Ủy ban Sông Mekong có cần tồn tại nữa hay không?
Kính Hòa RFA
2017-11-29
2017-11-29
Thất bại
Ủy ban Sông Mekong được thành lập từ năm 1995, nhưng những nguyên tắc hợp tác để cùng nhau khai thác con sông Mekong đã hình thành từ năm 1957, khi bốn nước là Việt Nam (lúc đó là Việt Nam Cộng hòa, miền Nam Việt Nam) cùng ba Vương quốc láng giềng là Thái Lan, Lào và Cam Pu Chia, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã cùng nhau thỏa thuận là sẽ hợp tác để khai thác chung con sông này.
Trên trang web hiện nay của Ủy ban Sông Mekong, có ghi rằng sứ mạng của Ủy ban sông Mekong là thúc đẩy và hợp tác nhằm phát triển bền vững nguồn nước và những nguồn lợi liên quan tới nước, cho lợi ích chung của các quốc gia thành viên. Cũng trên trang web này ghi rằng bổn phận của Ủy ban Sông Mekong là một tổ chức liên chính phủ đóng vai trò trong việc giải quyết những tác động môi trường xuyên biên giới.
Tuy nhiên theo Liên minh cứu Sông Mekong, một tổ chức phi chính phủ đấu tranh chống việc xây đập thủy điện trên dòng Mekong, Ủy ban Sông Mekong đã thất bại trong những nhiệm vụ do chính họ đề ra.
Nói về nhận định của Liên minh cứu Sông Mekong rằng Ủy ban Sông Mekong đã thất bại trong việc phát triển bền vững con sông này, Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia về sông Mekong, từ Cần thơ cho chúng tôi biết:
“Bắt đầu khoản một thập niên trở lại đây, khi các quốc gia này phát triển với một cường độ rất nhanh, Ủy ban này bộc lộ điểm yếu, ít nhất là nó không giúp cho các chính phủ của những quốc gia (thành viên) ở hạ nguồn đồng thuận ở những điểm căn bản mà đã được đưa ra trước khi thành lập Ủy ban sông Mekong này.”
Ông dẫn chứng ví dụ về đập nước Xayaburi mà nước Lào bắt đầu xây vào năm 2012, khi đó Thủ tướng Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Vientiane dời thời gian xây dựng để nghiên cứu thêm tác động của nó nhưng không thành công, và Ủy ban Sông Mekong đã không giúp gì được trong việc điều hòa lợi ích giữa Lào và hai nước ở hạ du là Cam Pu Chia và Việt Nam, nơi hứng chịu nhiều tác động xấu của con đập này.
“Thực ra Ủy ban sông Mekong cũng có tổ chức những hội thảo để nghe những ý kiến khác nhau. Nhưng mà sau khi nghe những ý kiến đó họ không có những sự phản hồi cho rằng những ý kiến đó là thế nào. Việc này làm cho các tổ chức xã hội quan ngại.”
Vai trò của Trung Quốc, sự tồn tại của Ủy ban Sông Mekong
Trên lãnh thổ của nước Lào hiện nay có ba đập nước khổng lồ đã và đang được xây dựng trên dòng chính của sông Mekong. Nhưng phía xa hơn về phía thượng nguồn, trên lãnh thổ Trung Quốc, lại có nhiều con đập khổng lồ khác đã hoàn tất, gây nhiều tác động môi trường đến các quốc gia hạ lưu. Tuy nhiên Trung Quốc lại không phải là thành viên của Ủy ban Sông Mekong.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam cho biết qua một email:
“Sự bất lực của Ủy hội quốc tế sông Mekong (MRC) càng cho thấy sự bức thiết trước tiên phải có một hiệp định mới thay thế văn bản 1995 về MRC mang tính ràng buộc hơn; thứ hai MRC phải bao gồm tất cả các nước trong lưu vực. Có nghĩa là Trung Quốc và Myanmar phải tham gia như là thành viên. Cần tiến tới một Công ước về sông Mekong, như kiểu Công ước về sông Rhin (Rhine). Dư luận quốc tế cần góp tiếng nói ủng hộ sự ra đời của công ước này, vì nguồn nước sông Mekong là tài sản của nhân loại, chứ không chỉ riêng của 6 nước trong lưu vực, càng không phải của riêng Trung Quốc.”
Tuy nhiên việc tiến tới thành lập một tổ chức về Sông Mekong, bao gồm tất cả sáu nước thành viên trong lưu vực của nó không phải là dễ dàng. Trung Quốc cũng đã đưa ra sáng kiến của họ về việc thành lập một tổ chức lấy tên là Lan Thương Mekong, với Lan Thương là tên gọi của đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân viết tiếp:
“Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation) hoạt động phải trên cơ sở xác định sông Lancang-Mekong là một, nguồn nước sông Mekong là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực. Xác định này về phía Trung Quốc sẽ là minh chứng không thể thiếu cho thiện chí của quốc gia này. Việc khai thác nguồn nước sông Lancang-Mekong phải được quy định bằng một điều ước quốc tế, mà Công ước Liên hiệp quốc về dòng chảy các sông năm 1997 là một cơ sở tốt để tham khảo. Hiệp định MRC 1995 cũng là một cở sở khác để tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm đi đến những quy định mang tính ràng buộc hơn.”
Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, muốn cho tổ chức Lan Thương Mekong thành công thì phải nhận thức rằng đây là duy nhất một con sông, chứ không phải Lan Thương là con sông chỉ của riêng Trung Quốc.
“Họ cố gắng đi theo con đường ngoại giao, họ cố gắng tài trợ những dự án, họ bắt đầu tài trợ những hội thảo khoa học, họ bắt đầu đóng vai trò,… Nếu những chuyện này họ làm mà không có những đập thủy điện mà họ đã xây rồi, thì tôi cho rằng sẽ nâng vị thế của họ, và nhận thức của các cộng đồng ở dưới hạ nguồn này đối với Trung Quốc tốt hơn nhiều lần. Nhưng rất tiếc những đập này đã xây rồi, đã có những tác động rồi, dẫu có những hành động giúp đỡ đó bây giờ cũng là trễ rồi.”
Bình luận về ý kiến thành lập tổ chức Lan Thương Mekong của người Trung Quốc, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng những quốc gia hạ lưu rất lo ngại rằng Trung Quốc sẽ dùng tổ chức này để kiểm soát hoàn toàn sông Mekong một cách độc đoán, ông cũng rất nghi ngờ về thiện chí giúp đỡ của Trung Quốc cho những quốc gia khác.
Ông nói tiếp về vai trò của Ủy ban Sông Mekong hiện nay:
“Tôi nghĩ rằng nếu những cái đập ở Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia hình thành trong tương lai, thì tôi không biết là Ủy ban sông Mekong sẽ làm cái gì trong này. Ngay cả những số liệu mà Ủy ban sông Mekong dày công thu thập từ trước đến nay trở nên vô nghĩa, vì dòng sông nó không chảy theo qui luật mà mình theo dõi hàng chục năm nay.”
Chúng tôi cũng đã gửi email đến bộ phận báo chí của Ủy ban Sông Mekong để hỏi về lá thư của Liên minh cứu Sông Mekong và đề nghị bình luận, nhưng không có hồi âm.
Chúng tôi xin đính kèm theo đây toàn bộ nội dung trả lời của Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân liên quan đến vấn đề này.
Hỏi: Ông bình luận thế nào về nhận định của Liên minh cứu sông Mekong?
Đáp: (1)Vấn đề cốt lõi cần nói rõ là sông Mekong bắt đầu từ đâu? Từ cao nguyên Tây Tạng hay từ ranh giới của hạ lưu vực? Ai cũng biết lưu vực sông Mekong có Thượng lưu vực (Upper Mekong Basin) trên lãnh thổ Trung Quốc, và Hạ lưu vực (Lower Mekong Basin). Thế nhưng Trung Quốc thì xem sông Mekong bắt nguồn từ ranh giới Trung Quốc-Myanmar-Lào. Phía trên họ xem đó là sông Lancang (Lan Thương) của riêng Trung Quốc. Nếu muốn cứu sông Mekong thì phải nhận thức rõ về nơi nó phát sinh ra.
(2) Liên minh cứu sông Mekong (SMC) đặt nặng vấn đề thủy sản, nhưng chính các đập thủy điện từ thượng nguồn Trung Quốc đã và đang giết sông Mekong vì làm thay đổi hẵn chế độ thủy văn sinh thái và giữ lại trầm tích trong các đập thủy điện, gây thâm hụt trong cán cân trầm tích với hậu quả xói lở ở hạ lưu, và gây khó khăn cho sinh kế, cho cuộc sống nói chung của người dân ở hạ lưu vực.
(3) Từ lâu tôi đã nhấn mạnh các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong không mang lại lợi ích cho người dân và cũng không phải cho Nhà nước Lào và Campuchia, mà chính là cho các nhà đầu tư tư nhân. Không thể chấp nhận sự thao túng dòng nước sông Mekong như vậy được! (4) Sự bất lực của Ủy hội quốc tế sông Mekong (MRC) càng cho thấy sự bức thiết trước tiên phải có một hiệp định mới thay thế văn bản 1995 về MRC mang tính ràng buộc hơn; thứ hai MRC phải bao gồm tất cả các nước trong lưu vực. Có nghĩa là Trung Quốc và Myanmar phải tham gia như là thành viên. Cần tiến tới một Công ước về sông Mekong, như kiểu Công ước về sông Rhin (Rhine). Dư luận quốc tế cần góp tiếng nói ủng hộ sự ra đời của công ước này, vì nguồn nước sông Mekong là tài sản của nhân loại, chứ không chỉ riêng của 6 nước trong lưu vực, càng không phải của riêng Trung Quốc.
Hỏi: Vai trò của Trung Quốc ngày càng lớn trên lưu vực Mekong, và họ đã đề nghị thành lập tổ chức Lan Thương Mekong. Ông có hy vọng rằng Trung Quốc sẽ có thiện chí hơn trong việc hợp tác với các nước hạ nguồn không?
Đáp: Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation) hoạt động phải trên cơ sở xác định sông Lancang-Mekong là một, nguồn nước sông Mekong là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực. Xác định này về phía Trung Quốc sẽ là minh chứng không thể thiếu cho thiện chí của quốc gia này. Việc khai thác nguồn nước sông Lancang-Mekong phải được quy định bằng một điều ước quốc tế, mà Công ước Liên hiệp quốc về dòng chảy các sông năm 1997 là một cơ sở tốt để tham khảo. Hiệp định MRC 1995 cũng là một cở sở khác để tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm đi đến những quy định mang tính ràng buộc hơn.
Ủy ban Sông Mekong được thành lập từ năm 1995, nhưng những nguyên tắc hợp tác để cùng nhau khai thác con sông Mekong đã hình thành từ năm 1957, khi bốn nước là Việt Nam (lúc đó là Việt Nam Cộng hòa, miền Nam Việt Nam) cùng ba Vương quốc láng giềng là Thái Lan, Lào và Cam Pu Chia, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã cùng nhau thỏa thuận là sẽ hợp tác để khai thác chung con sông này.
Trên trang web hiện nay của Ủy ban Sông Mekong, có ghi rằng sứ mạng của Ủy ban sông Mekong là thúc đẩy và hợp tác nhằm phát triển bền vững nguồn nước và những nguồn lợi liên quan tới nước, cho lợi ích chung của các quốc gia thành viên. Cũng trên trang web này ghi rằng bổn phận của Ủy ban Sông Mekong là một tổ chức liên chính phủ đóng vai trò trong việc giải quyết những tác động môi trường xuyên biên giới.
Tuy nhiên theo Liên minh cứu Sông Mekong, một tổ chức phi chính phủ đấu tranh chống việc xây đập thủy điện trên dòng Mekong, Ủy ban Sông Mekong đã thất bại trong những nhiệm vụ do chính họ đề ra.
Nói về nhận định của Liên minh cứu Sông Mekong rằng Ủy ban Sông Mekong đã thất bại trong việc phát triển bền vững con sông này, Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia về sông Mekong, từ Cần thơ cho chúng tôi biết:
“Bắt đầu khoản một thập niên trở lại đây, khi các quốc gia này phát triển với một cường độ rất nhanh, Ủy ban này bộc lộ điểm yếu, ít nhất là nó không giúp cho các chính phủ của những quốc gia (thành viên) ở hạ nguồn đồng thuận ở những điểm căn bản mà đã được đưa ra trước khi thành lập Ủy ban sông Mekong này.”
Ông dẫn chứng ví dụ về đập nước Xayaburi mà nước Lào bắt đầu xây vào năm 2012, khi đó Thủ tướng Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Vientiane dời thời gian xây dựng để nghiên cứu thêm tác động của nó nhưng không thành công, và Ủy ban Sông Mekong đã không giúp gì được trong việc điều hòa lợi ích giữa Lào và hai nước ở hạ du là Cam Pu Chia và Việt Nam, nơi hứng chịu nhiều tác động xấu của con đập này.
Nó (Ủy ban Sông Mekong) không giúp cho các chính phủ của những quốc gia (thành viên) ở hạ nguồn đồng thuận ở những điểm căn bản mà đã được đưa ra trước khi thành lập Ủy ban sông Mekong này.Một chuyên gia khác về sông Mekong là Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Đại học Cần Thơ bình luận về cách lắng nghe ý kiến các nhà khoa học và cộng đồng dân cư của Ủy ban Sông Mekong:
-Tiến sĩ Dương Văn Ni.
“Thực ra Ủy ban sông Mekong cũng có tổ chức những hội thảo để nghe những ý kiến khác nhau. Nhưng mà sau khi nghe những ý kiến đó họ không có những sự phản hồi cho rằng những ý kiến đó là thế nào. Việc này làm cho các tổ chức xã hội quan ngại.”
Vai trò của Trung Quốc, sự tồn tại của Ủy ban Sông Mekong
Trên lãnh thổ của nước Lào hiện nay có ba đập nước khổng lồ đã và đang được xây dựng trên dòng chính của sông Mekong. Nhưng phía xa hơn về phía thượng nguồn, trên lãnh thổ Trung Quốc, lại có nhiều con đập khổng lồ khác đã hoàn tất, gây nhiều tác động môi trường đến các quốc gia hạ lưu. Tuy nhiên Trung Quốc lại không phải là thành viên của Ủy ban Sông Mekong.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam cho biết qua một email:
“Sự bất lực của Ủy hội quốc tế sông Mekong (MRC) càng cho thấy sự bức thiết trước tiên phải có một hiệp định mới thay thế văn bản 1995 về MRC mang tính ràng buộc hơn; thứ hai MRC phải bao gồm tất cả các nước trong lưu vực. Có nghĩa là Trung Quốc và Myanmar phải tham gia như là thành viên. Cần tiến tới một Công ước về sông Mekong, như kiểu Công ước về sông Rhin (Rhine). Dư luận quốc tế cần góp tiếng nói ủng hộ sự ra đời của công ước này, vì nguồn nước sông Mekong là tài sản của nhân loại, chứ không chỉ riêng của 6 nước trong lưu vực, càng không phải của riêng Trung Quốc.”
Tuy nhiên việc tiến tới thành lập một tổ chức về Sông Mekong, bao gồm tất cả sáu nước thành viên trong lưu vực của nó không phải là dễ dàng. Trung Quốc cũng đã đưa ra sáng kiến của họ về việc thành lập một tổ chức lấy tên là Lan Thương Mekong, với Lan Thương là tên gọi của đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân viết tiếp:
“Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation) hoạt động phải trên cơ sở xác định sông Lancang-Mekong là một, nguồn nước sông Mekong là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực. Xác định này về phía Trung Quốc sẽ là minh chứng không thể thiếu cho thiện chí của quốc gia này. Việc khai thác nguồn nước sông Lancang-Mekong phải được quy định bằng một điều ước quốc tế, mà Công ước Liên hiệp quốc về dòng chảy các sông năm 1997 là một cơ sở tốt để tham khảo. Hiệp định MRC 1995 cũng là một cở sở khác để tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm đi đến những quy định mang tính ràng buộc hơn.”
Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, muốn cho tổ chức Lan Thương Mekong thành công thì phải nhận thức rằng đây là duy nhất một con sông, chứ không phải Lan Thương là con sông chỉ của riêng Trung Quốc.
Nguồn nước sông Mekong là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực. Xác định này về phía Trung Quốc sẽ là minh chứng không thể thiếu cho thiện chí của quốc gia này.Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết là người Trung Quốc cũng cảm thấy sự bất bình ngày càng tăng của các quốc gia hạ lưu nên cũng có những cố gắng để xoa dịu:
-Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân.
“Họ cố gắng đi theo con đường ngoại giao, họ cố gắng tài trợ những dự án, họ bắt đầu tài trợ những hội thảo khoa học, họ bắt đầu đóng vai trò,… Nếu những chuyện này họ làm mà không có những đập thủy điện mà họ đã xây rồi, thì tôi cho rằng sẽ nâng vị thế của họ, và nhận thức của các cộng đồng ở dưới hạ nguồn này đối với Trung Quốc tốt hơn nhiều lần. Nhưng rất tiếc những đập này đã xây rồi, đã có những tác động rồi, dẫu có những hành động giúp đỡ đó bây giờ cũng là trễ rồi.”
Bình luận về ý kiến thành lập tổ chức Lan Thương Mekong của người Trung Quốc, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng những quốc gia hạ lưu rất lo ngại rằng Trung Quốc sẽ dùng tổ chức này để kiểm soát hoàn toàn sông Mekong một cách độc đoán, ông cũng rất nghi ngờ về thiện chí giúp đỡ của Trung Quốc cho những quốc gia khác.
Ông nói tiếp về vai trò của Ủy ban Sông Mekong hiện nay:
“Tôi nghĩ rằng nếu những cái đập ở Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia hình thành trong tương lai, thì tôi không biết là Ủy ban sông Mekong sẽ làm cái gì trong này. Ngay cả những số liệu mà Ủy ban sông Mekong dày công thu thập từ trước đến nay trở nên vô nghĩa, vì dòng sông nó không chảy theo qui luật mà mình theo dõi hàng chục năm nay.”
Chúng tôi cũng đã gửi email đến bộ phận báo chí của Ủy ban Sông Mekong để hỏi về lá thư của Liên minh cứu Sông Mekong và đề nghị bình luận, nhưng không có hồi âm.
Chúng tôi xin đính kèm theo đây toàn bộ nội dung trả lời của Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân liên quan đến vấn đề này.
Hỏi: Ông bình luận thế nào về nhận định của Liên minh cứu sông Mekong?
Đáp: (1)Vấn đề cốt lõi cần nói rõ là sông Mekong bắt đầu từ đâu? Từ cao nguyên Tây Tạng hay từ ranh giới của hạ lưu vực? Ai cũng biết lưu vực sông Mekong có Thượng lưu vực (Upper Mekong Basin) trên lãnh thổ Trung Quốc, và Hạ lưu vực (Lower Mekong Basin). Thế nhưng Trung Quốc thì xem sông Mekong bắt nguồn từ ranh giới Trung Quốc-Myanmar-Lào. Phía trên họ xem đó là sông Lancang (Lan Thương) của riêng Trung Quốc. Nếu muốn cứu sông Mekong thì phải nhận thức rõ về nơi nó phát sinh ra.
(2) Liên minh cứu sông Mekong (SMC) đặt nặng vấn đề thủy sản, nhưng chính các đập thủy điện từ thượng nguồn Trung Quốc đã và đang giết sông Mekong vì làm thay đổi hẵn chế độ thủy văn sinh thái và giữ lại trầm tích trong các đập thủy điện, gây thâm hụt trong cán cân trầm tích với hậu quả xói lở ở hạ lưu, và gây khó khăn cho sinh kế, cho cuộc sống nói chung của người dân ở hạ lưu vực.
(3) Từ lâu tôi đã nhấn mạnh các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong không mang lại lợi ích cho người dân và cũng không phải cho Nhà nước Lào và Campuchia, mà chính là cho các nhà đầu tư tư nhân. Không thể chấp nhận sự thao túng dòng nước sông Mekong như vậy được! (4) Sự bất lực của Ủy hội quốc tế sông Mekong (MRC) càng cho thấy sự bức thiết trước tiên phải có một hiệp định mới thay thế văn bản 1995 về MRC mang tính ràng buộc hơn; thứ hai MRC phải bao gồm tất cả các nước trong lưu vực. Có nghĩa là Trung Quốc và Myanmar phải tham gia như là thành viên. Cần tiến tới một Công ước về sông Mekong, như kiểu Công ước về sông Rhin (Rhine). Dư luận quốc tế cần góp tiếng nói ủng hộ sự ra đời của công ước này, vì nguồn nước sông Mekong là tài sản của nhân loại, chứ không chỉ riêng của 6 nước trong lưu vực, càng không phải của riêng Trung Quốc.
Hỏi: Vai trò của Trung Quốc ngày càng lớn trên lưu vực Mekong, và họ đã đề nghị thành lập tổ chức Lan Thương Mekong. Ông có hy vọng rằng Trung Quốc sẽ có thiện chí hơn trong việc hợp tác với các nước hạ nguồn không?
Đáp: Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation) hoạt động phải trên cơ sở xác định sông Lancang-Mekong là một, nguồn nước sông Mekong là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực. Xác định này về phía Trung Quốc sẽ là minh chứng không thể thiếu cho thiện chí của quốc gia này. Việc khai thác nguồn nước sông Lancang-Mekong phải được quy định bằng một điều ước quốc tế, mà Công ước Liên hiệp quốc về dòng chảy các sông năm 1997 là một cơ sở tốt để tham khảo. Hiệp định MRC 1995 cũng là một cở sở khác để tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm đi đến những quy định mang tính ràng buộc hơn.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mekong-committe-need-to-be-exist-11292017143857.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét