Việt Nam Cộng Hòa, một giải pháp cho Việt Nam và Biển Đông
Bảo Giang (Danlambao)
- Những cơn sóng biển không bao giờ ngừng lại. Hôm nay chúng có thể tạo
ra một trận cuồng phong ở bờ đông. Ngày mai lại có khả năng làm nên một
cuộc sóng thần bên bờ tây với những hủy diệt kinh người. Cũng thế, ngọn
sóng ở Biển Đông nay đã dâng lên quá khổ rồi. Không sớm thì muộn, nó sẽ
đổ xuống và tạo ra những biến động lớn. Hơn thế, nó còn có khả năng đẩy
những bờ đất liền vào trong một trật tự mới. Ở đó:
a. Việt Nam sẽ hoàn toàn thay đổi. Rũ bỏ cái áo khoác cộng sản, trở
thành một nước Cộng Hòa theo thể chế Tự Do. Từ đó, góp sức vào việc bảo
vệ nền hòa bình và tiến bộ của thế giới. Riêng Hoàng Sa, Trường Sa sau
những ngày bị bán đi, nay mặc áo trở về quê mẹ.
b. Vẫn là quanh co dối trá tiếp nối gian dối, CSVN đẩy dân tộc vào vòng
nô lệ thuần phục Trung cộng. Đất nước hoàn toàn tan hoang tê liệt. Ta
không chỉ mất Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay Hồng Hà, Cửu Long cũng phải
cuộn mình, cùng với Trường Sơn ăn cơm nhà người!
Đó là hai viễn cảnh mà xem ra Việt Nam bó buộc phải chọn lấy một. Cách nào thì cũng gặp những gian truân của nó:
1. Từ phía Tây phương và khối Đông Nam Á:
Chuyện Trung cộng lấn chiếm Biển Đông đang là một đề tài nóng ở trong
vùng. Diễn đàn quốc tế, nhiều lãnh đạo trên thế giới tỏ ra bực bội và
bất bình về cảnh lấy thịt đè người của Trung cộng. Sự lên tiếng này rồi
sẽ ra sao?
Theo tôi, nếu không có một động thái thay đổi hoàn toàn, tích cực từ
phía CSVN, câu chuyện Biển Đông cũng sẽ dừng lại ở vị trí, thế giới Tây
phương và các nước thuộc vùng Đông Nam Á theo thông lệ ngoại giao mà
tuyên bố dăm ba câu nẩy lửa cho qua chuyện, không một nước nào nhảy vào
đổ vỏ ốc. Bởi lẽ, họ cũng không mất phần lợi nhuận nếu Trung cộng nuốt
chửng biển, đất của Việt Nam! Cách riêng với Hoa Kỳ, sẽ chẳng bao giờ có
được một sự can thiệp cần thiết bằng quân sự. Hoa Kỳ có luật pháp của
họ, chẳng một ai có thể vượt qua luật pháp của Hoa Kỳ để ký một Hiệp Ước
về quân sự, về an ninh với một nước cộng sản không tôn trọng Nhân quyền
và luật pháp quốc tế như tập đoàn CSVN. Theo tinh thần này, Hoa Kỳ sẽ
đưa ra những lý luận cứng rắn của họ nhưng với cái nhìn của họ. Nó hoàn
toàn khác với cái nhìn và ước mơ của tập đoàn CSVN là muốn bắt cá hai
tay. Nói cách khác, Hoa Kỳ dường như đang thúc đẩy và sẵn sàng hỗ trợ
một chương trình hoàn toàn từ bỏ Trung cộng từ phía Việt Nam?
Trong khi đó, vì quyền lợi và an ninh của nước mình, Nhật Bản cũng muốn
lôi kéo Việt Nam vào thế liên minh quân sự với họ để chống Trung cộng.
Tuy nhiên, thế liên mình này có thể sẽ dừng lại ở vị trí những lời tuyên
bố mở ngõ, mời chào. Nó không thể đi đến hành động thực tế. Bởi lẽ, hệ
Liên Minh này, nếu có, nó phải được đặt trên một tiền đề Việt Nam phải
là một quốc gia không cộng sản. Sẽ không bao giờ có thế liên minh giữa
một Nhật Bản, đồng minh quân sự của Hoa Kỳ, ký kết liên minh quân sự với
một Việt Nam cộng sản để chống lại một nước cộng sản khác. Chuyến đi Á
Châu của TT Obama đã cho thấy thái độ dứt khoát của họ trong cách nhìn
về Biển Đông. Chỉ lên tiếng, không có hành động. Phần các quốc gia trong
khối Asia chỉ là cái trống chầu!
2. Từ phía người dân Việt Nam
Ngày nay không còn một người Việt Nam nào mà không biết tên, không biết
mặt cái nguyên nhân đưa đến những hậu quả tai họa cho đất nước. Đó là
tập đoàn cộng sản Hồ Chí Minh. Một tập đoàn đã làm suy thoái tiềm lực
quốc gia. Một tập đoàn đã làm cho dân ta ra bạc nhược, hèn nhát và ích
kỷ trong hơn 70 năm qua. Một tập đoàn không đi chung bước đi với cộng
đồng dân tộc. Trái lại, chỉ vì quyền lợi của cá nhân, thiểu số, họ đã
nhân danh đảng cộng sản, đã tàn sát hàng triệu sinh linh Việt Nam. Họ
chỉ biết cúi đầu tôn thờ kẻ thù phương Bắc và áp dụng thuần thục phương
cách dùng cái búa, cái liềm đối với người dân mà thôi. Búa thì đã đập
chết nhiều người rồi, còn cái Liềm thì chưa từng ngơi nghỉ. Hơn thế, nó
luôn kề xát vào cổ nguời dân Việt và không ngừng kéo qua kéo lại cho vết
thương ở đó luôn rỉ máu. Từ đó, người dân ăn không ngon, ngủ không yên
và luôn sợ hãi cái Liềm càng lúc càng cứa sâu thêm vào cổ họng của mình.
Đây chính là sách lược của một tập đoàn tàn ác mà Bình Ngô đại Cáo đã
nhắc đến là:
‘Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh,
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn.
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ,
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế.
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm,
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” (Bình Ngô Đại Cáo)
Gần đây, dư luận từ trong ra ngoài, xem ra đều có chung một đáp án rõ
ràng là phải triệt hạ cộng sản trước khi cùng nhau chống ngoại xâm từ
phương bắc. Người người đều biết, không tận diệt được tập đoàn CS thì
không thể nói đến chuyện chống ngoại xâm. Nghĩa là, người dân Việt Nam
không bao giờ có thể chống xâm lăng từ phương bắc theo cái định chế của
HCM và tập đoàn cộng sản nêu ra. Lý do, bài học cũ còn đây. Sau chiến
dịch biên giới 1979, người chiến binh VN vì quê hương chết không có chỗ
chôn thây, nhưng kẻ cướp nước thì được xây đài, đúc tượng trong những
nghĩa trang hoành tráng mang tên “liệt sỹ Trung Quốc”, được quan cán nhà
nước cúng tế hàng năm! Cúng kiếng xong là những chuyến bay đưa quan cán
đi chầu Trung cộng để nhận bằng khen, với những bàn tay xoa trên đầu.
Rồi sau những chuyến đi ấy là nhà tù ở trong nước càng ngày càng có thêm
nhiều người lên tiếng bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!
Quan cán là thế, trong khi với người dân xem ra là khác biệt. Họ không
thách đố, nhưng xem ra cuộc biến động ở Biển Đông như là một cơ hội tốt,
giúp họ hoàn thành giấc mơ giải phóng dân tộc ra khỏi gông cùm của cộng
sản. Để từ Bắc chí Nam, xóa đi tất cả mọi dấu vết của hiệp thương, hiệp
định chia cắt để từ đây một nhà Việt Nam thống nhất theo thể chế Cộng
Hòa, ở đó người dân được sống trong Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập. Khát vọng
này chắc chắn sẽ là nguồn hồi sinh cho dân tộc Việt Nam sau gần một thế
kỷ bị áp bức dưới ách nô lệ cộng sản.
3. Về phía nhà cầm quyền CSVN
Đến nay, xem ra nhà cầm quyền CSVN vẫn chủ quan cho rằng họ có thể thủ
thắng, đứng vững theo đường lối gian dối cố hửu của CS. Họ không hề nhận
biết là đã rơi vào tình thế cô đơn, tuyệt vọng. Ngó ra ngoài, không có
một đồng minh, chỉ có một đồng chí gian trá duy nhất. Tệ hơn thế, đồng
chí ấy đã, đang và còn vả vào mặt những kẻ quù gối trước mặt chúng. Đối
ngoại là thế, nhìn vào bên trong, cũng chỉ thấy thảm họa. Những ruồi
nhặng bu quanh kiếm ăn thì không thiếu, người vì nước thì không có. Kết
quả, trên dưới đều hoang mang, hốt hoảng. Họ nhìn đâu cũng chỉ thấy kẻ
thù.
Sở dĩ CSVN lâm vào thảm cảnh này là vì cộng đồng thế giới nói chung,
người Việt nói riêng, đã nhận diện chính xác về bộ mặt của chế độ “cộng
sản chỉ là một tập thể gian dối, và tạo ra gian dối” (thủ tướng A.
Mirkel). Bằng chứng ư? Cái công hàm của Phạm Văn Đồng là nguyên cớ để TC
xâm lấn biển đông, không một người Việt Nam nào không biết. Nhưng tập
đoàn CSVN vẫn quanh co dối trá. Tồi tệ hơn, tháng 3-1974 một mặt,họ vỗ
tay reo hò khi TC chiếm Trường Sa từ tay của Việt Nam Cộng Hòa. Mặt khác
láo khoét lừa dối dư luận: “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và
chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải
phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình.” (Hoàng Tùng). Riêng Lê Đức Thọ, ủy viên BCT, trưởng ban tổ chức TU đảng thì mạnh dạn hơn: “Hãy an tâm, Trường Sa, Hoàng Sa trong tay Trung quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền miền Nam”.
Kết qủa, năm 1988, sau trận chiến Gạc Ma, mất nốt những gì chưa mất, họ
cũng không mở mắt ra. Nay đến cái giàn khoan TC kéo vào trong lòng biển
VN thì họ lại loanh quanh, tráo trở, đưa ra lời giải thích của Trần Duy
Hải, phó chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia cho là: “Công hàm của
Phạm Văn Đồng” hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Quả thật, khó tìm ra một lời giái thích nào ấu trĩ như thế. Trước thì
hùa nhau bán lén, nay giấy trắng mực đen đã bị phơi bày ra, Y lại giở
giọng nhằm đổ lỗi cho người bằng cách trơ tráo xác nhận “Trường Sa và
Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định 1954”. Vậy, đất từ bờ
sông Bến Hải đến Cà Mâu là của ai? Có phải là của VNCH theo hiệp định
Genève hay không? Kẻ nào đã nhờ súng đạn Nga Tàu và chiếm, cướp lấy cuộc
sống Tự Do của người dân ở đấy? Hỏi xem, CS có dám trả lại cho miền nam
hay không? Nếu họ dám trả lại, tôi cũng dám cá cược là Trung cộng sẽ
phải bị đẩy bay ra khỏi vùng đất ấy ngay lập tức!
4. Về phía Trung cộng
Một câu hỏi có nhiều người hỏi là: Liệu Trung cộng có mở chiến dịch quân
sự vào VN hay không? Với những sự kiện có sẵn như hôm nay, tôi cho rằng
chuyện này không có nhiều khả năng xảy ra. Bởi vì, từ nhiều năm trở lại
đây, tất cả các cấp tướng của QDND và Công An CS đã lần lượt được gởi
sang Trung cộng để học tập về đường lối của TC cả rồi. Họ học gì, tập gì
không ai biết, nhưng có điều gần như chắc chắn nó phải có điều kiện đi
kèm khi họ nhận được cấp bằng thăng cấp và tốt nghiệp từ đây. Theo đó,
với một danh sách dài, gồm hầu hết tên tuổi, chức vụ, đơn vị của các
tướng lãnh quân đội, công an cũng như bên hành chánh của CSVN đã nằm
trong tay Trung Cộng, họ cần gì mở ra cuộc chiến cho nó gây thêm phiền
toái. Trước đã chẳng có lợi ích gì, còn gây thù oán với nhân dân Việt
Nam. Theo đó, khả năng một cuộc chiến lớn là không thể xảy ra. Tuy
nhiên, không loại trừ khả năng có những trận kiểu đuổi gà, đập vịt ở
biên giới. Hai bên tập trung quân làm như một sống một chết. Nhưng kết
quả chỉ là pháo vào rừng hoang, hoặc có cảnh lạc đạn gây thương vong.
Rồi cuối chuyện đuổi gà, đập vịt này là tính toán cho một hội nghị song
phương được mở ra.
Ngày mở ra hội nghị cũng là ngày kết thúc những thắng lợi hoàn toàn về
phía Trung cộng. Đất, biển được khoanh vùng. Việt Nam mất bao nhiêu đất,
bao nhiêu biển không ai hay, chỉ có một thông báo chung chung cho cái
tình hữu nghị đời đời viễn vông do TC khua chiêng đánh trống với thế
giời. Phần cái lưỡi bò ở trên Biển Đông thì đã được tập đoàn Trọng,
Phúc, Quang, Ngân... chấp hành, treo ở trong văn phòng của chính phủ từ
lâu rồi, cứ thế mà thi hành. Nếu cần, làm thêm một cái công ty ma kiểu
liên quốc để cho cái giàn khoan kia là đơn vị trúng thầu là hết chuyện.
Về nhân sự, những kẻ lãnh đạo sẽ lần lượt được Trung cộng phát cho sợi
dây như vòng hoa đeo vào cổ. Từ đây, nối nghiệp nhau làm thái thú. Riêng
những tên gọi như Hoàng Sa, Trường Sa thì sẽ được nhà nước CS giải
quyết theo sách lược đã được viên tiến sĩ tên Nguyễn Quang Ngọc, Viện
Trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại Học Quốc Gia Hà
Nội, trong một buổi hội thảo về Vấn đề chủ quyền của VN ở Hoàng Sa và
Trường Sa, Y đã phát như sau: “Không nên đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa
ra Tòa án Quốc Tế, hay Liên Hiệp Quốc... Còn việc đòi lại và bảo vệ chủ
quyền như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm
sau con cháu chúng ta đòi lại vẫn được!” Quả là không hổ danh những
tiến sỹ nón cối của thời đại chuột!
5. Việt Nam về đâu?
Điều người ta lo sợ nhất là cục diện Biển Đông từ từ chìm lắng xuống.
Trong nước không còn những cuộc biểu tình của dân chúng phản đối Trung
cộng xâm lược. Ngoài nước cũng hết người đánh trống. Rồi sau cái bề mặt
trong lặng lẽ, CSVN ồ ạt cấp giấy nhập cảnh cho từng đoàn từng lũ công
nhân cũng như thường dân Trung cộng xâm nhập vào nội địa Việt Nam. Thành
phần này dần đần chiếm hết công ăn việc làm của người trong nước. Những
kẻ thân TC, biết nói tiếng Hoa như Phạm Vũ Luận cổ võ, dần dần nắm
những chức vụ, những cơ sở trọng yếu của đất nước. Phần người dân trở
thành nô lệ hay những công nhân đứng xếp hàng xin đi lao động ở nước
ngoài. Với hoạt cảnh này, trước là làm ruồng, rỗng mọi phần trên đất
nước, sau là làm tê liệt đời sống kinh tế của quốc dân để triệt tiêu
Việt Nam. Với tình thế này, nó hoàn toàn có khả năng đẩy Việt Nam vào
một trong hai lối rẽ sau:
Thứ nhất, nếu tập thể cộng sản còn nắm quyền và sống trong dối trá như
hiện nay, họ vẫn coi việc người dân chống Trung cộng, chống độc tài tàn
bạo CS như những kẻ thù thì câu chuyện của Crimea hay Tân Cương sẽ lập
lại trên phần đất Việt Nam không có gì lạ.
Thứ hai, nước sẽ tràn bờ. Bạo tàn CS không thể khuất phục được lòng dân.
Cuộc đổi thay, hoàn toàn thay đổi sẽ đến. Việt Nam thành lập nền Cộng
Hòa, củng cố lại sức mạnh Dân Tộc. Dốc toàn lực để bảo vệ non sông.
Ngoài hai hướng đi này, xem chẳng còn một cách nào khác. Tuy nhiên, khi
muốn củng cố lại sức mạnh dân tộc, trước hết, phải nhận định rằng: người
Việt Nam đi kháng Pháp là vì truyền thống chống xâm lăng của dân tộc,
không phải vì tập đoàn Việt Minh cộng sản. Theo đó, nếu muốn tái tạo
niềm tin trong lòng ngưòi để củng cố sức mạnh của dân tộc, ngõ hầu bảo
vệ và xây dựng đất nước, điều kiện tiên quyết là phải xóa bỏ hoàn toàn
cơ cấu của chế độ CS. Phải phá bỏ nó bằng một trong ba phương thức sau:
a. Thứ nhất, phương cách tự giải trừ
Phía cộng sản phải nhận thức được rằng: Tư tưởng CS không tạo được niềm
tin và thành tín với dân tộc. Không đủ khả năng đứng chung với dân tộc,
nên họ phải dựa vào chủ nhân Tàu để mà sống còn. Đây không phải là một
đánh giá mới mẻ về CS. Tuy nhiên, nhiều người tự ái vì bị tiêm nhiễm bởi
cái lối tuyên truyền nhồi sọ của CS, cho rằng người viết, không viết
đúng sự thật, nên dễ bất bình chống đối, bất phục. Nhưng không ai trách
họ. Bởi vì đường của dân tộc, đường lịch sử của đất nước là câu chuyện
không phải là 10 năm, 50 năm mà là nghìn năm. Chế độ cộng sản không thể
tồn tại mãi, CS có cạo sửa lịch sử, thì lịch sử chân chính vẫn tồn tại
với non sông và đất nước. Anh hùng và kẻ bán nước hại dân cũng đều tồn
tại trong lịch sử, nhưng ở trong hai khung hình khác nhau. Một bên được
tôn thờ với khói nhang. Một bên bị nguyền rủa, tru di. Gobachev còn mà
Lênin cũng còn! Đó là lẽ thường mà cũng là công đạo của trời đất vậy.
Cộng sản VN có khả năng học và ứng dụng bài học này hay không?
- Nhân danh đảng CS và nhà nước CHXHCNVN, chính thức gởi công hàm đồng
cấp đến nhà nước TC, thông báo việc hủy bỏ công hàm của Phạm Văn Đồng ký
vào ngày 14-9-1958 là vì sai lầm trong nhận thức và sai nhầm chính trị.
- Tuyên bố thành lập nền Cộng Hòa. Giải tán mọi cơ chế của đảng cộng
sản, kể cả quốc hội và những trường sở liên hệ của nó từ trung ương đến
địa phương.
Để bảo đảm cho đời sống an ninh, giữ gìn tính mạng của nhân dân và sinh
hoạt đối nội, đối ngoại không bị rơi vào khủng hoảng, giữ lại hệ thống
chính quyền hiện tại cho đến khi có thể có tổng tuyển cử bầu nguyên thủ
quốc gia. Đồng thời:
- Xóa bỏ toàn bộ những văn bản và những hình thức kiềm chế, bóp nghẹt
tôn giáo. Mời những nhân sự thích hợp ở trong nước cũng như hải ngoại
tham chính. Trao trả lại các cơ sở giáo dục thuộc các tôn giáo mà nhà
nước CS đã chiếm đoạt trước đây, để những cơ sở này chung lưng phục hưng
lại đời sống luân lý, và đạo đức của xã hội đã bị băng hoại trong hơn
70 năm qua. Chấm dứt hay tạm ngưng ngay lập tức tất cả những dự án gọi
là quy hoạch giải phóng mặt bằng để gây ra thêm thảm họa cho ngưòi
dân...
Lợi thế của phương cách này nhanh gọn, êm thắm, ít đỗ vỡ, ít xáo trộn.
Bản thân của các cấp trong guồng máy cũ được bảo đảm. Khả năng củng cố
tiềm lực quốc gia vào guồng nhanh nhất. Có khả năng thu kết được sự ủng
hộ lớn từ người dân và tạo được niềm tin với các quốc gia trên thế giới.
b. Thứ hai. Một cuộc Chỉnh Lý
Lực lượng có thể chỉ là một tập hợp nhỏ trong quân đội, công an, và một
số viên chức hành chánh. Họ đủ can đảm nhập cuộc, đứng lên làm cuộc
chỉnh lý, nắm quyền và mau chóng thực hiện những điểm nêu lên ở trong
phương thức trên.
Lợi và bất lợi. Khởi đầu của phương án này sẽ là rất khó khăn, vì ít có
ai trong những ngưòi đang có ít nhiều thế lực dám mạo hiểm, hy sinh. Tuy
nhiên, khi tiến hành nó sẽ nhanh như chớp ngang đầu, bởi hàng hàng lớp
lớp dân chúng cuồng cuộn nổi dậy cùng với họ giật sập chế độ cộng sản.
Bước đầu có nhiều nguy hiểm, tuy nhiên cuộc kháng cự của CS sẽ là không
quá mạnh. Một phần lo chạy lấy thân, một phần vì không còn thiết tha gì
với chế độ. Đặc biệt, trong phương án này có nhiều thuận lợi để kết hợp
với những thành phần trong phương thức một trong việc điều hành đất
nước. Bước đi chuyển biến dễ dàng hơn và cuộc tái lập đem lại sự ổn định
cũng mau hơn.
c. Thứ ba, nước vỡ bờ
Đây là thế kết hợp giữa 2 và 3. Gọi là thế kết hợp vì điểm 3, không thể
tự mình đứng ra khởi công, nhưng phải liên hoàn với 2. Trong tình thế
của VN hôm nay, từ thù trong cho đến giặc ngoại, buộc chúng ta phải dự
trù cho một cuộc tổng nổi dậy để cứu nguy đất nước. Phương thức này có
thể song hành, liên kết với phương thức thứ hai. Đây là một phương án
nghiêm chỉnh cần phải được đặt ra để thực hiện hơn là câu chuyện xuông.
Tuy nhiên, vấn đề quan yếu nhất chính là vấn đề nhân sự có khả năng thu
hút sức mạnh quần chúng để làm cuộc nổi dậy.
Lợi thế. Đây chính là một điều mà người dân Việt và rất nhiều đảng viên
CS tại Việt Nam đang trông chờ. Bởi lẽ sự kết hợp giữa 2 và 3 không chỉ
là điểm tựa, là cầu nối nhưng còn là sự bảo đảm hữu hiệu cho các cuộc
biểu tình liên tục và kéo dài ở trong nước có cơ hội phát triển và bùng
nổ. Là điểm tựa, là cầu nối thúc đẩy những nhóm quân sự ở Việt Nam mạnh
dạn hơn trong việc tiến hành cuộc chỉnh lý thay đổi toàn bộ cơ cấu hiện
tại. Và đây có lẽ cũng chính là những điều mà giới lãnh đạo Tây phương
đang nhắm đến trong những lời tuyên bố mạnh mẽ của họ. Bất lợi. Sự sợ
hãi, lưỡng lự không dám dứt khoát của những nhân vật này để có sự bắt
đầu cũng là một trở ngại lớn.
Tóm lại, muốn củng cố sức mạnh dân tộc và dồn toàn lực để cứu quốc, buộc
chúng ta phải thực hiện được một trong ba phương thức trên càng sớm
càng tốt. Đây là một giải pháp khả dĩ đem đến ổn định cho Việt Nam và
biển đông trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu chúng ta và thế giới tự do mong chờ giải pháp này để đem
đến ổn định cho Biển Đông, thì TC sẽ là quốc gia duy nhất không muốn có
sự thay đổi như thế ở Việt Nam. Trái lại, họ chỉ muốn bảo vệ chế độ CS
và áp đặt mọi phe phái trong chế độ này ngồi vào bàn hội nghị song
phương với họ trong cuộc biển động. Theo đó, họ sẽ gia tăng tối đa việc
trấn áp các phe phái mang tinh thần Việt Nam trong chủ trương thoát ách
Tàu. Nhưng nếu những đột biến này xảy ra, khả năng Trung cộng đổ quân
vào Việt Nam để cứu nguy cho CS là khó xảy ra. Bởi vì khi đó thay vì
giúp CSVN, TC lại tạo cho toàn dân Việt Nam khí thế chống xâm lăng. Với
khí thế ấy, TC không thể nào hưởng được cái lợi trên phần đất ấy trái
lại sẽ là thảm họa cho Trung cộng. Bởi vì chính trong lòng nội địa của
TC cũng đang chờ thời cơ để tự phá vỡ gọng kìm của cộng sản. Mỗi thế lực
của một tỉnh bang đều có nhiều khả năng phân chia thành một nước riêng
biệt như Hàn, Sở. Triệu, Ngô, Tề, Tần, Tấn xưa kia. Với cách nhìn này,
tôi cho là TC không liều mình dấn thân vào tranh chấp với cuộc thay đổi ở
VN. Nhưng sẽ tìm cách ảnh hưởng lên nó. Theo đó, nếu cuộc thay đổi đã
thành hình, thì TC không thể tham dự vào tranh chấp và việc Việt Nam bảo
vệ trọn vẹn bờ cõi, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa càng có nhiều cơ
hội để thực hiện.
02.07.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét