Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Quê hương đã mất

Quê hương đã mất

vnch loiho huyhieuvnch loiho logo
1/ Chiến đoàn 1 tiếp ứng mặt trận Phan Rang:
Ngày 5 tháng 4 năm 1975. Được lệnh của Đại Tá Đòan văn Nu Giám Đốc Nha Kỹ Thuật và Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc, Tôi và Đại Tá Đằng bay ra Phan Rang thị sát mặt trận và họp với Bộ tư lịnh tiền phương với 2 tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang chỉ huy. Tình hình chiến sự đã đến hồi nguy ngập, Sư đoàn 2 Bộ Binh không còn đủ quân số và các Lữ Đoàn 2 và 3 nhảy dù cũng vừa rút lui về Phan Rang tăng viện để cố thủ phòng tuyến trọng yếu này:
Mặt trận rất cần tiếp tế thêm đạn và lực lượng để ngăn các làn sóng “biển người” đang tiến vào thành phố từ các tỉnh Bình Trị Thiên và cao nguyên miền Trung.
Về Sở báo cáo xong là ngay tối hôm ấy, tôi cho tập họp các toán lại và chia ra hai: một nửa ở lại SG dưới sự chỉ Huy của Thiếu Tá Được và một nửa khoảng hơn 100 sĩ quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ chuẫn bị hành trang tác chiến đi Phan Rang cùng tôi với bộ chỉ huy Đoàn gồm có: Thương, Đí, Hưng, Ẩn, Thuần và Lộc.
Chỉ có chiến đoàn 1 là còn đủ quân số và đang sung sức để ứng chiến tức thời còn hai chiến đoàn Lôi Hổ 2 và 3 vừa từ mặt trận trở về cần được bổ sung lực lượng sẽ ra sau để thay thế trong vòng vài tuần tới.
Image result for HINH NHA KY THUAT
Sáng sớm ngày 6 tháng 4 năm 1975
Tướng Nghi biệt phái một chiếc C130 chờ sẵn ở bộ Tổng Tham Mưu NKT để đưa quân tăng viện. Ngay ngày đầu tiên đặt chân xuống sân bay Phan Rang, chúng tôi (vì quân số ít và công tác đặc biệt) nên được ở gần bên cạnh phòng chỉ huy của bộ Tư Lệnh Tiền Phương và 5 toán đã được cấp tốc thả xuống vùng đồi núi quanh tỉnh Phan Rang thám sát mặt trận phía Bắc. Tin tức từ các toán đưa về rất khả quan và có được nhiều tin tức quan trọng, do đó có thể có kế hoạch cụ thể để ngăn chận làn sóng tiến quân của Cộng Sản.
Tướng Nghi đặc biệt khen thưởng và khích lệ Chiến Đoàn 1 và gọi về Sài Gòn xin nghị định thăng chức 1 cấp tại mặt trận cho toàn thể các Anh em Lôi Hổ.
Tuy nhiên, chúng tôi không ai thấy vui mừng mà lại thấy lo nhiều hơn vì tình hình chiến sự ngày càng sôi động, các phòng tuyến bị vỡ từ các nơi tan tác chạy về đều than là thiếu tiếp tế đạn dược và phòng không, máy bay không có nhiên liệu… còn CS thì như đàn rắn bò hàng hàng lớp lớp tràn lan khắp nơi với chiến thuật biển người…các tin tức quân sự từ những địa đầu giới tuyến bay về tới tấp “vỡ tuyến” “rút lui”, “tan hàng” …dồn dập!…
2/ Vỡ phòng tuyến. Tan hàng:
Và điều gì đến đã đến!
Nhiên liệu cạn khô, đạn dược không còn, mọi tiếp liệu bị cắt…RỒI thì…
Ngày 15/4/75 : Các phòng tuyến quanh sân bay đã vỡ, sân bay bị VC pháo kích dữ dội, vài chiếc máy bay bốc cháy, trực thăng đáp xuống thả Nhảy Dù và Biệt Động Quân kéo về rồi lại bốc thương binh bay đi… Chiến Đoàn 1 Lôi Hổ vẫn còn 2 con Hổ (2 toán) thả xuống Khu vực Tây Bắc Phan Rang chưa bốc lên được mà phi vụ thì bị đình trệ vì các máy bay đã không còn xăng để bay, Phi công phải múc từng ca xăng đổ vào bình Phi cơ từ những thùng xăng cạn quẹt… Tôi cho gọi máy kêu hai toán đang làm nhiệm vụ thám sát tìm đường rút về và ra lịnh tập trung các toán còn lại sẵn sàng ứng chiến. Chiến Đoàn 1 đến lúc này vẫn còn nguyên quân số, chưa bị thất thoát chút nào!
Nguyên một đêm không ngủ trong tiếng gầm thét của bom đạn pháo vào sân bay, tôi cùng với đơn vị đi đến trước sân chờ giờ họp vào sáng sớm ngày 16/4/75.
Image result for HINH NHA KY THUAT
Thấy các vị chỉ huy các binh đoàn đã đến, tôi cho lịnh các anh em ở ngoài chờ, tôi vào trong họp với Bộ Tư Lệnh tiền phương. Sau khi thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng Nghi ra lệnh khẩn cấp “rút quân”, ai lo đơn vị đó… Sân bay bị pháo kích cả đêm hôm qua, máy bay phần bị tê liệt, phần không có nhiên liệu, phần tải thương bay đi không thấy bay về! Chỉ còn một chiếc máy bay đang chờ các vị chỉ huy của Bộ Tư Lệnh. Nhưng các vị không ai chịu leo lên máy bay ngoại trừ Chuẫn Tướng Nhựt ( Sư đoàn 2) và Đại Tá Biếc (Liên Đoàn trưởng Biệt Động Quân). Hai ông này gọi tôi: ” Huấn, bay về Sài Gòn đi, mặt trận vỡ rồi! Phi công nó sắp cất cánh đó”
Nhưng tôi lắc đầu bỏ mặc hai ông trèo lên bay thẳng và quay lại ra lịnh cho các Trưởng toán dẫn toán mình và cùng tôi với ban chỉ huy đoàn chạy ra khỏi khu vực sân bay về hướng Du Long, băng vào rừng để tránh đụng địch tìm đường ra mũi Cà Ná, nơi có Tàu đang cắm neo chờ tải quân dân.
Tình hình hỗn loạn vô cùng, ai theo cách nấy. Không còn hàng ngũ gì nữa, một số lính BĐQ và bộ binh đi theo chúng tôi vì không có ai hướng đạo. Trong đêm tăm tối, chúng tôi cắm cúi chạy thoát ra vòng đai sân bay chạy thục mạng về phía ngọn đồi phía trước, khi lũi vào bụi, khi đi tìm đường mòn, băng hào, lội rạch để chạy càng xa tốt, tránh tầm đạn pháo và đường cái càng tốt vì binh lính VC đã đổ xô ra đầy các nơi, xe tăng và xe chiến xa của CS cũng rầm rộ tiến vào phố chợ.
Trên đường đi gặp vài nhà dân làng phơi áo quần chúng tôi đã ” mượn tạm” để thay đổi ra dạng dân sự. Tối hôm đó, leo lên đến ngọn đồi trước mặt thì chỉ còn có 1 toán Lôi Hổ theo tôi mà thôi khoảng chừng 6-7 anh em, có cả máy truyền tin nhưng gọi không ai bắt, nói không ai nghe! Tôi lấy ống nhòm nhìn xuống sân bay và khu trại đóng quân thì đã tràn ngập dày đặc Cộng quân như kiến rồi! Thế là xong!
3/ Qua thanh lọc, vào trại tạm giam:
Hai ngày lặn lội trong rừng vừa đói vừa khát, chúng tôi chỉ còn cách là chôn dấu súng và chạy lẫn vào đám dân quân tán loạn vào làng chài dưới chân đồi.
Tại đây, Cộng Sàn đang dang rộng vòng vây lùa tất cả đoàn người chạy loạn vào làng để thanh lọc, tất cả dân quân đều bị bắt giữ và dẫn về khám chính Phan Rang cả hàng ngàn người…
Hàng ngày, các xe cam nhông thả về từng đợt.. từng đợt, lính có, công chức, dân sự có… đủ các thành phần bị tình nghi.
Lại khai báo lý lịch, cấp bậc, chức vụ…
Kinh nghiệm được huấn luyện về “bảo mật và bảo an” là đừng bao giờ ” nói thật. Nên, tại đây, tôi cũng khai y như lời khai khi vào làng là : Thầy giáo, tên Bé và cũng dặn các Anh em đồng đội là “phải trước sau như một, không đổi lời khai”.
Tôi cũng gặp lại một ít Sĩ quan và Hạ sĩ quan thuộc cấp và binh sĩ của mình. Nhưng vẫn còn một số lớn khác không biết thất lạc nơi nao hay đã chạy thoát rồi!?
Ấn tượng nhất là Trung Sĩ Đông, đã nhường thức ăn và cùng với “tà lọt” Trịnh Thiên chăm sóc tôi chu đáo lắm!
Nhưng cũng vì thế mà tôi bị kêu lên gọi xuống thẩm tra nhiều lần. Ngay cả Đông cũng bị hạch hỏi là ” phải ông này là Chỉ Huy không? Sao Anh kêu là “ông Thầy” và săn sóc, vâng dạ ông ta?”
Đông khai là gặp lại thầy dạy học cũ nên quý mến và mừng vui thôi!
Ở đây cũng có 2 người Chuẫn Uý man khai bị phác giác. Riêng đơn vị chúng tôi bảo vệ nhau một cách kín đáo và thành tín xứng danh nghĩa Lôi Hổ của quân đội VNCH cho nên tôi được “an toàn trên xa lộ” không bị “lộ hành tung”.
Xin cám ơn các đồng đội quý mến và can trường của tôi!
4/ Ra khám, vào tù:
Đợt này CS lọc ra hàng ngủ Sĩ Quan cấp Tá thì đưa về trại giam Bác Ái ở Quãng Ngãi còn thì thả một số thường dân địa phương và sau đó là chia ra làm nhiều đợt để đưa Hạ sĩ quan, công chức, giáo sư, giáo viên đi vào các trại “cải tạo” dưới chân đèo Du Long, cầu Tân Mỹ để HỌC TẬP. Như vậy, nhóm Anh em chúng tôi gồm Thượng Sĩ Đông, Tr.Uý HN Thương (khai là Trung Sĩ), Trịnh Thiên và tôi được về ở chung một trại gồm có 182 người bị lùa vào “trường học tập cải tạo” cho đến 30/4/75, ngày DVM Tuyên bố đầu hàng giao miền Nam cho CS. Hôm sau, trong không khí “phấn khởi hồ hởi” của tụi bán và cướp nước, tụi nó đã gọi đủ 182 tên của trại viên ra thả cho về. Tôi là người được gọi tên rốt cuối số 182.
Bốn người chúng tôi dốc hết tiền túi còn lại đánh chén một bửa no nê rồi ra đường đón xe tải quá giang về Sài Gòn tìm gia đình để lại chuẫn bị khăn gói tiền bạc đóng cho 10 ngày đi “tập Trung học tập cải tạo” mà thời gian 10 ngày đối với bản thân tôi là bản án hơn 6 năm ở trại TÙ Tân Lập ở Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt.
Những tháng ngày TÙ tội trên vùng núi sâu rừng rậm của cao nguyên Bắc Việt, không thể TẢ hết nỗi đau thương, khốn khổ, tủi nhục dưới sự hành hạ vô nhân đạo của bè lũ CS. Bên tôi nhiều bạn bè đã ngã quỵ vì thiếu ăn, thiếu mặc và bịnh hoạn vì thiếu chữa chạy, thuốc men!
Đầu năm 1981, tôi được thả về và bảy tháng sau thì bị bắt lại vì tội vượt biên và cũng với lời khai man lý lịch “thầy giáo”, lại ở TÙ thêm 2 năm nữa ở khám Cần Thơ, vị chi là hơn 8 năm trong ngục tù của CS.
5/ Cuối đời:
Năm 1988, gia đình chúng tôi qua New Zealand định Cư theo diện “bảo lãnh đoàn tụ gia đình” với các em trai của vợ.
Đã qua một đời và một thời hiến thân trai đền nợ núi sông. Bây giờ tuổi đã trên 75, chân đã chồn, gối đã mõi mà lòng THƯƠNG TIẾC “Quê Hương đã mất” thì không hề phai nhạt….
LH-Tống Hồ Huấn & Diên Hồng
http://saigonecho.com/index.php/lich-su-vn/chien-tranh-vn/hoi-ky/25762-hoi-ky-cua-mot-nguoi-linh-loi-ho–que-huong-da-mat
Advertisements
 
Nguồn: https://dongsongcu.wordpress.com/2016/10/07/que-huong-da-mat/

MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG THẮP MUỘN

MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG THẮP MUỘN

Thân thể người ta chia ra làm ba phần: đầu, mình và tay chân, đó là bài học cách trí vỡ lòng của tuổi thơ khi ta mới bước chân vào ngưỡng cửa… tiểu học. Từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi sắp về cội, đố ai không có mang một vết sẹo nào trên thân thể của mình? Nhất là những người lính VNCH, mỗi vết thương xé thịt để lại trên thân thể người lính là mỗi kỷ niệm sống, nó nói lên đầy đủ quá khứ bi hùng của một thời oanh lệt đã trải qua trong cuộc đời của họ.
Trước hết, tôi xin tri ân những người thương phế binh VNCH, những người lính đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại để bảo vệ nền tự do – dân chủ non trẻ của miền Nam Việt Nam, chống lại bọn CSBV xâm lược. Họ đã có mặt trên khắp chiến trường từ vĩ tuyến 17 cho đến tận cùng mũi Cà Mau, họ đã âm thầm chiến đấu anh dũng và một số người không may đã nằm xuống vĩnh viễn trong lòng đất mẹ như chiến sĩ vô danh, còn một số không ít đã để lại một phần thân thể của họ trên chiến trường, đó là chiến tích bi thảm và hào hùng của đời họ và một số người khác trên thân thể họ loan lỗ vết đạn thù.
Ngày hôm nay, những người thương phế binh VNCH họ đang sống lê lết cuộc đời bên vĩa hè thành phố nhộn nhịp đông ngưới qua lại. Họ mưu sinh bằng đủ nghề để sống còn như bán vé số, hát rong, làm nghề thủ công nghệ và đi ăn xin. Ngày vừa ra khỏi trại tù cải tạo Thanh Cẩm, trở lại thành phố Sài Gòn, tôi đã thấy những hình ảnh đau lòng, xót xa, hai người thương binh VNCH, một người cụt cả hai cánh tay, anh cõng trên lưng người thương phế binh thuộc MTGPMNVN cụt hai chân, họ sống bằng nghề hát rong. Người thương phế binh MTGPMNVN cụt chân thì đàn tây ban cầm cũ kỷ, còn bạn thương phế binh VNCH thì ca những bài ca nhạc vàng, họ sống tương trợ với nhau để kiếm tiền độ nhật. Đêm về, họ sống chui rúc dưới các gầm cầu hoặc trong những căn chòi rệu rã tại một nghĩa hoang vắng. Bên chai rượu uống gần cạn láng, uống cho quên đời, người thương phế binh VNCH chỉ vào đôi chân cụt của mình, say sưa kể cho người bạn nghe trận dánh oanh liệt cuối cùng ở Bình Long – An Lộc, anh đã để lại đôi chân của trên chiến trường để trả nợ núi sông.
Có những vết sẹo tiềm ẩn bên trong thân thể, những vết thương lòng không bao giờ lành  lặn. Những người tù cải tạo khi rời khỏi trại tù trở về gia dình mới hay người vợ yêu dấu của mình đã bước sang thuyền khác để lại đám con thơ giao cho ba mẹ già nuôi dưỡng.
Sao bao năm sống trôi dạt nơi xứ người, nương nhờ trên mảnh đất tạm dung, cứ mỗi lần trời đất sang mùa, nhất là những ngày mưa dầm hoặc khi mùa đông đến, nhìn những bông tuyết trắng rơi, khí trời lạnh lẽo là cơ thể của những người lính già bỗng đau nhức từng khớp xương, từng lóng tay. Họ sẽ nhớ lại những chuỗi ngày gian khổ sống trong trại tù cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, những địa danh hắc ám như Hoàng Liên Sơn, Sơn La – Nghĩa Lộ, Yên Bái, Nam Hà làm cho sức khỏe của suy kiệt dần còn ảnh hưởng tới tận tuổi già…còn tôi, vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, một vết sẹo hằn trên vầng trán, nó mãi mãi không bao giờ lành trong tâm thức của tôi…
                                                                    oOo
NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN.
Sau khi Hiệp Định ra đời, Thiếu tá Nguyễn Đức Tuấn – Khóa 18 Võ bị Đà Lạt – Trưởng ban Kế Hoạch thuộc Phòng 3 / Quân Đoàn IV và QK 4 rời nhiệm sở đi nhận nhiệm vụ khác. Chức vụ Trưởng ban Kế Hoạch được bàn giao lại cho Thiếu tá Nguyễn Văn Nô – Khóa 13 Võ bị Đà Lạt – lúc đó, tôi đang giữ nhiệm vụ sĩ quan Phòng Thủ Lãnh Thổ thuộc ban Bình Định Lãnh Thổ. Theo lời yêu cầu của Thiếu tá Nô, tôi được Trưởng Phòng 3 là Trung tá Lê văn Tòng bổ nhiệm tôi làm phụ tá cho Thiếu tá Nô, chuyên viên soạn thảo “KẾ HOẠCH A-B”  cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Kể từ đêm 12/4/1975, Việt Cộng đặt súng cối bên kia bờ sông Hậu, thuộc quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long pháo kích bừa bãi vào khu đông dân cư trong thị xã Cần Thơ, gần bên hông Bộ Tư Lệnh QĐIV, gây thiệt thương vong cho khoảng 200 thường dân vô tội và khoảng hơn 100 căn nhà dân chúng bị cháy rụi, tình hình miền Tây trở nên cực kỳ sôi động.
Thiếu tướng Nam quyết định cắt một phần lãnh thổ thuộc quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long giao cho SĐ21BB trách nhiệm phòng thủ và tái phối trí lực lượng bảo vệ thành phố Cần Thơ như sau: Trong thành phố, TKT/TK Phong Dinh sử dụng lực lượng cơ hữu ĐPQ & NQ, CSQG, CSDC, NDTV  chiếm giữ các cao ốc, kiểm soát các trục giao thông vào thành phố Cần Thơ. Trung đoàn 31BB đóng tại Giai Xuân. Vòng đai ALPHA (hương lộ Ba Se) giao cho Trung đoàn 32BB và Trung đoàn 63BB cùng lực lượng cơ hữu Chi Khu Phong Điền tổ chức phòng thủ diện địa. Trung đoàn 33BB phối họp với Thiết đoàn 9 Kỵ Binh thành Chiến đoàn 933 và thiết lập căn cứ hỏa lực tại quận Thới Lai có nhiệm vụ hành quân càn quét và tìm diệt các căn cứ hậu cần của VC.
 Sáng ngày 29/4/1975, Trung tá Tòng cho tập hợp Phòng 3, tiết lộ một tin quan trọng với anh em chúng tôi:
– “Chiều hôm qua, Tướng Pazzi hướng dẫn phái đoàn Pháp bay xuống Cần Thơ  gặp Tướng Nam. Họ yêu cầu QĐIV/QK4 giữ Miền Tây trong vòng 1 tháng thì Pháp sẽ có giải pháp chính trị giúp MNVN không lọt vào tay CSBV,” Trung tá Tòng nói. “Tôi nghĩ sẽ có một giải pháp chính trị cho Miền Nam Việt Nam, chắc chắn Tướng Nam sẽ ban hành lệnh “tử thủ”, tôi yêu cầu các anh phải chuẩn bị “ba lô” để sẵn sàng di tản khi tình hình đòi hỏi. Chỉ có vậy thôi!”
Nhưng, ngay trong đêm 29 rạng 30/4/1975, một biến cố bất ngờ xảy ra, chuẩn tướng Chương Dzềnh Quay Tham Mưu Trưởng QĐIV & QK4 cùng Phó Đề Đốc Đỗ Cao Thăng Tư Lệnh Vùng 4 Sông Ngòi và một số binh sĩ và gia đình lên tàu hải quân di tản. Khi nghe tin TTHQ/QĐIV báo cáo, Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó QĐIV bay trực thăng kêu gọi các tướng Quay và Phó Đề Đốc Thăng trở lại đơn vị, nhưng tàu vẫn tiếp tục đi ra biển…
Khoảng 6 giờ sáng, ngày 30/4/1975, một buổi hợp tham mưu khẩn được tổ chức tại Trung Tâm Hành Quân QĐ IV do Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh QĐ IV & QK 4 chủ tọa.Tướng Nam bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Đình Vinh quyền Tham Mưu Trưởng  QĐIV & QK4 và Đại Ta Trần Cữu Thiên, Tỉnh trưởng kiêm TKT/ Tiểu Khu Phong Dinh. Tiếp đến 7 giờ sáng là buổi họp các Tư Lệnh Quân Binh Chủng trực thuộc QĐIV & QK4 bàn về kế hoạch tử thủ miền Tây.
Tướng Nam hỏi Trung tá Phát / Trưởng phòng 4:
– “Với số đạn dược hiện còn tồn trử của QĐIV, chúng ta còn có thể tiếp tục kéo dài cuộc chiến đấu được bao lâu?”
Trung tá Phát nói;
– “Thưa Thiếu tướng, tình trạng đạn dược còn tồn trữ tại Quân khu 4, chúng ta có thể tự lực chiến đấu trong 6 tháng nếu đánh lớn với quân chủ lực CSBV, còn đánh lẻ tẻ với du kích Việt Câộng, số đủ đạn dược có thể kéo dài  2 năm chưa hết đạn.”
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, trầm ngâm suy nghĩ, rồi quyết định:
– “Cho tới giờ phút nầy, Quân đoàn IV & Quân khu 4 vẫn hoàn toàn làm chủ tình hình 100%, quân CSBV chưa chiếm được một tỉnh, một quận nào thuộc lãnh thổ do tôi chịu trách nhiệm; vì vậy, tôi quyết dịnh, Quân Đoàn IV & Quân Khu khu 4 sẽ tiếp tục chiến đấu với sự yểm trợ của Sư đoàn 4 Không quân, Hải quân vùng 4 sông ngòi, Lữ đoàn 4 Thiết giáp, Liên Đoàn 4 công binh. Trong vòng 6 tháng tới, tôi tin chắc sẽ có giải pháp chính trị mới có lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta hãy bình tĩnh chiến đấu, không phải di tản đi đâu cả.” Tướng Nam nói tiếp. “Chiều hôm qua, tướng Pazzi xuống Cần Thơ gặp tôi tại văn phòng. Tôi có nói với ông ta rằng: “Tôi có yêu cầu ông Dương văn Minh cho phép tôi đem quân phản công giải tỏa QL4, nhưng ông Dương văn Minh dặn đi dặn lại mấy lần là đừng phản công mạnh, tạm thời ở thế chờ đợi để ông tìm giải pháp chính trị ở Sài Gòn. Nếu chúng tôi phản công mạnh thì bất tuân thượng lệnh. Đến giờ phút nầy QĐIV & QK4 gần như bị phe chính trị salon chi phối toàn bộ hết rồi! Nhưng, tôi quyết định tử thủ, Miền Tây tự lực chiến đấu, chờ giải pháp chính trị.”
Tướng Nam nhìn Đại tá Lê Nguyên Bình, Trưởng Phòng 2 QĐIV, hỏi:
– “Tình hình địch hiện nay ra sao?”
Đại tá Bình cầm que thuyết trình chỉ vào tấm bản đồ “Tình hình Địch”, trình bày từng chi tiết:
– “Ngày 1 tháng 4, Phòng 2 / QĐIV bắt được mật điện cho biết Hà Nội đề ra thời gian tổng công kích trong tháng 4 vào trước mùa mưa năm nay. Trung đoàn 101 Long Châu Hà tăng phái cho Sư đoàn 4 Hậu Giang và 2 đơn vị nầy đang di chuyển lên lãnh thổ tỉnh Phong Dinh để phối hợp với Tây Đô chờ đánh chiếm thành phố Cần Thơ. Theo tinh tức tình báo chính xác cho biết ngày 24 tháng 4, Sư đoàn 9 CSBV được điều động từ Cam Bốt về đóng quân tại phía nam Mộc Hóa. Công trường 8 thuộc Trung ương Cục Miền Nam, thiết lập trận địa tại Chợ Gạo, Sư đoàn 3 CSBV và Công trường 5 thuộc TƯCMN chiếm lĩnh trận địa chờ mở cuộc tấn công quận Thốt Nốt. Công trường 271B Cơ động tỉnh Tiền Giang và Công trường 16 phối hợp 2 trung đoàn cơ động Đồng Tháp và Hậu Giang bố trí tại Mỹ An, phía đông bắc Cao Lãnh. Còn nữa, mật điện còn cho biết tướng Trần văn Trà ra lệnh cho QK9VC bằng mọi giá phải đánh chiếm phi trường Trà Nóc và cắt đứt QL4.”
Sau khi nghe phần thuyết trình “Tình hình Địch” của Phòng 2, Tướng Nam quay sang Trung tá Lê văn Tòng, Trưởng phòng 3, nói.
-“Yêu cầu Trung Tá Trưởng Phòng 3 trình bày kế hoạch tử thủ của Bộ Tư Lệnh QĐ IV & QK 4.”
Lúc đó vào khoảng 9 giờ sáng, trong lúc Trung Tá Tòng đang chỉ bản đồ, trình bày kế hoạch hành quân. Cho mãi đến bây giờ, tôi còn nhớ mấy điểm chính yếu như tái tổ chức các đơn vị trừ bị Nhảy dù, TQLC, BĐQ trên đường rút lui về vùng 4 CT làm lực lượng trừ bị cho QĐIV để tiếp tục cuộc chiến đấu, đánh sập cầu Bến Lức và các chuyến phà tại Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ tạm ngưng hoạt động và neo bên nầy bờ sông Tiền và Hậu chỉ dành riêng cho quân đội chuyển quân. Sư đoàn 7, 9, 21 tiếp tục hành quân càn quét VC, yểm trợ 16 tỉnh, đặc khu Phú Quốc và 92 quận lỵ thuộc Vùng 4 CT. Lực lượng cơ hữu của các Tiểu khu gồm 144 Tiểu đoàn ĐPQ, trên 1.000 trung đội NQ, các đơn vị CSQG và 17 Trung đoàn Lưu động Địa phương làm lực lượng trừ bị cho Quân khu 4…tổng số các đơn vị Chủ Lực Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc QĐIV & QK4 có khoảng 250.000 quân mà tinh thần chiến đấu rất cao… thì Trung tá Tuấn bất ngờ xuất hiện, kéo tôi ra ngoài Trung Tâm Hành Quân, hỏi nhỏ:
– “Tình hình ra sao rồi, anh?”
-“Tướng Nam vừa ra lệnh tử thủ,” tôi hỏi. “Còn anh tính sao? Quyết định đi hay ở lại với anh em?”
-“Tình hình nầy khó nói quá!” Trung tá Tuấn bất ngờ, hỏi. “Nếu tôi đi, anh có muốn đi với tôi không?” tôi lắc đầu, rồi chúng tôi chia tay nhau và cho mãi đến hơn 20 năm sau, chúng tôi mới gặp lại nhau tại tiểu bang Virginia.
Khi tôi trở vào TTHQ, đúng lúc Tướng Nam ban hành chỉ thị:
-“Sát nhập Sư đoàn 25BB vào QĐ4 và sát nhập hai tỉnh Long An và Hậu Nghĩa vào QK4 thành 18 tỉnh. Nếu cần thiết giật sập  cầu Bến Lức và Long An để ngăn chận trục tiến quân của quân CSBV từ hướng Sài gòn kéo xuống Miền Tây. Trưng thu tất cả kho xăng dầu cho quân đội sử dụng. Liên đoàn 4 Công Binh Chiến Đấu khẩn cấp sửa chửa phi trường Trà Nóc để tiệp nhận chiến đấu cơ F5E. Liên Đoàn 4 Kiến Tạo thiết lập doanh trại dã chiến tại Khu Kỹ Nghệ Trà Nóc để chờ tiếp nhận khoảng 6.000 quân, gồm Nhảy Dù, TQLC, BĐQ, các SĐBB từ QĐ I, II, III trên đường di tản về Cần Thơ để tiếp tục chiến đấu. Chuẩn bị sửa chửa doanh trại Cửu Long để tiếp nhận Bộ Tổng Tham Mưu từ Sài Gòn di tản xuống. Các bến phà Mỹ Thuật và Cần Thơ ưu tiên dành quân đội sử dụng chuyển quân.”
Lúc đó, vào khoảng 10 giờ sáng. Trong lúc BTM/QĐIV/QK4 đang bày mưu tính kế, tái phối trí lực lượng để làm thế nào bẽ gẫy các mũi tiến công CSBV thì bất ngờ, sĩ quan tùy viên bước vào TTHQ thưa với tướng Nam, có Tổng thống Dương Văn Minh muốn nói chuyện với Tư lệnh QĐIV qua điện thoại. Tướng Nam liền đứng dậy rời phòng họp. Bất ngờ lúc đó, TTHQ mở đài phát thanh Sài Gòn, tiếng của Tổng thống Dương văn Minh oang oang trên đài phát thanh, lập lại ra lệnh đầu hàng: “Tổng Thống, chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ Trung Ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn trao lại cho chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.”
Kế đó là lời kêu gọi QLVNCH buông súng của tướng Nguyễn Hữu Hạnh, trên đài phát thanh Sài Gòn: “Tôi, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng Tham Mưu Trưởng, thay mặt trung tướng Vĩnh Lộc, yêu cầu tất cả quý vị tướng lãnh và quân nhân các cấp hãy triệt để thi hành lệnh của Tổng thống VNCH về ngưng bắn, cùng với các cấp chỉ huy quân đội của chính phủ CMLT/CHMNVN để thực hiện cuộc ngưng bắn không đổ máu…”
 Một lúc sau, tôi thấy Tướng Nam trở lại phòng họp, nét mặt thoáng một vẻ buồn, rất buồn. Tướng Nguyễn Khoa Nam, giọng xúc động nói: “Tổng thống Dương văn Minh đã ra lệnh QĐIV ngưng chiến đấu, chờ bàn giao cho chánh phủ CMLT/ CHMNVN.” Tôi thấy gương mặt của Tướng Hưng mất bình tĩnh thấy rõ, ông lớn tiếng nói như hét: “Nhục ơi là nhục! Nhục không chịu được!” Tướng Nam nhìn mọi người có mặt trong phòng họp, nói tiếp:
-“Thôi, các anh em trở lại đơn vị chờ chỉ thị sau cùng của tôi. Tôi không chủ trương bỏ nước ra đi, với cương vị của tôi, ra đi lúc nào cũng được. Nhưng, nghĩ đến các anh em chiến sĩ ngoài mặt trận, gia đình vợ con binh sĩ và đồng bào nên tôi quyết định không ra đi,” Tướng Nam cố giằn cơn xúc động, nói. “Có thể đây là lần cuối cùng tôi thấy các anh em.”
Phòng họp TTHQ/QĐIV lúc bấy giờ chỉ còn lại Tướng Nam, Tướng Hưng và vài sĩ quan thuộc Bộ Tham Mưu QĐ IV, Trung tá Lê Văn Tòng, Thiếu tá Nô và tôi. Tướng Nam nói:
-“Anh Tòng lên máy gọi các Tư lệnh Quân Binh Chủng và các Tỉnh / TKT trực thuộc QĐIV & QK4 coi ai còn ở lại hay đã ra đi. Nếu tất cả các đơn vị trưởng còn giữ vững tinh thần, quyết tâm ở lại chiến đấu đến cùng, tôi sẽ ban hành lệnh tử thủ. Chúng ta sẽ tiếp tục tự lực chiến đấu, tôi sẽ cắt đứt liên lạc với chánh phủ Sài gòn. QĐIV & QK4 tự lực chiến đấu chờ giải pháp chính trị. Sài Gòn bỏ ngỏ, mình đủ sức giữ vững Miền Tây trong vòng một tháng hay vài tháng có khó khăn gì đâu.”
Một giờ sau khi Trung tá Tòng nhận lệnh của Tướng Nam, vừa trở lại Phòng 3, chúng tôi chia nhau lên máy gọi Sư đoàn 4 KQ, BTL Vùng 4 Sông Ngòi, Liên đoàn 4 Truyền tin, Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận… và 16 Tiểu khu. Thiếu tá Nô và tôi thay phiên gọi các nơi, nhưng không thấy giới chức nào trả lời, tất cả đã tự động tản hàng khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân CSBV xâm lược…riêng Tiểu khu Chương Thiên, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn vẫn còn tiếp tục chiến đấu, không chịu buông súng đầu hàng. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã tử thủ Bộ Chỉ Huy TK Chương Thiện, ông tiếp tục chiến đấu đến 11 giờ đêm ngày 1/5/1975 khi khẩu đại liên 30 nhả viên đạn cuối cùng, VC tràn vào BCH/TK Chương Thiện, ông bị chưa kịp tự sát như Tướng Nam và Tướng Hưng vì một thuộc cấp phản trắc, khống chế sau lưng nên ông bị địch quân bắt sống.
Lúc đó khoảng 12 giờ trưa, Trung tá Tòng lên văn phòng Tư lệnh gặp Tướng Nguyễn Khoa Nam báo cáo tình hình thực tế QĐIV & QK4 lúc bây giờ. Khoảng 1 giờ sau, Trung tá Tòng trở lại Phòng 3. Thiếu tá Nô hỏi liền:
-“Có lệnh gì mới không, sếp?”
-“Sau khi nghe tôi báo cáo tình hình tất cả các đơn vị trực thuộc QĐIV & QK4 đã tự động tản hàng. Tướng Nam buồn chán nói: Giá như ông Dương Văn Minh đừng tuyên bố gì cả để mặc chúng ta hành động, đánh tới đâu thì đánh, chưa chắc ai thắng ai? Đằng nầy tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân CSXL chẳng ra cái thể thống gì cả, lòng quân đã bể rồi, còn tinh thần đâu nữa mà đánh giặc? Nài nĩ xin cho được chiếc ghế Tổng thống để rồi đầu hàng địch vô điều kiện, làm tướng không biết nhục tham sống sợ chết, thứ chánh trị xôi thịt, phản bội chiến hữu. Để coi bọn cộng sản ban ơn  cho ông Dương văn Minh được những thứ gì? Phải thi hành lệnh của chánh phủ Sài Gòn thôi!” Trung tá Tòng thở dài, nói. “ Vừa lúc đó, Chuẩn tướng Mạch Văn Trường, Tư lệnh SĐ 21/BB đang bay trên trực thăng chỉ huy, hướng dẫn không quân oanh kích yểm trợ cho Trung Đoàn 32/BB truy kích Trung đoàn 2, 10 và 20 thuộc Sư Đoàn 4 HG, được tăng cường 3 Trung đoàn Chủ lực Miền đang vượt sông Cầu Nhiếm với quyết tâm đánh chiếm thị xã Cần Thơ thì nhận được lệnh của Tướng Nam gọi về trình diện…”
Thiếu tá Nô có vẻ sốt ruột, hỏi:
-“Rồi sao nữa, sếp? Tiếp tục chiến đấu hay buông súng đầu hàng?”
Trung Tá Tòng nói tiếp:
-“Tôi nghe chuẩn tướng Trường hỏi tướng Nam về những kế hoạch mà Tướng Nam đã hoạch định trước đây có thể đem ra thi hành bây giờ được không? Tướng Nam trả lời rằng, hoàn toàn không thi hành được. Trước đây, mình dự trù đón Bộ Tổng Tham Mưu về Cần Thơ và và các đơn vị Nhảy dù, TQLC, BĐQ và các Sư Đoàn BB tại Quân Đoàn I, II và III rút về Miền Tây, tái tổ chức để tiếp tục chiến đấu. Nhưng, nay thì Tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện làm cho tình đột biến quá tồi tệ. Tại BTTM thì các tướng lãnh cao cấp đã bỏ chạy hết rồi, Hải quân và Không cũng tản hàng lấy phương tiện đâu để yểm trợ bộ binh chiến đấu? Hơn nữa, dân chúng chạy giặc hổn loạn, QL4 và các đường liên tỉnh kẹt cứng, các đơn vị quân đội không thể di chuyển đi đâu được. Ngay cả đơn vị của SĐ7 và 9/BB cũng bị kẹt đường. Tướng Nam bực bội, cay đắng, nói: “Là quân nhân, chúng ta phải tuân lệnh thượng cấp.”
Trung tá Tòng quay sang, nhìn tôi, nói. “Anh thảo ngay công điện gởi ngay các đơn vị trực thuộc QĐIV/QK4 nội dung như tôi vừa nói, tất cả làm theo lệnh của chánh phủ Sài Gòn buông súng, chờ bàn giao cho đại diện chánh phủ CMLT/CHMNVN để tôi kịp trình Tư Lệnh ký.”
                                                        oOo
Trong cuộc đời lính của tôi; có lẽ đêm 30 tháng 4 rạng ngày 01 tháng 5 năm 1975 là đêm dài nhất. Tối đêm đó, tôi và một số anh em khác, trong đó có Đại tá Hòa sĩ quan quan cao cấp nhất, ngủ qua đêm cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Quân Khu 4 để chờ bọn VC. Ngồi một mình trên ghế của Trưởng phòng 3 mà trong lòng tôi buồn vô hạn.
Khoảng 3 giờ sáng, tôi đang ngủ mơ màng bỗng giật mình vì tiếng còi xe vang lên inh ỏi từ cổng trại LÊ LỢI và cổng bên hông gần cư xá sĩ quan. Tôi vừa vói tay, chưa kịp chụp lấy khẩu M 16 thì có 6 tên VC đội mũ tai bèo, tay cấm súng AK 47 đạp tung cửa ập vào, chĩa súng vào người. Tôi bị họ dẫn ra tập trung trước sân văn phòng Tư lệnh QĐIV & QK4. Có tất cả khoảng 50 người, những người lính cuối cùng giữ trại Lê Lợi, lần lượt bị đám VC võ trang dẫn ra ngồi xổm trước sân, nghe một tên chính trị viên lên lớp thuyết giảng về chủ nghĩa Mác – Lê cho tới gần sáng. Sau đó, tất cả anh em chúng tôi bị đưa vào Trung Tâm Hành Quân, có khoảng một tiểu đội võ trang canh gác cẩn thận.
Đến khoảng 6 giờ 30ø sáng, chúng tôi rời TTHQ/QĐIV, trở lại văn phòng làm việc, gọi là chờ làm thủ tục bàn giao cho đại diện Chánh phủ CMLT/CHMNVN. Hầu hết nhân viện Bộ Tham Mưu QĐIV & QK 4 lần lượt tới đông đủ, đứng rải rác ngoài sân bàn tán xôn xao chuyện tên thượng sĩ Tuân, hạ sĩ quan hành chánh, nằm vùng trong văn phòng Tư lệnh, vừa đại diện Mặt trận GPMNVN tiếp thu Đại đội THD / QĐIV & QK 4.
Khoảng 30 phút sau đó, mọi người bàng hoàng khi nghe tin sét đánh Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Phó QĐIV, đã tự sát tại tư dinh vào lúc 11 giờ đêm và Tướng Nguyễn Khoa Nam vừa tự sát tại tư dinh vào lúc 5 giờ sáng, cách đây khoảng 3 giờ. Tôi bỗng nhìn thấy độ không bình thường của Thiếu tá Nô, trông thần sắc của anh có vẻ căng thẳng khác thường. Anh lặng lẽ vào văn phòng, đóng cửa lại. Tôi bỗng nghi ngờ có chuyện gì đó không hay sẽ xảy ra với anh. Tôi đẩy cửa văn phòng định bước vào, thấy cánh cửa bị khóa bên trong, tôi lấy chân đạp tung cánh cửa mở bung ra. Anh Nô thấy tôi bước vào, anh lật đật lên đạn khẩu súng colt 45 kê ngay màng tang, chưa kịp bóp cò súng, tôi đã kịp thời nhào tới chụp lấy cổ tay, giằng lấy khẩu súng. Anh giận dữ,  bất ngờ xô tôi té nhào, trán va vào cạnh bàn đổ máu. Hình như anh đã thức tỉnh, đưa tay kéo tôi ngồi dậy xin lổi. Tôi móc túi lấy khăn tay, chùi vết máu trên trán, vừa nói:
-“Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chưa phải là trận đánh cuối cùng đâu, anh Nô! Anh em mình phải sống để còn tiếp tục cuộc chiến đấu,” tôi nói tiếp. “Chị và các cháu đang ở nhà, nóng ruột chờ anh về đó. Anh chưa thể chết bây giờ được đâu, sống nhục cũng phải sống nghe, anh Nô!”
Anh quàng tay qua vai tôi bước ra khỏi phòng 3, nhìn thấy là cờ vàng ba sọc đo nằm lăn lóc  dưới cột cờ, lá cờ mặt trận giải phóng được bọn VC thượng lên từ lúc nào không ai biết . Tôi thấy đôi mắt của anh đỏ hoe…
                                                        o0o
Thế rồi, ngày 3 tháng 5 năm 1975, 33 sĩ quan cấp tá thuộc Bộ Tham Mưu QĐIV được VC tập trung vào Liên Trại II, nguyên là Quân Lao của QLVNCH, nằm bên cạnh  Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ. Trại chia làm 4 khu. Chúng tôi ở khu I, giường của anh Tòng, Nô, Sỹ (Trưởng ban Huấn Luyện) và tôi, 4 thầy trò nằm cạnh bên nhau. Bốn tháng sau đó, sau đợt biên chế đầu tiên, anh Nô và Sỹ tách rời ra, chuyển xuống sống ở khu 4.
Trong gần một năm sống trong trại Tập trung cải tạo, chúng thường gặp nhau, uống trà vào mỗi buổi chiều, khi thì ở khu 1, khi thì tôi xuống khu 4 gặp anh. Khi nào được gia đình tiếp tế, anh em chúng tôi mới có dịp ngồi ăn cơm chung với nhau. Phải nói là sếp của tôi rất kéo tay, anh dùng một cây đinh đập dẹp, mài thật sắc dùng để “xủi” những hình hoa văn trên vật dụng bằng nhôm rất đẹp, anh có tặng tôi một lon “gô” với dòng chữ  “TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM” chung quanh miệng lon, còn cái nắp đậy, anh khắc 30-4-1975. Tôi định giữ lon gô nầy làm kỷ vật của anh, nhưng khi chuyển về tới trại tù Thanh Cẩm thì bị tụi cán bộ trại tịch thu. Anh lượm được một cây cưa nhỏ xíu ở Phòng Y Tế dùng để cưa mấy ống thuốc chích, anh đã dùng nó cưa đôi hộp lon “gô”, sáng tạo ra những lò đốt bằng đèn cầy xinh xắn, vừa đủ đun nước sôi trong một cái lon sửa bò đủ để pha trà.
Anh Nô là một người rất có khí phách. Hôm đó, tôi trực ờ Ban Tiếp Tân để tiếp nhận thân nhân đến  thăm nuôi “tù cải tạo”. Vào khoảng 11 giờ trưa, có một anh VC, đầu đội nón cối, vai mang túi dết, chưn mang dép râu, mang quân hàn đại úy đến xin gặp anh Nguyễn Văn Nô. Tôi bèn đi vô trong trại, gặp anh Nô. Tôi nói:
-“Có một  tên đại úy VC đến xin gặp anh, đang ngồi chờ ở ngoài khu tiếp tân.”
Anh Nô hậm hực, nói:
-“Anh ra nói với hắn là tôi không có quen biết gì với anh ta cả.”
Tôi khuyên anh:
-“Dù sao anh cũng phải đối diện với sự thật. Anh cứ ra gặp anh ta rồi nói chuyện dứt khoát với hắn, nếu anh không muốn anh ta đừng tới đây làm phiền anh nữa.”
Anh Nô suy nghĩ một lát rồi đồng ý theo tôi ra ban Tiếp Tân gặp anh ta. Vừa thấy mặt anh Nô, anh ta có vẻ mừng rỡ, chạy đến ôm chầm lấy anh Nô, nói:
-“Em Nô! Em khỏe không?” rồi ông ta tự xưng danh tánh. “Anh là anh Hai của em đây! Nhớ không?”
Anh Nô xô anh ta ra, hỏi giọng cộc lốc:
-“Nhớ! Anh tới đây tìm tôi có việc gì?”
Anh ta nói:
-“Anh tới để tìm cách bảo lãnh cho em, sớm trở về đoàn tụ với gia đình.”
Tôi thấy anh Nô cười gằn, rồi trả lời một cách dứt khoát:
-“Tôi với anh mỗi người theo đuổi một lý tưởng. Anh theo chủ cộng sản, còn tôi theo chủ nghĩa quốc gia. Từ bây giờ, đường ai nấy đi, tôi không cần một thứ ân huệ nào của người cộng sản cả. Anh đừng tới đây làm phiền tôi nữa. Thôi, anh đi về đi.”
Anh Nô nói xong vài lời một cách dứt khoát, rồi trở vô trại, không buồn quay lưng nhìn lại người anh ruột mà anh xa cách từ thuở còn cấp sách đến trường. Hỏi ra mới biết, người mang lon đại úy cách mạng là anh ruột của anh Nô. Sau khi tốt trường Mỹ Thuật Gia Đinh, rồi bỏ vô bưng biền theo Việt Cộng. Sau đó, anh ta có đến trại nài nỉ xin gặp anh Nô một vài lần. Nhưng, anh Nô cương quyết từ chối, không muốn gặp mặt ông anh đó nữa.
Những lúc trà dư tửu hậu, anh em chúng tôi thường tụm ba, tụm năm nói về huyền thoại anh hùng của Tướng Nguyễn Khoa Nam và Tướng Lê Văn Hưng và các tướng tá liêm sĩ khác, họ đã chọn câu nói Voltaire để giữ tiết tháo và danh dự của người lính thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: “CÒN GIỮ ĐƯỢC DANH DỰ LÀ CHƯA MẤT MÁT NHIỀU.”
Có một câu chuyện huyền bí về huyền thoại sông Cửu Long, tới bây giờ mới có dịp đem ra thảo luận với sự góp ý của nhiều người. Câu chuyện bắt đầu từ chiến dịch tấn công vào sâu trong lãnh thổ Campuchia vào tháng 5/1970 mà còn tên gọi là “Chiến dịch KPC 70”. Trong lúc Tướng Đỗ Cao Trí được chỉ định làm Tư lệnh, chỉ huy 3 sư đoàn thiện chiến của Quân Đoàn III làm cỏ các đơn vị CSBV trong khu vực Mỏ Vẹt (Parrot’s Beak). Trong lúc đó, Tướng Nguyễn Viết Thanh làm Tư lệnh 4 chiến đoàn bộ binh, thiết giáp tấn công từ Vùng 4 CT lên hướng Bắc Campuchia để bắt tay với quân đoàn của Tướng Đỗ Cao Trí. Nhưng một sự bất hạnh xảy ra cho QĐIV nói riêng và QLVNCH nói chung là trong những ngày đầu của chiến dịch, Trung tướng Nguyễn Viết Thanh đang bay thị sát chỉ huy mặt trận. Bất ngờ, chiếc trực thăng HU chở tướng Thanh vào sâu trong nội địa Campuchia khoảng 20 cây số thì đụng phải một chiếc trực thăng tấn công Cobra của một đơn vị Hoa Kỳ, làm tất cả những người trên hai chiếc trực thăng đều tử nạn thảm khốc.
Sau khi Tướng Nguyễn Viết Thanh tử nạn trực thăng tại Campuchia thì ngày hôm sau, tại chợ Cần Thơ có một tin đồn rằng, một ông đạo Hòa Hảo ở bên Xóm Chài (đối diện bên kia sông Cần Thơ) tối đêm qua, ông thấy trên bầu trời có năm nguòi tướng họ “Nguyễn” khiêng một cái quan tài có cắm 5 năm ngọn nến đi lơ lững trên bầu trời. Ông nói rằng, đất Cần Thơ bị động vì xáng múc của nhà thầu Đai Hàn thổi cát từ lòng sông Hậu Giang lên bờ làm nền để xây dựng khu Kỷ Nghệ Tây Đô Cần Thơ. Xáng múc làm đứt năm móng rồng của long mạch sông Cửu Long. Vì vậy, sẽ có 5 người tướng mang họ “Nguyễn” sẽ chết tại đất Cần Thơ.
Tôi cũng có nghe tin đồn nầy, nhưng lúc đó tôi cho là tin đồn huyễn hoặc, mê tín dị đoan không đáng tin. Nhưng rồi, lần lượt có những vị tướng mang họ “Nguyễn” tử nạn tại đất Cần Thơ là: Cố chuẩn tướng Nguyễn Văn Phước (phụ tá Đặc biệt của Tư Lệnh), cố Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khương (Tỉnh trưởng/TKT tỉnh Phong Dinh). Thiếu tướng Nguyễn Huy Ánh (Tư lệnh Sư đoàn 4 Không Quân) và cuối cùng là Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh QĐIV/QK4, tự sát vào đúng tháng 5 năm 1975 khi mùa mưa vừa bắt đầu. Tin hay không tin những hiện tượng huyền bí về con sông thiêng mang tên sông CỬU LONG?
Chúng tôi còn được biết thêm nhiều uẩn khúc mà tôi chưa được biết hết những gì đã xảy ra trước và sau ngày 30/4/1975, thông qua những tin tức của những gia đình thăm nuôi hoặc những tin viết trên giấy gởi qua trong những gói quà.
Mỗi khi hồi tưởng lại những ngày sống trong trại tù VC tại Cần Thơ. Cái ngày đau buồn nhất có lẽ là ngày 10 tháng 8 năm 1975, khi chúng tôi hay bọn Việt Cộng đem Đại tá Hồ Ngọc Cẩn xử bắn tại sân vận động Cần Thơ. Thái độ hào hùng và bất khuất của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn tại pháp trường cát làm mọi người vô cùng xúc động. Chúng tôi nghe gia đình thăm nuôi, thuật lại là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn yêu cầu bọn VC không bịt mắt ông. Trước khi chết, ông ngạo nghễ hét to: “ĐÃ ĐẢO CỘNG SẢN! VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM!”. Ông đã hiên ngang và bất khuất trước khi ngã gục trước họng súng của bọn xạ thủ VC, cái chết của Đai tá Cẩn đã làm hàng ngàn đồng bào có mặt tại pháp trường rơi nước mắt. Ngày hôm sau, anh Nô và tôi làm mâm cơm thật đạm bạc gồm 2 trứng vịt luộc, vài con khô sặc nướng, một dĩa rau muống luộc và chén cơm lạt gọi là đám giỗ đầu tiên, cũng là giỗ cuối cùng để tưởng niệm Đại tá Hồ Ngọc Cẩn vì nước bỏ mình.
Một năm sau đó, cái tin quan trọng mà chúng tôi nghe được vào 30/4/1976 là các tưởngg lãnh Pháp đã đề với Đại sứ Pháp Merillon thực hiện tạm thời kế hoạch bỏ trống Sài Gòn. Lực lượng hải quân, không quân di chuyển về miền Tây, thành lập chánh phủ VNCH lưu vong. Vai trò Dương Văn Minh đến đây chấm dứt. Các tướng  Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Ngô Quang Trưởng, Lê Nguyên Vỹ …được xem là thành phần tướng lãnh chuan bị cho chiến trường tương lai. Các cựu tướng lãnh Pháp còn quả quyết sẽ tìm nguồn quân viện chẳng mấy khó khăn qua sự quân viện đóng góp của cựu quân nhân Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Do Thái. Nhưng kế hoạch nầy chưa thực hiện được đã bị Dương Văn Minh phá hỏng khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân CSXL. Thôi thì ý trời! Và một tin không vui là lời nhắn tin: “Các anh chuẩn bị tinh thần, sẽ di chuyển toàn bộ ra Miền Bắc trong thời gian gần đây!”
Tối ngày 20 tháng 6 năm 1976, tất cả khoảng 800 sĩ quan cấp tá Liên trại II được chất lên xe GMC đưa ra bến tàu tại Khu Kỷ Nghệ Tây Đô để lên  6 tàu chở hàng di chuyển ra miền Bắc bằng đường biển. Tôi và mấy anh em Phòng 3 đi chung một tàu. Sau 3 ngày đêm lênh đênh trên mặt biển, tôi bị say sóng không ăn uống gì được, chỉ uống bột đậu xanh cầm hơi. Khi tàu cập bến cảng Vinh vào trưa ngày 24 thì tôi mệt lã người. Anh Nô nói với tôi: “Khi lên bờ, cố gắng đi gần nhau thành một toán để sống cùng một trại với nhau.”
Tôi đi lên boong tàu trước, vì hành trang của tôi rất nhẹ gánh, còn anh Nô và Sỹ đi sau. Nhưng khi lên bờ, chúng tôi bị tách rời ra, tôi bị đẩy lên một xe molotova đi về hướng Sơn La – Nghĩa Lộ, còn anh Nô và Trần Sỹ đi chung một xe, không biết đi về đâu. Trước khi xe bắt đầu lăn bánh, chúng tôi vẫy tay chào từ giã nhau lần cuối…
                                                        oOo
Mùa xuân năm 1978, tôi được chuyển về Trại 2 do bộ độ đoàn 776 Hoàng Liên Sơn quản lý, thuộc xã Việt Cường, thị xã Yên Bái, tỉnh Hoàng Liên Sơn là vùng đất có thể nói là “khô cằn sỏi đá”, không một thứ rau cải nào trồng mà sống được, chỉ có một thứ rau một tràn đồng đó là “rau tàu bay”, hình như nó có mặt khắp núi rừng, ven các con suối miền Bắc. Rau tàu bay với chùm hoa hình trụ lông trắng như tuyết, nở rộ vào mùa hè, đặc điểm của nó phát triển rất nhanh thành hình những đám rau trời hoang dại. Lá và thân cây có mùi vị hăng hăng, đăng đắng, nhưng ăn rất lành. Rau tàu bay luộc, ăn độn với sắn hoặc ngô cũng tạm được. Có người nói ăn rau tàu bay sẽ mất máu, chúng tôi chỉ cười, trả lời: “Còn máu đâu mà sợ mất với còn chứ!” Còn một loại rau thứ hai là đọt sắn (đọt khoai mì), luộc xong thì vắt hết nước, chấm với nước muối ăn độn với khoai sắn cũng đở đói. Nhưng, đồng bào địa phương cảnh báo, nước luộc sắn rất độc, chỉ được luộc đọt sắn một lần, rồi phải đổ nước đó đi.
Tháng 4 năm 1978, một buổi “học tậïp chính trị” liên trại gồm Trại 2 và Trại 8 do chính trị viên của Đoàn 776 lên lớp. Tôi bất ngờ gặp lại Thiếu tá Hoàng Văn Thái khóa 10 Thủ Đức, gốc BĐQ, cùng làm Phòng 3 với tôi. Vì không nói chuyện được, Thái viết vội mấy chữ trên một tờ giấy rồi xếp lại, đưa cho tôi. Tôi liền mở ra đọc: “Anh Nô và thằng Sỹ chết rồi!”. Tin buồn quá bất ngờ làm tôi lặng người đi, không nói nên lời. Buổi học tập chính trị chấm dứt, trước khi chia, ai trở về trại ấy. Tôi đi gần anh Thái, hỏi được mấy câu:
-“Anh Nô và thằng Sỹ tại sao chết?”
-“Nô ăn đọt sắn luộc trúng độc, còn thằng Sỹ bị bệnh kiết lỵ,” anh Thái chỉ ngọn đồi  bên kia đường, nói. “Anh Nô chôn ở trên đồi Cây Khế!”
Trong suốt mấy tháng lao động khổ sai tại Trại 2. Cứ mỗi lần có dịp đi đốn củi, nứa ở ngọn đồi bên kia đường, dù không biết đồi Cây Khế ở đâu, tôi cũng dành một ít thời gian đi lang thang từ  ngọn đồi nầy sang ngọn đồi khác để tìm mộ anh cho đến khi tiếng kẻng thu quân. Đồi núi chập chùng, chỉ thấy vài ngôi mả lạn rải rác ở sườn đồi, không mộ bia. Đến đầu tháng 8, chúng tôi được chuyển về trại tù THANH CẨM thuộc xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 3 năm 1983, tôi được thả ra khỏi trại tù Thanh Cẩm. Tôi có trở lại thành phố Cần Thơ để thăm chị Nô và các cháu và thắp cho anh vài nén nhan thơm. Chị quả là một người đàn bà kiên cường, thủ tiết thờ chồng, chị làm thợ may để lo cho các cháu và mẹ già của anh. Đời sống tuy có chật vật, nhưng chị ước mong sẽ có ngày ra miền Bắc, bốc một anh, đưa bộ hài cốt về quê nhà ở tỉnh Bạc Liêu để cải táng, rồi chị than thở biết mộ của anh ở đâu mà tìm?
Sau đó, tôi có gặp anh Hoàng Văn Thái để hỏi vài chi tiết về cái chết của anh. Anh Thái cho biết, trại 8 hồi đó đói lắm vì đất đai xãViệt Cường khô cằn, tù không trồng rau được để ăn nên phải ăn đọt sắn luộc thay rau. Đọt sắn có độc, muốn chắc ăn, phải luộc làm hai, ba nước mới ăn được. Hôm đó, anh Nô luộc nhiều đợt sắn trong một cái gà mèn, đợt nầy chín, anh vớt ra, cho đợt lá sắn khác vô luộc tiếp cho đến khi nước trong gần như đậm đặc. Tôi không biết anh Nô uống nước luộc sắn đó vào lúc nào. Tới khuya, tôi nghe lán bên của anh Nô lục đục, rồi nghe có người bệnh nặng phải cỏng lên trạm xá. Sáng hôm sau, tôi mới biết anh Nô đã chết trong đêm vì trúng độc sắn.
Tôi không tin là anh Nô không biết nước luộc lá sắn có độc mà vô tình uống phải. Vì ngay khi người tù cải tạo vừa đặt chân lên miền Bắc XHCN thì được cán bộ quản giáo hoặc dân làng cảnh báo củ sắn và đọt sắn có chất độc, nhất là những cây sắn trồng gần cây lim là độc vô kể, ăn phải loại sắn thì ói mửa tới mật xanh, người sốt cao, muốn trị “độc sắn” chỉ có cách ăn một viên đường tán, nhai một nhúm đậu xanh hoặc nhai vài đọt khoai lang và tuyệt đối không dùng thuốc trị cảm cúm như aspirine có thể gây tử vong. Không có ai hiểu anh Nô bằng tôi, anh uống luộc sắn để tự kết liểu cuộc đời.
                                                        oOo
Sống lưu vong trên đất nước tạm dung, hàng năm cứ đến ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, soi gương, chải lại mái tóc đã dần bạc hoa râm theo tuổi đời chồng chấ, vết sẹo cũ năm xưa hằn trên vầng trán lại vỡ ra. Tôi vô cùng hối hận, lương tâm lại bị dày vò, phải chi hồi đó tôi để anh chết vinh, tự sát bằng khẩu súng colt 45, chết theo tướng Nam, Tướng Hưng đầy khí phách anh hùng của người lính thuộc QLVNCH thì ngày hôm đó, anh đâu phải chết nhục nơi xứ lạ quê ngườiù, chết xa vợ xa con…thôi thì một nén hương lòng thắp muộn để tạ lổi cùng anh.
Thế rồi, tháng 9 năm 2006. Tôi tình cờ lang thang trên mấy trang web, tôi đọc được bài viết về anh trên báo Người Việt Online với tựa đề: “31 NĂM SAU, NGƯỜI LÍNH ẤY VỀ VỚI GIA ĐÌNH” của tác giả Thiện Giao, thuật lại câu chuyện gần như cổ tích của cháu Nguyễn Thị Bích Thảo, thứ nữ của anh, tình cờ gặp Trung tá Lê Chu (Liên Đoàn 67 Truyền tin đóng tại Cần Thơ), người cùng trại tù với anh ở trại 8, chính trung tá Lê Chu người đã chôn cất anh trên đồi Cây Khế tại xã Việt Cường, thị xã Yên Bái, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Chính ông Chu đã vẽ bản đồ chỉ đường đi nước bước cho cháu Thảo đi tìm mộ cha sau nầy. Mới đầu, cháu Thảo không tin hẳn vì làm sao có sự tình cờ, tại phòng khám bệnh của bác sĩ nhỏ hẹp tại thành phố Arlington, Texas nầy lại gặp người đã chôn cất cha mình trong một mùa đông, cách đây gần 30 năm trước?
Từ Hoa Kỳ, Thảo liền gởi tiền nhờ người anh rể của chồng mình ở Cần Thơ, đáp xe lửa đi lên tỉnh Hoành Liên Sơn tìm mộ cha. Khoảng một tháng sau, cháu Thảo nhận được điện thoại của ông anh từ VN báo tin: “Đã tìm được mộ cha rồi!”. Cháu Thảo vẫn chưa tin vì không thể sự việc xảy ra lại quá đơn giản như thế, gần 30 năm rồi còn gì.
Dưới ngôi mộ nông chỉ còn vài mảnh xương của ngưới quá cố cùng với đôi dép râu, một đôi dép nhựa, một cái gà men, bộ muỗng, nĩa, dao, cái bàn chải đánh răng, cái lược và ba cây viết. Nhìn hình cái gà mèn là tôi biết đích thị là của anh rồi, cái mâm cơm ngày xưa tụi mình thường ăn cơm chung với nhau ở trại tù Cần Thơ, thường không thiếu sự hiện diện của cái gà mèn nầy, khi thì anh dùng nấu canh, luộc rau, hâm cơm… Dưới đáy gà men có khắc dòng chữ dòng chữ: “3/5/1975 CT” và “26/6/76 YB-HLS”. Ngày 3 tháng 5 năm 1975 là đúng là thời điểm của 33 sĩ quan cấp tá của BTM/QĐIV bị đưa vào trại tù cải tạo ở Cần Thơ. Còn ngày 26/6/76 cũng là ngày tôi bị đưa tới trại ở Sơn La – Nghĩa Lộ.
Nhìn tấm hình của cháu Nguyễn Thị Bích Thảo chụp tại nhà riêng tại Wichita, Kansas, cháu bây giờ đã lập gia đình, đang ôm trong tay cái bình sành hình hoa sen đựng tro cốt của anh. Thôi, anh đã trở về đoàn tụ cùng gia đình. Hãy an giấc ngàn thu tại chùa Liên Hoa, thành phố Arlington, Texas. Nơi đây, anh sẽ được nghe kinh kệ, tiếng gõ mõ mỗi ngày, thay cho tiếng kẻng vang lên hàng ngày ở trại tù cải tạo tại miền Bắc xa xôi.
Ngày 30/4/1975, chưa phải là ngày chấm dứt cuộc chiến tranh Quốc – Cộng kéo dài suốt 30 năm. Cuộc chiến tranh bằng vũ lực đã chấm dứt, tiếng súng đã im hơi lặng tiếng trên khắp nẻo đường quê hương. Nhưng, mộät cuộc chiến khác không ngừng tiếp diễn trên một mặt trận khác, nó cũng không kém phần khốc liệt, đó là mặt trận “văn hóa – tư tưởng”. Tôi đang sát cánh cùng mọi tầng lớp đồng bào trong nước và hải ngoại yêu nước nhưng không yêu cái “Xã Hội Chủ Nghĩa” chết tiệt, phải làm một cuộc chỉnh lý toàn diện để cứu nguy đất nước, thoát khỏi hiểm họa cộng sản do những sách lược chính trị sai lầm tai hại vĩ đại của Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN gây ra. Chúng đang biến Việt Nam thành một nước thuộc địa cho tên Thực dân mới Trung Cộng.
Anh Nô ơi! Người lính QLVNCH không bao giờ hết trách nhiệm đối với đất nước. Tôi luôn ghi nhớ lời nhắc nhở của anh: TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM. Tôi là người lính bắt đầu cầm bút viết văn, viết báo vào lứa tuổi trung niên, tôi không cầu mong một sự nổi tiếng, chỉ âm thầm thi hành nhiệm vụ của một người lính vô danh đang chiến đấu trên một trận địa mới chống lại ĐCSVN vô tổ quốc. Chính nghĩa Quốc Gia tất thắng! Chỉ có vậy thôi…
Tưởng niệm ngày QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 NĂM 1975
                 Người lính thủ QUỐC KỲ VNCH
            NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
                        KBC 3402
Nguồn: https://vietcongblog.wordpress.com/2015/04/26/mot-nen-huong-long-thap-muon-2/

"JERUSALEM" - PHÉP THỬ VỀ NÃO TRẠNG CHÁNH TRỊ CỦA NGƯỜI VIỆT

Chia sẻ bài viết của Nguyen Chương
Nguyen Chuong đã thêm 2 ảnh mới
"JERUSALEM" - PHÉP THỬ VỀ NÃO TRẠNG CHÁNH TRỊ CỦA NGƯỜI VIỆT

Trong hình ảnh có thể có: đám mây, bầu trời và ngoài trờiTrong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trước việc Tổng thống Donald Trump "thừa nhận sự chọn lựa của Israel lấy Jerusalem làm thủ đô", một vài tờ báo cũng như một số bình luận gia đủ loại trên mạng... dường như mắc bệnh nhanh nhẩu đoảng thì phải?
Sai một ly, bình luận đi xa một dặm. Vậy nên, xin cung cấp vài dữ kiện căn bản để cùng suy nghĩ.
1/ Việc công nhận Jerusalem là thủ đô Israel không phải do ông Trump ngẫu hứng lý qua cầu, mà đây là NỘI DUNG của một đạo luật đã được Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua từ năm 1995 (vào thời TT Bill Clinton).
Đạo luật này xác định: không thể tách Jerusalem ra khỏi Israel, và Hoa Kỳ sẽ chuyển tòa đại sứ từ Tel Aviv sang Jerusalem. Tỉ lệ bỏ phiếu đồng thuận tại Quốc hội Hoa Kỳ rất cao: 93/5 tại Thượng viện, 374/37 tại Hạ viện.
Về thẩm quyền, Tổng thống Mỹ có thể tạm hoãn việc thực thi đạo luật trong sáu tháng, sau đó tái xét về thời điểm thực hiện. Từ 1995 đến nay đã hai mươi năm, vị chi là Mỹ tạm hoãn thực hiện đạo luật "công nhận Jerusalem là thủ đô Israel" đã ngót nghét khoảng... bốn mươi lần, sau mỗi sáu tháng lại tạm hoãn, cứ thế.
Các đời Tổng thống Mỹ trước đây đều e ngại rắc rối, mặc dù Quốc hội Mỹ đã thông qua, nên các vị Tổng thống cứ đẩy cây cho nhau. Đến ông Trump, cũng tạm hoãn một lần vào tháng 6/2017, đến lần này tháng 12/2017 ổng không đẩy cây nữa.
2/ "Sự can đảm không đến khi làm theo những gì mọi người nói", đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley phát biểu, "Sự can đảm có được khi làm theo điều mà bạn biết là đúng"(Courage doesn’t come by doing what everybody else says. Courage comes by doing what you know is right).
Đúng, bởi vì tổng thống Mỹ thực thi những gì mà Quốc hội đã thông qua.
Đúng, theo Nikki Haley, bởi vì không thể kéo dài mãi tình trạng ngược đời: công nhận một quốc gia nhưng... không công nhận quyền chọn lựa thủ đô của quốc gia sở tại!?
Israel tuyên bố Jerusalem là thủ đô vào thời điểm lập quốc 1948 (còn Tel Aviv là thủ đô tạm thời, thủ đô theo "tình thế" bất đắc dĩ), Văn phòng Thủ tướng, Knesset (Quốc hội Israel) và nhiều cơ quan chính phủ của Israel được đặt tại phía Tây Jerusalem kể từ khi Israel tuyên bố độc lập gần 70 năm trước đây.
3/ Vào năm 1948, phía Tây Jerusalem thuộc Israel, phía Đông Jerusalem thuộc Jordan. Nhưng, Israel không được sống yên ổn mà bị khối liên minh Ả Rập bao quanh không ngừng đe dọa, như phát ngôn huỵch toẹt của Nasser, tổng thống Ai Cập: "Mục tiêu căn bản của chúng ta là hủy diệt Israel"!
Ai Cập, Syria, Jordan huy động quân lực (chưa kể nhiều quốc gia Ả Rập khác hỗ trợ tài chính, vũ khí) nhằm "làm gỏi" Israel vào năm 1967. Liên minh Ả Rập té ngửa, và cả cộng đồng quốc tế đều kinh ngạc trước tài năng quân sự kiệt xuất của người Do Thái. Chỉ trong vòng 6 ngày (từ 5 đến 10/6/1967), Israel đánh bại liên minh Ả Rập, với tổn thất chênh lệch khó tưởng: Israel chỉ thiệt mạng 800 quân trong khi khối Ả Rập có đến 21.000 quân tử trận!
Trong cuộc chiến đấu tự vệ chính đáng, Israel thu tóm được một số đất đai của liên minh Ả Rập, trong đó có phía Đông Jerusalem từ tay Jordan.
4/ Theo bạn, việc TQ thủ đắc Hoàng Sa, Gạc Ma của VN bằng vũ lực, đem so với việc Israel thủ đắc Đông Jerusalem bằng vũ lực có giống nhau về tính chất hay không? Tôi nghĩ, rất khác! Một đàng là dùng vũ lực đi xâm lược (TQ), còn một đàng buộc phải dùng vũ lực để tự vệ (Israel) và việc chiếm hữu phía Đông Jerusalem là "chiến lợi phẩm" từ sự chiến đấu để tự vệ.
5/ Ai cũng nói đến việc Liên Hiệp Quốc thúc ép Israel trả lại phía Đông Jerusalem (dự kiến sẽ là phần đất cắt cho nhà nước Palestine làm thủ đô).
Tôi chỉ dám nghĩ thêm một khía cạnh khác, đó là: Khối Ả Rập vẫn rình rập để tiêu diệt Israel khi có cơ hội. Nếu Israel bị xóa sổ, Liên Hiệp Quốc cứu nổi không?
Tôi e rằng: KHÔNG. Thì đó, Tây Tạng bị TQ nuốt gọn, Liên Hiệp Quốc bất lực đứng ngó.
Đông Jerusalem là một vùng đệm an toàn cho Israel.
6/ Liệu có chăng một "tiêu chuẩn kép"? Liên minh Ả Rập có quyền tấn công để chiếm đoạt đất đai, nếu thắng thì Israel phải bị hủy diệt hoàn toàn, còn nếu thua thì... trở về nguyên trạng, status quo, ai về nhà nấy? Israel chỉ được quyền tự vệ, chết ráng chịu, còn nếu thắng thì cũng không được phép sở hữu một miếng đất nào từ tay lực lượng xâm lược?
Đã có dã tâm xâm lược thì phải chấp nhận sự trả giá. Ăn cướp không xong thì la làng, hoán đổi vai trò từ kẻ xâm lược trở thành "nạn nhân".
7/ Thêm một dữ kiện nữa để suy nghĩ:
Thông báo từ tòa Bạch Ốc cho biết đại sứ quán mới của Mỹ sẽ được đặt tại một khu phố ở PHÍA TÂY Jerusalem, một khu vực nằm dưới quyền chủ quyền của Israel kể từ khi độc lập vào năm 1948 ('the new embassy will be located in a neighborhood in western Jerusalem, an area that has been under Israeli sovereignty since its independence in 1948").
Nghĩa là Mỹ không "chạm" vào phía Đông Jerusalem vẫn còn giằng co giữa các bên liên quan (theo khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc).
Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=391389237961729&set=pcb.391421254625194&type=3&theater

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Domino suy sụp quyền lực, nhìn đâu cũng thấy cửa tử

Domino suy sụp quyền lực, nhìn đâu cũng thấy cửa tử

Viết từ Sài Gòn
2017-12-07

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) vẫy tay trong lễ đón tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 12/11/2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) vẫy tay trong lễ đón tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 12/11/2017
AFP
Có thể nói rằng sau gần 50 năm nắm quyền lãnh đạo toàn đất nước Việt Nam, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam gặp tình huống khó xử như hiện nay. Và đáng sợ hơn cho họ là họ đang gặp thế chân vạc ngoại giao, một trong những thế khó phá nhất của người độc tài bởi họ cũng là một trong những phần tử nằm trong thế chân vạc này.
Thế chân vạc ngoại giao gồm nhiều thành tố nhưng trong đó, ba yếu tố quan trọng: Đối ngoại Hoa Kỳ; Đối ngoại Trung Quốc và; Sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam làm nên thế chân vạc này, và nó không phải là một chân vạc vững chãi mà là một loại chân vạc không đồng chất, các chân vạc có thể trụ không nổi và đổ sầm, dẫn đến đổ vạc, đổ bể mọi thứ…
Có một thực tế dễ nhìn thấy nhất là nếu đảng Cộng sản Việt Nam chọn Hoa Kỳ thì bất cứ giá nào cũng phải có sự chuyển hóa dân chủ; Nếu chọn Trung Quốc thì giữ được đảng Cộng sản nhưng không phải là hệ thống cầm quyền hiện tại. Và sự tồn vong của đảng Cộng sản Việt Nam trong lúc này theo nghĩa lãnh đạo độc tài bị xáo động hơn bao giờ hết.
Nếu Việt Nam chọn Hoa Kỳ làm đối tác quan trọng nhất, thì chắc chắn một điều là Việt Nam sẽ có thêm hai đồng minh quan trọng trong khu vực châu Á gồm Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là hai cầu nối mạnh và thông thoáng nhất để đảng Cộng sản Việt Nam tiếp cận với nền dân chủ đích thực, để đi đến kinh tế tư bản và chuyển hóa, chia đều quyền lực lãnh đạo trong sự giám sát, điều tiết hợp lý nhằm tránh nội loạn và tránh lật đổ chính quyền, dẫn đến hỗn loạn, khủng hoảng khu vực.
Đương nhiên, lựa chọn đối tác Hoa Kỳ, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không mất quyền lực lãnh đạo bởi họ đã có hàng loạt các thái tử đỏ để chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử cần thiết. Hơn nữa, tiềm lực kinh tế của người Cộng sản không nhỏ chút nào trong các cuộc tranh cử. Hiện tại là thời cơ tốt nhất để họ hợp thức hóa tính chính danh của họ bằng một cuộc bầu cử tự do. Trong đó, sự thay đổi tên đảng hoặc thiết lập một loại Tân Cộng sản bằng một cái tên khác không phải là điều nằm ngoài dự tính của người Cộng sản.
Với lựa chọn đối tác Hoa Kỳ, người Cộng sản không mất đi sự giàu có sẵn có nhưng sẽ mất đi khả năng độc tài, bưng bít thông tin và con cháu họ phải chấp nhận một luật chơi mới có tính minh bạch hơn, khó tham nhũng hơn.
Ngược lại, nếu chọn Trung Quốc làm đối tác, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt sau ba năm chuyển giao. Bởi lẽ, mộng bá chủ thế giới, mà đích ngắm đầu tiên là thâu tóm Việt Nam vốn là giấc mộng chưa bao giờ nguôi của Trung Hoa Đại Hán.
Vì hiện tại, vấn đề nội loạn, thanh trừng phe nhóm chính trị và đại bộ phận nhân dân nghèo khổ tại đất nước được xem là cường quốc thứ nhì thế giới này đang trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng. Đề cao chủ nghĩa dân tộc, hứa hẹn kinh tế bằng những cuộc chinh phạt các nước nhỏ vốn là chiêu bài chính trị của nhà nước Trung Quốc nhằm giảm nhiệt trong nước.
Một khi nắm được Việt Nam trong tay, đương nhiên, Cộng sản Trung Quốc sẽ ổn định vùng đất mới và bắt tay vào công cuộc thanh trừng mới nhằm thống nhất Tân Trung Hoa. Chiêu bài chống tham nhũng vốn là sở trường của người Trung Quốc. Hơn ai hết, các quan hệ kinh tế Việt – Trung đã giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc nắm khá nhiều bằng chứng tham nhũng của giới chức Cộng sản Việt Nam.
Khi thời cơ đến, họ sẽ dùng chiêu bài chống tham nhũng để loại bỏ toàn bộ hệ thống thái thú người Việt và thay thế bằng hệ thống quan lại người Hoa. Đến lúc đó, Việt Nam mới chính thức thuộc về Trung Hoa. Bởi thanh trừng bằng chiêu bài chống tham nhũng là cách mị dân tốt nhất để người dân mơ hồ tin rằng Trung Hoa đại lục xứng đáng để mình làm công dân.
Và đây là điều không thể tránh khỏi khi Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc, quân đội, an ninh Việt Nam vốn dĩ là “trung với đảng, phục vụ đảng, còn đảng còn mình” sẽ trở thành thuộc cấp của an ninh, quân đội Trung Quốc. Lúc đó, dù trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có cố cựa quậy kiểu gì cũng không thoát được vòng kim cô trung ương Cộng sản Trung Quốc.
Chơi với Trung Quốc thì duy trì được chế độ Cộng sản độc tài nhưng phải chấp nhận mất trắng quyền cầm trịch. Chơi với Hoa Kỳ thì cũng sẽ mất độc tài và tự chuyển hóa bằng mọi giá, thậm chí phải thay đổi tên gọi để giữ chân trong lãnh đạo quốc gia là điều không thể tránh. Có lẽ đây là bài toán khó cho sự tồn vong của đảng Cộng sản, nó khó đến mức người cầm đầu đảng Cộng sản có thể bị đột quị, tai biến bất kì giờ nào khi nghĩ đến quyền độc tài của Cộng sản Việt Nam trong tương lai!
Hiện nay, các thành phần dân tộc Việt Nam hướng về phía dân chủ Hoa Kỳ đã hiện rõ, có thể nói rằng con số hướng về phía dân chủ Hoa Kỳ quá lớn, quá áp đảo! Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam mặc dù bị đàn áp, bắt bớ nhưng hiệu ứng của họ trong nhân dân lại quá mạnh. Từ biểu tình chống Trung Quốc, biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường, biểu tình bằng tiền lẻ qua BOT… Tất cả đều nhằm đánh xé tấm màn bí mật tham nhũng và lợi ích nhóm, bán đứng tổ quốc, bạch hóa mọi thứ.
Trong khi đó, Hoa Kỳ bắt đầu siết chặt thuế quan cũng như một số thứ có liên quan đến Trung Quốc núp danh nghĩa Việt Nam. Và một khi Hoa Kỳ siết chặt thuế quan, sẽ dẫn đến hiệu ứng domino trong khối kinh tế phương Tây vì họ chẳng dại gì không siết thuế với thứ hàng Trung Quốc giả danh Việt Nam. Nếu không siết thuế, hóa ra họ phải hứng thứ hàng Trung Quốc mà Hoa Kỳ đã bỏ đi.
Với nền kinh tế gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, bất kì đòn siết chặt thuế quan nào của các nền kinh tế lớn cũng đều dẫn đến khủng hoảng cho kinh tế Việt Nam và đặc biệt là khủng hoảng của đảng Cộng sản. Trong khi đó, khả năng huy động vốn từ nhân dân của đảng Cộng sản hiện nay là con số zero tròn trĩnh. Họ chỉ còn một cách là tiếp tục nâng thuế để tồn tại. Nhưng nâng thuế là con dao hai lưỡi, nó nhanh chóng đẩy nhân dân đến chỗ bất mãn, thậm chí thù hận đảng cầm quyền.
Có thể nói rằng, hiện nay, đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trong thế chân vạc mà nếu lựa chọn vì quốc gia, dân tộc thịnh vượng thì Hoa Kỳ sẽ là đối tác sâu rộng. Nhưng người Cộng sản buộc phải tự chuyển hóa để đuổi kịp tiến trình phát triển thế giới.
Nếu chọn Trung Quốc, họ sẽ giữ được đảng Cộng sản nhưng lúc đó không phải là đảng Cộng sản Việt Nam nữa. Quyền lực độc tài của họ hoàn toàn bị lấy đi bởi hệ thống trung ương lớn hơn. Ở hướng này, tính quốc tế Cộng sản nghe ra có vẻ khả thể! Nghiệt nổi, Cộng sản Việt Nam lún quá sâu vào cái bẫy của Cộng sản Trung Quốc nên muốn thoát ra được hệ thống quan thầy Trung Quốc là cả một vấn đề sống còn.
Làm sao để giữ đảng độc tài? Làm sao để phát triển và chuyển hóa? Làm sao để thoát Trung vì chơi với Trung Cộng là đang tự ăn thịt bản thân, đang chết chậm, chết từ từ…? Chọn dân tộc, quốc gia tiến bộ hay chọn quốc tế Cộng sản? Tất cả những câu hỏi này có thể khiến cho người lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản Việt Nam vỡ mạch máu não, lăn đùng ra, giật tay giật chân, trào bọt mép bất kì giờ nào! Vì muốn giữ độc tài lãnh đạo thì nhìn đâu cũng thấy cửa tử!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/domino-effect-12072017101246.html

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

TẠI SAO ĐẢNG CỘNG SẢN HOA KỲ NHẤT QUYẾT TRIỆT HẠ TT TRUMP ?



TẠI SAO ĐẢNG CỘNG SẢN HOA KỲ NHẤT QUYẾT TRIỆT HẠ TT TRUMP ?

Cho đến hôm nay mặt trận truyền thông thiên tả vẫn tiếp tục phê phán và bôi nhọ TT Trump cho dù bất cứ sự việc gì đã và đang xẩy ra trên đất Mỹ.
Có người cho rằng vì bà Hillary Clinton thất cử nên Đảng Dân Chủ vẫn cay cú đánh phá TT Trump. Nhưng một nguồn dư luận khác lại cho rằng chính Đảng CS Hoa Kỳ đã quyết tâm triệt hạ TT Trump.
Đầu tháng 8 năm 1919 sau khi thành lập được vài tháng Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ đã tuyên bố là họ có khoảng từ 50,000 đến 60,000 đảng viên .
Nhưng đến đầu năm 1957 thì sự sinh hoạt của Đảng CS Hoa Kỳ lâm vào tình trạng kiệt quệ số đảng viên của Đảng CS Hoa Kỳ đã trụt xuống con số 10,000 mà trong 10,000 đảng viên CS Hoa Kỳ đã có 1,500 đảng viên hoạt động cho FBI
Cho đến 1960 Đảng CS Hoa Kỳ cố phục hồi qua phong trào phản chiến nhưng sau đó vì không còn được sự tài trợ của Liên bang Sô Viết cùng với sự tàn bạo của Nga Sô đã làm một số người thiên tả ở Mỹ không còn mặn nồng với đảng CS Hoa Kỳ.
Đảng Cộng sản Hoa Kỳ có trụ sở tại thành phố New York. Từ năm 1922 đến năm 1988, Trong nhiều thập niên qua Đảng CS Hoa Kỳ có những cơ quan truyền thông ở West Coast là tờ báo People's World (Thế giới Nhân Dân) , và tờ báo ở East Coast là tờ The Daily World .. Sau đó có thêm tờ bào online là People's Weekly World (PWW)
Đảng CS Hoa Kỳ có thể sinh hoạt tại Hoa Kỳ nhưng những người nhập tịch vào Hoa Kỳ sinh sống phải tuân thủ Hiến Pháp của Hoa Kỳ về việc hạn chế ý thức hệ trong luật của Hoa Kỳ từ lâu. Lịch sử lâu dài này đã dẫn đến một quy định nhập tịch yêu cầu người nhập quốc tịch phải "tuân theo các nguyên tắc của Hiến pháp Hoa Kỳ" có nghĩa là những người nhập cư không phải là những người theo chủ nghĩa Cộng Sản , chủ nghĩa Toàn trị hay chủ nghĩa Vô Chính phủ (NGO).
Trong cuộc bầu cử 2016 tất cả truyền thông thiên tả đã đứng hẵn về Ứng Cử iên Hillary Clinton cùng với sự hổ trợ rất mạnh mẽ của Đảng CS Hoa kỳ nhất là với tên tài phiệt thủ lãnh Cộng Sản tại đây George Soros đã chi 8 triệu trong thời gian tranh cử Tổng Thống của Ứng Cử Viên Đảng Dân Chủ Hillary Clinton
Chính sự hổ trợ của Thủ Lãnh Đảng CS Hoa Kỳ cùng với tất cả truyền thông thiên tả trong thời gian tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2016 là một mối đe doạ trầm trọng cho Hiến pháp Hoa Kỳ . Không những chỉ là việc thay đổi Hiến Pháp Hoa Kỳ mà còn đưa Hoa Kỳ vào con đường Toàn Hoá Xã Hội Chủ Nghĩa.
George Soros là người Mỹ gốc Hung Gia Lợi., là một tài phiệt của Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ với gia tài của hắn ta tình đến tháng 5/2017 có đến trên 25 tỷ Mỹ Kim
Soros cũng đã tài trợ 100 triệu đô la cho các nhóm ủng hộ "quyền nhập cư," ân xá nhập cư và mở cửa biên giới từ năm 1997. Mục tiêu của Soros là làm tràn ngập làn sóng di dân đáng tin cậy trong tương lai của Đảng Dân Chủ , những người ủng hộ chủ nghĩa Cộng Sản và chính sách cực đoan của tên thủ lãnh George Soros.
Đối với chủ trương độc tài độc đảng của Cộng Sản thì không bao giờ ủng hộ ứng cử viên từ các đảng phái khác, nhưng chúng lợi dụng vào các ứng cử viên khác có cùng đường lối để tham gia vào việc bầu cử và huy động các lực lượng của chúng như các công đoàn, quyền lợi của người nhập cư, các quyền dân sự và môi trường của các tổ chức phụ nữ, thanh thiếu niên trong phạm vi đồng tính nam, đồng tính nữ , đổi hệ hầu tạo hỗn loạn bất ổn trong xã hội. Đó là những hình ảnh tràn lũ xuống đường của các thành phần trên trong thời gian Tổng Thống Trump đắc cử.
Suốt gần 8 tháng qua bọn Cộng Sản Hoa Kỳ phối hợp với truyền thông thiên tả đồng thời bỏ tiền mua chuộc những người dân cử ham tiền hoặc đồng chính kiến với chúng tiếp tục ngày này qua ngay khác tung tin thất thiệt về TT Trump. Chúng dùng hiện tượng lập đi lập lại để tạo thành bản chất mà theo ngôn ngữ nhân gian là phân trâu lâu ngày hoá bùn như trường hợp bịa đặt vụ Nga Sô ủng hộ Trump trong cuộc bầu cử vừa qua.
Đồng thời vấn đề Immigrant chủ trương của George Soro cho tràn ngập dân nhập cư để trở thành những voters cho đảng Dân Chủ sau này như chủ trương của Cộng Sản.
Cho đến nay thì những FAKE NEWS của truyền thông THIÊN TẢ vẫn tiếp tục triệt hạ TT Trump cũng như George Soros đã thất bại trong việc IMPEACHE TỔNG THỐNG TRUMP như hắn ta đã tuyên bố là sẽ impeach TT Trump vào cuối tháng 7 vừa qua.
Sau cuộc thay đổi nhân sự ở TOÀ BẠCH ỐC vừa qua đã cho thấy không những TT Trump không chấp nhận cho cộng sản thay đổi hiến pháp Hoa Kỳ mà ngay cả những chính giới và tuớng lãnh Hoa Kỳ cùng ủng hộ TT Trump trong việc không cho Đảng CS Hoa Kỳ và tên tài phiệt George Soros đã tốn biết bao nhiêu công sức và tiền bạc để đánh phá Chương Trình hành sự của TT Trump . George Soros cho rằng chương trình hành sự của Trump đã đe doạ vào người nghèo, những bộ phận đang sinh hoạt của CS tại Hoa Kỳ . Vì lẽ đó George Soros và Đảng CS Hoa Kỳ phải triệt hạ TT Trump qua tay của một số thành viên Đảng Dân Chủ.
Sự kiện này không phải là những tin tức thời sự hằng ngày mà đây là âm mưu của Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ trong việc đưa Hoa Kỳ vào một cuộc Giải Phóng hầu đi đến một cuộc CÁCH MẠNG TÍM nhằm xoá bỏ TT Trump ra khỏi Toà Bạch Cung , huỷ bỏ những cuộc bầu cử , hoàn thành Hiến Pháp Hoa Kỳ để đưa Xã Hội Hoa Kỳ vào phiên bản của chủ nghĩa Karl Marx.
Tất cả những đánh phá của Đảng CS Hoa Kỳ nhằm Triệt hạ TT Trump hiện nay vẫn không đạt được ý nguyện vì người dân Hoa Kỳ không thích chủ nghĩa Cộng sản. Họ cho rằng lý thuyết Karl Marx của Cộng sản như là một candy land nhưng không tồn tại vì nó đại diện cho một lớp người không có khả năng. Cái mà chủ nghĩa cộng sản đem lại là một nhà độc tài sử dụng người nghèo để giành quyền kiểm soát. Đây là những gì mà Lịch Sử đã dạy chúng ta. Không có gì tốt đẹp xuất phát từ lời hứa của một Quy tắc Cộng sản.

Chúng ta những người tỵ nạn cs đang sinh sống tại Hoa Kỳ chắc chắn sẽ KHÔNG BAO GIỜ ĐỂ CHO ĐẢNG CỘNG SẢN HOA KỲ TRIỆT HẠ TỔNG THỐNG TRUMP vì chống cộng sản là lý do cho chúng ta có sự hiện diện tại đất nước này.

Tôn Nữ Hoàng Hoa
20/8/2017

*************************

- George Soros - tên tài phiệt, chuyên gia tìm cách gây rối trên
toàn cầu để nhờ đó làm giàu. (tin đồn tên nầy vừa chết vì đau
tim?)


Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=135886343793410&set=a.102424280472950.1073741828.100021161349512&type=3&theater

Bình Nhưỡng : Chiến tranh với Mỹ sẽ xảy ra

Bình Nhưỡng : Chiến tranh với Mỹ sẽ xảy ra

media Bắc Triều Tiên chào mừng thành công của vụ thử tên lửa với màn pháo hoa trên quảng trưởng Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, ngày 01/12/2017. KCNA/via Reuters
Theo bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên, một cuộc chiến tranh với Mỹ « không thể tránh được. Vấn đề là lúc nào ? »
Các cuộc tập trận của liên quân Mỹ-Hàn cộng với lời đe dọa « tấn công phòng ngừa » của Washington làm cho nguy cơ chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên trở thành « sự thật ». Ẩn số duy nhất là « khi nào thì chiến tranh bùng nổ ?». Trên đây là thẩm định của bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên do hãng thông tấn nhà nước KCNA trích dẫn ngày 07/12/2017.
Bình Nhưỡng cho biết thêm là « không sợ chiến tranh và sẵn sàn đáp trả vũ khí hạt nhân của Mỹ bằng vũ khí hạt nhân ».
Đe dọa an toàn hàng không dân dụng
Trong khi đó, các vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên, vi phạm nghị quyết ngăn cấm của Liên Hiệp Quốc, bị cộng đồng quốc tế lẫn giới hàng không dân dụng lên án. Theo AFP, nhiều máy bay của Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản trong đêm 29/11/2017 đã nhìn thấy ánh sáng phát đi từ tên lửa của Bắc Triều Tiên bị bốc cháy khi trở vào bầu khí quyển.
Điều nguy hiểm là từ năm 2014, Bình Nhưỡng không loan báo trước các vụ thử nghiệm. Ngày 28/07/2017, 323 hành khách trên chuyến bay Air France AF 293 thoát hiểm nhờ may mắn. Một tên lửa liên lục địa của Bình Nhưỡng bay lên, chỉ cách chiếc máy bay của Air France có 100 km. Nếu chuyến bay AF 293 khởi hành từ Tokyo đi Paris bị trễ 10 phút thì không biết chuyện gì đã xảy ra.
Sau vụ này, Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế, cơ quan đặc trách an toàn hàng không trực thuộc Liên Hiệp Quốc, lên án các vụ phóng tên lửa không báo trước và đã kêu gọi Bắc Triều Tiên tôn trọng các luật định quốc tế để tránh chuyện không may.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20171207-binh-nhuong-chien-tranh-voi-my-se-xay-ra?ns_mchannel=acquisition&ns_source=facebook&ns_campaign=reseaux_sociaux&ns_linkname=editorial&aef_campaign_ref=rfi_vn&aef_campaign_inconnue&xtor=CS1-50

Bình luận:
Huỳnh Mai St. 8872 { Người ẩn danh }- Bắc Triều Tiên & chiến tranh VN?!
Bình nhưỡng sẻ ăn bomb Mỹ , tan tành, thảm bại trước sức mạnh chiến tranh thần tốc của Hoa Kỳ!.Và Bắc Triều Tiên phải xin đầu hàng dồng minh nước Mỹ: cũng giống như cs/Bắc Việt Hà Nội đầu hàng Mỹ ' vô điều kiện ' năm 1972, sau trận càng quét của máy bay B.52, trong chiến dịch " Operation-Line Backer II. Nhưng Mỹ không cho cs Bắc Việt đầu hàng. Là hệ quả ' đi đêm ' trao đổi mật giữa Mao Trạch Đông TQ và Nixon Hoa Kỳ; bán đứng đồng minh VNCH, để đổi lấy thị trường kinh tế đông dân TQ, tiêu thụ hàng hóa Hoa Kỳ.

Ngày nay, cũng vậy, chẳng khác nào VNCH/1975- TT. Donald Trump,nhân dịp dự Hội nghị Apec/VN/2017, có ghé thăm Trung cộng để mật đàm với TBT Tập cận Bình...và nhận số tiền ký kết hơp kinh tế đầu tư tại Biển Đông Á/TBD là 350 tỷ USD, gọi là "Hợp tác chia đôi Biển Đông??! "- Nhưng chúng ta có quyền nghi vấn, với số tiền 350 tỷ USD đó là Trung Quốc Tập Cận Bình muốn mua hẵn Miền Bắc Triểu Tiên, là thuộc về TQCS, để cho Trung Cộng mở rộng lãnh thổ về phương bắc Triều tiên.Nhưng gặp phải phản ứng quyết liệt của TT. Nam Hàn,vì họ không có đủ khả năng bảo vệ Bắc Triều Tiên khi bị thất thủ, và TQCS sẽ tràn qua chiếm lấy Bình Nhưỡng của Bắc Hàn, theo kế hoạch hoạch "Trung công hóa Bắc Triều Tiên", có sữ thỏa thuận của 2 đế quốc đầu xỏ Trung- Mỹ, là sách lược lợi nhuận kinh doanh- "Bán đứng đứng đồng minh" .Chẳng khác nào, Mỹ bán đứng Miền Nam VNCH, và cò' khuyến mãi "hai mặt hàng chiến lược Hoàng & Trường Sa của VN?!-Cựu chiến binh QL.VNCH

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Nữ Trung tá Mỹ gốc Việt gặp lại Người cứu mạng sau 41 năm

Monday, April 8, 2013

Nữ Trung tá Mỹ gốc Việt gặp lại Người cứu mạng sau 41 năm

image
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

image
Thiếu úy Trần Khắc Báo và nữ Trung Tá Kimberly Mitchell hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín.
Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ. Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo.

image
Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận. Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn: “Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

image
Ông cố nài nỉ: “Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa: “Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

image
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo: “Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo. Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi: “Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”

Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số.

image
Mùa hè đỏ lửa năm 1972
Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao?
Người tài xế tên Tài trả lời: “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC.

image
Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói: “Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói: “Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh: “Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.”
Thiếu tá Nhiều bảo: “Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.”
Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông: “Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

image
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh.
Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico...
Em bé mồ côi gặp may mắn

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc.

image
Số hồ sơ của em là 899. Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Bé Trần Thị Ngọc Bíchmay mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.


image
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát.

image
Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.

image
Lieutenant Commander Kim Mitchell at the U.S. Embassy in Hanoi with Deputy Chief of Mission Claire Pierangelo and U.S. Defense Attache Colonel Patrick Reardon.

Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố: "Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô: "Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân.


image
Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học.
Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân.

image
Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC.
Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết: “Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.

image
Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )

Gặp lại cố nhân
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói: “Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín.
Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích.
Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell.
Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông.
Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.


image
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sởHội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012.
Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
Giây phút đầy xúc động
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt.
Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell: "Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời: "Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

image
Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo lúc 23 tuổi 
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu: "Đây là ông Trần Khắc Báo.”Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo: "Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”


image
Ông Trần Khắc Báo nói: “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”

image
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi“Tía”.
Ông nói với chúng tôi: “Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”

image
Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình.
 Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.


image
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết:" cô có hai cái may:
-Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi .
-Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”


image
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới. Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

image


Trẻ bị bỏ rơi về VN trong vai Trung tá Mỹ
image
http://baomai.blogspot.com/2011/08/tre-bi-bo-roi-ve-vn-trong-vai-trung-ta.html

image
Kimberly M. Mitchell


Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy
LCDR Mitchell was born in 1971 in DaNang, South Vietnam. She was adopted and brought to the United States in September 1972. Raised in Solon Springs, Wisconsin, she was active in sports, church, 4-H and other community activities.
Upon graduation from high school, LCDR Mitchell was accepted into the United States Naval Academy and graduated in 1996 with a Bachelor of Science degree in Ocean Engineering. Selecting the Surface Warfare Community, she was assigned to USS STUMP (DD 978) as the Damage Control Assistant. Following that tour, she was assigned to Assault Craft Unit 4 as a Detachment Officer-In-Charge (OIC) for a detachment of Landing Craft Air Cushion (LCAC). Her first shore duty brought her to Washington DC as part of the Washington Navy Intern Program where she completed her Masters of Arts degree in Organizational Management from The George Washington University as well as completing three internships in the office of the Chief of Naval Operations, the State Department and on the Joint Staff.
Following shore duty, LCDR Mitchell reported to USS CROMMELIN (FFG 37) as the Operations Officer and then reported to Commander Destroyer Squadron 50 home ported in the Kingdom of Bahrain as the Future Operations Officer and Maritime Security Operations Officer.
LCDR Mitchell’s second shore duty again brought her to Washington DC as a Country Program Director assigned to the Navy International Programs Office (NIPO) doing Foreign Military Sales. Following her tour at NIPO, she was selected to be the Military Assistant in the Office of Wounded Warrior Care and Transition Policy in the Office of the Secretary of Defense. Following a year in that job, she transferred to the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff where she is currently the Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support.

LCDR Mitchell’s personal awards include Joint Commendation Medal, Navy Commendation Medal, Joint Service Achievement Medal, Navy Achievement Medal, as well as other unit awards. She has also received recognition from the Assistant Secretary of State for her work in Humanitarian and Peacekeeping Operations as well as the Director of the Defense Security Cooperation Agency for her work in Foreign Military Sales.
image