California chuẩn bị trước nguy cơ Triều Tiên tấn công hạt nhân
Giới chức tại Nam California được cảnh báo phải xem xét mối đe dọa tấn công hạt nhân từ Triều Tiên một cách nghiêm túc.
Dọa bắn oanh tạc cơ, Triều Tiên đẩy Mỹ vào thế lưỡng nan / Triều Tiên điều máy bay chiến đấu đáp trả Mỹ
Một tên lửa Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7. Ảnh: KCNA.
|
Trung tâm Tình báo Khu vực Chung, có trụ sở tại thành phố Los Angeles,
tháng trước phát báo cáo có tên: "Cân nhắc ứng phó một cuộc tấn công hạt
nhân". Theo bản sao do Foreign Policy thu
thập được, văn bản cảnh báo một cuộc tấn công vào miền nam bang
California "sẽ gây tàn phá, thương vong" cùng thiệt hại lớn đối với hạ
tầng cơ sở.
"Hậu quả của một cuộc tấn công hạt nhân ở Nam California sẽ là thảm họa", báo cáo viết. Giới
chức cho rằng việc liên lạc sẽ bị ảnh hưởng "nghiêm trọng", các nguồn
lực hiện tại từ các chính quyền địa phương sẽ bị quá tải và sự hỗ trợ
của liên bang có thể sẽ không đến được tới hiện trường trong từ 24 đến
72 giờ. "Người dân sẽ cần trú ẩn ngay lập tức, sau đó sơ
tán. Vì hiểu biết hạn chế về nguy cơ phóng xạ, họ sẽ rất lo lắng và có
thể không tuân lệnh".
Báo cáo viện dẫn các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa gần đây
của Triều Tiên cũng như đoạn video tuyên truyền trong đó cho thấy thành
phố San Francisco nằm trong tầm ngắm của cuộc tấn công hạt nhân.
Cuộc khẩu chiến giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong-un đang gây căng thẳng khu vực trong những ngày qua. Sau khi
ông Trump gọi ông Kim là "người tên lửa" trong bài phát biểu trước Đại
Hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Kim gọi ông Trump là "người lẩm cẩm loạn
trí". Triều Tiên gợi ý về khả năng thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Triều Tiên nói dòng Tweet của Tổng thống
Trump về việc ông Kim "sẽ không trụ được lâu" là một lời "tuyên chiến".
Nhà Trắng sau đó cho rằng Mỹ không tìm cách lật đổ chính phủ Triều
Tiên.
Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/california-chuan-bi-truoc-nguy-co-trieu-tien-tan-cong-hat-nhan-3646850.html
Trọng Giáp
Hậu quả nếu Triều Tiên nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương
Một vụ nổ bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về môi trường, thậm chí là tính mạng người dân.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đứng cạnh mô hình được cho là bom nhiệt hạch của Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.
|
Trong một động thái đáp trả đe dọa hủy diệt của Tổng thống Mỹ Donald
Trump, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hôm 21/9 tuyên bố Bình Nhưỡng
đang xem xét việc thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch trên Thái Bình
Dương, theo Reuters.
Dù không tiết lộ chi tiết kế hoạch, ông Ri ám chỉ rằng đây có thể sẽ là "vụ nổ nhiệt hạch lớn nhất trên Thái Bình Dương". Theo bình luận viên Dave Mosher của Business Insider, nếu
tuyên bố này của ông Ri là đúng sự thật, quả bom nhiệt hạch Triều Tiên
sắp kích nổ có thể còn mạnh hơn cả vụ thử nghiệm Castle Bravo của Mỹ
trên đảo Bikini thuộc quần đảo Marshal ở Thái Bình Dương vào tháng
3/1945 và gây ra những hậu quả nặng nề.
Mosher cho rằng, nếu Triều Tiên kích nổ quả bom, đó sẽ là vụ thử hạt
nhân đầu tiên trên thế giới được tiến hành không phải dưới lòng đất
trong nhiều thập kỷ qua.
Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số nước khác đã tiến hành tổng cộng hơn 2000
vụ thử hạt nhân kể từ năm 1945. Hơn 500 vụ nổ trong số đó được thực hiện
trên mặt đất, trong không gian, hoặc dưới biển, nhưng hầu hết vụ thử
nghiệm này diễn ra trong Chiến tranh Lạnh, giai đoạn con người chưa hiểu
rõ mức độ nguy hại của chúng đối với tính mạng người dân và môi trường.
Các chuyên gia quân sự nhận định hậu quả nguy hiểm nhất của một vụ thử
hạt nhân trên mặt đất chính là bụi phóng xạ phát sinh sau vụ nổ, bởi chỉ
một phần của lõi hạt nhân biến thành năng lượng trong vụ nổ, phần còn
lại sẽ bị nóng chảy, phát tán dưới dạng các hạt bụi nhỏ và có thể lưu
lại trong không khí trong thời gian dài.
Nguy cơ từ bụi phóng xạ là vô cùng lớn nếu vụ nổ diễn ra ở gần mặt đất
hoặc mặt nước. Tại đó, vụ nổ hạt nhân có thể hút các bụi bẩn, các mảnh
vỡ, nước và các loại vật liệu khác, tạo ra nhiều tấn bụi phóng xạ, hòa
vào không khí và bay xa hàng trăm km.
Chính loại bụi này trong các vụ thử nghiệm hạt nhân đã
giết chết nhiều dân thường ở khu vực Thái Bình Dương và đến nay vẫn còn
là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và nhiều vấn đề về sức khỏe khác cho
toàn thế giới.
Đám mây phóng xạ hình nấm hình thành sau vụ nổ Castle Bravo. Ảnh: US Air Force.
|
Trong đó, vụ thử bom Castle Bravo của Mỹ được coi là gây hậu quả nghiêm
trọng nhất. Vụ nổ với sức công phá 15 Megaton (gấp 1000 lần năng lượng
của một trong hai quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Nhật Bản) này đã gây
nên một thảm họa thực sự về môi trường. Hàng trăm dân cư sinh sống trên
nhiều đảo nhỏ cách tâm vụ nổ lên đến 180 km vẫn bị nhiễm xạ với mức cao.
Nhiều người trong số họ cũng lần lượt qua đời sau đó do mắc các chứng
bệnh liên quan đến phóng xạ.
Trong trường hợp vụ nổ được Triều Tiên thực hiện ở khoảng cách đủ cao so
với mặt nước biển, sự phát tán phóng xạ sẽ được hạn chế nhưng lại tạo
ra nguy cơ từ sóng xung điện từ được phán tán trong phạm vi rộng.
Mosher cho rằng nếu quyết định thực hiện kế hoạch, Triều Tiên có thể lắp bom lên tên lửa đạn đạo và kích nổ bom ở độ cao khoảng vài trăm km ở Thái Bình Dương để hạn chế tác động nguy hại.
Nếu phóng thành công, Triều Tiên sẽ chứng minh được họ đã thu nhỏ thành
công đầu đạn để gắn lên tên lửa đạn đạo và có thể thực hiện một cuộc
tấn công hạt nhân vào đất liền của Mỹ.
Tuy nhiên, tên lửa Triều Tiên vẫn có thể gặp nhiều lỗi khác nhau, đặc
biệt là các mẫu mới được phát triển. Một tên lửa xuyên lục địa của Triều
Tiên được gắn đầu đạn hạt nhân có thể trượt mục tiêu với khoảng cách
rất xa hoặc nổ tung trên quỹ đạo bay. Điều này có thể dẫn đến một vụ nổ ở
nơi không mong muốn và sẽ gây tác hại không thể lường trước.
"Nếu điều đó xảy ra, biện pháp duy nhất để ngăn chặn vụ nổ là tấn công
phần mềm điều khiển của tên lửa khi nó đang ở trên không hoặc tiêu diệt
tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bằng một loại vũ khí khác", Mosher nhận định.
Nguyễn Hoàng
'Tro tàn thần chết' từ vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Mỹ
Do tính toán sai, vụ thử bom nhiệt hạch có sức công phá lớn nhất của Mỹ với mật danh Castle Bravo vào năm 1954 đã tạo ra thảm họa lớn về sinh thái và môi trường.
Đám mây phóng xạ hình nầm hình thành sau vụ nổ Castle Bravo. Ảnh: US Air Force
|
Sáng ngày 3/1/1954, khi mặt trời còn chưa mọc, thủy thủ đoàn con tàu
Daigo Fukuryu Maru của Nhật đang đánh bắt ngoài khơi quần đảo Marshall ở
bắc Thái Bình Dương bỗng nhìn thấy một quầng sáng chói lòa trên bầu
trời và nghe thấy âm thanh như tiếng sấm.
Chỉ vài phút sau, họ nhặt được trên tàu những hạt bụi màu xám, mà sau
này nhiều người nhớ lại và gọi đó là "tro tàn của thần chết". Đến chiều
tối, vài người trong số họ buồn nôn và có những vết bỏng kỳ lạ trên cơ
thể mà không rõ nguyên nhân. Đến ngày 14/3, khi quay về đất liền, họ mới
biết rằng mình đã bị nhiễm phóng xạ từ một vụ thử bom nhiệt hạch tai
tiếng của Mỹ, theo Slate.fr.
Castle Bravo là mật danh của vụ thử bom nhiệt hạch nhiên liệu khô đầu
tiên, được kích nổ tại đảo san hô Bikini, quần đảo Marshall, mở đầu cho
chuỗi thử nghiệm của chiến dịch Castle của Mỹ. Đây là quả bom nhiệt hạch
mạnh nhất do Mỹ kích nổ với mức năng lượng đạt tới 15 Megaton (gấp 1000
lần năng lượng của một trong hai quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Nhật
Bản), vượt xa mức dự kiến ban đầu là 4-6 Megaton.
Vụ nổ đã tạo ra một quả cầu lửa có thể được nhìn thấy từ đảo Kwajalein
cách đó đến 450 km. Sức công phá của vụ nổ đã tạo nên một hố sâu 70 m và
có đường kính 2.000 m.
Theo các nhà khoa học hạt nhân của Liên Xô, sở dĩ vụ nổ giải phóng mức
năng lượng vượt dự kiến là bởi các nhà khoa học Mỹ đã sai lầm trong việc
lựa chọn chất đồng vị lithium để chế tạo bom. Điều này dẫn đến phản ứng
nhiệt hạch quá mạnh đến mức không thể kiểm soát được.
Trước khi tiến hành thử nghiệm, các chuyên gia Mỹ đã tính toán kỹ
mức độ phát tán phóng xạ, dân cư sinh sống tại các đảo cách tâm vụ nổ
60 km đều được di tản để khỏi bị nhiễm xạ, tàu bè di chuyển trong vùng
cũng được thông báo không được tiến vào khu vực hạn chế.
Tuy nhiên việc dự đoán sai các điều kiện thời tiết và hướng gió
thay đổi đột ngột khiến đám mây phóng xạ bị đẩy lên độ cao lớn hơn so
với dự kiến và có mức độ phát tán vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia
Mỹ gần 100 km, tạo nên một cơn mưa bụi màu trắng trong phạm vi rất rộng.
Theo các video tư liệu được ghi lại, đám mây phóng xạ hình nấm với đường kính 11 km hình
thành từ vụ nổ đạt đến độ cao 14 km chỉ trong có một phút đầu tiên và
sau đó đạt đến độ cao 40 km với đường kính 100 km trong vòng 10 phút
tiếp theo, làm phát tán phóng xạ trong phạm vi 160 km cách tâm vụ nổ,
khiến cư dân sinh sống tại các đảo gần đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các chuyên gia của Slate.fr nhận định vụ thử
nghiệm bom nhiệt hạch này đã gây nên một thảm họa thực sự về môi trường.
Hàng trăm dân cư sinh sống trên nhiều đảo nhỏ cách tâm vụ nổ lên đến
180 km vẫn bị nhiễm xạ với mức cao. Nhiều người trong số họ cũng lần
lượt qua đời sau đó do mắc các chứng bệnh liên quan đến phóng xạ.
Ngoài ra, rất nhiều thủy thủ đoàn của các tàu qua lại gần khu vực
thử bom cũng bị ảnh hưởng, trong đó phải kể đến trường hợp bị nhiễm xạ
của 116 thuyền viên của tàu sân bay USS Bairoki của hải quân Mỹ khiến
những quân nhân này có nguy cơ bị ung thư cao.
Thủy thủ trực thông tin của con tàu Daigo Fukuryu
Maru qua đời vào mùa thu năm 1954 vì đã bị nhiễm xạ cấp tính, ba thành
viên khác cũng qua đời sau đó vài năm vì mắc phải các căn bệnh ung thư
khác nhau. Các thủy thủ này bị nhiễm xạ nặng vì họ không nhận được thông
báo sơ tán của hải quân Mỹ, nên đã vô tình tiến vào khu vực cách tâm vụ
nổ 60 km.
Theo Alex Wellerstein, giáo sư sử học đến từ Viện Công nghệ Stevens
(Mỹ), vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch Castle Bravo là lời cảnh báo đến sự
ngạo mạn và kém hiểu biết của các nhà khoa học hạt nhân thời đó khi tạo
ra một vũ khí mà họ không lường trước được sức mạnh và hậu quả của nó.
Nguyễn Hoàng
Ý kiến bạn đọc ()
Thời
đó là thời của chiến tranh, ai cũng tỏ ra mình mạnh với ít hiểu biết
hơn bây giờ. Thời này, Triều Tiên vẫn ngạo mạn thử bom này thì quá nguy
hiểm
Theo tôi, thông tin công bố của Triều Tiên chưa đủ tin cậy. Họ Có thể họ chưa đủ sức làm bom H đâu.
Đúng là Mỹ. Chỉ có Mỹ.
Bom liên xô khủng hơn nhé, quả bom lớn nhất do liên xô chế tạo ra đấy, đúng là liên xô, chỉ có liên xô
Thật kinh khủng, con người tạo ra công nghệ để rồi tự giết chính mình!
Cũng
là loài người mà sao nỡ hại nhau, nhà ai nấy ở, giường ai nấy ngủ k tốt
hơn sao mà đi chiếm nước này nước nọ, hại người này người nọ.. Người ở
hành tinh khác nhìn mình mà cười chê. Ai dám chơi với mình, đừng nói là k
có người hành tinh khác nhé..
không cần thiết đối với loài người
Dù sao thì họ cũng đã thành công ngoài mong đợi ở sức mạnh bom nhiệt hạch. Nhưng biết vẫn hơn không biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét