Sáng ngày 26/10, tại thành phố Wesminster, California, cựu Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, Jim Webb, chủ trì lễ tưởng niệm và vinh danh 81 chiến sĩ thuộc một tiểu đoàn nhảy dù của Quân đội Việt Nam Cộng Hoà tử vong khi máy bay vận tải của Không quân Hoa Kỳ gặp nạn vào năm 1965 trong Chiến tranh Việt Nam.
Sau nghi lễ chào quốc kỳ, quân kỳ do Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ đảm nhiệm, Bộ Trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Richard Spencer, phát biểu, ca ngợi sự hy sinh của các tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà, một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến. Ông tri ân những chiến sĩ (VNCH) đã mất: “Cảm ơn sự phục vụ của các anh. Xin đón chào các anh về nhà… Họ đã chiến đấu như một đồng minh, họ đã hy sinh như một người anh em.”
Bộ trưởng Spencer nói nếu không có những nỗ lực miệt mài và liên tục của ông Jim Webb thì 81 người anh em VNCH này không thể được yên nghỉ trên đất nước Hoa Kỳ như ngày hôm nay.
Và lễ dâng hoa, ba phát súng vinh danh các tử sĩ đồng minh Hoa Kỳ vang lên cùng với tiếng kèn chiêu hồn làm buổi lễ thêm trang trọng, với sự tham dự của hàng trăm cựu chiến binh, quan khách, và đại diện của chính quyền thành phố có đông người gốc Việt sinh sống ở hải ngoại.
Phát biểu tại buổi lễ, cựu nghị sĩ Jim Webb, người từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, nói: “Đây là một hành trình dài 54 năm, 81 chiến sĩ VNCH này đã bỏ mình tại Việt Nam, được đưa qua Thái Lan, Hawaii, và chặng dừng chân cuối cùng là tại Westminister, California.”
Ông Webb và những người bạn của ông trong quân đội đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên Lost Soldiers Foundation với mục đích là mang 81 hài cốt này từ Hawaii về California để an táng.
Luật sư Jeffrey McFadden, một đồng chủ tịch của Lost Soldiers Foundation, nói với VOA tại buổi lễ rằng ông Webb đã “làm điều kỳ diệu này chính nhờ lòng kiên trì và quyết tâm của ông trong việc tri ân những đồng đội Việt Nam và nhờ sự gắn kết của cựu TNS với cộng đồng Việt Nam tại Mỹ.”
Nhà văn Phan Nhật Nam, từng là thiếu uý Tiểu đoàn 7 Nhảy dù, tiểu đoàn có 81 chiến sĩ thiệt mạng, nói với VOA rằng những nỗ lực của ông Webb trong việc đưa hài cốt các tử sĩ về an táng ở Westminster ngày 26/10 là “vô cùng to lớn và không thể kể hết.”
Ông Nam cho biết chiếc vận tải cơ C-123 lâm nạn tại chiến trường Phú Yên vào ngày 11/12/1965 khiến cả 4 nhân viên phi hành đoàn người Mỹ cùng toàn bộ 81 người lính Mũ Đỏ của đại đội 72 tiểu đoàn 7 Nhảy dù tử nạn.
Sau lễ dâng hoa và ba phát súng vinh danh các tử sĩ vang lên cùng tiếng kèn chiêu hồn do các sĩ quan Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ thực hiện trước sự chứng kiến của hơn một nghìn quan khách, chiếc quan tài chứa hài cốt 81 tử sĩ VNCH được di quan về khu vực nghĩa trang Westminster Memorial Park lân cận để an táng. Vào buổi chiều cùng ngày sẽ diễn ra Lễ truy điệu do Gia đình Mũ Đỏ tổ chức.
Trước đó, hôm 22/10, tại Hạ viện Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lowenthal phát biểu tri ân cựu nghị sĩ Jim Webb, tổ chức Lost Soldiers Foundation và Gia đình Mũ Đỏ về việc an táng 81 chiến sĩ này tại thành phố Westemister, nơi có đông người gốc Việt cư ngụ nhất Hoa Kỳ.
Nguồn?: https://www.voatiengviet.com/a/tam-muoi-mot-chien-si-nhay-du-viet-nam--hoa-duoc-an-tang-tai-westminster/5140766.html
“Chúng tôi phải đàm phán với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và dĩ nhiên cũng có các cuộc đàm phán với phía Việt Nam thông qua Đại sứ của chúng tôi. Đó là một quá trình hết sức phức tạp.”
Vào năm 2017, khi cựu TNS Webb biết được tình hình 81 hài cốt tử sĩ nhảy dù VNCH không có người nhận, ông bắt đầu tìm hiểu và với sự giúp đỡ của ông Fred Smith, người sáng lập và CEO của tập đoàn Federal Express, cũng là cựu Thủy quân Lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam, và Luật sự Jeff MacFadden, đã cùng thành lập Quỹ Lost Soldiers Foundation, để đưa các hài cốt này về Hoa Kỳ an táng.
Chỉ có ông Jim Webb mới làm được chuyện này vì ông là người có tinh thần chiến đấu rất cao, một thiếu tá Thủy quân Lục chiến đã hai lần tham chiến tại Việt Nam, tính ái quốc rất cao,” nhà văn Phan Nhật Nam nhận định về người hộ giám pháp lý của 81 bộ hài cốt.
Nguồn?: https://www.voatiengviet.com/a/tam-muoi-mot-chien-si-nhay-du-viet-nam--hoa-duoc-an-tang-tai-westminster/5140766.html
Hành trình 54 năm của 81 hài cốt tử sĩ VNCH và người giám hộ pháp lý Mỹ
29/10/2019
Sau hành trình dài 54 năm, 81 tử sĩ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) vô danh đã được an táng tại đất nước Hoa Kỳ, chứ không phải an nghỉ tại quê nhà, nơi họ được sinh ra và nơi họ chiến đấu vì tự do. “Họ đã được đồng minh vinh danh và an táng đúng cách,” như lời các diễn giả phát biểu tại lễ tưởng niệm, họ cũng được cộng đồng gốc Việt chào đón dưới mái nhà chung, phần lớn chính nhờ người giám hộ pháp lý được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ định, người đã hoàn thành một sứ mệnh thiêng liêng.
Chứng kiến lễ vinh danh và an táng 81 tử sĩ tại Đài tưởng niệm Việt – Mỹ ở thành phố Westiminster, bang California, hôm 26/10, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Richard Spencer nói: “Đó là việc làm đúng nghĩa.”
Nhà văn Phan Nhật Nam, cựu thiếu úy Tiểu đoàn 7 Nhảy dù, tiểu đoàn có 81 chiến sĩ tử nạn, nói với VOA:
“Các Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 8 đã đi trước, còn riêng Tiểu đoàn 7 ở lại, đợi một vụ chuyển quân (airlift) từ Pleiku về Tuy Hòa để tham dự Chiến dịch Thần Phong 11 thì tất cả 81 người thuộc Đại đội 72 tử nạn vào ngày 11/12/1965.”
Họ là những người sống sót trong trận Đồng Xoài 11 vào 6/1965, cộng thêm quân số mới của Tiểu đoàn 3.”
54 năm sau, vào ngày 26/10, tại thành phố Westminister, California, Cựu Thượng Nghị sĩ Jim Webb, một cựu binh Thủy quân Lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam, cựu Bộ trưởng Hải quân và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về các vấn đề lưu trữ, đã chủ trì lễ tưởng niệm và an táng 81 tử sĩ VNCH tử trận trên chuyến bay C-123.
Lâm nạn do thời tiết hay bị bắn hạ?
Luật sư Jeff McFadden, thành viên của tổ chức Lost Soldiers Foundation, và cũng là người phụ trách truyền thông của ông Jim Webb, nói với VOA rằng, chiếc máy bay C-123 của Không quân Hoa Kỳ với phi hành đoàn gồm 4 quân nhân Mỹ và 81 chiến sĩ Nhảy dù VNCH đã bị “bắn hạ.”
“Chiếc máy bay bị bắn hạ vào ngày 11/12/1965. Trong đó có phi hành đoàn gồm 4 quân nhân của Không lực Hoa Kỳ và còn lại là 81 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa - mà mãi cho đến năm 1974 mới được tiếp cận vì địa điểm lâm nạn nằm trong vùng chiến sự.”
Trước đó, tờ USA đăng bài của cựu TNS Jim Webb hôm 13/09 cho biết: “Chiếc máy bay vận tải C-123 bị bắn hạ vào cuối năm 1965. Bốn quân nhân Mỹ trong phi hành đoàn và 81 chiến sĩ Nhảy dù VNCH thiệt mạng.”
TNS Thomas J. Umberg hôm 26/10 ra nghị quyết ca ngợi sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH trên chiếc máy bay C-123 “bị bắn hạ.”
Hôm 22/10, trong một phát biểu tri ân cựu nghị sĩ Jim Webb trước Hạ viện, Dân biểu Alan Lowenthal cũng cho biết rằng chiếc máy bay đã bị “bắn hạ.”
Tuy nhiên, cả ông Webb và các dân biểu không nói rõ ai đã bắn chiến máy bay C-123 đó.
Ông Hoàng Tấn Kỳ, Chi Hội Trưởng Gia đình Mũ Đỏ Nam California, chia sẻ với VOA rằng máy bay này bị nạn năm 1965 trong vùng chiến sự và mãi cho đến 1974 thì Hoa Kỳ mới cận được khu vực để đưa các bộ hài cốt về Thái Lan.
“Khi tua của Đại đội 72 với 81 người đi thì bị sương mù, bay đường ngắn và thấp từ Pleiku đến Tuy Hòa. Lúc đó 10 sáng nhưng sương mù vẫn còn trong vách núi. Máy bay đã đâm vào vách núi đó, cách tỉnh lị Tuy Hòa 37 km, chứ không phải bị bắn rơi hay một nguyên nhân nào khác.”
Ông Phan Nhật Nam nhận định về nguyên nhân máy bay C-123 bị nạn:
“Chiếc C-123 chỉ chở tối đa 60 người, còn đợt đó chở tới 81 người, và còn vũ khí trang bị khi hành quân, và như vậy thì quá nặng nên phải bay thấp. Tôi nhớ không nhầm đó là vùng núi Chóp Chài rất hiểm trở. Có giả thiết rằng do tầm bay thấp nên đã va vào núi. Nhưng cũng có thể do binh sĩ có trang bị lựu đạn, súng, có thể có lựu đạn nổ bất ngờ, nhưng cũng có thể bị bắn hạ.”
“Có thể ông Jim Webb, ông Lowenthal dự kiến như thế thôi, chứ không có ai ở hiện trường máy bay rơi để xác nhận rằng máy bay bị bắn rơi hay bị nổ, hay tông vào núi.”
Chính phủ Việt Nam từ chối tiếp nhận
Ông McFadden cho biết cũng trên chuyến bay C-123 này có bốn quân nhân Mỹ trong phi hành đoàn thiệt mạng và cả bốn người này đã được an táng ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington, duy chỉ 81 chiến sĩ VNCH không có tên trên chuyến bay và danh tính của họ chưa bao giờ được xác định.
Cựu TNS Webb phát biểu: “Tôi mới biết được trường hợp này hai năm trước đây. Sau nhiều tháng thương lượng khó khăn vế mặt ngoại giao và mặt luật pháp, giờ đây mới thực hiện được sự kiện này.
“Những mảng xương và những món đồ cá nhân của họ đã được thu thập, tất cả hài cốt đã trộn lẫn vào nhau để có thể đưa vào trong một quan tài và được chuyển đến Bankok, Thái Lan. Những quân nhân Mỹ đã được xác định danh tính bằng phương pháp thử nghiệm DNA và được an táng chu đáo.
“Thế nhưng đối với những người lính VNCH vì họ không có tên trong bản kê khai trên chuyến bay nên vào năm 1986 hài cốt của họ được gửi tới phòng thí nghiệm POW/MIA ở Hawaii và đã được cất giữ tại đó suốt 33 năm qua.
“Đã hai lần nhà cầm quyền Hà Nội từ chối nhận những hài cốt này để an táng tại Việt Nam, và vì họ cũng không phải là công dân hay quân nhân Hoa Kỳ nên cũng không có cách nào khác để vinh danh và chôn cất họ tại Hoa Kỳ.”
Ông Webb nói thêm: “Họ là những người lính vô danh và thực sự là những người vô tổ quốc sau khi họ đã chiến đấu và hy sinh cho một đất nước mà hiện nay đã không còn.”
“Chúng ta có thể không bao giờ biết những hài cốt này là ai, chỉ biết họ là những đồng minh của chúng ta,” ông Webb nói.
Ông McFadden nói với VOA:
Chúng tôi phải đàm phán với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và dĩ nhiên cũng có các cuộc đàm phán với phía Việt Nam thông qua Đại sứ của chúng tôi. Đó là một quá trình hết sức phức tạp.Luật sư Jeff McFadden.
“Chúng tôi phải đàm phán với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và dĩ nhiên cũng có các cuộc đàm phán với phía Việt Nam thông qua Đại sứ của chúng tôi. Đó là một quá trình hết sức phức tạp.”
Ông Phan Nhật Nam nói:
“Về 81 hài cốt đó, [khi phía Mỹ] nói chuyện với Hà Nội, Hà Nội không nhận, vì thứ nhất, họ không phải là chiến sĩ của Hà Nội, thứ hai, họ không phải là công dân của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
“Như vậy, về thủ tục và pháp lý, họ không nhận. Khi đó, ở Mỹ, cũng không nhận được. Ở Mỹ, một người còn sống đi vào là phải qua Bộ Di trú xác nhận. Những hài cốt này không phải là lính Mỹ và cũng không còn là lính VNCH vì căn cước chính trị lính VNCH đã mất từ ngày 30/4/1975.”
Trước đó ông Jim Webb đã khẳng định trên trang web của ông rằng “Chính quyền Việt Nam đã hai lần từ chối tiếp nhận những hài cốt này.”
Cũng trên trang này có đăng tin ông Webb gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 3/2/2017.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu về “hai lần Việt Nam từ tối tiếp nhận” các hài cốt này như ông Webb nói, nhưng chưa được phản hồi.
Người giám hộ pháp lý cho 81 hài cốt
Ông McFadden cho VOA biết chính ông Jim Webb là người được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ định làm người giám hộ pháp lý (next of kin custodian) đối với 81 hài cốt, sau 33 năm được lưu giữ ở phòng thử nghiệm của Cơ Quan Tìm Kiếm Tù Binh/Người Mất Tích (DPAA) ở Hawaii mà chưa có hướng xử lý.
“Vào tháng 3 năm nay, Bộ Quốc phòng đã chỉ định cựu TNS Jim Webb làm người giám hộ pháp lý (next of kin custodian) đối với 81 hài cốt, và do đó ông được phép mang các bộ hài cốt này về an táng như chúng ta chứng kiến tại buổi lễ ngày hôm nay.”
Hoàng Tấn Kỳ, Chi Hội Trưởng Gia đình Mũ Đỏ Nam Califonia, nói:
“Cựu TNS Jim Webb được Bộ Quốc phòng ủy nhiệm là một người có vai trò giám sát, giám hộ 81 bộ hài cốt. Và như vậy chỉ có ông mới có quyền ký giấy tờ đưa đi an táng bộ hài cốt trên nước Mỹ vì đó là hài cốt của người nước ngoài, chứ không phải quân của nước Mỹ. Vì vậy phải trải qua những thủ tục rất khó khăn, và phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý của Mỹ mới có thể đưa về Mỹ được.”
Ông Hoàng Tấn Kỳ cho biết thêm:
“TNS Webb có nhờ Luật sư Jeff McFadden và Đại tá Gino Castagnetti, cựu Thủy quân Lục chiến của Mỹ, từng tham chiến ở Việt Nam, lập ra tổ chức vô vị lợi Lost Soldiers Foundation, để gây quỹ lo cho việc an táng 81 tử sĩ.”
TNS Webb có nhờ Luật sư Jeff McFadden và Đại tá Gino Castagnetti, cựu Thủy quân Lục chiến của Mỹ, từng tham chiến ở Việt Nam, lập ra tổ chức vô vị lợi Lost Soldiers Foundation, để gây quỹ lo cho việc an táng 81 tử sĩ.Ông Hoàng Tấn Kỳ
Vào năm 2017, khi cựu TNS Webb biết được tình hình 81 hài cốt tử sĩ nhảy dù VNCH không có người nhận, ông bắt đầu tìm hiểu và với sự giúp đỡ của ông Fred Smith, người sáng lập và CEO của tập đoàn Federal Express, cũng là cựu Thủy quân Lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam, và Luật sự Jeff MacFadden, đã cùng thành lập Quỹ Lost Soldiers Foundation, để đưa các hài cốt này về Hoa Kỳ an táng.
Thân nhân của những anh hùng mũ đỏ
Có mặt tại buổi lễ trong trang phục màu đen, bà Võ Thị Nguyệt Nga, đến từ Maryland, vợ của ông Nguyễn Văn Cầu, người mà bà tin là một trong 81 người tử nạn, nói với VOA:
“Khi ổng chết tôi mới có 21 tuổi. Tôi sinh đứa con đầu lòng năm 1964. Lúc mà ổng đi trận Đồng Xoài (6/1965), cả tiểu đoàn có 500 người thì chết gần hết, chỉ còn lại 19 người. Ổng là một trong 19 người sống sót đó.
“Ông nói trong chuyến đi sắp tới này mạng sống của ổng như hạt gạo để trên sàng. Ổng nói vậy thì tôi hay vậy. Chứ ai có ngờ đâu. Ông được bổ túc theo tiểu đoàn, học Vạn Kiếp hai tháng, rồi ổng đi và đi luôn. Lúc đó, tôi có mang bầu đứa thứ hai mà ổng có hay biết gì đâu.!”
Từ Canada sang, năm thành viên trong gia đình ông Dương Văn Hóa có mặt tại buổi lễ truy điệu vào chiều ngày 26/10.
Ông Hóa nói:
“Tôi là Dương Văn Hóa, anh của cố Thiếu úy Dương Văn Chánh, Đại đội 72, Tiểu đoàn 7 Nhảy dù. Chúng tôi rất cảm động và rất mừng khi thấy 81 quân nhân nhảy dù đã hy sinh, được an táng một cách trọng thể ngày hôm nay.”
Ông Phan Nhật Nam cho biết:
“Ông Dương Văn Chánh là em của bà Dương Thị Kim Thanh, nữ quân nhân nhảy dù đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.”
Bà Dương Minh Châu, em dâu của cố Thiếu úy Dương Văn Chánh, nói:
“Chúng tôi thành tâm cảm ơn TNS Jim Webb và tổ chức Lost Soldiers Foundation đã hết lòng giúp cho 81 chiến sĩ nhảy dù của Quân lực VNCH cuối cùng cũng có được một nơi an nghỉ, nhất là ở ngay trong lòng trên mãnh đất của người Việt tị nạn ở thành phố Westminster, California. Gia đình chúng tôi thành thật tri ân.”
Chỉ có ông Jim Webb mới làm được chuyện này vì ông là người có tinh thần chiến đấu rất cao, một thiếu tá Thủy quân Lục chiến đã hai lần tham chiến tại Việt Nam, tính ái quốc rất cao.Nhà văn Phan Nhật Nam
Chỉ có ông Jim Webb mới làm được chuyện này vì ông là người có tinh thần chiến đấu rất cao, một thiếu tá Thủy quân Lục chiến đã hai lần tham chiến tại Việt Nam, tính ái quốc rất cao,” nhà văn Phan Nhật Nam nhận định về người hộ giám pháp lý của 81 bộ hài cốt.
Cựu TNS Jim Webb nói tại buổi lễ: “Tôi rất hài lòng khi được chủ tọa buổi lễ vinh danh 81 anh hùng Việt Nam. Đây là một trách nhiệm đạo đức.”
Hôm 26/10, TNS Thomas J. Umberg nói rằng: “Những người lính này cùng lực lượng vũ trang Hoa Kỳ chiến đấu như những người anh em, tuy họ vô danh, nhưng với những nỗ lực của họ, họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. Họ sẽ được ghi nhớ vì lòng danh dự, nhân phẩm, sự hy sinh, và tinh thần chiến đấu anh dũng cho tự do.”
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hanh-trinh-54-nam-cua-81-hai-cot-chien-si-vnch-va-nguoi-giam-ho-phap-ly/5143982.html
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hanh-trinh-54-nam-cua-81-hai-cot-chien-si-vnch-va-nguoi-giam-ho-phap-ly/5143982.html
Tinh thần chống Cộng của người Việt tại hải ngoại có nguồn gốc sâu xa từ việc giáo dục tuyên truyền có chủ ý từ những ngày đầu của Việt Nam Cộng hòa vốn được duy trì trong suốt thời kỳ tồn tại của quốc gia này và sau này được người tị nạn Việt Nam mang theo ra đến hải ngoại, một nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây.
Chương trình giáo dục tuyên truyền đó được gọi là ‘Chương trình Học tập Chính trị’ vốn được khởi xướng dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954 để tạm thời chia đôi Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Ý, nghiên cứu sinh Tiến sỹ về xã hội học, cho biết tại hội thảo về nền cộng hòa và các giá trị cộng hòa của miền Nam Việt Nam được tổ chức tại Đại học Oregon ở Eugene hôm 14/10.
‘Quốc gia chống Cộng’
“Chương trình Học tập Chính trị’ (CTHTCT) là cách chính quyền đưa ý chí của mình đến với người dân và biến ý chí chính phủ thành tinh thần của người dân,” ông Ý giải thích và cho biết lý thuyết của chương trình này được xây dựng dưới thời Ngô Đình Diệm và được củng cố qua chiến dịch tố Cộng – diệt Cộng vào giai đoạn 1959-1960.
“Mục đích của chương trình này là làm cách nào để người dân hiểu được bổn phận của mình trong quốc gia, bổn phận của công dân trong một quốc gia chống Cộng là gì,” ông nói thêm và nhận định đây là ‘thành quả chính trị’ của nỗ lực xây dựng quốc gia của miền Nam Việt Nam.
Nội dung của CTHTCT này được dựa trên hoạt động và tư tưởng của Đảng Cần Lao do hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu sáng lập, ông Ý nói. “Nó được dùng để xây dựng lòng trung thành cho chế độ bằng cách đảm bảo rằng những người đi học sẽ thấm nhuần những tư trưởng được truyền dạy.”
Chương trình này được điều phối ở cấp chính quyền trung ương và là một cách thức quan trọng để truyền bá tư tưởng chính trị dưới thời Việt Nam Cộng hòa, cũng theo lời nhà nghiên cứu này.
Ông Ý cũng nói thêm rằng việc tham dự lớp học là chưa đủ mà còn các học viên còn được yêu cầu ‘áp dụng vào hành vi trong cuộc sống hàng ngày’.
Ông cho biết CTHTCT này ‘đã ăn sâu’ vào đời sống ở Việt Nam Cộng hòa và nhà chức trách đã nỗ lực để đảm bảo các lớp học này được tham dự đông đủ và người tham gia hăng hái học. Những biện pháp như điểm danh, thưởng, phạt cũng đã được áp dụng, ông nói.
“Những biện pháp này giúp cho CTHTCT trở thành một hoạt động thường xuyên và giúp nó trụ lại lâu nhất có thể,” ông nói thêm và chỉ ra những nội dung của chương trình từ thời Đệ nhất Cộng hòa tiếp tục được vận dụng trở lại dưới thời Đệ nhị Cộng hòa.
Từ Hiệp định Geneva
Ông Nguyễn Thiện Ý cho biết thông điệp chính của CTHTCT được xây dựng từ việc ký kết Hiệp định Geneva vào năm 1954.
Ông nói rằng thông điệp đó lúc đầu là để biện giải tại sao người dân cần phải ủng hộ Việt Nam Cộng hòa và cũng như cần phải chống Cộng một cách quyết liệt. Đồng thời nó cũng giúp đảm bảo tính chính danh cho chính quyền của ông Ngô Đình Diệm.
Theo đó, luận điệu này cho rằng phe Cộng sản là những ‘kẻ phản quốc bán rẻ miền Nam Việt Nam cho quốc tế cộng sản’, ‘lợi dụng khát khao độc lập của người dân Việt Nam’ và rằng ‘bên ngoài cộng sản kêu gọi hòa bình nhưng trên thực tế lại tiến hành chiến tranh’. Nó cũng khẳng định lập trường của Việt Nam Cộng hòa là ‘bác bỏ đề xuất thống nhất của miền Bắc vì đất nước cần được thống nhất và độc lập dưới sự tự do chứ không phải nô lệ’ và ‘rằng Việt Nam Cộng hòa không phải là một bên ký kết hiệp định nên không bị ràng buộc’.
Lúc đầu các tài liệu học tập tập trung đưa ra bằng chứng về ‘sự tàn ác của cộng sản’ nhưng sau khi tái cấu trúc vào năm 1958, CTHTCT ngày càng trở nên xoay quanh những mối bận tâm ngoại giao của miền Nam Việt Nam trong thế giới tự do, ông Ý cho biết.
“Trọng tâm mới là tiến trình dân chủ đang phát triển của miền Nam Việt Nam như là giải pháp cho những khó khăn kinh tế và chính trị thời kỳ hậu thuộc địa,” ông nói.
“Do đó, luận điệu về Hiệp định Geneva bắt đầu được đưa thêm vào sự tương phản giữa miền Nam tự do và miền Bắc áp bức,” ông giải thích. “Nó khắc họa miền Bắc không chỉ là kẻ phản quốc mà còn là những kẻ xâm lăng quân sự và là bên vi phạm hiệp định được ký kết vào năm 1954.”
“Thông điệp lặp đi lặp lại là miền Bắc là bên ký hiệp định nhưng lại phát động bạo lực ở miền Nam trong khi miền Nam không ký hiệp định nhưng lại mong muốn hòa bình.”
Sau cái chết của Ngô Đình Diệm vào năm 1963 và sự sụp đổ sau đó của Đệ nhất Cộng hòa, thông điệp của CTHTCT không hề mất đi mà trái lại có sự hồi sinh dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, ông Ý nói và cho biết dưới các chính quyền khác nhau thì chương trình này lại có trọng tâm khác nhau.
Mặc dù CTHTCT dưới thời Đệ nhị Cộng hòa có những tên gọi khác nhau nhưng nó ‘cũng cùng bản chất, sử dụng lại ý chí, tài liệu cũ’, ông nói thêm.
“Dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, luận điệu được lái theo một phương hướng mới để định hình các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Paris.”
Chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi đó mô tả miền Nam Việt Nam là ‘một quốc gia yêu chuộng hòa bình nhưng lại bị chiến tranh tàn phá thảm hại bởi những người cộng sản Bắc Việt’, đưa ra yêu sách cơ bản là ‘miền Bắc phải rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam’ thì mới thực thi hòa bình và chỉ ra ‘bản chất lường gạt của Việt Cộng như đã chứng tỏ trong việc vi phạm Hiệp định Geneva’.
Cho đến Washington và Hà Nội tiến gần đến một thỏa thuận ở Paris, các tài liệu học tập của CTHTCT bắt đầu tuyên truyền về ‘tính chất hai mặt của cộng sản và việc cộng sản vi phạm hiệp định đã được ký kết là không thể tránh khỏi’, ông Ý nói thêm và giải thích rằng bằng cách này, Hiệp định Paris đã được mô tả theo tinh thần của luận điệu chống Hiệp định Geneva vốn chi phối ở miền Nam.
Sợi dây kết nối
Nhà nghiên cứu này cho rằng chính tinh thần chống Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris từ CTHTCT đã nuôi dưỡng thông điệp chính trị của những người Việt hải ngoại ngày nay, những người đã bất chấp nguy hiểm tìm đường tị nạn sau ngày 30/4 năm 1975.
Chính quan điểm chống Cộng này là sợi dây kết nối những người di cư từ miền bắc vào miền Nam vào năm 1954 cũng như làn sóng di cư ồ ạt ra hải ngoại sau năm 1975, nhà nghiên cứu này cho biết.
“Tôi cho rằng điểm tương đồng giữa hai cột mốc thời gian này ít cho thấy đó là sự tị nạn chạy trốn cộng sản hơn là cho thấy sự duy trì một luận điệu chính trị vốn đã có từ thời nền Đệ nhất Cộng hòa và tiếp tục có ảnh hưởng lên người Việt ở Mỹ ngày nay,” ông nói.
Ông cũng giải thích thêm rằng do những sỹ quan và công chức của Việt Nam Cộng hòa, những người tham gia nhiều vào CTHTCT, sau này trở thành các lãnh đạo của cộng đồng người Việt hải ngoại, nên những tư tưởng của CTHTCT trở thành một gạch nối giữa Việt Nam Cộng hòa và cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay.
Ông Ý đưa ra một ví dụ là các tài liệu và ấn phẩm của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam (tức Mặt trận Hoàng Cơ Minh) vốn chi phối đời sống chính trị của người Việt ở Mỹ vào những năm 1980 đã so sánh sự di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneva năm 1954 với thảm cảnh của người tị nạn miền Nam sau năm 1975.
“Khi qua tới bên Mỹ, tinh thần chống Cộng này được đưa vào trong báo chí, sách vở và trong cách người Việt nói chuyện với nhau,” ông nói.
Trao đổi với VOA bên lề hội thảo về làm sao những người gốc Việt trẻ sinh ra ở hải ngoại thấu hiểu và chia sẻ tinh thần chống Cộng của cha mẹ của họ trong khi họ không hề có trải nghiệm trực tiếp về cộng sản, ông Nguyễn Thiện Ý giải thích rằng tư tưởng chống Cộng đã trở thành dòng ‘tư tưởng bao trùm’ (hegemony) - ảnh hưởng đến tất cả mọi người, lấn át tất cả mọi quan điểm khác và định hình bộ cách làm văn hóa chính trị của người Việt ở Mỹ.
“Những người không có trải nghiệm nghe riết thành ra tin vào lập luận này và nó trở thành câu chuyện của họ luôn.”
“Tình cảm chống Cộng đối với người Việt ở ngoại còn là lời giải thích là tôi từ đâu đến, tại sao tôi có mặt ở đất nước này,” ông nói và cho biết đó là điều tạo nên ‘bản sắc’ và ‘tính thống nhất’ của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.
“Tinh thần chống Cộng của người Việt ở Mỹ sẽ thay đổi. Sẽ không bao giờ có sự lặp lại y hệt (lập luận),” ông nói thêm. “Trong tương lai nó tùy thuộc vào thế hệ trẻ sẽ vận dụng tinh thần chống Cộng này như thế nào, chẳng hạn như ủng hộ các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong hay dùng nó để hoạt động chính trị.”
Có phải là thành kiến?
Trả lời câu hỏi của VOA rằng CTHTCT của Việt Nam Cộng hòa về bản chất có phải không khác gì với chính sách tuyên truyền của chính quyền Cộng sản miền Bắc hay không, ông Ý nhìn nhận rằng ‘nhiều phần giống như vậy’.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra một khác biệt là trong CTHTCT, người học được quyền phê bình hay phản bác những gì mà họ không đồng ý với tài liệu giảng dạy.
Về câu hỏi khi áp đặt tư tưởng lên người dân như vậy thì có đi ngược lại nguyên tắc dân chủ mà miền Nam theo đuổi hay không, ông Ý giải thích: “Ở Việt Nam hiểu dân chủ khác với phương Tây. Không phải mọi người được nói hết những gì họ muốn nói. Cho nên miền Nam áp dụng dân chủ nhưng có phần nào độc tài trong đó.”
Khi được hỏi những người trở nên chống Cộng vì họ được dạy về tinh thần chống Cộng chứ không phải do trải nghiệm của cá nhân họ về cộng sản thì tinh thần chống Cộng đó có phải là cảm tính hay không, ông Ý nói: “Tình cảm và sự thật đi đôi với nhau.”
Ông giải thích rằng nhiều người mặc dù không trải nghiệm trực tiếp nhưng qua nghe kể lại câu chuyện của người thân, bạn bè họ hoặc nghe về những ‘tội ác cộng sản’ như Cải cách Ruộng đất hay phong trào Nhân văn Giai phẩm rồi khi tiếp xúc với CTHTCT thì ‘lý thuyết đó giúp giải thích cho những gì họ đã nghe thấy’.
“Sau năm 1975, trong số những người bỏ chạy có những người đã sống với cộng sản nên biết rằng họ không bao giờ sống chung với cộng sản được, cũng có những người vì nghe những câu chuyện về cộng sản nên rất sợ phải bỏ chạy và cũng có những người đi theo gia đình của họ,” ông Ý cho biết.
Ông kết luận rằng tinh thần chống Cộng có một vai trò nổi bật trong việc xây dựng nên cộng đồng người Việt ở Mỹ, nhưng tinh thần đó ‘không phải tự nhiên mà có’ mà là sản phẩm được Việt Nam Cộng hòa xây dựng ‘một cách cẩn thận và có hệ thống’.
“Lịch sử là sản phẩm của những hành động có chủ ý như thế,” ông nói.
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BA%A1i-sao-ch%E1%BB%91ng-c%E1%BB%99ng-l%C3%A0-b%E1%BA%A3n-s%E1%BA%AFc-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-h%E1%BA%A3i-ngo%E1%BA%A1i-/5141940.html
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BA%A1i-sao-ch%E1%BB%91ng-c%E1%BB%99ng-l%C3%A0-b%E1%BA%A3n-s%E1%BA%AFc-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-h%E1%BA%A3i-ngo%E1%BA%A1i-/5141940.html
Hội thảo: ‘Miền Nam giáo dục cho hòa bình, miền Bắc phục vụ chiến tranh’
Giáo dục Việt Nam Cộng hòa không phục vụ chiến tranh’