HOC THUYET ‘ESTOPPEL’ VA CONG HAM PHAM VAN DONG
I. SO LUOC
A. Lập trường của Trung Quốc được nêu lên để hậu thuẫn cho tuyên bố chủ quyền trên
Hoàng sa và Trường sa.
1/ Ngày 9 tháng 6/ 2014, phái đoàn Trung Quốc đã gửi Văn thư lên ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp
Quốc, trưng dẫn tài liệu để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trong thư, Vương Mân (Wong Min) Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp
Quốc đã yêu cầu ông TTK đem phổ biến tài liệu này đến toàn thể các thành viên của LHQ như
là tài liệu chính thức của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong số các tài liệu trưng dẫn, có một tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, mang tựa đề “
Hoạt động của giàn khoan dầu HYSY”, sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung
Quốc, kèm theo là phụ lục các tài liệu chứng minh quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ
của Trung Quốc.
Phát biểu với báo giới sau khi trao công hàm thứ hai của Trung Quốc cho Ong Tổng Thư Ký Liên
Hiệp Quốc, Vương Mân tố cáo các hoạt động khiêu khích của Việt Nam trên biển và cho rằng
hành động của Việt Nam là bất hợp pháp, làm gián đoạn hoạt động của người Trung Quốc, của
giàn khoan dầu Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung
Quốc, đe doạ nghiêm trọng an toàn cá nhân của người Trung Quốc và giàn khoan dầu HYSY
981, vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế gồm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công ước LHQ về
luật biển năm 1982, 1988, đe dọa an ninh hàng hải, sự an toàn của những công trình cố định
trên thềm lục địa, phá hoại tự do và an toàn của việc đi lại trong vùng biển, đe dọa hòa bình và
ổn định khu vực. Ong ta khẳng định:
(1) Hoàng Sa là một phần cố hữu của lãnh thổ Trung Quốc, không có tranh chấp nào cả.
Trước năm 1974 chưa có chính quyền nào của Việt Nam phản đối chủ quyền của
Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng sa (!).
(2) Việt nam đã công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc từ lâu rồi, phản ánh trong tuyên bố
của nhà nước, công thư, báo chí, bản đồ, sách giáo khoa của họ.
(3) Đến nay, chính quyền lại nuốt lời bằng cách tung ra các yêu sách chủ quyền, đây là sự vi
phạm vào nguyên tắc luật pháp quốc tế trong đó có cả nguyên tắc Estoppel.
2/. Cáo buộc Việt Nam vi phạm nguyên tắc ‘estoppel’ còn có Lưu hồng Dương, đại diện lâm
thời của sứ quán Trung Quốc tại Nam Dương và một học giả Trung Quốc, Tiến sĩ Ngô sĩ Tồn đã
dựa vào công hàm của ông Phạm văn Đồng để tuyên bố với hãng tin ‘Deuthsche Welle của
Đức rằng: “ Nếu không công nhận Hoàng sa là của Trung Quốc, Việt Nam đã nói ngược với
nguyên tắc ‘estoppel’
B. Những luận điểm sau đây sẽ được người viết chứng minh để phản bác lập trường
của Trung Quốc về chủ quyền trên Hoàng sa và Trường sa.
a) Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền lịch sử đối với Hoàng sa và Trường sa.
b) Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng sa và Trường sa ngày 4/9/1958 vô
hiệu theo án lệ của các tòa án quốc tế.
Công hàm của ông Đồng chỉ có thể công nhận lãnh hải 12 hải lý đối với các lãnh thổ
và hải đảo được Trung Quốc thủ đắc hợp pháp chứ không thể công nhận các hải
đảo không phải của Trung Quốc như Hoàng sa và Trường sa được.
c) Công hàm Phạm văn Đồng cũng không liên hệ gì đến nguyên tắc ‘estoppel’ như
Trung Quốc đã cố tình gán ghép.
1. Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền trên Hoàng sa và Trường sa.
Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là đất vô chủ, được người dân Việt phát hiện từ lâu đời, ít
r a là từ thế kỷ thứ XV, chiếm hữu trong thế kỷ thứ XVII và XVIII, chính thức chiếm hữu trong
thế kỷ thứ XIX hành xử chủ quyền một cách hòa bình, liên tục mà không có bất kỳ một quốc gia
nào tranh chấp từ đó đến nay.
Trước năm 1974 cũng như sau năm 1974, Hoàng sa và Trường sa vẫn mãi mãi thuộc chủ quyền
của Việt Nam, do đó, nếu có quốc gia nào muốn tranh chấp thì phải tranh chấp với Việt Nam
mới hợp lý, sao Trung Quốc lại nói ngược lại là phải tranh chấp với Trung Quốc? Việc Việt Nam
hành xử chủ quyền lâu đời trên hai quần đảo qua nhiều thế kỷ như vậy đã trở thành quyền sở
hữu hợp pháp (vested rights) của Việt Nam rồi.
Vào năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam Cộng Hoà, đem tàu chiến và binh sĩ tới giết hại các binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà đang
làm nhiệm vụ bảo vệ đảo, rồi đến năm 1988 Trung Quốc cũng lại ngang nhiên đem theo tàu
chiến và binh sĩ tới xâm chiếm một phần quần đảo Trường Sa của nước Việt Nam thống nhất.
Chính những hành động này của Trung Quốc mới vi phạm thô bạo vào điều 4, đoạn 2 Hiến
chương Liên Hiệp Quốc : cấm xử dụng vũ lực, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc
gia, đồng thời còn vi phạm Quyết nghị số 2625-LHQ ngày 24/10/1970 của Liên Hiệp Quốc, theo
đó, mọi sự chiếm đóng lãnh thổ, chiếm hữu đất đai của Trung Quốc đối với hai quần đảo của
Việt Nam vào các năm 1974 và 1988 là hoàn toàn bất hợp pháp.
Vì những lý do nêu trên, ngày 14/2/74 Chính Phủ nước Việt Nam Cộng Hòa đã ra Tuyên Cáo lên
án Trung Quốc xử dung vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà trước công luận
thế giới. Nội dung của Tuyên cáo được viết như sau:
Tuyên cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền của Viêt Nam Cộng Hòa
trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa.
Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự toàn
vẹn lãnh thổ của quốc gia. Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này,
bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn
cứ, dầu xuất phát từ đâu.
Quần đảo Hoàng sa và Quần đảo Trường sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt
Nam Cộng Hoà. Chánh Phủ và Nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục
trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
Kẻ xâm chiếm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà
có.
Trong dịp này, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt
Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới
nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa
lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.
Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy
bằng mọi cách.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực
thì chừng ấy nhân dân nước VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của
mình.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng
giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xẩy ra từ những
hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên
những phần đất này.
Nôi dung đoạn Tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng sa và Trường sa ngày
4/9/1958 và nội dung bức Công hàm của ông Phạm văn Đồng, Thủ Tướng nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa công bố ngày 14/9/1958.
a). Nội dung đoạn tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc về lảnh thổ & hải đảo trong đó có
hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam Cộng Hòa.
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ này được áp
dụng cho toàn lãnh thổ nước CHNDTQ, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải
đảo và các đảo phụ cận, quần đảo Đông sa, quần đảo Tây sa (tức Hoàng sa của Việt Nam)…,
quần đảo Nam sa (tức Trường sa của Việt Nam) và các đảo khác thuộc Trung Quốc…
b). Nội dung bức Công hàm của ông Phạm văn Đồng ngày 14/9/1958
Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày
4/9/1958 của Chính Phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của
Trung Quốc. Chính Phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan nhà
nước có trách nhiệm tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước
CHNDTQ trên mặt bể.
Chú ý : Trước khi bàn đến hai vấn đề quan trọng nêu trên, người viết xin lưu ý quý đọc giả về
những điểm sau đây:
1). Tuyên bố của Trung Quốc ngày 4/9/1958 là một tuyên bố đơn phương
(unilateral declaration) nên nội dung bản tuyên bố cần phải được một văn kiện
pháp lý quốc tế liên hệ giải thích.
. Văn kiện pháp lý quốc tế này có tên là :“Guiding Principles applicable to
unilateral declarations of States capable of creating legal obligations.” Tạm dịch
ra tiếng Việt: “Những nguyên tắc hướng dẫn áp dụng cho những tuyên bố đơn
phương của các quốc gia có thể tạo ra những nghĩa vụ pháp lý” (NNTHD}
Tài liệu này do Ủy Ban Pháp chế Liên Hiệp Quốc đúc kết từ các bản án của các
Tòa án Trọng tài và Tòa án quốc tế, đệ trình Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc xét
duyệt và chấp thuận trước khi phổ biến cho các quốc gia thành viên và trên
mạng. Như vậy, tài liệu có thể được coi như ‘Công Ước của Liên Hiệp Quốc về
Tuyên bố đơn phương’. Tài liệu này sẽ được người viết xử dụng để giải thích
Tuyên bố ngày 4/9/1958 về chủ quyền của Trung Quôc’ trên Hoàng sa và
Trường sa.
3). Công hàm của ông Phạm văn Đồng chỉ có thể nhìn nhận những lãnh thổ và hải
đảo mà Trung Quốc đã thủ đắc hợp pháp trong Tuyên bố ngày 4/9/1958.
2. Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc là một tuyên bố đơn phương. Tuyên bố này
vô hiệu riêng đối với Hoàng sa và Trường sa vì vào ngày tuyên bố chủ quyền, Trung
Quốc không đưa ra được bằng chứng chủ quyền của họ trên hai quần đảo này.
Đièu 1 của ‘Nguyên tắc hướng dẫn định nghĩa ‘Tuyên bố đơn phương’ như sau:
“ Những tuyên bố được phát biểu công khai để bầy tỏ ý muốn tôn trọng những gì đã phát biểu
có thể tạo ra những nghĩa vụ pháp lý. Khi các điều kiện như vậy đã hội đủ, tính cách bó buộc
của những tuyên bố được dựa vào sự thành tín; những quốc gia liên hệ có thể xem xét và căn
cứ vào những tuyên bố ấy để đòi hỏi các nghĩa vụ phải được thi hành”
(Declarations publicly made and manifesting the will to be bound may have the effect of
creating legal obligations. When the conditions for this are made, the binding character of such
declarations is based on good faith; States concerned may then take them into consideration
and rely on them; such States are entitled to require that such obligations be respected)
Ý nghĩa của định nghĩa này được diễn tả như sau:
Muốn cho tuyên bố được công nhận và có giá trị pháp lý thì ngoài các điều kiện về hính thức
được qui định tại các điều 4, 5 và điều kiện về nội dung tại các điều 3.1, 3.2, quan trọng nhất
là tuyên bố phải không có tính cách cưỡng bách (coercion) hay phải được cộng đồng quốc tế
nhìn nhận là hợp pháp được qui định tại điều 8 được gọi là peremptory norm hay jus cogens.
(1). Trong tuyên bố ngày 4/9/1958, Trung Quốc tự nhận mình có chủ quyền trên Hoàng sa
và Trường sa (trong khi hai quần đảo này đang do Việt Nam Cộng Hòa quản trị) mà không đưa
ra được bằng chứng để hậu thuẫn cho chủ quyền của họ.
Tuyên bố của Trung Quốc, vì thế, đã vi phạm vào điều 8 của bản’ Nguyên tắc hướng dẫn. Điều
8 được viết như sau:
“ Một tuyên bố đơn phương nếu mâu thuẫn với quy chuẩn bó buộc của luật tổng quát thì vô
hiệu” ( A declaration which is in conflict with a peremptory norm of general law is void)
Peremptory norm được dịch từ tiếng La tinh Jus Cogens, có nghĩa là một quy tắc hay nguyên
tắc pháp lý quốc tế căn bản, có hiệu lực giàng buộc mọi quốc gia, không miễn trừ biệt lệ nào.
Quy chuẩn bó buộc (peremptory norm hay jus cogens) chỉ được coi là hợp pháp nếu được cộng
đồng thế giới chấp nhận. Một hiệp ước trái với nguyên tắc Jus Cogens được coi như vô hiệu.
[Jus Cogens: a rule or principle in international law that is so fundamental that it binds all
states and does not allow any exceptions. Such rules amount to jus cogens if they are
recognized as such by the international community as a whole. A treaty that conflicts with an
existing jus cogens rule is void]
Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc trái với quy chuẩn bó buộc của luật tổng quát ở điểm
nào ?
Luật tổng quát đòi hỏi người nào tự nhận một vật đang do người khác nắm giữ là của mình thì
phải chứng minh rằng mình mới là sở hữu chủ chân chính của vật ấy. Trung Quốc tự nhận
Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc trong khi Hoàng sa và Trường sa đang do Việt Nam
Cộng Hòa sở hữu thì Trung Quốc phải chứng minh hai quần đảo này thực sự là của Trung
Quốc. Nếu không chứng mình được điều này thì tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên
Hoàng sa và Trường sa đương nhiên vô hiệu. (Sự vô hiệu trong tuyên bố ngày 4/9/1958 của
Trung Quốc chỉ áp dụng cho Hoàng sa và Trường sa mà thôi). Khởi điểm của sự vô hiệu đưọc
tính kể từ ngày tuyên bố (4/9/1958).
3. Công hàm của ông Phạm văn Đồng chỉ hợp pháp nếu nhìn nhận những nôi dung
nào trong Tuyên bố của Trung Quốc không trái với Những nguyên tắc hướng dẫn
và án lệ của các Tòa án quốc tế.
a) Công hàm của ông Đồng không thể công nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung
Quốc vì vào thời điểm đó hai quần đảo này đang do Việt Nam Cộng Hoà quản lý,
VNDCCH chỉ là một quốc gia đệ tam trong việc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc
và Việt Nam nên không thể công nhận như thế được.
Giả sử rằng công hàm của ông Đồng công nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung
Quốc thì khi Trung Quốc đòi hỏi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải thi hành lời
cam kết theo đ. 1 của Những nguyên tắc hướng dẫn thỉ VNDCCH lấy đâu ra Hoàng sa
và Trường sa để giao cho Trung Quốc ?
Trong bản án về tranh chấp đảo Palmas giửa Hoa kỳ và Hòa Lan năm 1928, Tòa án
Quốc tế đã phán quyết về trường hợp này như sau:
“ Spain could not legally grant what it did not hold and therefore Spain could not
grant Palmas to the United States” (Tây Ban Nha không có chủ quyền đối với đảo
Palmas nên không thể nhượng đảo này cho Hoa kỳ được).
Tương tự, vì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có chủ quyền trên Hoàng sa và
Trường sa nên ông Đồng không thể tuyên bố Hoàng sa và Trường sa là của Trung
Quốc được. .
b) Theo nguyên tắc jus cogens, một tuyên bố đơn phương hay một hiệp ước chỉ hợp
pháp nếu nó không có tính cách cưỡng hành hay nó phải được cộng đồng quốc tế
công nhận là hợp pháp.
Câu hỏi tiếp theo cần được nêu ra ở đây là Cộng đồng quốc tế liệu có chấp nhận để
ông Thủ Tướng của nước mình gửi công hàm cho ông Thủ Tướng của quốc gia khác
trong đó ghi nhận và tán thành việc chuyển giao lãnh thổ hay hải đảo của quốc gia
mình cho quốc gìa láng giềng hay không ?
Tóm lại, công hàm của ông Phạm văn Đồng chỉ có hiệu lực công nhận những lãnh thổ và hải
đảo do Trung Quốc thủ đắc hợp pháp, chứ không thể công nhận hai quần đảo Hoàng sa và
Trường sa của Việt Nam Cộng Hòa mà theo điều 8 của NNTHD và theo án lệ của các tòa án
quốc tế phải coi như vô hiệu.
III. Không công nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có vi phạm vào nguyên tắc estoppel không?
O trên, người viết đã trình bầy về quyền sở hữu mà Trung Quốc tuyên bố đối với Hoàng sa và
Trường sa đã vi phạm vào điều 8 của bản NNTHD nên vô hiệu. Sự vô hiệu này xẩy ra 10 ngày
trước khi công hàm của ông Đồng được công bố (14/9/1958). Như vậy nếu cho rằng Công hàm
của ông Đồng đã công nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc thì hoá ra Công hàm của
ông Đồng đứng trên cả Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc, vì đã trả lại Hoàng sa và Trường
sa cho Trung Quốc sau khi hai quần đảo này đã bị NNTHD vô hiệu hóa ?
Theo nhận định của người viết thì những viên chức cao cấp trong Chính Phủ Trung Quốc cũng
như một số học giả Trung Quốc có vẻ như không đọc nguyên tắc Estoppel trước khi đưa ra lời
tuyên bố đã dẫn. Sau đây là đôi điều giới thiệu về học thuyết estoppel để người đọc đánh giá
về lòng ngay thẳng và tính lương thiện của những nhân vật người Trung Quốc qua những động
thái tuyên bố của họ liên quan đến Hoàng sa và Trường sa.
III CONG HAM CUA ONG PHAM VAN ĐONG VA HOC THUYET ‘ESTOPPEL
1. ĐôI điều về học thuyết estoppel
Từ ngữ ‘estoppel’ bắt nguồn từ chữ Pháp estouppail , estopper và tiếng La tinh stupa. Chữ
‘estoppel’ được Tự điển Collins của nước Anh định nghĩa như sau: ‘Estoppel’ là quy tắc về
bằng chứng, theo đó, một cá nhân không được phép phủ nhận sự thật về điều mà trước đây
người này đã tuyên bố hoặc về những sự kiện mà người này cho là có thật’
Theo hệ thống Tục lệ Pháp Anh - Mỹ, có ít ra là 4 loại quy tắc về bằng chứng :
Estoppel by conduct, Estoppel by deed, Estoppel by record và Equitable estoppel.
Trong 4 loại bằng chứng kể trên thì Equitable estopel được xử dụng nhiều nhất trong luật Tín
thác Hội (Law of Trust) và Luật quá thất (Law of Tort)
Equitable estoppel lại tế phân ra làm hai : Proprietary estoppel (bằng chứng liên quan đến tài
sản) và Promissory estoppel (bằng chứng liên quan đến lời hứa).
Hai loại bằng chứng này được các tòa án khác nhau ở nước Anh thụ lý. Proprietary estoppel
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa tục lệ pháp, còn Promissory estoppel lại do Tòa Chancery xét
xử theo nguyên tắc công bằng. Để có thể hiểu rõ sự khác biệt giữa Proprietary và Promissory
estoppel, người viết xin đưa ra 2 thí dụ sau đây.
Promissory estoppel.
Một hôm, ông cha ghẻ của Doritt nói với nàng rằng nếu Doritt đồng ý làm việc không công cho
trang trại của ông thì ông ta sẽ cho nàng một con ngựa đua còn tơ, tên là con Chớp. Doritt hiểu
rằng nếu nàng chăm sóc và chịu khó tập dượt cho con Chớp thì sau này, khi đến tuổi trưởng
thành để đua ngựa, con Chớp có thể thắng được nhiều giải lớn.
Doritt đồng ý làm việc không công cho ông cha ghẻ đến một thời gian mà theo nàng ước tính,
số tiền công vào lúc bấy giờ vào khoảng £1000.00. Thế rồi, Ong cha ghẻ của Doritt chẳng
những không giao con Chớp cho Doritt như đã hứa trước đây, ông ta còn giữ lại cho mình cả
số tiền thưởng £10,000.00 do con Chớp thắng giải trong cuôc đua ngựa nữa.
Đến đây thì Doritt, nếu muốn, có thể nại học thuyết ‘estoppel’ để kiện ông cha ghẻ dựa trên
những dữ kiện sau đây:
. Vì tin vào lời hứa của người cha ghẻ, Doritt đã hành động và hành động này gây thiệt
hại cho mình (làm việc không công). Vấn đề nêu ra ở đây là sự đền bù thiệt hại cho
Doritt sẽ được chiết tính như thế nào ?
. Nếu sự đền bù thiệt hại cho Doritt chỉ nhắm vào việc bồi thường thiệt hại thì
trước hết Doritt phải được trả số tiền công là £ 1,000.00
. Nếu sự đền bù thiệt hại cho Doritt được nhắm vào việc thi hành lời hứa thì
ngoài số tiền công £ 1,000.00, Doritt còn được trao cho con Chớp và tiền
thưởng đua ngựa mà con Chớp đã thắng giải.
. Nếu sự đền bù thiệt hại cho Doritt còn nhắm vào tư cách bất chính của người
cha ghẻ của Doritt, thì Tòa có thể truyền cho người cha ghẻ của Doritt phải
trả cho Doritt thêm một khoản tiền nữa.
Như vậy, hẳn đọc giả đã nhận thấy học thuyét estoppel đã đưa đến nhiều trường hợp với
những giải pháp khác nhau tùy theo quyết định của Tòa xử theo nguyên tắc công bằng..
Proprietary estoppel
A có một số hàng hóa đem ký thác vào nhà kho của B để chờ khi nào có người mua thì bán đi.
C, người coi kho của B đã lầm lẫn đem giao số hàng hóa này cho D.
Vì không biết gì về việc người coi kho của mình đã giao lầm số hàng hóa đó cho D nên B đã nói
với E, người muốn mua số hang hóa ấy rằng , hàng hóa của A vẫn còn ở trong kho của mình. E
nói với A bán số hàng hóa đó cho mình và yêu cầu B giao hàng.
Tòa phán rằng B không thể phủ nhận việc mình đã đoan chắc với E rằng kho của mình vẫn còn
giữ số hàng của A gửi.
Như vậy, tương quan giữa B và C là tương quan giữa chủ và người làm công (Master and
Servant). Theo Tục Lệ Pháp, người chủ phải chịu trách nhiệm liên đới (vicarious liability) về
hành vi sơ xuất hay bất cẩn của người làm công (The master is vicariously liable for negligent
acts of his servant)
2. CONG HAM PHAM VAN ĐONG KHONG LIEN HE GI DEN NGUYEN TAC ESTOPPEL!
Công hàm Phạm văn Đồng và học thuyết estoppel, qua phần trình bầy trên, là hai nguyên tắc
khác nhau, do những điều kiện không giống nhau chi phối.
Công hàm Phạm văn Đồng là một cam kết đơn phương của một Thủ Tướng, nhân danh nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố ghi nhận và tán thành quyết định về hải phận 12 hải lý
của Trung Quốc.
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay vẫn tiếp tục tôn trọng nội dung bức Công
hàm của ông Phạm văn Đồng là nhìn nhận và tán thành lãnh thổ và hải đảo 12 hải lý của Trung
Quốc do Trung Quốc đã thủ đắc hợp pháp. Nước Cộn g Hòa Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam chỉ phủ
nhận những lãnh thổ và hải đảo nào của Trung Quốc không được luật lệ quốc tế công nhận tỷ
như hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của nước Việt Nam Cộng Hòa. Hai quần đảo này
không được NNTHD công nhận là của Trung Quốc, ngoài ra Trung Quốc lại còn đem vũ lực xâm
chiếm vào các năm 1974, 1988 rồi tuyên bố là của mình. Hành động này lại còn vi phạm thô
bạo vào điều 12 bản tuyên bố của Hội nghị Genève năm 1954, điều 4 đoạn 2 của bản Hiến
Chương Liên Hiệp Quốc và Nghị Quyết số 2625 LHQ ngày 22 tháng 10 1970 khiến cho tuyên bố
của Trung Quốc đương nhiên vô hiệu.
Nguyên tắc hay học thuyết Estoppel, trái lại, là một loại khế ước, có hiệu lực pháp lý giàng
buộc đôi bên kết ước do hệ quả của sự đề cung và sự chấp nhận đề cung nên đạ tạo ra những
nghĩa vụ cho đôi bên kết ước phải thi hành. Nếu sau này xẩy ra tranh chấp, nội vụ sẽ do Tòa án
quốc nội xét xử theo luật quốc nội. Nếu đem so sánh nội dung của công hàm Phạm văn Đồng
với nội dung của ‘promissory estoppel’ hay ‘proprietary estoppel’ ta thấy giữa chúng chẳng có
điểm nào liên hệ với nhau.
Ngoài ra, cũng không thể dùng luật quốc nội để áp dụng vào luật quốc tế, trừ phi luật quốc tế
không được ban hành để giải quyết vụ việc thì khi đó tòa án quốc tế mới buộc phải xử dụng tới
luật quốc nội, như lý trí thành văn (raison écrite), để giải quyết nội vụ.
IV. KET LUAN.
Gần đây, trên các diễn đàn ở hải ngoại thường hay nhắc đến cái gọi là Mật ước Thành Đô 1990.
Mật ước này được ký kết vào năm 1990 tại Thành Đô của Tỉnh Tứ Xuyên giữa một bên là các
thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn
Đồng, bên kia là Giang trạch Dân và Lý Bằng đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đôi bên
đồng ý một thời hạn là 30 năm để sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc (?)
Nếu mật ước này đã thực sư xẩy ra thì nó cũng vô giá trị về mặt pháp lý vì trái với nguyên tắc
Jus Cogens, theo đó một mật ước như vậy không thể được các quốc gia trên thế giới chấp
nhận, bởi vì không một quốc gia nào trên thế giới lại chịu để cho lãnh thổ, hay hải đảo của
nước mình nằm trong tay một vài nhân vật trong chính quyền mà những người này có toàn
quyền, chỉ bằng vào một văn thư tuyên bố giao đất đai, biển đảo cho một quốc gia khác !
Điều 8 của bản Những nguyên tắc hướng dẫn , trong đó nguyên tắc Jus cogens sẽ được xử
dụng tới để vô hiệu hoá nhũng tuyên bố đơn phương hay hiệp ước thuộc loại này. Trở lại cái
gọi là mật ước Thành Đô ký kết giữa các thành viên của hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung
Quốc thì mật ước nnày cũng sẽ chẳng có giá trị gì cả, ngoại trừ trường hợp các thành viên
trong Bộ chính trị hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sẵn sàng bán đứng đất nước một
lần nữa cho Trung Cộng. Nếu họ đã có ý định như v ậy thì đâu cần đến Mật ước, điều mà họ đã
từng làm đối với Ai Nam Quan, Thác bản Giốc và biên giời Hoa Việt và một phần của Vịnh Bắc
bộ của Việt Nam trước đây!
Nguồn: http://www.aihuuluatkhoa.com/yahoo_site_admin/assets/docs/Hoc_thuyet_estoppel_va_Cong_ham_Pham_van_Dong.203161315.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét