PHỤ LỤC & SƯU TẦM- QUỐC HỒN VIỆTNAM- P. 11
PHỤ LỤC & SƯU TẦM- QUỐC HỒN VIỆTNAM- P. 11
{ Tài liệu nhiều tập- Không hồi kết thúc! }
Cuộc sống muôn màu !
Bên trong ngôi nhà 5,3 triệu USD, nơi gia đình ông Obama sẽ chuyển đến khi rời Nhà Trắng
8 hours trước 711 lượt xem
Sau
chiến thắng của Tổng thống Tân cử Donald Trump, ông Barack Obama sẽ kết
thúc nhiệm kỳ Tổng thống của mình và chuyển đến sống tại một ngôi nhà
mặt tiền ở đại lộ Pennsylvania Avenue, Washington D.C. Thời kỳ sống tại Nhà Trắng của ông Obama sắp kết thúc.
Mặc dù
nhỏ hơn nơi ở hiện tại của ông Obama, ngôi nhà này vẫn là một nơi ở cực
kỳ xa hoa trong thủ đô Hoa Kỳ. Nó được xây dựng vào năm 1928 với tổng
diện tích hơn 761 m2, có 9 phòng ngủ. Ngôi nhà đã được niêm yết giá 5,3
triệu USD trước khi được đưa ra thị trường vào tháng 5.
Gia đình
ông Obama thuê ngôi nhà này từ Joe Lockhart, người từng là thư ký báo
chí của Tổng thống Bill Clinton ở Nhà Trắng. Ông Obama sẽ thuê ngôi nhà
cho đến khi cô con gái út Sasha kết thúc trung học.
Toàn cảnh ngôi nhà trị giá 5,3 triệu USD của gia đình ông Obama.
Bước ra ngoài là khu vườn xinh đẹp, thoáng mát với rất nhiều chiếc ghế để thư giãn và tắm nắng ngoài trời.
.
Nguồn :
http://trithucvn.net/doi-song/ben-trong-ngoi-nha-53-trieu-usd-noi-gia-dinh-ong-obama-se-chuyen-den-khi-roi-nha-trang.html?utm_content=buffer68f03&utm_medium=social&utm_source=facebook.com&utm_campaign=buffer
Được đăng bởi
Mai Huỳnh Mai St.8872
vào lúc
01:36
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa: Việt Nam Cộng hòa thực thi ra sao?Posted By Chinh Luan on 10 tháng 7 2014 | 12:21Trần Nguyễn Anh (TP) - Ngày 23/5/2014, tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, trả lời báo chí về việc quản lý Hoàng Sa, Trường Sa những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, Bộ Ngoại giao khẳng định “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa”. Kỳ I: Khẳng định chủ quyền Lý giải vấn đề này, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được”.
Biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: Tư liệu
Chính quyền Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1975 như thế nào? Phóng viên Tiền Phong có bài viết cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc. Kế thừa Trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 đầy biến động, Việt Nam cũng như nhiều nước khác bị thực dân đế quốc đô hộ, nhưng nhà nước phong kiến Việt Nam đã khéo léo trong việc thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là việc kế thừa văn hóa biển lâu đời của người Việt, mà bằng chứng thể hiện trên Trống Đồng Ngọc Lũ hay các di chỉ ven biển Đông cũng như các di tích khảo cổ ven bờ và các hòn đảo. Triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận sự quản lý đối với Hoàng Sa từ triều Lê với nhiều văn bản cấp quốc gia quản lý Hoàng Sa. Năm 1802 dưới thời vua Gia Long đã thiết lập Đội Hoàng Sa đã kiểm soát và khai khẩn quần đảo. Mặc dù đất nước chịu họa xâm lăng của người Pháp, nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn là nhà nước nắm giữ chính quyền, đặc biệt là sự kiểm soát chặt chẽ địa lý hành chính khu vực miền Trung nơi có kinh đô Huế. Nghị định ra ngày 15/6/1932 toàn quyền Đông Dương đã đặt Hoàng Sa thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thừa Thiên, tức là dưới sự quản lý trực tiếp của Triều đình Huế. Binh lính được đưa ra đảo đồn trú. Năm 1938 có chỉ dụ của Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại số 10, ngày 30/3/1938 về Hoàng Sa.
Tàu Nhật Tảo tham gia bảo vệ Hoàng Sa và bị chìm
Việc quản lý vẫn tiếp tục ngay cả khi phát xít Nhật chiếm đóng trái phép (Năm 1939 chính phủ Pháp đã phản đối việc chiếm đóng của phát xít Nhật). Phát xít thua trận, Hội nghị San Francisco được tổ chức với 51 nước tham dự. Điều 2 của hòa ước San Francisco năm 1951 có hiệu lực tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia từng bị phát xít Nhật chiếm đóng. Đoàn đại biểu Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và nhận được sự đồng ý của 48/51 đại biểu của các nước tham dự và tiếp tục sự quản lý hoàn toàn hợp pháp của mình với Hoàng Sa và Trường Sa. Sau năm 1954, tăng cường luật pháp Hiệp định Geneve lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, ghi: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy”. Bản Tuyên bố chung, được phổ biến rộng rãi tại miền Nam khi đó cũng ghi rõ: “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ”. Việc tổng tuyển cử thống nhất hai miền vì nhiều lý do bị trì hoãn, nhưng việc thực thi chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa luôn được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chú ý.
Khai hỏa trận Hoàng Sa. Ảnh: Tư liệu
Vấn đề hải phận đã được cụ thể hóa bằng Sắc lệnh số 81-NG của Thủ tướng chính phủ VNCH ngày 27/5/1965 ấn định hai khu vực: Một khu vực gọi là Khu vực phòng vệ trong giới hạn 03 Hải lý kể từ bờ. Một khu vực gọi là Khu vực kế cận kể từ ranh giới ngoài hải phận đến giới hạn 12 hải lý kể từ bờ. Trong khu vực kế cận, văn kiện ấn định cho quốc gia những thẩm quyền tương đương với quyền mà thỏa ước Geneve quy định cho một quốc gia ven biển, đối với vùng kế cận hải phận của mình. Năm 1969, VNCH đã thành lập một Ủy ban Liên bộ soạn thảo dự luật quy định hải phận quốc gia. Vấn đề thềm lục địa cũng nóng lên cùng với những hoạt động con thoi: Một bản tuyên cáo của Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia ngày 7/9/1967 xác định phần lòng đất và đáy biển thềm lục địa là một phần lãnh thổ quốc gia, và thuộc thẩm quyền của Chính phủ VNCH. Năm 1968, VNCH thành lập một Ủy ban nghiên cứu thềm lục địa, sau đó giao công việc lại cho Ủy ban Quốc gia dầu hỏa 2/6/1971. Ngày 13/7/1961 dưới thời Đệ nhất cộng hòa, Tổng thống VNCH đã ban hành sắc lệnh 174NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay vì tỉnh Thừa Thiên và thành lập lại quần đảo này thành xã Định Hải, quận Hòa Vang. Dưới thời Đệ nhị cộng hòa, Nghị định số 709-BNV/HC ngày 21/10/1969 của Thủ tướng chính phủ VNCH đã sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam. Tìm tiếng nói quốc tế Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) lần 1 về Luật Biển được tổ chức vào năm 1958 tại Geneve với 86 quốc gia tham dự, trong đó có VNCH. Hội nghị này đã chấp thuận bốn công ước về luật biển. -Công ước về lãnh hải và vùng tiếp cận -Công ước về biển cả -Công ước về đánh cá và bảo toàn tài nguyên sinh vật ở biển cả -Công ước về thềm lục địa Tất cả các công ước này có hiệu lực vào các năm khác nhau sau đó, với số quốc gia kết ước trung bình vào khoảng 40 mỗi công ước. Kỹ sư Trần Văn Khởi, Tổng cục trưởng Dầu hỏa và Khoáng sản của VNCH đánh giá rằng: “Hai khuyết điểm vô cùng quan trọng của các công ước này là không định được giới hạn của lãnh hải, và không định nghĩa rõ ràng về thềm lục địa”. Cuối năm 1974, sau khi Trung Quốc đánh chiếm trái phép Hoàng Sa, Đoàn VNCH cũng tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của LHQ tại Caracas ngày 2/7/1974. Hội nghị này có gần 150 quốc gia được mời tham dự. Hội nghị Luật biển tại Caracas bàn nhiều về quyền khảo cứu và khai thác tài nguyên biển. Một số nước đưa quan điểm mọi quốc gia đều có quyền khảo cứu và khai thác trong khu vực biển quốc tế miễn là tuân hành theo những quy định và điều kiện do cơ quan quốc tế ấn định. Song, người ta tính rằng vào thời điểm đó “chỉ có chưa được 10 quốc gia trên thế giới có khả năng và phương tiện khai thác”. Đoàn Việt Nam, trưởng phái đoàn VNCH là ngoại trưởng Vương Văn Bắc, ngày 30/7/1974 đã chính thức trình bày lập trường: “Chính phủ VNCH đặc biệt chú trọng đến vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên ở phần phía Nam của thềm lục địa liên hệ. Lập trường của VNCH về ranh giới thềm lục địa là phải áp dụng tiêu chuẩn khoảng cách 200 hải lý kể từ đường căn bản nhưng khi thềm lục địa rộng hơn khoảng cách trên bề rộng của thềm lục địa sẽ được ấn định ra đến cạnh ngoài cùng thấp nhất của bờ lục địa”. Chính phủ VNCH cũng bày tỏ rằng hoàn toàn ủng hộ lập trường đã được đề nghị, theo đó việc phân tranh thềm lục địa phải được giải quyết bằng những cuộc thương thuyết trực tiếp và song phương theo nguyên tắc công bằng hay mọi tranh chấp nếu có, sẽ được giải quyết bằng mọi phương cách hòa bình bởi những cơ quan tài phán quốc tế. Cũng trong hội nghị này, ngày 28/8/1974 tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc, Trưởng phái đoàn VNCH đã lên diễn đàn long trọng tuyên bố rằng: “Chính phủ VNCH không chấp nhận mọi xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bất kể trên đất liền hay khoảng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Cũng như đã có thông báo với Tổng thư ký LHQ và Hội đồng An ninh, Phái đoàn VNCH xác nhận một lần nữa rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những thành phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH”. (Còn nữa) Nguồn: Tiền Phong Nguồn:http://www.chinhluanvn.com/2014/07/chu-quyen-hoang-sa-truong-sa-viet-nam.html Cách Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền biển đảo
Trần Nguyễn Anh (TP)
– Giáo sư Nguyễn Hữu Lành trong bài nghiên cứu mang tên “Luật quốc tế
và vấn đề đánh cá trên biển” đã nhận định: “Ngày nay, thực tế người ta
nhận thấy các tài nguyên sinh vật ngày càng giảm trước sự khai thác quá
mức bằng kỹ thuật tân tiến. Vì vậy vấn đề bảo tồn các tài nguyên sinh
vật đã được đặc biệt chú ý. Mặt khác, các quốc gia đều muốn dành cho dân
chúng của mình độc quyền khai thác các tài nguyên trong vùng biển tiếp
cận và đều có khuynh hướng nới rộng phạm vi thuộc chủ quyền quốc gia”.
>> Kỳ I: Khẳng định chủ quyền
Cảnh ngư dân đánh cá ảnh của nhiếp ảnh gia Cao Lĩnh trước năm 1975
Kỳ 2: Phát triển Kinh tế Biển Bài nghiên cứu công bố năm 1974 này của giáo sư Lành cũng cho thấy quan điểm chung lúc bấy giờ đó là muốn bảo vệ được lãnh thổ, lãnh hải thì phải phát triển kinh tế, trước hết là kinh tế biển. Ông viết: “Trên thực tế, sức mạnh của quốc gia vẫn giữ vai trò quyết định cho đến khi nào trong xã hội quốc tế, quyền lợi riêng của quốc gia nhường bước cho quyền lợi chung”. Khoan dầu mỏ Theo nhà nghiên cứu về dầu mỏ, khí đốt Nguyễn Bá Liệu thì công cuộc tìm kiếm dầu hỏa ở Việt Nam có thể nói đã bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1940 ở Vịnh Quy Nhơn. Vào hồi đó, dầu hỏa đã xuất hiện và loang trên mặt nước trong vịnh. Sự kiện đó đã đưa đến việc đào một số giếng khảo sát, “tuy nhiên kết quả cho thấy lớp đá nền (basement) quá gần mặt đất và dầu hỏa được sinh ra trong một lớp bùn quá mỏng không đáng được khai thác”. Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã cho khảo sát địa vật lý ngoài khơi từ năm 1967 với 140 km đường khảo sát không từ, và năm 1968 với 657 km đường khảo sát địa chấn. Những cuộc khảo sát này đều do cơ quan Liên hợp quốc CCOP thực hiện.
Ông Nguyễn Hồng Cẩn nhận xét rằng nghề cá ở miền Nam trước 1975 rất phát triển
Cuối năm 1969, 2 công ty dầu hỏa đã chung nhau thuê công ty vật lý
Ray Geophysical và được chính phủ VNCH cho phép để thực hiện một cuộc
khảo sát địa chấn trên vùng thềm lục địa phía Nam với đường khảo sát lên
đến 8.406 km.Để phục vụ việc khai thác biển, Luật dầu hỏa đã được ban hành ngày 1/12/1970, tiếp theo đó Ủy ban quốc gia dầu hỏa được thành lập với một văn phòng thường trực để xúc tiến công cuộc tìm kiếm dầu hỏa theo luật định. Quá trình hoàn thiện luật pháp và khai thác được xúc tiến nhanh. Theo số liệu thì vào tháng 8/1973 chính phủ VNCH đã cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm trên 8 lô với tổng số diện tích là 57.223km2 cho 4 nhóm công ty Pecten, Mobil, Esso và Sunningdale. “Trong đợt này các công ty đã trả cho chính phủ một số tiền hoa hồng chữ ký là 16.600.000 USD và cam kết một số tiền đầu tư trong 5 năm tổng cộng là 59.250.000 USD. Ngoài ra các công ty còn dành một số tiền tổng cộng 300.000 USD mỗi năm cho việc huấn luyện chuyên viên kỹ thuật ngành dầu hỏa”. Tháng sáu, năm 1974, chính phủ VNCH lại cấp thêm 5 quyền đặc nhượng tìm kiếm dầu mỏ thêm 5 lô với tổng diện tích 24.380km2 cho 4 tổ hợp là Mobil, Pecten, Union và Marathon. Trong đợt này các công ty cũng trả cho chính phủ VNCH hoa hồng chữ ký là 29.100.000 USD và cam kết đầu tư trong 5 năm là 44.500.000 USD. Các thông cáo cho thấy hoạt động đào giếng bắt đầu vào ngày 17/8/1974 với giếng thăm dò Hồng I-X, giếng dầu đầu tiên được đào trong thềm lục địa Việt Nam do công ty Pecten thực hiện. “Kết quả đã tìm thấy dầu ở độ sâu 5.320 feet. Tiếp theo đó là việc đào giếng dầu Dừa I-X với sự phát hiện ra dầu và khí thiên nhiên”. Khảo sát các điều khoản trong hợp đồng đặc nhượng của VNCH, chúng ta thấy nó được dựa trên thông lệ quốc tế, tuy nhiên luôn nhấn mạnh đến lợi ích của Việt Nam cũng như quyền chủ động trong khai thác, vận hành. Các điều khoản đặc nhượng bao gồm: – Giai đoạn tìm kiếm là 5 năm và được gia hạn thêm 5 năm nữa. – Công ty thọ nhượng phải gánh chịu mọi phí tổn trong việc tìm kiếm dầu. – Sau 3 năm công ty phải giao hoàn cho chính phủ 25% số diện tích được cấp phát và sau 5 năm số diện tích phải giao hoàn là 50%. – Trong trường hợp tìm thấy dầu, chính phủ có quyền tham gia trong việc khai thác theo một tỷ lệ đã được áp dụng ở các quốc gia Trung Đông hay Đông Nam Á lúc đó. – Khoáng nghiệp nhượng tô được ấn định là 12,5%. – Thuế suất lợi tức là 55%. – Sau 5 năm khai thác, công ty sử dụng 90% công nhân Việt Nam và cấp điều hành người Việt phải là 60%. – Ngoài ra hợp đồng còn quy định các công ty thọ nhượng phải sử dụng các phương tiện và cơ sở Việt Nam trong mọi dịch vụ yểm trợ. Hiện đại nghề cá Theo nghiên cứu của các học giả thời VNCH thì chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa gắn với quyền lợi của ngư dân nhiều đời. Sử cận kim nói quần đảo có tấm bia ghi “Vạn lý Ba Bình” cả bốn năm trăm năm trước. Tờ Tia Sáng, tháng 1/1974 viết: “Theo sử thì quần đảo thuộc Việt Nam từ khoảng 1638, nếu lui về quá khứ xa xăm thì tập tục đi lấy Hải Vị ở Hoàng Sa đã có từ thời miền Nam Việt Nam là đất Chiêm. Tuy nhiên, nếu lui về thời Chiêm Thành thì chủ quyền ngư dân Lý Sơn thuộc về Việt Nam từ 1402, lúc Hồ Quý Ly thiết lập sự bảo hộ trên vùng lưỡng Quảng”.
Bia chủ quyền trên Trường Sa những năm 1960
Ngay từ những năm 1950 vấn đề phát triển nghề cá đã được chú trọng ở
miền Nam. Trên tờ báo Dân Đen số ra tháng 4/1955 có đăng bài dài với tựa
đề “Ngành đánh cá biển tại Việt Nam” khẳng định: “Số cá sản xuất tại
Việt Nam mỗi năm là: cá biển 180-200.000 tấn, cá sông ngòi: 20.000 tấn”
và kêu gọi thành lập các hợp tác xã, các hội ái hữu, phát triển kỹ nghệ
mới. Tờ báo đánh giá: “Bờ biển Việt Nam kéo dài 2.000 cây số và có thể
chia làm 5 vùng và tất cả đều là những chỗ có nhiều cá”.Tài liệu của chính quyền VNCH cho biết: “Năm 1959, Hải quân Việt Nam đã bắt được 40 ghe đánh cá Trung Quốc đưa về Đà Nẵng lưu giữ 6 tháng”. Đồng thời cho biết “Hãng phân bón Việt Nam” được thành lập và chính thức hoạt động từ 4/1959, khai thác được 20.000 tấn phốt phát tại Hoàng Sa, rồi bỏ dở từ năm 1960 do thời tiết và vận chuyển khó khăn. Trong lĩnh vực đánh cá, ngày 26/12/1972, Tổng thống VNCH ban hành sắc luật quy định lãnh hải Việt Nam về phương diện ngư nghiệp có một chiều rộng là 50 hải lý, tính từ hải phận quốc gia trở ra. Trong vùng này cấm các loại ghe tàu, thuyền bè ngoại quốc đến đánh cá, khai thác hoặc mua bán hải sản, trừ khi có giấy phép trước của chính phủ. Năm 1970, miền Nam có 317.442 ngư dân và 85.000 tàu thuyền. Trong đó 42.603 tàu có động cơ và 42.612 thuyền không động cơ. 269 thôn và 700 ấp chuyên về ngư nghiệp. 75 Hợp tác xã ngư nghiệp. 200 tàu hộ tống ngư dân. Xây dựng hệ thống hải cảng: Cảng Sài Gòn được đầu tư 11 triệu USD, Đà Nẵng 1 triệu USD, Cần Thơ 10 triệu USD. Xuất khẩu ngư nghiệp 300 triệu USD, trong khi các sản phẩm còn lại như trà, lạc, cùi dừa… chỉ 158 triệu USD. Không ai hiểu rõ ngành cá của VNCH hơn chính các đồng nghiệp ở miền Bắc. Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, ông Nguyễn Hồng Cẩn, người tiếp quản ngành thủy sản miền Nam sau khi đất nước thống nhất và là Thứ trưởng phụ trách phía Nam. Ông kể với tôi rằng khi vào Nam ông thực sự bất ngờ vì hệ thống cơ sở hạ tầng như tàu thuyền, nhà máy, thị trường tại đây. Ông nói: “Trong kháng chiến ở miền Bắc chỉ mong ước một năm xuất được 100.000 USD thủy, hải sản nhưng không bao giờ được. Trong khi đó ở miền Nam năm 1960 họ đã xuất khẩu được 21 triệu USD rồi”. Tuy vậy, trước sự gây hấn của Trung Quốc, vấn đề chủ quyền gắn liền với an ninh cho kinh tế biển được đặt ra bức thiết. Ông Trần Văn Khởi, nguyên là Tổng Giám đốc Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản – Luật biển và thềm lục địa dưới thời VNCH đã từng đưa ra nhận định trong thời điểm đó rằng: “Các tranh chấp dù song phương, cấp vùng, hay toàn cầu trong lãnh vực biển đều ít nhiều ngăn chặn nỗ lực nhằm sử dụng tối đa, khai thác tối hảo và bảo toàn hữu hiệu biển để phục vụ con người – an ninh, đánh cá, hải hành, dầu hỏa, giải trí v.v…”. (Còn nữa) Nguồn: Tiền Phong Nguồn:https://haiz00.wordpress.com/2015/08/07/cach-viet-nam-cong-hoa-thuc-thi-chu-quyen-bien-dao/VIỆT NAM SẮP CÓ ĐỔI TIỀN HAY SẮP CÓ ĐẢO CHÁNH? Như vậy, tình hình cho thấy rõ cả CA và quân đội nón cối đang có xu hướng thoát khỏi đảng. Hiện vẫn còn chưa lộ rõ chắc chắn là Nguyễn Chí Vịnh có liên kết với Trần Đại Quang để hạ bệ Đinh Thế Huynh hay TBT Trọng hay không, nhưng chắc chắn, sự đòi hỏi của đảng về lòng trung thành tuyệt đối của quân đội nón cối đối với đảng sẽ một ngày một khó thực hiện hơn. Hơn nữa, áo cơm súng ống của quân đội hiện nay là do ai chu cấp, đảng hay là Hoa Kỳ? Nếu là đảng như trong thời gian chiến tranh Lạnh, thời mà Lê Duẩn tha hồ làm mưa gió do có Liên Xô hậu thuẫn tuyệt đối về mọi mặt thì quân đội nón cối nghe theo sự lãnh đạo đảng là điều đương nhiên; còn nếu nay là do Hoa Kỳ chu cấp thì nếu Hoa Kỳ không muốn đảng CSVN tồn tại nữa, quân đội nón cối sẽ buộc phải nghe lệnh của Hoa Kỳ mà phế đảng trong chớp nhoáng. Và kịch bản cho quân đội nón cối lẫn CA rắp tâm phế đảng, có lẽ đang thật sự bắt đầu từ tin đồn đổi tiền vào cuối năm 2016. Xã hội cần phải rối loạn thì quân đội mới có thể có cớ đảo chánh phế đảng được. Nguyễn Trọng Dân Ghi chú: (*) Xin lưu ý thêm ngoài "chủ đề" bài viết là việc ông Hải con tướng Thanh mất chức cho thấy mọi dự án nâng cấp các sân bay quân sự quan trọng xung quanh cảng Cam Ranh như sân bay quân sự Phan Thiết chẳng hạn, sẽ lọt vào tay của kẻ khác. Các dự án quân sự tân trang nâng cấp các sân bay quân sự này chắc chắn có chi viện từ bộ QP Hoa Kỳ nhằm đảm bảo tiến trình quân sự hóa cảng Cam Ranh thêm thuận lợi cho mai này. Cảng Cam Ranh hiện đã và đang được tu sửa với kinh phí lên đến trên 78 triệu Mỹ kim trong bước đầu, với vốn hầu hết đến từ tổng công ty dầu khí PVN, vốn là bàn tay nối dài của Hoa Kỳ nhằm ảnh huởng lên chính trường Việt Nam. Như vậy, hành động ông Hải bị cách chức và việc tướng Vịnh ủng hộ Hoa Kỳ can dự quân sự tại biển Đông gắn liền nhau vì phù hợp với nguyện vọng của Hoa Kỳ trong tiến trình hợp tác quân sự giữa hai nước. Từ lâu, Hoa Kỳ đã muốn loại tướng Thanh vì ông tướng nón cối này có lập trường quy lụy Trung Cộng như TBT Trọng hay Đinh thế Huynh. Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/12/viet-nam-sap-co-oi-tien-hay-sap-co-ao.html Được đăng bởi Mai Huỳnh Mai St.8872 vào lúc 22:00
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/12/viet-nam-sap-co-oi-tien-hay-sap-co-ao.html
Ngân Hàng NN công bố mẫu tiền mới in từ TQ đã chuyển hết về VN để phục vụ việc đổi tiền phá sản, ngân hàng, kém hiệu quả, Kinh tế VN, sụp đổ toàn diện, ngân hàng sẽ phá sản dân ồ ạt rút tiền gửi, tránh rủi ro, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng, nợ công tăng, đổi tiền, phá sản kinh tế, sụp đổ chế độ, Sắp đổi tiền, sap doi tien, đổi tiền, doi tien, tien moi, mau tien moi, in từ Trung Quốc, Tin tức Hàng ngày, Tin tuc Hang ngay, tintuchangngay, tintuchangngayonline, giá vang do la tăng,
https://youtu.be/MiBoJAsyqwY
Đáp lễ Obama, Thủ tướng Nhật sắp thăm Trân Châu CảngThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ trở thành lãnh đạo đầu tiên nước này đến thăm Trân Châu Cảng, sau khi Tổng thống Mỹ Obama đến thăm Hiroshima hồi tháng 5.
"Tôi sẽ đến thăm Trân Châu Cảng cùng Tổng thống Obama. Đây sẽ là chuyến
thăm để tưởng nhớ những người đã khuất trong trận chiến. Tôi muốn thế
giới thấy quyết tâm của chúng tôi rằng sự khủng khiếp của chiến tranh
không nên lặp lại", Reuters dẫn lời ông Abe nói hôm nay.
Với việc thực hiện kế hoạch này, ông Abe sẽ là thủ tướng Nhật đầu
tiên thăm căn cứ hải quân Mỹ. Trân Châu Cảng là nơi Nhật đã bất ngờ tấn
công Mỹ cách đây 75 năm với hy vọng huỷ diệt sức mạnh của
Washington ở Thái Bình Dương. Việc này khiến Mỹ quyết định tham chiến và
đánh bại Nhật vào năm 1945, sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
Về phía Mỹ, Nhà Trắng cho biết chuyến thăm của ông Abe và ông Obama sẽ
cho thấy sức mạnh của hoà giải đã đưa hai cựu thù trở thành đồng minh
thân thiết nhất, liên kết với nhau bởi lợi ích chung và cùng chia sẻ các
giá trị chung.
Chuyến thăm của ông Abe diễn ra sau khi ông Obama hồi tháng 5 đến thăm Hiroshima, trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên thăm địa điểm này. Từ đây, Obama kêu gọi các nước không theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Theo chương trình, ông Abe sẽ đến Hawaii vào ngày 26-27/12 và dự
cuộc gặp thượng đỉnh cuối cùng với Tổng thống sắp mãn nhiệm Obama.
Trận đánh bất ngờ vào Trân Châu Cảng 75 năm trước Khánh Lynh Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dap-le-obama-thu-tuong-nhat-sap-tham-tran-chau-cang-3509059.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking
Ngày 7/12/1941, hải quân và không
quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ Mỹ tại Trân Châu Cảng,
Hawaii khiến Mỹ thiệt hại nặng nề và quyết định tham gia Thế Chiến II.
7h55 sáng ngày 7/12/1941, hải quân và không quân Đế quốc Nhật Bản bất
ngờ tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii. Ảnh: Library of Congress.
Chỉ
trong vòng hai giờ, đợt tấn công phá hủy 4 tàu chiến và gần 190 phi cơ,
gây hư hại 4 tàu, làm hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng, khoảng 1.200 người
bị thương.
Đây là hình ảnh được cho là quả bom đầu tiên Nhật Bản thả xuống Trân Châu Cảng. Ảnh: AP.
Trong bài phát biểu trước quốc hội một ngày sau đó, tổng thống Mỹ khi
đó là Franklin D. Roosevelt gọi ngày 7/12/1941 là "ngày sẽ sống mãi
trong nỗi ô nhục".
Trong ảnh là căn cứ không quân Hickam Field. Các oanh tạc cơ Nhật Bản
ngăn Mỹ phản công bằng cách vô hiệu hóa máy bay tại đây. Ảnh: Bettmann Archive.
Ngay sau đó, quốc hội Mỹ tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản. Ngày
11/12/1941, Đức và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ. Mỹ chính thức tham gia
Thế Chiến II.
Khói bao trùm tàu USS Arizona khi nó bị nghiêng và chuẩn bị chìm. Ảnh: AP.
Phi cơ B-17E hạ cánh ở Hickam Field. Căn cứ này chịu tổn thất nặng nề về cả quân nhân và máy bay. Ảnh: Universal History Archive.
Trận Trân Châu Cảng được coi là một trận thắng lớn đối với Đế quốc Nhật
Bản. Sau đó, Đế quốc Nhật Bản tấn công chớp nhoáng Hong Kong,
Singapore, Myanmar, Philippines, bán đảo Mã Lai và New Guinea.
Tàu cứu hộ tìm cách cứu một thủy thủ trên tàu USS West Virginia đang bốc cháy. Ảnh: Library of Congress.
Tháng 9/1945, Thế Chiến II kết thúc không lâu sau khi Mỹ thả bom nguyên
tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima, ngày 6/8/1945, và
Nagasaki, ngày 9/8/1945. Nhật Bản chính thức đầu hàng ngày 15/8/1945.
Trong ảnh, người dân Mỹ tập trung tại Quảng trường Thời đại, New York,
theo dõi thông tin thiệt hại trong trận Trân Châu Cảng. Ảnh: AP.
Như Tâm
Nuồn: http://vnexpress.net/photo/tu-lieu/tran-danh-bat-ngo-vao-tran-chau-cang-75-nam-truoc-3509720.html?utm_source=home&utm_medium=box_anh_home&utm_campaign=boxtracking Xem thêm: PHỤ LỤC & SƯU TẦM- QUỐC HỒN VIỆTNAM- P. 12 { Tài liệu nhiều tập- Không hồi kết thúc! } http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/12/phu-luc-suu-tam-quoc-hon-vietnam-p-12.html |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét