TỔNG THỐNG "CHỬI THỀ" DUTERTE CỦA PHI ĐẾN HÀ NỘI
2 NGÀY HỌP CHUNG VỚI ĐẠI DIỆN TRUNG QUỐC, TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRONG
LẬP LIÊN MINH VỚI NGA, CAMPUCHIA ĐỐI ĐẦU MỸ, NHẬT TRÊN BIỂN ĐÔNG?
Wednesday, September 28, 2016:
VietPress USA (28/9/2016): Hôm nay ngày 28/9/2016, ông Tổng thống "Bàn tay máu" Rodrigo Duterte của Philippines đến
thăm Việt Nam cộng sản trong chuyến công du 2 ngày.. Ông dùng máy bay
thuê bao của hãng hàng không Philippines Airlines và rời phi trường
Manila vào lúc 2:00pm.
Cùng đi chung với ông Duterte có một phái đoàn cao cấp Philippines gồm: Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto
Yasay Jr., Bộ trưởng Tư pháp Vitaliano Aguirre, Cố vấn An ninh Quốc
gia Hermogenes Esperon Jr., Bộ trưởng Truyền thông Phủ Tổng thống Martin
Andanar, Bộ trưởng Nội các Chính phủ Leoncio Evasco, Đại sứ Philippines
tại Việt Nam cùng hai Thượng Nghị sĩ Alan Cayetano và Francis Escudero.
Đây
là chuyến công du nước ngoài lần thứ ba của ông Duterte với tư cách là
lãnh đạo Philippines kể từ khi ông tuyên thệ nhậm chức ngày 30/6/2016.
Chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên khi ông đến tham dự hội nghị của Khối
ASEAN tổ chức tại Thủ đô Vientiane (Vạn Tượng) của Lào ngày 07 và
08/9/2016.
Trước
ngày khai mạc hội nghị ASEAN, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã lên
tiếng cảnh báo Philippines hãy tôn trọng pháp luật và chấm dứt các vụ
giết người không qua xét xử trong cái mà ông Duterte chủ trương "Cuộc chiến chống ma túy".
Từ khi lên nắm quyền vào ngày 30/6/2016 cho đến khi TT Obama lên tiếng
cảnh báo, chỉ hơn 2 tháng mà ông Duterte đã cho lệnh Cảnh sát và toán du
đảng thuộc hạ tự do bắn giết trên 2.500 người không nêu tội trạng,
không qua xét xử, chỉ nghi buôn bán ma túy hay nghiện ngập ma túy là bắn
giết. Ông Duterte phản ứng dữ dội và chửi TT Barack Obama rằng "Thằng con của gái điếm.."
không được đề cập đến chuyện của đất nước Philippines của ông. Ông còn
dọa sẽ mạt sát TT Obama tại diễn đàn ASEAN nên Tòa Bạch Ốc đã hủy bỏ
cuộc gặp gỡ song phương mà TT Barack Obama dành cho Duterte bên lề Hội
nghị ASEAN tại Lào.
Chuyến thăm nước ngoài thứ nhì của ông Duterte là đến Indonesia khi ông bay thẳng từ Vientiane Lào sau khi kết thúc Hội nghị ASEAN để đến Djakarta, Indonesia trong chuyến thăm viếng chỉ một ngày.
Indonesia
là nước có những đảo nhỏ nằm sát sát các đảo phía nam của Philippines
nên Hồi giáo từ Indonesia đã lan qua phía nam Philippines và tạo thành
các phong trào khủng bố của Hồi giáo hiện nay tại Philippines.
Philippines là nước có trên 7.500 hòn đảo
lớn nhỏ và lịch sử xa xưa của Philippines không có một chính quyền hay
chế độ nào cai trị; mà chỉ là những giòng tộc giàu có cai quản từng khu
vực. Phía bắc là nơi mà người Trung Hoa đã tạo thành một tập hợp cho đến
khi Phillippines lập thủ đô tại Manila.
Philippines có sự đa dạng
về dân tộc và văn hóa. Vào thời tiền sử, người Negrito nằm trong số các cư dân
đầu tiên của quần đảo, tiếp theo là các làn sóng nhập cư của người Nam Đảo. Sau
đó, nhiều quốc gia khác nhau được thành lập trên quần đảo, nằm dưới quyền cai
trị của những quân chủ mang tước vị Datu, Rajah, Sultan hay Lakan. Thương mại với
Trung Quốc cũng khiến cho văn minh Trung Quốc truyền đến Philippines, cũng như
xuất hiện các khu định cư của người Hán. Hồi giáo từ Indonesia lan qua Philippines vào giai đoạn nầy.
Nhưng đến năm 1521 khi nhà thám hiểm Ferdinand Magellancủa Tây Ban Nha đến Philippines và mở đầu kỷ nguyên người Tây Ban Nha quan tâm và cuối cùng là thuộc địa hóa quần
đảo. Năm 1543, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos đặt tên
cho quần đảo là Las Islas Filipinas để vinh danh Quốc vương Felipe II của Tây
Ban Nha.
Miguel López de Legazpi đến quần đảo từ Tân Tây Ban Nha (Mexico ngày
nay) vào năm 1565, ông thành lập nên khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha
tại quần đảo, và quần đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 300 năm
sau đó. Thời kỳ thuộc địa khiến cho Công giáo Rôma chiếm ưu thế tại
Philippines và đẩy lùi ảnh hưởng của Hồi giáo nên Philippines và
Đông Timor là hai quốc gia có số dân theo Công giáo chiếm trên 80%.
Philippines có 98.390.000 dân và đứng thứ 12 trên thế giới về dân số. Có
lối 12 triệu dân Philippines sống rải rác trên khắp thế giới; trong đó có khoảng 3.800 người Philippines hiện sinh sống hay cư trú có khai báo tại Việt Nam.
Vào
thời gian chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, liên
tiếp diễn ra cách mạng Philippines; chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ; và Chiến
tranh
Philippines–Mỹ. Kết quả là Hoa Kỳ trở thành thế lực thống trị quần đảo,
song bị
gián đoạn khi Nhật Bản chiếm đóng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
Hiệp ước
Manila công nhận Cộng hòa Philippines là một quốc gia độc lập. Kể từ đó,
Philippines trải qua các biến động với nền dân chủ, nổi bật là phong
trào
"quyền lực nhân dân" lật đổ chế độ độc tài của Ferdinand Marcos.
Philippines hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất
tại châu
Á nhờ được Mỹ hỗ trợ. Nhờ có dân số lớn, tiềm năng kinh tế rừng, hải
sản, quặng mõ, khai thác du lịch... đã làm cho Philippines trở thành một
quốc gia thịnh vương kinh tế bậc trung và có vị thế tại Châu Á.
Thế
nhưng vì địa thế là một nước có quá nhiều đảo, hiện trong số 7.500 đảo
chỉ có trên 2.000 đảo là có dân cư; còn khoảng 5.000 đảo hoang, chưa
được đặt tên và là cứ địa của các tổ chức buôn lậu ma túy, vũ khí và
khủng bố Hồi giáo.
Có
4 tổ chức khủng bố Hồi giáo đã sát nhập thành một mặt trận Hồi giáo lấy
tên là Abu Sayyaf nay tuyên thệ theo Khủng bố Quốc gia Hồi giáo ISIS,
đặt cứ địa tại vùng các đảo phía nam thuộc Mindanao. Hoa Kỳ phải đưa Lực Lượng Đặc Biệt đến chống khủng bố và bảo vệ an ninh cho Mindanao và Miền Nam Philippines.
Hoa Kỳ đã hỗ trợ Philippines trong việc chống Trung Quốc xâm chiếm Biển phía tây của Philippines thuộc Biển Đông; và kiện lên Tóa án Trọng tài Quốc tế về việc Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm Scarborough của Philippines.
Ngày
12/7/2016 Toà Trọng Tài Quốc tế phán quyết Philippines thắng kiện và
công bố Trung Quốc không có chủ quyền trên Biển Đông mà Trung Quốc gọi
là Biển Nam Trung Hoa. Nhưng cũng ngày đó, TT Rodrigo Duterte tiếp Đại
sứ Trung Quốc tại dinh Tổng thống Philippines để thỏa hiệp hợp tác với
Trung Quốc và coi như Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế không còn
được chế độ mới của Philippines quan tâm nữa.
Tiếp
theo Duterte đuổi quân Mỹ ra khỏi Mindanao và vì thế khủng bố Hồi giáo
Abu Sayyaf đã cho nổ bom giữa chợ đêm ở thành phố Davao của ông Duterte
khi ông đang có mặt và con trai ông làm Phó Thị trưởng.
Duterte nói chuyện với kiều bào Philippines tại hội trường Khách sạn International Hà Nội |
Ông
Duterte chửi rũa TT Hoa Kỳ Barack Obama và tiếp theo công bố không còn
tập trận với Hoa Kỳ nữa. Thế nhưng thật lạ lùng khi ông đến Hà Nội, khi
nói chuyện với một số người Phi và quan chức Việt Nam ở một Hội trường
tại khách sạn Intercontinental Hà Nội, ông Duterte lại nói rằng "Mỹ có lịch tổ chức tập trận lần nữa
mà Trung Quốc không muốn.”
Ông Duterte nhấm mạnh: "Tôi xin thông báo cho quý vị biết, đây sẽ là cuộc tập trận
cuối cùng.” BBC nói rằng "Ông thậm chí nói ông đã quyết định tự ra thông báo để bộ trưởng
quốc phòng của ông không khó xử. “Tôi không muốn bộ trưởng quốc phòng khó xử,” ông nhấn mạnh."
Liền sau đó Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Hermogenes
Esperon Jr, nói với báo giới rằng "Có lẽ Tổng thống muốn ám chỉ cuộc tập trận
vào tháng 10 sẽ là tập trận lần cuối của năm 2016, chứ không phải cả nhiệm kỳ tổng
thống." Ông Esperon phân trần: "Tôi hiểu là cuộc tập trận cuối của năm. Chúng tôi sẽ giải
thích.”
Báo GMA của Phil;ippines đăng lời phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr. đi theo phái đoàn nói rằng "Tổng
thống muốn nói Philippines sẽ không tuần tra chung
với nước ngoài bên ngoài 12 hải lý. Chúng tôi sẽ không tuần tra chung
trong vùng đặc quyền kinh tế, ở ngoài lãnh hải 12 hả lý với nước khác". Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 quy định các
quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính
từ đường cơ sở.
Vào ngày 13/9/2016, TT Duterte tuyên bố từ nay Philippines sẽ chấm dứt các vụ tập trận chung với Hoa Kỳ. Ông nhấm mạnh "Tôi sẽ không cho phép vì tôi không muốn quốc gia chúng ta
tham gia hành động thù nghịch."
Hôm 15/9/2016, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đến Washington DC và cảnh báo Hoa Kỳ rằng "Hoa
Kỳ và Philippines nên tôn trọng lẫn nhau vì Philippines là một quốc gia
có chủ quyền, có đường lối chính sách riêng để điều hành đất nước của
mình". Ông cảnh cáo rằng "Philippines không phải là một cậu bé da màu của Mỹ". Dịp nầy ông nói rõ "Manila không muốn tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ trong vùng Biển Đông có tranh chấp như từng làm trước đây." (http://www.vietpressusa.com/2016/09/ngoai-truong-philippines-en-thu-o.html)
Philippines
đã ký Hiệp định Tương trợ Quốc phòng với Mỹ năm
1951. Ngoài ra hai nước có thỏa thuận từ 1998, để tổ chức tập trận chung
hàng
năm. Nay ông lại nói còn một cuộc tập trận mà Trung Quốc không muốn..
trong khi Cố vấn An ninh của Philippines thì ấp úng giải thích ý Tổng
thống là cuộc tập trận cuối năm chứ không phải toàn nhiệm kỳ.
Cả
Philippines và Việt Nam Cộng sản là hai nước có Hải Quân nghèo nàn và
lạc hậu, yếu kém; nay hai nước đều tuyên bố không đứng chung với ai cả
và hai nước nầy tìm đến để liên kết với nhau chặt chẽ trên mặt Hải quân
thì chắc chắn cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc phải sợ. Ông Duterte cũng truyên
bố cuộc viếng thăm trùng hợp với sự kiện hai nước kỷ niệm ngày ký hiệp
định bang giao cách nay 40 năm. Nay cuộc viếng thăm nhằm thắt chặt tình
hữu nghị và chống ma túy.
Tuy
nhiên một tin từ Hoa Kỳ cho hay tối 28/9/2016, ông Duterte sẽ có cuộc
gặp với một đại diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ Bắc Kinh
qua Hà Nội từ ngày hôm qua để họp riêng với Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn
Phú Trọng và Tổng thống "chửi thề văng tục"
Duterte về việc thành lập một liên minh Trung Quốc, Nga, CsVN,
Cambodia, Philippines nhằm đối phó với Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Ấn Độ và các
đồng minh trên Biển Đông?
Hạnh Dương, dich và tổng hợp.
Nguồn: http://www.vietpressusa.com/2016/09/tong-thong-chui-duterte-cua-phi-en-ha_45.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét