VOA: Trung Quốc có đánh Việt Nam không?
Thứ năm, 23/07/2015, 10:28 (GMT+7) (Bạn đọc) - “Trung Quốc có đánh Việt Nam không?” – ắt hẳn đây sẽ là câu hỏi lớn của tất cả người dân Việt Nam hiện nay. Trang VOA ngày 22/07 vừa có bài viết phân tích về vấn đề này của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc – chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Kính mời các độc giả tham khảo.Đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới. Thủ tướng ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng như Mặt trận Tổ quốc hợp tác chặt chẽ với nhau chống lại các uy hiếp từ bên ngoài. Gần đây, trên các diễn đàn mạng, người ta xôn xao trước tin tức Việt Nam cho chở các xe thiết giáp và súng đại bác từ Bắc vào Nam. Rộ lên tin đồn: Trung Quốc sắp tấn công Việt Nam. Điều đó liệu có thật hay không?..
http://nguyentandung.org/voa-trung-quoc-co-danh-viet-nam-khong.html
CHỪNG NÀO TRUNG QUỐC ĐÁNH VIỆT NAM?
Posted by adminbasam on 04/10/2015
Đỗ Nguyên Văn
3-10-2015
Vừa qua, ngày 25/9/2015 trong buổi họp báo ở vườn Hồng tòa Bạch ốc, ông Tập Cận Bình tuyên bố: “Các quần đảo ở Nam Hải là lãnh thổ của Trunh quốc từ cổ đại”. Đây là tuyên bố dõng dạc nhất kể từ trước tới nay, được phát trực tiếp từ miệng của lãnh tụ tối cao Trung quốc với đương kim lãnh tụ trái đất. Thế là đã rõ: mục tiêu số 1 của TQ là chiếm Biển Đông, chiếm Hoàng sa, Trường sa. TCB cũng cam đoan thực thi chính sách hòa bình, không bá quyền, không gây mất an ninh và tự do hàng hải và ông nhấn mạnh: “TQ không muốn có xung đột, đối đầu với Mỹ và mong muốn hợp tác vì ích lợi chung”. Ông ta cũng nói: “cả hai bên phải vì lợi ích cốt lõi của nhau, tránh tính toán sai lầm chiến lược, kiểm soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt”.
Khái niệm “ích lợi chung” hoặc “lợi ích cốt lõi” được hiểu ra sao? Ngôn ngữ kẻ cướp thường mờ ảo như vậy! Nhưng việc nầy thì có lẽ ai cũng hiểu ông muốn nói: Mỹ và TQ là hai nước lớn, có ích lợi chung và cốt lõi khác với ích lợi các nước nhỏ ở biển Đông, việc gì phải quan tâm tới đám “xí lố cố”. Về phía Mỹ, ông Obama lặp lại rằng nước Mỹ không quan tâm đến tuyên bố chủ quyền của các nước ở biển Đông mà chỉ quan tâm đến tự do và an ninh hàng hải, quan tâm đến sự tuân thủ luật pháp quốc tế. Quan điểm hai bên có một chút khác biệt, khéo léo một chút thì có thể xích lại gần nhau, nhất là quốc hội Mỹ nổi tiếng thực dụng.
Để thực hiện mục tiêu số một của mình là chiếm lấy biển Đông, TQ sẽ phải đánh VN là cái chắc. Vậy chừng nào đánh và đánh như thế nào? Mời các bạn cùng tôi nghiên cứu kịch bản nầy: vào một ngày, trong tháng 5, năm 2016, bất ngờ 50 vạn quân TQ vượt biên giới phía bắc nước ta; VN bình tĩnh điều quân thủ hiểm, đồng thời hệ thống truyền thông tích cực tố cáo trước dư luận quốc tế; các nước Nhật, Pháp, ẤN, Anh, Mỹ… cùng mạnh mẽ phản đối và chuẩn bị họp hội đồng bảo an LHQ. Cũng nên biết rằng không nước nào có trách nhiệm pháp lý đối với ta nên họ chỉ phản đối suông thôi! Nhưng trước áp lực quốc tế, TQ đủng đỉnh triệt thoái quân từng phần, nhấp nhứ, thò thụt… câu giờ.
Trong lúc ấy, 100.000 tàu cá có vũ trang, với sự yểm trợ của đại pháo tự hành đặt ở đảo đá Vành Khăn, vây chặt các đảo của VN. Chiến sĩ trên đảo không được nổ súng, CHỜ LỆNH! Năm 1988 các chiến sĩ cũng không được phép nổ súng! Năm ấy ta mất 6 đảo đồng thời dùng máu của 64 anh em nhuộm đỏ một vùng biển để bọn Tàu thấy sợ, nào ngờ chúng chẳng sợ mà chỉ quay phim chơi! Những thước phim vô cùng bi tráng, tô thắm mối tình gắn bó giữa hai đảng anh em. Đảng quang vinh!
Các chiến sĩ ta chờ lệnh, nhưng 100.000 tàu cá có vũ trang của TQ không chờ. Chúng dùng kiếm và mã tấu triển khai “tịch tà kiếm phổ”, nhảy lên đảo chém giết thỏa thích. Trường Sa mất! Hình như sau đó Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh có nhắc nhở chính quyền địa phương phải giáo dục nhân dân rằng nếu có ai tắm biển thì không nên lội ra xa, kẻo vi phạm lãnh hải TQ!
Trước mặt bọn xâm lược mà chiến sĩ không được nổ súng thì làm sao bảo vệ tổ quốc. Nếu quân đội trung với nước thì ai cấm được người lính nổ súng, trong trường hợp kẻ nào cấm, kẻ ấy phải ra tòa; chỉ là khi quân đội trung với đảng thì mới có sự kiện 1988. Vừa rồi, trong đại hội đảng bộ quân đội, ông Nguyễn Phú Trọng, bí thư quân ủy; ông Phùng Quang Thanh, phó bí thư quân ủy đồng tuyên bố: quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng. Vậy kịch bản 1988 có lập lại không? Sao lại không. Trời ơi…!
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36128
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét