Công nhận Việt Nam Cộng hòa để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa
Mon, 01/19/2015 - 13:15 — nguyentuongthuy
Nguồn: http://nguyentandung.org/tag/cong-ham-1958
(Tinmoi.vn) Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không
những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự mà còn đối với những
quốc gia cũng như chính quyền không tham dự.
Từ ngày 5 – 8/9/1951 diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản.
Hội nghị này có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương.
Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Chính vì vậy, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại) là Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị San Francisco. Ông Trần Văn Hữu đã có một bài phát biểu quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại hội nghị này.
Các nước tham gia Hiệp ước ký tên: Cộng hòa Áchentia, Úc, Bỉ, Bôlivia, Braxin, Campuchia, Cannađa, Xâylan (nay là Srilanca), Chilê, Côlômbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Đôminica, Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Honđurát, Inđônêxia, Iran, Irắc, Lào, Pakixtan, Panama, Paraguay, Pêru, Philíppin, Ecuađo, Ai Cập, Xanvađo, Êtiôpia, Pháp, Libăng, Libêria, Lúcxămbua, Mêhicô, Hà Lan, Nicaragoa, Na Uy, Arập Xêút, Xyri, Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Vênêxuêla, Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt Nam” của Quốc trưởng Bảo Đại), Nhật Bản.
Do những bất đồng nên Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này.
Trong Hiệp ước San Francisco, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ nhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Hiệp ước San Francisco bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952.
Cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa
Trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco,tham dự với tư cách là một thành viên chính thức, đoàn Việt Nam đã có những tuyên bố, phát biểu quan trọng.
Theo đó, ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
“Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)... Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Trần Văn Hữu phát biểu.
Tuyên bố xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối
hoặc yêu sách nào của 50 quốc gia còn lại tham dự Hội nghị.
Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình San Francisco có hiệu lực đã
tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng
trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các
quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo
mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939 -1946 cho Việt Nam. Chủ
quyền đối với hai quần đảo này do vậy, hiển nhiên thuộc về Việt Nam.
Sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Cộng đồng quốc tế bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc
Như đã nói ở trên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự Hội nghị San Francisco.
Trong phiên họp khoáng đại ngày 5/9/1951 của Hội nghị, đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được phái đoàn Liên Xô nêu lên. Phát biểu trong phiên họp này, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc: “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Nhưng với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
Như vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế.
Về phía Trung Quốc, khi thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ về việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình. Một trong những quan điểm này là đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không đưa ra được một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.
Ngày 19/1/1974, Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và chứng thư sau cùng ngày 2/3/1973 của Hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Quốc là một nước ký tên vào.
Giá trị pháp lý của Hiệp ước San Francisco
Theo nhiều chuyên gia luật, chuyên gia lịch sử, việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt – chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông – nhận định: “Hiệp ước Hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế được kí kết chính thức giữa 48/51 nước tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia trực tiếp kí kết hoặc không kí kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp định, tuyên bố khác phải tuân thủ”.
Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Hiệp ước San Francisco và nội dung quan trọng thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các cơ quan chức năng Việt Nam nắm rõ từ lâu. Các học giả, nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về Hiệp ước này.
“Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Vấn đề là thời điểm và cách thức đưa ra như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chỉ là một căn cứ trong hệ thống rất nhiều bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định rõ chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Việt nói.
Duy Minh
Nhân 41 năm ngày mất Hoàng Sa
Nguyễn Tường Thụy
41 năm nay, Hoàng Sa là một nỗi đau nhức nhối trong tâm khảm người Việt Nam. Làm thế nào để giành lại Hoàng Sa? Đó là câu hỏi đau đáu của mỗi người VN yêu nước. Để giành lại HS về đất mẹ, điều này vô cùng khó khăn. Nhưng không phải vì thế mà buông xuôi, theo kiểu đời này không đòi được thì đời sau con cháu sẽ đòi. Lối nói đó nhằm phủi trách nhiệm và bao biện cho thái độ lần lữa trong việc đòi lại chủ quyền của Đất nước.
Bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa (và cả Trường Sa) là của Trung Quốc gần như không có, ngoài mấy lý lẽ cù nhầy như trên đảo có xương của người Hán cùng với mấy mảnh gốm sứ được tìm thấy… Lập tức, TC bị VN phản bác lại: Gò Đống Đa cũng có rất nhiều xương người TQ, chẳng lẽ Thăng Long cũng là đất của TQ sao? Câu đáp trả rất sắc sảo đó làm cho TC cay cú và rụt chuyện xương xẩu, sành sứ lại.
Ngược lại, xét về lịch sử, bằng chứng của VN rất chắc chắn, đó là nhà nước Việt Nam kể từ thời Nguyễn đã liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo này cho đến tận khi bị TC cưỡng chiếm.
Về lý lẽ và bằng chứng cụ thể để khẳng định hai quần đảo nói trên của VN là việc của các học giả, các nhà ngoại giao và nhiều bài viết đã trình bày nên xin không nhắc lại.
Bây giờ TC chỉ có thể bám nhằng lấy công hàm của ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 và loa lên rằng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận HS, TS là của TQ. Cho đến nay, về phía chính phủ VN chưa bao giờ bác bỏ công hàm (công thư) của ông Phạm Văn Đồng mà lý giải theo hướng khác. Một trong những lý lẽ đó là công hàm chỉ nói VN tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ chứ không hề nhắc đến HS, TS nên không thể suy diễn thành VN công nhận HS, TS là của TQ. Cách lý giải này có vẻ như đúng với câu chữ trong công hàm mà ông PVĐ đã cân nhắc. Những giải thích khác như quan hệ đặc thù, bối cảnh lịch sử… xem chừng khó thuyết phục.
Nhưng có một lý lẽ thuyết phục nhất mà gần đây, báo chí Việt nam đồng loạt đưa ra, đó là: Trong thời điểm 1958, hai quần đảo HS, TS thuộc quyền quản lý của Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý nên không có quyền xác nhận hai quần đảo đó là của TQ. Tức là, người ta không thể cho cái mà không có trong tay.
Có lẽ Đại đoàn kết là tờ báo đầu tiên đưa ra luận điểm này, với bài “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” (20/07/2011)
Bài báo viết “theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”
Vào thời điểm TC đem giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN (tháng 5/2014), báo chí VN phản công rầm rộ. Nhiều tờ báo dẫn lại đọan trích trên của Đại Đoàn Kết hoặc dựa theo luận điểm này để bác bỏ sự suy diễn của TC cho rằng Công hàm 1958 đã công nhận HS và TS là của TQ.
Còn báo điện tử của Chính phủ viết:
"Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974".
Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 giải thích:
“Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève, Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để nói rằng chúng ta thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.
Mời xem lại tại đây (từ phút thứ 6)
Không phải ngẫu nhiên mà báo chí VN thừa nhận vấn đề này mặc dù đó là thực tế. Nó được đưa ra trong bối cảnh chủ quyền của Đất nước bị đe dọa tới mức không thể chấp nhận được nữa.
Như vậy, Chính thể Miền Nam Việt Nam từ 1954 (đến 1975) trong những năm gần đây đã được nhìn nhận là một Nhà nước có chủ quyền, là một chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại như thế thì chưa đủ cơ sở pháp lý cho cách nhìn nhận này. Điều cần làm tiếp theo là nâng vấn đề này lên thành quan điểm quốc gia, chứ không thể chỉ để cho báo chí hoặc một ông “nguyên” nào đó phát biểu. Đó là, Bộ Ngoại giao phải ra tuyên bố dưới góc nhìn này và các nhà lãnh đạo cao nhất cần lên tiếng. Đồng thời, phải tuyên dương công trạng và cư xử bình đẳng đối với các anh hùng, tử sĩ đã hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa cũng như đối với gia đình họ.
Và đương nhiên, những từ ngụy quân, ngụy quyền, lính ngụy... phải vĩnh viễn mất đi trong báo chí và lối nói thường ngày.
Làm những việc này, quả thật là rất khó khăn đối với Đảng CSVN và Nhà nước VN vì những vấn đề đặt ra tiếp theo như công nhận thể chế Việt Nam Cộng hòa và như vậy, bản chất của cuộc chiến tranh 1955 – 1975 cũng phải xác định lại cho đúng với thực chất, chứ không phải là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như trước nay vẫn tuyên truyền.
Mặc dù thế, nhưng nếu biết đặt lợi ích Dân tộc, lợi ích của Đất nước lên trên hết thì những việc làm đó không phải là điều không thể.
19/1/ 2015
NTT
Nguyễn Tường Thụy
41 năm nay, Hoàng Sa là một nỗi đau nhức nhối trong tâm khảm người Việt Nam. Làm thế nào để giành lại Hoàng Sa? Đó là câu hỏi đau đáu của mỗi người VN yêu nước. Để giành lại HS về đất mẹ, điều này vô cùng khó khăn. Nhưng không phải vì thế mà buông xuôi, theo kiểu đời này không đòi được thì đời sau con cháu sẽ đòi. Lối nói đó nhằm phủi trách nhiệm và bao biện cho thái độ lần lữa trong việc đòi lại chủ quyền của Đất nước.
Bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa (và cả Trường Sa) là của Trung Quốc gần như không có, ngoài mấy lý lẽ cù nhầy như trên đảo có xương của người Hán cùng với mấy mảnh gốm sứ được tìm thấy… Lập tức, TC bị VN phản bác lại: Gò Đống Đa cũng có rất nhiều xương người TQ, chẳng lẽ Thăng Long cũng là đất của TQ sao? Câu đáp trả rất sắc sảo đó làm cho TC cay cú và rụt chuyện xương xẩu, sành sứ lại.
Ngược lại, xét về lịch sử, bằng chứng của VN rất chắc chắn, đó là nhà nước Việt Nam kể từ thời Nguyễn đã liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo này cho đến tận khi bị TC cưỡng chiếm.
Về lý lẽ và bằng chứng cụ thể để khẳng định hai quần đảo nói trên của VN là việc của các học giả, các nhà ngoại giao và nhiều bài viết đã trình bày nên xin không nhắc lại.
Bây giờ TC chỉ có thể bám nhằng lấy công hàm của ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 và loa lên rằng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận HS, TS là của TQ. Cho đến nay, về phía chính phủ VN chưa bao giờ bác bỏ công hàm (công thư) của ông Phạm Văn Đồng mà lý giải theo hướng khác. Một trong những lý lẽ đó là công hàm chỉ nói VN tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ chứ không hề nhắc đến HS, TS nên không thể suy diễn thành VN công nhận HS, TS là của TQ. Cách lý giải này có vẻ như đúng với câu chữ trong công hàm mà ông PVĐ đã cân nhắc. Những giải thích khác như quan hệ đặc thù, bối cảnh lịch sử… xem chừng khó thuyết phục.
Nhưng có một lý lẽ thuyết phục nhất mà gần đây, báo chí Việt nam đồng loạt đưa ra, đó là: Trong thời điểm 1958, hai quần đảo HS, TS thuộc quyền quản lý của Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý nên không có quyền xác nhận hai quần đảo đó là của TQ. Tức là, người ta không thể cho cái mà không có trong tay.
Có lẽ Đại đoàn kết là tờ báo đầu tiên đưa ra luận điểm này, với bài “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” (20/07/2011)
Bài báo viết “theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”
Vào thời điểm TC đem giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN (tháng 5/2014), báo chí VN phản công rầm rộ. Nhiều tờ báo dẫn lại đọan trích trên của Đại Đoàn Kết hoặc dựa theo luận điểm này để bác bỏ sự suy diễn của TC cho rằng Công hàm 1958 đã công nhận HS và TS là của TQ.
Còn báo điện tử của Chính phủ viết:
"Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974".
Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 giải thích:
“Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève, Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để nói rằng chúng ta thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.
Mời xem lại tại đây (từ phút thứ 6)
Không phải ngẫu nhiên mà báo chí VN thừa nhận vấn đề này mặc dù đó là thực tế. Nó được đưa ra trong bối cảnh chủ quyền của Đất nước bị đe dọa tới mức không thể chấp nhận được nữa.
Như vậy, Chính thể Miền Nam Việt Nam từ 1954 (đến 1975) trong những năm gần đây đã được nhìn nhận là một Nhà nước có chủ quyền, là một chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại như thế thì chưa đủ cơ sở pháp lý cho cách nhìn nhận này. Điều cần làm tiếp theo là nâng vấn đề này lên thành quan điểm quốc gia, chứ không thể chỉ để cho báo chí hoặc một ông “nguyên” nào đó phát biểu. Đó là, Bộ Ngoại giao phải ra tuyên bố dưới góc nhìn này và các nhà lãnh đạo cao nhất cần lên tiếng. Đồng thời, phải tuyên dương công trạng và cư xử bình đẳng đối với các anh hùng, tử sĩ đã hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa cũng như đối với gia đình họ.
Và đương nhiên, những từ ngụy quân, ngụy quyền, lính ngụy... phải vĩnh viễn mất đi trong báo chí và lối nói thường ngày.
Làm những việc này, quả thật là rất khó khăn đối với Đảng CSVN và Nhà nước VN vì những vấn đề đặt ra tiếp theo như công nhận thể chế Việt Nam Cộng hòa và như vậy, bản chất của cuộc chiến tranh 1955 – 1975 cũng phải xác định lại cho đúng với thực chất, chứ không phải là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như trước nay vẫn tuyên truyền.
Mặc dù thế, nhưng nếu biết đặt lợi ích Dân tộc, lợi ích của Đất nước lên trên hết thì những việc làm đó không phải là điều không thể.
19/1/ 2015
NTT
- nguyentuongthuy's blog
- Add new comment
- Nguồn: http://www.rfavietnam.com/node/2415
Công hàm 1958
04/07/2014 |
Quốc tế
Trung Quốc xuyên tạc Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Trong thư đề nghị LHQ lưu hành 2 văn bản nêu lập trường Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép Giàn Khoan Hải Dương 981, Việt Nam khẳng định Trung Quốc cố tình xuyên tạc lịch sử và viện dẫn sai Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đông năm 1958. Tàu chiến 2 vạn tấn (bên phải) của Trung Quốc đang...
Chủ đề liên quan: bien dao, Công hàm 1958, Công hàm của Phạm Văn Đồng, Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Hoàng Sa, Lý Thái Hùng, Phạm Văn Đồng, Trường Sa
24/06/2014 |
Biển Đảo
“Công hàm 1958″ qua đánh giá của các học giả quốc tế
Nhiều học giả, nhà nghiên
cứu có tên tuổi trên thế giới dự hội thảo quốc tế Hoàng Sa – Trường Sa:
Sự thật lịch sử” tại Đà Nẵng đã phản bác luận...
Chủ đề liên quan: Biển Đông, Công hàm 1958, công hàm phạm văn đồng, công thư 1958, GS Carl Thayer, Trung Quốc
20/06/2014 |
Thời sự
CHXHCN Việt Nam có bị ràng buộc bởi công thư 1958?
Những ngày vừa qua, trên báo
chí nổi lên cuộc tranh luận về Công thư năm 1958 của Thủ tướng VNDCCH
Phạm Văn Đồng cũng như về một vài tư liệu khác (bản đồ,...
Chủ đề liên quan: Biển Đông, Công hàm 1958, Công hàm của Phạm Văn Đồng, Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Hoàng Sa, Lý Thái Hùng, Phạm Văn Đồng, Trường Sa
05/06/2014 |
Pháp luật
Về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel
Ngày 23/5, tại cuộc họp báo
quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam một lần nữa tái
khẳng định Trung Quốc đã viện dẫn sai lệch bức thư...
08/02/2014 |
Biển Đảo
Đừng ‘xui dại’ Việt Nam chui đầu vào rọ
Trong một bài viết mới đây
trên BBC của ông Lý Thái Hùng của tổ chức phản động “Việt Tân”, phần “Ba
việc cần làm” có đưa ra ý kiến Việt...
24/03/2013 |
Bạn đọc
Cần cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về “Công hàm 1958″
Gần đây Trung Quốc luôn rêu
rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội...
08/02/2013 |
Biển Đảo
Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Gần đây Trung Quốc luôn rêu
rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội...
Quốc tế đã công nhận “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”
Quang cảnh hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh tư liệu.
Một số thông tin về Hội nghị San Francisco
Từ ngày 5 – 8/9/1951 diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản.
Hội nghị này có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương.
Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Chính vì vậy, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại) là Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị San Francisco. Ông Trần Văn Hữu đã có một bài phát biểu quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại hội nghị này.
Quang cảnh hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh tư liệu.
Ngày 8/9/1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình (còn gọi là Hiệp ước San Francisco hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.Các nước tham gia Hiệp ước ký tên: Cộng hòa Áchentia, Úc, Bỉ, Bôlivia, Braxin, Campuchia, Cannađa, Xâylan (nay là Srilanca), Chilê, Côlômbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Đôminica, Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Honđurát, Inđônêxia, Iran, Irắc, Lào, Pakixtan, Panama, Paraguay, Pêru, Philíppin, Ecuađo, Ai Cập, Xanvađo, Êtiôpia, Pháp, Libăng, Libêria, Lúcxămbua, Mêhicô, Hà Lan, Nicaragoa, Na Uy, Arập Xêút, Xyri, Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Vênêxuêla, Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt Nam” của Quốc trưởng Bảo Đại), Nhật Bản.
Do những bất đồng nên Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này.
Trong Hiệp ước San Francisco, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ nhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Hiệp ước San Francisco bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952.
Cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa
Trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco,tham dự với tư cách là một thành viên chính thức, đoàn Việt Nam đã có những tuyên bố, phát biểu quan trọng.
Theo đó, ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
“Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)... Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Trần Văn Hữu phát biểu.
Thủ tướng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đại diện cho phái đoàn Việt Nam kí Hiệp ước Hòa Bình San Francisco. Ảnh tư liệu.
Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.Sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Cộng đồng quốc tế bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc
Như đã nói ở trên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự Hội nghị San Francisco.
Trong phiên họp khoáng đại ngày 5/9/1951 của Hội nghị, đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được phái đoàn Liên Xô nêu lên. Phát biểu trong phiên họp này, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc: “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Nhưng với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
Như vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế.
Về phía Trung Quốc, khi thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ về việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình. Một trong những quan điểm này là đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không đưa ra được một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.
Ngày 19/1/1974, Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và chứng thư sau cùng ngày 2/3/1973 của Hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Quốc là một nước ký tên vào.
Giá trị pháp lý của Hiệp ước San Francisco
Theo nhiều chuyên gia luật, chuyên gia lịch sử, việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Ảnh minh họa.
Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam.Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt – chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông – nhận định: “Hiệp ước Hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế được kí kết chính thức giữa 48/51 nước tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia trực tiếp kí kết hoặc không kí kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp định, tuyên bố khác phải tuân thủ”.
Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Hiệp ước San Francisco và nội dung quan trọng thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các cơ quan chức năng Việt Nam nắm rõ từ lâu. Các học giả, nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về Hiệp ước này.
“Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Vấn đề là thời điểm và cách thức đưa ra như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chỉ là một căn cứ trong hệ thống rất nhiều bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định rõ chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Việt nói.
Duy Minh
Nguồn : Người đưa tin
HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ “CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG”
Thứ sáu - 20/06/2014 09:05(NCTG) “Công hay tội của những chính quyền đã và đang giữ vị trí lãnh đạo đất nước Việt Nam qua từng thời kỳ sẽ được nghiêm khắc phán xét trong lịch sử. Nhưng khi nguy cơ mất biển và mất nước đang nhãn tiền trước mắt thì phải đặt ra câu hỏi, liệu đến một ngày Việt Nam có còn lịch sử để ghi chép hay không?” – nhà văn Trần Nghi Hoàng từ Hoa Kỳ.
“Công hàm Phạm Văn Đồng”
“Thủ tướng phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958.
Phạm Văn Đồng
Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Kính gửi đồng chí Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh”.
Trên đây là toàn bộ nội dung cái gọi là “công hàm Phạm Văn Đồng” mà từ lâu tôi đã phong thanh, rằng với công hàm đó, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nhà nước cộng sản miền Bắc Việt Nam đã “dâng” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Trung Cộng.
Tôi tự hỏi, vào năm 1958 thì Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Cộng hòa, một quốc gia được công pháp quốc tế công nhận. Phạm Văn Đồng - thủ tướng nhà nước cộng sản Bắc Việt vào thời ấy hiển nhiên không có tư cách ký kết “dâng tặng” hay làm bất cứ điều gì trên hai quần đảo ấy, với bất kỳ đối tác hay quốc gia nào khác!
Cách đây chừng bốn, năm năm, truy tìm được cái gọi là “công hàm Phạm Văn Đồng”, tôi có đọc nhưng không quan tâm lắm vì thấy nó mang tính chất như một lời nhắn riêng tư chứ không có gì xác đáng để cho rằng đó là một “công hàm” của quốc gia này gởi cho quốc gia khác.
Trong bức thư, Phạm Văn Đồng bày tỏ rằng rất tán thành một quyết định gì đó của Trung Cộng ký vào ngày 4 tháng 9 năm 1958. Phạm Văn Đồng không cho biết rằng cái quyết định ký ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính quyền cộng sản Trung Quốc chứa đựng những gì. Rõ ràng bức thư đó rất mơ hồ và hàm hồ.
Việc Trung Hoa lấn chiếm đất và biển của Việt Nam đã xảy ra từ ngàn đời. Dù dưới thời Trung Hoa quân chủ phong kiến hay Trung Cộng vô sản thực dân. Cái gọi là “công hàm Phạm Văn Đồng” từ mấy chục năm qua vẫn là một bí ẩn đối với đa số dân Việt Nam. Còn cái tuyên bố ký ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Cộng lại càng là một thứ vô hình vô tướng, không mấy ai biết nó chứa đựng những mưu tính xảo quyệt gì.
Trong cái gọi là “công hàm Phạm Văn Đồng” không hề nhắc gì tới Hoàng Sa, Trường Sa hay bất cứ đảo lớn đảo nhỏ nào của Việt Nam. Còn cái gọi “tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958”, hiện giờ Trung Cộng muốn chế tạo nó ra sao chẳng được?
Ngay cả tập bản đồ in năm 1972 và sách giáo khoa Địa lý lớp 9 in năm 1974 mà Trung Quốc vừa viện ra gần đây, cho rằng của Bộ Giáo dục cộng sản Việt Nam in, để bao biện và lấy đó làm bằng chứng rằng Việt Nam đã từ chối chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng không hề có nghĩa lý gì hết.
Tôi rất nghi ngờ về trình độ chuyên môn và kiến thức của mấy ông soạn sách này, vì mấy ông có lẽ cho rằng “Tây Sa” và “Nam Sa” theo cách gọi của Trung Cộng là hai hòn đảo nào đó sát bên Trung Hoa lục địa chứ nó không dính dáng gì đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tôi cũng rất nghi ngờ về xuất xứ của tập bản đồ và cuốn sách Địa lý lớp 9 này. Rất có thể nó là sản phẩm ngụy tạo của Trung Cộng phục vụ mưu đồ xâm lấn Việt Nam.
Từ hơn nửa thế kỷ qua, Trung Cộng vẫn nổi tiếng nhất thế giới về làm hàng nhái và đồ giả. Từng đến Hồng Kông, Băng Cốc hay những thành phố lớn ở Châu Âu và Mỹ, như Paris, Amsterdam hay Los Angeles, New York… bạn hẳn đã từng gặp hoặc một anh chàng Mỹ đen hay Ả Rập, hoặc một anh Tàu, tới chào mời bạn mua những món như đồng hồ Rolex, Longines, Omega, những brand name rất ư nổi tiếng với giá hời.
Một chiếc Rolex thể thao giá thông thường khoảng 1.000 USD trở lên bạn có thể mua được với giá 50, 30 hoặc thậm chí 20 USD. Chiếc Longines tuyệt đẹp cũng giá 30-40 USD. Đó là hàng nhái do Trung Cộng chế tạo. Nhìn đẹp và y chang như thật nhưng có thể ngưng hoạt động bất cứ lúc nào sau khi bạn đã trả tiền và chiếc đồng hồ thuộc về bạn.
Từ thiết bị điện tử, kính Ray band cho đến nữ trang hay áo quần thời trang của các brand name lừng danh đều bị Trung Cộng làm hàng nhái, hàng giả. Thậm chí đến thuốc men trị bệnh hay thực phẩm, đồ uống, sữa bột cho trẻ em… đều bị Trung Cộng làm giả hoặc mặc sức gia công bằng các hóa chất độc hại để kéo dài thời giam bảo quản hay làm giả các chỉ số chất lượng, điển hình là vụ “gia công” melanin vào sữa bột trẻ em bán ngay tại Trung Quốc.
Các hóa chất này có thể gây ung thư trong một thời gian ngắn nếu người ta dùng thường xuyên thực phẩm, trái cây từ Trung Quốc, thậm chí có thể gây ngộ độc cấp tính, chết người nếu không được cấp cứu tức thì. Nhưng Trung Cộng không cần quan tâm đến tất cả hậu quả đó.
Bởi vì, mục đích của Trung Cộng là lũng đoạn kinh tế và chính trị thế giới. Để đạt mục đích đó, họ bất chấp mọi thủ đoạn. Bạn đọc nào muốn tìm hiểu thêm vấn đề này, xin mời đọc cuốn “Death By China” (Chết vì tay Trung Quốc) (*).
Trung Cộng, ngoài nạn nhân mãn là hiểm họa chung cho toàn thế giới – vì họ luôn phải tìm cách lấn chiếm đất đai của các quốc gia lân cận, lấn chiếm những vùng đất mới cho dân họ sinh sống, xa hơn nữa là xâm lấn sang tận Châu Phi, Châu Úc, thì chủ nghĩa Đại hán bành trướng và chủ trương đạt mục đích là trên hết, bất chấp thủ đoạn lại là một hiểm họa khác.
Hiểm họa trước hết là cho chính dân tộc Trung Quốc và sau nữa là cho toàn thế giới. Vụ tàn sát đẫm máu hơn bảy ngàn sinh viên và thường dân đấu tranh vì tự do dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sau 25 năm bị chính quyền Trung Cộng bưng bít và xuyên tạc trước người dân trong nước cũng như công luận thế giới, nhưng những hình ảnh và thông tin vẫn còn đó.
Nhà cầm quyền Trung Quốc cho xe tăng cán tới cán lui trên thân thể những con người, cho đến khi họ trở thành những đống máu thịt bầy nhầy, rồi cho xe ủi gom thành đống để đem thiêu rụi. Cuối cùng là dùng xe vòi rồng cọ rửa cho thật sạch dấu tích.
Thông tin về chính quyền Giang Trạch Dân tàn sát những người theo môn khí công cổ truyền Pháp Luân Công có thể tìm thấy đầy rẫy trên Internet. Những người theo Pháp Luân Công bị mổ giết một cách lạnh lùng như mổ giết những con vật, để lấy nội tạng rao bán trên toàn thế giới.
Một bệnh nhân cần thay gan hay thận, sẽ được chào mời mua nội tạng cần cấy ghép, chỉ cần thông báo các chỉ số sinh học như nhóm máu, tế bào… được hứa hẹn là chỉ một tuần sau sẽ được cung cấp đầy đủ từ Trung Quốc!
Nhà nước Trung Cộng đối xử với chính người dân của họ như vậy, thì còn thủ đoạn nào mà họ không dám thi hành với tất cả người dân nước khác?
Và nước Việt Nam nhỏ bé của chúng ta hiển nhiên là nạn nhân đầu tiên của họ. Tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu nay mai Trung Cộng công bố cái tuyên bố ký ngày 4 tháng 9 năm 1958 của họ, mà trong đó, ngoài Trường Sa và Hoàng Sa còn có thêm… Vịnh Cam Ranh (!) hay thậm chí… Hà Nội (!) là của Trung Cộng!
Trấn Nam Quan, được coi là nơi Nguyễn Phi Khanh chia tay Nguyễn Trãi với lời nhắn nhủ “Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan - (...) Cha nguyện cầu con lấy lại giang san...” (Hoàng Cầm), hiện nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc
Lãnh thổ Việt Nam không phải mới có từ hôm qua, mà được truyền lại từ cha ông tổ tiên qua bao nhiêu thời kỳ lịch sử. Từ ngót sáu trăm năm trước, người Việt đã ghi mối hận Nam Quan, khi Nguyễn Trãi đưa chân cha tới ải địa đầu này rồi phải chia ly vì Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt giải về Trung Quốc.
Nguyễn Trãi đã giữ đúng lời ước hẹn rửa thù cho nước, trả hận cho cha. Ông cùng Lê Lợi đánh đuổi quân Minh giành lại giang sơn đất nước. Đau buồn thay, đến ngày hôm nay thì cả Ải Nam Quan và một phần Thác Bản Giốc đã nằm sâu trong lãnh thổ Trung Cộng!
Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam! Trước năm 1975, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Cộng hòa.
“Trong thực tế, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.
Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974”. (Đánh giá của ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ, đăng trên báo “Giáo dục Việt Nam” ngày 13-6-2014)
Sau cuộc nội chiến, miền Nam thua, miền Bắc thắng trận thì Hoàng Sa và Trường Sa là của nước Việt Nam cộng sản. Bằng mọi giá, tất cả người Việt phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của đất nước bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không phải chỉ có đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam mới có trách nhiệm này vì họ đang cầm quyền trên đất nước Việt Nam, mà mỗi người dân, nhiều tầng lớp người dân khác nhau đều phải cùng gánh vác.
Công hay tội của những chính quyền đã và đang giữ vị trí lãnh đạo đất nước Việt Nam qua từng thời kỳ sẽ được nghiêm khắc phán xét trong lịch sử. Nhưng khi nguy cơ mất biển và mất nước đang nhãn tiền trước mắt thì phải đặt ra câu hỏi, liệu đến một ngày Việt Nam có còn lịch sử để ghi chép hay không?
Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn, đừng để Việt Nam có chăng chỉ còn là lịch sử của mất nước và lưu vong!
Ghi chú (của NCTG):
(*)“Death by China” (NXB Pearson Prentice Hall, 2012) của hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry, giảng viên tại Đại học California-Irvine (Mỹ).
Trần Nghi Hoàng, từ Hoa Kỳ - Ngày 17-6-2014
Xem thêm
*Liên minh Việt-Sô đánh bại liên minh Trung-Mỹ, Chiến tranh biên giới 1979
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét