Sách lược rút quân của quân đội Mỹ ra khỏi chiến tranh VN được
an toàn, và danh dự.Từng phần quân Mỹ
rút đi ,và được thay thế quân bởi VNCH., theo chiến thuật Win-Win, cùng thắng
của Hoa Kỳ. Và tạo nên ảo tưởng Mỹ thắng trận tại VN, đem quân trở về Hoa Kỳ;
bỏ lại phần thất bại cho QL.VNCH gánh lấy trách nhiệm… sau khi cuộc hội nghị bí mật Mỹ và Trung Quốc, năm 1972
tại bắc Kinh kết thúc, giữa TT Nixon và Đặng Tiểu Bình. Vận mệnh Miền Nam VNCH
rơi vào tay Trung Quốc Cộng Sản,để đổi lấy thị trường tiêu thụ đông dân của
Trung Cộng còn kém phát triển sản xuất tiêu thụ.
Những trận đánh Oai hùng lịch sử QL.VNCH
trức khi mất Miền Nam
VN.
Hạ Lào- Lam Sơn719.
Người Mỹ Phản Bội Hay Tội
Đánh Mỹ
Một thời chinh chiếnTg Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
March 15, 2012
9:49 PM
Chúng tôi, những chiến sĩ QL.VNCH nơi địa đầu, hỏa tuyến -Tây Nguyên trung phần- ngà ba biên giới Việt- Miên –Lào, trong trận địa chiến Lam Sơn 719 Nam Hạ Lào. Nơi đây căn cứ Hỏa Lục 6 của Mỹ đã bàn giao“ Lầm lộn” cho quân cộng sản Bắc Việt, để rút quân, trước khi Việt Nam hóa chiến tranh…Đã nhận rỏ hành động phản bội của đồng minh Hoa Kỳ, bắt tay, và bật đèn xanh cho quân Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập và tiến chiếm Miền nam VNCH tại ngả ba biên giới, được sự bỏ ngỏ căn cứ hỏa lực số 6 Hoa Kỳ. Do Hà Nội áp lực “Việt Nam hóa chiến tranh” trong bàn thảo HĐ Paris có Trung Cộng cố vấn Bắc Việt-Hà Nội tham dự cùng phía Hoa Kỳ để quyết định con cờ Miền Nam VNCH trong chiến tranh VN.
Để chiếm lại ngọn núi máu Vinky, cao trên 1.886 m, thuộc Căn cứ 6 của Mỹ. Trung Đoàn 47/SĐ.22BB được lệnh chuyển quân rời bỏ vùng bình nguyên Tuy Hòa-Phú Yên đầy sóng biển, lên vùng Tây Nguyên Pleiku-KomTum rừng núi chập chùng; mây bay ngang đầu. Chuyển từ vùng Du Kích chiến sang vùng Trận Địa Chiến với mệnh lệnh tiếp viện giải cứu Căn Cứ Hỏa Lực 6 tại Đắc-Tô tỉnh Kom-Tum bị Cộng Quân chính qui Bắc Việt chiếm lấy khi Hoa Kỳ rút quân theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh.
Đoàn quân chúng tôi đến vùng giới tuyến địa đầu Đắk-Tô, Tân Cảnh tỉnh Kom-Tum được quân bạn và “Chị em ta…” trong quán nước vệ đường cho hay: Quân Mỹ đã bàn giao Căn Cứ 6 cho Việt Cộng và quân ta đang đánh nhau để giành lại ngọn đồi căn cứ 6.
Cũng đáng ghi nhận từ các cô ả gái điếm giang hồ này, vì là ổ tình báo chiến trường giữa ta và địch. Có những cô gái quê mùa làm giao liên VC nằm vùng đang hoạt động lấy tin tức, và cũng có những cô gái Thượng-Fulro là tình báo của Mỹ cho tin tức hổ trợ hành quân phe ta. Tất cả là một bải chiến trường đủ màu sắc, giai nhân và chiến sĩ trong lửa khói chiến tranh.
Sau khi nắm được tin tức tình hình và nhận lương thực tiếp tế hành quân, đoàn quân chúng tôi rời điểm xuất phát và tiến sâu vào vùng núi Ben-Hét bên cách mặt của căn cứ Hỏa Lực 6. Ben-Hét cũng là một ngọn núi có căn cứ tiền đồn của quân ta quan sát sự xâm nhập vũ khí, chuyển quân của địch trên đường mòn Hồ Chí minh. Quân chúng tôi chia làm 3 cánh, của 3 tiểu đoàn tiến qua những cứ điểm tiền đồn nổi tiếng khát máu của du kích quân VC, cắt cổ người, trùm poncho rồi im lặng chiếm đồn không tiếng súng. Chúng tôi tiến qua và hướng đến mục tiêu ấn định trên đỉnh Ben-Hét bắt tay quân ta.
Vì trời tối mù mờ đầy mưa gió bảo bùng và địa bàn xa lạ vùng mới đến, nên đỉnh núi nào cũng là ngọn núi! Trong đêm trên bản đồ hành quân, và tôi đi chệch phương giác theo địa bàn trong đêm mưa bảo che mờ đỉnh núi mà tôi nhận dạng lúc ban ngày. Tôi dẫn đầu đoàn quân vì là ngày trực chiến của tiểu đoàn tôi đi lệch sang đỉnh núi nối liền sau lưng Ben Hét bằng một khe suối rộng có giải đất rộng bằng phẳng mà không thấy quân ta. Đặt ống nhòm Hồng Ngoại Tuyến xuyên đêm xuống thung lũng bên kia đình núi bạn thấy lố nhố Cộng Quân đang tập trung quân, đầy đủ xe tăng, đại pháo, cao xạ phòng không hạng nặng của địch đang định nhổ chốt tiền đồn Ben Hét để chúng chuyển vũ khí từ đường mòn Hồ Chí Minh nơi đây; tăng viện quân đánh Căn Cứ Hỏa Lực số 6.
Dẫn lối lạc đường của tiểu đoàn 4/Trung Đoàn 47 do tôi hướng dẫn trở thành lực lương đánh bọc hậu tiêu diệt Cộng Quân một cách tài tình. Bất ngờ theo yếu tố chiến thuật hành quân; gây thiệt hại tối đa cho cộng quân trên đường xâm nhập ngả ba biên giới Nam Hạ Lào bằng đường mòn Hồ Chí Minh tại mặt trận Ben Hét. Và bắt đắt dĩ tôi nhận biệt danh “Ông Thần Ben Hét” của các bạn sĩ quan tác chiến trung đoàn và binh sĩ hành quân trong trận đánh “Đem con bỏ chợ” và “Đì lính” của chúa Tướng Ngô DZU Quân Đoàn II-Plei-Ku
–{Cũng trong bài viết Cơn Uất Hạ Lào, đã cho biết là Việt Cộng biết rõ kế họach hành quân của quân lực VNCH trước khi các chiến sĩ tới, và theo Bùi Đức Lạc thì có thể gián điệp Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thông báo cho Hà.nội}.
Căn Cứ Hỏa Lực 6, Ngọn Đồi Phản Bội!
Và chúng tôi vẫn phải tiếp tục hành quân tiến chiếm lại ngọn đồi VINKY- Căn Cứ Hỏa Lực 6-cao 1.886 mét, cũng không một nguồn tin tức tình báo về địch tình của BTL/Sư Đoàn 22BB cho cuộc hành quân, chỉ có Chị Em Ta-Gái giang hồ tứ xứ- cung cấp tình báo quân sự là Quân Mỹ đã bỏ căn cứ rút quân bằng trực thăng để lại toàn bộ chiến cụ mìn bải không kịp phá hủy hay bàn giao lại cho đơn vị VNCH nên để Cộng Quân chiếm và làm chủ tình hình.
Vì đây là căn cứ chiến lược, kiểm soát toàn diện ngả ba biên giới Nam Hạ Lào- Campuchia - Việt Nam và cũng là đầu cuối đường mòn HCM có sân bay dã chiến “Phương Hoàng” của MỸ áng ngữ đổ quân, ngăn chặn Cộng quân xâm nhập Tây Nguyên trung phần.
Chúng tôi, trung đoàn 47+41+42/SĐ 22.BB có tăng phái 3 trung đoàn của SĐ.23BB cùng 3 tiểu đoàn Biệt Động Quân chia làm 3 cánh quân tiến chiến lại ngọn đồi Hỏa Lục số 6.
Ngọn núi có dốc cao, lõm chỗm đá núi, mây mù. Đơn vị quân tôi đánh vào chánh diện có ngọn đồi nhỏ nằm kề bên hông núi làm bàn đạp tấn công. Trời còn mờ tối lúc 4 giờ 30 là giờ G ấn định xuất phát hành quân. Giờ này chỉ có sao trời đưa lối dẫn đường và ru êm giấc ngủ cộng quân. Nhưng chúng tôi dẫm phải bải mìn của Mỹ để lại lúc rút quân và đánh thức cộng quân từ các hầm lô cốt Mỹ kiên cố bắn xối xả những khẩu đại liên M60 vào quân chúng tôi trước sự tấn công mãnh liệt đành lại ngọn đồi. Thây người chiến sĩ đồng đội ngả xuống trước họng súng đồng minh Mỹ bắn lại phe ta, máu đã dính lên từng vách đá khe núi quanh ngọn đồi máu đầy xác người chiến sĩ VNCH bị Mỹ phản bội.
Hai đợt tấn công tái chiến ngọn đồi không thành,trước hỏa lực hùng hậu của Mỹ để lại cho địch quân cộng sản xử dụng bắn lại phe ta, và các lô cốt kiên cố, giao thông có “Bonker, cover”, vỉ sắt che chắn vững chắc, và bải mìn dày đặt ngăn chặn sức tấn công của quân ta. Dù cho pháo binh yểm trợ bắn ngang đầu củng không làm nao núng địch quân. Hỏa pháo bắn lên soi sáng vùng trời, toàn là xác người lính ta bên rào lô cốt kiên cố của Mỹ có cộng quân bên trong ẩn núp bắn ra toàn là đạn pháo của Mỹ do cộng quân rành rẻ xử dụng như có sự chỉ dẫn của người Mỹ đồng minh.
Chúng tôi nhận lệnh rút quân xuống sườn núi và áng ngữ con đường viện binh của địch khi BTL tiền phương Sư Đoàn 22BB quyết định ra lệnh bắn pháo binh đầu đạn nổ chụp từ trên cao theo từ tính tầm nhiệt, để tiêu diệt dịch ẩn núp dưới giao thông hào hay ẩn núp kẹt đá núi. Và cho không yểm bằng máy bay ném bomb, tiêu hủy lô cốt Mỹ và dọn sạch bải mìn để quân ta tấn công tái chiếm đỉnh đồi. Nhưng vì hỏa lực của Mỹ quá mạnh, được xử dụng thuần thục như có huấn luyện chu đáo chiến thuật phòng thủ căn cứ vững chắc của đồng minh Hoa Kỳ.
Các đơn vị tấn công được lệnh ngưng bắn và bố trí tải thương về tuyến sau. Khi rút quân xuống chân núi và bố trí ẩn núp an toàn, thì pháo binh của sư đoàn và tiểu khu tỉnh Kom Tum phối hợp với pháo đội 3 tiểu đoàn Nhảy Dù 1-2-3 tăng phái thêm quân số, đang đóng tại sân bay, phía dưới chân núi bắn trục xạ lên đỉnh cao ngọn núi. Đứng dưới nhìn lên, thấy lổ chỗ từng vết bom đạn loang ra nham nhở như hành tinh mặt trăng. Các đợt pháo binh bắn phá vừa chấm dứt, thì đến các phi tuần ném bom của các phi đội Skyraider không quân Việt Nam đảm nhận phần việc san bằng ngọn núi đầy cộng quân chiếm đóng do Mỹ “Bàn giao”. Khói lửa vang rền bốc cao trắng xóa như đỉnh tuyết Phú Sĩ Sơn có pha sắc màu xám xịt tang thương cuộc chinh chiến.
Các phi tuần đánh bom chấm dứt nhiệm vụ, là các đơn vị phối hợp quân binh chủng chúng tôi mở tổng loạt tấn công lên đỉnh núi. Sức kháng cự cộng quân vẫn còn trong đóng đổ nát, nhưng rời rạc và yếu ớt hơn, sau đợt bắn phá pháo binh và ném bom. Làm lộ nguyên hình đầy thương tích từ các lô cốt bay nóc xiêu vẹo, giao thông hào đầy xác địch chết ngỗn ngang. Còn bên rào lưới thép kẽm gai là xác quân ta nằm vắt vẻo trước họng đại liên Mỹ M60 nằm chổng trơ sau đợt bom phá hủy. Cảnh hoang tàn đổ nát, những khẩu pháo binh chôn vùi dưới lớp đá núi chất chồng phủ kín chỉ còn ló những nồng súng sáng loáng vươn cao trong nắng chiều tà tím tái máu khô. Nghe mùi tử khí ngồn ngột mà lợn cả giọng. Chỉ cần có điếu thuốc lá mới chấn tỉnh tinh thần!. Và nhìn kỹ lại ngọn núi cao đã bị bom cày, đạn xới san bằng cụt chõm xuống vòng cao độ bản đồ hành quân, mất hết một vòng cao độ 50 mét thành một hố huyệt mộ tập thể chôn cả xác ta và địch lẫn lộn trong cát đá núi cao cho sự phản bội của đồng minh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên VN.
Sau khi thu dọn chiến trường và tập hợp tàn quân các đơn vị chiến đấu, quân ta thiệt mất và tan rã 2 tiểu đoàn vừa tăng phái và cơ hữu sư đoàn 22BB. Phía cộng quân tan rả 3 trung đoàn bỏ xác tại chỗ với hơn1.630 xác chết. Đơn vị hành quân hỗn hợp chúng tôi tiếp tục truy đuổi và lục soát địch trên đường tháo chạy về sườn núi phía bên kia tiếp giáp với đường mòn HCM, là cứ địa xuất phát của 2 Sư đoàn: Sao Vàng và 324 cộng quân trấn giử đường mòn HCM. Trên đường rút lui chúng bỏ lại những khẩu pháo và giàn cao xạ bắn máy bay tối tân của Trung Quốc, còn thơm mỡ bò, bọc giấy bảo dưỡng China. Trên những khẩu pháo, và có những xác chết trong tư thế bị xiềng xích chân vào ổ đại pháo. Chúng không phải là bộ đội Vn mà là quân Trung Quốc với đôi mắt xếch, một mí người Tàu Chợ Lớn, theo xác nhận của người lính Chợ lớn VNCH. Và lục xác chết trong túi họ mang theo tiền Campuchia đầy ấp và mới tinh khôi được in ấn lậu từ phía Trung Quốc đem qua Campuchia giao cho du kích pônpốt-Khờme Đỏ phá rối nền kinh tế chính phủ Lonol thân Mỹ. Và số tiền lậu này, tiểu đoàn đơn vị chúng tôi đã tịch thu chiến lợi phẩm trong trận đánh vừa qua tại mặt trận Ben Hét và biên giới Nam hạ Lào…
Những Phát hiện này và vừa qua có dấu vết xe tăng-thiết giáp địch hạng nặng T.54; PT.76 của Liên Xô và Trung Cộng tăng cường xâm nhập chiến trường Miền Nam VN trong khi Mỹ rút quân và Việt Nam Hóa chiến tranh. Mỹ sợ quân VNCH phát hiện âm mưu đi đêm thỏa thuận với Tàu Cộng bán đứng và phản bội đồng minh qua trận đánh Căn Cứ HỎA LỰC 6, nên cả vú lấp miệng em, bằng cách chối từ nhận xét tình hình mặt trận chiến trường qua mặt Mỹ, hầu xin tăng viện vũ khí hiện đại hóa, để bắt kịp tăng trưởng đà viện trợ, tăng cường của khối Nga-Tàu cho cộng quân Cộng sản Bắc Việt tiến chiếm Miền Nam VN.
http://saigonecho.com/main/lichsuvn/37-chientranhvn/30884-cau-chuyn-cm-ng-ca-mt-i-ta-phi-cong-hoa-k-tng-b-tu-vc.html
Và hậu quả đau buồn dân tộc, của người lính VNCH 30-4-1975, ngày gãy súng tan hàng.
Xin xem link hướng dẫn cùng tác giả:
http://vietnamesebooks.blogspot.com/2011/04/vuot-bien-tren-ong-xuong-tan-huynh-mai.html
http://www.truclamyentu.info/tlls_nhungdongtho/vuotbien1.htm
- Buồn trong chiến thắng
Nhờ tăng phái thêm 3 tiểu đoàn Dù, và 2 tiểu đoàn biệt kích biệt Lôi Hổ, Biệt Kích 81 Dù này chúng tôi chiếm lại chiếm lại ngọn đồi máu căn cứ 6 này và rảnh tay bung ra lục soát quanh vùng tạo vòng đai an toàn căn cứ trước khi chia tay quân bạn để nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ ngọn đồi. Tôi có dịp chứng kiến những mất mát của chiến tranh và tình người trong cuộc chiến.
Chiến thắng nào cũng có cái giá của nó,và miền vui nào cũng có buồn ẩn chứa bên trong, không có cái gì trọn vẹn bao giờ, xin nhớ cho!Trong trận chiến này, người lính chúng tôi phải mượn xác đồng đội trải dài trên rào kẽm thép đánh dấu bải mìn và bước qua xác bạn để tiến tới lổ châu mai nơi đặt ổ đại liên địch. Thây người chồng chất bịt kín, làm im tiếng súng địch…Tại sao chúng tôi, người lính chiến sĩ VNCH chết nhiều như vậy là vì chúng tôi có tình thần đồng đội rất cao biết hy sinh và chết thế cho nhau trước họng súng kẻ thù để bảo vệ Tự-Do miền Nam. Người lính chúng tôi không thù hằn với anh em Bộ Đội Miền Bắc và, vì chúng tôi chỉ là nạn nhân của chiến tranh, bắt buộc phải giết lẫn nhau tranh giành sự sống, đó là luật sinh tồn không ai muốn giết nhau giữa Bắc -Nam bao giờ!?.
Trên đường lục soát, tôi bắt gặp nhiều cán binh bộ đội Miền Bắc còn rất trẻ tuổi- Học trò cấp một- bị bắt vào Nam với khẩu hiệu; ”Sinh Bắc Tử Nam”. Vượt dãy Trường sơn vào Nam “Giải Phóng”. Họ được tuyên truyền dụ dỗ cho uống thuốc “Hùng Tâm” do Trung Quốc cung cấp {Kích thích tố hăng say chiến đấu}là chất độc mang lại hệ quả chiến tranh sau này, nhưng trước mắt vẫn là thuốc “Hăng máu” liều mạng, tấn công biển người của Cộng Sản!?. Xác chết cán binh Cộng Sản Miền Bắc có màu da trắng bệch như một xác người di động vô hồn…trên vai mang túi gạo và ít đòn bánh tết{Tét} hẩm hiu, chắc do mẹ tiễn con lên đường vào Nam chống Mỹ…Trong túi áo rách nát đầy máu vết thương, còn sót lại những bức thư tình vụng-dại tuổi học trò nào biết gì chiến tranh!?, Tôi thương họ lắm, và biết nói gì với chiến tranh, khi chính mình cũng là nạn nhân trong cuộc chiến phi lý và vô nhân đạo này!!!
Trên con đường lên Tây Nguyên của đoàn xe-Convoi- chở đầy vợ con lính, dọn nhà khu gia binh và quần áo mang theo rời khỏi Phú yên, tỉnh Tuy Hòa lên núi Hàm Rồng thuộc tỉnh pkeiku, để tiếp nhận khu gia binh của căn cứ Mỹ nằm dưới chân núi. Trên đường đi theo quốc lộ 19 tới An Khê, Phù Mỹ- tỉnh Quy Nhơn- gặp đoàn xe- Convoi GMC - chở lính Mỹ đầy máy móc dụng cụ văn phòng ngược chiều về Tuy Hòa cho kịp chuyến bay hay ra khơi với hạm đội số 7 trong đợt rút quân. Với lối ngang tàng, hống hách theo kiểu cow-boy miền tây hoang dã Hoa Kỳ của một đạo quân Viễn Chinh chủ chiến tại Miền Nam VN, không coi trọng tài sản và sinh mệnh của người dân Việt Nam trong thời chiến tranh giúp VN với một chút quyền, mà Mỹ tự cho họ có quyền sinh sát, bố thí Tự- Do cho người dân VN phải mang ơn ngươi Mỹ. Trên con đường vội vã rút quân. Đoàn quân xa Mỹ lái xe cán bừa lên người, lên vật đang lao nhao hợp chợ phiên làng quê bên đường. Phiên chợ quốc lộ 19 thị trấn An Khê - Phù Mỹ đông đúc dân làng sinh hoạt. Phải một phen làm người dân chạy tán loạn, kinh hoàng bởi đoàn xe lính Mỹ bất thần ào ào tiến tới vói những hung thần Mỹ hất tung hàng hóa, gióng gánh, thúng mẹt ăng tung tóe trên vệ đường quốc lộ. Làm tôm cá, mắm thóc, rau cải của nông dân khuya sớm lặn lội, tảo tần từ trong các đồng sâu mang về đây, để bị người Mỹ đạp đổ không chút tiếc thương quê nghèo. Có người bị thương, chảy máu kêu khóc vang trời…cũng không động lòng văn minh lối sống người Mỹ, sang đây giúp đỡ nhân phẩm tự do của người Việt Nam.
Chúng tôi người lính VNCH, vì thể diện tinh thần dân tộc, không thể chịu đựng trước những hành động côn đồ, mất dạy và khoanh tay đứng nhìn người Mỹ ngang nhiên nhục mạ và sỉ nhục quyền sống đồng bào mình, và họ-Mỹ- rất khinh khi, kỳ thị sắc tộc da màu khi tới được Miền Nam VNCH, và chà đạp nhân quyền dân bổn xứ VN. Coi đồng minh VNCH là kẻ đánh thuê. Tự cho mình là đỉnh văn minh Hoa Kỳ; khinh rẻ dân bản xứ Việt Nam. Và vì chủ động trong cuộc chiến chống cộng sản, mà Mỹ muốn bỏ rơi chiến hữu đồng minh VNCH trong hợp đồng tác chiến chống Bắc Cộng sản rất tùy tiện, và cố ý thân Tàu Cộng Trung Quốc, để rút quân vội vàng cho sự sắp xếp Việt Nam hóa chiến tranh. Nên đoàn quân chúng tôi phải can thiệp bằng vũ lực quân sự với quân đội Mỹ trong bất bình tột độ. Bắn nhiều loạt đại liên M60 đặt trên nốc xe GMC dẩn đầu mở đường, bảo vệ khu gia binh lính. bắn thẳng vào lốp xe đoàn Mỹ bể bánh, lật trái sang lề đường, gây cản trở cho đoàn xe Mỹ phải dừng lại.Và lính chúng tôi tủa xuống đường, bố trí thành trận địa sẵn sàng nghinh chiến nếu lính Mỹ có phản ứng cứng đầu, chống lại, và nổ súng ngay, cho dù là chiến hữu, kể cả đồng minh Hoa Kỳ, khi tàn nhẫn với dân tộc minh…Rất may không gặp phản ứng gì khi đoàn xe Mỹ biết nhận lỗi về mình. Nhưng không thể xoa dịu tính tự tôn dân tộc và khí phách kiêu hùng của người lính VNCH, nên chúng tôi bảo chúng đầu hàng,hai tay để trên đầu như kẻ tù binh thua trận đứng về một bên và chúng tôi cho nổ lựu đạn phá hủy chiếc xe gây nạn khủng khiếp cho đồng bào được thỏa lòng hả dạ tự ái dân tộc mình không ai dám công khai chà đạp dân mình dù là ân nhân Mỹ trong cuộc chiến VN. Đứng xa xa là đồng bọn Mỹ thủ súng tự vệ và gọi máy truyền tin, báo cáo sự việc về cho Tướng Cố vấn Hoa Kỳ và tướng Tư lệnh Ngô Dzu SĐ 22BB lên can thiệp vì sợ chúng tôi đốt sạch hết cả đoàn xe Mỹ chở đầy hàng hóa và của cải rút quân về biếu tặng tướng lãnh Sư Đoàn…để trả thù dân tộc và bảo vệ cho dân.
Khi tiếng trực thăng kêu phạch phạch trên bầu trời là lúc ngọn lửa sắp tàn của chiếc xe bị đốt, khói vẫn bốc lên cao tạo thành hỏa khói chỉ điểm cho trực thăng của Tướng Tư lệnh SĐ vùng II đáp xuống xử lý nội vụ. Nhưng trực thăng không đáp xuống…Mà đoàn xe chở đầy hàng của cãi hàng hóa mỹ, được lệnh tướng tư lệnh cho chở về bản doanh BTL/SĐ 22BB cầu Bà Gi. Còn trung đoàn 47/SĐ 22 BB lập tức theo lệnh lên đường trục chỉ hành quân tiếp viện căn cứ 6, không kịp đưa vợ con lính về căn cứ khu gia binh mới nhận được của Mỹ, ở căn cứ Hàm Rồng. Đây là hình phạt lưu đày lính “Cầm lựu đạn đi tiền đồn” theo luật phạt nhà binh cho lính và ít nhất lảnh “100 củ” ghi vào hồ sơ quân bạ của mỗi sĩ quan trước khi đưa ra tòa án binh giáng cấp chức vụ-xuống cấp bực quân hàm sau đó…! khi chấm dứt lệnh hành quân.
Từ đó, chúng tôi có mối bất hòa với cố vấn quân sự Hoa kỳ trong mỗi lần hành quân phối hợp Việt Mỹ. Vì người Mỹ đánh giặc theo kiểu công tử con nhà giàu rất là keo kiệt, tính toán lời-lỗ với chiến hữu đồng minh VNCH trong tiếp xúc ngoại giao vì công vụ: “Anh ăn, anh trả. Tôi ăn tôi trả…!?”{He ate his return, I eat I pay}, làm tôi muốn điên cái đầu khi đi công tác, công vụ với cố vấn Mỹ được họ mời cơm, thì phải soát lại trong túi có đủ tiền trả cho buổi cơm đó không!? Và tôi phải mất mặt ghi nợ trước mặt ngươi đẹp bán hàng cho buổi cơm 2 người cố vấn kia theo phong cách hiếu khách dân tộc Việt. Lề lối cư xử con buôn quốc tế từ thời lập quốc tới nay, nên họ mới giàu ra! Về mặt quyền lợi kinh tế. khi họ cho ai món quà nào thì họ móc cả lưỡi câu vào món mồi đó, có nối liền lưỡi câu bằng một sợi dây dài cằm sẵn nơi bàn tay khôn ngoan đóa để của họ. Không thua gì dân Ba Tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên, người Mỹ thiếu kinh nghiệm về chính trị, lẫn quân sự, chỉ biết lấy sức mạnh quân sự làm phương tiện phục vụ kinh tế cho họ. Nên chiến tranh Việt Nam, Mỹ không chủ trương đánh thắng Cộng Sản Bắc Việt, mà muốn mở của thị trường đông dân Trung Quốc mà thôi. Và Hoa Kỳ cóc cần biết ai là Cộng Sản; ai là Quốc Gia tự do yêu nước trong số 25 triệu dân miền nam trong chiến tranh VN. Trước năm 75, có nhiều cố vấn quân Sự Hoa Kỳ hỏi tôi: “ Ai trong số các anh là VC làm sao tôi phân biệt được kẻ thù!???”- Tôi trả lời: “Khi chúng tôi còn mặc quân phục và người dân chúng tôi còn mang ơn các các chiến hữu Hoa Kỳ đem lại hòa bình tự do đó chính là đồng minh, bạn anh. Và khi chúng tôi đánh đuổi, đòi giết anh,thì chúng tôi mới là VC kẻ thù của anh, xin anh rõ nghĩa, thế nào là Cộng Sản rạch ròi đen trắng!?
Và có một điều thú vị, các bạn Mỹ là ân nhân cứu mạng cho Cộng Sản nằm vùng mỗi khi đơn vị Mỹ phối hợp hành quân lục soát mật cứ địch trong vùng “Giải phóng. Với tiếng động ồn ào như đi hội chợ, làm cho VC nằm vùng hoảng hồn bỏ chạy trước khi Mỹ đến mục tiêu không có VC, mà chỉ toàn là nông dân, tay lấm chân bùn…giả dạng thường dân vô tội và làm cho lính Mỹ có cảm tưởng VC hết giờ làm việc,và đi ngủ tất cả rồi! và đưa đến trạng thái ngây thơ trong cuộc chiến VN là lẽ tất nhiên phải thua cuộc với Cộng Sản MTGPMN.
Mọi sự việc xảy ra lính tôi đều chấp nhận, miễn sao gánh bớt thương đau cho dân vùng chiến nạn hằng ngày phải đối mặt với chiến tranh!
-Về… trong nỗi nhục-nhằng bơ-vơ!
Mỗi lần hành quân về, đoàn quân chiến thắng chúng tôi không được vào thành phố, là nơi chúng tôi tìm chút nghĩ ngơi và giải trí sau những ngày hành quân gian khổ, mệt nhọc, thiếu vắng tình người thành phố cho ấm lại hoang vắng núi rừng. Lính chúng tôi chỉ được đón tiếp, chào hỏi, mời mọc của những cô Ả “ Gái giang hồ”{Giải quyết chiến tranh}. Đời lính chúng tôi chỉ được vinh danh trong cái thừa thải xã hội, còn được đồng hóa với chúng tôi vào hàng đỉ điếm…!?
Cấp trên mệnh lệnh đóng quân ra xa khỏi thành phố để tránh tình trạng lính phá phách và đánh nhau giành “Gái”…Người lính trận chúng tôi bị coi thừơng về giá trị Tự-Do mà Tổ Quốc vinh dự trao cho trách nhiệm bảo vệ đến hơi thở cuối cùng, và người lính chúng tôi phải có được quyền sống -Tự- Do- cho cá nhân cộng đồng người lính sau mỗi cuộc hành quân về. Lính chúng tôi là giá trị thể hiện Tự Do tại sao chúng tôi không có quyền hưởng nhu cầu tự do chính mình làm ra cho hòa bình,Tự do dân tộc.
Các ông Tư Lệnh Quân đoàn, Sư Đoàn và Tướng Lãnh Quân khu không cho lính vào các thành phố “Ăn Chơi” của đám thanh niêm, sinh viên con ông cháu cha –Thế lực- trốn lính ăn chơi sa đọa trong các tửu lầu nhạc nhúng sập xình cùng gái đẹp-bia ôm-Cùng đám đại gia; con buôn lậu đồ Mỹ quốc viện trợ chiến tranh…làm đau lòng chiến sĩ ngày đêm đánh trận cho hậu phương an ổn ăn chơi trên xương máu các anh chiến sĩ ngoài trận địa sống chết với kẻ thù, thử hỏi ai không buồn!?.
Và chính các ông tướng lãnh này đứng ra chỉ đạo kinh doanh bằng quyền lực chiến tranh cho phép mở các quán Bar đèn mờ và các động đỉ cao sang tiếp khách quốc tế và các thương gia- Bọn gian thương-chuyên buôn bán đồ Mỹ lậu là mặt hàng viện trợ quân sự chiến tranh, cũng là xương máu của anh em chiến sĩ VNCH do các tướng lãnh quân đội đứng ra làm ma cô, ma cạo ”bảo kê”, hoặc làm chủ kinh doanh bia ôm, động điếm…nên không cho lính dưới quyền mình về phá phách xóm làng và đập bể nồi cơm, nhờ chiến tranh làm giàu cho họ.
Các tướng lãnh quân đội VNCH thời đệ nhị cộng hòa của “ Hội Đồng Cách Mạng Quân Nhân” lên nắm quyền điều hành đất nước Miền Nam thay thế chính phủ dân sự đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm, đã làm lu mờ vai trò yêu nước của người quân nhân, chiến sĩ VNCH và mất miền tin trong lòng nhân dân lẫn quần chúng Miền Nam. Người lính chiến đấu bảo vệ Tự-Do Miền Nam mà dân chúng cứ hoài nghi cho thế lực ngoại bang Mỹ-Theo lời VC/MTGPMN nói - Để rồi cuộc chiến đấu này của người lính VNCH bị phủi công ơn và quên lãng của người dân trước sự hy sinh vô bờ bến cho Tự Do Độc lập VNCH.
-Một thời chinh chiến, một thời ngang dọc…!
Lính tôi trước sự bất công xã hội và bất bình cấp trên, nên rơi vào trạng thái, không ai biết thương mình!?-Một thành phần cuộc chiến bỏ rơi. Nên phản kháng bất cần đời…!!!
Chúng tôi kéo nguyên cả một tiểu đoàn hành quân với đầy đủ súng đạn về thành phố Pleiku-“Phố núi Mây Bay” vì có vài người lính của đơn vị chúng tôi ra phố uống rượu nhằm vào quán Bar đèn mờ của Tướng Ngô DZU thành lập kinh doanh và cho vài lính bảo vệ và có quân cảnh xét giấy tờ bắt quân nhân trên trên thành phố vào nơi có em út sập xình uốn éo cho đám thanh niên vô công rổi nghề, phè phởn ăn chơi trên xương máu, chết sống của người lính. Các chiến hữu đơn vị bị bắt, chạy về báo cáo sự việc, nên tiểu đoàn tôi tức tốc từ căn cứ núi “ Hàm Rồng” vác theo 2 khẩu đại liên M60 và 4 xe GMC đầy nhóc lính chạy ra phố và đặt 2 khẩu đại liên, hai bên đồn lính quân cảnh,và ra lệnh phải thả ngay lập tức 5 người lính của tiểu đoàn bị quân cảnh bắt giữ. Và được một sĩ quan trong đồn ra giải hòa và hứa thả với một chầu bia lon- bia Heineken- tại chổ cho các cấp sĩ quan hai bên vốn đã ghét nhau từ lâu…giữa lính kiểng và lính tác chiến không ưa gì nhau!- Một đàng sống-chết, một đàng lính cô, lính cậu….
Sau khi lấy lính ra khỏi đồn Quân Cảnh, chúng tôi chở lính đến các quán “ Bar” đèn mờ, nhà hàng hạng sang của Tướng Ngô Dzu cho các lính kiểng đứng ra bảo kê làm đầu nậu,ma cô. Lính chúng tôi vào ăn uống rồi đập phá quán… Ông Tướng Ngô Dzu và ngài Tỉnh Trưởng Pleiku biết được và biệt phái các lính kiểng gác dinh tòa tỉnh. Cả ba chục người trên 5 xe Jeep và lại có thêm 4 xe Quân Cảnh hộ tống. Hai bên lính chúng tôi dàn trận ngay trên những con đường chính của thành phố Pleiku như một trận địa và bắn hai khẩu đại liên{Gà Cồ M6o}bay cao trên đầu họ với làn đạn lửa như pháo hoa và ném lựu đạn ra giửa lòng đường phố nổ tung, gây áp đảo tinh thần lính kiểng-chết nhát!- Làm họ phải tìm nơi ẩn núp bằng hai tay che đầu, núp dưới gốc cây hai bên đường, thấy mà thương cho đời lính kiểng. Họ bỏ xe sắp hàng dài như đi duyệt binh mà không sợ địch phục kích như chúng tôi !?. Sẵn máu nóng hăng say do rượu vào nhưng có biết đâu là bạn,đâu là thù! Lính chúng tôi châm lửa đốt 4 xe Jeep của Quân Khu II. Và lật ngửa chúng ra lộ đường cho hả giận, vì tức tối Tướng cầm quân, hy sinh xương máu chiến hữu dưới quyền tại chiến trận, để bảo vệ thành phố cho các thanh niên, thiếu nữ sống sa đọa, ăn chơi nhảy múa trên máu xương các chiến sĩ VNCH ngoài mặt trận. Không phải là nạn kiêu binh trong thời chinh chiến nhưng là sự nhắc nhở các tướng lãnh cầm quân, hãy quay về với trách nhiệm và danh dự tổ quốc giao phó, khi Miền Nam VN sắp rơi vào cộng quân Bắc Việt, mà Mỹ đã đánh mùi biết trước. Nên Hoa Kỳ rút quân rất sớm để được an toàn!!?
Và 36 năm sau bổng giựt mình nhớ lại cuộc chiến hôm nay; tưởng đã lãng quên chôn vùi trong quá vãng, nào ngờ hiện thực phủ phàng lôi tôi sống lại chiến trường xưa!
“Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm, không chiến đấu cho dân tộc họ.
Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ-VNCH. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng Tự Do cho hòa bình Việt Nam!!!
Huỳnh Mai St.8872
{Thân phận chiến Tranh-VNCH}
Bản đồ này được làm bởi những người như bạn!
TÂN CẢNH - ĐẮK TÔ
Một thời là chiến trường đẩm máu, năm 1967 thế kỷ 20Tank
T54 nỗi kinh hoàng của bộ binh Việt Nam Cộng Hòa,niềm tự hào của QĐND VN.
Ngay từ lần đầu tiên xuất hiện T54 đã gây cho binh lính Việt Nam Cộng Hòa
nhiều cơn ác mộng,trận Tân Cảnh là một bằng chứng không thể chối cãi. Đây là
dựa vào lời tự thuật của ?ocác sĩ quan Quân lực VNCH?.
Sau khi đánh chiếm các căn cứ hỏa lực vành đai,quân giải phóng chuyển sang tấn công căn cứ Tân Cảnh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22, đặc biệt lần đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ xe tăng T54 đã xuất hiện làm kinh hoàng tinh thần chiến đấu của quân đội Sài Gòn.Trịnh Tiếu kể:?Các toán biệt kích và viễn thám của ta (VNCH) phục kích trong rừng,hằng đêm nghe tiếng chiến xa của Cộng Sản di chuyển.Tôi báo động về sự xuất hiện của chiến xa T54 để tướng Ngô Du và Paul Vann tím cách đối phó.Tướng Ngô Du tin những báo cáo của tôi ,nhưng Paul Vann thì nghi hoặc. Ông cho rằng đó chỉ là loại xe thường,hoặc la T76s,chiến xa lội nước không đáng kể của Cộng Sản. Đối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin?. Bùi Đức Lạc cũng ghi nhận sự kiện nủa tin nửa ngờ này và cố tìm kiếm nhưng không thấy dấu tích cụ thể:?Ngày 20-4-1972 các đơn vị hoạt động chung quanh căn cứ Tân Cảnh ghi nhận địch quân di chuyển đông và tiến dần về Tân Cảnh,hướng tây bắc(Đắc Tô) có tiếng đoàn chiến xa di chuyển.Khi bay lên vùng này chúng tôi cố gắng tìm dấu vết chiến xa nhưng địch quân không để lộ.Như vậy chiến xa địch nếu có cũng ít mà thôi?. Xin dừng lại để giới thiệu chút ít. ?oTrịnh Tiếu- Một đại tá của Quân Lực VNCH?,?Bùi Đức Lạc-Trung tá Tiểu đoàn 1 Pháo binh dù ?o, Tướng Ngô Du- Tư lệnh Quân Đoàn 4 sau được Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn 2 và Quân khu 2.John Paul Vann,Trung tá Bộ binh làm cố vấn Sư Đoàn 7 Bộ binh tại Vùng 4 từ năm 1962-1963.Tháng 4-1971 Paul Vannđược bổ nhiệm làm cố vấn Quân Đoàn 2. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (QĐND VN) đã giải thích sự bí mật bất ngờ của những chiếc T54 này đã ẩn mình trong ngầm Pô Cô hạ và bộ đội công binh đã mở đường K50 băng cắt qua rừng bằng cách cưa đường kính than cây trên dọc đường rồi ngụy trang lại. Đêm 23-4,chin chiếc tăng từ ngầm xuất phát lướt qua quận lỵ Đắc Tô và hướng về Tân Cảnh. Trịnh Tiếu tiếp tục bàn luận về vai trò của T54 và những diễn biến tiếp theo:?Tướng Hòang Minh Thảo thấy Lữ doàn Dù đã rút kinh nghiệm,nên ông có kế hoạch tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22 Bộ binh tại tân Cảnh bằng Sư Đoàn 320 và SƯ ĐOÀN SAO VÀNG với chiến xa T54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạo.Chiến Xa T54 và hỏa tiễn Sagger là 2 loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường miền Nam trong Mùa Hè đỏ lửa 1972.T54 là loại chiến xa bọc sắt cứng,dày,tương đương với chiến xa M48 của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn Sagger mà ta gọi là AT3, là loại hỏa tiễn chống chiến xa bằng dây. Giống như hỏa tiễn Tow của Mỹ, nhưng tầm xa kém( hoả tiễn Tow tầm xa 3000m, hỏa tiễn Sagger 200m). Trong những ngày 20,21 và 22-4-1972, các sư đoàn địch áp sát bao vây Tân Cảnh. Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, tôi trình Tướng Ngô Duphải diệt địch ngay bằng B52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối sử dụng B52, vì trong thâm ý, ông không muốn yểm trợ cho Đại tá Lê Đức Đạt-Lê Đức Đạt lúc này đang là tư lệnh tại mặt trận Tân Cảnh. Tướng Ngô Du nổi giận la to:? Ông Paul, ông là bạn hay là kẻ thù của chúng tôi?? Paul Vann làm thinh bỏ đi. Ông dung trực thăng bay xuống mặt Bắc Bình Định. 23-4-1972, một tiểu đoàn Bộ binh của Sư 22 chạm sung với địch từ rất sớm, không quá xa Bộ Tư Lệnh sư Đoàn, đồng thời địch pháo kích tới tấp vào căn cứ Tân Cảnh bằng hỏa tiễn 122 ly. Chiến xa bảo vệ Bộ Tư Lệnh của sư đoàn đại tá Đạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn Sagger bắn cháy hết 8 chiếc, cón lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Người bạn than với tôi trước đây tại Quy Nhơn là thiếu tá Như cùng Đại úy Kenneth Yonan,23 tuổi, xuất than từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, sử dụng đại lien 12.7 ly để tấn công địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Các đơn vị của ta chạm súng suốt ngày hôm đó với địch tại tân Cảnh. Tướng Ngô Du sử dụng tối đa hỏa lực không quân để yểm trợ cho Đại tá Đạt. Khỏang 10h tối ngày 23-4-1972, quận Đắc Tô cách Tân Cảnh 2 km về phía bắc, do địa phương quân và nghĩa quân người Thượng bảo vệ, đã quan sát thấy đèn của 11 chiến xa T54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động C-130 spectre lên thư trái sang. Chiến sĩ ta trong các hầm chiến đấu cá nhân thấy tất cả 15 chiếc chiến xa T54 của địch xếp hang dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi cơ C-130 tác xạ để ngăn không cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu vì loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xa?. Được sự chi viện của Mỹ, quân đội Sài Gòn tự tin ỷ lại về ưu thế khí tài quân sự, phương tiện chiến tranh nên khi lần đầu đối diện với xe tăng T54, và loại hỏa tiễn chống tăng mới của quân giải phóng, lực lượng thiết giáp cơ hữu của chiến trường tân Cảnh gồm 22 chiếc chiến xa M41 đã hoàn toàn tê liệt và bị tiêu diệt. Hà Mai Việt đã kể về diễn biến này:? Từ hơn 1 tuần lễ trước, cả Tân Cảnh lẫn Đắc Tô II đã bị quân Cộng Sản bao vây. Mỗi ngày căn cứ Tân Cảnh phải chịu trên dưới 1000 trái đại bác và hỏa tiễn đủ loại rót vào. Đặc biệt sang ngày 23-4, một chiến xa M41 thuộc Thiết đoàn 19 nằm tại cổng chính căn cứ Tân Cảnh đã bị phá hủy bằng đạn xuyên phá mà xa đội ước đóan là do hỏa tiễn B40 từ ngoài rót vào. Nhưng ban cố vấn Hoa Kỳ lại không nghĩ như vậy,vì B40 chỉ có tầm bắn hữu hiệu khỏang 100 thước, mà lúc ấy địch quân còn cách vị trí của chiến xa hơn 500 thước. Sauk hi quan sát tại chỗ để tìm hiểu, ban cố vấn đã xác nhận đó là loại hỏa tiễn chống tăng mới xuất hiện, được điều khiển bằng dây điện, có tầm bắn tối đa là 2500 thước và có thể xuyên phá 400 ly thép. Đây là loại hỏa tiễn AT3 do Nga chế tạo, được Cộng Sản Bắc Việt sử dụng lần đầu tiên tại Tân Cảnh và trên chiến trường Việt Nam. Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 23-4, một tiếng nổ long trời của hỏa tiễn AT3 đã phá hủy phần lớn trung tâm hành quân của Sư 33 Bộ binh. Phòng truyền tin và quân dụng bị thiêu hủy. về nhân sự có 20 quân nhân chết và bị thương nặng bởi những mảnh đạn tung tóe trong hầm. Vào khoảng giữa trưa hang loạt hỏa tiễn điều khiển AT3 phóng vào căn cứ gây thiệt hại nặng cho quân trú phòng, đồng thời phá hủy một số pháo đài kiên cố và 4 xe tăng M41 còn lại. nhưng thiệt hại quan trọng nhất lại là tinh thần chiến đấu của quân nhân các cấp xuống rất thấp, nhất là sau khi họ thấy quân đoàn không can thiệp để xin B52 yểm trợ hành quân như thường lệ. Lúc 9h đêm, quận trưởng Đắc tô báo cáo lên Bộ Tư Lệnh sư đoàn:?Chiến xa địch xuất hiệ, chạy qua ấp đắc Brung hướng về quận lỵ Đắc Tô.? Trung tâm hành quân Sư 22 liền xin vận tải cơ võ trang AC130 Spectre xuất hiện trên vòm trời Tân Cảnh. Phi cơ này dung hồng ngoại tuyến phát hiện được 18 chiến xa cộng sản tiến từ Tây sang Đông hướng về Đắc Tô. Vào khỏang nửa đêm, đoàn chiến xa này quẹo về hướng nam, theo quốc lộ xuống Tân Cảnh. Vì nhận thấy sẽ có một cuộc đụng độ lớn và không thấy sư đoàn ra lệnh phản công nên Đại tá Kaplan, cố vấn trưởng của Sư 22 đã tập họp ban cố vấn lại để lưu ý mọi người về kế hoạch đào thoát và lẩn trốn. Rồi ông tập trung họ trong 1 pháo đài để chờ lệnh. Cũng trong thời gian này,chiếc AC130 báo cáo có 3 chiến xa bị hạ tại ấp Đắc Brung. Vào lúc 0h ngày 24-4, một thành phần thuộc Sư đoàn 2 cộng sản Bắc Việt tấn công vào cao điểm ở phía đông Tân Cảnh,gần ngôi chùa Phật giáo. Đồng thời, 2 thiết xa vận PT-76 lờ mờ xuất hiện ở phía bắc kho đạn. Sau khi dừng lại, 2 chiếc PT-76 của Cộng Sản phất cờ hiệu cho nhau. Vào lúc này kỵ binh Việt Nam Cộng Hòa đều lên rất cao. Cả hai chi đội trưởng của Chi đội 1 và 2 tại Đắc Tô và Bến Hét theo dõi tình hình trên tần số chỉ huy của chi đoàn, đều xin trở về với chi đoàn để chiến đấu. Đại úy Giang liền chấp thậun cho tập trung để điều động toàn khối. Nhưng có lẽ thiết đoàn gập trở ngại truyền tin nên không thấy đáp nhận. Trên bầu trời Đắc Tô, chiếc AC130 đang trút đạn bắn vào đoàn chiến xa Cộng quân tiến từ Đắc Tô xuống Tân Cảnh. Ở hướng đông, một chiếc AC-47 Hỏa Long của không quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đang yểm trợ cho đơn vị bạn bị địch tấn công. Ngoài 2 phi cơ nói trên và pháo binh yểm trợ trực tiếp,vào lúc này Sư 22 Bộ binh không nhận được sự yểm trợ hỏa lực nào khác. Cho đến 3 giờ sáng 24-4,Chi đoàn 1/14 Chíân xa vẫn không lien lạc được với Bộ chỉ huy Thiết đoàn 14 Kỵ binh, nên Đại úy Giang đã tự ý ra lệnh cho chi đội 1 và 2 tập trung tại Tân Cảnh để tác chiến.Do đó cả 2 chi đội nói trên đều rời vị trí về Tân Cảnh ngay sau khi nhận lệnh. Chi đội 2/1 tại Bến Hét có 5 xe tăng M41 do chuẩn úy Nguyễn Thi chỉ huy. Vào phút chót,một chiếc bị trục trặc nên được bỏ lại. Bốn chiến xa kia tuy không có bộ binh tùng thiết nhưng cả 4 chiếc cũng theo tỉnh lộ 512 tiến về Tân Cảnh. Khi tới eo Tử Thần, một chiến xa nữa hư. Xa đội này tự sửa chữa rồi trở lại căn cứ Bến Hét. Kể từ đó chi đội chỉ còn lại 3 xe tăng M41 mà thôi. Lúc ấy chi đội trưởng vẫn cho lệnh tiếp tục tiến. Vừa di chuyển tới cầu Đắc Mốt thì đoàn xe gập ổ phục kích nằm trên cao điểm phía bắc đầu cầu. Ổphục kích này phóng hỏa tiễn B40 xuống. Sau 1 cuộc giao tranh ác liệt, phân đội chiến xa bị loại khỏi vòng chiến và sĩ quan chi đội trưởng bị bắt. Khỏang 6h 30 phút sáng, quân Cộng Sản chọc thủng phòng tuyến phía Đông bắc Đắc Tô II bằng chiến xa có bộ đội tùng thiết. Cũng trong thời gian này, khoảng một tiểu đoàn bộ đội bắc việt và 1 chi đội chiến xa T54 cùng tấn công vào hướng Tây Bắc của chu vi phòng thủ. Trong khi đó chi đội 3/1 với các tăng M41 tại Đắc Tô II sau khi được lệnh tập trung của chi đoàn trưởng, đã di chuyển tới đầu phi trường Phượng Hoàng thì đụng địch. Sau đó chi đội này mất liên lạc truyền tin với chi đoàn. Đại úy Charles Carden, cố vấn của trung đoàn 47 bộ binh đã thuật lại như sau: Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi Tân Cảnh bị tấn công, 1 trực thăng UH1 đến Đắc Tô II đón 6 viên cố vấn Hoa Kỳ của sư 22 Bộ binh. Chiếc trực thăng này bị trúng đạn phòng không,cháy và rớt tại phía nam chu vi phòng thủ. Tại khu vực phòng thủ của trung đoàn, chính ông được mục kích 2 chiến xa T54 địch tiến vào phi trường rồi chia làm 2 ngả. Một chiếc tiến về hướng Tây của phi trường, án ngữ lộ trình chuyển quân từ Bến Hét về Đắc Tô II. Chiếc kia từ hướng Bắc chạy vào giữa phi trường, tấn công vị trí phòng thủ của trung đoàn 47 bộ binh. Ngay lúc đó, 2 xe tăng M41 thuộc chi đoàn 1/14 liền điều động và tác xạ. Mỗi chiếc M41 bắn 3 phát đại bác 76 ly vào sườn tây của chiềc T54. Lúc ấy cố vấn Carden, chỉ cách chiến xa địch khoảng 100 thứoc, nhìn thấy chiếc T54 bị trúng đạn và bốc khói nhưng chưa bị hạ. Chiếc T54, vỏ thép dầy 105 ly, nặng 36 tấn, đã hồi phục mau lẹ rồi quay nòng súng lại bắn hạ 1 chiến xa M41 bằng 2 quả đạn 100 ly. Ngay sau đó chiếc T54 này cũng hạ chiếc M41 còn lại bằng trái thứ ba. Đây là trận xa chiến cuối cùng tại mặt trận Đắc Tô II. Đúng 4 giờ sáng, 2 chiếc PT76 của Cộng quân ở phía bắc kho đạn bắt đầu tác xạ. Chi đội 1/1 khai hỏa bắn trúng cả hai chiếc PT76, nhưng xe không cháy mà chỉ nằm quay ngang trước cổng kho đạn. Để phản công, Cộng quân phóng hỏa tiễn AT3 vào chi đội 1/1 do thiếu úy Trần Nhuần chỉ huy. Chiến xa chỉ huy bị trúng đạn, Thiếu úy Nhuần chết ngay tại chỗ. Đại đội thám kích giữ kho đạn tự động rút lui lúc nào không rõ. Trong khi ấy, 4 xe tăng M41 còn lại và hai thiết xa vận M113 của ban chỉ huy chi đoàn đã ngoan cố chống trả. Trung sĩ Nguyễn Văn Khanh. hạ sĩ quan truyền tin trên chiếc M113 đã nhảy lên thay thế xạ thủ đại liên 30 bị tử thương. Trong hki Trung sĩ Khánh đang bắn vào các bộ đội cộng quân đang bảo vệ 2 chiềc PT-76 thì 1 trái hỏa tiễn B40 của đối phương phóng trúng vào xe M113 chỉ huy. Kết quả trung sĩ Khánh tử thương và Đại úy Giang bị thưong. Đại úy Giang được đồng đội cõng chạy vào rừng. nhưng bị bắt vào ngày 3-5-1972.? Diễn biến xấu báo hiệu sự nguy ngập của Tân Cảnh quá rõ rang, Bùi Đức Lạc đã kể:? Nhất là hiện nay trục lộ tiếp tế cũng bắt đầu bị chặn đứng, trong khi những đoàn xe tiếp tế của địch quân di chuyển cả ban ngày,còn ban đêm xe địch quân di chuyển đèn sáng như trong thành phố vậy. Hỏi làm sao tinh thần của an hem Sư 22 còn vững được. Các dấu hiệu rõ rang sự xuất hiện của Sư đoàn 320, sư đoàn 304, sư đoàn 986, các trung đoàn phòng không, các trung đoàn chiến xa. Thời điểm này nếu chúng ta khôn ngoan 1 chút thì phải cho Bộ tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh rút về cố thủ tại KonTum. Tân Cảnh nếu cần chỉ để lại một trung đoàn là nhiều,chứ không nên để một Bộ tư lệnh/Sư đoàn làm tiền đồn cho quân đoàn,lúc đó quân số mà bộ tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh chỉ huy chỉ vỏn vẹn có Trung đoàn 42 bộ binh còn lữ đoàn dù thì bộ tổng tham mưu có thể rút đi bất cứ lúc nào, ai cũng rõ là địch sẽ dung 1 sư đoàn cộng với chiến xa để dứt điểm Tân Cảnh, trong khi Sư đoàn 22 chỉ có 1 tiểu đoàn trừ trong căn cứ để bảo vệ bộ tư lệnh. Không có chiến lược hay chiến thậut nào lại sử dụng bộ tư lệnh sư đoàn làm tiền đồn bao giờ,một sự bất nhẫn tàn bạo đã phí mạng hang trăm quân nhân và làm thành làn sóng bất mãn- Điều này thể hiện rõ sự bất lực trong chiến lược cũng như chỉ huy của Việt nam cộng hòa. Quân số không quan trọng bằng tinh thần, tôi thấy anh em trong căn cứ tinh thần xuống từ khi không được sự yểm trợ của không quân (B52 Mỹ) đúng mức nhất là những mục tiêu rõ rang, chẳng hạn như đoàn xe địch di chuyển ban ngày không bị 1 lực lượng nào ngăn cản, hay những vị trí phòng không, vị trí pháo binh của địch. Việc Tân Cảnh còn hay mất chỉ còn chờ thời gian khi nào địch quân khởi sự tấn công mà thôi, thật sự là như vậy.? Bùi Đức Lạc kể về những giây phút cuối cùng của Tân Cảnh và của đại tá sư trưởng Sư đoàn 22 qua liên lạc vô tuyến điện:?Ngày 23-4-1972 tức ngày chủ nhật, Playcu hay Sài Gòn giờ này có thể trời đang đẹp, 10h không quân mới giúp mở được hàng rào có thể rút sang phi trường, tuy vậy muốn băng qua được cũng vẫn rất khó khăn, lúc này Tiểu đoàn 9 dù cũng bị tấn công mạnh, bốn đại đội tác chiên đều ở ngoài nên Bộ chỉ huy tiểu đoàn không có khả năng tiếp cứu,13h thiết giáp hạng nhẹ của địch không 1 chiếc nào bị thương vào tới cột cờ, nhưng địch không có tùng thiết nên thiết giáp nằm tại đó, quân ta vẫn cứ chạy qua mặt thiết giáp ra phía hàng rào đã phá. Hưng liên lạc cho biết anh và Đại Tá tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh ra tới hàng rào,lúc đó Đại Tá tư lệnh giật máy. -11 (chỉ huy của tôi) đây 01(chỉ danh của Đại Tá Tư lệnh sư 22). Nguy rồi 11 anh bắn ngay vào sân cờ thiết giáp nó vào sân cờ rồi. -01 đây 11 tôi thi hành ngay. -11 đây 01 anh tiếp tục cho bắn như vậy may ra tôi có thể gặp Cửu Long ( Tiểu đoàn 9 dù) được,khoảng 2 phút sau tôi nhận được Hưng gọi. -11 đây Hồng Hà gọi????01 theo ông Bắc Bình rồi. Tôi hiểu Hưng muốn nói gì nhưng tôi vẫn cứ hỏi lại. -Hồng Hà đây 11 anh nói gì lặp lại. 11 đây Hồng Hà tôi nói???..01 theo ông Bảo rồi -Hồng Hà đây 11,anh cố gắng mang 01 ra Cửu Long được không. -Không được vì tăng nó bắn nên kẽm gai quấn chặt lấy ông ấy rồi, tôi cố gỡ ra nhưng không ai có kềm cắt gai cả. Giọng Hưng yếu hẳn đi, tôi nghe rõ tiếng nổ chat chúa và tôi hoàn toàn mất liên lạc từ lúc 14 giờ ngày 23-4-1972?: Theo lời Đại Tá Kaplan,có lẽ Đại tá Đạt tự sát sau khi đồn Tân Cảnh tràn ngập quân giải phóng. Đó là ngày 24-4-1972,lúc 10 giờ sáng. Trịnh Tiếu đánh giá về hậu quả trận Tân Cảnh khá bi đát:?Sauk hi mặt trận Tân Cảnh bị thảm bại,tư lệnh sư 22 Bộ binh chết mất xác tại mặt trận, thành phần Bộ tham mưu sư đoàn và chỉ huy trưởng các cấp cũng như binh sĩ bị bắt làm tù binh hay bị chết,chỉ 1 số ?orất ít?chạy được về Kon Tum.Sư đoàn 22 tan rã. Vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã Kon Tum coi như không còn nữa.? Tháng 4/1975, toàn thể Quân lưc VNCH đã bị "bức tử" một cách nhục nhã. Nhưng trước đó 3 năm, vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Sư đoàn 22 Bộ binh cũng đã bị "bức tử" tại Tân Cảnh, Kontum trong trường hợp tương tợ. Tại sao lúc đó Sư đoàn 22BB đã bịbức tử và đã bị bức tử như thế nào ? Trận Tân Cảnh 1972 là một trong những trận đánh lớn nhất của Quân lực VNCH. Chúng tôi qua các chức vụ được giao phó có cơ hội biết được một số sự kiện liên hệ đến trận đánh nàỵ Chúng tôi xin ghi lại dưới đây với hy vọng giúp các sử gia sau này tìm ra được câu trả lời chính xác cho những' vấn nạn kể trên. 1. Tướng Ngô Du và Quân đoàn II : Tháng 8/1970, Thiếu tướng Ngô Du, quyền Tư lịnh Quân đoàn IV (sau khi Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh tử trận), đã được Tổng thống Thiệu bổ nhiệm chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu IỊ Tướng Ngô Du, theo nhận xét của các giới chức Hoa Kỳ, là một tướng lãnh thông minh, giỏi về tham mưu, hăng say phục vụ cho đất nước và quân độị Tuy nhiên, theo nhận xét của họ, ông không can đảm bằng Đại tướng Đỗ Cao Trí hay Trung tướng Dư Quốc Đống. Ông đến Pleiku với vài sĩ quan thân tín của ông, lập một bộ tham mưu riêng để làm việc. Trong thời gian này, tôi (Đại tá Trịnh Tiếu) là Trưởng Phòng Nhì Quân đoàn II và Quân khu II từ thời Trung tướng Vĩnh Lộc và Lữ Lan. Đây là lần đầu tôi phục vụ dưới quyền Tướng Ngô Du mặc dù đến năm này (1970) tôi đã phục vụ trong quân đội được 17 năm. Những ngày đầu làm việc với Tướng Ngô Du, tôi phải trải qua một thời gian trắc nghiệm khả năng chuyên môn và thủ tục tham mưu theo sách vở Hoa Kỳ thật gay gọ Có những buổi ông gọi tôi lên văn phòng của ông hàng giờ để nhận xét xem tôi có hiểu những danh từ chuyên môn về tình báo theo sách vở tham mưu của quân đội Hoa Kỳ mà ông đã biết. Rất may là tôi đã tốt nghiệp khóa tình báo cao cấp tại Hoa Kỳ vào năm 1968. Tôi trả lời ông rất rõ ràng và đầy đủ những gì ông muốn trắc nghiệm tôi, lúc đó tôi có cảm tưởng ông là vị Tướng chỉ huy trưởng tham mưu Hoa Kỳ, vì ông rất giỏi về thủ tục tham mưu. Tướng Ngô Du giữ chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II vào một thời gian rất thuận lợi cho ông, vì trước đó 3 tháng (5/1970), Tướng Lữ Lan đã tổ chức một cuộc hành quân vượt biên qua lãnh thổ Cam-bốt đánh thẳng vào Quân khu 702 của CS tại tỉnh Ratanakirị Quân đội ta đã phá hủy toàn bộ khu hậu cần của CS tại mật khu này, ta tịch thu rất nhiều vũ khí nặng của địch, như súng phòng không, cối 120 ly, đại liên 12.7 và hỏa tiễn, v.v... Còn những mật khu nhỏ của CS trong lãnh thổ Quân khu II, Sư đoàn 22BB và Sư đoàn 23BB cùng với địa phương quân đã thanh toán. Trong thời gian này, CS rất yếu, các đơn vị chính quy của địch hầu như bị tê liệt, vì thế Tướng Ngô Du đặt hết trọng tâm vào công tác bình định và phát triển tại Quân khu IỊ Ông say mê làm việc suốt ngày đêm, vợ con ông đều để lại Saigon. Bà Ngô Du đặc biệt không bao giờ tham gia vào công việc của chồng. Có nhiều đêm, Tướng Ngô Du gọi tôi qua để thảo luận tình hình vào lúc 2, 3 giờ sáng. Ông cũng thường điện thoại các Tỉnh trưởng trong vùng cũng vào giờ nàỵ 2. Tướng Ngô Du và cố vấn John Paul Vann : John Paul Vann, Trung tá Bộ Binh làm cố vấn Sư đoàn 7BB tại vùng IV từ năm 1962-1963. Sau đó, ông về Hoa Kỳ, xin giải ngũ để tiếp tục đại học. Đến năm 1966, ông sang VN trở lại và làm cố vấn dân sự cho các chương trình bình định và phát triển. Tướng Ngô Du rất tâm đắc với Paul Vann về kế hoạch bình định phát triển tại vùng IV trước đâỵ John Paul Vann thông minh, can đảm, hiếu thắng, kiêu căng, tự phụ và thích làm anh hùng cá nhân. Sau khi Tướng Ngô Du được bổ nhiệm Tư lịnh Quân đoàn II thì Paul Vann cũng muốn chức vụ cố vấn Quân đoàn II, mặc dù ông là dân sự. Dịp may đến với Paul Vann : Tháng 4/1971, quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại VN phải giảm quân số, từ 543,500 xuống còn 270,000 quân. Vị tướng đang làm cố vấn cho Tướng Ngô Du cũng được lịnh về Mỹ trong đợt giảm quân nàỵ Paul Vann liền nắm cơ hội hiếm có, vận động ngầm vơi Tướng Ngô Du xin Hoa Kỳ bổ nhiệm Paul Vann làm cố vấn Quân đoàn IỊ Một điều rất khó xử cho Đại tướng Hoa Kỳ Creighton Abrams lúc bấy giờ là làm thế nào để một vị dân sự chỉ huy Hoa Kỳ còn lại tại Quân đoàn II. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chưa bao giờ có một dân sự giữ chức vụ cấp tướng và chỉ huy các đơn vị Hoa Kỳ tại mặt trận trong thời chiến, trường hợp của Vann là một biệt lệ.. Theo ước tính của các tướng lãnh Hoa Kỳ tại VN, vào năm 1972, CS sẽ mở nhiều mặt trận lớn tại Quân đoàn I và Quân đoàn II, vì thế kế hoạch bình định và phát triển phải đặt hàng đầu trong năm 1971, để các dơn vị chính quy của ta rãnh tay đối đầu với địch vào năm 1972. Quân đoàn II cần có một cố vấn nhiều kinh nghiệm về bình định phát triển, hợp tác chặt chẽ với Tướng Ngô Du, Tư lịnh Quân đoàn. Người cố vấn đó không khác ai ngoài Paul Vann, vì ông đã xuất sắc trong chức vụ nàỵ Tháng 5/1971, Paul Vann đã được Tướng Abrams bổ nhiệm làm cố vấn Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu IỊ 3. Tin tình báo Hoa Kỳ : Tháng 12/1971, tôi đang làm việc tại văn phòng, Đại tá Cahn, cố vấn tình báo của tôi, đến mời tôi qua văn phòng cố vấn Paul Vann (cũng ở tại Bộ tư lịnh Quân đoàn, gần văn phòng Tướng Ngô Du) để thảo luận tình hình. Mở đầu, ông Vann hỏi tôi : - Đại tá có biết Sư đoà 320 của CS Bắc Việt hay không ? Tôi trả lời : - Sư đoàn 320 là sư đoàn nổi tiếng tại Điện Biên Phủ trong thời gian chiến tranh với Pháp vào năm 1954. - Đại tá có biết sư đoàn này đang ở đâu không ? - Vị trí đóng quân của các sư đoàn CS miền Bắc, Phòng Nhì của Bộ Tổng tham mưu nắm rất vững, tôi sẽ hỏi và tin cho ông biết saụ Paul Vann nói tiếp : - Tôi có nguồn tin chính xác, sư đoàn này đang dưỡng quân tại Thanh Hóa, trong tháng 2/1972 này sẽ di chuyển vào vùng Tam Biên Việt - Miên - Lào, và sẽ tham chiến với ta vào tháng 2/1972. Ông nói thêm : "Kỳ này tôi nghỉ phép Giáng sinh 15 ngày tại Hoa Kỳ. Vậy Đại tá cố gắng dùng các phương tiện về tình báo của Đại tá để xác nhận chính xác vị trí của Sư đoàn 320, sư đoàn này chuyển vào vùng Tam Biên. Tướng Ngô Du và tôi sẽ có kế hoạch tiêu diệt sư đoàn này". Tôi cám ơn về những tin tức vừa chọ Trước đây, tôi đã có dịp đi quan sát phi trường N.K.P. của Hoa Kỳ nằm trên lãnh thổ Thái Lan, đối diện với tỉnh Thakkhet của Làọ Tại phi trường này, khi phi cơ cất cánh lên cao độ thì có thể quan sát được đèo Mụ Gia trên đường đi qua biên giới Viêt - Lào, nằm giữa Vinh và Đồng Hớị Với những phương tiện tình báo điện tử rất tối tân, Hoa Kỳ có thể biết được sự di chuyển của CS từ Bắc vào Nam, vì thế tôi tin những tin tức tình báo của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Bắc Việt là chính xác. 4. Tung màng lưới tình báo điện tử vào tháng 1/1972 : Tôi cho thả rất nhiều chùm điện tử (được ngụy trang như những cây nhỏ trong rừng) trên đường mòn Hồ Chí Minh để báo động khi có người đi quạ Các máy điện tử đều hướng về Mật khu 609, nơi trú quân của Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lịnh Mặt trận B3 của CS tại vùng Attopeu (Nam Lào) để dò bắt các mật điện của Bộ tư lịnh nàỵ Hàng ngày đều có máy bay không thám của Quân đoàn và phi cơ chụp không ả?nh của Bộ Tổng tham mưu CS, chụp ảnh một khu vực rộng lớn trên đường mòn Hồ Chí Minh để theo dõi các hoạt động của địch trên các đường mòn đưa vào lãnh thổ Quân khu IỊ Các toán viễn thám, biệt kích, trinh sát và tình báo đã được thả xuống khắp nơi tại vùng ba biên giới để rình bắt các cán binh CS đi lẻ tẻ trong rừng. Quả nhiên, đến cuối tháng 1/1972, các toán thám báo đã bắt được một cán binh CS nhỏ tuổi (khoảng 17 tuổi). Người này khai thuộc Sư đoàn 320 vừa mới hành quân đến vùng ba biên giớị Tù binh khai Sư đoàn 320 di chuyển ngày đêm, đúng một tháng từ Thanh Hóa đến vùng dương sự vừa bị bắt. Tôi liền trình lên Tướng Ngô Du và cố vấn Paul Vann các tin tức mà tù binh này đã cung cấp. 5. Kế hoạch tiêu diệt Sư đoàn 320 bằng B-52 của Tướng Ngô Du và John Paul Vann : Tướng Ngô Du và Paul Vann không muốn các đơn vị bộ binh VNCH tiến sâu vào các mật khu kiên cố đầy rừng núi hiểm trở để tiêu diệt địch như Tướng Westmoreland đã làm trước đây trong chiếc dịch "Tìm và Diệt". Năm 1967, Lữ đoàn 173 Nhảy Dù và Sư đoàn 4 Hoa Kỳ đã thiệt mất 287 người và trên 1000 người bị thương tại Mật khu 609 của Tướng Hoàng Minh Thảo, nhưng Tướng Westmoreland tuyên bố chiến thắng tại Hoa Thịnh Đốn. Paul Vann muốn bắt chước Tướng Walton Walker trong kế hoạch đánh bại quân Bắc Triều Tiên năm 1953. Vì thế, 2 ông đã đưa ra kế hoạch dụ Sư đoàn 320 tiến sâu vào trong lãnh thổ Quân đoàn II (vùng Tân Cảnh - Dakto thuộc Kontum) để tiêu diệt toàn bộ sư đoàn thiện chiến này bằng pháo đài bay B-52. Paul Vann hứa với Tướng Ngô Du rằng ông có thể xin Đại tướng Abrams tất cả 25 "Box" của pháo đài bay B-52 mà Hoa Kỳ đang dùng để yểm trợ cho VN trên 4 vùng chiến thuật mỗi ngày, để tiêu diệt tối đa quân địch tại Quân đoàn IỊ (Mỗi "Box" B-52, bề dài 3 km, bề ngang 1 km, được thả bằng 3 chiếc B-52 chứa trên 100 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs). Sư đoàn 22BB tại Bình Định được lịnh di chuyển 2 trung đoàn và Bộ Tham mưu một của sư đoàn lên Tân Cảnh để giao chiến với Sư đoàn 320 của CS Bắc Việt. Quân đoàn dự trù CS sẽ tăng cường Sư đoàn 2 Sao Vàng cho mặt trận nàỵ Tướng Ngô Du thiết lập thêm 2 căn cứ hỏa lực là căn cứ 5 và 6 trên các sườn đồi phía Nam Tân Cảnh để yểm trợ hỏa lực pháo binh cho Sư đoàn 22BB. Toàn bộ pháo binh và chiến xa cơ hữu của sư đoàn cũg được điều động lên vùng nàỵ Ngoài ra, Quân đoàn còn tăng cường thêm Biệt Động Quân để củng cố vững chắc đồn biên phòng Ban Het, cửa ngõ đi vào lãnh thổ Quân Đoàn II và Quân khu IỊ Nhiệm vụ của Sư đoàn 22BB là dụ cho địch xuất hiện và đi vào thật sâu để Không quân Hoa Kỳ tiêu diệt bằng B-52. Sau khi dàn binh bố trận xong, Tướng Ngô Du mời Đại tướng Cao Văn Viên lên quan sát mặt trận vào cuối tháng 2/1972. Qua một ngày đi thăm tất cả các đồn bót và công sự bố phòng của ta, trước khi ra về, Đại tướng đã bắt tay thân mật Tướng Ngô Du và Paul Vann và nói :"Tôi chưa thấy một cuộc phối trí quân sự nào chu đáo và đầy đủ như sự phối trí nàỵ Tôi tin tưởng 2 ông sẽ đập nát Sư đoàn 320 bằng hỏa lực không quân và pháo binh của VN và Hoa Kỳ. Chúc 2 ông thành công tốt đẹp". 6. Những trục trặc đáng tiếc : Quân đoàn II có 2 sư đoàn chính quy là Sư đoàn 22BB và Sư đoàn 23BB. Sư đoàn 22BB chịu trách nhiệm lãnh thổ 5 tỉnh phía Bắc Quân đoàn II gồm Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum. Sư đoàn 23BB chịu trách nhiệm lãnh thổ 7 tỉnh còn lại của Quân đoàn II là Ban Mê Thuộc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Cam Ranh, Ninh Thuận và Bình Thuận. Sư đoàn 22BB do Thiếu tướng Triễn làm Tư lịnh; Sư đoàn 23BB do Thiếu tướng Cảnh làm Tư lịnh. 2 vị tư lịnh này lập được nhiều chiến công trên các mặt trận tiêu diệt địch tại Quân đoàn II nhiều năm trước đâỵ Paul Vann đề nghị Tướng Ngô Du thay thế 2 vị tư lịnh này viện lý do sau đây : Mặt trận sắp tới sẽ sôi động và gây cấn, cần phải có các tư lịnh sư đoàn năng động, trẻ tuổị 2 Tướng Triễn và Cảnh đã lớn tuổị Như tôi (Đại tá Trịnh Tiếu) đã nói trên, John Paul Vann rất năng động, hiếu thắng và kiêu căng, nên ông chỉ thích các đại tá trẻ, có can đảm làm tư lịnh sư đoàn. Tướng Ngô Du bị bất ngờ trước ý kiến này của Paul Vann, nên đã nói với Paul Vann biết rằng việc bổ nhiệm tư lịnh sư đoàn là do Tổng thống Thiệu quyết định, ông không có quyền. Hơn nữa, 2 vị tướng tư lịnh nói trên không phạm lỗi gì, nên không thể đề nghị thay đổi được. Nhưng Paul Vann nhất quyết đề nghị thay thế 2 vị tư lịnh sư đoàn. Tướng Triễn và Tướng Cảnh biết được những khó khăn của Tướng Ngô Du trong lúc mặt trận sắp bùng nổ nên 2 ông đã nói với Tướng Ngô Du rằng vì "đất nước và quân đội", 2 ông sẽ sẵn sàng làm đơn lên Tổng thống xin từ chức vì lý do sức khoẻ để Tướng Ngô Du tiện việc sắp xế. Thái độ của 2 Tướng này đã làm cho quân nhân các cấp ở trong Quân doàn khâm phục. Paul Vann đề nghị :"Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Lê Minh Đảo, là các sĩ quan trẻ, năng động và có nhiều kinh nghiệm chiến trường mà tôi biết tại Quân đoàn IIỊ Tướng Ngô Du hỏi : "Quân đoàn II có nhiêu Đại tá trẻ và giỏi như Đại tá Lê Đức Đạt. Đại tá Tôn Thất Hùng, và nhiều Đại tá khác, tại sao ông không đề nghị ?". Paul Vann trả lời :"Đại ta Lê Đức Đạt mang tiếng tham nhũng tại Quân đoàn III, nên tôi không đề nghị, còn Đại tá Tôn Thất Hùng tôi chưa có cơ hội được biết khả năng của ông ta". Tình hình quân sự tại mặt trận càng ngày càng khẩn trương, Tướng Ngô Du cần phải thỏa mãn gấp điều kiện của Paul Vann, nhưng ông chỉ thỏa mãn 50%. Ông đề nghị Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Đại tá Lý Tòng Bá làm Tư lịnh Sư đoàn 23BB và Đại tá Lê Đức Đạt làm Tư lịnh Sư đoàn 22BB. Sở dĩ Tướng Ngô Du đề nghị Đại tá Lê Đức Đạt là vì Đại tá Đạt đang là Tư lịnh phó Sư đoàn 22BB, lên thay thế Tư lịnh sư đoàn là hợp lý. Hơn nữa, Đại tá Đạt rất thân với Đại tướng Cao Văn Viên, nên ông nghĩ rằng khi Đại tá Đạt lên làm Tư lịnh tại mặt trận thì Đại tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho Đại tá Đạt. Paul Vann rất giận Tướng Ngô Du đã không đề nghị Đại tá Lê Minh Đảo trong chức vụ Tư lịnh Sư đoàn 22BB. Đại tá Đạt làm Tư lịnh tại mặt trận Tân Cảnh được một tuần lễ thì địch bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với ta tại nhiều nơị Đại tướng Cao Văn Viên liền tăng cường cho Đại tá Đạt một Lữ đoàn Dù. Tướng Ngô Du đã thổ lộ với tôi trên trực thăng chỉ huy của ông là Paul Vann là một người Mỹ rất hăng say muốn giúp VN, nhưng không thông cảm cho hoàn cảnh và tình cảm của người VN. 7. Mặt trận bùng nổ : Theo tin tức khai thác được của các tù binh CS thì mặt trận sẽ bùng nổ lớn vào trung tuần tháng 3/1972, nhưng Hà Nội đã ra lịnh cho Tướng Hoàng Minh Thảo tấn công vào đầu tháng 4/1972 để phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác tại Quân đoàn I (Quảng Trị) và Quân đoàn III (Bình Long). Theo tin tức tình báo mà Phòng II chúng tôi thu thập được vào giờ chót thì Tướng Hoàng Minh Thảo sẽ xử dụng Sư đoàn 2 của CS Bắc Việt đương đầu với các đơn vị của Sư đoàn 22BB để cầm chân sư đoàn này tại Tân Cảnh, còn Sư đoàn 320 của CS sẽ tiến quân vào Kontum. Để đối phó với tình thế mới, Tướng Ngô Du đã xử dụng Lữ đoàn Dù vừa được Đại tướng Viên tăng cường, tiến chiếm dãy đồi phía Tây sông Polco và thiết lập 2 căn cứ hỏa lực mới là "Charlie" và "Delta" để ngăn chặn Sư đoàn 320 của CS. Kế hoạc phối trí này rất tốt đẹp lúc đầụ Vào 4g sáng ngày 3/4/1972, Sư đoàn 320 tấn công biển người vào căn cứ "Delta", nhưng đã gặp sức kháng cự vô cùng mãnh liệt của các chiến sĩ Dù (Mũ đỏ). Sau nhiều đợt tấn công và pháo kích tới tấp bằng hỏa tiển 122 ly và cối 120 ly, địch chỉ chiếm được hàng rào đầu tiên vào căn cứ. Tướng Ngô Du và tham mưu lên căn cứ Võ Định trên Quốc lộ 14 để chỉ huy mặt trận. Cố vấn Paul Vann được tin này rất phấn khởi, cũng bay lên quan sát 2 căn cứ "Delta" và "Charlie". Paul Vann thấy rõ một số Cộng quân đông đảo đang bao vây quanh căn cứ "Delta" giữa hàng rào thứ nhất và thứ hai, ông liền gọi các phi tuần của Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan qua oanh kích liên tục chung quanh căn cứ "Delta", ông còn gọi thêm các phi cơ Stinger và Spectre, được trang bị đặc biệt đại bác Bofors và đại liên Volcan để yểm trợ căn cứ nàỵ Chiều ngày 3/4/1972, Cộng quân chưa chiếm dược đồn nhưng các chiến sĩ Dù đã cạn hết đạn dược, thuốc men và nước uống. Trực thăng Chinook của ta được lịnh Tướng Ngô Du tiếp tế khẩn cấp đạn dược và thuốc men vào căn cứ "Delta" để các chiến sĩ có thể bảo vệ căn cứ trong đêm naỵ Nhưng trực thăng đã bị hỏa lực phòng không của địch bắn rới ngoài đồn. Thấy thế, Paul Vann đã liều lĩnh xử dụng trực thăng nhỏ, loại mới nhất của quân đội Hoa Kỳ, là OH58 Kiowa, chỉ có 2 chỗ ngồi để tiếp tế. Đích thân ông lái máy bay còn Trung úy Huỳnh Văn Cai, người được Tướng Ngô Du chỉ định làm sĩ quan tùy viên cho Paul Vann, đạp từng thùng đạn, thùng thuốc xuống giữa căn cứ, mặc dù súng phòng không địch đủ loại 14.5 ly, 12.7 ly bắn lên tới tấp. Bất chấp mọi nguy hiểm, Paul Vann đã tiếp tế cho đơn vị Dù các chuyến đầy đủ dạn dược, mìn chiếu sáng, thuốc men và nước uống, để đơn vị này có thể cầm cự với địch quân đêm sắp tớị Chuẩn tướng Gerge Wear, Tư lịnh phó, và Đại tá Joseph Pizzi, Tham mưu trưởng của Paul Vann phải kêu lên :"Thật điên rồ !". Tướng Ngô Du phải khâm phục hành động táo bạo của Paul Vann. Kết quả, Sư đoàn 320 của CS bị thảm bị thảm bại nặng nề tại căn cứ "Delta". Tướng Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho sư đoàn này và sau đó 10 ngày (14/4/1972) lại cho mở cuộc tấn công vào căn cứ "Charlie". Lần này Lữ đoàn Dù do Trung Tá Nguyễn Đình Bảo chỉ huy bị một hỏa tiễn 122 ly trúng vào hầm chỉ huy làm Trung tá Bảo tử trận ngay giây phút đầu tiên. Những sĩ qan còn lại của Trung tá Bảo thấy địch quá đông nên đã rút khỏi căn cứ và bỏ xác Trung tá Bảo lại trong hầm. Ngày 20/4/1972, tình hình tại Quảng Trị (Quân đoàn I) quá nặng, nên Đại tướng Viên phải rút Lữ đoàn Dù tại Kontum để tăng cường cho mặt trận Quảng Trị. Tình hình quân sự tại mặt trận Tân Cảnh bắt đầu đen tốị Tướng Ngô Du vô cùng lo lắng. 8. Không tin nhưng phải làm : Câu chuyện sau đây do chính Trung tá Trần Hữu Công, Chánh văn phòng của Tướng Ngô Du, kể lại cho tôị Thân sinh Tướng Ngô Du là cụ Ngô Khôi, một viên chức của chính quyền thuộc địa Pháp. Đang sống tại Qui Nhơn, thấy con mình quá lo âu cho chiến trường sắp đến, nên đã vội lên Pleiku và nói với Tướng Ngô Du như sau :"Con à, cha biết trách nhiệm của con rất nặng đối với đất nước và quân đội, nhất là sinh mạng của các chiến sĩ. Vậy con phải xin ơn trên phù hộ.. Cha đề nghị con xuống Qui Nhơn, ở đó có đền Đức Thánh Trần. Dân địa phương rất tin vào sự thiêng liêng của ngàị Con mang lễ vật đến xin ngài phù hộ, cứu độ sinh mạng đồng bào và các chiến sĩ trong vùng trách nhiệm của con". Lắng nghe lời dặn của cha, Tướng Ngô Du đã vâng dạ rất lễ phép, nhưng ông không thi hành vì ông theo đạo Thiên Chúạ Tuy nhiên, Tướng Ngô Du giao nhiệm vụ này cho Trung tá Công. Khi Trung Tá Công đem lễ vật vào đền thì vị sư trụ trì nhìn thẳng vào Trung tá và nói rõ :"Ông không có niềm tin thì đến đây làm gì ? Hãy mang lễ vật rở về ". Trung tá Công giật mình hoảng sợ, đã cố trình bày lý do tại sao ông cần phải đến cầu xin Đức Thánh Trần và xin vị sư đó giúp chọ Vị sư này chấp nhận và cùng với Trung tá Công khấn váị Lễ lạc xong, nhà sư đưa cho Trung tá Công một lá bùa, bảo đốt ra tro và rải xuống những vị trí nào thấy nguy hiểm nhất. Trung tá Công đã làm đúng theo lời vị sư, ông dùng trực thăng rải xuống đồn Ben Het (giáp biên giới Lào) theo lịnh của Tướng Ngô Dụ Ngày 28/4/1972, CS tấn công đồn này bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã bị Paul Vann điều động 2 trực thăng võ trang Cobra trang bị hỏa tiễn chống chiến xa, được điều khiển bằng tia Laser bắn rất chính xác, tiêu diệt 5 chiến xa T54 tại chỗ, 5 chiếc còn lại phải chạy trốn qua biên giới Làọ Sau đó ta rút quân khỏi đồn này, vì vị trí quá xa và hẻo lánh. 9. Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lịnh Sư đoàn 22BB và John Paul Vann : Các toán biệt kích và viễn thám của ta phục kích sâu trong rừng, hằng đêm đều nghe tiếng chiến xa của CS di chuyển. Tôi báo động về sự xuất hiện của chiến xa T54 để Tướng Ngô Du và Paul Vann tìm cách đối phó. Tướng Ngô Du tin những báo cáo của tôi, nhưng Paul Vann thì hoài nghị Ông cho rằng đó chỉ là loại xe thường, hoặc là T76S, chiến xa lội nước hạng nhẹ không đáng kể của CS. Đối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin. Tướng Hoàng Minh Thảo thấy Lữ đoàn Dù đã rút, nên ông có kế hoạch tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22BB tại Tân Cảnh bằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 Sao Vàng bằng chiến xa T54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạọ Chiến xa T54 và hoả tiễn Sagger là 2 loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường Miền Nam trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. T54 là loại chiến xa bọc sắt cứng, dày, tương đương với chiến xa M48 của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn Sagger mà ta gọi là AT3, là loại hoả tiễn chống chiến xa bằng giâỵ Giống như hỏa tiễn Tow của Mỹ, nhưng tầm xa kém (hỏa tiễn Tow tầm xa 3000; hoả tiễn Sagger 200 m). Trong những ngày 20, 21 và 22/4/1972, các sư đoàn địch áp sát bao vây Tân Cảnh. Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, tôi trình Tướng Ngô Du phải diệt địch ngay bằng B52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối xử dụng B-52, vì trong thâm ý, ông không muốn yểm trợ cho Đại tá Lê Đức Đạt. Tướng Ngô Du nổi giận la to :"Ông Paul Vann, ông là bạn hay là kẻ thù của tôỉ". Paul Vann làm thinh bỏ đị Ông dùng trực thăg bay xuống mặt Bắc Bình Định. Thời gian này, mặt trận mặt Bắc Bình Định cũng rất sôi động. Tướng Ngô Du chỉ dịnh Đại tá Trần Hiếu Đức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22BB làm Tư lịnh chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ 3 quận Hoài Ân, Bồng Sơn và Tam Quang. Sư đoàn 3 Sao Vàng CS được lịnh phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác nên đã tung quân bao vây quận Hoài Ân. Tại đây, Paul Vann cũng gây khó khăn cho Đại tá Đức về yểm trợ hỏa lực trong khi bị áp lực nặng nề của địch. Đại tá Đức liền ra lịnh rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn. Ngày 21/4/1972, Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm Đại tá Philip Kaplan, cố vấn cho Đại tá Lê Đức Đạt. Tại ầm chỉ huy, mặc dù biết Paul Vann không ưa thích, Đại tá Đạt vẫn trình bày đầy đủ chi tiết cho Paul Vann rõ. Paul Vann đã có hành dộng thiếu lịch sự, ông chỉ mạnh vào bản đồ và nói cộc lốc bằng giọng mũi :"Đại tá Đạt, ông sẽ là vị Tư lịnhSư đoàn VN đầu tiên làm mất Sư đoàn và bại trận". Đại tá Đạt rất tức giận, ông đã vứt điếu tuốc đang hút xuống đất, cười gằn và bảo Paul Vann :"Ồ, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra". Ngày 23/4/1972, một Tiểu đoàn Bộ Binh của Sư đoàn 22 chạm súng với địc rất sớm, không quá xa Bộ tư lịnh sư đoàn, đồng thời địc pháo kích tới tấp vào căn cứ Tân Cản bằng hỏa tiễn 122 lỵ Chiến xa bảo vệ Bộ tư lịnh của sư đoàn của Đại tá Đạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn Sagger bắn cháy mất 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Người bạn rất thân với tôi trước đây tại Qui Nhơn là Thiếu tá Như cùng Đại úy Kenneth Yonan, 23 tuổi, xuất thân từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, xử dụng đại liên 12.7 ly để tấn công địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Các đơn vị của ta chạm súng suốt ngày với địch tại Tân Cảnh. Tướng Ngô Du sử dụng tối đa hỏa lực không quân để yểm trợ cho Đại tá Đạt. Khoảng 10g tối ngày 23/4/1972, quận Dakto cách Tân Cảnh 2 km về phía Bắc, do Địa Pương Quân và Nghĩa Quân người Thượng bảo vệ, đã quan sát thấy đèn của 11 chiến xa T54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động C-130 Spectre lên thả trái sáng. Chiến sĩ ta trong các hầm chiến đấu cá nhân đã thấy tất cả 15 chiếc chiến xa T54 của địch xếp hàng dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi cơ C-130 tác xạ để ngăn kông cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu quả, vì loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xạ Khoảng 2g sáng ngày 24/4/1972, 15 chiến xa địch đã bao vây căn cứ Tân Cản. Đại tá Philip Kaplan yêu cầu Paul Vann lên cứu ông vào lúc 4g khi trời chưa sáng tại bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn. Đại tá Kaplan cho Đại tá Đạt biết và yêu cầu cùng lên trực thăng cấp cứu của Paul Vann nhưng Đại tá Đạt từ chốị Đại tá Đạt biết tình hình rất bi đát, địch sẽ tràn ngập căn cứ vào khoảng 7g sáng, nhưng ông không yêu cầu Tướng Ngô Du lên cứu như Đại tá Kaplan đã làm. Ông ra lịnh cho tất cả các sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách thoát ra ngoài trước khi trời sáng. Đại tá Tôn Thất Hùng đã thoát được nưng bị thương; ông chạy vào một buông Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng Thượng rất rành, nên đã được một gia đình người Thượng che dấu và bảo vệ ông, đưa ông về đến thị xã Kontum sau 15 ngày đi loanh quanh trong rừng. 3 tháng sau, ông cùng gia đình lên Pleiku để đền ơn cho gia đình người Thượng này đang sống trong trại tị nạn. Đại tá Lê Đức Đạt đã ở lại trong căn cứ Tân Cảnh. Theo lời Đại tá Kaplan, có lẽ Đại tá Đạt đã tự sát sau khi đồn Tân Cảnh bị Cộng quân tràn ngập. Đó là ngày 24/4/1972, lúc 10g sáng. Ai cứu Kontum trong cơn hấp hối ? Sau khi mặt trận Tân Cản bị thảm bại, Tư lịnh Sư đoàn 22BB chết mất xác tại mặt trận, thành pần Bộ tham mưu sư đoàn và chỉ huy trưởng các cấp cũng như binh sĩ bị bắt làm tù binh hay bị chết, chỉ một số rất ít chạy được về Kontum. Sư đoàn 22B tan rã. Vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã Kontum coi như không còn nữạ Toà hành chánh tỉnh Kontum với dân số 25,000 người sống trong thị xã đã hoang mang giao động cao độ, chuẩn bị tản cự Tướng Ngô Du rất khổ tâm trong thời gian nàỵ Ông bị xúc động khi được tin Đại tá Lê Đức Đạt tử trận. Những hy vọng thắng trận vinh quang mà ông ấp ủ trong lòng trên 3 tháng nay đã tiêu tan và biến thành thảm bại cay đắng vì có những bất đồng giữa ông và Paul Vann, và thành kiến không tốt đẹp của Paul Vann đối với Đại tá Lê Đức Đạt. Do đó, bịnh tim của ông bị tái phát. Thông thường chiến thuật Cộng quân là thừa thắng xông lên. Do đó, chúng tôi không loại bỏ giả thuyết Cộng quân sẽ đánh Kontum, vì nơi đây chỉ có Địa Phương Quân và Nghĩa Quân trấn giữ. Tướng Ngô Du phải cho tái phối trí lực lượng, điều động 2 Trung đoàn Bộ Binh từ Ban Mê Thuột lên cố thủ Kontum, chỉ để lại một Trung đoàn phòng thủ 7 tỉnh phía Nam của Quân đoàn. Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lịnh Sư đoàn 23BB, được chỉ định làm Tư lịnh mặt trận Kontum. Tướng Ngô Du chỉ mong Tướng Hoàng Minh Thảo hoãn tấn công vào Kontum 5 ngày thôi, thì ông và Đại tá Lý Tòng Bá đủ thời gian phối trí quân và đào công sự vững chắc phòng thủ thị xã nàỵ Đường chuyển quân và tiếp vận chính giữa Pleiku - Kontum là Quốc lộ 14 rất yên tĩnh trong 3 ngày đầu, đến ngày thứ tư thì Cộng quân chiếm và đóng chốt đèo Chu Pao, giao thông bị gián đoạn. Rất may khi địch chiếm đèo Chu Pao thì ta vừa chuyển quân xong. Cộng quân không tiến quân tiếp vào Kontum sau 5 ngày như Tướng Ngô Du dựtính mà đến 20 ngày saụ Như vậy, chúng ta có thể tin rằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân đã bị tổn thất khá nặng trong các cuộc chạm súng trước đây với Lữ đoàn Dù và Sư đoàn 22BB. Các chiến xa T54 của địch cũng bị tiêu hao một số tại phi trường Dakto do Không quân VN bắn cháy và một số tại đồn Ben Het do Cobra của Hoa Kỳ phá hủỵ Vì thế, Tướng Hoàng Minh Thảo cần có thời gian củng cố lại đơn vị của ông chớ không thể mở cuộc tấn công mới ngay được. Phối trí quân xong tại Kontum, Tướng Ngô Du ngã bịnh nặng, không ăn, không ngũ. Tôi thấy ông ngày đêm ôm tim và nhăn nhó. Trước đó một ngày, ông đã điện thoại Tổng thống Thiệu và yêu cầu Tổng thống đề cử người thay thế ông. Tại Saigon, TT Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên tham khảo ý kiến với nhiều vị Trung tướng, nhưng không ông nào chịu lên làm Tư lịnh Quân đoàn II, vì biết tình hình rất đen tối tại đâỵ Cuối cùng, TT Thiệu chọn Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, vì Tướng Toàn đồng ý tử thủ tại Kontum. Đại tá Lý Tòng Bá, người mà Paul Vann khẩn thiết yêu cầu Tướng Ngô Du đề nghị TT Thiệu đề cử làm Tư lịnh Sư đoàn 23BB, nay đang nằm tại mặt trận chính. Paul Vann làm việc tại Kontum với Đại tá Lý Tòng Bá trong lúc chưa có cố vấn của Sư đoàn. Paul Vann nhớ đến Đại tá Rhotenberry là người làm cố vấn cho Đại tá Bá tại Bình Dương. Khi đưa Đại tá Rhotenberry đến Kontum, Paul Vann nói :"Ông và tôi phải hết sức yểm trợ Đại tá Bá vì tôi đã hứa với Đại tướng Abrams là không để mất Kontum. Nếu mất Kontum, thì Kissinger, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại Hoà đàm Paris, sẽ gặp nhiều khó khăn". + Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn và Quân đoàn II : Đầu tháng 5/1972, TT Thiệu bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II thay thế Trung tướng Ngô Dụ Trước khi nhận nhiệm vụ, Tướng Toàn trình diện Đại tướng Cao Văn Viên và yêu cầu Đại tướng thỏa mãn cho ông về những thay đổi nhân sự. Ông cho rằng Quân đoàn II thất trận là do Bộ Tham mưu Quân đoàn thiếu khả năng. Đến Pleiku, việc đầu tiên của Tướng Toàn là tập hợp các sĩ quan Quân đoàn lại và xỉ vã nặng lờị Ông chỉ trích Bộ Tham mưu của Quân đoàn yếu kém, thiếu khả năng tham mưu nên tình hình Quân đoàn mới đen tối như hiện naỵ Ông giận dữ và tỏ ý muốn đưa hết các sĩ quan trong Bộ Tham mưu ra tuyến đầu với các đơn vị tiểu đoàn và trung đoàn để chiến đấụ Sau khi nghe tường trình về tình hình, ông chỉ thị Đại tá Vĩnh Phúc, Trưởng phòng IV Quân đoàn, ra làm việc tại phi trường Kontum tiếp nhận vũ khí và đạn dược từ Saigon không vận rạ Thời gian này phi trường Kontum luôn luôn bị pháo kíc bằng hỏa tiễn 122 ly, nên có một vài phi cơ C-130 tiếp vận của ta đã bị trúng đạn bốc cháỵ Tướng Toàn kêu Trưởng phòng II cùng với ông lên Kontum. Tôi liền cầm bản đồ theo ông lên trực thăng của Tư lịnh. Trên trực thăng chỉ huỵ chỉ có ông và tôi cùng sĩ quan Đại úy tùy viên. Tôi thấy Tướng Toàn rất lo âu, mồ hôi nhễ nhại, mặc dù khí hậu Cao nguyên không nóng. Ông hỏi tôi : "Anh cho tôi biết, chúng ta có đủ khả năng giữ vững được Kontum không ?". Thời gian bay lên Kontum chỉ 20' nên tôi phải trả lời ông rất ngắn gọn. Căn cứ theo các chuyện đã xảy ra tại mặt trận Tân Cảnh, tôi tính toán kỹ và nói : "Thưa Thiếu tướng, ta có thể giữ được, mặc dù quân địch có đến 3 sư đoàn (Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 và Sư đoàn 968), ta chỉ có một (Sư đoàn 23BB). Điều kiện là Thiếu tướng và cố vấn Paul Vann phải thảo luận với nhau không có gì trục trặc xảy rạ Đại tá Lý Tòng Bá là người quen rất thân với Paul Vann đang ở lại mặt trận nên sẽ được Paul Vann giúp đỡ tận tình". Sau này tôi mới biết câu trả lời của tôi đã trùng hợp với lời khuyên của Đại tướng Cao Văn Viên trước khi Tướng Toàn đi nhận chức :"Ông lên trên đó phải chiều cố vấn Paul Vann mới xong được". Đến Kontum, Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Rhotenberry hướng dẫn Tướng Toàn thăm tuyến đầu bảo vệ Kontum về phía Bắc 5 km. Tại đây, các sĩ quan các cấp và các binh sĩ Sư đoàn 23BB, mỗi người một chiếc xẻng cá nhân, đang hăng say đào công sự phòng thủ. Tướng Toàn vui vẻ an ủi, khích lệ và nhắc nhủ mọi người phải cố gắng chuẩn bị chiến đấu, quyết tâm tử thủ, không để CS chiếm một tấc đất nào tại Kontum. Ông chỉ thị cho Đại tá Lý Tòng Bá và các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng phải chọn một số binh sĩ can đảm để thành lập ngay các tổ chống chiến xa bằng súng M72 Law, cho các binh sĩ này thực tập tác xạ vào các chiến xa hư của ta vào ngày kế để họ tin tưởng rằng vũ khí M72 Law của Mỹ có thể tiêu diệt được các chiến xa T54 của Cộng quân. Ông cho Đại tá Bá biết ông sẽ cho không vận trung đoàn còn lại của Sư đoàn 23BB tại Ban Mê Thuột lên Kontum để Đại tá Bá có đầy đủ quân số và thống nhất chỉ huỵ Về hành chánh, Tướng Toàn chỉ thị Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, phải lo trấn an và ủy lạo dân, làm cho họ tin tuởng vào chính phủ và quân độị Khuyến khích dân chúng phải hết sức ủng hộ Quân đoàn để tử thủ. Trở về Pleiku, Tướng Toàn bàn ngay với cố vấn Paul Vann nhiều giờ về kế hoạch bảo vệ Kontum. Sau đó, ông chỉ thị Đại tá Hoàng, Tham mưu phó Chiến Tranh Chính trị Quân đoàn xử dụng phi cơ C47 của ông đi Phan Thiết và Saigon mua cá tươi và xoài tượng đem lên phân phát cho các binh sĩ tại Kontum để bữa ăn có thêm chất tươị Về hành quân, Tướng Toàn chỉ thị Trung tá Nguyễn Đức Dung chỉ huy Lữ đoàn 2 Thiết Giáp với một Liên đoàn Biệt Động Quân tăng cường phải đem các chiến xa lên Kontum bằng mọi giá. Ông nói rằng không cần thanh toán các lực lượng địch chốt tại đèo Chu Pao mất thời giờ, phải mở Quốc lộ 14bis vònh quanh sau lưng địch để đi; ông chỉ thị trong 3 ngày phải thực hiện xong cuộc hành quân nàỵ Cuộc hành quân của Trung tá Dung gặp rất nhiều khó khăn vì sức kháng cự của Cộng quân rất mãnh liệt. Nhưng với quyết tâm thi hành đúng chỉ thị của Tư lịnh Quân đoàn, Lữ đoàn 2 Thiết Giáp và Biệt Động Quân đã thanh toán và đè bẹp các lực lượng của Cộng quân, mở được Quốc lộ 14bis quanh đèo Chu Pao đem nhiều chiến xa lên mặt trận Kontum đúng ngày N+3. Đoàn xe thiết giáp và Biệt Động Quân qua cầu Dak-Bla tiến vào Kontum, đồng bào trong thị xã chạy ra xem rất đông, nồng nhiệt chào mừng và hoan hô vang trờị Đây là chuyện chưa từng có trước đâỵ Tướng Toàn gắn cấp bậc Đại tá tại mặt trận cho Trung tá Nguyễn Đức Dung ở đầu cầu Dak-Bla. Tính đến ngày thứ ba, kể từ ngày nhận chức, Tướng Toàn đã tăng cường cho Đại tá Lý Tòng Bá Bá một Trung đoàn Bộ Binh, một Liên đoàn Biệt Động Quân, trên 20 chiếc xa thiết giáp, nhiều đạn dược, nguyên liệu, và thuốc men mới được không vận từ Saigon lên. Số đạn dược và nhiên liệu này đủ để bảo đảm cho các đơn vị tại Kontum phòng thủ trong thời gian một tháng. Tình hình Kontum bắt đầu sôi động. Các hỏa tiễn 122 ly của địch cứ đều đều rót vào các căn cứ quân sự và phi trường Kontum làm tinh thần dân và quân luôn luôn bị căng thẳng. Về tình báo, Tướng Toàn chỉ thị tôi phải báo cáo cho ông biết trước ngày giờ Cộng quân tấn công vào Kontum và làm gấp kế hoạc trải thãm B52 phía Bắc tuyến đầu của ta để ông và Paul Vann áp dụng kế hoạch khi địch tấn công. Hôm sau, tôi trình lên ông kế hoạch 100 "Box" B52 (mỗi Box chiều dài 3 km, chiều ngang 1 km) chận đứng các mũi tấn công và tiêu diệt các ổ phòng không của địch, căn cứ vào địa hình, địa vật và tin tức bằng không ảnh. Tướng Toàn và Paul Vann đã chấp thuận hoàn toàn ý kiến của tôị + Tướng Hoàng Minh Thảo của CS bị thảm bại trong đợt đầu tấn công vào Kontum : Tướng Toàn rất chú trọng đến vai trò tình báọ Lần đầu tiên trong binh nghiệp tôi phục vụ dưới quyền ông. Sau vài ngày làm việc, tôi thấy ông có vẻ có phần tin tưởng nơi tôi, nên tôi càng lo và cố sứ chu toàn nhiệm vụ. Tôi đốc thúc các phần hành chuyên môn, nhất là các toán tình báo kỹ thuật, ngày đêm bám sát địch, không được chểnh mảng trong nhiệm vụ giao phó. Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được mật điện của B3. Trong mật điện này, Bộ tư lịnh B3 CS đã ra lịnh như sau :"Mũi tấn công hướng Bắc - Sư đoàn 2 - Stop - Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 - Stop - Ngày giờ tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 - Stop - Ngày giờ tấn công 05g00 ngày 14/5/72 - Stop". Tôi vội vàng trình ngay tin này cho Tướng Toàn. Đọc xong mật điện, ông liền bảo tôi theo ông lên Kontum. Trong giao thông của tuyến đầu, Tướng Toàn và Đại tá Lý Tòng Bá đi từng hầm để nhắn nhủ từng binh sĩ hãy can đảm nằm yên tại chỗ khi địch tấn công. Tướng Toàn nói :"Khi địch nổ súng thì sẽ có B52 thả ngay trên đầu địch. Các em phải chịu khó bịt tai lại và hả miệng để bớt áp lực của bom nổ". Áp lực của bom sẽ rất lớn đối với các binh sĩ của ta vì theo kế hoạch đã vạch sẵn, B52 sẽ thả bom sát quân ta, ở mức an toàn là 500m thay vì 1000m như thường lệ.. Tại hầm chỉ huy Sư đoàn 23, Tướng Toàn, Paul Vann, Đại tá Bá, Đại tá Rhotenberry nghiên cứu trên bản đồ và thảo luận vị trí từng Box B52 sẽ dội bom xuống và thời gian dộị Paul Vann gọi máy yêu cầu Trung tướng chỉ huy Không quân chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận với ông về thể tức chuyển đổi các Box B52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới đất. Paul Vann cũng điện đàm với Đại tướng Abrams tại Saigon khẩn khoản cho ông được xử dụng hết tất cả 25 Box B52 dành để yểm trợ cho 4 vùng chiến thuật trong ngày 14/5/72, để Quân đoàn II có thể tiêu địch tối đạ Đề nghị này được Đại tướng Abrams chấp thuận. Đêm 13 rạng 14/2/72, Tướng Toàn, Paul Vann và 2 Bộ tham mưu Việt - Mỹ đều thức suốt đêm theo dõi tình hình từng phút và hồi hộp chờ đợị Phi đoàn A37 của Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku túc trực 100%. Chiếc trực thăng của Chuẩn tướng John Hill, Tư lịnh phó của Paul Vann cấp tốc gắn 2 đại liên 12.7 ly bên hông và các xạ thủ luôn túc trực ở trực tăng. Tướng John Hill đang nghĩ dưỡng sức ở Cam Ranh để chờ ngày về nước, cũng đã tình nguyện ở lại để giúp Paul Vann đối phó với CS tại mặt trận Kontum. Nhiều cặp phi cơ trực thăng võ trang Cobra của Hoa Kỳ đã ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu kể từ 12g đêm. 2 đoàn B52 cất cánh từ đảo Guam và Sattahip ở Thái Lan đã cất cánh và xuất hiện trên bầu trời biển Thái Bình Dương. Tất cả hồi hộp cờ đợi giờ G (tức 5g00 sáng). Kém 5 phút đến 5g, Đại tá Bá báo cáo trên máy rất lớn, địch đã bắt đầu nổ súng. Trực thăng của Chuẩn tướng John Hill với 2 đại liên 12.7 ly cất cánh đầu tiên, tiếp theo là trực thăng của Paul Vann và sau cùng là trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn bay về hướng Kontum trong sương mù. Paul Vann ra lịnh cho phi hành đoàn B52 vào vùng đúng 5g ngày 14/2/72. Tất cả 25 Box B52 đồng loạt bấm nút thả xuống trên 3000 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs, trên đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân, tiếng nổ long trời lỡ đất, khói bụi bay mịt mù. Diện tích trải thảm của các B52 là 75 km2. Tiếp theo từng đoàn A37 và AD6 của Sư đoàn 6 Không quân VNCH bay vào mục tiêu tiếp tục bắn vào các chiến xa và các ổ phòng không địch. Vì bị áp lực quá mạnh của bom, nhiều đoàn quân của Cộng quân bị ngất ngư, đã hốt hoảng chạy lui về phía sau, lại bị trực thăg của Chuẩn tướng John Hill và trực thăng võ trang Cobra bọc hậu thanh toán rất nhiềụ Tại tuyến đầu, 9 chiến xa T54 của địch nằm ngoài khu ném bom của B52 đã hốt hoảng lao vào phía ta và đã bị các chiến xa của ta bắn cháy mất 6 chiếc. 3 chiếc còn lại bỏ chạy, nhưng vì các chiến binh của Cộng quân điều khiển các xe này đã bị sức dội quá mạnh của B52, không còn chủ động được, nên các binh sĩ của ta đã nhào ra bắt sống. Một giờ sau, Tướng Toàn và Paul Vann bay vào vùng thả bom B52 để kiểm soát tì thấy rất nhiều xác của Cộng quân trong các hố bom, không thể đếm hết được. Paul Vann thấy một số Cộng quân đang lảo đảo đi trong các hố bom B52, đã hạ thấp trực thăng xuống cho Trung úy Huỳnh Văn Cai, Trung úy tùy viên, dùng M16 thanh toán. Không quân ta và Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thanh toán tàn quân và các ổ phòng không địch trong vùng suốt ngày 14/5/72. Trong các cuộc oanh kích này, Không quân ta bị thiệt mất một AD6 do Thiếu tá Phạm Thặng làm hoa tiêu. Phòng không địch đã bắn trúng chiếc phi cơ do Thiếu tá Thặng lái khiến ông bị tử thương và chiếc phi cơ rớt ở phía Nam Kontum (Thiếu tá Phạm Thặng là anh ruột của Đại úy Phạm Thục, hoa tiêu trực thăng, là em rể tôi). Kế hoạch trải thảm B52 đã dứt điểm cuộc tấn công đầu tiên của 2 sư đoàn Cộng quân vào Kontum. Trong trận này, chắc chắn Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lịnh mặt trận B3, đã phải ôm hận vì đã gặp phải một đối thủ nguy hiểm là Tướng Toàn, một vị tướng có nhiều kinh nghiệm khi điều khiển chiến trường. Theo ước tính về phía Hoa Kỳ, trong cuộc tấn công này, địch đã thiệt mất 1000 người và 20 chiến xa T54. Quân ta đã thắng trận đầụ Các chiến xa T54 của địch mà ta đã bắt sống được mang về triển lãm tại Saigon. Sau trận đánh này, các binh sĩ VNCH đã đặt tên cho Paul Vann là "ông B52". Cuối cùng cộng sản đại bại tại Kontum Thị xã Kontum được xây cất bên cạnh bờ sông Dak-Bla nằm về hướng Bắc. Sông Dakbla uốn quanh như con rồng rất đẹp và cảnh 2 bên bờ sông rất thơ mộng, nước sông chảy mạnh từ hướng Đông qua hướng Tâỵ Dân số Kontum độ 25,000 người, cả Kinh lẫn Thượng, đa số sinh sống trong thị xã và các vùng phụ cận thị xã. Khoảng 70% dân theo đạo Thiên Chúạ Vì thế, Toà Giám mục giáo phận Kontum (gồm Kontum và Pleiku) đã được đặt ở số 44 Trần Hưng Đạo, Kontum, do Đức cha Seitz, một giáo sĩ thừa sai người Pháp làm Giám mục. Ông nói và viết thông thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng Thượng. Ông đã bị Cộng quân trục xuất sau 30/4/75. Kế hoạch phòng thủ Kontum được giao cho Sư đoàn 23BB của Đại tá Lý Tòng Bá. Sư đoàn này có nhiệm vụ đảm trách 3 mặt nặng nhất của tỉnh là Đông, Tây và Bắc. Hướng Nam có phần nhẹ hơn nhờ có chướng ngại Vật của thiên nhiên là con sông Dakbla, nên giao cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm nhiệm. Sự thảm bại cay đắng trong trận ngày 14/5/72, Tướng Hoàng Minh Thảo và các Cộng quân đã phải kiểm thảo rất chu đáo để rút kin nghiệm. Một câu hỏi quan trọng đã được Tướng Hoàng Minh Thảo đặt ra : Tại sao đối phương biết rõ được lực lượng và ngày giờ Cộng quân sẽ tấn công để xử dụng B52 ồ ạt ? Tướng Thảo đoán rằng có thể kỹ thuật rà bắt điện đài của đối phương rất cao nên đã bắt được tất cả những mật lịnh mà Bộ tư lịnh B3 của ông đã đánh đi. Rút kinh nghiệm, ông không xử dụng điện đài nữa mà xử dùng điện thoại và người để liên lạc. Vì thế, sau ngày 14/5/72, cả toán kỹ thuật của Quân đoàn II đều ngạc nhiên không thấy địch lên máy nữa. Tôi làm phúc trình lên Tướng Toàn về sự việc này và ước tính địch còn khả năng tấn công ta vài đợt nữa trong những ngày sắp tới. Quân đoàn nên cẩn thận, không nên khinh địch. Tôi đã liên lạc với ông Archer, Trưởng toán Tình báo của Toà Đại sứ Hoa Kỳ và mượn được 2 máy nghe lén điện thoại. Loại máy này rất tối tân, chỉ nhỏ bằng nắm tay, ta chỉ cần đâm vào dây điện thoại của địch bằng một cây kim rồi cắm máy chui vào bụi cây cách nơi cắm vài trăm thước cũng nghe được các cuộc điện đàm của địch. Tôi liền cho các biệt kích lọt vào các khu hậu cần của địch, xử dụng máy điện thám nghe lén điện thoại của địch, nhưng chưa ghi nhận được điều gì quan trọng. + Vinh nhục trong ngành tình báo : Ngày 20/5/72, Thiếu tá Hưng, Trưởng phòng II Tiểu khu Kontum, báo cho tôi biết một tin động trời là đặc công CS đã vượt qua sông tiến vào chiếm được gần nửa thành phố. Bị bất ngờ, tôi hoảng hốt chạy vội vào Trung tâm hành quân của Quân đoàn để tìm hiểu thật hự Đại tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, cho tôi biết độ 2 tiểu đoàn đặc công của Cộng quân đã lợi dụng đêm tối có nhiều sương mù, lội qua sông và tiến chiếm được phi trường, kho đạn và khu Tòa Giám mục trong thành phố. Cuộc giao tranh giữa Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu khu với đặc công của địch rất dữ dộị Khu dân chúng và khu Tòa Hành chánh chưa có địch xuất hiện. Đúng 5g sáng, Tướng Toàn được báo cáo về cuộc tấn công này, ông đã hối hả chạy vào Quân đoàn. Vừa gặp tôi ông liền quát tháo om sòm và dọa đưa tôi ra Tòa án Quân sự. Ông hỏi :"Tại sao để cho đặc công Cộng quân vào chiếm thị xã Kontum mà không hay biết ?". Tôi nghiêm người đứng chịu trận. Biết nói gì bây giờ ? Binh sĩ ta hời hợt, mới thắng một trận mà đã khinh dịch. Cấp chỉ huy của ta thiếu đôn đốc và kiểm soát. Cộng quân rất tinh ranh, chúng biết được yếu điểm của ta nên đã lợi dụng địa hình địa vật xử dụng đặc công len lỏi vào thị xã bằng hướng phòng thủ yếu nhất. Lúc 6g sáng ngày 20/5/72, Tướng Toàn và tôi bay lên Kontum. Trên trực thăng, tôi không dám nhìn thẳng vào ông vì biết ông đang nóng giận và lo âụ Đến Bộ Chỉ huy của Đại tá Lý Tòng Bá, chúng tôi thấy nơi đây đang bị pháo kích nên trực thăng phải tìm cách lượn quanh tránh đạn mới đáp xuống được. Trực thăng vừa đáp xuống thì chúng tôi thấy Đại tá Bá và Bộ Tham mưu của ông đang hốt hoảng chạy ra khỏi hầm chỉ huy và hình như đang muốn di chuyển đi nơi khác. Mặc dù tiếng đại liên và AK47 nổ chát chúa rất gần, Tướng Toàn vẫn bình tĩnh nói lớn với Đại tá Bá :"Tử thủ, ông và tôi không chết nơi đây đâu ! Không chạy đi đâu hết". Ông yêu cầu Đại tá Bá cho biết tình hình như thế nàọ Đại tá Bá chỉ vào khu nghĩa địa của thành phố cách hầm chỉ huy của ông độ 300 m và cho biết một đại đội đặc công của địch đang cố thủ ở đó. Ông đã xử dụng một đại đội trinh sát tinh nhuệ nhất của sư đoàn vào nằm chiếm lại khu vực này nhưng gặp sự kháng cự rất mãnh liệt, 2 chiến xa bị cháy, đại đội trinh sát không tiến lên được. Tướng Toàn bảo đưa máy cho ông chỉ huy và chỉ thị trong máy : - Tư lịnh Quân đoàn ra lịnh ! Bằng mọi giá phải thanh toán sạch đặc công Cộng quân đó. Tôi đang đứng đằng sau các anh và chờ kết quả". Bên kia đầu máy trả lời : - Nghe lịnh ! Tin Mặt Trời rõ ! Tôi đang thi hành ! Tiếng đại lên trên 3 chiến xa đang nổ dòn trong khu nghĩa địa. Trong khi đặc công tràn vào thành phố, Chuẩn tướng John Hill dùng trực thăng có gắn 2 khẩu đại liên 12.7 ly bay quan sát vùng Võ Định (Bắc Kontum 15 km) và thấy nhiều đơn vị Cộng quân di chuyển về hướng Nam, ông liền tác xạ liên tục và báo cho Paul Vann biết để xử dụng B52. Ngay hôm đó, Paul Vann đã xử dụng trên 10 Box B52 để làm giảm áp lực của địch. Thiếu Tướng Toàn quan sát mặt trận và chỉ thị thêm cho Đại tá Bá đề phòng tuyến đầu vì địch có ý định tấn công phía trước trong khi ta đang bấn loạn bên trong. Sau một giờ đánh nhau ác liệt với đặc công của địch, Đại đội trưởng Trinh Sát báo cáo trong máy : - Trình Mặt Trời ! Tôi đã thanh toán xong đặc công tại khu nghĩa địa. Tướng Toàn đáp : - Tốt ! Tôi sẽ thưởng công cho anh ! Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉn trưởng Kontum, chạy qua trình diện Tướng Toàn đã bị xỉ vả một trận tơi bời. Sau đó, Tướng Toàn bảo Đại tá Long cùng ông lên xe chạy thẳng vào khu Tòa Giám mục và nói: "Có gì ông chết tôi cũng chết". Đại tá Long hướng dẫn Tướng Toàn đến quan sát các ổ kháng cự của đặc công Cộng quân trong các tòa nhà được xây cất kiên cố từ thời Pháp trong khu Tòa Giám mục, đang chống trả với Địa Phương Quân. Tướng Toàn liền tăng cường cho Đại tá Long 5 chiến xa, một Liên doàn Biệt Động Quân, và chỉ thị nếu cần phải bắn sập một vài tòa nhà trong khu Tòa Giám mục để tiêu diệt đặc công thì cứ làm, sau này chính phủ sẽ xây cất lại, nhưng phải cố gắng đừng gây thiệt hại về nhân mạng cho dân chúng đang ở trong khụ 2 ngày sau, Đại tá Bá và Đại tá Long mới thanh toán sạch sẽ các lực lượng đặc công Cộng quân trong thành phố. Bên ta thiệt hại nhẹ.. + Anh hùng và mỹ nhân : Gia đình Đại tá Long được đưa về Saigon khi Kontum bắt đầu sôi động. Sau vụ đặc công xâm nhập vào thành phố, Đại tá Long và tất cả các sĩ quan mật khu kiểm soát chặt chẽ các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân hơn. Hàng đêm, ông và một số sĩ quan đi khắp nơi trong thành phố để đôn đốc Nghĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ tăng cường canh phòng cẩn mật. Như mọi người trog thị xã Kontum đều biết, tại đây có cô gái lai Pháp rất xinh đẹp và dễ tương tên Lucie, cô là chủ một tiệm sách nằm giữa thị xã, các sĩ quan trẻ tuổi thường đến mua sách và trò chuyện đùa giỡn với cộ Đại tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, khi đi kiểm soát vùng cũng vài lần ghé lại tiệm sách này để "thăm dân cho biết sự tình". Không biết ai đã báo cáo lại chuyện này với bà Long tại Saigon, bà liền cấp tốc tìm phương tiện bay lên Kontum này và chạy vào Tòa Hành chánh tỉnh la lối om sòm, đập nát kính chiếc xe Toyota của Đại tá Tỉnh trưởng. Bị mất mặt, Đại tá Long lôi bà về tư thất đánh cho một trận và bắt bà phải trở về lại Saigon. Năm 1970, khi Đại tá Long làm Tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức kiêm Thị trưởng Đà Lạt, bà Thủ tướng Khiêm thường hay lên đây nghỉ mát, nên bà Long có dịp tiếp xúc và chuyện trò với bà Khiêm. Nhờ sự quen biết đó nên khi về tới Saigon, bà Long đã chạy ngay vào nhà bà Khiêm khóc lóc, vạch lưng vạch ngực cho bà Khiêm xem các dấu vết đánh của Đại tá Long. Phụ nữ thường hay bênh nhau, nên bà Khiêm đã chở bà Long sang gặp bà Thiệu để trình bày mọi chuyện. Nghe bà Long kể lể, bà Thiệu xúc động liền yêu cầu TT Thiệu cách chức Đại tá Long. Hôm sau, Quân đoàn nhận được mật điện của TT Thiệu chỉ thị Tư lịnh Quân đoàn II đề cử một sĩ quan khác giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kontum thay. thế Đại tá Nguyễn Bá Long trong 24 giờ. Lý do sẽ cho biết sau. Trong trận chiến Kontum, Đại tá Long là người có chiến công. Trực thăng chỉ huy của Đại tá Long đã một lần bị địch bắn rơi, nhưng rất may ông không chết và được cứu thoát. Tôi được biết Đại tá Long đã cưới bà này làm vợ trong một hoàn cảnh đặc biệt, vì lòng nhân đạo hơn là vì tình. Nhưng nay, vì một sự ghen tương nhãm nhí của bà vợ và sự nóng giận không kềm chế của Đại tá Long đã làm cho ông thân bại danh liệt. Năm 1974, Đại tá Long bị giải ngũ. Sau 30/4/75, Đại tá Long phải đi học tập cải tạo và bị chuyển ra Bắc. Ông là Đại tá Quân lực VNCH đầu tiên chết trong trại cải tạo tại miền Bắc. VC bắt ông phải đi gánh nước hàng ngày, ông bị té bể xương chậu (xương mông) và nằm đau đớn cho tới chết vì cán bộ trại giam không cho ông thuốc men hay đưa đi bệnh xá để cứu chữa. Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn đã tốt ngiệp khóa 8 Sĩ Quan Đà Lạt và đậu thủ khoa. Ông là một sĩ quan rất giỏi về cả tham mưu lẫn tác chiến. + Kontum kiêu hùng : Cuộc tấn công của đặc công Cộng quân đã bị ta thanh toán trong 3 ngàỵ Các đơn vị chính qui của Cộng quân được bố trí xung quanh để tiến vào thị xã hợp đồng tác chiến với đặc công đã bị B52 và Không Quân ta tiêu diệt. Cuộc tấn công đợt 2 của Tướng Hoàng Minh Thảo tiến chiếm Kontum coi như thất bạị Cộng quân điên cuồng trả đũa trong những ngày kế tiếp bằng những hỏa tiễn 122 ly rót vào thị xã liên tục ngày đêm, bất kể khu quân sự hay dân sự. Kontum luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Tôi làm tờ trình ước tính tình báo lên Tướng Toàn và Paul Vann là địch còn khả năng tấn công ta đợt 3 trong vòng 10 ngày tớị Sư đoàn 968 trừ bị của mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo còn chưa ra quân. Ước tín mức độ và cường độ đợt 3 yếu hơn đợt 1. Tướng Toàn và Paul Vann tiếp tục nghiên cứu và xử dụng kế hoạc 100 Box B52 mà tôi đã trình khi Tướng Toàn mới nhận chức. Paul Van có uy tín với Đại tướng Abrams nên được xử dụng nhiều Box B52 hơn các Quân đoàn khác. Đúng 5g sáng ngày 28/5/72, Cộng quân tấn công đợt 3 vào Kontum bằng 3 mũi chính : - Mũi từ hướng Bắc do lực lượng Sư đoàn 2 Cộng quân. - Mũi 2 từ hướng Tây Bắc do lực lượng Sư đoàn 320. - Mũi 3 từ hướng Nam do lực lượng Sư đoàn 968. Trong đợt tấn công này địch không dùng chiến xa T54. Mũi 1 và 2 đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của các chiến sĩ can trường của Sư đoàn 23BB. Địch đã xung phong nhiều đợt để cố chiếm tuyến phòng thủ đầu của ta nhưng đều bị đẩy luị Phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không Quân tại Pleiku xuất trận liên tục để yểm trợ quân ta tại tuyến đầụ Mũi 3 do lực lượng Sư đoàn 968, một lực lượng trừ bị của Tướng Hoàng Minh Thảo phụ trách. Lực lượng này mới tham gia trận Kontum lần đầu, chưa nếm mùi B52 nên khí thế có vẻ mạnh hơn mũi 1 và 2. Sông Dakbla bọc quanh phía Nam thị xã là một chướng ngại vật thiên nhiên ngăn chặn không cho địch tiến quân một các dễ dàng. Sư đoàn 968 cố gắng vượt sông nhưng bị các phòng tuyến của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ngăn cặn. Paul Vann đã xử dụng các phi tuần của Không Quân Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan trợ chiến, sau đó ông mới gọi các phi vụ B52 đến trải thảm. Trong ngày 28/5/72 này, Paul Vann cũng đã được Đại tướng Abrams cấp hết 25 Box B52 cho mặt trận Kontum. 2 bên quần thảo nhau suốt ngày; đến tối địch vẫn không chiếm được vị trí nào của tạ Tướng Hoàng Min Thảo thấy không thể kéo dài cuộc tấn công vì sợ B52 đến dội bom, đã ra lịnh rút lui thật nhanh.
World / Vietnam
/ Thai Nguyen / Kon_Tum
Toạ độ: 14°39'12"N 107°48'12"E
Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_Đắk_Tô,_1967
Thể loại: Tàn tích, vùng, miền |
|||||||||||||||||||
|
https://youtu.be/Cl6BLV2bkaY
https://youtu.be/FQ2K2fMtwAo
https://youtu.be/GehCnLkPaDQ
https://youtu.be/INhsvnTOfKU
https://youtu.be/iQItBSNvm6s
Nguồn:http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/09/song-e-chien-tranh-chet-cho-hoa-binh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét