Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa


Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
LÀO CAI Trong tiết trời lạnh cuối năm, hoa mai anh đào nở rộ tạo nên sắc hồng nổi bật giữa màu xanh của những đồi chè và núi, rừng vùng cao.
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Vào khoảng tháng 12 tới tháng 1 hàng năm, những cây mai anh đào ở đồi chè Ô Long, gần thị trấn Sa Pa lại nở rộ báo hiệu mùa xuân sắp về.
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Cây mai anh đào tại đây được trồng xen kẽ, dọc theo lối đi giữa các đồi chè. Đây cũng là nét đặc trưng của Sa Pa so với mùa mai anh đào ở các địa phương khác như Đà Lạt, Kon Tum.
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Sắc hồng của mai anh đào đang nở rộ như những điểm nhấn trên "bức tranh" màu xanh của núi rừng Tây Bắc. 
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Đồi chè Ô Long mới được biết đến từ hơn một năm nay, qua những bức ảnh mùa hoa được nhiều nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Từ thị trấn Sa Pa, du khách di chuyển theo hướng quốc lộ 4D (đường đi Thác Bạc, đèo Ô Quý Hồ) để đến đồi chè Ô Long. Sau khoảng 7 km tới điểm Trường Mầm Non Ô Quý Hồ, bạn hỏi đường rồi đi thêm 500 m theo đường nhỏ là tới khu vực đồi chè. 
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Mai anh đào là loài cây thân gỗ, thường rụng hết lá vào khoảng tháng 10 - 11 hàng năm chỉ còn lại những cành khẳng khiu. Khi mùa xuân đến, những bông hoa phủ kín khắp cành, nhánh mang lại nét đẹp riêng cho loài cây này.
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Mùa hoa mai anh đào chỉ dài khoảng một tháng. Hoa đang trong thời gian nở đẹp nhất. Nếu muốn đắm mình trong sắc hoa trọn vẹn nhất, du khách nên thu xếp thời gian tới Sa Pa trong tuần này. Nếu không kịp, bạn có thể chờ đến khoảng đầu tháng 1, khi loài hoa này nở rộ tại nhiều cung đường ở Đà Lạt.
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Những rặng mai anh đào ở Sa Pa thuộc khuôn viên của một nông trường chè tư nhân nên việc tham quan bị hạn chế. Du khách có thể ngắm toàn cảnh mùa hoa trên con đường dẫn lên đèo Ô Quý Hồ.
Mai anh đào khoe sắc trên đồi chè ở Sa Pa
Theo kinh nghiệm của các tay máy, hai khung giờ thích hợp nhất để chụp ảnh đồi chè là sáng sớm (khoảng 6h30 - 8h) và trước khi mặt trời lặn (khoảng 15h - 17h30). Đây là lúc mặt trời ở thấp, nắng chiếu xiên làm nổi bật sắc hồng của mai anh đào.
Huỳnh Phương
Ảnh: Trần Đoàn Huy 

Triệt hạ cây rừng để lấy lan

BÌNH THUẬNXã miền núi Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam xuất hiện nhóm người lạ mặt vào rừng lấy lan bằng cách cưa hạ hàng loạt cây gỗ.  https://vnexpress.net/du-lich/ky-quan-thien-nhien-tren-day-hoang-lien-son-4002482.html

Cây rừng ở xã Mỹ Thạnh bị cưa hạ để lấy hoa lan. Ảnh: Việt Quốc.
Cây rừng ở xã Mỹ Thạnh bị cưa hạ để lấy hoa lan. Ảnh: Việt Quốc.
Rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét quanh làng dân tộc Rai, xã Mỹ Thạnh đang bị phá hoại. Trên đường mòn về hướng Tánh Linh, cách làng 3 km, chòm rừng sến tại tiểu khu 264 có gần chục cây dầu vừa bị đốn hạ. Nhưng điều lạ là những cây gỗ đường kính khoảng 30 cm, dài 15 m vẫn nằm lại, chỉ vài đoạn nhánh có nhiều hoa lan mọc ở trên mới bị cưa lìa, lấy đi.
Một người dân tộc Rai cho biết, khu rừng này bị phá cách đây khoảng một tháng. Những người cưa cây với mục đích hái lan mang về dưới xuôi bán, chứ không phải để lấy gỗ. "Họ từ nơi khác đến, không phải đồng bào mình, vì thấy mặt rất lạ", anh này cho biết.
Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng trạm bảo vệ rừng Đèo Nam (Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét) phụ trách lâm phận bị phá cho biết, lực lượng của trạm đã phát hiện sự việc và báo cáo cấp trên. Không những khu vực gần làng, mà một số điểm có lan rừng trên núi cách đó vài cây số cũng có dấu hiệu bị xâm phạm.
Cưa tay và dụng cụ hái lan bị Trạm bảo vệ rừng Đèo Nam (xã Mỹ Thạnh) thu giữ. Ảnh: Việt Quốc
Cưa tay và dụng cụ hái lan bị Trạm bảo vệ rừng Đèo Nam (xã Mỹ Thạnh) thu giữ. Ảnh: Việt Quốc.
Qua theo dõi, Trưởng trạm Đèo Nam cho biết có bảy người lạ mặt thường đi vào rừng. Nhóm này là dân từ thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Thay vì dùng móc khoèo lan xuống như phương pháp cũ, họ cưa hạ cây để thu hoạch lan cho nhanh.
Lúc gặp họ đi trong rừng, tình cờ kiểm tra giỏ, lực lượng của trạm đã phát hiện một số dụng cụ trèo hái lan và cưa tay. "Chúng tôi đã lập biên bản, tịch thu dụng cụ, yêu cầu họ không được vào rừng trái phép", ông Quang nói và cho biết đã đề nghị UBND xã Mỹ Thạnh và công an phối hợp ngăn chặn nhóm này đến địa bàn phá rừng để lấy lan.
Rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét có bảy trạm quản lý hơn 20.000 ha nằm trên địa bàn ba xã Hàm Cần, Mỹ Thạnh và Tân Lập; giáp ba huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Hàm Tân. Trạm Đèo Nam (bảy người) quản lý hơn 7.000 ha rừng ở xã Mỹ Thạnh. Khu vực này còn nhiều loại lan rừng có giá trị như: Ngọc Điểm, Báo Hỷ, Nhất Điểm Hồng, Hải Yến, Đuôi Chồn...
Trên những cây rừng bị phá đều có hoa lan mọc đầy cành. Ảnh: Việt Quốc
Lan mọc trên cây rừng. Ảnh: Việt Quốc.
Gần đến Tết, nhu cầu mua lan rừng tăng mạnh, do vậy nguy cơ rừng bị cưa hạ để lấy lan là rất lớn. "Tình trạng này mới xuất hiện gần đây. Chúng tôi đã chỉ đạo các trạm tăng cường tuần tra, ngăn chặn kịp thời hành vi hại rừng", ông Phạm Văn Chiến, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét nói.
Mỗi ký lan rừng có giá 200.000 - 600.000 đồng tùy chất lượng, loại lan. Riêng những khúc lan nguyên bản (còn bám trên đoạn gỗ, cưa hai đầu) được bán với giá cao, từ vài trăm đến cả triệu đồng một khúc. "Lan rừng đẹp, lạ và thơm hơn lan nhà, nên dân chơi rất chuộng", anh Huỳnh Văn Thịnh, người chuyên chơi lan ở Bình Thuận cho biết.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

LÀO CAI Khung cảnh trên đỉnh Fansipan và dãy Hoàng Liên Sơn gây ấn tượng cho du khách với biển mây, băng tuyết và ánh hoàng hôn.
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc - đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu và kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Mùa này, các tay máy tìm đến khu vực đỉnh núi để "săn ảnh" biển mây bồng bềnh.
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Fansipan là đỉnh cao nhất trên dãy Hoàng Liên Sơn, với 3.143 m. Đây cũng là điểm check-in không thể bỏ qua với du khách đến Sa Pa. Hiện xung quanh khu vực này lắp sàn gỗ tiện cho du khách đứng ngắm cảnh và chụp ảnh.
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Cảnh mặt trời lặn xuống ngang đường chân trời giữa biển mây Fansipan. Từ tháng 10 đến tháng 4, mặt trời lặn sớm, du khách nên căn khoảng thời gian 17h-17h30 để săn cảnh hoàng hôn ở đây.
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Quần thể tâm linh Fansipan huyền ảo trong ánh bình minh và biển mây.
Cụm công trình này được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa cổ thuần Việt như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Nơi đây còn có các công trình tâm linh như Đại Tượng Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, đường La Hán chạy men theo sườn núi...
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Thung lũng Mường Hoa là một trong những điểm đến đẹp nhất ở Sa Pa. Những thửa ruộng bậc thang tại đây luôn để lại ấn tượng trong lòng du khách vào mọi thời gian trong năm. Mùa nước đổ, Mường Hoa lấp loáng dưới làn mây nhè nhẹ trôi. Mùa gieo hạt, cấy lúa, cả thung lũng mang trên mình chiếc áo xanh non của lá mạ. Tới khi lúa chín, Mường Hoa biến thành tấm thảm vàng rực dưới chân núi. 
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Hoàng Liên Sơn mùa băng tuyết. Tác giả bộ ảnh Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) cho biết anh từng đến vùng núi Hoàng Liên Sơn 4 lần và rất ấn tượng trước bức tranh thiên nhiên giữa núi rừng hùng vĩ.
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Rừng cây hoa anh đào trổ lá non giữa đồi chè Sa Pa. 
Theo anh Tuấn, để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của dãy Hoàng Liên Sơn, du khách nên đến đây vào các mùa khác nhau. Những bông hoa anh đào đua nở khi xuân về, mùa hoa đỗ quyên nở rực sườn đồi vào tháng 3-4, hay mùa mây luồn, lúa chín trên ruộng bậc thang vào khoảng tháng 9-12. Với những du khách thích săn tuyết rơi hay ngắm băng và sương giá đọng trên cây thì nên đến vùng núi này từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Cung đường đèo Ô Quý Hồ (hay Ô Quy Hồ) nằm trên tuyến Quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu. Cung đường hiểm trở thách thức dân phượt có chiều dài gần 50 km uốn lượn quanh co qua các vách núi cheo leo.
Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn
Những phụ nữ người Dao đỏ phơi ngô trước hiên nhà. Nhiều cộng đồng người dân tộc sinh sống tại Sa Pa, trong đó đông nhất là người Mông, Dao đỏ, Tày, Kinh... Khách tham quan có thể lựa chọn ở homestay tại các bản của người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, nếp sống đặc trưng ở vùng đất này.
Huỳnh Phương
Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn
Nguồn: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét