Mai Huỳnh Mai St.8872 qua Google+20 phút trước - Được chia sẻ công khai
MỸ CŨNG BIẾT YỂM BÙA & TRẤN YẾM CSVN...!!!
Đền Hùng từng bị yểm bùa?
"Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước...Phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam?" qua thông tin báo đài tiết lộ trong dip Giổ Tổ Hùng Vương 18/4/2013 của chính quyền Bắc CSVN.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130417_hung_temple_talisman.shtml
Nếu sự thật có như vậy!, cũng là điều hiển nhiên xẩy ra trong truyền thuyết nhân gian Việt Nam có tự lâu đời với kẻ thù truyền thống lâu đời, ngàn năm với giặc Tàu Phương Bắc Trung Hoa. Nhưng cái chúng tôi muốn nêu lên của hiện tai và bây giờ... trong lịch sử cận đại Việt Nam; trong chiến tranh Quốc Cộng- Giũa Mỹ và Bắc Cộng Sản Việt Nam.
Người Mỹ cũng đoán ra rằng, không thể thắng trận tại chiến trường Việt Nam bằng chiến lược quân sự hùng mạnh nhất thế giới, cùng với một đạo quân thiện chiến dày dặn kinh nghiệm chiến trường như đồng minh chiến hữu QL.VNCH, được xếp hạng nhì thế giới sau quân lực Hoa Kỳ. Dù sức mạnh quân sự đến đâu!? cũng không thể thắng được lòng dân, một khi đã nhất quyết nghe lời tuyên truyền dối lừa, xảo trá của quốc Tế Cộng Sản HCM.. Thiên đàng lừa dối Cộng sản thành công.
Người dân miền Nam VNCH, quả là " Góa phụ ngây thơ! "- Chạy theo theo tiếng gọi tình thương V,C nằm vùng MTGPMN, dắt cả bà mẹ Liệt Cộng anh hùng; bỏ cả Tự Do miền Nam mình sẵn có; bỏ cả Xác chồng ngoài trận tuyến, hay trong trại tù cải tạo CS để chạy theo tiếng gọi "Thiên Đàng mù Cộng Sản!?" do HCM dẫn đạo: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào". Ông bà ta thường có câu: "Muốn của nào trời trao của đó!" Nếu câu này vẫn đúng " Muôn đời lục quân Việt Nam...! " thì đạo quân chiến sĩ VNCH vẫn bi người dân cả nước vô tình lãng quên, như chính bản thân của họ quên mất quyền sống và tự do hanh phúc con người, chạy theo bản tuyên ngôn độc lập, tự do HCM đã từng hứa- 2-9-1945 tại Ba Đính!??
Trước sau gì! cuộc chiến miền Nam VN cũng phải thua... Với tư cách con buôn quốc tế, Mỹ không cam lòng thua trận tại Việt Nam, mà không lấy lại vốn- liếng xương máu bỏ ra tại chiến tranh VN, nên biến đồng minh chiến hữu VNCH trở thành con vật tế thần, hy sinh làm món quà,và mặt hàng hóa đánh đổi với thị trường tiêu thụ đông dân Trung Cộng. Biến cái thua quân sự Hoa Kỳ thánh cái thắng kinh tế, có lời về mặt bang giao cho Mỹ, được chia quyền hành cùng Trung Quốc Cộng Sản, tại Biển Đông Á/TBD. Và Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, nhưng vẫn để lại nhiều hệ quả khó lường cho CSVN khi chiếm đóng Miền nam VNCH, 30-4-1975 với 3 đạo phù bùa trấn yểm. Không bao giờ CỘNG SẢN HÓA được Miền Nam VN, vì Mỹ đã cấy " Sinh tử phù Tự Do" vào đời sống xã hội dân chủ Miền Nam và loan rộng khắp nước, nên Việt Nam Không Mất Tự Do và có tính miễn nhiễm cộng sản...với 3 đạo phù bùa.
Xem tiếp:
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2013/04/my-cung-biet-yem-bua-tran-em-viet-nam.html
Sưu tầm
Xem thêm:
Nguồn: https://ins.dkn.tv/chuyenla/ly-ky-nhung-dia-danh-tran-yem-o-sai-gon-ma-nguoi-biet-kham-chi-hoa-thuan-kieu-plaza.htm
Rợn Người Chuyện Tổng Thống Thiệu Nghe Vợ Trấn Yểm Dinh Độc Lập - Phu Nhân VNCH Nguyễn Thị Mai Anh
https://youtu.be/pOcLUHmCms4
Giải Mã Mệnh Yểu NGÔ ĐÌNH DIỆM Hay Ngày Tàn NGUYỄN VĂN THIỆU Qua Phong Thủy Của DINH ĐỘC LẬP
https://youtu.be/EXcDJIoHdlw
#tin24h #24h #tintuc24h
Người Dân Hiếu Kỳ Vây Quanh Mộ Cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM- Ở Lại Thiêu- Bí Mật Đáng Sợ Hé Lộ?
https://youtu.be/bXuhUZzMDnQ
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao
không có rùa vẫn gọi là Hồ Con Rùa hay tại sao Khám Chí Hòa nhìn từ trên
cao lại có hình thù bát quái, đằng sau đó là cả một câu chuyện.
Khám Chí Hoà
Một kiến trúc khác được cho là
biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí
Hòa, mà người dân vẫn thường gọi là khám Chí Hòa. Toàn bộ
khu trại giam này rộng khoảng 7 ha, được người Pháp xây dựng từ
những năm 1943. Sở dĩ người ta cho rằng khám Chí Hòa là một
biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn là bởi kiến
trúc của nó khá đặc biệt.
Trại giam này được một kiến trúc
sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát
quái. Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, có hình bát giác với 8
cạnh đều nhau, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ:
càn, khôn, chấn, tốn, cẩn, khảm, đoài, ly. Đây là công trình
được đánh giá khá cao, bởi nó hòa hợp được những đặc trưng cơ
bản của kiến trúc Pháp, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ
hành của phương Đông. Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng,
khám Chí Hòa được xây dựng dựa trân bát quái trận đồ của
Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.
Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là
một khu, lưng xây bịt kín phía ngoài, còn phía trong toàn song
sắt. Toàn khu trại giam chỉ có một cửa vào, người ta gọi đó
là cửa Tử. Qua cửa này là hệ thống đường hầm. Điều đặc biệt
nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong
đều được thiết kế theo cung vị.
Chính vì thế, người bình thường
khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một
mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra. Chính giữa hình
bát giác là một sân rộng cũng được thiết kế theo hình bát
quái đồ, với 8 khu hình tam giác chụm vào nhau. Ngay tâm của
bát quái trận đồ cũng có một đài phu nước như cột cao của hồ
Con Rùa đã nói ở phần trên. Nhìn từ trên cao, đài phun nước
này có hình dáng như một thanh gươm đâm thẳng xuống đất. Những
giai thoại về Khám Chí Hòa đều ghi lại vai trò mấu chốt của
thanh gươm này và gọi tên nó là “tru tiên kiếm”.
Tru tiên kiếm trấn yểm khám Chí
Hòa, khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến
đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì
toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ.
Chính lối kiến trúc áp dụng bát quái trận đồ nhuốm màu sắc
huyền linh này mà người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí
Hòa là cửa Tử.
Nghĩa là đã vào rồi thì không có
cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh
dịch vốn là môn khoa học không phải bất kỳ ai cũng nghiên cứu
và tiếp nhận được. Người ta xem Khám Chí Hòa là một bát quái
trận đồ giữa lòng Sài Gòn, bởi trong lịch sử Khám Chí Hòa chỉ
có 2 trường hợp vượt ngục thành công.
Một là của người tù cộng sản vào
năm 1945, và hai là của tên giang hồ khét tiếng Phước “tám
ngón” sau đó 50 năm. Hiện tại, bát quái trận đồ đã bị san bằng
một nóc nhà cũng bởi tính quá hoàn hảo của nó. Trước kia,
các nhà nghiên cứu kinh dịch, lý số khi nhìn vào Khám Chí Hòa
đều lắc đầu bởi âm binh, chướng khí tại nơi này quá nặng.
Vì những tù nhân chẳng may qua đời
ở đây thì linh hồn bị bát quái trận đồ giam giữ, không tài
nào thoát ra được. Không biết thật giả ra sao, nhưng chính tổng
thống Ngô Đình Diệm cũng tin vào điều này. Ông Diệm đã cho mời
một thầy địa lý cao tay nhằm hóa giải một phần trận đồ. Và
sau đó, nóc nhà khu GF của bát quái trận đồ vô cùng hoàn hảo
đã bị san bằng.
Thuận theo ý trời, lòng người,
ngoài cửa Tử, cửa Sanh đã được mở để cho các linh hồn được
bay đi và sớm siêu thoát. Có thể những truyền thuyết, giai
thoại nhuốm màu huyền linh, kỳ bí nhưng xét về khía cạnh khoa
học ngày nay thì không chứng thực được. Nhưng cũng phải thừa
nhận, Khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ hoàn hảo, ở đó
giống như một mê cung đồ khiến ta mất hết mọi khái niệm về
phương hướng lẫn không gian và thời gian.
Thuận Kiều
Thuận Kiều Plaza, một công trình đồ sộ
với thiết kế gồm 3 tòa tháp chọc trời, tọa lạc ở vị trí đắc địa của Sài
thành. “Tư duy nhạy bén về kinh tế” là điều dư luận vẫn thường bàn tán
trước khi tòa nhà này thành hình, bởi nó nằm trên trục đường chính của
Q.5 giao thương nhộn nhịp. Thậm chí, một số nhà phong thủy còn khẳng
định nó nằm đúng “long mạch” của thành phố, dễ dàng đạt sự thịnh vượng.
Bây giờ, sau 16 năm, tất cả dự đoán đều
không trở thành sự thực. Số hộ dân ở cực kỳ thưa thớt, người sở hữu căn
hộ đã thi nhau rao bán nhiều năm qua nhưng càng giảm giá thì càng khan
hiếm người mua. Đáng sợ hơn nữa khi hàng loạt tin đồn về bùa ngải, quỷ
ám và những câu chuyện về những “bóng ma” xuất hiện trong tòa tháp bỏ
hoang này càng khiến nhiều người ghê rợn. Để rộng đường dư luận, PV đã
vào cuộc làm rõ sự thật.
Tiếng động lạ trong tòa tháp “Ở đó có
nhiều oan hồn lắm, tôi khuyên các cô không nên đến đó”, anh Huy Lực (một
tài xế taxi ở quận 5) nhắc lại câu cảnh báo đó nhiều lần khi nghe chúng
tôi đề cập đến chuyện đi thám hiểm “tòa tháp ma” Thuận Kiều Plaza.
Trong cuộc trò chuyện, anh Lực ra vẻ bí ẩn: “Chính tôi từng là nạn nhân
của những “oan hồn” này đây. Tôi nhớ rất rõ, đó là vào dịp Tết Trung thu
cách đây 2 năm, khi tôi đang nằm trên xe thiu thiu ngủ vì không có
khách thì nhận được cuộc điện thoại của một vị khách nữ gọi đến đón ở
Thuận Kiều Plaza. Qua giọng nói, tôi đoán chừng cô còn trẻ. Vì vội vàng,
tôi cứ nghĩ đó là khách quen nhưng khi đến nơi thì không thấy bóng dáng
ai.
Lúc này nhìn đồng hồ cũng đã gần 12h
đêm, 3 tòa tháp lừng lững mà chỉ còn có vài ánh đèn leo lét, tôi bất
chợt thấy cảm giác rờn rợn chạy dọc sống lưng. Trấn an mình, tôi gọi lại
số điện thoại kia thì chỉ nghe tiếng thở khò khè. Tôi hoảng hồn đánh
rớt luôn điện thoại”.Sau khi lâm vào tình cảnh khó giải thích trên thì
sáng hôm sau, anh Lực bình tĩnh lục lại số điện thoại trong máy với ý
định gọi lại lần nữa nhưng một điều khó hiểu là số điện thoại bỗng dưng
“bốc hơi”?. “Tôi kể chuyện này lại cho mọi người thì ai cũng bảo đích
thị là “oan hồn” cô gái chết trẻ năm xưa.
Theo đó năm 2005, một đôi tình nhân vào
nhà hàng để ăn uống, không hiểu hận bạn gái chuyện gì mà chàng trai này
rút súng bắn chết người yêu mình tại chỗ. Có lẽ, cô ấy chết oan nên
“vong hồn” vẫn chưa được siêu thoát mà còn lởn vởn trong tòa nhà này để
chọc phá mọi người”, anh Lực tỏ ra sợ hãi. Mặc dù đã được anh Lực can
ngăn và kể lại câu chuyện nhuốm màu sắc liêu trai, chúng tôi cũng quyết
định tìm đến địa chỉ 190 Hồng Bàng, P. 12. Q.5 vào một buổi tối trăng
tròn. Bên ngoài, phố phường vẫn nhộn nhịp đối lập hẳn với khung cảnh im
lìm bên trong Thuận Kiều.
Tòa tháp A dường như lâu nay không tồn
tại sự sống của con người, không một ánh đèn, bóng tối bắt đầu bủa vây.
Chọn tòa tháp B làm nơi thám hiểm đầu tiên, chúng tôi chầm chậm bước
vào. Là một khu phức hợp mua sắm, nhưng hầu như chỉ có người bán mà
không hề thấy bóng dáng của vị khách nào. Thấy khách lạ, một vài nhân
viên ngước mắt lên nhìn rồi lại mệt mỏi cúi xuống chăm chú vào chiếc
điện thoại để chơi game.
Đi dọc hành lang tầng hai tòa tháp B,
chúng tôi không khỏi giật mình bởi hàng trăm ki ốt bỏ hoang. Bên trong,
hàng hóa chất ngồn ngộn, nhiều mặt hàng được trùm những tấm vải bố, bụi,
mạng nhện bám chằng chịt. Những dãy hành lang dài nối tiếp nhau, thang
cuốn lâu ngày không hoạt động. Không gian rộng lớn không một bóng người,
nghe rõ cả tiếng chân mình vang vọng. Từ tầng hai, chúng tôi lách qua
một chiếc cửa, leo lên một cầu thang hẹp và tối om để tiếp cận với khu
căn hộ.
Vừa lên đến đỉnh cầu thang, tôi gặp ngay
chiếc thang máy bỏ không nhưng cửa mở toác, bên trong ánh điện mờ tỏ,
thảm vải rách ra từng miếng. Ở ngay cửa thang máy, những chân nhang đã
cháy hết có lẽ đã được cắm lâu ngày. Đang tần ngần nhìn ngắm, chợt một
bàn tay “hộ pháp” vỗ mạnh lên vai tôi. Giật mình quay sang, một người
thanh niên, vẻ mặt nghiêm túc nói với chúng tôi: “Con gái mà đi đâu lên
nơi hoang vắng này không sợ nguy hiểm à? Cái thang máy này có “ma quỷ”
đấy, người ta thường nghe tiếng “ma quỷ” khóc than, réo gọi nhau trong
đêm nên mới cắm nhang nhiều như vậy, giờ họ chuyển đi hết rồi, không còn
ai đâu, các cô xuống đi”.
Sau khi cảnh báo chúng tôi, anh thanh niên nhanh chóng bỏ đi.
Thực hư tòa tháp bị “yểm bùa” Lỗ Ban
Theo tài liệu chúng tôi tìm hiểu được,
Lỗ Ban được xem là ông Tổ của nghề mộc và nghề xây dựng tại Trung Hoa.
Vào năm 40 tuổi, ông từ bỏ phố phường nhộn nhịp để về sống trên núi. Tại
nơi này, ông đã gặp được một vị thần, chỉ dạy cho ông những loại bùa
huyền bí. Sau này, nhiều học trò đã được ông truyền lại và những giai
thoại về loại bùa Lỗ Ban vẫn được truyền lại đến ngày nay.
Về bùa Lỗ Ban và thuật “trấn yểm” nhà
ngày xưa, trong dân gian hiện này vẫn lưu truyền rất nhiều về truyền
thuyết: “Ngày xưa, trong khi làm nhà, những người thợ và chủ nhà thường
phát sinh những mâu thuẫn vì những người thợ lúc đó có địa vị rất thấp.
Chủ nhà không chỉ tiếp đãi họ qua loa sơ sài mà còn cắt giảm tiền công ,
thậm chí còn đánh, chửi họ. Để bảo vệ cho những lợi ích của mình và
trừng trị những người chủ nhà bất nhân, một số thợ xây đã học theo phép
của Bùa Lỗ Ban và sử dụng để “trấn yểm” căn nhà họ vừa xây dựng , khiến
cho chủ nhà suy sụp, tan gia bại sản”. Có những truyền thuyết nói rằng,
những người thợ biết dùng Bùa Lỗ Ban, cứ 10 nhà họ phải “yểm” một nhà để
nuôi Tổ nghề.
Gặp phải nhà thứ 10 đối xử tốt với họ,
những học trò Lỗ Ban đó phải dựng một căn nhà giả để “trấn yểm”, sau đó
đốt đi mới khỏi bị Tổ hành. Nhiều truyền thuyết trong dân gian nói về
việc các người thợ “trấn yểm” nhà và hậu quả xảy ra vô cùng thảm khốc
cho gia chủ. Quay trở lại “ma trận” tin đồn về Thuận Kiều Plaza, từ khi
khởi công xây dựng công trình này, do bất cẩn trong quá trình làm việc
nên đã có 3 người gồm thợ điện và thợ hồ mất mạng tại đây.
Những cái chết này đã khiến nhiều người
đồn đoán rằng: “Vì không được đền bù thỏa đáng, mâu thuẫn nội bộ giữa
chủ đầu tư và một nhà thầu phát sinh. Nhà thầu này vì căm tức đã rước
một thầy pháp từ Hong Kong sang dùng phép thuật thả quỷ vào bên trong
quấy rối”. Nhiều người khác lại tin rằng, chính những người thợ này đã
tự bỏ bùa và vị trí họ chôn bùa ở đâu thì không ai biết được. Vì vậy, để
Thuận Kiều Plaza làm ăn thịnh vượng trở lại là một điều hoàn toàn không
thể?”Để tìm hiểu rõ hơn về những câu chuyện nhuốm màu sắc huyền bí này,
chúng tôi tiếp tục thám hiểm tòa tháp C. Gặp chúng tôi bên ngoài một
hành lang, chị Hà (45 tuổi, người sống tại tòa tháp này) cho biết: “Về
những lời đồn đoán “ma quỷ” thì chúng tôi cũng đã nghe rất nhiều nhưng
thú thật là mình quan niệm “ai làm nấy ăn”, mình không đụng chạm tới họ
thì họ sẽ không hại mình nên chúng tôi vẫn chấp nhận ở lại nơi đây. Mà
người ta bảo, “ma quỷ” gì đó hay đi lại ở đây nhưng tôi ở đây cũng lâu
rồi, hoàn toàn không hề thấy gì cả”.
Tiếp tục theo chân chị Hà, sau khi giới
thiệu, chúng tôi được một gia đình khác mời vào thăm nhà với vẻ khá
nhiệt tình, trò chuyện cùng chúng tôi tại phòng khách, anh Hoàng Anh (38
tuổi, nhân viên truyền thông) vui vẻ: “Căn hộ của vợ chồng mình thuê là
70m2 gồm 3 phòng ngủ, một phòng khách, một bếp và 2 tolet. Lúc đầu,
mình thấy trần nhà quá thấp nên cũng không ưng ý vì có cảm giác luôn
ngợp thở nhưng sống lâu thì quen thôi.
Phòng ngủ của vợ chồng mình thì diện
tích cũng tương đối nhưng phòng con mình thì chật lắm, chỉ có thể kê
được một chiếc giường đơn, cái bàn học và chiếc tủ quần áo thì cũng bé
xíu thôi. Ngày trước mỗi buổi trưa, cháu ngủ đều bị bóng đè, đêm đến thì
cứ khóc quấy không chịu ngủ. Lúc đó, mình cũng nghĩ về những chuyện “ma
quỷ” người ta đồn đoán. Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lại phòng ốc, mình
mới nhận thấy, vì nó quá chật hẹp nên khi ngủ cháu bị thiếu oxy mà sinh
ra những trạng thái mệt mỏi như vậy chứ hoàn toàn không có chuyện gì
liên quan đến ma quỷ ở đây cả”.
Trao đổi cùng chúng tôi, đại diện chính
quyền P.12 cho biết: “Chúng tôi từng nghe cả một “ma trận” tin đồn về
Thuận Kiều Plaza, có người còn bảo rằng trong bản vẽ, 3 tòa tháp dự tính
sẽ được xây dựng theo hình chữ Sơn- (Shan, theo tiếng Trung Hoa- PV)
nhưng không biết họ xây làm sao mà ra hình giống như 3 cây nhang nên
“oan hồn” từ khắp nơi mới bám vào. Rồi có người còn nói Thuận Kiều Plaza
giống như một con thuyền với 3 ống khói nhưng do thiết kế phần dưới bị
sai lệch nên con tàu chìm dần. Nhưng chúng tôi khẳng định, đó toàn là
những câu chuyện thêu dệt, tưởng tưởng của nhiều người và hoàn toàn
không có chuyện “ma quỷ” hay “oan hồn” gì ở đây”.
Dinh độc lập
Người ta truyền rằng Dinh Độc Lập nằm
trên thế đất hung hãn cho nên những nhân vật chính trị cư ngụ trong Dinh
chẳng ai được lâu dài và an toàn.
Đất hãm sát chủ
Dinh Độc Lập được xây dựng từ thời Pháp
thuộc với tên ban đầu là Palais Norodom. Có ý kiến giải thích rằng tên
Norodom là do Dinh nằm ở đầu con đường có tên Boulevard Norodom chứ
không có liên quan gì đến ông Norodom Sihanuk là Quốc vương Campuchia.
Đến thời kỳ nước Pháp trao trả nền độc lập giả hiệu cho Bảo Đại thì Dinh này được đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Có lẽ cái Dinh này là một trong số ít
những công sở được dân chúng quan tâm bàn tán nhiều nhất. Người ta chú ý
đến nó vì có nhiều câu chuyện liên quan đến môn phong thủy. Cuốn sách
Thiệu – Kỳ một thời hãnh tiến một thời suy vong của nhà báo Lý Nhân –
một chứng nhân sống dưới chế độ Sài Gòn, cho biết rằng: Dân chúng đồn
rằng Dinh nằm trên mảnh đất rất hung hiểm cho nên hầu hết những chính
khách ở trong Dinh chẳng ai có sự nghiệp lâu dài, bền vững.
Họ dẫn chứng từ các ông toàn quyền Pháp
mà điển hình là ông Ely khi làm cao ủy đóng ở Dinh Norodom thì quân Pháp
thua liểng xiểng ở Điện Biên phải rút về nước. Cho đến ông Diệm làm
Tổng thống cũng chỉ được 9 năm là bị đảo chính vong mạng.
Hơn thế nữa, ngay trong 9 năm cầm quyền,
ông Diệm cũng đã 1 lần suýt chết trong Dinh. Đó là vào ngày 27/2/1962,
hai phi công của phe đảo chính đã ném bom vào Dinh làm sập cánh trái của
Dinh. Tuy không có tổn thất nào về người nhưng cuộc ném bom cũng làm
cho những người sống và làm việc trong Dinh một phen hú vía.
Sau đó ông Diệm quyết định phá Dinh đi
xây lại mới hoàn toàn. Công việc thiết kế được giao cho kiến trúc sư Ngô
Viết Thụ, một người tốt nghiệp trường kiến trúc danh tiếng ở Paris và
là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải Khôi nguyên Roma.
Nhưng Dinh chưa thi công xong thì anh em
ông Diệm bị đảo chính và chết thảm. Theo sau ông Diệm, chính trường Sài
Gòn khủng hoảng, chỉ trong 2 năm mà cả chục chính phủ cứ lập lên rồi
lại sụp đổ.
Đến khi Nguyễn Văn Thiệu thâu tóm được
quyền lực thì tình hình mới ổn định. Ngày 30/6/1966, Dinh khánh thành và
ông Thiệu dọn vào ở trong Dinh. Người ta lại tính rằng kể từ ngày dọn
vào đến khi phải tháo chạy ra nước ngoài, ông Thiệu cũng chỉ ở trong
Dinh được 9 năm. Và trước khi nó rơi vào tay quân giải phóng thì cũng bị
ném bom một lần nữa nhưng may mắn chỉ bị hỏng cầu thang.
Ẩn ý của người thiết kế Dinh
Năm 1966, trong lễ khánh thành Dinh mới,
ông Ngô Viết Thụ – tác giả thiết kế Dinh đã phát biểu tóm tắt thiết kế
của mình. Trong đó, nhiều ý đến nay vẫn được dẫn lại trong tài liệu giới
thiệu về Dinh của ngành du lịch. Nét nổi bật là mặt tiền của Dinh với 3
tầng lầu và cột cờ sổ dọc tạo thành chữ “Vương” trong Hán tự. Nhưng bên
trên lại có 1 cái tum giống như một dấu chấm ở trên đầu chữ “Vương” để
tạo thành chữ “Chủ”. Lúc ấy, ông Thụ diễn tả chữ “Chủ” này là nghĩa là
“Chúa”.
Tuy nhiên, trong bài viết đăng trên một
trang mạng, ông Trần Lê Quang, cựu bộ trưởng Bộ Cải cách điền địa dưới
thời ông Diệm tiết lộ một câu chuyện khác về ý nghĩa chữ “Chủ”. Ông
Quang viết: “Một tâm sự của KTS Ngô Viết Thụ, nay đã qua đời, được một
ông bạn ghi nhớ và thuật lại như sau:
Ngô Viết Thụ cho biết, khi Ông sáng tạo
sơ đồ của dinh Độc Lập mới, đương sự có ý định thiết kế dinh với nhiều
tầng lầu ngang, dài, giống nhau, như hình Hán tự chữ “Vương”. Theo ý
nghĩa của Ngô Viết Thụ, “Vương” là “Vua”.
Nhưng KTS Thụ cũng cho biết rằng Ông cố ý
cho thêm ngay ở giữa tầng cuối, một tầng thượng nhỏ, như một nét phẩy
trên đầu chữ Hán Tự “Vương”, để chữ Hán tự đó trở thành một Hán tự khác,
là chữ “Chủ”, không còn có nghĩa là “Vua” nữa.
Ý kiến của Ngô Viết Thụ là các nhân vật
chính trị Việt Nam, nếu có cơ may cư ngụ tại dinh Độc Lập mới, thì chỉ
là những người “Chủ nhà” tạm thời mà thôi. Các đương sự phải hành xử thế
nào với dân gian và thời cuộc tại Việt Nam, mới mong về sau được trở
thành “như một nhà Vua”.
Và ông Trần Lê Quang phân tích thêm về
sự khác nhau trong ý nghĩa của hai chữ nói trên: “Tin tưởng của Ngô Viết
Thụ rõ ràng bị ảnh hưởng bởi thuyết Phong Thủy. Tại Trung Quốc, cũng
như tại Việt Nam hồi xưa, dư luận thường cho rằng ân huệ được làm Vua,
là một ân huệ “Trời cho”, có thể truyền lại trong trật tự cho con cháu
kế vị của nhà Vua, hay cho người thừa kế được lựa chọn.
Nhưng nếu thêm trên đầu Chữ Hán tự
“Vương” một nét phẩy, thì chữ đó trở thành Chữ Hán Tự “Chủ”, như chủ
nhà, chủ tịch, chủ sự, dân chủ, v.v. Các chức vụ “Chủ” thông thường
không phải là “Trời cho”, mà là “Người cho”. Các đương sự thụ hưởng chức
vụ “Người cho” đó, phải hành xử thế nào với thành viên của cộng đồng
liên hệ, mới được hưởng chức vụ “Chủ”, mà cộng đồng đó giao cho, thông
thường trong một thời gian có hạn mà thôi”.
Hồ con rùa
Hồ Con Rùa có tên chính thức là
Công trường Quốc tế (trước là Công trường Chiến sĩ trận vong).
Đây là nút giao của 3 con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và
Trần Cao Vân. Tuy không chính thức được xác nhận, nhưng rất
nhiều giai thoại cho rằng hồ Con Rùa được thiết kế thêm hồ phun
nước hình bát giác, con rùa đội bia. Và trụ đứng vươn lên cao ở
giữa hồ chính là biểu tượng bát quái đồ, Kim Quy cùng chiếc
đại đinh đóng xuống đất là để yểm đuôi rồng.
Các vị cao niên kinh qua nhiều giai
đoạn lịch sử thăng trầm của vùng đất này đã kể những giai
thoại rằng, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vốn là người đa nghi
và cuồng tín. Bởi vậy, sau khi nhậm chức tổng thống, ông luôn
trong tâm trạng bất an, lo lắng cho vị thế của mình. Vào năm
1967, nghe tin có thầy địa lý cao tay ở Hong Kong, Thiệu liền cho
người mời sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập.
Thầy địa lý nghiên cứu đến mấy
ngày sau rồi phán: “Dinh Độc Lập được xây trên long mạch, trấn
ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng nằm cách đó non 1 km, rơi vào
vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con
rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống
mới mong bền vững”.
Vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu lập tức
tin theo, cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát
quái đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm
của người xưa. Hồ có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu
vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp
kim đội bia đá.
Ngoài ra, khu vực trung tâm còn có
một cột cao mang hình cánh hoa xòe phía trên. Cột cao này được
xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng
lại. Năm 1972, Công trường Chiến trị trận vong được đổi thành
Công trường quốc tế. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị
phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân
vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
Lại có giai thoại khác liên quan
đến việc hồ Con Rùa là sản phẩm trấn long mạch Sài Gòn. Giai
thoại này gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập do kiến
trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên
làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu,
hổ phục.
Người Pháp biết rõ điều này, liền
cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá vỡ
thế chữ Vương (gồm đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Pastuer – Phạm Ngọc
Thạch hiện nay), thêm một chấm thành chữ Chủ nhằm phá luôn
long mạch của Dinh. Do vậy phải xây thêm hồ Con Rùa để phá
thủy, làm nước phun lên.
Nhưng còn một điều rất huyền diệu
về hồ Con Rùa mà rất ít người bình thường để ý đến, chỉ có
các thầy phong thủy và các kiến trúc sư học thêm bộ môn trấn
yểm mới hiểu tận tường những bí ẩn trong thiết kế tổng quan
của Sài Gòn xưa. Đó là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh nằm
ngay giữa ngã tư Võ Văn Tần – Lê Quý Đôn xưa chính là chùa Khải
Tường. Chùa Khải Tường là nơi chúa Nguyễn Phúc Ánh trên đường
bôn tẩu tránh sự truy đuổi của Tây Sơn có ghé qua tá túc. Và
hoàng tử Đảm – sau này trở thành vua Minh Mạng – đã được sinh
tại nơi đây.
Tương truyền, khi hoàng tử Đảm –
chân mệnh đế vương – ra đời, chùa Khải Tường đã phát ra hào quang
đến 3 đêm liền. Nếu nhìn trên bản đồ chụp từ vệ tinh thì
chùa Khải Tường thẳng trục với Dinh Độc Lập và vuông góc với
hồ Con Rùa. Việc trấn yểm này còn liên quan đến ngũ hành, âm
dương, phá thủy, giả sơn mà các thầy chiêm tinh, địa lý nào
cũng phải biết.
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hồ
Con Rùa nằm thẳng trục với nhà thờ Đức Bà trên đường Phạm
Ngọc Thạch, còn chùa Khải Tường thẳng trục Dinh Độc Lập. Bốn
công trình nổi tiếng này đều được xây dựng tại những địa điểm
mà xưa kia ít nhiều đều dính dáng đến long mạch của Sài Gòn
và càng không phải ngẫu nhiên mà tạo thành một hình vuông, nếu
chiếu bóng sẽ trở thành một đường thẳng.
Video: Top 10 sinh vật kỳ lạ trong thần thoại, truyền thuyếtSưu tầm
Xem thêm:
- Anh mời thầy xem phong thủy, trên đường ra nghĩa địa bỗng nói một câu, thầy đáp: Phong thủy nhà cậu không cần xem nữa
- Hình ảnh hiếm về bộ lạc Amazon bí ẩn khoảng 100 người, đặc biệt không tiếp xúc với thế giới bên ngoài
- Mổ sống cướp nội tạng ở Trung Quốc – Tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại
Phong thủy thành phố Hồ Chí Minh: Đẹp nhưng chưa chính long mạch?
ANTĐ Nói đơn giản, thật đơn giản như Bách
khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa phong thủy là: “Thuật xem đất để chọn
nơi xây thành quách, cất đình chùa hoặc dựng nhà cửa, đặt mồ mả”, phong
thủy là một trong những quan niệm cổ truyền của các dân tộc phương Đông,
trong đó có Việt Nam.
Trước khi xây dựng một thành phố, một ngôi nhà, đặt một nơi chôn cất
người khuất núi, người ta đều phải xem phong thủy. Xem phong thủy là
chọn để làm sao xây dựng được công trình phù hợp cả 4 yếu tố: Một là
loan đầu - tức cảnh quan môi trường; Hai là hình lý dương trạch - tức
cấu trúc hình thể ngôi nhà; Ba là bát trạch - tức ảnh hưởng của từ
trường trái đất; Bốn là huyền không - thời gian xây cất, hoàn thành ngôi
gia trong mối liện hệ với môi trường vũ trụ. “Khí” là yếu tố quan trọng
hàng đầu, cốt tủy trong nghiên cứu phong thủy, là động lực của sự hình
thành và phát triển của vạn vật. Khí là một dạng vật chất huyền bí chảy
theo các mạch đất. Có chính khí và có sát khí. Nơi nào tụ chính khí thì
nơi đó phát triển, nơi nào tụ sát khí thì nơi đó tăm tối, gặp nhiều tai
ương.
Rất nhiều nhà nghiên cứu phong thủy đã xem xét vị trí của TP Hồ Chí Minh để lý giải những diễn biến lịch sử của thành phố trung tâm của phía nam đất nước, nơi đã từng được ca ngợi là “Hòn ngọc Viễn đông” này. Cũng bằng quan niệm cổ truyền, chúng tôi xin có mấy lời lạm bàn về vấn đề này.
Cầu Nguyễn Văn Cừ mới xây nối liền Chợ Lớn sang Thủ Thiêm
Vùng đất có vị trí phong thủy đẹp
Câu chuyện trà dư tửu hậu với một ông già người Hoa bên hông chợ Bình Tây cho tôi thêm một chi tiết về Chợ Lớn, một thành phần quan trọng tạo nên TP Hồ Chí Minh hôm nay. Ông kể một câu chuyện xưa. Ngày ấy, một nhóm người Hoa đến cư ngụ, buôn bán tại một khu đất cao bên bờ sông. Công việc buôn bán thuận lợi, mấy ông đứng đầu liền mời hẳn một ông thầy địa lý từ bên Trung Quốc sang xem phong thủy. Mất cả tháng trời, đi khắp cả vùng, ông mời tất cả các vị bô lão đến và phán: Đất cũng gọi là đẹp, làm ăn phát tài nhưng không yên. Các cụ hỏi lại, đâu mới là đất tốt hơn. Ông thầy quơ tay một vòng: Đêm, ta nhìn sang bên kia sông, khí sáng một vùng. Đấy mới là chân long, nhưng các người không có số đâu. Thôi đừng cố. Ông già người Hoa thở dài: Ngẫm chuyện xưa mấy trăm nay mà cũng có nhiều cái đúng.
Lại nhớ đến những ngày các kiến trúc sư người Pháp lập quy hoạch xây dựng cảng và TP Sài Gòn. Lúc đó có nhiều ý kiến lập thành phố xuôi về phía nam, nhưng nhìn sang bên kia sông nước ngập mênh mông, sú vẹt lẫn với tràm và dừa nước ken chặt, mấy kiến trúc sư lắc đầu: Làm bên này. Và Sài Gòn chính là phần trung tâm của TP Hồ Chí Minh hiện nay.
Các ý kiến đều đúng. TP Hồ Chí Minh: là thành phố nằm ngay bên phải bờ sông Sài Gòn, con sông này bắt nguồn từ tỉnh Tây Ninh ở phía Tây Bắc rồi chảy xuống, đi ngang qua khu vực phía Bắc của Sài Gòn rồi uốn lượn qua phía Ðông của thành phố, sau đó nhập với sông Ðồng Nai từ phía Bắc chảy xuống rồi đổ ra biển nơi phía Nam. Sài Gòn nằm giữa một khoảng bình nguyên (đất bằng) rộng lớn, xa xa nơi phía Bắc và Ðông Bắc, tại các tỉnh Quảng Ðức, Lâm Ðồng là phần cuối của dãy Trường Sơn hướng tới. Rồi nơi phía Tây Bắc tại tỉnh Tây Ninh cũng có dãy núi Bà Ðen, nơi phía Ðông Nam là khu núi Vũng Tàu, cả hai đều là dư khí của dãy Trường Sơn còn sót lại. Nằm ở khu vực phía Nam và Tây Nam TP Hồ Chí Minh là các sông Vàm Cỏ, xa hơn nữa là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang.
Với địa thế núi, sông bao bọc như trên, ta thấy TP Hồ Chí Minh có nhiều điểm đặc biệt, xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng bậc nhất trên đất nước ta. Trước hết là mạch Trường Sơn chấm dứt từ tận Quảng Ðức, Lâm Ðồng, tạo ra cái thế Huyền vũ che chở cho sau lưng Sài Gòn, nhưng lại không tiến đến quá gần để trở thành cái thế đe dọa hoặc lấn áp thành phố này, mà chừa cho TP Hồ Chí Minh một khoảng trống rộng lớn để hấp thu hết vượng khí của toàn bộ miền nam Việt Nam. Rồi đến núi Bà Ðen ở Tây Ninh và vùng núi ở Vũng Tàu tạo thành thế tả, hữu long, hổ để hộ vệ TP Hồ Chí Minh. Nhưng một điểm hay là vì núi Bà Ðen (hữu Bạch hổ) lại cao hơn núi Vũng Tàu (tả Thanh long). Nên khi nằm lệch về phía Vũng Tàu, Sài Gòn đã tạo thành thế long-hổ quân bình, khiến cho nền kinh tế của thành phố bao giờ cũng sung túc. Phía trước mặt của TP Hồ Chí Minh là Long An và vùng đồng bằng sông Cửu Long, một bình nguyên rộng lớn với những con sông hàng hàng, lớp lớp chảy qua, khiến cho vượng khí vô biên, thần lực miên man, bất tận. Ðó là chưa kể thương cảng Sài Gòn còn có mũi Vũng Tàu nằm ở bên ngoài hộ vệ, nên xứng đáng là một trung tâm quyền lực quan trọng về kinh tế và chính trị. Nếu còn được thêm một mũi đất nữa nhô ra ở cửa Ðại (thuộc sông Tiền Giang, trong tỉnh Bến Tre) để tạo thành đầy đủ thế tả, hữu hộ vệ nơi cửa biển thì uy lực của TP Hồ Chí Minh sẽ còn tăng lên gấp bội. Ngoài ra, con sông Sài Gòn khi đến gần thành phố lại uốn lượn thành nhiều khúc, rồi sau khi đi qua còn quay đầu nhìn lại tới 2 lần (2 khúc sông uốn cong trở lại) rồi mới đổ ra biển.
Ðây chẳng những là một cảnh sông nước hữu tình, mà còn tạo cho TP Hồ Chí Minh một sự phồn thịnh, sung túc đến nỗi không một thành phố nào trên toàn cõi Việt Nam cũng như khắp vùng Ðông Nam Á có thể so sánh được. Cần nói thêm là dáng khúc của sông Sài Gòn khi đến gần thành phố đã uốn khúc rất nhiều lần, khi chảy đi lại quay đầu thêm hai lần nữa (hai lần khúc sông uốn cong trở lại), tạo ra hình dáng cát nhất trong thủy pháp. Sách xưa viết: “Làm quan thanh quý, thường là vì dòng nước vây quanh Thanh Long; được phúc dài lâu, nhất định là dòng nước quẩn Huyền Vũ”. Nếp sông uốn khúc đem lại cho Sài Gòn sự phồn thịnh, hưng túc hiếm có.
Nhưng chưa phải là chân long
Nhưng tại sao cho đến nay TP Hồ Chí Minh vẫn chưa phải là thành phố đứng đầu Đông Nam Á? Các nhà phong thủy cũng đã giải thích lý do. Mặc dù TP Hồ Chí Minh nằm trong vùng phong thủy đẹp, nhưng trung tâm thành phố không phải nằm đúng vị trí đắc địa cho nên đã hạn chế phần nào những hỗ trợ phát triển. Thay vì phải nằm ở trong khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn để chiếm lấy vị trí của “chân long” (chính long mạch), Sài Gòn lại nằm ở phần đất bên ngoài tức chỉ là “hộ sa” (đất hộ vệ) của chân long. Ðối với phong thủy, chân long mới là nơi kết tụ được nguyên khí của trời, đất để chiếm lấy thế lực lớn lao hay đứng đầu về chính trị và kinh tế của cả khu vực đồng thời mới thu hút được những anh hùng kiệt xuất, những lãnh tụ vĩ đại. Còn hộ sa chỉ là phần đất chư hầu, nguyên khí đã bị tản mát, khó trở thành một trung tâm kinh tế hoặc chính trị hùng mạnh. Muốn được hưởng trọn vẹn lợi thế cát cát do dòng sông lượn hai vòng trung tâm thành phố cần phải nằm tại những khu vực được dòng sông ôm lấy như khu Thủ Thiêm. Vị trí hiện tại tạo ra tình thế không yên, phong thủy gọi là thủy bạc tình. Chính vì vậy, chủ trương phát triển trung tâm sang phía Thủ Thiêm là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Vị trí Thủ Thiêm là chính long mạch
Vùng đất Thủ Thiêm được các nhà phong thủy gọi là chân long, nơi hội tụ sinh khí dồi dào nhất của cả vùng Đông Nam Bộ. Trước khi giao nhau với sông Đồng Nai để đổ ra biển, sông Sài Gòn đã uốn lượn rất đẹp và ôm lấy đất vùng Thủ Thiêm, dáng sông thế này gọi là đại cát, rất tốt đẹp cho cơ nghiệp và vinh hiển cho công danh. Sau khi uốn khúc ở Thủ Thiêm, sông Sài Gòn đổ ra giao với sông Đồng Nai, tạo ra vượng khí cho vùng đất trù phú này. Thủ Thiêm được sinh ra để ưu ái lĩnh nhận trọn vẹn tất cả sinh khí hưng vương của dòng chảy ấy.
Thế đất Thủ Thiêm là thế đất đẹp hiếm có theo phong thủy. Vùng Thủ Thiêm rất đắc địa để cư dân có thể lạc nghiệp an cư bởi thế đất lớn sẽ đem lại phúc lộc dồi dào, cơ nghiệp thịnh đạt, và sinh khí cát lợi do dòng sông mang đến hứa hẹn nhiều thành đạt trong công danh và cử nghiệp cho con cháu. Tóm lại, gia thế hưng thịnh, lộc tồn bền lâu, an lành phước thọ… có lẽ là lời chúc phúc trọn vẹn mà phong thủy dành tặng cho con người nơi đây.
Rất nhiều nhà nghiên cứu phong thủy đã xem xét vị trí của TP Hồ Chí Minh để lý giải những diễn biến lịch sử của thành phố trung tâm của phía nam đất nước, nơi đã từng được ca ngợi là “Hòn ngọc Viễn đông” này. Cũng bằng quan niệm cổ truyền, chúng tôi xin có mấy lời lạm bàn về vấn đề này.
Cầu Nguyễn Văn Cừ mới xây nối liền Chợ Lớn sang Thủ Thiêm
Vùng đất có vị trí phong thủy đẹp
Câu chuyện trà dư tửu hậu với một ông già người Hoa bên hông chợ Bình Tây cho tôi thêm một chi tiết về Chợ Lớn, một thành phần quan trọng tạo nên TP Hồ Chí Minh hôm nay. Ông kể một câu chuyện xưa. Ngày ấy, một nhóm người Hoa đến cư ngụ, buôn bán tại một khu đất cao bên bờ sông. Công việc buôn bán thuận lợi, mấy ông đứng đầu liền mời hẳn một ông thầy địa lý từ bên Trung Quốc sang xem phong thủy. Mất cả tháng trời, đi khắp cả vùng, ông mời tất cả các vị bô lão đến và phán: Đất cũng gọi là đẹp, làm ăn phát tài nhưng không yên. Các cụ hỏi lại, đâu mới là đất tốt hơn. Ông thầy quơ tay một vòng: Đêm, ta nhìn sang bên kia sông, khí sáng một vùng. Đấy mới là chân long, nhưng các người không có số đâu. Thôi đừng cố. Ông già người Hoa thở dài: Ngẫm chuyện xưa mấy trăm nay mà cũng có nhiều cái đúng.
Lại nhớ đến những ngày các kiến trúc sư người Pháp lập quy hoạch xây dựng cảng và TP Sài Gòn. Lúc đó có nhiều ý kiến lập thành phố xuôi về phía nam, nhưng nhìn sang bên kia sông nước ngập mênh mông, sú vẹt lẫn với tràm và dừa nước ken chặt, mấy kiến trúc sư lắc đầu: Làm bên này. Và Sài Gòn chính là phần trung tâm của TP Hồ Chí Minh hiện nay.
Các ý kiến đều đúng. TP Hồ Chí Minh: là thành phố nằm ngay bên phải bờ sông Sài Gòn, con sông này bắt nguồn từ tỉnh Tây Ninh ở phía Tây Bắc rồi chảy xuống, đi ngang qua khu vực phía Bắc của Sài Gòn rồi uốn lượn qua phía Ðông của thành phố, sau đó nhập với sông Ðồng Nai từ phía Bắc chảy xuống rồi đổ ra biển nơi phía Nam. Sài Gòn nằm giữa một khoảng bình nguyên (đất bằng) rộng lớn, xa xa nơi phía Bắc và Ðông Bắc, tại các tỉnh Quảng Ðức, Lâm Ðồng là phần cuối của dãy Trường Sơn hướng tới. Rồi nơi phía Tây Bắc tại tỉnh Tây Ninh cũng có dãy núi Bà Ðen, nơi phía Ðông Nam là khu núi Vũng Tàu, cả hai đều là dư khí của dãy Trường Sơn còn sót lại. Nằm ở khu vực phía Nam và Tây Nam TP Hồ Chí Minh là các sông Vàm Cỏ, xa hơn nữa là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang.
Với địa thế núi, sông bao bọc như trên, ta thấy TP Hồ Chí Minh có nhiều điểm đặc biệt, xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng bậc nhất trên đất nước ta. Trước hết là mạch Trường Sơn chấm dứt từ tận Quảng Ðức, Lâm Ðồng, tạo ra cái thế Huyền vũ che chở cho sau lưng Sài Gòn, nhưng lại không tiến đến quá gần để trở thành cái thế đe dọa hoặc lấn áp thành phố này, mà chừa cho TP Hồ Chí Minh một khoảng trống rộng lớn để hấp thu hết vượng khí của toàn bộ miền nam Việt Nam. Rồi đến núi Bà Ðen ở Tây Ninh và vùng núi ở Vũng Tàu tạo thành thế tả, hữu long, hổ để hộ vệ TP Hồ Chí Minh. Nhưng một điểm hay là vì núi Bà Ðen (hữu Bạch hổ) lại cao hơn núi Vũng Tàu (tả Thanh long). Nên khi nằm lệch về phía Vũng Tàu, Sài Gòn đã tạo thành thế long-hổ quân bình, khiến cho nền kinh tế của thành phố bao giờ cũng sung túc. Phía trước mặt của TP Hồ Chí Minh là Long An và vùng đồng bằng sông Cửu Long, một bình nguyên rộng lớn với những con sông hàng hàng, lớp lớp chảy qua, khiến cho vượng khí vô biên, thần lực miên man, bất tận. Ðó là chưa kể thương cảng Sài Gòn còn có mũi Vũng Tàu nằm ở bên ngoài hộ vệ, nên xứng đáng là một trung tâm quyền lực quan trọng về kinh tế và chính trị. Nếu còn được thêm một mũi đất nữa nhô ra ở cửa Ðại (thuộc sông Tiền Giang, trong tỉnh Bến Tre) để tạo thành đầy đủ thế tả, hữu hộ vệ nơi cửa biển thì uy lực của TP Hồ Chí Minh sẽ còn tăng lên gấp bội. Ngoài ra, con sông Sài Gòn khi đến gần thành phố lại uốn lượn thành nhiều khúc, rồi sau khi đi qua còn quay đầu nhìn lại tới 2 lần (2 khúc sông uốn cong trở lại) rồi mới đổ ra biển.
Ðây chẳng những là một cảnh sông nước hữu tình, mà còn tạo cho TP Hồ Chí Minh một sự phồn thịnh, sung túc đến nỗi không một thành phố nào trên toàn cõi Việt Nam cũng như khắp vùng Ðông Nam Á có thể so sánh được. Cần nói thêm là dáng khúc của sông Sài Gòn khi đến gần thành phố đã uốn khúc rất nhiều lần, khi chảy đi lại quay đầu thêm hai lần nữa (hai lần khúc sông uốn cong trở lại), tạo ra hình dáng cát nhất trong thủy pháp. Sách xưa viết: “Làm quan thanh quý, thường là vì dòng nước vây quanh Thanh Long; được phúc dài lâu, nhất định là dòng nước quẩn Huyền Vũ”. Nếp sông uốn khúc đem lại cho Sài Gòn sự phồn thịnh, hưng túc hiếm có.
Nhưng chưa phải là chân long
Nhưng tại sao cho đến nay TP Hồ Chí Minh vẫn chưa phải là thành phố đứng đầu Đông Nam Á? Các nhà phong thủy cũng đã giải thích lý do. Mặc dù TP Hồ Chí Minh nằm trong vùng phong thủy đẹp, nhưng trung tâm thành phố không phải nằm đúng vị trí đắc địa cho nên đã hạn chế phần nào những hỗ trợ phát triển. Thay vì phải nằm ở trong khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn để chiếm lấy vị trí của “chân long” (chính long mạch), Sài Gòn lại nằm ở phần đất bên ngoài tức chỉ là “hộ sa” (đất hộ vệ) của chân long. Ðối với phong thủy, chân long mới là nơi kết tụ được nguyên khí của trời, đất để chiếm lấy thế lực lớn lao hay đứng đầu về chính trị và kinh tế của cả khu vực đồng thời mới thu hút được những anh hùng kiệt xuất, những lãnh tụ vĩ đại. Còn hộ sa chỉ là phần đất chư hầu, nguyên khí đã bị tản mát, khó trở thành một trung tâm kinh tế hoặc chính trị hùng mạnh. Muốn được hưởng trọn vẹn lợi thế cát cát do dòng sông lượn hai vòng trung tâm thành phố cần phải nằm tại những khu vực được dòng sông ôm lấy như khu Thủ Thiêm. Vị trí hiện tại tạo ra tình thế không yên, phong thủy gọi là thủy bạc tình. Chính vì vậy, chủ trương phát triển trung tâm sang phía Thủ Thiêm là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Vị trí Thủ Thiêm là chính long mạch
Vùng đất Thủ Thiêm được các nhà phong thủy gọi là chân long, nơi hội tụ sinh khí dồi dào nhất của cả vùng Đông Nam Bộ. Trước khi giao nhau với sông Đồng Nai để đổ ra biển, sông Sài Gòn đã uốn lượn rất đẹp và ôm lấy đất vùng Thủ Thiêm, dáng sông thế này gọi là đại cát, rất tốt đẹp cho cơ nghiệp và vinh hiển cho công danh. Sau khi uốn khúc ở Thủ Thiêm, sông Sài Gòn đổ ra giao với sông Đồng Nai, tạo ra vượng khí cho vùng đất trù phú này. Thủ Thiêm được sinh ra để ưu ái lĩnh nhận trọn vẹn tất cả sinh khí hưng vương của dòng chảy ấy.
Thế đất Thủ Thiêm là thế đất đẹp hiếm có theo phong thủy. Vùng Thủ Thiêm rất đắc địa để cư dân có thể lạc nghiệp an cư bởi thế đất lớn sẽ đem lại phúc lộc dồi dào, cơ nghiệp thịnh đạt, và sinh khí cát lợi do dòng sông mang đến hứa hẹn nhiều thành đạt trong công danh và cử nghiệp cho con cháu. Tóm lại, gia thế hưng thịnh, lộc tồn bền lâu, an lành phước thọ… có lẽ là lời chúc phúc trọn vẹn mà phong thủy dành tặng cho con người nơi đây.
Đặc thù của Khu đô thị Thủ Thiêm đó là Trung tâm Thương mại -Tài chính nằm ven sông, hài hòa với thiên nhiên.
Đô thị 7,6 triệu m2 sàn; số dân sinh sống 160.000, lượng lao động trong đô thị này cũng được tăng từ 350.000 lên thành 450.000, còn khách vãng lai là một triệu lượt người.
Điểm nhấn kiến trúc độc đáo nhất của Thủ Thiêm đó là Tháp đa năng cao 86 tầng. Dự án này cũng đã được chấp thuận chủ trương giao cho liên doanh Kiến Phước và Capital Land, hiện đang làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Ngoài ra còn các dự án như quảng trường trung tâm, công viên bờ sông, các công trình công cộng . Một dự án không kém phần quan trọng đó là Trung tâm tài chính quốc tế và giao dịch thương mại. Đây được đánh giá là dự án có ý nghĩa rất quan trọng , là chìa khóa mở ra khả năng và triển vọng mới cho TP trong quá trình hội nhập.
Đô thị 7,6 triệu m2 sàn; số dân sinh sống 160.000, lượng lao động trong đô thị này cũng được tăng từ 350.000 lên thành 450.000, còn khách vãng lai là một triệu lượt người.
Điểm nhấn kiến trúc độc đáo nhất của Thủ Thiêm đó là Tháp đa năng cao 86 tầng. Dự án này cũng đã được chấp thuận chủ trương giao cho liên doanh Kiến Phước và Capital Land, hiện đang làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Ngoài ra còn các dự án như quảng trường trung tâm, công viên bờ sông, các công trình công cộng . Một dự án không kém phần quan trọng đó là Trung tâm tài chính quốc tế và giao dịch thương mại. Đây được đánh giá là dự án có ý nghĩa rất quan trọng , là chìa khóa mở ra khả năng và triển vọng mới cho TP trong quá trình hội nhập.
bình luận(6 bình luận)
Tbinh
Nói bát trạch là từ trường là sai cơ bản!
Mr X
2 ban comment ở trên, không
nên nói những yếu tố cá nhân hóa sự thật như vậy đâu. Tình hình thực tế
về địa lý, nhu cầu thực tế về môi trường sống, cũng như tình hình xa hội
thi học cấp 2 cũng biết mà. Các bạn nên biết phong thủy ở đây nói dựa
vào những kiến thức có từ rất lâu nên những nhà phong thủy chi nói những
gì được cho phù hợp và đúng theo phong thủy (lưu ý : Theo phong thủy)
thậm chí nơi bạn đang ở,các kiến trúc sư cũng đưa phong thủy vào. vi vậy
nên nhìn nhận vấn dề khách quan hơn
Long Nguyen
Nhà phong thủy này chẳng hiểu
gì về lịch sử và địa lý Nam Bộ. Không phải tự nhiên người Pháp và chính
quyền Saigon lại chọn xây trung tâm bên này Thủ Thiêm. Nên nhớ chính
quyền Saigon còn nghiên cứu phong thủy lâu lắc trước quý vị. Điều tiên
quyết để thành phố tồn tại thì nguồn nước sạch phải có. Mà nguồn nước
tốt lại ở thượng nguồn Saigon. Điều kiện xây dựng thời đó chỉ cho phép
xây gần nguồn nước, nếu xây bên Thủ thiêm thì làm sao đưa nước sạch vượt
sông mà đường dẫn lại rất xa???
chính
Trong quy hoạch xây dựng,khâu
quy hoạch,khảo sát thiết kế là quan trọng bậc nhất.Tổng công trình sư
lập quy hoạch cho sự phát triển của tổng thể các dự án,với tầm nhìn 10
năm;50 năm;100 năm thậm chí 1.000 năm...Ở đó trọng yếu là sự gắn kết các
công trình với tổng thể(một vùng,một khu vực,một châu lục... yếu tố
hàng đầu phải quan tâm đến địa hình,địa vật,thổ nhưỡng,khí hậu...và cả
yếu tố xã hội.Mấy cha "Phong Thủy" trấn trạch,yểm bùa,nói dựa là cực
bậy.
Nguồn: https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/phong-thuy-thanh-pho-ho-chi-minh-dep-nhung-chua-chinh-long-mach/518762.antd