CIA Giữ Bí Mật Bắc Việt Đầu Hàng Vô Điều Kiện năm 1973

18nokj99z
CIA ém nhẹm Bắc Việt tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” năm 1973 . Chiến dịch Nixon cho ném bom 12 ngày đêm tại Bắc Việt  năm 1972 . Được gọi là chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972. 
– Ted Gunderson (1928 – 2011), nhân viên của FBI tại Los Angeles và Wahsington DC tiết lộ là sau chiến dịch Operation Linebacker của Hoa Kỳ, Bắc Việt tuyên bố đầu hàng đầu hàng vô điều kiện. Ngũ giác Đài nhận điện tín này, nhưng CIA buộc ép nhẹm nguồn tin và thuyên chuyển tất cả các nhân viên có trách nhiệm ra khỏi nhiệm sở. Do đó, “Việt Nam Cộng Hòa” không hề kiểm chứng nguồn tin này.
 – USA President Ronald Reagan (Tổng Thống Mỹ) :
Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau.

Bức điện tín đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt

1. Vài nét về Ted Gunderson, chủ tài liệu liên quan đến bức điện tín
– Cựu Đặc vụ hành sự FBI và cựu Giám đốc FBI Los Angeles,
– Từng điều tra vụ Marilyn Monroe và John F. Kennedy,
– Từng phanh phui những tội các của FBI và những thế lực Do Thái đứng phía sau như Bilderberg và Illuminati,
– Từng bị tin tặc tấn công vào các máy tính cá nhân, từng bị sách nhiễu, đe dọa, bức hại và toan tính sát hại,
– Cuối cùng bị hạ độc bằng Arsenic và qua đời ngày July 31, 2011
Dưới đây là nguyên văn Tiếng Anh mà Đỉnh Sóng ghi ra từ YouTube liên quan cùng với phần chuyển ngữ, tất cả dựa theo khả năng hạn chế.
“I also received some information recently in my tours and lectures, and what have you. I did a TV show in Long Beach, California. One of the gentlemen involved in the show was in the U.S. army at one time. He told me that in the spring of 1973 we had bombed all the North Vietnamese supply lines, we had mined their harbors, they were cut off; and one of his associates was in the communication room in Saigon, and this is, of course, a classified job. And when he was in this room he received this message from the North Vietnamese, “We surrender unconditionally.” He passed it on to his superiors; and all army personnel were immediately ushered out and replaced by state department personnel. It’s shortly thereafter that Kissinger met with the north Vietnamese officials in Paris, France. Why do these things happen?”
(Tôi cũng đã nhận được một số thông tin gần đây trong những chuyến đi và thuyết trình, v.v.. của tôi. Tôi đã thực hiện một chương trình truyền hình ở Long Beach, California. Một trong những người liên quan trong chương tình có thời đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Ông ta nói với tôi rằng chúng ta đã dội bom tất cả những đường tiếp tế của cộng sản Bắc Việt, chúng ta đã gài mìn những bến cảng của họ, chúng đã bị cắt đứt; và một trong những cộng sự viên của ông lúc bấy giờ đang làm việc tại trung tâm truyền tin ở Sài gòn, và đương nhiên đó là một công tác tối mật. Khi đang ở trong phòng, ông ta nhận được điện tín nầy của Bắc Việt, “Chúng tôi đầu hàng vô điều kiện.” Ông ta chuyển điện tín đó lên cho thượng cấp; và tất cả nhân viên quân sự lập tức bị thuyên chuyển hết và được thay thế bởi nhân viên của Bộ Ngoại Giao. Chẳng bao lâu sau Kissinger đã họp với các viên chức Bắc Việt ở Paris. Tại sao lại xảy ra những chuyện như thế?)
2. Sự thật về Chiến Tranh VN : Đánh nhưng không được thắng – Bruce Herschensohn, Prager University
Dưới đây là nguyên văn Tiếng Anh do Đỉnh Sóng chép ra từ YouTube cùng với phần chuyển ngữ, tất cả dựa theo khả năng hạn chế:
“Decades back, in late 1972, South Vietnam and the United States were winning the Vietnam War decisively by every conceivable measure. That’s not just my view. That was the view of our enemy, the North Vietnamese government officials. Victory was apparent when President Nixon ordered the U.S. Air Force to bomb industrial and military targets in Hanoi, North Viet Nam’s capital city, and in Haiphong, its major port city, and we would stop the bombing if the North Vietnamese would attend the Paris Peace Talks that they had left earlier. The North Vietnamese did go back to the Paris Peace talks, and we did stop the bombing as promised.
On January the 23rd, 1973, President Nixon gave a speech to the nation on primetime television announcing that the Paris Peace Accords had been initialed by the United States, South Vietnam, North Vietnam, the Viet Cong, and the Accords would be signed on the 27th. What the United States and South Vietnam received in those accords was victory. At the White House, it was called “VV Day,” “Victory in Vietnam Day.” The U.S. backed up that victory with a simple pledge within the Paris Peace Accords saying: should the South require any military hardware to defend itself against any North Vietnam aggression we would provide replacement aid to the South on a piece-by-piece, one-to-one replacement, meaning a bullet for a bullet; a helicopter for a helicopter, for all things lost – replacement. The advance of communist tyranny had been halted by those accords.
Then it all came apart. And It happened this way: In August of the following year, 1974, President Nixon resigned his office as a result of what became known as “Watergate.” Three months after his resignation came the November congressional elections and within them the Democrats won a landslide victory for the new Congress and many of the members used their new majority to de-fund the military aid the U.S. had promised, piece for piece, breaking the commitment that we made to the South Vietnamese in Paris to provide whatever military hardware the South Vietnamese needed in case of aggression from the North. Put simply and accurately, a majority of Democrats of the 94th Congress did not keep the word of the United States.
On April the 10th of 1975, President Gerald Ford appealed directly to those members of the congress in an evening Joint Session, televised to the nation. In that speech he literally begged the Congress to keep the word of the United States. But as President Ford delivered his speech, many of the members of the Congress walked out of the chamber. Many of them had an investment in America’s failure in Vietnam. They had participated in demonstrations against the war for many years. They wouldn’t give the aid.
On April the 30th South Vietnam surrendered and Re-education Camps were constructed, and the phenomenon of the Boat People began. If the South Vietnamese had received the arms that the United States promised them would the result have been different? It already had been different. The North Vietnamese leaders admitted that they were testing the new President, Gerald Ford, and they took one village after another, then cities, then provinces and our only response was to go back on our word. The U.S. did not re-supply the South Vietnamese as we had promised. It was then that the North Vietnamese knew they were on the road to South Vietnam’s capital city, Saigon, that would soon be renamed Ho Chi Minh City.
Former Arkansas Senator William Fulbright, who had been the Chairman of the Senate Foreign Relations Committee made a public statement about the surrender of South Vietnam. He said this, “I am no more distressed than I would be about Arkansas losing a football game to Texas.” The U.S. knew that North Vietnam would violate the accords and so we planned for it. What we did not know was that our own Congress would violate the accords. And violate them, of all things, on behalf of the North Vietnamese. That’s what happened.
I’m Bruce Herschensohn.”
Phần chuyển ngữ : Sự thật về Chiến Tranh VN
Nhìn lại những thập niên trước, vào cuối năm 1972, Miền Nam VN và Hoa Kỳ rõ ràng đang thắng Chiến Tranh VN, hiển nhiên là thế. Đó không chỉ là quan điểm của riêng tôi. Đó là quan điểm của kẻ thù của chúng ta, những viên chức của chính phủ Bắc Việt. Chiến thắng rõ ràng khi Tổng Thống Nixon ra lệnh cho không lực Hoa Kỳ dội bom những mục tiêu kỹ nghệ và quân sự ở Hà Nội, thủ đô Bắc Việt và ở Hải Phòng, hải cảng chính của họ, và chúng ta sẽ ngưng dội bom nếu Bắc Việt tham dự Hội Đàm Paris mà họ đã rời trước đó. Bắc Việt không trở lại bàn hội nghị, và chúng ta không ngưng dội bom như đã hứa.
Vào ngày 23 tháng Giêng năm 1973, Tổng Thống Nixon đọc một bài diễn văn toàn quốc trên truyền hình vào giờ cao điểm, cho biết Hội Đàm Paris đã được ký tắt bởi Hoa Kỳ, Nam VN, Bắc Việt, Việt Cộng, và Hiệp Định sẽ được chính thức ký vào ngày 27. Những gì mà Hoa Kỳ và Nam VN nhận được trong hiệp định đó là một thắng lợi. Tại Tòa Bạch Ốc, người ta đã gọi đó là ngày “VV Day – Victory in Vietnam Day.”
Hoa Kỳ đã hậu thuẫn chiến thắng đó với một bảo đảm đơn giản bên trong Hiệp Định Paris, theo đó: nếu Miền Nam yêu cầu chiến cụ để tự vệ chống lại bất kỳ cuộc xâm lăng nào của Bắc Việt thì chúng tôi sẽ cung cấp viện trợ thay thế (replacement aid) cho Miền Nam trên căn bản từng cái một và một đổi một (piece-by-piece, one-to-one replacement), nghĩa là, một viên đạn đổi một viên đạn, một trực thăng đổi một trực thăng, đối với tất cả những thứ bị mất. Bước tiến của chế độ độc tài cộng sản đã bị chặn đứng bởi hiệp định đó.
Thế rồi tất cả đều tan vỡ. Và sự thể như thế nầy: Vào tháng Tám của năm tiếp theo, 1974, Tổng Thống Nixon từ chức do hậu quả của vụ Watergate. Ba tháng sau khi ông từ chức là những cuộc bầu cử quốc hội tháng mười một và trong đó những thành viên của Đảng Dân Chủ thắng lợi vẻ vang trong Quốc Hội mới và nhiều thành viên đã lợi dụng đa số mới của họ để chấm dứt tài trợ cho chương trình viện trợ quân sự mà Hoa Kỳ đã hứa, một đổi một, bội ước lời cam kết của chúng ta đối với Miền Nam VN ở Paris là sẽ cung cấp bất kỳ chiến cụ nào mà Miền nam cần trong trường hợp bị Bắc Việt xâm lăng. Nói một cách đơn giản và chính xác, đa số những đảng viên Đảng Dân Chủ của Quốc Hội khóa 94 không giữ lời hứa của Hoa Kỳ.
Vào ngày 10 tháng Tư, 1975, Tổng Thống Gerald Ford đã trực tiếp nói chuyện với những thành viên Quốc Hội đó trong một buổi họp hỗn hợp buổi tối, được truyền hình trên toàn quốc. Trong bài diễn văn đó, ông tha thiết kêu gọi Quốc Hội hãy giữ lời hứa của Hoa Kỳ. Nhưng trong khi Tổng Thống Ford đọc diễn văn, nhiều thành viên Quốc Hội bước ra khỏi phòng họp. Nhiều người trong số họ đã đầu tư vào sự thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Họ đã tham gia các cuộc biểu tình phản chiến trong nhiều năm. Họ sẽ không cho viện trợ. Vào ngày 30 tháng Tư, Miền Nam đã đầu hàng và những trại cải tạo được dựng lên, và hiện tượng người vượt biển bắt đầu. Nếu Miền Nam nhận được vũ khí mà Hoa Kỳ đã hứa với họ thì kết quả đã khác đi? Sự khác biệt đó đã được chứng minh. Giới lãnh đạo Bắc Việt đã thú nhận rằng lúc bấy giờ họ đang trắc nghiệm Tổng Thống mới Gerald Ford, và họ đã chiếm từ làng nầy đến làng khác, rồi đến những thành phố, tỉnh lỵ; và phản ứng duy nhất của chúng ta là bội ước. Hoa Kỳ không tái viện trợ Miền Nam như chúng ta đã hứa. Chính lúc đó Bắc Việt nhận thức được rằng họ đang trên đường tiến đến Saigon, thủ đô của Miền Nam, sau đó được đổi tên thành TP Hồ Chí Minh.
Cựu TNS William Fulbright, nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thương Viện, đã đưa ra một công bố chính thức về sự đầu hàng của Miền Nam. Ông nói, “I am no more distressed than I would be about Arkansas losing a football game to Texas.”
(Tôi không thấy đau khổ gì mấy, chẳng khác nào khi thấy Arkansas thua Texas một trận đá bóng.)
Hoa Kỳ biết rằng Bắc Việt sẽ vi phạm hiệp định Paris và chúng ta đã chuẩn bị cho chuyện đó. Điều mà chúng ta không biết là chính Quốc Hội của chúng ta sẽ vi phạm hiệp định đó. Và vi phạm, về mọi mặt, thay cho Bắc Việt. Đó là những gì đã xảy ra. Tôi là Bruce Herschensohn.
** Sau khi Saigon thất thủ, hơn một triệu người Miền nam bị đưa vào các trại cải tạo ở miền quê. 250 ngàn người đã chết ở đó, do bị hành quyết không xét xử, tra tấn, bệnh tật, và suy dinh dưỡng. Giữa năm 1975 và 1995, hai triệu người Việt đã trốn chạy khỏi nước, vượt Biển Đông bằng những chiếc thuyền thiếu trang bị để đi tìm tự do. Ước tính có khoảng 200 ngàn người vượt biển nầy đã chết – do bị chết chìm và bị hải tặc giết. Ngày nay Việt Nam vẫn có một chính phủ cộng sản, nhưng họ đã bỏ hết những lý thuyết kinh tế cộng sản, những lý thuyết mà họ đã hy sinh bao nhiêu sinh mạng của đồng bào của họ để theo đuổi.
3. Nhận định bên lề
Trong khi hơn 96% hệ thống truyền thông nằm trong tay Tập đoàn Do Thái quốc tế và Mỹ Cộng thì công việc truy tìm thông tin, tài liệu, nhận định, và phán xét trung thực về Chiến Tranh VN chẳng khác nào mò kim đáy biển, vì hầu hết các hảng thông tấn, các trang mạng, đài truyền thanh truyền hình, những tờ báo hàng đầu đều nói một thứ tiếng của Do Thái được chuyển ngữ sang tiếng Anh, cùng phục vụ một chủ nghĩa độc tài mềm, cùng bị kiểm soát bởi một chính sách ngân hàng trị và Do Thái trị, cùng gián tiếp hay trực tiếp cỗ xúy một loại trật tự được mệnh danh New World Order hayOne-government World – thực chất là một loại thế giới đại đồng hoang tưởng do tập đoàn Do Thái thống trị. Hiện cảnh đen tối của một chính quyền Mỹ thân cộng Do Thái trị ngày nay là nhìn đâu cũng thấy Do Thái và sờ đâu cũng chạm phải bàn tay lông lá của Do Thái từ CIA, FBI, truyền thông, Internet, đại học, Hollywood đến hành pháp, tư pháp, lập pháp, v.v…; và đâu có Do Thái ở đó có Mỹ Cộng. Những kẻ đi tìm sự thực như Ted Gunderson luôn bị chúng khủng bố và truy sát bằng mọi cách; những kẻ khác thì co đầu rụt cổ vì sợ bị ghép tội bài Do Thái, cùng lắm chỉ vòng vo đập quanh bụi rậm. Hậu quả là Do Thái và Mỹ cộng xem phần còn lại của thế giới như một bầy trẻ con, ngây thơ về chính trị và nhút nhát như bầy gấu trúc. Hầu hết các bài viết, nhất là những bài của những tay viết blog cho VOA, BBC, RFA, RFI, v.v…, đều viết theo đơn đặt hàng của Do Thái, Mỹ Cộng, và Việt Cộng, dưới môt hình thức nào đó và theo một kênh tuyên vận nào đó. Chín mươi phần trăm của những bài viết nầy là vỏ bọc đường nghe rất bùi tai và nhìn rất mát mắt, nhưng chỉ để phục vụ 10 phần trăm còn lại dùng chứa thuốc độc nhằm đánh bóng Mỹ Cộng hay Việt Cộng hay cả hai.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào toàn cục vấn đề và căn cứ trên những tài liệu, dù là hiếm hoi, được chính phủ Hoa Kỳ bạch hóa về những cuộc đi đêm mà Washington đã tiến hành với Bắc Kinh nhằm bán đứng Miền Nam hay thậm chí cả Việt Nam cho Trung Quốc dưới sức ép và đồng lõa của tập đoàn Do Thái và cộng sản quốc tế để đổi lấy quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc, về chủ trương đánh Cộng Sản nhưng không được thắng, v.v… thì bức điện tín đầu hàng vô điều kiện nói trên không hẳn là bịa đặt. Nhưng tại sao Bắc Việt đầu hàng mà Mỹ vẫn tiếp tục đánh? Theo thiển ý của chúng tôi, đầu hàng với Mỹ không thành vấn đề; đầu hàng với Trung Quốc mới là mục tiêu tối hậu của cả Mỹ lẫn Tàu. Ở điểm nầy, vì muốn có được những quyền lợi với Trung Cộng, Mỹ ra sức phục vụ quyền lợi của Bắc Kinh trước đã, nghĩa là giúp Bắc kinh thôn tính Việt Nam thông qua Đảng Cộng Sản VN và trên xương máu dân tộc VN ở cả hai miền. Cũng ở điểm nầy người ta mới thấy Chiến Tranh VN là cơ hội bằng vàng để đế quốc Tàu tiếp tục giấc mộng thôn tính Việt Nam sau hơn ngàn năm không thực hiện được. Cả Mỹ lẫn Tàu đã đạt được mục tiêu chung sau những cuộc không tập B52 kéo dài; và sau đó, vì muốn bảo vệ đảng, Bắc Việt đã quỳ gối đầu hàng Bắc Kinh và ký những mật ước nhượng đất nhượng biển và nhượng cả chủ quyền cho Trung Cộng. Việc Mỹ làm ngơ cho Trung Cộng chiếm Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam có lẽ cũng nằm trong khuôn khổ những mật ước như thế nhưng đã có trước khi chiến tranh chấm dứt. Như thế kẻ thắng chiến tranh VN là Trung Cộng chứ không phải Bắc Việt; Bắc Việt chỉ là một thây ma được Mỹ, Tàu, Do Thái vớt lên từ địa ngục để thi hành sứ mạng Thái Thú cho Thiên Triều.
Những người sinh ra và lớn lên trong hệ thống tuyên truyền và giáo dục nhồi sọ của cộng sản và ngay cả những người cộng sản được xem là “mở mắt” như Bùi Tín, Phạm Chí Dũng, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Dương Thu Hương, chẳng hạn, có lẽ không bao giờ chấp nhận sự thực đó, vì, đối với những người nầy, làm thế chẳng khác nào chối bỏ “ảo ảnh đời mình,” chối bỏ một huyền thoại giúp họ tiếp tục ngẩng mặt lên tiếng với đời. Những đám người nầy có thể “trái dạ” với đảng cộng sản nhưng dứt khoát không tự phản bội chính mình. Nếu không có huyền thoại đó thì cách nay bốn mươi năm họ chỉ là nhưng kẻ mù quáng đi trong doàn quân ma được Mỹ, Tàu và Do Thái tha chết và vớt xác lên từ địa ngục đồng thời trao cho chiếc bánh vẻ “đại thắng mùa xuân” để sau đó đạo quân ma nầy tràn vào Miền Nam cướp của giết người. Nếu không tin các ông các bà cứ hỏi Trần Đăng Thanh, một đại tá VC thuộc Học Viện Quốc Phòng của chế độ Hà Nội thì biết ngay. Cũng có thể các ông các bà đều biết sự thực nhưng không dám công khai thú nhận; các ông các bà vờ mở mắt nhưng chỉ mở một mắt để khỏi thẹn với lương tâm và tiếp tục đi trong mộng du. Ngày nay các ông các bà được giải quyết sang Mỹ chẳng khác nào lá rơi về cội, gặp lại ân nhân ngày trước, thế thôi. Một số người cộng sản vẫn thường bóng gió so sánh cộng sản VN với giới lãnh đạo Tây Đức, Bỉ, với Bắc Quân Hoa Kỳ trong cuộc Nội Chiến, thậm chí với cả chính quyền Hoa Kỳ trong Đệ Nhi Thế Chiến đã thắng Nhật. Làm như thế là hiếp dâm lịch sử vì cố tình đặt một thây ma được vớt lên từ địa ngục ngang hàng với những kẻ chiến thắng đích thực, đặt đạo quân đồ tể ngang hàng với loài người có lương tri, liêm sỉ, và trí tuệ, đặt một đám gia nô thái thú ngang hàng với những con người thực sự làm chủ đời mình và giúp dân tộc làm chủ vận mệnh của đất nước. Hãy nhìn kỹ những gì đám đồ tể đã làm trong suốt bốn mươi năm qua trên đất nước Việt Nam để đặt tên đám thái thú thời đại nầy cho đúng. .
Đỉnh Sóng
Nguồn: Đỉnh Sóng

__________________***  ***_______________

Hoài niệm và phản tỉnh về ngày 30 tháng 4 năm 1975
để giải ảo ngụy sử, hoà giải dân tộc và xây dựng đất nước.

Đỗ Kim Thêm
06-05-2015
Tóm lược: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày toàn thắng của ĐCSVN và là ngày đại bại của toàn dân tộc Việt Nam. Chúng ta có các lý do chính đáng để không tham gia mừng lễ kỷ niệm chiến thắng, nhưng cần giúp đỡ nhau để có ý thức phản tỉnh về ý nghĩa tưởng niệm, hoà giải và trách nhiệm đối với những hậu quả của ngày này.
Hiện tình Việt Nam là đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn mà vẹn toàn lãnh thổ, tham nhũng và nợ công là chính; về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương, vì lãnh đạo đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc là chính. Hoa Kỳ sẽ không là một lá chắn an toàn cho Việt Nam vì Hoa Kỳ không có phép lạ để biến đổi nội tình và ngoại cảnh cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đủ thông minh để không bao giờ chống Trung Quốc thay cho Việt Nam.
Mọi vấn đề hiện nay của Việt Nam có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sức mạnh dân tộc mà sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng là chính và đường lối thực tiễn là thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng cao đạo đức và giáo dục, tăng trưởng kinh tế, tôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên.
Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày khởi đầu cho trang sử Việt, mà một thế hệ hậu chiến trưởng thành và sẽ đảm nhận trách nhiệm chính trị cho đất nước. Thế hệ hậu chiến không cần có một lý tưng cầu toàn để canh tân đất nước hay các biện pháp xé rào để cứu Đảng, mà cần nhất là có một ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc.
***
Ký ức thay ngụy sử?
Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày quan trọng trong lịch sử của Việt Nam, vì là ngày kỷ niệm 40 năm chiến tranh kết thúc. Hiện nay, các thế hệ tham chiến hầu như đã lần lượt ra đi hay đang quên đi những hậu quả của chiến cuộc. Thời gian dài này cũng đủ để làm một thế hệ hậu chiến trưởng thành mà không vướng bận với ký ức thuộc về lịch sử.
Tuy thế, có một sự khác biệt giữa ký ức và lịch sử. Ký ức là một điều kiện thiết yếu tự tại và có một giá trị đặc biệt cho lịch sử. Ký ức riêng tư tạo nên bản sắc cá nhân và ký ức tập thể tạo nên bản sắc xã hội. Cả hai đặc thù văn hoá này nếu kết hợp nhau được sẽ làm thành một lịch sử chung cho dân tộc. Để phác thảo lịch sử, sử gia cần có ký ức văn hoá, một sự thật của lịch sử và đây là một trong những điều kiện khách quan làm khởi điểm cho chính sử.
Nhưng trong hiện tại vấn đề soi sáng lịch sử ít được quan tâm, bởi vì chúng ta đang có những nhu cầu bức thiết, đó là hiểm hoạ Bắc thuộc và bất lực của chính quyền trước những khát vọng của toàn dân về toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng dân chủ, phát triển kinh tế, nâng cao công bình và tôn trọng nhân quyền.
Nhìn lại sau 40 năm dài thì thực tế cho thấy dù là ký ức của các chứng nhân lịch sử đang nhạt nhoà và bản sắc của đất nước đang tàn phai, nhưng người Việt vẫn còn bị ám ảnh bởi những chiến tuyến trong quá khứ, đề cao thành quả chiến thắng mãi làm cho việc hoà giải giữa người Việt còn khó khăn và những giá trị phổ quát trong xu thế thời đại như tự do, dân chủ, nhân quyền và trọng pháp lại chưa áp dụng. Lý do chính là người Việt đã không có và sẽ không thể chia sẻ một quá khứ chung của lịch sử cận đại.
Nếu chúng ta muốn xây dựng một chính sử Việt Nam cho hôm nay và mai sau, thì giải ảo ngụy sử là một nhu cầu tất yếu. Vậy vấn đề là liệu có nên khơi động lại ký ức cá nhân hay tập thể hoàn toàn độc lập với mọi dị biệt và đối kháng với ngụy sử để làm cơ sở được không?
Thế hệ tham chiến và quá khứ
Thế hệ tham chiến nghĩ gì về quá khứ và để làm gì trong hiện tình? Chiến tranh Việt Nam nằm trong bối cảnh quốc tế của Chiến tranh Lạnh và lại là một thí dụ điển hình trong khu vực về Chiến tranh Ủy nhiệm. Không riêng Việt Nam mà hầu như nhiều quốc gia đều hình thành bằng bạo lực. Trong cả một thời kỳ dài, tranh đấu bằng bạo lực là một phương tiện hiển nhiên, nó tạo nên một loại văn hoá chung và trở thành một sự thực khách quan của lịch sử. Chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước và là một sản phẩm của lịch sử.
Công việc chọn lọc quá khứ để giải ảo lịch sử cũng có nghĩa là làm sống lại quá khứ, một phần hay toàn bộ ký ức của cá nhân hay tập thể. Phủ nhận hay quên đi quá khứ, cả hai nỗ lực này là bất khả. Không ai muốn quên lãng quá khứ oai hùng, vì mục đích kéo dài hạnh phúc đã hết là để làm quên đi thực tế bất hạnh. Quên lãng quá khứ thương đau thì không thể dễ dàng vì là một ám ảnh còn vang động trong hồn như một loại bịnh tâm thần kinh niên không trị được. Khép lại quá khứ và cảm nhận nó trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai, cả hai việc đòi hỏi chúng ta có một ý thức phản tỉnh mà không bị dồn ép cực đoan bằng một ý thức hệ đã lỗi thời hay xí xoá dễ dãi bằng những thành tựu kinh tế nay đang sa sút.
Để trả lời các vấn đề này, thế hệ tham chiến lập luận là ký ức của các chứng nhân lịch sử sẽ mai một và ký ức của tập thể chỉ có tính địa phương. Đoàn kết dân tộc là một vấn đề trọng đại của lịch sử đất nước, chúng ta hãy để cho sử gia làm việc, vì họ có khả năng gạn đục khơi trong các tồn đọng cuả quá khứ để trình bày khách quan hơn và có tác động hữu hiệu hơn. Bất hạnh cho chúng ta là sử Việt bị ngụy tạo quá nhiều, nên không thể lý giải và thuyết phục các sự thật lịch sử cận đại.
Ngụy tạo chính sử
Có một sự khác biệt giữa quan điểm về lịch sử của người phương Tây và Việt Nam. Khi người Mỹ nói đó là chuyện lịch sử, mọi người cùng yên tâm nghĩ là toàn bộ vấn đề xảy ra được ghi chép cẩn thận và nghiên cứu nghiêm túc (That is history; it is totally a record). Khi người Việt nói đó là chuyện lịch sử, chúng ta phải dè dặt hơn, vì đó là một biến cố quan trọng đã xảy ra (It is a most importat thing); sự kiện còn ngờ vực, đúng sai hay hay dở còn cần xét lạ, vì tùy theo thời điểm và quan điểm chính trị. Đây không phải là một khám phá mới lạ, vì đã có vô số các bằng chứng về các sai lầm trong sử Việt, mà những ví dụ chính cho thấy các tầm mức tác hại nghiêm trọng của vấn đề ngụy tạo.
Thứ nhất, theo sử thì Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) giải tán ngày 11 tháng 11 năm 1945, nhưng thc tế thì Đảng tiếp tục hoạt động trong bí mật, sau đó lại công khai cho đến ngày hôm nay. Không có sử gia nào bỏ công cải chính sự kiện này của ĐCSVN và Đảng Lao Động, dù là hình thức.
Thứ hai, vai trò của ĐCSVN trong việc giành độc lập. Thực ra, Việt Nam chưa độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn, vì Đảng không cướp được chính quyền từ tay Nhật và Pháp, mà của chính phủ Trần Trọng Kim vào ngày 19 tháng 8 năm 1945 và về sau gọi đó là Cách mạng tháng Tám.
Việt Nam thâu hồi chủ quyền độc lập ngày 8 tháng 3 năm 1949 theo Hiệp Định Elysée. Điểm đặc biệt của Hiệp định là Việt Nam thống nhất và độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Sau đó, ngày 23 tháng 4 năm 1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Việt Nam. Do đó, Việt Nam đã được thống nhất năm 1949 về ngoại giao và chính trị.
Không ai bỏ công phân biệt ý nghĩa cao cả của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do ngoại xâm và phương cách bất chánh để cướp chính quyền trong nội chính. Xác minh thời điểm chính xác cho sự độc lập cũng bị quên lãng.
Thứ ba, cuộc đời của Hồ Chí Minh là một chuyện dài không đoạn kết. Bao nhiêu sách vở khác nhau viết về xuất xứ, hành tung, khả năng, quá trình hoạt động và tư cách đạo đức của ông. Mỗi lúc lại có một khám phá mới làm cho sự thật về cuộc đời của ông càng huyền bí hơn.
Nhu cầu tuyên truyền chính trị nhất thời là lời giải thích quen thuộc. Các nhà nghiên cứu đã (phải) suy tôn ông lên làm thần thánh, rồi một thời gian sau, vì lý do chính trị khác, lại hạ bệ. Nhiều tác phẩm viết về ông, nhưng ông không có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử. Vì ông là một nạn nhân của lịch sử quái ác nên các vấn đề tiểu sử, công nghiệp, đời tư của ông còn cần phải tiếp tục soi sáng.
Thứ tư, đấu tranh quân sự có phải là một giải pháp tối ưu duy nhất hay kết hợp với các giải pháp nghị trường và ngoại giao cũng là điều kiện khả thi?
Trước trào lưu đấu tranh giành độc lập tại các nước Á Phi đang dâng cao nên Pháp đã ý thức vấn đề này. Từ năm 1947 Pháp đã quyết định không tái lập chế độ thuộc địa và tôn trọng nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam bằng cách đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp tại Liên Hiệp Quốc. Đó là một thắng lợi ngoại giao và pháp lý mà Đảng Cộng Sản đã phủ nhận và về sau giải thích là Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa.
Do đó, khi nhân danh giành lại độc lập dân tộc, họ chiến đấu vũ trang chống Pháp, nhưng bằng cách độc quyền yêu nước và độc quyền lãnh đạo quốc gia. Trái lại, các nước châu Á khác đã chủ trương đấu tranh ôn hòa, không bạo động và không liên kết với Cộng sản Quốc tế, mà thành công của Ấn Độ (1947) là một thí dụ, dù bối cảnh phức tạp hơn Việt Nam nhiều.
Thứ năm, ĐCSVN sử dụng chiêu bài đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ như một chiến thuật để đạt mục tiêu chiến lược là cướp chính quyền. Họ đã chống đối bất cứ giải pháp chính trị và ngoại giao nào không cho họ độc quyền đấu tranh và lãnh đạo quốc gia, mà Hiệp định Genève và Paris là hai cơ hội lịch sử.
Dù Hiệp định Genève chỉ là để định ranh giới ngưng bắn và không áp đặt những giải pháp chính trị, nhưng thống nhất Nam Bắc thuộc quyền dân tộc tự quyết, một cơ hội mới về tổng tuyển cử mở ra và sẽ do hai miền ấn định. Lãnh đạo cả hai miền đã không đủ nỗ lực để thực thi biện pháp tổng tuyển cử, một cơ hội không tốn xương máu. Đó là một quan điểm sai lầm của cả hai và trở thành một bất hạnh cho dân tộc hiếu hoà.
Hiệp định Paris là một hiệp ước ngoại giao và có tác dụng chính trị, nhưng là một cơ hội khác mở ra nếu các bên đồng ý “thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào.” (Điều 15).
Phát động chiến dịch Hồ Chí Minh để thôn tính miền Nam không phải là phương pháp hòa bình như đã ký kết. Vi phạm Hiệp định Paris lại là một thành tích tự hào về sự phản bội của chính mình và chấp nhận hy sinh xương máu của thế hệ thanh niên cuối cùng của miền Bắc.
Thứ sáu, Đại Thắng Mùa Xuân là đỉnh cao chói lọi trong trang sử đấu tranh của ĐCSVN, nhưng Ted Gunderson (1928 – 2011), nhân viên của FBI tại Los Angeles và Wahsington DC tiết lộ là sau chiến dịch Operation Linebacker của Hoa Kỳ, Bắc Việt tuyên bố đầu hàng đầu hàng vô điều kiện. Ngũ giác Đài nhận điện tín này nhưng CIA buộc ép nhẹm nguồn tin và thuyên chuyển tất cả các nhân viên có trách nhiệm ra khỏi nhiệm sở. Dĩ nhiên, Việt Nam không hề kiểm chứng nguồn tin này.
Tóm lại, các vấn đề quan trọng trong chính sử cận đại như ý nghiã đích thực của chiến tranh, kết hợp các phương tiện khả thi để giải quyết xung đột, những hy sinh và thành tích cần được giải ảo trong một phương cách mới hơn, khi mà có vô số các nguồn tài liệu được liên tục giải mật. Quan trọng nhất là chúng ta phải có can đảm nhìn vào sư thật của lịch sử trong một nhãn quan mới.
Cho dù ngày nay ngụy sử đã không thể phản ảnh được toàn bộ quá khứ và chính sử cũng không hẳn là mất đi hết trong những gì còn sót lại nơi lòng người, nhưng điều may mắn hơn cho chúng ta là lịch sử vẫn còn được truyền tụng, mà ký ức cá nhân và tập thể cần hồi tưởng là thí dụ điển hình.
Những người Việt đang ở vào lớp tuổi bốn mươi hay trẻ hơn không có ký ức về chiến cuộc, vì họ chưa sinh ra. Dĩ nhiên, họ có quyền đặt câu hỏi vì sao Việt Nam chưa thể canh tân đất nước và hưởng độc lập dân tộc và họ phải gánh chịu một di sản tồi tệ như ngày hôm nay. Khi ngụy sử không thuyết phục được họ, thì ký ức của các bậc cha ông còn sống sót sẽ đóng vai trò gì?
Ký ức chiến cuộc nhạt nhoà
Tình yêu về dĩ vãng vốn bẩm sinh trong tâm hồn người Việt; họ thích ôm ấp kỷ niệm trong mơ hồ và không muốn dùng ngôn ngữ để diễn đạt những cảm xúc trân qúy. Ký ức là nhớ lại; một người không có trí nhớ là một người không còn bản sắc riêng. Nhưng ngược lại với ký ức là quên lãng; ai phải dồn ép quá khứ, thường là người không bình thường và hoặc sẽ mang bịnh ức chế. Một người trưởng thành không có ký ức sẽ mãi là một trẻ con.
Ký ức tập thể theo Maurice Halbwach quan trọng hơn. Nó vượt qua khuôn khổ kinh nghiệm sống của một cá nhân, hằn sâu, tiêm nhiễm vào một tầng lớp xã hội, một thế hệ trong một giai đoạn của dân tộc và tạo thành bản sắc chung. Một dân tộc không có ký ức lịch sử cũng là một dân tộc chưa trưởng thành.
Khi xưa, Tản Đà có than thở “Dân hai lăm triệu, ai người lớn?, Nước bốn nghìn măm vẫn trẻ con.” Lời thơ ai oán được truyền tụng như một lời cảnh tỉnh về tình trạng dân trí trong thời Pháp thuộc. Trong chiến tranh, Trịnh Công Sơn cũng đã nhắc nhiều đến thân phận đất nước, nhưng thê thiết nhất là “Ôi, đất nước u mê ngàn năm“. Điều ngạc nhiên là cả hai danh tài này sống trong hai thế hệ cách biệt nhau, nhưng lại cùng một tâm trạng, dù không hề quan tâm đến chính sử và ký ức.
Nhưng làm sống lại ký ức không dễ, vì có một cái gì đó thiếu bình thường mà có quá nhiều thí dụ làm cho chúng ta ngạc nhiên.
Thứ nhất, nhân ngày 30 tháng 4 mà nhân dân thủ đô Hà Nội kéo băng và biểu ngữ với nội dung “Hân Hoan Chào Mừng Ngày Giải Phóng Thủ Đô”. Vô ý hay là trớ trêu trong một ký ức nhạt nhoà? Không ai biết.
Thứ hai, ngược lại, nhân ngày này mà một số người Việt hải ngoại cũng có tổ chức“Ngày Diễn Hành Cho Tự Do”. Vì là buổi diễn hành nên ít có thuyết trình về ý nghĩa trọng đại về một ngày lịch sử của đất nước để người tham dự cảm thấy có trách nhiệm hơn đối với những hậu quả của ngày này. Vì tự do hoài niệm mà đôi khi cũng có nhiều nơi còn có kết hợp với lễ Lao Động với dạ tiệc và khiêu vũ thâu đêm là chính. Đó là sáng kiến giải trí cuối tuần kéo dài trong hoàn cảnh mới, nên không đem lại một âm vang tưởng niệm nào trong đau buồn, nhớ những nguời nằm xuống và người trốn chạy.
Thứ ba là chuyện không có quyền công khai tưởng niệm những người nằm xuống trong chiến tranh biên giới Trung – Việt. Khơi động ký ức lại cần có ý kiến chỉ đạo? Hồi sinh ký ức càng thêm chua chát khi lãnh đạo hân hoan đón tiếp lãnh đạo bạn để cùng “Thành Kính Tưởng Niệm Các Liệt sĩ Trung Quốc Hy Sinh Vì Chính Nghĩa”trong Tiết Thanh Minh, một việc làm đúng theo chính sách đề ra.
Còn nhớ về Ngày Hoàng Sa và Trường Sa lại càng khó hơn, cụ thể nhất là vụ thảm sát Gạc Ma. Trước đây binh sĩ không được phép chống trả với Trung Quốc nên đem lại một cái chết tập thể; chính quyền luôn che dấu sự thật và nay lại không cho phép tưởng niệm và ghi công và không nêu tên kẻ thù, đó là một hành vi xoá bỏ ký ức có định hướng.
Những người chiến đấu còn sống không được tri ân, đãi ngộ và chỉ còn âm thầm xót thương cho đời nhau. Họ cũng bất hạnh giống như các cựu chiến binh Mỹ, làm điều vô ích cho kẻ vô ơn và cuối cùng lại chứng kiến trớ trêu của lịch sử mà đó lại là định mệnh của mình.
Thứ tư là chuyện những người di tản buồn lại càng buồn hơn, khi phải nhớ tới những thuyền nhân qua cơn phong ba bảo táp, chưa hưởng được tự do và cuối cùng phải yên nghỉ nơi đảo vắng xứ người. Trùng tu mộ phần đã khó, sơn tặng cho họ một lá cờ trên mộ phần và lập đài tưởng niệm trên các đảo cũng bị nhà nước CSVN tìm cách áp lực ngoại giao nên không được phép. Thân nhân cũng đành khép lại quá khứ theo chính sách.
Thứ năm là vấn đề gọi tên ký ức. Thảm sát hay chiến thắng Mậu Thân? Định danh ký ức cũng cần thảo luận như gọi tên cho cuộc chiến. “Chống Mỹ xâm lược“ mà hơn 5000 ngàn thường dân Việt và vài ân nhân người Đức phải chết oan uổng, thì không thể nào gọi là thắng lợi huy hoàng và có thể giải thích thuần lý.
Những hung thủ còn sống sót cũng không đủ can đảm đính chánh về cáo giác của các nhân chứng trong “Giải Khăn Sô Cho Huế“. Dù tai họ còn nghe và mắt họ còn thấy phản ứng của nạn nhân khác còn sống, nhưng khác với Hitler đã tự xử, hung thủ yên tâm hơn để nghiên cứu về Huế học, mà họ quên đi đối tượng nghiên cứu khẩn thiết nhất của Huế học là làm sáng tỏ việc tàn sát. Tên tuổi và hành vi của họ vẫn bị ràng buộc với lương tâm và lịch sử.
Chúng ta là có vô số ký ức cá nhân có giá trị lịch sử: Giải Khăn Sô Cho Huế, Muà Hè Đỏ Lửa, Dấu Binh Lửa, Đường Đi Không Đến, Xương Trắng Trường Sơn, Thiên Đường Mù, Nổi Buồn Chiến TranhĐèn Cù là những thi dụ chính. Vì là tự truyện cá nhân nên có sự đãi lọc nhất định theo ý nghĩ cảm nhận và tùy theo cái gọi làlieux de mémoire của tác giả (các địa điểm liên hệ tới biến cố xãy ra để trở thành ký ức, một khái niệm của Pierre Nora). Thực ra, nhân chứng lưu giữ ký ức, họ chỉ là một người sống trong những biến cố kinh hoàng trong lịch sử, mà họ không hiểu tại sao, không lường đoán được hậu quả và giải thích các tầm mức phức tạp của diễn biến.
Do đó, chúng ta cần có sử gia, vì ký ức cần khách quan hoá theo phương pháp sử học, một tiến trình đến sau và có chọn lọc. Sử gia đối thoại với nhân chứng, vì nhân chứng biết rõ hơn các biến cố. Họ diễn dịch, sưu tầm và biên tập theo một hệ thống nhất định thành một loại đề tài chung.
Dù ký ức về chiến cuộc nhạt nhoà, nhân chứng lần lượt ra đi, quá ít sử gia chân chính, nhưng lịch sử không thể nguy tạo ký ức. Chính ký ức làm nên lịch sử. Ký ức không phải là vấn đề riêng của sử gia. Lịch sử không thuộc về sử gia, mà cho tất cả những người có liên quan và có tinh thần trách nhiệm. Những người đứng ra tổ chức các lễ tưởng niệm với các phương tiện truyền thông hiện đại cũng là một thí dụ.
Các buổi lễ truy điệu, báo chí, sách vở sẽ làm sống lại các ký ức tập thể. Những hình thức nghi lễ “hoành tráng“ của phe thắng cuộc không mang nhiều ý nghĩa đích thực để tìm ra bản chất của tưởng niệm. Những đề tài thảo luận nghiêm chỉnh về ý nghĩa của tưởng niệm là quan trọng hơn.
Nhờ thế, chúng ta viết lại lịch sử bằng cách khám phá những sự dị biệt trong ký ức với tinh thần trách nhiệm. Ký ức dị biệt của cá nhân là một phương tiện thông đạt dùng trong sinh hoạt hằng ngày khi thảo luận về những biến cố lịch sử. Ngược lại, ký ức tập thể là một sản phẩm xã hội, đẩy mạnh cho việc hình thành một bản sắc văn hoá dân tộc. Nhưng biết tìm đâu bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt?
Bản sắc dân tộc tàn phai
Dù là gọi là đất nước hay dân tộc cũng chỉ là một. Dân tộc là một ngôi nhà chung chứa đựng một linh hồn chung. Hồn thiêng này có hai phần: phần một nằm trong quá khứ, là một di sản thuộc toàn dân và ký ức lịch sử là một thành phần. Phần hai nằm trong hiện tại. Đó là tinh thần đồng thuận, cùng ước mơ chung sống để phát triển và lưu truyền giá trị của một di sản không thể phân chia. Khái niệm dân tộc này của Ernest Renan không phải là chủ nghiã dân tộc đã bị lạm dụng quá nhiều trong quá khứ.
Bản sắc văn hóa dân tộc gồm các đặc tính được duy trì trong quá trình của lịch sử và được kết tinh thành những biểu tượng để phân biệt với các dân tộc khác. Nó tạo thành những chuẩn mực giá trị cho xã hội và thể hiện tâm lý dân tộc mà các ký ức văn hoá là thí dụ.
Ký ức văn hoá theo Jan Assman gồm có việc sử dụng chính sử, tự truyện, hình ảnh và nghi lễ đặc biệt cho một xã hội trong một thời kỳ; mọi sự vun bồi này sẽ tạo nên một hình ảnh chung cho bản sắc dân tộc. Nhờ thế mà chúng ta có thể hiểu được giá trị truyền thống.
Chúng ta có thói quen ca ngợi bản sắc dân tộc và đơn giản hoá vấn đề, nhưng kỳ thực, bản sắc cá nhân phức tạp, vì dựa vào hoàn cảnh và điều kiện xã hội địa phương, thuộc về một thế hệ nhất định, một tôn giáo, một đoàn thể nghề nghiệp và trình độ giáo dục nào đó. Bản sắc thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời qua những biến cố của riêng mình.
Mô tả về bản sắc đất nước càng khó hơn vì theo dòng lịch sử, có quá nhiều biến chuyển sẽ thay thế cho các ký ức cũ phai mờ, tạo thành những bản sắc mới. Tùy theo thời điểm hay địa điểm mà bản sắc đất nước có thể tiến hay thoái hoá. Các thay đổi về giá trị qua từng thế hệ kết hợp nhau trong liên tục và tái tạo.
Trong một thời kỳ dài đấu tranh, Đảng đã bao nhiêu lần nói là “thống nhất đất nước ta sẽ xây dựng lại ngàn lần tươi đẹp hơn”. Nhưng chiến thắng năm 1975 cho phép Đảng có lý do tự phong một bản sắc mới là “trung tâm phẩm giá của loài người và lương tâm của thời đại”. Bản sắc cường điệu này không thuộc truyền thống chân thành của dân tộc. Đảng đã không thể trau dồi bản sắc, và chiến thắng không đem lại tự do và cơm áo cho toàn thể dân chúng trong thời bình.
Dù thành tựu đổi mới kinh tế có đem lại cho sung túc cho một thiểu số, nhưng Đảng không thể nâng cao bản sắc văn hoá vì giáo dục xuống cấp, đạo đức suy đồi, thờ ơ của dân chúng và gương xấu của chính quyền là trở lực. Tìm lại bản sắc dân tộc đã đánh mất là điều không thể thực hiện được trước mắt, vì thành tựu của các biện pháp cải cách giáo dục và nâng cao đạo đức không thể là kết quả dễ được tìm thấy trong một sớm một chiều.
Đã đến lúc đất nước cần có bản sắc mới như là một vai trò kết nối, một khái niệm và một thành tố để xây dựng lịch sử. Nhưng làm sao nối kết những ký ức văn hoá dị biệt trong bối cảnh hiện nay. Thực ra, không ai có đủ viễn kiến để tiên đoán chuyện lý thuyết.
Nhưng sử gia không còn đi tìm những giá trị biểu tượng xa xưa, vì các biến động mới có những giá trị làm cho lịch sử độc đáo hơn. Họ dùng ngày 30 tháng 4 năm 1975 làm một phương tiện nhằm tạo ra huyền thoại chính trị duy nhất cho khởi điểm mới về ký ức lịch sử cận đại. Với 40 năm trôi qua, thời gian lắng đọng để họ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của ngày 30 tháng 4. Do đó, giải ảo về nội dung ngày này cần được đặt ra.
Phản tỉnh về ý nghĩa của ngày 30 tháng 4 năm 1975        
Ngày 30 tháng 4 năm 2015 là một ngày để chúng ta nhớ về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và tìm hiểu những gì mà dân tộc đã sống trong 40 năm qua. Bằng kinh nghiệm sống với chế độ, với các sử liệu mới, lý trí khách quan và tự do phê phán giúp cho chúng ta nhận ra sự thật. Sự thật sẽ giải phóng cho chúng ta.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là biểu tượng khởi đầu cho một tiến trình tương phản phức tạp. Giá trị biểu tượng của ngày này là một nghịch lý bi đát. Chiến tranh kết thúc giải phóng cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh, nhưng không phải chỉ là vinh quang mà còn là tủi nhục; ngày miền Nam thoát khỏi chiến tranh cũng là ngày mà miền Bắc hiểu rõ hơn thế nào là giải phóng và hy sinh cho chính nghĩa. Cả nước vừa được giải phóng lại vừa bị hủy diệt trong một hoàn cảnh mới, không phải chỉ là thiệt hại vật chất mà còn là tinh thần, một vấn đề bản sắc.
Dĩ nhiên, chúng ta phải chấp nhận những gì đã xảy ra vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, vì không thể thay đổi được, dù còn bị ảnh hưởng hậu quả cho đến hiện nay. Chúng ta không thể tách rời ngày 30 tháng 4 năm 1975 với ngày 3 tháng 2 năm 1930, ngày thành lập ĐCSVN, đó là một nguyên nhân khởi đầu mọi thay đổi trong các trang sử Việt.
Với ý thức phản tỉnh chúng ta có thể nói cho nhau hôm nay về ý nghĩa đích thực của ngày 30 tháng 4 là đây là một ngày toàn thắng trong tiến trình cướp chính quyền của ĐCSVN và là một ngày đại bại của toàn dân tộc Việt. Vì sao?
Vì nhìn lại quá khứ của công cuộc tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN chúng ta chỉ thấy một bóng tối kinh hoàng. Đó là các biện pháp truất hữu ruộng đất, ngăn sông cấm chợ, đánh tư sản mại bản, bài trừ văn hoá đồi trụy, thanh niên xung phong, kinh tế mới và học tập cải tạo. Theo sau là thảm kịch thuyền nhân, chiến tranh Tây Nam và phiá Bắc. Cuối cùng là kinh tế kiệt quệ để rồi ĐCSVN phải chịu có biện pháp xé rào và đối mới để nuôi dưỡng chế độ.
Với một cơ hội mới và tiềm năng cao để tái thiết hậu chiến và hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng đến năm 2015 mà Việt Nam còn tụt hậu thua Lào về canh tân công nghiệp, trình độ phát triển dân chủ kém hơn Campuchia, cạnh tranh kinh tế suy yếu hơn Hàn quốc, phát minh khoa học thua xa Thái Lan, năng lực lao động thấp nhất trong khu vực, nhưng tình trạng vi phạm nhân quyền và bất công xã hội lại là trầm trọng nhất.
Vì nhìn về tương lai chúng ta càng lo sợ hơn vì không biết đất nước và con người sẽ đi về đâu. Chủ nghĩa tư bản thân tộc tạo ra một xã hội thị trường hỗn loạn trong một nhà nước sơ khai là nguyên nhân, mà tham nhũng lên ngôi thượng đỉnh, đạo đức suy sụp tận đáy, giáo dục băng hoại và môi sinh cạn kiệt là hậu qủa. Trong khi hiểm hoạ Bắc thuộc là hiện thực, thì bất ổn cá nhân, bất trắc kinh tế và bất công xã hội vẫn còn kéo dài.
Tóm lại, chúng ta có các lý do chính đáng để không hân hoan tham gia mừng lễ kỷ niệm chiến thắng, nhưng cần giúp đỡ nhau để có ý thức phản tỉnh về ý nghĩa tưởng niệm, hoà giải và tỉnh thức trong ngày 30 tháng 4. Nhờ thế, chúng ta sẽ thấy có trách nhiệm hơn đối với những hậu quả của ngày này trong tương lai.
Ngày tưởng niệm
Hồi tưởng thuộc về một phần trong đời sống tâm linh của chúng ta. Ai đã sống trong ngày 30 tháng 4 với đầy đủ ý thức và nhận xét, thì cũng tự hỏi là ngày này mình làm gì và ở đâu và sự ràng buộc của mình trong biến cố này.
Ngày 30 tháng 4 là một ngày để chúng ta tưởng niệm về tất cả những người quá cố của hai miền, những người đã tin là mình chiến đấu cho chính nghĩa của đất nước. Chúng ta không thể quên họ và cầu mong họ siêu thoát. Đau đớn nhất là các chiến sĩ giải phóng quân; bây giờ họ không còn cơ hội để nhận ra rằng họ đã bị phản bội; tất cả công lao của họ là vô ích và vô nghĩa; cái chết của họ chỉ là phục vụ cho các mục tiêu cướp chính quyền của giới lãnh đạo vô nhân đạo.
Chúng ta sống trong gọng kềm của lịch sử dân tộc và là nạn nhân phải hy sinh cho quyền lợi của giới lãnh đạo. Cả một dân tộc không ai có tội cá nhân; không ai có tội với lịch sử. Có tội ít hay nhiều chỉ có thể quy kết cho tập thể lãnh đạo, vì họ thiếu trí tuệ và thiếu bản lãnh; họ chỉ phục vụ cho ngoại bang, chủ nghĩa phi dân tộc và không tìm cách tiết kiệm máu xương.
Chúng ta cũng hoài niệm về những nổi đau khổ của thân nhân còn sống; đặc biệt là nữ giới, đau khổ vì sự mất mát về tất cả những gì không thể giữ được từ vật chất cho đến tinh thần. Đó là đau khổ qua bị thương tổn và tật nguyền, đau khổ vì buộc phải chịu mất tài sàn, mất người thân yêu, mất nhân phẩm, cảm xúc bị tổn thương, cưỡng bức lao động, bất công nghiêm trọng và tra tấn dã man, đói khổ, giam cầm và trốn chạy.
Ngày hoà giải
Ngày 30 tháng 4 là ngày mà chúng ta không những tưởng niệm cho những người nằm xuống mà còn muốn hòa giải giữa người Việt còn sống với nhau. Chúng ta tìm kiếm hòa giải, nhưng không thể hòa giải với những người đã nằm xuống và những người không còn ký ức. Số phận chung của dân tộc liên kết chúng ta với nhau thành một định mệnh chung trong ước muốn chung sống trong hòa bình và thịnh vượng.
Trong đời sống hằng ngày, người Việt chỉ muốn sống an vui trong hiện tại và không muốn nhớ những chuyện vô nhân đạo trong quá khứ. Chúng ta chấp nhận và chịu đựng sự khắc nghiệt do số phận an bài, đó là chuyện tinh thần được đặt ra bên cạnh các nhiệm vụ khác.
Nhưng ngày 30 tháng 4 là một vết rạch hằn sâu trong lịch sử cho toàn thể, nên có một nghịch lý xảy ra, người Việt có tinh thần hồi tưởng và sẽ luôn hồi tưởng khi có cơ hội. Bốn mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh, dân Việt vẫn còn bị phân chia. Chúng ta cảm thấy chưa thuộc về nhau bởi vì chúng ta đã sống và nghĩ không cùng trong một nhận thức về quan điểm đấu tranh. Đó là một gánh nặng trong lịch sử mà chúng ta vẫn còn bị mang ít nhiều tổn thương.
Làm sao chúng ta có thể xoá bỏ vết hằn khôn nguôi nếu không có hoà giải? Thực ra, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hoà giải không chỉ là tha thứ của nạn nhân về sai trái của thủ phạm, mà còn là một đồng thuận giá trị về chính trị. Đầu hàng là một thay đổi thái độ của phe thua cuộc trước phe thắng cuộc, một quyết định hợp lý của lý trí của phe thua cuộc và cần được thể chế chính trị của phe thắng cuộc bảo vệ. Vai trò luật pháp là điều kiện thể chế tiên quyết để bảo vệ họ. Khuôn khổ cho hoà giải là bình đẳng trước pháp luật, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân quyền của phe thắng cuộc. Sự đồng tình của cả hai phe sẽ đem lại ý nghiã chung sống. Đó là một khuôn khổ xây dựng lại mối quan hệ và niềm tin cho xã hội và tạo lập một cộng đồng cho tương lai.
Dầu bối cảnh tranh chấp khác nhau, các nước Nam Phi, Nam Tư củ, Bắc Ái Nhĩ Lan, Sierra Leone, El Salvador, Guatemala và Rwanda đã tìm ra một căn bản đồng thuận cho tiến trình hoà giải, mà đạo đức là mục tiêu và luật pháp là phương tiện. Vì say men chiến thắng mà kinh nghiệm hoà giải chính trị hậu xung đột không là vấn đề quan trọng để Việt Nam quan tâm học tập, cải tạo tập trung là trường hợp minh chứng ngược lại.
Sau ngày Đổi Mới, Việt Nam khởi đầu tiến trình hoà giải chính trị bằng Nghị Quyết để nhằm thu hút tài năng trí tuệ và đóng góp tài chánh. Nghị Quyết không đề ra sư tương thuận của phe thua cuộc; khuôn khổ pháp luật làm nền tảng và tinh thần đạo đức dân tộc làm nội dung cho hoà giải cũng không có. Việt Nam chỉ đo thành tựu Nghị Quyết bằng lượng kiều hối, du lịch và giao lưu văn nghệ trong ngoài. Hoà giải loại này không đem lại một niềm tin chung hướng về tương lai.
Trong nỗ lực hoà giải có một thử thách chung cho hai phía. Sẵn lòng hòa giải phải phát sinh từ trong nội tâm và do ngoại cảnh, không phải là vấn đề mà phe thắng cuộc đòi hỏi nơi phe thua cuộc theo tinh thần Nghị Quyết, nhưng là tự nội tâm của mỗi phe đòi hỏi nơi chính mình, đó là khởi điểm quan trọng nhất.
Cụ thể là liệu phe thắng cuộc có thể thực sự tự đặt mình trong hoàn cảnh của phe thua cuộc đựợc không hay phe thua cuộc có tin tưởng vào thành tâm hoà giải của phe thắng cuộc được không? Liệu Nghị Quyết một chiều có phải là một cơ sở ràng buộc nhau không? Cả hai phải nhận ra những gánh nặng của nhau, xem có chịu đựng nhau không và có quên quá khứ được không?
Cả hai phe làm gì trong tiến trình này? Chủ yếu là phe thắng cuộc cần có ý thức hơn để tìm lại nguyện vọng trung thực của phe thua cuộc; thay vì diễn binh mừng chiến thắng chỉ khơi động lại lòng thù nghịch, phe thắng cuộc nên can đảm hơn là đem tàu ngầm hiện đại ra biển Đông để bày tỏ quyết tâm trước Trung Quốc, phô trương này sẽ gây tác động hoà giải dân tộc cao hơn. Thay vì ngăn cản tưởng niệm, nên thành tâm bày tỏ thương tiếc những người của hai phiá đã hy sinh bằng cách xây một tượng đài chung, một hình thức tỉnh ngộ về sự lầm lạc chung của cả dân tộc trong cả một giai đoạn lịch sử. Họ nên đãi ngộ người đóng góp còn sống, một hình thức xoa dịu thương đau xã hội; nỗ lực hoà giải với người đối kháng và trực tiếp đối thoại trong tinh thần dân chủ là thực tế hơn, vì không phải ai có quan điểm đối lập chính trị với chính quyền cũng đều là những phần tử suy thoái đạo đức và phản động.
Phe thua cuộc cũng cần có nhận định nghiêm chỉnh hơn về ý nghĩa cao cả của tha thứ. Tha thứ là tìm hiểu và mến yêu người sai phạm. Hiểu nhau là vì đã tìm thấy lại nhau trong một quá khứ chung lầm lạc. Yêu mến nhau là vì cùng có một số phận và ý chí chung sống để xây dựng tương lai đất nước.Thực tế ngược lại. Một số không nhỏ của phe thua cuộc tự nguyện tìm đến phe thắng cuộc vì những bả lợi danh cuối đời, những lạc thú do những chênh lệch giá cả tại quê nhà, ngay cả những hạnh phúc thoáng qua như tiếng còi hụ đưa đón. Đó là một sự sĩ nhục mà một số trong phe thua cuộc tự tạo ra, vì trong khi cho đến ngày hôm nay, vẫn còn có rất nhiều người khả kính, can trường và liêm chính trong chiến bại.
Tương lai của hoà giải không ai biết được, nhưng khởi động một trào lưu nhận thức mới về tinh thần hoả giải là khẩn thiết, vì các thế hệ tham chiến sẽ lần lượt ra đi và các thế hệ nối tiếp sẽ không đủ quan tâm để giải quyết.
Ngày tỉnh thức
Ngày 30 tháng 4 năm 2015 bắt đầu một chương mới trong lịch sử Việt Nam và một thế hệ mới đang trưởng thành. Giới trẻ không có các ký ức dị biệt và không chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng họ đang và sẽ có trách nhiệm đối với những gì sẽ trở thành lịch sử. Họ sẽ đóng một vai trò chính về số phận của con người, đất nước và dân tộc trong khoảng thời gian bốn mươi năm tới. Nhưng ngày 30 tháng 4 năm 1975 lại có ý nghĩa tỉnh thức vì ký ức cá nhân kéo dài chỉ trong bốn mươi năm. Nếu ký ức phai nhạt thì những gì quan trọng khác còn lại cũng không còn ý nghĩa. Thế hệ tham chiến cần giúp cho giới trẻ hậu chiến tìm hiểu về sự thật của lịch sử, không thiên vị theo ý thức hệ, trốn chạy trách nhiệm và nhân danh đạo đức. Đâu là giá trị tỉnh thức trong ngày 30 tháng 4?
Chúng ta cần can đảm đnói cho thế hệ hôm nay biết là hiện tình Việt Nam là đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn mà vẹn toàn lãnh thổ, tham nhũng và nợ công là chính; về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương, vì lãnh đạo đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc là chính; nay lại hy vọng là Hoa Kỳ đoái thương dân Việt. Nhưng thực tế, Hoa Kỳ sẽ không có phép lạ nào để biến đổi nội tình Việt Nam hôm nay và sẽ không là một lá chắn an toàn cho Việt Nam mai sau. Mỹ đủ thông minh để không bao giờ chống Trung Quốc cho đến xương máu của người Mỹ cuối cùng thay cho Việt Nam, như miền Bắc Việt Nam đã hãnh diện chống Mỹ thay cho Trung Quốc trong quá khứ.
Do đó, giới trẻ nên tỉnh thức để tránh lầm lạc của bậc cha ông. Đó là do khuấy động các ý thức hệ đối nghịch, hận thù lầm lạc và gian dối lẫn nhau mà Việt Nam đã có chiến tranh. Do bất tài, bất xứng và bội tình mà thế hệ cha ông đã không để lại được một non sông gấm vóc cho con cháu thừa hưởng; “Gia tài của mẹ, mộtnuớc Việt buồn“, nếu nói theo nhạc của Trịnh Công Sơn.
Từ tỉnh thức này mà giới trẻ sẽ lưu truyền các ký ức lịch sử và không để bị lôi cuốn vào những hận thù và chống đối nhau, mà cố gắng liên tục học hỏi để tìm cách chung sống với nhau trong tình hiếu hoà và nhất là sẽ có ý thức trách nhiệm nhiều hơn cho tương lai đất nước.
Thế hệ hậu chiến và tương lai 
Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày khởi đầu cho thế hệ hậu chiến trưởng thành. Họ có trách nhiệm chính trị cho đất nước trong thời kỳ mới. Nhưng họ phải nghĩ gì và làm gì để canh tân đất nước và tìm lại độc lập cho dân tộc?
Nghĩ gì? Thách thức vô cùng to lớn khi thế hệ hậu chiến cần có nhiều ý thức và kinh nghiệm hơn để đảm nhiệm trọng trách này. Đó là vấn đề còn mở rộng để tranh luận, nhưng họ có bốn khó khăn chính.
Một là, họ không kế thừa một phương sách khả thi nào. Đảng đã không thể lý giải được cơ chế Kinh tế Thị trường và Nhà nước Pháp quyền theo định hướng XHCH là gì. Đảng cũng tự nhận là đã theo một đường lối không có cho đất nước. Vì nhận hư thành thực cho nên Đảng cũng không thể hoàn thiện đường lối này cho đến cuối thế kỷ XXI. Nhưng Đảng sẽ vượt qua các chống đối bằng cách dùng bạo lực đàn áp để duy trì chế độ, một bất hạnh cho toàn dân.
Hai là, họ không thể phát huy các kinh nghiệm cuả bậc cha ông. Các kinh nghiệm của Cách Mạng Tháng Tám và Đại Thắng Mùa Xuân không còn phù hợp với trào lưu đấu tranh bất bạo động cho Việt Nam, mà đó là một giải pháp tương ứng khả thi. Thành quả cuả Cách Mạng Đông Âu, Đông Đức, Miến Điện và Muà Xuân Á Rập là những bài học mới thích hợp hơn, nhưng họ chưa thể huy động được dân chúng vì thái độ vô cảm chính trị của đa số.
Ba là, họ không thể hy vọng là được Đảng chuyển giao quyền lực cho dù họ có khả năng và tâm huyết, vì thân tộc của lãnh đạo còn vây quanh. Trong một xã hội thị trường đang thay đổi hỗn loạn, họ không thể tiên đoán được là đổi mới chính trị sẽ hình thành như thế nào. Tất cả đều tuỳ thuộc vào một số quan niệm về tương lai, những cách đánh giá khác nhau về ý nghĩa của xu hướng hiện nay và về các chuẩn mực để giải quyết các khác biệt, thí dụ như vi phạm nhân quyền và tự do báo chí.
Bốn là điều kiện ý thức về truyền thống lịch sử và chuyển hoá chính trị. Từ thắng lợi của việc cướp chính quyền mà Đảng tự hào về thành tích làm nên “Ý nghĩa Lịch sử” cho dân tộc. Nhưng ý nghĩa lịch sử này không phải là những gì đã được Đảng tuyên bố, mà giới trẻ cần khám phá lại. Nhu cầu giải ảo ngụy sử và niềm tin về tương lai dân chủ cần đến các điều kiện trí thức. Đó là kiến thức và ý thức về chính sử và dân chủ, để từ đó làm cơ sở cho tinh thần xây dựng. Kiến thức là khởi điểm cho ý thức và có kiến thức thì mới có ý thức để xây dựng một ý chí chung sống.
Tuy nhiên, thực tế bi quan hơn, vì sử học và kinh tế chính trị học không còn thu hút giới trẻ, một môn mà người học không muốn học và người dạy không muốn dạy. Sự tụt hậu là do một hệ thống giáo dục gian dối và ngụy sử làm mất niềm tin về giá trị cuả toàn xã hội qua nhiều thế hệ.
Ý thức về lịch sử và dân chủ do đào tạo mà ra, có tính thuần lý vì do lý trí hướng dẫn và được đãi lọc qua thời gian. Học chính sử giúp giới trẻ lý luận và phán đoán về sự thật của lịch sử. Ý thức về lịch sử sẽ tạo nên một thái độ chung đối với lịch sử, một khả năng để giải ảo, một loại trách nhiệm cá nhân đối với xã hội và có tình cảm dân tộc.
Do đó, hy vọng còn lại là giới trẻ sẽ phát huy tinh thần tìm hiểu và mến yêu lịch sử và giá trị của dân chủ. Sự thật lịch sử sẽ là bước khởi đầu và giới trẻ phải tìm kiếm sự thật giữa dòng lịch sử. Giới trẻ có thể so sánh lịch sử tương lai như một dòng sông, nhưng các dòng nước sẽ luôn biến đổi mà họ đang khởi đầu bơi lội và cũng không biết đi về đâu, như một câu nói quen thuộc là “Người ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông“. Nhưng có ý thức lịch sử và dám dấn thân làm lại lịch sử cho dân tộc là một hy vọng khởi đầu.
Làm gì? Giới trẻ cần thảo luận để nhận ra điều kiện đem lại hoà bình và thịnh vượng cho đất nước. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sức mạnh dân tộc mà sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng là chính và đường lối thực tiễn là thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng cao đạo đức và giáo dục, tăng trưởng kinh tế, tôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên. Nhưng sự hợp tác về một chính sách ngoại giao Trung-Việt ổn định và tương kính là khả thi, khi Việt Nam đủ khả năng chứng tỏ là một người bạn đối tác đích thực bình đẳng và không phải chỉ bằng ngôn ngữ bóng bẩy như hiện nay. Với nỗ lực của nhiều thế hệ, chúng ta hy vọng là Việt Nam sẽ đạt được một phần nào những mục tiêu này.
Việt Nam sẽ đi về đâu? Không ai biết rõ, nhưng chắc một điều là đất nước dù năng động đến đâu đi nữa, thì Đảng cũng sẽ không còn phép lạ khi Đảng không tự chuyển hoá. Thế hệ hậu chiến không cần có một lý tưng cầu toàn đ canh tân đất nước, một ảo tưởng trí thức để thăng hoa bản sắc văn hoá hay các biện pháp xé rào để cứu Đảng, mà cần nhất là có một ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc.

4 thoughts on “CIA Giữ Bí Mật Bắc Việt Đầu Hàng Vô Điều Kiện năm 1973

Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972
Kissinger và Nixon
Đây là trận oanh tạc lớn nhất của Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ hai, tôi đã viết hai bài về trận này mấy năm trước: bài “Trận mưa bom Giáng Sinh” nói về khía cạnh quân sự, bài “Trận oanh tạc Linebacker II cuối năm 1972” nghiêng về khía cạnh chính trị.
Bây giờ viết về trận này, tôi nói riêng về nguyên do chính của chiến dịch.
Luật chấm dứt chiến tranh
Cộng Sản Việt Nam thiệt hại nặng trong trận Mậu Thân đầu năm 1968, khoảng 58,000 cán binh bị giết, họ chấp nhận thương thuyết với Mỹ
Hòa đàm Paris khai mạc từ 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự đàm phán dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Nixon 1969. Tại cuộc Hội nghị này việc thương thuyết thực ra không đạt được trên bàn hội nghị nhưng do mật đàm giữa Kissinger, Bộ trưởng ngoại giao, cố vấn an ninh TT Mỹ và Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của phái đoàn CS Bắc Việt bắt đầu từ 4-8-1969.
Mới đầu Nixon và Kissinger tưởng chỉ một năm là có thể đàm phán xong và ký Hiệp định nhưng không dè nó kéo dài lê thê cho tới hết nhiệm kỳ. Sở dĩ như vậy vì BV áp dụng trường kỳ kháng chiến tại mặt trận cũng như trên bàn Hội nghị. Phái đoàn CS Hà Nội đưa ra một số yêu sách cứng ngắc, Kissinger gọi đó là những hàng chữ khắc vào trong đá, họ đòi Mỹ rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, Mỹ phải cắt viện trợ VNCH.
BV vô cùng ngoan cố, Kissinger soạn thảo một kế hoạch oanh tạc mạnh để thúc đẩy hòa đàm nhưng sau lại hủy bỏ vì sợ chống đối. BV kiên trì đòi hỏi Mỹ phải giải quyết những điều kiện tiên quyết trên vì biết Hành pháp đang bị Quốc hội và người dân chống đối.
Mãi cho tới tháng 10/1972 Hà nội mới chịu nhượng bộ do họ thua nặng trong trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa 1972, khoảng 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị bắn cháy (1)
Tháng 10-1972 Hà nội nhượng bộ gần hết những yêu sách cũ, có lẽ họ muốn ký sớm vì biết Nixon sẽ đắc cử, khi ấy ông sẽ cứng rắn hơn. BV không đòi lật đổ Thiệu, không liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ miền nam. Đổi lại Mỹ phải nhượng bộ cho họ được ở lại miền Nam . Hai bên đã ký Dự thảo ngày 9-10-1972, sẽ ký chính thức ngày 26-10.
Ngày 19-10 Kissinger sang Sài Gòn mấy ngày để đưa TT Thiệu duyệt ký nhưng phía VNCH chống đối mạnh. TT Nixon biết cựu Tư lệnh Westmoreland và các nhà lãnh đạo quân sự chống bản Dự thảo vì thế chính ông cũng đồng ý với Thiệu (2) và bảo Kissinger đừng ép Thiệu.
Sau đó cuộc đàm phán tháng 11 tại Paris không có kết quả, cuối tháng 11 TT Thiệu cử Nguyễn Phú Đức (phụ tá ngoại vụ) sang Mỹ. TT Nixon nói với NP Đức nếu ông Thiệu không hòa hợp với Mỹ (Hành pháp) thì sẽ không xin được Quốc hội viện trợ, ông cũng cho biết các vị Trưởng khối, Chức sắc… tại Quốc hội Mỹ như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford… cho biết nếu VNCH không thuận ký kết Hiệp định thì Quốc hội có thể sẽ ra luật (buộc Hành pháp) rút quân đổi tù binh, cắt hết viện trợ, sẽ đưa ra Hạ Viện với tỷ lệ 2/1, VNCH sẽ không thể tồn tại (3)
Ngày 9-11-1972 TT Nixon cử Tướng Haig (Phụ tá quân sự của Kissinger) sang Sài Gòn thuyết phục ông Thiệu sớm ký Hiệp định vì kéo dài càng nguy hiểm, ngày 8-12 sẽ là hạn chót phải ký trước kỳ họp của Quốc hội vào đầu tháng giêng 1973 (4) . Nixon tin rằng Lập pháp sẽ ra luật Chấm dứt chiến tranh.
Về điểm này nhiều tác giả cho biết Nixon lo ngại quyết định của Quốc hội sẽ khiến ông không thể cứu được đồng minh.
Mark Clodfelter nói cuối tháng 11, Kissinger và Nixon tin là BV cố tình phá hòa đàm để hy vọng Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh (5)
George Moss nói Kissinger biết là BV trì hoãn hòa đàm, tránh né ký Hiệp định, gây chia rẽ Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn. Họ chờ phiên họp của Quốc hội tháng 1- 1973. Quốc hội Dân chủ, khuynh hướng bồ câu sẽ cắt các ngân khoản chiến tranh buộc Hành pháp phải rút quân khỏi VN, miền Nam bị Mỹ bỏ rơi sẽ bị BV tấn công sụp đổ. Sau nhiều tuần cò cưa, biết là Hà Nội muốn phá Hòa đàm, Nixon gọi Kissinger về Mỹ ngày 13-12, ông đánh một lá bài lớn, giải quyết bế tắc hòa đàm Paris bằng vũ lực. Nixon lo ngại Quốc hội có thể cắt ngân khoản quân sự, chấm dứt mọi xung đột và dành chiến thắng cho CS (6)
Phillip B Davidson cũng nói (7) Kissinger Nixon nhận thấy BV trì hoãn đàm phán vì hai lý do: trước hết đào sâu hố chia rẽ giữa VNCH và Mỹ. Nixon cho là Bộ chính trị CSBV biết rằng có nhiếu đe dọa cắt viện trợ từ phía Mỹ trừ khi Thiệu chịu ký kết. Sau đó Hà Nội quyết định chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh đưa Mỹ ra khỏi cuộc chiến, thật ra Quốc hội rất có thể làm như vậy.
Theo Mark Clodfelter (8) ngày 24-11-1972, Nixon khuyên Kissinger tạm bỏ đàm phán một tuần nếu không có kết quả và sẽ cho oanh tạc mạnh, ông cho là thiếu áp lực quân sự sẽ khó ký kết. TT bèn họp Bộ tham mưu liên quân ngày 30-11 để bàn về áp lực quân sự nếu hòa đàm thất bại. Ban TMLQ cho biết có hai kế hoạch: một là oanh tạc ba ngày, hai oanh tạc sáu ngày tại trung tâm BV.
Tại Paris ngày 4-12-1972, Thọ trở mặt rút các điều khoản đã nhượng bộ trước đây, hai ngày sau họ vẫn nói y như vậy, Nixon nói nếu kỳ sau không tiến bộ sẽ cho oanh tạc. Về điểm này tác giả Walter Isaacson, lại nói khác (9) ngày 5 và 6-12-1972 Kissinger đánh nhiều điện tín bi quan về Mỹ cho Nixon, ông đề nghị đưa yêu cầu của Thiệu đòi BV rút quân để họ bác bỏ, ta sẽ lấy cớ bỏ họp, trong một điện tín khác ông đề nghị ném bom 6 tháng. Nixon bình thản có khuynh hướng giải quyết ngoại giao hơn Kissinger, ông nói thà chấm dứt nhiệm vu Kissinger hơn bỏ hòa đàm và ném bom.
Kissinger phải nhượng bộ CS để được ký kết sớm vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh. Ngày 11-12 Thọ bác bỏ đề nghị của Kissinger và còn đòi Mỹ rút hết cố vấn kỹ thuật ra khỏi miền Nam , Kissinger biết là Thọ không muốn tiếp tục đàm phán. Ngày 12-12 Thọ nói sẽ về Hà Nội, Kissinger biết là hòa đàm vô vọng bèn (đánh điện) khuyên Nixon áp lực mạnh với BV vì họ ngoan cố và cũng áp lực Sài Gòn cho họ biết họ không thể ép ta (10)
Nixon nghĩ chỉ còn cách oanh tạc và gọi Kissinger về, ngày 14-12 Kissinger và Tướng Haig họp với Tổng thống. Haig đề nghị lần này phải oanh tạc, khác với trận Linebacker I trước đây, lần này Nixon muốn xử dụng chiến dịch Linebacker II để BV chấm dứt cái trò kéo dài đàm phán. Sự khác biệt giữa hai chiến dịch này ở chỗ, Linbacker I (từ tháng 5 tới tháng 10-1972) giống như các trận oanh tạc tại Đức, Nhật, Triều Tiên để phá hủy bộ máy chiến tranh địch nhưng Linebacker II vừa phá bộ máy vừa đánh sụp ý chí của CSBV. B-52 vừa có hỏa lực dữ dội lại không phụ thuộc vào thời tiết khiến cho địch phải kinh hoàng.
Nixon không lên truyền hình thông báo cũng như không gửi tối hậu thư để bảo đảm hiệu quả, chỉ cho Kissinger họp báo ngày 16-12 nói vì BV ngoan cố nên ta phải có biện pháp mạnh. Tướng Haig được cử tới Sài Gòn ngày 18-12 để đưa thư của TT Mỹ cho ông Thiệu nói phải hợp tác nếu không Mỹ sẽ ký riêng với CS.
Kế hoạch này dùng sức mạnh tối đa trong khoảng thời gian ngắn nhất trên những mục tiêu đáng giá của Hà Nội, Nixon muốn dân Hà Nội phải nghe tiếng bom nhưng tránh thiệt hại tối đa cho thường dân, oanh tạc suốt đêm cho địch khiếp hãi. Phương châm của Nixon là phải tận dụng sức mạnh, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự (11). Trước ngày mở oanh tạc, Nixon chỉ thị cho Đô đốc Moorer:
“Đây là cơ hội để ông xử dụng hỏa lực quân sự hữu hiệu để thắng địch, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm”.
Nixon xử dụng Linebacker II tiêu diệt tinh thần chiến đấu của địch để họ phải trở lại bàn Hội nghị, cũng để chứng tỏ cho miền Nam thấy ông là con người thép (12)
Diễn tiến trận oanh tạc
19 giờ 45 ngày 18-12 bắt đầu oanh tạc, 48 chiếc B-52 đánh đợt đầu trong ba đợt mục tiêu: Kho Kinh Nở, ga xe lửa Yên Viễn, ba phi trường ngoai ô Hà Nội. Phi cơ bay từ Tây sang Đông gần biên giới Hoa –Việt rồi chuyển xuống Tây Nam ném bom xong bay về hướng Tây. Khoảng 94% máy bay đánh trúng mục tiêu, có ba B-52 bị hạ, hai bị thương nặng, tỷ lệ thiệt hại 3% coi như chấp nhận được.
Hai ngày sau kế hoạch y như cũ về trọng lượng, đường bay, ngày 19 -12 có 93 B-52 oanh tạc nhà máy điện Thái Nguyên, ga xe lửa Yên Viễn làm ba đợt, có hai B-52 bị hư hại. Ngày 20 gồm 93 B-52 đánh ga xe lửa Yên Viễn, nhà máy điện Thái Nguyên, kho chứa nhiên liệu thuộc phạm vi Kinh Nở, Hà Nội, có sáu B-52 bị hạ. Vì ngựa quen đường cũ đã khiến phòng không BV có kinh nghiệm, họ phóng 300 quả lên mục tiêu, sự thiệt hại nặng của những B-52 trị giá 8 triệu đô la khiến Quốc Hội và người dân phẫn nộ, họ yêu cầu chấm dứt oanh tạc. Tỷ lệ thiệt hại rất cao 6% khiến Nixon tức giận chiến thuật ngựa quen đường cũ của thuộc cấp.
Tướng John Meyer giảm phi vụ xuống còn 30 B-52 một ngày, căn cứ Utapao (Thái Lan) có thể cung cấp, vì chỉ bay mất 4 giờ nên không cần tiếp săng. Ngày 21 mất thêm hai B-52, ngày 22 đánh các kho hàng, ga xe lửa Hải Phòng và hai ngày sau đánh các đơn vị hỏa tiễn SAM của địch. Kế hoạch được thay đổi như sau: B-52 bay qua vịnh BV ngày 22 giả vờ đánh Hà Nội trước khi quay lại đánh Hải Phòng, ngày 22, 24 không bị thiệt hại. Chiến dịch nghỉ 24 tiếng nhân lễ Giáng Sinh
Ngày 22 Nixon đánh điện hỏi Hà Nội nếu chịu trở lại họp ngày 3-1-1973 thì sẽ thôi oanh tạc từ ngày 31-12, Hà nội không trả lời. Ngày 26 Nixon cho oanh tạc mạnh cả Hà Nội và Hải Phòng, trận này gồm cả máy bay từ căn cứ Utapao (Thái Lan) và Anderson ( Guam ). Tổng cộng 120 máy bay đánh mười mục tiêu trong 15 phút, 4 đợt, mỗi đợt 22 chiếc đánh Hà Nội từ bốn hướng, đồng thời 2 đợt, mỗi đợt 15 chiếc đánh Hài Phòng từ phía đông và nam, 18 chiếc đánh nhà ga Thái Nguyên phía bắc Hà Nội . Hỏa tiễn SAM của BV được phóng lên tới tấp, một phi hành viên cho biết có tới 26 hỏa tiễn bắn vào phía máy bay của anh, thiệt hại hai B-52, tỷ lệ thấp chỉ có 1.66%.
Ngày 27 Hà Nội cho biết họ có thể trở lại đàm phán ngày 8-1-1973 vì ông Lê Đức Thọ còn yếu sau cơn bệnh, họ muốn giải quyết vấn đề còn lại. Nixon nói Thọ và Kissnger sẽ đàm phán ngày 2-1, chính thức thương thảo ngày 8-1. Mặc dù BV muốn trở lại hội nghị nhưng Nixon vẫn cho oanh tạc, 60 B-52 gồm 30 chiếc từ Utapao và 30 chiếc từ Anderson thả bom quanh Hà Nội và đường xe lửa gần biên giới. Không quân thôi oanh tạc Hải Phòng vì hết mục tiêu, ngày 27 BV bắn nhiều hỏa tiễn hạ hai B-52, 60 B-52 đánh phá các căn cứ hỏa tiễn tại Hà Nội. Ngày 28, 29 phòng không địch hết hoạt động, không còn SAM, Mig, cao xạ. Ngày 28 Hà Nội chịu đàm phán nghiêm túc, ngày 29 lúc 19 giờ Washington, Mỹ ngưng oanh tạc.
Sở dĩ trận ném bom chấm dứt vì mục tiêu không còn, CSBV hết hỏa tiễn xin trở lại đàm phán. Cuốn phim tài liệu Vietnam a Television History do các ký giả Mỹ, Anh, Pháp thực hiện năm 1983 nói sai sự thật về điểm này. Phim cho biết sở dĩ Mỹ ngưng oanh tạc vì bị thiệt hại rất nặng về không quân, sự thực có 15 B-52 và 12 phi cơ chiến thuật bị bắn hạ.
Tư lệnh bộ chỉ huy tránh thiệt hại thường dân, tránh khu dân cư. Báo Mỹ chỉ trích trận oanh tạc dã man đáng xấu hổ, báo chí Anh, Đức và truyền thông thế giới chỉ trích cuộc oanh tạc là một tội ác. Tổng cộng BV bắn lên trời 1,000 hỏa tiễn SAM (13), tầu đánh cá Nga ngoài khơi đảo Guam báo cho Hà Nội biết trước khi bị tấn công 7 giờ.
Từ 18 cho tới ngày 29-12-1972 có 724 phi vụ B-52 trên 34 mục tiêu phía bắc vĩ tuyến 20, 640 phi vụ máy bay chiến thuật, đã ném 15,237 tấn bom, cộng với 1,216 phi vụ của máy bay chiến thuật và máy bay Hải quân, và 1,384 phi vụ yểm trợ của máy bay chiến đấu (tiếp nhiên liệu, đánh phá căn cứ SAM) sử dụng 5,000 tấn bom đạn (tổng cộng hơn 20,000 tấn bom) phá hủy các đường xe lửa trong phạm vi 10 miles của Hà Nội, phá hủy 191 nhà kho, điện lực giảm từ 15,000 xuống còn 29,000 kilowatts.
Thiệt hại nhân mạng tương đối ít, phía CS cho biết chỉ có 1,318 thường dân tại Hà Nội và 305 người tại Hải Phòng bị giết (14) một phần vì đã được di tản từ trước, phần vì Mỹ chỉ oanh tạc các cơ sở quân sự, kho hàng… tránh các khu thường dân. Con số mà CS đưa ra chưa chắc đã trung thực vì có thể gồm cả quân nhân, cán bộ phục vụ.
Kết luận
Mark Clodfelter nói “Tàn phá do trận oanh tạc Linebacker II đã khiến Hà Nội không thắng được Mỹ (Hành pháp) vào giớ chót” (15)
Lá bài phá hòa đàm để chờ Quốc hội Mỹ cắt ngân khoản chiến tranh của Hành Pháp cũng như cắt viện trợ VNCH đã hoàn toàn thất bại, họ phải trở lại bàn Hội nghị.
Tác giả cũng nói (16) sau trận oanh tạc Linebacker I, BV cho sửa chữa đường xe lửa Việt-Hoa để lấy viện trợ và phá không cho Thiệu sửa đổi Hiệp định. Sài Gòn bất mãn Hoa Thịnh Đốn, Quốc hội Mỹ trở lại họp (tháng 1-1973) sẽ khiến BV có cơ hội chiến thắng không cần quân sự. Lê Đức Thọ cố kéo dài đàm phán cho tới khi Quốc hội họp vào tháng giêng năm 1973, Lập pháp sẽ cắt các khoản chi tiêu quân sự, Mỹ phải rút mà viện trợ quân sự cho miền Nam cũng bị cắt, Hà Nội tin chính phủ Thiệu sẽ sụp đổ. Nhưng Nixon không hề muốn để tình trạng này sẩy ra. Hà Nội tiên đoán Nixon chỉ cho oanh tạc như kiểu Linebacker I (không tàn khốc) nên ngày 4-12 họ họ cho dân di tản khỏi Hà Nội và tin tưởng là đủ sức chống lại.
Ai có dè đâu nó lại là trận oanh tạc Linebacker II long trờ lở đất.
Chiến dịch mạnh như vũ bão đã khiến cả miền Bắc và miền Nam chấp nhận ký kết Hiệp định ngày 27-1-1973, thực ra nó không khác gì bản Dự thảo Hiệp định mà Kissinger và Lê Đức Thọ đã làm trước đó mấy tháng (tháng 10-1972).
BV chịu nhượng bộ một số điều khoản như không đòi Thiệu từ chức, không đòi liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ và đổi lại Cộng quân vẫn được đóng tại miền Nam. Mặc dù VNCH chống đối mạnh nhưng Nixon không thể sửa đổi Hiệp định. Theo Mark Clodfelter (17) Quốc hội Mỹ phẫn nộ vì trận oanh tạc, nếu TT Thiệu bác bỏ ký kết Hiệp định thì việc cắt viện trợ bức tử VNCH chắc chắn là sẽ có (chứ không phải đe dọa).
Cách đây khoảng mười năm, cựu nhân viên FBI tên Ted Gunderson tiết lộ một sĩ quan tòa lãnh sự Mỹ tại VN đã nghe (vào đầu xuân năm 1973) từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc Giáng sinh 1972. Nhưng CIA đã ém nhẹm tin này để Mỹ xúc tiến bắt tay Trung Cộng. Không thấy có nhà sử gia hay chính khách Mỹ nào đề cập tới bản tin này, họ cho là không đáng bàn. Thực ra trận oanh tạc chỉ để đưa CS trở lại bàn Hội nghị trước khi Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ bỏ Đông Dương, mục đích để cứu miền Nam vào giờ chót.
Mark Clodfelter nói (18) khi ký Hiệp định Paris, BV không chịu bỏ tham vọng chiếm miền Nam, Hà Nội đánh một canh bạc lớn, họ phá thối hòa đàm và nghĩ Nixon sợ Quốc hội, người dân chống đối sẽ không dám làm mạnh nhưng lá bài thất bại. Nixon trả lời sự trì hoãn hòa đàm của Thọ bằng trận oanh tạc long trời lở đất ngày 18-12, quả đấm Linebacker II đã buộc BV trở lại bàn Hội nghị, phương án duy nhất mà Nixon lựa để đánh.
Tác giả George Moss chỉ trích trận oanh tạc lớn này như sau: (19) điều quan trọng là trận oanh tạc Giáng sinh đã không thay đổi cán cân chính trị quân sự hai miền Nam Bắc VN cũng không tạo cơ hội cho miền Nam được tồn tại lâu dài. Mặc dù Nixon hy vọng qua trận oanh tạc dữ dội này để làm cho bộ máy chiến tranh Hà Nội suy yếu lâu dài hoặc có lẽ cho miền Nam những điều khoản tốt hơn trong Hiệp định, nhưng đã thất bại. Trận oanh tạc Giáng sinh không mang lại kết quả ngoại giao.
TT Nixon đã đánh ván bài chót, ông đã ráng sức để có một Hiệp định tốt và đặt lên đầu Sài Gòn trước khi Quốc hội mới sẽ chấm dứt chiến tranh VN bằng cắt hết ngân khoản. Nhưng chua chát thay trận mưa bom Giáng Sinh đã khiến Hoa Thịnh Đốn chấp nhận Hiệp định mà chính Nixon đã bác bỏ hồi tháng 10 (1972). Như John Negroponte, một phụ tá của Kissinger nói (chua chát) “Chúng ta oanh tạc Bắc Việt để bắt họ chấp nhận nhượng bộ của ta”
Ngoài Quốc hội và truyền thông Nixon cũng bị những người ủng hộ cuộc oanh tạc chỉ trích như trên. Người ta không chịu thông cảm cho những khó khăn của ông. Phần vì BV chẳng thà không ký kết còn hơn phải rút quân, phần vì Quốc hội đang lăm le cắt mọi ngân khoản để chấm dứt chiến tranh bỏ rơi Đông Dương ngay lúc này.
Mặc dù những khuyết điểm trên, trận mưa bom Giáng Sinh cũng đã cứu được miền nam VN ít ra là trong lúc này, không có trận oanh tạc long trời lở đất này để lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị thì tình hình sẽ vô cùng bi thảm. Quốc hội rất có thể sẽ cắt mọi ngân khoản chiến tranh khiến cho miền Nam sụp đổ. Phillip Davidson nói (20) cả Kissinger và Nixon đều tin rằng Quốc Hội sắp sửa ra luật chấm dứt chiến tranh vào đầu năm 1973.
Có dư luận phía Mỹ cho rằng cả hai miền Nam Bắc đều gây trở ngại hòa đàm nhưng miền Bắc bị trừng phạt tối đa còn miền Nam chỉ bị hăm dọa, như thế không công bằng. Sự thật thì Hà Nội đã đánh một canh bạc quá lớn và họ chấp nhận rủi ro, họ đã tính sai nước cờ, tưởng rằng gây trở ngại hòa đàm để Quốc hội Mỹ cắt viện trợ chấm dứt chiến tranh bỏ VN, khi ấy bất chiến tự nhiên thành, nhưng bát cơm đôi đũa còn xa cặp môi lắm.
Trận oanh tạc bị trong nước cũng như Tây phương chống đối, BV lo ngại vì Nga, Trung Cộng không bảo vệ được họ trong trận oanh tạc vũ bão này, họ cũng lo ngại hai cường quốc CS đàn anh trong tương lai sẽ không giúp gì ngăn cản địch đánh lớn. Bộ chính trị kinh hãi khi nghĩ rằng Nixon sẽ oanh tạc đê điều dọc sông Hồng, với cơn ác mộng ấy họ chẳng thà ký Hiệp định còn hơn là đợi những tình huống ghê rợn khác.
Thật là chua chát khi truyền thông Mỹ đã diễn tả sai lầm về về trận oanh tạc (mục đích chỉ trích Nixon) càng làm cho BV kinh sợ một trận kế tiếp. Tờ New York Times và Washington Post nói chắc trí tuệ Nixon có vấn đề thần kinh, họ còn đặt câu hỏi Nixon sẽ làm gì nếu BV không chịu trở lại bàn Hội nghị? Thả bom nguyên tử xuống Hà Nội chăng? Hay đánh phá đê điều hoặc oanh tạc tan nát BV? Những câu hỏi ấy đã khiến BV hồn vía lên mây xanh vội vã trở lại bàn Hội nghị (21)
Mặc dù Quốc hội không ra luật cắt ngân khoản quân sự (của Hành Pháp) dành cho Đông Dương đầu năm 1973 nhưng nửa năm sau họ bắt đầu soạn thảo dự luật này. Ngày 30-6-1973 Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật sau khi phủ quyết thất bại, ngày 15 tháng 8 ban hành (22).
Theo Goerge Moss (23) quân viện cho VNCH một năm cần vào khoảng từ 3 tới 3 tỷ rưởi vì miền Nam tổ chức huấn luyện theo lối Mỹ tốn kém cần nhiều tiếp liệu, trang bị. Như vậy 2 tỷ quân viện năm 1973 không đủ cho miền Nam tự vệ mà cần sự yểm trợ của B-52, khi Quốc hội ra luật ngăn cản Nixon trừng trị BV giữa tháng 8-1973 thì miền nam sẽ không thể tồn tại. Cuối năm 1973, để chắc ăn hơn, họ cắt giảm viện trợ VNCH mỗi năm 50% (24) khiến nơi đây sụp đổ chỉ trong vài tháng vì không còn tiếp liệu.
Trận oanh tạc Linebacker II dù sao cũng đã giúp cho miền nam VN sống thêm được khoảng hai năm rưỡi.
Tổng thống Nixon chỉ có thể làm được đến thế.

Nguồn: https://vivi099.wordpress.com/2015/04/07/cia-giu-bi-mat-bac-viet-dau-hang-vo-dieu-kien-nam-1973/