Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

NGHĨA TRANG BUỒN! Trên Đỉnh Thiên Thu… Thu


Republic Of Vietnam Heros / NHỮNG NGÔI MỘ PHỦ LÁ CỜ VÀNG - NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI

Republic Of Vietnam Heros / NHỮNG NGÔI MỘ PHỦ LÁ CỜ VÀNG - NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI

36.544
Đã tải lên vào 25-01-2010
Exodus Theme - Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và bài thơ Những Ngôi Mộ Phủ Lá Cờ Vàng, Xin Phổ Biến rộng rãi như một lời Tri Ân đến những Anh Hùng của Việt Nam Cộng Hòa đả Chiến Đấu thật Anh Dũng và Hy Sinh cho Tổ Quốc Việt Nam

Nhận xét
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiAgHfqdsw4qYOHK33RLf4qkehm44FFDYLTr7k1uqnp5EIxJjrE21n60pil4RyEFc5L30g4gQdFCIWEWNEJ2QUoKILKS2Vcq0bjj9Qh8OgPZvbj19JbX82MEmwjijgw4GOvV8i5cWydxl9G/s1600/18082011197_1(2).jpg


Mai Nguyễn Huỳnh St.8872

6 phút trước



http://youtu.be/x_eEqEm9C-M 



  Republic Of Vietnam Heros / NHỮNG NGÔI MỘ PHỦ LÁ CỜ VÀNG - NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI
Exodus Theme - Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và bài thơ Những Ngôi Mộ Phủ Lá Cờ Vàng, Xin Phổ Biến rộng rãi như một lời Tri Ân đến những Anh Hùng của Việt Nam Cộng Hòa đả Chiến Đấu thật Anh Dũng và Hy Sinh cho Tổ Quốc Việt Nam
Thơ,
VÙNG NĂM CHIẾN THUẬT!
                      {Biểu Tương TỰ-DO}
                                             Huỳnh Mai St.8872
                                                            Dạ lệ Huỳnh
NGHĨA tình chiến sĩ anh nay nằm xuống,
TRANG đài giọt lệ nhớ đến tên anh,
QUÂN hành khắp nẽo bốn vùng chiến thuật,
ĐỘI trời đạp đất hát khúc Tự-Do!
BIÊN cương sông núi thu về một mối,
HÒA nguyện máu đào thắm vên quê hương,
SAIGON vùng 5 chiến thuật thôi anh nghỉ,
TỰ-DO ngàn năm mây trời vẫn bay!!!
                           *
Mồ hoang cỏ dại anh nay nằm xuống,
Hoang tàn vắng lạnh chẵng chút khói hương,
Anh vào cõi chết cho người còn sống,
Chịu kiếp trâu bò dẫm nát mộ hoang,
Nằm nghe dế gọi tiếng hồn chiến Sĩ,
Trăng lạnh sao khuya ảo-khứ nhạt nhòa,
Sương mờ phủ kín mộng hồn chinh chiến,
Đêm sương nặng hạt khóc đời chinh nhân,
Tự Do tìm kiếm mà anh để lại!
Theo anh vùi lấp mộ phần quê hương,
Quê hương ta đó Nghĩa Trang Quân Đội!*
Biểu tượng Sài Gòn còn đó Tự-Do!!!
                          ***
Nghĩa Trang Biên Hòa xác xơ hồn nước,
Anh người lính chiến vị quốc vong thân,
Giả từ vũ khí anh vào cõi chết,
Để lại cho đời nhiều nỗi tiếc thương,
Mai này đất nước không còn hận quốc,
Cho anh chiến sĩ ấm lòng quê hương!!!
                                    Huỳnh Mai
                        {Nghĩa Trang Biên Bòa}
Xin đọc thêm
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2013/04/nghia-trang-buon-ten-inh-thien-thu.html 
Thơ,
          NGHĨA TRANG BUỒN!
           Trên Đỉnh Thiên Thu…
                                                Huỳnh Mai St.8872
                                                  Dạ Lệ Huỳnh
Trở gót thu về trên đỉnh thiên thu!
Nghĩa Trang Biên Hòa phủ đám sương mù,
Tiếng thu thổn thức hàng cây nghĩa địa,
Xoa nỗi đau thương theo vết hận thù,
Mưa thu nhỏ lệ khóc người nằm xuống,
Kiếp đời quên lãng nơi chốn hoang vu,
Mồ hoang cỏ dại hoang tàn hương khói,
Tình đời bỏ mặc theo tiếng gió ru,
Hồn thu gởi trọn quê hương vĩnh biệt,
Tan hồn chiến sĩ vào cõi sương mù!!!
Tượng Đài Thương Tiếc,
Thức giấc nữa đêm oan hồn tử sĩ!
Hồn thiêng hóa đá tượng đài tiếc-thương,                     
Gác súng nhìn trăng thương quê tan tác
Đổ nát tượng đài chiến sĩ Trận Vong
Anh năm xuống cho phận đời quên lãng,
Canh thu chày ru giấc ngủ quê hương,
Tiếng dế buồn thở than cùng vận nước
Tượng hồn chiến sĩ đổ ngả quê hương,
Nhìn đời ngược mắt, Đất trời điên đảo,
Trăng sao hổn loạn còn gì nước-non!!!
Tam Quan Đền thiêng Tử Sỉ!
Tam Quan dẩn lối đền thiêng Tử sĩ
Cỏ hoang rêu bám ngại lòng lữ khách,
Âm-u hoang phế.khói hương lạnh lòng,
Dậu đổ bìm leo cũng tại… lòng ngươi,
Nỗi buồn nhân thế thu buồn chất ngất,
Còn lại gì nhau đất nước tình người,
Hồn thiêng sông núi tụ hồn tử sĩ,
Bốn vùng chiến thuật hồn nước là đây,
Đền thiêng tử sĩ khí hùng dân tộc,
Khí phách anh linh chiến Sĩ VNCH!!!
Nghĩa Dũng Đài,
Hai hàng lệ đổ mờ trong khói hương!
Hiển lòng chiến sĩ vẫn thấy thương thương,
Bao nhiêu xác lá thu tàn Đài Nghĩa Dũng,
Bốc cao hào khí chốn ra sa trường,
Tôi đến thăm anh vực hồn chiến sĩ,
Cho tôi thêm chút khí kiên cường,
Bao năm tù tội trở về thăm anh,
Lòng thành chiến hữu hương nguyện ước thầm,
Non nước lòng dân trời cao thấu hiểu,
Cho lòng chiến sĩ chết vì Tự-Do,
Gươm thiêng gảy cụt, khăn tang rêu mốc,
Làm sao ráo lệ quắn vành khăn tang,
Tổ quốc tôi ơi thôi đừng than khóc!
Trách chi con người phản quốc vong thân,
Khăn tang ngang đầu vung cây kiếm cụt!
Lời thề Quyết Tử-Tổ quốc Quyết Sinh!!!
                                         Huỳnh Mai
                        {Thu buồn trên Đỉnh Thiên Thu}

37 NĂM NGÀYQUỐC HẬN 30/4, TRI ÂN TỬ SĨ VNCH Tại NGHIÃ TRANG BIÊN HÒA

                           

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa - Quốc Hận 30_4_1975 Ph ần II 

Đã tải lên vào 29-01-2011
Các giới chức Mỹ ngày càng nói nhiều đến chuyện Triều Tiên là một đe dọa trực tiếp đối với Mỹ. Tin cho biết ông Obama đã nêu vấn đề hai lần cùng ông Hồ Cẩm Đào trong những tuần mới đây, lần đầu tiên trong một cuộc điện đàm hồi tháng trước, và lần kế tiếp trong một cuộc gặp riêng giữa hai người tại Nhà Trắng. Quan chức Mỹ nói Trung Quốc có vẻ đón nhận lời cảnh báo một cách nghiêm túc. Các giới chức Mỹ cũng cho rằng thỏa thuận họp quân sự cấp cao giữa hai miền Triều Tiên, thông báo hôm 20/1, sở dĩ mau chóng đạt được dường như là do Bắc Kinh đã gia tăng áp lực với Triều Tiên. Nhà Trắng đã từ chối bình luận về thông tin trên báo New York Times. Hôm qua, Chủ tịch Trung Quốc đã rời Chicago, kết thúc chuyến thăm Mỹ 4 ngày mà theo hãng tin Xinhua, lãnh đạo hai nước đã đạt được đồng thuận trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác Mỹ-Trung trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích của cả hai bên. Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Tư Pháp Mỹ cho biết một người Mỹ định vào làm tại cơ quan tình báo CIA để do thám cho Trung Quốc đã bị kết án 4 năm tù giam. Bộ Tư Pháp Mỹ loan tin, Glenn Duffie Shriver, 28 tuổi, đã bị một tòa án Liên Bang tại Virginia kết án vì âm mưu cung cấp thông tin quốc phòng của Mỹ cho các nhân viên tình báo Trung Quốc. Shriver đã xin việc làm tại cơ quan CIA vào thời gian từ 2005 tới 2010, và trong thời gian đó các cán bộ Trung Quốc đã gửi cho ông ta 70.000 USD, chia ra làm 3 lần, để cám ơn.Vụ án Shriver xảy ra vào thời điểm cuối chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.( Dân trí) - 3 người đã thiệt mạng tại thủ đô Tirana của Albania khi nổ ra các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và hàng chục ngàn người biểu tình ủng hộ phe đối lập. Ước tính 20.000 người biểu tình đã đổ về trước các tòa nhà chính phủ, kêu gọi chính phủ bảo thủ từ chức. Những cuộc biểu tình diễn ra sau khi phó thủ tướng Ilir Meta, nhân vật trung tâm của một vụ bê bối gian lận, từ chức. Đảng đối lập Xã hội cáo buộc chính phủ tham nhũng, lạm dụng quyền lực và sắp đặt cuộc bầu cử trước đây.Chính trị Albania đã bị tê liệt kể từ khi đảng đối lập bác bỏ kết quả của cuộc bầu cử năm 2009. "Thật không may, 3 thường dân đã thiệt mạng", Alfred Gega, phó giám đốc bệnh viện quân đội Tirana cho biết. Một nạn nhân đã bị bắn thương vào đầu còn 2 người kia bị bắn vào ngực ở cự ly gần.
                       

Bình chú:


Nguồn: 
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/10/republic-of-vietnam-heros-nhung-ngoi-mo.html
 

NGHĨA TRANG BUỒN! Trên Đỉnh Thiên Thu… Thu!



Thơ,
          NGHĨA TRANG BUỒN!
           Trên Đỉnh Thiên Thu…
                                                Huỳnh Mai St.8872
                                                  Dạ Lệ Huỳnh
Trở gót thu về trên đỉnh thiên thu!
Nghĩa Trang Biên Hòa phủ đám sương mù,
Tiếng thu thổn thức hàng cây nghĩa địa,
Xoa nỗi đau thương theo vết hận thù,
Mưa thu nhỏ lệ khóc người nằm xuống,
Kiếp đời quên lãng nơi chốn hoang vu,
Mồ hoang cỏ dại hoang tàn hương khói,
Tình đời bỏ mặc theo tiếng gió ru,
Hồn thu gởi trọn quê hương vĩnh biệt,
Tan hồn chiến sĩ vào cõi sương mù!!!
Tượng Đài Thương Tiếc,
Thức giấc nữa đêm oan hồn tử sĩ!
Hồn thiêng hóa đá tượng đài tiếc-thương,                     
Gác súng nhìn trăng thương quê tan tác
Đổ nát tượng đài chiến sĩ Trận Vong
Anh năm xuống cho phận đời quên lãng,
Canh thu chày ru giấc ngủ quê hương,
Tiếng dế buồn thở than cùng vận nước
Tượng hồn chiến sĩ đổ ngả quê hương,
Nhìn đời ngược mắt, Đất trời điên đảo,
Trăng sao hổn loạn còn gì nước-non!!!
Tam Quan Đền thiêng Tử Sỉ!
Tam Quan dẩn lối đền thiêng Tử sĩ
Cỏ hoang rêu bám ngại lòng lữ khách,
Âm-u hoang phế.khói hương lạnh lòng,
Dậu đổ bìm leo cũng tại… lòng ngươi,
Nỗi buồn nhân thế thu buồn chất ngất,
Còn lại gì nhau đất nước tình người,
Hồn thiêng sông núi tụ hồn tử sĩ,
Bốn vùng chiến thuật hồn nước là đây,
Đền thiêng tử sĩ khí hùng dân tộc,
Khí phách anh linh chiến Sĩ VNCH!!!
Nghĩa Dũng Đài,
Hai hàng lệ đổ mờ trong khói hương!
Hiển lòng chiến sĩ vẫn thấy thương thương,
Bao nhiêu xác lá thu tàn Đài Nghĩa Dũng,
Bốc cao hào khí chốn ra sa trường,
Tôi đến thăm anh vực hồn chiến sĩ,
Cho tôi thêm chút khí kiên cường,
Bao năm tù tội trở về thăm anh,
Lòng thành chiến hữu hương nguyện ước thầm,
Non nước lòng dân trời cao thấu hiểu,
Cho lòng chiến sĩ chết vì Tự-Do,
Gươm thiêng gảy cụt, khăn tang rêu mốc,
Làm sao ráo lệ quắn vành khăn tang,
Tổ quốc tôi ơi thôi đừng than khóc!
Trách chi con người phản quốc vong thân,
Khăn tang ngang đầu vung cây kiếm cụt!
Lời thề Quyết Tử-Tổ quốc Quyết Sinh!!!
                                         Huỳnh Mai
                        {Thu buồn trên Đỉnh Thiên Thu}
                       thuộc tỉnh Bình Dương

Xin mời đọc tiếp theo liên kết
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2011/10/tap-thoque-huong-tan-chinh-chien-phan_2614.html
Chiến tranh và goá phụ
Cập nhật 15/04/2013.


Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975

Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh.

Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.

Những nỗi buồn câm lặng
Trong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự.
Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về "Cuộc chiến Việt Nam”.Tất cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain có trụ sở tại New York cung cấp thì có khoảng 4 triệu người Việt Nam của hai bên đã thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn 1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đã có 58,151 người hy sinh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. (*)
Chỉ riêng tại Miền Nam đã có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**).
Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ và sự mất mát của họ đã vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc những gì họ đã cố gắng tìm kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, tìm cho mình và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đã được khám phá trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm sâu trong lòng đất.

Sau năm 1975, cộng sản đã đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi học tập cải tạo. Có người đã được trở về sum họp gia đình. Nhưng có 165.000 người đã chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm những goá phụ với cõi lòng tan nát. Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lý Chiến tại trường Võ Bị Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đã chết trong tù. Bà một mình phải nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới vài tháng tuổi. Bà đã kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của chồng:
“Ông xã tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đã đi bán bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đã đi chạy thuốc tây. Tôi đã bán quà cho học trò ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai sai cái gì làm cái đó. Mình làm hết cái khả năng của mình cũng không đủ nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.”

Trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đã viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đã kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động:
“Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức gì hết. Sau đó là nhà nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở trong Nam là còn được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc. Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đã chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày, không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống thì tôi thấy như là có vật gì nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.”
Khi tôi hỏi bà suy nghĩ gì về cuộc chiến đã qua và bà có ý kiến gì với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bã nói:
“Chuyện đã qua thì tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng có ý kiến gì nhưng tôi không đồng ý với những chính sách mới là tại sao cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu, nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết mòn. Rồi để cho vợ con người ta khổ sở đi kinh tế mới. Không có một gia đình nào tôi thấy trọn vẹn hết. Người ta cố đi tìm tự do. Tại sao người ta phải đi tìm? Vì người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đã dẫn những đứa con tôi đi vượt biên.”
Bà đã đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay đã mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên.

Vết thương lòng còn mãi

Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied - A Vietnam Widow's Story. Photo courtesy of griefdenied.com

Ngay cả trong lòng xã hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc.
Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến tranh Việt Nam.” Grief Denied - A Vietnam Widow's Story). Bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà:
“Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng. Đơn vị anh đến gõ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đã hy sinh tại một thành phố gần Sài Gòn. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nhìn anh một lần sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nhìn thấy thi thể của anh. Chúng tôi đã làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà cách đây một năm chúng tôi đã làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được sinh ra vào tháng 7 năm 1968.”

Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xã hội cao, nhưng bà Pauline đã không tái giá. Bà sống một mình nuôi con với sự an ủi, trợ giúp của cha mẹ và gia đình. Trái tim bà không còn rung động lần thứ hai vì cảm xúc yêu thương đã chết từ khi chiếc quan tài của người chồng thân yêu chôn sâu trong lòng đất. Bà đã bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói:
“Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao giờ tôi tìm được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.”

Sau đó, bà đã viết sách để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó là giải pháp để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi buồn dai dẳng và bà đã nhiều lần có ý định tự sát. Bà tâm sự:
“Tôi đã bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam Widow's Story - Nỗi Buồn Bị Từ Chối - Câu chuyện của một goá phụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời mình vì tôi còn nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại website: http://www.griefdenied.com. Nó cũng bán trên Amazon.com.
Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đã tử trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành vết thương trong trái tim mình. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”
Còn nỗi lòng của bà Trần Thanh Minh thì sao? Bà đang mơ ước những gì vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đã viết rằng “Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh). Bà tâm sự:
“Những người Mỹ nhân đạo đã đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO. Gia đình có người chết trong trại cải tạo thì họ cho tôi đi. Mẹ con chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng còn mơ ước gì hơn là mình sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước cuối cùng của tôi. Tại vì sống ở trên đời này, mình không tìm thêm được một nửa người của mình nữa thành ra mình hy vọng nếu có thế giới bên kia thì mình sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.”
Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói gì về thù hận. Bằng một tấm lòng đầy vị tha và đầy tình người. Bà nói:
“Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những gì đã diễn ra. Bởi vì người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt Nam cho nên vết thương lòng không thể hàn gắn lại được. Hãy tiếp tục tự chữa lành những vết thương lòng và hãy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. Vì nó đã gây ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.”
Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông bão của cuộc đời.
Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn. Tình yêu của họ là một viên ngọc quý báu để người đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có trong tay./.
Tài liệu tham khảo:
(*) http://www.VN-AgentOrange.orginfo@vn-agentorange.org
.(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm.
(***) http://www.historylearningsite.co.uk...oat_people.htm
Những tài liệu liên quan:
Chiến tranh Việt Nam, © 1996 bởi Paul Shannon. Với một số cập nhật. Tháng 4 năm 2000.
Ngô Vĩnh Long, trong "Triển vọng Việt Nam," Bách khoa toàn thư của chiến tranh Việt Nam, ed. Stanley Kutler (New York: Scribner, 1996)
Vietnam Agent Orange Relief& Responsibility Campaign • P.O. Box 303 Prince Station, New York, NY 10009 )/Thu Phong/RFA 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=21443
Reply With Quote

C. Lòng "thiện cảm" của kẻ chiến thắng (?): 
Qua bài viết "Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội Biên Hoà" trong phần mở đầu viết rằng : 
"Ba mươi lăm năm nhìn lại. Thời gian đã đủ lâu để những người đang sống thấy thấm thía nỗi đau ngăn cách. Quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ xem ra đã là một bước tiến khá dài cho mục tiêu hoà hợp dân tộc, hàn gắn lòng người
Và mượn lời của nhân vật tên Kha, tiếp : "Vậy mà có những người không rõ vô tình hay ác ý đến giờ vẫn cứ lạnh lùng phân biệt"bên này" với"bên kia". Nghe đau lòng lắm. Mẹ tôi hồi còn sống cũng rất khổ tâm", ông Kha bộc bạch." 
Quả thật, người sống đang thấm thía nỗi đau ! Nhưng thử hỏi lại lòng mình, của một kẻ chiến thắng : "Nỗi đau thấm thía đó, có phải họ muốn dành cho những kẻ bại trận phải chịu đựng - không chỉ là hơn 35 năm qua - khi trở lại viếng thăm những nấm mồ của người thân đã hy sinh trong chiến cuộc, nơi những nghĩa trang bị bỏ quên cho thêm hoang phế, mà không bao giờ được nhà cầm quyền đương thời chấp nhận sự trùng tu, dù chi phí hoàn toàn do sự quyên góp mà có ?" 
Có lẽ, có một số người mĩm cười thú vị khi biết rằng có "những người đang sống thấm thía nỗi đau", và trong số đó là những kẻ cầm bút - viết để được sống còn mà không phải từ bất kỳ cảm nhận nào của họ, dù phải ngoa ngôn, ngụy tạo, hay sống sượng bịa đặt nhằm mê muội lòng người ngây ngô. 
Và có phải chăng, quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ là một đặc ân cho sự hòa hợp dân tộc nhằm "hàn gắn lòng người", hay đó chính là kế hoạch muốn xóa tan dấu tích lịch sử dân tộc mà qua đó cũng là một bài học hiển thực - khiến kẻ chiến thắng lo sợ - cho thế hệ mai sau nghiền ngẫm ? 
Vì một khi đã là dân sự hóa, thì nghĩa trang quân đội không còn được xem là một di tích bất khả xâm phạm. Đặc quyền đó bị tước đoạt vì những người đã phải hy sinh không bao giờ được xem là tử sĩ, mà chỉ là những cái chết rất bình thường trong xã hội, không vì bổn phận hay nghĩa vụ gì cả. Và cho dù những sự hy sinh cao đẹp đó, bị phủ nhận bởi kẻ chiến thắng, nhưng ít ra, trong số những người còn lại chắc chắn phải nghiêng mình kính phục với tất cả sự tôn trọng dành cho họ. 
Vời một cái nhìn xa hơn, người ta cũng có thể thấy rằng, một khi nhà nước muốn dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ được tiến mau hơn, thì chỉ cần "mở cửa" tự do - không thu tiền mua đất mộ, hay chỉ lấy tượng trưng - vừa được lòng dân, và sự hòa nhập tăng lên rất mau. Từ đó, không ai không biết hay không nhìn nhận đó là nghĩa trang dân sự. Đến một thời gian sau, nếu nhà nước cần quy hoạch vùng đất nghĩa trang cho mượn tạm, thì rất hợp lý và hợp pháp. Dân địa phương sẽ cho người đến lo dời phần mộ người thân, nhưng những nấm mồ chiến sĩ của chế độ cũ có được mấy ai lo vì gia đình bị lưu lạc, phân tán, hay bần hàn trong một xã hội phân biệt nhau bằng tờ khai lích lịch ba đời. Có một nghĩa trang dân sự nào được nhà nước ra Quyết định trên văn bản, là bất khả xâm phạm không ? Hay có ai đã dám ký xác nhận, một khi dân sự hóa NtQdBH sẽ được pháp luật bảo vệ vùng đất đó vĩnh viễn không ? Dĩ nhiên là không ! Ngàn lần là không ! Như vậy, đó không phải là kế hoạch của nhà nước, vừa xóa được một vết lở, và thu lợi không ít trên vùng đất đó sao ? 
Sự "lạnh lùng phân biệt" "bên này" với "bên kia" là "vô tình hay ác ý", như ông Kha nào đó nói, quả không sai. Có ai nghĩ rằng, thái độ đó là của kẻ chiến bại đang mong nhờ đặc ân thiện cảm nào đó của kẻ chiến thắng dành cho họ không ? Hay kẻ chiến thắng với quyền lực đang có, nên họ có quyền tỏ thái độ như trên ? Và sự "vô tình hay ác ý" đã và đang được thể hiện qua những tiến hành thực tế nhất đối với Nghĩa trang Quân đội Biên hòa (NtQdBH), hôm nay. Và tất nhiên, những điều đó, không thể nghĩ rằng do chính những kẻ bại cuộc, không quyền lực, nhưng đã có thể gây nên. 
Và bài viết đó tiếp: "Đây là thực tế mà ông Võ Văn Sung, một trong 5 thành viên chính thức của phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tham dự ký Hiệp định Paris đã nhắc tới khi nói về hoà hợp dân tộc, hàn gắn lòng người. 
Trong một bài viết thu hút đông đảo sự chú ý của dư luận, ông Sung nói rằng:"Ở Việt Nam có đặc điểm là kháng chiến chống xâm lược nước ngoài kéo dài quá lâu. Riêng ở miền Nam Việt Nam liên miên gần 30 năm và ước tính có đến 90% gia đình Việt Nam có người cả hai bên. Mặt khác chiến tranh lâu năm cả nước và mỗi gia đình Việt Nam đều chịu nhiều mất mát đau thương, do đó không có cách nào khác là phải tha thứ cho nhau để xây dựng lại, vì nếu làm ngược lại thì 90% gia đình Việt Nam phải tiếp tục đau khổ"." 
Trước mặt những người đại diện trong Hiệp định Paris, Võ Văn Sung đã đứng ra lên tiếng về sự "tha thứ cho nhau" và bày tỏ sự đồng cảm cùng 90% gia đình Việt Nam. Lời kêu gọi thật là ý nghĩa, và không kém phần thiết tha ! Dường như có cả dân tộc Việt Nam đang sung sướng mĩm cười trong niềm tự hào về lòng nhân đạo mà họ có được từ lễ giáo Đông phương, trước những quan khách ngoại quốc. Chắc chắn rằng, sau đó sẽ có những tràng pháo tay cổ võ, tán thưởng, và khen ngợi dù… điều đó chưa được chứng minh qua thực hiện, nhưng người ta vẫn mong muốn và hy vọng hơn là chẳng có gì. Đáng tiếc thay, sự "tha thứ cho nhau" chỉ là một nước cờ chính trị trong hiện tình năm 1973 cho việc trao đổi tù binh chiến tranh; chớ không phải là một chính sách được áp dụng sau khi chiến tranh chấm dứt trên hai miền, mà nhiều người cứ mãi hiểu lầm khi đọc lại câu nói trên. Vì bằng chứng lịch sử gần đây ghi nhận rằng, 90% gia đình miền Nam Việt Nam phải tiếp tục đau khổ qua chính sách tập trung học tập cải tạo, qua lao tù nhục hình hạ thấp nhân phẩm, qua cưỡng bức xây dựng kinh tế mới, qua xã hội phân biệt giai cấp dựa trên tờ khai lích lịch, v.v. Và nhất là qua sự thi hành bản án cho người chết đang nằm rải rác trong những nghĩa trang quân đội nói chung, và NtQdBH nói riêng. 
Bài viết cũng không quên nhắc đến lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trước báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao) về sự kiện ngày 30/04 như sau : 
"Ông nói, chiến thắng tháng Tư năm 1975 là vĩ đại, nhưng Việt Nam cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Và đây là câu chuyện khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần đươc giữ lành thay vì tiếp tục làm nó thêm rỉ máu". 
Chia sẻ với trăn trở này, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP. Hồ Chí Minh (Mttq Tp HCM ) cũng lưu ý: "Nếu vẫn để căng thẳng kéo dài chắc chắn không mang lại một chút lợi ích nào về mặt tinh thần cho những người Việt Nam khắp nơi, dù thuộc bên này hay bên kia, trong hay ngoài nước". 
Những lời của Võ Văn Kiệt trong vai trò Thủ tướng (1992-1997) và Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch Mttq Tp HCM (1989-2009), dù trong hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng dường như có cùng ý tưởng. Trong 17 năm đã qua, từ 1975 đến điểm thời gian 1992, và suốt 5 năm nhiệm kỳ của Thủ tướng Kiệt, cũng không đủ làm lành vết thương đang rỉ máu, nên oán hận nào đó vẫn cứ trút đổ xuống những nấm mồ chiến sĩ của chế độ cũ_ những người chết mang bản án nhân dân, và được xét xử lại trong mỗi giai đoạn nhiệm kỳ mới của Thủ tướng nào đó. Và xa hơn nữa, là thời điểm năm 2009 - khoảng thời gian mà tác giả Phong Thu trở về thăm viếng NtQdBH_ trong suốt 12 năm sau khi vai trò Thủ tướng Kiệt chấm dứt, Phó chủ tịch Mttq Tp HCM cũng không đủ sức làm giảm đi sự căng thẳng đang kéo dài vì sự mâu thuẩn trong hòa hợp hòa giải dân tộc giữa hai khối người Việt trong và ngoài nước, giữa kẻ vẫn là chiến thắng và kẻ vẫn phải là chiến bại, dù đã nhiều lần kêu gọi thoáng qua. Nên thực trạng hôm nay, 2011, so với năm 2009, của NtQdBH, dĩ nhiên, càng ngày càng thêm trầm trọng, và có nhiều biểu hiện cho một di tích lịch sử sẽ biến mất trong một ngày không xa. 
Những bức hình sau đây được so sánh qua hai thời điểm khác nhau : từ nguồn của tác giả Phong Thu vào khoảng cuối tháng 12/2009 và từ nguồn trên trang mạng letungchau.blogspot vào khoảng tháng 09/2011, để chứng minh cho sự kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc trong hơn 36 năm của những người mang tên "chiến thắng".
Và trong đoạn kết của bài viết "Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội Biên Hoà", qua lời của nhân vật tên Kha như sau : 
"Xem ra, chẳng có gì quá khó."Tất cả đều ở cách con người ứng xử thế nào với nhau. Họ có đủ can đảm và dũng khí, dám vượt lên quá khứ đau buồn hay không?", ông Kha kết thúc câu chuyện với những người khách lần đầu gặp mặt." 
Thoáng đọc qua đoạn kết, như có một cảm giác chợt rùng mình khi cơn gió trái mùa đi ngang, khiến cơ thể mệt mõi và nhuốm bệnh làm mất hết "can đảm và dũng khí" để "vượt lên quá khứ đau buồn", trong khi "ở cách con người ứng xử" của kẻ chiến thắng luôn là dấu hỏi. Nhưng đoạn kết đó dễ làm người ta xúc động trong một bài viết "lưu loát văn chương". Dường như điều mà mọi người muốn biết là bằng chứng hiện thực hơn là những bài viết vu vơ, vô tội vạ, hay những lời tuyên bố hùng hồn, thậm chí trong ký kết hiệp định hay dùng danh nghĩa hội viên quốc tế nào đó. 
D. Công Ước Genéva và Hiệp Định về vấn đề phần mộ:
 
Clip phim youtube "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà - Quốc Hận 30/4/1975 Phần II", có ghi lại những phần như sau : 
- Công Ước Genéva được ký ngày 12/08/1949, Chương III, Điều 120, và Điều 121: nói về trách nhiệm chôn cất tù binh và bảo vệ phần mộ của các phe lâm chiến. 
- Hiệp Định Genéva ngày 20/07/1954, Điều 23 : xác nhận trách nhiệm bảo toàn phần mộ của các tử sĩ đối phương trong lãnh thổ chiếm đóng. 
- Hiệp Định Hòa Bình Paris ký ngày 17/01/1973, Điều 8 : cũng ghi rõ nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ phần mộ của tử sĩ phe đối địch.
Để minh xác cho sự thật, chúng ta thử duyệt qua những trích đoạn trong Công Ước, Hiệp Định nêu trên, để một lần nữa không-còn-nghi-ngại đó là cách ngụy biện của kẻ thua cuộc bày ra. 
1. Công Ước ngày 12/08/1949 : 
Đây là Công Ước quốc tế lần thứ tư định nghĩa một cách rộng rãi về những quyền cơ bản của tù nhân chiến tranh (dân sự và quân nhân) trong chiến tranh, thành lập sự bảo vệ cho những người bị thương tích và dân sự trong vùng chiến, kể cả những nầm mồ, hài cốt của người tham chiến hay không dự phần. Công Ước nầy được những nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc ứng dụng trong thực thi lòng nhân đạo nhằm xoa dịu phần nào những đau thương, thống khổ, và mất mát trên cả hai phần của con người : vật chất/ (thể chất) và tinh thần. Dù trong chiến tranh, người ta cố gắng bảo vệ lý tưởng nào đó, nhưng trong đoạn kết, ngay cả kẻ chiến thắng cũng cảm thấy quá mõi mệt để đeo đuổi nó, khi nhìn lại những xác chết, nấm mồ của bạn-và-thù chưa từng quen biết. 
Nguồn trên trang mạng http://www.icrc.org có đăng toàn bộ Công Ước. Trong Phần IV: Mức hạn của sự giam cầm, Mục III: Sự tử vong của các tù nhân chiến tranh, và… 
a. Điều 120 có những đoạn như sau : 
"… The burial or cremation of a prisoner of war shall be preceded by a medical examination of the body with a view to confirming death and enabling a report to be made and, where necessary, establishing identity. 
The detaining authorities shall ensure that prisoners of war who have died in captivity are honourably buried, if possible according to the rites of the religion to which they belonged, and that their graves are respected, suitably maintained and marked so as to be found at any time. Wherever possible, deceased prisoners of war who depended on the same Power shall be interred in the same place. 
Deceased prisoners of war shall be buried in individual graves unless unavoidable circumstances require the use of collective graves." 
Tạm dịch : "… Việc chôn cất hoặc hỏa táng một tù sẽ được tiến hành sau một cuộc kiểm tra y tế trên thể xác với sự thẩm định để xác nhận về sự tử vong và cho phép làm bản báo cáo và, khi cần thiết, xác minh sự nhận dạng 
Các nhà chức trách giam giữ sẽ phải bảo đảm rằng các tù binh, những người đã tử vong trong sự giam cầm, được chôn cất một cách vinh dự, nếu có thể, theo các nghi thức của tôn giáo của họ, và phần mộ của họ được tôn trọng, duy trì một cách phù hợp và đánh dấu để có thể tìm lại được trong bất kỳ thời gian nào. Bất cứ khi nào có thể, những tù binh quá cố, những người dựa vào cùng chính quyền sẽ được táng cùng một nơi. 
Những tù binh quá cố sẽ được chôn trong những phần mộ riêng lẽ, trừ khi trong hoàn cảnh không thể tránh được, đòi hỏi phương cách của ngôi mồ tập thể." 
Trong trích đoạn của Điều 120 ở trên, có nhắc đến trách nhiệm của nhà chức trách trong tinh thần nghĩa vụ quốc tế về sự chôn cất, bảo vệ phần mộ đối phương, và "lòng cao thượng" của họ nên được thể hiện qua sự tôn trọng những chiến binh quá cố, sự đồng cảm về tình đồng đội. Và để nhấn mạnh thêm về trách nhiệm chăm sóc phần mộ là của nhà cầm quyền, phần cuối của Điều khoản viết : 
"… Responsibility for the care of these graves and for records of any subsequent moves of the bodies shall rest on the Power controlling the territory, if a Party to the present Convention" 
Tạm dịch : "… Trách nhiệm cho việc chăm sóc các phần mộ và hồ sơ của bất kỳ sự xê dịch xác chết tiếp theo sau đó sẽ vẫn là của nhà cầm quyền đang kiểm soát lãnh thổ, nếu nhóm đảng tham gia Công Ước này." 
b. Điều 121 có đoạn : 
"Every death or serious injury of a prisoner of war caused or suspected to have been caused by a sentry, another prisoner of war, or any other person, as well as any death the cause of which is unknown, shall be immediately followed by an official enquiry by the Detaining Power 
… If the enquiry indicates the guilt of one or more persons, the Detaining Power shall take all measures for the prosecution of the person or persons responsible." 
Tạm dịch : "Mỗi cái chết hoặc sự chấn thương nghiêm trọng của tù binh bị xãy ra hoặc nghi ngờ rằng đã bị gây ra bởi lính gác, tù binh khác, hoặc bất kỳ người nào khác, cũng như bất kỳ cái chết nào từ nguyên nhân chưa được biết, sẽ phải được theo dõi ngay lập tức bởi công cuộc điều tra chính thức của nhà cầm quyền." 
Nếu cuộc điều tra chỉ rỏ tội của một hoặc nhiều người, nhà cầm quyền sẽ phải tiến hành các biện pháp truy tố cá nhân hoặc những người có trách nhiệm." 
Trong Điều 121, nói về "trách nhiệm" của nhà cầm quyền đối với "cái chết" của tù binh, dù với lý do nầy hay lý do khác, nhưng đó vẫn là trách nhiệm của họ ! 
2. Hiệp định Genéva ngày 20/07/1954, Điều 23: 
Đây là một Hiệp Định mà hầu hết người dân Việt biết đến, vì nó đánh dấu sự chia cắt hai miền Nam-Bắc nơi vĩ tuyến 17, cùng những đoàn người xuôi ngược giữa hai miền trước khi bước vào giai đoạn "hận thù" nhau, hơn nửa thế kỷ qua. 
Từ nguồn http://www.usshancockcv19.com/histories/xodesk3.htm là toàn bộ Hiệp Định 54. Một phần trích đoạn trong Điều 23 như sau : 
"In cases in which the place of burial is known and the existence of graves has been established, the Commander of the Forces of either party shall, within a specific period after the entry into force of the Armistice Agreement, permit the graves service personnel of the other party to enter the part of Vietnam territory under their military control for the purpose of finding and removing the bodies of deceased military personnel of that party, including the bodies of deceased prisoners of war. The Joint Commission shall determine the procedures and the time limit for the performance of this task. The Commanders of the Forces of the two parties shall communicate to each other all information in their possession as to the place of burial of military personnel of the other party." 
Tạm dịch : "Trong những trường hợp mà trong đó các địa điểm mai táng được biết đến và sự tồn tại của ngôi mộ đã được xây dựng, Tư lệnh Lực lượng của cả hai bên, trong khoảng thời gian cụ thể sau khi sự ghi nhận danh mục trở nên có hiệu lực trong Hiệp Định đình chiến, sẽ phải cho phép các nhân viên phục vụ mộ phần của bên kia vào phần lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát quân sự của họ cho mục đích của việc tìm kiếm và di chuyển xác của những quân nhân quá cố của bên đó, bao gồm xác của các tù binh đã mất. Ủy ban Hợp tác sẽ quyết định phương thức và thời hạn để thực hiện nhiệm vụ này. Tư lệnh Lực lượng của hai bên sẽ trao đổi với nhau tất cả các thông tin của họ như là nơi chôn cất các quân nhân của bên kia." 
Qua Điều 23, có nói về quyền hạn của nhân viên phục vụ mộ phần vào Nam hay ra Bắc, nhưng phải tuân theo phương thức và thời hạn của nhà cầm quyền trên miền của họ. Có nghĩa, dường như nó chỉ có hiệu lực trong thời gian ấn định nào đó, vì khi chiến tranh bùng nỗ sau 1954, xem như Hiệp Định 54 đã hết hữu hiệu. 
3. Hiệp định Paris ký ngày 17/01/1973, Điều 8 : 
Và đây cũng là một Hiệp Định được biết đến với đại đa số dân Việt. Hiệp Định nầy là cả sự hảnh diện của chình quyền Hà Nội trong thế chính trị khôn ngoan đã buộc Hoa Kỳ lui bước khỏi miền Nam Việt Nam và trói tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Hiệp Định Đình chiến Hòa Bình. 
Cũng từ nguồn http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/treaty.htm cung cấp một bản sao đầy đủ những Chương, Điều khoản. Trong đó, Điều 8 được viết như sau : 
"(a) The return of captured military personnel and foreign civilians of the parties shall be carried out simultaneously with and completed not later than the same day as the troop withdrawal mentioned in Article 5. The parties shall exchange complete lists of the above-mentioned captured military personnel and foreign civilians on the day of the signing of this Agreement. 
(b) The parties shall help each other to get information about those military personnel and foreign civilians of the parties missing in action, to determine the location and take care of the graves of the dead so as to facilitate the exhumation and repatriation of the remains, and to take any such other measures as may be required to get information about those still considered missing in action. 
(c) The question of the return of Vietnamese civilian personnel captured and detained in South Viet-Nam will be resolved by the two South Vietnamese parties on the basis of the principles of Article 21 (b) of the Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet-Nam of July 20, 1954. The two South Vietnamese parties will do so in a spirit of national reconciliation and concord, with a view to ending hatred and enmity, in order to ease suffering and to reunite families. The two South Vietnamese parties will do their utmost to resolve this question within ninety days after the cease-fire comes into effect." 
Tạm dịch : "(a) Sự trao trả quân nhân, thường dân nước ngoài bị bắt của các bên sẽ được tiến hành cùng lúc và hoàn tất không muộn hơn trong cùng ngày khi quân rút lui, được đề cập tại Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những quân nhân và thường dân nước ngoài bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này. 
(b) Các bên sẽ giúp đỡ lẫn nhau để có tin tức về những quân nhân và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong trận chiến, để xác định vị trí và chăm sóc các ngôi mộ của người chết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai quật và hồi hương các bộ hài cốt, và để thực hiện bất kỳ biện pháp khác như có thể được yêu cầu góp nhặt tin tức về những người vẫn được xem là mất tích trong trận chiến. 
(c) Những câu hỏi về sự trao trả nhân viên dân sự Việt bị bắt và bị giam giữ ở miền Nam Việt-Nam sẽ được giải quyết do hai đảng phái của miền Nam Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc của Điều 21 (b) của Hiệp Định về sự đình chiến ở Việt Nam ngày 20 tháng bảy, 1954. Hai đảng phái của miền Nam Việt Nam sẽ làm như vậy trong một tinh thần quốc gia hòa giải và hòa hợp, với một quan điểm chấm dứt thù hận và thù nghịch, nhằm giảm bớt đau khổ và đoàn tụ với gia đình. Hai đảng phái của miền Nam Việt Nam sẽ làm hết sức mình để giải quyết câu hỏi này trong vòng chín mươi ngày sau khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực." 
Vì đây là Hiệp Định giữa bốn bên (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam_ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hay Việt Minh_, và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) nên có những Điều khoản rất dễ làm người đọc hiểu sai, vì đôi khi cả ba bên được nói đến trong cùng một Điều khoản, hoặc chỉ nói đến 2 bên. Như trong Điều 23, phần (a) và (b) ứng dụng cho 3 bên (hơn là 4 bên, hay chỉ 2 bên Nam-Bắc), và phần (c) dành cho 2 bên, nhưng chỉ ứng dụng trong miền Nam giửa 2 nhóm thế lực. 
Và Điều 23(b) cũng nhắc đến sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các bên trong việc khai quật, hồi hương hài cốt, và chăm sóc phần mộ. Cũng như tin tức về những người mất tích trong chiến tranh. 
Xét qua những Điều khoản trên, đều có nhắc đến "phần mộ", và tùy theo mục đích của Công Ước hay Hiệp Định vấn đề đó được nhấn mạnh, hay chỉ sơ sài chi tiết. Cho dù là vậy, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/09/1977 nhưng vẫn cố tình không thực hiện những Điều khoản trong Công Ước Genéva quốc tế, và Hiệp Định đã từng ký kết về phần mộ của các tù nhân chiến tranh, hay chiến sĩ đối phương. 
Điều nầy chắc chắn sẽ gây nên trở ngại cho những cuộc bang giao của Việt Nam với quốc tế, ngoại trừ với khối cộng sản bé nhỏ. Sự tín nhiệm của nước khác vào Việt Nam trong cương vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, sẽ là một dấu hỏi không nhỏ. Nhất là khi NtQdBH - một nghĩa trang bậc quốc gia của chế độ cũ, còn sót lại - bị xóa mất dấu tích, sẽ khiến quốc tế có cái nhìn e ngại hơn về lòng nhân đạo của Việt Nam. 
Thử nhìn lại một góc cạnh nhỏ trong bối cảnh sau khi Hiệp Định Paris 1973 đã được ký kết, để có thể phán xét, ai là kẻ gây nên chiến tranh, trong sự công bằng và sự thật của lịch sử. Theo Wikipedia, "Le Duc Tho", bản tiếng Anh, có đoạn như sau : 
"Lê Đức Thọ and Henry Kissinger were jointly awarded the 1973 Nobel Peace Prize for their efforts in negotiating the Paris Peace Accords. However, Thọ declined to accept the award, stating, "There was never a peace deal with the U.S. We won the war." 
Tạm dịch : "(Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chính khách VNDCCH) Lê Đức Thọ và (Bộ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ) Henry Kissinger cùng được trao chung giải Hòa Bình Nobel năm 1973 cho những nỗ lực của họ trong cuộc đàm phán Hiệp định Hòa bình Paris. Tuy nhiên, Thọ đã từ chối chấp nhận giải thưởng, nói rằng "Không bao giờ có một thỏa thuận hòa bình với Mỹ. Chúng tôi chiến thắng." 
Và vẫn theo Wikipedia, "Kissinger", bản tiếng Anh, đã viết : "Tho rejected the award, telling Kissinger that peace had not been really restored in South Vietnam." 
Tạm dịch : "Thọ từ chối giải thưởng, nói với Kissinger rằng hòa bình chưa thực sự được khôi phục ở miền Nam Việt Nam" 
Qua câu nói của Lê Đức Thọ_ chỉ vừa sau khi ký xong Hiệp Định_ đã đủ phô diển niềm tự kiêu của kẻ hiếu chiến (xâm phạm Hiệp Định Paris, nhất là nơi Điều 15) và chỉ mong chiến thắng (tiếp tục vận chuyển bộ đội, vũ khí Trung cộng, Liên Xô vào miền Nam) hơn là xây dựng nền hòa bình thực sự như trong bản Hiệp Định mang tên Hòa Bình đó. Có lẽ, cũng vì vậy, niềm hy vọng mong chờ một đặc ân trong hòa hợp hòa giải dân tộc từ phía nhà cầm quyền đương thời, cho những phần mộ của chiến sĩ "được nằm yên" trong NtQdBH, là một điều rất mong manh - chắc không bao giờ là hiện thực. Vả lại Việt Nam hôm nay có quá nhiều thay đổi; sức mạnh đồng tiền (đô la) không còn là hư ảo trong chủ nghĩa xã hội nữa, mà nó hiển hiện một cách trung thực, rõ ràng, và mãnh liệt nhất, hơn cả sinh mạng con người đang sống. Thì làm sao, có thể đặt chút hy vọng vào một đặc ân nào đó cho người quá cố của chế độ "thù nghịch" cũ ! (?).  

Nguồn:  http://maidayhoabnh.blogspot.com/2013/04/nghia-trang-buon-ten-inh-thien-thu.html 

VIẾNG- NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA- XUÂN QUÝ TỴ 2013

                   TƯỢNG ĐỒNG ĐEN
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA


 Huỳnh Mai St.8872, mồng 01 tết Quý Tỵ 2013
Chủ nhật 10-2-2013

Ngày mồng một tết năm Quý Tỵ 2013. Biết được rằng: một năm đầy trắc trở, gian nan, khó khăn cho dân tộc trên cuộc hành trình đấu tranh cho tự do, mà suốt 38 năm qua bi Cộng Sản hóa Miền Nam VN.
   Và ngay cả Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, tượng trưng cho Tự Do của hồn thiêng sông núi; anh linh chiến sĩ VNCH cũng bị quản chế như người sống phải cải tạo trong nhà tù cộng Sản dưới chính quyền VC.GPMNVN.

   Cũng như mọi năm, năm nào cũng nhờ đứa con trai trưởng chở tôi bằng xe gắn máy đến nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, thăm lại các chiến hữu bỏ mình trên các mặt trận chiến trường xưa trong các trận đánh biên giới Nam Hạ Lào- Lam Sơn 719- và sau này, trong cuộc di tản chiến thuật- Rút quân bỏ ngỏ Tây Nguên nam trung phần, theo lệnh Tổng tư lệnh, TT Nguyễn Văn Thiệu...Các bạn bè chiến hữu tôi, hiện còn nằm xuống, tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa này, với bao trăn trở bỏ lại quê hương mất tự do dân tộc!
   Vì muốn truyền lửa quê hương lại cho con cháu mai sau khi tuổi già sức yếu, và để cháu con thấy tận mắt cách hành xử thô bạo đầy lòng hận thù của người anh em cùng huyết thống tổ tiên của người Cộng Sản Bắc Việt Nam, đã xảo quyệt,dối lừa dân tộc, để Cộng Sản hóa Miền Nam sau ngày 30-4-1975 chiếm dóng Miền Nam VN.
  Cha con chúng tôi đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, sau khi làm thủ tục viếng thăm- Xét hỏi địa chi và CMND, cùng mục đích liên hệ viếng mộ. Tôi không phải thân nhân- Việt Kiều- nước ngoài, mà là người " "Kẹt ở lại Sài gòn" nên địa chỉ được an ninh quốc phòng huyện Dĩ An chiếu cố kỷ càng...và rỏ ràng điều lệ viếng mộ: không chụp hình; đốt vàng mả và không tổ chức cầu kinh siêu với bất cứ hình thức tôn giáo nào, gây mất trật tự an ninh nghĩa trang.
   Vào được khuôn viên nghĩa trang, chúng tôi tránh tổ bảo vệ an ninh của huyện Dĩ An đưa xuống,  và tháp tùng với thân nhân viếng mộ, để tìm lại người lính già giữ mộ của Sư Đoàn 18 bộ binh VNCH,được phía chính quyền bên này " Phe Thắng Cuộc" cho phép ở lại giữ mộ và lấy tin tức bên kia " Kẻ Thua cuộc " Nhưng người lính già này, vẫn còn nặng tình chiến hữu năm xưa, nên kể lại những nỗi lòng đau đớn của kẻ nằm xuống sau chiến bại tại nghĩa trang này...! Và, ông phải làm " Linh già gác mộ" để bảo tồn những gì còn xót lại di tích chiến tranh...! Tôi tìm không găp lại người lính già giữ mộ; chỉ có một mụ già giữ mộ thay ông, tự xưng là người nhà của ông... nhưng tôi chắc rằng, là tổ an ninh mật vụ của huyện ủy đưa xuống để theo dỏi thân nhân viếng mộ và tuyên truyền chính sách đảng đối nghĩa trang này.
 Nghĩa Dũng Đài, với vành khăn tang và thanh kiếm bị cắt cụt ngọn.

   Bà vừa cho biết, sống bằng nghề giữ mộ từ lâu rồi; nhờ vào lòng thương hại giúp đỡ của thân nhân chiến sĩ quá cố VNCH, cho tiền rẩy mã, đắp mộ, canh chừng trâu bò giẫm đạp mã mồ,cuối năm tết đến. Bà cũng khoe rằng; vừa mới phát hiện ngôi mộ bị bỏ hoang phế và quên lãng từ lâu, đó là cái mả của ông "Tượng Đồng Đen" Chiến sĩ vang danh số 1 chế độ Sài gòn cũ. Ông Đồng Đen là lính TQLC.VNCH, chết trận Mậu Thân 68, thân nhân không có, nên chôn cất tại đây,và xiêu mồ lạc mả đến ngày hôm nay. Vừa được phát hiện tại khu A, ngôi mộ số 1, sát đường vòng xoay vành khăn tang của Nghĩa Dũng Đài. Cùng lúc với đội thi công, công trình xây dựng của huyện Dĩ An đưa người xuống xây cất!?... và đập phá, bỏ đi ngôi nhà thờ phụng trong vành khăn tang dưới chân Nghĩa Dũng Đài, để trồng vào đó là các bông  hoa công viên ; xung quanh,phia ngoài Vành Khăn Tang xây thêm 8 cái bàn thiên, như cái bàn cờ chỉ rõ và hướng dẫn khu vực chôn cất A.B.C.D.E.trong nghĩa trang.Và xa, xa trong mỗi khu vưc nghĩa địa có xây thêm mợ cái bàn thờ lộ thiên chung có trồng hoa kiểng để người viếng mộ tập trung cúng bái.. Đễ  dễ bề kiểm soát an ninh trật tự hơn! khi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được trả về, trở thành " Nghĩa trang Bình an" thuộc dân sự cũa huyện Dĩ An, để đia phương dễ bề tùng xẻo, phân lô, hợp tác đầu tư buôn bán đất với danh nghĩa qui hoạch, giải tỏa; thủ tiêu nghĩa địa...xóa dấu vết tôi ác chiến tranh, vì công ích ;công cộng...Trước phản ứng quyết liệt cũa người dân Sài gòn , và thân nhân tử sĩ Miền Nam, từ trong lẫn ngoài nước đề phản đối.nhành vi vô nhân đạo của chính quyền CSVN. Nay, gần tết- cuối Năm, chính quyền địa phương Dĩ An, cho đổi tên thành "Nghĩa Địa Nhân Dân Dĩ An" để dể bề đồng hóa, đánh lừa hai chữ "nhân dân" như quân đội nhân dân...nghĩa trang nhân dân. và biến nghĩa trang Quân đội VNCH, thành quân đội nhân dân GPMN, để đánh lừa thế hệ tuổi trẻ VN.
   Xin bà cho biết, công trình xây dựng của huyện Dĩ An đã hoàn tất xây cất chưa, sao không thấy xây lại phần lưỡi kiếm cao hai mươi mấy thước bị bộ đội nhân dân chúng ta cắt cụt ngọn đễ làm tháp canh gác...Và có xây trả lại " nhân dân" cái phần lưỡi kiếm cụt, được quấn bởi vành khăn tang,mới tròn ý nghĩa Nghĩa Dũng Đài!- Dám hỏi thẳng vì tưởng chúng tôi là việt kiều yêu nước sẽ cho tiền bà} Sẵn trớn tôi hỏi luôn...Vậy chi phí xây cất do nhân sách huyện bỏ ra !?
   Bà trả lời: Xây vậy là xong rồi đó chú! chi3 còn trồng bông hoa nữa là xong, chắc ra ngoài tết lận chú, chớ còn cây kiếm cụt chú nói là không xây lại... còn phải đập bỏ nhà thờ trống dể trồng bông cho nó đẹp...!? Cò tiền vật liệu , nhân công là do các xí nghiệp sản xuất, kinh doanh,họ chiếm đất nghĩa trang này phải bỏ tiền ra tu sửa và xây rào che chấn chung quanh nghĩa địa bị lấy đất, thu hẹp lại, nếu muốn tồn tại và không bị lấy đất trả lai nghĩa trang, vì nay thuộc về Nghĩa trang Nhân Dân huyện Dĩ An rồi!
   Bà nói tiếp và dẩn tôi đến ngôi mộ mới vừa quét vôi trắng vài ngày trước tết, và nhổ cỏ sạch sẻ xung quanh, so với những ngôi mộ đất trong khu A, và chỉ ngôi mộ đầu tiên dưới gốc cây muồng có cành cây de ra,trùm trên ngôi mộ. Bà chỉ mộ bia có hình bức tượng "Thương Tiêc" của anh lính VNCH, và bảo rằng, đó là ông "Tượng Đồng Đen" gác cổng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, mà mọi người ai cũng biết chiến sĩ Nhân dân số 1,đệ nhất anh hùng chết năm Mậu Thân 68. Tôi cho bà một chút ít tiền thưởng công chăm sóc các ngôi mộ khác cùng khu vực, không riêng gì ông Tựợng Đồ Đen; và đốt vài nén nhang, tưởng nhớ đến các anh!...chiến hữu VNCH đã hy sinh vì tự do dân tộc. Bà thấy nghĩa cữ của tôi trước sự tôn kính vong linh người chiến hữu VNCH,bà  đả đoán ra phần nào ,và xúc động bão tôi rằng: Tượng Đồng Đen- TượngThương Tiếc đó rất quí hiếm được được bộ đội miềm Bắc bí mật chở đi giấu mất biệt tâm...biệt tích , còn lại đế chân tượng họ cho cơ quan nhà nước xây nhà chồng lấp lên, xóa vết tích Tượng Đồng Thương Tiếc...! Bà được  tiền và lãng ra chỗ khác, để tìm thân chủ mới như tôi...Tôi được yên thân và khấn thầm...thương tiếc các anh chiến sĩ Tự Do QL.VNCH đã đền xong ơn nợ nước!!!

  1. Tượng " Thương Tiếc " và Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu

    Xuân Hương

    Lời giới thiệu: Trong lần về VN thăm quê hương nữ phóng viên Xuân Hương của chương trình Newland TV. đã có cơ hội gặp và nói chuyện với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tại tư gia của ông. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ông vừa là một sĩ quan trong QLVNCH với cấp bậc Thiếu tá . Liên tục trong hai ngày gặp gỡ, trò chuyện, P.V. Xuân Hương đã được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tiết lộ nhiều điều khá thú vị trong sự nghiệp nghệ thuật và 8 năm trong lao tù Viêt cộng của một chiến sĩ QLVNCH. Với giọng văn giản dị miền Nam, nữ phóng viên Xuân Hương đã kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ, kỳ thú. Newland T.V. xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc bốn phương thiên phóng sự đặc biệt này. 

    Xuân Hương đã nhìn thấy hình ảnh Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua sách báo, qua các băng Video và DVD. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an nghĩ cuối cùng của hơn 18 ngàn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng.Trước cổng vào nghĩa trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương, nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Đó là, bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thực hiện

    Bức tượng đồng có chiều cao 9 thước, sau ngày 30/4/75 đã bị bạo quyền Việt cộng gian ác giật sập, phá hủy.

    Xuân Hương trong dịp về thăm quê hương , may mắn đã gặp được điêu khắc gia NguyễnThanh Thu. Với hai lần gặp gỡ và nhiều tiếng đồng hồ trò chuyện, điêu khắc gia Thu kể cho Xuân Hương nghe nhiều điều vui , buồn, thú vị đã xảy ra trong đời ông chung quanh sự nghiệp điêu khắc và những tháng năm tù tội.
    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết trong nhiều tác phẩm. Ông cảm tuong tethấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của mình là tác phẩm “Ngày Về”. Tác phẩm này, diễn tả hình ảnh người chiến binh trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng. Tác phẩm “Ngày Về ” của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa





    Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.

    Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.

    Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.

    ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT. thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.
    Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH.

    ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.

    Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.

    Vào một buổi trưa của ngày thứ sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây, giữa trời nắng chang chang, Đ KG.Thu ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước vào quán, ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang ngồi uống bia và trên bàn đã có 5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái ly. Ngồi bàn đối diện với người quân nhân kia, ông lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy người lính Nhảy Dù vừa uống bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không. Hình ảnh này cho thấy anh ta vừa uống vừa nói chuyện và vừa cúng một người đã chết. Khi nói chuyện với cái ly xong, người lính uống hết ly bia của mình. Sau đó, anh ta “xớt” bia của cái ly cúng còn nguyên vào ly mình, rồi lại kêu thêm một chai bia mới rót đầy vào ly kia. Thấy vậy, ông bước qua làm quen với người lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi chung bàn. Người quân nhân mắt quắc tỏ vẻ không bằng lòng vì bị phá cuộc đối ẩm của anh và người đã chết. Thái độ này làm ông lúng túng. Đột nhiên, người lính kia móc ra cái bóp đựng giấy tờ của anh ta ra và đưa cho ông như trình giấy cho Quân Cảnh. Ông nghĩ rằng mình đâu phải là Quân Cảnh mà xét giấy ai . Tuy nhiên ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi. Vì tò mò, ông mở bóp ra coi. Trong bóp, ông nhìn thấy những tấm hình trắng đen chụp cảnh các anh em đồng đội nơi chiến trường. Muốn làm quen với người lính Nhảy Dù, nên ông cố nhớ địa chỉ và KBC của anh ta trước khi cầm bóp trả lại cho chủ nó. Sau đó, ông ra về để chuẩn bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu .

    Tối hôm đó, điêu khắc gia Thu vẽ liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ nhớ đến hình ảnh ngồi uống bia một mình với gương mặt buồn bã của người lính Nhảy Dù, mà qua căn cước ông biết tên là Võ Văn Hai.
    Bảy bản mẫu của Nguyễn Thanh Thu phát họa là cảnh người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường, cảnh mưa bão ngoài mặt trận. Phản ảnh lại cảnh êm ấm của những người tại hậu phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông cứ liên tưởng đến vóc dáng buồn thảm của Võ Văn Hai và ông ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.
    Đến 8 giờ sáng thì có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến nơi, đại tá Võ văn Cầm là Chánh Văn Phòng của TT. Thiệu cho biết TT. đang tiếp chuyện một vị tướng nào đó nên bảo ông đợi một chút. Trong lúc đợi, ông ra phía ngoài đi lang thang trên hành lang của dinh và vừa đi vừa nghĩ trong đầu là tại sao mình không vẽ Võ văn Hai cho rõ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế cẩn màu đỏ tưởng tượng đến hình ảnh Võ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột trong quán nước. Ông trở vào phòng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phát họa những ý tưởng đã nghĩ ra. Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng không dám lên tiếng. Ông nhìn phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không. Ông lượm bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia Thu đã dùng mặt trong của bao thuốc lá phát họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài lòng về bức hình đã vẽ ra.

    Khi được Đại tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đã trình bày giải thích về 7 bản đã vẽ từ trước cho TT. Thiệu nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à! Bảy bản, bản nào tôi cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào hay nhứt.” Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT. Thiệu : “Thưa TT, mới đây thôi trong khoảng 15 phút trong khi chờ gặp TT. tôi mới nghĩ ra một đề tài được phát họa trên một bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ trình lên TT. Tuy nhiên, với phát họa này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống hỏi, thì tôi muốn chọn bản này, nhưng tôi không dám trình lên Tổng Thống .”

    TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khóat đặt tên cho các bản phát họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như 1)Tình đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương .

    Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT. Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của TT. Thiệu, ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở” . TT. Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966 ”.

    Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
    Một chiến sĩ QLVNCH can trường trong ngục tù cộng sản
    Điêu khắc gia Thu tâm sự, khi còn ở trong tù lúc bị nhốt ở “cô – nét” ông nhớ đến tượng Thương Tiếc và đã vái thầm tất cả vong linh chiến sĩ VNCH trong ba ngày, hãy cho ông biết ông có thoát khỏi dự định xử bắn của VC hay không. Thì vào một buổi trưa, ông chập chờn thấy có người báo mộng cho biết ông không sao cả, nhưng thời gian tù tội còn lâu lắm.

    Người điêu khắc gia tài ba kể tiếp. Trước đó, một người bạn đã dặn dò ông phải coi chừng và cẩn thận trong lúc ở tù VC vì ông quá nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc nên chắc chắn VC sẽ không để ông yên. Lúc đó, ông không quan tâm cho lắm, nhưng vào một buổi trưa trong lúc các tù nhân đang nghĩ ngơi , thì ông được một cán bộ quản giáo mời ra ngoài báo cho biết ông chưa khai báo thành thật, còn dấu diếm nhiều điều. Thiếu tá Thu hỏi dấu diếm những điều gì? Để trả lời, tên cán bộ lấy ra một danh sách tên tuổi các tù nhân, mà theo ông là do các người làm “ăng ten” trong trại báo cáo. Ông cho biết những người chịu làm ‘ăng ten” cho VC sẽ được lãnh tiêu chuẩn gạo 11 ký một tháng, thay vì 9 ký như mọi người. Ông còn nói thêm, những kẻ làm “ăng ten” không phải vì họ thù ghét ai, mà chỉ vì “miếng ăn” mà thôi.
    Cầm bảng danh sách trên tay, tên cán bộ nói rằng thiếu tá Thu là tác giả bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng tại sao lại không khai báo. Và phải cho anh ta biết, lý do tại sao ông lại làm ra bức tượng này. Điêu khắc gia Thu trả lời vì ông là một quân nhân trong QLVNCH, ông làm bức tượng Thương Tiếc là để cùng người dân miền Nam tỏ lòng thương tiếc sự hy sinh của các chiến sĩ chiến đấu cho tự do. Tên cán bộ lại hỏi, tại sao lại làm bức tượng Ngày Về. Ông giải thích cho tên cán bộ nghe rằng, đời lính hành quân nay chỗ này, mai chỗ kia, vài ba tháng mới được phép về thăm vợ con một lần. Ông làm tượng Ngày Về để nói lên sự vui mừng khi vợ chồng gặp lại nhau, thì đâu có gì gọi là không tốt.

    Tên cán bộ quản giáo đề cập đến bức tượng An Dương Vương và thành Cổ Loa là biểu tượng của ngành Công binh QLVNCH với những lập luận ngây ngô. Tên cán bộ nói với Nguyễn thanh Thu , An Dương Vương là người lập quốc, còn bác Hồ là người giữ nước. Vậy tại sao ông không ghép hình bác Hồ vào. Ông trả lời tên cán bộ rằng, lúc làm tượng An Dương Vương ông đâu biết bác Hồ là ai, là người nào, nên không thể ghép vào được. Nghe nói vậy, tên cán bộ xám mặt lại, hắn ta ra lệnh cho ông đứng đó không được đi đâu hết. Tên này chạy về văn phòng gọi thêm 6 tên cán bộ nữa, súng ống đầy đủ, chạy đến chỗ Nguyễn thanh Thu đứng. Trong 6 người này có một tên là chính trị viên đã gằn hỏi: “Khi nảy anh đã nói gì với anh Sáu ”. NTT trả lời: “Tôi không có nói gì hết”. Tên chính trị viên nói tiếp: “Anh Sáu cho tôi biết anh nói là dân Sài Gòn, người miền Nam không ai biết bác Hồ. Vì không biết nên anh không thể làm tượng bác kèm với An Dương Vương, có đúng không?”. Điêu khắc gia chay-loan-2Thu trả lời “Đúng vậy”. Nghe trả lời như thế , tên cán bộ chính trị viên nói cho ông 5 phút định trí, để nói lại. Đồng thời tên này còn hỏi gằn: “Anh bảo rằng anh không biết bác Hồ phải không?”. Thiếu tá Thu thẳng thắn trả lời: “Tôi không biết mặt, biết tên ông này”. Tên cán bộ nói : “Nếu anh không biết, tôi cho anh biết ”. Sau đó, chúng lôi điêu khắc gia Thu về văn phòng đánh đập tàn nhẫn liên tục trong ba ngày, ba đêm. Tuy bị đánh đập dã man, nhưng thiếu tá Thu chịu đựng và im lặng không lên tiếng gì hết. Thấy vậy một tên cán bộ nói: “ Bây giờ mầy nói về hai chữ Tự Do cho chúng tao nghe coi ”. Thiếu tá Thu bấy giờ mới lên tiếng: “ Nếu tôi không nói thì cán bộ nói tôi khinh, nhưng khi tôi nói thì cán bộ không tin. Bây giờ, tôi nói về Tự Do cho cán bộ nghe. Người miền Nam có tự do là họ được đi đứng dễ dàng, ăn nói thoải mái không có bị khó dễ gì hết. Còn những người CS các anh cũng có tự do, nhưng chỉ có những chữ viết trên các cổng ra vào được sơn son thiếp vàng, chỉ có trên vách tường tại các văn phòng làm việc, chớ người dân thì không có ”. Nghe nói vậy, bọn VC lại ra tay đánh đập NTT một trận tơi bời, đỗ máu mũi. Sau đó, chúng đem nhốt ông vào “cô – nét ”. Ông cho biết, sau nhiều tháng trong “cô nét” ông chỉ còn xương và da, đứng lên muốn không nỗi.

    Một tình cảm khó quên

    Một ngày nọ, vào khoảng 4 giờ sáng cửa “cô – net” được mở ra,và một họng súng AK chỉa ngay vào thiếu tá Nguyễn thanh Thu , rồi một giọng ra lệnh cho ông bước ra. Ngoài trời tối đen, lờ mờ sáng, ông đứng không vững khi bước ra cửa “cô- net” nên bị hụt chân té qụy. Tên cán bộ ra lệnh cho điêu khắc gia Thu đứng dậy và giơ tay ra để cho chúng móc còng vào. Sau đó, ông được bốn tên cán bộ kè đi về phía cổng trại để vào khu rừng chuối kế bên. Đang đi bổng nhiên có một chiếc xe Jeep chạy tới đèn pha sáng choang làm chói mắt mọi người. Chiếc xe Jeep ngừng lại tắt đèn, có tiếng nói chuyện trao đổi giữa hai bên chừng 5 phút. Sau đó, toán dẫn cán bộ quay lại bịt mắt ông và tiếp tục kéo lết đi vào rừng chuối. Đến nơi, tên cán bộ kéo thiếu tá Thu nhốt vào một nhà cầu của khu gia binh của VNCH bỏ hoang từ lâu. Quá mõi mệt nên ông đã ngủ thiếp lúc nào không hay. Gió theo khe hở thổi làm ông tỉnh dậy, qua khe hở ông thấy trời đã sáng và biết mình chưa chết. Thiếu tá Thu cười nói rằng, bị nhốt ở trong cầu tiêu nhưng ông cảm sung sướng, thoải mái hơn là lúc bị nhốt ở “cô – net” nhiều.

    Kể tới đây, điêu khắc gia NTT cười và cho biết từ đó không ngờ lại xảy ra “Những tình cảm khó quên”. Ông kể tiếp là vào buổi trưa hôm đó, một cô gái người Bắc tay cầm chén cơm, bịt muối và đôi đũa tre đến mở cửa cầu tiêu đưa cơm cho ông ăn, nhưng cô ta mở không được vì bên trong ông đã móc cửa lại. Bên trong, ông hỏi vọng ra “Cô là Bắc kỳ phải không, nhưng Bắc kỳ nào? Bắc kỳ 54 hay Bắc kỳ giải phóng”. Cô gái trẻ khoảng 22, 23 tuổi trả lời: “Này nhé, tôi là chị nuôi của ông. Đem cơm cho ông ăn mà ông hỏi tôi như thế”. Nói xong cô ta cầm chén cơm bỏ ra về. Khoảng 3, 4 phút sau, một tên cán bộ đến ra lệnh cho ông phải mở cửa ra và mắng: “Lúc nào cũng láo khoét. Tha chết cho rồi mà còn láo khoét”. Nói xong tên cán bộ bỏ đi. Vào buổi chiều cô gái trở lại, thiếu tá Thu nhủ thầm trong bụng là không giỡn nữa, vì giỡn sẽ đói. Khi cô gái mở cửa bỏ phần cơm vào, ông phân trần với cô là ông chỉ giỡn một chút mà cũng đi mét.
    Qua ngày kế, một tên cán bộ và hai người tù đến chỗ nhốt thiếu tá Thu, dùng đồ nghề khoét một cái lỗ vuông nhỏ trên cửa cầu tiêu. Xong đâu đó, tên cán bộ nói: “Từ nay không mở cửa nữa. Mỗi lần tới giờ cơm, anh dùng miếng gỗ đưa cái chén cũ ra và sẽ nhận được chén cơm mới đưa vào qua cái lỗ này”. 11 giờ trưa hôm đó “chị nuôi” của điêu khắc gia Thu đem cơm và muối đến cho ông. Theo như lời dặn, thì thiếu tá Thu khi nhận chén cơm mới ông phải trả cái chén không lại, nhưng ông không làm điều này. Cô gái lên tiếng hỏi, nhưng ông không trả lời. Cứ như vậy hai ba ngày liên tiếp, ông giữ lại tất cả 7 cái chén. Một hôm cô gái phàn nàn: “Ông giữ hết chén thì tôi đâu còn chén để đựng cơm cho ông”. Nghe vậy, thiếu tá Thu cuời nói: “Nếu cô muốn tôi trả lại mấy cái chén thì phải có điều kiện”. Cô gái hỏi: “Điều kiện gì?” Ông đáp: “Cô để bàn tay của cô lên tấm ván đưa cơm cho tôi rồi đưa vào cho tôi thấy” . Sau vài giây tần ngần, cô gái làm theo điều kiện của điêu khắc gia Thu. Ông đã tinh nghịch dùng đôi đũa tre đụng vào bàn tay của cô gái rồi sau đó đưa trả 7 cái chén cho cô gái. Cô gái ngạc nhiên hỏi: “Chỉ có vậy thôi à!”. Ông trả lời: “Chỉ có vậy thôi!”. Cô gái bỏ về.
    Trong lúc thiếu tá Thu đang ngồi ăn cơm, thì cô gái trở lại với một bà già đi phía sau . Đến trước cửa cầu tiêu, nhìn vào lỗ đưa cơm bà già nói: “Ông này, con Lan nó đem cơm cho ông ăn, thế mà ông còn lấy đũa chích vào tay nó. Là cái gì vậy? Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cười nói: “ Vậy mà cũng không biết”. Nghe vậy bà cụ phàn nàn: “Ông làm kỳ quái quá ai mà biết được”. Bị hỏi dồn nhiều câu, Thiếu tá Thu nói nhỏ: “ Là yêu đấy!”. Nghe như vậy người con gái tên Lan đỏ mặt thẹn thùng, vội vả quay lưng bỏ đi.

    Qua ngày hôm sau, cô gái tên Lan lúc đem cơm đến cho điêu khắc gia Thu, cô nhỏ nhẹ và tha thiết nói: “ Anh Thu à! Em khuyên anh, anh thôi đừng có “anh hùng” nữa. Như vậy, thiệt thòi cho anh lắm anh có biết không? Chúng nó đã tha chết cho anh đấy!” Rồi cô nói tiếp, giọng run run: “ Em thương mấy anh sĩ quan cải tạo các anh lắm. Kể từ nay, đến giờ cơm em sẽ để cục thịt nằm ở đáy chén. Khi em đưa cơm vào, anh hãy tìm cục thịt ăn liền trước nha! Để đề phòng cho cả em và anh không bị cán bộ bắt gặp làm khó dễ”.

    Thiếu tá Thu cảm động hỏi: “ Cô Lan! Làm sao cô biết chúng nó tha chết cho tôi?” Cô gái khẻ nói: “Này nhé! Anh còn nhớ không? Khoảng 4 giờ sáng hôm đó, gần nhà bếp, em thấy đèn pha của chiếc xe Jeep chạy ngang. Và khoảng nửa tiếng sau, có bốn cán bộ súng ống trên vai bước vào nhà bếp bảo em pha cà phê cho họ uống. Họ kể cho em nghe là đáng lẽ có một tù nhân bị đưa đi bắn.. Nhưng sau đó bỗng nhiên “có lệnh hồi”. Nên tù nhân này được lôi vào nhốt tạm thời trong một cầu tiêu của một trại gia binh trước bỏ hoang”. Cô Lan kể tiếp: “ Có một lần em đón đường hỏi các anh đi lao động ngoài rừng về hỏi tại sao anh phạt bị nặng như vậy, thì mọi người cho biết vì anh là tác giả bức tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biện Hòa. Nhắc đến bức tượng Thương Tiếc, em không lạ gì bước tượng này, vì hồi đó, chiều nào em và các bạn thường hay chơi quanh gần tượng.

    Điêu khắc gia Thu hỏi cô gái: “Cô ở Hố Nai được bao lâu rồi?” Cô Lan kể lể: “Cha em là bộ đội VC ngoài Bắc, vào Nam đánh trận bị bom dội chết trong rừng. Mẹ em đã gánh em vào Hố Nai và em đã lớn lên từ đó”.
    Kể đến đó, thiếu tá Thu không dấu được sự xúc động. Ông ngậm ngùi nói: “Cô Lan rất tận tình và tốt với tôi. Những chân tình ấy cùng với những kỷ niệm rất dễ thương tôi luôn trân quý. Cô là nguồn an ủi của tôi trong lúc bị tù đày, trong nỗi đau và sự bất hạnh của một đời người. Tôi rất muốn trả ơn cho cô, nhưng không biết đâu mà tìm. Tôi nghĩ những tình cảm này khó phai nhạt trong đời mình”.
    Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?
    Thiếu tá Thu cho biết vào thời điểm đó, khoảng tháng 8, nhiều đổi thay xảy Nguyen-tTHUđến với ông. Một hôm, cán bộ quản giáo gọi ông lên làm việc. Tên cán bộ nói: “Anh Thu, chẳng lẽ anh muốn ở mãi trong thùng sắt sao? Tôi đề nghị là anh đừng nhận mình là tác giả “chính” đã làm tượng “Thương Tiếc” mà anh chỉ là người “phụ” thôi. Người “chính” đã vượt biên đi rồi. Anh viết bản tự thú như vậy, tôi sẽ cứu xét và giảm tội cho anh”. Nhưng ông đã khẳng khái trả lời: “Cám ơn cán bộ đã khuyên tôi, nhưng với tôi tác phẩm Văn hóa Nghệ thuật là con đẻ của mình. Sao tôi lại trốn tránh trách nhiệm và đỗ thừa cho người khác? Tôi không thể làm như vậy được”.

    Vài ngày sau, một tên cán bộ khác đến gặp ông và ra lệnh cho ông phải làm tượng HCM để kịp ngày Quốc khánh 2/9 của VC.Thiếu tá Thu cho biết là ông nhận lời đề nghị này, vì ông đã có ý định trốn trại. Ông nói với cán bộ quản giáo biết, là muốn làm tượng phải có đủ đồ nghề. Thế là ông được bốn tên bộ đội chở về nhà để lấy đồ nghề. Trên đường về ông xin ghé nhà mẹ mình để thăm bà. Đến nơi, mấy tên bộ đội thì ngồi chuyện trò với cô Hồng em gái của ông ở cửa trước. Còn ông vào nhà gặp mẹ. Hai mẹ con gặp nhau mừng rỡ rối rít. Bỗng bà cụ nghiêm mặt nói: “ Thu à! Má đẻ con ra mà không biết tánh con sao! Con hãy ráng ở trong tù thêm một năm nữa đi. Nếu con mà trốn, má sẽ chết cho con coi”. Nghe mẹ nói như vậy, ông quá sức bàng hoàng, tự nghĩ: “Trời ơi! Bao nhiêu ý định nhen nhúm giờ đây đã tiêu tan. Nỗi buồn tràn ngập trong lòng, vì ông sẽ trở về giam mình trong cái thùng sắt ( 2m x 1m) sừng sững ngoài trời , tiếp tục chịu đựng thời tíết khắc nghiệt, sức nóng như thiêu đốt của mùa Hạ, hay lạnh giá của mùa Đông rét mướt “.

    Theo như thỏa thuận là sau khi được về thăm nhà và lấy đồ nghề, ông sẽ thực hiện điêu khắc tượng HCM. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong trại giam. Từ đó, không biết bao nhiêu lời nguyền rủa vang lên làm ông đau khổ vô cùng.

    Trước khi ra lệnh bắt ĐKG. Thu làm tượng HCM, cán bộ VC đã liên lạc trước với gia đình thiếu tá Thu. Chúng dàn cảnh cho vợ, con ông được đến thăm viếng đặc biệt. Tuy nghèo nhưng gia đình ông cũng mua thịt vịt quay, bánh mì, bày biện ra để cả nhà cùng ăn trong trại giam. Thật bất ngờ, trong tờ Tin Sáng cũ dùng để gói vịt quay, thiếu tá Thu nhìn thấy hình TT. Nguyễn văn Thiệu. Ông xé tấm hình đó, xếp nhỏ cất vào túi cất. Đến ngày nặn tượng chân dung HCM, thiếu tá Thu lại khắc nét của Tổng Thống Thiệu. Ông cho biết, rất phấn chấn trong lòng và thầm nghĩ: “ Tự mình, trí ta, ta hay, lòng ta, ta biết”.

    TT. Thieu Sau này, Nguyễn thanh Thu được kể lại. Một buổi chiều nọ, trên đường đi lao động về đám tù nhân đi ngang qua nhìn thấy pho tượng HCM sắp được hoàn tất, họ có vẻ thích thú xầm xì : “ Trời ơi! Tụi mày xem giống TT. Thiệu quá! Giống quá tụi bây ơi!” Tiếng xầm xì làm mấy tên “ăng ten” chú ý. Lập tức chúng trình báo cho cán bộ quản giáo hay.

    Khoảng 4 giờ 30 chiều, vào thời điểm bức tượng HCM đang được điêu khắc gia Thu gắn râu mới được một bên mép thôi, thì một tên cán bộ bước đến hỏi: “Tượng sắp xong rồi chứ?” Miệng vừa hỏi, tên cán bộ nhanh tay thò vào túi áo ông lấy mãnh giấy báo có hình TT. Thiệu. Thế là xong! Việc bị đỗ bể. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu lại tiếp tục trở vào thùng sắt nhận thêm bốn tháng biệt giam, bị hành hạ đủ điều. Tại đây, ông kiệt sức, bất tỉnh, được đưa vào trạm bịnh xá.

    Tại trạm xá, ông được một tù nhân khác là phi công Đỗ Cao Đẳng, chú của trung tướng Đỗ Cao Trí làm Trưởng trạm xá, và một số học trò cũ của ông, từ thời còn học trung học Võ trường Toản, hết lòng cấp cứu. Nhờ vậy, ba ngày sau ông mới tỉnh lại. Với tình trạng sắp chết, da bọc xương, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu được VC tha cho về với gia đình kể từ đấy.

    Hoài bảo không nguôi
    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết ông ở tù VC 8 năm. Sau khi ở tù về, ông tìm đủ mọi cách để vượt biên ra nước ngoài. Ông nghĩ rằng qua bên Mỹ ông dễ có cơ hội thực hiện những mộng ước của đời mình. Đó là, dựng lại tượng “Thương Tiếc” nơi quê hương thứ hai. Nhưng trong 15 năm sống tại Mỹ, ông không tìm ra được một mạnh thường quân nào giúp đở. Ông đành buồn bã trở về Việt Nam sinh sống. Ông cảm thấy cô đơn với mơ ước của mình. Nhưng, ông vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được, nên hàng ngày ông cố gắng tập thể thao để tinh thần và thể xác không suy nhược.

    Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu cho biết, khi còn ở Mỹ ông đã có hân hạnh gặp lại TT. Nguyễn văn Thiệu khi TT. Thiệu từ Boston đến Nam Cali thăm viếng và nói chuyện với đồng bào tỵ nạn. Tổng thống Thiệu được một người bạn của thiếu tá Thu sắp xếp hướng dẫn đến gặp nhà điêu khắc. Khi gặp thiếu tá Thu , TT. Thiệu vồn vả hỏi liền: “ Anh Thu có khỏe không? Tôi nghe nói ở trong tù anh đã làm tượng tôi phải không?” Điêu khắc gia Thu xúc động cho biết, là ông rất ngạc nhiên khi TT. Thiệu bất ngờ hỏi như vậy. Ông đã hỏi lại TT. Thiệu: “Làm sao tổng thống biết được?” TT. Thiệu nở nụ cười hiền hòa: “Làm sao tôi không biết được”. Giây phút gặp gỡ quá ngắn ngủi. Sau đó, vị tổng thống nền đề nhị VNCH vội vả từ giã đồng bào ra phi trường trở về Boston cho kịp chuyến bay.
    Khi nhắc tới TT. Nguyễn văn Thiệu, thiếu tá Thu mơ màng nhớ về dĩ vãng xa xưa. Vì đó là kỹ niệm mà trong đó có những tác phẩm nghệ thuật ông tạo hình, nhờ sự gợi ý của tổng thống Thiệu.
    Thiếu tá Thu cho biết sau 3 tháng khi tượng Thương Tiếc được khánh thành ở Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, TT. Nguyễn văn Thiệu đã tổ chức một bữa tiệc khoản đãi tại Dinh Độc Lập, và đã mời điêu khắc gia Thu đến dự. Trong khi trò chuyện với ĐKG. Thu , TT. Thiệu chỉ bồn nước phun trước Dinh Độc Lập ,và nói muốn làm một biểu tượng gì đó.

    Kể đến đây, ĐKG. Thu không nén được xúc động và thành thật nói: “ Trông Duoc-mua-2TT. thật tội nghiệp với vẻ buồn lo của ông”. Trầm ngâm một chút, TT. Thiệu nói với điêu khắc gia Thu: “ Anh nghĩ xem, xứ mình đang ở trong tình trạng chiến tranh. Người lính thì đang sống, chết ngoài tiền tuyến. Biểu tượng Thương Tiếc đặt tại Nghĩa Trang QĐ đã tạm yên. Nhưng, tôi nghĩ mình còn phải làm thêm một cái gì đó nữa, để giáo dục mọi người…Xin lỗi , người dân nhiều khi cũng thờ ơ với cuộc chiến lắm nên tôi muốn có một tác phẩm gây ý thức trong lòng người dân. Là dù đang chiến tranh, nhưng chúng ta cũng biết xây dựng, và biết “TỰ LỰC CÁNH SINH”. Chứ hoàn toàn trông cậy vào viện trợ cũng phiền toái lắm. Anh Thu, anh nghĩ sao ? Anh có thể trình một dự án như ý tôi vừa trình bày không?

    Sau khi nghe TT. Thiệu bày tỏ tâm sự trên. Cũng như lần trước, điêu khắc gia N.T.T xin Tổng Thống tuần lễ để làm việc. Và sau một tuần, ông đã làm xong 7 bản vẽ về dự án với đề tài có tên Được Mùa. Được Mùa là hình ảnh “Cô gái ôm bó lúa” vừa mới gặt để diển tả sự trù phú của nông nghiệp miền Nam.

    Điêu khắc gia Thu đã làm mẫu bức tượng Được Mùa cao 2m . Nhìn bức tượng cô gái ôm bó lúa với gương mặt hớn hở, hãnh diện với công sức mình đỗ ra bằng những giọt mồ hôi, khiến người ta hình dung ra sự giàu mạnh của một nước phát triển nhờ nông nghiệp.

    Theo điêu khắc Thu bức tượng Được Mùa, nói lên sức sống trù phú của đồng bằng sông Cửu Long với chín miệng Rồng phun nước. Do đó, tác phẩm này còn có tên là “ Cửu Long Được Mùa”.

    Khi nhìn bức tượng mẫu Được Mùa với ý nghĩa của nó, TT. Thiệu chấp thuận ngay. Dự án tượng Được Mùa được thực hiện bằng đồng với tượng cô gái cao 9m, bệ 3m. Kinh phí dự trù là 45 triệu đồng.
    Tuy đã chấp thuận, nhưng với số tiền khá lớn đã khiến TT. Thiệu không tránh khỏi lo nghĩ trong khi chiến tranh mỗi ngày càng leo thang. Rồi cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lữa kéo đến. Mọi chi phí đều phải ưu tiên hàng đầu cho ngân sách Quốc Phòng. Thế nên dự án Được Mùa phải đành gác lại và không được hoàn thành theo mong ước của TT. Nguyễn văn Thiệu.
    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ngậm ngùi nói: “Tuy tượng Được Mùa không được ra mắt người dân miền Nam, nhưng quá trình dự án cũng đã thể hiện được cung cách của TT. Nguyễn Văn Thiệu – một nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến sự hy sinh của Quân Đội, và tinh thần một nước tự lực, tự cường”.

    Tượng mẫu Được Mùa cao 2m được TT. Thiệu chấp thuận từ 1971 , đến nay 2009 vẫn còn tại nhà của điêu khắc gia Thanh Thu. Gần đây nhất vào năm 2006 , dù đã 73 tuổi ĐKG. Thu vẫn khắc thêm tượng Cô Gái Được Mùa” thật sống động. Đây là hình ảnh cô gái với chiếc nón lá, ôm bó lúa tựa vào vai. Được Mùa hay Cô gái Được Mùa, kiểu nào cũng đầy ý nghĩa và đẹp vẹn toàn. Ông quả thật không những là thiên tài nghệ thuật, mà ông còn là một chiến sĩ yêu nước nồng nàn.

    Cuối cùng, điêu khắc gia Thu cho biết, đến nay ông vẫn còn băn khoăn về một trường hợp mà ông nghĩ là hơi bất thường. Ông nói cách nay vài năm, có một người ở bên Mỹ về tự xưng là một ông cha đã tu xuất tên là Vũ văn Hoàng tuổi trên 70 mươi. Ông Hoàng cho biết đã cải táng được 18 ngàn ngôi mộ tại tỉnh Bình Dương, cũng như đã giúp đở rất nhiều cho thương phế binh. Ông Hoàng nói là muốn cùng với ông tạo dựng lại bức tượng “Thương Tiếc” cho những phần mộ vừa được trùng tu. Nghe như vậy, ông rất mừng rở vì đó là điều ông ôm ấp từ lâu. Sau một tháng gặp gỡ bàng bạc, ông Hoàng có hứa khi trở về Mỹ sẽ báo cho ông biết diễn tiến công việc mà hai người muốn thực hiện. Nhưng, công việc không đi đến đâu và nhiều năm trôi qua ông không còn liên lạc được với ông Hoàng nữa.

    Điêu khắc gia tài ba của QLVNCH nói rằng, ông mong khi Xuân Hương về Mỹ sẽ nói cho người Việt hải ngoại biết được ý nguyện của ông. Là người có quốc tịch Mỹ, ông lúc nào cũng sẳn sàng trở qua bất cứ quốc gia nào để thực hiện bức tượng Thương Tiếc. Ông còn tâm sự, ở tuổi 75, nhưng ông ráng sống để một ngày nào đó xây dựng lại tác phẩm Tiếc Thương vì theo ông tác phẩm này, không thể mai một trong hoàn cảnh chính trị “khốn nạn”, là miền Nam bị cưỡng chiếm vào tay bạo quyền Việt Cộng như hiện nay.


    TƯỞNG NHỚ NGHĨA TRANG BIÊN
    thăm Nghĩa trang một chiều gío lộng,
    Khung trời xưa chìm đắm ngủ say.
    Xa lộ Biên hòa cuồn cuộn gío bay,
    Biển đời ai oán, nỗi sầu chứa chan
    Ôi, DŨNG KHÍ ĐÀI âm cảnh mơ màng,
    Linh hồn 30,000 Nghĩa sĩ, ngỡ ngàn bơ vơ !
    VÀNH KHĂN TANG đẫm lệ sương mờ…
    GƯƠM THIÊN lạnh lẽo, ngẩn ngơ gío chiều !
    Anh LÍNH TIẾC THƯƠNG, thân ngả bệ xiêu,
    Vì thương đồng đội chịu nhiều trái ngan !
    ÂM DƯƠNG cách biệt đôi đàng…
    Màng đen tội lỗi, bàng hoàng Thần linh.
    Bao mầm non trai trẻ, cõi vô hình
    Là nơi nương tựa, nghĩa tình nước non.
    Niềm tin, sự sống, con cháu Lạc Hồng
    Tự do, Hạnh phúc…non sông ba miền.
    Với người sống, ỷ thế cậy quyền,
    Buồn người khuất mặt..nhãn tiền không sai !
    Dòng đời thác nước đổ mau,
    Sông sâu ,Biển rộng…một màu trong xanh.

    TƯỢNG HAI LÍNH VIỆT MỸ

    Chúng ta tuy hai mà một,
    Vì trái tim chứa đựng MỘT Tình thương.
    Trời Wesminster xinh đẹp lạ thường..
    Mối tình VIỆT MỸ dưa lưng đội Trời.
    Trải qua bôn ba, gian khổ một thời…
    Kề vai sát cánh xây đời yêu thương !
    Máu xương đổ khắp chiến trường !
    Mississipy than thở, Cữu long nghẹn ngào !
    Vì cõi đời còn lắm lao đao,
    Là sóng phản bội…lật nhào thuyền mơ.
    Tan tành, chìm đắm..cảnh vật xác xơ !
    Kẻ ra đi, người ở lại…lệ mờ lòng đau !
    Trời Cali tình bạn nghẹn ngào,
    Qua rồi thử thách, ngàn sao sáng ngời.
    Những trái tim CÔNG CHÍNH yêu đời,
    Lòng tin TƯỢNG ĐÁ, đất trời chứng tri.
    Nhìn về tương lai, cùng môt hướng đi
    Dắt dìu nhân loại, quản gì khó khăn.!
    Mối tình VIỆT MỸ ghi đậm vầng trăng
    Bình minh nở rộ, qủa đất tròn long lanh.
    Nếu có một ý định, có một Cách!.
    Nếu có một Cách, ở đó cũng là một ý định.

  2. #2
    Tình Quê's Avatar
    Tình Quê is offline Gia đình MGP (#7/10 top posters)
    Join Date
    Dec 2007
    Posts
    5,086
    Thanks
    965
    Thanked 2,516 Times in 1,421 Posts

    Default Re: Tượng " Thương Tiếc " và Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu

    Pho Tượng Tiếc Thương

    Thưa quí vị, đã hơn ba năm qua chúng tôi không lái xe xuống miền Nam Cali như mỗi năm trước kia để dự đám cưới con cháu của bạn bè và họp mặt với các cựu chiến hữu đồng đội đã cùng sống chết bên nhau trong những năm chinh chiến. Cách nay vài tháng, chúng tơi cố gắng làm một chuyến xuôi Nam mục đích để thăm bạn bè lâu rồi khơng gặp và cũng ước mong đến viếng Tượng Đài Kỷ Niệm Chiến Sĩ Việt-Mỹ tại thành phố Westminster, vì tôi chỉ thấy qua hình ảnh mà chưa được nhìn thấy tận mắt bao giờ. Nhưng chuyến đi nầy khơng phải là một chuyến đi bình thường như mọi năm trước đây, vì hoàn cảnh đã đổi thay, nên





    Xe lăn một chuyến xuôi Nam
    Nối tình bằng hữu mấy năm cách lìa
    Bắc Nam tuy chẳng dặm dài
    Số Trời đã định phải đành dừng chân.
    Tuyết-Nga

    Tôi nghĩ rằng các cựu chiến hữu có dịp đến đây để viếng hai bức tượng của hai người chiến binh QLVNCH và Hoa-Kỳ đứng dưới hai lá cờ Việt-Mỹ cũng đều phải cảm động và ngậm-ngùi nhớ một thời dĩ-vãng của đời đời binh nghiệp khó quên.

    Tôi xin kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm những anh hùng vị quốc vong thân và cũng xin thành kính ghi ơn những bạn đồng minh Hoa Kỳ đã hy sinh xương máu trong cuộc chiến bảo vệ chính nghĩa Tự Do cho miền Nam Việt Nam. Họ đã phải xa rời quê hương và người thân để đi chinh chiến tại một nơi cách quê nhà của họ nửa vòng trái đất, một nơi hoàn toàn xa lạ đối với họ vì những cách biệt văn hóa, khí hậu và địa thế thiên nhiên có nhiều bưng biền đầy muỗi mồng và nhiều núi rừng rậm-rạp.

    Tôi vẫn còn nhớ vị Đại úy cố vấn TQLC Hoa Kỳ đã ngã gục bên tôi trong trận đụng độ với đơn vị của Sư đoàn 3 Sao vàng CS Bắc việt ở quận Bồng Sơn, tỉnh Bình Định vào năm 1965. Ông trạc tuổi tôi và lúc ấy ông cũng đã có ba con còn dại khờ như các con của tôi. Ngoài ra còn nhiều người cố vấn khác bị thương nặng phải trở về xứ trước khi hết nhiệm kỳ phục vụ một năm tại Việt Nam. Nhiều bạn cựu chiến binh Hoa kỳ đã đến thăm gia đình chúng tôi đều tâm sự với tôi rằng: "Chúng tôi còn cảm thấy hối hận là chúng tôi đã không hoàn tất nhiệm vụ trong cuộc chiến đấu có chính nghĩa, nhưng vì sự phản bội của các nhà Chính trị Mỹ chúng tôi không làm gì được hơn". Tơi xin lập lại một câu nói của một cựu Thiếu tá cố vấn đã nói với tôi cách nay hai năm như sau: "They ( American politicians ) pulled the plug out so that we could not do more".

    Nhìn thấy hai bức tượng chiến sĩ Việt-Mỹ tại miền Nam Cali làm tôi nhớ tới pho tượng Tiếc Thương tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Tôi cũng đã xem qua cuốn Video “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến” của Trung tâm Asia và được nhìn thấy lại những hình ảnh hào hùng của các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Chúng ta được nghe lại những bản nhạc rất hay nhắc lại cuộc sống gian nan và oanh liệt của những người trai thời chinh chiến. Lòng chúng ta không khỏi man-mác buồn và luyến tiếc một thời đã qua. Đặc biệt nhứt là ở đoạn cuối của cuốn phim chúng ta thấy hình bức tượng bất hủ “Người Lính Ngồi Nghỉ “ nơi cổng nghĩa trang Quân Đội nằm trong lãnh thổ của Quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa, mà hầu hết người dân miền Nam Tự Do trước đây đều nghe nói đến nhưng nhiều người chưa được dịp đến đây để nhìn thấy tận mắt pho tượng " Tiếc Thương " nầy.

    Được biết đây là ý kiến của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông muốn có một bức tượng đặt nơi cổng vào nghĩa trang để làm tăng thêm vẻ đẹp và trang nghiêm của nơi an nghỉ nghìn thu của những anh hùng vị quốc vong thân. Bức tượng bất hủ nầy được sáng tạo và nắn tạc do nhà Điêu khắc cựu Đại úy Nguyễn Thanh Thu.

    Nghĩa trang Quân Đội tọa lạc trong khu vực giữa xa lộ Biên Hòa và Quốc lộ số 1. Đối diện nghĩa trang, bên kia xa lộ là ngọn đồi thoai thoải với phong cảnh xanh tươi và thơ mộng. Hướng Tây Bắc nghĩa trang và gần Quốc lộ số 1 có một dòng suối mà dân địa phương gọi là suối Lồ Ồ, hai bên bờ suối cây lá xanh tươi, dòng nước rất trong chảy róc rách quanh năm trên lòng suối có nhiều sỏi đá đủ màu sắc. Nơi đây người dân địa phương xây những hồ tắm rất đẹp với nước suối thiên nhiên trong mát . Đi thêm nữa chúng ta sẽ nhìn thấy núi Châu Thới, trên đỉnh núi có một ngôi chùa cổ kính nhỏ nhưng rất xinh. Xa hơn nữa, phía Nam sông Đồng Nai là một dãy đồi xanh nằm uốn khúc như hình rồng nếu chúng ta ngồi trên máy bay trực thăng nhìn xuống, và phía đầu Đông của dãy đồi có một cái mỏm trông giống như rồng há miệng, cho nên người Hoa gọi là hàm rồng. Theo khoa nghiên cứu Thiên văn Địa lý thì đây là vùng đất tốt để xây dựng nghĩa trang nên người Triều Châu đã lập nghĩa địa rất lớn tại đây.

    Những nơi kể trên là vài danh lam thắng cảnh của quận Dĩ An và cũng là nơi hẹn hò của những cặp tình nhân và du khách đến chiêm bái và thưởng ngoạn. Xa lộ nầy dẫn đến cây cầu bắt qua sông Đồng Nai, tới tỉnh Biên Hòa rồi đi ra biển Vũng Tàu. Biên Hòa trước kia được gọi là Trấn Biên, nổi tiếng là một tỉnh miền Đông hiền hòa, xứ địa linh nhân kiệt mà cũng là xứ sản xuất nhiều trái cây, đặc biệt là loại bưởi tại xã Tân Triều Quận Công Thanh ngon nhứt miền Đông, tại tỉnh nầy cũng có nhiều chôm chôm, măng cụt và sầu riêng tại quận Long Thành.

    Tôi cũng xin kể qua các vị cựu tỉnh trưởng Biên Hòa sau cùng mà tơi đã làm việc dưới quyền, gồm có cố Đại tá Mã Sanh Nhơn lúc còn sống ông cư ngụ tại thành phố San Jose, kế đến là cựu Đại tá Trần Văn Hai và cựu Đại tá Lâm Quang Chính, hai vị nầy hiện đang sống tại tại TB California và sau cùng là cố Đại tá Lưu Yễm. Những vị cựu Tỉnh trưởng nầy cũng đã một thời làm Trung đoàn trưởng của các Sư đoàn Bộ binh có nhiều kinh nghiệm chiến trường.

    Nghĩa trang được thiết kế trên vùng đất cao ráo rất khang trang, những ngôi mộ được xây ngay hàng thẳng lối. Muốn vào nơi đây chúng ta phải đi ngang qua pho tượng “ Tiếc Thương, người ta thường gọi là" Người Lính Ngồi Nghỉ “, được đặt sát bên cạnh xa lộ, mặt pho tượng nhìn qua ngọn đồi xanh thoai thoải bên kia xa lộ Biên Hòa, chúng ta đi qua đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh rồi mới tới khu an nghỉ cuối cùng của những anh hùng bỏ mình vì Tổ quốc, từ Tướng lãnh đến hàng Binh sĩ . Tôi còn nhớ có vài vị Tướng đã an nghỉ nơi đây, người có cấp bực cao nhứt là cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, một vị Tướng tài ba lỗi lạc của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi lần có lễ an táng của các vị Tướng đều có cựu Tổng Thống Nguyển Văn Thiệu, các Bộ Trưởng, các Tướng lãnh vv... đến dự lễ trong khung cảnh rất nghiêm trang. Quận và Chi khu Dĩ An phải tổ chức hành quân xa và gần để bảo vệ an ninh tổng quát. Bộ Chỉ Huy hành quân của Chi khu luôn luôn đặt tại đài Tưởng niệm, nơi đó là điểm cao chế ngự dễ quan sát toàn vùng.

    Vì thường hành quân nơi đây nên tôi đã chứng kiến biết bao cảnh đau buồn vĩnh biệt những anh hùng đã nằm xuống trong cuộc chiến chống bọn cướp Cộng sản xâm lược miền Bắc. Tôi cũng đã đến đây nhiều lần để chào tiễn đưa những chiến sĩ đồng đội của tôi thuộc TĐ3/TQLC đã cùng tơi chiến đấu trên khắp các mặt trận và đã cùng nhau chia xẻ những niềm vui nỗi buồn trong những năm tôi còn ở đơn vị nầy. Trong số các chiến sĩ TĐ3/TQLC đã được an táng nơi đây tôi còn nhớ Trung sĩ nhứt Vòng A Nhì, HSQ Trung đội phó của Đại đội 1 TĐ3. Trung sĩ nhứt Vòng A Nhì là một cán bộ rất hiền lành, bản tính ít nói nhưng là một Trung đội phó xuất sắc rất và gan dạ trong các trận chiến. Trung sĩ nhứt Vòng A Nhì là người gốc Nùng nên theo phong tục của họ trước khi hạ huyệt vợ ông cùng các con đã đập bể một cái siêu bằng đất và đốt giấy vàng bạc dưới quan tài để tiễn đưa ông đi. Đây là chuyến đi lần cuối cùng tràn đầy nước mắt, không phải như nhiều lần trước đây vợ con đã tiễn đưa ông lên đường hành quân khắp bốn miền Chiến thuật một thời gian, rồi ông sẽ trở về thăm vợ con trong lúc Tiểu đoàn được về hậu cứ dưỡng quân vài tuần rồi lại lên tiếp tục lên đường. Đời binh nghiệp của chúng tơi là thế đó.

    Ngày xưa lội khắp bốn vùng
    Nhọc-nhằn gian khổ, cũng về thăm con
    Hy sinh giữ nước giữ bờ
    Bây giờ anh đã ra đi chẳng về!
    xxx
    Rồi đây dầm-dãi nắng mưa
    Thay anh nuôi trẻ, không buồn cút-côi
    Lê-la khắp chốn đó đây
    Khác chi chim nhạn lẻ bầy kêu sương.
    ( Trích đoạn thơ Lẻ bóng của TN. )

    Đây là lần đầu tiên tôi được biết cái phong tục lạ của người Nùng. Tôi được bà vợ ông giải thích là làm như thế để linh hồn ông Nhì mau được siêu thoát an-nhàn.

    Trong trận nầy cũng có Trung sĩ Nguyễn Văn Liễng rất can đảm, trước ông là Hạ sĩ thuộc toán biệt kích của tôi lúc tôi còn là Tiểu đoàn phó TĐ3/TQLC. Ông Liễng cũng đã hy sinh và thân xác của ông được vợ con mang về miền Trung an táng. Tôi không bao giờ quên ơn ông đã giúp tôi rất nhiều trong một lần tôi bị thương nặng tại Quảng Trị vào cuối năm 1966.

    Bức tượng " TIẾC THƯƠNG" nầy cũng tạo ra nhiều câu chuyện huyền thoại trong những năm trước 30/4/1975. Ngày xưa mỗi lần hành quân nơi đây tôi thường hay dừng xe Jeep dưới chân tượng để ngắm nhìn " Ông Lính Ngồi Nghỉ " nầy một cách say mê.

    Pho tượng rất sống động, thật đẹp, Ông lính ngồi nghỉ trong tư thế tự nhiên thoải-mái, vẻ mặt u-buồn và rất dễ thương. Đôi mắt Ông đăm chiêu nhìn về nơi xa xâm, tôi đã nghĩ dường như tâm tư Ông đang nhớ thương đến những bạn đồng đội đang hành quân diệt địch trên khắp các mặt trận của bốn miền Chiến Thuật hay là Ông lính nầy còn luyến nhớ một thời oanh liệt của Ông đã đi chinh chiến trên khắp các nẽo đường quê hương?

    Sanh ra giữa buổi loạn-ly
    Làm tròn trách nhiệm chẳng màng hiểm nguy
    Đêm thân hiến trọn quê hương
    Bốn Vùng chiến thuật dấu chân anh còn
    Chẵng may ngã gục nơi nào
    Sử xanh ghi chép hay mồ vơ danh.
    Thơ TN

    Có những lúc ngồi bên cạnh pho tượng, tôi sực nhớ lại về những huyền thoại của Ông lính nầy do các chiến sĩ Nghĩa quân có nhiệm vụ giữ an ninh nơi đây kể lại, tôi có cái cảm giác rờn rợn trong người. Có người nói rằng giữa đêm khuya thanh vắng, khi xe chạy ngang qua đây không thấy hình dáng Ông ngồi mà chỉ thấy cái bục tượng trống không, " Tôi cảm nghĩ rằng có thể Ông lính nầy đang chậm bước vào thăm những đồng đội đang nằm nghỉ nơi đây, hoặc là Ông đang âm thầm và buồn rão bước trên xa lộ vắng vẻ thênh thang"...

    Tôi cũng đã có ý nghĩ hiếu kỳ là thử một đêm hôm vắng vẻ, tôi lái xe Jeep đến đây, chắc là sẽ thấy hình bóng Ông từ từ bước xuống bắt tay chào hỏi tôi vì Ông và tôi đã quen mặt, bởi chúng tôi gặp gở nhau rất thường. Nhưng nếu chuyện xãy ra thật như vậy, tôi sẽ có cảm giác ra sao???

    Sau ngày 30 tháng tư năm 1975 những công trình xây cất xinh đẹp và thanh nhã của chế độ cũ đều bị quân Cộng sản phá hủy. Như bức tượng TQLC ở trước tòa nhà Quốc Hội và pho tượng “ Tiếc Thương ” ở nghĩa trang Quân Đội cũng đều bị bọn chúng giựt sập, đài Tưởng niệm nơi nghĩa trang cũng bị hủy hoại, những mồ mả của các anh hùng tử sĩ cũng bị bọn chúng giầy xéo. Biết bao nhiêu thân nhân của những người đã hy sinh vì tổ quốc rất đau lòng xót dạ bởi cảnh tàn phá dã man nầy.

    Có một lần trong một chuyến vượt biên hụt, tôi và vợ tôi đi trên chuyến xe đò từ Nha Trang trở về Saigòn, khi chiếc xe đò chở hành khách chạy ngang qua nghĩa trang, không những tôi và vợ tôi mà tất cả hành khách dù không ai bảo ai cũng đều quay mặt về hướng pho tượng “Tiếc Thương”, nhưng nơi đó chỉ còn thấy một mô đất trơ trụi đầy cỏ dại. Pho tượng oai hùng của người lính không còn nữa, đài Tưởng niệm cũng đổ nát điêu tàn. Lúc ấy tôi nhận thấy trên nét mặt của mọi người đều có vẻ bùi ngùi xúc động, tôi nghĩ họ đau lòng thương tiếc những vị anh hùng dù đã nằm xuống vẫn không được yên thân. Buồn cho thế cuộc đổi thay để ngày nay bọn Cộng sản giầy xéo quê hương ta.

    Trước khi có Tượng đài Chiến sĩ Việt-Mỹ tại Nam Cali tôi thật sự ước ao phải có một bức tượng TIẾC THƯƠNG thứ hai tại đất Mỹ để tưởng niệm những anh hùng vị quốc vong thân, và linh hồn của họ cũng không còn phải tủi hận vì nơi an nghỉ của họ nơi quê nhà đã bị quân Cộng sản tàn phá san bằng.

    Tôi tin tưởng rằng khi nhớ tới Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa lòng mọi người đều cảm thấy bùi ngùi thương tiếc hàng trăm ngàn Chiến Sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam Tự Do. Nhưng chúng ta cũng không thể quên những Thương binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn bị bỏ rơi lại quê hương phải sống rất vất vả, họ chịu đựng sự kỳ thị và sỉ nhục đắng cay của bọn Cộng sản đang cầm quyền. Thật đau đớn thay: "Đất nước còn là còn tất cả, đất nước mất là mất tất cả", ngày nay không còn đất nước và Quân Đội để vinh danh và đền đáp công lao của họ.

    Thật buồn cho số phận của người dân Việt Nam đã bị bọn Cộng sản đày đọa mấy mươi năm nay. Nhưng tôi tin rằng một ngày gần đây, chế độ DÂN CHỦ sẽ thay thế chế độ Cộng sản vô nhân tại quê hương Việt Nam chúng ta, như hầu hết các nơi trên hoàn cầu.

    Cảm xúc khi đi ngang qua Nghĩa trang QĐBH nên vợ tôi có những dòng thơ mộc mạc nay ghi lại đây để mơ tả hình ảnh hào hùng của “Người Lính Ngồi Nghỉ " và để tạ ơn những chiến sĩ đã chiến đấu rất gian khổ và đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Tự Do.


    Tiếc Thương

    Mặc cho mưa nắng bão bùng
    Ngồi lì trên đá, anh hùng kiên gan
    Súng anh hạ xuống trên đùi
    Anh ngồi thư thả, ngậm ngùi tiếc thương
    Mắt anh hướng ở trời xa
    Như là tiếc nhớ một thời liệt oanh
    Anh là đại diện bao người
    Hy sinh gục ngã, tan thành bụi tro
    Ghi ơn, giữ nước non nhà
    Người đời tạc tượng anh nồi nghỉ ngơi
    Đến nay thế cuộc đổi dời
    Tượng anh giật xuống xóa tan một thời
    Dù rằng nơi ấy trống không
    Người người vẫn nhớ Tượng Người Tiếc Thương.
    TN.

    Cựu chiến hữu Nguyễn Minh Châu
    Nếu có một ý định, có một Cách!.
    Nếu có một Cách, ở đó cũng là một ý định.

  3. The Following User Says Thank You to Tình Quê For This Useful Post:

    Linh hồn của Tre (02-05-2011)
  4. #3
    Da Tinh Thi Si's Avatar
    Da Tinh Thi Si is offline Bạn Văn Nghệ MGP
    Join Date
    Dec 2009
    Location
    USA
    Posts
    506
    Thanks
    625
    Thanked 1,054 Times in 343 Posts

    Default Thương Tiếc !





    Anh ngồi đó bao năm buồn im lắng,
    Mắt u sầu nhìn đất nước tang thương,
    Anh đớn đau khi gãy cánh giữa đường,
    Lúc Quê Hương mịt mờ trong khói lửa !

    Anh đã đi trên nửa vùng đất nước,
    Ngăn quân thù để bảo vệ quê hương,
    Anh bước đi hầu hết khắp nẻo đường,
    Để người dân hậu phương tròn giấc ngủ.

    Đây Quảng Trị Cổ Thành ... Hè Đỏ Lửa,
    Thây giặc thù chồng chất bốc mùi tanh,
    Kia Hải Lăng, giòng Mỹ Chánh vang danh,
    Vùi xác giặc xâm lăng từ phương Bắc.

    Đây La Vang, Ngôi Thánh Đường cổ kính,
    Chừ ngả nghiêng vì súng đạn xâm lăng,
    Gác Chuông buồn trong gạch vụn ngổn ngang,
    Tượng Đức Mẹ vỡ tan bên Thánh Giá !

    Tống Lê Chân ... sáu trăm ngày khói lửa,
    Vẫn kiêu hùng sừng sững dưới trời cao,
    Dù máu anh có nhuộm đỏ chiến bào,
    Anh vẫn đứng bên chiến hào ngạo nghễ.

    Phá Tam Giang những chiều mưa giăng kín,
    Nhìn mưa buồn, anh chợt nhớ đến em,
    Tựa vai anh, tóc em xõa buông mềm,
    Nghe hạnh phúc êm đềm nào len đến.

    "An Lộc Địa Sử Xanh Ghi Chiến Tích,
    Biệt Cách Dù, ôi Vị Quốc Vong Thân",
    Máu anh hùng nhuộm thắm đất trời Nam,
    Mô đất lạ vùi chôn thân bách chiến !

    Rồi một hôm giữa hàng cây nghiêng ngả,
    Anh trở về bằng hòm gỗ cài hoa,
    Vành khăn tang, người đưa tiễn lệ nhòa,
    Bia mộ đá, ngàn đời sau THƯƠNG TIẾC !!!

    OCT.11.2008
    Hoàng Nhật Thơ
    "ĐTTS"
    *******************

    Anh chừ ngủ giấc triền miên,
    Ba mươi năm lẻ bình yên chốn nào,
    Hay là hồn vẫn quặn đau,
    Non Sông, Tổ Quốc phủ màu tóc tang,
    Xác thân gởi lại trần gian,
    Hồn nương theo gió nặng mang nỗi sầu,
    Những đêm thanh vắng canh thâu,
    Tìm về lối cũ rừng sâu quân hành,
    Bình Long, An Lộc, Khe Sanh,
    Ghé thăm Quảng Trị Cổ Thành dấu xưa,
    Xuôi về phố núi chiều mưa,
    Mây giăng thật thấp đong đưa đỉnh đầu,
    Ngàn cây xanh ngát một màu,
    Đêm buồn phố thị trái sầu rụng rơi,
    Có người khách lạ đơn côi,
    Gặp em má đỏ cho đời dễ thương,
    Chút gì để nhớ để vương,
    Chút gì mang mãi trên đưòng binh đao,
    Buồn thăm đồi máu Hạ Lào,
    Viên đạn sau cuối ... Anh nào có nghe !
    Kia đồi bão lửa một Hè,
    Chiều rừng thay lá, tiếng ve ngân sầu,
    Chiến y nhuộm đỏ máu đào,
    Charlie thương tiếc buồn chào anh đi !
    Đời lính ôm mộng ước gì,
    Rừng xanh lá thấp chiến y phai màu,
    Đừng như chim ngọn lá sầu,
    Hãy hát cho những mái đầu điểm sương,
    Hát cho Tổ Quốc Quê Hương,
    Hay người gục xuống chiến trường chiều qua !
    Đau thương giòng lệ xót xa,
    Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa còn đâu,
    Bức tượng THƯƠNG TIẾC u sầu,
    Bao năm ngồi đó giờ đâu ... mất rồi !
    Hồn nương theo gió mây trôi,
    Nhớ về dĩ vãng lệ rơi lưng trời ...!

    OCT.12.2008
    Hoàng Nhật Thơ
    "ĐTTS"
    http://i935.photobucket.com/albums/ad200/DaTinhThiSi/Art%20by%20HNT/ThuPhap009.jpg
  5. The Following 3 Users Say Thank You to Da Tinh Thi Si For This Useful Post:

    chieunhatnang (02-04-2011), Kiến Hôi (02-05-2011), Linh hồn của Tre (02-05-2011)
  6. #4
    Pham Tuong's Avatar
    Pham Tuong is offline Bạn MGP
    Join Date
    Dec 2010
    Posts
    3
    Thanks
    3
    Thanked 14 Times in 3 Posts

    Default Re: Tượng " Thương Tiếc " và Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu

    Xin chào anh HNT,

    Thấy anh nhắc đến chuyện bức tượng Tiếc Thương, tôi xin được gởi tặng anh một bức hình cũng về tượng Tiếc Thương dưới đây :

    1986-06-19_TiecThuong.jpg

    Bức tượng này là bức tượng "tiếc thương" đầu tiên được thực hiện ở hải ngoại (thành phố Quebec, Canada) năm 1986, nhân ngày kỷ niệm QLVNCH, do chính đồng bào đóng góp dựng nên để tỏ lòng tiếc thương của mình.

    Tượng này bây giờ vẫn còn đó, tuy không còn có ai thăm viếng như những năm đầu tiên !

    Thân mến,
    PT
  7. The Following 3 Users Say Thank You to Pham Tuong For This Useful Post:

    Da Tinh Thi Si (02-05-2011), Kiến Hôi (02-05-2011), Linh hồn của Tre (02-05-2011)
  8. #5
    Da Tinh Thi Si's Avatar
    Da Tinh Thi Si is offline Bạn Văn Nghệ MGP
    Join Date
    Dec 2009
    Location
    USA
    Posts
    506
    Thanks
    625
    Thanked 1,054 Times in 343 Posts

    Default Re: Tượng " Thương Tiếc " và Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu

    Quote Originally Posted by Pham Tuong View Post
    Xin chào anh HNT,

    Thấy anh nhắc đến chuyện bức tượng Tiếc Thương, tôi xin được gởi tặng anh một bức hình cũng về tượng Tiếc Thương dưới đây :

    1986-06-19_TiecThuong.jpg

    Bức tượng này là bức tượng "tiếc thương" đầu tiên được thực hiện ở hải ngoại (thành phố Quebec, Canada) năm 1986, nhân ngày kỷ niệm QLVNCH, do chính đồng bào đóng góp dựng nên để tỏ lòng tiếc thương của mình.

    Tượng này bây giờ vẫn còn đó, tuy không còn có ai thăm viếng như những năm đầu tiên !

    Thân mến,
    PT
    Thân chào anh PT,

    Hân hạnh được biết anh trong MGP này, cảm ơn anh đã gởi tặng tôi cũng như anh chị em MGP bức hình tượng "Thương Tiếc". Tượng rất đẹp
    Nhìn tượng "Thương Tiếc", mình cảm nhận được điều gì đó man mác
    trong lòng, phải khg anh ? Tội nghiệp ông "Thương Tiếc" cũng đi lưu vong theo anh em mình luôn !
    Bức tượng "Thương Tiếc" với bản đồ VN trên nền Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (tôi post ở trên), hình này là tôi vẽ trên T-shirt tặng cho gia đình 1 người bạn thuộc TĐ2Trâu Điên TQLC.
    Tôi có vẽ vài hình về tượng "Thương Tiếc" trên T-Shirt và foam board gởi tặng bạn bè.
    Dưới đây là hình bức tượng "Thương Tiếc" và bục "Tổ Quốc Ghi Ơn", tổng cộng chiều cao là 7 feet, tôi vẽ trên tấm foam dày rồi cắt ra, đặt trên sân khấu trong đêm Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 33 tại Cincinnati, Ohio.





    Thân chúc anh cùng gia đình một năm mới
    VẠN SỰ AN LÀNH

    Thân.
    HNT
    http://i935.photobucket.com/albums/ad200/DaTinhThiSi/Art%20by%20HNT/ThuPhap009.jpg
  9. The Following User Says Thank You to Da Tinh Thi Si For This Useful Post:

    Linh hồn của Tre (02-05-2011)

  Những vần thơ Thương Tiếc...!!!

    Nghĩa trang trên ngọn đồi của dỉnh thiên thu!


Nghĩa Trang Buồn Trên Đỉnh Thiên Thu

Thơ,
          NGHĨA TRANG BUỒN!
           Trên Đỉnh Thiên Thu…
                                                Huỳnh Mai St.8872
                                                  Dạ Lệ Huỳnh
Trở gót thu về trên đỉnh thiên thu!
Nghĩa Trang Biên Hòa phủ đám sương mù,
Tiếng thu thổn thức hàng cây nghĩa địa,
Xoa nỗi đau thương theo vết hận thù,
Mưa thu nhỏ lệ khóc người nằm xuống,
Kiếp đời quên lãng nơi chốn hoang vu,
Mồ hoang cỏ dại hoang tàn hương khói,
Tình đời bỏ mặc theo tiếng gió ru,
Hồn thu gởi trọn quê hương vĩnh biệt,
Tan hồn chiến sĩ vào cõi sương mù!!!
Tượng Đài Thương Tiếc,
Thức giấc nữa đêm oan hồn tử sĩ!
Hồn thiêng hóa đá tượng đài tiếc-thương,                     
Gác súng nhìn trăng thương quê tan tác
Đổ nát tượng đài chiến sĩ Trận Vong
Anh năm xuống cho phận đời quên,
Canh thu chày ru giấc ngủ quê hương,
Tiếng dế buồn thở than cùng vận nước
Tượng hồn chiến sĩ đổ ngả quê hương,
Nhìn đời ngược mắt, Đất trời điên đảo,
Trăng sao hổn loạn còn gì nước-non!!!
Tam Quan Đền thiêng Tử Sỉ!
Tam Quan dẩn lối đền thiêng Tử sĩ
Cỏ hoang rêu bám ngại lòng lữ khách,
Âm-u hoang phế.khói hương lạnh lòng,
Dậu đổ bìm leo cũng tại… lòng ngươi,
Nỗi buồn nhân thế thu buồn chất ngất,
Còn lại gì nhau đất nước tình người,
Hồn thiêng sông núi tụ hồn tử sĩ,
Bốn vùng chiến thuật hồn nước là đây,
Đền thiêng tử sĩ khí hùng dân tộc,
Khí phách anh linh chiến Sĩ VNCH!!!
Nghĩa Dũng Đài,
Hai hàng lệ đổ mờ trong khói hương!
Hiển lòng chiến sĩ vẫn thấy thương thương,
Bao nhiêu xác lá thu tàn Đài Nghĩa Dũng,
Bốc cao hào khí chốn ra sa trường,
Tôi đến thăm anh vực hồn chiến sĩ,
Cho tôi thêm chút khí kiên cường,
Bao năm tù tội trở về thăm anh,
Lòng thành chiến hữu hương nguyện ước thầm,
Non nước lòng dân trời cao thấu hiểu,
Cho lòng chiến sĩ chết vì Tự-Do,
Gươm thiêng gảy cụt, khăn tang rêu mốc,
Làm sao ráo lệ quắn vành khăn tang,
Tổ quốc tôi ơi thôi đừng than khóc!
Trách chi con người phản quốc vong thân,
Khăn tang ngang đầu vung cây kiếm cụt!
Lời thề Quyết Tử-Tổ quốc Quyết Sinh!!!
                                         Huỳnh Mai
                        {Thu buồn trên Đỉnh Thiên Thu}
   



Thơ
                     Thăm Anh Lần Cuối…!
                                    Huỳnh-Mai.St.8872
                                     Bh.Dạ Lẹ Huỳnh

Anh nằm xuống cho đời ươm mầm sống!
Cho quê hương này hạnh phúc Tự-Do,
Một nhành Mai phủ vàng trên nắm mộ,
Hồn thiêng Tử Sĩ nguyện chung màu cờ,
                        ***
Tôi trở lại đây thăm anh lần cuối!
Chiến tranh tàn rồi …lối rẻ phân ly,
Anh nằm xuống thở than cho phận nước,
Tôi đọa đày tù tội chiến tranh qua,
Nghĩa trang buồn …ru hồn anh Tử Sĩ!
Vào lòng đất mẹ vạn kiếp chinh nhân,
Dặm dài non nước tôi đi cải tạo,
Mà nghe cay đắng hồn nước thương đau!
Anh chết chi cho đời thêm thương tiếc,
Cho bạn bè đồng đội nhớ đến anh,
Cho quê hương phủ thêm màu tang tóc!
Lá cờ Vàng Sọc Đỏ gói xác anh,
Tôi nhớ rừng chiều chiến trường đẫm máu,
Ráng chiều rực đỏ máu anh rơi!
Xác anh gục ngả tay không buông súng,
Anh hùng chết…nhưng chí hùng không chết!
Nếu anh không chết tôi không cải tạo,
Cùng nhau chiến đấu…chưa mất quê hương!?
Dân nước Miền Nam đâu còn uất hận!
Nghĩa trang Biên Hòa…hồn nước Mênh Mang!!!
                               ***
Anh chết mang theo thương đau hồn nước!
Mất anh rồi…hồn nước vẫn nhớ đến anh!
Nghĩa Đài Chiến Sĩ bia danh Tử Sĩ!
Còn tôi lạc xứ quê hương lưu đày…!!!

                           Huỳnh-Mai
         {Viếng mộ-Nghĩa Trang Biên Hòa}
 







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét