Bắc Kinh và Hà Nội đang thảo luận việc thành lập một hệ thống “Hai
quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”. Dự kiến dự án này sẽ được đưa
vào hoạt động vào tháng 5 năm nay. Kế hoạch thành lập một trạm kiểm soát
biên giới chung giữa hai nước đã được thảo luận từ nhiều năm nay, và
trong quá khứ từng được hoan nghênh như một bước tích cực trên con đường
hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc tranh giành chủ quyền
trong khu vực, và tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, khái
niệm "Hai quốc gia, một trạm kiểm tra cửa khẩu" gây lo ngại, bởi vì theo
một cách nào đó, nó gợi nhớ khái niệm "Một quốc gia, 2 thể chế" nối kết
Trung Quốc với Hong Kong giữa lúc Bắc Kinh đang có những động thái đi
ngược lại cam kết và đang siết dần gọng kềm tại đặc khu hành chánh lẽ ra
còn được quyền tự trị. Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã ở thành phố HCM và
Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà nội trao đổi ý kiến với VOA về đề tài này.
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài tới 1,280 km
và kế hoạch thành lập một trạm kiểm soát biên giới chung đã có từ lâu.
Hôm 4/2, tờ South China Morning Post của Hong Kong dẫn lời một giới chức
Trung Quốc nói rằng dự án này có thể sớm đi vào hoạt động, có lẽ từ
tháng Năm năm nay. Ông Jian Xingchao, phó thị trưởng thành phố Phòng
Thành Cảng, nơi được chọn làm địa điểm đặt 1 trong hai trạm kiểm soát
cửa khẩu chung, nói: “Rất nhiều chi tiết còn đang dược thảo luận, nhưng
cả hai bên đều có chung ước muốn đó.”
Trạm kiểm soát đầu tiên, ở Phòng Thành Cảng (Fanchenggang), sẽ được
thiết lập trên cầu Dongxing-Móng Cái. Trạm thứ nhì có thể được đặt ở Cầu
Hữu nghị, cửa khẩu ở Pingxiang.
Cả Phòng Thành Cảng lẫn Pingxiang đều thuộc Khu tự trị dân tộc Choang
Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc. Trạm đầu tiên sẽ kết nối với thành phố
Móng Cái ở tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Ninh và trạm kiểm soát thứ hai kết
nối với thị trấn Đông Đăng ở tỉnh Lạng Sơn.
Theo ông Jian, vấn đề chủ yếu xoay quanh vấn đề chủ quyền vì bên nào
tiến hành kiểm tra ở biên giới thì trên thực tế bên đó có hiệu lực thực
hiện chủ quyền đối với bên kia, do đó đây là một vấn đề “khó giải quyết
bởi vì không bên nào muốn buông bỏ quyền lực đó”.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển
IDS và Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Hungary, nhận định:
“Cái đó có thể gây nhiều lo ngại trong dân chúng Việt Nam. Thực sự
nếu trong một bối cảnh chung của sự hội nhập quốc tế mà chúng ta thấy ở
ASEAN hay ở các nước thuộc khu vực Schengen chẳng hạn, thì việc đó có
thể là một việc bình thường, thậm chí đáng hoan nghênh, nhưng với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam và Trung Quốc, thì tôi nghĩ cái chuyện
đấy gây rất nhiều phản cảm.”
Ông nói thái độ hoài nghi và tinh thần phản kháng Trung Quốc nơi
người dân Việt Nam còn rất cao, trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm mọi
cách để bành trướng và gây ảnh hưởng lớn tới Việt Nam “như đã gây ở
Campuchia và Lào.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng dự án này có lợi cho Trung Quốc để
thực hiện cái gọi là chiến lược “tằm ăn dâu” lấn chiếm đất, bởi vì nó
tạo điều kiện dễ dàng cho người Trung Quốc vào Việt Nam hơn là người
Việt Nam vào Trung Quốc, kể cả dưới chiêu bài du lịch. Ông đơn cử trường
hợp thành phố Phủ Lý, cách đây mấy chục năm chỉ có vài chục người Trung
Quốc đi du lịch đến rồi ở lại, bây giờ có khoảng 40,000 người Trung
Quốc làm ăn trong một thành phố chỉ có khoảng 100,000 dân. TS Quang A
cho rằng đó là một “sự bành trướng rất hữu hiệu của Trung Quốc.”
“Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới và có chủ trương nhất
quán là như thế, thì đối với kinh nghiệm của VN lịch sử nhiều ngàn năm
về việc giữ gìn độc lập thì chắc chắn là người dân và tôi tin rằng trong
giới lãnh đạo cũng có người quan ngại về tiến triển đấy”.
“Như vậy cái chủ quyền của hai nước
nó không được xác định rõ ràng. Tôi không hiểu tại sao mà lại phải nhập
làm một. Tôi là một người nghiên cứu lịch sử từ xưa đến nay, tôi cũng
không hiểu.”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, tác giả của nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, nhận định:
“Tôi đã từng đến Lạng Sơn thì tôi thấy cửa ngõ của Lạng Sơn, ở bên
này là của VN, bên kia là của Trung Quốc, thì bây giờ nhập lại một thì
tôi không hiểu là ý đồ thế nào. Như vậy là phải thống nhất với nhau, mà
có khi bên này bên kia không đồng ý với nhau thì sao, thì tôi cũng không
rõ.”
Báo South China Morning Post dẫn lời Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện
nghiên cứu Yusof Ishak ở Singapore, tỏ ra lạc quan là Việt Nam và Trung
Quốc có thể hợp tác với nhau, ông coi dự án này như một cách để 2 nước
có thể làm việc với nhau và phục vụ các lợi ích chung, vượt lên trên
cuộc tranh chấp ở Biển Đông để hướng tới phía trước.
Nhưng nhà sử học Nguyễn Nhã tiên đoán sẽ có những phức tạp khó khăn
khi kế hoạch “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu” đi vào hoạt
động:
“Như vậy cái chủ quyền của hai nước nó không được xác định rõ ràng.
Tôi không hiểu tại sao mà lại phải nhập làm một. Tôi là một người nghiên
cứu lịch sử từ xưa đến nay, tôi cũng không hiểu.”
Tuy các nhà nghiên cứu đều cho rằng dự án này cũng có mặt tích cực
của nó khi tạo thuận lợi cho hợp tác giao thương, giao lưu văn hóa, tăng
sự hiểu biết lẫn nhau trong khu vực, nhưng cùng lúc, họ cảnh báo về mối
nguy tiềm tàng trong bối cảnh Trung Quốc kiên trì tiến hành chiến dịch
tằm ăn dâu để thực hiện tham vọng “Nam tiến”.
“Tôi nghĩ rằng cái đó nó càng gây
nghi ngờ trong dân chúng về những cái gọi là hiệp định bí mật như hiệp
ước Thành Đô mà rất tiếc là chính quyền Việt nam, Đảng Cộng sản VN không
bác bỏ mà cũng không công nhận, và cái điều đấy nó càng làm cho sự lo
ngại nó có cơ sở hơn.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
“Nếu người ta hiểu biết lẫn nhau hơn, giao thương làm ăn với nhau hơn
thì các sự căng thẳng sẽ giảm bớt, nhưng tôi nghĩ phải lưu ý đến luôn
cả mặt kia nữa vì không khéo thì lợi bất cập hại cho nên làm cái gì cũng
phải có một mức độ tính toán thiệt hơn.”
Liệu khái niệm “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”, có gợi
lên cách hành xử của Trung Quốc khi thực hiện chính sách “Một quốc gia,
hai thể chế” tại đặc khu Hong Kong?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng kế hoạch “Hai quốc gia, một trạm kiểm
soát” càng gây thêm nghi ngờ về hiệp định Thành Đô bí mật giữa lãnh đạo
Đảng Cộng sản VN và Trung Quốc như tin đồn bấy lâu nay.
“Tôi nghĩ rằng cái đó nó càng gây nghi ngờ trong dân chúng về những
cái gọi là hiệp định bí mật như hiệp ước Thành Đô mà rất tiếc là chính
quyền Việt nam, Đảng Cộng sản VN không bác bỏ mà cũng không công nhận,
và cái điều đấy nó càng làm cho sự lo ngại nó có cơ sở hơn. ”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã không nhắc tới hiệp định Thành Đô, nhưng cũng nêu lên quan ngại của nhiều người và của cá nhân ông:
“Theo tôi, nếu không có chuyện Trung Quốc áp đặt bằng vũ lực ở Hoàng
Sa đó thì có khi lại không đặt vấn đề ra, và các nước như Cộng đồng
chung Châu Âu đó thì họ cũng có sự hợp tác rất là chặt chẽ, nhưng mà chủ
quyền của nước nào, và văn hóa của nước nào họ vẫn tôn trọng. Hàng rào
có thể bỏ đi nhưng tôi thấy là các nước từ nước Pháp qua nước Đức và các
nước còn lại thì tôi thấy chủ quyền của mỗi nước vẫn được tôn trọng..”
Nhà sử học nói nhiều người lấy làm lo ngại, và bản thân ông cũng lo ngại nhưng “sau này thì lịch sử viết ra thì mới biết được”.
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vn-tq-hai-quoc-gia-mot-tram-kiem-soat-cua-khau/4240169.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét