-----
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
------- |
|
Số:
36-NQ/TW
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2004
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
I- TÌNH HÌNH VÀ CÔNG TÁC ĐỐI
VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI THỜI GIAN QUA
1- Hiện nay có khoảng 2,7 triệu
người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80%
ở các nước công nghiệp phát triển, phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống
và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế,
chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan
hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng trăm
nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia
đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối
với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và
chuyên môn cao; một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở
nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng quan
hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại.
Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào
luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền
thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương.
Nhiều người đã có những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thành tựu to lớn của nhân dân
ta trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững sự ổn
định chính trị - xã hội và không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của đất nước
càng củng cố thêm niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam
ở nước ngoài. Đông đảo bà con hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại
đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh,
sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nhiều người đã về
thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác
khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ
thiện... Tình hình trên là xu thế chủ yếu trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Tuy nhiên, người Việt Nam ở một số nước còn khó khăn trong việc ổn định cuộc sống, chưa được hưởng quy chế rõ
ràng, thậm chí ở một số nơi còn bị kỳ thị. Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp
về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới
hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước. Một số
ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá
hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam. Tính liên kết cộng
đồng, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng chưa cao. Còn thiếu các biện
pháp duy trì, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; việc giữ gìn
tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ còn khó khăn. Nhu cầu giao lưu
văn hóa giữa cộng đồng với đất nước, giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong
cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng. Sự đóng góp
của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về tri thức, chưa tương
xứng với tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
2- Đảng và Nhà nước ta
luôn luôn
coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
của
cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng
mở và
biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào
về
thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công
nghệ,
hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài đã được đổi mới và đạt được những kết quả đáng kể cả ở trong và
ngoài
nước. Công tác thông tin, văn hóa phục vụ cộng đồng từng bước được tăng
cường,
nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet. Sự
phối
hợp giữa các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền
địa
phương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã có chuyển biến
tích cực.
Tuy nhiên, các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài chưa được quán
triệt sâu sắc, thực hiện đầy đủ. Công tác nghiên cứu, tham mưu về chính sách
chưa theo kịp những chuyển biến mới. Công tác bảo hộ quyền lợi chính đáng của
người Việt Nam ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Các chính sách đã ban
hành chưa đồng bộ và chưa thể hiện đầy đủ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc;
chưa khuyến khích mạnh mẽ người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, đóng
góp cho công cuộc phát triển đất nước. Chưa có hình thức thỏa đáng để cung cấp
kịp thời và đầy đủ thông tin cho đồng bào về tình hình đất nước và chính sách
của Đảng và Nhà nước. Hình thức vận động cộng đồng còn chưa thực sự đổi mới, đa
dạng và linh hoạt để có thể quy tụ, động viên đông đảo bà con tham gia các hoạt
động có ích cho cộng đồng và quê hương. Việc phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố
tích cực, việc khen thưởng, động viên những người có thành tích ít được chú
trọng.
Nguyên nhân chủ yếu của những
yếu kém trên là các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân chưa nhận thức thật
sự đầy đủ và sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác đối với người
Việt Nam ở nước ngoài, nhiều cấp ủy đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp chưa
quan tâm đúng mức và chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công
tác này. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa Trung ương và địa
phương, giữa trong và ngoài nước còn thiếu chặt chẽ, các cơ quan trực tiếp làm
công tác về người Việt Nam ở nước ngoài chưa được kiện toàn đủ mạnh, kinh phí
còn hạn chế.
II- CHỦ TRƯƠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI
1- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Cơ sở của sự
đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và mục tiêu
chung của mọi người Việt Nam là giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ
quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xóa bỏ
mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây
dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương
lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân,
địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên
đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2- Người Việt Nam ở nước ngoài
là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam,
là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước
ta với các nước. Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan về
khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng
của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo luật pháp, công ước và thông lệ
quốc tế.
Đảng và Nhà nước mong muốn,
khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh
luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao
tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và
truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau,
giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ
hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và
điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu
tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.
3- Công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài cần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế, chính
sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động
ở nước ngoài và phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động và biện
pháp phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và
không trái với pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại.
4- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức
đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành,
các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước và toàn dân ta
cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
III- NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1- Nhà nước tạo mọi điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội
nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê
hương, đất nước.
Thông qua các hoạt động ngoại
giao tích cực vận động chính quyền nước sở tại tạo thuận lợi cho kiều bào có
điều kiện làm ăn sinh sống bình thường; chủ động tiến hành đàm phán và ký kết
các thỏa thuận cần thiết với các nước, trong đó có các hiệp định lãnh sự, hiệp
định tư pháp, bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con, chống các biểu hiện kỳ thị,
các hành động chống lại người Việt Nam ở nước ngoài. Giải quyết nhanh chóng,
thỏa đáng yêu cầu của người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến vấn đề quốc
tịch.
Tạo điều kiện thuận lợi để người
Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên. Cụ thể
hóa và hoàn thiện hơn nữa các quy định về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại ở
trong nước của người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng thông thoáng, thuận tiện
và đơn giản thủ tục. Giải quyết thuận lợi, nhanh chóng thủ tục cho người Việt
Nam ở nước ngoài hồi hương hoặc về làm ăn, sinh sống có thời hạn ở trong nước;
tiếp tục giải quyết những vấn đề tồn tại về mua nhà ở trong nước, thừa kế, hôn
nhân gia đình, nhận con nuôi... liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Dành
cho người Việt Nam ở nước ngoài giá dịch vụ như công dân trong nước.
Có hình thức thích hợp tổ chức
thu thập ý kiến của đồng bào ở nước ngoài trước khi ban hành các văn bản pháp
quy, chính sách có liên quan nhiều tới người Việt Nam ở nước ngoài.
2- Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ
thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí
thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa
đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ
chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hóa, nghệ thuật
của nước nhà.
Xây dựng và hoàn thiện các chính
sách tạo thuận lợi và khuyến khích các ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học
- công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao,
các cơ sở sản xuất, dịch vụ... ở trong nước mở rộng hợp tác, thu hút sử dụng
chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia công việc ở trong
nước, làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của
Việt Nam với nước ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu dành cho
người Việt Nam và tư vấn trong các quan hệ giữa Việt Nam với đối tác nước
ngoài.
Tranh thủ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiến hành hoạt động vận động, tư vấn về pháp lý trong quan hệ với nước bà
con làm ăn sinh sống.
3- Hoàn chỉnh và xây dựng mới
các chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh
ở trong nước. Coi trọng các hình thức đầu tư, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ do
người Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp thực hiện hoặc thông qua người thân trong
nước thực hiện. Mở rộng và tạo thuận lợi hơn nữa chính sách kiều hối. Phát huy
khả năng của người Việt Nam ở nước ngoài làm dịch vụ, thiết lập và mở rộng kênh
tiêu thụ hàng hóa Việt Nam, các quan hệ hợp tác và đầu tư với các doanh nghiệp,
các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Thiết lập cơ chế phối hợp giữa
các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến doanh
nghiệp do người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào trong nước, nhằm bảo vệ quyền
lợi chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp, xử lý các vi phạm theo đúng pháp
luật, góp phần tạo môi trường pháp lý ổn định, làm cho người Việt Nam ở nước
ngoài đầu tư, hợp tác với trong nước yên tâm, tin tưởng.
4- Đổi mới và đa dạng
hóa các
phương thức vận động, các hình thức tập hợp với mục đích đoàn kết người
Việt
Nam ở nước ngoài quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích những hoạt động
hướng
về Tổ quốc của bà con, nhất là của thế hệ trẻ trên cơ sở tự nguyện, phù
hợp với
pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại. Hỗ trợ các dự án của người
Việt Nam ở nước ngoài nhằm mục tiêu trên. Chủ động mở rộng tiếp xúc với
cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài, kể cả với những người còn có định kiến, mặc cảm với Nhà
nước và
chế độ ta.
5- Tích cực đầu tư cho chương
trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ
trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến
các chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và
qua mạng Internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà
con học tiếng Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh, thiếu niên người
Việt Nam ở nước ngoài.
Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật,
nhất là các đoàn nghệ thuật dân tộc ra nước ngoài biểu diễn phục vụ cộng đồng.
Tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, vận động viên là người Việt Nam ở nước ngoài về
nước biểu diễn, thi đấu, tham gia các đoàn Việt Nam đi biểu diễn và thi đấu
quốc tế. Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn học, nghệ
thuật, triển lãm, hội thảo, du lịch về cội nguồn.
6- Đổi mới mạnh mẽ và
toàn diện
công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài
hiểu
đúng tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho
các
chương trình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài của đài phát thanh,
truyền
hình và Internet; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức và kỹ thuật của
các
chương trình này. Hỗ trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh, truyền
hình ở
ngoài nước. Xây dựng thư viện trên mạng Internet để phục vụ cho người
Việt Nam sống xa Tổ quốc. Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ
tục đối với việc gửi
sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài phục vụ cộng đồng.
7- Hoàn chỉnh chính sách khen
thưởng đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đưa vào nền nếp việc khen thưởng
các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích trong vận động
xây dựng cộng đồng, đóng góp xây dựng đất nước, tổ chức và cá nhân trong nước
có thành tích trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Giải quyết
có tình, có lý và trên cơ sở đạo lý Việt Nam các vấn đề nhân đạo do lịch sử để
lại nhằm thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời có biện pháp
phù hợp đấu tranh với những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá
hoại quan hệ giữa các nước có đông người Việt Nam sinh sống với Việt Nam hoặc
gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại.
8- Các tổ chức đảng, các cơ quan
nhà nước ở Trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức và
đoàn thể nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tích cực vào công
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa
Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài với các cơ quan hữu quan, với Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, giữa trong nước với ngoài nước. Củng cố
và phát triển các tổ chức xã hội làm công tác vận động người Việt Nam ở nước
ngoài, như Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, các hội thân nhân kiều
bào và các hình thức tập hợp chính đáng khác, phù hợp với ý nguyện và đặc điểm
của cộng đồng ở địa bàn cư trú.
Các cơ quan đại diện ngoại giao
ở nước ngoài có trách nhiệm coi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là
một nhiệm vụ chính trị quan trọng đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân và bảo vệ
những quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài; tích cực, chủ động
tăng cường tiếp xúc vận động, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước tới bà con.
9- Ủy ban về người Việt
Nam ở nước ngoài cần được kiện toàn với cơ cấu tổ chức, biên chế và
phương tiện hoạt động
đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Tăng cường cán bộ chuyên trách về
công tác
đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt
Nam ở những nơi có đông người Việt Nam sinh sống. Một số bộ, ngành và
một số tỉnh, thành phố có quan
hệ nhiều với người Việt Nam ở nước ngoài cần có bộ phận giúp cơ quan
lãnh đạo
trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Bổ sung kinh phí cho
công
tác này.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao
phối hợp với Ban cán sự đảng ngoài nước và các ban, ngành liên quan, UBTƯ MTTQ
Việt Nam, các tổ chức và đoàn thể nhân dân tổ chức phổ biến rộng rãi nghị quyết
này đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong nước và đến cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài.
2- Ban cán sự đảng Chính phủ cụ
thể hóa nội dung nghị quyết thành chương trình hành động, các cơ chế, chính
sách, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
3- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán
sự đảng Chính phủ căn cứ vào nội dung nghị quyết, xây dựng và hoàn thiện các
văn bản pháp quy có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
4- Các tỉnh ủy, thành ủy, các
ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các ban Trung ương
Đảng có kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao chủ trì
cùng Ban cán sự đảng ngoài nước giúp Ban Bí thư và Bộ Chính trị theo dõi việc
thực hiện Nghị quyết. Ban Bí thư tổ chức kiểm tra, định kỳ nghe báo cáo về tình
hình và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
TM.
BỘ CHÍNH TRỊ
Phan Diễn ===***=== ChốngNghịQuyết 36Những bằng chứng về chủ trương Văn Hóa Vận của CSVN
BS Nguyễn Mạnh Tiến – NSW
Với số lượng đông đảo người Việt sinh sống tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhà cầm quyền CSVN đã chú trọng tới việc tuyên truyền, lôi kéo người Việt hải ngoại (NVHN) qua những sinh hoạt văn hóa văn nghệ từ nhiều năm qua. Trong cuốn sách “Về người VN định cư tại nước ngoài” của BS Nguy64n Ngôc Hà, Trưởng Ban Việt Kiều Trung Ương xuất bản vào tháng 6/1990, trong phần trình bày đường lối về văn hóa thông tin của Đảng CSVN đối với người Việt sinh sống ở ngoại quốc, y đã đề nghị: ”Trong hoàn cảnh và điều kiện cho phép, hang năm đưa các đoàn nghệ thuật tổng hợp gọn nhẹ ra biểu diễn ở nước ngoài, vừa phục vụ kiều bào, vừa bồi dưỡng và gây phong trào văn nghệ quần chúng, tạo điều kiện cho các Hội Người Việt (chú thích của người viết: thân cộng hoặc do CSVN dựng nên) ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ văn hóa xã hội của mình…”. Trong một cuộc Hội Thảo Quốc Tế có chủ đề “Asia Pacific Migration affecting Australia” diễn ra tại Darwin vào tháng 9/1993, Phó Trưởng Ban Việt Kiều Trung Ương là TS Nguyễn Ngọc Trân đã đọc một bài tham luận nhan đề “Vietnamese Migration, Australia and Vietnam”, trong đó y viết: ”Chúng tôi (nhà nước CSVN) đang nỗ lực gửi những đoàn văn nghệ đến những nước có đông Việt kiều…” Văn bản chính thức đầu tiên của nhà nước CSVN là Quyết Định 210/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 27/10/1999 do TT/CSVN Phan Văn Khải ký, trong đó Điều 5 Khoản 3 chỉ thị cho Ban Vật Giá cùng Bộ Thông Tin Văn Hóa, Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại Giao… : ”nghiên cứu trình Chính Phủ xem xét, quyết định việc trợ giá đối với cước vận chuyển phim ảnh, sách báo, văn hóa phẩm và các tài liệu tuyên truyền… và giá vé máy bay cho các đoàn nghệ thuật ở trong nước được Bộ Văn Hóa Thông Tin hoặc Bộ Ngoại Giao giới thiệu đi biểu diễn phục vụ cộng đồng người VN ở nước ngoài”. Sau đó QĐ 210/1999 được bổ sung bằng Quyết Định 114/2001/QĐ-TTg do Phó TT/CSVN Nguyễn Mạnh Cầm ký ngày 31/7/2001, đi vào chi tiết hơn: ”Mức trợ giá bằng 50% tổng số giá cước phí vận chuyển, giá vé máy bay thực tế thanh toán với các đơn vị… hàng không…” và “Các đoàn nghệ thuật trong nước đi biểu diễn tại nước ngoài phải được Bộ Văn Hóa Thông Tin hoặc Bộ Ngoại Giao giới thiệu”. Thông Tư Liên Tịch số 103/2001/TTLT-BTC-BVGCP-BVHTT-BNG do đại diện Ban Vật Giá Chính Phủ, Bộ Tài Chính, Bộ Văn Hóa Thông Tin và Bộ Ngoại Giao ký ngày 24/12/2001 đã ấn định những quy định rõ rang hơn để thực hiện việc trợ giá nêu trong QĐ nói trên. Đến năm 2004 thì Nghị Quyết số 36/NQ/TW của Bộ Chính Trị CSVN, do Phan Diễn, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Dảng ký, được ban hành ngày 26/3/2004, trong đó nói rất nhiều đến sách lược và kế hoạch xâm nhập mong chiếm lĩnh những địa bàn của người Việt hải ngoại, chủ yếu nhắm vào giới trẻ non kinh nghiệm với CS, đặc biệt chú trọng đến vấn đề dạy và học tiếng Việt của các em, đầu tư vào việc ra báo, mở đài phát thanh, truyền hình ở nước ngoài, và một lần nữa nhấn mạnh đến việc “thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật…” Sau đó, đến ngày 02/7/2004, Bộ Văn Hóa Thông Tin CSVN đã ban hành Quyết Định số 47/2004/QĐ-BVHTT về Quy Chế Hoạt Động Biểu Diễn và Tổ Chức Biểu Diễn Nghệ Thuật Chuyên Nghiệp do Bộ Trưởng Phạm Quang Nghị ký, trong đó nói rõ: “…trường hợp biểu diễn ở nước ngoài phải báo cáo Đại Sứ Quán hoặc cơ quan đại diện ngoại giao VN…”. Điều 2.6 của QĐ này nói: “Tổ chức biểu diễn nghệ thuật ở nước ngoài… trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc tổ chức biểu diễn nghệ thuật có yếu tố nước ngoài, phải gửi văn bản báo cáo kết quả hoạt động về cơ quan cấp phép”. Điều 13 về “Quyền lợi và nghĩa vụ của diễn viên chuyên nghiệp”, khoản 1.5 ghi rõ: diễn viên chuyên nghiệp “được ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Trong Chương IV nói về đơn vị nghệ thuật, diễn viên ra nước ngoài biểu diễn, điều 15- “Điều kiện tổ chức cho đơn vị nghệ thuật, diễn viên VN ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp”, khoản 1 đòi hỏi phải “có giấy mời của đối tác nước ngoài hoặc trong nước”. Khoản 2 “có đơn đề nghị, gửi kèm theo danh sách thành viên tham gia (ghi rõ họ tên, chức vụ, nghề nghiệp) và nội dung chương trình, tiết mục, vở diễn sẽ biểu diễn ở nước ngoài”. Khoản 3 “Có văn bản hợp đồng hoặc thỏa thuận với đối tác nước ngoài”. Khoản 4 “Nơi nộp hồ sơ: đơn vị gửi hồ sơ (gồm các văn bản quy định tại khoản 1,2,3 Điều này) về Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn hoặc Sở Văn Hóa Thông Tin…”. Khoản 5 còn cụ thể và rõ ràng hơn nữa về những ca nghệ sĩ từ VN đi lẻ tẻ ra ngoại quốc trình diễn mà các ông bà bầu show thường nói là họ chỉ đi với tính cách cá nhân để kiếm tiền: “5. Trường hợp diễn viên đi ra nước ngoài với mục đích khác sau đó tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, phải thực hiện: 5.1 Làm thủ tục bổ sung hoặc chuyển đổi mục đích nhập cảnh tại cơ quan cấp thị thực ợ nước sở tại. 5.2 Có văn bản báo cáo tới Đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước sở tại, nội dung nêu rõ: họ; tên; số điện thoại; địa chỉ cá nhân khi cần liên hệ; nội dung chương trình; tiết mục; vỡ diễn; địa chỉ đối tượng tổ chức biểu diễn; thời gian, địa điểm biểu diễn”. Trong quá khứ, CSVN đã từng thử nghiệm gửi ra nước ngoài những đoàn nghệ thuật qui mô, như đoàn Duyên Dáng VN gồm cả trăm thành viên sang Sydney vào tháng 11 năm 2005, nhưng đã bị CĐ/UC chống đối dữ dội nên đã thất bại ê chề. Ngay cả những ca sĩ đảng viên CS trước đây ăn khách như Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Vân… cũng đã gặp phải phản ứng mạnh của CĐ hải ngoại, nên không còn đắc dụng. Cho nên công thức được sử dụng trong những năm gần đây là trình diễn hỗn hợp, cài vài ca nghệ sĩ từ VN và trong một show có những ca sĩ hải ngoại (xin gọi là “show VN+HN” – Việt Nam và Hải Ngoại – cho gọn), vừa đỡ lộ liễu, vừa hy vọng phần nào giảm thiểu được sự chống đối. Như vậy, câu hỏi đặt ra là CSVN chủ trương đưa nghệ sĩ từ VN ra hải ngoại trình diễn nhằm những mục đích gì? Theo sự phân tích của CD0NVTD/UC thì sách lược văn hóa vận này của CSVN nhắm đến nhiều mục đích:
HOME | Back to Top
Mai Nguyễn Huỳnh St.8872
Phỏng vấn BS Huỳnh Tấn Mẫm sau cuộc biểu tình 9/12/2012
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-12-09 Tại Sài Gòn, cuộc biểu tình lần này được tuyên bố công khai bởi năm vị đứng tên gửi cho UBND thành phố là các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng và Tương Lai. Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã giữ im lặng suốt 40 năm sau khi ông lãnh đạo phong trào sinh viên tranh đấu chống chính phủ và quân đội Hoa Kỳ vào đầu thập niên 70 với tư cách là Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn Gia Định. Sự có mặt của ông là một sức đẩy quan trọng cho người tham gia biểu tình trong ngày hôm qua và có lẽ trong những ngày sắp tới. Mặc Lâm được ông dành một cuộc phỏng vấn đặc biệt, một ngày sau khi cuộc biểu tình kết thúc. Mặc Lâm: Thưa Bác sĩ, hôm qua có lẽ là ngày khó xử nhất đối với ông khi buộc phải rời bỏ sự im lặng để cùng công chúng tranh đấu cho quyền làm công dân của họ. Xin ông cho biết dư âm nào còn đọng lại trong ông vào lúc này.? BS Huỳnh Tấn Mẫm: Tôi nghĩ tôi đã làm một việc phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay vì Trung Quốc nó đã tiến hành một thủ đoạn rất xấu làm cho mọi người đều phẫn nộ. Tôi tuy đã từng là đại diện sinh viên mà bây giờ không đứng ra để đấu tranh thì các anh chị sẽ đánh giá tôi như thế nào? Thành thử trong hoàn cảnh này tôi và một số anh chị em phải nói là gặp rất nhiều trở ngại từ phía chính quyền bởi vì chính quyền cũng đâu muốn cho anh em tôi biểu tình hoặc là meeting. Nhưng cũng có sự thuyết phục mức độ nào đó cho nên anh em tôi biểu tình có vẻ khả quan hơn những lần trước. Không có đàn áp hay tỏ thái độ quá mạnh bạo đối với người biểu tình. Mặc dù họ cản trở bằng cách để nhiều hàng rào nhưng khi anh chị em lẻn vào thì họ cũng không đẩy ra hay đuổi ra khỏi hàng rào, mà họ mở hàng rào cho vô. Đấy là một cái chuyện khác lạ so với những lần trước. Mặc Lâm: Ông có hài lòng với sự góp mặt của mình hay không và trong những ngày sắp tới ông sẽ dấn thân tiếp hay sẽ có giải pháp nào khác? Tôi tuy đã từng là đại diện sinh viên mà bây giờ không đứng ra để đấu tranh thì các anh chị sẽ đánh giá tôi như thế nào?BS Huỳnh Tấn Mẫm: Cho tới giờ này thì cũng chưa có giải pháp nào mới. Nếu như nhà cầm quyền Trung Quốc lại lấn tới nữa hay gây sự cố nữa thì chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục để nói lên tiếng nói của mình. Bởi vì chúng tôi nghĩ rằng tiếng nói của nhân dân cũng rất quan trọng, dù đảng hay chính quyền cũng đã nói rồi, đã lên tiếng rồi nhưng tiếng nói của nhân dân tôi thấy là rất quan trọng trong việc góp phần vào những đối sách với Trung Quốc. Bởi vì nếu chúng ta nhượng bộ hoặc chúng ta có vẻ gì đó thụt lùi thì họ sẽ lấn tới thêm. Mà họ lấn tới thì rõ ràng họ đã đặt một sự đã rồi. Anh cũng thấy cái lưỡi bò trên hộ chiếu cũng là một cách để họ lấn tới, làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu lầm rằng phần Biển Đông là của Trung Quốc cho nên chúng ta phải có thái độ. Dứt khoát phải có thái độ. Mặc Lâm: Việc tranh đấu hôm qua nhắc nhở cho ông những gì khi từng giữ vai trò chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn gia định đúng bốn mươi năm trước đây, thưa Bác sĩ? BS Huỳnh Tấn Mẫm: Tôi cũng không nghĩ mình giữ vai trò đó đâu mà vì mình là một người dân, cũng bức xúc trước việc đó mà đứng ra chứ không có mang một danh nghĩa nào cả. Việc làm này do sự bức xúc của anh em chứ không phải là cá nhân tôi không. Nhưng rõ ràng nếu tôi không đứng ra thì cũng là sự thiệt thòi trong nhóm anh em mình từng chung phong trào trước đây. Anh em đã có gì đấy như là tin tưởng vào mình mà mình không làm thì không được. Mặc Lâm: Bác sĩ có nghĩ rằng nếu bị đặt vào danh sách theo dõi của an ninh ông và bạn bè đồng chí của mình sẽ lâm vào tình trạng như trước đây khi bị săn đuổi và bắt bớ. Ông chuẩn bị tinh thần thế nào khi lần này sẽ khó khăn và gian khổ hơn nhiều lần? BS Huỳnh Tấn Mẫm: Tất nhiên anh chị em sinh viên trong phong trào trước đây có tham gia vào bản kiến nghị thì chắc chắn rằng sẽ bị theo dõi, sẽ bị ngăn chận trong các cuộc biểu tình sắp tới. Vì vậy phải luôn luôn cảnh giác bởi vì không thể thiếu tiếng nói của nhân dân mà trong đó có tiếng nói của anh chị sinh viên học sinh trước đây. Vì vậy tôi nghĩ trước đây vì tôi là chủ tịch phong trào sinh viên cho nên anh chị em bây giờ vẫn còn tin tưởng. Nếu tôi không đứng ra thì rõ ràng anh em mất tin tưởng vào tôi cho nên đối với tôi phải nói là trong giai đoạn này rất khó. Mặc Lâm: Thưa một lần nữa xin cảm ơn bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Tất cả các ý kiến của bạn đọc về Phỏng vấn BS Huỳnh Tấn Mẫm sau cuộc biểu tình 9/12/2012
Huỳnh loay Hoay
nơi gửi
CHLB Đức
:
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét