Tòa Trọng tài sắp ra phán quyết Biển Đông
- 1 giờ trước
Tòa Trọng tài sắp
ra phán quyết được chờ đợi từ lâu, với kết luận về tuyên bố chủ quyền
gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và đảo mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc nói họ không công nhận quyền tài phán của tòa và từ chối tham gia vụ kiện.
Vụ kiện được Tòa Trọng tài phân xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc và Philippines đã ký kết.
Phán quyết này mang tính bắt buộc nhưng tòa không có quyền hạn thực thi.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nói rằng phán quyết có thể có lợi cho Philippines và Trung Quốc có nguy cơ thiệt hại về danh tiếng nếu không tuân thủ.
Họ cũng cảnh báo nguy cơ Trung Quốc có thể phản ứng hung hăng nếu phán quyết chống lại họ.
Mỹ đã điều hàng không mẫu hạm và các máy bay chiến đấu tới Biển Đông, khiến Hoàn cầu Thời báo, tờ báo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc đăng bài xã luận tức giận kêu gọi nước này sẵn sàng cho "cuộc đối đầu quân sự".
'Sự ủng hộ quốc tế'
Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa.Phiên điều trần của Tòa Trọng tài trước đây kết luận rằng tòa sẽ ra phán quyết ít nhất bảy trong 15 điểm Philippines đưa ra và vẫng đang xem xét tám điểm khác.
Bắc Kinh cố gắng tìm sự ủng hộ quốc tế cho lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã viết một loạt bài trên các báo tiếng Anh chỉ rõ lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.
Trung Quốc cho biết khoảng 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa, nhưng chỉ một vài nước tuyên bố ủng hộ họ công khai.
Philippines đưa vụ kiện 'đường chín đoạn' ra Tòa Trọng tài năm 2013.
Họ cáo buộc Trung Quốc cấm đánh bắt cá, nạo vét để bồi đắp đảo nhân tạo và gây nguy hiểm cho tàu bè tại Biển Đông.
Họ cũng yêu cầu tòa bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về 'đường chín đoạn', chiếm giữ 90% Biển Nam Hải (Biển Đông), trên bản đồ chính thức của Trung Quốc.
Theo nhà báo và cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton, phần lớn vụ kiện là yêu cầu tòa án ra phán quyết về những tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia tại Biển Đông.
Điểm nóng
Các điểm nóng bùng phát gần đây xảy ra trong vài thập niên qua là giữa Việt Nam và Trung Quốc, và vụ giằng co giữa Philippines và Trung Quốc. Điểm qua một vài vụ việc gồm có:
- Năm 1974, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (Paracels) từ Việt Nam, giết chết hơn 70 binh sỹ người Việt.
- Năm 1988, hai bên lại xung đột nhưng lần này ở Trường Sa, với phía Việt Nam gánh chịu thua thiệt, vì có khoảng 60 thủy thủ bị thiệt mạng.
- Đầu 2012, Trung Quốc và Philippines có cuộc giằng co trên biển kéo dài, các bên cáo buộc nhau lấn vào bãi Scarborough.
- Các tin không được xác nhận nói Hải quân Trung Quốc quấy phá hai điểm thăm dò khai thác của Việt Nam cuối 2012, dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn trên đường phố Việt Nam.
- Tháng 1/2013, Manila nói sẽ đưa Trung Quốc ra Tòa án của Liên Hiệp Quốc căn cứ vào Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc để thách thức các yêu sách của quyền của Trung Quốc.
- Tháng 5/2014, Trung Quốc đưa vào hoạt động dàn khoan gần Hoàng Sa, dẫn tới các cuộc đâm tàu vào nhau nhiều lần giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc
Tòa Trọng tài
Thường trực tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch
sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
-
Cộng đồng người Việt hoan nghênh phán quyết của tòa trọng tài
Cộng đồng người Việt Nam tại Philippines reo hò sau phán quyết của tòa trọng tài. Ảnh: CTVCộng đồng người Việt Nam tại Philippines tổ chức thả hoa, bóng bay cầu nguyện cho hoà bình cho Biển Đông. Ảnh: CTV -
Việt Nam hoan nghênh phán quyết từ tòa trọng tài về 'đường lưỡi bò'Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trong một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ. Ảnh: Quý Đoàn."Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hôm nay cho biết.Ông Lê Hải Bình cho biết Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Việt Nam hoan nghênh phán quyết từ tòa trọng tài về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
-
Cảm xúc của người Philippines sau phán quyếtCác nhà hoạt động từng đến bãi cạn tranh chấp Scarborough và bị tuần duyên Trung Quốc chặn đường vài tháng trước, vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài tại một nhà hàng ở Manila. Ảnh: ReutersLuật sư Joy Ban-eg từng đến Scarborough giơ tay sau phán quyết. Ảnh: Reuters
-
EU lưu ý Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòaChủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk lưu ý Trung Quốc cần tôn trọng hệ thống quốc tế sau khi tòa trọng tài ra phán quyết về "đường lưỡng bò".Nhiều hãng tin, tờ báo lớn đồng loạt đưa tin về phán quyết của tòa trọng tài quốc tế liên quan tới vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về Biển Đông.
-
Lực lượng an ninh bảo vệ khu vực gần đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
-
Người Philippines, Việt Nam reo hò tại Manila
-
'Phán quyết từ tòa là thắng lợi của Philippines'Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Luật Nguyễn Toàn Thắng, Phó Viện trưởng Viện Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội, cho biết phán quyết của tòa trọng tài là thắng lợi của Philippines."Điều này có lợi cho Philippines. Tòa đã làm rõ được quy chế pháp lý về 'đường lưỡi bò' và các cấu trúc ở Biển Đông. Các quốc gia có liên quan sẽ phải xem xét lại về tuyên bố, yêu sách chủ quyền với các cấu trúc tại đây", ông nói.Theo ông Thắng, về mặt pháp lý, phán quyết của tòa làm rõ được nhiều vấn đề. Khi tòa xác định không có cấu trúc nào có được vùng đặc quyền kinh tế thì sẽ giảm thiểu rất nhiều về "vùng chồng lấn".
-
Đài Loan tuyên bố "không chấp nhận" phán quyết từ PCAReuters đưa tin Đài Loan thông báo không chấp nhận phán quyết từ PCA.Apple Daily dẫn lời người phát ngôn chính quyền Đài Loan Hoàng Trọng Ngạn cho biết bà Thái Anh Văn và các quan chức đang phân tích kỹ lưỡng phán quyết "đường lưỡi bò". Mục tiêu của Đài Loan là tiếp tục bảo vệ "chủ quyền và lợi ích" tại Trường Sa, "bảo vệ đảo Thái Bình" (đảo Ba Bình của Việt Nam). Đài Loan tuyên bố sẽ nâng cao năng lực quân sự để tuần tra trên biển.
-
Theo Straits Times, luật sư của Philippines mô tả phán quyết từ tòa là một "phán quyết được nhất trí hoàn toàn, đề cao thượng tôn pháp luật".
-
Ngoại trưởng Philippines hoan nghênh phán quyết
-
Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc và cầm các biểu ngữ ca ngợi phán quyết của tòa trọng tài,ở ga tàu điện ngầm Manila, Philippines hôm nay. Ảnh: ReutersCác nhà hoạt động, từng đến bãi cạn tranh chấp Scarborough và bị tuần duyên Trung Quốc chặn đường vài tháng trước, vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài tại một nhà hàng ở Manila. Ảnh: Reuters
-
Nhật Bản: Các bên cần tuân thủ phán quyết của tòa trọng tàiNgoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AP.Trong một thông cáo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định phán quyết về Biển Đông của tòa án trọng tài The Hague là cuối cùng và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, các bên trong vụ kiện cần phải tuân thủ.Ông cũng khẳng định Nhật Bản luôn coi trọng luật pháp, phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển.Thái Lan và Indonesia, trước khi tòa công bố phán quyết, hôm nay đều ra tuyên bố kêu gọi các bên liên quan duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Jakarta đề nghị các bên kiềm chế và không có hành động gây căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, theo Straits Times.Ngoài những lý do về kinh tế, an ninh, quân sự, yếu tố lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc lý giải tham vọng của Trung Quốc đối với "đường lưỡi bò".
-
Trung Quốc tiếp tục tuyên bố "không chấp nhận" phán quyết của TòaBộ Ngoại giao Trung Quốc phát thông cáo ngang nhiên cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cơ quan này bao biện rằng lập trường của Bắc Kinh là "phù hợp với luật pháp quốc tế" và các đảo "có vùng đặc quyền kinh tế, nơi người dân Trung Quốc hoạt động tại đây từ hơn 2,000 năm trước", theo Reuters.Hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua hôm nay cho biết Trung Quốc "không chấp nhận và không công nhận" phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague, Hà Lan, về "đường lưỡi bò".Hãng này mô tả tòa án đã ra "phán quyết yếu kém" về Biển Đông.Máy bay dân sự Trung Quốc hạ cánh trái phép xuống đường băng trên đá Vành Khăn và đá Subi thuộc Trường Sa của Việt Nam ngay trước thềm phán quyết.
-
Philippines kêu gọi kiềm chếNgoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: Reuters.Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết Philippines “hoan nghênh thông báo về phán quyết” của Tòa Trọng tài."Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết một cách cẩn trọng và kỹ lưỡng, điều mà kết quả quan trọng này xứng đáng nhận được", ông nói. "Đồng thời, chúng tôi kêu gọi những bên liên quan kiềm chế và điềm tĩnh".Tổng thống Philippines ra lệnh triệu tập họp chính phủ bất thường sau khi Tòa ra phán quyết. Cuộc họp diễn ra lúc 6h chiều nay. Nhà lãnh đạo khẳng định chính phủ Philippines sẽ nghiên cứu kỹ phán quyết của tòa trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào.
-
Hội đồng trọng tài của PCA. Ảnh: PCA.Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò", Reuters dẫn thông báo từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, cho biết. Tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc.Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài thuộc PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, đang bị Đài Loan kiểm soát cũng không thể tạo ra EEZ.Theo Tòa Trọng tài, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Tòa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines, StraitsTimes dẫn phán quyết của tòa.Phán quyết cho rằng Trung Quốc đã cản trở các quyền của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough bằng cách ngăn họ tiếp cận khu vực này. Ngoài ra, việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.Diễn tiến vụ kiện Biển Đông. Click để xem bản đầy đủ. Đồ họa: Tiến Thành.Trung Quốc ngang nhiên vạch ra "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn", đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế.Năm 2013, Philippines khởi kiện "đường lưỡi bò", cho rằng nó không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ. Philippines khẳng định rằng một số rạn san hô và bãi cát ngầm bị Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải. Tháng 10/2015, PCA tuyên bố có thẩm quyền xử vụ kiện.Trung Quốc nhiều năm nay giữ quan điểm rằng tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và kiên quyết không tham gia vụ kiện, cảnh báo sẽ phớt lờ phán quyết từ PCA.Thăm dòTheo bạn, PCA phán quyết vụ kiện ở Biển Đông theo hướng nào?
- Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) quy định mọi thứ từ chủ quyền quốc gia với việc khai thác tài nguyên biển, đi lại, cho đến giải quyết tranh chấp.
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/toa-trong-tai-bac-bo-yeu-sach-duong-luoi-bo-cua-trung-quoc-3435080.html
Ý kiến bạn đọc ()
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét