Thời Chinh Chiến
30.4.2010 Ngày Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa
Saturday, August 31, 2013
Thursday, April 21, 2011
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Mẹ
tôi chỉ là một thư ký thường cho một công sở ở Sài Gòn trước năm 1975.
Vào cái trưa ngày 30 tháng 4, 1975, khi biết chắc miền Nam đã thất thủ
và Việt cộng đang từ từ tiến vô Sài Gòn, mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá cờ
quốc gia, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp
cúng giổ trong gia đình, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm
khấn vái trước khi châm lửa đốt. Lúc đó chúng tôi cũng biết việc cất giữ
những gì thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai họa cho gia đình, huống chi
là lá cờ quốc gia, nên mẹ tôi phải đốt đi; nhưng những điều mà mẹ tôi
giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ý nghĩa
khác hơn mà suốt đời tôi không quên được.
Mẹ tôi
nói: "Biết bao nhiêu anh chiến sĩ quốc gia đã chết dưới lá cờ ni, chừ vì
thời thế mà mình phải đốt đi, mình cũng phải xin phép người ta một
tiếng!"
Thế rồi,
những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản bắt đầu đến với người dân miền
Nam. Như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua
những chiến dịch, chính sách liên tiếp của Việt cộng. Hết "chiến dịch
đổi tiền", "chính sách lương thực, hộ khẩu", đến "chính sách học tập cãi
tạo đối với ngụy quân, ngụy quyền", "chiến dịch đánh tư sản mại bản",
"chính sách kinh tế mới",.. và nhiều nữa không kể hết. Ai nói Việt cộng
ngu ngốc, chứ riêng tôi thì thấy họ chỉ vô đạo đức và kém văn hóa, kỹ
thuật; chứ thủ đoạn chính trị thì thật cao thâm! Chính sách nào của Việt
cộng cũng làm cho người dân miền Nam khốn đốn, dìm sâu con người đến
tận bùn đen.
Đầu tiên
là "chiến dịch đổi tiền", họ phát cho mổi gia đình một số tiền bằng
nhau, như vậy mổi gia đình đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai
đươc. Họ tuyên bố vàng, bạc, quý kim, đá quý là thuộc tài sản của Nhà
Nước, ai mua, bán, cất giữ thì bị tịch thu. Kế đến là "chính sách hộ
khẩu", tức là mổi gia đình phải kê khai số người trong gia đình để được
mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa
là mổi người (mà họ gọi là "nhân khẩu") được 13 kg lương thực mổi
tháng.
Bao vây
như vậy vẫn chưa đủ chặt, Việt cộng sau đó còn ban hành lệnh cấm người
dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể
là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn
quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem
cho bà con, con cháu ở thành phố; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo
trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn,
đau ốm, ...
Như vậy là
họ đã hình thành một cái chuồng gia súc-người khổng lồ, con vật-người
nào ngoan ngoãn thì được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái
chuồng đó thì chỉ có chết đói. Chính sách này còn cao thâm ở chổ mà miền
Nam ngày trước không có là không thể có cái việc "các má, các chị nuôi
giấu cán bộ giải phóng trong nhà" như Việt cộng đã đĩ miệng, phỉnh phờ
người dân trước đây.
Ba tôi rồi
cũng đi tù "cải tạo" như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, mẹ
tôi ở lại một mình phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại
đoạn đời đã qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu mình là mẹ mình hồi đó, liệu mình
có thể bươn trãi một mình để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi một đàn
con dại như vậy không ? Trong lòng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm
phục dành cho mẹ tôi và những phụ nữ như mẹ tôi đã đi qua đoạn đời khắc
nghiệt xưa đó.
Từ một
công chức cạo giấy mẹ tôi trở thành "bà bán chợ trời" (bán các đồ dùng
trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đã "tiến lên"
thành một "bà bán vé số, thuốc lá lẻ" đầu đường. Thời đó, cái thời chi
mà khốn khổ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa thì phải tạm nghỉ vì hễ khi có
"chiến dịch làm sạch lòng, lề đường", công an đuổi bắt những người buôn
bán vặt như mẹ tôi, thì phải đợi qua "chiến dịch" rồi mới ra buôn bán
lại được. Có khi mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ, nằm thở dài,
hỏi ra mới biết mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.
Thời bấy
giờ, do chính sách "bần cùng hóa nhân dân" của Việt cộng đã tạo ra những
tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt mẹ tôi đổi vé số
trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là mẹ tôi cụt vốn; có tên đến vờ
hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet (thời đó người ta thường chỉ mua
một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế
rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ý, trả gói thuốc lại, chỉ
lấy một điếu thôi, vài ngày sau mẹ tôi mới biết là hắn đã tráo gói thuốc
giả!
Một buổi
tối, tôi ra ngồi chờ để phụ mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, thì có một anh
bộ đội, còn trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn
(chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. Hồi đó, bộ đội Việt
cộng giấu, không mang quân hàm nên chẳng biết là cấp nào, chỉ đoán là
anh nào trẻ, mặt mày ngố ngố là bộ đội thường, cấp nhỏ, anh nào người
lùn tẹt, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt chuột thì có thể là công
an hay chính trị viên,...
Anh bộ đội
hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đã rách chỉ
còn hơn một nửa. Mẹ tôi nói: "Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi,
người ta không ăn." Anh bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh
lùng: "Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được!" À, thì ra
những thằng oắt con Việt cộng này cũng biết lên giọng của kẻ chiến
thắng, giọng của kẻ nhân danh một chính quyền! Lúc này tôi mới sực thấy
cái quần xà lỏn màu vàng mà hắn đang mặc được may bằng lá cờ vàng ba sọc
đỏ! Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi
hắn đã đi xa, mẹ tôi vò tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi
nghe: "Thôi kệ, một đồng bạc, cãi lẫy làm chi cho mệt... Hắn mặc cái
quần..., làm chi rứa, thắng trận rồi thì thôi, sỉ nhục người ta làm chi
nữa, con hí?". Thì ra mẹ tôi cũng đã nhận ra cái quần hắn mặc may bằng
lá cờ quốc gia và điều mà mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không
phải tờ bạc rách!
Khi Việt
cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng cũng là người
Việt, không lẽ họ lại đày đọa đồng bào. Nhưng sau nhiều năm tháng sống
dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân miền Nam như kẻ
thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng "vẻ vang" và có quyền
cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.
Một hôm,
đang ngồi bán thuốc lá, mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán
để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi
một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể: "Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe
mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo cờ quốc gia trên ngọn cây. Té
ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi
mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là cờ quốc gia. Mà lạ lắm
con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ,
chắc là điềm trời rồi!" Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng
chính ra là mẹ tôi nhìn mọi việc bằng tình cảm trong lòng mình.
Thời gian
trôi mãi không ngừng... Cuối cùng rồi ba tôi cũng may mắn sống sót trở
về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẻ,
chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt vãnh
để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình có
thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi mà
cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên,
để sinh sống với mức trung bình!? "Mọi người sinh ra đều bình đẳng .. và
ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc ..." câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên
và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì cũng bị
truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì sao
người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất
hủ.
Một ngày
khoãng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho ba tôi một tờ giấy có
tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn "đến làm
việc". Gia đình tôi lo sợ là ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, ba tôi thì lẳng
lặng mặc áo ra đi, hình như các ông "sĩ quan học tập" về đều trở thành
triết gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm
trên thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tùy ý.
Rồi ba tôi
về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được,
công an thành phố kêu ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ vì gia đình
tôi được Nhà Nước "nhân đạo" cho đi định cư ở Hoa Kỳ! Thật không sao kể
xiết nổi vui mừng của gia đình tôi với tin này, đang từ một cuộc sống
tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu
mạnh nhất thế giới! Những ngày sau đó lại cũng là mẹ tôi đi vay mượn,
bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao
photocopy các giấy tờ "Ra Trại" của ba tôi, khai sinh của chúng tôi,
đóng tiền cho "Dịch Vụ", ... để làm thủ tục xuất cảnh.
Chỉ khoảng
6 tháng sau là gia đình tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên
Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nhìn xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới
kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được. Thế là hết, đất nước này
của tôi, thành phố Sài Gòn này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên,
một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau
chỉ còn trong kỷ niệm! Tôi quay lại nhìn thấy ba tôi mặt không lộ vẻ vui
buồn gì cả, còn mẹ tôi thì nhắm mắt như đang cầu nguyện và mẹ tôi cứ
nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái
Lan, mẹ tôi mới nói: "Bây giờ mới tin là mình thoát rồi!"
Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đình chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, Hoa Kỳ.
Ngày đầu
tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ
Việt Nam bay phất phới trên mái nhà, mẹ tôi nói: "Ui chao, lâu lắm mình
mới thấy lại lá cờ ni, cái cờ quốc gia của mình răng mà hắn hiền lành,
dễ thương hí?". Rồi mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá cờ quốc gia bằng
vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ.
Chúng tôi
dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, mẹ tôi cũng
đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as
a Second Language); đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).
Mẹ tôi
viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là "Bạn hãy nói các điểm
giống nhau và khác nhau của một sự việc gì đó giữa nước Mỹ và nước của
bạn" thì mẹ tôi lại viết về lá cờ quốc gia. Ý mẹ tôi (mà chắc chỉ có
mình tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai
chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là
cờ đỏ sao vàng của Việt cộng; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ
thiêng liêng của người Việt tại Mỹ. Rải rác trong suốt bài luận văn dài
tràng giang đại hải của mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà mẹ tôi đã
trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy
bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do,
dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như
thế dưới chế độ cộng sản). Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của
mẹ tôi xem thì thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu
là chữ đỏ: "interesting! ", "Narrative", "I can’t believe it!",... và
cuối cùng bà cho một điểm "D" vì... lạc đề!
Cuộc sống
chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi
đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. Dạo đó, có anh
chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem
treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt cộng trong tiệm băng nhạc của anh ta làm
cho người Việt quanh vùng nổi giận, đồng bào đem cả ngàn lá cờ quốc
gia, nền vàng ba sọc đỏ đến biểu tình trước tiệm anh ta suốt mấy ngày
đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền hình và nói với tôi: "Tinh
thần của người ta còn cao lắm chớ, mai mốt đây mà về thì phải biết!" Ý
mẹ tôi nói là sau này khi không còn cộng sản ở Việt Nam nữa thì chắc
đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng cờ quốc gia chớ không phải
chỉ chừng này đâu.
Thời gian
trôi nhanh quá, chúng tôi đã xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn còn
đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi
nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở mẹ tôi đi học ESL
nữa nên mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một mình, buồn lắm. Có lần tôi hỏi
mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, mẹ tôi
nói: "Không, về làm chi, rồi mình nhớ lại cảnh cũ, mình thêm buồn; khi
mô mà hòa bình rồi thì mẹ mới về!" Ý mẹ nói "hòa bình" nghĩa là khi
không còn cộng sản nữa.
Rồi mẹ tôi
bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị ung thư phổi, cho
về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện
ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn
phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không còn cứu chữa được
nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh
viễn không còn nhìn thấy lại quê hương mình lần nào nữa.
Trong
lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà mẹ
tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tùy thân như thẻ an
sinh xã hội, thẻ căn cước,.. Trong một ngăn ví là lá cờ vàng ba sọc đỏ
bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ mẹ tôi đã cắt ra từ một
tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra mẹ tôi vẫn giữ mãi lá cờ
quốc gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với mẹ tôi cũng
thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.
Wednesday, June 16, 2010
Monday, May 10, 2010
27.4.1975 / Để Tang Cho Miền Nam Việt Nam Bức Tử
Ngày 27 tháng 4 năm 1975
Sinh viên VN .tại Pháp để tang cho miền Nam.
Ôi đau đớn tiễn linh hồn Tổ quốc
Ôm hình hài lá cờ Vàng Ba Sọc
Chít khăn sô cả dân tộc bịt tang
Ôi ! Miền Nam nỗi đau xót kinh hoàng
! Trời !!! Dậy tiếng kêu vang bị BỨC TỬ
Biễn đổi màu bao linh hồn viễn xứ
Trang Quốc sử nhuộm thắm máu hồng tươi
Chữ Tự do trước mắt đã chết rồi
Vành khăn trắng nỗi đau ngày Quốc Hận .
Ngôn Nguyễn Đ.72/SCT
Xin chuyen den cac ban hinh anh cuoc bieu tinh cua cac sv Viet Nam tai Phap cua 35 nam ve truoc.
Trên đây là một tấm ảnh rất cãm động ghi lại cuộc biểu tình của SV Việt Nam tại Paris ngày 27/4/75, ba ngày trước khi Saigon sụp đổ, lúc đó trong nước chúng ta vẫn chưa biết Đất nước sẽ đi về đâu, nhưng tại Âu châu, nhất là tại Pháp mọi người đã biết số phận của VNCH. Các bạn SV Việt Nam đều đã để tang cho một Dân Tộc, một Đất nước, lá Đại kỳ VNCH đã được rước đi khắp quận 13, thành phố Paris.
Bức ảnh được một anh bạn tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp mà anh đã cất giử từ ngày đó, mãi đến hôm nay Phi mới tìm thấy lại xin chia sẽ cùng các ACE nhà Kiến xa gần.
Thân mến,
Phi Nguyễn (K-70)
27.4.1975: Tân Cảng Sàigòn
*Cộng quân bị tổn thất nặng trong cuộc tấn công vào khu Tân Cảng Sài Gòn
Sáng ngày 27 tháng 4/1975, tình hình Thủ đô Sài Gòn đã trở nên sôi động khi Cộng quân bắt đầu pháo kích vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp đó một đơn vị đặc công CSBV đã tấn công cầu xa lộ Tân Cảng và cầu xa lộ Biên Hòa. Lực lượng bộ chiến của Biệt khu Thủ đô đã được điều động khẩn cấp để giải tỏa áp lực địch. Đến chiều ngày 27/4/1975, Cộng quân phải rút lui sau khi bị tổn thất nặng.
* Kịch chiến tại Bà Rịa, Nhơn Trạch, Trảng Bom
-Rạng sáng ngày 27/4/1975, tại Bà Rịa, lực lượng Nhảy Dù đã quét Cộng quân ra khỏi tỉnh lỵ. Để ngăn chận các đợt tấn công kế tiếp của Cộng quân, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng thêm quân phòng thủ bên ngoài thị xã. Khoảng 8 giờ sáng, Cộng quân điều động hai trung đoàn bộ binh và khoảng 30 chiến xa từ hai hướng mở đợt tấn công thứ 2 vào thị xã Bà Rịa. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã chống trả quyết liệt gây thiệt hại nặng cho Cộng quân.
-Vào 2 giờ chiều ngày 27/4/1975, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh rút khỏi Bà Rịa và về phòng thủ tuyến Cỏ May (nằm trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu). Cùng trong buổi chiều ngày 27/4/1975, một đơn vị Công binh Thủy quân Lục chiến được điều động đến để giật sập cầu Cỏ May hầu ngăn chận Cộng quân tràn qua.
-Cũng trong ngày 27/4/1975, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp tiến đến gần liên tỉnh lộ 25 và nhắm quận lỵ Nhơn Trạch, một đơn vị CSBV đánh chiếm các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân dọc trên đường tiến quân. Khu vực Trảng Bom do một đơn vị của Sư đoàn 18BB phụ trách đã bị Cộng quân pháo liên tục.
Sáng ngày 27 tháng 4/1975, tình hình Thủ đô Sài Gòn đã trở nên sôi động khi Cộng quân bắt đầu pháo kích vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp đó một đơn vị đặc công CSBV đã tấn công cầu xa lộ Tân Cảng và cầu xa lộ Biên Hòa. Lực lượng bộ chiến của Biệt khu Thủ đô đã được điều động khẩn cấp để giải tỏa áp lực địch. Đến chiều ngày 27/4/1975, Cộng quân phải rút lui sau khi bị tổn thất nặng.
* Kịch chiến tại Bà Rịa, Nhơn Trạch, Trảng Bom
-Rạng sáng ngày 27/4/1975, tại Bà Rịa, lực lượng Nhảy Dù đã quét Cộng quân ra khỏi tỉnh lỵ. Để ngăn chận các đợt tấn công kế tiếp của Cộng quân, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng thêm quân phòng thủ bên ngoài thị xã. Khoảng 8 giờ sáng, Cộng quân điều động hai trung đoàn bộ binh và khoảng 30 chiến xa từ hai hướng mở đợt tấn công thứ 2 vào thị xã Bà Rịa. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã chống trả quyết liệt gây thiệt hại nặng cho Cộng quân.
-Vào 2 giờ chiều ngày 27/4/1975, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh rút khỏi Bà Rịa và về phòng thủ tuyến Cỏ May (nằm trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu). Cùng trong buổi chiều ngày 27/4/1975, một đơn vị Công binh Thủy quân Lục chiến được điều động đến để giật sập cầu Cỏ May hầu ngăn chận Cộng quân tràn qua.
-Cũng trong ngày 27/4/1975, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp tiến đến gần liên tỉnh lộ 25 và nhắm quận lỵ Nhơn Trạch, một đơn vị CSBV đánh chiếm các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân dọc trên đường tiến quân. Khu vực Trảng Bom do một đơn vị của Sư đoàn 18BB phụ trách đã bị Cộng quân pháo liên tục.
Posted by SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH at 8:52 PM
27.4.1975: Bầu Tân Tổng Thống
*Quốc hội VNCH họp khẩn xét 2 đề nghị của Tổng thống VNCH Trần Văn Hương về chức vụ Tổng Thống và Thủ tướng VNCH
Sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương đã mở cuộc họp đặc biệt tại tư dinh với thành phần tham dự gồm các ông: Trần Văn Linh, Chủ tịch Tối cao Pháp viện; Trần Văn Lắm, Chủ tịch Thượng viện; Phạm Văn Út, Chủ tịch Hạ Viện ; cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đã từ chức từ 23-4-1975), và 1 phụ tá Tư pháp của Tổng thống. Tại cuộc họp này, Tổng thống Trần Văn Hương nhắc lại 2 biện pháp mà ông đã đề nghị trong phiên họp với Quốc hội ngày 26/4/1975:
Thứ 1: Giao cho Tổng thống đương nhiệm toàn quyền chỉ định 1 Thủ tướng toàn quyền.
Thứ 2: Bầu ông Dương Văn Minh làm Tổng thống.
Theo lời kể của Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, trong phiên họp sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương trình bày diễn tiến cuộc họp riêng với ông Dương Văn Minh, và cho biết "ông có mời ông Minh làm Thủ tướng toàn quyền nhưng ông Minh không nhận, mà yêu cầu ông phải từ chức, giao chức vụ Tổng thống cho ông Minh để ông Minh có toàn quyền nói chuyện với Việt Cộng".
Chiều ngày 27 tháng 4/1975, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cầm đầu một phái đoàn gồm nhiều Tướng lãnh trong Bộ Tổng Tham mưu và vị Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô đến tham dự cuộc họp đặc biệt của lưỡng viện Quốc hội. Phái đoàn của Tổng trưởng Quốc phòng đến trước, và khoảng 7 giờ 30 phút tối ngày này thì có 138 nghị sĩ, dân biểu hiện diện. Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn tóm tắt tình hình quân sự: Sài Gòn đang bị bao vây bởi 15 sư đoàn CSBV đặt dưới quyền của ba quân đoàn CSBV. Quốc lộ Sài Gòn-Vũng Tàu bị cắt đứt và CQ đang tiến về Long Bình. Đến 8 giờ 20 ngày 27 tháng 4/1975, Đại hội đồng lưỡng viện Quốc hội bỏ phiếu (136 thuận-2 chống) chấp thuận trao chức vụ Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh.
* Cuộc gặp gỡ giưã Tổng thống Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh.
Như đã trình bày, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức vào ngày 21/4/1975, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp Tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng. Ông Brochand đã cho Tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh rằng "Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi". Ông Brochand cũng cho là ông Dương Văn Minh cần sự hợp của Tướng Trần Văn Đôn.
Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, cựu Đại tướng Dương Văn Minh đã đến gặp Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh của Đại tướng Khiêm trong Bộ Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Trung tướng Đôn cũng đến nhà Đại tướng Khiêm để tìm hiểu tình hình, ông đã gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ tướng và Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lý thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật trên đã nói là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đã thất bại vì ông Minh từ chối ghế "Thủ tướng toàn quyền".
Trước tình hình như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị cựu Trung tướng Đôn nên nhận chức vụ thủ tướng để thương thuyết. Cựu Tướng Đôn đã kể cho Đại tướng Khiêm nghe lời của ông Brochand là Pháp đã liên lạc với CS Hà Nội và phía CS chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó cựu Trung tướng Đôn đến thẳng Tòa Đại sứ Pháp. Các viên chức cao cấp sứ quán này lặp lại ý kiến trên và cho biết thêm rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27/4/1975, nếu không tiến triển gì thì CQ sẽ pháo kích vào Sài Gòn. Theo lời kể của cựu Trung tướng Đôn, sau khi nghe tin này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo của Cộng quân bắn bừa bãi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để tìm một giải pháp tạm thời. Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho cựu Tướng Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm Thủ tướng. Theo Đại tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể hòa giải được. Cựu Trung tướng Đôn điện thoại báo cho cựu Đại tướng Minh, ông Minh mời cựu Trung tướng Đôn lại nhà để bàn tính tìm một giải pháp.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, cựu Trung tướng Đôn vào Dinh Độc Lập thì gặp ông Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong, Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm, từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn phòng Tổng Thống Trần Văn Hương đi ra. Cựu Trung tướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng Thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng ông Martin đã trả lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống Hương và ra báo cho cựu Trung tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy làm thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào trình bày cho Tổng thống Hương tình hình quân sự: Cộng quân đang tiến sát vòng đai Sài Gòn, vũ khí, quân dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút... Nghe xong phần trình bày, Tổng Thống Hương nhìn Đại tướng Viên và nói: "Ông sẽ Tổng tư lệnh Quân đội". Tổng Thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia xẻ với số phận của anh em quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, cựu Trung tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: "Cụ nghiên cứu lại, vì bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi". 8 giờ tối hôm đó, cựu Trung tướng Đôn trở lại nhà ông Dương Văn Minh và thấy một số nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Cựu Tướng Đôn giải thích với ông Dương Văn Minh: "Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn Hiến pháp, còn Quốc hội." Ý kiến của cựu Trung tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ý, còn ông Minh và ông Mẫu thì cho rằng ông Hương trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
* TT Nguyễn Văn Thiệu gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn lần cuối cùng
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4/1975, cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho cựu Trung tướng Đôn ngỏ ý muốn gặp ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, cựu TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn ở trong dinh này) để nhờ lấy giúp cho bạn của ông một giấy chiếu khán đi ngoại quốc. Khi cựu Trung tướng Đôn vào dinh Độc Lập, cựu Tổng Thống Thiệu cho biết là ông đã hiểu rõ diễn biến. Câu chuyện nửa chừng thì cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và nói: "Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm Thủ tướng toàn quyền thì cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Đôn".
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với ông Đôn: "Theo tôi, ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973. Tôi đã biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức...Ông có uy tín trong giới chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đã mời ông làm Thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay thì tôi đề nghị với ông Hương mời ông làm việc".
Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu TT Thiệu: "Ông có nghĩ là bây giờ đã trễ không?" Ông Thiệu im lặng không đáp. Trước khi từ giã, cựu Trung tướng Đôn nhìn thẳng cựu TT Thiệu, rồi nói: "Còn phần ông, chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ không muốn chuyện xảy ra như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới. Ông phải đi cho nhanh. Nếu tôi làm Thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi làm theo."
Từ biệt cựu TT Thiệu, cựu Trung tướng Đôn ghé nhiều nơi để trao đổi ý kiến với một số yếu nhân và sau đó trở về nhà. Đến nhà, cựu Trung tướng Đôn được biết cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho ông mấy lần và có để lại số điện thoại. Cựu tướng Đôn gọi lại thì cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giả với cựu Tướng Đôn: "Chúc anh thành công và cám ơn anh." Cựu Tướng Đôn nhắc lại những gì đã nói khi gặp cựu Tổng thống Thiệu và nói: "Ông đừng quên những gì tôi đã nói hồi sáng, nghĩa là ông phải ra đi." Sau đó, cựu Tướng Đôn được báo là người Mỹ đã giúp cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cả gia đình hai vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay đặc biệt đến Đài Bắc, Thủ đô Đài Loan.
Sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương đã mở cuộc họp đặc biệt tại tư dinh với thành phần tham dự gồm các ông: Trần Văn Linh, Chủ tịch Tối cao Pháp viện; Trần Văn Lắm, Chủ tịch Thượng viện; Phạm Văn Út, Chủ tịch Hạ Viện ; cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đã từ chức từ 23-4-1975), và 1 phụ tá Tư pháp của Tổng thống. Tại cuộc họp này, Tổng thống Trần Văn Hương nhắc lại 2 biện pháp mà ông đã đề nghị trong phiên họp với Quốc hội ngày 26/4/1975:
Thứ 1: Giao cho Tổng thống đương nhiệm toàn quyền chỉ định 1 Thủ tướng toàn quyền.
Thứ 2: Bầu ông Dương Văn Minh làm Tổng thống.
Theo lời kể của Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, trong phiên họp sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương trình bày diễn tiến cuộc họp riêng với ông Dương Văn Minh, và cho biết "ông có mời ông Minh làm Thủ tướng toàn quyền nhưng ông Minh không nhận, mà yêu cầu ông phải từ chức, giao chức vụ Tổng thống cho ông Minh để ông Minh có toàn quyền nói chuyện với Việt Cộng".
Chiều ngày 27 tháng 4/1975, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cầm đầu một phái đoàn gồm nhiều Tướng lãnh trong Bộ Tổng Tham mưu và vị Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô đến tham dự cuộc họp đặc biệt của lưỡng viện Quốc hội. Phái đoàn của Tổng trưởng Quốc phòng đến trước, và khoảng 7 giờ 30 phút tối ngày này thì có 138 nghị sĩ, dân biểu hiện diện. Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn tóm tắt tình hình quân sự: Sài Gòn đang bị bao vây bởi 15 sư đoàn CSBV đặt dưới quyền của ba quân đoàn CSBV. Quốc lộ Sài Gòn-Vũng Tàu bị cắt đứt và CQ đang tiến về Long Bình. Đến 8 giờ 20 ngày 27 tháng 4/1975, Đại hội đồng lưỡng viện Quốc hội bỏ phiếu (136 thuận-2 chống) chấp thuận trao chức vụ Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh.
* Cuộc gặp gỡ giưã Tổng thống Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh.
Như đã trình bày, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức vào ngày 21/4/1975, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp Tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng. Ông Brochand đã cho Tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh rằng "Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi". Ông Brochand cũng cho là ông Dương Văn Minh cần sự hợp của Tướng Trần Văn Đôn.
Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, cựu Đại tướng Dương Văn Minh đã đến gặp Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh của Đại tướng Khiêm trong Bộ Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Trung tướng Đôn cũng đến nhà Đại tướng Khiêm để tìm hiểu tình hình, ông đã gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ tướng và Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lý thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật trên đã nói là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đã thất bại vì ông Minh từ chối ghế "Thủ tướng toàn quyền".
Trước tình hình như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị cựu Trung tướng Đôn nên nhận chức vụ thủ tướng để thương thuyết. Cựu Tướng Đôn đã kể cho Đại tướng Khiêm nghe lời của ông Brochand là Pháp đã liên lạc với CS Hà Nội và phía CS chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó cựu Trung tướng Đôn đến thẳng Tòa Đại sứ Pháp. Các viên chức cao cấp sứ quán này lặp lại ý kiến trên và cho biết thêm rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27/4/1975, nếu không tiến triển gì thì CQ sẽ pháo kích vào Sài Gòn. Theo lời kể của cựu Trung tướng Đôn, sau khi nghe tin này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo của Cộng quân bắn bừa bãi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để tìm một giải pháp tạm thời. Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho cựu Tướng Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm Thủ tướng. Theo Đại tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể hòa giải được. Cựu Trung tướng Đôn điện thoại báo cho cựu Đại tướng Minh, ông Minh mời cựu Trung tướng Đôn lại nhà để bàn tính tìm một giải pháp.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, cựu Trung tướng Đôn vào Dinh Độc Lập thì gặp ông Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong, Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm, từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn phòng Tổng Thống Trần Văn Hương đi ra. Cựu Trung tướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng Thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng ông Martin đã trả lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống Hương và ra báo cho cựu Trung tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy làm thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào trình bày cho Tổng thống Hương tình hình quân sự: Cộng quân đang tiến sát vòng đai Sài Gòn, vũ khí, quân dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút... Nghe xong phần trình bày, Tổng Thống Hương nhìn Đại tướng Viên và nói: "Ông sẽ Tổng tư lệnh Quân đội". Tổng Thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia xẻ với số phận của anh em quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, cựu Trung tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: "Cụ nghiên cứu lại, vì bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi". 8 giờ tối hôm đó, cựu Trung tướng Đôn trở lại nhà ông Dương Văn Minh và thấy một số nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Cựu Tướng Đôn giải thích với ông Dương Văn Minh: "Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn Hiến pháp, còn Quốc hội." Ý kiến của cựu Trung tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ý, còn ông Minh và ông Mẫu thì cho rằng ông Hương trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
* TT Nguyễn Văn Thiệu gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn lần cuối cùng
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4/1975, cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho cựu Trung tướng Đôn ngỏ ý muốn gặp ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, cựu TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn ở trong dinh này) để nhờ lấy giúp cho bạn của ông một giấy chiếu khán đi ngoại quốc. Khi cựu Trung tướng Đôn vào dinh Độc Lập, cựu Tổng Thống Thiệu cho biết là ông đã hiểu rõ diễn biến. Câu chuyện nửa chừng thì cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và nói: "Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm Thủ tướng toàn quyền thì cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Đôn".
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với ông Đôn: "Theo tôi, ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973. Tôi đã biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức...Ông có uy tín trong giới chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đã mời ông làm Thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay thì tôi đề nghị với ông Hương mời ông làm việc".
Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu TT Thiệu: "Ông có nghĩ là bây giờ đã trễ không?" Ông Thiệu im lặng không đáp. Trước khi từ giã, cựu Trung tướng Đôn nhìn thẳng cựu TT Thiệu, rồi nói: "Còn phần ông, chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ không muốn chuyện xảy ra như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới. Ông phải đi cho nhanh. Nếu tôi làm Thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi làm theo."
Từ biệt cựu TT Thiệu, cựu Trung tướng Đôn ghé nhiều nơi để trao đổi ý kiến với một số yếu nhân và sau đó trở về nhà. Đến nhà, cựu Trung tướng Đôn được biết cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho ông mấy lần và có để lại số điện thoại. Cựu tướng Đôn gọi lại thì cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giả với cựu Tướng Đôn: "Chúc anh thành công và cám ơn anh." Cựu Tướng Đôn nhắc lại những gì đã nói khi gặp cựu Tổng thống Thiệu và nói: "Ông đừng quên những gì tôi đã nói hồi sáng, nghĩa là ông phải ra đi." Sau đó, cựu Tướng Đôn được báo là người Mỹ đã giúp cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cả gia đình hai vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay đặc biệt đến Đài Bắc, Thủ đô Đài Loan.
Thursday, April 29, 2010
30-4-1975 Biệt Cách Dù / Tổng Tham Mưu
Ngày
26 Tháng Tư, Ðại Tá Phan Văn Huấn - chỉ huy trưởng liên đoàn, sau khi
nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đã ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài -
chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn, đem toàn bộ
cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về
phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong thì
trời đã về chiều.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Ðại Tá Tòng chỉ huy trưởng tổng hành dinh Bộ Tổng Tham Mưu đón tiếp niềm nở. Kế đó Ðại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Ðức, chỉ huy phó tổng hành dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Ðó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Ðại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.
Trung Tá Ðức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống.
Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Ðộng Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố... Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Ðức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù…….
Ðêm 26 Tháng Tư qua đi trong yên tĩnh, trọn buổi sáng 27, Thiếu Tá Phạm Châu Tài lo bố trí quân tại những địa điểm cần thiết, để có thể chận đánh, tiêu diệt những chiến xa mở đường của địch quân. Sau khi rải quân xong, Thiếu Tá Phạm Châu Tài được lệnh lên trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Từ cổng ngoài của Biệt Khu Thủ Ðô, một chiếc xe tuần tiễu Quân Cảnh dẫn đường cho xe của Thiếu Tá Tài đến văn phòng của ông tư lệnh. Trong lúc này Tướng Nguyễn Văn Minh đang bàn thảo với Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu, chung quanh hai vị tướng này có vài đại tá. Nhìn thấy Thiếu Tá Tài đi cùng người lính Quân Cảnh, tướng Minh đứng dậy tiến hẳn ra bắt tay rất niềm nở, và nói với Thiếu Tá Tài: “Em về đúng lúc lắm”. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn không đầy mười phút, Tướng Minh yêu cầu Thiếu Tá Tài qua thăm phối hợp với Ðại Tá Châu Văn Tiên - Tỉnh Trưởng Gia Ðịnh. Nhiều năm sau này Thiếu Tá Tài được biết, ngay sau buổi hội kiến ngắn ngủi đó (ngày 27 Tháng Tư), trung tướng tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô biến mất. …..
Ngày 27 Tháng Tư rồi cũng qua đi, nhìn chung không khí Sài Gòn cực kỳ sôi động. Vì phải đôn đốc binh sĩ dưới quyền, nằm rải rác chung quanh Bộ Tổng Tham Mưu, trong ngày 27 Tháng Tư, có đôi lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài ghé ngang cổng Phi Long của phi trường. Ông nhìn thấy những đoàn người tìm cách chạy trốn ra ngoại quốc qua ngả phi trường. Không mấy hứng thú trước cảnh này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay về với các binh sĩ của ông.Trong đêm 27 Tháng Tư, ông cảm nhận được bầu không khí thoi thóp không phải chỉ của Sài Gòn mà thôi. Những tiếng động ầm ì từ phi trường Tân Sơn Nhất, những tiếng súng đại bác bắn đi từ Phú Lâm vọng về, thỉnh thoảng những ánh đèn nhấp nháy của những chiếc máy bay đơn lẻ vụt qua trên nền trời tối sẫm.
Sáng ngày 28 Tháng Tư, trong lúc đang thị sát binh sĩ tại những ổ kháng cự, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được điện thoại của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, tự xưng là Ðại Úy X (đã quá lâu nên Thiếu Tá Phạm Châu Tài quên mất tên của vị sĩ quan này). Qua điện thoại vị sĩ quan này lớn tiếng:
- Tôi báo động cho thiếu tá biết, thằng Cao Văn Viên đã bỏ đi rồi.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài ôn tồn nói với vị sĩ quan này:
- Ðại úy không nên dùng những ngôn ngữ đó. Dù sao Ðại Tướng Viên cũng là tổng tham mưu trưởng của toàn thể quân đội, và việc bỏ đi của Ðại Tướng Cao Văn Viên thuộc về lịch sử. Ðể lịch sử sau này sẽ phán đoán việc làm của đại tướng. Tôi sẽ tới Phòng 3 ngay bây giờ, chuyện đâu còn có đó.
Khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, ông không gặp vị sĩ quan đã gọi điện thoại cho ông. Hầu như Phòng 3 trống trơn, Thiếu Tá Tài không còn tin vào cặp mắt của mình. Xe cộ chạy dọc ngang, các sĩ quan cao cấp có xe Jeep chở đầy đồ đoàn trên xe. Người ta chạy tứ tung, kêu gọi nhau ơi ới. Nhìn ra ngoài cổng chính cũng như cổng phụ của Bộ Tổng Tham Mưu người ta ra vào lũ lượt. Vẫn còn những toán lính Quân Cảnh mang sắc phục hành sự tại hai điếm canh, song hình như họ cũng đứng đó bất lực như Thiếu Tá Phạm Châu Tài.
Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Ðại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Ðại Tá Tòng - Chỉ huy trưởng tổng hành dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Ðại Tướng Cao Văn Viên.
Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Ðại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng. Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.
Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Ðại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu - Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Ðại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đểbắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng.
Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh Việt Cộng, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, bị bỏ laị ngoài Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên Cộng Sản Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau khi Ðại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người vào, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách D ù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.
Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một tổng tham mưu trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu tổng tham mưu trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.
Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của tổng tham mưu trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này.
Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân tổng tham mưu trưởng còn có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:
- Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Ðã có giải pháp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:
- Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng Việt Cộng.
Ðêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ.
Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Sài Gòn qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của Cộng Sản đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Sài Gòn. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh Cộng Sản, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.
Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độvới Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng Quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người lính cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách Dù cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người lính hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.
Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Ðại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Ðộc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là quyền tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Ðại Tướng Dương Văn Minh, vị tổng tư lệnh tối cao của quân đội.
Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Ðại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
- Ðại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
- Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Cách Dù phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào.
Sau một khắc ngần ngừ, Ðại Tướng Minh nói:
- Mình không còn một cái gì để đánh cả.
Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia
- Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.
Ðầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
- Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của Cộng Sản trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong bao nhiêu năm sẽ...
- Tùy các em.
- Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.
Lại một phút nặng nề nữa trôi qua.
Sau cùng Tướng Minh nói:
- Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây.
Tùy các em.
Và rồi điện thoại bị cúp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Ðại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Ðộc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Ðại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.
Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.
Ðúng vào lúc đó thì tiếng Ðại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia BÀN GIAO, mà lệnh ÐẦU HÀNG VÔ ÐIỀU KIỆN.Các cánh quân Cộng Sản từ xa vẫn tiếp tục xít chặt vòng vây quanh Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng dường như súng thì đã ngưng nổ, và tất cả chìm trong một sự im lặng ngột ngạt.Khoảng 15 phút sau dân chúng cư ngụ ở gần Bộ Tổng Tham Mưu kêu gọi rối rít:
- Các ông ơi, đừng đánh nhau nữa. Hòa bình rồi. Ði về nhà đi thôi.
Dân chúng ùa tới mang rất nhiều quần áo dân sự, đặc biệt là những áo thun, đưa cho các binh sĩ Biệt Cách Dù:
- Thôi đừng mặc quân phục nữa, thay đồ đi.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài tập họp binh sĩ dưới quyền lần chót. Ông không còn ra lệnh cho thuộc hạ nữa, mà nói với những người anh em không may mắn của ông một lần cuối cùng:
- Chúng ta là Biệt Cách Dù, không có vụ đầu hàng. Thôi tan hàng, và lặn cho kỹ. Không có vụ đầu hàng... Biệt Cách Dù không thể đầu hàng...
Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Ðại Tá Tòng chỉ huy trưởng tổng hành dinh Bộ Tổng Tham Mưu đón tiếp niềm nở. Kế đó Ðại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Ðức, chỉ huy phó tổng hành dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Ðó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Ðại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.
Trung Tá Ðức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống.
Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Ðộng Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố... Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Ðức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù…….
Ðêm 26 Tháng Tư qua đi trong yên tĩnh, trọn buổi sáng 27, Thiếu Tá Phạm Châu Tài lo bố trí quân tại những địa điểm cần thiết, để có thể chận đánh, tiêu diệt những chiến xa mở đường của địch quân. Sau khi rải quân xong, Thiếu Tá Phạm Châu Tài được lệnh lên trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Từ cổng ngoài của Biệt Khu Thủ Ðô, một chiếc xe tuần tiễu Quân Cảnh dẫn đường cho xe của Thiếu Tá Tài đến văn phòng của ông tư lệnh. Trong lúc này Tướng Nguyễn Văn Minh đang bàn thảo với Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu, chung quanh hai vị tướng này có vài đại tá. Nhìn thấy Thiếu Tá Tài đi cùng người lính Quân Cảnh, tướng Minh đứng dậy tiến hẳn ra bắt tay rất niềm nở, và nói với Thiếu Tá Tài: “Em về đúng lúc lắm”. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn không đầy mười phút, Tướng Minh yêu cầu Thiếu Tá Tài qua thăm phối hợp với Ðại Tá Châu Văn Tiên - Tỉnh Trưởng Gia Ðịnh. Nhiều năm sau này Thiếu Tá Tài được biết, ngay sau buổi hội kiến ngắn ngủi đó (ngày 27 Tháng Tư), trung tướng tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô biến mất. …..
Ngày 27 Tháng Tư rồi cũng qua đi, nhìn chung không khí Sài Gòn cực kỳ sôi động. Vì phải đôn đốc binh sĩ dưới quyền, nằm rải rác chung quanh Bộ Tổng Tham Mưu, trong ngày 27 Tháng Tư, có đôi lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài ghé ngang cổng Phi Long của phi trường. Ông nhìn thấy những đoàn người tìm cách chạy trốn ra ngoại quốc qua ngả phi trường. Không mấy hứng thú trước cảnh này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay về với các binh sĩ của ông.Trong đêm 27 Tháng Tư, ông cảm nhận được bầu không khí thoi thóp không phải chỉ của Sài Gòn mà thôi. Những tiếng động ầm ì từ phi trường Tân Sơn Nhất, những tiếng súng đại bác bắn đi từ Phú Lâm vọng về, thỉnh thoảng những ánh đèn nhấp nháy của những chiếc máy bay đơn lẻ vụt qua trên nền trời tối sẫm.
Sáng ngày 28 Tháng Tư, trong lúc đang thị sát binh sĩ tại những ổ kháng cự, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được điện thoại của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, tự xưng là Ðại Úy X (đã quá lâu nên Thiếu Tá Phạm Châu Tài quên mất tên của vị sĩ quan này). Qua điện thoại vị sĩ quan này lớn tiếng:
- Tôi báo động cho thiếu tá biết, thằng Cao Văn Viên đã bỏ đi rồi.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài ôn tồn nói với vị sĩ quan này:
- Ðại úy không nên dùng những ngôn ngữ đó. Dù sao Ðại Tướng Viên cũng là tổng tham mưu trưởng của toàn thể quân đội, và việc bỏ đi của Ðại Tướng Cao Văn Viên thuộc về lịch sử. Ðể lịch sử sau này sẽ phán đoán việc làm của đại tướng. Tôi sẽ tới Phòng 3 ngay bây giờ, chuyện đâu còn có đó.
Khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, ông không gặp vị sĩ quan đã gọi điện thoại cho ông. Hầu như Phòng 3 trống trơn, Thiếu Tá Tài không còn tin vào cặp mắt của mình. Xe cộ chạy dọc ngang, các sĩ quan cao cấp có xe Jeep chở đầy đồ đoàn trên xe. Người ta chạy tứ tung, kêu gọi nhau ơi ới. Nhìn ra ngoài cổng chính cũng như cổng phụ của Bộ Tổng Tham Mưu người ta ra vào lũ lượt. Vẫn còn những toán lính Quân Cảnh mang sắc phục hành sự tại hai điếm canh, song hình như họ cũng đứng đó bất lực như Thiếu Tá Phạm Châu Tài.
Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Ðại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Ðại Tá Tòng - Chỉ huy trưởng tổng hành dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Ðại Tướng Cao Văn Viên.
Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Ðại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng. Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.
Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Ðại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu - Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Ðại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đểbắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng.
Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh Việt Cộng, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, bị bỏ laị ngoài Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên Cộng Sản Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau khi Ðại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người vào, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách D ù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.
Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một tổng tham mưu trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu tổng tham mưu trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.
Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của tổng tham mưu trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này.
Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân tổng tham mưu trưởng còn có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:
- Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Ðã có giải pháp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:
- Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng Việt Cộng.
Ðêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ.
Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Sài Gòn qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của Cộng Sản đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Sài Gòn. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh Cộng Sản, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.
Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độvới Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng Quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người lính cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách Dù cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người lính hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.
Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Ðại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Ðộc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là quyền tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Ðại Tướng Dương Văn Minh, vị tổng tư lệnh tối cao của quân đội.
Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Ðại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
- Ðại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
- Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Cách Dù phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào.
Sau một khắc ngần ngừ, Ðại Tướng Minh nói:
- Mình không còn một cái gì để đánh cả.
Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia
- Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.
Ðầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
- Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của Cộng Sản trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong bao nhiêu năm sẽ...
- Tùy các em.
- Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.
Lại một phút nặng nề nữa trôi qua.
Sau cùng Tướng Minh nói:
- Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây.
Tùy các em.
Và rồi điện thoại bị cúp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Ðại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Ðộc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Ðại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.
Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.
Ðúng vào lúc đó thì tiếng Ðại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia BÀN GIAO, mà lệnh ÐẦU HÀNG VÔ ÐIỀU KIỆN.Các cánh quân Cộng Sản từ xa vẫn tiếp tục xít chặt vòng vây quanh Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng dường như súng thì đã ngưng nổ, và tất cả chìm trong một sự im lặng ngột ngạt.Khoảng 15 phút sau dân chúng cư ngụ ở gần Bộ Tổng Tham Mưu kêu gọi rối rít:
- Các ông ơi, đừng đánh nhau nữa. Hòa bình rồi. Ði về nhà đi thôi.
Dân chúng ùa tới mang rất nhiều quần áo dân sự, đặc biệt là những áo thun, đưa cho các binh sĩ Biệt Cách Dù:
- Thôi đừng mặc quân phục nữa, thay đồ đi.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài tập họp binh sĩ dưới quyền lần chót. Ông không còn ra lệnh cho thuộc hạ nữa, mà nói với những người anh em không may mắn của ông một lần cuối cùng:
- Chúng ta là Biệt Cách Dù, không có vụ đầu hàng. Thôi tan hàng, và lặn cho kỹ. Không có vụ đầu hàng... Biệt Cách Dù không thể đầu hàng...
Friday, April 23, 2010
30.4.1975 Tiếng Khóc Hờn Ai Oán
Một tấc quê hương, một tấc người.
Tôi đang đứng trên một bờ ruộng cạnh quốc lộ 1 hướng về Tây Ninh. Phía sau tôi là cây cầu cũng mang tên là cầu Bông trùng tên với cây cầu trong khu Đa Kao của thành phố Sài gòn. Cây cầu này là mốc địa giới giữa quận Hốc Môn của tỉnh Gia Định và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa. Trên các thửa ruộng sau hàng cây Trâm bầu thấp thoáng những chiếc xe tank M 113, M 48 mà binh sĩ Sư đoàn 25 Bộ binh đã bỏ lại sau khi tan hàng tập thể trong hơn tháng trước. Trí óc của một thanh niên mới vừa 18 tuổi tôi và Trí người em con cậu háo hức rảo bước vào các chiếc xe này. Trèo vào các chiếc xe tăng mà nghĩ về hình ảnh những người lính đã từng ngồi tại đây trong các chiến trận. Súng đạn vẫn còn nguyên trong xe và trên các bờ ruộng.
Là dân sống ở Sài gòn tôi theo mẹ về dưới vùng Hốc Môn này để tìm mua ruộng đất làm ăn trong buổi giao thời thay vì chờ nhà nước CS đưa đi vùng kinh tế mới. Có tiếng lên đạn. Tôi nhìn chung quanh và thấy vài thanh niên khác cũng chạc tuổi tôi đang cầm một cây M 16 trên tay. Một thanh niên đang chỉ dẫn cho bạn mình cách sử dụng cây súng rồi tiếng bấm cò, tiếng kim hoả mổ vào chỗ trống. Súng không có gắn đạn. Lập lại các động tác đó vài lần rồi họ vất cây súng đó trên bờ ruộng, kéo nhau đi.
Trí nói với tôi: Mình ráng kiếm xem coi có cây Côn nào không. Trí óc thanh niên ai cũng thích sở hữu một súng lục trong tay nhưng chúng tôi lục tìm trong các chiếc xe nhà binh này mà không tìm được cây súng Côn nào cả. Chúng tôi đi trở ra ngoài đường lộ. Một phụ nữ mặc áo trắng đang lui cui nhặt tìm một cái gì đó gần lề đường. Tiến lại gần người phụ nữ này. Bà đang xem từng tấm thẻ Căn cước quân nhân, Thẻ bài kim khí, Thẻ giấy lãnh lương của lính...nằm vương vãi trên đường và các cạnh bờ ruộng. Mắt người phụ nữ này đỏ hoe. Tôi hỏi :
- Dì kiếm gì vậy hả dì?
Nhìn chúng tôi, người phụ nữ trả lời: Chị xem coi có giấy tờ của anh ấy không? Chiến tranh chấm dứt rồi mà không thấy ảnh về. Thì ra chồng người phụ nữ này là một chiến binh Biệt động quân tăng phái chiến đấu trong khu vực Hốc Môn-Thành Ông Năm này trong những này cuối của chiến. Rồi nhìn chúng tôi, người phụ nữ kể :
- Ảnh tên Tia, Nguyễn văn Tia... Các em có thấy tấm thẻ bài hoặc giấy tờ nào tên Nguyễn văn Tia thì đưa cho chị nha. Rồi lầm bẩm: Anh Tia ơi! Anh ở đâu sao không về. Một mình em với các con biết làm cái gì bây giờ đây hả anh? Chúng tôi đi dọc theo các bờ ruông này. Dưới ngay một trụ điện ven đường, một hố cá nhân đã được ai đó lấp vội nhưng vẩn còn thấy các mảnh thân xác của một tử sĩ nằm bên dưới. Chúng tôi vội lùi xa khi luồng gió đồng từ đâu thổi đến làm bốc lên mùi tử thi bị rữa. Nằm không xa, một nấm đất mà ngay phía trên đầu là một cây súng M 16 cắm ngập xuống đất với chiếc mũ sắt lính chụp trên báng súng. Hình ảnh nấm mồ với cây súng này y chang trong một cảnh phim chiến tranh lúc tàn cuộc. Có tiếng người phụ nữ khi nãy gọi chúng tôi. Chúng tôi quay lại. Tôi nhìn khuôn mặt bà. Một phụ nữ miền Nam tuổi khoảng 40. Vẻ nhẫn nại chịu đựng với chút thoáng buồn của người vợ lính làm tôi tự dưng có cảm tình với bà. Bà hỏi chúng tôi :
- Các em có biết lính còn đóng quân ở đâu nữa không? Các em có nghe có thấy nơi nào trong vùng này lính quốc gia vẫn còn chiến đấu chưa ra hàng không? Chỉ cho chị biết đi.
Trí trả lời: Lính hay đóng trong khu rừng Điều lắm... Mà khi đó chứ bây giờ chắc không còn ai nữa đâu dì ơi.
Mắt người phụ nữ sáng lên, nhìn Trí, miệng lắp bắp hỏi dồn: Rừng Điều! Lính đóng ở đó hả? Cách đây bao xa? Làm sao đi vào đó được? Hay là em vào đó tìm anh Tia giúp chị đi. Chị gửi tiền cho em ngay bây giờ. Đi ngay đi em, giúp chị đi mà. Tội nghiệp chị.
Rồi người phụ nữ khóc nhìn chúng tôi. Tôi nhìn thằng Trí dò hỏi. Nó im lặng chốc lát rồi lắc đầu nói:
- Không còn ai trong đó nữa đâu dì ơi ! Cháu biết rõ như vậy với lại muốn đi vào đó phải có xuồng chứ lội bộ sình lầy không được.
Người phụ nữ mắt đỏ hoe vẫn cứ nài nỉ thằng Trí giúp rồi thấy không được bà quay qua nắm tay tôi van nài:
- Giúp chị nha em. Tôi nghiệp chị mà. Chị đâu có biết đường đi vào đó đâu.
Tự nhiên nước mắt bắt đầu rỉ ra từ mắt tôi. Tôi nói với bà:
- Dì ơi! cháu ở Sài gòn mới về đây có ít ngày hà. Cháu cũng không biết chỗ đó đâu. Nếu biết thì... nhưng chưa nói hết câu thì thằng Trí đã kéo tôi đi chỗ khác. Đi một quãng khá xa nó nói:
- Anh đừng nhận lời giúp bả. Làm sao mà đi vào đó được. Gần hai tháng giải phóng rồi, không còn lính nào sống ở trong đó hết. Em biết rõ như vậy.
Tôi quay đầu nhìn lại, người phụ nữ tay vẫn vẫy chúng tôi trong tiếng khóc.
Tiếp tục đi dọc theo trên đường. Đằng trước mặt có một chiến xa M 113 nằm sát bên rặng cây Bình bát ngay gần vệ đường. Tôi và Trí tiến lại. Nhìn qua cửa mở toang phía sau, chiến xa này có nguyên cả một cây súng Cối khá lớn còn nằm trong lòng xe. Tôi định trèo vào xe thì mũi ngửi một mùi xác chết. Nhìn kỹ một thi hài lính chiến nằm ngay trên sàn xe sát cạnh chân đế của cây súng Cối. Tiếng ruồi vo ve gần bên. Không có dấu vết đạn nào trên thân xe tăng. Như vậy, người chiến binh miền Nam VNCH này chắc chắn đã tự sát chết.
Bỏ chiếc xe tăng, chúng tôi trèo lên cây cầu nhỏ tiến vào một con rạch thông thương với con kênh chính sát gần mặt đường. Dọc theo con rạch này, những bụi hoa Sim dại tím sẫm đung đưa theo gió chiều. Có cái gì nổi lùm xùm trong các bụi Năng. Chúng tôi tiến lại xem. Một xác người đang trong giai đoạn rữa nát. Kinh quá! Chúng tôi đi tiếp để thấy thêm vài xác chết nổi dập dềnh đây đó. Những người này là thường dân. Chắc chắn như vậy vì họ mặc thường phục. Hầu hết là đàn ông nhưng cũng có xác của phụ nữ nữa. Trí kéo tay tôi chỉ về một cái xác nổi gần bờ hai tay bị trói chặt. Bước chồm sát tới để xem cái xác, chân thằng Trí đạp vào vài viên đất trên bờ làm chúng lăn tòm xuống nước. Nghe động, một đàn cá Rô bơi ra từ dưới bụng của xác người này . Trên lưng áo trắng bỏ vào quần vẫn còn dấu những vết đạn, máu loang lổ. Họ là ai và bị ai giết?
Rồi tôi thấy ở khá xa tuốt trong phía sâu có bóng hai người đang lui cui làm cái gì khuất sau các hàng cây Dứa dại cạnh bờ rạch. Tôi và Trí tiến lại. Một người phụ nữ và một cô gái tuổi thiếu niên đang cúi đầu đọc kinh lâm râm. Một tờ báo trải ngay trên mặt đất với ít bánh ngọt trên đó. Vài cây nhang đang cháy khói nghi ngút cắm gần một dép nhựa loại có dây quai gót phía chân trái. Tôi nhìn xuống con rạch. Xác một người đàn ông áo sọc ca rô nổi phình trên các bụi cây Năn-Lác mà chân phải vẫn còn mang dép. Tôi và Trí đứng yên lặng trong chốc lát rồi quay ra. Gió đồng mang mùi xác chết đến mũi chúng tôi. Một cái mùi đặc biệt không lẫn vào đâu được. Sau lưng tôi bây giờ là tiếng khóc than của hai mẹ con người này. Tôi nhìn cảnh vật chung quanh. Đồng quê buổi chiều thật êm ả. Vài cánh cò trắng bay chập chờn xa xa như trong các câu chuyện, hình ảnh về các cảnh đồng quê yên bình. Nhìn ra phía đường lộ, vài chiếc xe hai bánh, xe đò vẫn bình thản chạy qua. Không ai biết trên đường, người đi tìm tung tích chồng mình và trong con rạch này, người đang khóc than cho số phận của thân nhân mình. Hết chiến tranh mà sao vẫn mầu thê lương tại đây?
Trời đã chiều trên cánh đồng tàn cuộc chiến. Tiếng gió bây giờ thổi mạnh, rít từng cơn qua các cành cây kẽ lá như lời đang than van của các quả phụ miền Nam VNCH bại trận.
Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.
Viết để tưởng nhớ ngày 30-4-1975.
Phạm thắng Vũ
Tuesday, April 20, 2010
Cuộc di tản nhân đạo
Đỗ Văn Phúc
Ba mươi năm trước đây, nước Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử do sự tráo trở thất hứa của người bạn đồng minh Hoa Kỳ. Một trong nhiều nguyên nhân chính là ác ý của bọn nhà báo vô lương tâm đã xuyên tạc, bôi đen tình hình chính trị và quân sự tại miền Nam để làm cho dư luận phản chiến Hoa Kỳ rầm rộ phản đối và mạt sát chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, dẫn đến sự biểu quyết của lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ đi từ cắt giảm viện trợ cho đến khi chém nhát dao cuối cùng chí tử vào chính phủ và nhân dân miền Nam.
Người còn sống mà còn bị bôi nhọ và vô phương chống đỡ. Nói chi đến người đã chết thì không còn cơ hội nào để biện minh. May mà những thập niên vừa qua, nhiều nỗ lực đã được thực hiện do các cựu tướng lãnh và các chính khách Hoa Kỳ vì bị thôi thúc bởi lương tâm mà đã lên tiếng để trả lại sự thật cho lịch sử; trong đó có vấn đề vãn hồi danh dự cho chính phủ và quân lực VNCH. Nhiều chính khách, quân nhân, nhà báo Việt Nam cũng hết lòng đóng góp vào nỗ lực trên qua hàng trăm bài báo, tài liệu, sách vở, và những bài tham luận đọc trước các hội nghị quốc tế về Viêt Nam. Tuy quá muộn màng, nhưng ít ra cũng giúp cho công luận thế giới thấy được chính nghĩa của miền Nam và sự man trá hung tàn của chế độ Cộng Sản để góp phần nào vào cuộc đấu tranh cho Tự do dân chủ tại Việt Nam hiện nay.
Mới đây, nhân nhớ lại ngày tang thương 30-4, nhiều người đã luôn dịp nhắc nhở đến kỷ niệm 35 năm ngày di tản hàng trăm trẻ em mồ côi do Hoa Kỳ tổ chức trong chiến dịch Baby Lift vào những ngày rối ren đen tối cuối cùng trước khi mất miền Nam. Trên tờ báo Người Việt Tây Bắc ngày 13 tháng 4, 2010 có đăng một bài của cô Hà Giang phỏng vấn bà Betty Tisdale về cuộc di tản nhân đạo này (Cô Hà Giang là phóng viên báo Người Việt tại Nam Cali, nên có lẽ bài viết này đã được đăng trên Người Việt).
Bà Tisdale năm nay 87 tuổi, là phụ nữ can đảm và nhân ái đã đóng vai trò rất quan trọng trong kế hoạch di tản được 216 trong số khoảng 400 trẻ em của Viện Mồ Côi An Lạc vào ngày 12 tháng 4, năm 1975.
Tất cả những chi tiết trong đời bà Tisdale đều nói lên tấm lòng nhân ái bao la của người phụ nữ Mỹ Betty Tisdale đã có mặt ở Sài Gòn trong những ngày nguy hiểm nhất để thực hiện một việc mà phóng viên Hà Giang gọi là vô tiền khoáng hậu vì bà cho rằng:”Chỉ biết là tôi không thể để cho các em sống trong thế giới vô thần của chủ nghĩa Cộng Sản!”.
Tuy nhiên, khi nói về việc xin phép cho các em mồ côi được di tản, bà Tisdale đã kể lại rằng bà đem danh sách các em lên trình Bộ Xã Hội VNCH để xin phép. Tại đây, theo lời bà thì Bác Sĩ Phan Quang Đán, Thứ Trưởng Bộ Xã Hội đã nói:
“Chúng tôi sẽ cố thủ, chúng tôi không thể bỏ cuộc. Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.Tôi rất tiếc là không thể để cho các em đi được. Đó là quyết định của chính phủ tôi.”
(trích nguyên văn theo bài viết của Hà Giang)
Gần cuối bài phỏng vấn, bà lại nhắc câu nói của Bác Sĩ Phan Quang Đán một lần nữa:
“Tôi đã ra đi, bỏ lại gần hai trăm đứa con mình đã săn sóc cả mười bốn năm trời.Và lời nói của Thứ Trưởng Phan Quang Đán mãi cứ vang trong tai tôi. ‘Chúng tôi sẽ cố thủ. Chúng tôi không thể bỏ cuộc.Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.’”
Điều này làm chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng. Hơn hai mươi năm chiến tranh, có những giai đoạn thật tàn khốc, và khó khăn về tài nguyên nhân lực, chính phủ miền Nam chưa hề phải xử dụng đến các thiếu niên để cầm súng; trong khi đối phương chúng ta là phe Cộng Sản đã phải tuyển mộ nhiều thiếu niên mười lăm mười sáu. Hoặc trong các khu Việt Cộng kiểm soát, ngay các em bé 7, 8 tuổi và các cụ già gần đất xa trời cũng được huấn luyện để ném lựu đạn hay bắn súng. Sự khác biệt giữa chúng ta và đối phương là một bên là một xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật, biết tôn trọng luân thường đạo lý, và một bên kia là xã hội man rợ, chỉ biết dùng bất cứ phương tiện nào cho mục đích của họ mà thôi. Chính sách của các chính phủ miền Nam rất rõ ràng, chỉ động viên thanh niên trên 18 tuổi mà thôi. Trong thực tế, có nhiều trường hợp các em 16, 17 vì ham đời binh nghiệp, đã làm giấy khai sinh giả để đầu quân. Nhưng nếu quân đội phát giác ra hay do cha mẹ khiếu nại, các em đều được trả về với gia đình.
Để tìm hiểu sự thực về câu nói trên của cố BS Phan Quang Đán, ký giả LC của báo Chính Nghĩa (Atlanta) cùng chúng tôi gọi điện thoại đến bà Tisdale để tìm hiểu cho rõ vấn đề, thì được bà hứa sẽ trả lời nếu gửi bằng email cho bà. Bà đã cho chúng tôi địa chỉ email. Qua ngày thứ Ba 20-4-2010, chúng tôi không nhận hồi đáp, nên đã gọi điện thoại lần nữa. Lần này, bà đã than rằng bà quá già nên không nhớ hết mọi chuyện. Bà nói với chúng tôi “Nếu thấy sai gì thì xin cứ sửa!”
Thật khó xử cho chúng tôi. Làm sao chúng tôi có quyền sửa lại những điều do chính bà đã nói ra?
Vì thế, chúng tôi cũng có thể đặt vài giả thuyết. Hoặc bà đã không nhớ rõ, nên nói những điều không chính xác. Hoặc ký giả Hà Giang đã nghe lầm hay dịch từ lời của bà Tisdale qua Việt ngữ thiếu chính xác.
Chúng ta kính phục và biết ơn nghĩa cử của bà Tisdale. Nhưng chúng ta khó chấp nhận được một lời nói xúc phạm đến danh dự của một chính phủ, một chế độ Cộng Hoà, dù nó không còn hiện hữu. Chúng ta đã từng tả xung hữu đột để xoá tan những dư luận độc ác của truyền thông và phản chiến Hoa Kỳ; dĩ nhiên chúng ta sẽ rất đau lòng khi thấy sự ngộ nhận từ một phụ nữ mà nhiều người trong chúng ta khâm phục và biết ơn.
Chúng tôi mong rằng các tổ chức Cộng Đồng, các đoàn thể Quốc gia nên tìm hiểu thật kỹ và cùng lên tiếng về sự việc này. Chúng tôi không rõ cụ Phan Quang Đán hiện còn sống hay đã qua đời. Vì cụ là người đầu tiên có thể minh chính lời nói trên để gỡ oan cho chính phủ VNCH. Nếu chẳng may, cụ không còn trên thế gian này, thì chúng ta sẽ xin bà Tisdale vì lương tâm trong sáng mà có lời đính chính vậy. Chúng tôi trân trọng đề nghị ký giả Hà Giang của báo Người Việt nên tiếp xúc với Bà Betty Tisdale và cho cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản được rõ thực chất của vấn đề.
Đỗ Văn Phúc
Sunday, April 11, 2010
Một phụ nữ Mỹ cưu mang 216 cô nhi Việt
Sunday, April 11, 2010 | ||
|
Ngô Nhân Dụng
Chúng ta mới có dịp gặp gỡ, trên tờ báo này, những nhân vật đã bị quên lãng trong 35 năm qua, kể từ sau biến cố năm 1975, như em Vũ Tiến Kính và bà Betty Tisdale. Nhiều độc giả Người Việt đã bày tỏ nỗi xúc động sau khi đọc câu chuyện em Kính đi tìm nguồn cội Việt Nam của mình. Nhờ duyên lành được một bác sĩ của trường UCLA chăm sóc em khi mới đến Mỹ, em bé mồ côi Vũ Tiến Kính đã được phóng viên Người Việt đưa về Little Sài Gòn hòa nhập trong cộng đồng người Việt. Vào cuối Tháng Tư này, em sẽ trở lại đây hội ngộ với đồng bào, bao nhiêu cánh tay đang chờ ôm lấy đứa con bị thất lạc suốt 35 năm, đang tìm về cùng cô dì, chú bác, anh chị em.
Ðầu tuần này, cũng trên mặt báo Người Việt, chúng ta lại được nghe Hà Giang kể câu chuyện bà Tisdale, người đã vận động mang được 2 trăm trẻ em mồ côi Việt Nam sang Mỹ vào những ngày cuối Tháng Tư năm đó, mà em Kính là một trong số trẻ may mắn này. Cùng lúc đó, ở Sài Gòn, báo Tuổi Trẻ đã kể câu chuyện cô Trista Goldberg, một trẻ mồ côi được bốc khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng Tư 1975, lúc cô mới lên 4 tuổi. Cô Trista đã tìm lại được cha mẹ nuôi cũ hồi cô ở Việt Nam, rồi tìm được cả cha mẹ ruột và anh chị em, sau khi cả hai gia đình đã sang Mỹ sống. Cô Trista dùng mạng lưới Internet liên lạc với trên 50 trẻ em mồ côi khác, cũng ra đi trong những chuyến không vận năm 1975. Cô đã lập một tổ chức giúp họ tìm cha mẹ, thân nhân. Tổ chức tên là Operation Reunite, Chiến dịch Tái Ngộ, dùng Facebook để nói chuyện với nhau, trao đổi tin tức. Dù có người giúp hay không, những đứa trẻ bị quên lãng trong suốt 35 năm qua vẫn muốn về tận nguồn gốc, tìm hiểu tổ tiên và nhận họ hàng.
Cuối Tháng Tư này, quý vị trong vùng Little Saigon sẽ có cơ hội gặp bà Betty Tisdale, một người xả thân vì việc nghĩa, mà sau khi đọc bài báo của Hà Giang nhiều độc giả đã gọi bà là một vị tiểu bồ tát. Nhưng trong cùng bài báo trên, Hà Giang cho biết chính bà Betty Tisdale đã gọi bà Vũ Thị Ngãi, và Bác Sĩ Tom Dooley là những vị “thánh.” Bà Ngãi là người trông nom cô nhi viện An Lạc ở Sài Gòn trước 30 Tháng Tư, năm 1975, sau khi đã đưa 80 em trẻ mồ côi từ Bắc di cư vào Nam năm 1954. Betty Tisdale đã đọc sách của Bác Sĩ Thomas Dooley nên biết đến bà Ngãi và công cuộc nuôi cô nhi của bà tại Việt Nam. Bác sĩ là người đã khuyên bà Tisdale hãy đi Việt Nam, hãy tới thăm Cô nhi viện An Lạc. Những lời ông khuyên, trên giường bệnh, trước khi ông qua đời vì ung thư khi mới 34 tuổi, đã thay đổi cuộc đời của người phụ nữ này. Bà Tisdale đã gặp các cô nhi, hàng ngàn “đứa con” của bà Vũ Thị Ngãi, từ năm 1961 đến năm 1975. Bà đã dùng cuộc đời sau đó của mình để đi tìm các nguồn tài trợ giúp nuôi các trẻ em mồ côi này, mặc dù bà vẫn sống và làm việc như mọi phụ nữ Mỹ bình thường khác. Và Tháng Tư năm 1975 bà Tisdale đã vận động để đưa được 219 trẻ em mồ côi qua tới Los Angeles, rồi dần dần trao các em cho các gia đình cha mẹ nuôi. Ðã 35 năm qua, năm nay là lần đầu tiên bà Betty Tisdale, nay 87 tuổi, sẽ chính thức “tái ngộ” với cộng đồng người Việt Nam, ở California. Ðể người Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn với một con người có tấm lòng từ bi vô lượng và một ý chí phi thường khi muốn làm việc nghĩa.
Trên thế giới không thiếu gì những người giầu lòng từ bi. Cũng trong số báo Người Việt đầu tuần này, quý vị đã đọc chuyện một gia đình người Việt ở Mỹ hàng năm vẫn về làm việc thiện tại một ngôi chùa ở Huế. Phóng viên Trần Tiến Dũng đã chứng kiến cảnh hàng trăm người kém mắt được Ni Sư Minh Tú mời về chùa nhận những món quà do lòng từ thiện của người Việt giúp đỡ người Việt. Có những cụ già 90 tuổi, hoàn toàn mù lòa, tai không còn nghe được nữa; có cả những em mù từ tấm bé, được mẹ ôm tới chùa. Mỗi lần trên báo này kể một câu chuyện thương tâm ở trong nước, rất nhiều độc giả đã viết thư xin địa chỉ các nạn nhân để trực tiếp giúp.
Trong xã hội người Việt, ở ngoại quốc cũng như ở trong nước, có bao nhiêu người muốn làm việc thiện, và rất nhiều người có thể sẵn sàng xả thân vì đạo nghĩa. Một điều khác biệt, là ở những nơi con người được sống tự do thì người ta có thể làm việc thiện hiệu quả hơn. Bởi vì một người làm việc thiện một mình đã là rất tốt, nhưng nếu 10 người, 100 người cùng góp sức, cùng tổ chức chung để làm việc thiện thì kết quả không phải chỉ nhân lên 10 lần hay tăng lên gấp 100 lần, mà có thể tăng lên hàng vạn, hàng triệu lần sức của một cá nhân.
Ðọc câu chuyện về bà Betty Tisdale, chúng ta thấy công việc bà làm đã sử dụng tới nhiều tổ chức trong xã hội công dân ở Việt Nam cũng như ở Mỹ. Bà Tisdale không thể thực hiện được ý nguyện độ sinh của mình dễ dàng, nếu không có bà Vũ Thị Ngãi và những người khác, đã tổ chức ra cô nhi viện An Lạc ở Việt Nam. Chính các tổ chức tư nhân, trong đó có nhiều tôn giáo tham dự, đã lo hàn gắn các “vết thương xã hội” trong thời chiến tranh ở miền Nam. Chính quyền không đủ sức lo tất cả, các công dân tự động đứng ra làm các việc đó. Ðó là ý nghĩa của sự thành hình xã hội công dân. Trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, mọi người dân cũng được tự do làm việc từ thiện, tổ chức các hội thiện nguyện, mà không bị các cán bộ trong một “Mặt trận Tổ quốc” nào theo dõi, kiểm soát tư tưởng chính trị!
Ở nước Mỹ, xã hội công dân còn mạnh hơn nữa. Khi cần giúp các em cô nhi ở Sài Gòn, bà Tisdale trở về Mỹ vận động các hội thiện, các nhà thờ, bệnh viện, để xin thuốc men, tiền bạc, thực phẩm. Các tổ chức tư nhân, tự nguyện này, tạo thành một xã hội công dân Mỹ, hoàn toàn độc lập với chính quyền Mỹ. Ðây là một truyền thống trong xã hội Mỹ từ thời lập quốc, mà các nhà quan sát nước ngoài như Alexis de Tocqueville đã khen ngợi. Xã hội công dân năng động chính là một nền tảng giúp cho chế độ tự do dân chủ ở nước Mỹ được bền chặt, không qua những cảnh thăng trầm như ở Âu Châu.
Bà Tisdale không bao giờ quên một câu Bác Sĩ Tom Dooley khuyên bà, khi ông nằm chờ chết trên giường bệnh, “Ðừng bao giờ quên rằng một người bình thường cũng có thể làm được những việc phi thường.”
Trên thế giới, và trong nước Việt Nam của chúng ta, có biết bao nhiêu người bình thường với tấm lòng từ bi. Họ có thể làm được những việc phi thường, như bà Tisdale, nếu có hoàn cảnh thuận tiện. Chúng ta có thể tạo ra được những hoàn cảnh thuận lợi, bằng cách xây dựng một xã hội trong đó mọi công dân đều được tự do hội họp lại để cùng làm việc công ích, mà không cần phải xin giấy phép, không bị điều tra lý lịch chính trị - chắc chắn không bị điều tra từ ông bà tổ tiên ba đời trước! Mẹ Teresa đáng được phong thánh, dù bà theo bất cứ tôn giáo nào. Nhưng nếu bà Agnès Gonxhe Bojaxhiu sống ở trong một nước thiếu tự do, như tại quê hương bà ở Albanie, thì bà không thể thực hiện được những công trình lớn lao như bà đã làm được tại Ấn Ðộ. May mắn, quê hương thứ hai của bà là một nước tự do dân chủ, cho nên bà mới được tự do dựng trường học, lập nhà thương, khuyến khích mọi người tự động đứng ra tổ chức làm công việc thiện nguyện chung với nhau, mà không bị một chính quyền độc tài nghi ngờ rồi ngăn cản. Năm 1950, Mẹ Teresa lập Hội Truyền Giáo Bác Ái. Năm 1952, bà thành lập Nhà của Những Người Ðang Chết. Nếu Mẹ Teresa không đến Ấn Ðộ mà lại tới Trung Hoa để làm việc thiện, thì chắc chắn sau năm 1949 bà sẽ phải bó tay. Vì Mao Trạch Ðông cũng như Stalin không bao giờ cho phép xã hội công dân được phát triển độc lập ngoài tầm kiểm soát của đảng cộng sản.
Các chế độ độc tài thường ngăn cấm người dân không cho tự do lập hội. Họ có thể cho phép những người bất mãn ngồi quán chửi chế độ mà không ai bị bắt. Nhưng nếu có 3 người, 5 người muốn họp nhau lại làm một việc gì chung, mà chính quyền thấy không kiểm soát được về mặt chính trị là họ sẽ cấm ngay. Trong các chế độ độc tài người ta đặt ra đủ các thứ “giấy phép” để ngăn cấm những hoạt động mà họ nghi ngờ. Mà các chế độ độc tài thì nghi ngờ tất cả mọi người dân. Trong bài trước, mục này đã kể tại Ba Lan chính quyền chấp nhận những lời khai của công dân mà không cần phải thị thực chữ ký, một cách giản dị hóa thủ tục hành chánh đỡ làm mất thời giờ của dân. Ông bộ trưởng Tài Chánh Ba Lan giải thích: Nguyên tắc là hãy tin dân đã; bao giờ có bằng cớ họ nói dối thì sẽ dùng luật pháp trừng phạt. Ở các chế độ độc tài thì ngược lại, chính quyền bao giờ cũng nghi ngờ dân trước đã. Xã hội công dân không phát triển được vì không có quyền tự do hội họp và lập hội. Một cách ngăn cản các quyền tự do của dân là thiết lập những hàng rào giấy phép! Trên mặt kinh tế, hậu quả của chính sách độc tài vẫn còn tác hại. Trong một bài phỏng vấn gần đây trên báo Tiền Phong, Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh nhận xét về nạn giấy phép sinh sôi, “Luật Doanh nghiệp khi ra đời đã xóa bỏ được 180 giấy phép con, chuyển đổi 286 giấy phép khác. Nhưng đến nay, giấy phép đã mọc thêm hơn 400 cái. Những giấy phép này được quy định trong luật, trong nghị định.”
Nhiều vị độc giả Người Việt ở trong nước chắc cũng rất cảm động đọc những câu chuyện các em Vũ Tiến Kính, Trista Goldberg, chuyện bà Tisdale. Năm 1975, bà Tisdale chắc khó lòng tìm được nơi an trú cho 219 trẻ em mồ côi người Việt, nếu không nhờ một tổ chức thiện nguyện là Tressler Lutheran ở tiểu bang Pennsylvania đứng ra giúp các thủ tục giấy tờ tìm cha mẹ nuôi. Ðó là một tổ chức độc lập với chính quyền nước Mỹ, một trong hàng trăm ngàn, hàng triệu tổ chức tư nhân ở Mỹ, giường cột của xã hội Mỹ. Cô Trista cũng không thể thành lập một tổ chức như Operation Reunite quy tục các trẻ em mồ côi 1975, nếu cô không sống trong một nước với xã hội công dân năng động như ở nước Mỹ. Nếu sống ở một nơi mà Facebook bị cấm, Internet bị kiểm duyệt, thì cô làm sao gặp gỡ được 50 người cùng cảnh ngộ? Chính nhờ có tự do, cho phép xã hội công dân phát triển, mà “những người bình thường cũng có thể làm được những việc phi thường.”
Nguồn: http://thoichinhchien.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét