Hoa kỳ trở lại Đông Á/TBD và đem theo đoàn quân thiện chiến về rải rác đồn trú các căn cứ đồng minh Nam Hàn-Nhật Bản-Đài Loan phía bắc -TBD, phía Nam có Australia-Châu Úc. Và liên minh với Ấn Độ- Nhật Bản-Úc Châu tạo thành một thế liên hoàn làm đối tác chiến lược chống Trung Quốc đang lấn chiếm, xâm lược các biển đảo của các đồng minh bạn hàng buôn bán lâu đời với Mỹ trong thời chiến tranh Việt nam.Vì Trung Cộng dám cướp đoạt quyền lợi cũa Mỹ từ tay các đồng minh –bạn hàng buôn bán của Mỹ,khi Hoa Kỳ sa lầy cuộc chiến Trung Đông do Cộng Sản Trung Quốc sắp bày,để rảnh tay thôn tính dầu hỏa và kinh tế Biển Đông.
Hoa Kỳ tuyên bố trở lại Biển Đông Á/TBD là muốn có trách nhiệm với các đồng minh, cùng tiếp tục bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ.Đòi lại quyền tự-do lưu thông hàng hải, giao thương quốc tế bị Trung Quốc ngăn trở, cản ngại.Trung Cộng tự cho là ao nhà ,sân sau của Trung Quốc,và muốn hắt chân Mỹ ra khỏi vùng kinh tế Đông Á/TBD,chỉ còn là thế độc quyền Trung Cộng sau khi Quân Mỹ bị giử chân trong cuộc chiến Trung Đông.
-Thành lập khu vực Tự Do kinh tế xuyên TBD {TPP},Mở lối đi riêng Hoa Kỳ.
Vừa qua, Tổng Thống Barack Obama chọn ngày công du Đông Á/TBD- 11-11- 011- là ngày Toàn Nhất khởi nguyên cho một sự việc… và trở về nhất hoán cho sự toàn thiện của những tâm hồn cao cả và tình thương thánh thiện muốn đem lại một kỹ nguyên thế giới Hòa Bình và Tự-Do cho Đông Á/TBD,Đem lại ổn định hòa hòa bình khu vực Đông Nam Á và giải quyết phục hồi suy thối kinh tế nước Mỹ cùng định hình lại tương lai kinh tế,chính trị, hòa bình thế giới bắt nguồn cũng từ xuát phát khu vực Đông Á/TBD.Vì nó là Tổng Sản Phẩn GDP chiếm 1/3 toàn cầu trong khi kinh tế Châu Âu chỉếm có ¼ sản lượng toàn cầu.Vì TPP là kết quả định hình tương lai tương lai kinh tế và an ninh hòa bình cho khu vục Đông Á lẩn toàn cầu.nên Hoa Kỳ Cho kết hạp thêm nước Chi Lê-Canada…lên dến 21 nước Xuyên TBD tạo thành một lộ trình tự do giao thương hàng hải rộng lớn xuyên khắp TBD mà Trung Cộng không có quyền ngăn cấm là vùng biển sân nhà của Trung Quốc.bao gồm Việt Nam -Philippin-Mã Lai nếu bị Công Sản Trung Quốc khống chế và mua chuộc lật thành ao nhà Trung Cộng. vì thế Mỹ đưa quân 2.500 TQLC vào căn cứ Darwin phía bắc Úc để nâng cao lòng tin dược bảo vệ của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Á/TBD.
Việt Nam là ngòi nổ chậm cho chiến tranh Châu Á .TBD
Trung Cộng hiện thời đang cố bám và giử chặt lấy VNCS không cho tách rời quyền Tự Trị dể có Tự Do-Dân chủ ngả về phía Mỹ,với lý do Việt Nam là Cộng Sản thì Hoàng Sa+Trường Sa cùng vùng lưỡi bò 9 khúc là của Công Sả Trung Quốc không cò chối cải đây là ao nhà-nội bộ Trung Quốc,Hoa kỳ không có quyền gì can thiệp vào Đông Á.TBD do quản lý của Trung Cộng và muốn hắc chân Mỹ ra khỏi Đông Nam Á và nắm trọn vẹn nền Kinh tế khu vực Asean cho dù trước đây Mỹ -Trung có thỏa thuận chia vùng ảnh hưởng Đông Á/TBD.CSVN biết lợi dụng Mâu thuẩn hai bên mà du dây cho sự tồn tại Đãng CS tay sai TQ của mình, và không biết ngày nào tự nổ tung ngồi nổ chính mình trong cuộc chiến Châu Á Thái Bình Dương có mình.
Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, cũng dành một phần bài xã luận của bà nói về Biển Đông mà bà vẫn quen gọi theo kiểu TQ là Biển Nam Trung Hoa, bà nhắc nhở:
“ Dĩ nhiên Biển Đông là vấn đề quá phức tạp cho vị thế của HoaKỳ. Ngoài việc bảo vệtự do hải trình trên vùng biển này, là lợi ích quốc gia duy nhất của Hoa Kỳ,Hoa kỳ không có liên quan mật thiết nào khác trên vùng biển này. Hơn nữa, việc bảo vệ tự do hàng hải trên vùng Biển Đông là lợi ích quốc gia không phải chỉriêng cho Hoa Kỳ mà chung cho các quốc gia có tàu bè hàng hải hàng năm qua lại trên vùng biển này. Hà cớ gì mà người Mỹ lại đi làm việc lẩm cấm “ăn cơm nhà đi vác ngà voi”, nếu không vì lợi ích thứ hai, thứ ba…nào đó của Mỹ trên vùng biển này. Có lẽ cũng vì lâp luân này, vị tiền nhiệm của bà, nguyên ngoại trưởng Henry Kissinger, và chính phủ Mỹ, năm 1974 đã nhấm mắt quay lưng lại, nếu không muốn nói là đồng lõa với Trung quốc trong việc nước này xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Và đúng 34 năm sau, ngày 8-tháng 3-2009, một sự cố khác cũng được lập lại ngay tại vùng biển Hoàng sa, lần này với tàu của Mỹ: Chiếc tàu thắm dò đáy biển của Mỹ, USS IMPECCABLE- bị các tàu của Trung Quốc bao vây hạ nhục. Tổng thống Obama và Ngoại Trưởng Hillary Clinton, vẫn theo truyền thống kinh điển của nền ngoại giao vị lợi nhuận của Mỹ, tiếp tục quay lưng làm ngơ.”{Trích America's Pacific Century.}
Mỹ đưa cả Quốc tế LHQ vào sân chơi Đông Nam Á Châu
Mỹ trở lại Đông Nam Á/TBD với cái muộn màng và lầm lỗi trong chiến tranh Việt nam suốt hơn 36 năm qua để sống chung hòa bình; phát triển kinh tế cùng Trung Quốc Cộng Sản.Và Trung Cộng đã ăn sâu cội rể vào nền kinh tế Châu Á-Asean: “Mạnh được yếu thua” của nền kinh tế Quốc Doanh Việt Nam,theo định hướng XHCN/Trung Cộng, len lỏi vào nội bộ nền kinh tế thị trường Tự-Do của khối Asean và sau cùng hô hào thành lập thị trường Quốc Doanh nắm trọn quyền lực kinh tế khu vực khối Asean cũa các nước Cộng Sản theo Trung Quốc và cùng đi vào nền kinh tế “Định Hướng XHCN”Cộng Sản khống chế và đối đầu vo8i1 nền kinh tế Thị Trường Tự Do Xuyên TBD-TPP- do Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa khởi Xướng ,thành lập 11-11-011 khi trở lại Đông Á/TBD Và mang theo cả sức mạnh ,trách nhiệm của của Tổ chức Quốc Tế LHQ vào sân chơi đối đầu với Trung Cộng tạo thành cuộc chiến mậu dịch tự do hàng hải phải quốc tế hóa Biển Đông Á/TBD của LHQ.
Đây cũng là nơi thử thách,thể hiện vai trò lãnh đạo trách nhiệm và quyền lực cũa LHQ được các nước-toàn cầu- tín nhiệm giao phó trọng trách an ninh hòa bình thế giới mà bấy lâu nay người ta nghi ngờ tính thiên vị,bất lực của LHQ về vấn nạn Cộng Sản trong chiến tranh Việt Nam do Mỹ phát động vì mục đích an ninh hòa bình thế giới.Và cuối cùng quyên lãng một đạo quân Tự-Do vì An Ninh Hòa Bình cho thế giới đó là QL.VNCH của Miềm Nam /VN bị Cộng Sản Quốc Tế vi phạm trắng trợn ,thô bạo chiếm đóng Miềm Nam VNCH của Quân Cộng Sản Bắc Việt do Nga-tàu Cộng Sản Quốc tế chiếm đoạt VN.
Liên Hiệp Quốc là một cơ quan quyền lực quốc tế không có thực quyền! và hành xử theo quyền lực của ngũ cường Anh-Pháp-Mỹ-Nga-Tàu bằng quỷ đóng góp tài trợ và bị khống chế thực quyền giao phó trách nhiệm của LHQ .Cơ chế tổ chức và khả năng hoạt động không đáp ứng nổi nhu cầu giải quyết khó khăn của thành viên các nước nhỏ như VNCH trước năm 1975 được 156 nước công nhận vào LHQ, và sau chiến tranh bị thất bại vì Ý Thức Hệ Quốc Tế Cộng Sản,VNCH bị truất ghế và bị thủ tiêu một nền Cộng Hòa tự Do Miền Nam VN trong Hội Đồng Bảo An LHQ,bị thay thế ghế cho CSVN do áp lực của Trung Cộng và sự đồng lỏa của Hao Kỳ là 2 cường quốc quyền lực bậc nhất trong ngũ cường:Nga –Trung-Anh –Pháp-Mỹ nắm trọn quyền sinh sát trong cơ cấu tổ chức LHQ và họ đã giết chết một nền Cộng hòa Tự Do của Miến nam VNCH.
LHQ thật sự không có thực quyền ,chỉ là công sai cho ngũ cường sai kiến và bị lôi kéo vào tranh chấp Biển Đông Á,thì liệu LHQ có làm đựợc điều gì theo chức năng mang lại sự công bằng trả lại Tự Do Dân Chủ cho Người Việt Quốc Gia VNCH.theo tinh thần Hiệp ước Genève 54 và HĐ Paris/73 lấy lại chủ quyền từ 2 quần đảo Hoàng Sa+Trường Sa là của Việt Nam.Và để chứng tỏ quyền lực thực sự quốc tế giao cho,không ảnh hưởng thế lực quyền lợi của ngũ cường ác bá thao túng Biển Đông.
Hoa Kỳ trở lại Đông Á.TBD với sứ mệnh Tự Do-Dân Chủ và hòa bình cho Khu vực,đối đầu quyền lực bành trướng Trung Quốc bằng hình thức lập khu vực kinh tế xuyên TBD-TPP- và cũng để khôi phục lại nềnh kinh tế suy thoái của Mỹ nên lôi kéo cả LHQ vào trách nhiệm với Biển Đông và xử LHQ như một con tin làm cho Trung Quốc lo sợ!?-“ Giải pháp Quốc Tế Hóa Hàng Hải Biển Đông”,để tạo lòng tin tưởng nơi các đồng minh ĐNÁ.Vì biết các nước trong khối Asean còn dè dặt không muốn Mỹ đem Quân sự vào Biển Đông như Việt Nam,Indonesia singaporev.v…vì họ còn muốn lấy lòng và dược hưởng đặc quyền kinh tế Trung Quốc ban cho…trước khi trở về với Mỹ.
Dù là đồng minh truyền thống,bạn hàng của Mỹ,nhưng các nước trong khu vực Đông nam Á không muốn Việt Nam có độc lập,hòa bình và luôn luôn bất ổn chiến tranh với Trung Quốc: như một Hoa Kỳ muốn lấy VNCS làm đối tác chiến lược cân bằng quyền lực Trung Quốc tại Biển Đông và giữ chân Trung cộng bành trướng xuống khu vực,để các nước Asean được an ổn làm ăn, xây dựng tổ quốc và phát triển kinh tế nước họ,còn Cộng Sản Bắc Việt Nam được phía Hoa kỳ viện trợ kinh tế lẫn chiến lược quân sự,nâng lên hàng đối tác chiến lược lớn nhất trong vùng thành thế lực cân bằng Trung cộng tại Biển Đông Á,mà Mỹ không muốn vi phạm cam kết thỏa thuận với Mao Trạch Đông-Bắc Kinh 1972 giao Miền Nam VNCH để đổi lấy thị trường đông dân Trung Quốc.
Động thái này của Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton khi đến Hà Nôi VN ngày 23-7-2010 dự hôi thảo an ninh khu vực Đông Nam Á, mà VN làm chủ tịch luân phiên Asean. Bà tuyên bố Hoa Kỳ phải trở lại ĐNÁ/TBD và mong muốn CSVN làm đối tác chiến lược,cân bằng Quyền lực Trung quốc tại Biển Đông trong sách lược “Lấy gậy ông đập lưng ông” của Hoa Kỳ và họ quên rằng sau lưng CSVN còn có một đạo Quân đồng minh VNCH còn bị nhốt tù binh suốt 34 năm sau ngày 30-4-1975 chấm dứt chiến tranhVN chưa thả ra hết,vẫn cò giấu kín trong rừng sâu...Và cũng lý giải được phần nào tính lãng quên của Hoa Kỳ với thế giới hòa bình của LHQ cho một số phận chiến tranh của QLVNCH,một đạo quân Tự Do trong lòng quên lãng dân tộc!
Bà Ngoại Trưởng Clinton Hoa kỳ đừng quên rằng,Viêt Nam luôn là ngồi nổ chiến tranh Việt –Trung ,mếu Mỹ đặt CSVN vào thế Đối Tác Chiến Lược theo Mỹ là ngòi nổ kích hoạt chiến tranh Biển Đông Á/TBD,vì hiện tại CSVN là của Trung Quốc,củng do Mỹ tạo tiền đề cho Trung Quốc hợp thức hóa Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc nới rộng lãnh hải Trung Cộng đến 80% Biển Đông Á thì họ Không buông tha cho CSVN theo Mỹ làm dối tác chiến lược cân bằng quyền lực Trung Quốc bao giờ!? Hoa Kỳ cứ tưởng tình vờ với đồng minh chiến hửu VNCH là đở phần tốn kém trang bị và thành lập một lực lượng chiến tranh với Trung Quốc,sẽ tốn kém hơn và mất thời gian tính,chi bằng dung lực lượng sẳn có của Cộng Sản VN bằng tiền bồi thường chiến tranh VN trong cuộc chiến “Chất Độc Da Cam” mà Mỹ thừa nhận thất bại tại VN; nhưng không thừa nhận phản bội đồng minh VNCH.Sự việc không dừng lại ở đó!...khi người Mỹ nhận rỏ sai lầm giửa chọn Đối Tác Cộng Sản VN và Đồng Minh VNCH có vai trò chiến lược và chiến thuật khác nhau.Ở VNCH được dựng lai là Hoa kỳ đã tìm được thế mạnh của HĐ Paris/73 có sự ủng hộ thi hành của LHQ và sự giam sát các thành viên hội đồng HĐ Paris/73 can thiệp vi phạm chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa VNCH của Trung Cộng. và Hoa kỳ có lý do và chính nghĩa trở lại Viêt Nam và can thiệp Quốc tế hóa tự-do mậu dịch hàng hải Biển Đông.Nếu đối tác với CSVN chỉ là tạo điều kiện ảo cho Việt Cộng đu dây giửa Mỹ và Trung Quốc là kéo dài thời gian tồn tại cho đôc tài CSVN. Lấy CSVN làm đối tác chiến lược chống Trung Cộng là điều nghịch lý,dở hơi và ngu xuẩn.
Chúng tôi chỉ muốn trình bày những nỗi lo âu, theo kiến thức quân sự thô thiển nông cạn, cùng kém kinh nghiệm máu xương dân tộc, tổ tiên chống giặc Tàu phương Bắc.Nhưng không bao giờ cầu cạnh.ỷ lại sức mạnh đồng minh cho kinh nghiêm cuộc chiến vùa qua! Chỉ bằng vào Tự Lực ,Tự Cường dân tộc mới giải thoát Tụ-Do VN mà thôi! Tuy nhiên chúng ta-VN-không thể tránh khỏi cuộc chiến tranh vĩ đại toàn cầu tại Biển Đông Á TBD giửa Trung Cộng Và Mỹ quốc lôi cả thế giới vào chiến tranh để tranh ngôi thứ và sắp xếp lại trât tự an ninh hòa bình toàn cầu sau cuộc chiến như ngày nhân loại tận thế và nó là đây
Biển Đông Dậy Sóng
Sóng gió Biển Đông là sự tranh chấp quyền lợi, chủ quyền biển đảo giửa Trung Cộng và 6 nước liên quan trong khu vực kinh tế các nước Asean,mà Việt Nam là kẻ thiệt thòi mất mất quyền lợi nhất,vỉ Việt Nam CS mằn trong quỷ đạo thuộc địa bởi khống chế, thuộc quyền Cộng Sản Trung Quốc.Hoàng Sa và Trường Sa không còn là của VNCH khi bị CSBV chiến đống 30-4-1975 và loan dần sang các đảo quốc lân cận,bị Trung Cộng nuốt dần và tạo thành môt cái ao nhà được định hình bởi đướng lưỡi bò 9 đoạn.Cũng vì mất Miền nam VNCH cũng là mất Tiền Đồn hay là giới-tuyến be bờ Cộng Sản Trung Quốc tràn xuống Biển Đông Nam Á/TBD.
Đây là một sách lược, chiến lược sai lầm của Hoa Kỳ trong đối tác kinh tế và sống chung hòa bình với Cộng Sản Trung Quốc,cùng nhau chia ảnh hưởng Châu Á và Thái Bình Dương.Kẻ trên bờ là CS Trung Quốc có chia phần 6 nước tiểu vùng sông Mékong {Đông Dương}:Việt-Miên Lào-Thái Miếm Silanca…;kẻ dưới biển là Hoa Kỳ có phần chia 6 nước:Mả Lai-Philippin Bruney v.v…thuộc Biển ĐNÁ, còn tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa với Việt Nam.
Khi VNCH mất thế đứng trụ cột Tư-Do be bờ Công Sản do Mỹ đồng tình chuyển nhượng cho Trung Quốc đổi lấy thị trường đông dân-1,3 tỷ người Trung quốc tiêu thụ hàng hóa của Mỹ.Vì thế Mỹ Giao cả 6 nước Đông Dương trên đất liền cho Trung Cộng,chỉ giử lại khu vực biển Đông Nam Á làm tư thế hậu thân rào cản be bờ Cộng Sản cho sự phản bội và tráo trở của 2 nền kinh tế Cộng Sản và Tư Bản còn nhiều dị biệt trong cung cách đạo đức,tín nhiệm và lương thiện phục vụ làm ăn…buôn bán lẫn nhau.
Khi kinh tế Trung Quốc thật sự phát triển và vững vàng suốt hơn 4o mươi năm qua khi giành lại độc lập chũ quyền sau cuộc thế chiến thứ 2 và sự trao trả thuộc địa của đế quốc Anh-Pháp ,đến nay đã vượt qua mặt kinh tế Nhật đứng hàng thứ Hai sau Hoa Kỳ, và cũng chua bằng lòng với vị trí phát triển này,Trung Cộng muốn vượt trội hơn và muốn chiếm trọn vị trí số 1 kinh tế toàn cầu Hoa kỳ. Và hắt cẵng Mỹ ra khỏi biển Đông Nam Á;bằng cách thách thức Hoa Kỳ,chiếm trọn độc quyền các mõ dầu –khí Biển Đông,là vũ khí năng lượng chiến lược toàn cầu lảm bá chủ thế giới…
Và thứ vũ khí dầu hỏa chiến lược này lại là của Miền Nam VNCH,nằm phía dưới vĩ tuyến 17 là đồng minh VNCH của Hoa Kỳ và nó được hình thành và gói trọn các đĩa dầu trong vòng đai quần đảo Hoàng Sa+Trường Sa thuộc VNCH,do Hòa ước Genève 54 ký kết chia đôi Nam -Bắc theo vĩ tuyến 17.Và Cộng Sản Trung Quốc Vi phạm HĐ Paris/73 ký kết,chiếm lấy quần Đảo Hoàng Sa-VNCH-19-1-1974,một cách ngang nhiên trắng trợn,coi thường quốc tế LHQ có cả Hoa Kỳ và 12 nước thuộc khối Cộng Sản và Tự Do dặt bút ký mà không giám sát để cho Trung Cộng ức hiếp VNCH và coi thường LHQ không có một chút quyền hành vị nể.
Nay,Hoa Kỳ rảnh tay với hai cuộc chiến Iraq-Afghanistan . Và cuộc chiến dầu hỏa Trung Đông đã cạn kiệt đi đến thời kỳ lão hóa, nên Mỹ giao lại cho Khối Nato-châu Âu cai quản , điều hành mặt trận Trung Đông để phế bỏ độc tài, độc chiếm vùng dầu mỏ Trung Đông để cùng phân phối năng lượng dầu hỏa ra toàn cầu…Còn Hoa kỳ có lãnh trách nhiệm trở lại Biển Đông Nam Á/TBD tìm vùng năng lường khí đốt cho toàn cầu và phục hồi lại nền kinh tế suy thoái toàn cầu trong đó có Hoa Kỳ là trọng hơn cả.
Chủ thuyết:Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Hoa Kỳ-America's Pacific Century.
Quyết tâm của Tổng thống Barack Obamađưa Hoa Kỳ trở lại Châu Á TBD là gì quền lợi kinh tế của Mỹ trong vùng ĐNÁ/TBD cùng bạn đồng minh trong chiến tranh Việt Nam còn rất nhiều,có thể cứu nguy nền kinh tế đang suy thoái Hoa Kỳ trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu,mà Mỹ đã bỏ quên trong cuộc chiến Trung Đông.Như nơi Miền Nam VNCH,trong thời chiến tranh,Mỹ đã từng khai phá 6 giếng dầu trong thềm lục địa Vũng Tàu-Côn Đảo Miền Nam VN nhưng lấp lổ chờ đó…làm món hàng trao đổi với Trung Cộng đổi lấy thị trường đông dân Trung Quốc và chấm dứt chiến tranh,mang lại an ninh hòa bình cho khu vực Châu Á.TBD để chuyển địa bàn chiến tranh sang khu vực dầu hỏa Trung Đông.Và nay Hoa Kỳ Trở lại với với Chủ Thuyết:Kỹ Nguyên Thái Bình Dương của Mỹ do bà Ngoại Trưởng Hillary Cliton chủ xướng,lập thành chủ thuyết….
“Quả thật, ngoại trưởng Hillary Clinton đã đặt hết hy vọng lớn lao của bà trong chủ thuyết “Kỷ Nguyên Thái Binh Dương của Mỹ”. Hy vọng với vị thế lãnh đạo thế giới của nước Mỹ hôm nay, giấc mơ của Ngoại trưởng Clinton sẽ thành tựu.
Có điều lý thú cho Việt Nam, trong thiên trước thiên cuối cùng của bài viết, Ngoại trưởng HoaKỳ, Hillary Clinton, đã dành vài dòng nhắc lại chiến tranh ViệtNam với niềm xao xuyến tràn ngập hồn bà với tất cả ái, ố, hỉ, nộ…Bà viết:
“Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một công nghiệp thịnh hành gồm các bình luận gia đưa ra ý kiến rằng Hoa Kỳ đã tháo chạy, và đây cũng là đề tài cứ lập đi lập lại mỗi vài thập niên ( có lẽ bà muốn nói trong suốt hơn ba mươi năm qua). Nhưng sau mỗi thất bại như vậy, bằng tài năng phát minh và sáng kiến, chúng ta sớm khắc phục chúng. Chúng ta phục hồi đất nước nhanh và lớn mạnh hơn trước. Người Mỹ chúng ta là kẻ vô địch thế giới trong khảnăng phục hồi tổ quốc sau mỗi lần thất bại. Trong hiện tại, Quân đội của chúng ta rõ ràng là Đội quân hùng mạnh nhất, nền Kinh tế của chúng ta nền Kinh tếhùng mạnh nhất, Công nhân của chúng ta có năng xuất cao tốt nhất, Đại học của chúng ta hiện đại nhất, tốt nhất toàn cầu. Khắp mọi nơi tôi đến tôi vẫn nghe thấy thế giới vẫn còn trông đợi sư lãnh đạo của Hoa Kỳ. Điều đó xác quyết Hoa Kỳ vẫn còn đũ khả năng bảo vệ và duy trì vị thế lãnh đạo thế giới …”
Những dữ kiện Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa nêu ở trên là những thực tế khách quan, những sự thật lịch sử không chối cãi được. Đồng thời, một thực tế khác, không ai chối cãi được: Bóng ma Chiến tranh Việt Nam, đã kết thúc sau hơn ba mươi lăm năm, vẫn còn ám ảnh bà, cũng như những người Mỹ khác và không ngừng phủbóng trên chính trường Mỹ. Thế mới hay, sau chiến tranh không có kẻ chiến thắng, tất cả chỉ là nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh luôn luôn là nguồn cơn của lạc hậu, nghèo đói, ngộ nhận, hận thù phi lý… Hy vọng Chiến Tranh Việt Nam-VietNam War-luôn luôn là bài học lịch sử không chỉ riêng cho hai dân tộc Việt Mỹ mà cho cả thế giới nhân loại. Thật là lý thú khi thấy Chiến Tranh ViệtNam đã trở thành một trong những nội dung nền tảng nhất, sâu sắc nhất của chủ thuyết của ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, ”Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ”./. {trích nguồn tham khảo}- Huỳnh Mai St.8872- Cựu chiến binh QL.VNCH
HOA KỲ TRỞ LẠI VIỆT NAM.- Chiến Lược Tiểu vùng Sông MêKong
HOA KỲ TRỞ LẠI VIỆT NAM.- Chiến Lược Tiểu vùng Sông MêKongP/s- NẾU CHIẾN TRANH VIỆT TRUNG XẨY RA, CHÚNG TÔI ,CỰU CHIẾN BINH QL.VNCH SĂN SÀNG BỦ BOMBS SAN BẰNG 7 ĐẬP THỦY ĐIỆN CỦA TRUNG CỘNG; TRẢ LẠI THÔNG THOÁNG DÒNG CHẢY THƯỢNG NGUỒN SÔNG MELONG. vÀ QL.HOA KỲ CŨNG OK PHI VỤ NÀY DỄ CỨU LƯU VỤC TIỂU VÙNG SÔNG MELONG, LÀ VỰA LÚA CUNG CẤP LƯƠNG THỰC ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI!
Sự hiện diện của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry, ngày 14-12-2013 tại Sài gòn của Miền Nam VN, là một chỉ dấu nói lên sự tiếp nối chiến lược Hoa Kỳ xoay trục quân sự về Biển Đông Á/TBD. Và để thay thế Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton tiếp tục " Xoay trục CSVN về phía Hoa Kỳ ", trong chiến lược" Tiểu Vùng Sông Me6kong. Dù được bằng lòng hay không bằng lòng của nhà nước CSVN, thí cũng là pháo hiệu- " Hoa Kỳ trở lại Việt Nam"
Xin mời vào địa chỉ liên kết,http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/05/hoa-ky-tro-lai-viet-nam.html
Nếu Người Mỹ nói, thật lòng trở lại Việt Nam, và tự nhận đem đến tự do,dân chủ, nhân quyền cho Việt nam,thì chớ vội tin là tự do có chính nghĩa Người Việt Quốc Gia,mà là thứ tự do giả hiệu đổi màu Cộng Sản VN do Hoa Kỳ dàn dựng, bắt tay nhau: “Diễn biến hòa bình” cho Việt Nam để đổi lấy các giếng dầu trong khu vực biển Hoàng Sa & Trường Sa VN. Nếu Hoa Kỳ làm chủ được nguồn năng lượng chiến lược này của Việt Nam, sẽ là bá quyền Biển Đông Á/TBD, và có quyền thay đổi nền an ninh,hòa bình thế giới .Nhưng phải trải qua một cuộc chiến tranh với TQCS,mà VNCS là con cờ thí của Mỹ và cũng là vật xúc tác của ngòi nổ chiến Tranh tại Châ Á Thái Bình Dương của Hoa Hỳ, để tìm lại quyền lợi kinh tế Hoa Kỳ bị bỏ rơi nơi chiến trường VN và ĐNÁ/TBD mà thôi!!!
Âm mưu gì khi Mỹ trở lại Việt Nam lần2…!?
Mỹ trở lại Việt Nam lần 2 với mưu lược Dân chủ hóa Cộng Sản VN theo thể chế chính trị độc tài Mafia Putin-Nga Xô- mà VNCS đồng ý với Hoa Kỳ: “Dân Chủ Định Hướng Xã Nghĩa VN”,tức là họ “ Tự diễn biến hòa bình” theo nghị quyết 36/TW-Đảng CSVN cho hòa hợp,hòa giải dân tộc để thay đổi một thể chế mới.Từ độc tài Cộng Sản chuyển sang dân chủ định hướng Xã Nghĩa,tức nữa vời Tự Do và Cộng Sản theo kiểu Mafia Putin nặng phần kinh tế làm giàu hơn phần trình diễn chính trị,để an toàn trên bải đáp,khi cộng sản bị người dân uất lòng đứng lên lật đổ chế độ!.Người Công Sản vẫn còn dủ quyền hành sinh sát trong tay,nhưng núp dưới bong Dân chủ,Tự-Do,Nhân quyền để hành xử dân có hiệu quả hơn danh xưng cộng sản cũ,chỉ làm dân chán ghét hơn.Nên CSVN càng ngày càng than Mỹ hơn và gởi tiền cướp của dân vào ngân hang cho Mỹ cấ giùm.Đưa con cái sang Mỹ làm du sinh chuyển tiền mua cao ốc ,đất đai,trang trại và di tản có chiến thuật cho con cái,gia đình lãnh đạo ra sinh sống nước ngoài.Và dể lại Việt Nam,một đất nước tang thương cho Mỹ lảm pháo đài chống Trung Quốc vì Tự Do,độc lập chủ quyền Việt Nam, hay bán dứng Việt nam lần thứ 2 để trừ nợ thiếu Trung Quốc.Còn lãi ròng bao nhiêu là để phục hồi lại nền kinh tế suy trầm của Mỹ và cùng Trung Quốc sống chung hòa bình trên Biển Đông Á/TBD,khi được LHQ, Quốc Tế hóa tự do mậu dịch hàng hải Biển Đông,và đường lữơi bò chín đoạn vẫn trơ trơ ra đó!?,Vì Trung Quốc đã mua dứt Việt Nam rồi,còn đâu nữ Việt Nam của tôi!!?
Đồng bào dân tộc Việt Nam đứng lên, giành quyền tự quyết dân tộc, lập lại nền Tự Do, dân chủ cho chính mình, không nên dựa hơi và ỷ lại nơi người Mỹ phản bội sẽ đem lại tự dovà hòa binh dân tộc, nếu chúng ta không tự đứng lên từ nơi té ngả của mình,thì sẽ không bao giờ có tự do và hạnh phúc tương lai cho con cháu thế hệ Mai sau!!!.Nên nhớ câu châm ngôn phản bạn Hoa Kỳ:”Không ai cho không Tự Do cho ai bao giờ!”
Người Mỹ thật lòng trở lại Việt Nam, và tự nhận đem đến tự do,dân chủ, nhân quyền cho Việt nam,thì chớ vội tin là tự do có chính nghĩa Người Việt Quốc Gia,mà là thứ tự do giả hiệu đổi màu Cộng SảnVN do Hoa Kỳ dàn dựng,bắt tay nhau: “Diễn biến hòa bình” cho Việt Nam để đổi lấy các giếng dầu trong khu vực Hoàng Trường Sa VN.nếu Hoa Kỳ làm chủ được nguồn năng lượng chiến lược này của Việt Nam, sẽ là bá quyền Biển Đông Á/TBD,và có quyền thay đổi nền an ninh,hòa bình thế giới.Nhưng phải trải qua một cuộc chiến tranh với TQCS,mà VNCS là con cờ thí và cũng là vật xúc tác của ngòi nổ chiến Tranh tại Châ Á Thái Bình Dương!!!?
Xem tiếp: http://maidayhoabnh.blogspot.co.id/2012/05/hoa-ky-tro-lai-viet-nam.html
Jennifer DominiquePhải dẹp hết các đập thủy điện từ đầu nguồn (phía TQ) cho đến Lào, Thái lan, Campuchia và VN, để sông Cửu long tự điều hòa giòng chảy, thì VN ở cuối nguồn mới có lợi, phù sa bồi lấp bình thường, ngăn nước mặn xâm hại, ngăn khô hạn và có lại nguồn thủy sản, tôm, cá dồi dào.
Nước được xả từ đập Tam Hợp. Hình của Tân Hoa Xã, 2008.
Kỹ Sư Phạm Phan Long
Ủy hội sông Mekong có 9 dự án thủy điện của Lào và 2 dự án của Cambodia đã được đề nghị xây trên dòng chính. Bốn nước thành viên Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cambodia đã ký kết Hiệp Định 1995, theo đó các dự án này phải thông qua thủ tục thông báo, tham vấn và thỏa thuận (PNPCA). Diễn đàn khu vực Ủy Hội Sông Mekong (UHSMK) vừa họp tại Luang Prabang tháng 2, 2017, thảo luận về dự án Pak Beng, cũng như Xayaburi và Don Sahong nên UHSMK sẽ không có sự đồng thuận và 11 dự án lần lượt sẽ được thực hiện bất chấp thủ tục đã ký kết.
Bài tham luận này giải thích tại sao Lào có thể ngang nhiên tiến hành các dự án của họ như vậy. Tài lực và thế lực nào đã chống lưng giúp Lào gạt qua phản đối của Cambodia, Việt Nam bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế về các tác động nặng nề cho môi sinh và kinh tế mà dân cư cả lưu vực sẽ phải gánh chịu.
1. Nhận định về Diễn đàn khu vực do UHSMK tổ chức về dự án thủy điện Pak Beng tại Luang Prabang ngày 22 tháng 2, 2017.
Diễn đàn này đã cho các quốc gia thành viên cơ hội thảo luận về các quan ngại với dự án Pak Beng theo thủ tục đàm phán PNPCA của Hiệp Định Mekong 1995. Đây là dự án thủy điện thứ ba trên đất Lào trong tổng số 11 dự án đã được đề nghị trong hạ vực Mekong. Đã có nhiều nghiên cứu đánh gía tác động khoa học của thủy điện, từ viện nghiên cứu của Úc, đại học của Hoa Kỳ và Thái Lan và của Đan Mạch, cùng cho rằng thủy điện sẽ có tác động tiêu cực xuyên biên giới nghiêm trọng, nhưng Lào đã không hoãn lại mà dùng các diễn đàn khu vực như một màn kịch tham vấn cho qua để Lào tiến hành thủy điện nhanh chóng hơn. 2. Các tác động tiêu cực đã diễn ra trên hạ du ra sao? Và những nghiên cứu chiến lược đà thẩm định những thiệt hại nghiêm trọng như thế nào?
Trong những năm qua lưu vực Tonle Sap và Đồng bằng sông Cửu Long đã chết vì khát, vì mặn và nông ngư dân ngày càng cơ cực họ vẫn cứ nghèo. Mekong Delta đã mất 50% phù sa vì các đập ở Vân Nam Trung Quốc và theo các đánh giá khoa học, sẽ mất thêm 25% phù sa nữa từ các dự án thủy điện của Lào và Cambodia. Trước cái chết dần mòn của vựa lúa và tôm cá VN, Trung Quốc và Thái Lan sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Lào hưởng ít hơn và nghiễm nhiên thành con nợ dài lâu của Thái Lan và Trung Quốc vì họ sẽ đầu tư vào xây đập và bán những thiết bị thủy điện và tổ máy “made in China” để Lào vận hành.
TS Lê Anh Tuấn nhận định: “Cùng với các con đập đang xây dựng, đập Pak Beng sẽ chặt đứt tính liên tục và kết nối của dòng chảy sông Mekong, và đẩy các quốc gia ở hạ nguồn đối mặt với những quan ngại thật sự về nguồn nước, nguồn phù sa, nguồn cá và các nguồn sống của nhiều hệ sinh thái khác. Bên cạnh một loạt công trình thuỷ điện ở phía Vân Nam của Trung Quốc, hoạt động xây đập của Lào sẽ gây bất ổn và hạn chế phát triển - hợp tác cho toàn khu vực Mekong.”
Năm 2010, UHSMK đã có nhận Bản Báo cáo cuối cùng Đánh giá Môi trường Chiến Lược về Thủy Điện Mekong do viện nghiên cứu International Centre for Environmental Management (ICEM) thực hiện với kết luận riêng về kinh tế rằng:
Những tổn thất mà các ngành thủy sản và nông nghiệp phải chịu do ảnh hưởng các đập dòng chính sẽ tăng lớn hơn các lợi ích thực tế của các ngành này. Thủy sản và nông nghiệp, hai ngành kinh tế quan trọng nhất trong hạ lưu Sông Mê-kông phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, sẽ chịu thiệt hại 500 triệu USD/năm, bên cạnh các lợi ích từ nghề cá hồ chứa và tưới nước dự kiến đóng góp 30 triệu USD/năm. Một khi, các tác động về kinh tế đến nghề cá ven biển và châu thổ được hiểu cặn kẽ hơn, thì các ước số tổn thất có khả năng tăng đáng kể. Ngay cả khi có các biện pháp giảm thiểu (tác động) đối với các dự án thủy điện trong vùng, các dự án dòng chính hạ lưu Sông Mê-kông vẫn có khả năng làm tăng sự bất bình đẳng (phân phối lợi và thiệt) làm trầm trọng thêm đói nghèo ở các nước hạ lưu Sông Mêkông.
Các nghiên cứu sau đó của đại học Portland University HK (2011) và Mae Fah Luang TL (2105) và viện khoa học Đan Mạch DHI đều bổ túc thêm với kết luận tương tự. 3. Thủ tục PNPCA gồm những bước nào?
PNPCA là một thủ tục cam kết quốc tế, các nước thành viên MRC phải tuân thủ cho mọi dự án trên dòng chính và UHSMK có phận sự tổ chức các diễn đàn khu vực duyệt xét các dự án đó. Thủ tục PNPCA bắt đầu từ bước Thông báo trước (Prior Notification), Tham vấn trước (Prior Consultation) và phải đạt Thỏa thuận (Agreement) mới có phép thi hành. PNPCA có ghi rõ nguyên tắc: “Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác.” 4. Lào có các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực cho dự án nào không?
Dự án Xayaburi, theo thông tin Lào, họ báo có chi thêm $400 triệu USD làm thang cho di ngư trở về thượng nguồn và làm lộ trình cho phù sa chảy xuống. Cố vấn của Lào sẽ phải làm theo yêu cầu dự án của chủ nhân và biện hộ cho dự án. Họ phải tin tưởng và thiết kế, kỹ thuật và điều hành, cho rằng nước sẽ phải chảy vào lúc họ cho, trầm tích phải chuyển theo nơi họ phân bố, cá phải bơi theo luồng họ chỉ đạo, điện phải tải nơi họ cho đi, và tiền họ chia như bài toán lợi nhuận đã tính. Nhưng chưa có tiền lệ nào cho thấy những biện pháp đó có hiệu quả và không có ai phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại nếu thiết kế họ không thành công.
Chưa biết hiệu quả thiết kế dự án, theo ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc Văn phòng Thư ký UBSMK, Lào sẽ dùng Xayburi làm “mẫu mực” thiết kế các dự án kế tiếp Don Sahong và Pak Beng. Quyết tâm làm thủy điện của Lào đã hiện rất rõ, chiến lược thủy điện bất chấp hệ quả ra sao, đặt khu vực dưới đe dọa và liều lĩnh của Lào và sẵn sang thách thức lân bang khi sự đã rồi. 5. Việt Nam đã có hành động gì theo PNPCA can ngăn Lào trong UHSMK?
Trong quá trình tham vấn VN đã chính thức phản đối dự án Xayaburi và Don Sahong của Lào với Ủy Ban Liên Hợp (UBLH MRC Joint Committee) cấp thứ trưởng, khi không có đồng thuận như thế UBLH chuyển lên cho cấp bộ chính phủ Hội đồng (MRC Council) giải quyết và cả hai dự đã bế tắc ở đó không có thỏa thuận. Theo PNPCA Việt Nam có thể dùng ngõ ngoại giao để tìm giải pháp với Lào, nhưng không thấy VN đã có hành động ngoại giao nào cả. Nếu ngoại giao không thành, Hiệp Định 1995 cho Việt Nam quyền khiếu kiện Lào qua tòa án hòa giải quốc tế nhưng VN vẫn không thấy có hành động pháp lý này. Chính vì sự liệt kháng của VN như thế nên Lào tiếp tục khai thác triệt để cơ hội khi họ thấy có thể. Do đó dân VN cần đánh thức chính quyền VN dậy, để nhận trách nhiệm quyết liệt bảo vệ tài nguyên môi sinh và quyền lợi dân tộc. 6. Tại sao lưu vực Mekong lại nỗ lực phát triển thủy điện dù tai hại như thế ?
Trước nhất cả là do Việt Nam đã thiếu nỗ lực tranh đấu cho quyền lợi dân tộc, bên cạnh là do Thái Lan dật dây và Trung Quốc tạo điều kiện tài chánh, kỹ thuật và chính trị tách Lào và Cambodia cô lập Việt Nam trong khu vực.
TQ đã mù quáng với thủy điện, họ hủy diệt các kho tàng sinh thái thiên nhiên, đảo lộn nếp sống và kế sinh nhai của chính dân tộc Trung Quốc. Thế mà các quốc gia trong lưu vực Mekong nói chung đã sa vào lời nguyền thủy điện, một kỹ thuật đã lỗi thời trên thế giới lấy làm quy họach chiến lược phát triển năng lượng trên toàn khu vực.
Tâm lý gia Abraham Harold Maslow đã nhận xét dí dỏm: “nếu bạn là cái búa, cái gì nhìn cũng như cái đinh” (if all you have is a hammer, everything looks like a nail). Vì thủy điện là sở trường của Trung Quốc, họ đã lập ra một tập đoàn kỹ nghệ thủy điện đại quy mô với gía rẻ. Để tiếp tục nuôi tập đòan kinh tài này, họ buộc phải tìm thêm thị trường khắp thế giớI để xuất cảng kỹ thuật, thiết bị và đầu tư số thặng dư ngoại hối, gây ảnh hưởng và củng cố vị trí đại cường. Kết luận:
Chính phủ Việt Nam hãy lắng nghe ThS Nguyễn Hữu Thiện nhận định sau đây và tranh đấu yêu cầu Lào ngưng tất cả dự án thủy điện tới khi nghiên cứu Council Study hoàn tất và tuân thủ PNPCA đi đến đồng thuận.
1. Việc thiếu phù sa sẽ gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông, bờ biển ĐBSCL, việc này sẽ không có biện pháp nào để thích ứng.
2. Việc thiếu phù sa ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, ngay từ bây giờ Việt Nam cần ý thức rằng nguồn phù sa trong tương lai sẽ rất hạn chế và phân bón sẽ không thể thay thế phù sa.
Để duy trì an ninh lương thực trong nước về lâu dài, cần phải giảm canh tác lúa ba vụ một năm như hiện nay vì canh tác lúa ba vụ để xuất khẩu đã và đang làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất do phù sa bồi đắp trước đây.
3. Về nguồn nước, trong các năm bình thường, các đập này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng nước và thời gian nước về ĐBSCL, nhưng trong những năm đặc biệt khô hạn thì các đập này sẽ làm tình hình tồi tệ thêm rất nhiều vì các đập có tổng thời gian lưu nước hơn một tháng.
Lào chỉ tôn trọng Viêt Nam khi biết Việt Nam quyết tâm bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long và sẵn sàng mang Lào ra trước tòa hòa giải quốc tế.
Appendix 1. List of existing and proposed Lower Mekong hydropower projects
M/T * Location Capacity (MW) Project Developer Status**
1. Pak Beng M Lao PDR 885 Hong Kong MoU/FS
2. Luang Prabang M Lao PDR 1,410 Vietnam MoU/FS
3. Xayaburi M Lao PDR 1,285 Thailand Under construction
4. Pak Lay M Lao PDR 1,320 China MoU/FS
5. Sanakham M Lao PDR 660 Hong Kong MoU/FS
6. Pak Chom M Lao PDR 1,080 Thailand ?
7. Ban Khoum M Lao PDR 1,870 Thailand MoU/FS
8. Lat Sua M Lao PDR 650 Thailand MoU/FS
9. Don Sahong M Lao PDR 240 Malaysia Preliminary work?
10. Stung Treng M Cambodia 980 MoU/FS
11. Sambor M Cambodia 2,600 MoU (Bài viết của kỹ sư Phạm Phan Long, P.E., thuộc Viet Ecology Foundation, gởi đến VOA ngày 9 tháng Ba, 2017.) Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/3760299.html
Những xu hướng mới trong thị trường năng lượng tiểu vùng sông Mekong.
Ngọc Lễ
Thời kỳ Lào ồ ạt cho xây các đập thủy điện trên sông Mekong khó có thể kéo dài trước những diễn biến mới trên thị trường năng lượng tái tạo, các nhà nghiên cứu tại một viên nghiên cứu hàng đầu của Mỹ nhận định.
Các đập thủy điện của Lào trên dòng chính của sông Mekong như đập Xayaburi lâu nay vẫn bị chính phủ Việt Nam phản đối mạnh mẽ do những tác động tiêu cực đối với sinh kế, môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái của thủy điện ở Lào bao gồm giá thành của năng lượng tái tạo ngày càng giảm, nhận thức của người dân Lào về những tác hại môi trường ngày một nâng cao trong khi Lào sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường năng lượng khu vực. Đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại Viện Stimson, một viện nghiên cứu chiến lược ở thủ đô Washington DC (Mỹ), đưa ra tại buổi thảo luận về những xu hướng mới trong thị trường năng lượng tiểu vùng sông Mekong hôm 25/7.
“Đã đến lúc tạm dừng các dự án đập thủy điện để tính tới các xu hướng mới trong ngành năng lượng,” ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Viện Stimson nói trong buổi thảo luận. Ông Eyler chỉ dùng chữ “tạm dừng” chứ không phải “chấm dứt hẳn”.
Ông Eyler cùng đồng nghiệp của ông ở Viện Stimson, bà Courtney Weatherby, vừa trở về từ một chuyến đi thực tế đến Lào và các nước Đông Nam Á để chuẩn bị cho một bản báo cáo nhan đề “Lá thư từ Mekong – Sự thay đổi trong ngành công nghiệp năng lượng: Những xu hướng mới trong ngành năng lượng của tiểu vùng sông Mekong”.
“Lào không còn suy tính sẽ xây dựng đập thủy điện kế tiếp ở đâu nữa. Nhà chức trách của Lào đã bắt đầu đưa các đập thủy điện ra khỏi bản đồ (hoạch định chiến lược năng lượng) và thay bằng các dự án điện mặt trời hay điện gió,” ông Eyler cho biết về những gì mà ông rút ra sau chuyến đi.
Bà Weatherby nói rằng mặc dù hiện tại thủy điện và nhiệt điện vẫn đang chi phối ngành công nghiệp năng lượng của Lào nhưng quốc gia này vẫn không có kế hoạch toàn diện về phát triển ngành năng lượng.
“Nhiều dự án (thủy điện) vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Đợi đến khi nghiên cứu xong thì lúc đó giá năng lượng mặt trời đã trở nên rất rẻ rồi,” bà Weatherby phân tích, “Do đó không có lý gì để tiếp tục triển khai các dự án đập thủy điện khi mà nó đã mất tính cạnh tranh.”
Nhận định này cũng được ông Eyler chia sẻ. Ông nói rằng phải mất từ 7 đến 10 năm để hoàn thành một đập thủy điện và khi đó thì nhiều khả năng nó không còn sinh lợi nữa, với tốc độ phát triển của năng lượng tái tạo như hiện nay.
Báo cáo của Viện Stimson cho biết giá thành của năng lượng tái tạo đang giảm với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Chỉ tính riêng trong hai năm 2015-2016, giá năng lượng mặt trời đã giảm 13% và giá năng lượng gió đã giảm 10,75%.
Lào lâu nay vẫn xem xuất khẩu điện là nguồn thu nhập chính. Sự phát triển nhanh chóng của thủy điện ở nước này xuất phát từ nhu cầu xuất khẩu điện chứ không phải nhu cầu sử dụng trong nước. Thái Lan là khách hàng chính mua điện của Lào và cũng là những nhà đầu tư lớn vào các công trình thủy điện ở nước này. Giá thành của thủy điện và lợi nhuận nó đem lại là yếu tố chính chi phối quyết định của các nhà đầu tư khi tham gia vào các đập thủy điện Lào. Nói cách khác, Lào phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà đầu tư nước ngoài vốn rất nhạy cảm với chuyện lời lỗ trong kế hoạch xây các đập thủy điện.
Một yếu tố nữa cũng sẽ dẫn đến sự suy thoái của các đập thủy điện là ý thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng nâng cao, các nhà nghiên cứu nói.
“Người dân Lào hiểu rõ những nguy cơ của các dự án nhiệt điện và thủy điện nên họ ngày càng có nhiều cuộc phản đối,” bà Weatherby nói và cho biết biến đổi khí hậu dù chưa trở thành một vấn đề chính trị ở Lào nhưng đã là một nhân tố phải tính đến khi quy hoạch các đập thủy điện.
Hơn nữa, thị trường năng lượng ngày càng tiến triển theo hướng không có lợi cho tham vọng của Lào trở thành “Nguồn điện của khu vực” (Battery of Southeast Asia), theo các nhà nghiên cứu. Miến Điện và Campuchia đang nổi lên trở thành những nhà cung cấp điện cho khu vực với tiềm năng lớn, cạnh tranh mạnh mẽ với Lào. Trong khi đó, với sự phát triển ồ ạt của các dự án thủy điện ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc hiện đã dư thừa điện và được dự đoán sẽ trở thành một quốc gia xuất khẩu điện.
“Chỉ cần phân nửa số dự án được đề xuất ở Miến Điện đi vào hoạt động thì nước này cũng đã dư thừa điện rồi. Trong khi đó, Campuchia có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Campuchia hy vọng sẽ trở thành trung tâm năng lượng mặt trời của khu vực đông nam Á,” bà Weatherby nhận định.
“Các cuộc tiếp xúc của chúng tôi với các nhà hoạch định chính sách, các nhà phát triển dự án, các nhà đầu tư, các nhà khoa học và các nhóm dân sự xã hội đã cho thấy các nguy cơ chính trị và chi phí kinh tế ngày càng tăng của việc phát triển năng lượng truyền thống. Giờ đây sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và những diễn biến mới trong thị trường năng lượng khu vực đang thay đổi bức tranh năng lượng toàn cầu một cách nhanh chóng,” báo cáo của Viện Stimson cho biết.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhận định rằng các nước trong khu vực không có sự thích nghi nhanh chóng với thay đổi này. Báo cáo viết: “Ít chính phủ trong lưu vực sông Mekong đang xem xét nghiêm túc những cơ hội mới trong lĩnh vực năng lượng. Các kế hoạch năng lượng quốc gia tiếp tục xoay quanh các mô hình truyền thống với các dự án nhiệt điện và thủy điện quy mô và tập trung”.
“Đa số các nhà hoạch định (chiến lược năng lượng) trong khu vực vẫn cho rằng giá thành năng lượng gió và mặt trời sẽ không thay đổi đáng kể trong những năm tới,” báo cáo nhận định.
Trao đổi với VOA Việt ngữ bên lề cuộc hội thảo, ông Brian Eyler nói rằng mặc dù những thay đổi trên thị trường năng lượng vẫn chưa được phản ánh trong chiến lược và chính sách năng lượng trong khu vực, nhưng ông tin rằng điều đó sẽ sớm xảy ra và ông đã chứng kiến sự thay đổi đó ở Campuchia.
Đối với Lào, ông Eyler cho biết “Chính phủ Lào vẫn đang xếp hàng để xây dựng các đập thủy điện và tạo điều kiện thuận lợi để các đập thủy điện ra đời” cho nên muốn có sự thay đổi trong chính sách thì cần phải có “sự tái cấu trúc trong ngành năng lượng của Lào”. Nếu không, với sự phụ thuộc lớn vào thủy điện, khó có khả năng Lào chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.
Nếu Thái Lan (khách hàng mua điện lớn của Lào) nghiêm túc xem xét chuyển hướng sang năng lượng tái tạo và chú trọng vào hiệu quả năng lượng thì họ sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Lào trong các dự án đập thủy điện của họ, ông Eyler cho biết.
Hiện nay, Lào đã bắt đầu quan tâm đến năng lượng tái tạo và Lào có tiềm năng lớn về năng lượng gió và năng lượng mặt trời, ông nói thêm. Vẫn theo lời ông, Lào đã xây dựng một nhà máy điện tái tạo công suất 600MW ở miền Nam và sản lượng điện này sẽ được xuất sang Thái Lan, Việt Nam cũng như tiêu dùng trong nước.
“Điều này cho thấy các dự án phát triển thủy điện đang chậm lại,” ông nói. “Khi mà những quả ngọt của các dự án thủy điện lớn và có sinh lời về mặt kinh tế đã được gặt hái thì ít có khả năng Lào sẽ xây dựng các đập thủy điện mới,” Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Viện Stimson dự báo.
Mááu Nhuộộm Biển Đông 2019, Hôm Nay Mỹ Tuyêên Bốố Điều Này Với Việt Nam, TQ rút giàn khoan lập tức
15 N lượt xem
https://youtu.be/03H50qHyEek
🆕 CPQGVNLT || 13-06-2019 Chương trình phát thanh TIẾNG NÓI VIỆT NAM CỘNG HÒA
https://youtu.be/dUglKqA1juA
TIN VUI: Quốc Hội Mỹ mở lại Hiệp Định Pari 1973 để giúp VNCH trở lại
https://youtu.be/odrMFNv3vQo
TT TRUMP CHUẨN BỊ KHAI CHIẾN TẠI BIỂN ĐÔNG
https://youtu.be/vTDg93EFNxE
Sự thật vừa được công bố về Mật ước Thành Đô
https://youtu.be/n6XBHIWRt-g
Cùng nhau Trưng Cầu Dân Ý (WWW.TCDY.US) - đây là Ý DÂN!
🆕 Francis Andre Solvang 05/06/2019 || Hãy cùng Cùng nhau Trưng Cầu Dân Ý
(WWW.TCDY.US) - đây là Ý DÂN! https://youtu.be/hy8A3kelFCQ
Người lính già nghĩ gì về các tướng tá Mỹ gốc Việt?
https://youtu.be/jqAGXsz5CC4
Hòa giải sau chiến tranh: Từ nội chiến Mỹ đến chiến tranh Việt Nam
https://youtu.be/hjh0QtAxb-c
Đại Lễ Quân Lực VNCH 19 Tháng 6 Năm 2019 Tại San Jose
https://youtu.be/1YERTzwNgpg
Đào Minh Quân : Tổng Thống đệ tam Việt Nam Cọng Hòa phát biểu ...
Ngày Quân lực Việt Nam Cọng Hòa . Tổng Thống Đào Minh Quân
phát biểu trước Quân Dân cán chính , kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống Trung Quốc xâm lược và muốn chiếm Việt Nam để cai trị đô hộ , đồng hóa dân tộc Việt . Lật đổ chế độ cong sản bán nước , là của toàn dân Việt . Hoan hô Đào Minh Quân dám đứng ra hô hào đoàn kết chống Trung quốc , chống cọng sản Việt Nam .
https://youtu.be/0eZi00MBT4k
NGÀY QUÂN LỰC VNCH 19.6.2019
https://youtu.be/2dFZvWqqqMM
Mang theo hạt nhân đến Biển Đông,Cánh tay mặt của Trump tuyên bố SAN BẰNG Bắc Kinh
https://youtu.be/OB5C2NiGmjw
Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19/6/1971-19/6/1973 FULL
https://youtu.be/qhjTbzUbq6M
Phỏng vấn cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu full
Cố TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu với câu nói hay đúng hơn là câu danh ngôn: "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỷ những gì CS làm" thường được người dân nhắc lại & có lẽ sẽ được nhắc nhở mãi để mãi mãi không quên những sự gian xão, dối trá mà VC thường nói một đàng làm một nẻo..! Dù vì thế kẹt nên ông phải từ chức để mong một Miền Nam VN không bị sụp đổ & để tránh cho quân & dân MN khỏi phải đổ máu... Sau khi miền Nam VN bị VC cưỡng chiếm Ít, nhiều ông bị chống đối, nguyền rủa, bị căm phẩn... Nhưng nghe xong đoạn Video Clip chúng ta có thể hiễu được cố TT/VNCH Nguyễn Văn Thiệu để cảm thông, nghe & xem xong đoạn video... chúng ta mới thấy được tinh thần dân chủ đích thực của VNCH & của Cộng Đồng Người Việt đang đấu tranh ở hải ngoại... dù tất cả đã trở thành muộn màng (nhưng không phải là không có thể thay đổi nếu toàn dân Việt dẹp bỏ được nỗi sợ hải, không còn nghe, tin CS & cùng đứng lên...) bởi đất nước VN đã & đang nằm trong tay bọn bán nước (CSVN)...
LỜNI TUYÊ BỐ RỢN NGƯỜI CỦA TT ĐÀI LOAN THÁI ANH VĂN VỀ ĐẬP TAM HIỆP
https://youtu.be/1_Hg0o0PQdE
Đập Tam Hiệp mà vỡ thì sẽ cuốn 1 nửa nước tàu cộng ra biển
https://youtu.be/_KOHy5kfYr0
Cao nguyên oằn mình vì lũ | TIN TỨC MEKONG – 10/8/2018
https://youtu.be/ivxihK71E3Q