- Kỷ vật quân trường- Bốn vùng chiến thuật, quê hương!!!
Xin cảm ơn FACEBOOK đã cho tôi " Xem lại mùa hè của bạn ". Hình như gợi nhớ trong tôi, ' những mùa hè...chinh chiến!! '. Và có lẽ chiếc nhẩn kỷ miệm quân trường Thủ Đức, là cố nhân tri kỹ...đã song hành suốt cuộc đời tôi, qua nhiều nỗi tang thương của chiến trường- trên khắp quê hương 4 vùng chiến thuât!!!- Cựu chiến binh QL.VNCH
Xin cảm ơn FACEBOOK đã cho tôi " Xem lại mùa hè của bạn ". Hình như gợi nhớ trong tôi, ' những mùa hè...chinh chiến!! '. Và có lẽ chiếc nhẩn kỷ miệm quân trường Thủ Đức, là cố nhân tri kỹ...đã song hành suốt cuộc đời tôi, qua nhiều nỗi tang thương của chiến trường- trên khắp quê hương 4 vùng chiến thuât!!!- Cựu chiến binh QL.VNCH
" KỶ VẬT QUÂN TRƯỜNG."
Ngày- 3/4/2019, là ngày xuất viện tại bệnh viện Tim Mach 115/TPHCM.
Trong tình trạng còn hổn loạn nhịp đập trái tim, Tôi chỉ biết cảm nhận hình ảnh thân thương, qua kỷ niệm chiếc nhẫn quân trường Bộ Binh Thủ Đức & chiếc nhẫn của trường WEST POINT quân trường sĩ quan Hoa Kỳ. Mà tôi đã mất, vì bị giao nạp cho trại tập trung cài tạo CSBV, khi bị bắt làm tù binh chiến tranh.
Biết đến bao giờ... găp lai Kỷ vât ngày xưa, một thời chinh chiến!!- Huỳnh Mai St.8872- Cựu chiến binh QL.VNCH
Ngày- 3/4/2019, là ngày xuất viện tại bệnh viện Tim Mach 115/TPHCM.
Trong tình trạng còn hổn loạn nhịp đập trái tim, Tôi chỉ biết cảm nhận hình ảnh thân thương, qua kỷ niệm chiếc nhẫn quân trường Bộ Binh Thủ Đức & chiếc nhẫn của trường WEST POINT quân trường sĩ quan Hoa Kỳ. Mà tôi đã mất, vì bị giao nạp cho trại tập trung cài tạo CSBV, khi bị bắt làm tù binh chiến tranh.
Biết đến bao giờ... găp lai Kỷ vât ngày xưa, một thời chinh chiến!!- Huỳnh Mai St.8872- Cựu chiến binh QL.VNCH
“Chơi và sưu tập nhẫn Mỹ”
Nhẫn Mỹ, tất nhiên là nó có nguồn gốc và sản xuất tại Hoa Kỳ…
Ngoài ba hãng hàng đầu có tên tuổi lâu năm là:
– Hãng Jostens: thành lập vào năm 1897.
– Hãng Balfour: thành lập vào năm 1913.
– Hãng Herff Jones (có khi chỉ khắc trong lòng nhẫn là HJ): thành lập năm 1920.
Thì còn rất nhiều hãng khác như: R John/John Roberts; Keystone; ArtCarved; …
Nhẫn Mỹ được đặt hàng như là “Vật kỷ niệm” trong các buổi lễ tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học hay học viện, câu lạc bộ này nọ… ngoài ra, nó cũng là “Hiện vật” nhằm vinh danh các quân nhân/nhân viên trung thành, tận tâm và sẳn sàng hy sinh để phục vụ Quân đội/Tổ quốc Hoa Kỳ… hoặc là “Quà tặng thưởng” cho các vận động viên đạt thành tích cao trong làng thể thao nhà nghề… (hai dòng nhẫn sau có trị giá cao hơn nhẫn trường).
*
Nói thêm…
Trước năm 1975, trên cao nguyên Lâm Viên thuộc miền Nam VN có Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (1950-1959) sau đổi lại thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam (1959-1975) là một cơ sở cao cấp đào tạo sĩ quan của Quân lực VNCH, dựa theo tiêu chuẩn của Học viện West Points bên Hoa Kỳ. Ngoài mục đích chính là huấn luyện quân sự, trường còn có giáo trình ngang bậc đại học song song với giáo trình quân sự để đào tạo học viên tối thiểu đã xong “Tú tài toàn phần”. Những chàng trai ưu tú chọn binh nghiệp để phụng sự Tổ quốc VN, nếu vượt qua kỳ thi tuyển về văn hóa và sức khỏe, được huấn luyện tại đây thì gọi là “Sinh viên sĩ quan”…
Ngoài ba hãng hàng đầu có tên tuổi lâu năm là:
– Hãng Jostens: thành lập vào năm 1897.
– Hãng Balfour: thành lập vào năm 1913.
– Hãng Herff Jones (có khi chỉ khắc trong lòng nhẫn là HJ): thành lập năm 1920.
Thì còn rất nhiều hãng khác như: R John/John Roberts; Keystone; ArtCarved; …
Nhẫn Mỹ được đặt hàng như là “Vật kỷ niệm” trong các buổi lễ tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học hay học viện, câu lạc bộ này nọ… ngoài ra, nó cũng là “Hiện vật” nhằm vinh danh các quân nhân/nhân viên trung thành, tận tâm và sẳn sàng hy sinh để phục vụ Quân đội/Tổ quốc Hoa Kỳ… hoặc là “Quà tặng thưởng” cho các vận động viên đạt thành tích cao trong làng thể thao nhà nghề… (hai dòng nhẫn sau có trị giá cao hơn nhẫn trường).
*
Nói thêm…
Trước năm 1975, trên cao nguyên Lâm Viên thuộc miền Nam VN có Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (1950-1959) sau đổi lại thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam (1959-1975) là một cơ sở cao cấp đào tạo sĩ quan của Quân lực VNCH, dựa theo tiêu chuẩn của Học viện West Points bên Hoa Kỳ. Ngoài mục đích chính là huấn luyện quân sự, trường còn có giáo trình ngang bậc đại học song song với giáo trình quân sự để đào tạo học viên tối thiểu đã xong “Tú tài toàn phần”. Những chàng trai ưu tú chọn binh nghiệp để phụng sự Tổ quốc VN, nếu vượt qua kỳ thi tuyển về văn hóa và sức khỏe, được huấn luyện tại đây thì gọi là “Sinh viên sĩ quan”…
Mỗi khóa sinh sau khi mãn khóa, ngoài bằng cấp và quân hàm còn được tặng thưởng một chiếc “Nhẫn tốt nghiệp” bằng vàng 18K (karat), có hai con số ở hai bên má nhẫn, đại diện cho niên khóa học và năm nhập khóa. Thí dụ: 25/68 thì “số 25” đại diện cho khóa học có tên là “Quyết chiến Tất thắng” và “số 68” để chỉ năm nhập khóa (niên khóa 1968-1972) , đa số đều được cẩn đá ngọc màu đỏ ruby, cá biệt mới thấy cẩn đá ngọc màu xanh lam. Ðây là lễ đeo nhẩn lần đầu tiên được tổ chức trong lịch sử trường và kể từ khóa 25, “Lễ trao nhẫn” đã trở thành một nghi lễ truyền thống mới của Trường VBQGVN.
Hiện nay nhẫn tốt nghiệp Trường VBQGVN giá rất cao, cao hơn giá trị của nhẫn quân đội Mỹ không phải vì nó làm bằng vàng 18K mà ở chổ nó đã trở thành hàng hiếm và thường được dân chơi chuyên nghiệp sở hữu…
*
Cũng như các thú chơi khác như sưu tập gốm sứ, tranh tượng, đồng hồ, hộp quẹt, tem tiền… thì nhẫn Mỹ, theo trào lưu cũng trở thành một trong những thú sưu tập của anh em hiện nay. Một số ace trong giới sưu tập, dù không chuyên về đề tài này, cũng có ít nhất một chiếc đeo trên ngón tay làm trang sức cá nhân cũng vì vẻ đẹp và sự mạnh mẽ của nhẫn Mỹ…
*
Cũng như các thú chơi khác như sưu tập gốm sứ, tranh tượng, đồng hồ, hộp quẹt, tem tiền… thì nhẫn Mỹ, theo trào lưu cũng trở thành một trong những thú sưu tập của anh em hiện nay. Một số ace trong giới sưu tập, dù không chuyên về đề tài này, cũng có ít nhất một chiếc đeo trên ngón tay làm trang sức cá nhân cũng vì vẻ đẹp và sự mạnh mẽ của nhẫn Mỹ…
Theo tui được biết là khoảng vào cuối thập niên 1980s (!?) thì lác đác đã có người đã đeo nhẫn Mỹ ở Sài Gòn. Có thể nói… mình cũng là một trong số đó, đã chọn một chiếc nhẫn Mỹ vàng 10K của Hãng Jostens trong vốc nhẫn Mỹ bằng vàng đủ các kiểu dáng được một anh Việt kiều mang về bán vào thời điểm đó. Phải công nhận ngoài độ bền, sáng đẹp… thì nhẫn Mỹ tuy là vàng 10K nhưng hiếm khi bị o-xy hóa ra màu bã trầu theo thời gian như những chiếc nhẫn trang sức vàng 18K của VN…
Về chất liệu thì nhẫn Mỹ sẽ có 3 kim loại chính đó là:
– Vàng thì ngoài nhẫn vàng (real gold) thì có thêm nhẫn vàng trắng (white gold), thông thường thì là 10K, thỉnh thoảng lại thấy nhẫn 14k còn 18K thì hầu như không (!?). Bên Tây thì chuộng trang sức bằng vàng trắng nhìn thanh lịch và sang trọng, về VN thì cùng độ tuổi nhưng nhẫn vàng truyền thống lại có giá hơn nhẫn vàng trắng cũng vì tâm lý thích phô trương: đeo nhẫn Mỹ vàng trắng người khác không rành, thấy sẽ nghĩ chắc thằng đó ít tiền nên đeo “nhẫn Mỹ bạc Thái”, hi hi…
– Bạc thì trong lòng nhẫn hay đóng chữ Sterling/Ster chứ không bao giờ ghi là Silver 925…
– Hợp kim (người không chuyên nhìn thấy gọi là nhẫn inox rẻ tiền… nhưng thực chất thì giá trị mỗi chiếc nhẫn hợp kim của Mỹ # 1 chỉ vàng 14K tại VN) thì mỗi hãng đều có riêng “Bí kíp luyện kim” của mình…
Chỉ lấy ba hãng lớn làm thí dụ:
Hãng Jostens thì trong lòng nhẫn khắc chữ: Jostens LTM (hợp kim Lustrium).
Hãng Balfour thì trong lòng nhẫn khắcchữ: Balfour CE/ LGB CE (hợp kim Celestrium).
Hãng Herff Jones thì trong lòng nhẫn khắc chữ: HJ Ultrium/ HJ ULT (hợp kim Ultrium).
– Vàng thì ngoài nhẫn vàng (real gold) thì có thêm nhẫn vàng trắng (white gold), thông thường thì là 10K, thỉnh thoảng lại thấy nhẫn 14k còn 18K thì hầu như không (!?). Bên Tây thì chuộng trang sức bằng vàng trắng nhìn thanh lịch và sang trọng, về VN thì cùng độ tuổi nhưng nhẫn vàng truyền thống lại có giá hơn nhẫn vàng trắng cũng vì tâm lý thích phô trương: đeo nhẫn Mỹ vàng trắng người khác không rành, thấy sẽ nghĩ chắc thằng đó ít tiền nên đeo “nhẫn Mỹ bạc Thái”, hi hi…
– Bạc thì trong lòng nhẫn hay đóng chữ Sterling/Ster chứ không bao giờ ghi là Silver 925…
– Hợp kim (người không chuyên nhìn thấy gọi là nhẫn inox rẻ tiền… nhưng thực chất thì giá trị mỗi chiếc nhẫn hợp kim của Mỹ # 1 chỉ vàng 14K tại VN) thì mỗi hãng đều có riêng “Bí kíp luyện kim” của mình…
Chỉ lấy ba hãng lớn làm thí dụ:
Hãng Jostens thì trong lòng nhẫn khắc chữ: Jostens LTM (hợp kim Lustrium).
Hãng Balfour thì trong lòng nhẫn khắcchữ: Balfour CE/ LGB CE (hợp kim Celestrium).
Hãng Herff Jones thì trong lòng nhẫn khắc chữ: HJ Ultrium/ HJ ULT (hợp kim Ultrium).
Ngoài ra, sự kết hợp giữa hai dòng kim loại như: vàng + vàng trắng; bạc ster + vàng; hợp kim + vàng tạo nên dòng “Nhẫn hai da”; hay loại có tên gọi là “Nhẫn bá cấm” có màu sáng của bạc và ửng sắc kim của vàng (do trong công thức pha chế hợp kim… thì hàm lượng bạc chiếm tỉ lệ cao và cho thêm chút vàng). Hai loại này được dân chơi ưa thích…
Về viên đá gemstone (đá ngọc) đính trên mặt nhẫn Mỹ thì dòng nhẫn xưa cổ có thể là đá thiên nhiên… (!?). Sau này đa số đều được “cấy” trong phòng thí nghiệm “Lab-grown” còn gọi là đá nhân tạo. Hai màu thông dụng của đá này thường thấy ở nhẫn Mỹ là đá màu xanh lam và đá màu đỏ, còn có màu đá khác theo thứ tự khó tìm là: vàng, xanh lục, trắng, tím, đen… có một số nhẫn Mỹ đúc nguyên chiếc nhưng không cẩn đá ngọc.
Ngoài… bí kíp trong công nghệ luyện kim, đá ngọc cấy làm cho nhẫn Mỹ nổi tiếng là bền bỉ – đẹp. Thì… kiểu dáng mạnh mẻ, thẩm mỹ cũng là nét đặc trưng quan trọng.
Nhẫn Mỹ được đúc rất tinh xảo, sắc nét trên từng mm thông qua các con số, chữ nghĩa, họa tiết và hình ảnh trình bày xung quanh… ăn tiền và giá trị cao là ở đây:
Nhẫn Mỹ được đúc rất tinh xảo, sắc nét trên từng mm thông qua các con số, chữ nghĩa, họa tiết và hình ảnh trình bày xung quanh… ăn tiền và giá trị cao là ở đây:
– Hình ảnh khắc chìm được nhìn thấy bên dưới viên đá ngọc; phù điêu hay chữ cái của mẫu tự Alphabet được đắp/dát trên mặt đá ngọc (nhiều người rất vui khi lựa được chiếc nhẫn Mỹ có chữ cái viết tắt tên của mình).
– Hình ảnh đúc bên hông nhẫn Mỹ… mang tính “biểu tượng” cho…
+ Đức Mẹ bồng Chúa hài đồng/ Chúa Giê-su trên thập tự giá/ cây Thánh giá (niềm tin tâm linh/ God bless you).
+ Chiến binh La Mã/ Dũng sĩ giác đấu/ Hải tặc Viking (sự can trường, lòng dũng cảm và tình dục).
+ Thổ dân da đỏ (yêu cuộc sống thiên nhiên, sự tự do…).
+ Động vật hoang dã, thời cổ xưa các bộ lạc/quốc gia thường chọn một con vật nào đó làm hình ảnh đại diện cho quyền lực của xứ mình: Chim ưng – Đại bàng (quyền lực, sự thống trị); Cọp – Sư tử (sức mạnh, sự kiêu hãnh); Gấu (sức mạnh, sự tự tin); Chó sói (lòng dũng cảm, nam tính ngoài ra còn biểu trưng cho điều tốt đẹp hoặc sự xấu xa tàn ác); …
+ Mặt bên hông còn lại sẽ đúc các hình ảnh về các ngành nghề: Văn hóa – Nghệ thuật – Thể thao – Khoa học…
– Năm tốt nghiệp hay năm được tặng là con số đẹp cũng được thích…
– Hình ảnh đúc bên hông nhẫn Mỹ… mang tính “biểu tượng” cho…
+ Đức Mẹ bồng Chúa hài đồng/ Chúa Giê-su trên thập tự giá/ cây Thánh giá (niềm tin tâm linh/ God bless you).
+ Chiến binh La Mã/ Dũng sĩ giác đấu/ Hải tặc Viking (sự can trường, lòng dũng cảm và tình dục).
+ Thổ dân da đỏ (yêu cuộc sống thiên nhiên, sự tự do…).
+ Động vật hoang dã, thời cổ xưa các bộ lạc/quốc gia thường chọn một con vật nào đó làm hình ảnh đại diện cho quyền lực của xứ mình: Chim ưng – Đại bàng (quyền lực, sự thống trị); Cọp – Sư tử (sức mạnh, sự kiêu hãnh); Gấu (sức mạnh, sự tự tin); Chó sói (lòng dũng cảm, nam tính ngoài ra còn biểu trưng cho điều tốt đẹp hoặc sự xấu xa tàn ác); …
+ Mặt bên hông còn lại sẽ đúc các hình ảnh về các ngành nghề: Văn hóa – Nghệ thuật – Thể thao – Khoa học…
– Năm tốt nghiệp hay năm được tặng là con số đẹp cũng được thích…
Lớp sơn lót màu đen cổ điển “Antique finish” ẩn bên trong và dưới hình ảnh, con số của năm hay họa tiết được đúc ở hai bên hông rất bền và lâu tàn phai, làm nổi bật lên các hình ảnh, họa tiết được chạm khắc. Nhiều chiếc được đắp thêm lớp men màu tí ti gần đai nhẫn hay đính thêm vài viên hột xoàn tấm gần mặt đá ngọc để tăng lên vẻ đẹp phần trang trí…
Chọn ra vài chiếc nhẫn Mỹ theo thuật phong thủy “Ngũ hành tương sinh”, minh họa cho bài viết chơi này…
Nài viết của anh Châu Quốc Hùng faxebook
Nguồn: https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=7340671464445856698#editor/target=post;postID=4703573294967879113
Đọc thẻ bài quân nhân sẽ biết những thông tin gì?
Trần Hữu Phúc |
(Soha.vn) - "Dog tag" là tên chính thức của những tấm thẻ bài quân nhân, dạng thẻ này được sử dụng chủ yếu cho việc định danh, xác định thông tin y tế cơ bản và số thương vong.
Tấm thẻ kim loại nhỏ bé ấy không đơn thuần chỉ là công cụ ghi tên tuổi quân nhân mà với chính phủ nó còn thể hiện trên đó cả một quyết sách quốc gia. Đối với thân nhân, thẻ bài còn được xem như là hài cốt nếu người lính tử trận mà thân xác không được mang về.
Ý thức được việc nếu không may bị thương hoặc tử trận thì khi đó sẽ rất cần thông tin cá nhân. Những người lính thời xưa đã ghi tên tuổi, quê quán của mình lên những tấm gỗ và luôn mang theo người.
Theo những tài liệu nghiên cứu thì từ thế kỷ 17, Hải đội Hoàng Sa của triều Nguyễn đã “ vắt lưng” những tấm thẻ này lênh đênh trên biển trong những chuyến thực thi quyền chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1866) ở Trung Quốc, người ta cũng đã ghi nhận có những tấm thẻ gỗ ghi tên tuổi quê quán, đơn vị theo chân những nghĩa quân.
Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865), những người lính thường ghi thông tin cá nhân và thông tin đơn vị mình lên các tờ tiền, ghi trong quần áo, ghi trên balo, khóa thắt lưng…đề phòng khi gặp bất trắc. Đó là thuở sơ khai của những tấm thẻ bài.
Nhu cầu về một tấm thẻ có độ bền vật lý đã khiến thẻ bài kim loại ra đời. Những chất liệu bạc, chì, đồng thau đã được sử dụng nhưng cuối cùng thép không gỉ (inox) là sự lựa chọn cuối cùng cho tới ngày nay. Vật liệu này có khả năng chống cháy, chịu lực va chạm và không bị mục khi chôn trong đất.
Thẻ bài trước Chiến tranh thế giới thứ 2 có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình vuông, hình dầu dục nhưng sau đó Quân đội Mỹ và các nước đồng minh đã thống nhất sử dụng mẫu thẻ 2,9 x 5,1 cm được bo góc. Bộ thẻ bài hoàn chỉnh bao gồm một dây bi dài khoảng 75 cm, một dây bi ngắn dài tầm 12 cm, 2 thẻ bài và bộ ron cao su đi kèm nhằm tránh tiếng động leng keng phát ra khi di chuyển.
Khi Quân đội Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam, những tấm thẻ bài đã theo chân người lính và trở thành vật bất ly thân. Tấm thẻ đó ghi tên tuổi, số an sinh xã hội, binh chủng phục vụ, nhóm máu, cỡ mặt nạ phòng độc, tôn giáo. Lính thường đeo 1 thẻ trên cổ và thẻ còn lại đeo dưới giày hoặc ở cổ tay.
Nếu người lính không may tử thương ngoài mặt trận mà không thể đem xác về thì đồng đội sẽ lấy 1 thẻ đem về còn thẻ kia nhét vào miệng nhằm tạo thuận lợi cho việc nhận diện hài cốt sau này. Với thân nhân của người mất thì việc nhận tấm thẻ bài có ý nghĩa như việc nhận hài cốt người thân.
Với chính phủ Mỹ, tấm thẻ bài còn thể hiện cả những quyết sách quốc gia, việc tham gia sâu vào chiến tranh Việt Nam thông qua việc tăng quân được thể hiện qua các con số ghi trên những tấm thẻ bài.
Sau chiến tranh những tấm thẻ bài không còn hiện diện nhiều, chúng phát lộ khi người dân làm vườn hay được đào lên bởi những người rà phế liệu. Thỉnh thoảng ta hay bắt gặp nó trong những cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, trong bộ sưu tập của những người sưu tầm kỷ vật chiến tranh hay đơn giản là được dùng làm móc chìa khóa.
Những "Tường Đá Đen” ghi tên lính Mỹ tử trận tại chiến trường Việt Nam và những trang web tra cứu thông tin từ những tấm thẻ bài có tác dụng góp phần làm vơi nỗi đau của những người Mỹ có thân nhân tử trận tại Việt Nam.
Thẻ bài lính Việt Nam Cộng Hòa thì thông tin đơn giản hơn, gồm có: Họ tên, năm nhập ngũ, số quân, loại máu, đôi khi gặp một số thẻ ghi cả quê quán.
Với những người sưu tầm kỷ vật chiến tranh thì thẻ bài là thứ hay gặp nhất. Thẻ bài phổ biến ở Việt Nam là thẻ bài lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng Hòa và của quân đội đồng minh như Hàn Quốc, Thái Lan, Úc… Họ sưu tầm theo binh chủng, tôn giáo và hơn nữa thì chơi những thẻ độc, thẻ hiếm như thẻ phản chiến, thẻ Chiêu hồi (Hồi chánh viên).
Giá cả thẻ bài thì tùy thể loại, tình trạng và tùy người bán. Nó dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, thẻ càng độc và hiếm thì giá càng cao.
CÁI CHẾT NGƯỜI LÍNH... KHÔNG BÓNG DÁNG HẬN THÙ!!
Những Hình Ảnh diễn ra trước khi chết,
CHUYỆN TÂM LINH CHIẾN TRƯỜNG VN!!
Cõi Tự Do vĩnh Hằng!
Là những chứng nhân của những cái chết...của người lính trên chiến trường VN. Trạng thái tinh thần của người lính sắp chết... trở nên bình thảng và tỉnh táo vô cùng... Tình thương nẩy nở trong tâm thức người chết, nó hiện lên ' ảo ảnh ' trở về... với vợ con và cha mẹ già thân yêu trong nổi vui mừng, vì lâu ngày, không về phép thăm nhà!. Sự mùng vui, đến nỗi họ quên mất oán hờn, kẻ thù...đang giết chết họ, và họ xin tôi một điếu thuốc lá và hút tàn hơikhi nhắm mắt lìa cõi đời!... Phải chăng trong cõi chết không có hận thù... mà là chỉ có tình thương của thượng đế ban cho loài người, Và người lính VNCH chỉ biết hy sinh cho tô quốc Tự Do!-
Chết nhẹ tợ ' hồng mao '
Người lính ' hâu vệ- Sài Gòn ' luôn luôn đi sát cách trong mọi chiến trường mặt trận, trong khi xung phong chiếm lại ngọn đồi máu VinKy; anh ưởng người ném lựu đạn, để yểm trợ tôi tiến chiếm mục tiêu; rồi bổng nhiên anh nẩy ngược người...lên!. Tôi biết anh trúng đạn, trước khi anh ngả xuống?!, tôi kéo anh xuống giao thông hào... và anh đòi uống nước, vì máu ra nhiều;anh bảo thèm thuốc hút và xin ' ông thầy - cho tôi điếu thuốc lá'. Anh ta kéo một hơi thuốc, đầy sảng khoái... và thều thào bảo: ' nó hết đạn bắn rồi!...và tụi nó cũng ' biết điều'- thương em-để cho em gặp mặt vợ con... đến thăm em lần cuối...và dần dần chìm vào cơn mê ảo ảnh...!!, của tử thần.
HOUSTON, Texas (NV) – Trích dẫn từ báo Houston Chronicle là câu chuyện của cựu chiến binh VNCH, ông Trần Ngọc Toàn, khi ông bị thương ở chân vì Việt Cộng bắn trúng ông hai phát ở đùi. Ông phải giả chết và bị Việt Cộng bắn thêm ba phát nữa sau khi đá vào người ông.
“Bốp! Bốp! Bốp!” Ông kể cho phóng viên Houston Chronicle. Ông bị bắn thêm vào bên trái, phía dưới xương ngực. Rồi cả bọn bỏ đi vì tưởng ông chết rồi.
Không đầu hàng, người chiến sĩ kiên cường này bò lên và suốt ba ngày ròng rã, tìm về ngôi làng mà trước đó QLVNCH và đồng minh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bị Việt Cộng phục kích vào cuối năm 1964.
Hơn 50 năm sau, câu chuyện này của ông Toàn trở thành một phần trong bộ phim phóng sự “The Vietnam War” được trình chiếu trên đài truyền hình PBS.
Kể lại câu chuyện, ông Toàn vẫn giữ vẻ lạc quan.
“Tôi quá may mắn, được đưa vào bệnh viện Nam Hàn. Nếu bị đưa về Sài Gòn, chắc họ cưa chân tôi rồi. Bác sĩ bảo tôi đây là một phép lạ.” Ông chỉ vào đùi phải, chỗ viên đạn AK-47 xuyên qua da thịt mình. “Chỉ nhích qua bên này một phân nữa thôi thì xương đùi tôi tan tành rồi. Nhích qua bên kia một phân thì trúng động mạch và tôi đã mất máu và chết trong rừng rồi.”
May quá, viên đạn xuyên qua đùi ông một cách tài tình, chỉ để lại vết thẹo lớn thôi. Sáu tháng sau, ông trở lại chiến trường.
Trận Đồng Xoài, Bình Giã, nắm vai trò quan trọng trong bộ phim “The Vietnam War” của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.
Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến Philip Brady, cố vấn quân sự, kể với các nhà làm phim rằng năm 1964, cũng như mọi binh lính Mỹ, ông tin chắc rằng phần thắng đã nằm trong tay họ.
Đến Đồng Xoài, Bình Giã, ông mới vỡ lẽ ra rằng Mỹ đang thua trận.
Để giữ sự trung thực, trận Đồng Xoài, Bình Giã, được thuật lại từ ba góc nhìn, phía Mỹ của Trung Úy Brady, phía Nam Việt Nam của ông Toàn, và phía Việt Cộng của ông Nguyễn Văn Tống.
Trong hàng trăm người được phỏng vấn cho bộ phim, ông Toàn chiếm một vị trí quan trọng, ngay cả xa hơn trận Bình Giã.
Với những điều ông Toàn chia sẻ, ông là một “ngôi sao lớn,” ông Burns nói.
Những gì ông Toàn kể lại làm sáng tỏ câu chuyện về cuộc chiến.
Người Mỹ không thích nói về chiến tranh Việt Nam.
Câu chyện của ông Toàn, do đó cho bộ phim cái nhìn rõ ràng hơn.
Trước khi đi Mỹ, ông ở Đà Lạt, nơi ông học tại Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt.
Năm 22 tuổi, ông tốt nghiệp và trở thành quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Đoàn 4 “Kình Ngư.”
Cuối năm 1964, khi Mỹ gởi quân nhân đến Đồng Xoài thì ông Toàn đã dày dạn chiến trường.
Không ai có thể ngờ, Việt Cộng đã di chuyển hàng ngàn quân và đạn được xuyên rừng, vào gần đến Sài Gòn.
Cho dù ông Toàn lãng tai vì tuổi tác và vì bom đạn, ông vẫn nhớ được ngày tháng một cách tinh tường.
Ngày 28 Tháng Mười Hai, 1964, trận Đồng Xoài bắt đầu khi Việt Cộng tấn công. Họ nhanh chóng chiếm đóng tỉnh lỵ và quân viện trợ của Mỹ đổ bộ.
Khi quân Mỹ phải rút lui, QLVNCH bị tấn công.
Ông Toàn bị bắn vào đùi phải. Vì còn đi được, ông tiếp tục chiến đấu. Và ông chiến đấu cho đến 30 Tháng Tư, 1975.
Đời ông khó nhọc hơn xưa. Như bao nhiêu sĩ quan khác, ông bị đi tù cải tạo. Ông gọi thời gian bị giam cầm tại Lào Cai là “trại lao động.”
Mười năm sau, được thả về, ông vượt biên đến Indonesia.
Giữa thập niên 1980, ông đến San Francisco rồi đến Washington, DC. Tại đây ông làm thợ sơn nhà.
Ông về hưu tại Houston năm 2005 vì khí hậu Washington, DC quá lạnh.
Ông hiện sống cùng vợ là bà Kim Quy gần Beltway.
“Khí hậu và đời sống ở đây dễ chịu,” ông nói.
Rời Việt Nam với hai bàn tay trắng, ông chỉ còn giữ được tấm hình vàng úa đầy nếp gấp, những người trong hình đã qua đời hết, trừ Trung Úy Braddy.
Kết quả trận Đồng Xoài, Bình Giã, không phản ánh được toàn bộ cuộc chiến Việt Nam, mặc dù nó nói lên được sự mất mát của cả ba phe. Mỹ mất năm quân nhân, Việt Cộng mất 32 quân và khoảng 200 quân nhân VNCH bỏ mạng.
Nói chung, hơn 58,000 quân nhân Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam.
Số quân Việt Công thiệt mạng vì cuộc chiến chưa được rõ ràng, nhưng được ước lượng ở mức hơn 1 triệu.
Quân nhân QLVNCH bỏ mình vì cuộc chiến là khoảng 250,000 người.
Chừng 2 triệu dân lành Việt Nam ở cả hai miền thiệt mạng.
Trận Đồng Xoài, Bình Giã, là điềm xấu cho Mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Ở tuổi 77, ông Toàn mong mỏi rằng những câu chuyện chưa được kể sẽ được biết đến tại Hoa Kỳ.
“Tôi vui vì đã làm hết sức mình. Rất nhiều bạn bè tôi đã chết. Tôi may mắn còn kể được chuyện này. Còn 300,000 bạn đồng ngũ của tôi đâu kể được chuyện của họ cho ai. Tôi muốn nước Mỹ biết điều này,” ông Toàn nói. (ĐG)
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cau-chuyen-cua-mot-cuu-quan-nhan-vnch/
Huỳnh Mai St.8872
Cựu tù binh cài tạoCsVN
Phim Hành Động Mỹ Cực Hay * NGƯỜI VỀ TỪ CỎI CHẾT * Phim Bom Tấn
Những Hình Ảnh diễn ra trước khi chết,
CHUYỆN TÂM LINH CHIẾN TRƯỜNG VN!!
Cõi Tự Do vĩnh Hằng!
Là những chứng nhân của những cái chết...của người lính trên chiến trường VN. Trạng thái tinh thần của người lính sắp chết... trở nên bình thảng và tỉnh táo vô cùng... Tình thương nẩy nở trong tâm thức người chết, nó hiện lên ' ảo ảnh ' trở về... với vợ con và cha mẹ già thân yêu trong nổi vui mừng, vì lâu ngày, không về phép thăm nhà!. Sự mùng vui, đến nỗi họ quên mất oán hờn, kẻ thù...đang giết chết họ, và họ xin tôi một điếu thuốc lá và hút tàn hơikhi nhắm mắt lìa cõi đời!... Phải chăng trong cõi chết không có hận thù... mà là chỉ có tình thương của thượng đế ban cho loài người, Và người lính VNCH chỉ biết hy sinh cho tô quốc Tự Do!-
Chết nhẹ tợ ' hồng mao '
Người lính ' hâu vệ- Sài Gòn ' luôn luôn đi sát cách trong mọi chiến trường mặt trận, trong khi xung phong chiếm lại ngọn đồi máu VinKy; anh ưởng người ném lựu đạn, để yểm trợ tôi tiến chiếm mục tiêu; rồi bổng nhiên anh nẩy ngược người...lên!. Tôi biết anh trúng đạn, trước khi anh ngả xuống?!, tôi kéo anh xuống giao thông hào... và anh đòi uống nước, vì máu ra nhiều;anh bảo thèm thuốc hút và xin ' ông thầy - cho tôi điếu thuốc lá'. Anh ta kéo một hơi thuốc, đầy sảng khoái... và thều thào bảo: ' nó hết đạn bắn rồi!...và tụi nó cũng ' biết điều'- thương em-để cho em gặp mặt vợ con... đến thăm em lần cuối...và dần dần chìm vào cơn mê ảo ảnh...!!, của tử thần.
ẢO-ẢNH TRONG MƠ!!!- Cõi chết chính mình!
... " Nằm nghe các bạn sống sót kể nhau, khi theo chân Bộ Đội ra chợ Long Khánh mua hòm [quan tài], thấy dân chúng ùn túa ra đường lộ lớn và chuẩn bị khăn gói di tản ra khỏi vùng nổ kho đạn Long Khánh và nói rằng vụ nổ lớn quá và khéo dài từ 10g30 sáng đến tận đêm khuya nên Tù Cải Tạo chết hết rồi. Tin nầy đồn đến tận Saigon…Câu chuyện đến đây tôi thấy trong người mệt mõi mê thiếp và chìm dần vào ảo ảnh cơn mê…các bác sĩ kinh nghiệm nghề nghiệp cho đây là hiện tượng bệnh nhân sắp chết. Riêng về kinh nghiệm chiến trường khi một chiến hữu của mình bị thương nặng sắp chết, họ thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng thoải mái. Họ bình tâm biết mình sắp giải thoát nên họ xóa được ranh giới hận thù và trong ánh mắt họ là tinh thương bao la muốn găp lại người thân thương!và tôi đã đạt được đến trạng thái tâm linh nầy. Trong ảo ảnh mê mờ, thấy tôi trơ lại thành phố Sài gòn thân yêu. Thấy mọi người đổ xô ra đường phố vây vẩy tay, miệng hét to “Giải Phóng nữa rồi bà con Ơi!”hoan hô VNCH….Cứ mỗi lần nghe tiếng nổ lớn từ phía kho đạn Long Khánh làm rung chuyển cả thành phố. Dân chúng bàn tán và khấu nhau rằng: Do vệ tinh Mỹ chiếu tia “Laide”đốt kho đạn cứu Saigon, nhưng tất cả không nhìn thấy tôi và họ đi xuyên qua người mà họ không hay biết tôi sợ họ đụng phải tôi nép sát vào tường và tôi đã lọt xuyên qua tường, đứng trước lớp học sinh đang học và cũng là nơi trước đây 2 năm bị bắt nhổ cỏ, vệ sinh tạp dịch cho chính quyền cách mạng phường khóm trước khi trình diện cải tạo. Và tôi đi ngang một quán cơm, nghe mùi cơm thơm phức, rất thèm và xin ăn nhưng ngươi ta làm ngơ không biết,tức minh tôi hét lón:”Tôi từ Long Khánh về đây. Đói bụng quá, xin cho tôi ăn cơm… đói quá!” mọi người vẫn không nghe tôi nói không trả lời, cũng không hay biết có tôi đứng trước mặt họ và tôi đã đọc được ý nghĩ của họ không thích Công Sản và lầm bầm vái trời “Đạn Nổ cho chết thằng VC”
Quá buồn lòng…tôi quyết định trở về nhà, thì lập tức tôi có mặt tại nhà khu gia binh Quân Tiếp vụ Tô Hiến Thành cũng còn mái tole siêu vẹo bị đạn rớt lung mái nhà chưa kịp sửa trước khi đi cải tạo. Thấy nhà cừa đống khoen cài, thấy vợ tôi đang ngồi khóc với đứa con gái lên ba đang vô tư nghịch chén BoBo{Cao lương} luộc nấu thay cơm tối trước khi đi ngủ. Nghe tiếng vợ tôi bảo con qua ý nghỉ:”Mẹ có đến chùa Từ Nghiêm ở đường Bà Hạt để tìm xác ba con cải tạo tù Long Khanh bị nổ đạn sang nay!? Ở trong xóm khu gia binh của mình, ai có chồng Sĩ Quan Cải Tạo trại Long Khánh hãy đi nhận xác chồng theo thông báo phường khóm quản lý khu gia binh”. Tôi nghe rõ và gỏ cửa vào nhà. Vợ tôi vẫn không hay, không biết tôi lên tiếng nói đề vợ tôi vui mừng vì tôi chưa chết và đang ở đây, nhưng vợ tôi vẫn lặng thinh và buồn bả thở than như tôi không hề có mặt bao giờ. Nắm nắm lấy bàn tay nhỏ bé của vợ tôi như nắm vào khoảng hư không trống rổng…buồn tình tôi đến bên cạnh con tôi bế nó lên như bế hư không, không nắm bắt được hình hài của nó và nó vẫn vô tư nghịch những hạt bobo thay cơm của hai mẹ con nó. Tôi cảm thấy bơ vơ trống trải như ngày nào 30-4-1975. Mọi người đều vô tình ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo chiến thắng kẻ thù…nay vợ con quên lãng không nhận ra mình. Đời người bạc bẻo thế đó!.Tôi buồn và bỏ nhà ra đi nhưng quên mở cữa nhưng nó vẫn xuyên qua bên ngoài mà không động chạm dến cánh cữa. Tôi không thèm để ý đến điều ngạc nhiên lý thú đó!!! Tôi vừa ra khỏi cửa bắt gặp lại bà mẹ vợ tôi từ trong cánh cửa không mở hiện ra tôi không ngạc nhiên lắm vì trong thơ gởi vào trại tù vợ tôi có báo tin là mẹ chết rôi! Bà nhìn tôi thương hại trong ánh mắt chở che không nói lấy một lời nào, nhưng tôi đọc được ý nghĩ tư tưởng của mẹ bảo tôi mau quay về trại Cải tạo kẻo muộn còn ở đây có mẹ lo!. Chúng tôi liên lạc cho nhau bằng ý nghĩ tư tưởng không bằng lời…và tôi thui thủi trở lại trại tù.
Thấy tôi tỉnh lại và ngoại ngậy tay chân ông đại úy già mừng rỡ kêu lên và báo bác sĩ hay! Còn tôi tỉnh lại cãm thấy cơn đau lập tức kéo đến hành hạ thân xác tôi của một người vừa trải qua một giấc mơ giữa thực và ảo giữa sống và chết!? hay là nhưng trải nghiệm bên kia cửa tử, thế giới ngươi chết??? Như vậy chết và sống đâu có gì cách biệt và khác nhau!? ranh giới giửa sống và chết chỉ được phân định cách biệt nhau giử hận thù và tình thương giửa chiến tranh và hòa bình. Nó tạo nên một trạng thái của một dòng sống liên tục bất tận của nhân sinh vũ trụ. Tôi cố nhắm mắt một chút để ôn lại mọi diễn tiến xảy ra và một phần nào hiểu rõ tình hình cho hiện tại bấy giờ...."
Trích đoạn- Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!!
{RIVER BRIDGE KWAII OF SOUTH VIETNAM}
http://www.truclamyentu.info/tlls_nhungdongtho/dannotrongtulongkhanh8.htm
https://youtu.be/WiSFd4Vs8mU
... " Nằm nghe các bạn sống sót kể nhau, khi theo chân Bộ Đội ra chợ Long Khánh mua hòm [quan tài], thấy dân chúng ùn túa ra đường lộ lớn và chuẩn bị khăn gói di tản ra khỏi vùng nổ kho đạn Long Khánh và nói rằng vụ nổ lớn quá và khéo dài từ 10g30 sáng đến tận đêm khuya nên Tù Cải Tạo chết hết rồi. Tin nầy đồn đến tận Saigon…Câu chuyện đến đây tôi thấy trong người mệt mõi mê thiếp và chìm dần vào ảo ảnh cơn mê…các bác sĩ kinh nghiệm nghề nghiệp cho đây là hiện tượng bệnh nhân sắp chết. Riêng về kinh nghiệm chiến trường khi một chiến hữu của mình bị thương nặng sắp chết, họ thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng thoải mái. Họ bình tâm biết mình sắp giải thoát nên họ xóa được ranh giới hận thù và trong ánh mắt họ là tinh thương bao la muốn găp lại người thân thương!và tôi đã đạt được đến trạng thái tâm linh nầy. Trong ảo ảnh mê mờ, thấy tôi trơ lại thành phố Sài gòn thân yêu. Thấy mọi người đổ xô ra đường phố vây vẩy tay, miệng hét to “Giải Phóng nữa rồi bà con Ơi!”hoan hô VNCH….Cứ mỗi lần nghe tiếng nổ lớn từ phía kho đạn Long Khánh làm rung chuyển cả thành phố. Dân chúng bàn tán và khấu nhau rằng: Do vệ tinh Mỹ chiếu tia “Laide”đốt kho đạn cứu Saigon, nhưng tất cả không nhìn thấy tôi và họ đi xuyên qua người mà họ không hay biết tôi sợ họ đụng phải tôi nép sát vào tường và tôi đã lọt xuyên qua tường, đứng trước lớp học sinh đang học và cũng là nơi trước đây 2 năm bị bắt nhổ cỏ, vệ sinh tạp dịch cho chính quyền cách mạng phường khóm trước khi trình diện cải tạo. Và tôi đi ngang một quán cơm, nghe mùi cơm thơm phức, rất thèm và xin ăn nhưng ngươi ta làm ngơ không biết,tức minh tôi hét lón:”Tôi từ Long Khánh về đây. Đói bụng quá, xin cho tôi ăn cơm… đói quá!” mọi người vẫn không nghe tôi nói không trả lời, cũng không hay biết có tôi đứng trước mặt họ và tôi đã đọc được ý nghĩ của họ không thích Công Sản và lầm bầm vái trời “Đạn Nổ cho chết thằng VC”
Quá buồn lòng…tôi quyết định trở về nhà, thì lập tức tôi có mặt tại nhà khu gia binh Quân Tiếp vụ Tô Hiến Thành cũng còn mái tole siêu vẹo bị đạn rớt lung mái nhà chưa kịp sửa trước khi đi cải tạo. Thấy nhà cừa đống khoen cài, thấy vợ tôi đang ngồi khóc với đứa con gái lên ba đang vô tư nghịch chén BoBo{Cao lương} luộc nấu thay cơm tối trước khi đi ngủ. Nghe tiếng vợ tôi bảo con qua ý nghỉ:”Mẹ có đến chùa Từ Nghiêm ở đường Bà Hạt để tìm xác ba con cải tạo tù Long Khanh bị nổ đạn sang nay!? Ở trong xóm khu gia binh của mình, ai có chồng Sĩ Quan Cải Tạo trại Long Khánh hãy đi nhận xác chồng theo thông báo phường khóm quản lý khu gia binh”. Tôi nghe rõ và gỏ cửa vào nhà. Vợ tôi vẫn không hay, không biết tôi lên tiếng nói đề vợ tôi vui mừng vì tôi chưa chết và đang ở đây, nhưng vợ tôi vẫn lặng thinh và buồn bả thở than như tôi không hề có mặt bao giờ. Nắm nắm lấy bàn tay nhỏ bé của vợ tôi như nắm vào khoảng hư không trống rổng…buồn tình tôi đến bên cạnh con tôi bế nó lên như bế hư không, không nắm bắt được hình hài của nó và nó vẫn vô tư nghịch những hạt bobo thay cơm của hai mẹ con nó. Tôi cảm thấy bơ vơ trống trải như ngày nào 30-4-1975. Mọi người đều vô tình ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo chiến thắng kẻ thù…nay vợ con quên lãng không nhận ra mình. Đời người bạc bẻo thế đó!.Tôi buồn và bỏ nhà ra đi nhưng quên mở cữa nhưng nó vẫn xuyên qua bên ngoài mà không động chạm dến cánh cữa. Tôi không thèm để ý đến điều ngạc nhiên lý thú đó!!! Tôi vừa ra khỏi cửa bắt gặp lại bà mẹ vợ tôi từ trong cánh cửa không mở hiện ra tôi không ngạc nhiên lắm vì trong thơ gởi vào trại tù vợ tôi có báo tin là mẹ chết rôi! Bà nhìn tôi thương hại trong ánh mắt chở che không nói lấy một lời nào, nhưng tôi đọc được ý nghĩ tư tưởng của mẹ bảo tôi mau quay về trại Cải tạo kẻo muộn còn ở đây có mẹ lo!. Chúng tôi liên lạc cho nhau bằng ý nghĩ tư tưởng không bằng lời…và tôi thui thủi trở lại trại tù.
Thấy tôi tỉnh lại và ngoại ngậy tay chân ông đại úy già mừng rỡ kêu lên và báo bác sĩ hay! Còn tôi tỉnh lại cãm thấy cơn đau lập tức kéo đến hành hạ thân xác tôi của một người vừa trải qua một giấc mơ giữa thực và ảo giữa sống và chết!? hay là nhưng trải nghiệm bên kia cửa tử, thế giới ngươi chết??? Như vậy chết và sống đâu có gì cách biệt và khác nhau!? ranh giới giửa sống và chết chỉ được phân định cách biệt nhau giử hận thù và tình thương giửa chiến tranh và hòa bình. Nó tạo nên một trạng thái của một dòng sống liên tục bất tận của nhân sinh vũ trụ. Tôi cố nhắm mắt một chút để ôn lại mọi diễn tiến xảy ra và một phần nào hiểu rõ tình hình cho hiện tại bấy giờ...."
Trích đoạn- Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!!
{RIVER BRIDGE KWAII OF SOUTH VIETNAM}
http://www.truclamyentu.info/tlls_nhungdongtho/dannotrongtulongkhanh8.htm
CẬN TỬ NGHIỆP VÀ TÁI SINH - THUYẾT PHÁP HAY NHẤT
https://youtu.be/X6BjpkUL1MI
Thế Nào Là Cận Tử Nghiệp (Rất Hay)
https://youtu.be/KbPlUiS0e7Q
Cựu chiến binh Mỹ kể lại trải nghiệm cận tử trong chiến tranh Việt Nam (video)
Bill Vandenbush gia nhập Quân đội Hoa Kỳ vào năm 1968. Khi đến Việt Nam tham chiến, ông đã có trải nghiệm cận tử khi cận kề cái chết trên chiến trường.
“Cuộc chiến đáng sợ hơn rất nhiều so với những gì tôi từng tưởng tượng,” ông cho biết trong một cuộc nói chuyện với khán giả, được ghi hình và chia sẻ trên YouTube bởi NDEaccounts (kênh chuyên đưa về các trải nghiệm cận tử).
Ông đã trải qua 10 tháng trong vai trò một lính bộ binh. Các trận chiến khốc liệt và những chiến trường lớn đã không còn xa lạ với ông, kể cả những trải nghiệm khi thấy cả bạn bè và người bên đối phương tử trận.
Ông đã thỏa thuận với hai người bạn lính, John và Hank. Ba người sẽ bảo vệ và bọc hậu cho nhau. “Tôi đã hiểu được rằng ba, bốn hoặc năm người mạnh hơn rất nhiều so với một cá nhân đơn lẻ,” ông nói.
Nhưng John và Hank đã không tham gia cùng ông trong nhiệm vụ khiến ông gần như tử trận.
Trải nghiệm cận tử khi cận kề cái chết
Ông và một số người lính khác được giao một nhiệm vụ bất ngờ, tìm một máy bay trực thăng bị bắn rơi. Rồi, đột nhiên cả nhóm bị bao vây tứ phía, tiếng súng vang lên từ mọi hướng. Một lúc sau, máy bay ném bom đến để giải vây cho nhóm của ông.
Nhưng khi Vanderbush nhìn thấy những chiếc máy bay thả bom, ông hiểu rằng vị trí không kích rất gần vị trí của ông và đồng đội. Quả vậy, một quả bom rơi xuống và các mảnh bom bay về phía ông.
Khi ấy, 19 tuổi, ông nghĩ mình sẽ chết.
Nhưng “điều tiếp theo tôi cảm nhận được, mọi thứ đều yên bình và tĩnh lặng. Không còn chiến tranh nữa, “ông nói.
Khi ông di chuyển qua một đường hầm tối đến phía có ánh sáng, ông cảm thấy mọi thứ thật tuyệt vời. Ông cảm thấy “một niềm vui mà tôi chưa bao giờ có trong cuộc đời.”
Ông nội, người đã qua đời 5 năm trước đó, chào đón ông. Nhưng một linh hồn khác đến và nói rằng ông phải quay trở lại. Ông vẫn còn có mục đích phải hoàn thành trên Trái Đất.
Ông đã “quay trở lại” chiến trường. “Tôi có thể ngửi thấy cuộc chiến, tôi có thể ngửi thấy mùi thuốc súng”, ông nói. Nhưng ông đã không còn đau đớn, và cũng không sợ hãi. Ông biết rằng dù có vấn đề gì xảy ra, ông vẫn sẽ sống.
“Tôi không lo lắng về cái chết hoặc cơn hấp hối hoặc những hậu quả của những vết thương tôi đã gặp,” ông nói.
Ông đã bị thương nặng bởi bom, nhưng sau đó một người lính phía đối phương xuất hiện và đã bắn tiếp vào ông nhiều phát đạn nữa. Vandenbush cho biết ông cảm thấy những viên đạn cắm vào cơ thể của mình, nhưng ông không lo lắng. Ông vẫn cảm thấy rằng tất cả đều ổn.
Khi các nhân viên y tế tìm được và chuyển ông đến một bệnh viện dã chiến, họ cho rằng ông sẽ chết. Họ đã bỏ ông trên một chiếc cáng ở hành lang. Nhưng cuối cùng, một y tá nhận ra ông vẫn còn sống, vì vậy họ đã cố gắng làm mọi điều có thể để cứu ông và chuyển ông đến một bệnh viện lớn hơn.
“Khuôn mặt của tôi bị dập nát, tôi có một vết thương ở đầu, cổ họng tôi bị xé ra, lồng ngực của tôi bị xé toạc … cánh tay trái của tôi gần như đã lìa ra,” ông nói. “Tôi biết có một con đường gian nan đang chờ tôi phía trước.”
Nhưng ông cũng cảm thấy được kết nối với thế giới tinh thần mà ông đã chợt thấy, điều đó cho ông sự thoải mái và sức mạnh.
Hồi phục và kết nối
Ông phải mất vài tháng để trở về nước và điều trị ở một bệnh viện ở California. Những năm kế tiếp không phải là dễ dàng. Sau khi bị thương, ông phải mất một thời gian để học nói một lần nữa. Ông khát khao được kết nối lại với linh hồn đã nói chuyện với ông và hoàn thành mục đích lớn hơn so với cuộc sống thường nhật này.
Năm 1989, lần đầu tiên ông nói về trải nghiệm cận tử của mình. Ông đã tham gia một khóa học dạy về đối mặt với cái chết và trong một bài tập trên lớp, ông chia sẻ câu chuyện sống sót của bản thân.
Với sự khuyến khích của giáo viên, cuối cùng ông cũng tiếp xúc với những người có trải nghiệm cận tử khác và bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm của mình rộng hơn. Khi kể về điều đó, ông tìm lại được cảm giác bình an từng có; và cảm thấy mong muốn tìm mục đích trong cuộc đời đã được hoàn thành. Mục đích đó là chia sẻ sự bình an và hạnh phúc với những người khác, để chữa lành những vết thương của họ.
Ông nhận ra rằng, “người lính là người gánh trên vai sứ mệnh hòa bình,”. Người lính biết cách bảo vệ mình và những người khác, nhưng mục đích của ông là tìm sự yên bình và mang nó đến cho người khác.
Cuốn sách của Vandenbush “Nếu bình minh không bao giờ đến: trải nghiệm cận tử của một người lính trên chiến trường” được xuất bản bởi nhà xuất bản White Crow Books.
Video ông Bill Vandenbush kể lại trải nghiệm của mình:
Câu chuyện của một cựu quân nhân VNCH
“Bốp! Bốp! Bốp!” Ông kể cho phóng viên Houston Chronicle. Ông bị bắn thêm vào bên trái, phía dưới xương ngực. Rồi cả bọn bỏ đi vì tưởng ông chết rồi.
Không đầu hàng, người chiến sĩ kiên cường này bò lên và suốt ba ngày ròng rã, tìm về ngôi làng mà trước đó QLVNCH và đồng minh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bị Việt Cộng phục kích vào cuối năm 1964.
Hơn 50 năm sau, câu chuyện này của ông Toàn trở thành một phần trong bộ phim phóng sự “The Vietnam War” được trình chiếu trên đài truyền hình PBS.
Kể lại câu chuyện, ông Toàn vẫn giữ vẻ lạc quan.
“Tôi quá may mắn, được đưa vào bệnh viện Nam Hàn. Nếu bị đưa về Sài Gòn, chắc họ cưa chân tôi rồi. Bác sĩ bảo tôi đây là một phép lạ.” Ông chỉ vào đùi phải, chỗ viên đạn AK-47 xuyên qua da thịt mình. “Chỉ nhích qua bên này một phân nữa thôi thì xương đùi tôi tan tành rồi. Nhích qua bên kia một phân thì trúng động mạch và tôi đã mất máu và chết trong rừng rồi.”
May quá, viên đạn xuyên qua đùi ông một cách tài tình, chỉ để lại vết thẹo lớn thôi. Sáu tháng sau, ông trở lại chiến trường.
Trận Đồng Xoài, Bình Giã, nắm vai trò quan trọng trong bộ phim “The Vietnam War” của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.
Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến Philip Brady, cố vấn quân sự, kể với các nhà làm phim rằng năm 1964, cũng như mọi binh lính Mỹ, ông tin chắc rằng phần thắng đã nằm trong tay họ.
Đến Đồng Xoài, Bình Giã, ông mới vỡ lẽ ra rằng Mỹ đang thua trận.
Để giữ sự trung thực, trận Đồng Xoài, Bình Giã, được thuật lại từ ba góc nhìn, phía Mỹ của Trung Úy Brady, phía Nam Việt Nam của ông Toàn, và phía Việt Cộng của ông Nguyễn Văn Tống.
Trong hàng trăm người được phỏng vấn cho bộ phim, ông Toàn chiếm một vị trí quan trọng, ngay cả xa hơn trận Bình Giã.
Với những điều ông Toàn chia sẻ, ông là một “ngôi sao lớn,” ông Burns nói.
Những gì ông Toàn kể lại làm sáng tỏ câu chuyện về cuộc chiến.
Người Mỹ không thích nói về chiến tranh Việt Nam.
Câu chyện của ông Toàn, do đó cho bộ phim cái nhìn rõ ràng hơn.
Trước khi đi Mỹ, ông ở Đà Lạt, nơi ông học tại Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt.
Năm 22 tuổi, ông tốt nghiệp và trở thành quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Đoàn 4 “Kình Ngư.”
Cuối năm 1964, khi Mỹ gởi quân nhân đến Đồng Xoài thì ông Toàn đã dày dạn chiến trường.
Không ai có thể ngờ, Việt Cộng đã di chuyển hàng ngàn quân và đạn được xuyên rừng, vào gần đến Sài Gòn.
Cho dù ông Toàn lãng tai vì tuổi tác và vì bom đạn, ông vẫn nhớ được ngày tháng một cách tinh tường.
Ngày 28 Tháng Mười Hai, 1964, trận Đồng Xoài bắt đầu khi Việt Cộng tấn công. Họ nhanh chóng chiếm đóng tỉnh lỵ và quân viện trợ của Mỹ đổ bộ.
Khi quân Mỹ phải rút lui, QLVNCH bị tấn công.
Ông Toàn bị bắn vào đùi phải. Vì còn đi được, ông tiếp tục chiến đấu. Và ông chiến đấu cho đến 30 Tháng Tư, 1975.
Đời ông khó nhọc hơn xưa. Như bao nhiêu sĩ quan khác, ông bị đi tù cải tạo. Ông gọi thời gian bị giam cầm tại Lào Cai là “trại lao động.”
Mười năm sau, được thả về, ông vượt biên đến Indonesia.
Giữa thập niên 1980, ông đến San Francisco rồi đến Washington, DC. Tại đây ông làm thợ sơn nhà.
Ông về hưu tại Houston năm 2005 vì khí hậu Washington, DC quá lạnh.
Ông hiện sống cùng vợ là bà Kim Quy gần Beltway.
“Khí hậu và đời sống ở đây dễ chịu,” ông nói.
Rời Việt Nam với hai bàn tay trắng, ông chỉ còn giữ được tấm hình vàng úa đầy nếp gấp, những người trong hình đã qua đời hết, trừ Trung Úy Braddy.
Kết quả trận Đồng Xoài, Bình Giã, không phản ánh được toàn bộ cuộc chiến Việt Nam, mặc dù nó nói lên được sự mất mát của cả ba phe. Mỹ mất năm quân nhân, Việt Cộng mất 32 quân và khoảng 200 quân nhân VNCH bỏ mạng.
Nói chung, hơn 58,000 quân nhân Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam.
Số quân Việt Công thiệt mạng vì cuộc chiến chưa được rõ ràng, nhưng được ước lượng ở mức hơn 1 triệu.
Quân nhân QLVNCH bỏ mình vì cuộc chiến là khoảng 250,000 người.
Chừng 2 triệu dân lành Việt Nam ở cả hai miền thiệt mạng.
Trận Đồng Xoài, Bình Giã, là điềm xấu cho Mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Ở tuổi 77, ông Toàn mong mỏi rằng những câu chuyện chưa được kể sẽ được biết đến tại Hoa Kỳ.
“Tôi vui vì đã làm hết sức mình. Rất nhiều bạn bè tôi đã chết. Tôi may mắn còn kể được chuyện này. Còn 300,000 bạn đồng ngũ của tôi đâu kể được chuyện của họ cho ai. Tôi muốn nước Mỹ biết điều này,” ông Toàn nói. (ĐG)
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cau-chuyen-cua-mot-cuu-quan-nhan-vnch/
Huỳnh Mai St.8872
Cựu tù binh cài tạoCsVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét