Định mệnh
Lê Nguyệt Anh
2015-03-02
2015-03-02
Mỗi người ai cũng có niềm vui và nỗi buồn. Vui thì chóng qua nhưng
buồn thì ngược lại đôi khi khó quên, ví dụ năm 1977 gia đình tôi đi vượt
biên và bị bắt ở Mũi Né; hoặc tôi đi vượt biên, trốn ở Hòn Hèo Ninh Hòa
vào năm 1984, ở trên núi một tuần lễ, mỗi ngày chỉ ăn một nắm cơm và ly
nước lã để chờ đợi, nhưng lại vui vì mục đích mình đã chọn. Cuối cùng
rồi cũng phải đi tù, và còn nhiều chuyến đi vượt biên, nhưng đó là nỗi
buồn vì mình chấp nhận việc làm của mình; hoặc năm 1978 họ bắt gia đình
chúng tôi phải đi xây dựng vùng kinh tế ở Long Tân, trong lúc ba tôi
đang ở tù, mẹ tôi với bẩy người con, đứa nhỏ vừa lên 10, và năm người
con gái đầu tuổi đang phải đến trường, phải ở trong môi trường xa lạ,
không bà con, không điện không nước, với túp lều tranh, rắn và bò cạp là
bạn. Ký ức về tháng tư tôi không thể nào quên đó là những ngày đi chạy
giặc.
Vào đầu tháng 3-1975, Thành phố Cam Ranh bé nhỏ của tôi vốn đã nóng, nhưng lại nóng thêm bởi dòng người luôn đổ vào như những thác nước - vùng Cao Nguyên hôm nay, lại thêm người miền Trung. Không biết tại sao họ chọn Cam Ranh làm nơi tạm trú. Riêng gia đình tôi đã đón hơn 20 người bà con và bạn bè ở những nơi không được an toàn.
Sau đó trường Công Lý của tôi mặc niệm anh Nguyễn văn Hoa lớp 12 chết bởi Việt Cộng bắn trong lúc đang ôn bài chuẩn bị thi học kỳ 2, hình như nhà anh ở Đồng Lát cách trường tôi khoảng 10 cây số. Hiệu trưởng là linh mục Nguyễn Công Phú đã làm lễ mặc niệm cho anh. Kể từ đó chúng tôi theo dõi tin tức hàng ngày về chiến sự đang xảy ra trên đất nước qua phương tiện truyền thông như BBC. Hôm nay có tin đồn mất Quảng Trị, rồi qua đến Đèo Cả, hôm sau lại có tin đồn phải mất Đà Lạt. Sau cùng trường Công Lý của tôi phải đóng cửa để làm nơi cư trú cho những ai đã đến Cam Ranh.
Có lẽ không ai quên những giây phút cuối cùng ở miền Nam nếu mình là chứng nhân? Với tuổi 17 tôi đã cảm nhận được thế nào là nước mất nhà tan. Ba tôi dùng miệng lưỡi Tô Tần để thuyết phục mẹ tôi đi chạy giặc nhưng không thành công, vì thế ông đành dẫn tôi và hai đưa em ra đi cùng với gia đình chú tôi. Trên đường từ khu Cư xá Cam Ranh đi bộ xuống bến Cảng ở Đá Bạc, đi ngang qua ngôi trường của tôi, một phút ngỡ ngàng - một rừng người đang tá túc tạm thời thay cho đám học sinh của chúng tôi. Trên đường đi một dòng người giống như chúng tôi vội vã trốn khỏi nơi này vì giặc đã đến gần kề. Phố xá trở nên chật chội hơn những vật dụng không cần thiết như xe hondavà áo quần quân nhân.
Khi đến bến cảng Đá Bạc, ba tôi vội vã thuê ghe nhỏ để ra chiếc tàu Mỹ thả neo ngoài khơi, đang mặc cả về giá cả lại xuất hiện một chiếc xe Lambretta chở thầy chùa mặ áo vàng cầm loa kêu gọi «bà con đừng ra tàu Mỹ vì cách mạng đã đến rồi ». Chỉ nghe chừng đó thôi, ba tôi quên chuyện giá cả, gia đình tôi được đưa ra tàu Mỹ, họ đã vội vàng thả thang dây cho chúng tôi. Khi chúng tôi lên tàu được vài chục phút, thì nghe có tiếng pháo kích bắn ra phía tàu. Cuối cùng chiếc tàu chở chúng tôi quyết định rời bến. Chưa chạy được bao lâu, thình lình tôi nghe tiếng ba tôi nói có người đang bơi theo tàu. Mọi người nhìn theo hướng ba tôi đang chỉ, tôi thấy một người đàn ông có mang một balo sau lưng. Ba tôi vội nói : « Ai có cái chai, cây viết và tờ giấy hay không » ? Vì tôi rất cần, sau đó có người đưa cho ông, tôi thấy ông viết trên tờ giấy : « Bình tĩnh và nằm ngửa sẽ có người đến cứu » ông vội nhét tờ giấy vào cái chai liệng xuống ngay chỗ người đang bơi, và ông ta đã nhặt được cái chai vội vã mở ra xem, và đã làm theo những gì ba tôi chỉ dẫn. Sau đó ba tôi nhờ người đi báo với chỉ huy trên tàu. Thế là chiếc tàu ngừng lại, ông ta được lên tàu.
Khi đêm đến, tôi nghe nhiều tiếng la khóc và có tiếng bùm bùm như có vật gì rơi xuống biển, tôi hỏi những người chung quanh họ trả lời: « Kẻ xấu hãm hiếp phụ nữ, yêu cầu đưa vàng bạc, nếu chống cự thì coi như toi mạng ». Nghe như vậy tôi hết hồn và tự nhiên tháo nóc những gì trong dạ dày tôi đang lưu trữ làm mọi người ở gần tôi cũng bị ảnh hưởng cái mùi ….Sáng đến tôi lại thấy có một nhóm người mặc đồ quân nhân, hình như có súng thì phải, họ cầm cái mũ đi ngang qua chỗ những người lên sau cùng như gia đình tôi để xin tiền kiểu lịch sự, vì đã nghe những người kể hôm qua, ba tôi đã đưa một ít vàng cho họ để bảo tồn mạng sống. Tôi đã thấy họ lôi một người phụ nữ, và tiếng la thét vẫn còn ám ảnh tôi đến tận hôm nay.
Trên hạm đội, chúng tôi được ăn bánh kẹo và thức ăn hộp, trời nóng quá họ đã xịt vòi nước cho chúng tôi được tắm tập thể với áo quần nguyên vẹn. Cuối cùng họ cho chúng tôi vào đảo Phú Quốc và giải thích nói lý do cho chúng tôi biết tại sao phải ở tạm tại hòn đảo này vài ngày. Mọi người lần lượt xuống tàu, tại bến cảng có người đón tiếp rất chặt chẽ và chu đáo, họ yêu cầu ai là quân nhân thì đi lối này, nếu có vũ khí hãy giao nạp tại đây, và ai là nhân đân thì đi lối này.
Vừa ra khỏi lối đi, chưa kịp hít không khí của biển cả thì nghe một tiếng đùng. Tôi lại nghĩ Việt Cộng lại pháo kích, nhưng khi hỏi một vài người ra sau, họ trả lời những tên ác ôn đã hãm hiếp phụ nữ và trấn lột tiền bạc trên tàu bị bắn, để đề phòng sau này trên đất liền. Thế là đám mây đen đã bay khỏi bầu trời Phú Quốc .
Đầu tiên chúng tôi được khám bệnh bởi một tổ chức Hồng Thâp Tự Anh, sau đó chúng tôi được ở trong nhà tù Phú Quốc – ngày xưa chỉ có những tù nhân chính trị. Có nhiều bài thơ rất hay còn ghi lại trên tường. Sau này tôi đã nếm mùi tù của chế độ cộng sản, tôi chợt nhớ đến nhà tù Phú Quốc, cảm thấy rằng họ còn sướng và tự do hơn chúng tôi.
Phú Quốc rất đẹp, cảnh rất thơ mộng vì nét hoang dã chưa bị tước đoạt bởi bàn tay con người, nước rất trong xanh, được bao bọc bởi núi đồi. Ước mong một ngày nào đó tôi sẽ thăm lại nơi này. Không biết cái nhà tù còn không nhỉ ? Vì tôi cũng có viết vài dòng để lại lưu niệm.
Tổng thổng Nguyễn Văn Thiệu từ chức giao quyền lại cho phó tổng thổng Nguyễn Văn Hương, ngày 19-4-1975 và đồng thời Hồng Thập Tự Anh cũng từ giã chúng tôi vào cái ngày này. Vài hôm sau lại có hạm đội khác đưa chúng tôi về Vũng Tàu. Ban đầu họ có ý định đưa chúng tôi về đảo Guam nhưng về sau lại đổi ý.
Khi về Vũng Tàu họ cho chúng tôi ở trong trại dã chiến bãi Sau. Lúc này người ta vẫn chưa di tản nhiều nhưng không khí đã có phần ảm đạm. Ba tôi quyết định đưa chị em tôi ra đi bằng đường biển. Vì thế ông đã rời trại và đưa chị em tôi ra ở nhà người quen ở thành phố ngay bãi biển. Nhưng chuẩn bị ra đi thì lại gặp người hàng xóm ở Cam Ranh vừa đến Vũng Tàu vài giờ, họ cho biết Cam Ranh đã thành bình địa, chị tôi thì bị thương đang thất thiểu trên phố không ánh đèn vào ban đêm. Chỉ nghe chừng đó thôi, ba tôi quyết định ở lại và chấp nhận những hậu quả.
Có sống hơn một tháng trời, và chứng kiến những cảnh người ta bồng bế nhau chạy trốn, mới thấy người dân sợ cộng sản đến như thế nào. Trong lúc người ta vội vã xuống Vũng Tàu để thoát thân bằng đường biển, gia đình tôi quay ngược về Sài Gòn để nhìn Sài Gòn đang hấp hối.
Nhìn cảnh một rừng người chạy ngược xuôi, nghe tiếng gào thét của những đứa trẻ bị lạc - ba ơi mẹ ơi, giữa thành phố đang hỗn loạn, tôi không thể giúp gì cho những đứa trẻ, vì tôi cũng đang bị lạc. Đây là lần đầu tiên tôi biết Hòn Ngọc Viễn Đông. Dù Sài Gòn đang hấp hối nhưng vẫn cuốn hút tôi. Với những tòa nhà cao, với những hàng cây cổ thụ thật hiên ngang trên đường Trần Hưng Đạo. Và tôi cố đi tìm trường đại học Y Khoa trong ước mơ của tôi. Tìm chưa ra,và có cảm xúc thấy Sài Gòn đang hối hả sắp phải từ giã cõi đời, giống như máu đang dồn vào cái tim thật căng đầy để rồi bị đột tử, mọi con đường trở nên nhỏ bé hơn chật chội hơn, bởi những vật dụng của quân đội bị ném ra đường không một chút thương tiếc. Họ vội vã bỏ của chạy lấy người, ngõ hầu để thoát ra khỏi thành phố vào phút cuối cùng vào ngày 29-4 và 30-4- 1975. Cũng may tôi còn tỉnh táo không bị cuốn theo dòng người.
Việc gì đến rối phải đến. Thằng em trai, trong năm chị em gái quyết định đi xem Việt Cộng như thế nào ? Mà nó bị khổn khổ gần 1 tháng trời, hết lên tàu lại xuống tàu, tước đi mọi thú vui mà hằng ngày nó có. Sau khi khi xem Việt Cộng về, mặt nó buồn thiu và thốt lên một câu : « Việt Cộng không có đuôi » Ai cũng cười gượng, tôi chỉ giải thích - con người không có đuôi, chỉ có người xấu được gắn thêm cái đuôi để cho dễ phân biệt, vì thế Việt Cộng có đuôi, người ta thường gọi là như thế.
Chúng tôi phải ở lại nhà người quen vài ngày để tìm phương tiện về Cam Ranh, xem gia đình tôi sống chết như thế nào. Trên đường về lại quê nhà, phải nói là quá khủng kiếp, nhất là đoạn đường Long Khánh, cầu bị gãy, mọi người phải đi bộ qua cánh rừng cao su vài cây số để chờ xe, tiếp tục hành trình còn lại của mình. Không thể tưởng tượng, một mùi tử khí bốc lên làm tôi nôn ra hết mật xanh rồi đến mật vàng, bởi những xác chết chưa được chôn cất, có những nắm mồ được chôn vội vã của ai đó. Tôi nghĩ, người chết nhiều lần, không phải hai lần như Trịnh Công Sơn nói. Lúc này tôi khám phá, ba tôi bị lạc, và tôi phải cố gắng bình tĩnh ,để làm thuyền trưởng với các em tôi. Dĩ nhiên tôi rất hốt hoảng và sợ hãi, nhưng lúc nào tôi cũng luôn trấn an các em, và hai tay mỗi đứa một bên, nếu bị lạc một đứa thì làm sao đây…
Về đến Phan Rang vào ban đêm nhưng không thấy một bóng đèn. Tôi phải cố gắng thức tỉnh và mở hai mắt ra hết cỡ để nhận đâu là thành phố Cam Ranh mà yêu cầu họ dừng lại cho chị em tôi xuống. Vì đây là chuyến xe đầu tiên từ Sài Gòn ra miền Bắc. Khi đến Ba Ngòi,tôi yêu cầu cho chúng tôi xuống. Thế là chúng tôi mò mẫm đi trong bóng đêm, khi về đến khu cư xá chúng tôi bắt đầu tỉnh táovì biết đây là nhà mình.
Muốn về nhà,chúng tôi phải đi qua nhà xác ở bịnh viện Cam Ranh. Thế là ba chị em chúng cắm đầu cắm cổ để chạy cho nhanh qua nhà xác.C uối cùng đã dừng lại ngôi nhà thân yêu, may mắn nhà tôi còn nguyên vẹn, chưa phải là đóng gạch như những ngôi nhà khác. Chúng tôi vừa gọi mẹ ơi, mẹ hỡi, thì mẹ tôi vẫn còn sống và mở cửa cho chúng tôi, nhưng bà phán một câu làm tôi thắc mắc đến bây giờ, nhưng chưa có dịp để hỏi : « Tại sao cha con mày không đi Mỹ, về đây làm gì, rồi bà nói tiếp, nhưng nhỏ hơn, Việt Cộng đang ở trong mái hiên »
Kể từ đó chúng tôi nói chuyện thầm thì, và đang lo lắng ba tôi hiện giờ đang ở đâu ?.Khoảng 5 ,6 giờ sáng tôi nghe tiếng gọi cửa, biết là ba mình an toàn. Từ trên gác tôi nhảy xuống với tốc độ nhanh nhất có thể, để thông báo cho ba tôi biết tình hình hiện tại. Vừa mở cửa tôi thì thầm nói có Việt Cộng ở trong hiên, nghe như vậy ông vội rút chân lại. Nhưng rút chân lại thì đi đâu bây giờ ?
Bốn mươi năm trôi qua. Muốn quên không dễ phải không các bạn ? Ngày đi chạy giặc đã buồn ngày về còn buồn hơn. Nếu mình có một vật quý giá, có mất dĩ nhiên tiếc nuối, nhưng một quốc gia đã mất thì phải làm gì đây ?
Nguồn: w.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/kyuc40nam-lenguyetanh-03022015135716.html
Vào đầu tháng 3-1975, Thành phố Cam Ranh bé nhỏ của tôi vốn đã nóng, nhưng lại nóng thêm bởi dòng người luôn đổ vào như những thác nước - vùng Cao Nguyên hôm nay, lại thêm người miền Trung. Không biết tại sao họ chọn Cam Ranh làm nơi tạm trú. Riêng gia đình tôi đã đón hơn 20 người bà con và bạn bè ở những nơi không được an toàn.
Sau đó trường Công Lý của tôi mặc niệm anh Nguyễn văn Hoa lớp 12 chết bởi Việt Cộng bắn trong lúc đang ôn bài chuẩn bị thi học kỳ 2, hình như nhà anh ở Đồng Lát cách trường tôi khoảng 10 cây số. Hiệu trưởng là linh mục Nguyễn Công Phú đã làm lễ mặc niệm cho anh. Kể từ đó chúng tôi theo dõi tin tức hàng ngày về chiến sự đang xảy ra trên đất nước qua phương tiện truyền thông như BBC. Hôm nay có tin đồn mất Quảng Trị, rồi qua đến Đèo Cả, hôm sau lại có tin đồn phải mất Đà Lạt. Sau cùng trường Công Lý của tôi phải đóng cửa để làm nơi cư trú cho những ai đã đến Cam Ranh.
Có lẽ không ai quên những giây phút cuối cùng ở miền Nam nếu mình là chứng nhân? Với tuổi 17 tôi đã cảm nhận được thế nào là nước mất nhà tan. Ba tôi dùng miệng lưỡi Tô Tần để thuyết phục mẹ tôi đi chạy giặc nhưng không thành công, vì thế ông đành dẫn tôi và hai đưa em ra đi cùng với gia đình chú tôi. Trên đường từ khu Cư xá Cam Ranh đi bộ xuống bến Cảng ở Đá Bạc, đi ngang qua ngôi trường của tôi, một phút ngỡ ngàng - một rừng người đang tá túc tạm thời thay cho đám học sinh của chúng tôi. Trên đường đi một dòng người giống như chúng tôi vội vã trốn khỏi nơi này vì giặc đã đến gần kề. Phố xá trở nên chật chội hơn những vật dụng không cần thiết như xe hondavà áo quần quân nhân.
Khi đến bến cảng Đá Bạc, ba tôi vội vã thuê ghe nhỏ để ra chiếc tàu Mỹ thả neo ngoài khơi, đang mặc cả về giá cả lại xuất hiện một chiếc xe Lambretta chở thầy chùa mặ áo vàng cầm loa kêu gọi «bà con đừng ra tàu Mỹ vì cách mạng đã đến rồi ». Chỉ nghe chừng đó thôi, ba tôi quên chuyện giá cả, gia đình tôi được đưa ra tàu Mỹ, họ đã vội vàng thả thang dây cho chúng tôi. Khi chúng tôi lên tàu được vài chục phút, thì nghe có tiếng pháo kích bắn ra phía tàu. Cuối cùng chiếc tàu chở chúng tôi quyết định rời bến. Chưa chạy được bao lâu, thình lình tôi nghe tiếng ba tôi nói có người đang bơi theo tàu. Mọi người nhìn theo hướng ba tôi đang chỉ, tôi thấy một người đàn ông có mang một balo sau lưng. Ba tôi vội nói : « Ai có cái chai, cây viết và tờ giấy hay không » ? Vì tôi rất cần, sau đó có người đưa cho ông, tôi thấy ông viết trên tờ giấy : « Bình tĩnh và nằm ngửa sẽ có người đến cứu » ông vội nhét tờ giấy vào cái chai liệng xuống ngay chỗ người đang bơi, và ông ta đã nhặt được cái chai vội vã mở ra xem, và đã làm theo những gì ba tôi chỉ dẫn. Sau đó ba tôi nhờ người đi báo với chỉ huy trên tàu. Thế là chiếc tàu ngừng lại, ông ta được lên tàu.
Khi đêm đến, tôi nghe nhiều tiếng la khóc và có tiếng bùm bùm như có vật gì rơi xuống biển, tôi hỏi những người chung quanh họ trả lời: « Kẻ xấu hãm hiếp phụ nữ, yêu cầu đưa vàng bạc, nếu chống cự thì coi như toi mạng ». Nghe như vậy tôi hết hồn và tự nhiên tháo nóc những gì trong dạ dày tôi đang lưu trữ làm mọi người ở gần tôi cũng bị ảnh hưởng cái mùi ….Sáng đến tôi lại thấy có một nhóm người mặc đồ quân nhân, hình như có súng thì phải, họ cầm cái mũ đi ngang qua chỗ những người lên sau cùng như gia đình tôi để xin tiền kiểu lịch sự, vì đã nghe những người kể hôm qua, ba tôi đã đưa một ít vàng cho họ để bảo tồn mạng sống. Tôi đã thấy họ lôi một người phụ nữ, và tiếng la thét vẫn còn ám ảnh tôi đến tận hôm nay.
Trên hạm đội, chúng tôi được ăn bánh kẹo và thức ăn hộp, trời nóng quá họ đã xịt vòi nước cho chúng tôi được tắm tập thể với áo quần nguyên vẹn. Cuối cùng họ cho chúng tôi vào đảo Phú Quốc và giải thích nói lý do cho chúng tôi biết tại sao phải ở tạm tại hòn đảo này vài ngày. Mọi người lần lượt xuống tàu, tại bến cảng có người đón tiếp rất chặt chẽ và chu đáo, họ yêu cầu ai là quân nhân thì đi lối này, nếu có vũ khí hãy giao nạp tại đây, và ai là nhân đân thì đi lối này.
Vừa ra khỏi lối đi, chưa kịp hít không khí của biển cả thì nghe một tiếng đùng. Tôi lại nghĩ Việt Cộng lại pháo kích, nhưng khi hỏi một vài người ra sau, họ trả lời những tên ác ôn đã hãm hiếp phụ nữ và trấn lột tiền bạc trên tàu bị bắn, để đề phòng sau này trên đất liền. Thế là đám mây đen đã bay khỏi bầu trời Phú Quốc .
Đầu tiên chúng tôi được khám bệnh bởi một tổ chức Hồng Thâp Tự Anh, sau đó chúng tôi được ở trong nhà tù Phú Quốc – ngày xưa chỉ có những tù nhân chính trị. Có nhiều bài thơ rất hay còn ghi lại trên tường. Sau này tôi đã nếm mùi tù của chế độ cộng sản, tôi chợt nhớ đến nhà tù Phú Quốc, cảm thấy rằng họ còn sướng và tự do hơn chúng tôi.
Phú Quốc rất đẹp, cảnh rất thơ mộng vì nét hoang dã chưa bị tước đoạt bởi bàn tay con người, nước rất trong xanh, được bao bọc bởi núi đồi. Ước mong một ngày nào đó tôi sẽ thăm lại nơi này. Không biết cái nhà tù còn không nhỉ ? Vì tôi cũng có viết vài dòng để lại lưu niệm.
Tổng thổng Nguyễn Văn Thiệu từ chức giao quyền lại cho phó tổng thổng Nguyễn Văn Hương, ngày 19-4-1975 và đồng thời Hồng Thập Tự Anh cũng từ giã chúng tôi vào cái ngày này. Vài hôm sau lại có hạm đội khác đưa chúng tôi về Vũng Tàu. Ban đầu họ có ý định đưa chúng tôi về đảo Guam nhưng về sau lại đổi ý.
Khi về Vũng Tàu họ cho chúng tôi ở trong trại dã chiến bãi Sau. Lúc này người ta vẫn chưa di tản nhiều nhưng không khí đã có phần ảm đạm. Ba tôi quyết định đưa chị em tôi ra đi bằng đường biển. Vì thế ông đã rời trại và đưa chị em tôi ra ở nhà người quen ở thành phố ngay bãi biển. Nhưng chuẩn bị ra đi thì lại gặp người hàng xóm ở Cam Ranh vừa đến Vũng Tàu vài giờ, họ cho biết Cam Ranh đã thành bình địa, chị tôi thì bị thương đang thất thiểu trên phố không ánh đèn vào ban đêm. Chỉ nghe chừng đó thôi, ba tôi quyết định ở lại và chấp nhận những hậu quả.
Có sống hơn một tháng trời, và chứng kiến những cảnh người ta bồng bế nhau chạy trốn, mới thấy người dân sợ cộng sản đến như thế nào. Trong lúc người ta vội vã xuống Vũng Tàu để thoát thân bằng đường biển, gia đình tôi quay ngược về Sài Gòn để nhìn Sài Gòn đang hấp hối.
Nhìn cảnh một rừng người chạy ngược xuôi, nghe tiếng gào thét của những đứa trẻ bị lạc - ba ơi mẹ ơi, giữa thành phố đang hỗn loạn, tôi không thể giúp gì cho những đứa trẻ, vì tôi cũng đang bị lạc. Đây là lần đầu tiên tôi biết Hòn Ngọc Viễn Đông. Dù Sài Gòn đang hấp hối nhưng vẫn cuốn hút tôi. Với những tòa nhà cao, với những hàng cây cổ thụ thật hiên ngang trên đường Trần Hưng Đạo. Và tôi cố đi tìm trường đại học Y Khoa trong ước mơ của tôi. Tìm chưa ra,và có cảm xúc thấy Sài Gòn đang hối hả sắp phải từ giã cõi đời, giống như máu đang dồn vào cái tim thật căng đầy để rồi bị đột tử, mọi con đường trở nên nhỏ bé hơn chật chội hơn, bởi những vật dụng của quân đội bị ném ra đường không một chút thương tiếc. Họ vội vã bỏ của chạy lấy người, ngõ hầu để thoát ra khỏi thành phố vào phút cuối cùng vào ngày 29-4 và 30-4- 1975. Cũng may tôi còn tỉnh táo không bị cuốn theo dòng người.
Việc gì đến rối phải đến. Thằng em trai, trong năm chị em gái quyết định đi xem Việt Cộng như thế nào ? Mà nó bị khổn khổ gần 1 tháng trời, hết lên tàu lại xuống tàu, tước đi mọi thú vui mà hằng ngày nó có. Sau khi khi xem Việt Cộng về, mặt nó buồn thiu và thốt lên một câu : « Việt Cộng không có đuôi » Ai cũng cười gượng, tôi chỉ giải thích - con người không có đuôi, chỉ có người xấu được gắn thêm cái đuôi để cho dễ phân biệt, vì thế Việt Cộng có đuôi, người ta thường gọi là như thế.
Chúng tôi phải ở lại nhà người quen vài ngày để tìm phương tiện về Cam Ranh, xem gia đình tôi sống chết như thế nào. Trên đường về lại quê nhà, phải nói là quá khủng kiếp, nhất là đoạn đường Long Khánh, cầu bị gãy, mọi người phải đi bộ qua cánh rừng cao su vài cây số để chờ xe, tiếp tục hành trình còn lại của mình. Không thể tưởng tượng, một mùi tử khí bốc lên làm tôi nôn ra hết mật xanh rồi đến mật vàng, bởi những xác chết chưa được chôn cất, có những nắm mồ được chôn vội vã của ai đó. Tôi nghĩ, người chết nhiều lần, không phải hai lần như Trịnh Công Sơn nói. Lúc này tôi khám phá, ba tôi bị lạc, và tôi phải cố gắng bình tĩnh ,để làm thuyền trưởng với các em tôi. Dĩ nhiên tôi rất hốt hoảng và sợ hãi, nhưng lúc nào tôi cũng luôn trấn an các em, và hai tay mỗi đứa một bên, nếu bị lạc một đứa thì làm sao đây…
Về đến Phan Rang vào ban đêm nhưng không thấy một bóng đèn. Tôi phải cố gắng thức tỉnh và mở hai mắt ra hết cỡ để nhận đâu là thành phố Cam Ranh mà yêu cầu họ dừng lại cho chị em tôi xuống. Vì đây là chuyến xe đầu tiên từ Sài Gòn ra miền Bắc. Khi đến Ba Ngòi,tôi yêu cầu cho chúng tôi xuống. Thế là chúng tôi mò mẫm đi trong bóng đêm, khi về đến khu cư xá chúng tôi bắt đầu tỉnh táovì biết đây là nhà mình.
Muốn về nhà,chúng tôi phải đi qua nhà xác ở bịnh viện Cam Ranh. Thế là ba chị em chúng cắm đầu cắm cổ để chạy cho nhanh qua nhà xác.C uối cùng đã dừng lại ngôi nhà thân yêu, may mắn nhà tôi còn nguyên vẹn, chưa phải là đóng gạch như những ngôi nhà khác. Chúng tôi vừa gọi mẹ ơi, mẹ hỡi, thì mẹ tôi vẫn còn sống và mở cửa cho chúng tôi, nhưng bà phán một câu làm tôi thắc mắc đến bây giờ, nhưng chưa có dịp để hỏi : « Tại sao cha con mày không đi Mỹ, về đây làm gì, rồi bà nói tiếp, nhưng nhỏ hơn, Việt Cộng đang ở trong mái hiên »
Kể từ đó chúng tôi nói chuyện thầm thì, và đang lo lắng ba tôi hiện giờ đang ở đâu ?.Khoảng 5 ,6 giờ sáng tôi nghe tiếng gọi cửa, biết là ba mình an toàn. Từ trên gác tôi nhảy xuống với tốc độ nhanh nhất có thể, để thông báo cho ba tôi biết tình hình hiện tại. Vừa mở cửa tôi thì thầm nói có Việt Cộng ở trong hiên, nghe như vậy ông vội rút chân lại. Nhưng rút chân lại thì đi đâu bây giờ ?
Bốn mươi năm trôi qua. Muốn quên không dễ phải không các bạn ? Ngày đi chạy giặc đã buồn ngày về còn buồn hơn. Nếu mình có một vật quý giá, có mất dĩ nhiên tiếc nuối, nhưng một quốc gia đã mất thì phải làm gì đây ?
Nguồn: w.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/kyuc40nam-lenguyetanh-03022015135716.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét