Lịch sử Việt Nam: TT Ngô Đình Diệm và con đường dang dở
Bảo Giang (Danlambao) - Từ
trước, có nhiều người, nhiều nguồn tin vẫn cho rằng Hoa Kỳ đưa ông Ngô
Đình Diệm về làm Thủ tướng. Điều này, không phải như thế. Trái lại, cựu
Hoàng Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm, và khẩn khoản mời ông về nước
chấp chánh. Câu chuyện như sau:
- “Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng
ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Nhưng
sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có vẻ do dự:
- Còn bọn Pháp?
- Tôi đối phó với họ!
- Hoàng thượng sẽ cho tôi thời gian bao lâu?
- Ông được toàn quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước, và
thời gian vô hạn định cho đến khi Ông cảm thấy đánh bại Cộng sản Bắc
Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.
- Hoàng thượng hứa chắc?
- Tôi xin cam kết như vậy!
- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó…"
"Ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp lồng lộn, tức giận.
Ông Georges Bidault và một viên chức bộ Ngoại giao (trước kia lãnh đạo
bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đã không tiếc lời trách móc tôi. Lúc quá
nóng giận, ông đánh giá việc tôi mời ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng,
là “có ý đồ chống Pháp, vô trách nhiệm và có ý phản bội”.
“Tôi trả lời như sau: - Ông Diệm là người duy nhất đủ khả năng, để không cho Cộng Sản bắc Việt xâm chiếm Miền Nam!
Tôi cứ tưởng nói như thế, thì Georges Bidault “thông cảm” hơn… nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta, đã làm tôi choáng váng:
- Thà là Cộng sản Bắc Việt chứ không là Ngô Đình Diệm! (Nguyễn Nam Sơn. Bảo Đại con Rồng Việt Nam)
Riêng về việc “truất phế”, cựu hoàng Bảo Đại cho biết: "Nếu Ông Ngô
Đình Diệm còn dính dáng đến tôi thì còn gặp rắc rối từ phía người Pháp,
vì họ cho tôi là người “Pháp bảo gì làm nấy". Đến khi được hỏi, việc truất phế ấy đúng hay sai? Cựu hoàng cho biết:
“- Sau khi đã biết rõ mọi “sự thực bên trong” của vấn đề, tôi cho rằng
Ông Ngô Đình Diệm làm như vậy là Đúng, và sở dĩ tôi phải mời cho bằng
được ông Ngô Đình Diệm, vì cần phải đối phó với Cộng sản Bắc Việt, và
những mưu đồ của chúng. Cạnh đó, tôi vẫn không sao quên được việc người
Pháp luôn luôn xem Ông Ngô Đình Diệm là kẻ thù, chứ không phải là Cộng
sản Bắc Việt !... Do đó, tôi không còn coi việc tôi bị ông Ngô Đình Diệm
“truất phế” là một hành động “bất trung”, vì tôi khẳng định Ông Ngô
Đình Diệm là một Trung thần!” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam)
A. Hành trình xây dựng nền Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam
Hiệp định chia đôi đất nước Việt Nam vào ngày 20-7-1954 hẳn nhiên không
phải là một nỗi đau của riêng ai hay của riêng một thành phần nào, nhưng
là của tất cả mọi người Việt Nam. Chỉ có những kẻ cướp trong tập đoàn
CS/BV mới hả hê, cho đó là chiến thắng vinh quang của họ. Tệ hơn, miền
nam Việt Nam cũng còn nằm trong âm mưu nhuộm đỏ của chúng. Đó là lý do
vào ngày 6- 6- 1955, Phạm văn Đồng, thủ tướng nhà nước Việt cộng BV mồi
chài miền nam là: "theo như qui định của Hiệp Định Geneva, Hà Nội sẵn
sàng tham dự hội nghị hiệp thương với các giới chức thẩm quyền của miền
Nam để thảo luận về việc tổng tuyển cử quốc gia".
Tiếc cho Y, miền nam hôm nay đã có một lãnh tụ biết rất rõ về những gian
tà, bất nhân, bất nghĩa của tập đoàn cộng sản bắc Việt do Hồ Chí Minh
cầm đầu và Phạm Văn Đồng chẳng qua chỉ là cái loa phải bước theo kế
hoạch của CS/TQ là nhuộm đỏ cả nam Việt Nam và Dông Nam Á mà thôi. Theo
đó, Y và tập đoàn CS đã nhận được câu trả lời khẳng khái từ cấp lãnh
đạo miền nam vào ngày 17- 6- 1955, Thủ Tướng Diệm tuyên bố: “Chúng
tôi đã không ký vào Hiệp Định Geneva. Do đó, chúng tôi không bị ràng
buộc phải thi hành Hiệp Định này dưới bất cứ hình thức nào. Hơn nữa,
Hiệp Định này đã được ký kết trái với nguyện vọng của dân tộc Việt
Nam." (Documents Relating to British Involvement in the Indo China Conflict 1945-1965, tr. 107)
Nhận được cái tát tai này, PV Đồng vẫn không hết vẩu. Trái lại, ngày 19-
7- 1955, Phạm văn Đồng lại gởi một văn thư cho Thủ Tướng Diệm đề nghị
tổ chức một hội nghị hiệp thương giữa hai miền như Hiệp Định Geneva đã
qui định. Ngày 12- 8- 1955, Thủ Tướng Diệm đã thẳng thắn trả lời:
“Nhằm đạt được một nền dân chủ thực sự, chính quyền Việt Nam cứu xét
nguyên tắc của những cuộc bầu cử thực sự tự do để tạo nên một định chế
dân chủ và hoà bình. Nhưng trước hết phải thỏa mãn những điều kiện của
một cuộc sống tự do và bầu cử tự đo. Trong quan điểm đó, không có một
điều tích cực nào trên đây sẽ đạt được khi chế độ Cộng Sản miền Bắc còn
không cho phép mỗi công dân Việt Nam được hành sử những quyền tự do dân
chủ và những quyền căn bản của con người.” (Ibid. tr. 109-110
Rồi thay vì chuyện hiệp thương với miền bắc cộng sản. Miền nam tự hoàn
chỉnh những công việc của Quốc Gia. Ngày 23-10- 1955, Chính quyền miền
Nam đã tổ chức một cuộc Trưng cầu Dân Ý để toàn dân chọn lựa người lãnh
đạo quốc gia. Cuộc trưng cầu này có hai ứng viên là Quốc Trưởng Bảo Đại
và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả ông Ngô Đình Diệm được 5,721,735
phiếu tín nhiệm (trên 60 %). Từ kết qủa này, ngày 26.10.1955, Thủ Tướng
Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến Ước tạm thời, trong đó Việt Nam là một nước
Cộng Hòa, và người lãnh đạo quốc gia là Quốc Trưởng kiêm chức vụ Thủ
Tướng, được gọi là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.
a. Sách lược đối phó với Việt Minh cộng sản.
Mở đầu, ngày 20- 6-1956, chính phủ Miền Nam đã gởi cho nhà cầm quyền tại
Hà Nội và cho hai vị đồng Chủ Tịch trong hội nghị Genève 1954 một văn
thư. Trong đó đưa ra 6 điều kiện tiên quyết yêu cầu Hà Nội phải chấp
nhận, trước khi miền Nam có thể ngồi vào bàn thương nghị hiệp thông như
sau:
- Cho phép tự do trao đổi thư tín và thông tin giữa 2 miền Nam và Bắc.
- Cho phép những gia đình ở miền Nam hay Miền Bắc còn có thân
nhân bị kẹt lại ở bên kia giới tuyến có thể xin đoàn tụ với gia đình.
- Cho phép thiết lập và tự do trao đổi thương mãi giữa hai miền...
- Tổng tuyền cử phải được tổ chức theo thể thức phổ thông đầu
phiếu, trực tiếp và kín, một cách hoàn toàn tự do, dưới sự kiểm soát
chặt chẽ của Liện Hiệp Quốc, (theo Cụ Cao Xuân Vỹ)
Tuy nhiên, “Hà Nội đã không dám chấp nhận những điều kiện tiên quyết
này. Từ đó, hai vị đồng Chủ Tịch trong hiệp định là Liên Sô và Anh quốc
đã bỏ qua vấn đề tổng tuyển cử và từ đây không còn cứu xét đến nữa”. (Dept, of State Bulletin, Washington, June7, 1965, tr. 893) ( TS Phạm Văn Lưu)
Cũng trong thời gian này, chính phủ Pháp đã gởi văn thư cho đồng Chủ
Tịch của Hội Nghị Geneva thông báo là Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và không
còn trách nhiệm trong việc phải thi hành Hiệp Định này nữa. Thư viết: “Hiệp
Định Geneva dự định được tổ chức vào 7. 1956. Trên nguyên tắc, lập
trường của chúng tôi rất rõ ràng: Nước Pháp là người bảo đảm cho Hiệp
Định Geneva.. Nhưng chúng tôi một mình không có đủ phương tiện để buộc
những đồng minh tôn trọng..." (Journal Officiel De La Republique
Francaise, DebatsParlementaires, Feb 24, 1956, p. 197).(TS Phạm Văn
Lưu). Từ đây câu chuyện về trưng cầu dân Ý sau hiệp định Genève về Việt
Nam coi như chấm dứt.
b. Đường hướng của chính phủ miền nam đối với thực dân Pháp.
Xem ra đến thời điểm này, người ta tin rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm sẽ
làm tất cả mọi chuyện để chờ một ngày lấp sông Bến Hải, thống nhất đất
nước trong Tự Do chứ không phải là dìm đất nước vào vòng nô lệ như Hồ
Chí Minh đã và đang làm. Bằng chứng là, vào cuối năm 1954, việc chuyển
dời thị trường thương mại Việt Nam từ khu vực của đồng Franc sang khu
vực đồng Mỹ Kim đã khiến giới kinh doanh Pháp nổi điên. Trước đây, họ đã
không hài lòng về chính sách tiền tệ của Việt Nam, nay thành điên loạn.
Việc này đã khiến nhiều người Pháp rời Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó
chính phủ Việt Nam còn yêu cầu, đòi hỏi chính quyền Pháp là, nếu muốn
tái tục bang giao bình thường với Việt Nam, Pháp phải tuân hành những
việc sau:
“Tuyên bố từ bỏ hiệp định Geneva, từ chối đề cập đến cuộc Tổng Tuyển
Cử năm 1956. Công nhận một cách công khai và không dè dặt về chính sách
của ông Diệm, chấm dứt mọi quan hệ với Việt Minh và triệu hồi phái bộ
Sainteny về nước”. (Department of Defense, United States-Vietnam Relations 1945-1967, q.I, IV, tr. 39).* TS Phạm văn Lưu)
Kết quả, để thực thi hướng đi của đất nước, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
chính thức rút đại diện của mình ra khỏi Liên Hiệp Pháp. Đồng thời, để
kiện toàn nền Độc Lập của xứ sở, Tổng Thống Ngô đình Diệm yêu cầu Pháp
phải mau chóng chuyển giao chủ quyền quốc gia cho chính phủ Việt Nam.
Đồng thời yêu cầu quân đội Viễn Chinh Pháp triệt thoái khỏi đất nước
này, không thể để chậm trễ.
Đến lúc này, Pháp chỉ còn lại đôi mắt trắng, đã phải lần lượt thi hành
toàn bộ những yêu cầu của chính phủ miền Nam. Trước hết là rút quân.
Tình đến tháng 2- 1956, chỉ còn lại 15,000 quân Pháp tại Việt Nam và
10,000 trong số này buộc phải triệt thoái vào cuối tháng 3. Và ngày 25-
4-1956 quân đội Pháp chính thức triệt thoái toàn bộ khỏi Việt Nam. Rồi
vào ngày 26. 4-1956 Phủ Cao Ủy Pháp tại Đông Dương chính thức bị hủy bỏ.
Việc bị từ bỏ này cũng mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế
độ Pháp bảo hộ Việt Nam. (1884-1956)
I. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
1. TT Diệm và cuộc di cư tìm Tự Do từ miền bắc.
Hội nghị Geneve vào mùa hè năm 1954 đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó có
câu chuyện về chiến sự ở Việt Nam. Kết qủa, Pháp chấp nhận thua cuộc cay
đắng sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy thế, Việt Nam còn phải chấp nhận
một cay đáng ngàn lần đau thương hơn pháp là đất nước này bị chia ra
làm hai vào ngày 20-7-194. Họ đã lấy con sông Gianh để làm ranh giới
phân chia hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Từ đây hai phần đất nước có hai
chính phủ hoàn toàn đối nghịch nhau. Phía bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo
theo chủ thuyết cộng sản. Miền Nam Tự Do với sự ra đời của chính phủ Ngô
Đình Diệm với thể chế Cộng Hòa.
Vào lúc ấy, hầu hết các quan sát phương tây đều cho rằng Nam Việt hầu
như không thể đứng vững và đương đầu với cộng sản bắc Việt, và nhiều
người còn cho rằng cái khoảng thời gian ấy không chừng chỉ là đôi ba
tháng hoặc nửa năm. Lý do. Ngoài đôi tay trắng, miền nam còn bị chồng
chất lên những đa đoan như nạn sứ quân và cuộc di cư của người miền bắc
vào nam.
Nạn sứ quân tôi đã nhắc đến ở phần trên. Nay đến “Cuộc di cư năm 1954
(nguyên bản tiếng Anh: Operation Passage to Freedom, tạm dịch: Mở đường
đến Tự do) là một cuộc di cư của gần một triệu người Việt từ miền Bắc
Việt Nam đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955. Trong đó con
số được chia ra như sau: Gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi
những đoàn tàu của Hải quân Hoa Kỳ, và khoảng 500.000 người được đưa đến
Quốc gia Việt Nam bởi quân đội Pháp".(wikipedia). Theo chương
trình, cuộc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Trong đó
thời gian để được tự do ra đi được chia, phân định như sau: Dân Hà Nội
có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập
trung để di cư có 300 ngày..
a. Tại sao lại ra đi?
Người ta cho nó nhiều cái tên mỹ miều cho những chuyến đi này, nào là
“cuộc bỏ phiếu bằng chân” nào là “đi tìm Tự Do”. Nhưng đơn giản hơn, đó
là cuộc trốn chạy cộng sản. Mặc dầu các tên gọi có khác nhau, nhưng tất
cả những ngôn từ này đều quy tụ về một đích điểm là người ta đã phải bỏ
lại cả phần sản nghiệp, bao gồm nhà cửa đất đai và mồ mả của tổ tiên
nhiều đời để đi tìm Tự Do khi Việt cộng (cộng sản) tìm đến.
Khi nhìn lại, không phải chỉ có một mình dân tộc Vệt Nam phải bỏ của
chạy lấy người khi cộng sản đến. Trái lại, trước đó Dân chúng Đông Âu
như Ba Lan, Hungary, Rumany và các quốc gia thuộc khối Đông Âu, cả dân
Liên Sô nữa, đã bỏ của chạy lấy người ngay sau khi các quốc gia này bị
cộng sản chiếm đóng sau đệ Nhị thế chiến. Chỉ riêng “năm 1966 đã có
6110 người Đông Đức đào thoát được sang Tây Đức. Tính từ năm 1949 đến
1952 có khoảng 228.500 người đã trốn thoát khỏi các vùng do Nga Sô kiểm
soát để tới Bá Linh. Và cứ như thế, 5 vạn người Tiệp Khắc đã trốn ra
khỏi nước họ."(Trích Cuộc Di Cư lịch sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư tỵ nạn)
Trong khi đó, hiệp định Genève được coi là kết quả cuộc bại trận của
Pháp tại Việt Nam. Rồi khi Pháp phải chấp nhận ký vào hiệp định này thì
chỉ có 7/9 nước tham gia cùng ký. Và hai thành viên không ký là Hoa Kỳ
và Quốc Gia Việt Nam. Vào thời gian đó ai cũng biết là về phía Quốc Gia
Việt Nam thì Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng.
Mặc dù bị chính quốc trưởng BĐ thúc ép nhưng ông Ngô Đình Diệm nhất định
không chịu ký. Sau cùng thì chính phủ cử Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ dẫn
đầu một phái đoàn đến Giơneve như để quan sát mà thôi.
Đến khi Hiệp Định Giơneve 1954 được ký kết thì ông ngoại trưởng Trần Văn
Đỗ đã bật khóc. Trong khi đó TT Ngô Đình Diệm tuyên bố treo cờ rủ vào
ngày ký kết hiệp định. Lý do, ông chủ trương "Phải thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải trong nô lệ".
Có lẽ điều ông chủ trương là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, ngay từ trước
khi hiệp định Genève năm 1954 ra đời, trên khắp lãnh thổ miền Bắc của
VNDCCH đã có những nét u buồn. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng
chỉ thấy cảnh nhà cửa, làng thôn, phố xá tiêu điều. Nơi nơi đều vang lên
những tiếng khóc than vọng thấu trời xanh. Lý do cuộc Cải Cách Ruộng
Đất được mô tả là "Long Trời Lở Đất" với chủ trương cướp của giết người
của Hồ Chí Minh đã bắt đầu nổ ra từ 1953 ở những nơi dưới quyền kiểm
soát của chúng. Trong khi đó, những vùng chúng chưa kiểm soát được, cuộc
di cư vào nam của hàng trăm ngàn đồng bào đã bắt đầu. Rõ ràng, cùng
trên một mảnh đất mà đã sớm có hai đời sống khác biệt nhau. Điều ấy chỉ
ra rằng, Ông hoàn toàn đúng khi không ký vào tờ giấy chia hai sơn hà do
Pháp bại cuộc, chủ trương. Bởi lẽ, khoan nhượng, hay hòa hoãn với CS là
tự sát. Rồi một quốc gia không dám đối đầu sanh tử với kẻ thù thì làm
sao có thể tranh thắng, nếu như không muốn nói là đã chấp nhận thua cuộc
trước đó.
Trở lại chuyện di cư, người ta chẳng cần ai rủ ai, nhưng tất cả đều muốn
bỏ miền bắc để vào nam. Tại sao thế? Đơn giản là miền bắc sẽ thuộc về
cộng sản hệ Nga, Tàu. Nga thì người dân chưa nhìn thấy mặt nó tròn méo
ra sao. Nhưng Tàu thì người Việt Nam đã có kinh nghiệm từ hàng ngàn năm
trước. Xem ra là không thể đội trời chung, nói chi đến việc nó làm chủ.
Trong khi đó, miền Nam thuộc về Tự Do. Chỉ thế thôi, hai chữ Tự Do bừng
lên trong mắt, làm rạng rỡ trong tâm hồn, rồi vội vàng trên đôi chân.
Từ đó, nó tạo cho con người nguồn sống, nên chẳng cần ai dục ai, tất cả
đều phải nhanh chân cho kịp với cái khoảng thời gian ngắn ngủi là số
ngày được quy định theo hiệp định.
b. Bạn mang theo những gì đây?
Chắc là chẳng có gì! Đã là người phải chạy loạn, phải bỏ nhà, bỏ nước ra
đi để tìm lấy chữ Tự Do thì còn cần phải mang theo thứ gì nữa. Cứ thế,
hàng hàng lớp lớp gánh gồng, bồng bế con cháu ra đi. Hỏi xem, dẫu có dăm
ba ký gạo, nồi cơm nếp trong đôi quang kia thì cho họ được bao ngày
sống trên đường đi? Hỏi thôi, nhưng bạn biết là chẳng một ai cần đến câu
trả lời này. Bởi lẽ, mỗi người di cư đã không cần mang những thứ này
khi ra đi. Trái lại, họ sẵn sàng quăng cả đôi quang gánh kia đi, rồi
bồng lấy đứa con mà trốn chạy khi cộng sản chặn đường. Nói cách khác,
đôi quang gánh kia chẳng qua chỉ là những ngụy trang của người ra đi mà
thôi. Nó không phải là vật bất khả ly thân của người trốn chạy cộng sản!
Như thế, chuyện người bắc di cư vào nam năm 1954 là bài học lớn cho miền
nam vào năm 1975. Hơn thế, đây còn là chuyện phải làm ngay và trước khi
cộng sản nhuộm đỏ mảnh đất miền nam. Đã thế, người dân ở đây cũng không
có một chọn lựa nào khác ngoài việc đem mạng sống của mình ra để đánh
đổi lấy chữ Tự Do. Thật vậy, đến nay đã nửa thế kỷ qua rồi, chuyện ra đi
vẫn như còn mới trong lòng người Việt Nam. Họ vẫn sẵn sàng bỏ ra đi bất
cứ lúc nào, dẫu chuyện đi tìm Tự Do phải trả bằng cái giá qúa nặng. Thế
mới biết, cộng sản còn tàn bạo hơn cả sự chết. Về chuyện này, khéo mà
Duyên Anh nói đúng đấy “Nếu biết đi, con chó nó cũng không muốn ở lại”
với Hồ Chí Minh, nói chi đến con người.
Đó là bài học đầu tiên người Việt Nam nhận được từ khi Hồ chí Minh xuất
hiện. Kế đến gần 20 năm trong chiến tranh, người ta đã nhìn rõ bộ mặt
thật của những thành phần dã nhân cộng sản này. Chuyện trường học Cai
Lậy, chuyện Huế và tết Mậu Thân năm nào là những bài bọc không thể quên.
Thêm vào đó là những cái loa hàng “tôm, cá, chợ búa” của nhà nước lải
nhải dọc đường, đến việc tập trung cải tạo của chúng đều là những lý do
để từ và sau ngày 30-4-1975 người miền nam xuống thuyền, ra khơi. Khi
đi, chẳng có một đau đớn nào hằn trong tâm hồn một con người nặng hơn là
việc mất quê hương, làng xóm, người thân, nhưng vẫn phải đi. Dĩ nhiên,
tôi đã là một trong những kẻ ấy. Đã thế, không phải một, nhưng là hai
lần! Nó bắt đầu bằng cái tên Việt Minh khi rời đất bắc, rồi Việt cộng ở
trong nam.
Hôm nay, khi nhìn lại những chuyến đi. Xem ra người di cư từ miền Bắc
vào năm 1954 còn bắt gặp rất nhiều may mắn. Họ mới chỉ mất nhà, mất gia
nghiệp. Với những người rời Việt Nam từ và sau 30-4-1975 không chỉ mất
nhà, mất gia nghiệp, nhưng còn là mất cả quê hương, tổ quốc của họ nữa!
2. Công cuộc đổi mới tại miền Nam sau 1954 (còn tiếp)
01-11- 2018
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2018/11/lich-su-viet-nam-tt-ngo-inh-diem-va-con.html
Phần đã đăng:
Tưởng niệm Cố Tổng Thống GB. Ngô Đình Diệm tại TT Cộng đồng người Việt Dallas Fortworth 28.10.2018
https://youtu.be/zg62gWQ3kBY
Cố TT Ngô Đình Diệm luôn ở trong tim của mỗi người dân Việt Nam và toàn thế giới
https://youtu.be/ZsjZVPw_Zkc
Boston cử hành nghi thức chào quốc kỳ mừng khai sinh VNCH và giỗ thứ 55 cố TT Ngô Đình Diệm
https://youtu.be/WdY7LwxZ4M4Dân Sài Gòn ùn ùn đi dự lễ Giỗ cố tổng thống Ngô Đình Diệm, phớt lờ sự bôi nhọ của cộng sản
Sài Gòn - 2/11/2018 - Hàng ngàn người dân tham dự lễ Giỗ của cố tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. Buổi lễ do các cha Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn chủ lễ. Cố tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát mất ngày 2/11/1963 do nhóm quân nhân đảo chánh bức hại. Dù bao năm qua, chế độ đang cai trị CSVN ra sức tuyên truyền, bóp méo và bôi nhọ. Nhưng những hình ảnh về sự tưởng nhớ và ghi nhận công lao của cố tổng thống Ngô Đình Diệm của người dân Sài Gòn giống như một cái tát, tát vào mặt bộ máy tuyên truyền láo toét và mất dạy của chế độ. Để biết tài năng, công lao và đóng góp của cố tổng thống Ngô Đình Diệm đối với miền Nam Việt Nam, với người dân Việt Nam, các bạn có thể search google. Sinh thời, cố tổng thống Ngô Đình Diệm có nhiều đóng góp, nhiều lời nói và việc làm ý nghĩa, trong đó ngài có câu nói thể hiện y chí và sự hi sinh hết mình cho dân tộc và đất nước: "Tôi tiến, hãy tiến theo tôi/ Tôi lùi, hãy bắn chết tôi/Tôi chết, hãy nối chí tôi"
https://youtu.be/xKBUzTPkRQ4
Thời Kỳ Sùng Bái Lãnh Tụ Đã Bắt Đầu
26/10/201800:00:00(Xem: 442)
Phạm Trần
Trước và sau ngày Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội trao thêm chức Chủ tịch nước Việt Nam trong cuộc bỏ phiếu kín ngày 23/10/2018, một làn sóng sùng bái lãnh tụ đã lan tràn trên báo đài nhà nước, nhưng không phải của dân, do dân và vì dân mà từ cửa miệng những công thần của chế độ.
Ông Trọng được 476 trên tổng số 477, hay 99,79% Đại biểu Quốc hội tín nhiệm, nhưng ông vẫn bị 1 phiếu chống, hay bằng 0,29% tổng số đại biểu có mặt. Vì là cuộc bỏ phiếu bấm nút kín nên danh tính người không thuận sẽ bí mật cho đến khi chính người này công khai.
Đây là một việc bất thường vì vào ngày 03/10 (2018), ông Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương đảng họp kỳ 8 đồng ý 100% suy cử ông vào ghế Chủ tịch nước, thay ông Trần Đại Quang đã từ trần ngày 21/09/2018.
Ban Chấp hành Trung ương đảng, khóa XII gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.
Trong diễn văn nhận chức, ông Trọng kêu gọi các cấp “phối hợp chặt chẽ, đoàn kết thống nhất cao”, đồng thời hứa “sẽ cố gắng hết sức mình, nỗ lực phấn đấu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.”
Ông Nguyễn Phú Trọng đã khéo léo khi tỏ ra khiêm tốn trước ống kính truyền hình trực tiếp: “Tôi xin thưa thật rằng, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng là vì được Quốc hội, được nhân dân tin cậy, yêu mến giao nhiệm vụ. Lo là làm thế nào để hoàn thành được thật tốt trách nhiệm của mình.”
“Vì sao?’, ông giải thích, “Bởi vì 3 lý do: Một là tình hình đất nước bên cạnh mặt thuận lợi là cơ bản cũng đang có không ít khó khăn, thách thức, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như ngày nay; nhưng đất nước cũng đang đứng trước những khó khăn rất lớn, tình hình thế giới diễn biến không thể lường hết được; chúng ta vui mừng với những thành tựu, kết quả to lớn nhưng tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, không được quá say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế. Hai là hiện nay cùng với giữ chức Chủ tịch nước, tôi vẫn đang gánh chức Tổng Bí thư của Đảng, công việc rất nhiều, lại đang phải chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ba là trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn. Bác Hồ đã từng nói, khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp; điều đó cũng không có gì lạ.”
Qủa đúng như ông dự đoán. Nhiệm kỳ Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước sẽ kết thúc cùng năm 2021, khoảng tháng Giêng, theo nhiệm kỳ 5 năm kể từ năm 2016. Như vậy là ông chỉ còn 2 năm rưỡi nữa thôi, ngoại trừ ông lại theo gương lãnh đạo Tập Cận Bình của nước láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung Cộng, người đã đạo diễn thành công Quốc hội bỏ phiếu hồi tháng 03/2018 không hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước để họ Tập có thể ngồi lại cho đến khi chết hay không muốn tiếp tục nữa.
Nhưng nếu ông Trọng muốn ngồi lại ở tuổi 77 vào năm 2021 thì ông cũng phải vận động để thay Điều lệ đảng, vì đảng không cho phép ông được giữ chức Tổng Bí thư qúa 2 nhiệm kỳ. Vì vậy việc ông dấn thân gánh thêm chức Chủ tịch nước cũng là do ông quyết định cả. Nhân dân không được ai cho phép can dự vào việc tầy đình này. Có chăng là do Bộ Chính trị 17 người, do ông đứng đầu đã ngồi lại trao đổi với nhau rồi đưa ra Hội nghị Trung ương 8 biểu quyết cho có thêm sức mạnh đồng thuận gọi hoa mỹ là theo “ý đảng”.
Kế đến là bước “hợp lòng dân” cho vẻ dân chủ thì có Quốc hội, cũng là của đảng, bỏ phiếu đề cử cho đúng quy định của Hiến pháp.
Mọi chuyện giản dị chỉ có thế, vì Việt Nam chỉ có một đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền nên các màn trình diễn cho dù có ngoạn mục cách mấy thì cũng chỉ một mình một chợ, hay tự biên tự diễn mà thôi.
Nhưng nếu nói việc ông Trọng đắc cử Chủ tịch nước là “hợp lòng dân”, hay là “lựa chọn của lịch sử” thì có chủ quan quá trớn không?
Bởi lẽ lấy thước nào hay bằng chứng nào mà dám nói là “hợp lòng dân”, hay lịch sử nào đã chọn ông Trọng ngồi vào chiếc ghế của ông Hồ Chí Minh từ năm 1951 đến 1969?
LÒNG DÂN Ở ĐÂU?
Trước hết, nhân dân không hề được hỏi ý kiến, dù trực tiếp hay gián tiếp bằng bất cứ phương pháp nào trong việc ông Nguyễn Phú Trọng giữ luôn chức Chủ tịch nước.
Nhưng báo đài nhà nước lại cứ thi đua viết, nói sa sả ngày đêm rằng: “Việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch nước là thể hiện đáp ứng nguyện vọng, lòng tin của toàn Đảng, toàn dân ta.” (báo Công an nhân dân, CAND, ngày 24/10/2018)
Còn ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Đảng thì đã hoan hỷ nói với VietTimes:” Tôi không ngạc nhiên, bởi đó là “ý Đảng, lòng Dân”….Còn ý Đảng? Ngày hôm nay (22/10/2018) Trung ương, với 100% ủy viên Trung ương, đại diện cho toàn Đảng, thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Có thể nói Trung ương chưa bao giờ thống nhất cao như thế.
Còn lòng dân thì chúng ta thấy rồi: uy tín của đồng chí Nguyễn Phú Trọng ngày càng cao trong nhân dân. Nhân dân tin tưởng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư. Công cuộc phòng chống tham nhũng còn hết sức cam go, nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả to lớn làm cho người dân ngày càng tin vào Đảng.”
Báo Dân Trí cũng phù họa theo rằng: “Hai nhiệm kỳ liên tiếp trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm sức cho cuộc chiến chống nạn tham nhũng. Đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước trong thời điểm lịch sử, Tổng Bí thư quyết tâm tạo chuyển biến mới, quyết liệt hơn trên mặt trận này. (Dân Trí, 23/10/018)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình nhanh nhẩu nói với báo Đảng CSVN: “Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều dấu ấn lớn, được nhân dân cả nước tin tưởng, đặc biệt là trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Việc Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước là vấn đề mà cử tri và các đại biểu rất quan tâm và mong mỏi.”
Đến phiên Ủy viên thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình, Ông Đinh Trường Sơn còn hồ hởi hơn khi cho rằng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao về uy tín, sự trong sạch, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.” (báo ĐCSVN, 23/10/018)
Tạp chí Xây dựng Đảng, thì viết trong số đề ngày 7/10/2018: “Việc BCH Trung ương Đảng đề cử Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là quyết định được đồng thuận cao trong Đảng và xã hội. Vì sao vậy?
Bởi đây là sự thể hiện cụ thể việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của người đứng đầu BCH Trung ương Đảng, đồng thời thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của người đứng đầu Nhà nước. Tổng Bí thư là người lãnh đạo quá trình đề ra các nghị quyết của Đảng và đồng thời trực tiếp lãnh đạo quá trình tổ chức thực hiện có kết quả các nghị quyết đó. Từ khâu ban hành đến tổ chức thực hiện do một người đảm nhận sẽ nhanh hơn, đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn, tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết với tổ chức thực hiện, nâng cao vai trò, hiệu lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả trong quản lý đất nước, phục vụ nhân dân của Nhà nước.”
Như thế thì có phải đã tập trung quyền lực vào một người không, dù ông Trọng không muốn coi ông là người “kiêm nhiệm”, hay là “nhất thể hóa” như nhiều chuyên gia Hiến pháp đã gọi quyêt định của đảng CSVN.
Đến phiên ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cũng muốn lấy điểm trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/10/2018, khi nói rằng:”
Tôi cũng như những cán bộ lão thành khác và nhân dân luôn tin tưởng tuyệt đối ở đồng chí. Chúng tôi tin tưởng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo nên nhiều kỳ tích mới, đưa đất nước bước vào những trang sử sáng ngời trong kỷ nguyên mới.”
Nhưng ai đã cho phép ông Thước dám cả gan vơ đũa cả nằm như thế? Ông có nên nói thêm cho thiên hạ biết đã có bao nhiêu “cán bộ lãnh thành” và “nhân dân” đã đồng ý cho ông nói thay họ, hay ông đã nổi hứng muốn được bổng lộc gì chăng?
LỊCH SỬ NÀO -AI VIẾT?
Bên cạnh những chữ nghĩa đã bị các công thần đảng và nhà nước tự ý nhét vào mồm dân, Tác giả Ngô Đức Hành của báo Pháp Luật online, trong bài viết ngày 22/10/2018 đã lẻo mép gán ghép lịch sử vào trường hợp ông Trọng: “Việc Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là việc không lạ với mỗi người Việt Nam. Từ ngày năm 11/2/1951 đến ngày 19/2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Người làm song trùng hai nhiệm vụ từ 1951 đến khi mất năm 1969. Sự kiện tháng 2/1951 lại được tiếp nối, tái hiện trong Hội nghị TƯ 8 khóa XII vừa diễn ra đầu tháng 10/2018. Đó là sự kiện có tính quy luật của lịch sử. Ngày hôm nay là sự tiếp nối tự nhiên và là kết quả phát triển tất yếu của ngày hôm qua.
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được TƯ giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, kỳ vọng của Đảng, của nhân dân mà còn ghi nhận sự trưởng thành của Đảng trước trọng trách lãnh đạo dẫn dắt đất nước bước sang thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đó cũng là tiếng vọng của lịch sử, là thách thức của lịch sử tương lai. Nói một cách khái quát, lịch sử đã lựa chọn, nhân dân đã lựa chọn.”
Nhưng có thật người ký tên Ngô Đức Hành không phải là Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Cộng sản, hay có chuyện copy bài của nhau trong vụ này?
Bởi vì, ngày 07/10/2018, báo điện tử Zing.VN đã phổ biến bài phỏng vấn ông Nhị Lê do hai Phóng viên Nguyễn Hưng và Ngọc Tân thực hiện, trong đó có những đoạn y chang như trong bài của Ngô Đức Hành.
Zing.VN viết: “Nhà báo Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, chia sẻ với Zing.vn về việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây.
Theo ông, việc Tổng bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là việc không lạ với chúng ta, trong lịch sử đã thấy rồi. Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Người làm song trùng hai nhiệm vụ từ 1951 đến khi mất….”
- Theo ông, tại sao vấn đề Tổng bí thư làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ lâu nhưng bây giờ mới thực hiện?
- Mới đây, ngày 3/10, sự kiện tháng 2/1951 lại được tiếp nối, tái hiện trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XII. Tôi gọi đó là sự kiện có tính quy luật của lịch sử, sau suýt soát nửa thế kỷ. Ngày hôm nay là sự tiếp nối tự nhiên và là kết quả phát triển tất yếu của ngày hôm qua.
Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu ứng cử chức danh Chủ tịch nước không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, kỳ vọng của Đảng, của nhân dân mà còn ghi nhận sự trưởng thành của Đảng trước trọng trách lãnh đạo dẫn dắt đất nước bước sang thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đó cũng là tiếng vọng của lịch sử, là thách thức của lịch sử tương lai.
Nói một cách khái quát, lịch sử đã lựa chọn, nhân dân đã lựa chọn.”
Dù ai đạo văn của ai chăng nữa thì cũng toàn là ngôn ngữ thuộc loại phấn khởi và hồ hởi của thời đại kim tiền ở Việt Nam ngày nay. Việc diễn lại màn kịch một người làm hai việc là chuyện có gì đặc biệt đâu mà phải tô son vẽ phấn cho tốn phí tiền dân?
Vô số báo đài ở Việt Nam đã ca tụng công lao chống tham nhũng của ông Trọng, nhưng hãy đọc những lời ai oán của Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội- thượng tướng Nguyễn Văn Được đã bày tỏ bức xúc tại phiên thảo luận tổ (tại Quốc hội) sáng 24-10-2018: "Nhiều cán bộ cấp bậc thấp hơn tôi mà nhà cửa, rồi biệt thự bề thế. Tiền đâu ra mà lắm thế?". (báo Tuổi Trẻ online, ngày 24/10/2018)
Báo TTO viết tiếp: “Tướng Được cho rằng thời gian qua nhiều vụ việc lớn được đưa ra xét xử, nhiều cán bộ dính líu đến tiêu cực được xử lý nghiêm minh nhưng ông có cảm giác như vẫn chưa "sờ trúng gáy" những đối tượng tham nhũng tầm cỡ.
Rồi việc quản lý cán bộ hiện nay lỏng lẻo, chưa nói đến cán bộ từ tỉnh trở lên mà ngay cả cán bộ xã, cấp phòng cũng xảy ra nhiều trường hợp tham nhũng hàng chục tỉ đồng…Vừa qua chúng ta đã "sờ" nhiều rồi nhưng có vẻ như cái gáy chính của tham nhũng, những đối tượng lấy của dân nhiều thì lại chưa bị sờ trúng. Tôi nói thật có nhiều thằng nó cấp bậc thấp hơn tôi nhiều bậc, nhưng nhà cửa nó thì to bề thế. Tiền lấy đâu ra mà lắm thế? Nó ăn, xơi của dân rất nhiều.”
Như vậy thì cái lò chống tham nhũng của ông tân Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã đủ sức nóng để đốt củi khô chưa, vội chi mơ đến củi tươi như ông từng khoe với dân?
Nhưng trước mắt, ai cũng muốn chờ xem một người có nhiều quyền lực như ông có thể cứu ngư dân Việt Nam khỏi các cuộc đàn áp, tấn công và đâm chìm tầu dã man của bọn thảo khấu Trung Cộng ở Biển Đông hay không? Hay ông cũng chỉ là con hổ giấy trước nanh vuốt của Tập Cận Bình, và sẽ chẳng đòi được tấc biển nào ở Hoàng Sa và một phần Trương Sa như từ bấy lâu nay?
Người ta chỉ sợ rằng, khi được tâng bốc lên tận mây xanh và nghe nịnh hót đầy tai như đã diễn ra trong thời gian qua thì ông sẽ “ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, như ông đã cảnh giác trong diễn văn nhận chức chiều ngày 23/10/2018.-/-
Phạm Trần
Nguồn: https://vietbao.com/a286864/thoi-ky-sung-bai-lanh-tu-da-bat-dau
HỘI LUẬN CÀ PHÊ ĐÁ - BỎ ĐẢNG - THỨ HAI 29 10 2018
https://youtu.be/zg62gWQ3kBY
Văn Nghệ Yểm Trợ Dự Luật SB 895:
Đưa Lịch Sử Người Việt Tỵ Nạn và Chương Trình Giáo Dục
Đưa Lịch Sử Người Việt Tỵ Nạn và Chương Trình Giáo Dục
Lê Bình
Tin cập nhật.
Tại buổi điều trần hôm 25/4/2018
tại Uỷ Ban Giáo Dục Thượng Viện, SB 895 đã được thông qua tỷ số 6/6.
tại Uỷ Ban Giáo Dục Thượng Viện, SB 895 đã được thông qua tỷ số 6/6.
Dự luật này sẽ đưa qua Thượng Viện
để xem xét, sau đó xuống Hạ Viện.
.để xem xét, sau đó xuống Hạ Viện.
Nhằm mục đích yểm trợ cho Dự Luật SB 895 - do TNS Janet Nguyễn sẽ đệ trình Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện Cali ngày 25-4-2018, Nội dung dự luật đề nghị các Học khu thuộc Tiểu Bang California đưa chương trình giảng dạy về cuộc chiến Việt Nam, sau ngày mất nước, và cuộc vượt biển của Người Việt để tỵ nạn…cùng các tài liệu về sự chiến đấu của Quân Dân Cán Chính VNCH trước mưu đồ nhuộm đỏ của Cộng Sản.- Một buổi họp mặt cộng đồng do Câu Lạc Bộ Truyền Thông Báo Chí Bắc CA, Ban Đại Diện Công Đồng Người Việt Quốc Gia, Đài Việt Nam FM Bắc CA phối hợp tổ chức đã diễn ra tại sân chùa Bảo Phước, trên đường Senter Rd thành phố San José, vào chiều Chủ nhật 22/4/2018 với sự tham dự khoảng 300 đồng hương. Trong số đó người tag hi nhận có TNS Janet Nguyễn, GS Nguyễn Văn Canh, Ông Nguyễn Văn Hiệp đại diện DB Hoa Kỳ Ro Khanna, NV D.7 Tâm Nguyễn, Ủy Viên Giáo Dục East Side Vân Lê, Ban Đại Diện CĐNVQG Bắc CA, BS Phạm Đức Vượng, Ông Trần Đức Túc, Ông Triệu Hà, Ông Mai Khuyên, Ông Lê Văn Đức, Ông Nguyễn Trung Cao…và giới truyền thông báo chí Bắc CA.
Sân khấu rộng lớn, có mái che, trang hoàng đơn giản, và một tấm biểu ngữ mang dòng chữ “Lịch Sủ Dân Tộc Việt Nam Còn, Đất Nước Con Người Viêt Nam Còn”. Cuối sân khấu gần cổng ra ra vào có chiếc bàn dài có ban tiếp tân và bàn để đồng hương ghi danh yểm trợ. Có rất đông người trưỡ khi vào ghế ngồi đã đến ghi tên yểm trợ.
Lễ Chào cờ khai mạc diễn ra lúc 3:30pm, do Ông Huỳnh Phong điều khiển, bé Jenny Đan Anh hát quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. MC Nghê Lữ và Trần Nhật Phong điều khiển chương trình giới thiệu Hạ Vân, đài Việt Nam FM, thay mặt BTC chào mừng và cảm ơn đồng hương đã đến dự. Sau đó, TNS Janet Nguyễn đã lên nói lời cảm ơn đồng hương, và trình bày l do, nguyên nhân, nội dung của dự luật SB895. Theo lời trình bày, người được biết rằng SB895 được bà TNS đệ trình vì, bà kể lại vào khoảng tháng 2/2017 tại Thượng Viên CA có buổi lễ vinh danh cựu TNS Tom Hayden, người đã cùng vợ là ca sĩ Jan Fonda binh vực Hà Nội chống VNCH, TNS Janet muốn nói lên điều đó, nhưng bà đã bị “was removed from the floor of the state Senate”, bà cho biết “wanted to offer "a different historical perspective" on what Hayden and his opposition to the war had meant to her and other refugees.” TNS Janet đã đê nghị một dự luật có tên SB895, một tiếng nói khác, một cách nhìn khác về cuộc chiến “Vietnam War”, với những gì người Mỹ (phản chiến) như Tom Hayden đã làm.
Trong dự luật SB895 chứa đựng những gì? Đó là những sự thật về người tỵ nạn Viet Nam, về cuộc chiến đấu của quân lực VNCH, về những mất mát đau thương mà người Viet Nam phải chịu đựng sau ngày mất nước …và đã được đệ trình vào Tháng 1/ 2018. Dự Luật SB 895 là một dự luật về lịch sử, nhằm tạo ra một Chương Trình Giảng Dạy, mà dựa trên đó các học khu khắp Tiểu Bang California có thể dùng để giảng dạy về những đau thương và mất mát của người tỵ nạn Việt Nam trên con đường đi tìm Tự Do. Nếu được chuẩn thuận, chương trình sẽ bao gồm các câu chuyện truyền khẩu, và các tác phẩm văn chương, bao gồm mọi khía cạnh từ chiến tranh Việt Nam, thời hậu chiến, những câu chuyện đau thương gian khổ của các Thuyền Nhân và Bộ Nhân Việt Nam, và về các người lính Việt Nam Cộng Hòa.
Bà đã trình bày lý do sự ra đời của Dự luật SB-895 và muốn được Đồng hương hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của Dự luật để đồng hương ký tên yểm trợ, và sẽ đưa Dự luật ra Thượng Viện Tiểu Bang biểu quyết vào ngày 25/4/218 tại Thủ phủ Sacramento.
Sau đó, một số khách mời, và BTC đã lên sân khấu để trình bày thêm chi tiết về những điều SB 895 nói đến. Có sự phát biểu của GS Nguyễn Văn Canh, Ký giả Lê Bình (CLB Truyền Thông Báo Chí), Ông Phạm Hữu Sơn (CĐNVQG), Ông Trần Song Nguyên… Ông Nguyễn Văn Hiệp (DB Ro Khanna), BS Phạm Hoàng Tánh, Ông Đỗ Doãn Quế, Cô Vân Lê (Học Khu East Side)…
Một chương trình ca nhạc phong phú với những ca khúc nhắc lại cuộc chiến đấu hào hùng của Quân Dân Miền Nam, và người tị nạn công sản, vượt biên vượt biển tìm tự do, để có sự hiện diện của chúng ta trên đất nước Hoa Kỳ này.
Buổi văn nghệ chấm dứt lúc 7:30pm.
Theo BTC cho biết có hơn 500 người đã ký yểm trợ, trong đó có những gia đình người Hoa Kỳ. Khách tham dự đến từ các thành phố Hayward, Oakland, Stockton, Sacramento…BTC cùng cho biết sẽ có một chuyến xe bus chở những ai muốn đi trực tiếp tham dự buổi điều trần, sẽ diễn ra vào lúc 9:00am ngày thứ Tư 25/4/2018 tại nhà quốc hội tiểu bang Sacramento. Những ai cần tìm hiểu thêm về SB 895 có thể vào trang http://baovecongdong.com.
Tưởng cùng nên biết thêm, trước buổi văn nghệ diễn ra cũng có một vài ý kiến chống đối SB 895 vì những hiểu lầm dự luật SB 895 là dự luật đưa ra để “xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4”. Khi bài báo này đến tay độc giả, không biết “số phận” SB 895 như thế nào. Theo TNS Jannet “Nếu không thông qua được Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện thì phải đệ trình lại vào năm sau.” Nếu được thông qua, SB 895 sẽ đem ra bầu tại Thượng Viện, và những nội dung sẽ được đệ trình (hạn chót) vào năm 2020, thực thi vào năm 2021 sau khi có sự đóng góp…của công chúng.
(e) On or before December 31, 2020, the Instructional Quality Commission shall submit the model curriculum to the state board, and the state board shall adopt, modify, or revise the model curriculum on or before March 31, 2021.
(f) The Instructional Quality Commission shall provide a minimum of 45 days for public comment before submitting the model curriculum to the state board.
http://leginfo.legislature.ca.gov/faces/billNavClient.xhtml?bill_id=201720180SB895
Hiện nay có 92 ngôn ngữ được xử dụng tại California, dân số người Việt tị nạn (tại CA) khoảng nửa triệu trong tổng sô dân 40 triệu của tiểu bang. Tại Thượng viên có 40 TNS.
TNS Janet là vị Thương Nghị Sĩ đại diện cho cư dân địa hạt 34 tại nam CA, nhưng là “Tiếng Nói” của cộng đồng người Việt Nam tị nạn cộng sản tại Thượng Viện California.
Nguồn: https://vietbao.com/a280288/van-nghe-yem-tro-du-luat-sb-895-dua-lich-su-nguoi-viet-ty-nan-va-chuong-trinh-giao-duc
CHÂN TRỜI TÍM
Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát / Mẹ khấn đôi lời con có nghe / Vì nước bỏ mình là bất tử / Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
https://youtu.be/vd2pXeHQPjw
Bộ phim CHÂN TRỜI TÍM (THE PURPLE HORIZON) đã được Mỹ Vân Films đem đi phục hồi bằng những phương tiện tối tân nhất tại Hollywood, phụ đề Anh Ngữ được thêm vào do Tôn Thất Hùng, Dale Peters và Hà Khánh Phi thực hiện. Phim đã được Hội Đồng Duyệt Phim tại Canada xếp phân loại Restricted (Cấm trẻ em dưới 18). Bộ phim đã qua được những đòi hỏi rất gắt gao tại Canada để có được Box Office. Đây là những yêu cầu rất khó đối với một bộ phim cũ gần 50 năm trước, thực hiện tại Việt Nam. Có những lúc Hùng tưởng đã chịu thua, tuyệt vọng, tưởng rằng đành phải chiếu CHÂN TRỜI TÍM theo kiểu "private" cho đơn giản, nhưng đó không phải là Film Premiere đúng nghĩa trong điện ảnh. Vì tự ái dân tộc, vì lòng kính trọng các quân nhân quân lực VNCH, vì muốn tỏ lòng tri ân của hậu duệ đối với các cựu Quân - Cán - Chính VNCH, và cũng vì rất trân quý bộ phim, Hùng lại cố gắng tiếp tục. Lòng nhủ lòng, sự trở lại của CHÂN TRỜI TÍM phải thật kiêu hãnh, bộ phim phải đầy đủ tư thế sánh vai cùng các tác phẩm của Canada... Và rồi tất cả khó khăn đã qua đi. Chữ PUBLIC SCREENING nghe thật đơn giản, nhưng đàng sau đó là những thủ tục, pháp lý thật phức tạp khi bộ phim tưởng đã mất tích, nay bỗng bất ngờ xuất hiện. Hai xuất chiếu thật cảm động với phần thảo luận Q&A cùng khán giả tại rạp Hot Docs Ted Rogers Cinema.
Xem tiếp:
http://vnchtoday.blogspot.com/2018/03/chan-troi-tim.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét