HRW chỉ trích nhóm tác chiến trên mạng của quân đội Việt Nam
RFA
2017-12-29
2017-12-29
Hãng tin AFP dẫn phát biểu của ông Phil Robertson, phó giám
đốc Ban Châu Á của Human Rights Watch, rằng lực lượng tác chiến trên
mạng của quân đội Việt Nam là một chiều kích gây sốc mới trong chiến
dịch của Hà Nội nhằm trấn áp đối lập.
Giới quan sát dự báo rằng những chiến binh mạng đó sẽ leo thang chiến dịch trên mạng chống lại giới hoạt động tại Việt Nam. Một số khác nhận định đó là chiến thuật của Hà Nội nhằm đè bẹp các tiếng nói chỉ trích đảng và nhà nước.
Vào ngày 25 tháng 12 vừa qua, tại hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân đội Việt Nam, công bố rằng hiện nhân sự của ‘Lực Lượng 47’ gồm hơn 10 ngàn người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng. Ông tướng này cho biết thêm những người này ‘vừa hồng, vừa chuyên’, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao.
Đại diện khu vực Đông Nam Á của tổ chức Bảo vệ Nhà Báo, CPJ, ông Shawn Crispin, phát biểu với AFP rằng đây là động thái mới nhất của phía chức năng Việt Nam trong chiến dịch bằng mọi giá hạn chế Internet.
Theo ông Shawn Crispin thì khi mà cơ quan chức năng Việt Nam chưa thể cấm hẳn Facebook, Instagram và những công cụ mạng xã hội như thế; thì họ gia tăng áp lực và áp dụng biện pháp đối phó.
Vào đầu năm 2017, giới chức Việt Nam từng yêu cầu Facebook và YouTube gỡ bỏ những nội dung mà phía Hà Nội cho là ‘độc hại’.
Tổ chức Freedom House vừa qua xếp hạng Việt Nam là quốc gia không có tự do Internet, chỉ đứng sau Trung Quốc tại Châu Á mà thôi. Hoa Lục cấm mạng xã hội; còn Hà Nội theo dõi chặt chẽ mọi động thái trên mạng của giới hoạt động.
Từ sau đại hội đảng vào đầu năm 2016, cũng như trong năm 2017, chính phủ Hà Nội tiến hành chiến dịch bắt bớ mạnh tạy đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến và tuyên những bản án nặng cho một số trong giới này.
Giới quan sát dự báo rằng những chiến binh mạng đó sẽ leo thang chiến dịch trên mạng chống lại giới hoạt động tại Việt Nam. Một số khác nhận định đó là chiến thuật của Hà Nội nhằm đè bẹp các tiếng nói chỉ trích đảng và nhà nước.
Vào ngày 25 tháng 12 vừa qua, tại hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân đội Việt Nam, công bố rằng hiện nhân sự của ‘Lực Lượng 47’ gồm hơn 10 ngàn người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng. Ông tướng này cho biết thêm những người này ‘vừa hồng, vừa chuyên’, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao.
Đại diện khu vực Đông Nam Á của tổ chức Bảo vệ Nhà Báo, CPJ, ông Shawn Crispin, phát biểu với AFP rằng đây là động thái mới nhất của phía chức năng Việt Nam trong chiến dịch bằng mọi giá hạn chế Internet.
Theo ông Shawn Crispin thì khi mà cơ quan chức năng Việt Nam chưa thể cấm hẳn Facebook, Instagram và những công cụ mạng xã hội như thế; thì họ gia tăng áp lực và áp dụng biện pháp đối phó.
Vào đầu năm 2017, giới chức Việt Nam từng yêu cầu Facebook và YouTube gỡ bỏ những nội dung mà phía Hà Nội cho là ‘độc hại’.
Tổ chức Freedom House vừa qua xếp hạng Việt Nam là quốc gia không có tự do Internet, chỉ đứng sau Trung Quốc tại Châu Á mà thôi. Hoa Lục cấm mạng xã hội; còn Hà Nội theo dõi chặt chẽ mọi động thái trên mạng của giới hoạt động.
Từ sau đại hội đảng vào đầu năm 2016, cũng như trong năm 2017, chính phủ Hà Nội tiến hành chiến dịch bắt bớ mạnh tạy đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến và tuyên những bản án nặng cho một số trong giới này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét