HànhTrìnhTìmTựDo
HànhTrìnhTìmTựDo
HCSVVDHD - HànhTrìnhTìmTựDo
Lao Tù & Vượt Biển
Sài Gòn những năm cuối thập niên 70 , nhà nhà vượt biển , người người tìm đường vượt biên . Người Sài Gòn những năm đó có câu Cây cột đèn có chưn nó cũng đã đi rồi . Đường
biển thì đi bằng tàu , đường bộ thì vượt biên giới qua Căm Bốt , Lào để
đến Thái Lan . Những câu chuyện vượt biên vượt biển được truyền nhau bí
mật , truyền cho nhau kinh nghiệm trong chỗ bạn bè , thân nhân ruột
thịt . Nhưng cũng có những câu chuyện thương tâm bị cướp biển Thái Lan
hảm hiếp , bắt về bán cho các động mãi dâm ở Thái . Năm 1979 có những
chuyến đi « bán chánh thức » , người Hoa bị xua đuổi về Tàu . |
HCSVVDHD - HànhTrìnhTìmTựDo
Vượt Biên Đường Bộ
Tác giả Huyên Chương Quý nhận giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2009
và hình bìa sách mới . Trân trọng giới thiệu sách Khát Vọng Tự Do của
Huyên Chương Quý với thân hữu Viết Về Nước Mỹ . Mua sách , xin liên lạc
tác giả , Khai Huy , Địa chỉ : 1250 S Euclid St # I - 350
Anaheim , CA 92802 , USA . Giá sách : 17 Mỹ kim ( Thêm cước phí $2 trong
nước Mỹ , $5 ngoài nước Mỹ ) |
Những Cánh Chim Không Mỏi Tony Dương, 2011/01
Đây là lần thất bại thứ mấy rồi, tôi không còn nhớ được – nhưng thất bại bị ở tù thì đây là lần thứ hai.
- Lần thứ
nhất : Cùng ông anh rể, xuống tuốt mãi Trà Vinh : Họ dụ khị để bán vé,
rồi bắt bỏ tù 10 tháng, đòi đem tiền chuộc mạng, mới tha ! ! ! (có đáng
nổi loạn chưa ?) - Lần thứ hai : Tham gia cướp tàu có vũ khí (đã nổi
loạn thật rồi ! ! !) ; tù 15 tháng ! ...
Các cụ
bảo : « Cùng tắc biến, biến tắc thông » xem ra chẳng đúng một ly ông cụ
nào trong trường hợp của tôi cả ! ... Cái cảnh “cùng đường” của tôi đã
được bọn chúng tôi « khuấy lên thành BIẾN » ! ... Thế nhưng cái “tắc
biến” đó lại dẫn tôi đến nơi « tắc tị » ... Tôi vừa suy ngẫm như thế,
vừa thất thểu trên đường chẳng biết đi về đâu. Với nước da bạc thếch lốm
đốm những nốt ghẻ ruồi và muỗi đốt, nhất là cái đầu trọc lốc dễ gây chú
ý cho những người qua lại, và không dấu được hành tung của một tên tù,
hay ít ra là của một tên tù vừa được thả, thì bỗng nghe có tiếng gọi tên
tôi ... Một cô gái cũng khá tiều tuỵ, từ bên kia đường đang hăm hở lách
dòng xe cộ băng qua. Hoá ra là Ngọc Bảo, một sinh viên trước năm 1975
và cũng là vị hôn thê của tôi. Chúng tôi đưa nhau vào một quán cóc ven
đường. Ngọc Bảo cho biết nàng cũng vừa được thả từ huyện Duyên Hải về
tuần trước. Về chuyện của tôi cả hai bên Cha Mẹ đều đã biết. Các vị buồn
chứ không lo lắng lắm. Riêng Ông Già Vợ của tôi thì "phán” thêm
một câu : “Ngựa non háu đá !” và nói với Bảo rằng ông muốn
gặp tôi chừng nào tôi được tha về.
Ông già
vợ tôi là người có khuynh hướng thực dụng, làm việc cần cù và
rất thận trọng. Phân tích những lần thất bại của tôi và của
các ông – ông thường dựa vào 3 yếu tố Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân
Hòa ... nhưng luôn nhấn mạnh “ chính mình phải luôn luôn nắm
lấy lấy thế chủ động “. Việc gì cũng vậy, nếu chưa chuẩn bị
chu đáo thì hãy chờ thời.
Từ đó
tôi ở hẳn nhà bố mẹ vợ tôi. Tứ thân phụ mẫu đã cùng lo tổ
chức hôn lễ cho chúng tôi. Sau đó nhờ sự quen biết rộng rãi ông
xin nhập hộ khẩu cho tôi. Dịp này chị tôi từ Mỹ gởi về mừng
chúng tôi một số vốn kha khá. Vợ tôi sang được một sạp bán
đường, đậu, bột tại chợ Hòa Bình. Còn tôi học được một lớp
máy nổ tại Trường Kỹ Thuật Cơ Khí trên đường Vườn Chuối Sài
Gòn.
Năm 1984 chúng tôi có một cháu trai, ba năm sau nữa vợ tôi sinh thêm một cháu gái. Vợ chồng tôi tâm sự với ông :
- “Chúng con thấy trách nhiệm ngày càng thêm nặng ... Chúng con không thể để các cháu lớn lên trong cái xã hội mỗi ngày thêm một thoái hóa này được được ...”.
- “Chúng con thấy trách nhiệm ngày càng thêm nặng ... Chúng con không thể để các cháu lớn lên trong cái xã hội mỗi ngày thêm một thoái hóa này được được ...”.
Ông nhìn tôi thích thú :
- “Tôi tưởng những cánh chim bằng đã mỏi rồi chứ !” – Rồi ông cười ha hả ...
- “Tôi tưởng những cánh chim bằng đã mỏi rồi chứ !” – Rồi ông cười ha hả ...
Có lần
ông kể cho tôi nghe như một lời gợi ý : Một lần ông đến liên hệ
công tác với công ty Hải Sản quận 6, Giám đốc công ty này thấy
ông nói tiếng Bắc, lại than sắp về hưu, ngỡ ông là cán bộ,
nên vốn vã : “Lo gì đồng chí cứ xuống đây “ ...
Chúng
tôi bèn nhờ ông mở hồ sơ tại đó và lấy những thông tin cần
thiết. Sau đó chúng tôi chính thức đến phường xin thị thực chữ
ký và đem đơn đến Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố nạp ở Sở Thủy
sản để xin phép đóng thuyền đánh cá ven biển. Được giấy phép,
chúng tôi đến Hợp Tác Xã Sao Vàng tại quận 8 ký hợp đồng
đóng thuyền. Ngày thuyền đóng xong, khánh thành hạ thủy, chúng
tôi cũng mời thầy cúng Tổ Nghiệp. Tiệc khánh thành chúng tôi
mời công nhân hợp tác xã và hai anh công an địa phương tham dự.
Rượu nửa chừng, anh công an trưởng nửa đùa nửa thật :
- “Này, chừng nào cậu vượt biên nhớ rủ tớ với nhé !” Vợ tôi tái mặt, tôi vội bỏ đũa đùa lại : “ Dạ, nếu anh chịu thì nhất định em sẽ đến tận nhà mời cả chị và các cháu nữa !”.
Anh công an khu vực cũng thêm vào : “ Các cậu cứ ngồi lai rai, tớ phải đi rồi, chiều nay tớ sẽ tóm một lũ vượt biên cho coi !”. Lúc đó đã quá 3 giờ 30 chiều. Tiệc tan, chúng tôi cũng dọn dẹp xong, sau đó tôi đi tìm được anh công nhân để nhờ giới thiệu một người thợ máy. Chuyện vãn một lúc lâu, tôi chở vợ tôi trên chiếc xe Lambretta sport cổ điển rời khỏi bến sông. Đi vào trong xóm, còn xa mới ra đến đường Phạm Thế Hiển, đã thấy phía trước môt đoàn người bị trói thành một giây đang bị dẫn đi.
- “Này, chừng nào cậu vượt biên nhớ rủ tớ với nhé !” Vợ tôi tái mặt, tôi vội bỏ đũa đùa lại : “ Dạ, nếu anh chịu thì nhất định em sẽ đến tận nhà mời cả chị và các cháu nữa !”.
Anh công an khu vực cũng thêm vào : “ Các cậu cứ ngồi lai rai, tớ phải đi rồi, chiều nay tớ sẽ tóm một lũ vượt biên cho coi !”. Lúc đó đã quá 3 giờ 30 chiều. Tiệc tan, chúng tôi cũng dọn dẹp xong, sau đó tôi đi tìm được anh công nhân để nhờ giới thiệu một người thợ máy. Chuyện vãn một lúc lâu, tôi chở vợ tôi trên chiếc xe Lambretta sport cổ điển rời khỏi bến sông. Đi vào trong xóm, còn xa mới ra đến đường Phạm Thế Hiển, đã thấy phía trước môt đoàn người bị trói thành một giây đang bị dẫn đi.
Thấy tôi, anh công an khu vực khi nãy hất hàm kênh kiệu :
- Thấy chưa ?
- Thấy chưa ?
Tôi đùa lại :
- Anh phát tài rồi !
- Anh phát tài rồi !
Vỏ
thuyền có rồi, bây giờ đến giai đoạn làm máy. Công đoạn này, và trong
giai đoạn 1987 này mới thật vất vả. Tôi còn nhớ hồi đầu phong trào vượt
biên, người ta tìm kiếm vỏ tàu phải là dài hơn 20 m, 19 là bị chê rồi.
Máy thì chọn Yanmar 8 lốc đầu bạc, hèn cũng phải 6 lốc, 4 lốc là bị chê,
đầu xanh cũng chê ... Còn bây giờ thì bói cũng không mua nổi một máy 2
lốc được cho là tạm ổn.
Cuối cùng
chúng tôi chọn mua trong đống phế liệu một thân máy hai lốc thật cũ xì
hiệu Kiloska sản xuất tại Ấn Độ - anh thợ máy, người tôi nhờ đi mua giải
thích :
- Cái thân máy này có thể cải tiến được ;
1 – Thân máy rất dầy, các máy dẫn nước giải nhiệt còn nguyên chưa bị nước biển bào mòn gây rò rỉ - Cái thân máy này có thể cải tiến được ;
2 – Trục máy rất lớn có thể mài mà không sợ yếu.
3 – Phần thân đặt cylinder rất dầy tha hồ xoáy, để thay cặp cylinder to nhất.
4 – Cá bộ phận khác ta còn có thể kiếm ra ...
Khi đem về tái tạo, chúng tôi thay vào bằng một cặp cylinder Yanmar và một cặp Píton Kubota mới toanh, chỉ còn thiếu một cây lap cốt cam. Anh thợ máy lại một phen vất vả mất mấy ngày mới vác về một cây lap, hình như được tháo ra từ một cái máy điện nào đó, sau khi anh hì hục chế biến, rồi cũng lắp vào được.
Tiện, xoáy, đục, đẽo, cắt, mài thôi thì đủ cả ... Các công đoạn giờ đã hoàn thành. Chúng tôi cho nổ máy thử, tiếng nổ âm vang, từ dòn tan như bắp khi ga thấp, cho đến rền êm khi tăng ga lên tối đa. Chiếc thuỷ động cơ của chúng tôi giờ đây như mới, tôi bảo đảm ngay đến ông chủ hãng Kiloska Ấn Độ có thấy cũng không dám nghĩ đó lại là từ sản phẩm của mình.
Máy được lắp đặt vào vỏ thuyền xong xuôi, chúng tôi chuẩn bị cho bữa tiệc khao quân trên sông nước. Thức ăn đã được bầy ra ở khoang trên, rượu, thuốc lá đã sẵn sàng. Tôi mường tượng chút nữa đây, vừa cầm lái cho thuyền vun vút trên sông, vừa nâng ly chúc tụng nhau cho bõ những ngày mồ hôi chảy ...
Đến giờ hoàng đạo, anh thợ máy lệnh cho tài công quay máy. Tôi đứng cạnh anh, chờ sai bảo khi cần. Máy nổ rộn ràng tựa tiếng vỗ tay chào mừng của một đám đông. Anh thợ máy ra lệnh tiếp cho tài công gài số tới và kéo ga ... rời bến. Thuyền giật lên chuyển mình. Tất cả mọi người hoảng hốt ! Thay vì thuyền tiến lên rời bến, thì nó lại thụt lui thật mạnh ... suýt gây tai nạn phía sau ... Anh thợ máy hoang mang suy tính ... Tôi trấn an ; - Thôi thì ... ta vừa bàn vừa nhậu ... Thịt rượu sẵn sàng rồi ...
Kiểm tra thật kỹ từng động cơ qua hộp số đến chân vịt ... không có gì sai sót. Vậy nguyên nhân từ đâu ? Máy vẫn nổ nhẹ nhàng khi khởi động ... Tắt máy để kiểm tra thật kỹ vẫn không thấy gì bể gẫy ... Thôi đây rồi ... Tôi chợt hiểu ; Tất cả chỉ tại cây cốt cam ... Một thứ : “Râu ông nọ cắm cằm bà kia “ Từ những kiểm tra thực tế đó, tôi đi mua ngay một cái chân vịt trái chiều. Cuối cùng thuyền của chúng tôi : Lui tới ngon lành như bao thuyền khác. Nhưng khi kiểm tra về tốc độ ... mới thật là số Dách ! ... Máy mạnh thuyền chạy nhanh là chuyện rất bình thường. Trong trường hợp thuyền của tôi chỉ có chúng tôi mới biết : nó mạnh nhỡ cặp cylinder và piston quá khổ ! ...
Chúng tôi ghi danh vào Hợp Tác Xã Đánh Cá Nhà Bè. Từ một người mất chỗ đứng trong xã hội “xhcnvn” giờ đây tôi đã trở thành Thuyền Trưởng kiêm Thợ Máy và “ chỗ đứng của tôi nhất định là trên con thuyền “ này rồi ! ! ... Vợ tôi là chủ phương tiện đánh cá này, hay nói cho oai là Chủ Tầu đánh cá ! Lương, em trai vợ tôi là tài công, cô vợ tôi, chị gái tôi, em gái vợ tôi là thuyền viên ! ... Thành lập một danh sách như thế để đi ghi danh hành nghề đánh cá, tôi mới thấy một khoảng trống không thể nào chấp nhận được ! Bạn đi đánh cá ven biển thì có thể là đàn ông, đàn bà, già trẻ gì đều được ráo ... Nhưng chỉ có 2 mống đàn ông là không thể được ! ! ! Khi ra khơi lỡ một người ốm đau thì sao ? Cuối cùng chúng tôi phải rủ thêm anh Bình, một bạn hàng xóm tham gia, với điều kiện anh phải góp vào 5 chỉ vàng. Đây chỉ là điều kiện chúng tôi cầm chân anh mà thôi. Cho đến lúc đó, thông thường vượt biên vẫn phải là 3 “ cây” trở lên, điều kiện chúng tôi đưa ra làm anh ngỡ ngàng ... Dĩ nhiên là anh mừng húm, bắt ngay.
Kể từ lúc đó chúng tôi chăm chỉ hành nghề ! Nếu ai tinh ý sẽ thấy chúng tôi xuất bến ra khơi kể cả các ngày giông gió lớn. Đi đi về về đến độ sạp đường, đậu, bột của vợ tôi tại chợ Hoà Bình cứ mỗi ngày một teo lại. Thực ra những ngày ra khơi là tập cho quen để không say sóng, tập nhảy sóng ra sao, tập đoán thời thiết bằng cách nhìn ráng trời, mây, nước, và cũng là quan sát địa hình cũng như thực trạng hoạt động của biên phòng và của các tàu đánh cá quốc doanh. Buổi tối, tôi thường neo thuyền và đăng ký tạm trú tại bến công an biên phòng cửa sông Rinh. Mỗi lần được phép đi đánh cá là phải mua cá để khi về có cá bán cho Hợp Tác Xã, hay ít nhất cũng phải có chút đỉnh làm quà cho biên phòng và công an dọc bờ sông. Năm 1986, Tường Vân em gái của vợ tôi được người anh họ đưa đi đã đến bến tự do. Từ đảo Galang cô gửi thư về, ngầm chỉ đường cho tôi tìm gặp người taxi chở cô.
Nắm rõ tình hình, tôi ra bến xe mua vé đi Bà Rịa, đem theo xe đạp. Còn cách Bà Rịa 18 cây số, tôi xuống xe, đạp khoảng hai cây số, tôi thấy một xe nước mía bên đường, ghé vào nghỉ chân, kêu một ly nhâm nhi giải khát, nhìn sang bên kia đường ... Tôi tìm thấy một căn nhà tranh vách đất, trên vách gần cửa có trổ một cửa sổ tròn, nhìn qua bên phải có một trạm sửa xe màu xanh dương. Băng qua đường tôi đi thẳng đến căn nhà tranh.
Từ sân nhìn xuyên qua nhà vào tận bếp, tôi thấy một người đàn bà và một đứa nhỏ, tôi mạnh dạn lên tiếng như một người quen :
- Chị Cang ơi ! Anh Cang có nhà không ?
Người đàn bà bế con ra ngó tôi lom lom :
- Anh ... mà xin lỗi..Anh là ai ?
- Tôi là anh của cô Vân - Cô Vân nào cà ? ... Mà anh tìm anh Cang có chuyện gì không ?
Tôi nghĩ người đàn bà này thật khôn ngoan, kín đáo, biết rõ việc của chồng mà chị ta vẫn vờ như không biết.
- Cũng có chút việc muốn nói với anh ấy, chị có biết bao giờ anh ấy về không ?
- Mọi khi giỡ này về rồi, còn hôm nay thì tôi không biết.
- Thôi được ! Tôi ra ngoài một lát, chút nữa tôi quay lại vậy !
- Tôi vừa quay ra thì chị vợ reo lên ; - kìa, anh ấy về rồi.
- Tôi thấy một anh chàng thanh niên khoảng gần 30 tuổi từ ngõ bước vào sân, dáng đi vững vàng chắc nịch, khổ người cao to cân đối, nước da nâu bóng nhẫy, rõ ra một người suốt ngày sống với sóng gió thiên nhiên. Nét phong trần phóng khoáng của anh khiến tôi có tình cảm ngay khi gặp mặt.
Thấy tôi, đôi lông mày Cang hơi nhíu lại, thì chị vợ lên tiếng :
- Anh đây là anh của cô Vân - Làm sao anh biết mà ra đây ?
- Em tôi viết về giới thiệu cho tôi, mấy tháng trước cô ấy đã ở đây vài ngày, nên tôi ra đây để cám ơn anh chị.
Hình như Cang còn do dự, chưa đủ tin, tôi tung thêm đòn tối hậu :
- Lúc mới đến đây nhìn thấy chị Cang, tôi đã hoàn toàn tin là tôi đã đến đúng nhà và tìm đúng người, vì chiếc áo sơ mi mà chị đang mặc, chính là chiếc áo quen thuộc mà ở nhà em Vân thường mặc.
- Đến lúc ấy Cang mới chịu đưa tay ra bắt tay tôi và vui vẻ mời tôi ngồi uống nước.
Lúc đó đã quá trưa, chị Cang nhanh nhẩu dọn cơm và mời tôi cùng ăn với anh chị. Xong bữa thì chúng tôi đã thực sự thân tình. Anh pha hai ly cà phê rồi kéo tôi ra sau nhà ngồi dưới gốc điều (đào lộn hột) xum xuê rợp bóng. Tôi hỏi anh :
- Bữa trước cá lớn của anh Diệm nằm có xa không ?
- Khoảng một giờ taxi thôi.
- Từ đấy ra biển bao xa ?
- Gặp lúc nước ròng cũng chỉ khoảng một giờ đồng hồ - Có thể tìm được bến khác tốt như thế không - Ăn thua là cá lớn, lớn hay nhỏ thôi, nếu chỉ bằng của anh Diệm thì vùng này thiếu gì vũng có thể làm bến.
Tôi đề nghị anh Cang cho tôi đi chơi một vòng, nhân tiện thăm cho biết bến của anh Diệm ra sao. Cang lấy đưa tôi một bộ quần áo của anh để tôi “ giả dạng thường dân”, mặc dù bộ quần áo của tôi đang mặc trên người chẳng đáng giá gì.
Trên chiếc Tam bản, tôi ngồi đằng mũi, cũng hờ hững cầm theo một mái chèo. Cang ngồi lái, con thuyền uốn lượn đưa tôi đi như đi trong một mê hồn trận. Thật là một vùng trời nước mênh mông luồn lách dọc ngang chằng chịt, nếu không phải là người địa phương, đã vào đây cầm chắc sẽ lạc lối, khó tìm được đường về. Ấy thế mà Cang luôn miệng giải thích chỗ này là gó ếch, chỗ kia là vũng cua ...
Lúc này nước đang dâng lên và bóng tồi bắt đầu phủ xuống. Chúng tôi ra về, đêm đó tôi nghỉ lại nhà Cang.
Sáng sớm hôm sau, theo đề nghị của tôi, Cang đưa tôi ra biển. Cũng may lúc đó nước vẫn còn ròng, nên khoảng hai tiếng sau thì tôi đã nghe tiếng sóng biể rì rào. Cửa rạch mỗi lúc thêm mở rộng ... Trước hình như có một cái đảo chặn ngang tầm mắt. Cang bảo chúng tôi đã ra đến biển – Vì lúc này nước đã hết ròng, mép nước biển cũng đã rút ra xa, nên mới thấy được trọn vẹn cả bãi bùn lẫn cồn đất đang bồi. Lúc nước lớn mặc cồn hoàn toàn chìm dưới mặt nước sâu khoảng ngang thắt lưng – Tuy nhiên các lùm cây vẫn xanh um. Chúng tôi bơi xuồng vòng ra phía ngoài mặt cồn cạn. Quả thật chúng tôi đã hoàn toàn ra khơi, nhấp nhô đây đó những con thuyền đánh cá. Xa xa về bên trái là một dốc đá, trên đó thấp thoáng có một ngôi chùa, Cang cho biết ngôi chùa bỏ hoang từ lâu, bây giờ chỉ là chỗ nghỉ trưa, ăn cơm của những người mò cua bắt ốc. Ngay bên dưới chỉ là vũng bùn, nên tất cả những ghe cào cũng lánh xa. Xa hơn nữa là cửa sông Rinh, mà bên kia là đồn công an biên phòng nằm gần như dựa vào chân núi lớn Vũng Tàu. Về bên mặt chúng tôi, lác đác những hàng cột đáy, càng xa về huyện Duyên Hải và Vam Láng cột đáy càng thêm dày đặc.
Lúc trở về, vì là nước dừng và cạn nên chúng tôi phải chèo thuyền rất vất vả, phải mất một thỡi gian dài gấp hai lần chuyến đi, mới về đến nhà. Tuy vậy có một cái lợi là tôi quân sát được độ nông sâu của con rạch, căn cứ vào các thân cây để lại vết bùn rêu bám vào khi nước lớn. Trước khi rời nhà Cang, tôi hỏi ; - Sao anh không tự lực làm một mình mà phải dựa vào người khác ?
Tôi thấy anh cũng tháo vát lắm mà !
- Chúng tôi chỉ mới đến đây đây được vài năm thôi nên không quen biết nhiều.
Về lại Sài Gòn tôi tìm mua được một bản photocopy bản đồ hải hành thuộc vùng cửa sông Rinh để nhận định được rõ vị trí mà tôi và Cang đã đi suốt một ngày rưỡi trên thực địa. Tôi thấy có thể chọn vùng này làm nơi xuất phát. Tôi đem dự kiến của tôi bàn lại với ông già vợ và trình bầy khái quát ; Buổi đi biển chót, không về bến, đợi đến tối khuya khi nước lên, dẫn thuyền vào lạch mất một giờ, bốc dầu, bốc lương thực, bốc người tối đa một giờ, quay thuyền trở ra biển thêm độ một giờ nữa, là khoảng độ 3 tiếng đồng hồ tất cả. Như vậy khoảng 3 giờ 30 sáng thuyền sẽ thong thả ra khơi, như bất kỳ một thuyền đánh cá nào khác. Nghe xong ông già vợ tôi phản bác ngay :
- Vẫn hoàn toàn bị động ! Này nhé, từ lúc bắt đầu vào lạch là lúc thuyền trở nên bất hợp pháp, ba giờ là tối thiểu, lúc nào thuyền cũng bị lệ thuộc vào con nước, ba giờ đầy bất chắc cho thuyền không phải là ngắn ngủi. Nếu thuyền không gặp rủi ro, nhưng nhóm taxi gặp phải thì thuyền vẫn bị vạ lây, không có cách nào gỡ ra được ! Tại sao ta không đem điểm xuất phát ra tuốt bên ngoài ?
Tôi chợt hiểu :
- Như vậy con có thể chọn điểm ở gần cồn cạn ?
- Tại sao không chính là cồn cạn ?
- Lúc nước lên cồn cạn bị ngập nước.
- Càng tốt, nhóm taxi càng không thể lên đổ người lên đó rồi rút trước, mà sẽ ẩn kỹ trong các lùm cây trên đó.
Tôi hiểu ý ông già vợ, lúc nào cũng muốn bảo vệ thuyền, và còn muốn nhóm taxi tham dự vào công việc để bảo đảm sự thành công. Tôi kể cho ông nghe về chuyện gặp gỡ của tôi với Cang – và ý muốn của tôi sẽ nhờ Cang ... Sau khi hỏi tôi về tính tình, gia cảnh của anh, ông đồng ý với tôi nên nhờ Cang là phải.
Tôi bèn nhờ ông hôm sau đi gặp Cang để bàn chi tiết, kể cả tiền bạc. Kết quả ông mang về thật hợp lý và tốt đẹp.
Nhằm làm cho Cang lên tinh thần bằng cách tạo cho anh ta một hy vọng « Bắt được cái mối lâu dài », khi gặp Cang ông đóng vai Người Chuyên Tổ Chức. Ông hỏi Cang có dám đưa nguyên một nhóm taxi ra hẳn ngoài biển không ? Cang nhận và nói đến số đầu không quá 20, bởi lẽ chỉ riêng anh chị em ruột của anh ta có tới 5, thêm vào là ông bố vợ với hai người em vợ. Về phần giá cả Cang chỉ xin 2 chỉ mỗi đầu. Ông đồng ý với điều kiện là không được đổ khách xuống bãi. Ông còn tố thêm là sẽ thưởng thêm 1 chỉ cho mỗi đầu khách nếu “ ráp nối” thành công. Ngoài ra nếu chẳng may không ráp nối được, taxi phải cố gắng đưa khách về an toàn sẽ được hưởng 2 chỉ tiền công lần về. Công lần đi thanh toán ngay khởi sự.
Chúng tôi cũng thoả thuận nhờ Cang mang dầu ra dấu ngoài biển, mỗi can 30 lít với giá 1 chỉ. Trong khi giá bình thường trong đất liền một chỉ mua được gần ba chục can.
Nước ngọt để uống cũng vậy : 1 chỉ cho mỗi can 30 lít. Cang lý luận : Gánh dầu hay nước ngọt ra biển bị bắt cũng tù như tội tổ chức vượt biên ... Để tiết kiệm tiền về vụ nước, tôi lập tức ngăn phần mũi nhọn của thuyền thành một hầm nhỏ chứa nước. Ốp hai lần gỗ, ở giữa chèn chấu khô cho nước không thấm, vách ngăn với khoang thuyền tôi đặt một vòi nước cho tiện. Phía trên bên ngoài tôi cũng mở ra một nắp như các hầm thuyền khác. Trong hầm này từ đó lưu trữ thường xuyên 5 cây nước đá 50 ký (5x50=250 lít). Đó là tiêu chuẩn nước đá được đem theo cho các thuyền đánh cá. Thể tích của hầm trên 400 lít, ngày khởi sự chúng tôi sẽ đổ thêm nước cho đầy. Như vậy cộng với một phuy 200 lít được phép có trên thuyền, chúng tôi có trên 600 lít nước ngọt, dư cho cả 20 người trong cuộc hành trình.
Nhờ sự quen biết của gia đình, chúng tôi mời được một Trung Uý hải quân xưa kia phục vụ trong đơn vị tuần duyên VNCH dậy cho chúng tôi cách đi biển. Tất cả thân nhân trong gia đình chúng tôi, dù trai hay gái đều quây quần ngồi nghe ông chỉ. Từ cách đo toa độ trên bản đồ, cách bố trí vật dụng trước mặt tài công, và lái thuyền theo hải bàn – cho đến cách lái thuyền khi không có hải bàn hay hải bàn bị hư bể ... Nếu trời trong, học cách nhận định đi theo hướng trăng sao. Nếu trời tối mây mù, ta có thể lái theo hướng gió. Ông nhắc chúng tôi : “ Vùng biển Việt Nam có gió mùa, gió nồm thổi từ tây nam qua đông bắc. gió bấc thổi từ đông bắc xuống Tây Nam".
Tìm phương hướng bằng cách nghe tiếng gió : Quay mặt về hướng gió thổi tới, nhẹ nghiêng mặt qua phải, rồi qua trái để nghe tiếng gió thổi ù ù vào tai bên này hay bên kia, nhẹ nhàng điều chỉnh sao cho tiếng ù ù ở hai bên tai can bằng. Lúc đó, hướng mặt ta đang đi chính là hướng tây nam hay đông bắc. Từ vị trí hướng vừa tìm được, điều chỉnh mũi thuyền lên hay xuống bao nhiêu độ cho đúng với hướng đi là chuyện quá dễ dàng. Dĩ nhiên theo cách này còn cần đến một dụng cụ chia góc số theo hải bàn được phóng lớn cho dễ nhìn và dễ lái. Chúng tôi bèn lấy cái mâm nhôm cũ đang dùng trên thuyền, lật úp xuống khắc vào đáy, đoạn bôi đen nham nhở để nguỵ trang, khi cần chỉ một miếng giấy nhám chà sạch, đáy mâm sẽ hiện rõ ràng nét khắc mầu đen. Khi xử dụng, nó sẽ được đặt úp dưới một sợi dây căng thẳng dọc theo chiều từ mũi xuống đuôi thuyền.
Khi nói về bão, ông cho chúng tôi biết đa số các trận bão thổi vào bờ biển Việt Nam thường xuất phát từ Thái Bình Dương thổi qua đảo Midanao – Phi Luật Tân. Vì nước ta ở bắc bán cầu nêu chiều xoáy của chúng theo kim đồng hồ, vì vậy hướng chúng lúc đầu như sẽ chạy thẳng vào Sài Gòn Vũng Tàu nhưng rồi thường chệch hướng dần dần thổi vào miền Trung, có khi vào miền Bắc, và có khi sang hẳn tới miền miền Nam Trung Hoa. Tránh bão tốt nhất là càng ra xa bờ càng tốt, vì gần bờ, bị sóng dội ngược rất cao. Xa bờ sóng dù cao nhưng khoảng cách từng đợt này đến đợt khác rất xa, nên độ dốc của nó trở thành thoải hơn, không đáng sợ ...
Chúng tôi được đặt câu hỏi ; - Khi gặp bão nên lái thế nào.
- Bình thường ta có thể cưỡi sóng đi, đi ngược sóng, nhưng gặp bão sóng quá lớn thì không thể đi được, đành phải xuôi theo sóng gió. Có điều cấm kỵ cần nhớ để giữ cho thuyền không bị lật úp chớ bao giờ đưa sườn thuyền ra hứng một đợt sóng lớn.
- Đó là trường hợp máy thuyền còn chạy, còn xử dụng được bánh lái. Trướng hợp máy thuyền chết thì sao ?
- Phải thả dù thôi ... Vài trường hợp máy bay phản lực phải tung dù ra sau đươi khi đáp xuống một phi trường có phi đạo ngắn, để giảm bớt tốc độ của máy bay. Vậy ta cũng phải áp dụng một động tác tương tự. Trên thuyền có vài cần xé đựng hải sản là chuyện bình thường, ta nên mua sẵn ba cái mới cho chắc ăn. Dùng ba hay bốn đoạn dây thừng bằng nhau, buộc vào miệng cần xé, những đầu kia cột chung lại, thế là ta có được một cái dù rồi. Khi hữu sự kết chung ba cái lại thành từng một chùm, cột thật chắc những đầu dây dù kia vào đuôi thuyền, rồi thả cả chùm dù xuống nước. Dù cần xé bằng tre tươi nhưng bao giờ cũng nổi mà chỉ nổi lập lờ dưới mặt nước. Bây giờ thuyền của ta là vật nổi trên mặt nước, hứng gió như những cánh buồm, bị sóng gió đẩy trôi đi nhưng đuôi thuyền phải kéo ba cái cần xé nên sức trôi của thuyền bị giảm đáng kể. Cái lợi quan trọng ở đây là mũi thuyền luôn đi trước, đuôi thuyền đi sau, và không bao giờ có trường hợp thuyền đưa sườn ra hứng sóng.
Một câu hỏi về vấn đề khác ;
- Thuyền đang chạy trên đại dương, chung quanh có những tàu thuyền khác, làm sao để biết cái nào đang đuổi bắt mình ?
- Ta đổi hướng một góc độ nào đó, thuyền đuổi bắt tất cũng đổi hướng theo.
- Gặp trường ho8p. Bị đuổi bắt, phải làm sao - Tất nhiên phải tăng tốc tối đa, lúc này tốc độ là điều ăn thua nhất. Ở ngoài biển ta có nhiều ưu điểm hơn họ, thuyền ta càng chạy nhanh ta càng bỏ xa bờ, hiểm hoạ bị bắt càng giảm đi. Ngược lại phía đuổi càng lâu càng bất lợi, bởi lẽ lượng dầu chạy máy của họ rất ít không thể so với ta. Mặt khác 100 toán đi tuần thì đủ 100 % toán bớt dầu để ăn nhậu hay chia chác ... Nên lúc nào họ cũng sợ không đủ dầu để trở về, thế nên họ không dám đuổi xa đâu !
- Nếu bị đuổi trong khi thuyền còn đang trong sông rạch ?
- Ta phải bắt chước lối chạy của kẻ cướp giựt. Đang chạy nó bỗng quay ngoắt vào một con hẻm, đợi cho cảnh sát đuổi quá trớn nó quay ra chạy ngược lại hướng cũ. Ở đây nếu bị biên phòng đuổi ta phải cố chạy ra biển, lỡ bị đuổi rát, nhắm một con lạch nhỏ, một lùm cây rậm rạp, tắt máy ngay rồi lao vào ẩn kín. Khi biên phòng vượt qua cho máy nổ lại tìm đường khác cố chạy ra biển ...
Ngoài ra ông nhắc chúng tôi : Tại Đông Nam Á, các trại tiếp nhận thuyền nhân đều đã tuyên bố đóng cửa, nhiều thuyền đến sau ngày đóng cửa đang gặp khó khăn – Tuy nhiên vẫn còn hai nơi ; Một là Nhật Bản từng tuyên bố cho 10, 000 thuyền nhân đến định cư tại Nhật, nhưng mới có 3, 500 người nên chắc họ sẽ tiếp đón dễ dãi. Hai là tại Philippines, tuy cũng đã tuyên bố đóng cửa, nhưng vẫn còn căn cứ Không Quân Mỹ Clack và căn cứ Hải Quân Mỹ tại Vịnh Subic, đó là những ngọn hải đăng !
Chúng tôi muốn tới Mỹ nên chọn Philipine khi chấm toạ độ ông Trung Uý nhắc :
- Cứ nhắm thẳng theo cánh tay tượng Đức Chúa Giê-Su đang dang tại núi hải đăng Vũng Tàu cho thuyền ra khơi, ta sẽ đụng Côn Đảo. Để tránh vùng hành nghề của các vùng đánh cá quốc doanh dù muốn đến mục đích nào cũng nên đi ngược lên phía bắc Côn Đảo, ra đến đường hàng hải quốc tế rồi hãy bẻ góc đi về hướng muốn tới. Ví dụ bẻ góc Tây Nam để Singapore, Malaysia, v v ... Muốn đi Philippines cũng vậy, từ phía bắc Côn Đảo đến Philippines theo đường gần nhất phải chui qua hai nhóm đảo của Trường Sa. Giữa hai nhóm đảo này có một hành lang rộng rãi. Lúc này bộ đội Việt Nam đã chiếm đóng một đảo tại phía bắc hành lang này. Đối diện, về phía Nam hành lang cũng có một đảo bị Quân đội Trung Cộng chiếm đóng. Hai bên này vẫn hằm hè nhau nhưng không bên nào muốn nổ súng trước. Muốn đến Philippines qua ngả này phải canh cho thuyền đi ngang qua hành lang vào ban ngày để cả hai bên đều nhìn thấy rõ “ đây chỉ là thuyền vượt biên”. Tuy nhiên cứ theo đường hàng hải quốc tế về phía tây nam, sẽ gặp nhiều dàn khoan dầu của các nước dọc theo lối đi. Hơn nữa đi lối này trên một chặng đường dài như thế, sẽ gặp rất nhiều tàu thuyền qua lại, có nhiều hy vọng được tiếp cứu và tương đối an toàn. Ông Trung Uý còn nhắc chúng tôi nên đem theo một cái Radio chạy pin, chủ yếu để nghe tin tức thời tiết.
Dĩ nhiên còn rất nhiều điều hữu ích cho những người đi biển mà ông Trung Uý đã dậy cho chúng tôi suốt hai ngày. Trên đây tôi chỉ kể một số vấn đề thật đặc biệt cần thiết cho cuộc vượt thoát thành công, và cho cả sự an nguy của chính mạng sống bản thân chúng tôi.
Cho đến lúc đó tôi mới kịp nhìn lại bao lần thất bại trước đây của tôi, của vợ tôi và của tất các người tôi quen biết mới thấy ; Quả thật chúng tôi đã nhắm mắt làm liều một cách thật ngây thơ, khờ khạo ...
Cuối tháng 08/1988 tôi dự định giã biệt quê hương, nên xin xuất bến vào ngày 27 – Nhưng không được nhà cầm quyền địa phương cho phép, họ bảo : Nghỉ ăn lễ độc lập xong hẳn đi. Ai cũng nhắm vào dịp lễ Tết, các cơ quan, cán bộ say sưa, lơ là để thừa cơ trốn chạy. Thực ra tôi cũng nhắm vào dịp 02/09. Cuối cùng đành chọn vào đêm 7 rạng ngày 08/09, một đêm tối trời ...
Cuộc “ Hành Quân Đêm” của chúng tôi xuất phát vô cùng thuận lợi – diễn ra từng bước đúng như tính toán trước. Thuyền của tôi chiều ngày 7 tháng 9 vẫn về cửa bến sông Rinh như thường lệ, vẫn vui đùa ăn nhậu như mọi ngày, nhưng mọi thứ cần thiết cho chuyến đi vẫn được kín đáo, sắp xếp, kiểm soát ... Sáng hôm sau, thuyền của tôi vẫn ra khơi ngay từ đợt đầu tiên trong lúc trời còn chưa sáng rõ. Từ ngoài xa, ngồi trong khoang tôi dùng ống nhòm kín đáo quan sát « Những hoạt động tại điểm » trong khi thuyền thả cào chầm chậm di chuyển vào cồn cạn ... Khi nhận được tín hiệu của nhóm taxi đã đầy đủ và sẵn sàng, thuyền liền gác cào, nhanh chóng áp sát và quay ngang để án ngữ tầm nhìn từ biển vào. Chỉ trong vòng 15 phút vội vàng, căng thẳng, nhưng rất trật tự ... Tất cả số lượng dầu, lương thực, và 18 người lớn nhỏ đã nằm gọn ghẽ trong khoang thuyền, và nhóm taxi cũng lần lượt phân tán khuất sâu trong các con lạch.
Tôi thở ra một hơi thật dài nhẹ nhỏm ... trong lúc con thuyền tiến ra xa ... xa ... xa mãi.
Vào lúc 7 giờ sáng hôm đó trong một bãi kios tại bãi Vũng Tàu, gần đồn biên phòng, mũi hải đăng với tờ giấy vừa xuất viện (nằm bệnh viện) trong túi, và cuốn « Bố Già » mới phát hành tại Sài Gòn trên tay, ông già vợ tôi ung dung ngồi trước một cái phin cà phê thong thả nhỏ giọt. Người ta tưởng ông đang say sưa với cuốn truyện, thỉnh thoảng lật từng trang ... Nhưng thực ra ông đang để hết tinh thần vào thính giác và thị giác quan sát ngoài biển, và nhất là những động tĩnh của đồn biên phòng ...
Mười giờ ông vui vẻ ra về ... Tìm gặp Cang để bác cháu hàn huyên. Sau này Cang còn có dịp tìm ông vài lần để cám ơn ông đã giới thiệu cho anh vài người bạn của tôi tại bãi sông quận 8.
Chúng tôi đã vượt qua Côn Đảo an toàn, đã gặp đường Hàng Hải Quốc Tế và vẫn đang theo con đường đã chấm toạ độ đi tới Philippinse thì khoảng 11 giờ sáng hôm sau, trong bản tin thời tiết loan báo một trận bão xuất phát từ ngoài biển Trung Hoa Lục Địa tiến về hướng Tây Nam. Nếu ít giờ sau bão tràn tới mà thuyền của tôi vẫn còn giữ hướng đang đi, thì sóng gió gần như đập thẳng vào hông thuyền « Gặp điều cấm kỵ đây rồi ! ! ! » ... Tối quyết định tức khắc phải đổi Hướng : bẻ góc cho thuyền đi xéo dần dần về gặp lại (và đi theo) đường hàng hải quốc tế để hy vọng :
a) – Lúc đó gió bão sẽ đẩy thuyền đi nhanh hơn
b) – Tránh tình trạng sóng đập vào hông thuyền (nếu theo hải trình cũ)
c) – Trên đường hàng hải quốc tế có hy vọng nhận được sự tiếp cứu của các tầu lớn.
Chiều hôm ấy quả nhiên bão đã tràn tới sau lưng, đẩy thuyền chúng tôi chạy như tên bắn ... Tiếp theo tức thì, sóng biển dềnh lên cuồn cuộn ... Thuyền bị nâng lên thật cao ... cao ngất ... .rồi từ độ cao chót vót ấy ... lao ào ... .xuống thung lũng đen ngòm phía dưới khoang ... Riêng tôi, lúc này chỉ mong sao cho máy thuyền đứng chết ... Bóng tối cũng mau chóng trùm kín, sấm chớp giăng giăng ngang dọc ... chúng tôi đã thấy thấp thoáng ánh sáng lửa bập bùng xa xa, hình như từ một dàn khoan nào đó. Khoảng nửa đêm, sóng gió quay cuồng, mưa đổ như trút ... sấm chớp liên hồi ... Dĩ nhiên thuyền của chúng tôi phải đổi hướng xoay chiều theo sóng gió ... Suốt ba ngày đêm bị vùi dập, thuyền của chúng tôi trôi tới trôi lui, hình như vẫn đứng nguyên tại vị trí cũ, dốm lửa dàn khoan vẫn lúc thấy lúc không. Có vài lần chúng tôi đã toan tính thử cho thuyền sáp gần về phía ánh lửa dàn khoan ... nhưng không thể được ... 12 giờ trưa ngày thứ 55 kể từ khi chúng tôi rời bỏ quê hương, và là ngày thứ 3 khi gặp bão gió, gió mới dịu lại ! Tứ lúc ra đến đường Hàng Hải Quốc Tế, chúng tôi đã gặp không dưới 10 chiếc tầu dân sự to lớn, mang cờ hiệu của nhiều quốc gia ngược xuôi, chúng tôi đều ra dấu cứu vớt, nhưng họ cố ý làm ngơ. Khoảng 4 giờ chiều, đột nhiên tôi nghe Lương La lên ; - Cái tàu đằng sau hình như đã dừng lại !
Tôi nhìn lại, quả thật một ngọn núi sắt sừng sững hiện ra trước mặt tôi :
- Chúng ta được cứu rồi ! ! !
Suốt ba ngày đêm bị bão táp vúi rập, trừ những đứa trẻ vẫn ăn ngủ, bú sữa bình thường, còn hầu hết hành khách của tôi đều mệt mỏi, say sóng, không ăn và nằm bẹp dí ... Bây giờ mới chỉ nghe được tiếng “ Có tầu cứu” là tất cả đều nhỏm dậy và leo lên boong. Các chị, các cô bế ngay mấy đứa trẻ, nâng cao để những người trên tàu trông thấy. Tôi thấy thuỷ thủ trên tầu ra dấu cho thuyền tôi tới gần đống thới họ thả thang sắt xuống ...
Sóng lúc đó vẫn còn khá lớn, con thuyền dềnh lên thụt xuống, khi vừa áp sát đã đụng nhẹ vào thành tầu kêu lên răng rắc như muốn bể toang. Cho thuyền lui giật ra tôi cố ghìm giữ cho thuyền chỉ tiếp xúc với tàu bằng mũi. Trước đó chúng tôi đã căng sẵn một dây thừng lớn từ khoang ra đến cọc mũi làm chỗ vin và móc dây an toàn. Nhờ đó sự di chuyển bây giờ tương đối an toàn. Theo lệnh từ trên tàu đưa xuống : Người ít tuổi sẽ ưu tiên lên tàu trước. Do đó, con gái tôi mới 7 tháng tuổi được cậu Lương và chú Bình, người bế kẻ dìu, thận trọng từ khoang thuyền ra mũi, đợi đúng lúc thuyền dềnh lên mới chuyền cháu cho hai thuỷ thủ, đứng sẵn ở bậc cuối thang sắt, cùng đưa tay đỡ lấy cháu ... Tôi nghe một loạt pháo tay rộ lên ... của những người trên tàu đón mừng cháu ... mà chảy nước mắt dài ... Tôi khóc..Quả thật cho đến lúc ấy tôi mới khóc ... khóc, vì ... mừng vui ! ! ! Đến lượt thằng con trai của tôi gần 4 tuổi, vùng vằng không chịu lên tàu, khóc lóc la hoảng đòi về nhà bà ngoại. Người thứ ba là một cháu gái tên Thuý (hiện là sinh viên của đại học UCL). Lương và Bình cố móc dây an toàn lần lượt dẫn từng người từ khoang ra mũi để rời thuyền. Người khách cuối cùng là bà Chín, cũng là người lớn tuổi nhất trong chuyến đi, run rẩy sợ hãi vì thuyền dềnh lên thụt xuống, ra đến mũi sắp được kéo lên thang ... loạng quạng sao đó, té lăn xuống biển ... Nhanh như vượn Lương phóng xuống theo túm được, Bình cũng lao đến tiếp cứu, vớt lên được. Lên tầu bà Chín phải nằm bệnh viện săn sóc 5 ngày mới khỏi (Ông bà Chín hiện định cư tại Boston – Massachussets). Lệnh thuyền trưởng yêu cầu chúng tôi đem lên boong tất cả các dụng cụ hải hành, cũng như tất cả các loại lương thực có trên thuyền.
Sau Lương và Bình, tôi là người cuối cùng, tắt máy, rời thuyền với một tâm trạng bâng khuâng, dào dạt. Đặt chân lên boong tầu, lúc đó là 5 giờ 30 chiều ngày 12 tháng 9 năm 1988. Tôi nhìn xuốt lượt 21 người “ cùng hội cùng thuyền” với tôi, Bà Chín, cô Lan và cháu gái 5 tuổi tên Thuý, Tôi chỉ gặp từ lúc lên thuyền (vì là người của Cang đưa taxi, anh đã năn nỉ vợ tôi cho đi để anh có thêm sở hụi), Anh Bình là bạn hàng xóm, còn lại đều là thân thuộc trong gia đình chúng tôi (Sau này lúc Lương lập gia đình, ông bà Chín nhân dịp này tặng Lương một kỷ vật trân quý. Cô Lan đã nhận bố mẹ vợ tôi làm bố mẹ nuôi và cô đã kết hôn với anh Bình. Chúng tôi đều được định cư tại Mỹ, và hầu hết ở Cali. Chúng tôi thướng đi lại gặp nhau như một nhóm gọi là “ Nhóm Golar Freeze”, lấy tên của con tàu đã cứu vớt chúng tôi trên Biển Đông.
Khi tôi đến chào và trình diện ông thuyền trưởng, ông tỏ ra rất lịch sự và ân cần, ông cho tôi biết ông là người Tây Đức, ôgn rất thông cảm chẳng những với thuyền nhân, mà còn với tất cả mọi người ở Miền Nam Việt Nam nữa. Ông nói ông đã nhìn thấy thuyền của chúng tôi từ xa 9 – 10 cây số. Tứ đằng sau ông quan sát thuyền của chúng tôi rất lâu. Vừa rồi ông đã xem xét cái Mâm Nhôm, một dụng cụ thô sơ nhất của người đi biển, rồi đến cái hải bàn cổ quái “không có kim” (nó đã bị bão vùi dập lăn lóc, nên kim đã gẫy và tấm bản đố Hải Hành vẽ bằng tay (Thực ra là can bằng tay theo kiểu học trò), ông hoàn toàn kinh ngạc và hỏi tôi làm cách nào dẫn thuyền đi đúng hướng, đúng đường và an toàn qua cơn bão vừa rồi. Tôi đã trình bày cho ông rõ là : « Chúng tôi đã được một Trung Uý Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà huấn luyện trong một khoá đặc biệt ... thật kỹ ... và lâu đến cả ... hai ngày lận ! ! ! ». Lúc đó tất cả chúng tôi đã được an toàn trên con tầu Golar–Freeze, một tầu chở dầu, trọng tải 80 ngàn tấn của một đại công ty hỗn hợp Nhật Bản - Phần Lan – Anh Quốc. Chúng tôi được từ cõi chết trở về !
Anh chị em chúng tôi, từ trên boong, nhìn xuống con thuyền bé bỏng, thân thương, hiện không còn người lái đang quay cuồng trên sóng đại dương, va đập vào hông tàu bể vỡ ... và từ từ chìm xuống. Không ai bảo ai, chúng tôi cùng im lặng bùi ngùi, cúi đầu như mặc niệm.
Sóng nước đã hoàn toan phủ kín nó ... Như phủ kín cả một thời trai trẻ, thanh xuân của thế hệ chúng tôi !
Lake Forest, Ngày trọng đông năm Nhâm Ngọ
Tony Dương, C/N 2011/01
VanTuyenNet 2007/03/30
Nguồn: http://hcsvvdhdalat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=550:tabdcanhbuom87&catid=29:the-cms&Itemid=75
Những Chuyến Ghe Đời Mong Manh
Kim Thanh Portland 2016/04/30
Từ
trại tù Vĩnh Phú ngoài Bắc , sau 8 năm ròng rã nhai sắn khô và lao
động gian khổ , cuối cùng , tôi cũng được thả về quê quán Nha Trang ,
năm 1983 , và bị quản chế liền . Quả vậy , phường khóm đã ưu ái sắp
xếp ngay cho tôi công việc quét dọn , vệ sinh tại một hợp tác xã dệt
quôc doanh mà thợ dệt toàn là con gái . Mục đích để các cô , vốn dễ sai
bảo , và tên Thủ Trưởng già , loại Cách Mạng Ba Mươi
, rất hắc ám , kiểm soát và canh chừng tôi mỗi ngày . Trong khi đó , mẹ
và em gái lớn của tôi , Huệ Trân , ráo riết tìm mánh vượt biên cho
tôi , và Kim Trọng , người em kế , Ttrung Uý Giáo Sư Anh Văn Võ Bị , nửa
năm trước đã trốn trại tù cải tạo về sống chui tại gia – cả 2 anh em đều là thứ bom nổ chậm , không thể chứa lâu trong nhà .
Chưa
đầy 1 tháng sau , 2 đứa nhận được lệnh xuất quân . Đi kèm theo là Tú ,
thằng cháu 12 tuổi , con của cô em . Chuyến đi được tổ chức bởi 1 ngư
dân tên Trứ , đồng hương Quảng Bình với Thư , em Rể tôi . Kế hoạch hơi
phức tạp , không chắc ăn . Nghĩa là Trứ sẽ đưa khách bằng ghe nhỏ ra 1
hòn đảo nằm chờ trước , rồi sau đó mới tìm ghe lớn đến bốc đi . Nếu
không có ghe lớn , Trứ bảo đảm sẽ chở tất cả về đất liền , an toàn , và
trả lại tiền đặt cọc .
- 1 -
Đó
là 1 đêm không trăng sao . Tám giờ , Thư chở tôi bằng Honda đến nhà
Trứ trước – nằm dưới chân cầu Xóm Bóng , phía Khu Hà Ra . Sau đó , chở
Trọng , hàng quốc cấm , được cải trang kín mít như một phi hành gia ,
chạy lòng vòng trong thành phố Nha Trang một hồi , để đánh lạc hướng
địch , rồi bất ngờ Thư ngừng lại trước cửa nhà Trứ , đẩy Trọng chui tọt
vào , và biến mất . Trọng thở hổn hển , vì sợ hơn vì mệt .
Chủ
nhà đãi chúng tôi bia , cho ấm lòng chiến sĩ . Hai đứa không nói gì
nhiều , và vẻ mặt nghiêm trọng còn hơn thích khách Kinh Kha khi sắp vượt
sông Dịch sang Tần . Đúng mười giờ , Trứ dẫn chúng tôi ra phía sau
nhà , nơi một chiếc ghe nhỏ và dài giống như một périssoire ( thuyền
thoi ) , đang đậu . Chủ ghe là một ông già trên 65 , ốm tong teo . Sau
này tôi được biết , cứ gần nửa đêm ông già chèo ghe ra các đảo để chặt
củi , sáng đem về bán – điều mà bọn Công An đều rõ – và Trứ sẵn tiện
mướn ông làm tài xế taxi , chở người ra ghe lớn .
Ông
nhét chúng tôi dưới đáy ghe hẹp , trên phủ một lớp gỗ thưa . Hai đứa
phải nằm nghiêng , mặt đối mặt , nghe rõ hơi thở của nhau . Trọng bị
suyễn , nên tiếng thở nghe khò khè , khá lớn . Từ nhà Trứ , tức từ chân
cầu , ra bót Công An đặt giữa một khúc sông Cái , không xa bao nhiêu .
Mười phút sau , ông già cập bót , trình báo . Chúng vẫy tay , cho đi .
Bình thường ghe nhẹ tênh . Đêm ấy , chở theo 2 đứa tôi , tổng cộng
khoảng 120 ký lô , trừ bì rồi , ông loay hoay mãi , không đẩy nổi chiếc
ghe ra khỏi bờ cát . Hai đứa hết hồn , nín thở . Tự nhiên Trọng dứt
tiếng khò khè . Tên Công An nói lớn , giọng Quảng rặt : Choà , bữa ni ông gioà chỏ coái chi moà nẹng rớ hè
( dịch nghĩa : Chà , bữa nay ông già chở cái chi mà nặng rứa hề ) ? Rồi
chiếu đèn pin khắp sàn ghe , dừng lại rất lâu chỗ chúng tôi nằm . Và
sắp sửa leo lên xem thì thằng tà-lọt từ đâu chạy đến báo cáo một việc gi
quan trọng , hắn trở vào đồn . Thằng tà-lọt đẩy ghe giúp ông già . Ghe
đụng nước , chúng tôi nghe tiếng ông thở phào , bỏ nhẹ : Hú día ! Mô Phật . Phần chúng tôi mừng hết lớn , và đọc kinh cảm tạ ơn Chúa . Rồi ông già hối hả chèo đến điểm hẹn , tuốt ngoài khơi .
Mười
lăm phút sau , ghe máy của Trứ xình xịch đến . Hai anh em được chuyển
sang . Trong bóng đêm , tôi thấy trên ghe chở một số khách , trong đó
có thằng cháu Tú , một ông Thượng Sĩ già trường Hạ sĩ quan Đồng Đế
( hỗn danh Thượng Sĩ Heo , vì trước 1975 , ông có trại nuôi heo rất
lớn ) , tôi đã nghe tên , nhưng bấy giờ mới biết mặt , đi với đứa con
trai và một thằng cháu nhỏ , cả 2 khoảng 13 , 14 tuổi . Số khách này ,
Trứ đã giấu kín dưới lòng ghe , và qua bót trót lọt , không bị khám
xét , như những lần ra khơi đánh cá trước kia .
Trứ
cho ghe tiếp tục chạy , và chừng nửa tiếng nữa , đến một hòn đảo nhỏ
mọc trơ vơ giữa biển . Đêm tối quá , nhưng Trứ không dám bật đèn pin ,
dẫn cả đám len lỏi qua một con đường nhỏ ngoằn nghèo , lởm chởm đá nhọn
và chằng chịt dây leo và rễ cây , khiến tôi phải dùng lưỡi lê nhà
binh , mua ở chợ trời , phạt đi bớt . Cuối cùng , lên đến một mỏm đá
rộng . Trứ bảo tất cả nghỉ đêm tại đó , chỉ định tôi làm trưởng nhóm ,
trao nhau mật khẩu , và hẹn đêm mai sẽ trở lại cùng với ghe lớn , bốc
đi . An tâm , tôi hỏi , đây là đâu ? , anh trả lời , vắn tắt : Bãi Trũ .
Bãi Trũ
Bao
nhiêu kỷ niệm thời ấu thơ bỗng trở về rõ nét trong ký ức . Vào năm
1944 , tại những làng mạc chung quanh thành phố , chiến tranh nổ lớn
giữa lính Tây và du kích Việt Minh , đàn bà và trẻ em phải tản cư ra các
hải đảo . Mẹ tôi thuê ghe , đưa 2 con trai đầu ( tôi và Trọng ) , lúc
ấy còn bé tí , và đứa con gái kế mới 3 tháng ( Huệ Trân ) ra Bãi Trũ ,
tránh máy bay và bom đạn của giặc Tây , và tạm trú nhà của người bạn bà
ngoại tôi một tháng . Đó là một xóm hiền hoà , ít dân , phía trước là
biển và bờ cát trắng xoá . Ngày ngày , tôi , Trọng , và mấy đứa cháu bà
chủ nhà đi ra biển tắm , hoặc leo lên mỏm đá này chơi và hái trái chùm
bao ăn . Gần nửa thế kỷ sau , 2 đứa tôi trở lại , nhưng lần này để
trốn chạy giặc Việt Cộng , còn tàn ác hơn giặc Tây gấp bội . Nằm duỗi
thẳng trên một tảng đá lớn , thay giường , mà ôn lại chuyện cũ , tôi
thiếp đi lúc nào không hay .
- 2 -
Giật
mình tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao , nắng chiếu vào mắt , chói
chang . Nhìn quanh , trong một thoáng , không nhớ ra mình đang ở đâu .
Nằm rải rác trên những tảng đá sát bên tôi là năm đồng bọn . Tất
cả được che giấu bởi một vòm cây lá xanh tươi duy nhất , khá kín , từ
bên ngoài khó thấy gì bên trong . Hồi tản cư hơn 40 năm trước , tôi nhớ
cả hòn đảo còn um tùm cây cối , bây giờ chỉ là những tảng đá trọc
lóc , to nhỏ không đều , trơ gan cùng tuế nguyệt . Chắc dân làng , năm
này qua năm khác , đã leo lên chặt hết cây đem về làm nhà , hay đun
bếp .
Tôi
lấy giỏ thức ăn và nước uống , mà đêm qua Trứ giao cho , phân phát cho
mỗi người một ổ bánh mì thịt , 2 viên kẹo bột , và một ca nước . Dặn
mọi người không được nói lớn , vì phía dưới là dân làng , và dĩ nhiên ,
theo VC . Quả thế , nhìn xuống tôi thấy một lá cờ đỏ sao vàng to tướng
treo từ một mái nhà , chắc là trụ sở phường , phất phới bay theo gió .
Thỉnh thoảng vẳng lên nhiều tiếng cười nói ồn ào , có cả tiếng cãi
vã , chửi thề .
Chín
giờ tối , Trứ trở lại mỏm đá . Nghe đúng mật khẩu , tôi và Trọng xuống
đón và nhận thức ăn mới , cũng là bánh mì thịt , và một nải chuối .
Trứ nói nhỏ : Chưa có cá mập ( ghe lớn ) , có lẽ tối mai . Đi
theo Trứ ra đảo lần này là một cặp anh em ruột tuổi độ 20 và 18 , tên
Hùng và Cường , 2 khách hàng mới toanh , nhập bọn với 6 tên phản động
nằm vùng sẵn . Thằng em , cao ráo đẹp trai , chọn tảng đá kế Trọng , Tú
và tôi , dáng vẻ hồn nhiên , nói năng lễ phép , trong khi thằng anh ,
mập lùn , mặt lầm lì , khó chịu . Kế sát tôi là ông Thượng Sĩ già . Ông
bị cảm lạnh , nên quấn khăn trùm kín đầu và cổ , và bất luận đêm ,
ngày cứ mỗi 15 phút , ông ngứa cổ ho lên một tràng sù sụ . Tôi sợ quá ,
nên mỗi lần ông rè rè sắp lên cơn , tôi vội lấy tấm khăn lau vàng ố
của ông , hôi rình , có lẽ lâu ngày không giặt , bịt miệng ông lại ,
không cho ho lớn ( điều mà tôi làm trước cả người hùng Rambo đã dùng
bàn tay che miệng một tù binh Mỹ bị ho vừa được anh cứu khỏi trại giam
VC , khi cả 2 bị địch đuổi theo , trong phim First Blood II , 1985 ) và
bảo Trọng lấy dầu cù là bôi lên và xoa ngực cho ông . Thằng cháu và
thằng con ông thì ngồi giương mắt ngó , với vẻ thích thú .
Cảnh
sống bất thường và đầy lo âu , hồi hộp cứ tiếp tục ngày này qua ngày
khác , nhàm chán . Có những đêm nằm nghe từng tiếng máy ghe ra khơi ,
hoặc đi đánh cá đêm , hoặc tiến về phía những chân trời tốt đẹp hơn , mà
lòng náo nức , lóe lên một tia hy vọng mong manh , chóng tàn , so với
thực tại mịt mùng bóng tối . Có những ngày máy bay quan sát ( L19 , bà
già cũ ) lướt qua , không biết có thấy gì không , nhưng cũng đủ làm
nhức tim . Cả nhóm không thiết ăn uống nữa , không muốn nói năng gì
nữa . Sáng dậy ai cũng ngồi thiền , tư lự , ngó mảng trời xanh xuyên
qua kẽ lá , mà thở dài thườn thượt . Ông Thượng Sĩ Heo ngày càng bệnh
nặng thêm . Vì là trưởng nhóm , tôi phải tỏ vẻ bình tĩnh , để làm
gương , mặc dù nỗi thất vọng thêm ê chề sau mỗi lần Trứ đến tiếp tế ,
với câu thông báo duy nhất : chưa có cá mập .
- 3 -
Sau
6 ngày trông chờ ghe lớn , một buổi trưa nắng gắt , chúng tôi thấy một
bầy con gái trong làng ra biển tắm , đúng ra nhúng nước cho mát , vì
trên người vẫn mặc quần áo bình thường , đùa giỡn ồn ào , phía dưới mỏm
đá . Không gian yên tĩnh , tiếng họ vọng lên nghe rõ mồn một . Ai cũng
sợ , tự nhiên ngồi sụp xuống , nín thinh . Ông Thượng Sĩ Heo bỗng quên
ho . May quá , bởi chỉ cần một tiếng ho , hay nhảy mũi , là bị lộ tẩy .
Lòng tôi như lửa đốt . Khoảng nửa giờ sau , một đứa bỗng chỉ tay về
hướng chúng tôi , nói lớn :
- Trời nóng quá , mình lên lùm cây trên mỏm đá kia ngồi nghỉ cho mát !
- Trời nóng quá , mình lên lùm cây trên mỏm đá kia ngồi nghỉ cho mát !
Nghe
thế , tôi hoảng kinh , đến bên Trọng , ông Thượng Sĩ , và Hùng mở cuộc
họp khẩn cấp bàn kế hoạch đối phó . Ông Thượng Sĩ đề nghị : Hay là mình dùng lưỡi lê bắt một con làm con tin ? Tôi lắc đầu , hỏi : Rồi sau đó mình sẽ làm gì ? Còn những con khác , bộ tụi nó không biết chạy đi và la lên cho Công An nghe ?
Không biết phải làm sao nữa , cả ba đồng ý để tôi toàn quyền hành
động . Tôi bình tĩnh , mà run trong lòng , chờ tai hoạ đến , vì biết
chắc không còn chỗ nào ẩn náu nữa . Tôi ra hiệu cho tất cả , nhất là ba
đứa con nít , hãy ngồi yên .
Một
lát sau , các cô leo lên thật , vừa đi vừa nói chuyện . Thấy chúng
tôi , cả bốn cô bỗng im tiếng , dừng bước , trố mắt , nhìn sửng , nhưng
không hoảng sợ , hoặc rú lên , dường như đã quen cảnh này . Một cô lớn
tuổi nhất , có vẻ tử tế , trầm tĩnh hỏi , giọng Bình Định vừa đủ nghe :
- Bộ mấy nẩu ( các ông ) núp ở đây để dượt biên , phải chớ ?
- Bộ mấy nẩu ( các ông ) núp ở đây để dượt biên , phải chớ ?
Tôi trả lời :
- Đúng vậy . Mấy cô làm ơn đừng báo Công An , phường khóm . Chỉ còn đêm nay nữa thôi , ghe lớn sẽ ra đón đi . Tôi trả ơn bằng một chỉ vàng nghe ...
- Đúng vậy . Mấy cô làm ơn đừng báo Công An , phường khóm . Chỉ còn đêm nay nữa thôi , ghe lớn sẽ ra đón đi . Tôi trả ơn bằng một chỉ vàng nghe ...
Vừa
nói tôi vừa móc túi áo và trao cho cô gái chiếc nhẫn vàng –quà tặng đi
đường của Huệ Trân để ba cậu cháu xài khi hữu sự . Cô lưỡng lự , đưa
mắt ngó đám bạn , ngầm hỏi ý kiến . Ai nấy lặng thinh . Cô gật đầu ,
cầm lấy nhẫn , nói :
- Thôi được , tụi tui không báo cho ai biết . Nhưng mấy nẩu nhớ , từ giờ đến sớm mai thôi nghen . Để lâu , người ta biết , kẹt cho tụi tui . Bây giờ tụi tui dìa nghen .
- Thôi được , tụi tui không báo cho ai biết . Nhưng mấy nẩu nhớ , từ giờ đến sớm mai thôi nghen . Để lâu , người ta biết , kẹt cho tụi tui . Bây giờ tụi tui dìa nghen .
Bốn
cô xuống núi , tôi đứng ngồi không yên , sợ họ phản phé . Thời buổi
này , làm sao tin được ai ? Rồi tự an ủi : chối cũng không xong , thà
khai thật tội vượt biên , nhẹ hơn là tội phản động , âm mưu trốn ra đảo để đánh phá Cách Mạng .
Đành phó mặc cho mệnh số . Chuẩn bị tinh thần và chờ Công An lên hốt .
Chờ mãi , không thấy động tĩnh gì , mới dám chắc các cô đã giữ lời
hứa .
Tối
đến , Trứ lại ra tiếp tế , như thường lệ . Vẫn không có cá mập . Tôi
vắn tắt thuật cho Trứ nghe câu chuyện bị bại lộ buổi trưa . Nhưng anh
vẫn câu giờ , hẹn tối mai , chắc chắn sẽ có ghe lớn . Tôi bực quá , ra
tối hậu thư : Anh hứa lèo quá nhiều rồi . Chúng tôi không thể tin và
chịu đựng được nữa . Ai cũng kiệt sức . Phải chở chúng tôi về đất liền
ngay trong đêm nay . Nếu không , sáng mai chúng tôi sẽ xuống làng
trình diện , và dĩ nhiên sẽ khai tên anh . Tuỳ anh ! Cuối cùng , Trứ phải đồng ý . Và lên kế hoạch : Tôi
cần bốn người biết bơi , tôi sẽ chở qua Nha Trang trước , thả xuống
cách Bưu điện chừng 100 thước , rồi lội vào bờ . Còn 4 người khác , tôi
sẽ đưa qua bót . Bốn người biết bơi giơ tay tình nguyện , gồm
Trọng , tôi , và 2 anh em Hùng , Cường , được sắp xếp ngồi trên khoang
thoáng mát , cởi hết quần áo ngoài giao cho Trứ , chỉ còn quần tắm .
Ông Thượng Sĩ và ba em bé , phải qua bót , bị ém chặt dưới lòng ghe như
cá hộp , như lần trước .
- 4 -
Xong
xuôi , ghe nổ máy trực chỉ Nha Trang . Tôi ngoái cổ , nhìn về phía lùm
cây , mỏm đá , và Bãi Trũ , vẫy tay chào vĩnh biệt , như một cơn ác
mộng . Hai mươi phút sau , đến khu vực Bưu điện và thành phố leo lét ánh
đèn đường . Trứ giục : Nhảy xuống đi . Tôi không chịu : Anh bảo 100 thước , sao còn xa đến 200 thước vậy ? Trứ nói , giọng sợ sệt : Vô sâu thêm nữa , sẽ bị lộ . Hùng lên tiếng : Để tôi lội vô trước , coi tình hình , rồi nhảy xuống trước tiên , bỏ mặc thằng em ở lại với 2 đứa tôi .
Trọng
và tôi bơi song song , gần nhau , liếc mắt trông chừng lẫn nhau .
Cường bơi theo , lúc đầu ngang hàng , cách bên trái tôi độ nửa thước .
Rồi càng lúc em càng tụt dần ra sau , và tôi không còn thấy bóng đâu
nữa . Còn cách bờ khoảng 90 thước , 2 chúng tôi bỗng nghe tiếng gọi
thất thanh của Cường vang lên trong không gian vắng ngắt : Anh Quý ơi , anh Trọng ơi , em đuối lắm rồi , cứu em với . Tôi quay nhìn đằng sau , thấy Cường trồi lên ngụp xuống , và nghe tiếng mếu máo : Anh Quý ơi ! Cứu em với ! Không
hiểu sao , có lẽ vì phản xạ tự nhiên , có lẽ vì thương Cường , tôi bơi
trở lại , về phía em , mà quên rằng mình chưa bao giờ học cách , mà
cũng chưa có kinh nghiệm , cứu người sắp chết đuối , không phao . Trọng
bơi theo sau , la lớn : Đừng , đừng , anh Quý ơi , anh sẽ bị chết theo đó . Lúc
ấy tôi đã đến chỗ Cường rồi , vừa giơ tay trái ra , thì em chụp liền ,
giật mạnh xuống và toan ôm thân tôi . Tôi hoảng hốt , dùng tay phải ,
và lấy hết sức bình sinh , cố đẩy em ra . Tuy trẻ , nhưng đã trải qua
bảy ngày đêm cực khổ trên mỏm đá , chăc Cường không còn sức , hoặc bơi
không khá , hoặc cả 2 , chứ bình thường , tôi nghe nói , người bị nạn
sẽ ôm cứng lấy người cứu , tưởng như 1 cột nhà , nhất là khi đến giai
đoạn trồng cây chuối ( đứng thẳng đơ ) . Sau 1 hồi vật lộn ,
Cường cuối cùng buông tay tôi . Tôi vội vàng đạp nước bơi đi thì em cố
chụp lấy chân , và hụt . Trong đường tơ kẽ tóc . Tôi thoát ra 1 khoảng
cách vừa phải , rồi ngừng bơi , 2 giây , để thở . Vừa lúc ấy , Trọng sà
tới , thấy tôi không nhúc nhích , tưởng cũng đang trồng cây chuối ,
nghĩa là hết cứu nổi , bèn bật khóc . Tôi nói : Anh không sao . Chỉ mệt .
Trọng mừng lắm , đổi thế bơi ngửa , 1 tay khoát nước , 1 tay dìu tôi
bơi theo . Không đến nửa phút sau , có tiếng thét lẫn tiếng khóc của
Cường : Anh Quý ơi ! Anh Trọng ơi ! Cứu em ! Em chết mất ! Rồi im bặt .
Bơi
miết đến bờ cát trống , thấp hơn mặt đường , gần Bưu điện , chỗ có
quán nhậu Gió Khơi Số Một trước 1975 , với hàng thuỳ dương lưa thưa ,
nay bị dẹp bỏ . Lúc ấy , xem đồng hồ thấy ba giờ sáng . Trên đường
không 1 bóng người hay xe . Không thấy Hùng đâu . Tôi bảo Trọng : Bây
giờ còn sớm quá , mình hãy ngồi núp dưới bờ tường kia , chờ đến bốn
giờ rưỡi , rồi hãy đi , giả người đi tắm biển sớm , rồi về nhà Mạnh . Mạnh là bạn thân của tôi , Đại Uý Lực Lượng Đặc Biệt . Về nhà chúng tôi thì xa quá , và không ai chạy bộ vào giờ ấy , sẽ bị lộ .
Đúng
04G30 , trời bắt đầu sáng . Trên đường , đã có người chạy , hoặc đi ra
biển . Hai anh em rời chỗ núp , leo lên đường , và bắt đầu chạy lúp
xúp , như tập thể dục , theo đường Duy Tân , về hướng Xóm Bạch Đằng ,
nơi Mạnh ở . Đi ngang 1 đồn Công An , Trọng bỗng quýu chân , như muốn
khựng lại . Tôi phải liên tục nhắc : Cứ chạy tỉnh bơ , để chúng khỏi nghi .
Cuối
cùng cũng đến địa chỉ của Mạnh , có 2 căn giống nhau và sát nhau , tôi
không nhớ căn nào là của Mạnh . Sau 1 giây lưỡng lự , tôi gõ đại . Một
tiếng Bắc Kỳ 2 nút nhừa nhựa của 1 người đàn bà còn ngái ngủ vọng ra :
Ai đấy ? Tìm ai ? Tôi trả lời : Tôi muốn tìm ông Mạnh ! Vẫn tiếng Bắc Kỳ 2 nút , cộc lốc : Nhà ông Mạnh bên kia !
Chị
Mạnh mở cửa , ngón tay đặt lên môi , ra dấu bảo im lặng , và đẩy ngay 2
đứa vào trong , khoá trái cửa lại . Nghĩa là chị đã nghe những câu đối
đáp từ căn bên cạnh . Mạnh cười cười nhìn 2 đứa , nói nhỏ : Nhà đó là của thằng Công An khu vực , chuyên nhốt người vượt biên . May cho 2 ông , nó mà mở cửa , là tiêu đời . Rồi Mạnh pha cà phê , mời uống . Đưa cho mỗi đứa 1 bộ quần áo , và nói : Chút nữa , tôi sẽ chở Quý về trước , và nói với Thư đến tối qua chở Trọng về .
- 5 -
Mẹ và 3 em gái , Huệ Trân ( vợ Thư ) , Bội Trân , và Huyền Trân , đã biết tin bể mánh
, do Trứ chở cháu Tú đến trả tận nhà , báo cho biết . Cho nên không ai
ngạc nhiên khi thấy Mạnh đậu xe trước ngõ , thả tôi xuống . Hỏi han đủ
chuyện trên đảo , tất cả quay về đề tài người chết đuối , Cường . Khi
thấy tôi cứ ân hận mãi , mẹ bảo : Con đã làm hết sức mình để cứu nó rồi , mà không được , thôi đừng áy náy nữa .
Trong
khi tôi nằm đảo , mẹ đã sai Huyền Trân đạp xe ra xưởng dệt báo tôi bị
bệnh nặng , xin nghỉ 1 tuần . Cho nên , trở về , ngay sáng hôm sau ,
hết hạn nghỉ , tôi phải đi làm lại . Không ai nghi ngờ , vì bảy ngày
đêm kham khổ làm mặt tôi tái xanh , hốc hác thấy rõ . Trừ 1 cô , bạn
của Huyền Trân , tên Thanh , là người ghiền đi vượt biên , bị bắt mấy
bận , nên mũi rất thính . Thấy tôi đâu , cô tủm tỉm cười , thông cảm .
Hai
ngày sau , xác Cường nổi lên , tắp vào bờ . Thiên hạ hiếu kỳ đi xem
đông . Nghe Trứ kể , có cả Hùng , mẹ và người chị của Cường . Họ chỉ
biết đứng nhìn và khóc thầm . Không dựa vào chứng cớ nào , Công An cho
đó là xác của 1 người vượt biên , chứ không phải đi tắm . Cho nên thân
nhân không dám đứng ra nhận , vì sợ bị tra hỏi , hoặc tống giam . Bọn
chúng , vào thời đó , quá ác ôn đối với những người phản bội tổ quốc trốn ra nước ngoài
, có lẽ , đúng hơn , cốt moi tiền . Khác với sau này , no rồi , chúng
dễ dãi hơn . Mẹ Cường phải bỏ tiền thuê 1 người dưng liều mình đứng ra
nhận xác con đem đi chôn . Sợ lộ , tôi không đến xem . Nhưng sau đó 1
mình lên lầu , trước bàn thờ Chúa , tôi quỳ xuống , đọc kinh cầu nguyện
cho em : Em Cường , anh xin lỗi đã không thể cứu em được . Xin em
thông cảm và đừng giận anh . Suốt đời anh sẽ không quên em . Thôi em
hãy ra đi bình an , không còn lo lắng , hồi hộp , sợ hãi gì nữa , vĩnh
viễn xa lìa cái chế độ khốn nạn này ...
- 6 -
Liên , vợ của Trọng , ở Phan Rang , giới thiệu 1 ông Thầy Bói Chàm , đoán về vượt biên , như thần
. Mẹ bảo tôi vô Tháp Chàm thăm gia đình Liên , nhân tiện gặp hỏi ông
về việc đi đứng trong tương lai . Tôi là chúa ghét , và không tin ,
thầy bói , sáng hay mù , Kinh hay Chàm . Nhưng chiều mẹ , 1 sáng Thứ
Bảy , nghỉ việc , tôi lấy xe đò đi Phan Rang cùng với em Bội Trân . Ăn
trưa xong , Liên dẫn chúng tôi đến nhà ông Chàm , gần đó .
Tôi
vừa lò dò bước vô cửa , chưa kịp chào , thì ông thầy , tuổi độ 60 ,
mặc áo và quấn xà-rông trắng , như người Miên , vẻ dữ tợn , lấy tay chỉ
vào bản mặt tôi , mà nói 1 tràng như hét , giọng lơ lơ : Ông mới
đi vượt biên hụt trở về phải không ? Có 1 con ma nam nó đang theo ông ,
vì nó thương ông . Con ma nó còn trẻ , chừng độ 17 , 18 thôi . Nó chết
đuối trong chuyến vượt biên cùng với ông . Ông ráng cứu nó , mà không
được . Tôi giật mình , sửng sốt nhìn Liên , rồi Bội Trân , ngầm hỏi có phải Liên đã mách nước
cho ông Chàm , để quảng cáo ? Nhưng thấy nét mặt Liên cũng ngạc nhiên
không kém , tôi an lòng . Vả lại , thời ấy chưa có cell phone , ipad ,
và Trọng đang trốn nhà tôi , Liên lấy đâu ra đầy đủ tin tức , mà nhanh
đến thế ? Phần khác , tôi sợ ông thầy là Công An giả dạng , chơi đòn phủ
đầu , nên ngậm miệng , không cho biết ông nói đúng hay sai . Chỉ hỏi :
Tôi có số xuất ngoại không ? . Ông khẳng định : Không ! Phải cúng con ma đó , xin nó tha đừng theo phá anh nữa , mới được ! . Bội Trân nói : Nhưng gia đình tôi theo đạo Chúa , không biết cúng . Ông trả lời : Thì mướn người khác cúng thế . Cũng được ! Khi ra về , Bội Trân không quên trả tiển quẻ cho ông .
Về lại Nha Trang , Bội Trân kể hết chuyện ông thầy Chàm cho cả nhà nghe . Ai cũng lấy làm lạ . Mẹ tin , và ưu tư với việc cúng con ma nam
, mà mẹ muốn làm lắm , nhưng biết chắc chắn các con không đứa nào
chịu , mà cũng chưa biết nhờ ai cúng thay . Một tuần sau , 1 bà bạn của
mẹ từ Sài Gòn báo tin gấp , có chuyến đi sắp sửa khởi hành , bảo đảm
một trăm phần trăm . Ưu tiên cho Trọng và Tú đi trước , có Mẹ và Huệ
Trân đưa vô tận nhà bà bạn , ở chợ Vườn Chuối . Hai đứa đi thoát , đến
Indonesia .
Trọng
đi rồi , bớt được 1 trái bom nổ chậm trong nhà , mẹ vui lắm . Lòng
thấy nhẹ hơn . Còn lại , tiếp theo , là tôi , trái bom thứ 2 , và Bội
Trân , Tiếp Viên Hàng Không Nguỵ , cũng là hàng độc , bị những thằng
Công An trồng cây si , nườm nượp thay nhau đến nhà quấy rầy , quá
phiền . Loay hoay tìm mánh , Mẹ quên mất chuyện cúng con ma nam . Một tháng sau khi Trọng ra đi cứu nước , từ Cầu Chữ Y , thành công hoành tráng
, thì bà mối Chợ Vườn Chuối lại nhắn tin có chuyến mới , vô gấp . Chắc
ăn quá rồi . Tôi làm đơn xin nghỉ làm tại xưởng dệt , lấy cớ đi Sài
Gòn kiếm việc dạy học , nghề cũ của tôi , để phục vụ tốt đất nước
. Thằng phường trưởng mới nhậm chức là em cùng cha khác mẹ với 1 người
bạn đồng ngũ thân thiết của tôi , 2 gia đình quen biết nhau trước
1975 , nhắm mắt ký đơn liền , sau khi nhận được 1 số tiền trà nước từ
tay Mẹ . Thấy tôi nhăn mặt , Mẹ bảo : Của đi thay người mà con . Bây giờ , muốn được việc gì , chỉ còn cách đó thôi .
Hai
anh em tôi lên đường ngay . Nhưng đó là chuyện khác , lần khác , trong
1 bài khác . Cũng gian truân , hồi hộp , đau thương và tràn nước mắt .
Như trăm , ngàn chuyến ghe đời mong manh khác , ở 1 địa ngục trần
gian , còn kinh khiếp hơn địa ngục trong Virgile , Dante , và Phạm Công
Cúc Hoa , có tên Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của 1 loài khỉ đột đã biến thành người , hiểm ác nhất hành tinh , được gọi là Việt Cộng .
Kim Thanh - Portland 2016/04/30
( Kỷ niệm Ngày Quốc Hận lần thứ 41 )
( Kỷ niệm Ngày Quốc Hận lần thứ 41 )
Nguồn: http://hcsvvdhdalat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1276:gd&catid=29:the-cms&Itemid=75
Tưởng niệm thuyền nhân tử nạn trên đường tìm tự do
(VienDongDaily.Com - 28/04/2015)
Bài THANH PHONGWESTMINSTER - “Ngày hôm nay, Chủ Nhật 26 tháng Tư năm 2015. Chúng ta đang ở vào thời điểm 30-4. Ngày Tưởng Niệm Quốc Hận của người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại. Nếu không có ngày Quốc Hận 30-4-1975 sẽ không bao giờ có hiện tượng bi thảm Thuyền Nhân.”
Trên đây là một phần trong bài diễn văn khai mạc buổi lễ Tưởng Niệm Thuyền Nhân của nhà thơ, nhà báo Thái Tú Hạp, thuộc Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Thuyền Nhân vào trưa Chủ Nhật tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân trong khu nghĩa trang Westminster Memorial Park.
Buổi lễ do nữ sĩ Ái Cầm làm Trưởng Ban Tổ Chức và có sự tham dự của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, các vị dân cử từ tiểu bang đến các thành phố Westminster, Garden Grove, thân hào nhân sĩ, Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Hội Đồng Hương Quảng Nam - Đà Nẵng, Cộng Đồng Người Việt San Diego, CLB Hùng Sử Việt San Diego; Ban Tù Ca Xuân Điềm, các cơ quan truyền thông và hàng trăm đồng hương.
Mở đầu buổi lễ có nghi thức chào quốc kỳ Quốc Gia VN và Hoa Kỳ cùng phút mặc niệm do các cựu quân nhân TQLC/VNCH dưới sự chỉ huy của TQLC Nguyễn Phục Hưng. XNV Minh Phượng và Nghị Viên Tyler Diệp điều hợp chương trình buổi lễ.
Trong diễn văn khai mạc, sau khi đề cập đến hậu quả của Hiệp Định Paris ký kết năm 1973 đưa đến việc quân đội VNCH “mặc dù tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường nhưng phải đau lòng chấp nhận buông súng tan hàng,” nhà báo Thái Tú Hạp nói tiếp, “Trong cuộc hành trình đi tìm tự do đã có đến hàng trăm ngàn thuyên nhân, bộ nhân tử nạn vì đói khát, hải tặc, bão tố và những cơn biến động nghiệt ngã kinh hoàng bi thảm trên biển Đông và nơi rừng sâu núi thẳm! Chưa có một cuộc di tản nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam thể hiện sự can trường của người Việt chấp nhận đi vào con đường chết để tìm sự sống như hiện tượng Thuyền Nhân. Những đau thương thống khổ không thể nào tả xiết là một minh chứng hùng hồn nói lên quyết tâm của người Việt tỵ nạn thiết tha yêu chuộng Tự Do – Dân Chủ và Nhân Quyền, Hãy Cho Tôi Tự Do Hay Là Chết!”
Ông Thái Tú Hạp cũng đề cập đến những ân nhân của người Việt tỵ nạn, trong đó có Tổng Thống thứ 39 của Hoa Kỳ Jimmy Carter mà nhiều người Việt gọi thân thương là “Tổng Thống Của Thuyền Nhân” cùng với lòng bao dung của người dân Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới. Ông nhấn mạnh, “Bốn-mươi năm nhìn lại, chúng ta rời khỏi quê hương, nhưng quê hương không bao giờ rời khỏi trong tâm khảm chúng ta,” và “Nếu chúng ta vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc Việt Nam, chúng ta cũng cần phải vinh danh những người đã tử nạn trong hành trình tìm tự do. Họ chính là những chiến sĩ đã hy sinh cho tự do của dân tộc, của chính mỗi người chúng ta, và của con cháu muôn đời chúng ta đang được đãi ngộ xứng đáng ở các xứ sở tự do, dân chủ trên khắp thế giới.”
Cũng trong bài diễn văn cảm động này, nhà báo Thái Tú Hạp không quên cám ơn Thị Trưởng Tạ Đức Trí tác giả Nghị Quyết Vinh Danh Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân và Ngày Thuyền Nhân Việt Nam được HĐTP Westminster đồng thuận ban hành ngày 12 tháng Tám, 2009. Cuối cùng, thay mặt ban tổ chức, ông Thái Tú Hạp chân thành cảm tạ mọi người đã hiện diện trong buổi lễ mang ý nghĩa tâm linh này.
Bác sĩ Lê Hồng Sơn, thành viên Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân có một diễn từ bằng Anh ngữ. Sau đó ban tù ca trình bày hoạt cảnh “Nhớ Về Biển Đông” sáng tác của nhạc sĩ Xuân Điềm.
Thị Trưởng Tạ Đức Trí và HĐTP Westminster cùng ông Jeff Gibson, Giám Đốc Westminster Memorial Park được ban tổ chức tặng hoa và mời phát biểu cảm tưởng. Kế tiếp, một bản hợp ca “Bạch Đằng Giang” được ban hợp ca trình bày. Sau cùng, các vị lãnh đạo tôn giáo đến trước Tượng Đài Thuyền Nhân thắp hương cầu nguyện và thả bong bóng kéo theo những lời nguyện cầu bay lên cao.
Nhà báo Thái Tú Hạp đọc diễn văn khai mạc. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Một số đồng hương chia sẻ cảm nghĩ
Xung quanh khu vực Tượng Đài có hàng chục phiến đá lớn khắc tên những thuyền nhân tử nạn. Một bác cao niên ở Anaheim cùng với ba người con cúi nhìn tên thân nhân mình. Bà nói với chúng tôi trong nước mắt, “Con, cháu tôi đi vượt biên năm 1987 tại bãi Cần Giờ, gia đình tôi 7 người mất thằng con trai tên Lục Phương Dinh, hai cô nó là Lục Phương Hồng, Lục Phương Hoàng, chồng của cô nó là Nguyễn Văn Của (Thiếu tá KQ), em nó là Huỳnh Tịnh Khiêm, Huỳnh Tịnh Duy đều tử nạn. Sau 40 năm rồi, tôi vẫn đau buồn, tôi vẫn hận cộng sản. Tôi không ra đây thì thôi, ra đây tôi hận lắm. Năm nào tôi cũng ra, coi như nơi đây là nơi an nghỉ của con, cháu tôi rồi tại vì bây giờ mình đâu có biết xác ở đâu nữa!”
Người con dâu của bà nói với Viễn Đông, “Con tên là Phương, lần đầu tiên con đến đây. Nhìn những tên khắc trên tấm đá này con thấy đó là nỗi đau buồn của mỗi gia đình. Con đến đây để cầu nguyện cho những linh hồn này được an nghỉ trên chốn vĩnh hằng”.
Chị Huệ Trần, cư dân Westminster đang thắp nhang cho người thân và cả những tấm bia khác. Trả lời câu hỏi của chúng tôi, chị cho biết, “Tôi có người cô là Huỳnh Thanh Niệm và người em là Huỳnh Ngọc Khôi cùng chết trong chuyến tàu vượt biên năm 1989 đi từ Cà Mau. Tôi buồn thì buồn thiệt nhưng cũng mừng vì có nơi này ghi khắc tên cháu, coi như phần mộ cháu ở đây. Tôi rất biết ơn những người thành lập ra Tượng Đài Thuyền Nhân này.”
Chị Nguyễn Thị Bích, một người rất tích cực trong các sinh hoạt đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali. Khi được hỏi, 40 năm rồi, bây giờ ngồi trước Tượng Đài Thuyền Nhân, chị nghĩ gì? Chị trả lời, “Cái cảm nghĩ của tôi là rất xúc động, bùi ngùi, tưởng nhớ sau 40 năm, biến cố đau thương xẩy ra cho dân tộc mà tất cả người Việt đều cho rằng đó là ngày Quốc Hận, rất chính xác, vì là ngày giặc cộng đem tang thương, gây chết chóc, chia lìa gia đình và gây hận thù. Hôm nay tôi có mặt để tưởng niệm anh linh các Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh và đồng bào mình đã tử nạn, một việc làm thật ý nghĩa của ban tổ chức”.
Một chiến hữu, anh Trương văn Thưởng, Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cho Viễn Đông biết cảm nghĩ của anh khi ngồi trước Tượng Đài Thuyền Nhân: Bốn-mươi năm rồi, tôi vẫn cảm thấy rất đau đớn cho dân tộc VN, và các thân nhân của mình còn kẹt bên quê nhà cùng với gần 100 triệu đồng bào trong nước vẫn đang phải sống dưới chế độ cộng sản mà người ta gọi là nhà tù lớn, thành ra tôi cảm thấy rất bùi ngùi, thương tiếc cho đồng bào còn ở lại. Gia đình tôi cũng là gia đình thuyền nhân vượt biên, chịu nhiều sóng gió nhưng may mắn qua tới đây được là nhờ ơn Thượng Đế và tôi hằng cảm tạ.”
Cô Nguyễn Thu Hà, Hội Trưởng Young Marine (Hậu Duệ TQLC/VNCH), một người trẻ hết sức tích cực trong các cuộc đấu tranh và sinh hoạt cộng đồng chia sẻ cảm nghĩ của mình với độc giả Viễn Đông, “Hôm nay Thu Hà đến đây cùng với đồng hương tham dự buổi lễ Tưởng Niệm Thuyền Nhân. Năm nào cháu cũng đến và cũng bùi ngùi vì cháu cảm thấy rất may mắn là người đã đến được bến bờ tự do nhưng nhiều thuyên nhân khác đã không được may mắn như cháu. Bản thân cháu cũng là một thuyền nhân dù lúc đó còn rất nhỏ nhưng cháu cũng hiểu chuyến hành trình thật là vô vọng, không biết mình có đền được miền đất tự do hay không nên cái cảm xúc mà khi đọc tên từng người trên các mộ bia có một cái gí đó làm cho cháu nấc ngẹn trong lòng. Theo cháu, đây là một trang sử khó quên của dân tộc nói chung và của người Việt tỵ nạn nói chung, đồng thời cũng là một tội ác không thể nào biện minh được của chế độ cộng sản Việt Nam.”
Chị Thanh Liễu, phu nhân nhạc sĩ Xuân Điềm, cho biết chị “Mất một người con trên đường vượt biên, lúc đó cháu 11 tuổi. Chị Thanh Liễu chia sẻ, “Thực ra, sau 40 năm rồi mà Thanh Liễu thấy như những hình ảnh đang ở trước mặt mình, nên rất buồn, buồn vô cùng vì người Việt mình đi tìm tự do đã phải trả cái giá quá đắt, hàng trăm ngàn người chết vì đói khát hay bị hải tặc hãm hiếp, bị đắm tàu v.v. ôi buồn quá! Nhất là vợ chồng Thanh Liễu cũng mất một người con. Ngày hôm nay, Ban Tù Ca tới đây để cùng ban tổ chức nói lên những gì thay cho những thuyền nhân đã tử nạn.” Chị xúc động quá không nói tiếp được.
Viễn Đông hỏi nhạc sĩ Xuân Điềm: Anh nghĩ thế nào khi anh chọn bài nhạc “Đêm Chôn Dầu Vượt Biển của nhạc sĩ Vũ Thành An” để hát mở đầu trong chương trình hôm nay?
Gia đình này có 7 người thân tử nạn trên đường tìm tự do, đang ngồi trước phiến đá ghi tên thân nhân. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Nhạc sĩ Xuân Điềm trả lời, “Tất cả những người đang nằm đây, hầu hết là đi tỵ nạn cộng sản, nhiều nhất là những người đi trên những chiếc thuyền mỏng manh. Họ biết nguy hiểm nhưng họ vẫn cứ đi, và muốn con thuyền ra khơi họ phải cần có dầu, và để qua mặt bọn công an cộng sản, họ phải tìm mọi cách chôn từng lít dầu cho đến khi đủ số dầu mới dám vượt biển, nhưng rồi tàu chìm vì sóng to gió lớn, người chết vì hải tặc tấn công, vì khát, vì đói thành ra tôi chọn nhạc phẩm đó để nói lên cái đêm tối hãi hùng đó.”
Anh Lý Vĩnh Phong, cựu Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Nam Cali, hiện là đại diện cho Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, chia sẻ cảm nghĩ của mình với độc gỉa Viễn Đông, “Tượng Đài Thuyền Nhân này rất đặc biệt, tại vì khi biến cố 30 tháng 4 xảy ra cách nay 40 năm, bây giờ mọi người, đặc biệt các bạn trẻ, không ai không cảm động khi nhìn thấy những hình ảnh thuyền nhân. Trên thế giới chưa có quốc gia nào có biến cố đau thương khiến hàng trăm ngàn đồng hương mình phải bỏ nước ra đi. Cho dù thế hệ trẻ không hiểu biết nhiều về chiến tranh Việt Nam nhưng họ cũng phải đặt câu hỏi trong đầu họ là Tại sao những người này phải bỏ nước ra đi, phải bỏ chạy hốt hoảng như vậy? Thì đó là chứng cớ lịch sử rõ ràng nhất cho giới trẻ Việt Nam xem, đất nước chúng ta đã rơi vào cái thể chế rất xấu, rất không tốt nên mới khiến người dân phải bỏ nước ra đi.
Nén hương cho thuyền nhân VN bỏ mình vì tự do
Một người đang khấn nguyện cho
những đồng bào Việt Nam đã tử nạn trên đường tìm tự do thoát khỏi chế
cộng sản VN, bằng đường biển cũng như đường bộ, trong buổi lễ tưởng niệm
được tổ chức vào trưa Chủ Nhật vừa qua, tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân
trong khu nghĩa trang Westminster Memorial Park. Một bác cao niên có con
cháu tử nạn trên đường vượt biển, nói, “Sau 40 năm rồi, tôi vẫn đau
buồn, vẫn hận cộng sản. Năm nào tôi cũng ra, coi đây là nơi an nghỉ của
con, cháu tôi rồi, tại vì bây giờ mình đâu có biết xác ở đâu nữa!” Xem
bài trang A10. (Hình: Thanh Phong/Viễn Đông)
“Những thế hệ đi trước và thế hệ đi sau đã biết đó là vấn nạn cộng sản Việt Nam. Lần nào Phong đến đây Phong cũng xúc động vô cùng, và luôn cầu nguyện cho các người tử nạn được sớm siêu thoát. Và Phong nghĩ, Tượng Đài Thuyền Nhân là một chứng tích hùng hồn cho người trẻ biết lý do tại sao họ có mặt tại đất nước Hoa Kỳ này để họ cố gắng thay thế cha ông mình lấy lại giang sơn tổ quốc, dẹp bỏ chế độ cộng sản, xây dựng một thể chế tự do, dân chủ như hấu hết các quốc gia hiện nay trên thế giới.”
Tượng Đài Thuyền Nhân được khánh thành vào ngày 25 tháng Tư, 2009 thực hiện bởi một Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân VN gồm cố nhạc sĩ Việt Dzũng, BS Lê Hồng Sơn, Thu Thủy, Minh Phượng, Chí Thiện, GS Vân Bằng, LS Từ Huy Hoàng, Khúc Minh, Đan Tâm, Hiền Nhi, Doanh Doanh, Thái Tú Hạp và Ái Cầm và sự hỗ trợ của Ban Giám Đốc Westminster Memorial Park. (tp)
Nguồn: http://www.viendongdaily.com/tuong-niem-thuyen-nhan-tu-nan-tren-duong-tim-tu-do-WQOBKsZ6.htm
Xem thêm:
Cách mạng 30- Giờ thứ 24/csVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét