Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

SƯU TẦM THẤT SƠN HUYỀN BÍ


Khám phá 7 ngọn núi độc đáo ở tỉnh An Giang

 0 THANH NIÊN ONLINE
7 ngọn núi nằm trong vùng Thất Sơn, An Giang là điểm tham quan kỳ thú với cảnh quan thiên nhiêu gắn liền với vô số truyền thuyết từ nhiều đời khiến nơi đây trở thành vùng đất bí ẩn.












Một góc trên đỉnh núi Cấm  /// TN

Một góc trên đỉnh núi Cấm
TN

Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô)













Núi Cô Tô gọi tắt là núi Tô, còn có tên gọi khác là Phụng Hoàng sơn, tên Khmer là Phnom-Ktô. Núi Cô Tô là một ngọn núi nằm trong dãy Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, H.Tri Tôn (An Giang).
Núi Cô Tô được xem là một trong những ngọn núi đẹp của dãy Thất Sơn. Theo truyền thuyết từ thời xưa núi có nhiều chim phượng hoàng hay bay xuống chơi nên trên đỉnh núi đến nay vẫn còn lưu lại dấu chân.
Núi Cô Tô cao 614 m, dài 5.800 m, rộng 3.700 m. Vì ở vùng bán sơn địa và vì do cấu tạo địa chất đặc biệt, nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như tổ ong lớn, rất kiên cố và vững chắc. Vì vậy, khu vực núi Tô có nhiều điểm đáng tham quan. Ngoài ra ở đây còn có đồi Đức Dục, hồ Soài So.
Một số điểm trên núi đáng chú ý khác gồm Mũi Tàu, Mũi Hải, Vồ Hội lớn, Vồ Hội nhỏ, suối Cây giông, Pháo đài và Bàn chân tiên.

Thiên Cấm Sơn (núi Ông Cấm)













Núi Cấm hay còn được gọi là núi Ông Cấm. Thiên Cấm Sơn có tên Khmer là Pnom ta piel hay Pnom po piêl. Núi Cấm nằm tại địa phận xã An Hảo, H.Tịnh Biên. Núi có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600 m, đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn và núi cũng là ngọn núi cao nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hiện nay, núi Cấm là nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang.  Đồi núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi.
Trên núi có các danh lam và danh thắng như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm… Hằng năm, có rất đông du khách đến đây để cúng viếng và chiêm ngưỡng bức tượng Phật Di Lặc khổng lồ. 

Liên Hoa Sơn (núi Tượng)

Núi Tượng còn được gọi là Liên Hoa Sơn, nằm tại thị trấn Ba Chúc,  H.Tri Tôn. Trong các núi ở dãy Thất Sơn, núi Tượng thấp nhỏ, chỉ cao 145 m và chu vi 3.825 m. Từ xa, hình núi trông giống hình dạng con voi nên có tên là núi Tượng.
Ngọn núi này là nơi còn lưu lại một số chứng tích của cuộc thảm sát do chế độ diệt chủng Pôn Pốt gây ra.

Ngọa Long Sơn (núi Dài lớn)

Núi Dài có tên khác là Ngọa Long Sơn (núi rồng nằm) là núi dài nhất trong Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang.












Núi dài khoảng 8.000 m, cao 580 m, nằm trên địa bàn của 3 xã là Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì và một thị trấn là Ba Chúc. Tất cả đều thuộc H.Tri Tôn. Đây là một trái núi thuộc dạng núi dốc, được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt nên núi có độ cao và có độ dốc lớn trên 25 độ và phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau (đá núi lửa và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta).
Hiện tại, ở núi Dài còn nhiều loại gỗ quý như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật... và còn một số loại chim và thú rừng.
Ngoài ra, trên núi Dài còn có rất nhiều nương rẫy, vườn cây ăn trái và thắng cảnh. Nhưng đặc biệt hơn cả đó là căn cứ Ô Tà Sóc, một căn cứ cách mạng đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Anh Vũ Sơn (núi Ông Két)

Núi Két có tên khác là Anh Vũ Sơn, người hành hương thì gọi là núi Ông Két, là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc xã Thới Sơn, H.Tịnh Biên.
Núi Két có hình khối tròn, cao 225 m, dài và rộng hơn 1.100 m. Núi ở phía đông thị trấn Nhà Bàng, H.Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 70 km về hướng tây theo Quốc lộ 91. Núi được bao bọc bởi những ngọn núi khác như núi Dài, núi Đất, núi Trà Sư, núi Bà Đắc.












Được gọi là núi Két vì ở độ cao khoảng một trăm mét, tính từ chân núi, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó có hình dạng như đầu một con chim két (tức chim anh vũ).
Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 m, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long, điện Ba Cô, điện U Minh, điện Chư Vị Năm Non Bảy Núi và tiêu biểu nhất là "mỏ ông Két" cùng với nhiều truyền thuyết dân gian...
Tuy nhiên, ở gần chân núi có ba di tích rất được nhiều người đến thăm viếng và chiêm bái hơn cả, đó là Đình Thới Sơn, Chùa Thới Sơn, Chùa Phước Điền, vì các nơi thờ này đều gắn liền với thời lưu dân đi mở đất và với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương. 

Ngũ Hồ Sơn (núi Dài 5 Giếng)

Là một trong 7 ngọn Thất Sơn hùng vĩ, núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ sơn) mang vẻ đẹp riêng với huyền thoại về 5 giếng nước tiên trên đỉnh núi. 
Núi có địa hình hiểm trở, nhiều tảng đá to lớn là thế nhưng cảnh quan lại rất đẹp. Vườn cây trái còn tươi tốt và sai quả quanh năm. Trên núi, có năm chỗ, mặt đất trũng sâu như giếng nước, khi trời mưa trở thành những giếng chứa nước tự nhiên. Nếu có dịp du lịch vùng Bảy Núi An Giang, bạn nên lên đây để xem thử thế nào.

Núi Thủy Đài Sơn (núi Nước)

Thủy Đài Sơn còn có tên gọi là núi Nước, là một ngọn núi nhỏ nhất trong Thất Sơn. Núi Nước cao... 54 m, chu vi 1.070 m, nằm giữa những cánh đồng rộng lớn, cách núi Tượng khoảng 600m. Núi thuộc thị trấn Ba Chúc, H.Tri Tôn.
Nhiều người tin rằng, mặc dù ở vùng miền này có nhiều núi cao hơn, trải dài hơn, nhưng núi Nước được người xưa đặt tên và liệt vào Thất Sơn (Bảy Núi), có thể do sự tác động bởi những quan niệm thần bí, siêu nhiên trong dân gian.












Khám phá 7 ngọn núi độc đáo ở tỉnh An Giang  - ảnh 5

Cá thể voọc trên núi Cô Tô
TN
Khi chưa có đê bao chống lũ, vào "mùa nước nổi" (khoảng tháng 7 âm lịch đến cuối tháng 10 âm lịch), chung quanh núi này là một biển nước mênh, vì lẽ đó, núi có tên là núi Nước.
Ngay chân núi có chùa Linh Bửu được khởi công xây dựng vào ngày 9.6 năm Giáp Thân (1884).

Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm

09/3/2013 14:16 UTC+7
(Công lý) - Có thể chấp nhận, hoặc không chấp nhận giả thuyết này, nhưng với nhiều người dân An Giang, núi Cấm luôn ẩn chứa trong lòng nhiều huyền bí.
Núi Cấm - ngọn núi kỳ bí nhất trong dãy Thất Sơn
Với độ cao 705m, chu vi 28.600m2,  núi Cấm (xã An Hảo-Tịnh Biên), không chỉ được biết đến với tư cách là ngọn núi cao nhất, lớn nhất.. mà còn được tương truyền là ngọn núi ẩn chứa nhiều điều kỳ bí nhất trong dãy Thất Sơn huyền bí của An Giang. Bởi không chỉ kỳ bí về danh xưng mà ngọn núi được mệnh danh là Đà Lạt của ĐBSCL còn  là nơi hội tụ của những câu chuyện đầy màu sắc huyền bí của thế giới tâm linh: núi Cấm là chốn linh thiêng, là nơi dành riêng cho các bậc chân tu hoặc thần tiên hội tụ mỗi khi giáng thế... Về danh xưng núi Cấm, theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp (Hội VHNT An Giang), có giả thuyết cho rằng, tên núi Cấm xuất phát từ lệnh cấm dân lên núi của chúa Nguyễn Phúc  Ánh (1762-1820). Theo thuyết này, trước khi lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, trong những ngày trên đường lánh nạn Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh có lúc đến ngọn núi này trú ẩn và để đảm bảo không bại lộ tông tích, ông đã ban lệnh cấm người dân lui tới nơi đây.
Ngoài ra, theo tài các tài liệu nghiên cứu tôn giáo, những người theo tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa (đạo Phật giáo nội sinh do hai tu sĩ  yêu nước, có tinh thần kháng Pháp là  Đoàn Minh Huyên (1807- 1856), thường được gọi là Đức Phật thầy và  Ngô Lợi (1830-1890), thường được gọi là Đức Bổn sư, sáng lập. Tôn giáo này cực thịnh ở An Giang, nhất là vùng Thất Sơn) lại lý giải danh xưng núi Cấm theo hướng khác. Theo đó, núi Cấm là chốn hiển linh bậc nhất thế giới. Bởi nơi đây sẽ là nơi được đấng bề trên chọn lựa để mở “Cuộc phán xét cuối cùng”, tức Hội Long Hoa nên đã cấm người trong bổn đạo đến sinh sống vì  sợ làm ô uế chốn linh thiêng. Theo đức tin của những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa, vào “ngày tận thế”,  trên trời sẽ xuất hiện tiếng nổ long trời lở đất, làm núi Cấm xé đôi. Khi đó từ trong lòng núi hiện ra cung vàng, điện ngọc để đấng Minh Vương mở “Cuộc phán xét cuối cùng” để lập lại đời Thượng Ngươn với cuộc sống thái bình, an lành.Theo đó những người sinh thời sống ác, không tích đức, hành thiện, nhất là những người làm ô uế cảnh vật núi Cấm sẽ bị trừng phạt…
 Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm
Cảnh quang tại khu vực Giếng Tiên, thường xuyên được nhiều người mộ đạo đến cúng bái.
Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm
Cận cảnh Giếng Tiên, nơi được tương truyền là do vua Gia Long khấn nguyện và được đáng bề trên ban cho.
Có thể chấp nhận, hoặc không chấp nhận giả thuyết này, nhưng với nhiều người dân An Giang, núi Cấm luôn ẩn chứa trong lòng nhiều huyền bí. Đại lão lương y Nguyễn Văn Y (tên thường gọi là Ba Lưới), SN 1913, hiện là Trưởng ban quản tự chùa Phật Lớn trên đỉnh núi Cấm, người có trên 70 năm gắn bó với ngọn núi này, được báo chí tôn vinh là “Đạo sĩ cuối cùng ở Thất Sơn” đã khẳng định với tôi rằng, vào thời điểm ông mới lên đây sinh sống, núi Cấm linh thiêng lắm. “Muốn lấy một cục đá, hay chặt một nhánh cây mang xuống chân núi cũng không dễ”, ông Ba Lưới nghiêm mặt nói đầy ẩn ý. Những ngày lưu lại núi Cấm, đi và hỏi, chúng tôi mới phần nào hiểu được ẩn nghĩa từ câu nói của ông Ba Lưới. Thật vậy, gần như mỗi vồ đá, hay hang động, điện thờ nơi đây đều gắn với “chuyện xưa, tích cũ”. Điển hình như hang Bác vật Lang, tức vị kỹ sư đầu tiên ở xứ Nam bộ Lưu Văn Lang (1880-1969). Hang đá này không chỉ nổi tiếng khi gắn với tên tuổi nhà bác vật có thông linh đến mức chỉ cần dùng tay vỗ vào thành cầu có thể xác định thời điểm bị sụp đổ…. mà còn bởi nhiều linh ứng khác. Tương truyền, hang động này ăn thông ra tận biển Hà Tiên. Có người đàn ông cho là chuyện mê tín, không đáng tin  nên đã dùng dao đánh dấu vào trái dừa trước khi thả vào hang với thách thức: nếu thật sự hiển linh, thì sau này đi Hà Tiên phải nhìn thấy trái dừa trên biển. Bẵng đi một thời gian, trong một lần có dịp đến Hà Tiên dạo biển, đang ngồi trên bờ thưởng thức hải sản, người đàn ông này bỗng nhìn thấy trái dừa đánh dấu ngày trước đang trôi dạt trên biển Hà Tiên. Nghe nói sau sự kiện đó ông này đã bỏ hẳn thái độ báng bổ thần thánh mà đã chuyển sang ăn trường chay…
Sinh thời, ông Hai, (tục danh Lâm Cảo Kía, sinh năm 1910) là phật tử giữ giới luật tại chùa Lá (Vạn Linh) trên đỉnh núi Cấm, (đã tịch từ mấy năm trước và an tang tại núi Cấm) khẳng định là người không tin chuyện bùa phép hay chuyện mê tín dị đoan, nhưng trong một lần hữu duyên được tiếp chuyện với ông, tôi đã được nghe kể nhiều chuyện “sởn da gà” về sự huyền diệu của núi Cấm. Theo lời ông Hai, lúc mới hình thành, chùa Vạn Linh được cất bằng cây, lợp lá (nên sau này có tên chùa Lá). Tuy rất đơn sơ, nhưng chùa Vạn Linh được nhiều người tu hành nể trọng và người mộ đạo tín ngưỡng bởi câu chuyện có 2 ông hổ quy phục. “Đất hai bên bàn thờ phật luôn bóng mịn vì tối nào hai ông cũng về nằm để nghe kinh kệ và canh giữ không cho hoang thú vào chùa phá phách”, ông Hai nhớ lại. Theo ông Hai, sự huyền diệu của núi Cấm thời đó còn thể hiện ở chỗ, những thứ “bàng môn, tả đạo” nhất định không thể trụ được trên ngọn núi này. “Chuyện xảy ra khi tôi theo thầy lên núi dựng chùa được một thời gian. Qua tiếng đồn, biết tôi là phật tử có tay nghề thợ mộc với khả năng chạm trổ đẹp nên một nhóm người tu định lên núi Cấm mở “đại bản doanh”cho đạo phái mà theo họ là đứng ở vị trí cao nhất trong các tôn giáo, đã cử người đến mời tôi sang làm cột cờ, trên đỉnh có chạm lộng hình linh vật… Nhưng kỳ lạ thay, mỗi khi hoàn thành, thượng cờ là giông gió nổi lên bẻ gãy cột cờ, hay “vặn” rời linh vật ra khỏi cột cờ quăng đi rất xa... Sự việc lặp đi, lặp lại nhiều lần như thế khiến nhóm đạo sĩ này đã cuốn gói bỏ núi Cấm đi mất dạng”. Theo lời ông Hai, lần gãy cờ đầu tiên, ông chỉ nghĩ là sự việc bình thường do tác động ngẫu nhiên của thiên nhiên, nhưng những lần liên tiếp sau đó đã khiến ông nghĩ đến chuyện trừng phạt dành cho những “nhà tu ngạo mạn”. Bởi cột cờ được sử dụng nguyên thân cây danh mộc được tuyển lựa từ rừng sâu về, nhưng vừa thượng cờ là dễ dàng gãy ngang như cây mía.
Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm
Một góc núi Cấm.
Đi tìm lời nguyền 30 năm về trước
Xuất phát từ quan niệm núi Cấm linh thiêng như vậy nên những người theo tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa tin rằng, khi con người  làm ô uế, hoặc phá vỡ khí thiêng nơi đây sẽ bị đấng bề trên trừng phạt theo chu kỳ mỗi 30 năm tái hiện liên tiếp trong 2 năm. Trừng phạt người gây hại thì dễ hiểu, nhưng vì sao lại trừng phạt theo quy luật 30 năm đáo hạn thì quả là câu chuyện không đơn giản.Dù rằng trong những lần trao đổi với Đại lão danh y Ba Lưới, chúng tôi đã phần nào nhìn thấy hình ảnh “trừng phạt” bởi con người đã tàn phá núi Cấm vào 60 năm trước. Theo lời ông Ba Lưới: “liên tiếp trong 2 năm 1952-1953 ( tức cách thời điểm 2 năm sạt lở núi liên tiếp 1982-1983 đúng 30 năm),sau thời gian nhiều người lên núi Cấm kiếm sống với nghề săn bắt, khai thác gỗ… thì bỗng nhiên núi Cấm bị khô hạn dữ dội, cây trồng héo úa, không có hoa lợi… nhiều người phải đào củ thiên tuế mài lấy bột ăn đỡ đói”.
Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm
Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm
Cảnh đổ nát hoang tàng sau trận sạt lở núi vào ngày 5/5/2012.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là quy luật? Một câu hỏi hấp dẫn nhưng không dễ trả lời. Vì vậy không quản cái nắng hầm hập của vùng núi đá đang bước vào cao điểm mùa khô, chúng tôi ngược xuôi trong vùng Thất Sơn ngõ hầu tìm gặp cao nhân để giải mã“lời nguyền” này. Được một đồng nghiệp địa phương “mớm mồi”: “Vào Ba Chúc, huyện Tri Tôn nơi xưa kia Đức Bổn sư Ngô Lợi khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, may ra sẽ có người giúp được”. Bắt xe vào Ba Chúc dưới cái nắng như đổ lửa, rồi gõ cửa nhà nhiều vị Trưởng gánh (người đứng đầu một gánh (tổ chức, đơn vị) trong bổn đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa). Trái với không  khí vui vẻ, hiếu khách lúc đầu, khi vừa nghe chúng tôi đặt vấn đề các vị cao nhân này đều lắc đầu từ chối một cách quyết liệt đến mức tôi không sao lý giải được. Họ không biết, hay họ sợ bị quy chụp tội mê tín, dị đoan? Sau cùng, thấy tôi đường xa đến, không nỡ để ra về “tay không”, một vị tu sĩ đã “mách nước”:  “Ở trong sóc Sà Lôn (xã Lương Phi), nơi phát tích của Đức Phật Trùm, còn con cháu đang thờ cúng, vào đó hỏi may ra…”. Tôi lại bắt xe vào sóc Sà Lôn nằm sâu dưới chân núi Sà Lôn. Sau khi viếng mộ Đức Phật Trùm trong khuôn viên chùa Sà Lôn, chúng tôi tìm đến nơi thờ tự do con cháu ông canh giữ khói hương. Sau khi vượt qua trở ngại về khác biệt ngôn ngữ (do phần lớn người cao tuổi ở đây có thói quen sử dụng tiếng Khmer), lòng lại buồn rười rượi… Không bỏ cuộc, chúng tôi lại tìm về xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên) nơi còn đang lưu giữ nhiều di tích về Trại Ruộng, nơi ngày xưa Đức Phật thầy Đoàn Minh Huyên tổ chức khai khẩn đất hoang trồng rẫy, cấy lúa… rồi xuôi ra tận thị xã Châu Đốc, nơi Đức Phật thầy “an nghỉ”, nhưng tất cả đều kết thúc bằng một chữ “không”. Đang lúc tưởng như rơi vào tuyệt vọng, bất chợt trong đầu tôi lóe lên… Trong trí nhớ xa xưa hiện về hình ảnh về người bạn vong niên có nhiều năm tu theo tông phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa đang sinh sống dưới chân đỉnh Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô).
Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm
Đại danh y Ba Lưới.
Lần theo hàng cây cổ thụ trải dài đến tận chân núi, chúng tôi mới đặt chân lên cửa nhà anh. Đó là nơi địa thế heo hút với thế giới bên ngoài. Sau khi nghe tôi cầu cứu, anh không nhận là thông hiểu, nhưng đồng ý giúp đỡ theo kiểu “biết tới đâu, nói tới đó” với điều kiện không để lộ tung tích. Anh cho biết, đã từng có nghe qua lời nguyền 30 năm,nhưng hồi đó các tiền bối chỉ nói: “Chuyện huyền cơ không giải thích được”. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cá nhân, anh cho rằng nhiều khả năng lời nguyền 30 năm có liên quan đến quan niệm vòng tuần hoàn 60 năm mà các bậc thâm nho ngày xưa gọi là “lục thập hoa giáp-60 năm”, tức một chu kỳ phối hợp giữa thập can (10 vị thiên can, gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) với thập nhị chi (12 vị địa chi, gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Còn vì sao lời nguyền lại xảy ra theo quy luật 30 năm, tức phân nửa lục thập hoa giáp, thì theo anh, có khả năng là do đấng bề trên muốn cảnh báo “giữa nhiệm kỳ” với 2 năm liên tiếp để ít nhất một lần trong đời người đều nhận được lời nhắc nhở trừng phạt này để kềm chế sự tác động đến chốn linh thiêng.
Vén bức màn huyền bí
Để khách quan, chúng tôi không bình luận hay lạm bàn đến chuyện đúng-sai, hợp lý hay bất hợp lý xung quanh câu chuyện lung linh huyền bí này. Tuy nhiên, với tất cả nỗ lực, chúng tôi cố gắng liên hệ với nhiều nhà nghiên cứu, tiếp cận với nhiều tài liệu khoa học có liên qua với mong muốn cung cấp đến người đọc thông tin đa chiều về núi Cấm. Theo TS Bùi Đạt Trâm, nguyên GĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn An Giang, người từng được Ban chỉ đạo thực hiện Địa chí An Giang mời tham gia biên soạn phần nội dung “Địa hình An Giang”, thì giả thuyết cho rằng núi Cấm xuất phát từ lệnh chúa Nguyễn Phúc Ánh cấm dân lui tới nơi đây trong những ngày lánh nạn Tây Sơn có khả năng chưa chính xác. Bởi trong sách “Gia Định Thành Thông Chí”, tác phẩm ghi chép sớm nhất về đồi núi ở An Giang, tác giả Trịnh Hoài Đức (1765-1825), một đại thần được trọng dụng dưới thời Gia Long, lại không hề “điểm danh” đến núi Cấm.Thật vậy, trong quyển 2 (Sơn xuyên chí), trong phần Trấn Vĩnh Thanh, tuy tác giả có mô tả khá chi tiết đồi núi ở An Giang lúc bấy giờ gồm 19 núi với các thông số địa hình khá đa dạng, như: Đo chu vi núi dùng đơn vị dặm, đo độ cao núi dùng đơn vị trượng…, nhưng tuyệt nhiên không thấy nhắc đến tên núi Cấm. Mãi đến gần nửa thế kỷ sau (1865), sách “Đại Nam Nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, mới bổ sung núi Cấm khi trình này về núi ở An Giang. Theo sách này, An Giang có 24 núi, trong đó ngoài 19 núi trùng với số núi đã được Trịnh Hoài Đức miêu tả, còn có thêm 5 núi được bổ sung, trong đó có núi Cấm (Cấm sơn) nhưng cũng chỉ miêu tả rất ngắn gọn và tuyệt nhiên cũng không đề cập, hay nhắc đến sự kiện lệnh cấm của vua Gia Long: “Ở cách huyện Hà Dương 17 dặm về phía Tây nam, đỉnh núi rất cao, ít người đi đến cũng là một trong Thất Sơn”.
Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm
Tượng Di lặc tại đỉnh núi Cấm.
Riêng câu chuyện về Hội Long Hoa, do được xây dựng trên cơ sở yếu tố tâm linh nên rất khó để cân phân đúng- sai, một cách thật chính xác như đáp án của bài toán. Tuy nhiên theo một nhà khoa học có tên tuổi ở An Giang, nếu bóc đi lớp vỏ huyền bí của câu chuyện về tiếng nổ vang trời làm xé đôi núi Cấm, trong đó sẽ hiện ra cung vàng, điện ngọc nơi diễn ra Hộ Long Hoa… thì đó là câu chuyện hoàn toàn có thật và rất có ích cho chúng ta và cho cả hậu nhân ngày sau. Bởi nếu hiểu theo hàm nghĩa cung vàng, điện ngọc là báu vật, thì hoàn toàn chính xác với núi Cấm. Bởi theo ThS Trần Anh Thư, trong mục “Địa chất khoáng sản” (Địa chí An Giang, tập 1) thì trong lòng núi Cấm đang chứa đựng lượng tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và quý. Theo đó núi Cấm có mỏ đá Ốp-lát, chủ yếu là các nhóm đá Granite, Granodiorite… có nhiều màu sắc rất được ưu chuộng trong trang trí cao cấp. Không chỉ vậy, theo ThS Thư, ở sườn Đông nam  lại có loại đá Granite biotit hạt nhỏ của phức hệ Định Quán xem kẽ với các đá Granite hạt trung màu hồng của phức hệ Đèo Cả. Còn ở phía Nam tiếp giáp với núi Nam Qui phân bổ chủ yếu là Granodiorite xám xanh dạng đốm da báo, đỏ bóng và độ nguyên khối cao…Ngoài ra nơi đây còn có nhiều khoáng sản quý khác như: Diatomite dùng trong công nghiệp lọc hoạt tính, đặc biệt là lọc bia, dầu ăn…, và cao lanh (đất có chứa khoáng sét mang tên Kaolinite) dùng làm sứ cách điện cao cấp…
Vì vậy, theo một nhà khoa học có tên tuổi ở An Giang, nếu tiếp cận câu chuyện “núi Cấm bị xé đôi” và người làm ảnh hưởng đến cảnh quang nơi đây sẽ phải đền tội theo hướng tích cực, thì đó là lời cảnh báo có ích theo hướng: Nếu không gìn giữ, bảo vệ tài nguyên núi Cấm nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung, thì sẽ gánh lấy hậu quả từ cơn thịnh nộ của thiên nhiên!
Hán Vinh

Những huyền thoại ly kỳ ở vùng Bảy Núi - Thất SơnKỳ 2: Những cây thẻ… phá trấn yểm

Tương truyền, Đức Phật Thầy Tây An (Giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương) đã kêu đại đệ tử là Đức Quản Cơ Trần Văn Thành đi cắm 5 cây thẻ. 1 cây cắm tại trung tâm là đỉnh núi Cấm và 4 cây cắm quanh vùng Thất Sơn. Dù Đức Phật Thầy không nói nhưng sau này có tài liệu nghiên cứu ra rằng, đó chính là những vật phá trấn yểm đầy huyền diệu của ngài.
Đến thời mạt pháp sẽ mở hội Long Hoa
Có một nguồn tài liệu đề cập, theo kinh giảng Nhà Láng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và lời truyền kể, vào khoảng năm 1851, vâng lệnh thầy là Đức Phật Thầy Tây An, đệ tử Trần Văn Thành (Đức Quản Cơ) cùng một số người lên núi tìm gỗ lào táo rồi đẽo gọt thành hình búp sen và khắc 4 chữ Bửu Sơn Kỳ Hương. Xong, họ đem cắm 4 cây thẻ ở 4 phương và 1 cây ở vị trí trung tâm.
Thẻ số 1 tên Đông phương Thanh Đế, cắm ở xã Cần Đăng (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) ngày nay. Theo thời gian cây thẻ này bị đất lấp nên không còn.
Cây thẻ số 2 tên Bắc phương Hắc Đế, cắm ở xã Vĩnh Thạnh Trung (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) ngày nay. Đây là cây thẻ lộ thiên được quấn lớp vải đỏ (biểu tượng thờ phụng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương), trong 1 đền thờ giữa 2 hàng gươm giáo.
Cây thẻ số 3 tên Tây phương Bạch Đế, được cắm ở chùa Bồng Lai bên bờ kênh Vĩnh Tế, nay thuộc xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Thẻ số 4 tên Nam phương Xích Đế, cắm ở xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Tuy nhiên, do cắm giữa rừng tràm nên ngày nay mất dấu.
Cây thẻ số 5 có tên Trung ương Huỳnh Đế, cắm gần hang Bác vật Lang, tại vị trí trung tâm thuộc ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang ngày nay. Vị trí này nằm trên đỉnh núi Cấm (Thiên Cấm Sơn). Đức Phật Thầy Tây An có viết, cắm thẻ để ngăn chặn kẻ dữ xâm phạm chủ quyền địa giới.
Nơi thờ Dinh Ông Thẻ
Theo truyền thuyết, Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ Hương tức là mùi hương lạ. Hội Long Hoa sau thời mạt pháp sẽ được thành lập ở núi Cấm để đón nhận những ai biết tu hiền. Ý nghĩa của việc cắm cây thẻ trung tâm là sau này hội Long Hoa diễn ra ở đó. Sau 1 tiếng nổ lớn long trời lở đất ở núi Cấm, thì nơi ấy sẽ hiện ra 1 đền đài cung điện nguy nga, tráng lệ. Ở đó cũng xuất hiện 1 vị minh quân Thánh chúa, hết lòng giúp dân. Chỉ những ai biết tu hiền thì mới được chọn làm con dân của thời minh chúa này và được thụ hưởng một cuộc sống như cõi Tiên.
Nhà văn Sơn Nam viết: “Có thể nói Phật Thầy Tây An là người thứ nhất báo hiệu và đánh thức người đời rằng thời kỳ Hạ ngươn sắp mãn để bước sang thời Thượng ngươn, tức là thời kỳ Đức Di-lặc hạ sanh lập nên hội Long Hoa”.
Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp (tỉnh An Giang) cho biết, theo một tư liệu cổ viết bằng chữ Nôm mang tên Năm Ông Mười Sầu, người tu theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có bài nguyện: “Nam mô Đông Phương Thanh Đế Chí Công Vương Phật/ Nam mô Tây Phương Bạch Đế Lãng Công Vương Phật/Nam mô Nam Phương Xích Đế Bửu Công Vương Phật/Nam mô Bắc Phương Hắc Đế Hóa Công Vương Phật/Nam mô Trung ương Huỳnh Đế Đường Công Vương Phật”. Do mỗi cây thẻ mang ý nghĩa biểu trưng danh hiệu của 1 vị Phật, nên người trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã dựng miếu thờ tại các vị trí cắm thẻ và gọi là dinh “Ông Thẻ”, hay “Quan Thẻ”.
“Việc dựng cất dinh “Ông Thẻ” là hoàn toàn phù hợp với nếp nghĩ lâu đời của dân gian. Nó giống như người ta dựng cất những ngôi miếu nhỏ vừa làm điểm thờ tự (thờ thổ thần), vừa làm ranh đất. Thông thường, kẻ có gian ý cũng không ai dám cả gan dời miếu để lấn ranh. Người ta còn cho rằng đó là cách giải trừ trấn yểm theo thuật phong thủy, để nhằm đối phó với sự trấn yểm của người khác”, ông Hiệp nói.
Cắm thẻ quanh vùng Thất Sơn để… phá yểm
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp kể, trong tinh thần bảo tồn, nhất là bảo tồn cổ vật mang tính tâm linh, người trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã nhổ cây thẻ lên đem đặt trong những ngôi miếu thờ. Với tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cây thẻ là vật thiêng được nhân hóa thành “ông” hay “quan”. Sự nhân hóa này được dùng rất phổ biến trong dân gian Nam bộ. Ví dụ nh,ư con cọp thì được gọi là “ông cọp”, con cá sấu 5 chân thì gọi “ông năm chèo”, hay như đôi trâu của Đức Phật Thầy Tây An dùng để cày đất khẩn hoang thì gọi là “ông sấm, ông sét”. Hoặc chiếc ghe 6 bổ chèo mà ngày xưa Đức Cố Quản Trần Văn Thành dùng làm phương tiện đi lại thì gọi là “ông sáu”. Chiếc ghe này đang được thờ tại chùa Ghe Sáu ở xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang…
Cũng theo ông Hiệp, nếu hiểu theo cách phổ biến ngày xưa thì cuốn sách “Đại Nam Quốc âm tự vị” của ông Huỳnh Tịnh Paulus Của viết, cây thẻ có hình dạng dài, vạt bằng 1 đầu để ở nóc Nhà việc (trụ sở làng). Ban đêm dân tuần phải vác cây thẻ theo cho biết là dân tuần làng nào. Cũng hiểu đó là miếng cây dẹp thuộc loại gỗ bền không mục, hoặc lâu mục và có khắc chữ ở trên (thường là tên - danh hiệu), đem cắm ở những nơi nhất định để làm dấu, kiểu ranh đất. Nó còn được gọi là mộc bài, như địa danh Mộc Bài ở tỉnh Tây Ninh ngày nay chẳng hạn. Vậy chuyện “Ông Thẻ” nếu không hiểu là những vật linh thiêng mang tính tôn giáo, thì nên hiểu nguồn gốc của nó là những cột mốc ranh.
Cây thẻ để ngăn chặn kẻ dữ xâm phạm chủ quyền địa giới
Tuy cách giải thích của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp như vậy, nhưng có sách viết những cây thẻ ấy được cắm nhằm mục đích phá trấn yểm. Sách này viết rằng, ngày xưa Đức Phật Thầy Tây An đã cho Đức Cố Quản Trần Văn Thành trồng 4 cây thẻ quanh vùng Thất Sơn. Ý chừng ngài (Đức Phật Thầy Tây An) đã biết rõ sự trấn yểm của người Tàu nên cắm thẻ để trấn áp cho bùa yểm mất thiêng đi. Hoặc vì sự che chở cho anh linh vượng khí hay long huyệt của nước Việt ta mà ngài có phận sự phải làm!
Sách còn viết, sự trấn yểm và muốn đè nén không cho dân Việt có được Thánh nhân ra đời đối với người Hoa là thường. Như tương truyền có rồng ở lưu vực Hồng Hà (sông Hồng) thời Hồng Thủy. Nó theo dõi đường Nam tiến để yểm trợ dân Việt. Thầy địa lý của Tàu là Cao Biền đã theo dấu đến xứ Việt Nam, định trấn yểm và giết hết, không để nó hun đúc tinh thần dân tộc Việt. Nào dè rồng thiêng đã ẩn mình kịp xuống tại vịnh Hạ Long…
Theo tìm hiểu của PV TT&ĐS, hiện ở dinh “Ông Thẻ” (thuộc xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) vẫn còn cây thẻ của Đức Phật Thầy Tây An. Hàng năm nơi đây có rất đông người đến cúng viếng, chiêm bái “Ông Thẻ”. Nhiều người vẫn tin đây chính là cây thẻ mà Đức Phật Thầy đã làm phép huyền diệu nhằm phá trấn yểm của kẻ gian, giúp người dân vùng Thất Sơn yên ấm và làm ăn thịnh vượng.
Chuyện về những cây thẻ vẫn còn 2 luồng ý kiến giải thích về ý nghĩa của nó. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ, chưa hẳn người Tàu nào cũng hiểm ác, xấu xa và luôn mong muốn ám hại người Việt. Có thể là kẻ hậu sinh này chưa thể hiểu được những điều huyền diệu thâm sâu, nên không thể giải thích cặn kẽ ý nghĩa nào mới là sự thật. Do đó, chuyện cắm những cây thẻ nói trên nhằm mục đích gì, xin để hạ hồi phân giải vậy!
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp cho biết: “Chuyện cắm cây tựa như ngày xưa nông dân đo đất. Cứ đo tới 12 tầm là gút cái ngù làm dấu, để nhân công cắt lúa biết. Cây tầm thường làm bằng gỗ, dài 3 thước (mét). Ở điểm cuối của tầm thứ 12 thì lựa bụi cỏ cột ở phần ngọn, gọi là ngù. Dân cắt lúa mướn biết cắt đến ngù là xong phần mình”.
VĨNH SƠN 
Hội Hoằng Pháp Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
 Hội Long Hoa đã được Đức Thầy nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các quyển Sấm Giảng và Thi Văn Giáo Lý của Ngài.
Tuy nhiên, Hội Long Hoa là gì? Do ai lập ra và chủ trì? Xảy ra ở đâu và lúc nào? Làm thế nào để được tham dự??? Đó là những câu hỏi mà Quý đồng đạo chúng ta thường hay bàn bạc và thắc mắc…
Sau đây, căn cứ vào Giáo lý của Đức Thầy, vào Tài liệu của các đồng đạo niên lão, chúng tôi xin mạn phép trình bày lại đề tài nầy như một đóng góp nhỏ nhoi vào việc tìm hiểu Giáo lý PGHH.
Trước hết, Hội Long Hoa theo định nghĩa của Cố đồng đạo Thiện Tâm (trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ Chú giải, tập 1/3):
HỘI là cuộc hội họp đông đảo. LONGlà rồng, ám chỉ cho vị Vua Thánh (chánh vì Vương). HOA là các loại bông tốt đẹp. Người ta thường nói đẹp như hoa, ở đây chỉ cho người hiền lương, đức hạnh.
Vậy, Hội Long Hoa là do Tiên Phật lập ra để tuyển chọn bậc hiền tài và đức hạnh tốt đẹp, họp lại chào mừng Chúa Thánh đời Thượng Nguơn Thánh Đức tới đây.
Theo Kinh điển Phật giáo thì mỗi khi có một vị Phật ra đời là có mở Hội để hóa độ chúng sanh. Chẳng hạn như trong quá khứ, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật lập Hội Liên Trì, Đức Phật Thích Ca mở Hội Linh Sơn để cu hội các bực La Hán và Bồ Tát; còn sau nầy Đức Phật Di Lặc ra đời cũng sẽ lập Hội Long Hoa, (vì cho rằng Ngài ngồi dưới cội cây Long Hoa mà đắc đạo nên đặt tên là Hội Long Hoa).
Theo Phật học Tự Điển của Đoàn Trung Còn, Hội Long Hoa là Hội thuyết pháp của Đức Phật sắp tới, hiện nay là Bồ Tát Di Lặc. Đức Phật Thích Tôn có cho biết: Di Lặc Bồ Tát hiện nay ở tại nội viện nơi từng trời Đâu Suất. Về sau đây, trải qua 56 ức 7 ngàn vạn năm, Ngài sẽ xuất hiện ở quốc độ nầy, tại trong rừng cây trỗ hoa. Nơi cội cây Long Hoa, Ngài sẽ khai Pháp hội, phổ độ nhơn loại và chư Thiên.
Theo Kinh ông Cưu ma la thập dịch, Pháp hội của Phật Di Lặc sẽ nhóm dưới cây hình con Rồng trỗ hoa vàng nên gọi là Long Hoa hội. Ngài sẽ thuyết pháp Ba kỳ nơi cội cây Long Hoa, độ vô số chúng sanh.
Ngoài ra, Cơ bút Đạo Cao Đài cũng có nói rất nhiều về Hội Long Hoa. Trong quyển Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma ha tát, tiên tri cho biết: Thời kỳ Mạt pháp, sẽ có Ngôi Hai giáng thế dạy Đạo và lúc Long Hoa Đại Hội khai mở sẽ có Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật giáng thế sửa đời, trị dân.
Như vậy, Hội Long Hoa là một Hội lập ra trong thời kỳ tận diệt để chọn người hiền đức. Đây là cơ hội mấy muôn năm mới trở lại một lần. Người Việt Nam hữu phước lắm mới được cơ bút tiết lộ để biết trước mà lo tu tập trong Trường Thi chót nầy. Đây là kỳ thi chót, nếu ai không cải ác tùng thiện, chắc phải sa đọa muôn thuở:
“Rán tu kịp Hội Long Hoa,
Trễ rồi một kiếp đoạ sa muôn đời.”
Riêng về Tông Phái Bửu Sơn Kỳ Hương mà Sơ tổ là Đức Phật Thầy Tây An và các vị kế truyền hay hàng hậu bối sau nầy như Ông Sư Vãi Bán Khoai, Ông Ba Thới, Tứ Thánh, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Ông Thanh Sĩ…cũng có nói rất nhiều về Hội Long Hoa.
Qua quyển "Sấm Giảng Người Đời", Ông Sư Vãi Bán Khoai cho biết: Đời Hạ Nguơn sắp mãn và thời gian rất gần sẽ khai diễn Đại Hội Long Hoa. Ông cho biết Hội Long Hoa được mở ra để chọn người hiền đức và lập đời Thượng Nguơn vô cùng đẹp đẽ, một xã hội của người hiền, không còn kẻ ác:
“Bởi trần lỗi quá muôn phần,
Cho nên lập Hội Long Hoa chọn người.”
Hội Long Hoa là một trường thi để chọn người hiền, vì trước khi đến Long Hoa Đại Hội thế giới phải trải qua nhiều giai đoạn ghê gớm để báo hiệu thời Hạ Nguơn sắp chấm dứt.
Ông Sư Vãi Bán Khoai tiết lộ những hiện tượng xảy ra cho thế gian vào thời Hạ Nguơn như: Chiến tranh nổi lên khắp nơi gây cảnh con lạc cha, vợ lạc chồng, nhà cửa tan nát, thây người chết như bèo trôi sông. Đa số là những người hung ác, không biết thức tỉnh lo tu tâm dưỡng tánh trong giai đoạn chuẩn bị dự Long Hoa dù ăn năn cũng không còn kịp nữa:
“Phật Trời nói chẳng sai lời,
Long Hoa là Hội Phật Trời lập ra.
Lập rồi cái Hội Long Hoa,
Chọn người tu niệm đặng mà bao nhiêu?
Chọn lựa coi thử ít nhiều,
Người lành kẻ dữ còn tiêu kẻ nào?”
Ngoài cuộc tàn sát bởi chiến tranh gây ra, còn nhiều tai Trời ách nước như nước lụt, bão tố, lửa cháy khắp nơi, ác thú xông ra ăn thịt ngưòi, lại còn có âm binh đến quấy nhiễu, gây ra nhiều chứng bịnh làm tan xương nát ruột biết bao nhiêu người xấu số.
Ông còn cho biết rằng: Trên Trời có sấm nổ, làm kinh thiên động địa, nhiều hòn núi bị phá vở, nhiều cù lao, đất liền bị sụp, quả đất thay hình đổi dạng, chôn vùi cả lục địa và nổi lên lục địa mới (giống như Đại Hồng Thủy chôn vùi châu Atlantic dưới Đại Tây Dương).
Khi thời Thượng Nguơn lập ra, nước Việt Nam sẽ được diễm phúc nhất trên trái đất nầy là vì cơ Trời cho biết nước Việt Nam là cõi Trung Ương, là Trung Tâm của nền Văn Minh thời Thượng Nguơn sau nầy. Chính vì vậy mà Tiên, Phật giáng trần ở nước Việt Nam để phổ hóa chúng sanh.
Ngoài quyển Sấm Giảng 11 hồi của Ông Sư Vãi Bán Khoai, người đời còn được lưu truyền Bộ Tứ Thánh, tác giả là các Đấng Thiêng Liêng mượn xác cậu bé chín tuổi để nói ra lời thơ, ý Đạo, khuyên người đời nên hồi tâm hướng thiện vì đời Hạ Nguơn chấm dứt sắp gần kề.
TỨ THÁNH cho biết rằng rồi đây nhân loại sẽ thấy được Hội Long Hoa mở ra để chọn người hiền đức. Và trước khi xảy ra cuộc thi nầy, nhân loại phải trải qua bao nhiêu cảnh thảm khổ, nào là cảnh đói, cảnh quỉ vương quấy nhiễu, cảnh chiến tranh tàn khốc....qua những câu thơ lục bát diễn tả một cuộc đánh cờ để nói bóng gió về trận chiến nầy ở cuối đời Hạ Nguơn. Tuy Tứ Thánh có tiết lộ Thiên Cơ, nhưng chẳng ai đoán nổi, vì lời thơ rất khó hiểu, có điều là Tứ Thánh cho biết, trong khi cuộc thế chiến diễn ra, có tiếng Sấm nổ trên Trời thì tất cả các nước (18 nước) tham chiến đều ngẩn ngơ buông súng để ngạc nhiên nhìn thấy Vũ Trụ biến đổi:
“Trời ôi ! Sao ó biếng bay?
Xe kia biếng chạy, tại xe ai ngừng?
Súng sao biếng nổ không chừng?
Chư Bang thập bát ngập ngừng ngẩn ngơ.”
Tứ Thánh còn cho biết tương lai nước Việt Nam rất huy hoàng và cho rằng Đại Hội Long Hoa diễn ra ở tại Nam Bang:
“Núi rừng trổ ngọc trổ ngà,
LONG HOA lại trổ trên Tòa Thượng Nguơn.
NAM BANG một lá quế đơn,
Năm Châu tựu hội THẤT SƠN đông vầy.”
(Bản đồ nước Việt Nam hình cong như chữ S giống hệt lá quế đơn chia hai Vô Cực thành Lưỡng Nghi, Tứ Tượng).
Ngoài việc tiên tri về Hội Long Hoa, về đời Thượng Nguơn sắp đến, Tứ Thánh còn tiết lộ các biến cố xảy ra ở Việt Nam, có lẽ trong những năm gần đây người ta nghiệm ra sẽ thấy đúng.
Đặc biệt, trong Giáo lý PGHH, chúng ta thấy Đức Thầy nhắc nhở rất nhiều lần về Hội Long Hoa.
Đức Thầy từng tiết lộ:
“Hội Long Hoa chọn kẻ tu mi, Người hiền đức đặng phò chơn chúa”.(Q.2, Kệ Dân)
Hay là:
“Kíp mở Long-Hoa xây máy tạo,
Cho dân Hồng-Lạc thọ ân thừa.”(Dụng Kinh Quyền)
Ngài cho biết, sẽ có Tiên Phật giáng trần để lập Hội và đây là một cuộc thi cử chọn lọc, hiền còn dữ mất:
“Long Hoa Tiên Phật đáo Ta bà, Lừa lọc con lành diệt quỷ ma.”
(Thức tỉnh một nữ tín đồ ở Bạc Liêu)
Và:
“Lập rồi cái Hội Long Hoa,
Đặng coi hiền đức được là bao nhiêu.
Gian tà hồn xác cũng tiêu,
Thảm thương bá tánh chín chiều ruột đau.”(Q.3, Sám Giảng)
Cho nên Ngài thường giục thúc:
“Trở chơn cho kịp Long Hoa,
Long Hoa có mặt ấy là hiền nhơn.”(Thiên lý ca)
Hay
“Cuộc biến động nay mai nguy ngập,
Một Hội nầy rán lập thân danh.”
(Để chơn đất Bắc)
Sau cuộc sàng sảy, biến chuyển sẽ xảy ra, nào là cảnh của cải phút chốc tiêu tan, nào là cảnh giặc giã bốn phương nổi lên, nào là nạn đói xảy ra người người phải điêu linh; thảm cảnh này kéo dài từ khi bắt đầu xảy ra biến cố đến ngày lập đời Thượng Nguơn mới dứt:
“Mai sau nhiều cuộc đất cày,
Đua nhau mà chạy lầu-đài cũng xa.”
(Q.3, Sấm Giảng)
“Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha.”
(Q.2, Kệ Dân)
Rồi nào là nạn quỉ vương gây tai họa cho loài người mà theo lời Đức Thầy là do Trời mở cửa cho chúng:
“Thời kỳ nầy nhiều quỉ cùng ma,
Trời mở cửa quỉ vương xuống thế.”
(Q.4, GM Tâm kệ)
Quỉ vương biết tên họ từng người mà gọi để ám hại. Rồi nào nạn ác thú kỳ hình dị trạng sát hại dân sinh, nạn âm binh do bọn Bàng Môn Tả Đạo sai xuống để thi hành những tham vọng của chúng, nạn băng sơn, thuỷ kiệt, nạn động đất, hồng thủy, sóng thần chôn vùi hằng triệu người dưới làn sóng dữ:
“Sau đến việc sơn-băng kiệt-thủy,
Khùng thảm-thương bá-tánh quá chừng.”
(Q.2, Kệ Dân)
Hoặc là:
“Ngọn thủy triều nô nức sục sôi,
Bầu trái đất một phen luân chuyển.”
(Nang thơ cẩm tú)
Khi các biến chuyển chấm dứt thì có tiếng nổ và Đức Thầy quả quyết rằng sẽ có nhiều chuyện ly kỳ xảy ra ở Năm non Bảy núi. Đó là đền đài, châu báu toàn bằng vàng lộ ra, các nước quá tham lam kéo đến gây ra cảnh giết chóc máu chảy thành sông:
“Thất sơn tiếng nổ; Qui cổ diệt kim.
Cửu cửu y nhiên; Tình riêng tham báu.
Đổ máu tuôn rơi; Khùng mới nói chơi.
Chư bang hàng phục…”
(Hố Hò Khoan)
“Vang-vầy sấm nổ chuyển-luân,
Kiểng-tiên lộ vẻ vui mừng cha con.”
(Viếng làng Mỹ Hội Đông)
Hoặc là:
“Lầu-đài núi Cấm lộ nay mai,
Thức-tỉnh chúng-sanh mới tỏ bày.”
(Viếng non Ông Két)
Hay:
“Lao-xao bể Bắc non Tần,
Quân Phiên tham báu xa gần cũng qua.”
(Q.3, Sám Giảng)
Bấy giờ có phép lạ, Tiên Phật xuất hiện, chư bang hàng phục, không chiến mà thành, súng không thể nổ nữa. Ở Việt Nam có một vị Quân Sư thượng trí, có lục thông, ngồi một nơi mà thấy xa, nghe hết, biết cả ý muốn của con người. Cả 18 nước tham chiến phải phục tùng. Người hiền được thưởng, kẻ ác bị trừng phạt. Loài người còn sống sót sẽ thay hồn đổi xác nhờ phép Tiên, phép Phật, địa hình, địa vật đều đổi mới, cây cối tốt tươi, người hiền còn sống sót đều trẻ lại để hưởng đời Thượng Nguơn Thánh Đức:
“Sau lập Hội thì già hóa trẻ,
Khắp hoàn-cầu đổi xác thay hồn.”
(Q.2, Kệ Dân)
Thời kỳ nầy sẽ có Minh Vương cai trị thì đời mới an cư:
“Đạo đời nào có tư riêng,
Minh Vương sửa trị mới yên Ngôi Trời.”
Hay:
“Đến chừng lập Hội mới mong,
Trở về chúa cũ, mới hòng xuê xang.”
(Thiên lý ca)
Đó cũng chính là lúc Hội Long Hoa được thành lập. Thế nên Đức Thầy thường kêu gọi:
“Mau chơn bước đến Long Hoa hội,
Chầu Phật hòa vui cõi đại đồng.”
(Cho Bà năm Cò ở Sài gòn)
Nếu nghiên cứu qua Sấm Giảng của Đức Thầy thì độ khoảng 10 ngàn năm, hoặc trên hay dưới con số đó là có một lần lập Hội như vậy để chọn lọc hiền còn dữ mất, lập lại đời Thượng Ngươn Thánh Đức:
“Muôn thu thiên định nhứt kỳ,
Hạ ngươn sắc lịnh khai Kỳ Long Hoa”.
(Thiên lý ca)
Hay:
“Ngàn năm mới có một đời,
Tới chừng lập Hội, Phật Trời xử phân.”
(Thiên lý ca)
Hoặc là:
“Chớ mong yến thử ẩm hà,
Mười ngàn năm lẻ cửa nhà đâu con…"
(Thiên lý ca)
Qua phần trình bày trên, chúng ta thấy rằng Hội Long Hoa do Trời Phật lập ra, mục đích là để chọn người hiền đức phò Thánh Chúa trong thời Thượng Nguơn Thánh Đức, có nghĩa là sau khi thời Hạ Nguơn chấm dứt để tạo lập thời Thượng Nguơn, thì Hội Long Hoa sẽ do Đức Phật Di Lặc đứng ra triệu tập gồm những phần tử ưu tú của nhân loại, tức hạng người tu hành cao công quả, tài đức vẹn toàn để gánh vác non sông gấm vóc trong cảnh thái bình, thịnh trị dưới sự trị vì anh minh, đức độ của Minh Vương.
Tuy nhiên, khi nào mở Hội thì hầu như bất cứ ai trong chúng ta cũng không tài nào biết được. Chính Đức Thầy khi còn ở Tổ đình, có một bà lão 80 tuổi hỏi Ngài cho biết xem bà có thể sống để coi hội Long Hoa chăng, thì Ngài cũng chưa thể xác định:
“Long Hoa hội ấy còn xa,
Rán mà tu niệm đặng nhờ thân sau.
Phải chi hội ấy hầu gần,
Thì Ông hà tất xuống trần làm chi?”
(Hỏi Hội Long Hoa)
Còn về địa điểm thì đa số tín đồ PGHH đều tin tưởng là Hội Long Hoa sẽ được khai diễn ở miền Thất sơn, Nam Việt Nam (thuộc hai tỉnh Long Xuyên-Châu Đốc) mà Trung Ương là tại đỉnh núi Cấm, và các vùng chung quanh nơi Đức Phật Thầy cho người cấm Năm Ông Thẻ từ hơn 160 năm trước để khoanh vùng. Dầu vậy, cũng có người cho rằng Hội Long Hoa sẽ được diễn ra ở miền Trung Việt Nam (?)
Ngoài ra, cố Đ/đ Thiện Tâm còn cho rằng LIÊN HOA HẢI HỘI (trong bài Ngũ Nguyện trước Ngôi Tam Bảo) đồng nghĩa với LONG HOA ĐẠI HỘI khi Chú giải như sau:
LIÊN HOA HẢI HỘI: Liên Hoa là hoa sen. Có nghĩa trong sạch và thanh tịnh. Chỉ cho người tu đắc Đạo; Hải Hội là hội lớn, chư Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn đều cu hội rất đông như biển không thể đếm hết con số. Hiểu chung từ ngữ “Liên Hoa Hải Hội” là số người tu chứng, cu hội về đông như biển cả. Từ xưa, Đức Phật nào xuất thế đều có cu hội số đệ tử thành Đạo, để xướng danh và thọ ký. Như thời Đức Thích Ca có lập “Linh Sơn Hội” để truyền tâm ấn cho Ngài Ca Diếp. Cho nên Đức Kim Sơn Phật hiện nay cũng sẽ có “Liên Hoa Hải Hội”. Và cố Đ/đ Thiện Tâm cũng cho biết Vị Phật chủ tọa Liên Hoa Hải Hội tới đây, đứng đầu chư Phật chứng đắc hiện tại, chỉ cho Đức Kim Sơn Phật. Mà hễ là tín đồ PGHH thì ai cũng biết Đức Kim Sơn Phật chính là ĐỨC TÔN SƯ kính yêu của chúng ta vậy.
Do đó, chúng ta không mấy ai ngạc nhiên vì biết rằng một trong những Sứ mạng thiêng liêng của Đức Thầy khi giáng phàm lần nầy, đó là lập Hội Long Hoa như Ngài tiết lộ trong bài Thay Lời Tựa:“ Phật Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện căn để giáo truyền Đại Đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc Hòa Bình cho vạn quốc chư bang.”
Có một Đồng đạo niên lão (xin tạm dấu tên) sau 47 năm trì chay, diệt dục, công phu tu hành sớm tối, đã khẳng định với chúng tôi rằng Đức Thầy chúng ta chính là Bồ Tát Di Lặc hiện còn đang ở Cung Trời Đâu Suất và Ngài sẽ là vị Chánh Chủ Khảo trong trường thi sàng lọc nầy:
“Đến kỳ thi danh Thầy chạm bảng,
Trên đài cao gọi các linh hồn.”
(Nang thơ cẩm tú)
Hoặc:
“Lão đây vưng lịnh Phật tôn,
Lãnh cân thưởng phạt chư môn dữ lành.”
(Thiên lý ca)
Hay là:
“Có ngày mở rộng qui khôi,
Non thần vang chuyển Khùng ngồi xử phân.”
(Bóng Hồng)
(Bởi vì: “Đến hội trăm quan còn hiện được, Thì ra xác thịt có cần đâu.” có nghĩa rằng nếu một mai cởi bỏ xác phàm nầy, chúng ta vẫn có thể tham dự ngày Long Hoa Đại Hội, với điều kiện được Đức Thầy tuyển chọn).
Do đó, nếu đã là tín đồ PGHH và phát tâm tu hành y theo chánh pháp của Ngài (tức là học theo những bài “học tủ” mà Đức Thầy giảng dạy) thì lo gì không thi đậu tức là sẽ có mặt trong ngày Long Hoa Đại Hội như lời Ngài hứa hẹn:
“Sớm, tối, đi, nằm y chánh pháp,
Thầy nguyền dắt đến cảnh Long Hoa.”
(Cho Ô. HẠNH, rể của Ô. Võ-Văn-Giỏi)
Hay:
“Mong cầu gặp Phật hội Long Hoa,
Con rán trì tâm niệm Phật Đà.”
(Cho cô Hai Gương - Cần thơ)
Hoặc là:
“Dõi gót theo Thầy nương Phật-cảnh,
Vui-vầy xem hội, hội Long-Hoa.”
(Thức tỉnh một nữ tín đồ ở Bạc Liêu)
Đồng thời, sau hai thời cúng lạy mỗi ngày, nếu chúng ta chuyên tâm niệm Phật, làm lành lánh dữ, hành đúng theo 8 điều răn cấm của Đức Thầy và chiêm nghiệm rõ ràng bài Nguyện sau đây thì con đường đi dự Hội Long Hoa chắc chắn sẽ êm đềm tốt đẹp:
“Mắt nhìn trần đỏ niệm Di Đà,
Nguyện vái thân nầy khỏi đọa sa.
Muôn đạo hào quang oai Đức Phật,
Soi đường minh thiện đến Long Hoa.”
(Niệm Di Đà)
Trên đây chỉ là ý kiến thô thiển của cá nhơn về Hội Long Hoa, chắc chắn trong một bài Góp Ý ngắn ngủi nầy sẽ có rất nhiều khiếm khuyết. Kính mong chư Quý đồng đạo khắp nơi vì tấm lòng thương Thầy mến Đạo mà hoan hỷ bổ sung cho để ý nghĩa của “Hội Long Hoa” được đầy đủ, rõ ràng hơn. Chúng tôi vô cùng đội ơn và cảm kích.
Kính chúc Quý vị thân tâm thường an lạc, đạo quả sớm viên thành để hy vọng có mặt trong ngày Long Hoa Đại Hội, hầu diện kiến Đức Tôn Sư vô vàn yêu kính./.
Nam mô A Di Đà Phật !

3-Tận Thế và Hội Long Hoa Xảy Ra Như Thế Nào?

27 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 24885)
3-Tận Thế và Hội Long Hoa Xảy Ra Như Thế Nào?



Ông Thanh-Sĩ có viết
Tận-Thế bằng cách nào?

Đó là một cuộc lọc lừa lớn lao và kỳ-diệu của Đức Ngọc-Đế mà với trí phàm con người khó thể nghỉ bàn được vì nó sẽ làm thay đổi được tất cả vạn-vật một cách mầu-nhiệm và chớp nhoáng. Sau một cuộc lở đất long trời tối tăm mù-mịt, người đứng cách nhau trong gan tấc không thấy, tiếng cây ngã đá xiêu quên nghe và có những lời khóc than kêu cứu thảm thiết mà không ai làm sao đỡ-gạc cho nhau được. Trong lúc đó hốt nhiên những cái cũ-kỹ, những cái trái ngược đạo-lý, những cái đảo lộn nhân-tâm và những điều không được tương-ứng với cơ tạo-hóa bên trong cũng như bên ngoài, con người thảy thảy đều bị tận-diệt hết cả.
Về bên ngoài của con người:
 Những loại thuộc về khoáng-vật như đao, kiếm, súng óng, bom đạn v.v…
 Những loại thuộc về thực-vật như cây có gai, cây có chất hôi, chất độc và cây vô-dụng vô ích v.v…
 Những loại thuộc bề động-vật như rắn, rít, sói,lang, beo, gấu, trâu, bò, mèo, chó v.v…(1)
Nói tóm lại các loại bên ngoài con người bất kỳ thứ nào, dù khoáng-vật, thực-vật hay động-vật cũng vậy, hễ là loại không có ích cho thời đó về sự mát mẻ cũng như về sự cần dùng mà ngược lại còn làm tổn hại cho con người thì bị tiêu-diệt ngay.
Về bên trong của con người:
Nhứt thiết về ngôn- ngữ, tư-tưởng và hành-động bất công bất chánh, không đạo không đức, đê-tiện xấu-xa, càn-ngang thô-lỗ v.v…mà con người có từ trước đến giờ điều bị tiêu-diệt ngay trong lúc biến-thiên ấy.
Tại sao? Vì kẻ đã có những bẩm-tánh và hành-vi tồi-tệ chắc-chắn không được tồn-tại; trái lại người được tồn-tại trong thời đó nhứt-định không có những chỗ xấu xa kia.
Tại sao Đức Ngọc-Đế có quyền tiêu-diệt được cả vạn-vật ở quả địa cầu này? Vẫn được và càng được nhiều hơn nữa trong thời-kỳ mạt-pháp này bởi lẽ Ngài là một vị cầm cán một cơ-quan chưởng-quản cả vạn vật ở cõi ngũ trược-ác thế này, nên chi lúc nào Ngài cũng có quyền chiếu theo công-lý của luật nhân quả báo-ứng mà thưởng phạt vạn vật ở thế-gian. Đây chẳng khác nào một cuộc trừng-thanh của một chánh-phủ.
Tuy nhiên, trước khi đem ra trừng trị vạn-vật mà nhứt là người về những tội lỗi hung hăng giảo-quyệt thì Đức Ngọc-Đế cùng Đức Phật đồng ý cho các vị Thinh-văn, Duyên-Giác, La-Hán, Bồ-Tát và các bực Thần, Tiên gấp rút lâm phàm cùng một khẩu-hiệu cùng một giáo-pháp (song có nhiều thể-thức khác nhau, ấy là tùy theo căn cơ và địa vực) để dạy dổ kêu réo những người có thiện-căn, có âm-đức mau mau hồi đầu thức tỉnh lánh dữ về lành hầu có nhờ sự ủng-hộ của các đáng Tiên, Phật, Thánh, Thần để tránh khỏi cơ tận-diệt tới đây. Đồng thời các vì thiêng-liêng ấy cho người đời biết trước Hội Long-Hoa sẽ mở tại thế-gian ở miền Nam nước Việt.
Hội Long-Hoa như thế nào?
Long-Hoa là một hội chọn lựa những phần-tử ưu-tú có đạo-đức chơn chánh, có hiếu hạnh đầy đủ, có trung-nghĩa vẹn toàn, nói tóm lại là những người tâm tánh trong sạch hiền lương để lập lại cõi đời an-lạc công bằng ở thời-kỳ Thượng-Ngươn.
Trong khoản kế cận Hội Long-Hoa, tất cả loài người loài vật cho đến thảo-mộc côn-trùng trên thế-gian đều ở trong cảnh giết hại tàn-phá và đau đớn hơn hết là con người đua nhau nồi da xáo thịt gây nên nạn đói đau thê-thảm.
Đến ngày Hội Long-Hoa sẽ có nhiều việc nhiệm mầu không thể tưởng-tượng được, nào là hai phái tà-giáo và chánh-giáo đua nhau trổ tài đấu phép làm kinh thiên động địa, nào là loài người và loài thú sát-hại nhau làm thần sầu quỉ khóc. Trong cảnh ấy, hai phái chánh-giáo và tà-giáo xô nhau đến cảnh giết chóc xương chồng tợ núi, máu chảy thành sông mà chung qui phái chánh-giáo được trọn thắng, nhờ bí-pháp của Đức Phật phù trợ. Còn những loại thú dữ do phép mầu của Thần Tiên hóa hiện để sát phạt loài người có lòng ác độc, tuy mang lốt người mà chẳng chút giống người, chỉ biết khu danh trục lợi ích-kỷ tổn-nhân, nói tóm lại là lòng của họ như thú-vật nên bị thú-vật giết hại đúng theo phản-lực nhân-quả. Sau khi trừ xong những hạng ác-nhân thì các vị Thần Tiên thâu phép mầu lại và các loại thú dữ không còn nữa.
Đến đây là lúc các vị Tiên, Phật, Thánh, Thần đồng giáng phàm để tùy theo nhân duyên mà cứu độ nghĩa là người có duyên với Phật thì được Phật rước về cõi Phật, có duyên với Tiên thì được Tiên rước về cõi Tiên còn những người vào bảng Phong-Thần thì làm Thần, những người kém đức-hạnh hơn mấy hạng nói trên thì ở lại làm dân hoặc làm quan phò Chúa Thánh.
Có một điều lạ nhứt là phần nhiều và có thể nói và gần hết các vị cựu thần trung-quân ái-quốc của Việt-Nam từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần trở lại đây đều tái kiếp.
Trong cảnh tà chánh phân-tranh nhân-vật cấu xé đó, Đức Di-Lặc ra đời lập Hội Long-hoa có cả chúng-sanh của ba ngàn thế-giới tham thính như Thính-Văn, Duyên-Giáo, La-Hán , Bồ-Tát, chư Tiên, chư Thần, Trời, người, rồng, hổ, điểu v.v… đều xoay quanh bửu tòa của Ngài để nghe những lời vi-diệu nhiệm-mầu chưa từng có. Ngài sẽ thống nhứt tất cả kinh luật lại làm một khiến cho tất cả chúng-sanh không còn sự tranh-chấp câu-nệ đạo này chánh đạo kia tà. Ngài là vị thứ năm trong năm vị Phật hiền-hiếp. Vào thời-kỳ mạt-phát này đến lượt Ngài ra đời kế truyền chánh-pháp của Đức Thích-Ca bởi sau khi Đức Thích-Ca diệt-độ đến nay đã hơn 2500 năm (2515 năm theo Phật-lịch), lời di-giáo, bị sai lạc tinh-lý vì bị truyền qua dịch lại nhiều lần. Càng nhờ Ngài mà nhân-loại sẽ được một thế-giới trang-nghiêm, thanh-lịch, an lạc phi-thường. Đường đi như lót cẩm-thạch, cỏ tợ nệm bông. Người đẹp như Tiên không làm có ăn, không may có mặc, cư xử nhau rất nên hiền-hòa lịch sự. Với mỹ-lệ ấy, con người lại có cái đặt-biệt là không cánh mà bay, sống lâu muôn tuổi, tri-hóa thông-minh một cách dị-thường. Vì phần nhiều là người thượng-cổ tái-kiếp nên phong-tục tập-quán được giữ gìn nghiêm minh liêm-khiết.
Đây là nói ngay ở sứ Việt-Nam. Sở-dĩ nước Việt-Nam được cái diễm- phúc như nói trên là bởi các vì vua chúa cho đến quan dân Việt-Nam vào đời Đinh, Lê, Lý, Trần trở lại đây phần nhiều đều qui-ngưỡng về Phật đạo và Nho-đạo một cách thâm-thiết. Trong đó có một vì vua phát nguyện sau khi thành đạo sẽ trở lại chủ-trì nền đạo và phong-tục Việt-Nam. Nhờ công-quả và công-đức ấy mới khiến thay đổi được địa vị của nước Việt-Nam vậy.
Còn nước Việt-Nam sẽ trở thành địa-điểm trung-ương của đời Thượng-Nguơn là vì tuần-tự theo định-luật tuần-hoàn của cơ tạo-hóa.

Long-kiến, ngày 20-10-52.

(1) Sở-dĩ không có loại con trâu bò là vì đến thời Thượng-Nguơn khỏi cày cấy, ngoài đồng tự-nhiên có lúa mọc sẵn, mổi khi đến kỳ lúa chín thì nó tự lăn vào nhà khỏi cần phỉa gặt hái. Còn không có chó mèo bởi trong nhà không có chuột bọ và không có trộm cắp.


Thích
Bình luậnChia sẻ
Bình 

Núi Cấm ngày “trời long, đá lở”

Cho đến cuối giờ chiều hôm qua (6/5), hiện trường vụ lở núi kinh hoàng tại khu vực vồ Cứu Nạn ở núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vào sáng 5/5 làm 6 người thiệt mạng và 2 người bị thương vẫn chưa được dọn dẹp xong. 
>>Đắng lòng vụ lở đá làm 6 người chết 
>>Đá khổng lồ lăn trúng xe khách, 6 người thiệt mạng

Núi Cấm ngày “trời long, đá lở”
Toàn cảnh điểm sạt lở đè bẹp xe bị nạn tại vồ Cứu Nạn (núi Cấm).
Tang tóc...

Hai giờ sau khi vụ tai nạn xảy ra, chúng tôi có mặt tại khu vực vồ Cứu Nạn. Vẫn còn những tiếng gào thét, khóc nấc... Ông Chau Kanh - một người dân địa phương - mặt biến sắc, cử chỉ hoảng loạn. Ông vẫn chưa hoàn hồn sau những gì chứng kiến: “Đang thăm rẫy dưới triền núi, bỗng tôi nghe tiếng nổ chát chúa, sau đó đất đá từ đỉnh núi cao hàng trăm mét đổ ập xuống dồn dập..., liền theo đó phụt lên cột khói cuồn cuộn rồi quăng đất đá mù mịt cả góc núi”. Khi leo lên đến mặt đường, ông thấy chiếc Honda của mình dựng bên lề đường đã bẹp gí như đống
sắt vụn.

“Lúc nhìn qua phía chiếc xe chở khách của Cty lữ hành An Giang, tôi như chết đứng... Chiếc xe thì nát nhừ, còn hành khách bên trong thì đầm đìa máu me, người đứt tay, người lòi ruột...” - ông Kanh kể.

Nắng lên cao, không gian xung quanh trở nên ngột ngạt với mùi của máu quyện với mùi từ những mảnh vụn của tử thi nằm lẫn trong hốc đá. Đứng cạnh bên chúng tôi, bà Trần Thị Thu - thân nhân của những nạn nhân xấu số, vừa đến từ huyện Châu Thành (Tiền Giang) - lặng đi như một người mất hồn. Chỉ trong mấy phút đồng hồ ít ỏi, bà một lúc mất đi 5 người thân gồm con, rể, cháu. Mãi một lúc rất lâu, chúng tôi mới nghe bà nói, giọng tức tưởi: “Tôi không thiết sống nữa. Phải chi hôm qua tôi đi chung theo đoàn để... cùng chết chung với họ”. Dù rất muốn hỏi bà Thu chuyện gia đình các nạn nhân, nhưng nghe bà nói vậy, chúng tôi không đành hỏi thêm gì nữa...
Nét thất thần của bà Trần Thị Thu - người thân của các nạn nhân.

Mãi đến khi đi hơn 50km ra tận Châu Đốc vào Bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang, gặp anh Nguyễn Văn Đủ - người may mắn thoát chết trong trận lở núi - chúng tôi mới được biết thêm về hoàn cảnh của gia đình bất hạnh này. Anh Đủ kể: “Thằng Nhẹ để lại 1 vợ, 3 con nheo nhóc, đứa lớn mới học lớp 3; còn thằng Linh vừa cưới vợ được 4 ngày”.

Chúng tôi lặng đi với ý nghĩ: Rồi đây những người mẹ, người vợ biết trông cậy vào đâu trong suốt quãng đời còn lại, những đứa trẻ biết nương tựa vào ai để thẳng bước vào đời. Chúng tôi bỗng thắt lòng lại khi biết được có nạn nhân đã vĩnh viễn không thể có được cảm giác về hạnh phúc lứa đôi. “Gia đình vừa định cưới vợ cho Tâm, nhưng giờ thì nó sẽ không bao giờ đón nhận được hạnh phúc này” - anh Trương Hoàng Hiếu - anh ruột Trương Hoài Tâm, một trong những nạn nhân của vụ lở núi - rớm nước mắt kể.

Điều bất ngờ đã được… cảnh báo(!?)

Đến 13h cùng ngày, việc xeo đá tìm kiếm xác và đưa thi thể các nạn nhân về quê an táng sau khi đã tổ chức nghi lễ cầu siêu, tẩm liệm đúng theo nghi thức truyền thống đã cơ bản hoàn thành. Trước mắt, UBND huyện Tịnh Biên, Cty CP phát triển du lịch An Giang hỗ trợ cho mỗi trường hợp tử vong 14 triệu đồng. Tuy nhiên, do thiếu “nhạc trưởng” tổ chức công tác khắc phục nên mãi đến 17h cùng ngày, trước bức xúc việc đi lại của người dân và khách hành hương, hiện trường vụ lở núi mới tạm thời thu dọn được một phần đường đủ cho xe môtô lên xuống núi Cấm. Những tảng đá hàng trăm tấn vẫn nằm ngổn ngang chắn ngang tuyến đường độc đạo và toạ lạc tại các vị trí nguy hiểm cho cả người qua lại và cả người dân sinh sống dưới triền núi.
Do thiếu người chỉ huy, nên mãi đến 17h cùng ngày mới tạm thời mở được lối đi hẹp đủ cho xe môtô qua.

“Đây là một tai nạn hy hữu và bất ngờ, không ai mong muốn” - ông Lê Minh Hưng - Tổng Giám đốc Cty CP phát triển du lịch An Giang, có mặt rất sớm tại hiện trường - nói. Theo ông Hưng, trong cái rủi có cái may: “May là giờ này khách hành hương lên xuống núi còn thưa, nếu xảy ra vào giữa trưa, hậu quả sẽ khó lường”.

Còn ông Ngô Hồng Yến - Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên - cho biết, khi làm đường thì đơn vị thi công cũng như cơ quan thiết kế đã lường hết khả năng về đá vách núi ven đường..., nên quá trình thi công đã có xử lý tất cả các hòn đá loi choi bám theo vách núi. Tuy nhiên, theo nhiều người dân sống lâu năm ở núi Cấm, sạt lở núi lần này hoàn toàn nằm trong dự báo.

Ông Phạm Trác - chủ nhà trọ Hoa Lan trên núi Cấm - cho biết: “Điểm sạt lở xảy ra tại vị trí xung yếu và đã được nhiều người tìm cách cảnh báo trong thời gian qua, tiếc là chưa nhận được sự ghi nhận thoả đáng”. Với kinh nghiệm của người dân, ông Trác lý giải, vị trí sạt lở là thung lũng chạy dài từ đỉnh núi xuống tận mé đường. Vì vậy vào mùa mưa, nước từ nhiều nơi đổ dồn về nên thường tạo ra nạn sạt lở núi. 
Cận cảnh chiếc xe sau khi bị nạn.

Có mặt tại hiện trường, Trưởng phòng Khoáng sản, Sở TNMT tỉnh An Giang - ông Tô Hoàng Môn - xác nhận: “Sau thời điểm hoàn thành đưa vào sử dụng (năm 2007) đến nay, đường dẫn lên đỉnh núi Cấm chưa một lần được kiểm tra đúng nghĩa để xác định độ an toàn vách đá ven đường. Có nhiều nguyên nhân, như nguồn nhân lực tại chỗ không đủ năng lực thực hiện, kinh phí thuê mướn khảo sát này khá cao..., nhưng quan trọng hơn hết là chưa có sự quan tâm đúng mức”.

Để có thông tin đa chiều hơn, chúng tôi quay về Long Xuyên, “gõ cửa” nhà riêng Phó GĐ Sở TNMT tỉnh An Giang - ThS Trần Anh Thư - ngay trong ngày nghỉ. “Trong ngày thứ hai (7.5), chúng tôi sẽ có những nhận định chính thức” - ông Thư thận trọng. Theo ThS Thư, việc xây dựng đường lên núi Cấm trong thời gian qua chưa đảm bảo các yêu cầu bắt buộc của khoa học đảm bảo an toàn cho việc thiết kế đường trên núi: Một trong những kỹ thuật bắt buộc khi thi công đường trên núi là không để vách núi thấp hơn 75 độ và độ cao của vách đá không được vượt quá 10m. Nghĩa là đối với vách núi cao hàng trăm mét như núi Cấm phải cắt tầng nhiều lần. Đồng thời “gọt” vách núi để mái chân đảm bảo an toàn trước khi áp dụng các kỹ thuật xử lý làm “cứng” phần vách núi.
Tẩm liệm và tổ chức nghi lễ cổ truyền cho các nạn nhân ngay tại hiện trường trước khi đưa về quê an táng.

... Đến 18h cùng ngày, mãi đến khi một thành viên của đội xe lữ hành tìm thấy và đưa một phần bộ óc và lưỡi của nạn nhân Tâm trong mớ hỗn độn đất, đá kịp trở lại để gia đình làm lễ, chúng tôi mới xuống núi. Rời hiện trường, câu chuyện về vụ lở núi kinh hoàng chưa kịp lắng đi, chúng tôi lại cảm thấy lo về vấn đề an toàn trong du lịch núi ở An Giang. Từ nhiều năm qua, không chỉ có núi Cấm, tỉnh An Giang còn đưa hàng loạt núi tự nhiên trên địa bàn vào khai thác du lịch như núi Két, núi Tô, núi Sam, núi Ba Thê, đồi Tức Dụp... với mỗi năm đón nhận hàng triệu lượt khách hành hương. Từ hậu quả nhãn tiền của vụ núi Cấm, nếu ngay từ bây giờ, các cấp chính quyền tỉnh An Giang không có sự quan tâm đầu tư đồng bộ về an toàn thì không ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có thêm một vụ “núi Cấm” nữa trong nay mai...
Có 6 người chết gồm: Tài xế điều khiển xe lữ hành BKS 67M - 1065 Trương Hoàng Tâm (30 tuổi, ngụ ấp Thiên Tuế, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), Võ Hoàng Phương (SN 1971), Võ Văn Nhẹ (SN 1980), Võ Văn Linh (SN 1981), Trần Văn Lèo (SN 1980), Nguyễn Văn Ngà (SN 1952) - cùng ngụ huyện Châu Thành và thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 2 nạn nhân bị thương nặng, đang được cấp cứu là Nguyễn Văn Đủ và Phạm Minh Tâm - cùng ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Theo Lục Tùng
Lao Động


NĂM NON, BẢY NÚI Ở MIỀN TÂY NAM BỘ
Trần Thế Vinh

Năm non, bảy núi… Chỉ những địa danh mang tính tiêu biểu nhất, thật ra trong quần thể núi ở Thất Sơn, nằm trong bốn huyện thị như Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và Châu Đốc của An Giang, với gần 40 hòn núi lớn nhỏ. Một quần thể núi có một không hai ở đồng bằng Nam Bộ, mà thiên nhiên ban tặng. Khách tham quan du lịch và người hành hương thường biết nhiều về một núi Sam - có miếu Bà Chúa Xứ, về một núi Cấm có chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh hay một đồi Tức Dụp 2 triệu đôla… hoặc là một núi Ba Thê với nền văn hóa Óc Eo v.v…
Có lẽ, quần thể núi có địa danh Thất Sơn là một kỳ bí ở miền Tây Nam Bộ này vì núi trong vùng trũng của đồng bằng – núi không cao như ở miền Trung, Tây Nguyên,Tây Bắc, nhưng rất đặc thù, chính là nóc nhà của đồng bằng Sông Cửu Long. Cách đây hơn 50 năm (năm 1955), Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu đã dày công sưu khảo và viết nên tập “Thất Sơn mầu nhiệm” có đoạn: “… dãy Thất Sơn huyền diệu hiển linh, nhiệm mầu kỳ bí, vùng hoa - địa của nước Việt Nam, bởi đó là nơi tích tụ tinh hoa của Đất - Nước. Đến cái việc đặt dấu chơn trên Thất Sơn thì có biết bao nhiêu người vẫn chưa được dịp..”
            I - NĂM NON Ở ĐÂU?
Cũng theo Nguyễn Văn Hầu – Năm non là 5 ngọn vồ tiêu biểu trong hàng chục ngọn vồ, hang động… trên núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), thuộc địa phận huyện Tịnh Biên (vách phía đông), và huyện Tri Tôn (vách phía tây), có độ cao vượt trội và nhiều kỳ tích.
1 - Vồ Bồ Hong, vồ cao nhất Núi Cấm, cũng là nóc nhà cao nhất Thất Sơn .Tục rằng, ngày xưa ít ai lên được nên loại bồ hong sinh nở dày đặc tại vồ này, nằm trên độ cao 716 mét, góc phía Tây của núi. Ngày nay, trên đỉnh đã hình thành ấp, dân cư trên một trăm nóc gia. Và từ đó chợ, nhà trọ, quán nước và Trạm truyền hình phát lại của VTV… hình thành. Chợ nhóm cả ngày lẫn đêm với nhiều thức ăn cả chay lẫn mặn. Nhớ cách đây vài năm, cùng với nhóm nhà văn, nhà thơ Tp.Hồ Chí Minh đi du ngoạn thực tế, ở lại đêm trên vồ, mướn ngủ trọ mỗi người ba ngàn đồng được miễn phí một thùng nước để tắm, mùng chiếu và cái võng… tùy thích ngủ sao cũng được miễn là ăn uống tại quán chủ trọ. Nhà thơ Chim Trắng, nguyên Tổng biên tập Tuần báo Văn Nghệ TPHCM chưng hửng, buột miệng: ”Nhà trọ xứ ta cũng có nơi bình dân đến vậy sao?!“… Đêm, và nhất là buổi sáng mùa mưa mây mù, tuyết rơi trắng xóa vây phủ, ta có cảm giác rất khoái lạc giữa cảnh tiên bồng… Lên vồ Bồ Hong, sẽ được nhìn ra bốn phương, tám hướng, mây núi ngút ngàn cùng với ruộng, núi chập chùng thấp dưới chân ta.
2 - Vồ Đầu, chếch về phía Tây Bắc của núi, cao 584 mét – Tục truyền rằng , do người đầu tiên lên đây đặt. Lên vồ ta sẽ nhìn xa, rộng về đất bạn Campuchia, gặp núi Tà Lơn (núi Tượng Lăng) nằm trên 2 tỉnh Tà Keo và Cam Bốt, phía dưới là đồng ruộng, cụm núi Tượng, Phú Cường và ngược ra Núi Sam, Châu Đốc rất thơ mộng. Nhìn lại phía Đông thấy chùa Vạn Linh như một bức tranh thủy mạc, cạnh đó là tượng Phật Di Lặc cao 36 mét, mới được xây dựng đang tươi cười, thư thái trên mảng rừng xanh chập chùng.
3 - Vồ Bà, cao 579 mét về phía Nam, nơi đây có Điện rộng nằm trong hang đá và thờ Bà Chúa Xứ- Còn có người gọi là vồ Bà Phnom Barech – người hành hương đến để cúng Bà, xin ân đức trong cuộc sống và làm ăn.
4 - Vồ Ong Bướm, người xưa kể nơi đây ngày xưa có Ong Bướm, Ong Vôi về ở nên có tên này, nằm phía Bắc cao 480 mét.
5 - Vồ Thiên Tuế, còn có tên là vồ Phnom Prapéal - trên vồ này có hàng trăm cây thiên tuế lớn nhỏ từ bao đời nay, hiện chính quyền địa phương đặt ấp Thiên Tuế, gần bốn chục hộ dân sinh sống, nằm phía Đông của núi…
Ngoài ra, còn nhiều vồ, điện, suối khác như điện Rau Tần - vì nhiều loại rau ở đây mọc quanh năm, trong đó rau tần chiếm đa số, hay suối Thanh Long… Nhớ soạn giả Trọng Nguyễn sau giải phóng có bài ca cổ ca ngợi gái Bảy Núi anh hùng yêu trai Đất Mũi, có đoạn ông viết: …"Qua Điện Rau Tần thơm bửa canh chua, ơi Bảy Núi quê em từ Cô Tô đến đồi Tức Dụp"…
II - BẢY NÚI GỒM NHỮNG NÚI NÀO?
1 - Quần thể Thất Sơn, không chỉ kỳ bí về địa danh, thắng cảnh mà còn mang dấu ấn về huyền thoại tâm linh, đậm nét từ các lễ hội chùa miếu quanh năm, những kỳ tích anh hùng trong nhiều thời kỳ chiến tranh chống xâm lược. Cửa ngõ của Thất Sơn có lẽ là núi Sam, dù không nằm trong danh mục Bảy Núi, cao 228 mét, chu vi trên 5200 mét, gắn với núi Sam có miếu Bà Chúa Xứ với lễ hội cao điểm vào 23,24/4 âl hằng năm là một nơi thu hút du khách nhất nhì trong nước. Lần sâu vào là cảnh vật, núi non của Núi Cấm - Thiên Cấm Sơn, cao nhất và đứng hàng đầu tiên Thất Sơn, vách phía Đông và Bắc thuộc Tịnh Biên, phía Tây và Nam là Tri Tôn, độ cao 716 mét, dài 7.500 mét, rộng hơn 6.800 mét. Tục truyền, núi Trời Cấm là vì lúc Nguyễn Ánh (vua Gia Long) khi xưa thất trận, bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc lên núi này ẩn náu. Để tránh bị lộ nên các quan cấm không cho người dân lên đây, viện cớ có nhiều yêu tinh, thú dữ, từ đó mà có tên núi Cấm -Thiên Cấm Sơn, núi lớn và cao nhất trong danh mục Thất Sơn.
2 - Núi Dài - Ngọa Long Sơn, cao 580 mét, dài nhất trong Bảy Núi, trên 8.000mét, nằm dọc theo tỉnh lộ 955B thuộc 4 xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì của Tri Tôn, rộng trên 4.500 mét, núi dài nên có tên Ngọa Long (Rồng nằm). Có những địa danh bất diệt như Ô Tà Sóc (suối Ông Sóc – theo tiếng Khmer là Tà) nơi tỉnh ủy An Giang làm căn cứ suốt trong nhiều năm, nhiều lần trong thời kỳ chống Mỹ, có nhiều vồ, hang, lò ảng… như vồ 400, vồ Cỏ Sả (Vồ cao nhất), bụng ông Địa, đặc biệt là đồi Ma Thiên Lãnh, nơi có hang rộng chứa hàng chục người, năm 1969 một tiểu đội tiền tiêu của Đoàn 61, chủ lực miền, đóng chặn cửa vào căn cứ Ô Tà Sóc, bị máy bay địch ném bom 500 ký làm sập miệng hang, 7 người chiến sĩ kẹt trong ấy, lúc đầu đơn vị tiếp lương thực vào bằng cách thụt ống tre, đưa cơm cháo, thức ăn… nhưng mấy ngày sau vì địch tập trung càn quét liên tục, đơn vị phải di chuyển về U Minh, nên chia tay với các anh, sự hy sinh dũng cảm ấy đã hơn ba mươi năm qua, nhưng như còn là một nỗi đau quặn thắt từng ngày trong lòng mọi người dân địa phương. Để ghi nhớ các anh, và giữ yên chỗ các anh nằm lại mãi mãi. Ngày kỷ niệm 27/7/1997 ngành thương binh xã hội tỉnh An Giang, cùng địa phương xã Lương Phi, huyện Tri Tôn mở đường lên chót đồi này xây dựng bia tưởng niệm các anh. Thời gian qua có biết bao du khách về nguồn đều lên để cúng viếng các liệt sĩ vô danh ấy. Nhiều áng văn chương, thơ ca, nhạc cổ ca ngợi về sự hy sinh ấy, như: …"Hãy ngồi thêm chút nữa bạn ơi/ Nhang sắp tàn, thắp thêm tuần nhang nữa/ Đồi rộng quá, làn khói thì bé nhỏ/ Gió có đưa vào chỗ các anh nằm"… -(Thơ Nguyễn Thị Trà Giang). Trong quần thể của căn cứ Ô Tà Sóc có trên mười địa danh khác nằm trong lò ảng từ chân suối lên gần đỉnh như đội Bảo Vệ, hang Quân Y, Dân Y, hang Tuyên Huấn, Điện đài, Phụ Nữ, Cơ Yếu… và điện Trời Gầm làm văn phòng, hội trường Tỉnh ủy chứa gần cả trăm người ăn ở, sinh hoạt – Là đỉnh cao căn cứ, nằm trải dài theo lòng suối thiên nhiên, hang động kỳ bí, quanh co uốn khúc theo lò ảng hơn 1.000 mét từ chân núi lên, nếu ai đã có nép mình vào địa đạo Củ Chi, thì đây là địa đạo thứ hai vậy.
3 - Núi Cô Tô - Phụng Hoàng Sơn, thuộc xã Núi Tô, Tri Tôn, núi ngày xưa là núi của chim Phụng , có rất nhiều loại về đây trú ngụ, dáng núi đẹp cũng mang hình chim phụng, có cái đuôi - gọi là đồi gắn liền về phía Tây, nổi danh là đồi Tức Dụp (Tức Chóp - nước quanh năm, nghĩa theo tiếng Khmer), ngày nay có tên là ngọn đồi 2 triệu đô la vì bọn Mỹ, ngụy và chư hầu đã đánh vào ngọn đồi trong suốt thời gian 128 ngày đêm, nhưng không chiếm được căn cứ của huyện Tri Tôn lúc bấy giờ, chúng tuyên bố đã chi phí quân sự vào đây tương đương 2 triệu đôla. Núi Cô Tô cao 614 mét, dài 5.800mét, rộng 3.700mét. Vách phía Đông Bắc ngửa mặt về thị trấn Tri Tôn (Xà Tón ngày xưa), núi có nhiều danh lam thắng cảnh như Mũi Hải, Tam Cấp, Vồ Hội, Sân Tiên, Pháo đài… Bước vào chân núi là hồ Xoài So (Xoài trắng, nghĩa theo tiếng Khmer) là khu du lịch sinh thái bậc nhất của huyện hiện nay đang xúc tiến đầu tư, có suối nuớc long lanh những mạc vàng óng ánh, nên tục gọi là Suối Vàng… Sắp sửa có con đường từ đây nối qua Tức Dụp, để ta vào nghỉ chân trong hang Tuyên Huấn của Tỉnh ủy An Giang những năm chiến tranh, hang rộng, có nước chảy róc rách, chứa trên 50 người cho một buổi họp mặt, liên hoan… Rồi qua Khu du lịch Tức Dụp, ngắm cảnh núi đá lộ thiên, leo lên ngọn của hòn non bộ khổng lồ trên độ cao gần 200 mét, rộng trên 3.000 mét nhưng toàn là đá chất chồng lên đá. Hay tuột xuống lò ảng như vào một cõi âm nào đó, ta cùng những người du kích năm xưa vạch bản đồ, chỉ ra ngõ ngách để tìm diệt địch, giữ lại lời thề quyết tử cho đồi không vào tay bọn Mỹ - suốt 128 ngày đêm bám trụ – Thiên bi hùng còn mãi với thơ ca: …"Ngủ đêm trên đồi Tức Dụp/ Đá thở, nhịp thở vào ra/ Khắc tim in hình mỏm đá/ Qua đêm thức mọi giấc lòng… (thơ - Trần Thế Vinh).- Những anh hùng ấy bất diệt cùng với tên ngọn đồi mà Mỹ phải trả giá đến 2 triệu đô la.
4 - Núi Dài Nhỏ - Ngũ Hồ Sơn, ngọn núi cao thứ tư trong Bảy Núi, với 265 mét, chu vi 8.751 mét, có 5 giếng nước trên núi, nên còn gọi Ngũ hồ, thuộc thị trấn Nhà Bàng, vách phía Tây và Đông địa phận xã An Phú, Văn Giáo của Tịnh Biên. Núi hiểm trở, vườn cây trái quanh năm. Ngày nay, nếu muốn len sâu vào tìm một cuộc du sơn yên tĩnh, trầm cảm với thiên nhiên, ta vào con đường cát quanh co hơn 3 cây số sẽ được chủ trang trại ổi – ông Bảy Thìn - ân cần đón tiếp. Cây trái như ổi, xoài, bưởi, mận, sầu riêng, thanh long… đều có đủ theo mùa.
5 - Núi Két - Anh Vũ Sơn, ngọn núi cao 225 mét, dài và rộng trên 1.100mét, hình khối tròn, có phiến đá dựng hình đầu một con két khổng lồ nằm đưa ra vách phía tây – nên có tên khác là Anh Vũ. Núi dựng phía đông thị trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên, dọc theo triền dốc lên vách núi để vào núi Cấm, Tri Tôn, có nhiều cảnh đẹp như vừơn xoài mát rượi, thoai thoải theo trục đường có nghĩa trang uy nghi, trầm mặc, nơi yên nghỉ của những liệt sĩ, anh hùng hy sinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam, và đi làm nghĩa vụ quốc tế. Cạnh bên là tượng chiến sĩ thổi kèn, biểu tượng người du kích Thới Sơn anh hùng hơn 30 năm trước đây, còn hừng hực nét kiêu hùng sau giờ chiến thắng.
6 - Núi Tượng - Liên Hoa Sơn, núi cao 145 mét, dài hơn 600 mét và rộng 400 mét, nằm trọn địa phận thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn. Vách phía Tây, giáp mặt với kinh Vĩnh Tế, do ông Thoại Ngọc Hầu đào những năm hai mươi, thế kỷ l9, xa hơn là núi Trái Tim, núi Thum Đưng, thuộc huyện Kirivong của nước bạn Campuchia - có dáng đầu con voi (tượng) nhô ra, leo lên là thắng cảnh đỉnh Hoàng San của núi Tượng, ta sẽ ngắm trọn quang cảnh chung quanh, nhất là nhìn xuống đồng xanh bát ngát, có trái núi nhỏ nhô lên trong mùa nước nổi, gọi là núi Nước. Vách phía Đông, chợ búa xôn xao, với cảnh hồi sinh một thị trấn trẻ. Cặp vách núi là khu di tích căm thù có nhà mồ tập thể, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt nạn nhân bị bọn PônPốt - IêngSaRy thảm sát năm 1978. Hai cảnh chùa hai đầu là Phi Lai, Tam Bửu với kiến trúc cổ, đậm nét của tôn giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do Ngô Lợi, tức Bổn Sư sáng lập từ năm 1868 đến nay.
7 - Núi Nước - Thủy Đài Sơn, núi nhỏ nhất trong danh sách Thất Sơn, cao chưa được 20 mét, diện tích trên dưới 300m2, cấu trúc đất, và những tảng đá lớn, nhỏ bằng phẳng, như một hòn non bộ nằm trên cánh đồng phía Tây Nam và cách chân núi Tượng khoảng 500 mét - như một hòn lẻ của núi Tượng, nhưng lại có tên trong Bảy Núi - Thủy Đài Sơn, núi nằm dưới nước! Từ núi Tượng ra bằng con đường độc đạo, cửa núi có một kiểng chùa của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa, len qua là những bậc thang của núi, để lên đỉnh - một tảng đá bằng phẳng, cây lâm dồ che rợp mát, đủ để hơn 20 người ngồi sinh hoạt tập thể, ngắm nhìn ra bốn phía ruộng lúa xanh tươi, hưởng trọn không khí trong lành, nhất là vào mùa nước nổi từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm. Núi Tượng và quần thể khu di tích Nhà mồ, chùa Phi Lai, Tam Bửu, đồi Tức Dụp, quần thể căn cứ Ô Tà Sóc - núi Dài đều đã được công nhận di tích cấp quốc gia.
Du ngoạn núi non ở Thất Sơn còn có dịp ta kết hợp xem, tìm hiểu về những phong tục lễ hội văn hóa, thể thao… đặc thù có một không hai của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, đó là hội đua bò Bảy Núi hằng năm vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Hội đua trọn 1 ngày thi thố tài ba của trên 40 đôi bò quy tụ ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành… luân phiên mỗi năm ở một trong hai trường đua: Chùa Tà Miệt (TriTôn), chùa Tha Mít (Tịnh Biên), mỗi năm du khách đến xem từ 15 đến 20 ngàn người. Là một cuộc hẹn đầy hấp dẫn đối với những ai chưa một lần biết đến tính hào hứng và kịch tính của những vòng đua quyết liệt đoạn chung kết, có những đôi bò “bứt rút” với tốc độ vượt qua 80 km/giờ ở giai đoạn 100 mét vòng thả để về đích.
Năm non, bảy núi ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, là một đặc thù, danh lam thắng cảnh, di tích…không phải nơi nào cũng có được. Vùng đất khai mở hơn 250 năm qua, đã gắn liền với địa linh nhân kiệt vùng phía Tây Nam Bộ như Trương Công Định, Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Trung Trực, Mạc Cửu, Phan Văn Trị ,Trần Văn Thành, Ngô Lợi…


An Giang Huyền Bí - Bác Vật Lang thấy gì ở "địa huyệt" Núi Cấm

https://youtu.be/Ww257aH_vDI

#nuicam #angiang

An Giang Huyền Bí - Ông Lê Văn Tốt đi núi cấm thấy "đền vàng điện ngọc"

https://youtu.be/cieDU3us2mY

#angiang #nuicam

An Giang Huyền Bí - Truyện ngắn: Núi Cấm Nổ có ảnh hưởng gì?

https://youtu.be/x1ahdnXW8n8


Không gian đa chiều Số 47 - Vị đạo sĩ cuối cùng trên đỉnh Thất Sơn

https://youtu.be/zzsZYgqcSNM


Lời Nguyền 30 Năm Ở Núi Cấm-An Giang

https://youtu.be/1alMxlxMcPc


An Giang Huyền Bí - RỐN LONG MẠCH Núi Cấm Và Câu Chuyện Huyền Bí


https://youtu.be/RmJJixAA1S8


CHUYỆN LẠ KỲ BÍ CỦA VÙNG NĂM NON BẢY NÚI AN GIANG - Thế Giới Tâm Linh

https://youtu.be/ZZTVl-YUzpU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét