Trong bức ảnh chụp ngày
28/4/1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến vào một ngôi làng tình nghi do
Việt Cộng kiểm soát gần tp Đà Nẵng trong chiến tranh Việt Nam. Phim tài
liệu10 tập của đạo diễn Ken Burns về cuộc chiến sẽ bắt đầu được công
chiếu ngày 17/9/2017 trên đài PBS. (AP Photo/Eddie Adams)
Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9
của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử:
Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật
Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo
diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC,
còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng
Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều
là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
Trong cử tọa ngồi hầu như chật kín cả hội trường, người ta ghi nhận
sự hiện diện của nhiều giới chức trong quân đội và chính phủ, các cựu
chiến binh, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà lập pháp và nhân viên quốc
hội, cũng như truyền thông báo chí. Mở đầu sự kiện, đạo diễn Ken Burns
đã gây hào hứng lập tức khi ông mời các cựu chiến binh từng tham chiến
tại Việt Nam có mặt trong cử tọa hãy đứng dậy. Nhiều người đàn ông tóc
điểm sương đứng lên. Hội trường òa vỡ với những tiếng vỗ tay không dứt.
Ngay sau đó nhà đạo diễn mời những người từng tham gia phong trào phản
chiến chống chiến tranh Việt Nam đứng lên, một số người đã ôm chầm các
cựu chiến binh, những người mà họ từng nguyền rủa và ruồng bỏ trong cao
trào phản chiến. Cử tọa lại òa vỡ với nhiều tràng vỗ tay vang dội.
Đạo diễn Ken Burns tiết lộ rằng khi bắt đầu cuộc hành trình chông gai
để thực hiện dự án này, những người đầu tiên mà hai đạo diễn tìm đến là
Thượng nghị sĩ McCain, và ông Kerry, lúc đó cũng là một Thượng nghị sĩ.
“Chúng tôi nói chúng tôi cần sự giúp đỡ của hai ông, nhưng chúng tôi
sẽ không phỏng vấn, mặc dù câu chuyện của hai người được kể lại trong
phim, tự nó đã đầy kịch tính. Chúng tôi cho rằng vì hai ông còn là những
nhân vật của công chúng, như ông Kissinger, như Jane Fonda, Daniel
Ellesberg, chúng tôi tránh phỏng vấn họ mà chọn những người khác. Nhưng
tôi tin rằng Lynn và tôi đã không thể hoàn thành bộ phim này mà không có
sự giúp đỡ của hai ông.”
https://youtu.be/iWFzaUlZz-k
Những clip mà đạo diễn Burns chọn cho công chiếu để giới thiệu bộ
phim thực hiện cùng với đạo diễn Lynn Novick, nêu bật những sự chia rẽ
sâu sắc và tình trạng hoang mang trong xã hội Mỹ trong và sau cuộc
chiến. Những hình ảnh, đoạn phim tài liệu sống động của thời chiến chen
lẫn với các cuộc phỏng vấn thực hiện hồi gần đây hơn với tất cả những
người thuộc mọi bên trong cuộc xung đột, gợi lại những kinh hoàng trên
chiến trường Việt Nam, sự phẫn nộ tột độ thể hiện trong các cuộc biểu
tình phản đối chiến tranh Việt Nam, về hậu quả bi thương của cuộc chiến,
chiến tranh đầu tiên của người Mỹ không kết thúc trong chiến thắng. Kết
thúc là đoạn clip khá dài về những sự xúc động mà Đài Tưởng niệm Chiến
tranh Việt Nam gợi lên cho mãi tới ngày hôm nay, phơi bày những vết
thương sâu đậm vẫn chưa lành hẳn, gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh kết
thúc.
Nên rút ra bài học nào từ chiến tranh Việt Nam? Thượng nghị sĩ John McCain:
“Tôi nghĩ đây là thời điểm đúng lúc để kể lại Chiến tranh Việt Nam,
sau một cuộc xung đột, phải có một thời gian để những cảm xúc dịu bớt,
nhường chỗ cho một cái nhìn khách quan hơn, và như thế chúng ta mới nắm
được câu chuyện nó thực sự xảy ra như thế nào. Tôi tin nó đúng lúc đặc
biệt trong bối cảnh tình hình thế giới đang xáo trộn như bây giờ. Có thể
chúng ta sẽ nhìn lại cuộc xung đột tại Việt Nam để bảo đảm chúng ta
không lặp lại những sai lầm đã phạm trong cuộc chiến đó. Bài học rút ra
là, chúng ta phải đảm bảo các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự phải thành
thực với công chúng, và tránh thi hành lệnh nhập ngũ chỉ nhắm vào các
thành phần có thu nhập thấp.”
Ông McCain, cựu tù binh chiến tranh từng bị giam cầm ở nhà tù Hỏa Lò,
tiết lộ ông thường xuyên tới thăm Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam,
nơi ghi khắc tên tuổi của 58,000 binh sĩ Mỹ đã nằm xuống trên chiến
trường Việt Nam. Ông cho biết là thường đến vào sáng sớm hoặc giấc chiều
tối, chỉ để bắt tay và trò chuyện với những cựu chiến binh và tưởng nhớ
các đồng đội đã ra đi.
“Những người trẻ tuổi này phải hy sinh mạng sống bởi vì lãnh đạo
thiếu tài năng và bị hủ hóa - Chúng ta cần các nhà lãnh đạo có khả năng
lãnh đạo, giúp vạch ra một lộ trình dẫn tới chiến thắng để chúng ta
không bao giờ còn phải hy sinh tính mạng của các quân nhân vào một cuộc
chiến không có lối thoát.”
Cựu Ngoại Trưởng John Kerry, một chiến binh từng được trao nhiều huân
chương, kể cả Chiến Thương Bội Tinh, thì nêu bật tầm quan trọng của các
nỗ lực ngoại giao.
“Bài học mà chúng ta rút ra thật đáng giá. Chúng ta phải biết chúng
ta đang làm gì, phải thành thực với dân chúng, chiến tranh phải là giải
pháp cuối cùng sau khi đã khai thác triệt để giải pháp ngoại giao. Tất
cả những điều đó đều đúng cho chiến tranh Việt Nam và đúng cho tất cả
mọi sự lựa chọn mà bây giờ chúng ta đang đối mặt.”
Ông Kerry nói nếu có một điều gì có thể giúp hàn gắn những sự chia rẽ
trong xã hội Mỹ, khiến những người theo phong trào phản chiến có thể ôm
lấy các cựu chiến binh đã cầm súng chiến đấu tại Việt Nam, thì đó là
phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick.
Một cựu chiến binh cũng từng được trao Chiến thương Bội tinh như ông
Kerry, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ca ngợi những nỗ lực của ông
McCain và Kerry trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông
nói phim The Vietnam War sẽ có ảnh hưởng sâu rộng không những ở Hoa Kỳ
mà còn ở cả Việt Nam.
“Tôi chưa xem hết phim, nhưng đã xem khá nhiều. Tôi tin rằng nó đại
diện cho và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể tới xã hội của chúng ta và
cả Việt Nam nữa. Bộ phim này là bộ phim hấp dẫn, có tính thuyết phục
nhất, đầy đủ nhất, trung thực nhất khi kể lại câu chuyện về chiến tranh
Việt Nam.”
Ông Hagel nói tuy xem phim khơi lại những vết thương cũ, nhưng là
điều có ích, nhất là cho các thế hệ lãnh đạo tương lai của nước Mỹ.
“Vâng, xem phim rất là đau lòng, nhưng rất quan trọng cho các thế hệ
lãnh đạo kế tiếp của Mỹ phải hiểu được những hậu quả của chiến tranh và
những hậu quả của các quyết định của chúng ta. Có thể chúng ta không
bảo đảm được là tất cả các quyết định đều đúng nhưng bộ phim này sẽ mang
lại cho chúng ta một kích thước khác.”
https://twitter.com/KenBurns/status/908513878446891009/photo/1
Một chi tiết có lẽ sẽ gây rất nhiều chú ý đối với khán giả Việt Nam
là biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, khi nhiều thường dân bị cộng sản Bắc
Việt thảm sát, có người bị chôn sống, đã được nhắc đến trong phim. Đây
có lẽ là phim tài liệu có tầm cỡ đầu tiên của Mỹ nhắc đến vụ thảm sát ở
Huế.
Bà Duong Vân Mai Elliott, tác giả cuốn “The Sacred Willow” về 4 thế
hệ của một gia đình Việt Nam, được các nhà làm phim yêu cầu cộng tác và
xuất hiện nhiều lần trong phim. Bà có gia đình ở cả hai bên chiến tuyến,
nói bà kinh ngạc khi thấy đạo diễn Ken Burns nhắc đến biến cố Tết Mậu
Thân.
“Tôi xem tôi rất là sửng sốt, tôi cũng nói với ông (đạo diễn Burns)
đây là lần đầu tiên mà một người ngoài Bắc đã tham chiến, công nhận vụ
thảm sát ở Huế xảy ra năm Mậu Thân 1968. Tôi rất là ngạc nhiên. Nếu mà
ông ấy phỏng vấn như thế này cách đây mười mấy năm thì chưa chắc họ đã
dám nói như vậy, nhưng mà lúc ông phỏng vấn thì tôi thấy họ nói trung
thực lắm.”
Thẩm phán Phan Quang Tuệ, từng phục vụ tại Tòa án Di trú San Francisco nay đã về hưu, cũng xuất hiện trong phim. Ông nhận xét:
“Nhìn qua những bộ phim đã có, tôi thấy không có phim nào có thể
trung thực hơn, và tôi không nghĩ là tương lai sẽ có một cuộn phim nào
khác nữa vì cho tới khi phim này ra thì đã 42 năm sau cuộc chiến. Hai,
ba thế hệ đã lớn lên, cuộn phim này ghi lại trung thực lịch sử, không
phải của cuộc chiến mà qua cái lịch sử cuộc chiến đó, lịch sử Việt Nam,
Nam cũng như Bắc. Tôi thấy điều cần làm là phải phổ biến rộng rãi phim
này ở Việt Nam.”
Chiến tranh Việt Nam, hơn 4 thập niên sau, vẫn là một chủ đề hóc búa
cho một phim tài liệu, và chắc chắn trong những ngày tới, “The Vietnam
War” sẽ còn gây rất nhiều tranh cãi tại Hoa Kỳ, tại Việt Nam và trong
các cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi.
Phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns và Lynn
Novick sẽ lần lượt được công chiếu trên đài PBS, bắt đầu từ ngày Chủ
nhật 17 tháng 9.
Xem thêm thông tin về bộ phim tại đây.
Cái
bóng ma Vietnam war ,, Người ta làm đi làm lại .. Mỗi lần mổ
sẻ một khía cạnh mới ,, Nghe nói trong nầy người Mỹ có một
đoạn nói về vụ Thãm sát Tết Mậu Thân ,, nếu đem chiếu ở VN
,, chắc đoạn nầy không có ,, nhưng Vụ Mỹ Lai thì lại khác
??
Day
la mot cuoc chien giua VN Tu Do Dan Chu ( cai thien) va VN Cong San (
cai ac) ! Cuoi cung Cai Ac da chien thang , va da gay ra biet bao nhieu
thuong dau cho hon 90 trieu nguoi dan VN hien nay! Noi tom lai, nho
cuoc chien VN ma bo mat that "da nhan da nghia" cua bon CSVN da lo
nguyen hinh, va day cung la mot bai hoc cho nhung nguoi dan VN van con
mu quang nghe theo loi bip bom , xao quyet cua bon CSVN !
I
think the title: "The Vietnam War" is completely WRONG because the war
in Vietnam is the war of between the communist countries and the
countries of freedom. And the Vietnamese people were victims.
Tội
nghiệp cho bố mẹ Ngô Thị Thuận và Tường Thanh Nguyễn nhớ lại hồi năm
xưa muốn ăn con gà cũng phải ăn lén lút nay nhờ ơn cha già dân tộc của
bố mẹ Ngô Thị Thuận và Tường Thanh Nguyễn giải phóng Miền Nam nên Ngô
Thị Thuận và Tường Thanh Nguyễn mới khỏi bị Mỹ ngụy nó bót lột không còn
cái quần xì để mặc , mà không hiểu gì sao bố mẹ của Ngô Thị Thuận và
Tường Thanh Nguyễn và đảng lại gọi họ là Việt kiều yêu nước khúc ruột
ngàn dậm mà không biết ngựơng hay sao hởi trời.
Cán
ngố Hà Nội ơi ! CSVN làm nô lệ cho Tàu cộng ... mọi việc đều hỏi ý
kiến Tàu ...một dân tộc không có quyền tự quyết ...Thì không bao giờ có
Độc lập Tự do ...
Người
Việt đã vượt lên số phận vùng đệm, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất
nước, thay vì mãi chịu cảnh hai miền như Triều Tiên bây giờ. Cha ông
chưa làm giàu được, con cháu sẽ làm được, không thì cứ sống vui vẻ vì
vật chất đâu có cần gì nhiều
Khoảng
100 000 cựu binh Mỹ từ chiến tranh VN về đã tự tử ,nhiều gấp gần 2 lần
số lính chết trận tại VN, đã nói lên sự phi nghĩa của cuộc xâm lăng vào
VN và thái độ của dân Mỹ với cuộc chiến phi nghĩa này. Một vài lời bao
biện ngu ngốc có nghĩa gì với con số khủng khiếp những người thấy xấu
hổ vì tội lỗi và bị ghẻ lạnh vì đã nhúng tay vào tội ác ở VN.???
Cán
ngố Vietcong khủng bố NgoThiThuan vẫn tuyên truyền "XẠO NGU" của thời
không có ánh sáng internet. Hệ thống XHCN đã chết ngắt vì PHI NGHĨA (CỰC
ÁC, DIỆT CHỦNG, KHÔNG TUDO DANCHU NHANQUYEN) mà Y THỊ không hay biết.
Thật là buồn cười.
Khi
chưa phân biệt được dấu phảy và dấu chấm trong hệ số của Mỹ và VN mà
cũng được cho đi học đại hoc ngoại thương đủ nói lên chất lượng của sinh
viên hay giáo viên dư luận viên...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét