CÁI NÓN SẮT CỦA NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Hỡi người chiến sĩ đã để lại
Cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai? ….
Cái nón sắt đề cập trong bài hát nầy, chính là cái nón sắt được trang bị cho người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong nhu cầu bảo vệ sinh mạng ngoài mặt trận. Trong suốt chiều dài cuộc chiến 20 năm trên toàn lãnh thổ miền nam Việt Nam, cái nón sắt là một vật không thể nào thiếu trên người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đó là cái nón sắt M1. Cái nón sắt nầy của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phát xuất từ cái nón sắt của Quân đội Mỹ dùng từ Chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1985. Cái nón sắt nầy ngoài việc bảo vệ an toàn cho sinh mệnh người lính, nó còn là một vật rất đa dụng trong sinh hoạt cùa người lính như có thể: chứa nước uống, nấu cơm canh, để múc nước tắm, làm ghế ngồi, làm gối kê đầu, làm nón an toàn xe mô tô, làm cối giã, ngoài ra còn đựng được nhiều loại đồ vật khác nhau…khi dừng quân. Người viết hoàn toàn không dám so sánh công dụng của cái mủ sắt Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với cái nón cối của bộ đội Bắc Việt.
Cái nón sắt của người lính Việt Nam Cộng Hòa với một cái hiểu thật đơn giản là dùng để che chở sinh mạng của một con ngưòi khi lâm chiến, khác với ý nghĩa của cái nón cối mà lính Bắc Việt sử dụng trong quá khứ, với tà thuyết do đảng giáo dục, nó được mang ý nghĩa là hy sinh hơn bảo đãm an toàn… như là đem thân mình chèn pháo, đem đầu mình giao cho đảng và boác. Khi ra trận chỉ cần nghĩ đến boác và đảng, thì cái nón cối sẽ che chở được cả bom B52 nổ trên đầu, chứ đừng nói đến những viên đạn thông thường đâu (????).
CẤU TẠO:
Nón M1 được chế tạo theo tiêu chuẩn một cỡ duy nhất phù hợp cho mọi người. Độ sâu của mũ khoảng 18cm, chiều rộng 24cm, và chiều dài 28cm, khối lượng mũ khoảng 1,3 kg. Nón có hai lớp. Lớp bên ngoài của mũ là một vỏ kim loại còn gọi là ” nồi thép “, phần ngoài của vỏ được sơn theo sắc phục của các đơn vị sử dụng. Bên trong, lớp thứ nhì là một mủ bằng nhựa được chế tác bằng thứ nhựa đặc biệt tăng thêm độ cứng, từ đó gia tăng thêm mức độ anh toàn cho người lính; phần vỏ phía trong bằng hợp chất nhựa này là hệ thống dây treo có thể điều chỉnh để phù hợp với kích thước các cở đầu người sử dụng. Hệ thống dây trong nón nhựa là để đỉnh đầu không áp sát với nón nhựa, và có một khoãng cách nhất định..để đầu không bị nóng thái quá dưới ánh nắng.
Phần bên ngoài nón sắt có gắn thêm vào một băng cứu thương, và được bao bằng một lớp lưới để giảm độ phản chiếu ánh sáng từ vỏ sắt, hoặc để ngụy trang cây cối tùy theo địa hình khi tham chiến. Người dùng nón có thể gắn thêm cành, lá cây để tăng mức độ ngụy trang, tránh sự quan sát của địch quân. Chiếc nón sắt M1 được quân đội Mỹ sử dụng đến năm 1985, sau đó được thay thế bằng M1C và M2.
Chiếc nón sắt M1 đời 1969.
Nón sắt là một vật cần thiết cho người lính Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ cho người lính chiến, và nói lên được sự quan tâm đến sinh mạng của một người cầm súng khi ra trận. Qua đó chúng ta thấy mối chăm sóc đặc biệt của chính quyền với hàng ngủ bảo vệ quốc gia, họ cần được trang bị những nhu cầu cần thiết trong việc giãm thiểu mức độ sát thương của địch ngoài mặt trận. Nhìn cung cách trang bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để thấy sự khác biệt về mức độ quan tâm đến sinh mạng người lính bộ đội của đảng csVN. Điều mà đảng và boác chưa bao giờ biết quan tâm đúng mức với những người lính của họ. Đảng csVN, đã không có sự chăm sóc về mức độ an toàn cho những người lính bộ đội; vì thế con số tử vong hay bị thương bao giờ cũng cao hơn con số của lính Việt Nam Cộng Hòa. Đảng coi sinh mạng con người như cỏ rác trong suốt cuộc chiến xâm lăng miền Nam Việt Nam.
Nón sắt M1 có công dụng giúp người lính ngoài mặt trận giảm được mức độ thương vong bởi các mảnh văng do bom, đạn, lựu đạn, mìn… từ phía địch gây ra. Nón sắt dùng để chống lại mức độ sát thương bởi các loại đạn bắn thẳng như AK-47 … Nếu khoảng cách bắn xa cũng như góc va chạm giữa đạn và mũ nhỏ, thì viên đạn sẽ bị nảy ra và gây ra một vết lõm trên mũ, tránh được thương vong cho người đội nón.
Nếu khoảng cách gần, và góc va chạm giữa đạn và mũ gần như vuông góc thì đạn sẽ dễ dàng xuyên qua mũ và gây sát thương. Rất nhiều chiếc mũ sót lại sau trận chiến với các vết thủng do đạn bắn thẳng gây ra đã chứng tỏ điều này.
Đến nàm 1971, khi cuốn phim ” Người tình không chân dung” được trình chiếu ở Sài Gòn, thì một bản nhạc rất hay, mang nhiều kinh nghiệm cho người lính Việt Nam Cộng Hòa trong quá khứ, đó là nhạc phim ” Người tình không chân dung”, nói về thân phận của của cái nón sắt, do ca sĩ Lệ Thu trình bày, làm xao xuyến không biết bao nhiêu trái tim của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, một sáng tác của Nhạc sĩ Hoàng Trọng.
Hỡi người chiến sĩ đã để lại
cái nón sắt trên bờ lau sậy này Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu? Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao. Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ mộng mơ của anh mộng mơ của một con người. *** Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà khác chi bốn mùa êm trôi có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền phải thế không anh?
(Hát)
Trong cái nón sắt của anh mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó. Nhưng anh bây giờ anh ở đâu con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời. Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai? …. CÂU CHUYỆN VỀ CÁI NÓN SẮT.Quân lệnh của Tướng Nguyễn Khoa-Nam về cái nón sắt:
Cuối năm 1969, lúc bấy giờ, tình hình an ninh các xã ấp, quận lỵ thuộc tỉnh Ðịnh-Tường rất rối ren. Tin tức từ các chiến trường lớn nhỏ dồn dập báo về với bao sự chết chóc, bị thương và tổn thất. Ðúng vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng càng ngày càng gia tăng thì Ðại Tá Nguyễn Khoa Nam, Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù, được Bộ Tổng Tham Mưu điều động về giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh khu chiến thuật Tiền Giang, thay thế cho Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh được thăng tiến làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, Quân khu IV.
Tin tức được loan truyền nhanh chóng, từ tiền tuyến đến hậu phương, từ các đơn vị tác chiến, đến những quân binh chủng ngành trực thuộc Sư Ðoàn, đều tỏ vẻ lạc quan thấy rõ, với sự lãnh đạo mới của Người Hùng oanh liệt thuộc binh chủng thiện chiến Nhảy Dù. Song song đó, một lệnh đặc biệt lần đầu tiên trong quân sử Sư Ðoàn, với công văn được gởi đi khắp các đơn vị trong Sư Ðoàn có nội dung:
– Tất cả quân nhân các cấp luôn luôn phải mang súng, và đội nón sắt khi di chuyển bất cứ ở nơi nào. Ngoài ra, xe Jeep đều phải tháo mui để trần.
Xe Jeep tháo mui để trần.
Bấy lâu, người quân nhân Sư Ðoàn đội nón lưỡi trai bằng vải ka-ki xanh khi đi ra ngoài, còn chiếc nón sắt chỉ sử dụng lúc ban đêm đi trực, hay canh gác tiền đồn mà thôi! Phải công nhận, trọng lượng chiếc nón sắt của Mỹ mà bên trong còn có thêm một chiếc nón lót nhỏ hơn bằng nhựa, cùng với những dây da và vải để điều chỉnh khi đội chụp lên đầu không phải là nhẹ. Nếu ai không quen thì sẽ cảm thấy nặng nề và khó chịu lắm! Nhưng nay lệnh của Tư Lệnh Sư Ðoàn ban ra thì ai mà dám không thi hành? Cho nên, từ Ðại Tá Tư Lệnh trở xuống đến hàng binh, bắt buộc quân nhân các cấp đều phải kè kè bên khẩu súng lục, hay cây súng M-16, và chiếc nón sắt to tướng bên cạnh, lúc làm việc cũng như khi đi ra ngoài. Hiện tượng mới lạ nầy không chỉ thấy được trong căn cứ quân sự Ðồng Tâm ở Bình Ðức, mà ngay cả trong thành phố Mỹ Tho. Kể từ những tháng ngày cuối năm 1969, nhan nhản trên các đường phố và nơi chợ búa, người dân thành thị thấy lính Sư Ðoàn 7 đầu đội nón sắt.
Theo bài viết của Chiến hữu Huỳnh Công Minh: http://www.nguyenkhoanam.com/tam_tu16.html)
Trung Tá (1975) Nhảy Dù Nguyễn Ngọc Bắc đội nón sắt –
Trung Úy Trịnh Tân mang Carbine (Tử Trận 1965)
PHIM NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG.
Người tình không chân dung là một bộ phim điện ảnh miền Nam sản xuất năm 1971 của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, với sự tham gia diễn xuất của Tài tử Kiều Chinh. Bộ phim ca ngợi hình ảnh người lính của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ca khúc chính trong phim cũng tên Người tình không chân dung của Nhạc sĩ Hoàng Trọng.
Trong cái nón sắt của anh
mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó…..
Bài viết để lưu lại những hình ảnh của người lính năm xưa trên khắp 4 vùng chiến thuật, và tặng các cháu hậu duệ về dấu binh lửa của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Hình ảnh trong bài viết là hình ảnh sưu tầm trên mạng, rất mong các tác giả thứ lổi người viết vì không thể truy nguồn từng bức hình để xin phép. Người viết chỉ hy vọng là được sự thông cãm vì trong cùng mục tiêu là VINH DANH NGƯỜI CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA. Đa tạ!!
Trịnh Khánh Tuấn 10.6.2014
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét