Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

PHỤ LỤC & SƯU TẦM- QUỐC HỒN VIỆTNAM- P.5

PHỤ LỤC & SƯU TẦM- QUỐC HỒN VIỆTNAM- P.5

BIỂU TƯỢNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
PHỤ LỤC & SƯU TẦM- QUỐC HỒN VIỆTNAM- P. 5
{ Tài liệu nhiều tập- Không hồi kết thúc! }


Thứ Sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2016

Việt Nam Cần Chuẩn Bị Chiến Tranh!

be9cf04a295f5413540f6a7067008f7f

Việt Nam Cần Chuẩn Bị Chiến Tranh



Dân Việt News – Tình hình Biển Đông mỗi ngày mỗi căng thẳng, phức tạp rất dễ bùng nổ thành một cuộc chiến nên chúng ta cùng bàn luận với nhau để tìm lối thoát cho dân tộc Việt Nam chúng ta, một dân tộc đã hứng chịu quá nhiều đau thương trong thế kỷ vừa qua vì các mưu đồ của các cường quốc. Trước khi tìm đi tìm một lối thoát, chúng ta nên bỏ ngoài tai những lời tuyên truyền của các cường quốc mà cần tìm hiểu để biết các cường quốc mưu đồ cái gì ở Biển Đông.1.- Biển Đông: Là một vùng biển nằm về phía Đông của Việt Nam, Phía Nam của Trung Quốc, phía tây Phi Luật tân, rộng 3.500.000 km vuông có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vùng này được xác định có một trữ lượng dầu mỏ khoảng 28 tỷ thùng và trữ lượng khí đốt là 7.500 km khối, chính là lý do thúc đẩy lòng tham của các đại Hán vào 50 năm trước nên các đại Hán đã vẽ ra cái bản đồ lưỡi bò để tìm đủ mọi cách chiếm đoạt.
Nếu các đại Hán đến Hoa Kỳ trong tháng vừa qua để nhìn thấy 2 công ty Sandridge Energy inc. và Penn Virginia Corporation là 2 công ty khai thác dầu trên đất liền khai phá sản thì các đại Hán sẽ hiểu được tiền nhân của các đại Hán đã đặt lòng tham không đúng chỗ và trời không giúp kẻ gian vì khai thác dầu ở độ sâu 5,000 mét ở Biển Đông vào thời điểm ngày nay là… lỗ nặng.
Vậy thì Biển Đông còn có cái gì khác hơn để hấp dẫn lòng tham của các đại Hán ngày nay mà các đại Hán dám giữ nguyên ý định chiếm hữu để trở ngại lưu thông 1 vùng biển có lưu lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ đô mỗi năm tấp nập đứng thứ nhì thế giới, làm đụng chạm đến các nước trong vùng và các cường quốc liên quan?
2.- Mưu đồ của Trung Quốc: Trung Quốc sợ nhất là 2 quốc gia nhỏ nhưng thiện chiến nằm sát nách mình là Việt Nam và Triều Tiên nên mưu đồ của Trung Quốc là xé hai quốc gia thành 4 nước nhỏ và trang bị tận răng cho Bắc Việt Nam và Bắc Triều Tiên dùng người của 2 quốc gia này đánh xuống miền Nam để diệt chủng và làm suy yếu 2 quốc gia này.
Riêng Việt Nam, nhờ thành công trong việc gài được tên chệt tình báo Hồ Tập Chương và tô son trét phấn cho nó thành cha già dân tộc Việt Nam là Hồ Chí Minh nên Trung Quốc đã thành công trong việc diệt chủng được 6 triệu dân Việt bằng 2 đợt.
– Đợt thứ 1: Gây nên nạn đói năm Ất Dậu làm diệt chủng được 2 triệu dân Việt
– Đợt thứ 2: Xô đẩy dân Việt vào những trận chiến không cần thiết làm diệt chủng được 4 triện dân Việt.
Nếu trong nay mai chính quyền cọng sản Việt Nam tìm được thêm những chứng cớ chính Trung Quốc rải chất độc dọc bờ biển Miền Trung Việt Nam thì đó là là việc mở màn cho đợt diệt chủng thứ 3 cho toàn dân Việt để Hán hóa số còn lại trước khi biến Việt Nam thành 1 tỉnh của Trung Quốc
Theo những bài báo mà tôi đọc được cho thấy Trung Quốc hiện là nước đang dự trữ nhiên liệu và quân dụng nhiều nhất thế giới. Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh. Chiến tranh với ai? xin trả lời :
Trung Quốc đang chuẩn bị chiến Tranh với Việt Nam vào năm 2020 nếu Việt Nam không chịu thi hành mật ước Thành Đô để biến Việt Nam thành 1 tỉnh của Trung Quốc. Mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ là Diện nhưng Điểm chính là Việt Nam vì khi Việt Nam thành 1 tỉnh của Trung Quốc thì Biển Đông dĩ nhiên không cần nói cũng là của Trung Quốc.
3.- Mưu đồ của Hoa Kỳ: Mưu đồ của Hoa Kỳ là hạ bệ và chia Trung Quốc thành 5 nước nhỏ để tiếp tục làm bá chủ toàn cầu lãnh đạo thế giới nhưng Hoa Kỳ không bao giờ dám khai chiến với Trung Quốc vì tài sản của Hoa Kỳ đang đầu tư rất nhiều ở Trung Quốc.
Hoa Kỳ đang dùng Biển Đông để dụ Trung Quốc khai chiến với bất cứ quốc gia nào ở Đông Nam Á nhất là với Việt Nam để có cớ lôi kéo các quốc gia liên quan vào giúp một tay và theo đóm ăn tàn thực hiện mưu đồ chia nhỏ Trung Quốc của mình.
4.-Mưu đồ của Do Thái: Thoạt nhìn không thấy Do Thái có liên hệ gì với Biển Đông nhưng phân tích sâu mới thấy được Do Thái là nguồn gốc tạo ra cuộc khủng hoảng ở Biển Đông (1) vì các nhà tư bản Do Thái tại Hoa Kỳ và tại Trung Quốc đang kiểm soát hai lãnh vực truyền thông và tài chánh tại Hoa Kỳ và cả tại Trung Quốc. Hay nói cách khác là đang điều khiển cả Hoa Kỳ và Trung Quốc để thực hiện mưu đồ của mình. Vậy mưu đồ của Do Thái là gì?
Mưu đồ thứ 1: Dùng Trung Quốc tạo căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông làm các nước ở châu Á lo sợ mua vũ khí của Hoa Kỳ chạy đua vũ trang để các tập đoàn tư bản tài chánh Do Thái sản xuất vũ khí ở Hoa Kỳ kiếm tiền.
Mưu đồ thứ 2: Dùng Trung Quốc phá nát vùng Đông Nam Á để tạo một địa điểm đầu tư lý tưởng cho tập đoàn tư bản tài chánh gốc Do thái ở Hoa Kỳ bỏ tiền vào đầu tư.
Tóm lại các cường quốc đều muốn có một trận chiến xảy ra ở Đông Nam Á để thực hiện mưu đồ của mình mong kiếm lợi. Trong những mưu đồ này thì mưu đồ của Trung Quốc được đánh giá là nham hiểm độc ác nhất.
Trung Quốc sẽ giành được lợi lớn khi chiếm được Việt Nam và Biển Đông nhưng nếu đảng CSVN không chịu giao nước Việt Nam cho Trung Quốc và xảy ra chiến tranh thì Trung Quốc sẽ là nước bị thiệt hại nhiều nhất. Đúng là tham thì thâm vì xác xuất chiến tranh do tranh chấp Biển Đông đang được các chuyên gia đánh giá là “không thể tránh được”.
5.- Tại sao đảng CSVN không chịu thi hành mật ước Thành Đô.
Đảng CSVN thỏa thuận với Trung Quốc ở Thành Đô là kế hoãn binh vì Liên Xô sụp đổ mất nguồn yễm trợ mà Trung Quốc vẫn đánh phá không ngừng phía Bắc Việt Nam. Nay đảng CSVN chỉ cần hô lên một tiếng là có nguồn yễm trợ từ Mỹ và Nhật nên đó là cơ hội rất lớn để “say no”.
Mọi người Việt Nam, nhất là những người đã từng cầm súng giữ nước, đều biết địa hình núi rẽ quạt đã giúp cho dân Việt Nam giữ nước mấy ngàn năm nay đánh bại bất cứ tên xâm lược nào dù hùng hỗ cỡ nào. Tên xâm lược Trung Quốc chỉ là loại nhí.
6.- Tại sao Trung Quốc chịu thiệt hại nhiều nhất khi xảy ra trận chiến vì Biển Đông.
Tôi có đọc một bài báo của một cô em nào đó ở Hà Nội nói địa trục của Trung Quốc tựa cái bánh Hamburger dễ bị chuồi ra nên nước Trung Quốc rất khó giữ yên. Là quân nhân tôi lại nhìn thấy cả bốn phía nước Trung Quốc đều bị hở không thể phòng thủ được khi bị tấn công và nội loạn trong nước đang chực bùng lên khi có một mồi lửa.
Phía Đông nước Trung Quốc bị họa ngọn gió Nồm từ biển Hoa Đông nên cả miền duyên hải rộng dài của Trung Quốc, vùng sản xuất, là mục tiêu dễ thực hiện Hỏa Công. Chỉ cần vài chiếc tàu nhỏ với vài triệu khinh khí cầu chứa chất cháy là đủ gây cho Trung Quốc nạn đói.
Phía Tây, chính quyền Trung Quốc có trang bị vài chục quả bom nguyên tử đã gắn sẳn ngòi nổ tại chỗ (các đập nước, nhất là đập Tam Hiệp), Chỉ cần vài chiếc máy bay đến tháo giùm các ngòi nổ, thực hiện Thủy Công, là đủ gây lụt lội thúc đẩy lòng căm phẩn cho dân Trung Quốc nổi loạn.
Phía Bắc nước Trung Quốc là bình nguyên vùng đất lợi thế cho kẻ thù Trung Quốc tiến công, Thiết vận xa chạy dễ dàng mỗi ngày 100 km vào Bắc Kinh không gì cản trở nổi.
Phía Nam của Trung Quốc là núi non hiểm trở, vùng đất Trung Quốc đã bao lần tìm cách chiếm đoạt và bị đẩy lui, nay lại mon men mưu mô thực hiện thêm lần nữa.
Cả thế giới ngày nay đã nhỏ lại, các quốc gia cần dựa vào nhau trong bình đẳng để tiến lên. Tư tưởng đại Hán, âm mưu xâm lược đều đã lỗi thời. Nếu Trung Quốc không thay đổi cách nhìn và lối đối xử với quốc tế mà tạo chiến tranh thì Trung Quốc đã tạo cơ hội cho Hoa Kỳ thực hiện mưu đồ của mình: Chia Trung Quốc thành 5 nước nhỏ.
7. Phần việc của đảng CSVN hiện nay
Phần việc của đảng CSVN hiện nay là phải chuẩn bị chiến tranh, chuẩn bị chiến tranh không phải để đi xâm lược hoặc để gây chiến mà để cho kẻ thù thấy Việt Nam khó nuốt mà ngừng tư tưởng xâm lược nên ta có hòa bình.
4 năm nửa đủ dài cho đảng CSVN giăng thiên la địa võng ở biên giới phía Bắc để đợi đoàn quân xâm lược, thanh toán lũ nội tuyến tình báo Hoa Nam, dọn dẹp những đóa hoa China mong nở trong lòng nước Việt Nam và thay đổi chiến lược “không cấu kết với nước này để chống lại một nước khác” thành “làm bạn với nước xa dè chừng với nước gần” để tìm kiếm đồng minh mà giữ nước.
Đảng CSVN cũng nên bỏ tiền ra trang bị thêm vũ khí của Mỹ để dằn mặt mầy anh Tàu Khựa, làm 1 cuộc đảo chánh thiệt được là tốt nếu không thì làm 1 cuộc đảo chánh giả để có cớ mà “say no” với mật ước Thành Đô. Có được hòa bình thì con em chúng ta khỏi đổ máu đất nước chúng ta không bị tàn phá nhưng chiến tranh thì có vẽ tốt hơn, cơ hội giành luôn Biển Đông và có thể dành luôn cả Lưỡng Quảng khi Trung Quốc bị chia thành nhiều nước.
Đảng CSVN thoát Trung được thì cũng giống con đĩ thoát được tay thằng ma cô. Đảng CSVN nên về trét phấn tô son lại để ngạo nghễ với nhân dân 1 nụ cười. Nhân dân Việt vốn hay cười, Người Việt Hải Ngoại là dân Việt cũng có tính hay cười. Họ sẽ nở nụ cười và tha thứ mọi lỗi lầm xưa của người cọng sản để xây dựng lại nước Việt Nam.
Nào ai ngờ nụ cười của dân Việt Nam khởi nguồn từ nụ cười của TT Barack Obama, nụ cười của ông ta không đẹp bằng nụ cười của của ông Ấn Độ trong kem đánh răng Hynos ở Sàigòn ngày xưa nhưng lại đem niềm tin cho toàn dân Việt Nam có được một con đường thoát được bàn tay của kẻ thù truyền kiếp lắm mưu nhiều kế. Nụ cười của ông Obama không thể định giá.
Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh

  Breaking News

Tâm tư người Việt trước vận nước gian nguy.
 Tuongniem-19-1-2014-09-danlambao-890x395

Dân Việt News – Nhà cầm quyền Việt Nam gắn bó với Trung cộng (TC), VC bị ràng buộc bởi 16 chữ vàng! Ngược lại, VC luôn hô hào căm thù “Đế quốc Mỹ”. Thế mà, khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama công du Việt Nam để củng cố chính sách xoay trục sang châu Á; muốn thắt chặt mối quan hệ về an ninh với Việt Nam là một đối tác có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Phải chăng, bị sức ép nặng nề của TC, đã làm cho nhà cầm quyền Việt Nam từ thù hận Mỹ lại quay ngược 180 độ, thế là Việt-Mỹ ký kết hàng loạt hợp đồng, thoả thuận giữa các doanh nghiệp trong chuyến thăm Việt Nam của TT Obama?. Trong khi đấy, “Tâm tư người Việt trước vận nước gian nguy”, người Việt chỉ nghe theo lý trí và tình cảm trong sáng của mình là sắt son bảo vệ đồng bào và quê hương.
Trong bài viết này, dân tôi dùng chữ VC để chỉ kẻ hay chế độ: Tam vô, tham lam, tăm tối!. Vì sao dùng chữ VC, xin thưa, cụm từ: “Việt Nam Cộng sản” đồng bào đã gọi vắn tắt là Việt Cộng và viết tắt là VC, bằng cách lấy hai chữ Việt và Cộng là đủ hiểu; chữ VC còn trùng hợp với cách gọi của người Âu-Mỹ, họ gọi: “Vietnamese Communist” cũng viết tắt là VC. Vì vậy, nếu chúng ta dùng chữ VC sẽ gọn gàng, thông dụng mà nghĩa vẫn đầy đủ. Cũng vậy, Tàu cộng hay Trung cộng, dân tôi sẽ viết là TC.
Lời phát biểu của TT Obama khi viếng thăm Việt Nam, đã gây cho đông đảo người Việt xôn xao vì hâm mộ. Điều đó, đã thôi thúc dân tôi xem lại lời phát biểu thâm thúy của TT Obama, quả là có nhiều điều đáng lưu ý. Để bài viết không làm phiền độc giả vì quá dài, hôm nay, dân tôi chỉ nêu 2 điều:
a- Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, để hình thành bản Tuyên ngôn độc lập cho mình. Trong đấy, có ẩn ý là VC lại không thực thi theo “Bản Tuyên ngôn Độc lập” ấy và VC không biết hay cố quên lời của Tổng thống Abraham Lincoln đã tuyên bố “The Government of the people, for the people and by the people” (Chính phủ là của dân, chính phủ lo cho dân và chính phủ bởi dân mà có). Còn ẩn ý khác mà TT Obama ngại nói ra sự thật là ông Hồ là kẻ đạo văn?!
b- TT Obama nhắc đến 2 câu thơ của Việt Quốc công Lý Thường Kiệt (1019-1105):
“Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư”
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư” 
TT Obama đã thẳng thắn nhắn nhủ Trung cộng đừng hung hăng quen thói: “nước lớn ăn hiếp nước nhỏ” và nhắc nhở người Việt ghi khắc lời hào hùng của tiền nhân mình là Lý Thường Kiệt, để noi gương gìn giữ quê hương mình được toàn vẹn.
 Ngoài ra, dân tôi còn nghĩ TT Obama có lẽ đã biết rằng trước đây không lâu, VC đã manh tâm muốn bỏ môn học Việt sử, bởi vì tối tăm nghe theo chỉ thị của thiên triều (TC) nên nhỏ nhẹ bảo VC đừng xem nhẹ tiền nhân?!.
Vì sao TT Obama nhắc đến bài thơ “Nam quốc sơn hà”, vì những chiến công lẫy lừng:
– Ngô Quyền diệt quân Nam Hán ở Bạch Đằng Giang vào tháng Chạp Mậu Tuất (31-12-938).
– Hưng Đạo Vương đánh tan tác 50 vạn quân Nguyên (Tàu) vào tháng 5 năm 1285.
– Vua Quang Trung đánh đuổi trên 20 vạn quân Thanh (Tàu) tại thành Thăng Long vào đầu Xuân Kỷ Dậu (1789).
 Nhưng các chiến công hiển hách ấy, quân Đại Việt diệt giặc ngoại xâm trên quê hương mình, chỉ có Đại nguyên soái Lý Thường Kiệt (mời xem link số 1, ở ghi chú) đem quân diệt giặc trên đất Tống (Tàu); trước khi phạt Tống, ông cho bá cáo “lộ bố văn” (bài văn nói rõ lý do đánh Tống), cho dân Tống biết lý do phạt Tống lần này là trừ chính sách sai lầm của Vương An Thạch để giúp dân Tống. Vì vậy, quân Đại Việt viễn chinh lúc bấy giờ được sự ủng hộ cả nhân dân Việt và Tống, nên quân ta chiến thắng giòn giã: Ngày 30-12-1075, chiếm thành Khâu Châu, ngày 2-1-1076, hạ thành Liêm Châu (Quảng Đông)…
Việt Quốc công của Đại Việt là một chính trị gia kiệt xuất, nếu Khổng Minh thời Tam-Quốc còn sống, chắc chắn phải bái phục Lý Thường Kiệt, vì Khổng Minh 6 lần xuất quân (lục xuất Kỳ Sơn: năm 228 đến 234) đánh Ngụy, Khổng Minh đều bị  thất bại, vì không biết dùng mưu lược tài tình như thế?! Tưởng cũng cần ghi lại toàn bài thơ “Nam quốc sơn hà”:
Nguyên văn – Nghĩa là
Nam quốc sơn hà nam đế cư – Phương Nam là đất của vua Nam
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư – Khẳng định “Sách Trời” ghi rõ ràng 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm  – Nếu giặc hung hăng qua quấy nhiễu 
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư  – Lẹ làng đánh đuổi, chốc tiêu tan. 
Tiền nhân Lạc Việt đã hào hùng và sắt son bảo vệ Tổ quốc, thì ngày nay hậu duệ người Việt lẽ nào lơ là trước cảnh “Tổ quốc lâm nguy”?!.
Trong thời gian TT Obama công du Việt Nam từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2016, được đông đảo người Việt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn nồng nhiệt đón chào. Được vậy, là do TT Obama giao tiếp hài hòa, bình dị mà còn yếu tố cốt lõi là người Việt hận bọn bá quyền, độc địa TC đã chồng chất, nên mới thể hiện mạnh mẽ tâm tình của mình khi có dịp. Cho nên, khi Chủ tịch TC là Tập Cận Bình đến Việt Nam vào cuối năm ngoái, nhà cầm quyền Việt Nam đã hô hào dân chúng đón chào, thì dân chúng lại đả đảo họ Tập khắp nơi?!. Chẳng những vậy, mà các giới chức VC (dù cấp cao hay thấp) dân chúng cũng ngán ngẩm không muốn nói là khinh khi ra mặt! Do đấy,Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thấy rõ ràng sự thật bẽ bàng này, nên vào ngày 27-5-2016, tại Hà Nội trong buổi hội nghị thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng, ông Trọng đã thành khẩn thốt lên rằng: “Một số người có chức quyền giữ tác phong gia trưởng, phụ trách địa phương nào thì như một ông vua con ở đấy. Thậm chí có cá nhân và tập thể trù dập, ức hiếp quần chúng (2)”.
Những công phẫn do VC gây ra, như: “ức hiếp quần chúng”; “dâng hiến đất đai, biển đảo của ta cho giặc Tàu”, “Hơn 4.000 tàu cá Việt Nam gặp nạn với hơn 2.300 ngư dân thương vong, mất tích trên biển chỉ trong hơn hai năm qua (3)”; “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian(4)?!. Riêng vụ xả độc của Formosa, không biết bao nhiêu Ngư dân Việt Nam lại ngẫu nhiên bị khó khăn, điêu đứng?! Thế mà, VC cả hai tháng qua vẫn loanh quanh không cho biết sự thực về thảm họa này, phải chăng VC đã nhận tiền hối lộ của Formosa hay tác giả gây ra nhiễm độc biển miền Trung, chính chủ nhân là TC nên VC mãi ấm a ấm ớ?! Thật là:
“Biển Đông hải sản biết bao  
Cá tôm chết sạch, nghẹn ngào Ngư dân!”… 
VC đã/đang gây nước nhà và đồng bào điêu đứng, khiến cho “Tâm tư người Việt trước vận nước gian nguy” phải tự lo toan cho chính mình và quê hương mình. Thế nên, người Việt cả trong và ngoài nước phản ứng mạnh mẽ và đây là một trong những điều mà chính VC vô tình đã/đang thôi thúc toàn dân Việt Nam không thể im lặng mà phải đấu tranh để bảo vệ xứ sở của mình.
Mong hồn thiêng sông núi phù trì cho nước Việt, như danh tướng Do Thái (Israel) là Moshe Dayan sang thăm Việt Nam vào năm 1973, sau khi quan sát tình hình đã khẳng định rằng: “Muốn thắng Cộng sản, phải để cho Cộng sản thắng trước” và nhà chiến lược Nguyễn Trãi đã bảo rằng: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
Ngoài ra, dân gian có sấm truyền rằng:
“Chừng nào cá nổi lên trên
Đồng khô hồ cạn, búa liềm ra tro (*)”
“Cá nổi lên trên”, đấy là ven biển 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình…) miền Trung, cá chết đã nổi lên trên mặt nước. Hiện nay, sông hồ ở Việt Nam đang bị khô cạn: Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội nước khô cạn, Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt nước cũng khô cạn. Đồng bằng sông Cửu Long bị khô khốc, sông Cửu Long đang cạn dòng?! Có phải lời sấm đã ứng nghiệm “Đồng khô hồ cạn, búa liềm ra tro?!” mà “búa liềm” là biểu tượng của Cộng sản hay VC.
Ngày 7-6-2016
Nguyễn Lộc Yên
_____________
Ghi chú: Các link dưới đây, nếu độc giả muốn xem toàn bài đã tham khảo, mời click vào link.
(*)- Tương truyền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), đã để lại câu sấm từa tựa với câu sấm dân gian vừa thượng dẫn:
  “Chừng nào đá nổi lông chìm.
Đồng khô hồ cạn búa liềm ra tro”.
Câu sấm này, đã được nhiều người bàn rằng: đá chỉ về Tưởng Giới Thạch, lông chỉ về Mao Trạch Đông. đồng chỉ về Phạm Văn Đồng và hồ chỉ về Hồ Chí Minh, khi những kẻ này mất thì búa liềm ra tro. Giải câu sấm cho đúng với ý của nhà tiên tri thì rất khó, vì “Thiên cơ bất khả lậu” nên giải sấm không phải dễ dàng, đôi khi sự giải thích có thể còn mơ hồ hay bị ngộ nhận!.




Việt Nam cần phải chuẩn bị chiến tranh!
" Muốn hòa bình- Phải chuẩn bị chiến tranh ".Đó là phương châm của QL.VNCH

Việt Nam là ngòi nổ chiến tranh thế chiến thứ III tại Châu Á TBD
Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), quần đảo Trường Sa.

Một cuộc chiến tranh có khả thi dẫn đến thế chiến thứ III,mà Việt Nam CS chính là ngòi nổ chiến tranh bùng phát giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đang tranh chấp quyền lợi kinh tế,bằng sức mạnh quân sự, để tạo ảnh hưởng cho vị trí số 1 toàn cầu của Mỹ,đang trong thời kỳ kinh tế Hoa Kỳ suy thoái,và mắc nợ Trung Quốc.Đây là thời điểm thuận lợi,để Trung Cộng-Đảng CSTQ- dứt điểm và hắt cẳng Mỹ ra khỏi vùng Biển Đông Á/TBD.Và để lập một khu vực:"Kinh Tế Định Hướng XẢ Nghĩa" của Cộng Sản dân tộc cực đoan TQ,làm bá chủ Đông Nam Á/TBD;thay thế cho khối tự do mậu dịch tư bản Asean,và khối mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP của Hoa Kỳ.Chiến tranh Kinh Tế toàn cầu sẽ xẩy ra không ngoài ý nghĩa Thế Chiến Thứ III sắp hình thành tại Biển Đông Á/TBD
     Trong chiến tranh, Việt Nam là tiền đồn chống cộng, be bờ Cộng Sản TQ tràn  biển ĐNÁ,đã làm cho Hoa Kỳ thất bại,rút quân và để lại hậu quả: bất ổn an ninh trật tự trong vùng có tranh chấp chủ quyền biển đảo,đưa đến sự mất tin tưởng vào lãnh đạo ổn định khu vực của đồng minh Hoa Kỳ.Và nay cũng chính Việt Nam là điển xuất phát,có đầy đủ dữ liệu và chất liệu hàm chứa bên trong của nó,có thể là nguyên nhân đem lại sự ổn định,trật tự và hòa bình cho khu vực Đông Á/TBD,nếu đem nó ra mổ xẻ và giải quyết dứt điểm vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng con dao mổ của LHQ:Thi hành H Đ Paris/73 và Hội Nghị Sanfranccisco,theo Hiệp Ước Pháp Thanh.Và trả lại Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam- Không có bất cứ nước nào tranh chấp chủ quyền với Việt Nam,được quyết định bởi những công ước quốc tế nêu trên,thì mới mong thoát ly vòng kiềm tỏa của CSTQ buông tha cho CSVN,để LHQ: Quốc Tế hóa hàng hải tự do mậu dịch Biển Đông Á/TBD.
   Trung Quốc không dễ dầu gì buông tha cho Việt Nam ra khỏi khối Cộng Sản TQ và sẵn sàng dùng VNCS làm ngòi nổ chiến tranh để bảo vệ khu vực lưỡi bò 9 đoạn, chiếm 80% biển đông Á cho mục đích xăm lăng bá quyền và làm chủ biển Đông thay thế cường quốc hàng hải thái Bình Dương Hoa Kỳ Hoa Kỳ.
Và bài học gì sau 30-4-1975,qua trang mạng Youtube sau:
Âm mưu gì khi Mỹ trở lại Việt Nam lần2…!?
   Mỹ trở lại Việt Nam lần 2 với mưu lược Dân chủ hóa Cộng Sản VN theo thể chế chính trị độc tài Mafia Putin-Nga Xô- mà VNCS đồng ý với Hoa Kỳ: “Dân Chủ Định Hướng Xã Nghĩa VN”,tức là họ “ Tự diễn biến hòa bình” theo nghị quyết 36/TW-Đảng CSVN cho hòa hợp,hòa giải dân tộc để thay đổi một thể chế mới.Từ độc tài Cộng Sản chuyển sang dân chủ định hướng Xã Nghĩa,tức nữa vời Tự Do và Cộng Sản theo kiểu  Mafia Putin nặng phần kinh tế làm giàu hơn phần trình diễn chính trị,để an toàn trên bải đáp,khi cộng sản bị người dân uất lòng đứng lên lật đổ chế độ!.Người Công Sản vẫn còn dủ quyền hành sinh sát trong tay,nhưng núp dưới bong Dân chủ,Tự-Do,Nhân quyền để hành xử dân có hiệu quả hơn danh xưng cộng sản cũ,chỉ làm dân chán ghét hơn.Nên CSVN càng ngày càng than Mỹ hơn và gởi tiền cướp của dân vào ngân hang cho Mỹ cấ giùm.Đưa con cái sang Mỹ làm du sinh chuyển tiền mua cao ốc ,đất đai,trang trại và di tản có chiến thuật cho con cái,gia đình lãnh đạo ra sinh sống nước ngoài.Và dể lại Việt Nam,một đất nước tang thương cho Mỹ lảm pháo đài chống Trung Quốc vì Tự Do,độc lập chủ quyền Việt Nam, hay bán dứng Việt nam lần thứ 2 để trừ nợ thiếu Trung Quốc.Còn lãi ròng bao nhiêu là để phục hồi lại nền kinh tế suy trầm của Mỹ và cùng Trung Quốc sống chung hòa bình trên Biển Đông Á/TBD,khi được LHQ, Quốc Tế hóa tự do mậu dịch hàng hải Biển Đông,và đường lữơi bò chín đoạn vẫn trơ trơ ra đó!?,Vì Trung Quốc đã mua dứt Việt Nam rồi,còn đâu nữ Việt Nam của tôi!!?
   Đồng bào dân tộc Việt Nam đứng lên, giành quyền tự quyết dân tộc, lập lại nền Tự Do, dân chủ cho chính mình, không nên dựa hơi và ỷ lại nơi người Mỹ phản bội sẽ đem lại tự dovà hòa binh dân tộc, nếu chúng ta không tự đứng lên từ nơi té ngả của mình,thì sẽ không bao giờ có tự do và hạnh phúc tương lai cho con cháu thế hệ Mai sau!!!.Nên nhớ câu châm ngôn phản bạn Hoa Kỳ:”Không ai cho không Tự Do cho ai bao giờ!”
   Người Mỹ thật lòng trở lại Việt Nam, và tự nhận đem đến tự do,dân chủ, nhân quyền cho Việt nam,thì chớ vội tin là tự do có chính nghĩa Người Việt Quốc Gia,mà là thứ tự do giả hiệu đổi màu Cộng SảnVN do Hoa Kỳ dàn dựng,bắt tay nhau: “Diễn biến hòa bình” cho Việt Nam để đổi lấy các giếng dầu trong khu vực Hoàng Trường Sa VN.nếu Hoa Kỳ làm chủ được nguồn năng lượng chiến lược này của Việt Nam, sẽ là bá quyền Biển Đông Á/TBD,và có quyền thay đổi nền an ninh,hòa bình thế giới.Nhưng phải trải qua một cuộc chiến tranh với TQCS,mà VNCS là con cờ thí và cũng là vật xúc tác của ngòi nổ chiến Tranh tại Châ Á Thái Bình Dương!!!?
Nguồn:  http://maidayhoabnh.blogspot.co.id/2012/05/hoa-ky-tro-lai-viet-nam.html

Biển Đông: chuẩn bị chiến tranh?

2012-08-02
Hôm nay 9 ngàn tàu cá của Trung Quốc lại tràn xuống biển Đông vào ngày lệnh hoãn đánh cá của Bắc Kinh chấm dứt. Việt Nam lại gánh thêm một đòn nữa của nước láng giềng”16 chữ vàng”, sau một loạt hành động của Trung Quốc trắng trợn và ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.

Screen capture
Tàu ngầm Kilo của Nga, sẽ giao hàng cho Việt Nam vào cuối năm nay- Screen capture

Bắc Kinh đã thiết lập hệ thống hành chánh, quân sự và tư pháp cho thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Hạm đội Nam hải rục rịch tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa.  Hôm thứ ba phát ngôn viên bộ quốc phòng, đại tá Cảnh Nhạn Sanh, tuyên bố hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu thông thường đã được thiết lập tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Bộ quốc phòng Trung Quốc không quên nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại khu vực Biển Đông, và phản đối bất cứ sự can thiệp quân sự nào vào vùng này. 
chinese-thi-lang
Hàng không mẫu hạm Thi Lang của Trung Quốc - Screen capture

Một chuỗi liên hoàn

Cần nhắc lại thêm là trước đó, hôm 23 tháng 6, Trung Quốc đã gọi thầu 9 lô dầu khí ước đoán, nằm hẳn trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 12 tháng 7, 30 tàu cá Trung Quốc gồm cả tàu tiếp vận đã đến tận Đá Chữ Thập ở Trường Sa để đánh cá.  Trung Quốc làm rầm rộ cho việc thiết lập các cơ sở của Tam Sa ở đảo Phú Lâm cùng lúc với lời loan báo chuẩn bị tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa, và 26 tháng 7 thì tàu cá của Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm…
Tất cả những hành động đó cùng với cuộc ra quân đánh cá hôm nay đều nằm trong kế hoạch của một chuỗi hoạt động liên hoàn để tỏ phản ứng quyết liệt với bộ luật biển của Việt Nam được ban hành ngày 21 tháng 6.
Trong những hành động đó thì việc thiết lập các cơ sở cai trị từ cái gọi là thành phố Tam Sa là việc nghiêm trọng nhất, không khác nào một “cú đạp lịch sử” như Hà Nội từng làm với dân mình. Thử nghĩ tại sao Bắc Kinh phải rêu rao ngay việc bổ nhiệm tư lệnh quân sự và chính uỷ Tam Sa, nhất là việc xây nhà giam để nhốt ngư dân Việt Nam?  Bắc Kinh nhất quyết làm mất mặt Hà Nội là để chà đạp luật biển của Việt Nam, và cương quyết xác định chủ quyền sai trái của họ ở biển Đông.

Thách thức Mỹ

Chẳng những thế, Bắc Kinh còn có mục đích không kém quan trọng là phản ứng đáp trả những hành động của Hoa Kỳ về Việt Nam.
Hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam khởi đầu vào đầu năm, với chuyến thăm của 4 nghị sĩ, trong đó có hai nhân vật nhiều thế lực trong chính trường lưỡng đảng của Hoa Kỳ là ông John McCain và Joseph Lieberman, đến Việt Nam để thảo luận với Hà Nội về quan hệ song phương Mỹ-Việt.
viet-us-defense-mins
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ, tháng 6 2012- Screen capture
Kế đó đến lượt Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, Kurt Campbell, thăm Việt Nam và xác nhận Washington muốn nâng quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược. Sau đó, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Việt Nam hồi tháng sáu, rồi đến những chuyến thăm viếng công tác của các tàu hải quân Mỹ, và nổi bật nhất là chuyến công du sang Việt Nam và châu Á của Ngoại trưởng Hillary Clinton, với những lời tuyên bố ngụ ý bênh vực Việt Nam tuy xác định không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp biển Đông.

Phản ứng của Việt Nam

Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng mạnh về mặt ngoại giao, người dân cũng sôi sục tinh thần chống Trung Quốc bằng những cuộc biểu tình và những lời phát biểu trên hệ thống truyền thông giao tế xã hội, gọi là lề trái.
Trong khi đó thì tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã có một hành động rất ngoạn mục là tuyên bố quay lại tiếp tục thăm dò lô dầu khí ước đoán số 128, là lô bị Trung Quốc mời thầu chồng lấn cho tới lô 132. Chủ tịch Trương Tấn Sang đi Nga nói chuyện kinh tế, và từ đó có tin đồn về việc Nga có thể trở lại Cam Ranh.

Sợ mất nước hay sợ mất quyền?

Tuy nhiên những sự kiện vừa nói lại cho thấy thái độ khá lạ lùng của chính quyền Việt Nam, mà nói là lưng chừng cũng chưa đủ nghĩa.
Hà Nội đã cho biểu tình một cách đầy miễn cưỡng, trong khi Sài Gòn chỉ được một lần ngắn ngủi rồi sau đó dứt hằn. những người bị giam tù và bị hành hạ vì chống Trung Quốc cũng vẫn bị giam nhốt không nương tay, trong khi những người bất đồng chính kiến tiếp tục ra toà lãnh án nặng nề.
Ách đàn áp vẫn ám ảnh khủng khiếp khiến xảy ra vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ phong Tần. Rõ ràng là ngoài mặt, trên bình diện ngoại giao, thì tỏ ra chống Trung Quốc mạnh mẽ, nhưng bên trong vẫn nể sợ sự giận dữ của Bắc Kinh và đề phòng nghiêm ngặt đói với cái gọi là “diễn biến hoà bình”.
Người ta không hiểu được cách hành xử đó của Hà Nội. Trong khi đang cần một lòng đoàn kết, ít nhất Việt Nam cũng cần chứng tỏ toàn dân mình sôi sục chống Trung Quốc xâm lược dưới mọi hình thức và sẵn sàng hy sinh như giới truyền thông yêu nước “lề trái” ở trong nước vẫn thường đòi hỏi.
Nếu trước đây nói là phải trấn áp công luận để vuốt ve Trung Quốc và giải quyết ngoại giao hoà bình, thì người dân nghe đã khó lọt tai nhưng còn miễn cưỡng tìm hiểu; nay đã ở vào thế không thể lùi bước nhưng Hà Nội vẫn khống chế người dân thì để làm gì?
Khó lòng giải thích được gì hơn rằng đó là sự bối rối mất phương hướng về chiến lược, vì dùng dằng giữa lợi ích chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và lợi ích thống trị của đảng cầm quyền.

Nước ngoài còn lưỡng lự

Trong khi đó trên bình diện quốc tế, MátX-Cơ-Va đã cải chính lập tức những điều mà tướng Tư lệnh hải quân Nga Vikttor Chirkov nói vào hôm Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đến thủ đô Nga ngày 26 tháng 7. Tướng Chirkov nói là “Nga đang tìm cách để hải quân Nga đồn trú ở  những căn cứ tại nước ngoài trong đó có Việt Nam, Cuba và Seychelles”.
Ngay hôm sau bộ quốc phòng vội vã cải chính là ông tướng hải quân chưa bao giờ nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với phóng viên hãng thông tấn Ria-Novosti, còn nói rằng phóng viên đã đưa tin giật gân thất thiệt.
Giới quan sát ước đoán là tướng Viktor Chirkov hẳn là đã có nói một điều nào đó về các căn cứ nước ngoài, nhưng tiết lộ kế hoạch như vậy có thể khiến Trung Quốc và nước khác có đối sách ngăn chặn, bất lợi cho Nga về ngoại giao và chính trị, cho nên bộ quốc phòng buộc lòng phải cải chính.
Dù sao chăng nữa việc Nga có thể trở lại Cam Ranh cũng là một việc có xác suất xảy ra rất thấp.
Về phía Hoa Kỳ, Washington tuy mong muốn đối tác chiến lược nhưng lại có vẻ chưa quyết định kết hợp liên minh vững chắc với Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng còn phân vân lưỡng lự.          
russ-guided-missile-ship
Chiến hạm có hoả tiễn điểu khiển đầu tiên của Việt Nam, Nga giao hàng hồi tháng ba- Screen capture
Hoa Kỳ tuồng như còn chờ xem đường lối chính sách của Việt Nam ra sao, giữa ngã ba đường; một ngã là hy sinh quyền lợi riêng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vì quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, còn ngã đường kia là quyền lợi của đảng Cộng Sản Việt Nam muốn được “muôn năm trường trị” trên dải đất Việt Nam.
Việt Nam lúc này khó lòng ngồi yên mà “phân vân” để trông chờ ở nước ngoài, mà phải siết chặt đoàn kết toàn dân để chuẩn bị một trận chiến ở biển Đông vào giữa năm tới trở đi, khi mà Bắc Kinh rục rịch dồn quân xuống trên biên giới phía bắc.  Từ giờ phút này lúc nào cũng có thể xảy ra những hành động vũ lực nhỏ lẻ của Trung Quốc để thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới. Không thể tránh khỏi đụng chạm khi Bắc Kinh cố tình tung ra những hành động ức hiếp bằng vũ lực trên biển Đông, nói là bảo vệ chủ quyền “không thể bàn cãi” để cho hằng ngàn tàu cá của Trung Quốc ngang nhiên và hỗn hào xâm phạm lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam như ao nhà của Bắc Kinh.

Vận dụng đồng minh, thu phục nhân tâm

Trong tình cảnh này Việt Nam phải vận động mọi sự trợ giúp của nước ngoài, từ Hoa Kỳ, từ Ấn Độ, từ Nhật Bản, từ Liên Bang Nga. Những nước đó đều có quyền lợi thiết yếu ở biển Đông, như Nhật Bản, Hoa Kỳ, hay quyền lợi thiết thực ở nơi đó, như Ấn Độ, Liên Bang Nga. Ngoài ra còn có
hung-dao-vuong-250
Hưng Đạo Vương với Hội nghị Diên Hồng- tranh của web vietnam.vn
Australia rất quan tâm đến Thái Bình Dương. Khi thế trận sẵn sàng thì có hy vọng mong manh là Trung Quốc sẽ chùn tay. Nhưng môt khi Bắc Kinh nhất quyết tiến tới chiến tranh, thì điều khẩn thiết và quan trọng nhất là chính quyền phải thu phục được nhân tâm, để vận dụng toàn lực quốc gia bảo vệ đất nước.
Lịch sử nhiều lần chứng minh rằng khi toàn dân một lòng và quốc gia có đủ lực lượng vũ trang hùng hậu để đương đầu thì Việt Nam thường chiến thắng,
Tuy nhiên lịch sử Việt Nam cũng từng cho thấy nhà Hồ đã làm mất nước váo tay quân Tàu khi lòng dân không quy phục, trăm họ không muốn liều thân bảo vệ ngai vàng cho những quân vương gian xảo bất chính, dù cha con Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng đều là những nhân vật tài ba xuất chúng, cơ trí hơn người.
Nguốn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/it-s-about-time-of-war-08022012135236.html


Saturday, March 7, 2015


Biển Đông: Mỹ đang thua kế Trung Quốc?


Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS) của Hoa Kỳ, có trụ sở tại Washington, đã phân tích các không ảnh về tiến độ cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông và cho biết việc xây cất đang được thực hiện ở một quy mô lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn so với những gì Hoa Kỳ đã tiên liệu. Vấn đề được đặt ra là Trung Quốc đang muốn gì?
KHÁI NIỆM VỀ CÁC ĐẢO ĐÃ BỊ CHIẾM
Từ thế kỷ 16 đến 18, các quốc gia Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp đã đi tìm các hoang đảo ở Biển Đông để chiếm giữ và khai thác. Năm 1791 một người Anh tên là Henry Spratly đã đến đá Vành Khăn và đặt cho nó cái tên là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đã bắt đầu đặt tên cho các đảo trong quần đảo Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy Island mà người Việt thường gọi đảo Trường Sa. Từ đó, tên của nhà thám hiểm Spratly trở thành tên tiếng Anh của quần đảo này. Vì thế, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy trên các bản đồ quốc tế hiện nay, các đảo trong quần đảo Trường Sa đều ghi tên bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, sau một thời gian, người Anh thấy khai thác Trường Sa không có lợi nên bỏ đi. Tháng 7 năm 1927 Pháp bắt đầu cho khảo sát Trường Sa. Họ thấy có ngư dân Trung Quốc đang đánh cá trên một số đảo. Ngày 23.9.1930 Pháp thông báo cho các cường quốc khác rằng Pháp đã chiếm quần đảo Trường Sa. Ngày 21.12.1933, Thống Đốc Nam Kỳ là Jean-Félix Krautheimer đã ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên Bang Đông Dương. Sáu năm sau, Thứ trưởng Ngoại Giao của Anh là Richard Butler tuyên bố nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên vùng Trường Sa. Việc VNCH có quyền tiếp thu quyền sở hữu các đảo nói trên hay không là một vấn đề đang tranh luận.
Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) có hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi ngầm, bãi đá và rạn san hô. Hiện nay Việt Nam đã chiếm 21 đảo, Philippines 10 đảo, Trung Quốc 7 đảo, Mã Lai  7 đảo và Đài Loan 2 đảo.
Bảy đảo do Trung Quốc chiếm là Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Cụm Đá Ga Ven (Gaven Reefs), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef). Trong 7 đảo này, Đá Chữ Thập là quan trọng hơn cả. Đó là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác với tổng diện tích hơn 110 km2, được Trung Quốc dùng làm trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa. Đảo quan trọng thứ hai là Đá Gạc Ma. Đây là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn. Đảo này đã do bộ đội của Hà Nội chiếm giữ năm 1987, sau đó đem 70 công binh của Trung Đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ Đoàn 146 ra xây dựng, nhưng ngày 14.3.1988 đảo này đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm. Năm đảo còn lại đều là rạn san hô, có đảo đa phần chìm dưới nước như Đá Vành Khăn hay chỉ lòi ra khi thủy triều xuống như Đá Tư Nghĩa.
Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Trung Quốc chỉ chiếm có 7 đảo và họ đã chiếm những đảo đó để làm gì?
 
CHIẾN THUẬT ĐÁNH CẮP BIỂN CỦA TRUNG QUỐC
Kể từ năm 1980 Trung Quốc bắt đầu tiến chiếm các đảo nói trên. Riêng Đá Vành Khăn mới chiếm năm 1995. Một số nhà phân tích cho rằng những hòn đảo mà Trung Quốc đang chiếm là những nơi Trung Quốc tin rằng có trữ lượng dầu lửa lớn. Nhưng một số nhà phân tích khác không tin như vậy. Theo các nhà phân tích này, Trung Quốc chủ trương chiếm những vị trí quan trọng trên Biển Đông để từ đó có thể khống chế cả Biển Đông. Cụ thể là ba đảo Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma Đá Vành Khăn nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa từ Tây sang Đông, có thể từ đó khống chế toàn vùng Trường Sa. Chuyên gia phân tích của tuần báo IHS Jane’s Defense đã gọi các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một chuỗi pháo đài giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả trên không lẫn trên biển. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã áp dụng những chiến thuật rất tinh vi.
Báo Huffington Post ngày 3.2.2014 có đăng bài “How to Steal the Sea, Chinese Style” (Làm thế nào để đánh cắp Biển Đông, kiểu Trung Quốc) của Llewellyn King, người sáng lập và điều hành chương trình tuần tin tức “Biên niên sử Tòa Bạch Ốc” (White House Chronicle) trên kênh truyền hình PBS. Trong bài này, ông đã nhận định về chiến thuật lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như sau:
Biển Đông có tầm quan trọng được đánh giá rất cao, là một tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất; một trong những ngư trường lớn nhất; và thềm lục địa có trữ lượng lớn dầu và khí đốt. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người đều muốn một phần của nó, nhưng Trung Quốc muốn lấy tất cả.
Thời gian qua Trung Quốc đã đưa ra yêu sách chủ quyền phần lớn Biển Đông và tung ra một bản đồ gọi là Đường Chín Đoạn (hay Lưỡi Bò) chiếm hầu hết Biển Đông và tất cả hòn đảo trên đó. Bản đồ Đường Chín Đoạn này là một sự khiêu khích tốt nhất và là một kế hoạch chi tiết cho việc sáp nhập tồi tệ nhất.
Cơ chế đánh cắp một trong những vùng biển lớn này của Trung Quốc là kiểm soát ba quần đảo: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo Đông Sa cùng một số bãi ngầm nhỏ như Macclesfield và Scarborough. Giữa ba quần đảo này là khoảng 250 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi ngầm, bãi đá và rạn san hô. Rất ít trong số này là nơi sinh sống hoặc có người bản địa. Một số bị ngập vĩnh viễn, và số khác chỉ nổi khi thủy triều thấp.
Nếu Trung Quốc tuyên bố quyền sở hữu, nước này có thể sử dụng các đảo này để mở rộng chủ quyền ra khu vực xung quanh. Đầu tiên, họ có thể tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý xung quanh mỗi hòn đảo/bãi san hô này và cũng có thể tuyên bố tiếp một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ những cái gọi là đảo này. Và thế là Trung Quốc có thể kết nối các điểm đó lại để chiếm lấy một mảng rộng lớn của Biển Đông.
Trung Quốc đã âm thầm và công khai về chiến lược của mình. Trung Quốc gia tăng mậu dịch với các bên tranh chấp; và trong một số trường hợp họ đóng góp hào phóng để phát triển cơ sở hạ tầng của các nước này, nhưng không phải trên biển Đông.
Trong những hành động khiêu khích trên biển, Trung Quốc cẩn thận trong việc sử dụng lực lượng hải giám (coast guard), chứ không dùng hải quân, khi mở rộng việc chiếm đoạt trên các quần đảo, và tiến dần từng bước để thống trị toàn bộ những gì gọi là đảo trên Biển Đông.
Llewellyn King đã đi đến kết luận:
Theo tôi, chúng ta đang chứng kiến một loại chủ nghĩa đế quốc mới từ Trung Quốc, một sự sáp nhập dần dần bất cứ điều gì họ muốn; sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng không ngừng nghỉ. Đây là một kiểu hành động của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và những nơi khác. Họ siết chặt một cách nhẹ nhàng và sau đó với sức mạnh lớn hơn, giống như kiểu quấn chết người của một con trăn”.
Các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh vũ trang, nhưng lực lượng hải quân của Trung Quốc lại phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, nước này có thừa tiền và nhân lực để làm những gì họ muốn. Chính sách “xoay trục về châu Á” của Mỹ lại thực hiện quá ít ỏi để trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc… Làm cách nào để ngăn cản được Trung Quốc đang chiếm lấy một số hòn đảo vô dụng, và sau đó lấy toàn bộ Biển Đông?”
Trong bàiSalami Slicing in the South China Sea” (Cắt lát xúc xích ở Biển Đông) đăng tải trên Foreign Policy, bình luận gia Robert Haddick đã gọi chiến lược nói trên của Trung Quốc là “cắt lát xúc xích” (salami-slicing), tức "xử dụng những hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, nhưng nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn".
CÁC BƯỚC TIẾN TỚI CỦA TRUNG QUỐC
Theo số liệu của IHS Maritime, Airbus Defence & Space, Jane’s Defence Weekly và CSIS, Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động nạo vét tại 6 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông. Chỉ có bãi đá ngầm Su Bi là chưa thấy hoạt động nâng cấp.
Tàu Tian Jing Hao của Trung Quốc là một tàu biển nạo vét hút cát dài 127m, được thiết kế bởi công ty kỹ thuật VOSTA LMG của Đức. Với trọng lượng 6.017 tấn, nó được ghi nhận là tàu lớn nhất thuộc loại này ở Châu Á. Tàu này đang hoạt động tại các đảo nói trên.
Việc cải tạo đất đang được Trung Quốc tiến hành rầm rộ tại các bãi Đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven, Tư Nghĩa và Én Đất. Đến ngày 14.11.2014, ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space cho thấy Đá Chữ Thập đã gần trở thành đảo nhân tạo. Một báo cáo vào tháng 12 năm 2014 của Uỷ Ban Giám Sát An Ninh - Kinh Tế Mỹ - Trung Quốc của Quốc Hội Hoa Kỳ cho biết: "Trung Quốc dường như đang mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự - bao gồm radar, thiết bị thông tin vệ tinh, bố trí súng phòng không và pháo bờ biển, sân đỗ trực thăng và bến tàu - trên một số hòn đảo nhân tạo".
Ông Gregory Poling, chuyên gia Đông Nam Á tại CSIS giải thích rằng quá trình cơ bản của việc mở rộng các bãi đá này chỉ đơn giản là nạo hút cát từ đáy biển và đổ nó lên các rạn san hô cạn xung quanh các cơ sở xây dựng trước đó của Trung Quốc. Ông nói."Dần dần bãi đá được nâng lên trên mực nước biển, che giấu tình trạng ban đầu của bãi đá hoặc rạn san hô bên dưới".
Cát phun lên sau đó được các xe ủi đất làm phẳng. Đến khi bãi cát tạo ra đúng theo yêu cầu, công nhân sẽ xây xung quanh hòn đảo mới này một hàng rào bê tông để chống lại sự xói lở và chống bão, và bắt đầu xây dựng các cơ sở mới trên đảo nhân tạo vừa hình thành: Bến cảng, sân bay trực thăng, các công trình quân sự và dân sự, và thậm chí là các đường băng nhỏ.
Tạp chí quốc phòng của Mỹ IHS Jane's Defence Weekly ngày 20.11.2015 công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây cất đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập, đó là một công trình dài ít nhất 3.000m và rộng 200 – 300m, có thể làm đường băng quân sự. Cơ quan CSIS suy đoán rằng Bắc Kinh có thể xây dựng một đường băng trên các rạn san hô, mặc dù một số chuyên gia cho rằng nó quá nhỏ để có một tác động về mặt chiến lược. Một đường băng như thế đã được xây dựng tại Đá Chữ Thập là khu vực đã được mở rộng lên gấp 10 lần trong vài tháng qua, từ 80.000 m2 lên gần 1 km2 (960.000 m2).
HOA KỲ CHƯA TÌM RA PHƯƠNG THỨC ĐỐI PHÓ?
Trong bài “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea” (Địa chính trị của Quyền Lực Trung Quốc: Bao lâu nữa Bắc Kinh có thể với tới đất và biển) đăng trên Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3, tháng 5 và tháng 6/2013, Robert D. Kaplan nói rằng năm 1904, Sir Halford Mackinder, nhà địa lý người Anh, đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” (Trục Địa Lý của Lịch Sử) cảnh báo về trường hợp của Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì “Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Lời tiên đoán đó được đưa ra cách đây 110 năm, nay đang đúng.
Trong bài “Cuộc chiến giàng quyền lãnh đạo thế giới” chúng tôi đã trình bày kế hoạch “Một Trung Đông Lớn Hơn” của Mỹ là biến 5 nước chủ chốt ở Trung Đông (trong đó có Saudi Arabia) thành 15 nước để khống chế khối Hồi Giáo và và làm chủ khối lượng dầu lửa khổng lồ ở đó rồi dùng chiến tranh dầu lửa để làm bá chủ thế giới. Kế hoạch này được thực hiện từ 2006, nhưng đến năm 2011 thì bị Nga và Trung Quốc chặn lại. Mỹ phải tạo ra vụ Ukraina để cô lâp Nga và tuyên bố “xoay trục vế Á Châu Thái Bình Dương” để ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng Mỹ không thể cùng một lúc vừa diệt nhóm Hồi Giáo cực đoan, vừa đối đầu với Nga và Trung Quốc, nên Mỹ phải tạm hòa hoãn với Trung Quốc.
Lợi dụng thời cơ, Trung Quốc đẩy mạnh tham vọng chiếm Biển Đông của họ. Ngoài ra, để đề phòng Mỹ có thể dùng kho dầu lửa Trung Đông để lũng đoạn, trong hội nghị APEC tại Bắc Kinh, ngày 9.11.2014 Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký 17 thỏa thuận, chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa hai nước. Một trong các thỏa thuận đáng chú ý nhất là dự án xây dựng một đường ống cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc trị giá 400 tỉ USD, cung cấp 38 tỉ mét khối khí đốt/năm. Như vậy dù Mỹ có chiếm được kho dầu Trung Đông, cũng khó dùng năng lượng để khống chế Nga và Trung Quốc. Trước tình trạng trên, Mỹ đang và sẽ đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông như thế nào?
Bản báo cáo mang tên “Số liệu về Sức mạnh quân sự của Mỹ 2015” do Tổ chức Heritage Foundation công bố hôm 24.2.2015 đã khẳng định: Hoa Kỳ không có đủ khả năng tiến hành hai cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ thiếu trang bị để xử lý cả hai cuộc xung đột lớn trong khu vực khi chúng xảy ra cùng một lúc.
Vả lại, theo các nhà phân tích, chiến lược “cắt lát salami” của Trung Quốc đã không cho Mỹ có cớ để trực tiếp can dự bằng sức mạnh quân sự. Theo The Diplomat, để đối phó chiến lược của Trung Quốc, Mỹ đã sử dụng chiến thuật “bêu xấu”, tức là công khai các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng Mỹ đã vấp phải một đối thủ “đáng gờm” với vũ khí lợi hại là “mặt dày mày dạn” của Trung Quốc, nên chiến thuật của Mỹ đã không có hiệu quả.
Thách thức hiện nay đối với quân đội Mỹ là tìm ra chiến thuật để ngăn chặn những hành động ở quy mô nhỏ của Trung Quốc mà không đẩy các tranh chấp cục bộ trở thành một cuộc xung đột quân sự lớn hơn. Nhưng tờ The Diplomat nhận định: Quân đội Mỹ hiểu rằng cần phải làm nhiều hơn để ngăn chặn chiến lược “cắt lát salami” của Trung Quốc nhưng đáng tiếc là họ vẫn chưa biết phải làm thế nào”.
Ngày 5.3.2015
Lữ Giang
Nguồn: http://hoangsaparacels.blogspot.co.id/2015/03/bien-ong-my-ang-thua-ke-trung-quoc.html


Monday, October 24, 2016


XÔN XAO VỀ VIỆC LÃNH THỔ VIỆT NAM BỊ THU HẸP TỪ 1999 (Dân Luận sưu tầm)

Dân Luận sưu tầm
23/10/2016
Hôm nay trên mạng Facebook có lan truyền một thông tin về việc diện tích lãnh thổ VIệt Nam bất ngờ bị thu hẹp trong năm 1999, từ 325000 km² xuống 310000 Km². Cần lưu ý rằng năm 1999 cũng là mộc thời gian của việc ký kết "Hiệp định biên giới Việt-Trung".
Dư luận mạng đưa ra câu hỏi, liệu việc Ngân hàng Thế giới World Bank đưa ra các số liệu nàycó liên quan đến việc chính phủ VN đã nhân nhượng cho phía Trung Quốc trong suốt quá trình đàm phán về phân định biên giới Việt Trung và bình thường hóa quan hệ giữa hai nuớc, kể từ sauHội nghị Thành Đô năm 1990.
Một thực tế không thể chối cãi là từ lâu nay, những người lãnh đạo nhà nuớc CHXHCH Việt Nam và đảng CSVN vẫn đang nợ nhân dân Việt Nam về toàn bộ văn bản của Hiệp địn Biên giưới Việt Trung và các thỏa thuận trong Hội nghị Thành Đô.
*
15.420 km2 đất đã biến đi đâu mất vào năm 1999?
Đây là con số công bố của World Bank về diện tích lãnh thổ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 2 mốc để so sánh là năm 1961 và 2015.

Theo đó, lãnh thổ đất nước Việt Nam năm 1961 là 325.490 km2. Vậy mà đến năm 2015 chỉ còn lại 310.070 km2 (hình 1). Thời điểm diện tích lãnh thổ Việt Nam bị "teo tóp" một cách đột ngột xảy ra là vào năm 1999 (hình 2).

Vậy 15.420 km2 kia đã chạy đi đâu mất vào năm 1999 đó???

Mời bà con vào xem xét.
Bấm : https://scontent.ftxl1-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/14695337_1040959546002863_2264625851382294017_n.jpg?oh=b110a07dc6fccbdd5bc6eb18c313c674&oe=58A9FDDB
Đừng bảo thế lực "phản động" xuyên tạc nhé. Nguồn chính thống từ World Bank đó
*
FB'ker Giang Kiến Phương đặt câu hỏi:
Hồi xưa học Địa lý: Nước Việt Nam cong hình chữ S...diện tích 326.000 km2 (có số lẽ, hơn chút xíu). Sau 1975 đọc sách giáo khoa của mấy đứa em thì thấy diện tích của VN là 330.000 km2, nhiều hơn mấy km2. Nghĩ, có thể sách của VNCH không chính xác do không đo đạc được diện tích miền Bắc.

Hôm nay dân mạng phát hiện ra, theo tài liệu của Ngân hàng dữ liệu thế giới (World Data Bank) thì diện tích của VN là 310.070 km2. Chênh lệch hơn mười lăm ngàn km2, không biết đi đâu?
World Data Bank
 https://scontent.ftxl1-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/14695337_1040959546002863_2264625851382294017_n.jpg?oh=b110a07dc6fccbdd5bc6eb18c313c674&oe=58A9FDDB
Ngồn:http://nhanquyenchovn.blogspot.co.id/2016/10/xon-xao-ve-viec-lanh-tho-viet-nam-bi.html

Tiếp theo,

Hơn 15.000 km2 đất của Việt Nam mất vào tay ai?

Tèo Ngu Khìn - Nếu truy cập vào trang dữ liệu của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) để tìm thông tin về diện tích đất liền của Việt Nam, bạn sẽ nhận ra diện tích đất liền của nước mình vào năm 1999 World Bank được ghi nhận là: 325.490 (km2).
Thế nhưng, chỉ cần rà con chuột nhích qua một năm, tức vào năm 2000, bạn sẽ sửng sốt khi thấy số liệu bỗng tụt đi một cách rõ rệt: 311.060 (km2)! [Xem hình số 2]. Năm 2002 diện tích giảm tiếp xuống còn: 310.550 (km2).
Và từ 2003 trở đi, diện tích đất liền của Việt Nam chỉ còn: 310.070 (km2). 
Xin truy cập vào trang dữ liệu của ngân hàng thế giới để kiểm chứng.
Vì sao có chuyện lạ lùng này? Vì sao diện tích của Việt Nam đột ngột giảm vào năm 1999, từ 325,490 km2 xuống còn 311,060 km2? 14.430 (km2) bỗng nhiên mất tích chỉ trong một năm, trong khi 1999 là năm chẳng hề có đại thiên tai hay đại hồng thủy để có thể nghĩ rằng do thiên nhiên “gặm” mất đất liền.
Vậy là từ 325.490 (km2) năm 1999 giảm xuống còn 310.070 (km2) từ năm 2003 trở đi. ‘Bay” mất 15.420 (km2)!
Bạn sẽ nghĩ rằng 15.420 (km2) chắc không lớn lắm, chả đáng để “tâm tư”. Nhưng nếu bạn biết quốc đảo giàu có hùng cường Singapore chỉ có 719,10 (km2), lại chẳng có tài nguyên gì ngoài muối mặn biển sâu, bạn sẽ giật mình khi phần diện tích nước Việt mất đi bằng 21 lần nước Singapore cộng lại!
Israel, một quốc gia hùng cường khác nằm lọt thỏm giữa vùng Trung Đông, bao nhiêu năm nay vẫn bị bủa vây bởi các quốc gia Hồi giáo thù địch, cũng nghèo nàn tài nguyên, đất đai phần lớn là sa mạc hoang hóa, thiếu thốn nước ngọt trầm trọng. Diện tích của họ bao nhiêu? 20.770 km2, vâng, chỉ có 20.770 (km2) thôi. Và diện tích đất liền nước mình bị mất gần bằng 75% diện tích nước Israel!
Nếu năm 1999 không có thảm họa thiên nhiên nào làm mất đất thì phải có sự kiện chính trị – xã hội nào đấy là tác nhân. Đến đây, bạn sẽ cay đắng nhận ra: năm 1999 là năm Việt Nam ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền với Trung Quốc! Một đoạn dài biên giới phía bắc, phần cương thổ của tổ quốc khoảng 15.420 (km2) đã mất từ đây.
Chuyện Việt Nam mất đất về tay Trung Quốc từ năm 1999 không mới vì nhiều tin liên quan đến chuyện này đã râm ran từ mười mấy năm qua. Chuyện ông cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu – một trong những nhân vật chính liên quan đến cái hiệp ước này – phải rời ghế giữa nhiệm kỳ và về hưu sớm, rồi ông Tiến Sĩ Trần Công Trục – nguyên trưởng ban biên giới chính phủ rất nhiều lần đăng đàn cả báo trong nước lẫn hải ngoại để “thanh minh” rằng Việt Nam không bán nước, không mất đất…đều liên quan đến cái hiệp định đau lòng kia.
Nhiều năm trước, tôi cố công đi tìm nguyên văn bản hiệp định biên giới 1999 này để đọc kỹ nhưng đều thất bại. Chuyện nước non quốc sự, đáng lẽ người ta phải để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” trước khi thay mặt nhân dân đặt bút ký. Thế nhưng, người ta đã làm chuyện ấy sau lưng nhân dân nên việc tôi thất bại khi truy tìm bản gốc hiệp định thì cũng dễ hiểu. Con mèo nó còn biết phải che dấu những thứ thối tha khi vùi phân vào tro thì chuyện hiệp định biên giới nhiều năm nằm trong vòng bí mật có gì lạ đâu.
Vài năm gần đây, trước sức ép dư luận đòi hỏi minh bạch, người ta đã dần dần hé mở cái hiệp định ấy khi sự đã rồi, đất đã mất. Bạn có thể đọc tham khảo bản hiệp định này trên trang của Biên phòng Việt Nam tại đây.
Mười năm sau hiệp định biên giới 1999, chính quyền hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc còn ký thêm một bản hiệp ước khác để cụ thể hóa thêm chuyện quản lý, hợp tác, phân định cắm thêm mốc biên giới, dựa trên cơ sở hiệp định 1999. Hiệp định ấy có tên “Hiệp Định Về Quy Chế Quản Lý Biên Giới Trên Đất Liền Việt Nam – Trung Quốc”, kèm theo 18 phụ lục về sửa chữa cột mốc, khôi phục xây dựng cột mốc, quản lý xuất nhập cảnh, giao lưu biên giới, v.v. Ai quan tâm có thể tìm đọc tại đây: HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ QUẢN LÝ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA.
Lần giở lịch sử sẽ thấy: năm 41 sau Công Nguyên, vua Quang Vũ nước Đông Hán sai Mã Viện (tức Phục Ba Tướng Quân) sang đánh Giao Chỉ của Hai Bà Trưng. Quyết tâm chiến đấu ngoan cường của Đô Dương bộ tướng của Trưng Vương, Mã Viện phải tạm ký hòa ước và cắm trụ đồng làm mốc đánh dấu biên giới cực nam của Đông Hán ở động Cổ Sâm thuộc Khâm Châu. Trên trụ đồng Mã Viện cho khắc 6 chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là đồng trụ gãy thì Giao Chỉ mất.
Như thế, biên giới cực nam của nước Hán kể từ thời Đông Hán đầu công nguyên cho tới tận gần đây vẫn được đánh dấu rõ ràng bằng cột mốc biên giới ở Khâm Châu (Khâm Châu trước thuộc tỉnh Quảng Đông nay được Trung Quốc điều chỉnh thuộc về tỉnh Quảng Tây).
Sách “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Trung Quốc (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, đều chép cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm. Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Quý Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thước. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên”.
Núi Phân Mao ở đâu? Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết: “Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng…” (Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, trang 202).
Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu. Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.
Cái gọi là ranh giới phía Nam của nước Hán tưởng đã quá rõ, vậy mà rất nhiều bậc học giả (không học thật) người Trung Quốc vẫn đang gân cổ cố cãi về một vùng biển lịch sử của Trung Quốc có từ thời nhà Hán!
Chuyện xưa thì thế. Còn gần đây là thời đường biên giới các quốc gia đã được “thế giới văn minh” công nhận.
Sau nhiều lần thương lượng gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9/6/1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d’Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc thêm bởi công ước ngày 26/6/1887 và công ước ngày 20/6/1895.
Thế nhưng, bất kể công ước của loài người văn minh thời hiện đại nói trên thì chuyện tưởng không thể xảy ra vẫn xảy ra. Hãy xem những tấm ảnh chụp người Trung Quốc đào cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh 1885 – 1895 (hình ảnh đính kèm, từ hình số 3 trở đi) để đem về trưng bày ở nhà bảo tàng sai khi có Hiệp định biên giới Việt – Trung 1999 đề cập bên trên. Nhìn kỹ, trên cột đá khắc hàng chữ “Đại Nam Quốc Giới”. Đại Nam quốc giới sao nay lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc?
Trong một ảnh khác là cột mốc ở tỉnh Vân Nam. Trên cột còn ghi rõ một bên là lãnh thổ Chine (Trung Hoa) và một bên là Annam (Việt Nam). Rõ ràng như thế tại sao giờ lại nằm hẳn trong lãnh thổ Trung Quốc?
Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?

"Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới", "Đại Nam Quốc Giới", cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?

Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ?) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa? Chữ Chine (Trung Hoa) & An Nam (Việt Nam) còn rành rành thế kia! Đau lòng.
Cột đá tưởng vô tri vô giác nhưng hàng chữ “Đại Thanh Quốc Khâm Châu giới” làm rúng động lòng người. Lịch sử 2000 năm bỗng hiện ra: Khâm Châu, Cổ Sâm, Mã Viện, Quang Vũ, ranh giới cực nam nước Đông Hán… rõ mồn một. Sao “Khâm Châu giới” nay lại nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc?
“Đại Nam quốc giới”? Cột mốc “Chine (và) Annam”? Sao lại nằm sâu trong lãnh thổ Tàu? Chả lẽ đường biên giới liên tục từ Vân Nam phía tây cho tới Quảng Đông phía đông đều bị thế hết ư?
Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?



Khi tòa quốc tế PCA ra phán quyết lịch sử bác bỏ cái gọi là đường 9 đoạn (đường “lưỡi bò”, U-line) sau khi Philippines kiện, Trung Quốc vẫn ngang nhiên bác bỏ, tiếp tục tôn tạo bãi đá, đưa vũ khí ra củng cố thì làm sao lại có thể thơ ngây như ông cựu cố vấn Lê Đức Thọ (Sáu Búa) nói khi Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa từ tay chính thể Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974: “Họ có giải phóng Hoàng Sa giúp ta thì sau này họ cũng trả lại thôi”. Niềm tin của ông Thọ đã được Trung Quốc “củng cố” mạnh mẽ thêm vào năm 1988 khi Trung Quốc cho hải quân ra Trường Sa thảm sát 64 người lính, Việt Nam mất đi Gạc Ma và nhiều đảo khác từ đấy.
Viết đến đây, bùi ngùi nhớ lời vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi cho Lê Cảnh Huy – viên quan trấn thủ biên giới: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” (Lê Thánh Tông- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Lòng tự hỏi: Bao nhiêu tấc thước núi sông đã rơi vào tay giặc? Và ai sẽ phải trả lời cho toàn dân biết rõ vì sao cương thổ Việt Nam lại mất đi 15.420 (km2) vào năm 1999?
1) Bài Học Bị Đánh Cắp:
2) Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam:
3) Trung Quốc nhổ cột mốc lịch sử ở biên giới phía Bắc:
4) Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới Việt Trung:
5) Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895:
6) Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì?
7) Việt Nam có nhượng bộ Trung Quốc về biên giới không?
8) Chứng Minh Lịch Sử Ải Nam Quan Là Của Việt Nam:
9) ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ (1):
10) ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ (2):
11) ẢI NAM QUAN TRONG HIỆN TẠI (3):
12) Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần I):
13) Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần II):
14) Việt Nam có bị mất đất ở khu vực Ải Nam Quan cho Trung Quốc?
15) Sách Giáo Khoa dứt khoát không được né tránh cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc:
16) Thác Bản Giốc còn hay đã mất?
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/10/hon-15000-km2-at-cua-viet-nam-mat-vao.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét