Mỹ hé lộ chương trình tấn công ngoài vũ trụ của Trung Quốc
Dân trí . Bản báo cáo sắp được công bố của Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung thuộc Quốc hội Mỹ đã bị rò rỉ các chi tiết mới trong chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc.
Hình minh họa cho vệ tinh có khả năng tấn công ngoài không gian (Ảnh: Sputnik)
Tờ Washington Times ngày 15/10 dẫn báo cáo nêu trên cho
biết các chương trình của Trung Quốc được phát triển nhằm phá hủy hoặc
gây nhiễu hệ thống vệ tinh củ Mỹ, cũng như giới hạn khả năng chiến đấu
của các đơn vị Mỹ trên toàn thế giới.
"Trung Quốc đang theo đuổi các chương trình phòng vệ ngoài không gian vũ trụ, trong đó bao gồm tên lửa chống vệ tinh trực tiếp, hệ thống chống vệ tinh xuyên lục địa, các hệ thống mạng, các thiết bị gây nhiễu sóng và vũ khí sử dụng năng lượng trực tiếp. Ngoài ra, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng có khả năng tấn công ngoài không gian", báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo, quân đội Trung Quốc có kế hoạch sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm tấn công trực tiếp, tấn công điện tử và tấn công mạng vào các vệ tinh và các hệ thống hỗ trợ dưới mặt đất của đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột.
Thời gian qua, Trung Quốc được cho là đang phát triển tên lửa có thể bắn vệ tinh ở quỹ đạo thấp và quỹ đạo cao, tên là SC-19 và DN-2. Các vụ thử hai loại tên lửa này đã được thử nghiệm trong thời gian qua.
Tên lửa bắn vệ tinh ở tầng cao của quỹ đạo DN-2 có thể bắn trúng vệ tinh GPS của Mỹ song loại vũ khí này được đánh giá phù hợp để tấn công các vệ tinh do thám, theo dõi hay tình báo của Mỹ. Theo dự đoán, Trung Quốc có thể triển khai tên lửa này trong giai đoạn từ 5 tới 10 năm nữa.
Đối với các loại vũ khí của đối phương bên ngoài không gian, Trung Quốc đang phát triển hệ thống vệ tinh xuyên lục địa.
"Các hệ thống này bao gồm một vệ tinh được trang bị với vũ khí có thể là thiết bị nổ, vũ khí tấn công dùng năng lượng trực tiếp, thiết bị phá sóng hoặc cánh tay tự động", báo cáo nêu rõ.
Khi đó, các vệ tinh "tấn công" của Trung Quốc sẽ tiếp cận vệ tinh đối phương rồi tấn công và phá hủy chúng. Ngoài ra, vệ tinh nếu được trang bị cánh tay tự động có thể tấn công trực tiếp hoặc gây hư hại một phần.
Năm 2008, một vệ tinh của Trung Quốc từng chỉ cách Trạm Vũ trụ Quốc tế khoảng 40 mét mà không gây ra bất cứ sựu chú ý nào. Vụ việc này từng được cho là một phần trong cuộc tấn công giả định bằng vệ tinh xuyên quỹ đạo.
Báo cáo của ủy ban trên, vốn sẽ được công bố chính thức vào tháng tới, cho biết Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tin rằng bằng cách phá hủy hay gây hư hại hệ thống vệ tinh của đối phương đóng vai trò quan trọng để giành ưu thế và mối đe dọa tấn công vệ tinh ngoài không gian hiện nay có nguy cơ cao hơn mối đe dọa hạt nhân.
Báo cáo nêu rõ: "Quân đội Trung Quốc coi hệ thống vệ tinh có ý nghĩa sống còn với các lực lượng của Mỹ. Giới phân tích cho rằng các hoạt động của quân đội Mỹ sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là với các đơn vị sử dụng các loại vũ khí trang bị hệ thống dẫn đường".
Quân đội Trung Quốc ước tính có khoảng 50 vệ tinh do thám, cùng với các thiết bị bay không người lái của Mỹ từng đáp ứng 70% quá trình trao đổi thông tin liên lạc trên chiến trường trong chiến dịch tấn công ở Kosovo hồi những năm 1990.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng lên kế hoạch tấn công mạng để giành quyền kiểm soát các vệ tinh bằng sử dụng sóng điện tử từ vệ tinh của nước này. Giới nghiên cứu Trung Quốc đã từng đề cập tới khả năng rằng, trong một cuộc xung đột, quân đội Trung Quốc "sẽ tìm cách tấn công các hệ thống máy tính của Mỹ để điều khiển các hệ thống vệ tinh và những cơ sở hỗ trợ trên mặt đất".
Dân trí . Bản báo cáo sắp được công bố của Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung thuộc Quốc hội Mỹ đã bị rò rỉ các chi tiết mới trong chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1000x541. |
Hình minh họa cho vệ tinh có khả năng tấn công ngoài không gian (Ảnh: Sputnik)
"Trung Quốc đang theo đuổi các chương trình phòng vệ ngoài không gian vũ trụ, trong đó bao gồm tên lửa chống vệ tinh trực tiếp, hệ thống chống vệ tinh xuyên lục địa, các hệ thống mạng, các thiết bị gây nhiễu sóng và vũ khí sử dụng năng lượng trực tiếp. Ngoài ra, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng có khả năng tấn công ngoài không gian", báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo, quân đội Trung Quốc có kế hoạch sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm tấn công trực tiếp, tấn công điện tử và tấn công mạng vào các vệ tinh và các hệ thống hỗ trợ dưới mặt đất của đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột.
Thời gian qua, Trung Quốc được cho là đang phát triển tên lửa có thể bắn vệ tinh ở quỹ đạo thấp và quỹ đạo cao, tên là SC-19 và DN-2. Các vụ thử hai loại tên lửa này đã được thử nghiệm trong thời gian qua.
Tên lửa bắn vệ tinh ở tầng cao của quỹ đạo DN-2 có thể bắn trúng vệ tinh GPS của Mỹ song loại vũ khí này được đánh giá phù hợp để tấn công các vệ tinh do thám, theo dõi hay tình báo của Mỹ. Theo dự đoán, Trung Quốc có thể triển khai tên lửa này trong giai đoạn từ 5 tới 10 năm nữa.
Đối với các loại vũ khí của đối phương bên ngoài không gian, Trung Quốc đang phát triển hệ thống vệ tinh xuyên lục địa.
"Các hệ thống này bao gồm một vệ tinh được trang bị với vũ khí có thể là thiết bị nổ, vũ khí tấn công dùng năng lượng trực tiếp, thiết bị phá sóng hoặc cánh tay tự động", báo cáo nêu rõ.
Khi đó, các vệ tinh "tấn công" của Trung Quốc sẽ tiếp cận vệ tinh đối phương rồi tấn công và phá hủy chúng. Ngoài ra, vệ tinh nếu được trang bị cánh tay tự động có thể tấn công trực tiếp hoặc gây hư hại một phần.
Năm 2008, một vệ tinh của Trung Quốc từng chỉ cách Trạm Vũ trụ Quốc tế khoảng 40 mét mà không gây ra bất cứ sựu chú ý nào. Vụ việc này từng được cho là một phần trong cuộc tấn công giả định bằng vệ tinh xuyên quỹ đạo.
Báo cáo của ủy ban trên, vốn sẽ được công bố chính thức vào tháng tới, cho biết Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tin rằng bằng cách phá hủy hay gây hư hại hệ thống vệ tinh của đối phương đóng vai trò quan trọng để giành ưu thế và mối đe dọa tấn công vệ tinh ngoài không gian hiện nay có nguy cơ cao hơn mối đe dọa hạt nhân.
Báo cáo nêu rõ: "Quân đội Trung Quốc coi hệ thống vệ tinh có ý nghĩa sống còn với các lực lượng của Mỹ. Giới phân tích cho rằng các hoạt động của quân đội Mỹ sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là với các đơn vị sử dụng các loại vũ khí trang bị hệ thống dẫn đường".
Quân đội Trung Quốc ước tính có khoảng 50 vệ tinh do thám, cùng với các thiết bị bay không người lái của Mỹ từng đáp ứng 70% quá trình trao đổi thông tin liên lạc trên chiến trường trong chiến dịch tấn công ở Kosovo hồi những năm 1990.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng lên kế hoạch tấn công mạng để giành quyền kiểm soát các vệ tinh bằng sử dụng sóng điện tử từ vệ tinh của nước này. Giới nghiên cứu Trung Quốc đã từng đề cập tới khả năng rằng, trong một cuộc xung đột, quân đội Trung Quốc "sẽ tìm cách tấn công các hệ thống máy tính của Mỹ để điều khiển các hệ thống vệ tinh và những cơ sở hỗ trợ trên mặt đất".
Ngọc Anh
Theo Washington Times
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36310
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét