PHẦN 8 – ( Bài Trích Trong , xác định giá trị của QLVNCH )
( BỎ RƠI )
Phần này bàn về tình hình sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973. Để dụ Việt Nam thỏa thuận điều mà họ cho là quá sai lầm khi cho Bắc Việt được để lại miền Nam một lực lượng lớn, Tổng Thống Nixon đã hứa với Tổng Thống Thiệu rằng nếu Bắc Việt bội ước và lại tấn công Nam Việt thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ để trừng phạt chúng. Và Nixon nói thêm, nếu chiến tranh trở lại, nước Mỹ cam kết thay thế các chiến cụ trên căn bản một đổi một theo như điều khoàn của Hiệp định Paris ( chiến xa, trọng pháo vv).
Sau nữa Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ kinh tế tài chánh cho Việt Nam. Thật ra, Hoa Kỳ đã bội ước tất cả các khoản kể ra.Trong khi ấy thì Bắc Việt đã nhận viện trợ không tiền khoáng hậu của các quan thầy. Theo một cuốn sử xuất bản tại Hà Nội năm 1994 thì trong vòng chín tháng sau khi ký kết Hiệp Định Paris, từ tháng Giêng đến tháng Chín 1973, Bắc Việt đã gửi tiếp tế vào Nam bằng bốn lần năm vừa qua. Dầu vậy con số còn nhỏ nhoi so với lượng BV đưa vào Nam từ đầu 1974 cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến năm 1975.
Trong vòng mười sáu tháng, theo tài liệu Bắc Việt, thì bằng 1.6 lần quân viện trong cả mười ba năm.Nếu chính phủ Nam Việt không ký Hiệp Định thì không những Hoa Kỳ sẽ đơn phương tính với bên kia mà Quốc Hội Mỹ cũng nhanh chóng cắt hết viện trợ. Mặt khác nếu Việt Nam chấp thuận Hiệp Định với hy vọng sẽ tiếp tục nhận viện trợ Mỹ thì họ bắt buộc phải chấp nhận tình trạng Bắc Quân sẽ trú đóng một cách nguy hiểm trên lãnh thổ. Nam Việt đã quyết định phương án thứ nhì, một tiên liệu quyết tử để thấy một cách đau đớn là phải chấp nhận cả hai việc tồi nhất, quân Bắc Việt trong lãnh thổ và viện trợ Mỹ chấm dứt.Nguyên Tổng Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird giải thích hệ quả như sau.
“Trong hai năm sau Hiệp Định, Nam Việt đã can đảm chống lại một cách đáng nể với quân BV được yểm trợ tối đa. Hoà đàm Bắc Nam vẫn tiếp tục cho đến ngày mà Quốc Hội cắt hẳn viện trợ vào năm 1975. Và Nam Việt nhanh chóng bị tràn ngập. Chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 257 triệu mỗi năm và làm cho Nam Việt xụp đổ sau khi đã chiến đấu dũng mãnh từ năm 1973 không có sư giúp đỡ của quân Mỹ.Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng bọn độc tài Nga Xô và Trung Hoa đã tỏ ra đáng tin cậy hơn là nước Mỹ Dân Chủ. Nhưng đó là sự thật phũ phàng. Phóng viên William Tuohy đã nhiều năm phúc trình cuộc chiến cho Washington Post viết, “một chuyện không tin được và không tha thứ được là một đại cường quốc đã bỏ rơi đồng minh yếu kém vào tay BắcViệt. Nhưng chúng ta đã làm như vậy”.
Binh sỹ Nam Việt can đảm chiến đấu cho đến khi viện trợ bị cắt dần dần rồi ngưng hẳn. Trong vòng hai năm sau khi ký Hiệp Định Paris Nam Việt đã mất 59,000 quân tức là nhiều hơn số quân Mỹ tử trận trong mười năm. Nếu nghĩ rằng dân số Nam Việt chỉ bằng một phần mười Mỹ Quốc thì ta thấy rằng sư thiệt hại hết sức thảm khốc và cường độ trận chiến đã cao như thế nào.Bà Merle Pribbenow nhấn mạnh rắng sự ghi nhận của Bắc Việt cho thấy trong 55 ngày cuối cùng họ đã phải đương đầu với một chiến cuộc hết sức gay go.
Đó là một chiến tích đáng ghi cho Nam Việt khi họ biết là kết cục sẽ chắc chắn như thế nào. Đại Tướng Bắc Quân Lê Trọng Tấn đã ghi, “Trong giai đoạn cuối cùng Quân Y của chúng ta đã phải di tản và chữa chạy cho quá nhiều thương binh, 15 lần nhiều hơn trong trận chiến biên giới, 1.5 lần hơn trận Diện Biên Phủ và 2.5 lần nhiều hơn trong trận Hạ Lào”.
Bà Pribbenow chiết tính là “Quân Đội Nhân Dân đã chịu tối thiểu từ 40,000 đến 50,000 thương binh và có thể còn nhiều hơn nữa, nghĩa là còn cao hơn tổng số tổn thất lúc QLVNCH xụp đổ theo nhận xét của các sử gia”.Đại Tá William LeGro đã ở lại DAO đến phút chót đã có một cái nhìn chính xác về sự việc. Ông nói: “Sự giảm quân viện Mỹ cho đến gần số không là lý do đưa đến sự xụp đổ cuối cùng”. Ông nói thêm, “Chúng ta đã làm một việc hết sức quái gở với người bạn Việt Nam”.
Gần đến ngày cuối, ông Tom Polgar đứng đầu CIA Sài Gòn gửi một điện văn ngắn ngủi: “Kết quả quá rõ ràng vì Nam Việt không thể sống sót nếu không có quân viện Mỹ trong khi khả năng chiến tranh của Bắc Việt vẫn giữ nguyên với sự trợ lực của Nga Xô Viết và Trung cộng .,
KẾT LUẬN
Để kết luận, tôi chỉ xin nói rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến giá trị, bởi người Nam Việt và các đồng minh của họ bảo vệ một mục đích cao đẹp. Tất cả các chiến binh đều đã tham chiến với một tấm long vô biên và họ đã gần như đạt được mục đích bảo đảm cho Nam Việt có tự do như một quốc gia độc lập.
Có lần một phóng viên đã nhận xét rằng Đại Tướng Creighton Abrams phải được chỉ huy một cuộc chiến hay hơn. Tôi đã nói câu ấy cho trưởng nam của Tướng Abrahms và được phản hồi ngay; “Cha tôi không nhìn như vậy. Ông nghĩ rằng người Nam Việt rất xứng đáng”. Và tôi đồng ý.
Tóm lại, đối chiếu biểu của QLVNCH bao gồm cà địa phương và nghĩa quân trong năm 1970 rất tích cực. Rốt cục chúng ta đã không thắng trận, tuy nhiên tinh thần, sự tận tâm, can đảm và lòng quyết chí của tất cả các chiến binh đã nẩy nở thăng hoa trên đất nước này. Chúng ta đều cùng tiến tới .
( Ảnh Minh Họa )
Nguyên tác Anh ngữ:
Tiến sỹ Lewis Sorley
( Người dịch: Trần Đỗ Cung )
— cùng với Trung Vo, Nắng Vàng Quê Hương, HO Hoang, Quang Tri Nhan, Kim Anh Trann, Ngoc Chau, Joseph Quang Thịnh, Trần Công Khánh, Maria Mon, Nguyễn Đức Quỳnh và Mikaen Dư( BỎ RƠI )
Phần này bàn về tình hình sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973. Để dụ Việt Nam thỏa thuận điều mà họ cho là quá sai lầm khi cho Bắc Việt được để lại miền Nam một lực lượng lớn, Tổng Thống Nixon đã hứa với Tổng Thống Thiệu rằng nếu Bắc Việt bội ước và lại tấn công Nam Việt thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ để trừng phạt chúng. Và Nixon nói thêm, nếu chiến tranh trở lại, nước Mỹ cam kết thay thế các chiến cụ trên căn bản một đổi một theo như điều khoàn của Hiệp định Paris ( chiến xa, trọng pháo vv).
Sau nữa Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ kinh tế tài chánh cho Việt Nam. Thật ra, Hoa Kỳ đã bội ước tất cả các khoản kể ra.Trong khi ấy thì Bắc Việt đã nhận viện trợ không tiền khoáng hậu của các quan thầy. Theo một cuốn sử xuất bản tại Hà Nội năm 1994 thì trong vòng chín tháng sau khi ký kết Hiệp Định Paris, từ tháng Giêng đến tháng Chín 1973, Bắc Việt đã gửi tiếp tế vào Nam bằng bốn lần năm vừa qua. Dầu vậy con số còn nhỏ nhoi so với lượng BV đưa vào Nam từ đầu 1974 cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến năm 1975.
Trong vòng mười sáu tháng, theo tài liệu Bắc Việt, thì bằng 1.6 lần quân viện trong cả mười ba năm.Nếu chính phủ Nam Việt không ký Hiệp Định thì không những Hoa Kỳ sẽ đơn phương tính với bên kia mà Quốc Hội Mỹ cũng nhanh chóng cắt hết viện trợ. Mặt khác nếu Việt Nam chấp thuận Hiệp Định với hy vọng sẽ tiếp tục nhận viện trợ Mỹ thì họ bắt buộc phải chấp nhận tình trạng Bắc Quân sẽ trú đóng một cách nguy hiểm trên lãnh thổ. Nam Việt đã quyết định phương án thứ nhì, một tiên liệu quyết tử để thấy một cách đau đớn là phải chấp nhận cả hai việc tồi nhất, quân Bắc Việt trong lãnh thổ và viện trợ Mỹ chấm dứt.Nguyên Tổng Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird giải thích hệ quả như sau.
“Trong hai năm sau Hiệp Định, Nam Việt đã can đảm chống lại một cách đáng nể với quân BV được yểm trợ tối đa. Hoà đàm Bắc Nam vẫn tiếp tục cho đến ngày mà Quốc Hội cắt hẳn viện trợ vào năm 1975. Và Nam Việt nhanh chóng bị tràn ngập. Chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 257 triệu mỗi năm và làm cho Nam Việt xụp đổ sau khi đã chiến đấu dũng mãnh từ năm 1973 không có sư giúp đỡ của quân Mỹ.Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng bọn độc tài Nga Xô và Trung Hoa đã tỏ ra đáng tin cậy hơn là nước Mỹ Dân Chủ. Nhưng đó là sự thật phũ phàng. Phóng viên William Tuohy đã nhiều năm phúc trình cuộc chiến cho Washington Post viết, “một chuyện không tin được và không tha thứ được là một đại cường quốc đã bỏ rơi đồng minh yếu kém vào tay BắcViệt. Nhưng chúng ta đã làm như vậy”.
Binh sỹ Nam Việt can đảm chiến đấu cho đến khi viện trợ bị cắt dần dần rồi ngưng hẳn. Trong vòng hai năm sau khi ký Hiệp Định Paris Nam Việt đã mất 59,000 quân tức là nhiều hơn số quân Mỹ tử trận trong mười năm. Nếu nghĩ rằng dân số Nam Việt chỉ bằng một phần mười Mỹ Quốc thì ta thấy rằng sư thiệt hại hết sức thảm khốc và cường độ trận chiến đã cao như thế nào.Bà Merle Pribbenow nhấn mạnh rắng sự ghi nhận của Bắc Việt cho thấy trong 55 ngày cuối cùng họ đã phải đương đầu với một chiến cuộc hết sức gay go.
Đó là một chiến tích đáng ghi cho Nam Việt khi họ biết là kết cục sẽ chắc chắn như thế nào. Đại Tướng Bắc Quân Lê Trọng Tấn đã ghi, “Trong giai đoạn cuối cùng Quân Y của chúng ta đã phải di tản và chữa chạy cho quá nhiều thương binh, 15 lần nhiều hơn trong trận chiến biên giới, 1.5 lần hơn trận Diện Biên Phủ và 2.5 lần nhiều hơn trong trận Hạ Lào”.
Bà Pribbenow chiết tính là “Quân Đội Nhân Dân đã chịu tối thiểu từ 40,000 đến 50,000 thương binh và có thể còn nhiều hơn nữa, nghĩa là còn cao hơn tổng số tổn thất lúc QLVNCH xụp đổ theo nhận xét của các sử gia”.Đại Tá William LeGro đã ở lại DAO đến phút chót đã có một cái nhìn chính xác về sự việc. Ông nói: “Sự giảm quân viện Mỹ cho đến gần số không là lý do đưa đến sự xụp đổ cuối cùng”. Ông nói thêm, “Chúng ta đã làm một việc hết sức quái gở với người bạn Việt Nam”.
Gần đến ngày cuối, ông Tom Polgar đứng đầu CIA Sài Gòn gửi một điện văn ngắn ngủi: “Kết quả quá rõ ràng vì Nam Việt không thể sống sót nếu không có quân viện Mỹ trong khi khả năng chiến tranh của Bắc Việt vẫn giữ nguyên với sự trợ lực của Nga Xô Viết và Trung cộng .,
KẾT LUẬN
Để kết luận, tôi chỉ xin nói rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến giá trị, bởi người Nam Việt và các đồng minh của họ bảo vệ một mục đích cao đẹp. Tất cả các chiến binh đều đã tham chiến với một tấm long vô biên và họ đã gần như đạt được mục đích bảo đảm cho Nam Việt có tự do như một quốc gia độc lập.
Có lần một phóng viên đã nhận xét rằng Đại Tướng Creighton Abrams phải được chỉ huy một cuộc chiến hay hơn. Tôi đã nói câu ấy cho trưởng nam của Tướng Abrahms và được phản hồi ngay; “Cha tôi không nhìn như vậy. Ông nghĩ rằng người Nam Việt rất xứng đáng”. Và tôi đồng ý.
Tóm lại, đối chiếu biểu của QLVNCH bao gồm cà địa phương và nghĩa quân trong năm 1970 rất tích cực. Rốt cục chúng ta đã không thắng trận, tuy nhiên tinh thần, sự tận tâm, can đảm và lòng quyết chí của tất cả các chiến binh đã nẩy nở thăng hoa trên đất nước này. Chúng ta đều cùng tiến tới .
( Ảnh Minh Họa )
Nguyên tác Anh ngữ:
Tiến sỹ Lewis Sorley
( Người dịch: Trần Đỗ Cung )
Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1670962673139567&set=a.1380594875509683.1073741830.100006775504551&type=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét