Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Chiến lược mới của Tổng thống Donald Trump chống Trung Quốc
















Chiến lược mới của Tổng thống Donald Trump chống Trung Quốc

1. Mở bài 
Tại đại hội 19 của đảng CSTQ, Tập Cận Bình tuyên bố: “Đã đến lúc Trung Quốc phải giành vị trí trung tâm trên trường quốc tế”. 
Để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” (The Chinese Dream), Tập Cận Bình đưa ra chiến lược “Một Vành Đai. Một Con Đường” (Nhất Đới, Nhất Lộ), thành lập ngân hàng với số vốn 124 tỷ USD, cho vay và đầu tư vào các quốc gia nằm trên tuyến đường từ Châu Á, Châu Phi và đến Châu Âu.
Trung Quốc đã lập một vành đai căn cứ quân sự gọi là “Chuỗi Ngọc Trai” (String of Pearls) để bảo vệ vành đai kinh tế. 
Các nhà quan sát nêu nhận xét, Trung Quốc càng phát triển thì mối đe dọa càng cao đối với Hoa Kỳ. 
Tổng thống Donald Trump quyết ăn thua đủ với Tập Cận Bình, ông triển khai chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng” làm đối trọng với chiến lược Vành Đai Con Đường của Trung Quốc. 
Về quân sự thì Mỹ tăng ngân sách quốc phòng, bố trí lại sức mạnh số một của Hải Quân Hoa Kỳ để khống chế Trung Quốc. 
Các đồng minh của Mỹ tích cực tham gia bảo vệ tự do hàng hải đi qua Biển Đông. 
Trong khi cuộc chiến thương mại đến hồi căng thẳng, Tổng thống Trump tuyên bố “Trung Quốc sẽ không có một tấc đất nào ở Biển Đông”. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Ngụy Phụng Hòa đáp trả “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc lãnh thổ dù đó là Đài Loan hay ở Biển Đông” 
Tình hình nóng bỏng như thế có thể gây ra chiến tranh, vì cá tính dám nói dám làm của Tổng thống Trump. “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. 
2. Sự hình thành của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “tự do” và “mở rộng” 
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng (The U.S. “Free and Open Indo-Pacific” Strategy. Viết tắt là FOIP) do Tổng thống Donald Trump triển khai để chống lại chiến lược “Một Vành Đai-Một Con Đường” của Tập Cận Bình. 
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực chỉ các quốc gia nằm ven hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 
Về kinh tế 
Hiện có 3 quốc gia với nền kinh tế lớn nhất hoàn cầu là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra còn một số quốc gia có tốc độ gia tăng kinh tế rất nhanh. 
Về quốc phòng 
Bảy trên 10 quốc gia tại khu vực nầy có quân đội lớn nhất thế giới là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và Pakistan. 
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì sự ra đời của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phát xuất từ hai yếu tố then chốt: 
Một là: Do sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt là việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo làm tiền đồn ở Biển Đông, đe dọa con đường tự do thương mại đi qua vùng biển nầy. 
Hai là: Trung Quốc đẩy mạnh “Sáng kiến Một Vành Đai-Một Con Đường” thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Trong khi đó khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chưa có một cơ chế đa phương, thống nhất hành động để bảo vệ tập thể, mà chỉ có những hiệp định song phương như Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Hàn. 
Hoa Kỳ thấy cần phải có một cơ chế, tổng hợp lực lượng của đồng minh, thắt chặt quan hệ hợp tác có cả Ấn Độ để chống lại Bắc Kinh. Những đồng minh của Mỹ là Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Indonesia. 
Đó là chiến lược mà Tổng thống Donald Trump đang cổ xúy. 
2. 1. Vai trò của Ấn Độ 
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi 
Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng mang lợi ích không những cho Hoa Kỳ mà còn cho các quốc gia khác trong khu vực. 
Phó Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương, ông Alex N. Wong nêu nhận xét, Ấn Độ là quốc gia phát triển theo hướng tự do và mở cửa. Hoa Kỳ bảo đảm Ấn Độ sẽ là một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực. Ngoài Ấn Độ ra, các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc cũng đã có vai trò trong khu tích cực trong khu vực. 
Hoa Kỳ chủ trương thương mại tự do, bình đẳng, có qua có lại. 
2. 2. Hai yếu tố quan trọng của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 
Ngày 2-4-2018, Phó Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương, ông Alex N. Wong, giải thích hai yếu tố quan trọng của chiến lược là “Tự do” và “Mở rộng”. 
1). Về tự do. 
Các nước trong khu vực được tự do theo đuổi con đường riêng mà không bị ép buộc. Hoa Kỳ mong muốn các quốc gia nầy được hưởng quyền tự do hơn, bao gồm tự do quản lý, quyền hạn căn bản, minh bạch và chống tham nhũng. 
2). Về mở rộng 
Ông Wong cho biết, Mỹ mong muốn khu vực AĐD-TBD được mở rộng hơn nữa, đặc biệt là đường biển và đường hàng không đi qua Ấn Độ Dương và Biển Đông, vì có hơn 50% hàng hóa thương mại đi qua tuyến đường nầy. 
Cơ sở hạ tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng 
Chiến lược mới của Tổng thống Trump còn bao gồm mở rộng về cơ sở hạ tầng (Infrastructure) gồm có bến cảng, cầu đường, đường bộ, đường sắt, bịnh viện, trường học… để các quốc gia hội nhập vào khu vực tốt hơn, kinh tế mạnh thêm. 
Mỹ mong muốn các quốc gia trong khu vực phát triển hạ tầng cơ sở để tăng trưởng kinh tế. 
Về thương mại thì được đặt trên cơ sở tự do, công bằng, có qua có lại. 
Tóm lại, với ý niệm mở rộng, các quốc gia trong khu vực AĐD-TBD được hoan nghênh khi vào hợp tác, ngay cả những thành viên của Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP=Trans-Pacific Partnership) 

3. Mỹ hiện thực hóa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang gia tăng triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhằm cạnh tranh với chiến lược “Một Vành Đai-Một Con Đường” của Trung Quốc. 
Ngày 30-7-2018, trước chuyến viếng thăm ba nước Singapore, Malaysia và Indonesia, Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ, ông cho biết, Mỹ sẽ đầu tư 113 triệu USD vào kinh tế, công nghệ nặng và cơ sở hạ tầng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 
phan ung cua viet nam ve chien luoc an do thai binh duong cua my hinh 1
Ngoại trưởng Pompeo 
Trong 113 triệu có 25 triệu để mở rộng xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ sang khu vực. Đồng thời sẽ bổ sung 50 triệu USD để hỗ trợ các nước sản xuất và lưu trữ năng lượng, và thiết lập một mạng lưới hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng. 
Ông Pompeo nêu rõ, số tiền trên 100 triệu USD chỉ là khoản tiền thanh toán trước về sự đóng góp trong lãnh vực kinh tế của Mỹ để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng của khu vực AĐD-TBD. 
Với chiến lược AĐD-TBD, Tổng thống Donald Trump muốn gởi một thông điệp rằng, mặc dù Mỹ đã rút tên ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng Mỹ vẫn coi trọng và hoan nghênh thành viên của TPP vào việc làm ăn, đầu tư ở AĐD-TBD. Đó là ý nghĩa của hai trụ cột “tự do” và “cởi mở”. 
4. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc 
4. 1. Tổng thống Donald Trump đánh thuế vào hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 
Tổng thống Donald Trump mở màn cuộc chiến bằng cách đánh thuế hải quan 25% trên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập cảng vào Mỹ. Tiến thêm một bước, là đánh thuế 25% lên 200 tỷ USD. Việc đánh thuế nhập cảng nầy có tác động đến kế hoạch phát triển kinh tế của Bắc Kinh. 
Hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế cao nên giá thành trên thị trường Mỹ cũng cao hơn hàng hóa cùng loại của các nước khác, nên khó cạnh tranh. Mỹ cứ tiếp tục tăng thuế cho đến khi nào hàng hóa Trung Quốc không còn con đường sống trên thị trường Hoa Kỳ. 
Trong cuộc chiến nầy, thị trường chứng khoán của Trung Quốc giảm 21%, và tiếp tục tuột dốc hàng ngày. 
Đồng nhân dân tệ mất giá 8% so với đô la Mỹ. Mỹ là thị trường lớn nhất của Trung Quốc, mất thị trường nầy cũng đảo lộn xuất khẩu. 
4. 2. Mỹ chận đứng hai con đường hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ 
Ba quốc gia Bắc Mỹ là Canada, Hoa Kỳ và Mexico có hiệp định Thương mại Tự do NAFTA (North American Free Trade Agreement) được ký kết ngày 12-8-1993, cho phép hàng hóa được tự do lưu thông giữa ba nước nầy. 
Để ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ bằng hai con đường từ Canada và Mexico, Tổng thống Trump và hai quốc gia Bắc Mỹ ký một hiệp định mới USMCA (United States-Mexico-Canada Agreement), một trong nội dung là cấm các thành viên của 3 quốc gia nầy ký hiệp ước song phương với các nước “phi kinh tế thị trường tự do”, mục đích cấm hiệp định song phương với Trung Quốc. Nghĩa là không cho phép hàng hóa Trung Quốc đến Canada và Mexico để tự do vào thị trường Hoa Kỳ. 
Nói thêm về “phi kinh tế thị trường tự do” của Trung Quốc. Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization=WTO) là sân chơi của các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do tức là các công ty tư nhân cạnh tranh với tư nhân mới công bằng. Trái lại, các công ty có nguồn vốn nhà nước, quốc doanh, mà cạnh tranh với tư nhân là không công bằng, vì vốn nhà nước luôn luôn to hơn vốn của tư nhân. 
Việt Nam và Trung Quốc còn rất nhiều công ty và tập đoàn quốc doanh cho nên chưa chính thức là thành viên thật sự của WTO, mà phải chờ đến khi nào tư nhân hóa, cổ phần hóa các công ty quốc doanh mới chính thức được công nhận là kinh tế thị trường tự do. Thời gian nầy Trung Quốc ở tình trạng “phi kinh tế thị trường tự do” mà Tổng thống Trump đã nêu trên. Công ty quốc doanh bán giá rẻ trên thị trường quốc tế cũng bị kiện và bị phạt tiền về tội bán phá giá. 
4. 3. Mỹ đe dọa sẽ đánh thuế vào toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nếu hội đàm Trump-Tập thất bại 
Ngày 30-10-2018, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP=South China Morning Post-Hongkong) đưa tin, Mỹ chuẩn bị đánh thuế vào toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nếu hội đàm giữa Tổng thống Trump và Tập Cận Bình thất bại. 
Hội đàm giữa hai lãnh đạo nầy sẽ diễn ra bên lề cuộc họp thượng đỉnh G-20 tại Buenos Aires của nước Argentina. 
Toàn bộ hàng hóa nhập vào thị trường Hoa Kỳ trị giá 257 tỷ USD, bao gồm sản phẩm tiêu dùng kể cả điện thoại di động, máy tính, quần áo, giày dép… 
Yêu sách của Tổng thống Trump về việc thay đổi sâu rộng chính sách thương mại công bằng, có qua có lại… 
Đe dọa của Tổng thống Trump cho thấy Mỹ sẵn sàng leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc. 
Chiến tranh nào cũng gây tổn thất, thiệt hại cho cả hai bên, thế nhưng việc trọng đại của hai quốc gia không có thể giải quyết dứt khoát trong cuộc đàm phán tại Buenos Aires của nước Argentina vào cuối tháng 11 nầy. Có thể hai lãnh đạo nhất trí trên nguyên tắc và sẽ có nhiều cuộc đàm phán sẽ diễn ra giữa hai bên. 

4. 4. Những bí ẩn trong vụ mua bán 100 USD ở Cần Thơ 
Ngày 30-1-2018, công an thành phố Cần Thơ ập vào bắt quả tang vụ mua bán 100 USD của anh thợ điện Nguyễn Cà Rê (38 tuổi) tại tiệm vàng Thảo Lực do ông Lê Hồng Lực làm chủ. 
Việc bắt phạt có nhiều bí ẩn, đó là lịnh xét nhà có một cái gì đó mờ ám. 
Quyết định khám nhà được ký vào ngày 24-1-2018 và bắt quả tang việc mua bán đô la vào ngày 30-1-2018, tức là sau đó 6 ngày. 
Vì sao có việc chậm trễ như vậy? 
Đó là công an rình mò, chờ đợi để bắt quả tang vụ mua bán ngoại tệ như thế. 
Còn có một hành vi mờ ám nữa là việc công bố nội vụ vào tháng 9 năm 2018, tức là hơn nửa năm sau vụ việc xảy ra. 
Anh Nguyễn Cà Rê mất tờ 100USD mà còn bị phạt 90 triệu đồng. Chủ tiệm vàng Thảo Lực bị phạt 295 triệu đồng về tội mua bán ngoại tệ trái phép. Công an Cần Thơ khám nhà để tìm thêm đô la Mỹ, nhưng không có. Bản chất bất lương của công an là tịch thu tài sản cá nhân gồm 20 viên kim cương và đá quý trong két sắt gia đình của ông Lê Hồng Lực ở tầng trên của tiệm vàng, với lý do là không có hóa đơn hay chứng từ về xuất xứ của tài sản cá nhân đó. 
Sự việc không chỉ đơn giản trong vụ mua bán ngoại tệ trái phép bằng tờ 100 USD ở Cần Thơ mà nó còn ẩn chứa một âm mưu ở tầm mức quốc gia, có liên hệ đến đồng nhân dân tệ (Yuan), đồng đô la Mỹ và tiền đồng Việt Nam (VNĐ) 
4. 5. Việt Nam quốc tế hóa đồng nhân dân tệ 
Hồi năm 2011, Hồ Cẩm Đào có cuộc viếng thăm Hoa Kỳ, ông tuyên bố, đồng nhân dân tệ sẽ thay thế đồng đô la Mỹ trong giao dịch thế giới. 
Thông tư 19/2018/TT/NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đồng nhân dân tệ (NDT) của Tàu Cộng được phép lưu hành trên 7 tỉnh biên giới Việt-Trung. Trên thực tế đồng NDT đã lưu hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các doanh nghiệp miền Nam VN mang hàng hóa lên biên giới bán qua Trung Quốc, nhận đồng NDT. 
Du khách người Tàu xử dụng đồng tiền của họ trong mọi giao dịch với người Việt Nam. Tóm lại, đảng CSVN đã cho đồng nhân dân tệ lưu hành hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước VN đã vi phạm Hiến pháp, vì hiến pháp quy định VNĐ là đồng tiền duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam. 
Nguyễn Phú Trọng đã đặt cảng Hải Phòng làm mắt xích đầu tiên của chiến lược “Vành Đai Con Đường” nhằm mục đích quốc tế hóa đồng tiền của Tàu Cộng. 
Ở Việt Nam sức mạnh của đồng NDT sẽ đè bẹp tiền đồng của VN, và trở thành đồng tiền có giá trị trong nước, khi đó việc sáp nhập Việt Nam vào Trung Cộng sẽ trơn tru theo chương trình 30 năm Thành Đô 1990. 
4. 6. Các doanh nghiệp nước ngoài lên kế hoạch tháo chạy khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 
Hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ của các công ty nước ngoài sản xuất tại Trung Quốc đều mang chữ Made in China, vì sợ bị lạc đạn bởi các Made in China thứ thiệt, bị ông Trump đánh thuế, nên lên kế hoạch chạy ra khởi Trung Quốc, ngay cả doanh nghiệp của Trung Quốc cũng chạy khỏi đất nước họ. 
Công ty hóa chất Nhật Bản Asahi Kasei rời Trung Quốc về Nhật Bản. Công ty Komatsu chuyển cơ sở sang Mỹ, Nhật và Mexico. Hãng Mitsubishi Electric sản xuất hàng điện tử và thiết bị điện, ở tỉnh Liêu Ninh (TQ) chuyển về Nagoya (Nhật). 
Những khu vực được lựa chọn là Đông Âu, Mexico, Đông Nam Á. Quốc gia lý tưởng nhất là Singapore vì nước nầy chủ trương tạo điều kinh kinh doanh trên tầm mức quốc tế. 
Hãng Canon, Samsung, LG, và Nokia-Microsoft đã quyết định chọn Việt Nam là điểm đến để tỵ nạn quan thuế của ông Trump. Các công ty ngoại quốc rời bỏ Made in China sẽ tác động xấu đến việc xuất cảng của Trung Quốc, mà kinh tế nước nầy chủ yếu là xuất cảng. 
5. Về quân sự 
5. 1. Hoa Kỳ chuẩn bị cho cuộc chiến quân sự với Trung Quốc 
- Mỹ tăng ngân sách quốc phòng từ 640 tỷ USD của tài khóa 2018, tăng lên đến 716 tỷ USD cho tài khóa 2019-2020. 
- Mỹ và các liên minh tuần tra trên Biển Đông và biển Hoa Đông. 
- Tàu chiến Mỹ và liên minh đến cập cảng Việt Nam. 
- Mỹ trừng phạt Trung Quốc về việc mua máy bay chiến đấu Su-35 và tên lửa S-400 của Nga. 
- Mỹ thỏa thuận bán cho Đài Loan 330 triệu USD về vũ khí. 
- Mỹ mở rộng phạm vi quân sự bằng cách đổi tên Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương. (United States Indo-Pacific Command- viết tắt là USINDOPACOM). 
- Trung Quốc quan ngại sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút ra khỏi Hiệp ước INF (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty), là Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung mà Tổng thống Ronald Reagan đã ký với Michail Gorbachev vào tháng 12 năm 1987. Nội dung của hiệp ước là không thử nghiệm, không sản xuất và không triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (từ 500 đến 5,500km). Trung Quốc không tham gia, không cam kết nên có thể sản xuất. 
- Sở dĩ Mỹ rút tên ra khỏi Hiệp ước INF là để sản xuất thêm vũ khí hiện đại nhất để trấn áp Trung Quốc. 
(Về vũ khí hạt nhân, 3 quốc gia có loại vũ khí nầy, tính đến tháng 1/2018 thì Nga có 6,850. Mỹ có 6,450 và Trung Quốc có 280) 
5. 2. Hải quân Mỹ đề xuất một cuộc phô diễn sức mạnh để cảnh cáo Trung Quốc sau vụ tàu USS Decatur bị khiêu khích. 
http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/300/2018/10/24/photo1540373654443-154037365444449558389.png
Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73) 
Sau vụ tàu Trung Quốc có hành vi khiêu khích gọi là “tiếp cận không an toàn” đối với chiếc USS Decatur ngày 30-9-2018, ngày 5-10-2018, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ soạn thảo một văn kiện mật, đề nghị tiến hành một cuộc phô diễn lực lượng toàn cầu nhằm cảnh cáo Trung Quốc, và chứng tỏ Washington sẵn sàng chận đứng và đáp trả bất cứ hành động quân sự nào của Tàu Cộng. 
Dự thảo đề nghị Hạm đội Thái Bình Dương tiến hành một loạt các hoạt động kéo dài một tuần lễ trong tháng 11 năm nay. 
Kế hoạch cuộc tập trận bao gồm sự tham gia của tàu chiến, máy bay và binh sĩ tác chiến để chứng tỏ rằng Hoa Kỳ có thừa khả năng bảo vệ tự do hàng hải đi qua Biển Đông 
Bản đề nghị đưa ra trong thời gian có cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, nó có thể tạo ra những tác động không có lợi cho chính quyền Tổng thống Trump, nếu như Trung Quốc có thể đưa ra những thách thức mới. Hơn nữa, Tổng thống Trump đang bận rộn về việc vận động cho ứng cử viên đảng Cộng Hòa, cho kỳ bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 nầy. Cuộc bầu cử giữa kỳ nầy rất quan trọng vì nếu phía dân chủ chiếm đa số trong quốc hội, cả thượng và hạ viện thì công việc của Tổng thống Trump sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn, và cũng có thể ảnh hưởng đến việc ứng cử nhiệm kỳ hai của ông Trump. 
Bộ Quốc phòng và Hải Quân Mỹ chưa đưa ra bình luận về bản đề nghị nầy. 
Mỹ đã dàn trận 3 trong 11 tàu sân bay (Aircraft carrier) là những chiếc USS Carl Vinson, USS Abraham Lincoln và USS John C. Stennis đến bao vây lực lượng quân sự của Trung Quốc. 
a
USS John C. Stennis
Mỹ dàn trận tàu sân bay, quần tụ về Thái Bình Dương, sẵn sàng tham chiến với Nga - Trung?
USS Carl Vinson 
Ngày 4-10-2018, phát biểu trước báo chí, Phó Tổng thống Mike Pence kêu gọi Hải quân Hoa Kỳ không “xuống nước”, tức là không nhân nhượng, mà phải mạnh mẽ hơn, trước sự đe dọa quyền tự do hàng hải. ”Bất chấp sự quấy rầy liều lĩnh như thế, Hải Quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu chiến tuần tra trên biển, và hoạt động bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Chúng ta sẽ không sợ sự đe dọa. Chúng ta sẽ không xuống nước”, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố như thế. 
5. 3. “Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc” 
Hôm 11-10-2018, cố vấn an ninh quốc gia, John Bolton có cuộc phỏng vấn trên chương trình nổi tiếng Hoa Kỳ là Hugh Hewitt, ông Bolton đã lên tiếng cảnh cáo, Trung Quốc đã lợi dụng trật tự thế giới quá lâu trong khi Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Quốc. Ông cho biết Mỹ có thể hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, dù có Trung Quốc hay không. 
“Họ cần phải biết rằng họ không thể đạt được sự đã rồi tại khu vực nầy. Đây không phải là một tỉnh của Trung Quốc, và sẽ không bao là một tỉnh của Trung Quốc cả”. 
Một giới chức chính phủ cho biết, Mỹ có kế hoạch phô diễn sức mạnh ở Biển Đông vào tháng 11 năm nay, trùng hợp với chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình đến Philippines. 
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện một loạt các hoạt động kéo dài một tuần lễ tại Biển Đông để cảnh cáo Trung Quốc, và cho thấy quyết tâm của Mỹ đối phó với việc Trung Quốc đã quân sự hóa các đảo tại vùng biển đang tranh chấp. 
Về tự do hàng hải, ông Bolton cho biết, Hoa Kỳ và các nước đồng minh sẽ tiếp tục cho tàu tuần tra trong khu vực nầy trong thời gian tới. 
6. Tóm tắt về chiến lược “Một Vành Đai-Một Con Đường” 
1
Image result for hình 1 vành đai 1 con đường

6. 1. Vài nét về “Một Vành Đai-Một Con Đường” 
Ngày 14-5-2017, Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn “Một Vành Đai-Một Con Đường”, ông Tập cam kết sẽ chi ra 124 tỷ USD cho dự án nầy. 
Mục đích của dự án là mở rộng và liên kết thương mại giữa Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Trung Quốc sẽ xuất ra 9 tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển (Nước nghèo) để mở mang hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế. 
Bình luận về dự án nhiều tham vọng nầy, TS Nguyễn Hữu Quyết, thuộc Đại học Vinh cho biết, đàng sau sáng kiến Vành Đai và Con Đường, là Trung Quốc âm mưu dùng sức mạnh mềm về kinh tế và tài chánh mục đích tạo ra sự kết nối về hàng hóa, dịch vụ và thương mại để các quốc gia nầy xoay trục về Bắc Kinh. 
6. 2. Nhất Đới-Nhất Lộ 
Là con đường trên bộ và con đường trên biển 
1). Con đường trên bộ
Là hệ thống đường xe cao tốc và đường sắt nối liền các quốc gia từ Trung Quốc đi qua Trung Á, tiến vào Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhỉ Kỳ và chấm dứt tại thành phố Venice (Ý) của châu Âu.
2). Con đường trên biển
Bắt đầu từ Tuyền Châu (Phúc Kiến) qua Quảng Đông chạy xuống Hải Phòng, đến eo biển Malacca qua Ấn Độ Dương sang Kenya, Somalia (châu Phi) qua Biển Đỏ (Hồng Hải) vào Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) và cuối cùng cũng đến thành phố Venice của Ý (châu Âu).
Tham vọng của chiến lược Một Vành Đai-Một Con Đường là nối ba châu lục: Á, Âu và châu Phi. Sức mạnh kinh tế tác động vào chính trị, và thế giới sẽ xoay trục về Bắc Kinh. Tập Cận Bình sẽ lên ngôi, nếu còn sống.
7. Chiến lược ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Quốc 
7. 1. Bị sập bẫy nợ, Sri Lanka phải cho Trung Quốc thuê hải cảng 99 năm. 
1). Sri Lanka bị sập bẫy nợ 
Hồi tháng 12 năm 2017, Sri Lanka không còn khả năng trả nợ mà họ đã vay của Trung Quốc, nên nước nầy phải chính thức bàn giao cảng Hambantota cho Trung Quốc thuê 99 năm. 
Hiện nay khi nghe nhắc đến tên Trung Quốc người ta liền nghĩ đến “Chủ nghĩa đế quốc chủ nợ”. 
Cũng bằng cách đó, Trung Quốc đã mua dần những cảng chiến lược như cảng Piraeus (Hy Lạp), Darwin (Úc) và Djibouti (Châu Phi). 
2). Vài nét tổng quát về Sri Lanka 
Sri Lanca
Thủ tướng Sri Lanka và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe 
Trước kia Sri Lanka có tên là Ceylon (Tích Lan). Dân số hiện tại là 21,203,000 người, đa số theo Phật Giáo. Diện tích 65,610Km2. 
Về kinh tế, Sri Lanka là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản phẩm gồm trà, cà phê, cao su, đường và một số nông sản khác. 
Với nền kinh tế lạc hậu như thế, việc xuất khẩu và nhập khẩu không đáng kể. 
Biết như thế, Trung Quốc thuyết phục, đề nghị cho vay nợ để phát triển cơ sở hạ tầng. Thế là đường cao tốc khắp nơi, đặc biệt là hải cảng chiến lược Hambantota được Trung Quốc cho vay 1.5 tỷ USD để thực hiện. 
Hàng hóa phải nằm chờ ở bến tàu mà hai ngày sau mới có tàu đến. 
Sân bay quốc tế hiện đại mỗi tuần chỉ có 5 chuyến bay phục vụ vài trăm hành khách. 
Tóm lại, các cơ sở hạ tầng không mang lợi nhuận nào đáng kể cho người dân Sri Lanka cả. 
Chánh quyền của Sri Lanka thời đó lãng phí, tham nhũng nên mới vay nợ của Trung Quốc để thực hiện những phương tiện không phù hợp với nền kinh tế, và cuối cùng nợ ngập đầu, đành phải để cho Trung Quốc làm chủ hải cảng chiến lược 99 năm. 
7. 2. Bẫy nợ. Trung Quốc chiếm cảng Hải Phòng của Việt Nam như thế nào? 
Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc về chính trị, kinh tế và nợ nần chồng chất, do bọn tay sai Hán ngụy có truyền thống bán nước tạo ra. 
Nợ trong chiến tranh, để tiến hành xâm lược miền Nam, thống nhất để đưa cả nước lên CNXH. 
Và mới đây, vay nợ của Trung Quốc để thực hiện dự án xe điện treo Cát Linh-Hà Đông. Dự án ban đầu do Trung Quốc cho vay 552 triệu USD, khởi công tháng 11 năm 2013. Dự án được thi hành buổi đực buổi cái, câu giờ rồi đòi tăng nợ, từ 552 triệu USD lên 868 triệu USD, nghĩa là tăng 316 triệu USD. 
Thái độ lật lọng nầy chỉ có chủ tớ họ biết nhau mà thôi, người dân không biết nguyên nhân là gì. Dự án chậm trễ 5 năm sau khi Nguyễn Phú Trọng dâng cảng Hải Phòng làm đầu cầu của vành đai trên biển của “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21”, mà tên chính thức là “Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường” (Nhất Đới. Nhất Lộ. One Belt. One Road) 
7. 3. Thoát Trung 
1). Trường hợp Malaysia 
Trung Quốc dùng tiền bạc, cho vay để lôi kéo các con nợ đứng về phe họ chống lại Hoa Kỳ, nhưng âm mưu đó bị phát hiện. Bài học của Sri Lanka làm cho nhiều nước tỉnh ngộ. Các quốc gia con nợ nhận rõ chân tướng là cái bẫy nợ của Trung Quốc. 
Ngày 21-8-2018, Thủ tướng Malaysia là ông Mahathir Mohamad tuyên bố hủy bỏ hai dự án “bất công” trị giá 22 tỷ USD, trong đó có dự án đường cao tốc trị giá 20 tỷ USD. 
Ông Mahathir cho rằng Trung Quốc là thực dân kiểu mới, và cựu thủ tướng Najib Razak đã nhận hối lộ của Trung Quốc nên ký những thỏa thuận bất công. Ông Najib Razak đang đối mặt với 32 tội như rửa tiền, lạm dụng quyền lực, biển thủ…Vợ ông là bà Rosmah Mansor bị Ủy ban Chống Tham nhũng bắt giữ ngày 3-10-2018 về tội rửa tiền. 
2). Trường hợp các nước khác 
Nhiều nước trước kia đã ngả sang Trung Quốc, nay đã tỉnh ngộ, sớm muộn gì cũng đảo chiều, chống lại Trung Quốc. Philippines là một ví dụ cụ thể. Tổng thống Rodrigo Duterte đã có ba lần chỉ trích Trung Quốc trong 10 ngày. 
Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia cùng đòi Trung Quốc giảm quy mô của các dự án nhiều tiền. 
Chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ của Trung Quốc đang nẩy nở những mầm mống đảo chiều. Chống lại Bắc Kinh. 

8. Trung Quốc dịu giọng, xuống nước 
Hãng Reuters đưa tin, ngày 1-11-2018, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói với các nghị sĩ Mỹ đang thăm Trung Quốc, là hai nước có thể đưa quan hệ trở lại bình thường. “Chúng tôi hy vọng rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ nhượng bộ nhau và cùng làm việc trong tinh thần tôn trọng nhau và bình đẳng. Bằng cách nầy hai nước chúng ta có thể vượt qua những khác biệt và có sự sáng suốt để vượt qua những trở ngại và đưa mối quan hệ của chúng ta tiến lên trên một tầm cao hơn”. 
Phía Trung Quốc đã dịu giọng, xuống nước, cho thấy Bắc Kinh có vẻ nhượng bộ, chịu trả lại công bằng mậu dịch mà từ lâu đã chơi trội đối với Hoa Kỳ. Nếu Bắc Kinh thực tâm như thế thì Trung Quốc sẽ nổ lực xoay qua măt trận quân sự ở Biển Đông. 
Nhiều phiên đàm phán sẽ diễn ra, mỗi bên nhường một chút thế là cuộc chiến thương mại sẽ được xếp qua một bên, xem như giải quyết xong. 
Tổng thống Donald Trump lại ghi thêm một bàn thắng, sau vụ hạt nhân của Bắc Hàn. 
9. Vấn đề hóc búa ở Biển Đông 
Image result for hình về tranh chấp biển đông
Image result for hình về tranh chấp biển đông
9. 1. Khó “trục” binh lính Tàu ra khỏi Biển Đông 
Biển Đông là cái yết hầu quyết định sự sống còn của Trung Quốc vì họ phải qua thủy lộ nầy để ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 
Vậy việc bảo vệ an toàn cho tự do hàng hải qua vùng Biển Đông nầy phải được giải quyết như thế nào? 
Không thể ký một hiệp ước hay một thỏa thuận với Trung Quốc để bảo đảm tự do cho con đường hàng hải nầy, vì chủ trương bá quyền, bành trướng và vì bản chất tham vọng làm bá chủ thiên hạ và bản chất Cộng Sản không thể tin tưởng được qua những giấy tờ thỏa thuận. 
Biện pháp có hiệu quả nhất là phải loại bỏ những đảo nhân tạo và tiêu diệt tất cả vũ khí và trang thiết bị quân sự và cả con người điều khiển vũ khí đó. 
9. 2. Khó tránh khỏi chiến tranh ở Biển Đông 
Tổng thống Donald Trump tuyên bố: “Trung Quốc sẽ không có một tấc đất nào ở Biển Đông”. 
Bộ trưởng Quốc phòng TQ Ngụy Phụng Hòa đáp trả: “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc lãnh thổ nào dù đó là Đài Loan hay ở Biển Đông”. 
Tập Cận Bình chỉ thị cho Bộ Chỉ Huy Nam Hải: “Chúng ta phải tăng cường diễn tập để chiến đấu và chiến thắng ở Biển Đông. 
Cố vấn an ninh của Tổng thống Trump, ông John Bolton, trả lời phỏng vấn của đài Hugh Hewitt, cho biết Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông, cho dù có hay không có Trung Quốc. 
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton

Related image
Phó Tổng thống Mike Pence 
Ngày 31-8-2018, Đô đốc Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ, John Richardson cho biết: “Hải Quân Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ gặp nhau ngày càng nhiều hơn trên biển lớn”. 
Phó Tổng thống Mike Pence nói: “Hải Quân Hoa Kỳ không “xuống nước”, không nhượng bộ mà phải cương quyết hơn trước sự khiêu khích của tàu Trung Quốc. Bất chấp sự quấy rầy, liều lĩnh như thế nào của tàu Trung Quốc thì Hải Quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu chiến tuần tra trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp cho phép. 
10. Kết luận 
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đặt Ấn Độ vào vai trò cốt cán ở Ấn Độ Dương, mà trước kia không có. Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc cũng có vai trò tích cực trong chiến lược nầy. 
Đồng minh của Mỹ như Anh, Canada… cũng tham gia bảo vệ tự do hàng hải đi qua Biển Đông. 
Tàu Cộng bị lật mặt là an gian, ăn cắp và ăn cướp. Lộ mặt thực dân kiểu mới, dùng bẫy nợ đế đoạt lãnh thổ các nước trong chiến lược Một Vành Đai-Một Con Đường. Việc Thoát Trung đã bắt đầu. 
Tàu Cộng không có chính nghĩa, không có đồng minh cho nên khi cuộc chiến nổ ra thì Tàu Cộng thua ngay từ hiệp đầu. Đó là nhận xét của tác giả Ngụy Kinh Sinh. 
Trên youtube, một nguồn tin tự cho là tuyệt mật, nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, James Mattis đến VN lần thứ hai, đưa ra cho người đồng nhiệm là tướng Ngô Xuân Lịch kế hoạch tổng quát là đánh Tàu Cộng ở Biển Đông, và yêu cầu VN tham dự làm đồng minh của Hoa Kỳ. 
Ai ai cũng biết Nguyễn Phú Trọng là Hán ngụy rồi. Việt Cộng đi con đường nào thì cũng bị lãnh thẹo cả. 
Minnesota ngày 4-11-2018 

http://danlambaovn.blogspot.com/2018/11/chien-luoc-moi-cua-tong-thong-donald.html#more


Chấm dứt hiệp ước INF: Đối sách của Hoa Kỳ đối với Trung cộng?

Nguyễn Hoàng Dân (Danlambao) - Ngày 20/10/2018 Hoa Kỳ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung INF 1987 (1987 Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty), đồng lúc với tuyên bố có tính khẳng định mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump rằng Nga đã vi phạm hiệp ước trong nhiều năm nay, chúng ta không thể để họ cứ vi phạm thỏa thuận, trong khi chúng ta lại không được phép làm gì cả. Dù vấp phải các đe dọa có hành vi đáp trả thích ứng từ phía Nga và các phản ứng chống đối từ các đồng minh châu Âu, theo Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ là John Bolton thì tuy chưa ra thông báo chính thức, nhưng Washington vẫn tiếp tục theo đuổi ý định này và sẽ công bố việc thực hiện vào một thời điểm thích hợp.
Được ký kết bởi Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Tổng bí thư đảng cộng sản kiêm Tổng thống Liên xô Mikhail Gorbachev năm 1987, INF là hiệp ước kiểm soát vũ khí Nga – Mỹ duy nhất trong thời chiến tranh lạnh, vẫn còn hiệu lực đến nay, với đòi hỏi các bên liên quan phải hủy bỏ, chấm dứt sản xuất, tàng trữ và thiết trí các loại hỏa tiển đạn đạo, phi đạn hành trình phóng đi từ mặt đất, có tầm bắn từ 500 đến 5.500km và thuộc cả hai nhóm vũ khí nguyên tử, lẫn vũ khí quy ước. Sau khi Liên xô sụp đổ năm 1991, Hoa Kỳ đã tiếp tục duy trì hiệp ước INF với liên bang Nga, Ukraine, Belarus và Kazakhstan, mà kết quả cụ thể là tính đến tháng 5/1991 có 2.692 phi đạn các loại thuộc danh mục bị chi phối bởi INF, đã bị phá hủy, gồm 846 phi đạn của Hoa Kỳ và 1.864 phi đạn của Liên xô, cùng các nước cộng sản chư hầu. 
Dù Nga bị nêu đích danh và bị chỉ trích kịch liệt về các vi phạm hiệp ước INF một cách có hệ thống và đã xảy ra từ năm 2008, nhưng động cơ chủ yếu của vấn đề Hoa Kỳ muốn rút ra khỏi INF, có lẽ chỉ nhằm vào một mục tiêu khác hơn là Moscow… “Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước INF không thực sự là vì Nga, hay cũng không phải là do có liên quan đến vũ khí nguyên tử, nhưng song hành với một loạt các biện pháp khác trong kỷ nguyên chiến lược cạnh tranh mới, hành động này của Hoa Kỳ đích thị là để tập trung so găng với Trung Cộng trong vùng châu Á – Thái Bình Dương…” (Nathan Levine, Why America Leaving the INF Treaty is China’s New Nightmare, 22/10/2018). Rõ ràng đây là động thái cần thiết để giằn mặt, có thể nói là để vô hiệu hóa một đối thủ hung hăng nhất về địa chính trị của Hoa Kỳ, trong vùng Thái Bình Dương.
Hoàn toàn lột xác và khác hẳn với những năm trong thập niên 80 của thế kỷ trước, khi Hoa Lục vẫn đang còn e dè nhìn ra thế giới và xuất hiện khá “biết điều” dưới lăng kính không phô trương, che giấu thực lực và ẩn nhẫn chờ thời ảnh hưởng bởi luận thuyết chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Hoa của Đặng Tiểu Bình, thời điểm hiện nay và trước các hành động cực đoan về quân sự, kinh tế, ngoại giao nhằm đáp ứng cho Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình, thông qua quyết tâm phải chiếm giữ, nắm chặt một cách triệt để, an toàn các lợi ích viễn hải về năng lượng, các nguồn lợi thiên nhiên, các tuyến hàng hải chiến lược và phải bảo vệ triệt để các lợi ích “cốt lõi” của Bắc Kinh, cũng như của cộng đồng dân Hoa Lục trên thế giới (1), đồng thời phải buộc chặt số phận các quốc gia mới trổi dậy ở châu Á phải lệ thuộc vào Bắc Kinh trong tư thế tiểu quốc với đại cường, đã biến Trung Cộng hiện nguyên hình là một thế lực tham vọng, bá quyền cưỡng bức và cướp đoạt, cũng như không che giấu ngông cuồng sẵn sàng đối đầu với Hoa Kỳ trong nỗ lực đẩy lùi ảnh hưởng của Washington và buộc Hoa Kỳ phải đứng bên lề trong tương lai của vùng châu Á – Thái Bình Dương (2).
Ngay từ đầu những năm 2000, khi mới nổi lên như một cường quốc khu vực, Trung Cộng đã đề ra chiến lược Chống tiếp cận – Chống xâm nhập địa phận A2/AD (Anti Access/Area Denial), phác họa căn bản quân sự cần có để làm suy giảm, hạn chế, hay ngăn chận các cuộc tấn công từ xa của đối phương vào lãnh thổ Hoa Lục, kết hợp với chiến lược Chuỗi Ngọc Trai (The String of Pearls) đã và đang được thúc đẩy thực hiện ráo riết trong vùng biển Đông nhằm bảo vệ cho vùng lãnh thổ phía nam của Trung Cộng. A2/AD được phát triển dựa trên những yếu tố thủ đắc hạm đội tàu ngầm, hàng rào thủy lôi, oanh tạc cơ hạng nặng tầm xa, phi cơ cảnh giới từ xa, hệ thống báo động sớm và hệ thống phi đạn đạn đạo, phi đạn hành trình tầm trung. Trong đó, khả năng và quy mô các cuộc phản công ngăn chận, tiêu diệt đối thủ bằng phi đạn đạn đạo, phi đạn hành trình được coi là điểm mạnh nhất và là trung tâm của chiến lược A2/AD (3). Đồng thời các vị trí nghênh cản tiền phương, đã được thiết lập trên đảo Hải Nam, đã và đang xây dựng trái phép trên các quần đảo, nhiều rạng đá trong biển Đông sẽ thiết trí các hệ thống phi đạn đạn đạo là những viên ngọc trai cần thiết đầu tiên. 
Nguy hiểm hơn, Trung Cộng đang phát triển toàn bộ các cơ sở trung tâm mới của A2/AD được quốc tế biết đến như là A2/AD2.0 nhằm vừa duy trì các khả năng hiện tại, vừa có tham vọng biến khu vực biển từ vùng duyên hải Hoa Lục ra đến chuỗi đảo vòng cung thứ nhất (Frist Island Chain) trở thành vùng cấm đối với hải quân Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh, để tương lai có thể mở rộng khả năng chống tiếp cận và chống xâm nhập bằng mọi cách đối với chuỗi đảo vòng cung thứ hai (Second Island Chain).
Khái niệm chuỗi đảo vòng cung thứ nhất được Hoa Kỳ đề xướng trong giai đoạn chiến tranh lạnh, dựa trên thực tế địa lý của các quốc gia hải đảo, bán đảo, bọc bên ngoài lãnh hải Hoa Lục như một vòng đai thiên nhiên từ bắc xuống nam, gồm Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore, nhằm phong bế và khóa chặt Trung Cộng trong một vùng biển kín, không có thể tự do tiếp cận ra Thái Bình Dương, thông qua một hệ thống những căn cứ quân sự Hoa Kỳ và các đồng minh chiến lược ngăn chận các cửa ngõ và một lực lượng hải quân hùng hậu, với xương sống là các hải đoàn đặc nhiệm hàng không mẫu hạm có thể lưu động và tạo ra áp lực uy hiếp tới hầu hết mọi nơi bên trong chuỗi đảo thứ nhất.
Lợi thế chưa bao giờ Trung Cộng ký kết vào bất cứ thứ hiệp ước tài giảm binh bị quốc tế nào, nên đã có một thời gian tự do rất dài (từ 1987) phát triển đủ mọi loại vũ khí nguyên tử, lẫn quy ước, trong đó quan trọng nhất là đã nghiên cứu và sản xuất rất nhiều loại phi đạn hành trình, tầm bắn từ 500 đến 5.500km. Đáng kể Bắc Kinh đang sở hữu một số lượng khá lớn hệ thống phi đạn hành trình lưu động trên bộ LBMMS (Land-Based Mobile Missile Systems) loại DF.10, tầm bắn 1.500 – 2000km, phi đạn đạn đạo đối hải quy ước DF.21, tầm bắn 1.500km và tiếp tục phát triển phi đạn đạn đạo LBMMS loại DF.26, tầm bắn đến 4000km, kiêu ngạo gọi đó là “sát thủ diệt hàng không mẫu hạm”, hay lớn lối hơn là “sát thủ diệt Guam”. Đã có 22 phi đạn DF.26 được quân đội Trung Cộng đưa vào ứng chiến thường trực, phối hợp với những loại phi đạn tầm trung khác để cùng đảm trách vai trò “át chủ bài” trong chiến lược A2/AD.
Trong các tháng đầu năm 2018 và trong vùng biển Đông, Trung Cộng còn ngang ngược cho phối trí loại phi đạn đạn đạo Y-12B, có tầm bắn gần 550km trên quần đảo Hoàng Sa và một số đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp tại vùng quần đảo Trường Sa, có khả năng đe dọa mọi loại tàu mặt nước đang hiện diện trong vùng biển từ duyên hải Trung phần Việt Nam, xuống tới tiểu bang Sabah thuộc miền đông Malaysia và qua đảo Palawan của Philippines.
Tóm lại tất cả các trang bị đắc dụng trong chiến lược A2/AD đều là những loại vũ khí nằm trong danh sách chiếu theo hiệu lực của hiệp ước INF, bị cấm sản xuất và xử dụng đối với Hoa Kỳ, nhưng lại được Trung Cộng lợi dụng triệt để và sản xuất tự do nhằm biến thành ưu thế phá vỡ sự kiềm tỏa của Hoa Kỳ và đối phó lại chiến lược chuỗi đảo vòng cung thứ nhất.
Xét về tương quan đôi bên, các giới chức quân sự có thẩm quyền Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra rằng đây thực sự là một điều nguy hiểm cho Hoa Kỳ, một khi nổ ra một cuộc đối đầu võ trang chớp nhoáng tại các vùng biển và vùng trời ở phía tây Thái Bình Dương. Các hải đoàn đặc nhiệm hàng không mẫu hạm kềnh càng sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ, rất có thể bị vô hiệu hóa bởi DF.21, DF.26 ngay cả khi Trung Cộng chưa phải khai hỏa. Những loại vũ khí đắc dụng hiện thời của Hoa Kỳ như khu trục hạm trang bị hệ thống tác chiến Aegis với loại hỏa tiển hành trình Tomahawk, có thể trở thành mục tiêu rất dễ bị đánh chận và tiêu diệt, bởi nhiều loại phi đạn đạn đạo tầm trung loại A2/AD đã được Trung Cộng phối trí nhiều nơi trong lãnh thổ Hoa Lục và trên các tiền đồn hải đảo trong vùng Thái Bình Dương, đưa đến hình thái uy lực áp đảo khổng lồ của quân lực Hoa Kỳ trở nên thừa thãi, không những rất khó phát huy được hết sức mạnh, mà ngược lại còn dễ bị tổn thất rất lớn.
Do đó, dưới nhãn quan của nhiều giới chức quân sự Hoa Kỳ, hiệp ước INF hoàn toàn tỏ ra bất cân xứng, khi đặt để Hoa Kỳ vào một vị thế bất lợi tuyệt đối trước đối thủ tiềm năng Trung Cộng. Tháng 4/2017, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ USPACOM (United States Pacific Command) tường trình trước quốc hội Hoa Kỳ rằng, nếu Trung Cộng là một bên có ký kết INF, thì họ đang có đến 95% lực lượng hỏa tiển đạn đạo, phi đạn hành trình là thuộc loại vi phạm vào hiệp ước cần phải được phá hủy, nên ít ra để có thể cạnh tranh tốt hơn với Bắc Kinh, theo Đô đốc Harris đề nghị với ủy ban quân vụ thượng viện là Washington cũng cần phải đàm phán lại thỏa ước INF. 
Sự trỗi dậy hung hăng của Trung Cộng với chiến lược A2/AD dựa trên sức mạnh những loại hỏa tiển tầm trung và viển cảnh Washington sẽ rút lui khỏi hiệp ước INF 1987 sẽ được coi như là đối sách thích ứng về mặt chiến lược cho Hoa Kỳ đồng thời cũng là một cơn ác mộng đối với giấc mơ bành trướng của Tập Cận Bình và Trung Nam Hải. Ngày 20/10 tại Elko, Nevada, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rõ Hoa Kỳ sẽ phát triển các thế hệ vũ khí đạn đạo tầm trung mới, trừ phi Nga và Trung Hoa cùng đồng ý không sở hữu, hoặc sẽ không phát triển loại vũ khí đó. 
Gở bỏ được rào cản của INF, hệ thống vũ khí quy ước mới của Hoa Kỳ sẽ được phát triển thêm các loại hỏa tiển đạn đạo tầm trung dựa trên căn bản loại phi đạn hành trình Tomahawk, phối trí tại bắc Nhật Bản, Guam, nam Philippines, hay bắc Australia, thì một khi cuộc chiến nổ ra, ngoài mọi căn cứ quân sự, hải cảng, tàu thuyền của Trung Cộng trên vùng biển bên trong chuỗi đảo thứ nhất, kể luôn cả vùng biển Đông, vừa bị khóa chặt và ngăn chận hoạt động, vừa sẽ là mục tiêu dễ bị công phá, thậm chí là bị tiêu diệt vì nhiều loại vũ khí đạn đạo tầm trung. Chiến lược này không quá đắt đỏ về cả hai phương diện tài chánh và nhân mạng, nên vừa hữu hiệu, vừa tốt, vừa dễ giới hạn phạm vi chiến tranh hơn so với khi chỉ phụ thuộc đơn độc vào lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm.
“…Thứ nhất trong trường hợp một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ bị đánh chìm, con số tổn thất lên tới hơn 6.000 quân trong một trận đối đầu địa đối hạm, buộc Washington phải tung ra các đòn sinh tử để đè bẹp đối phương, làm cho cuộc chiến có nguy cơ lan rộng cả về thời gian, không gian và cường độ. Bởi vậy, các loại vũ khí đạn đạo tầm trung sẽ đáp ứng được mục đích tiêu diệt sinh lực đối phương, lại ít đắt đỏ và tránh được nguy cơ chiến tranh leo thang.

Thứ hai, trong khi xảy ra giao tranh, Hoa Kỳ và đồng minh không cần phải tập trung nhiều đơn vị tác chiến hải quân gần lãnh thổ Trung Cộng, nếu không có nhu cầu cần thiết phải tấn công sâu vào nội địa Hoa Lục. Điều này rất quan trọng bởi gần đây đã có tin tức cho thấy Trung Cộng đã kết hợp, trộn lẫn vũ khí nguyên tử với vũ khí quy ước. Hoa Kỳ rất khó có cách tấn công riêng lẻ vào cơ sở chỉ có vũ khí quy ước, nên nếu cơ sở nguyên tử của Trung Cộng bị tấn công, tất nhiên Bắc Kinh phải phản đòn bằng vũ khí nguyên tử…”(Nathan Levine, bđd).
Do đó, khi Washington tuyên bố sẽ rút ra khỏi hiệp ước INF, truyền thông quốc tế và dư luận thế giới đều chú mục vào Nga và lo lắng châu Âu sẽ nằm gọn dưới tầm công phá của hỏa tiển Nga. Đừng lo lắng thái quá cho châu Âu, trò chơi lần này chỉ thuộc về châu Á (4).
10/2018.
____________________________ 
Chú thích:
(1) China’s Military Strategy, Chinese Defense White Paper, 5/2015.
(2) Timothy Heath, China Intensifies Effort to Establish Leading Role in Asia, Dislodge US, 2/2017.
(3) Harry J Kazianis, China Policy Institude Policy Paper 2014 # 4 : America’s Air-Sea Battle Concept : An Attempt to Weaken China’s A2/AD Strategy, 2014.
(4) Nathan Levine, Why America Leaving the INF Treaty is China’s New Nightmare, 22/10/2018. 

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2018/10/cham-dut-hiep-uoc-inf-oi-sach-cua-hoa.html#more





https://youtu.be/w7dv_-hDTOE

TIN VUI từ Liên Hiệp Quốc: Cả Thế Giới sẽ L.O.Ạ.I B.Ỏ ĐCS ra khỏi Trái Đất

https://youtu.be/w7dv_-hDTOE

#tincucmoi #tinquansu #tinmoinhat

Tin Biển Đông Mới Nhất 7/11/2018: HOA KỲ và ĐỒNG MINH SẴN SÀNG KHỬ Trung Quốc trên Biển Đông

https://youtu.be/FFW5YyPhKn8

TIN VUI cho VNCH trong cuộc Bầu Cử MỸ và nhận thức của người dân Việt Nam

https://youtu.be/hELz0RE4KHE

Kết quả bầu cử không ảnh hưởng chính sách đối ngoại của Hoa kỳ

https://www.youtube.com/watch?v=_S6xRPBhYAU

Tin Vui cho VNCH: TT Mỹ Tái Lập và ký lại Hiệp Định Pari năm 1973 cơ hội đưa Lịch Sử VNCH trở lại

 https://youtu.be/7pWlYtyb74E

 

TIN VUI - MỸ SẼ LÀ QUỐC GIA CHỦ ĐỘNG XÓA BỎ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, GIÚP THẾ GIỚI TỰ DO.

 https://youtu.be/4tWhnVhyKps

 

TIN VUI: Thiết Lập Quân Lực VNCH trên nước MỸ để quyết ngày L.Ậ.T Đ.Ổ ĐCS

 https://youtu.be/H3iSOsgTkUg

TIN VUI: Thiết Lập Quân Lực VNCH trên nước MỸ để quyết ngày L.Ậ.T Đ.Ổ ĐCS

 https://youtu.be/H3iSOsgTkUg

 #saigontimes

Vì sao Donald Trump cử tướng VNCH ra biển đông trừng trị Trung Quốc

https://youtu.be/Y3jVnCcRtzI

Lễ đăng quang Tổng Thống đệ tam VNCH của TT Đào Minh Quân.

 https://youtu.be/ENj5s9bRBcE

 

Mai Huỳnh Mai St.8872 qua Google+

1 năm trước  -  Được chia sẻ công khai
 
 
Việt Nam chưa có hòa bình của một dân tộc “TỰ DO!”
Kính dâng nguyện ước Hòa Bình Việt Nam!!!

Hòa bình tự do dân tộc,xuất phát từ suối nguồn của người chiến sĩ QL.VNCH chiến đấu cho tự do,hòa bình công chính của Người Việt Quốc Gia, nay trở thành là kẻ bại quốc vong gia,dung thân nơi xú lạ quê người,mang theo nỗi hờn quốc hận 30-4-1975.Suốt 37 năm qua vẫn chưa quang phục lại quê hương ,thật đau đớn trong lòng cho kẻ ở lại,lẫn  người ra đi…!!!.Nhường lại tuổi già và bệnh tật mau đến, để tiển đưa chúng ta vào cõi thiên thu đầy trăn trở cho một thế hệ tương lai tuổi trẻ Việt Nam về đâu trong cái “Thiên Đàng Dân Chủ Định Hướng XHCN”.Do Cộng Sản VN đối tác với Hoa Kỳ lập nên,là xã hội ngục tù trần gian không thấy bóng Tự Do!.
   Kính xin đồng bào, Hãy phản tỉnh Tự Do Việt Nam.Và vì độc lập, hòa bình dân tộc cho con cháu mai sau sống đời hạnh phúc ấm no. Hãy cùng nhau đứng lên từ nơi té ngả của đôi chân mền yếu của mình vì phải hy sinh quyền lợi,chức vụ,quyền hành…Để đứng về phía dân lành đang bị áp bức,thống tri cộng sản VN, giành lại quyền tự quyết,tự do dân tộc,.cho một số phận hòa bình nghiệt ngả chia cắt Việt Nam…Không trông mong,chờ đợi một thế lực đồng minh Hao kỳ đến giúp ta.Không ai cho không ai Tự Do bao giờ.Và chúng ta phải biết giá trị Tự Do là xương máu của đồng bào,và của chiến sĩ tự do VNCH dã hy sinh cho dân tộc.Nay đến lượt tuổi trẻ thanh niên rường cột quôc gia,phải tiếp nối cha ông hoàn thành:”Trách Nhiệm-Tổ Quốc-Danh Dự” giao cho thế hệ tương lai Việt Nam. Vì thế hệ cha ông đi trước, đã và đang lần…lần rơi rụng với thời gian! trong cảnh trạng buồn “Me già khóc lá trong trời Tháng Tư…!”
  Chúc phúc lành! Tự Do hạnh phúc, Hòa Bình dân tộc mau sớm trở về quê hương,tổ quốc thân yêu Việt Nam!!!
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/05/my-cong-viet-cong-bat-tay.html
 
                                                Huỳnh Mai St.8872
                                                Bh.Dạ lệ Huỳnh
                                       {Trân trọng Tự Do Việt Nam}

1606840_684892634917283_1144377266566421351_n[1].jpgMai Huỳnh Mai St.8872 nói...
HH & HG = TỰ DO O/CỘNG SẢN
Qua cuộc chiến tranh VN, dân tộc Việt Nam bị phân hóa bởi " Ý thức hệ Tự Do &ộng sản ", nên mới phân biệt kẻ thắng- người thua, vả làm khổ nhau với thân phận: ' kẻ nô tỳ công sản 'của một chủ nghĩa lỗi thời tha hóa dân tộc- Nay, để tìm tiếng nói chung bằng cách đối thoại: " HH & HG " một cách công bằng và thiết thực nhất...là thi hành HĐhòa bình Paris 1973 giũa Nan CH và Bắc CS Việt Nam, có quốc tế LHQ giám sát và 12 nước- Cộng sản & Tự Do- đã ký kết thi hành?!. Bảo đảm tính HH & HG dân tộc rất cao; mang lại sự công bằng cho Tự Do VN; mà cả thế giới hòa bình ủng hộ " Một Việt Nam- Không cộng sản!!- Huỳnh Mai St.8872- Cựu chiến bi QL.VNCH



Xin mời xem: Thiên bút ký- Quốc Hồn Việt Nam.
TỰ DO!!- DÒNG SỐNG NGHIỆT NGÃ...MÁU XƯƠNG VNCH- P.1
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2018/05/tu-do-dong-song-nghiet-ngamau-xuong-vnch_1.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét