TT Trump: Thương hay ghét, quý vị đều phải bỏ phiếu cho tôi!
Tổng thống Donald Trump vào tối thứ 5 quay trở lại New Hampshire vận động tranh cử, giải thích các chính sách và ảnh hưởng lên các thị trường mà Dân chủ không thể nào so sánh được...
https://youtu.be/kGr4meDLXNc
https://youtu.be/kGr4meDLXNc
Vì sao dân Mỹ ùn ùn bỏ phiếu cho người bị chê tơi bời?
Thứ Tư, ngày 09/11/2016 19:00 PM (GMT+7)
Chiến thắng không ngờ của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được giải thích bằng 4 lí do chủ đạo.
Tỉ phú bất động sản Donald Trump vừa chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Dù trái với nhận định của giới truyền thông về sự ghét bỏ dành cho Trump, tỉ phú New York vẫn chiến thắng ngoạn mục. Cần nhớ rằng trước cuộc bỏ phiếu lịch sử, gần như mọi đơn vị khảo sát đều khẳng định Clinton thắng.
Có 4 lí do chính vì sao ứng viên đảng Cộng hòa, nay là tân Tổng thống Donald Trump được yêu quý tới vậy:
1.Trump có câu trả lời đơn giản cho mọi vấn đề
Hầu hết phát ngôn của Trump là sai sự thật, nhưng quan trọng hơn là nó nghe rất có lí. Trong chính trị, khí chất của nhân vật phát ngôn quan trọng không kém gì sự thật đưa ra. Sức hấp dẫn của Trump đến từ sự tự tin, quyết liệt.
Jeffrey Pfeffer, nhà tâm lý học đại học Stanford nhận định: “Cử chỉ, điệu bộ, thần thái, cách đi đứng, mỉm cười toát ra sự tối thượng. Trump tỏa ra rất nhiều năng lượng. Năng lượng có khả năng lây truyền cho người đối diện”.
Kết hợp sự tự tin tuyệt đối và những câu trả lời đơn giản, cử tri phổ thông Mỹ càng thêm thuyết phục trước Donald Trump. Chẳng hạn với vấn đề nhập cư, Trump tuyên bố xây tường chắn bất kì người nào xâm nhập nước Mỹ. Với vấn đề người Hồi giáo, Trump đề xuất kiểm tra họ thật chặt bằng cơ sở dữ liệu định sẵn. Nếu ủng hộ cảnh sát, hãy tử hình kẻ nào giết họ. Đó là phát ngôn đậm chất Trump.
2.Rất nhiều người ghét dân nhập cư
Người ủng hộ Trump bị thuyết phục chủ yếu bởi quan điểm này của Trump. Ông rất được lòng những cử tri không có bằng đại học, luôn tụt hậu trong nền kinh tế vài năm trở lại đây do làn sóng nhập cư ồ ạt vào Mỹ. Nhiều người chỉ trích chính dân nhập cư là nguyên nhân khiến đời sống của họ đi xuống.
Hơn 70% cử tri đảng Cộng hòa khẳng định họ ủng hộ Trump vì cho rằng dân nhập cư làm yếu xã hội Mỹ. Điều này trái ngược với 25% dân Mỹ cho rằng người nhập cư làm nước Mỹ hùng cường hơn.
Hơn ½ cử tri đăng ký của đảng Cộng hòa muốn trục xuất người nhập cư và mong mỏi nước Mỹ chặn đứng người tị nạn. Họ luôn ủng hộ và chọn Trump làm tổng thống.
3.Người dân chán ghét sự sắp đặt chính trị
Trump càng bị truyền thông chỉ trích nặng nề, ông càng được lòng người dân. Tỉ phú New York thể hiện mình là một người bài trừ tầng lớp tinh hoa. Trump không muốn kịch bản người làm chính trị lại lên làm chính khách nên bước lên vũ đài với vai trò một doanh nhân, tỉ phú thành đạt.
Nhiều cử tri cho rằng điều này giúp Trump miễn nhiễm với những lời chỉ trích từ truyền thông hay thậm chí là chính nội bộ đảng Cộng hòa. Khi báo chí gây áp lực với Trump về những phát ngôn gây sốc, họ không ngờ lại nâng ứng viên đảng Cộng hòa lên một bậc.
4.Trump nói lời người khác không dám phát ngôn
Trump là người sẵn sàng đưa ra những phát ngôn cực sốc hoặc thậm chí là sai hoàn toàn sự thật. Với ứng viên khác, những lời phát ngôn sai trái dễ dàng trở thành đòn “hồi mã thương” đối thủ sử dụng để chiến thắng. Vậy nhưng, bất chấp mọi khó khăn, Trump vẫn vươn lên và trở thành tổng thống.
Những lời nói dung tục của ông về nữ giới hay gọi hoa hậu hoàn vũ là “Quý cô lợn” dường như không ảnh hưởng gì tới sự ủng hộ của người dân dành cho ông. Thậm chí nhiều người bày tỏ sự đồng thuận cao hơn với ứng viên đảng Cộng hòa.
Nhà phê bình James Poniewozik của kênh truyền hình New Times TV nhận định Trump khác những chính trị gia khác ở việc ông là một người từ giới giải trí. Thay vì đưa ra những quan điểm “một màu, nhàn nhạt”, James cho rằng Trump làm rất tốt khi nổi bật hoàn toàn khỏi đám đông. Khán giả khó lòng chuyển kênh khi Trump lên sóng, dù với ý nghĩa tiêu cực hay tích cực. Trump là miếng nam châm khổng lồ hút truyền thông và công chúng Mỹ.
“Tôi nghĩ vấn đề với đất nước này chính là tính đúng đắn về mặt chính trị”, Trump nói hồi tháng 8 trong cuộc tranh luận ở Cleveland. “Tôi bị quá nhiều người chỉ trích, gây áp lực và chân thành nhé, tôi không có thời gian để sửa sai lầm chính trị đâu”.
Một cử tri giấu tên nói: “Khi Trump nói, chúng tôi không phải nghe những thứ rác rưởi suốt 40 năm qua với cùng một mô típ chán ngắt. Ông ấy nói những gì cần nói”.
TIN HOA KỲ: Hàng triệu nông dân mỹ ủng hộ Donald Trump TÁI ĐĂC CỬ cục diện thay đổi 180 độ
TỴ NẠN VIỆT VÀ TT TRUMP
VŨ LINH
Dân Việt chạy qua Mỹ tỵ nạn trên dưới cũng gần nửa thế kỷ. Hầu hết rất ít lưu ý đến chính trị Mỹ. Đại khái thì “Ôi, ông tổng thống nào thì cũng dzậy thôi, đi cầy vẫn đi cầy, đóng thuế vẫn đóng thuế, VC vẫn chình ình đó thôi”. Cả 40 năm như vậy rồi.
Nhưng rồi thế sự đổi thay. Nước Mỹ gặp ông thần Trump. Không ai biết ông này có bùa phép gì đặc biệt, mà tự nhiên, cả nước Mỹ lên cơn sốt. Bị ‘chính trị hoá’ hết ráo. Không ai có thể thờ ơ với ông Trump này được. Không vái lạy tung hô thì cũng đỏ mặt tiá tai sỉ vả. Không biết gì cũng nhẩy vào, về hùa la ó theo.
Phản ứng này cũng đã lan qua cộng đồng người Việt luôn. Chưa bao giờ dân tỵ nạn ta lại bị hớp hồn, theo dõi một tổng thống Mỹ hăng say như bây giờ. Đáng tiếc là phần lớn… hăng say sảng.
Tỷ phú Donald Trump là một doanh gia cực kỳ thành công. Ông hưởng một gia tài không lấy gì là kinh khủng của ông bố. Chỉ là ông bố giúp tài trợ một số dự án nhỏ cỡ một vài triệu, mua bán nhà cửa ở New York, rồi từ đó ông phất lên. Khi ông bố qua đời để lại gia tài 20 triệu cho 5 người con chia nhau, thì ông Trump đã thành tỷ phú rồi.
Rồi với tham vọng cũng lớn hơn người, ông nhẩy vào chính trị. Cũng lại thành công dễ như trở bàn tay. Giống như trong thương trường, ông thành công nhờ cái thương hiệu chính trị mà ông đã tự tạo ra cho mình. Một tỷ phú thành công lớn, tức là có khả năng thật, nhưng lại là tỷ phú của dân lao động, tuy cực giàu nhưng hiểu rõ hơn ai hết đời sống vất vả của dân lao động, hiểu được rất rõ những ưu tư và ưu tiên của dân trung lưu, chia sẻ được những cái lo của họ, mang lại được cho họ những gì họ đang mong đợi. Từ công ăn việc làm đến an toàn cá nhân, từ những giá trị văn hoá đến niềm tin tôn giáo, là những thứ mà dân cấp tiến dè biủ, khinh miệt.
Chủ đề quảng bá thu hút nhất của ông: tôi không phải chính trị gia, có sao tôi nói vậy, không uốn lưỡi tới ba lần. Một cơn gió mát mới lạ trong chính trị Mỹ.
Những người chống đối ông cố phá cái hình ảnh đó, cố dựng lên hình ảnh một… quái thai: điên khùng, ngu dốt, dâm dục, gian dối, tàn ác, kỳ thị, hồ đồ, bất nhất,… Xin lỗi, khuôn khổ bài này không đủ chỗ để liệt kê hết những ‘huy chương’ đặc biệt ông Trump đang được tặng.
Đó là chuyện dân Mỹ. Còn dân tỵ nạn ta thì sao?
Phải nói ngay, tuyệt đại đa số dân tỵ nạn hiểu rất lơ mơ về chính trị Mỹ nói chung, cũng như về ông Trump nói riêng. Mà những hiểu biết giới hạn đó, nhiều khi lại sai lầm.
Trước hết, nói về nguyên nhân. Trên căn bản, ai cũng thấy có hai nguyên nhân.
Thứ nhất, dân Việt trước khi qua Mỹ, chưa bao giờ được nếm mùi dân chủ, tự do thật sự, bất kể dưới đời thái thú, vua, quan toàn quyền, tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư hay tướng lãnh nào. Những trò chơi dân chủ kiểu Mỹ như đánh nhau để dành phiếu bầu bán, đều hoàn toàn xa lạ. Dân tỵ nạn bây giờ có dịp bắt chước chơi trò này nhưng điều phiền toái là có thể vì tính hiếu thắng, muốn tranh thắng bằng mọi giá, nên thường sẵn sàng nói láo, tung tin phịa, ngụy tạo bằng chứng, ghép hình,… rồi gây lộn, thậm chí chửi tục, làm rối trí người dân bình thường trong cái hỏa mù đó.
Thứ nhì, khó khăn ngôn ngữ là bức tường khổng lồ, gây trở ngại lớn cho dân tỵ nạn muốn hiểu rõ những chuyện gì đang xẩy ra chung quanh họ. Truyền thông tỵ nạn giúp họ không bao nhiêu mà có vẻ hại họ thì nhiều.
Truyền thông của cộng đồng tỵ nạn Việt (dưới đây sẽ viết tắt là TTTN, truyền thông tỵ nạn) không khác TTDC Mỹ mấy, hoàn toàn bị chi phối bởi đồng tiền vì cũng vẫn chỉ là những cơ sở thương mại, do đó phải ‘cuốn theo chiều gió’ quần chúng để có khách đọc và khách quảng cáo. Đa số độc giả là những dân nghèo thiếu hiểu biết, lo sợ bị CH cắt trợ cấp và Trump kỳ thị đuổi về VN theo như vài cụ tỵ nạn hù dọa.. TTTN thay vì giải tỏa những huyền thoại sai lầm giúp dân tỵ nạn thì lại chọn giải pháp dễ dãi là củng cố những huyền thoại đó, dễ phiên dịch phiến phiến khỏi phải nặn óc viết, dễ thu hút độc giả và thính giả, dễ thu quảng cáo, dễ kiếm tiền.
Cộng đồng tỵ nạn Việt là một khối dân đầy mâu thuẫn. Quan điểm chính trị rất khuynh hữu, chống cộng tuyệt đối, kiên trì chống VC từ gần nửa thế kỷ nay không mệt mỏi, nhưng đồng thời lại hoan nghênh đảng DC là đảng đã biểu quyết cắt hết viện trợ để tặng miền Nam cho CSBV. Sẵn sàng coi New York Times hay Washington Post là hải đăng của truyền thông trong khi biết rõ ta mất nước phần lớn vì những báo này xuyên tạc cuộc chiến tự vệ của ta để ca tụng đám cán ngố dép râu. Sau 75, Carter là người đầu tiên liên lạc, nhìn nhận CSVN, Clinton là người đầu tiên mở quan hệ ngoại giao và đi Hà Nội, Obama là người đầu tiên thu hồi cấm vận quân sự. Tất cả đều là tổng thống DC, hết sức thân thiện với lãnh đạo CSVN. Trong khi đó, các tổng thống CH, từ Ford là người ban lệnh cấm vận, Reagan là người phục hồi lại quan điểm chiến tranh VN là một cuộc chiến có chính nghĩa, đến cha con ông Bush, rồi Trump, đều có vẻ lãnh đạm với đám ‘lãnh đạo đại tài’.
TTTN còn có một vấn đề lớn hơn nữa là không có nguồn tin độc lập, nên hoàn toàn trông cậy vào TTDC, chỉ làm công tác dịch thuật các cơ quan ngôn luận Mỹ, hầu hết là thiên tả tung hô Hillary và Obama, chống CH và Trump.
Hậu quả trực tiếp của vấn nạn trên là TTTN rập khuôn tin tức và quan điểm của TTDC Mỹ, đánh Trump chết bỏ. Trong khi lại không chú tâm đến ảnh hưởng thực tế và cụ thể của TT Trump trên nhu cầu chính trị, xã hội, kinh tế của dân tỵ nạn ta.
Đánh Trump là chuyện rất dễ. Ông này đúng là ông thần, nói trước suy nghĩ sau, kinh nghiệm đấu võ với đám hổ cáo TTDC không bao nhiêu, nên rất dễ bị chúng đánh bẫy, khai thác và đập cho dập mình. Vấn đề là ta có đủ chiều xâu nhìn xuyên qua những cái hớ hênh mồm mép của TT Trump để thấy rõ các chính sách của ông hay không.
Đảng DC và TTDC đánh Trump tuy quá đáng nhưng cũng có thể hiểu được phần nào vì tính phe đảng chính trị của họ. Nhưng tại sao cộng đồng tỵ nạn ta lại nhắm mắt chạy theo? Có nên cân nhắc chống cái gì bất lợi cho chúng ta và hoan nghênh cái gì có lợi không?
Ta đừng nên quên có nhiều điều có lợi cho nước Mỹ nói chung hay cho đảng DC hay đảng CH nói riêng nhưng chưa chắc đã có lợi cho dân tỵ nạn chúng ta. Ngược lại có hại cho nước Mỹ hay đảng DC/CH cũng chưa chắc đã hại cộng đồng tỵ nạn ta. Điển hình rõ rệt nhất: có quan hệ tốt với CSVN là tốt cho Mỹ nhưng chẳng tốt chút nào cho cộng đồng tỵ nạn.
Ta thử điểm qua một vài vấn đề chính.
TTDC ra rả chỉ trích TT Trump là kỳ thị sắc tộc đối với dân gốc Nam Mỹ. Phe cấp tiến chủ trương mở rộng cửa đón nhận di dân Nam Mỹ, kể cả di dân LẬU, vì lý do chính trị (cần phiếu), lý do kinh tế (cần nhân công rẻ), và lý do ý thức hệ (thế giới đại đồng), nên chống lại sắc lệnh của Trump. Họ khám phá ra cách chống hữu hiệu nhất là dán cãi nhãn hiệu kỳ thị lên trán ông Trump.
Đó là nhìn dưới khiá cạnh Mỹ. Dân tỵ nạn ta thì sao? Quyền lợi chúng ta ở đâu?
Phải nói ngay, ta cũng là loại dân ‘da màu’, không có lý do gì chạy theo mấy anh da trắng để kỳ thị dân da đen hay da nâu. Nói chung, ta cũng là dân tỵ nạn, sao lại hô hào chống di dân hay dân tỵ nạn? Một vài anh hỏi vặn kẻ này “bám theo Trump chống dân Mễ, da đã trắng ra chưa?”. Một câu hỏi chỉ nói lên cái ngu của người hỏi.
Dân gốc Nam Mỹ phần lớn là khối dân cạnh tranh với dân ta, cạnh tranh về công ăn việc làm loại lương thấp, cạnh tranh về tiền trợ cấp xã hội, cạnh tranh về tiền housing, tiền thất nghiệp, tiền Medicaid, phiếu thực phẩm,... Một đồng đám này có là một đồng ta mất. Trừ phi Nhà Nước đánh thuế thêm cả nước để bù đắp, là điều không ai làm. Như vậy lý do gì ta lại phải hoan nghênh chuyện mở cửa biên giới đón nhận dân Nam Mỹ vào ào ào? Trước khi ta lo cho bà Nam Mỹ di dân lậu đang ôm bầu có được MediCal, có nên lo cho ông bà cụ nhà được săn sóc kỹ hơn không? Nhân đạo có nên bắt đầu từ ngay trong nhà mình không? Tài tử xi-nê Mỹ hoan nghênh di dân đến cắt cỏ, lái xe, làm bếp, ta có lợi gì mà cũng bắt chước hoan nghênh theo?
Vấn đề chính của chúng ta là ông Trump có kỳ thị dân da vàng nói chung hay dân Việt nói riêng không? Vị nào có bằng chứng TT Trump kỳ thị dân tỵ nạn ta, xin phổ biến cho mọi người biết. Trái lại, chính quyền Trump mới chính thức kiện Đại Học Harvard về tội kỳ thị dân Á Châu trong việc nhận sinh viên. Ta hiểu đây là chuyện liên quan đến sinh viên Tàu, nhưng dù sao, sinh viên gốc Việt cũng bị họa lây. Chúng ta có nên hoan nghênh Harvard chặn họa Tầu khi con cháu ta bị họa lây, không được nhận vào Harvard không?
Bây giờ, ta nhìn lại vấn đề lớn nhất: giảm thuế. Dĩ nhiên phe cấp tiến chửi rủa tối đa nhưng vẫn vui vẻ lấy tiền bỏ túi, chuyện dễ hiểu. Cái mà kẻ này không hiểu được là thái độ hết sức mâu thuẫn của nhiều cụ tỵ nạn:
- TT Obama không cắt một xu thuế nào trong 8 năm, họ hoan nghênh. TT Trump giảm thuế họ chửi, kể cả những người trước sau chẳng phải đóng xu thuế nào cũng hùa vào chửi theo. Tại sao?
- Họ sợ Trump giảm thuế, Nhà Nước sẽ bớt tiền trợ cấp của họ? Đã có ai bị cắt trợ cấp gì chưa. Bộ Trump muốn cắt trợ cấp chỉ cần ký sắc lệnh cắt sao? Họ có khi nào nghĩ đến những dân trung lưu cong lưng đi làm đóng thuế cho họ nằm nhà ăn trợ cấp dài dài không?
- Họ la hoảng công nợ sẽ tăng. Thế khi Obama không giảm một xu thuế nào mà lại tăng công nợ gấp đôi, từ 10.000 tỷ lên đến 20.000 tỷ, họ có lên tiếng không vậy?
- Những người phải đóng thuế, họ được bớt vài ngàn, cũng vẫn chửi vì.... phân bì với ông Bill Gates được giảm thuế tới cả triệu. Xin lỗi, đi làm lao động cả đời chưa nhìn thấy một triệu mà cũng muốn được giảm thuế bạc triệu sao?
- Cái lý tưởng của họ là 1% dân giàu nhất đóng thuế nuôi 99% dân còn lại, mà không nghĩ cái 1%đó không thể thọ để rồi khi chúng bị moi hết tiền rồi thì lấy ai nuôi cái 99%?
TT Trump dâm dục, ăn nói thô tục, không có tư cách tổng thống? Đây là lập luận nhiều cụ tỵ nạn ‘thấm nhuần Nho giáo, lễ nghĩa cụ Khổng’ cảm thấy bực mình. Xin thưa với các cụ, chúng ta tìm tổng thống Mỹ chứ không kiếm cụ đồ Nho về giảng luân lý giáo khoa thư lớp vỡ lòng. Nói chuyện làm dơ bẩn Tòa Bạch Ốc, xin các cụ hỏi lại các TT Kennedy, Johnson và Clinton trước.
Xin quý cụ tha lỗi cho, chứ với kẻ này, tất cả chỉ là chuyện tào lao. Tôi kỳ vọng ông tổng thống tạo việc làm cho tôi, giảm thuế cho tôi, giúp tôi có đời sống kinh tế khấm khá hơn, bảo đảm an toàn cho gia đình tôi chống khủng bố, còn ông tổng thống có hôi nách hay gái gú lung tung, ai cần biết? Ông Tổng thống mở miệng là f... và sh..., xin lỗi, who cares? VN ta đã từng có ông phó tổng thống, đồ nho đạo mạo, đã làm thơ “ngồi buồn gãi háng...” gì đó, có sao đâu?
Nhìn vào TT Obama, khác xa TT Trump, có vẻ có tư cách hơn? Nhưng rồi ông Obama để cả triệu người thất nghiệp năm này qua năm khác, kỷ lục dân ăn trợ cấp, nhận phiếu thực phẩm, è cổ đóng thuế nuôi cả chục triệu di dân lậu,... Một lần nữa, xin lỗi quý vị, tiêu chuẩn chọn tổng thống của tôi không giống tiêu chuẩn của TTDC. Giữa lịch sự, chải chuốt, mồm mép, để rồi mang cả nước vào nô lệ trợ cấp, và có sao nói vậy nói hớ lung tung, nhưng cho tôi công ăn việc làm, tôi chọn giải pháp sau.
Rồi nhìn ra ngoài nước Mỹ, ta thấy TC múa gậy vườn hoang, bán cả triệu tấn thực phẩm đầy hóa chất, và cả tỷ đồ dởm cho chúng ta. Ngoài Biển Đông thì tha hồ cắm dùi tìm dầu, coi cả Biển Đông là vườn sau nhà. TT Obama cho vài cái hàng không mẫu hạm ghé Cam Ranh. Hết chuyện. Đáng hoan nghênh không?
Câu chuyện chống TT Trump ồn ào nhất hiện nay trên TTDC và trên TTTN là chuyện ‘có bằng chứng Nga can thiệp nên Trump mới thắng’, đưa đến tình trạng tổng thống của Mỹ chỉ là con rối của Putin.
Trước hết, ta coi lại việc công tố Mueller truy tố thêm GRU Nga thâm nhập vào hệ thống emails của đảng DC. Theo ‘phe ta’ đây là bằng chứng quá rõ ràng Nga đã thâm nhập, giúp cho ông Trump hạ được bà Hillary.
Trong cuộc tranh cử tổng thống vừa qua, bà Hillary có kinh nghiệm hoạt động chính trị cả nửa thế kỷ, có kinh nghiệm vận động tranh cử tổng thống ba lần, hai lần cho ông chồng và một lần cho chính mình, có hậu thuẫn của toàn thể guồng máy chính quyền Obama kể cả FBI, CIA,... Bà cũng được sự hậu thuẫn của tất cả nghị sĩ, dân biểu DC tại Thượng Viện và Hạ Viện, chưa kể cả lô ông bà CH công khai nhẩy qua hậu thuẫn, hay nhẩy ra ngoài cuộc chiến như cả họ nhà Bush. Bà còn có toàn thể dàn máy đảng DC, với cả trăm ngàn tình nguyện viên làm việc tại cả ngàn văn phòng trên khắp 50 tiểu bang. Bà được 90% TV và báo Mỹ hậu thuẫn. Bà cũng chi gần một tỷ đô cho cuộc vận động.. New York Times cổ võ, tiên đoán bà có 98% hy vọng thắng.
Vậy mà theo Washington Post, bà thua vì Nga giúp. Nghĩa là chỉ cần Putin búng tay, gửi hai tá nhân viên tép riu vô danh qua, lén chui vào các emails lấy tin tức xì ra, bỏ ra 100.000 đô mua quảng cáo trên Facebook, là giấc mộng của bà tiêu tan thành mây khói. Thế thì câu hỏi thật sự là toàn thể sự nghiệp cũng như chương trình kinh bang tế thế, trị quốc bình thiên hạ của bà Hillary hoá ra chỉ là loại kế hoạch của dã tràng vẽ trên cát? Như vậy thua có gì lạ? Oan chỗ nào?
Câu chuyện nổi đình nổi đám hơn nữa là cuộc họp báo của TT Trump với TT Putin. Có lẽ trong lịch sử nhân loại, chưa khi nào có cuộc báo nào kinh hồn như vậy. Theo như tin tức đọc được qua TTDC và dịch lại bởi TTTN, ta thấy một tổng thống của Đại Cường Cờ Hoa hình như đã quỳ mọp xuống đất bái lạy tên độc tài khát máu tàn bạo nhất nhân loại. Tội này không đàn hặc, truất phế rồi cho đi đập đá mãn đời thì thế giới này không còn gì là công lý nữa.
Theo TTDC, việc làm đúng nhất của TT Trump khi gặp Putin là phải lập tức còng tay đưa cho mật vụ lôi cổ về Mỹ, nhốt tại Guantanamo mãn đời nếu ông Trump là người lịch sự. Nếu thiếu tế nhị hơn thì ông Trump đã phải đấm đá Putin cho đến chết gục tại chỗ. Do đó, việc ông Trump chỉ đứng bên cạnh, bắt tay thì quả là hành động đầu hàng hèn nhát, phản phúc nhất.
Diễn giải nôm na ra, TTDC và cả đảng DC, cộng thêm cả lô #NeverTrump cực kỳ bất mãn TT Trump đã không khai chiến, mang B-52 đi đánh Nga. Mọi hành động dưới mức này đều không thể chấp nhận được. Trong cuộc tranh cử Obama-Romney, ông Romney tuyên bố kẻ thù lớn nhất của Mỹ là Nga. TT Obama miệt thị “ông ơi, chiến tranh lạnh chấm dứt hơn hai chục năm rồi”. TTDC xúm lại chế nhạo Romney. Bây giờ, cũng cái đám TTDC đó đang bị sốc sao Trump dám bắt tay với Putin.
Cả nước cho rằng Nga can thiệp trắng trợn –dù chưa ai thấy bằng chứng nào- khiến cho nước Mỹ mất cơ hội được lãnh đạo bởi người phụ nữ vĩ nhân lớn nhất của nhân loại kể từ ngày Từ Hy Thái Hậu băng hà. Cái tội này của Putin làm sao tha thứ được?
Đó cũng lại là nhìn vấn đề dưới con mắt Mỹ. Còn dưới khiá cạnh dân tỵ nạn, chúng ta muốn gì?
Cả nước đang nổi loạn, rầm rộ chống tân đế quốc TC với mộng bành trướng khắp thế giới. Đối tượng trước mắt của Hoàng Đế nhà Tập là VN, khi ông ta muốn nhét mấy con chuột cống ‘đặc khu’ vào gặm nhấm. Ưu tiên số một của chúng ta là làm tất cả những gì có thể để tiếp tay với dân trong nước ngăn chặn mưu đồ này. Mà cụ thể nhất cũng như thực tế nhất là mong sao hay vận động sao cho Mỹ, hay chính xác hơn, TT Trump giúp một tay, chặn nguy cơ chệt hóa tổ quốc của chúng ta, đánh TC bằng mọi cách mọi giá.
Nhưng Mỹ đang lưỡng đầu thọ địch: Nga và TC. Khó có thể đánh cả hai, mà chỉ có thể chọn một. Và dường như TT Trump đã chọn hòa Nga đánh TC.
Chúng ta không cần biết quyền lợi của Mỹ ở đâu, nên hòa Nga đánh TC, hay nên hòa TC đánh Nga. Thây kệ, đó là chuyện của Mỹ. Chuyện của ta là nước VN, cho dù ta đang là công dân Mỹ sống trên đất Mỹ. Bất cứ chuyện gì giúp nước VN ta khỏi bị Hán hoá, chúng ta phải cổ võ, đúng không?
Như vậy thì có phải là nếu TT Trump bắt tay hòa hoãn với Nga để rảnh tay đánh TC thì chúng ta nên tạm gác qua mọi chuyện yêu ghét tư cách cá nhân ông Trump để kêu gọi ông thân thiện với Nga hơn để có thể mạnh tay với TC hơn không? Những chuyện như Trump trả tiền gái điếm, cãi nhau với NATO, hồ đồ ăn nói thô tục,... có phải tất cả những chuyện đó đã thành những chuyện ruồi bu mà ta nên dẹp qua một bên để cầu mong cho Trump chặn họng Tập không?
Hay là... mặc kệ, ta cứ nhắm mắt chống Trump tiếp tục, bằng mọi giá vì đã lỡ ghét rồi? Chuyện VN là chuyện của VC và TC, kệ tụi nó đấm đá nhau, mắc gì mình phải lo?
Ghét hay cuồng Trump: góc nhìn một người gốc Việt
Cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ đang đi vào giai đoạn sôi nổi nhất. Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục email vận động quyên tiền cho hai đảng.
Một vài thăm dò tranh cử (polls) nói dân Mỹ gốc Á phần lớn ủng hộ đảng Dân chủ nhưng một số đông người gốc Việt lại ủng hộ Tổng thống Donald Trump và các ứng viên Cộng hòa.
Hai tuần trước ngày bỏ phiếu, 6 tháng 11/2016, chính trị xứ tạm dung này lại gây hào hứng cho cử tri gốc Việt, thậm chí gây ra chia rẽ bắt đầu ngay từ trong nhiều gia đình, quanh chuyện 'Yêu Trump hay Ghét Trump', và bầu cho Dân chủ hay Cộng hòa.
Đầu tiên là chuyện ghét Trump.
Tôi thấy vì lý do chính là cách sống, lối phát ngôn của ông Trump không hợp ý nhiều người, như tuyên bố bừa bãi không suy nghĩ trước và hay phát biểu mỗi sáng dậy sớm trên Twitter, có lẽ do ít ngủ hay sống tương đối cô đơn mỗi đêm. Trên truyền thông, mạng xã hội cũng có khá nhiều bới móc cá nhân, nhắm vào đời sống tình dục của ông hàng trên chục năm trước, cả lúc chưa vợ hay có vợ.
Đời sống riêng và cá tính luôn đặt câu hỏi?
Nhưng xét kỹ, đây là cá tính và thuộc phạm vi đời sống cá nhân của một người đã sang tuổi 73, trải qua nhiều kinh nghiệm và ngay cả 'lầm lỗi' trong mắt phán xét của người khác.
Ông nói nhiều và cũng hay tuyên bố ẩu thuộc về cá tính, mà ta chấp nhận hay loại bỏ khi bầu phiếu.
Ông có thể đã có những hành động 'sai trái' dù khó ai chứng minh được rõ ràng, bất chấp các kiện tụng đã xảy ra hay được dàn xếp qua tiền bạc?
Những chuyện ông đã làm, nếu có, thuộc về thời gian trước khi sống ở Nhà Trắng.
Có ai đã lên tiếng nặng nề như thế khi chỉ trích hai vị Tổng thống thuộc đảng Dân chủ nổi tiếng là Kennedy và Clinton, cũng đã phạm nhiều 'lầm lỗi' về tình cảm cá nhân ngay lúc sống trong ngôi nhà nổi tiếng đó, có mặt cả vợ con?
Thành ra, tôi có thể không chú ý quá đáng về các khía cạnh cá nhân này.
Tôi không phải là người 'yêu quý' ông Trump tới mức 'phát cuồng' nên không bị ảnh hưởng gì.
Có chăng, nên nghe chính bà Melania Trump, mới đây đã thẳng thắn trả lời báo chí chuyện này:
"Tôi yêu ông Trump và bỏ ngoài tai các chuyện đàm tiếu không quan trọng, vì tôi còn nhiều chuyện có ý nghĩa phải làm."
Người viết cảm phục bà vì những lời này, và chỉ có bà nhiều thẩm quyền nhất để nói về đời sống tư của ông Trump, và nên giúp chúng ta đóng lại các chỉ trích này.
Thành tích quan trọng nhất là chính sách kinh tế ra sao?
Nhưng là một người Mỹ, tôi sẽ chú ý hơn về chính sách kinh tế và các thực hiện của Tổng thống Trump từ ngày tranh cử đến bây giờ, sau gần hai năm.
Và đây mới nên là lý do chính để ghét hay 'cuồng' Trump.
Nếu hợp với nghị trình chính phủ Mỹ trong mong mỏi và dự báo của một công dân như tôi, tại sao tôi không ủng hộ?
Phải công bình nhận là Tổng thống Donald Trump đã cố gắng trong thời gian kỷ lục thực hiện gần như tất cả các điều đã hứa lúc tranh cử, nhất là về phương diện kinh tế.
Thay vì nhắc lại hết ở đây những điều đã được tôi viết trên trang Diễn đàn của BBC Tiếng Việt, hay thảo luận quá đầy đủ qua báo chí và truyền thông, chúng ta chỉ nêu ra điểm nổi bật về tác động lên nền kinh tế Mỹ đăng tăng trưởng mạnh của chương trình giảm thuế vô tiền khoáng hậu được hứa từ thời tranh cử, duyệt lại kết quả và nêu ra các điểm chưa được ưng ý cần thay đổi.
Nhưng chính sách giảm thuế này cũng gây nhiều chống đối chính trị, và nhiều người ghét Trump vì cho là Luật giảm thuế chỉ làm lợi cho các công ty lớn và giới giàu có. Kết quả kinh tế năm đầu đã phủ nhận điều này, theo những gì tôi quan sát.
Tăng trưởng cao, việc làm tốt, lương tăng, nhưng thất thu ngân sách lên cao:
Mỹ đang có mức thất nghiệp thấp nhất từ 18 năm (3.7%) cùng lương bổng tăng trong các doanh nghiệp, và tăng trưởng GDP vượt mức 4% trong hai quý 2-3/2018, đã đưa thị trường chứng khoán lên mức cao kỷ lục gần đụng mức 27,000 của DJ index (trước khi tụt xuống 7% trong hai tuần vừa qua).
Công ăn việc làm tốt, niềm tin người tiêu thụ cao, và nhiều hãng Mỹ xếp hàng quay về Mỹ như dự kiến của luật giảm thuế doanh nghiệp, mạnh bạo đưa thuế từ 35% xuống 21%.
Tuy nhiên, điểm chính chưa được hài lòng là mức thâm hụt ngân sách Mỹ năm nay (10/2017- 09/2018) lại gia tăng so với năm ngoái 2016-17, trái ngược với chiều hướng trong quá khứ là khi tăng trưởng ở mức cao thì mức thất thu ngân sách xuống thấp hay có khi lại có cả thặng dư ngân sách, như thời cuối nhiệm kỳ TT Clinton.
Kết quả này làm nổi bật lo ngại từ đầu của giới chính trị Washington D.C. cũng như nhiều chuyên gia là vì mức giảm thuế quá lớn, độ tăng trưởng kinh tế dù lên cao trong năm đầu 2018 cũng khó bù nổi các gia tăng chi tiêu của chính phủ Trump đã tuyên bố trước.
Thật vậy, nguyên nhân chính của chi tiêu tăng vọt là trong ba địa hạt chính: tiền lãi trả nợ của chính phủ; các chi phí phúc lợi xã hội (entitlement payments); và nhất là chi tiêu quân sự.
Trong hai năm tới, chính phủ Trump phải siết chặt các chi tiêu này nếu muốn giảm mạnh thu hụt ngân sách như đã hứa hẹn, cùng với tăng trưởng nhanh là chỉ tiêu chính sách cốt lõi của ông.
Ông đã chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất 4 kỳ năm nay là không cần thiết, đưa lãi suất công khố phiếu dài hạn (10 năm) vượt mức 3.1%, khiến các chi tiêu trả nợ chính phủ sẽ còn tăng mạnh hơn hai năm tới.
Thế nhưng, về khía cạnh chuyên môn mà ông Trump có lẽ chưa ngó tới kỹ, là FED cần làm như vậy ở chu kỳ kinh tế hiện tại để ngăn ngừa lạm phát vượt quá mức mong muốn 2.0-2.2%.
Chính phủ Trump lo ngại nhất là cả lãi suất ngắn và dài hạn lên quá mức dự kiến, sẽ có thể đẩy chu kỳ kinh tế đến mức trì trệ, mà nhiều chuyên viên đang lo sợ từ việc phục hồi kinh tế đã kéo quá dài từ năm 2009?
Thành tích đáng kể thứ hai là gây áp lực thương mại thế giới qua thương chiến lấn lướt với Trung Quốc:
Tôi tin rằng trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ có Tổng thống Trump mới dám gây cuộc chiến thương mại mạnh mẽ như vậy với nhiều đối tác đồng minh và đối thủ, để tái lập công bằng cho cán cân thương mại Mỹ sau quá nhiều năm "nhường nhịn", khiến các nước lấn tới lợi dụng chính sách này.
Nay là lúc phải làm "Hoa Kỳ mạnh trở lại", theo ông Trump.
Từ việc tăng giá thép sơ khởi để thử 'nắn gân' các bạn hàng và địch thủ chính là Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đạt được các chiến thắng thương mại quan trọng.
Đó là ký kết song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, đa phương duyệt lại (NAFTA) với Canada và Mexico, tạo liên minh thắt chặt vòng vây thương mại với Trung Quốc.
Ông đã áp thuế nhập mới từ 10% lên tới 25% trên 200 tỷ đô hàng nhập từ Trung Quốc và và còn dọa áp thuế lên nốt 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ nước này.
Thêm vào đó, là giai đoạn 2 với cuộc chiến tài chính tiền tệ, khiến tiền CNY mất 9% trong 6 tháng qua, chứng khoán TQ giảm trên 25%, và khối dự trữ ngoại hối mất đi trên 1,200 tỷ đô.
Thế Cờ Vây đang siết chặt lại quanh Trung Quốc
Mỹ còn tăng cường các biện pháp chính trị để cô lập Bắc Kinh qua các tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump ở LHQ, Phó Tổng thống Pence ở Hudson Institute, chống lại các nước theo ý thức hệ Xã hội Chủ nghĩa còn sót lại đang "gây tai họa cho thế giới".
Quốc hội Mỹ đã tăng ngân sách quốc phòng cho việc tuần hành vùng biển bao quanh Trung Quốc, các cách 'động binh' đa dạng của hải quân Mỹ ở Biển Đông, công khai tuyên bố ủng hộ các quyền của Việt Nam trong vùng này, ngược lại với ý đồ bành trướng của Trung Quốc qua Đường Lưỡi Bò.
Ngoài ra, Hoa Kỳ tăng cường liên minh mới Ấn Độ - Thái Bình Dương và khuyến khích các nước bỏ rơi Một Vành Đai Một Con Đường.
Hai động thái mới nhất của ông Trump là hủy bỏ Luật Bưu chính thế giới cũ chỉ có lợi cho phía Trung Quốc như để họ hưởng giá cước chuyên chở bưu kiện rẻ cho hàng xuất đi toàn thế giới; và việc Mỹ đơn phương rút ra khỏi Hiệp ước Kiểm soát Vũ khí hạt nhân với Nga; nhằm tự do chế tạo các vũ khí tầm ngắn và trung và đe dọa trực tiếp với Trung Quốc.
Từ quan điểm của một người gốc Việt
Nhìn lại thành tích trên sau mới gần hai năm thực hiện các chính sách đảng Cộng hòa, Tổng thống Trump đã cho người viết ý nghĩ mình đã không chọn sai trong kỳ bầu cử tháng 11/2016, để cho cả Nhà Trắng và đa số trong lưỡng viện Quốc hội Mỹ đều vào tay đảng Cộng hòa.
Dù không 'cuồng Trump' hay 'ghét Trump', người viết chợt nhận ra rất rõ là muốn ủng hộ ông mạnh vì chính sách ông làm đã theo rất tích cực đã trùng hợp với ý nguyện của tôi là có một chính phủ Mỹ mạnh cả về kinh tế và quân sự, để theo đuổi đường lối chặn Trung Quốc mà tôi mong đợi vì sự sống còn của quê hương cũ.
Cho kỳ bầu cử Mỹ giữa kỳ chỉ còn hai tuần nữa (ngày 6/11), người viết mong ít nhất đảng Cộng hòa vẫn còn giữ được đa số trong Hạ Viện để duy trì quyền lực cho chính phủ Trump và thế mạnh của Hoa Kỳ trên thế giới.
Và hiểm họa xâm lăng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông hay với Việt Nam có thể sẽ nhờ thế mà còn ở xa hoặc bị chặn hẳn.
Dù chính sách nhập cư mới của ông Trump có thể còn gây bất mãn, Obamacare có thể bị thử rút lại lần nữa, hay vài chương trình phúc lợi xã hội có thể bị cắt thêm nữa ở những tiểu bang đông người gốc Việt như California hay Texas, các tai hại này còn ít hơn cái hại 'động trời' là sau thắng cử, phe Dân chủ đòi đem Trump ra luận tội, hoặc làm suy yếu ông, thành tổng thống 'Vịt què (lame-duck president), như người Mỹ vẫn gọi một vị Tổng thống không có sự ủng hộ của Quốc hội trong hai năm sau của nhiệm kỳ mình.
Không chỉ ở Mỹ, ngay ở quê nhà, cũng có những người Việt Nam ủng hộ cho Trump vì vấn đề Trung Quốc và các lý do chính trị và quân sự nêu trên.
Tôi hỏi một người quen từ Sài Gòn thì được nghe câu trả lời là:
"Tuy ám ảnh hiệp ước Thành Đô 2020 vẫn còn, nó sẽ chỉ còn là ảo ảnh cho Trung Quốc nếu ông Trump còn là tổng thống và đảng Cộng hòa vẫn nắm Quốc hội, và Trung Quốc sẽ tiếp tục bị suy yếu, không thể lấn át Việt Nam."
"Vì nếu dân Việt tin tưởng có Mỹ đứng sau lưng, họ sẽ không bao giờ chịu khuất phục Trung Quốc như lịch sử ngàn năm đã chứng minh."
Với thực tế 'nhất thể' hai chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước diễn ra ở Hà Nội chiều 23/10, người dân Việt Nam mong đợi gì, tôi hỏi người bạn ở Sài Gòn.
Câu trả lời cũng bất ngờ không kém:
"Mong lãnh đạo mới mạnh hơn với quyền hành tập trung sẽ cũng tỉnh táo hơn, không nghiêng về phe nào, Mỹ hay Trung, nhưng sẽ liên minh với một khối mới trong vùng gồm vài nước ASEAN, Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc chẳng hạn để tạo thành một khối độc lập, tự chủ và phú cường trong năm năm tới."
Và gần nhất, hay nhất là 'lãnh đạo mới' biết sớm nhìn sang Myanmar để đơn phương cải cách thể chế chính trị, thực hiện hòa hợp dân tộc cho một Việt Nam tương lai dân chủ và thịnh vượng, đúng như khả năng tiềm tàng của đất nước vốn đã lỡ mất nhiều cơ hội tốt trong hơn 40 năm qua.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của TS Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ. Ông hiện đang ủng hộ đảng Cộng hòa Mỹ. BBC sẽ đăng tải các bài nêu quan điểm ủng hộ đảng Dân chủ hoặc đảng phái khác trước bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, mời các bạn đón xem.
Toàn văn bài phát biểu của ông Trump trước Đại hội đồng LHQ (video)
- • 12.2k Lượt Xem
Ngày 19/9/2017 Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lần đầu tiên phát biểu trước 193 đại diện các nước của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Bài phát biểu nhấn mạnh các nguyên tắc đối ngoại của chính quyền Mỹ dưới sự cầm quyền của ông từ sau khi nhậm chức và trong tương lai. Bài phát biểu nhận được cả sự ủng hộ của nhiều cử tri Mỹ trung thành cũng như vô vàn chỉ trích của các kênh thông tấn và đối thủ chính trị. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của ông Trump:
—
Thưa ngài Tổng thư ký, ngài Chủ tịch, các vị lãnh đạo thế giới và các đại biểu đáng kính: Chào mừng tới New York. Thật là một vinh dự lớn lao khi tôi đứng tại thành phố quê hương mình, với tư cách là đại diện cho người Mỹ phát biểu trước người dân thế giới.
Trong khi hàng triệu người dân của chúng tôi tiếp tục phải chịu hậu quả của những cơn bão tàn phá nước Mỹ, tôi muốn bắt đầu bằng việc bày tỏ sự cảm kích đối với mỗi vị lãnh đạo trong khán phòng này, những người đã đề nghị giúp đỡ và hỗ trợ. Người dân Mỹ mạnh mẽ và kiên cường, và chúng tôi sẽ vượt qua những khó khăn này còn quyết tâm hơn nữa.
May mắn là Hoa Kỳ đã làm rất tốt trong Ngày bầu cử, 8/11 năm ngoái. Thị trường chứng khoán đang ở mức cao nhất trong lịch sử – một kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 16 năm, và bởi vì các cải tổ luật lệ cùng nhiều thứ khác, nhiều người Mỹ đang làm việc hơn bất cứ khi nào trước đây. Các công ty đang trở lại, tạo ra tăng trưởng việc làm, điều mà đất nước chúng tôi chưa được chứng kiến trong một thời gian rất dài rồi. Và một điều mới được công bố là chúng tôi sẽ chi gần 700 tỷ USD cho quân đội và quốc phòng.
Quân đội của chúng tôi sẽ sớm trở nên mạnh nhất trong lịch sử của nó. Hơn 70 năm qua, trong thời chiến cũng như hòa bình, các lãnh đạo của quốc gia, phong trào và tôn giáo đã đứng trước hội đồng này. Giống như họ, tôi muốn nói về những mối nguy hiểm nghiêm trọng đang đe dọa chúng ta hôm nay, cũng như những tiềm năng khổng lồ đang chờ được khám phá.
Chúng ta sống trong một thời đại của những cơ hội kỳ khôi. Các đột phá trong khoa học, công nghệ và y học chữa được các loại bệnh và giải quyết các vấn đề mà thế hệ trước tưởng rằng không thể.
Nhưng mỗi ngày qua, chúng ta lại nghe tin tức về các mối nguy hiểm ngày càng gia tăng đang đe dọa tất cả những gì ta trân quý. Những kẻ khủng bố và cực đoan đã tụ hợp được sức mạnh và gieo rắc lo sợ trên khắp hành tinh. Các chế độ hiếu chiến mà có đại diện trong cơ quan này không chỉ ủng hộ khủng bố mà còn đe dọa các quốc gia khác và người dân của chính họ bằng loại vũ khí có sức hủy diện lớn nhất mà nhân loại từng biết.
Các thế lực độc tài tìm cách làm sụp đổ các giá trị, hệ thống và liên minh mà đã giúp ta ngăn xung đột, hướng thế giới tới hòa bình từ sau Thế Chiến II. Những mạng lưới tội phạm quốc tế buôn lậu ma túy, vũ khí, con người và vô số người trong cuộc đại di cư; đe dọa biên giới của chúng ta; và các các hình thức lạm dụng công nghệ mới đang tấn công người dân của chúng ta.
Nói đơn giản lại, chúng ta gặp nhau tại một thời điểm của cả những hứa hẹn lớn lao cũng như hiểm họa khổng lồ. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của ta, để nâng thế giới lên tầm cao mới, hay để nó rơi xuống vực sâu không thể cứu vớt. Chúng ta có sức mạnh đó trong mình, nếu ta chọn giúp hàng triệu người thoát nghèo đói, giúp nhân dân chúng ta thực hiện giấc mơ của họ và đảm bảo thế hệ trẻ em mới của ta được nuôi dưỡng trong thế giới không có bạo lực, sợ hãi và thù địch.
Cơ quan này được thành lập sau sự kiện 2 cuộc thế chiến với mục tiêu định hình một tương lai tốt đẹp hơn. Nó dựa trên tầm nhìn rằng các quốc gia khác biệt có thể hợp tác với nhau để bảo vệ chủ quyền, an ninh và thúc đẩy sự thịnh vượng. Cùng thời gian đó, chính xác vào 70 năm trước, nước Mỹ đã phát triển Kế hoạch Marshall để khôi phục Châu Âu. 3 cột trụ đẹp đẽ đó là: hòa bình, chủ quyền, an ninh và thịnh vượng.
Kế hoạch Marshall được xây dựng trên ý tưởng cao thượng rằng thế giới sẽ an toàn hơn khi các quốc gia mạnh mẽ, độc lập và tự do. Như Tổng thống Truman đã nói trong thông điệp gửi Quốc hội vào thời gian đó: “Sự ủng hộ của chúng ta đối với việc phục hồi Châu Âu là hoàn toàn hòa hợp với sự ủng hộ của chúng ta đối với Liên Hiệp Quốc. Sự thành công của LHQ phụ thuộc và sức mạnh độc lập của các nước thành viên”.
Để vượt qua hiểm họa trước mắt và hoàn thành những lời hứa đối với tương lai, chúng ta phải bắt đầu với trí tuệ của quá khứ. Sự thành công của chúng ta phụ thuộc vào liên minh những quốc gia mạnh mẽ và độc lập, một liên minh tôn trọng chủ quyền, thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và hòa bình cho bản thân họ và cho cả thế giới.
Chúng tôi không mong muốn các quốc gia đa dạng chia sẻ cùng một nền văn hoá, truyền thống, hay thậm chí các hệ thống chính phủ. Nhưng chúng tôi rất muốn các quốc gia hãy duy trì hai nhiệm vụ then chốt cót lõi sau: tôn trọng lợi ích của nhân dân nước mình và tôn trọng quyền lợi của mọi quốc gia có chủ quyền khác. Đây là tầm nhìn tuyệt vời của tổ chức này, và đây là nền tảng cho sự hợp tác và thành công.
Các quốc gia mạnh mẽ và có chủ quyền hãy để các quốc gia đa dạng với các giá trị khác nhau, văn hóa khác nhau và những giấc mơ khác nhau, không chỉ cùng tồn tại, mà còn cùng sát cánh bên nhau hành động dựa trên nguyên tắc cơ bản của việc tôn trọng lẫn nhau.
Các quốc gia mạnh mẽ, có chủ quyền hãy để nhân dân của mình làm chủ tương lai đất nước và kiểm soát vận mệnh của họ. Và các quốc gia mạnh mẽ, có chủ quyền hãy cho phép các cá nhân được phát triển thịnh vượng suốt cả cuộc đời họ theo sự an bài của Thiên Chúa.
Ở Mỹ, chúng tôi không tìm cách áp đặt lối sống của mình cho bất cứ ai, mà để nó tỏa sáng như một tấm gương cho mọi người nhìn vào. Tuần này mang lại cho đất nước chúng tôi một lý do đặc biệt để tự hào về ví dụ đó. Chúng tôi đang kỷ niệm 230 năm Hiến pháp tuyệt vời của chúng tôi – bản hiến pháp lâu đời nhất vẫn được sử dụng trên thế giới ngày nay.
Tài liệu vượt thời gian này đã trở thành nền tảng cho hòa bình, thịnh vượng và tự do cho người Mỹ cũng như vô số hàng triệu người khác trên thế giới, những người sống trong các quốc gia có khát vọng và tôn trọng đối với nhân văn, phẩm giá và pháp trị.
Điều vĩ đại nhất trong Hiến pháp Mỹ là 3 từ đầu tiên của nó: We the people (Người dân chúng ta). Nhiều thế hệ người Mỹ đã hy sinh để bảo vệ lời hứa đằng sau những chữ này, lời hứa của đất nước chúng ta, của lịch sử vĩ đại của chúng ta. Ở Mỹ, nhân dân quản lý, nhân dân cai trị và nhân dân có quyền lực tối cao. Tôi được bầu lên không phải để nắm quyền, mà để trả quyền lực về cho người dân Mỹ, nơi nó thuộc về.
Về vấn đề ngoại giao, chúng tôi đang rà soát lại nguyên tắc nền tảng về chủ quyền. Nhiệm vụ trước tiên của chính phủ chúng tôi là vì nhân dân mình, vì công dân của mình – để phục vụ nhu cầu của họ, đảm bảo sự an toàn của họ, duy trì quyền lợi của họ và bảo vệ giá trị của họ.
Với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi sẽ luôn luôn đặt nước Mỹ lên trên hết, cũng giống như quý vị, là lãnh đạo của đất nước các vị, sẽ luôn luôn và nên luôn luôn đặt ưu tiên quốc gia của quý vị lên trên hết.
Tất cả những nhà lãnh đạo có trách nhiệm đều có nghĩa vụ phải phục vụ công dân của nước mình và thể chế nhà nước vẫn là phương tiện tốt nhất giúp nâng cao điều kiện con người.
Nhưng việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân của ta cũng yêu cầu chúng ta phải làm việc cùng nhau một cách chặt chẽ và hòa ái, tạo ra một tương lai an toàn và yên bình hơn cho tất cả mọi người.
Hoa Kỳ sẽ mãi mãi là người bạn vĩ đại của thế giới, và đặc biệt là với các đồng minh của mình. Nhưng chúng tôi sẽ không còn chịu để bị lợi dụng, hoặc tham gia vào thỏa thuận một chiều, nơi đổi lại Hoa Kỳ không nhận được gì. Chừng nào tôi còn tại nhiệm, tôi sẽ bảo vệ lợi ích của nước Mỹ hơn hết thảy mọi thứ khác.
Nhưng để hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của chúng ta đối với đất nước chúng ta, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng mọi người đều quan tâm tìm kiếm một tương lai mà tất cả các quốc gia đều có thể có chủ quyền, thịnh vượng và an toàn.
Nước Mỹ đã làm nhiều hơn nói vì những giá trị được thể hiện trong Hiến Chương LHQ. Các công dân của chúng tôi đã trả cái giá cuối cùng để bảo vệ tự do của chúng tôi cũng như tự do của rất nhiều quốc gia có đại diện trong đại sảnh đường này. Sự cống hiến của nước Mỹ được kể đến qua các trận chiến, nơi mà những người trẻ, cả đàn ông và phụ nữ của chúng tôi đã chiến đấu và hy sinh bên cạnh các đồng minh, từ bãi biển Châu Âu, các sa mạc của Trung Đông tới các rừng rậm châu Á.
Lịch sử sẽ ghi những dòng vĩnh hằng cho chí khí Mỹ rằng thậm chí sau khi chúng tôi và các đồng minh chiến thắng các cuộc chiến đẫm máu nhất, chúng tôi không tìm cách xâm chiếm lãnh thổ, chiếm giữ hay áp đặt lối sống của chúng tôi lên người khác. Thay vào đó, chúng tôi hỗ trợ họ xây dựng các thể chế, giống như LHQ này để bảo vệ chủ quyền an ninh và thịnh vượng cho tất cả.
Vì sự đa dạng quốc gia trên thế giới, đây là hy vọng của chúng ta. Chúng ta muốn hòa hợp và hữu nghị, không muốn xung đột và đấu tranh. Chúng ta được định hướng bởi kết quả, không phải ý thức hệ. Chúng ta có chính sách về chủ nghĩa hiện thực nguyên tắc, bắt nguồn từ các mục tiêu, lợi ích và giá trị chung.
Chủ nghĩa hiện thực buộc chúng ta phải đối mặt với một vấn đề mà mọi nhà lãnh đạo và quốc gia trong căn phòng này đều phải đối mặt. Đó là vấn đề mà chúng ta không thể trốn chạy hoặc né tránh. Chúng ta sẽ trượt xuống con đường tự mãn, tê liệt trước những thách thức, đe dọa và ngay cả những cuộc chiến mà chúng ta phải đối mặt. Hoặc là chúng ta sẽ có đủ sức mạnh và niềm tự hào để đương đầu với những nguy cơ ngày hôm nay, để dân chúng của chúng ta có thể hưởng thụ hòa bình và thịnh vượng ngày mai?
Nếu chúng ta muốn nâng cao điều kiện sống cho công dân của mình, nếu chúng ta mong muốn sự chấp thuận của lịch sử, thì chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ trọng yếu của mình đối với những người mà chúng ta trung thành đại diện. Chúng ta phải bảo vệ dân tộc mình, lợi ích và tương lai của nhân dân chúng ta.
Chúng ta phải phản đối các mối đe dọa tới chủ quyền của chúng ta, từ Ukraine tới biển Đông. Chúng ta phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng biên giới và tôn trọng văn hóa, và cho phép sự can dự hòa bình.
Và cũng giống như những người sáng lập ra cơ quan này [Liên Hiệp Quốc], chúng ta phải làm việc cùng nhau và cùng nhau đương đầu với những kẻ đe dọa tạo ra sự hỗn loạn, xáo động và khủng bố.
Tai họa của hành tinh chúng ta hôm nay là có một nhóm nhỏ các chế độ lưu manh vi phạm mọi nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc. Họ không tôn trọng chính công dân của họ và quyền chủ quyền của chính các quốc gia mình.
Nếu nhiều người công chính không đối đầu với những kẻ độc ác, vậy thì điều ác sẽ chiến thắng. Khi nhiều dân tộc và quốc gia trở thành những người ngoài cuộc trong dòng chảy lịch sử, các thế lực hủy diệt [văn minh nhân loại] sẽ ngày càng tập hợp được quyền lực và sức mạnh.
Không nước nào từng bày tỏ thái độ khinh rẻ các quốc gia khác và coi thường phúc lợi của chính nhân dân mình hơn chế độ đồi bại tại Bắc Triều Tiên. Chế độ này phải chịu trách nhiệm cho hàng triệu sinh mạng người Triều Tiên bị chết đói, và vô số người bị giam cầm, tra tấn, giết chóc và đàn áp.
Tất cả chúng ta đều đã chứng kiến sự lạm dụng chết người của chế độ này khi một sinh viên người Mỹ vô tội, Otto Warmbier, đã thiệt mạng chỉ vài ngày sau khi được đưa về nước. Chúng ta đã được thấy chính quyền đó thực hiện ám sát người anh trai của lãnh tụ độc tài bằng việc sử dụng chất độc thần kinh bị cấm ở một cảng hàng không quốc tế. Chúng ta biết họ đã bắt cóc một bé gái 13 tuổi dễ thương người Nhật Bản ngay tại bãi biển trên đất nước của em và biến em bé thành nô lệ để dạy tiếng Nhật cho các điệp viên Bắc Hàn.
Nếu điều này không đủ trở ngại, mưu cầu về vũ khí hạt nhân và tên lửa liều lĩnh hiện nay của Bắc Hàn đe dọa toàn thế giới với sự thiệt hại về nhân mạng là không thể tưởng tượng nổi.
Thật phẫn nộ khi một số quốc gia không chỉ giao thương với chế độ như vậy, mà còn hỗ trợ, cung cấp, ủng hộ tài chính cho một đất nước đe dọa thế giới với cuộc xung đột hạt nhân. Không nước nào trên trái đất này quan tâm đến việc tự trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa phạm pháp như vậy.
Hoa Kỳ có sức mạnh và kiên nhẫn lớn lao, nhưng nếu buộc phải tự vệ hoặc bảo vệ đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên.
Gã tên lửa (Roket Man) đang có hành vi tự sát cho bản thân và cả chế độ của mình. Hoa Kỳ sẵn sàng, sẵn lòng và có thể, nhưng hy vọng điều này sẽ là không cần thiết. Đó là tất cả những gì Liên Hiệp Quốc thuộc về; đó là điều Liên Hiệp Quốc vì thế [mà tồn tại]. Chúng ta hãy xem cách họ làm.
Đã đến lúc Bắc Hàn phải nhận thức rằng phi hạt nhân hóa là tương lai duy nhất mà họ có thể được chấp nhận. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hiện tại đã hai lần bỏ phiếu thống nhất 100% thông qua các nghị quyết cứng rắn đối với Bắc Hàn, và tôi muốn cảm ơn Trung Quốc và Nga đã tham gia bỏ phiếu áp đặt chế tài, cùng với tất cả các thành viên khác của Hội đồng Bảo an. Cảm ơn tất cả các quí vị đã hợp tác.
Tuy nhiên chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa. Đã đến lúc tất cả các nước phải làm việc cùng nhau để cô lập chế độ nhà họ Kim cho đến khi họ chấm dứt hành vi thù địch.
Chúng ta phải đối mặt với quyết định này không chỉ ở Bắc Triều Tiên. Đã đến lúc các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với một chế độ liều lĩnh khác – một chế độ nói công khai về hành vi giết người hàng loạt, thề tiêu diệt nước Mỹ, đe doạn hủy diệt Israel và hủy hoại nhiều vị lãnh đạo và quốc gia có mặt trong khán phòng này.
Chính quyền Iran che dấu một chế độ độc tài hủ bại đằng sau mặt nạ về nền dân chủ. Chế độ này đã biến một quốc gia giàu có với lịch sử và văn hoá phong phú thành một quốc gia suy kiệt kinh tế và thứ xuất khẩu chính là bạo lực, đổ máu và hỗn loạn. Những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất của các nhà lãnh đạo của Iran, trên thực tế, là những người dân của chính đất nước này.
Thay vì sử dụng các nguồn lực của mình để cải thiện cuộc sống của người Iran, lợi nhuận dầu mỏ của họ lại được dùng để tài trợ cho Hezbollah và các phần tử khủng bố khác giết chết những người Hồi giáo vô tội và tấn công các nước láng giềng Ả-rập và Israel.
Sự giàu có này, đúng là phải thuộc về nhân dân Iran, nhưng cũng được dùng vào việc củng cố chế độ độc tài Bashar al-Assad [ở Syria], châm ngòi cho cuộc nội chiến tại Yemen, và phá hoại hòa bình trên toàn bộ Trung Đông.
Chúng ta không thể để chế độ giết người này tiếp diễn các hành động gây mất ổn định bằng việc sản xuất các loại tên lửa nguy hiểm, và chúng ta không thể chấp nhận một thỏa thuận nếu nó cung cấp sự che chở cho việc xây dựng một chương trình hạt nhân. Thỏa thuận Iran là một trong những vụ đàm phán gần nhất, tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng tham gia. Thành thật mà nói, thỏa thuận đó là một sự bối rối đối với Hoa Kỳ, và tôi không nghĩ rằng quý vị đã nghe thấy điều cuối cùng về nó – hãy tin tôi.
Đã đến lúc toàn thế giới phải tham gia cùng chúng tôi trong việc yêu cầu chính quyền Iran kết thúc tham vọng sở hữu sự chết chóc và hủy diệt. Đã đến lúc chế độ này phải thả tự do cho tất cả người Mỹ và công dân của các quốc gia khác mà họ đã từng giam giữ bất hợp pháp. Và trên tất cả, chính quyền Iran phải dừng ngay việc ủng hộ những kẻ khủng bố, bắt đầu phục vụ chính nhân dân của họ, và tôn trọng quyền chủ quyền của các nước láng giếng của họ.
Toàn thế giới hiểu rằng người dân lương thiện ở Iran muốn thay đổi, và hơn cả quyền lực quân sự áp đảo của Hoa Kỳ, chính nhân dân Iran mới là điều mà các nhà lãnh đạo của họ e sợ nhất. Đây là điều khiến cho chế độ này thực hiện hạn chế tiếp cận internet, phá hỏng các thiết bị vệ tinh, nã đạn vào những người biểu tình sinh viên không có vũ trang, và bỏ tù những nhà cải cách chính trị.
Các chế độ áp bức không thể tồn tại mãi, và sẽ có ngày người dân Iran được đối mặt với một lựa chọn. Họ sẽ tiếp tục lao dốc xuống con đường của sự nghèo đói, đẫm máu và khủng bố? Hay nhân dân Iran sẽ trở lại nguồn cội đáng tự hào của họ khi là trung tâm của văn minh, văn hóa và sự thịnh vượng, nơi người dân lại có thể hạnh phúc và thịnh vượng?
Sự ủng hộ của chế độ Iran dành cho những kẻ khủng bố là tương phản hoàn toàn với những cam kết hiện tại của nhiều quốc gia láng giềng của nước này trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và dừng cung ứng tiền cho khủng bố.
Tại Ả-rập Saudi đầu năm nay, tôi đã rất vinh dự được phát biểu trước lãnh đạo của hơn 50 quốc gia Ả-rập và Hồi giáo. Chúng tôi đã đồng ý rằng tất cả các quốc gia có trách nhiệm phải làm việc cùng nhau để đương đầu với các phần tử khủng bố và chủ nghĩa cực đoan hồi giáo, ý thức hệ đã truyền cảm hứng cho chúng.
Chúng ta sẽ ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan vì chúng ta không thể cho phép chúng tàn phá quốc gia của chúng ta, và thực sự phá nát cả thế giới.
Chúng ta phải hủy bỏ những nơi trú ẩn an toàn cho khủng bố, quá cảnh, tài chính, và bất cứ hình thức hỗ trợ nào cho hệ tư tưởng xấu xa và độc ác của chúng. Chúng ta phải đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước của chúng ta. Đã đến lúc phải phơi bày và quy trách nhiệm cho những quốc gia ủng hộ và tài trợ cho những nhóm khủng bố như al-Qaeda, Hezbollah, Taliban và nhiều nhóm chiến binh giết người vô tội khác.
Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng tôi đang làm việc cùng nhau trên toàn Trung Đông để càn quét những kẻ khủng bố thua cuộc và ngăn chặn sự tái bùng phát của những nơi trú ẩn an toàn mà chúng sử dụng để triển khai các cuộc tấn công nhắm vào tất cả người dân của chúng ta.
Tháng trước, tôi đã công bố một chiến lược mới để chiến thắng trong cuộc chiến chống lại cái ác này ở Afghanistan. Từ bây giờ trở đi, các mối quan tâm an ninh của chúng tôi sẽ chỉ sự lâu dài và phạm vi hoạt động của quân đội, chứ không phải các tiêu chuẩn và thời gian biểu tùy ý do các chính trị gia thiết lập.
Tôi cũng đã thay đổi toàn diện các quy tắc tham dự vào các cuộc chiến của chúng ta chống lại Taliban và các nhóm khủng bố khác. Tại Syria và Iraq, chúng ta đã giành được những thắng lợi lớn hướng tới sự thất bại cuối cùng của IS. Thực tế, trong vòng 8 tháng qua, đất nước của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong cuộc chiến chống IS hơn những gì mà nhiều, nhiều năm trong quá khứ cộng lại.
Chúng tôi tìm kiếm sự xuống thang trong xung đột tại Syria, và một giải pháp chính trị tôn trọng ý chí của người dân Syria. Những hành động tội ác của chế độ Bashar al-Assad, trong đó có việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại chính nhân dân của họ – thậm chí là cả những đứa trẻ vô tội – gây sốc cho mọi người tử tế có lương tâm. Không xã hội nào có thể được an toàn nếu những vũ khí hóa học bị cấm vẫn được phép sử dụng tràn lan. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ không quân [của chính quyền Syria], nơi đã thực hiện cuộc tấn công [bằng vũ khí hóa học].
Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan của LHQ, nơi đang cung cấp cứu trợ nhân đạo thiết yếu tại các vùng đã được giải phóng khỏi IS, và chúng tôi đặc biệt cảm ơn Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Li Băng vì vai trò của họ trong việc tiếp nhận những người tị nạn trốn chạy từ cuộc xung đột Syria.
Hoa Kỳ là một quốc gia thiện lương và đã từng viện trợ hàng tỷ tỷ USD để hỗ trợ cho nỗ lực [trợ giúp người tị nạn] này. Chúng tôi tìm kiếm cách tiếp cận để tái định cư cho người tị nạn, được thiết kế để giúp những người bị đối xử tàn nhẫn này, và cho phép họ có thể trở lại quê hương của họ, đó là một phần của quá trình tái thiết.
Với chi phí của việc tái định cư cho một người tị nạn tại Hoa Kỳ, chúng tôi có thể giúp đỡ được hơn 10 người ngay tại quê nhà của họ. Với lòng tốt của chúng tôi, chúng tôi hỗ trợ tài chính cho việc các nước trong khu vực cho người tị nạn lưu trú và chúng tôi ủng hộ các hiệp định gần đây của các quốc gia trong khối G20 nhằm tìm kiếm nơi ở cho người tị nạn càng gần đất nước của họ càng tốt. Đây là cách tiếp cận an toàn, trách nhiệm và nhân đạo.
Qua hàng thập kỷ, Hoa Kỳ đã giải quyết các thách thức về nhập cư ở đây, ngay tại Tây bán cầu. Qua thời gian dài, chúng tôi đã nhận thức được rằng nhập cư không kiểm soát là cực kỳ bất công cho cả những quốc gia có người ra đi và đất nước đón nhận người nhập cư.
Đối với những nước có người ra đi, nó làm giảm áp lực trong nước để theo đuổi cải cách chính trị và kinh tế cần thiết, và thất thoát nguồn nhân lực cần thiết để thúc đẩy và thực hiện những cải cách đó.
Đối với các nước tiếp nhận, chi phí đáng kể của việc di cư không kiểm soát là dẫn tới các công dân có thu nhập thấp chiếm đa số áp đảo – những mối quan ngại thường bị các phương tiện truyền thông và chính phủ bỏ qua.
Tôi muốn lần đầu làm việc với LHQ trong việc tìm cách giải quyết các vấn đề khiến mọi người phải trốn chạy khỏi quê hương của họ. LHQ và Liên minh Châu Phi dẫn dắt các sứ mệnh gìn giữ hòa bình phải có những cống hiến vô giá trong việc ổn định các cuộc xung đột tại Châu Phi. Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới trong việc cứu trợ nhân đạo, trong đó có ngăn chặn đói nghèo và cứu trợ tại Nam Sudan, Somalia, miền bắc Nigeria và Yemen.
Chúng ta đã từng đầu tư vào sức khỏe và cơ hội tốt hơn trên toàn thế giới thông qua các chương trình như PEPFAR, nơi tài trợ cho hỗ trợ bệnh nhân AIDS; Sáng kiến Sốt rét của Tổng thống; Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Quỹ Toàn cầu cho việc Chấm dứt Chủ nghĩa Nô lệ Hiện đại; và Sáng kiến Tài chính Doanh nghiệp Phụ nữ – một phần trong cam kết của chúng ta về trao quyền cho phụ nữ trên toàn cầu.
Chúng tôi cũng cảm ơn Tổng thư ký LHQ vì đã nhận thấy rằng LHQ phải cải cách nếu tổ chức này là đối tác hiệu quả trong việc đương đầu với các đe dạo về chủ quyền, an ninh và thịnh vượng. Tổ chức này trước nay thường không tập trung vào kết quả, nhưng lại quan tâm tới quản lý quan liêu và quá trình.
Trong một vài trường hợp, các quốc gia muốn loại bỏ các mục tiêu cao quý của tổ chức này, họ đã chiếm quyền kiểm soát các hệ thống được cho là thúc đẩy họ tiến bộ. Chẳng hạn như, LHQ thực sự gây bối rối lớn khi một vài chính phủ với hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng lại có ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Hoa Kỳ là một trong 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, nhưng chúng tôi đóng góp 22% của toàn bộ ngân sách của tổ chức này và còn hơn thế nữa. Thực tế, chúng tôi đã chi trả nhiều hơn bất cứ ai có thể nhận ra. Hoa Kỳ chịu gánh nặng chi phí không công bằng, nhưng nó sẽ là công bằng nếu thực sự tổ chức này có thể đạt được tất cả các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu hòa bình, thì khoản đầu tư này sẽ đáng giá.
Phần lớn thế giới đang trong xung đột và một vài nơi, thực tế là đang hướng tới địa ngục. Nhưng, dưới sự định hướng và bảo trợ của LHQ, những người có quyền lực trong khán phòng này có thể giải quyết được nhiều vấn đề xấu xa và phức tạp này.
Người dân Mỹ hy vọng rằng một ngày không xa LHQ có thể là một tổ chức hỗ trợ, bảo vệ nhiều trách nhiệm hơn và hiệu quả hơn vì phẩm hạnh và tự do của con người trên toàn thế giới. Đồng thời, chúng tôi tin rằng không quốc gia nào nên phải chịu gánh nặng về khoản không tương xứng, cả về quân lực và tài chính. Các quốc gia trên thế giới phải đóng góp vai trò lớn hơn nữa trong việc thúc đẩy các xã hội an toàn và thịnh vượng trên các khu vực của chính họ.
Đó là lý do vì sao ở nửa Tây bán cầu, Hoa Kỳ đã từng đứng lên chống lại chế độ tham nhũng và gây bất ổn ở Cuba và che chở cho giấc mơ lâu dài được sống trong tự do của nhân dân Cuba. Chính phủ của tôi hiện tại đã thông báo rằng chúng tôi sẽ không dỡ bỏ chế tài đối với chính quyền Cuba cho đến khi nào họ thực hiện các cải cách cơ bản.
Chúng tôi cũng đã áp đặt những chế tài cứng rắn đối với chế độ chủ nghĩa xã hội của Maduro ở Venezuela, chế độ đã biến một quốc gia từng rất thịnh vượng tới bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn.
Chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa của Nicolas Maduro đã gây ra đau thương khủng khiếp và nỗi thống khổ cho những người tốt trên đất nước này. Chế độ hủ bại này đã phá hủy một quốc gia thịnh vượng bởi áp đặt một ý thức hệ thất bại, ý thức hệ mà đã tạo ra đói nghèo và khốn khổ ở mọi nơi từng thử áp dụng nó. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Maduro đã thách thức người dân của mình, đánh cắp quyền lực từ các đại diện dân biểu để bảo vệ luật lệ thảm khốc của mình.
Nhân dân Venezuela đang đói khổ và đất nước của họ đang sụp đổ. Các thể chế dân chủ của họ đang bị phá hủy. Tình cảnh này là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được và chúng ta không thể chỉ đứng nhìn.
Là một nước láng giềng và người bạn có trách nhiệm, chúng tôi và tất cả các nước khác có một mục tiêu. Mục tiêu đó là giúp họ giành lại tự do của họ, phục hồi đất nước của họ, và khôi phục nền dân chủ của họ. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các vị lãnh đạo trong khán phòng này vì đã lên án chế độ [Maduro] và cung cấp sự ủng hộ thiết yếu cho nhân dân Venezuela.
Hoa Kỳ đã tiến hành các bước quan trọng để giữ cho chế độ đó [hành xử] có trách nhiệm. Chúng tôi đang chuẩn bị để hành động tiếp nữa nếu chính quyền Venezuela tiếp tục đi trên con đường áp đặt chế độ độc tài đối với người dân Venezuela.
Chúng tôi rất may mắn có được những mối quan hệ thương mại lành mạnh và mạnh mẽ với nhiều nước châu Mỹ La-tinh, tập hợp ở đây hôm nay. Sự uy tín về kinh tế của chúng ta tạo thành nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng cho tất cả nhân dân trong đất nước chúng ta và tất cả người dân của các nước láng giếng chúng ta.
Tôi yêu cầu các quốc gia có mặt ở đây hôm nay hãy chuẩn bị hành động nhiều hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng thực sự này. Chúng tôi kêu gọi khôi phục đầy đủ nền dân chủ và tự do chính trị tại Venezuela.
Vấn đề tại Venezuela không phải nước này đã thực thi chủ nghĩa xã hội một cách yếu kém, mà là chủ nghĩa xã hội đã được thực hành một cách thành thực. Từ Liên bang Xô viết tới Cuba tới Venezuela, nơi nào chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản chân chính được áp dụng, nơi đó đều phải chịu đắng cay, tuyệt vọng và thất bại. Những ai còn rao giảng về giáo lý của thứ chủ nghĩa đầy tai tiếng này thì chỉ góp phần kéo dài đau khổ cho những người phải sống dưới những chế độ độc ác này.
Nước Mỹ sát cánh cùng với mọi người dân sống dưới chế độ tàn bạo. Sự tôn trọng chủ quyền của chúng ta cũng là một lời kêu gọi hành động. Tất cả mọi người dân đều xứng đáng có được một chính phủ biết quan tâm đến sự an toàn, lợi ích và phúc lợi của họ, kể cả sự thịnh vượng của họ.
Ở Mỹ, chúng tôi tìm kiếm các mối quan hệ mạnh mẽ hơn về kinh tế và thương mại với tất cả các quốc gia có lương tri, nhưng hoạt động thương mại này phải công bằng và nó phải có tính đối ứng.
Trong thời gian dài, người dân Mỹ được nói rằng các giao dịch thương mại đa quốc gia khổng lồ, các tòa án quốc tế phức tạp và các cơ quan hành chính toàn cầu mạnh mẽ là cách tốt nhất để thúc đẩy thành công của họ. Nhưng khi những hứa hẹn đổ vỡ, hàng triệu việc làm và hàng ngàn nhà máy biến mất. Những người khác [tham gia sân chơi toàn cầu] đánh lừa hệ thống và phá vỡ các quy tắc. Và tầng lớp trung lưu vĩ đại của chúng ta, nền tảng của sự thịnh vượng của Mỹ, đã bị lãng quên và bỏ rơi, nhưng bây giờ họ không bị lãng quên thêm nữa và họ sẽ không bao giờ lại bị lãng quên nữa.
Mặc dù nước Mỹ sẽ theo đuổi hợp tác và giao thương với các nước khác, nhưng chúng tôi cũng đang làm mới lại các cam kết của mình đối với nhiệm vụ trước tiên của mọi chính phủ: phục vụ công dân của chúng ta. Mối liên kết này là nguồn sức mạnh của Hoa Kỳ và của mọi quốc gia có trách nhiệm có mặt ở đây hôm nay.
Nếu tổ chức này có bất kỳ hy vọng nào về việc đương đầu thành công với các thách thức trước mặt chúng ta, như cựu Tổng thống Truman đã từng nói từ 70 năm trước, điều đó sẽ phụ thuộc vào “sức mạnh độc lập của mỗi thành viên”. Nếu chúng ta muốn nắm lấy các cơ hội của tương lai và vượt qua những thách thức hiện tại cùng nhau, không gì thay thế được cho các quốc gia mạnh mẽ, có chủ quyền và độc lập – những quốc gia khởi nguồn từ lịch sử của họ và đã đầu tư vào vận mệnh của họ; các quốc gia muốn tìm kiếm các đồng minh để làm bạn, không phải kẻ thù để chinh phục; và điều quan trọng nhất trên tất cả, các quốc gia chính là quê hương của những người yêu nước, của những người đàn ông và phụ nữ sẵn lòng hy sinh vì đất nước mình, vì đồng bào mình, và vì tất cả những điều tốt đẹp nhất trong tinh thần con người.
Nhớ lại chiến thắng vĩ đại dẫn đến sự ra đời của LHQ, chúng ta không bao giờ quên rằng những anh hùng đã chiến đấu chống lại cái ác cũng chiến đấu vì các quốc gia họ yêu mến.
Chủ nghĩa yêu nước đã dẫn dắt những người Ba Lan quyên sinh bản thân mình để cứu đất nước Ba Lan, người Pháp đã đấu tranh vì tự do của nước Pháp, và người Anh đã đứng lên mạnh mẽ vì nước Anh.
Ngày nay, nếu chúng ta không chú trọng đến bản thân chúng ta, trái tim của chúng ta, và khối óc của chung ta trong đất nước chúng ta, nếu chúng ta sẽ không xây dựng các gia đình mạnh mẽ, cộng đồng an toàn, và xã hội lành mạnh vì bản thân chúng ta, thì không ai có thể làm điều đó cho chúng ta.
Chúng ta không thể đợi bất kỳ ai khác, các quốc gia đâu đó hoặc các quan chức xa xôi – chúng ta không thể làm điều đó. Chúng ta phải giải quyết các vấn đề của chúng ta, để xây dựng sự thịnh vượng của chúng ta, an toàn cho tương lai chúng ta, bằng không chúng ta sẽ dễ bị phân rã, thống trị và thất bại.
Vấn đề thực sự đối với LHQ ngày nay, đối với tất cả người dân trên toàn thế giới, những người hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân họ và con cái của họ, là điều cơ bản sau: Chúng ta vẫn là những người yêu nước chứ? Chúng ta có yêu đất nước chúng ta đủ để bảo vệ chủ quyền của đất nước và nắm quyền làm chủ tương lai đất nước? Chúng ta có tôn kính đất nước đủ để bảo vệ lợi ích của nước mình, duy trì văn hóa quốc gia, và đảm bảo một thế giới hòa bình cho công dân của đất nước mình?
Một trong những người yêu nước Mỹ vĩ đại nhất, John Adams, đã viết rằng Cách mạng Mỹ “đã được thực hiện trước khi chiến tranh bắt đầu. Cuộc cách mạng đó đã ở trong tâm trí và trái tim của người dân”.
Đó là khoảnh khắc khi người Mỹ bừng tỉnh, khi chúng ta nhìn xung quanh và hiểu được rằng chúng ta là một dân tộc. Chúng ta đã nhận ra rằng chúng ta là ai, giá trị của chúng ta là gì và chúng ta sẽ hy sinh mạng sống của mình vì điều gì, câu chuyện về nước Mỹ là câu chuyện về những gì có thể khi mọi người dân nắm lấy quyền làm chủ tương lai của họ.
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã từng là một trong những lực lượng vĩ đại nhất vì sự tốt đẹp trong lịch sử thế giới, và là những người bảo vệ vĩ đại nhất cho chủ quyền, an ninh và sự thịnh vượng cho tất cả.
Bây giờ chúng tôi đang kêu gọi vì sự thức tỉnh quốc gia vĩ đại, vì phục hồi tinh thần của quốc gia, niềm tự hào, dân tộc và chủ nghĩa yêu nước.
Lịch sử đang hỏi chúng ta liệu chúng ta có làm nhiệm vụ này hay không. Câu trả lời của chúng ta sẽ là một sự đổi mới của ý chí, khám phá lại sự quyết tâm, và tái sinh lòng sùng kính. Chúng ta cần đánh bại những kẻ thù của nhân loại và mở ra tiềm năng của cuộc sống.
Hy vọng của chúng ta là một từ, và thế giới của các quốc gia đáng tự hào, độc lập, nắm bắt trách nhiệm của họ, tìm kiếm tình hữu nghị, tôn trọng nước khác và giải quyết vấn đề chung trong lợi ích chung lớn lao nhất: một tương lai của nhân phẩm và hòa bình cho người dân trên trái đất tuyệt vời này.
Đây là tầm nhìn thực sự của LHQ, là hy vọng từ xa xưa của mọi người dân, và là khao khát sâu thẳm nhất tồn tại trong mỗi linh hồn thiêng liêng.
Vì vậy hãy coi đây là sứ mệnh của chúng ta, và hãy coi đây là thông điệp của chúng ta gửi tới thế giới: Chúng ta sẽ chiến đấu cùng nhau, hy sinh cùng nhau, và sát cánh bên nhau vì hòa bình, vì tự do, vì công bằng, vì gia đình, vì nhân loại và vì Thiên Chúa toàn năng đã ban cho chúng ta tất cả.
Cảm ơn quý vị. Thiên Chúa ban phước cho quý vị. Thiên Chúa ban phước cho mọi quốc gia trên thế giới. Và Thiên Chúa ban phước cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cảm ơn quý vị rất nhiều!
Xuân Thành dịch
Nguồn: https://trithucvn.net/the-gioi/toan-van-bai-phat-bieu-cua-ong-trump-truoc-dai-hoi-dong-lhq.html
Nguồn: https://trithucvn.net/the-gioi/toan-van-bai-phat-bieu-cua-ong-trump-truoc-dai-hoi-dong-lhq.html
Toàn văn lời tuyên chiến với Chủ nghĩa Cộng sản của Donald Trump - Thuyết minh tiếng Việt
https://youtu.be/LG8Qqi33mhM
Hoa Kỳ ngủ quên, Trung Quốc ngô'ng cuô'ng ba'nh trướng Biển Đông
https://youtu.be/Vkdywnc9wIw
" TRUMP- CON BUÔN CHÍNH TRỊ!! "
TT. DONALD TRUMP MUỐN LẤY csVN LẢM MẶT HÀNG HÓA TRAO ĐỔI VỚI TRUNG CỘNG, VỀ " TỰ DO-QUỐC TẾ HÓA HÀNG HẢI BIỂN ĐÔNG Á/TBD. MÀ KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN ' DÂN CHỦ- NHÂN QUYỀN VN?!- Cựu chiến binh QL.VNCH
Tổng Thống Donald Trump Hoa Kỳ...không lưu tâm Dân chủ- nhân quyền VN?!. Nhưng cần giải pháp VNCH trở lại để ổn định trật tự, an ninh,hòa bình Biển Đông Á/TBD. ...
Xem thêm:
Tổng Thống Donald Trump Hoa Kỳ...không lưu tâm Dân chủ- nhân quyền VN?!. Nhưng cần giải pháp VNCH trở lại để ổn định trật tự, an ninh,hòa bình Biển Đông Á/TBD. Và sự có mặt hợp pháp ở lại của nước Mỹ trong vai trò đồng minh kinh tế số 1 khối Asean/TBD 😡🤢😎
GIẢI PHÁP VNCH TRỞ LẠI...CỨU NGUY ĐNÁ/TBD
Điều Trung Cộng sắp lập vủng nhân dạng phòng không tại Biển Đông, bao trủm cả Hòang Sa & Trường Sa Vn là lẽ tất nhiên không tránh khỏi, khi mà Việt Mam CS để mất chủ quyền biển đảo...Và cả thế giới này, của Hoa kỳ Không đưa ra giải pháp VNCH trở lại...để thi hành Hiệp Định hòa bình Paris/73 - Cho tranh chấp Biển Đông Á/TBD. Nếu Hoa Kỳ muốn có lý do ở lại khu vực Châu á Thái Bình Dương, để phát triển kinh tế TPP cứu nguy suy trầm kinh tế của nước Mỹ - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sắp tới VNCS -6-8 tháng 8 tới đây, tuy không cần tự do nhân quyền cho VN, nhưng ông phải nghĩ đến quyền lợi của Hoa kỳ và sự có mặt trong khu vực Châu á/TBD, là phải cần giải pháp VNCH trở lại.Và Để Hoa Kỳ và quyền lợi nước mỹ có mặt hợp pháp tại ĐNÁ/TBD!!!
Huỳnh Mai St.8872
Huỳnh Mai St.8872
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét