HO: SỰ THẬT BẤT ĐẮC DĨ PHẢI NÓI RA
Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) do Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng cầm đầu, mới đây đã đưa ra những tin tức như sau:
“Bản thoả ước do Hoa Kỳ và CSVN cùng ký ngày 30 Tháng 7 năm 1989 mở đầu chương trình định cư HO (Humanitarian Operation) cho đến nay đã có gần 300 ngàn cựu tù cải tạo và gia đình được đến định cư tại Hoa Kỳ. Đây là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài, không chỉ đòi hỏi trí tuệ, lòng kiên nhẫn mà trên hết phải là tình thương và sự hy sinh, được thể hiện qua những hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ, trong chức vụ Chủ Tịch Hội GĐTNCTVN từ ngày thành lập đến nay”. Và còn thêm rằng: “Bà Khúc Minh Thơ (KMT) lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (GĐTNCTVN) năm 1977” và “Công lao của Bà Khúc Minh Thơ sẽ không bao giờ bị quên đi trong tâm trí của nhiều cựu tù nhân chính trị VN được định cư ở HK”.
Tuy nhiên, từ năm 2008, Bà KMT đã bị “mổ xẻ” cặn kẽ bởi nhiều người về một chương trình bị gọi lầm với cái tên là “Chương trình H.O”. Nhiều tài liệu, bài phỏng vấn được đưa ra. “Lố bịch” nhất là một bài phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Bích của Huy Phương sau khi bà KMT bị đưa lên bàn mổ xẻ. Đây là điều lố bịch: Ông Bích phát biểu rằng: “vào ngày 30/4/1987, Ông và bà KMT đã gặp gỡ 2 vị TNS tại một buổi tiếp tân ở Quốc Hội, và nhờ vào câu nói “nịnh khéo” của ông Nguyễn Ngọc Bích mà ngay ngày hôm sau 1/5/1987, họ bảo các phụ tá ngồi viết dự thảo HO!” (SIC).
Thật sự từ năm 1965, Hoa Kỳ đã có các chương trình tị nạn. Chương trình tỵ nạn (bị gọi lầm là H.O) là một chương trình nằm trong kế sách quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ, do Quốc Hội Hoa Kỳ đề xướng (Immigration and Naturalization Act 1952. Đến 1968, Hoa Kỳ còn đang tham khảo các protocol (thủ tục) của Liên Hiệp Quốc. Mãi đến gần cuối năm 1980, Hoa Kỳ mới ban hành luật về Định Cư (Refugees Act, 1980) là đạo luật rất quan trọng ấn định thủ tục, tài trợ việc định cư. Và từ năm 1982, Bộ Ngọai Giao HK và CSVN mới tiến hành đàm phán cho chương trình ODP cho đến năm 1984, mới ký kết.
Việc đề ra chương trình tị nạn là do Hoa Kỳ ý thức trách nhiệm của mình đối với các bạn đồng minh từng chiến đấu cho lý tưởng chung vì Tự do dân chủ. Chương trình này áp dụng không riêng cho VN mà còn các nước đồng minh khác trên thế giới. Các chương trình tị nạn là chính sách chung của nhiều giai đoạn hành pháp và Quốc hội Mỹ chứ không riêng một ai đề ra.
Theo bài phỏng vấn ông Robert Funseth, phụ tá Ngoại Trưởng (người giữ vai trò quan trọng của cái gọi là chương trình HO) thực hiện bởi Đài Á Châu Tự Do cũng được khui lại. Tóm tắt qua những điều mà cả đôi bên trưng ra tại các diễn đàn internet thì điều đúng đắn nhất phải được hiểu là:
Chương trình HO này mới manh nha từ năm 1982 và sau này, bà KMT chỉ là người có công đóng góp thêm vào chứ Bà hoàn toàn không phải là “mẹ đẻ” của chương trình này. Các cựu quân nhân cần hiểu điều đó để biết ơn đúng lúc, đúng chỗ, đúng người và đúng công trạng!
Tuy nhiên, chương trình HO cũng là do sự đóng góp của những cựu quân nhân QLVNCH. Trong đó, người có công nhiều nhất là ông Nguyễn Hậu, nguyên là Đại Úy Cục Công Binh, cũng là một thành viên của Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ (VNTDC) do TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN khai sinh sau khi ông rời nhiệm vụ Trưởng Đoàn Văn Nghệ của Lực Lượng Người Việt Quốc Gia 1982 và chính thức hoạt động kể từ năm 1984 và đã ra mắt đồng bào năm 1987, trước khi chương trình HO bắt đầu.
Nhắc đến chương trình H.O. chỉ vốn bắt đầu từ thời Tổng Thống Ronald Reagan (1981-1989), không thể không kể đến sự nỗ lực của chính giới Hoa Kỳ, trong đó có những nhân vật quan trọng như Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa) và Edward Kennedy (Dân Chủ). Ở Hạ Viện có Dân Biểu Stephen Solarz (Dân Chủ) và Frank Wolf (Cộng Hòa) với tên gọi chính thức là” Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo).
Về phía hành pháp, có Tướng John W. Vessey và ông Robert Funseth, phụ tá thứ trưởng Ngoại Giao đặc trách về người tị nạn thế giới, là những đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ để thương thảo với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trong một thời gian dài từ năm 1982 đến 1990.
Để có kết quả như vậy, về phía cộng đồng người Việt đã có những hoạt động tích cực, vận động với chính giới Hoa Kỳ, kết quả là việc ký kết thỏa ước ngày 30 Tháng Chín, 1989, giữa ông Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Robert Funseth và Thứ Trưởng CSVN Vũ Khoan về “một chương trình tái định cư tại Hoa kỳ những người được thả ra từ trại “cải tạo” và gia đình có ý muốn di cư sang Hoa Kỳ.”
Chính Phong Trào VNTDC đã giúp hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Cộng Sản (sau đó đổi thành Hội Tương Trợ Tù Nhân Chính Trị Cộng Sản) thiết lập một số hồ sơ HO. Hội của bà KMT là “Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam không có dính dáng gì đến Hội Tương Trợ Tù Nhân Chính Trị CS.
Đoạn video sau đây là bằng chứng Phong Trào Việt Nam Tân Dân do Tổng Thống Đào Minh Quân sáng lập, đã giúp hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Cộng Sản giải quyết các hồ sơ H.O. bị ứ đọng từ năm 1988. Đến năm 1990 mới có HO1 là đợt đầu tiên được định cư tại Hoa Kỳ. Đoạn phim tài liệu này cho thấy 1 phiên họp giữa hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Cộng Sản do ông Nguyễn Hậu là Chủ Tịch hội cùng các đại diện đang họp với Khu Bộ VNTDC Nam Cali để tìm cách giải quyết hồ sơ HO đang bị ứ đọng.
Tuy nhiên, vì bà KMT có nhiều lợi thế, vì bà từng làm tại tòa đại sứ Hoa Kỳ và là bạn của bà Bich Lưu có người “bạn rất thân” là Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa tiểu bang Virginia là ông John Waner. Do đó, để công việc thiết lập hồ sơ HO và nghe ngóng, vận động chính giới Hoa Kỳ được thuận lợi, Hội Tương Trợ Tù Nhân Chính Trị CS đã đồng ý cho hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam giúp đỡ phụ trách liên hệ với phía Hoa Kỳ. Và sau đó, thêm hội Cựu Tù Nhân Chính Trị CS tại San Jose do nhà văn Đào Văn Bình phụ trách cùng kết hợp với nhau thành tên gọi chung là “TỔNG HỘI CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ CS” do ông Nguyễn Hậu là Chủ Tịch. Tuy nhiên mọi giấy tờ liên hệ phía Hoa Kỳ do bà Khúc Minh Thơ phụ trách.
Từ đó, mọi mọi giao dịch, hội họp và vinh dự đều do bà KMT tiếp nhận, kể cả việc bà được chụp hình với Tổng Thống Reagan và nhận cây bút lịch sử mà tay thương thuyết gia Robert Funset đã ký trao CSVN danh sách 3,500 tù nhân CS đầu tiên để được định cư tại Mỹ.
Bà KMT sau đó, đã mau mắn được vài tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Mỹ có khuynh hướng “giao dịch” với CSVN như Nghị Hội Người Việt toàn quốc của GS Nguyễn Ngọc Bích, IRAC của GS Lê Xuân Khoa “giúp đỡ” và hiện nay là BPSOS tiếp nối.
Dù sau, nhở chương trinh HO, mà 300,000 cựu tù nhân chính trị ở trong trại tù trên ba năm đã lần lượt đến Hoa Kỳ. Các con em gia đình H.O. hiện đã đi vào dòng chính, hầu hết đã thành đạt. Nếu không có chương trình nhân đạo HO dành cho các tù nhân chính trị đã từng ở trong các trại tập trung mang danh “cải tạo” được định cư tại Mỹ, thì những người này và gia đình, dưới sự trả thù và kỳ thị của chế độ mới, không biết tương lai sẽ ra sao?
Như chúng ta đã biết, nhiều cựu tù nhân đã qua những ngày gian khổ của người tù khổ sai, đến Mỹ sau một thời gian ngắn đã lấy bằng tiến sĩ như các ông Lê Tấn Bửu, thượng nghị sĩ – H.12, Nguyễn Ngọc Sẳng, GS Trung Học Vũng Tàu – H.04. hay cao học như Trần Ngọc Dụng, trung úy Trường Sinh Ngữ Quân Đội, H.08; Nguyễn Hữu Lý, thiết đoàn trưởng Thiết Giáp, H.03; Đỗ Văn Phúc, cựu đại úy, H.01… Nguyễn Thế Thăng, K.2 CTCT, H.13 hiện là trung tá trong Lực Lượng Phòng Vệ, thuộc Vệ Binh QG tiểu bang Oregon.
Về các thế hệ nối tiếp, cựu Đại Úy Nguyễn Thanh Ty, hiện định cư tại Massachusetts, H.09, đã cho rằng, nhờ chương trình H.O. mà con trai ông, trước năm 1990 còn ôm bình cà rem bán ở Chợ Đầm, tương lai mờ mịt, giờ này đã là một kỹ sư ở Mỹ. Gia đình cựu Đại Úy Lê Văn Thiệu, H.31, đã có một thế hệ con cái thành công vượt bực, xây dựng nên thương hiệu nổi tiếng Luraco ở Dallas-Ft Worth, với những hợp đồng quan trọng cho Bộ Quốc Phòng Mỹ.
Hôm nay, chúng tôi bạch hóa việc này để mong trả lại công bình cho Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ (VNTDC) và Đại Úy Nguyễn Hậu mà thôi. Cây kim trong túi có ngày cũng lòi ra.
Trần Lê Thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét