Trao đổi thư tín với thính giả
Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-05-02
2015-05-02
Bốn thập niên của biến cố lịch sử 30/4 với chuyên đề “Ký ức 40 năm”
do ban Việt ngữ thực hiện xuyên suốt từ tháng 1 năm 2015 đến ngày 30
tháng 4 vừa qua nhận được nhiều đóng góp của quý khán thính giả cùng độc
giả khắp nơi. Thay mặt ban Việt ngữ, Hòa Ái kính lời cảm ơn đến tất cả
quý vị đã nhiệt tình cùng chúng tôi truyền tải nhiều thông tin quý giá
nhằm ôn lại một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc và để kết nối
những trái tim Việt Nam trên khắp thế giới. Trong chương trình hôm nay,
Hòa Ái trích đăng một số những chia sẻ, tâm tình cũng như tâm tư được
gửi về qua các lá thư viết tay cùng những âm thanh nhắn lại trong hộp
thư thoại và các bài thơ, nhạc khúc được thu âm gửi về đài trong thời
gian 4 tháng qua.
“Hà Nội thân yêu ơi!
Đây, đất Bắc-Kinh thành!
Kia, chùa thiêng Trấn Quốc!
Vạn cảnh đẹp Hồ Tây! Hỡi người em tôi yêu!
Dưới hàng hoa sữa rụng,
Kể chuyện tình trăm năm
Thơm dòng nước Hồ Gươm
Hà Nội sống trong tôi!
Hà Nội nhớ muôn đời!”
Vừa rồi là trích đoạn trong nhạc phẩm “Hoài niệm Hà Nội” của thính giả Trần Quốc Xuân Trường, từ Úc Châu, thể hiện tâm tư hoài niệm một Hà Nội xưa vẫn nguyên vẹn trong lòng của hàng triệu người dân miền Bắc di cư dù thời gian đã hơn 60 năm.
Thư viết tay của thính giả Hoàng Hải Sơn từ Texas, Hoa Kỳ viết rằng:
“Năm 1960, Cộng sản miền Bắc mở màn phá hoại để chuẩn bị đánh chiếm miền Nam bằng cách dựng nên cái gọi là ‘Mặt trận Giải phóng miền Nam’ nhằm tuyên truyền xuyên tạc để lừa bịp thế giới. Bởi vậy, chiến tranh Nam-Bắc VN bắt đầu công khai và ác liệt do Cộng sản miền Bắc đánh chiếm miền Nam, gây nên bao nhiêu thảm cảnh tang thương khiến cho nhân dân vô tội phải rơi vào cảnh máu lệ tuôn trào, gia đình đổ vỡ. Nhân dân của nước VNCH trở thành nạn nhân của chế Cộng sản Bắc Việt”.
Thính giả Nguyễn Hòai Nam, từ Florida, Hoa Kỳ cho biết với cấp bậc Trung tá phải chịu cuộc sống tù đày khắc khổ suốt 12 năm 2 tháng 8 ngày trong các trại tập trung cải tạo sau ngày 30 /4/1975. Trong lá thư gửi về đài, cựu Trung tá Nguyễn Hoài Nam vẫn còn nhớ như in những gì diễn ra vào ngày mùng 1/5, chỉ 1 ngày sau khi Sài Gòn thất thủ:
“Ngày lễ Lao Động, các tiệm buôn ở Chợ Lớn treo cờ Trung Cộng ăn mừng quân giải phóng nhưng độ 1 tiếng đồng hồ sau, Việt Cộng cho xe chạy quanh Chợ Lớn triệt hạ hết những lá cờ này vì e ngại có lực lượng nào đó nổi lên cướp thời cơ. Sài Gòn hòan toàn chết trong im lặng. Chỉ có bến tàu đông người chen lấn để di tản. Họ chen lấn để được đi nhưng không biết đi đâu. Đời tôi cũng không may mắn gì, lại bước vào khúc quanh mới, đầy buồn thảm là đi tù ‘cải tạo’. Việc gì đến, đã đến, lúc 2 giờ sáng ngày 15/5/76, chúng tôi bị đánh thức với hành trang mang ra sân tập hợp. Người trại trưởng ra đứng trước hàng, lớn tiếng nói ‘Các anh chú ý! Hôm nay chúng tôi chuyển các anh đến trại mới để tạo điều kiện học tập tốt và kể từ giờ phút này, các anh là phạm nhân nên trên đường đi chúng tôi phải còng các anh lại”.
Tiếp theo đây là bài thơ “Mù Sương” của thính giả Thế Hoài, chia sẻ tâm tình của người người quân nhân thuộc Quân lực VNCH trong những tháng ngày bị đọa đày trong trại tù cải tạo sau biến cố 30/4:
“Mù sương mỗi sáng cô thôn.
Thông reo giá lạnh hoàng hôn sương mù.
Xuân về cứ ngở sang thu,
Vàng theo chiếc lá, ngục tù cô đơn.
Rừng đêm tiếng cú dỗi hờn,
Trôi theo năm tháng chập chờn cơn mê.
Dáng em trìu mến đi về,
Trái yêu mật ngọt hẹn thề ước xưa.
Tháng ngày vất vả đong đưa.
Mù sương giăng lối, mùa mưa lại về.
Chuổi buồn sầu chín tái tê.
Nắng lên sưởi ấm cơn mê lịm hồn”.
“Nguyễn Trí Quốc, sống ở Paris-Pháp quốc. Tôi xin gửi đến những bạn sinh sau năm 1975, các bạn muốn tìm hiểu về lịch sử tại sao có chiến tranh VN giữa miền Bắc và miền Nam, tại sao có chế độ VNCH và tại sao có Đảng CSVN… thì hãy tìm hiểu trên internet, thậm chí có thể nghe đài hoặc báo chí ở nước ngoài. Tôi không cần các bạn phải tin mà các bạn nghe và tìm hiểu rồi các bạn suy nghĩ điều đúng-sai. Các bạn muốn đất nước thay đổi thì ít ra các bạn phải tìm hiểu về lịch sử VN và đặc biệt cuộc chiến tranh VN”.
“Một trong những biểu hiện mà Đảng CSVN muốn thực tâm hòa hợp hòa giải dân tộc với mọi người dân VN trong cũng như ngoài nước là đầu tiên Đảng CSVN phải thể hiện bằng cách không nên tổ chức trọng thể, linh đình (gọi là) lễ kỷ niệm ‘Chiến thắng 30/4/1975’, không nên ca ngợi đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc và diễu hành. Ngày 30/4/1975 là một vết đau không thể nào quên của rất nhiều người VN trong cũng như ngoài nước, nhất là những người thuộc chế độ VNCH cũ. Nếu Đảng CSVN không làm điều này thì Đảng CSVN chứng tỏ không có thực tâm muốn hòa hợp hòa giải dân tộc”.
“Hãy hòa giải với những người dân trong nước
Những người bị cưỡng đoạt tài sản
Những nông dân Bắc, Trung, Nam
Bị cướp hết đất đai vườn ruộng
Những ‘dân oan’ chỉ còn hai bàn tay trắng
Vất vưởng khắp phố phường!
Những người bị ‘đầu gấu’ đánh đập
Những người bị tra tấn đến ‘chết’!
Công an phát ngôn bừa: ‘tự tử’!
Những người bị chụp ‘chụp mũ’,
Bị nhốt vào nhà tù
Chẳng cần tới công lý!
Hãy trả lại tài sản, đất đai cho những người dân
Những người bị trị
Hãy trả tự do cho những người yêu nước
Chống xâm lăng
Tạ Phong Tần, Việt Khang…
Hãy hòa giải thực sự
Đừng bịp bợm
Hãy bỏ ‘Điều ‘bốn’ Hiến pháp’
Đó là hòa giải và cũng là hòa hợp
Với toàn thể đồng bào trong và ngoài nước
Đó cũng là điều mọi người dân mong muốn
Để dân tộc, Tổ quốc trường tồn
Đảng phải hy sinh!”
Bài thơ “Hòa hợp-Hòa giải” được trích trong tập thơ “Cứu lấy quê hương” của thính giả Nguyễn Hải Hà gửi về đài từ California, Hoa Kỳ.
Và những thanh niên ở miền Bắc, tuổi xuân của họ nghe theo lời hô hào của Đảng CSVN “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để thống nhất nước nhà. Sau 40 năm, những người trong số họ nghĩ gì?
“Khi xưa chúng tôi chiến đấu là mong mỏi cho đất nước được thống nhất, độc lập, tự do, dân chủ. Thế nhưng khi đất nước thì thống nhất thì sự thật vẫn bị chi phối, không phải là độc lập hoàn toàn. Vẫn bị có một thế lực ngầm bán nước, chịu ảnh hưởng về ý thức hệ. Tự do thì tất nhiên tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Nhưng quyền tự do của con người vẫn bị giới hạn. Dân chủ không được đảm bảo. Sự hy sinh của chúng tôi, anh em đồng đội cả một thế hệ, là sự hy sinh bị phản bội.”
Thính giả Mai Phương Thảo chia sẻ cảm nghĩ của mình về đất nước VN “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” tròn 40 năm:
“Gia đình mình chỉ là một trong hàng triệu gia đình triệu gia đình trên đất nước này, ước mơ lớn nhất là đất nước mình được tự do. Tự do thật sự theo nghĩa của tự do chứ không phải tự do trong một nhà tù lớn. 40 năm đúng là quá đủ! Quá đủ để không những thế giới mà cả người dân trong nước nhận thấy sự phi nhân và bất nghĩa của Cộng sản, của nhà cầm quyền này. Chỉ là hệ thống tuyên truyền và dối trá! Toàn là bánh vẽ hết! Người dân nhận ra được một chính quyền dùng bàn tay sắt cai trị, dùng nhà tù và đàn áp. Mình chỉ ước mơ (người dân) có 2 chữ ‘Tự do’ thật sự chứ không phải trên giấy tờ hay không phải trên những ký kết của nhà cầm quyền này đối với thế giới để họ nhận được lợi ích cho họ”.
“Tôi là Tiêu Cà Mau. Thưa các bạn tuổi trẻ VN, hãy đánh giá tư cách, nhân phẩm và năng lực của người lãnh đạo VN có đáng tin cậy là người lãnh đạo hay không? Xin giới trẻ hãy thức tỉnh mà đòi lại quyền công dân để bầu chọn những người có khả năng lãnh đạo đất nước VN!”
Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Cảm ơn thời gian theo dõi của quý vị cùng Hòa Ái. Hòa Ái xin kính chào và hẹn gặp lại kỳ sau.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-0501-ha-05012015225525.html
“Cải tạo công thương nghiệp”
Thính giả Phú Quốc Phạm, năm nay 98 tuổi, từ Úc Châu kể lại hoàn cảnh gia đình buôn bán ở tỉnh Nam Định từ năm 1946, bị Việt Minh đốt lửa thiêu rụi khắp cả dãy phố và hàng hóa. Năm 1952, gia đình về thôn quê kiếm kế sinh nhai thì Việt Minh kêu gọi, cho phép buôn bán. Nhưng sau đó, trong khi chở hàng trên thuyền buôn bán ở tỉnh Thái Bình lại bị chính Việt Minh bắn súng đại liên và lấy đi tất cả còn người bị giam giữ 15 ngày. Gia đình chạy lánh nạn Cộng sản vào Sài Gòn và năm 1978, lại một lần nữa, là nạn nhân trong chiến dịch “cải tạo công thương nghiệp”, nhà cửa, hàng hóa, đồ đạc đều bị tịch thu và bị đuổi đi vùng kinh tế mới. Gia đình không còn cách nào hơn, buộc phải vượt biên bằng đường biển và định cư tại Úc vào năm 1980.“Hà Nội thân yêu ơi!
Đây, đất Bắc-Kinh thành!
Kia, chùa thiêng Trấn Quốc!
Vạn cảnh đẹp Hồ Tây! Hỡi người em tôi yêu!
Dưới hàng hoa sữa rụng,
Kể chuyện tình trăm năm
Thơm dòng nước Hồ Gươm
Hà Nội sống trong tôi!
Hà Nội nhớ muôn đời!”
Vừa rồi là trích đoạn trong nhạc phẩm “Hoài niệm Hà Nội” của thính giả Trần Quốc Xuân Trường, từ Úc Châu, thể hiện tâm tư hoài niệm một Hà Nội xưa vẫn nguyên vẹn trong lòng của hàng triệu người dân miền Bắc di cư dù thời gian đã hơn 60 năm.
Thư viết tay của thính giả Hoàng Hải Sơn từ Texas, Hoa Kỳ viết rằng:
“Năm 1960, Cộng sản miền Bắc mở màn phá hoại để chuẩn bị đánh chiếm miền Nam bằng cách dựng nên cái gọi là ‘Mặt trận Giải phóng miền Nam’ nhằm tuyên truyền xuyên tạc để lừa bịp thế giới. Bởi vậy, chiến tranh Nam-Bắc VN bắt đầu công khai và ác liệt do Cộng sản miền Bắc đánh chiếm miền Nam, gây nên bao nhiêu thảm cảnh tang thương khiến cho nhân dân vô tội phải rơi vào cảnh máu lệ tuôn trào, gia đình đổ vỡ. Nhân dân của nước VNCH trở thành nạn nhân của chế Cộng sản Bắc Việt”.
Thính giả Nguyễn Hòai Nam, từ Florida, Hoa Kỳ cho biết với cấp bậc Trung tá phải chịu cuộc sống tù đày khắc khổ suốt 12 năm 2 tháng 8 ngày trong các trại tập trung cải tạo sau ngày 30 /4/1975. Trong lá thư gửi về đài, cựu Trung tá Nguyễn Hoài Nam vẫn còn nhớ như in những gì diễn ra vào ngày mùng 1/5, chỉ 1 ngày sau khi Sài Gòn thất thủ:
“Ngày lễ Lao Động, các tiệm buôn ở Chợ Lớn treo cờ Trung Cộng ăn mừng quân giải phóng nhưng độ 1 tiếng đồng hồ sau, Việt Cộng cho xe chạy quanh Chợ Lớn triệt hạ hết những lá cờ này vì e ngại có lực lượng nào đó nổi lên cướp thời cơ. Sài Gòn hòan toàn chết trong im lặng. Chỉ có bến tàu đông người chen lấn để di tản. Họ chen lấn để được đi nhưng không biết đi đâu. Đời tôi cũng không may mắn gì, lại bước vào khúc quanh mới, đầy buồn thảm là đi tù ‘cải tạo’. Việc gì đến, đã đến, lúc 2 giờ sáng ngày 15/5/76, chúng tôi bị đánh thức với hành trang mang ra sân tập hợp. Người trại trưởng ra đứng trước hàng, lớn tiếng nói ‘Các anh chú ý! Hôm nay chúng tôi chuyển các anh đến trại mới để tạo điều kiện học tập tốt và kể từ giờ phút này, các anh là phạm nhân nên trên đường đi chúng tôi phải còng các anh lại”.
Tiếp theo đây là bài thơ “Mù Sương” của thính giả Thế Hoài, chia sẻ tâm tình của người người quân nhân thuộc Quân lực VNCH trong những tháng ngày bị đọa đày trong trại tù cải tạo sau biến cố 30/4:
“Mù sương mỗi sáng cô thôn.
Thông reo giá lạnh hoàng hôn sương mù.
Xuân về cứ ngở sang thu,
Vàng theo chiếc lá, ngục tù cô đơn.
Rừng đêm tiếng cú dỗi hờn,
Trôi theo năm tháng chập chờn cơn mê.
Dáng em trìu mến đi về,
Trái yêu mật ngọt hẹn thề ước xưa.
Tháng ngày vất vả đong đưa.
Mù sương giăng lối, mùa mưa lại về.
Chuổi buồn sầu chín tái tê.
Nắng lên sưởi ấm cơn mê lịm hồn”.
Hiểu rõ hơn bản chất người Cộng sản
Thính giả Đức Nhơn kể lại câu chuyện của một nhân chứng hiện còn sống ở Tuy Hòa về số phận của khoảng hơn 300 người cựu quân nhân thuộc Quân lực VNCH tập trung học tập cải tạo tại trường tiểu học, ở xã Hòa Định, bị trói tay lại với nhau và bị dẫn đi trong đêm khuya và bị bắn chết bằng súng đại liên. Thân nhân ở Tuy Hòa phải lén lút đến nơi để tìm xác cha, chồng và con. Họ đi mà không dám khóc, mang xác về âm thầm chôn cất. Cả thành phố Tuy Hòa sống trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm. Thính giả Đức Nhơn chia sẻ câu chuyện này với mong muốn “tưởng niệm, an ủi nỗi đau của những người đã khuất, đồng thời cũng nhắc nhớ để hiểu rõ hơn bản chất tàn ác, vô lương tâm của người Cộng sản”.“Nguyễn Trí Quốc, sống ở Paris-Pháp quốc. Tôi xin gửi đến những bạn sinh sau năm 1975, các bạn muốn tìm hiểu về lịch sử tại sao có chiến tranh VN giữa miền Bắc và miền Nam, tại sao có chế độ VNCH và tại sao có Đảng CSVN… thì hãy tìm hiểu trên internet, thậm chí có thể nghe đài hoặc báo chí ở nước ngoài. Tôi không cần các bạn phải tin mà các bạn nghe và tìm hiểu rồi các bạn suy nghĩ điều đúng-sai. Các bạn muốn đất nước thay đổi thì ít ra các bạn phải tìm hiểu về lịch sử VN và đặc biệt cuộc chiến tranh VN”.
“Một trong những biểu hiện mà Đảng CSVN muốn thực tâm hòa hợp hòa giải dân tộc với mọi người dân VN trong cũng như ngoài nước là đầu tiên Đảng CSVN phải thể hiện bằng cách không nên tổ chức trọng thể, linh đình (gọi là) lễ kỷ niệm ‘Chiến thắng 30/4/1975’, không nên ca ngợi đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc và diễu hành. Ngày 30/4/1975 là một vết đau không thể nào quên của rất nhiều người VN trong cũng như ngoài nước, nhất là những người thuộc chế độ VNCH cũ. Nếu Đảng CSVN không làm điều này thì Đảng CSVN chứng tỏ không có thực tâm muốn hòa hợp hòa giải dân tộc”.
“Hãy hòa giải với những người dân trong nước
Những người bị cưỡng đoạt tài sản
Những nông dân Bắc, Trung, Nam
Bị cướp hết đất đai vườn ruộng
Những ‘dân oan’ chỉ còn hai bàn tay trắng
Vất vưởng khắp phố phường!
Những người bị ‘đầu gấu’ đánh đập
Những người bị tra tấn đến ‘chết’!
Công an phát ngôn bừa: ‘tự tử’!
Những người bị chụp ‘chụp mũ’,
Bị nhốt vào nhà tù
Chẳng cần tới công lý!
Hãy trả lại tài sản, đất đai cho những người dân
Những người bị trị
Hãy trả tự do cho những người yêu nước
Chống xâm lăng
Tạ Phong Tần, Việt Khang…
Hãy hòa giải thực sự
Đừng bịp bợm
Hãy bỏ ‘Điều ‘bốn’ Hiến pháp’
Đó là hòa giải và cũng là hòa hợp
Với toàn thể đồng bào trong và ngoài nước
Đó cũng là điều mọi người dân mong muốn
Để dân tộc, Tổ quốc trường tồn
Đảng phải hy sinh!”
Bài thơ “Hòa hợp-Hòa giải” được trích trong tập thơ “Cứu lấy quê hương” của thính giả Nguyễn Hải Hà gửi về đài từ California, Hoa Kỳ.
Và những thanh niên ở miền Bắc, tuổi xuân của họ nghe theo lời hô hào của Đảng CSVN “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để thống nhất nước nhà. Sau 40 năm, những người trong số họ nghĩ gì?
“Khi xưa chúng tôi chiến đấu là mong mỏi cho đất nước được thống nhất, độc lập, tự do, dân chủ. Thế nhưng khi đất nước thì thống nhất thì sự thật vẫn bị chi phối, không phải là độc lập hoàn toàn. Vẫn bị có một thế lực ngầm bán nước, chịu ảnh hưởng về ý thức hệ. Tự do thì tất nhiên tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Nhưng quyền tự do của con người vẫn bị giới hạn. Dân chủ không được đảm bảo. Sự hy sinh của chúng tôi, anh em đồng đội cả một thế hệ, là sự hy sinh bị phản bội.”
Thính giả Mai Phương Thảo chia sẻ cảm nghĩ của mình về đất nước VN “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” tròn 40 năm:
“Gia đình mình chỉ là một trong hàng triệu gia đình triệu gia đình trên đất nước này, ước mơ lớn nhất là đất nước mình được tự do. Tự do thật sự theo nghĩa của tự do chứ không phải tự do trong một nhà tù lớn. 40 năm đúng là quá đủ! Quá đủ để không những thế giới mà cả người dân trong nước nhận thấy sự phi nhân và bất nghĩa của Cộng sản, của nhà cầm quyền này. Chỉ là hệ thống tuyên truyền và dối trá! Toàn là bánh vẽ hết! Người dân nhận ra được một chính quyền dùng bàn tay sắt cai trị, dùng nhà tù và đàn áp. Mình chỉ ước mơ (người dân) có 2 chữ ‘Tự do’ thật sự chứ không phải trên giấy tờ hay không phải trên những ký kết của nhà cầm quyền này đối với thế giới để họ nhận được lợi ích cho họ”.
“Tôi là Tiêu Cà Mau. Thưa các bạn tuổi trẻ VN, hãy đánh giá tư cách, nhân phẩm và năng lực của người lãnh đạo VN có đáng tin cậy là người lãnh đạo hay không? Xin giới trẻ hãy thức tỉnh mà đòi lại quyền công dân để bầu chọn những người có khả năng lãnh đạo đất nước VN!”
Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Cảm ơn thời gian theo dõi của quý vị cùng Hòa Ái. Hòa Ái xin kính chào và hẹn gặp lại kỳ sau.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-0501-ha-05012015225525.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét