kể chuyện chiến trường với môi em ngọt ngào. Chuyện chiến trường máu lửa, chuyện tình yêu chất ngất hòa quyện lẫn nhau tạo thành một bức tranh đặc thù : Chuyện Tình Thời Chinh Chiến. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 2 Comments

Phan Nhật Nam – Trong Lửa Đỏ, Giữa Sự Chết, Trên Quê Hương!


Một– Cách đây 50 năm, tại Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp, Gia Định những buổi chiều mưa dầm Tháng 6 miền Nam, anh xoay xở quay quắt giữa những thây chết của những người lính thuộc đơn vị đầu đời, Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 52 Biệt Động, Tiểu Đoàn 2/7 Sư Đoàn 5 Bộ Binh.. Những người chết của chiến trận Đồng Xoài, Bình Dương nổ ra từ những ngày đầu Tháng 6. Đối với một gã lính vừa qua tuổi 20 năm ấy, sự mất mát của hàng trăm chiến hữu chỉ được đưa về sau nhiều ngày kể từ khi tử trận quả là một sự đau thương quá lớn.. Thân thể người chết căng cứng, xanh đen, tím thẩm, dòi bọ lúc nhúc bò theo những vết thương sũng máu. Khoảng đất nghĩa trang đặc sánh bởi máu, thịt, con người chảy vữa, sênh sếch.. Trong đó có máu, thịt của bạn anh, Thiếu Úy Trần Trí Dũng, gã học sinh đã cho bạn cùng lớp và toàn Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng niềm hãnh diện.. Vô địch bóng bàn học sinh, thủ quân đội bóng rỗ, cũng là trung phong hàng đầu của hội tuyển bóng tròn trường trung học đá hay nhất miền Trung. Nhưng giờ đây, tất cả dạng hình tươi trẻ sống động của Dũng với lúm đồng tiền trên má không còn nữa.. Kéo fermeture bao đựng xác – Bạn anh, người bạn ấu thơ của Đà Nẵng hơn mươi năm trước bấy giờ chỉ là một thây xác sùi sụp nước nhờn tím thẩm hôi hám. Có chăng được phần an ùi. xác Dũng còn nguyên dạng hình chưa bị vữa nát. Buổi đá banh năm xưa ở Sân Vận Động Chi Lăng làm sao tưởng ra tình cảnh nầy Dũng ơi?! Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Đơn Vị Cũ Chiến Trường Xưa ( audio)

Kính mời quý bạn nghe một số chương trình Đơn Vị Cũ Chiến Trường Xưa do Kiều Loan và Đoàn Trọng Hiếu thực hiện. Chương trình được phát trên Đài Phát Thanh Việt Nam Tiếng Nói Của Người Việt Quốc Gia đang phủ sóng trên các tiểu bang Oklahoma, Georgia, Washington DC, Virginia, Maryland và New Mexico.

ĐVCCTX – Huỳnh Văn Của: Trận chiến sau cùng

ĐVCCTX: Trương Văn Út: Một đời binh nghiệp hai màu mũ

ĐVCCTX – Trương Văn Út: Tâm Thức Người Lính Nhảy Dù Trong Cõi Vô Sắc (audio)

ĐVCCTX – Phạm Văn Lương: Lần này thôi nhé!

ĐVCCTX (audio) – TeaLan 26B: Con đường đã chọn – Phạm Tín An Ninh: Nợ đời một nửa, một nửa nợ ơn em

ĐVCCTX – Tea Lan: Người Lính Dù Và Cô Gái Tên Tui

ĐVCCTX – Nguyên Nhung: Cây mai vàng của người lính trận

Đơn Vị Cũ Chiến Trường Xưa – BĐQ Đoàn Trọng Hiếu:Hoà Bình ơi! Giã biệt chào mi!

Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Tống Văn Thái – Viết Cho Người Nằm Xuống

 Đáng lẽ tôi không muốn nhắc lại các vết thương lòng đã có từ lâu, cũng như không muốn khơi lại nỗi đau xót, nhức nhối tâm can đã mang theo trong gần suốt cuộc đời, nhưng nếu tôi không lên tiếng thì tôi cũng có lỗi với những người đã tạo dựng ra nước VNCH, cũng như những anh chị em đã nằm xuống cho đất mẹ. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Mường Giang – Lá Thư Tình Của Người Lính VNCH Viết Từ Chiến Trường Trước Tháng 5-1975

 http://hung-viet.org/blog1/2015/02/05/la-thu-tinh-cua-nguoi-linh-vnch-viet-tu-chien-truong-truoc-thang-5-1975/
Cuộc chiến VN kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975) nay xem như đã kết thúc nhưng đâu đó dường như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm ức của những người lính già Miền Nam thua trận đã may mắn được sống sót sau một cuộc đổi đời. Tất cả như một màn kịch có nhân vật, thời gian và địa điểm, được đạo diễn cho mở màn và kết thúc sân khấu một cách tài tình. Có điều màn kịch được các diễn viên hay nói đúng hơn đó là những người lính trận mà hầu hết đang ở cái tuổi ‘ xuân thì đầy mộng mơ hoa bướm ‘ ghi lại qua những ‘ Tình Khúc ‘ được viết từ mặt trận đang còn nghi ngút khói, bên xác của bạn lẫn thù, đã làm cho những người xem sửng sốt tới rơi lệ vì không mấy ai tin là sự thật. Continue reading 
Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | Leave a comment

Huỳnh Văn Của – Trận Chiến Sau Cùng


Chân thành cảm ơn:
– Trung Tá Hoàng Phổ, LĐP/ LĐ12 BĐQ
– Thiếu Tá Hồ Văn Hạc, TĐT TĐ39/LĐ12 BĐQ
– Đại Úy Nguyễn Trung Tín, Y sĩ Trưởng LĐ12 BĐQ
– Đại Úy Trần Văn Quy, TĐP TĐ 37/LĐ12 BĐQ
– Đại Úy Trần Văn Vương, ĐĐT ĐĐ3/37/LĐ12 BĐQ
– Trung Úy Võ Văn Hiền, ĐĐT ĐĐ2/37/LĐ12 BĐQ
– Trung Úy Nguyễn Duy Tân, ĐĐ Trinh Sát Trung Đoàn5/ SĐ2 BB
– Thiếu Úy Đỗ Văn Tuấn, ĐĐP ĐĐ2/TĐ2/ Tr Đ5/SĐ2 BB
– Chiến hữu Đỗ Như Quyên, ĐĐ Thám Kích LĐ14 BĐQ
đã góp thêm chi tiết về lực lượng tham chiến của đôi bên, tình hình chiến sự, và những địa danh liên quan tới các trận đánh trong thời gian từ ngày 10/03/75 đến 23/03/75
Posted in Hồi ký chiến trường | 12 Comments

Trần Ngọc Nguyên Vũ – Biên Cương Hành



Buổi phi diễn!
Để ra mắt và giới thiệu hỏa lực của Không Đoàn 72CT với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, cùng các đơn vị tác chiến đồn trú tại Quân Khu 2, và được sự chấp thuận của BTL Không Quân. Trung Tá Bá triệu tập các đơn vị trưởng của KĐ72TC lại để soạn thảo một chương trình phi diễn gồm các màn thả khói mầu, oanh kích, đổ quân và đặc biệt là màn  nhào lộn của khu trục. Khách mời gồm toàn bộ chỉ huy của Quân Đoàn II và Quân Khu 2 với Trung Tướng Ngô Du cùng các cố vấn và các vị tư lệnh chiến trường của các binh chủng Biệt Động Quân, Nhẩy Dù, và Bộ Binh từ cấp sư-đoàn đến cấp đại đội, Các Tiểu Khu Trưởng, và khách mời dân sự.
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

BĐQ Đỗ Như Quyên – BĐQ Trên Chiến Trường Quảng trị 1972

Lời Tác Giả:
Cách đây bốn mươi hai năm, cùng với An Lộc và Kon Tum, đồng bào tỉnh Quảng Trị đã trải qua một biến cố đầy kinh hoàng do CS gây ra. Từ ngày 30 tháng 3 đến 16 tháng 9 năm 1972, toàn tỉnh Quảng Trị trở thành một bãi chiến trường, được coi như tột đỉnh của “chiến tranh quy ước” vào thời đó. Kẻ trực tiếp gây thảm họa này là lính đánh thuê Cộng Sản Hà Nội, và địch cũng xác nhận rằng chúng là kẻ, “đánh cho ông Liên Xô, đánh cho ông Trung Quốc!” (Lời Lê Duẫn)
tác giả, 2012
Để ngăn chận sóng đỏ ở “Vùng Hỏa Tuyến”, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã làm những gì mình có để cứu dân và giữ nước. Bộ Tổng Tham Mưu/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đưa ra lực lượng ưu tú nhất của mình gồm: Hải Quân, Không Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, và các đơn vị Bộ Binh. Đã có cả trăm ngàn người trai nước Việt thay nhau ra trận, chiến đấu với CSBV (Cộng Sản Bắc Việt) trên chiến trường Quảng Trị vào năm 1972. Trong đó có chúng tôi, những người may mắn còn sống lúc nhiều đồng đội đã ra đi.
Posted in Hồi ký chiến trường | 8 Comments

Hùng Biên – Một Chuyến Ra Bắc Thăm Ba


Đôi Dòng Về Tác Giả
– Sinh trưởng tại Gia Định, Sài Gòn trong gia đình có 5 anh em và có ba là cựu thiếu tá phục vụ trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt và Biệt Động Quân, QLVNCH.Tác giả, 2013
 Là con trưởng và sớm phụ giúp gia đình khi còn bé khi ba bị lao tù Cộng Sản.
– Vượt qua số phận bị kỳ thị trong thi cử của chế độ CS, đã thi đậu điểm cao vào Đại Học Bách Khoa, Sài Gòn năm 1988.  Đi dạy kèm và luyện thi đại học qua các môn toán, lý và hóa tại tư gia từ 1989 tới 1995.
– Đi tỵ nạn CS theo diện HO tới định cư tại Seattle, WA vào năm 1995. Đã tham gia các đoàn thể thanh niên, sinh viên và tôn giáo tổ chức các sự kiện cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia (CĐNVQG) tại tiểu bang Washington (WA) như: Hội Chợ Tết, Tết Trung Thu, Trại Hè, lớp Việt Ngữ, Seafair Parade vv và vv. Cộng tác với các hội đoàn của CĐNVQG tại WA trong việc tổ chức các lễ hội và kỷ niệm hằng năm.
– Tốt nghiệp đại học ngành Computer Engineering tại University of Washington vào năm 2002 và đang là kỹ sư trong lãnh vực hàng không.
– Lập gia đình và có 3 con nhỏ, đang sinh sống tại thành phố Atlanta, Georgia.
Posted in Tản Mạn | 4 Comments

Phạm Tín An Ninh – Tưởng Niệm Một Người Anh

Lần cuối cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong số những người tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang “lao động”, bất ngờ tôi nhận ra anh, khi anh hỏi xin bọn tôi một ngụm nước. Tôi ngỡ ngàng đứng nghiêm đưa tay lên chào:
– Đại Tá!
Anh nhìn lên, nhận ra tôi và nở nụ cười:
– Mi ở đây à? Chừ còn tá với tướng chi mi. Mi khỏe không?
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Vũ Xuân Thông – Những Cánh Thép Ngày Trước…!



Love me or hate me, both are in my favour,
If you love me, I am in your heart,
If you hate 
me, I am in your mind.

Những Cánh Thép Ngày Trước… – Vũ Xuân Thông K.17

Như một lời tri ân chân thành đến tất cả các chiến sĩ Không Quân của KLVNCH đã ngày đêm tích cực yểm trợ Liên Đoàn 81 BCND chiến đấu để bảo vệ quê hương gấm vóc và hai chữ “Tự Do” …

Cho tôi xin dù chỉ một lần
Mơ làm cánh én giữa trời Xuân
Tang bồng hồ thỉ mang chí lớn
Rạng giống Tiên Rồng lính Không Quân
Posted in Hồi ký chiến trườngTản Mạn | 1 Comment

Hương Thuỷ – Dẫu lìa ngó ý…

 
Dẫu lìa ngó ý còn vuơng tơ lòng
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 
                Nhà thơ ngụ ngôn người Pháp La Fontaine đã nói một câu rất hay về tình bạn: “Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn ”.  Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có.
                Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
                Chúng tôi thân nhau từ thuở nhỏ, lúc còn học trường tiểu học Đoàn Thị Điểm trong Thành Nội. Hai đứa cứ thế lớn dần lên, lần lượt qua bên kia sông Hương học Đồng Khánh rồi Văn Khoa…
                Nhà Cát Đằng nằm ở một góc nhỏ trên đường Mai Thúc Loan. Căn nhà cổ xưa như cuộc sống quan cách của gia đình. Ba Cát Đằng làm công chức cao cấp của Ty Ngân khố Thành phố. Ông đặt cho con những cái tên thật đẹp của các loài hoa : Cát Đằng, Đỗ Quyên, Hoàng Lan…Mấy chị em sống khép kín như những con ốc trong bốn bức tường rêu.
Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | Leave a comment

Trường Sơn Lê Xuân Nhị – Thằng Thời


Xin thầy mẹ đừng nuôi con ăn học
Hoặc tìm con một nghề nghiệp ấm thân
Bởi mai này con sẽ làm tên lính
Học làm gì cho vô ích phù vân
Xin thầy mẹ mài con ra gan dạ
Để lớn lên khỏi sợ trước kẻ thù
Chẳng ói mửa khi chìm trong biển máu
Chẳng hãi hùng khi lạc giữa rừng sâu
Con ước muốn thầy cho con cây súng
Ngay bây giờ để tập bắn cho quen…
Xin Thầy mẹ đừng bắt con phải học
Nghĩa lý gì với cuộc sống hôm nay
Giống nòi ta bao nhiêu năm khổ nhục
Tiếng quạ kêu an át suốt đêm ngày…
Xin thầy mẹ đừng nuôi con ăn học
Hoặc tìm con một nghề nghiệp ấm thân
Bởi mai này con sẽ làm tên lính
Học làm gì cho vô ích phù vân…
Một bài thơ trước 75 (Vô Danh) Continue reading 
Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | 2 Comments

Nguyên Nhung – Cây Mai rừng của người Lính Trận

Ông Thành xuất thân là một quân nhân, nhập ngũ từ năm mới hai mươi tuổi. Đất nước chiến tranh tuổi thanh niên đa số dấn thân vào con đường binh nghiệp, dù chẳng ham gì cảnh cốt nhục tương tàn,
Ông Thành xuất thân là một quân nhân, nhập ngũ từ năm mới hai mươi tuổi. Đất nước chiến tranh tuổi thanh niên đa số dấn thân vào con đường binh nghiệp, dù chẳng ham gì cảnh cốt nhục tương tàn, nhưng khổ thay cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Muốn hòa bình phải  có chiến tranh, định mệnh đưa đẩy khiến toàn dân đều chịu chung số phận nghiệt ngã của một đất nước bị phân chia kéo dài 20 năm đằng đẵng. . .
Posted in Văn Nghệ Kaki | Leave a comment

Trúc Giang MN – Ngành Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa Và Chương Trình Dạ Lan


ARVN Cap Badge for Captains & Colonels.svg

1* Mở bài
Ngành Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa ra đời để phục vụ cho cuộc chiến đấu đầy chính nghĩa sáng ngời của người dân miền Nam. Đó là cuộc chiến chống lại chủ nghĩa hắc ám độc tài Cộng Sản để bảo vệ dân chủ, tự do cho đồng bào miền Nam Việt Nam.
Posted in Tài liệu | 3 Comments

Phùng Annie Kim – Người Lính Chết Trẻ

Câu chuyện thật – rất hay!
Với 14 bài viết trong năm, trong đó có bài “Chú Lính Mỹ” tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Bài viết mới nhất của Phùng Annie Kim là câu chuyện hơn 40 năm sau của chiếc trực thăng U-H1 bị bắn rơi trong cuộc hành quân Hạ Lào năm 1971. Sự việc, khung cảnh chuyện kể là có thật nhưng danh tính nhân vật trong truyện do tác giả hư cấu.
alt
Trần Công Minh, người xạ thủ trực thăng chết trẻ trong chuyến bay bị bắn rơi tại Hạ Lào năm 1971. (Hình: Gia đình cung cấp)

“Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là T.S. Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, H.S. Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213-Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng.
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Bà Mẹ Quê.



           Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.
Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương  41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa! Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống


Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống


BĐQ Đỗ như Quyên




Trong những lúc rảnh rỗi, tôi hay mò mẫm vào internet để tìm hiểu thêm về cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua, vì vào năm 1975, tôi chỉ mới vừa 20 tuổi mà thôi. Qua những lần lang thang trên mạng, tìm kiếm lung tung, may mắn tôi đã tìm được các chi tiết về những cái chết của 15 vị tướng QLVNCH từ 1955 đến 1975.
Quân lực Mỹ có 11 vị tướng tử trận từ 1967 đến 1972. Riêng các cố vấn cho những đơn vị Biệt Động Quân thì đã tìm được danh tính 55 người. Đặc biệt, đối với các cố vấn BĐQ bị tử thương trên quê hương chúng ta, Trung Đoàn 75/BĐQ Mỹ chỉ cung cấp họ, tên, ngày tháng, đơn vị BĐQ/ QLVNCH họ đã phục vụ mà không có ghi cấp bậc của mỗi người.
Tôi có hỏi về lý do nầy thì được cựu cố vấn BĐQ Dennis Kim trả lời như sau: “Theo truyền thống của BĐQ Mỹ, lúc còn sống thì các chiến sĩ BĐQ tuy mang cấp bậc khác nhau, nhưng khi đã nằm xuống thì từ binh sĩ đến sĩ quan đều bình đẳng trước cái chết.” Đó là lý do mà các tử sĩ BĐQ Mỹ không có ghi cấp bậc trên bia mộ, cũng như trong các bản thông tin lưu hành nội bộ của Trung Đoàn 75/ BĐQ Mỹ.
BĐQ Đỗ như Quyên
Posted in Tài liệu | Leave a comment

Đoàn Trọng Hiếu – “Hòa Bình” ơi ! vĩnh biệt chào mi

Kính thưa quý đồng hương và chiến hữu.
Hôm nay ngày 27-01-2012, ngày mà 39 năm trước đây Hiệp Định Paris được ký kết, những tưởng hoà bình sẽ được lập lại trên quê hương đau khổ, nhưng không ngờ đó chỉ là thủ thuật chính trị cuả Hoa Kỳ nhằm rút quân ra khỏi Việt Nam một cách danh dự gượng ép và bức tử VNCH một cách khéo léo. Xin ghi lại đây cái ngày này năm ấy chúng tôi đã làm gì? nghĩ gì? Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nguyễn Thanh Khiết – Trên những vết thương còn chảy máu

Qua cầu Phú Mỹ, chạy một lúc là tới Cát Lái rồi lên Thủ Đức. Vậy mà lần lửa từ trước tết đến hôm nay tôi mới đi được. Để tránh thay đổi ý định giờ chót, tôi gọi cho Hùng từ hôm qua.
Tháng sáu trời hay mưa vào buổi chiều, quá 12 giờ thì đã mịt mù mây đen, tôi vẫn cứ phải đi. Continue reading 
Posted in Những mảnh đời rách nátTản Mạn | 1 Comment

Tô Văn Cấp – “Trâu Điên” Và Cố Vấn Mỹ…Muộn Vẫn Phải Nói…


Lời nói đầu: Nếu các binh chủng bạn có những tiểu đoàn nổi tiếng như Sấu Thần, Cọp Ba Đầu Rằn, Song Kiếm Trấn Ải  v.v.. thì Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến( TQLC) chúng tôi cũng có những tiểu đoàn nổi tiếng, một trong những đơn vị đó là Trâu Điên, tức Tiểu Đoàn 2/TQLC. Trong bài viết này tôi xin dùng danh xưng “Trâu Điên”, và các Tiểu Đoàn Trưởng là “Trâu Điên Trưởng”.
 Xin chân thành cám ơn Trâu Điên Trưởng Đồ Sơn và cố vấn trưởng Trâu Điên John Sheehan đã cung cấp thêm cho tôi tài liệu để tôi viết bài này.
***
Posted in Hồi ký chiến trườngTản Mạn | Leave a comment

Kiều Công Cự – Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến và trận tái chiếm Quảng Trị 1972


Vào Ngày Quân Lực 19/6/1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đoan quyết là tập thể quân đội sẽ tái chiếm những vùng đất đã mất. Dĩ nhiên Ông có những dữ kiện để xác nhận những lời nói của mình, mà căn bản nhất là ông nhận được sự yểm trợ tích cực từ Tổng thống Hoa kỳ Richard Nixon, mặc dầu cái đám phản chiến ở Mỹ vẫn còn ồn ào và tiếp tục mở những cuộc xuống đường không công cho cái đám CS quốc tế mà CSVN là những người được hưởng lợi nhất. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Phạm Vũ Bằng – Cái chào của vị niên trưởng

(Chỉ là câu chuyện riêng tư giữa hai Người Lính, hai bác sĩ Quân Y/QL/VNCH, nhưng biểu lộ khí phách, bản lĩnh người trí thức dấn thân của Kẻ Sĩ Miền Nam sau 30/04/1975)
Đầu tháng 3/1975, tôi là y sĩ Đại Đội Quân Y/Lữ Đoàn 258/TQLC. Ngày 18/3/75. LĐ di chuyển từ Quảng Trị về đèo Phước Tường, nằm trên QL1, bắc đèo Hải Vân và phía nam Huế. Theo trung tá LĐP Huỳnh Văn Lượm thì đơn vị có nhiệm vụ:
– Bảo vệ trục giao thông trên QL1, phía bắc đèo Hải Vân để LĐ 157/TQLC, SĐ 1/BB, Liên Đoàn 14/BĐQ, Thiết Đoàn 1/Thiết Giáp, pháo binh và các đơn vị bạn tại mặt trận Quảng Trị, Huế rút về Đà Nẵng. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Thanh Huyền – Cố Đại úy Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Trần Minh Quan


Lời tựa: Tác giả là em gái của Cố Đại úy Không Quân Trần Minh Quan, viết lại bài này để tưởng nhớ đến ngày ra đi vĩnh viễn của anh mình. Lúc đó tác giả còn quá nhỏ, cho nên có những chuyện không nhớ hết. Nếu tình cờ có vị nào ngày xưa đã từng biết về anh Quan, xin giúp đỡ tác giả để sửa chữa bổ sung thêm thì thật là vạn hạnh, tác giả và gia đình xin được muôn vàn cảm tạ. Continue reading 
Posted in Uncategorized | 1 Comment

Huỳnh văn Phú – Như Một Người Khách Lạ


1. Môt Quê Hương Đổ Nát.
Nếu một ngày nào đó người dân Quảng Trị được trở về nhìn lại thành phố của họ, có lẽ họ không bao giờ tưởng tượng được quang cảnh đổ nát và hoang tàn đến như thế. Quảng Trị chỉ còn là một đống gạch vụn, tan tành ra từng mảnh, những dấu vết quen thuộc xưa đã biến đi đâu mất. Khu phố nào, con đường nào cũng na ná như nhau, chẳng còn hình thù gì để người ta có thể gọi đó là một thành phố nữa. Chắc chắn cái cảm xúc đầu tiên của họ khi đứng trước cảnh ấy là ngỡ ngàng và có lẽ họ sẽ mang tâm trạng của một người đi chu du vài năm trong vũ trụ với vận tốc của ánh sáng, khi trở về trái đất, thấy mọi vật đã biến đổi khác xưa : A, con đường ngày xưa ta thường đi, quán cà phê ta thường ngồi nghe nhạc bập bùng mỗi đêm, những nơi chốn hẹn hò của cuộc tình đầu đời…bây giờ như thế này sao ? Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Trần Ngọc Nguyên Vũ – Dòng Sông Tĩnh Lặng

Xin thắp một nén nhang lòng tưởng niệm cố Trung Tá Phi Công Lê Bá Định. Để nhớ lại một thời đã qua… Một đời đã qua!
Trần Ngọc Nguyên Vũ
*****
“Tịch tịch Lăng Gìa nguyệt”Không không độ hải chu”
Thiền Sư Huệ Sinh
*****
Người khách lữ hành miệt mài đi trên con đường cái quan của đất nước, bắt đầu từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Vượt qua biết bao nhiêu những dòng sông lịch sử, từ Bạch Đằng Giang, Hồng Hà, tới sông Gianh, sông Bến Hải. Qua dòng Thạch Hãn, vượt đỉnh Trường Sơn ngược nguồn lên cao nguyên lần theo những dòng sông PoKor, Dakbla huyền hoặc. Rồi xuôi Nam tụ về 9 dòng Cửu Long Giang cuồn cuộn đổ ra trùng khơi biển cả. Ở mỗi nơi, khách đều dừng chân ngậm ngùi chiêm ngưỡng những dấu tích bi tráng của một thời. Nhưng cảnh vật còn đây mà Anh Hùng Hào Kiệt ngày xưa nào đâu thấy… Chỉ thấy sóng nước đang gầm lên khúc độc hành… Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Tealan Minh Tuyết – Con Đường Lá* Đã Chọn

Kể lại chuyện tình của hai nhân vật trong truyện đã được đổi tên. Nếu có sự trùng hợp nào là ngoài ý muốn của người viết.
***** Thanh Như:
Tôi vốn sinh ra ở miền Tây, lớn lên ở Sài Gòn nhưng Đà Lạt đối với tôi không xa lạ. Lúc tôi lên mười tuổi, tôi đã biết Đà Lạt vì tôi có dịp lên thăm đồn điền của dì tôi, cũng không xa nơi này lắm. Dượng tôi cứ mỗi cuối tuần từ Sài Gòn lái xe lên đây thường đem tôi theo làm bạn đường. Tôi là một đứa trẻ khỏe mạnh và mập mạp, da dẻ lúc nào cũng hồng hào, nên luôn cảm thấy rất dễ chịu trong không khí mát lạnh của Đà Lạt vào mùa hè. Tôi hay thức dậy đòi theo dì, dượng từ tờ mờ sáng tinh sương để đi ra vườn trong khi mọi người còn an giấc điệp. Khi trời gần sáng, như mộ ngày tiếng chuông công phu của chùa Linh Sơn lại ngân vang đánh thức thế gian bắt đầu một ngày mới.Huy hiệu của Nha Kỹ Thuật
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Song Vũ – Hai Trận Đánh

I. Trận đánh phòng thủ Kontum tháng 4/ 1972.
1/ Tình hình quân sự trên khắp lãnh thổ VNCH kể từ cuối năm 1968 trở đi có nhiều chuyển biến tốt đẹp.
Cộng sản miền Bắc sau cuộc tổng tấn công tự sát vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã hy sinh gần hết lực lượng quân sự chủ lực miền, du kích và các hạ tầng cơ sở của họ. Tuy nhiên, hậu quả chính trị của hành động quân sự này lại mang tới cho Việt Cộng một kết quả ngoài mong đợi. Trong nội tình nước Mỹ, các chính khách diều hâu có cơ hội khẳng định về những báo cáo quân sự lạc quan trước đó rằng cộng sản đã ở trong thế yếu không còn khả năng mở các cuộc tấn công lớn nào nữa. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Captovan – Các niên trưởng Võ Khoa Thuỷ Quân Lục Chiến


– “Hạp, bạn làm một chai nữa đi.”
– “Thôi, một chai là quá đủ rồi, tôi còn phải về.”
Tôi biết Hạp ở San Diego, cách Little Saigon, chỗ chúng tôi đang họp mặt khoảng 2 giờ lái xe. Lúc đó đã là 9 giờ đêm rồi, nên khi nghe Hạp nói “tôi phải về” làm tôi quá ngạc nhiên, làm sao một ông già 70 có thể ngồi ôm vô-lăng suốt hai tiếng trên freeway trong đêm tối được? Ôm cái gì thì được chứ ôm vô-lăng như vậy là nguy hiểm quá! Tôi thầm nghĩ hay Hạp đã dọn về thủ đô tỵ nạn rồi nên hỏi:
– Ông dọn về Little Saigon hồi nào mà không cho anh em biết?
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

BĐQ Nguyễn Phán – An Lộc một lần tôi đã đến, một đời để nho

Để tưởng nhớ Nguyễn Trọng Tiến và Lê Văn Lẹ, hai người bạn cùng khóa (24/TVBQGVN), cùng đơn vị (TĐ30BĐQ).
Thế là sau 4 năm ròng rã trên đồi 1515, ngày qua ngày luyện tập võ công, tu thân theo con đường chính đạo “của bổn phái”, đêm từng đêm “mài kiếm”, luyện binh thư, thế rồi, ngày mong chờ xuống núi của khóa 24 cũng đã đến. Một lần nữa, trên vũ đình trường Lê Lợi, lại vang lên lời thề của “Một đoàn trai hăm hở lên đường, quyết nối gót tiền nhân làm Tổ Quốc thêm tỏ rạng,..”. Chúng tôi rời Trường Mẹ cũng cùng tâm trạng như bao lớp đàn anh khác với những hoài bão được ấp ủ, cùng những khát khao mong được vẫy vùng cho thỏa chí của người trai thời loạn. Xuống núi, rộn ràng niềm vui của đàn chim lần đầu rời tổ, nhưng không khỏi một thoáng suy tư khi nhìn bầu trời đang vào mùa giông bão, khi lửa chiến tranh đang phủ kín quê hương. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Phạm Văn Lương – Trường cũ, người xưa



Hoàng ngồi dựa nửa người trong chiếc hố trên ngọn đồi nhỏ, với súng carbine để trên đùi, còn người thì quấn chiếc mền poncho liner mỏng, mà chàng đã lượm được tại Pleiku khi tiểu đoàn đóng quân bảo vệ một đơn vị Mỹ. Hôm ấy, khi trời đang mưa lớn, Hoàng lái chiếc xe jeep chạy ngang qua một cái lều thì gió thổi tốc chiếc poncho che hết kiếng xe trước. Hoàng đành xuống xe gỡ ra vứt, nhưng tiếc nên bỏ sau ghế. Nó theo Hoàng từ đó.
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Trần Nguyên Công – Từ một bài hát cũ

Anh em,
Hôm nay thứ sáu, tao ngồi vào bàn viết, lòng rất lạ.
Buổi chiều xuống thật mau, làm như mùa hè sắp chia tay với Virginia. Những giải nắng vàng óng xuyên qua cánh rừng sau nhà, trải dài trên mặt thảm của căn phòng khách tĩnh lặng. Bức tượng thiếu nữ Việt Nam màu nâu sẫm, đón lấy dòng ánh sáng cuối ngày, sáng lên như hoài niệm quê cha đất tổ.
Nghe lại bài hát cũ, …”nghĩ đến một điều, em không dám nghĩ…” bất giác cảm động. Lời bài hát làm những nhung nhớ tràn về như sóng biển. Chiều Trên Phá Tam Giang là bài hát của những người yêu nhau trong thời chinh chiến. Bài này gợi nhớ đến bài thơ khác, đồng thời gợi nhớ đến một hình ảnh đã rất xa, rất lâu trong tâm tưởng. “Nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người em nhỏ hậu phương. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Phạm Tín An Ninh – Biệt Hải


Qua giới thiệu của người bạn thân cùng tù, nguyên là một sĩ quan thuộc Nha Kỹ Thuật, tôi biết được Biệt Hải Nguyễn Châu. Chỉ mới nghe qua đôi điều về anh cũng đủ làm cho tôi ngưỡng mộ và tò mò muốn được gặp anh, để được nghe anh kể về quãng đời chiến đấu trong âm thầm, nhưng rất hào hùng của những chiến sĩ Biệt Hải, một lực lượng ít người biết đến, mặc dù họ đã từng “mỗi lần ra đi là không hẹn trở về”. Họ chiến đấu can trường, dũng cảm không thua kém bất cứ một binh chủng thiện chiến nào của QLVNCH và kể cả trên thế giới, cho dù với những cấp bậc rất khiêm nhường. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

MX Thạch Thảo – Vì Sao Tôi Là Nữ Quân Nhân?


Nàng đã trao hồn cho núi sông,Thuyền quyên vướng mắc… chí tang bồngChín lần gươm báu trao tay đẹp,Một mảnh nhung y điểm má hồng…
(Thơ Đinh Hùng)
     Yêu Cha, vì “Người” đã tạo ra tôi. Mến Mẹ, vì “Người” đã chăm sóc và lo lắng cho tôi.
Tôi là quả ngọt cuối mùa trong tình yêu giữa Cha và Mẹ tôi. Nhưng rất tiếc từ khi mở mắt chào đời, tôi đã không nhìn thấy mặt Cha, không biết hình dáng người cao lớn, mập, ốm thế nào, vì Cha tôi đã sớm từ giã cỏi đời trong cơn bạo bệnh…
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Từ Cuộc Hành Quân Lam Sơn tới Cổ Thành Quảng Trị

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso42.htm

Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng kim Thu


I. Ý định tấn công Hạ Lào đã có từ lúc nào?
Ngày 20 tháng 3 năm 1967, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh trên đảo Guam, đại diện chính phủ VNCH đã yêu cầu chính phủ Mỹ viện trợ tài chánh, cũng như yểm trợ quân sự cho các chiến dịch ngăn chận CS Bắc Việt xâm chiếm miền Nam VN. Trung Tướng Thiệu và Đại Tướng Viên đề nghị Tổng Thống Johnson một kế hoạch tấn công qua Hạ Lào, ở vùng Tchepone, để cắp đứt đường tiếp vận quan trọng của CS. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngTài liệu | 1 Comment

Thiên Lý – Cha và Quê Hương

Một đêm mưa to gió lớn, trong giấc ngủ mệt nhọc tôi mơ thấy cha tôi trở về thăm nhà. Cha mặc chiếc áo len xanh đậm kiểu vỏ na viền trắng mà mẹ tôi đã đan cho cha cùng với cái quần ka ki đen cũ. Tôi mừng rỡ vùng dậy định chạy đến bên cha, nhưng không hiểu sao tay chân tôi lại cứng đờ không cựa quậy được, tôi mấp máy môi gọi:
– Bố, bố”.
Cha tôi chậm rãi chống gậy bước đến gần tôi buồn bã hỏi:
– Mẹ mày đâu sao bố tìm hoài không thấy?
Tôi lắc đầu nói:
– Mẹ mất lâu rồi, bố không nhớ sao?
Cha trợn mắt lên sững sờ:
– Trời, mẹ mày mất hồi nào mà sao bố không biết vậy kìa?
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Đào Như – Việt Nam Quê Hương Tôi Cũng Một Thời Đổ Nát

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI CŨNG MỘT THỜI CHIẾN TRANH ĐỔ NÁT

 
Đào Như
 
Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi” của thế kỷ trước qua cuốn phim “The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của “Chiến Tranh Việt Nam” – VietNam War. Việt Nam quê hương tôi, vào Những Năm Sáu Mươi, một đồng minh của Mỹ ở tận phía Tây bờ biển Thái Bình Dương, cũng có một thời chiến tranh đổ nát. “Chiến Tranh Việt Nam” ‘càn quét quê hương tôi với những sự cố dữ dội – Những mồ chôn tập thể ở Huế trong biến cố Mậu Thân – Mùa giáng sinh 72 được thắp sáng lên bởi những trận trải bom của pháo đài bay B52 cày nát Hà Nội, trong suốt 13 ngày và đêm. “Chiến Tranh Việt Nam” đã cướp đi 3 triệu sanh linh Việt Nam, đã để lại 4 triệu thương tật cả chục triệu cô nhi quả phụ… “Chiến Tranh Việt Nam” không chỉ là niềm đau riêng của hai dân tộc Việt, Mỹ, nó còn là bài học chung cho cả nhân loại. Trong chiến tranh không có kẻ thắng người bại, tất cả đều là nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, nghèo đói, lạc hậu, hận thù phi lý… Bài bút ký sau đây là chứng tích của đời tôi, một bác sĩ phẫu thuật, đã nhiều lần đối diện cũng như nhân chứng cho thân phận con người trong chiến tranh. 
Posted in Hồi ký chiến trườngTản Mạn | Leave a comment

Thiên Lý – Mùa Xuân Đến Muộn



Chân Dung Tác Giả
Thiên Lý sinh quán tại Sàigòn, trước năm 1975 là học sinh, từ năm 1978 đến năm 1995 là giáo viên mẫu giáo ở Sàigon.
Định cư ở Mỹ theo diện H.O. năm 1995. Tốt nghiệp cử nhân ngành giáo dục mầm non tại Highland University New Mexico, 2004. Hiện đang là giáo viên Mẫu giáo cho chương trình Head Start thuộc San Juan County, tiểu bang New Mexico.
Đã tham  gia viết bài cho báo Đa Hiệu từ số 89-92 dưới bút hiệu Quế Hương, thường đóng góp bài cho các trang web hoiquanphidung.com, batkhuat.net, canhthep.com, baotreonline… với bút hiệu Thiên Lý và Mộc Châu.
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Huỳnh Văn Phú – Thiên Hùng Ca Dựng Một Ngọn Cờ.


                                              
LTS : Chúng ta, những người lính Việt Nam Cộng Hòa  đã gian khổ chiến đấu chống Cộng Sản với lòng dũng cảm, sự hy sinh vô bờ bến và sức chịu đựng phi thường để giữ cho lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của quốc gia  được mãi mãi tung bay trên vùng trời tổ quốc. Thế nhưng, lá cờ ấy sau ngày 30-4-75 cũng đã vì “vận nước nổi trôi” theo chúng ta làm kiếp lưu vong, tỵ nạn nơi xứ lạ quê người.
Chúng ta không bại trận nhưng chúng ta đã mất nước. Mất nước không phải vì chúng ta không biết chiến đấu hay không chịu chiến đấu, ngược lại là đàng khác, nhưng mất vì những lý do “khách quan”. Và, từ hơn 32 năm qua, không phút giây nào chúng ta không mong muốn sẽ có ngày nào đó, là cờ vàng ba sọc đỏ ấy sẽ lại bay phất phới trên quê hương thân yêu của chúng ta. Ngày ấy sẽ không còn xa nữa. Chắc chắn như thế và chúng ta hãy tin như thế.
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Mũ Xanh Huỳnh Văn Phú – Hành lang máu !

                                                                                 
Ðiều mà ít ai ngờ đến đã biến thành sự thật, một sự thật tàn khốc trong cuộc chiến tranh diệt chủng hiện tại. Ðó là việc Hà Nội công khai xua quân tràn qua con sông ngăn cách Bến Hải với hàng ngàn xe tăng, đại pháo 130 ly và hỏa tiễn để xâm lăng miền Nam Việt Nam. Và nếu chiến cuộc không bùng nổ lớn như thế, cái tên Mỹ Chánh cũng như bao nhiêu địa danh xa xôi khác trên phần đất khốn khổ này đã không trở thành quen thuộc với mọi người như hiện tại.
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Kiều Mỹ Duyên – Lời Thề bên dòng sông Mỹ Chánh

 
Khoảng lúc 12 giờ trưa ngày 30 tháng 3 năm 1972, những đơn vị tiền phương của Cộng quân tràn qua sông Bến Hải, vượt vùng phi quân sự, tấn công quy mô vào miền Nam, mục tiêu đầu tiên là tỉnh Quảng Trị. Lực lượng gồm hai sư đoàn chính quy là Sư Đoàn 304, Sư Đoàn 308 và 4 trung đoàn bộ binh biệt lập, hai trung đoàn chiến xa, gồm hơn 400 chiếc, là Trung Đoàn 203 và Trung Đoàn 204; hai trung đoàn pháo binh, Trung Đoàn 38 Pháo và Trung Đoàn 84 Tên Lửa cùng với nhiều đơn vị yểm trợ khác. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Kính mời nghe Đơn Vị Cũ Chiến Trường Xưa

ĐVCCTX – Tình cờ ta lại gặp nhau(audio)

ĐVCCTX – Một trận đánh đêm ở Rạch Bắp (audio)

ĐVCCTX – Những tấm thẻ bài bị bỏ quên – Phần 4&5 (audio)

Posted in Uncategorized | 7 Comments

Điệp Mỹ Linh – Hai người em Sĩ Quan Thủ Đức

                                                                     
HAI NGƯỜI EM SĨ QUAN THỦ-ĐỨC
Để tưởng nhớ hai em – Nguyễn Phiêu Linh, Hồ Quang Trung – và kính tặng tất cả Cựu SVSQ/TB/TĐ khóa 6/68 và khóa 4/68
ĐIỆP-MỸ-LINH
Dù ngày xưa bạn cùng lớp đã “xầm xì” rằng “hắn” hoạt động cho Việt Cộng, tôi cũng không tin; vì – với trí óc non nớt của một nữ sinh trung học cùng với bản tính ngay thẳng, lương thiện – tôi nghĩ, nếu “hắn” thích Việt Cộng thì “hắn” ở lại ngoài Bắc chứ “hắn” theo gia đình di cư vào Nam để làm gì!
Mấy mươi năm sau tôi mới biết, sau khi đỗ Tú Tài II, “hắn” được sang Pháp du học và hiện nay “hắn” đang giữ một chức vụ quan trọng trong guồng máy đầy ác tính của Cộng Sản Việt-Nam. Continue reading 
Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | Leave a comment

Lê Phi Ô – Chiến-sĩ vô danh

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của Cộng-sản phương Bắc, Quân-Lực VNCH đã có biết bao Anh-Hùng, Liệt-Nữ vị quốc vong thân. Bên cạnh đó… có những sự hy sinh không kém hào hùng ít được nhắc tới, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân: “Vợ lính” !
 Lê phi Ô.
***
   Đúng 02:00 giờ sáng ngày 09 tháng 12 năm 1974, Lính vừa đổi phiên gác thì một ánh chớp cùng tiếng nổ long trời phát ra tại hàng rào hướng tây của Chi-khu, nơi tuyến phòng thủ của một trung đội thuộc Đại-đội chỉ-huy, một trung đội của Đại-đội 3 và tiểu đội thám-báo Tiểu-đoàn. Khói lửa, cát bụi mịt mùng, đặc-công việt cộng đã chui vào hàng rào phòng thủ đặt chất nổ phá hủy nhiều lớp kẻm gai. Lập tức, tổ thám báo của tiểu-đoàn tung nhiều quả lựu đạn vào vùng khói lửa nơi vừa xảy ra tiếng nổ để ngăn chận bọn đặc-công cảm tử địch xông vào.
Posted in Hồi ký chiến trường | 5 Comments

Đào Vũ Anh Hùng – Bài Quốc Ca Hát Ngày Cuối Cùng

Bài ca ly biệt của quân lực VNCH được diễn tả bằng những hành động ngoạn mục, những trận đánh ngoạn mục của người lính VNCH trong trận thư hùng với các binh đoàn cộng sản lần cuối, vào giờ phút hấp hối của miền Nam. Đó là những trận đánh cực cùng dũng cảm, bi thương, hùng tráng và tuyệt vọng, trước sự chứng kiến của hàng trăm ký giả, phóng viên ngoại quốc, những nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quân sử. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Dương Viết Điền – Hồi ức về mùa hè đỏ lửa tại tỉnh Quảng Trị




Năm 1972, đại đội 102 Chiến Tranh Chính Trị của tôi được tăng phái cho Sư đoàn 3 Bộ Binh đóng tại căn cứ Ái Tử thuộc tỉnh Quảng Trị. Lúc bấy giờ đại đội trưởng là đại úy Trần Văn Hải, đại đội phó là tôi mang cấp bậc trung uý.
Như chúng ta đã biết mùa hè đỏ lửa năm 1972, Việt cộng đã xử dụng một lực lượng chưa từng thấy để tấn công mặt trận Trị Thiên: ba sư đoàn Bộ binh 304, 308, 324B cùng sáu trung đoàn địa phương của Khu 5, ba trung đoàn chiến xa, hai trung đoàn đặc công và một sư đoàn pháo nặng 130 ly.
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét