Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Mỹ: Muốn vào TPP, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước

Mỹ: Muốn vào TPP, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi của VOA Việt ngữ hôm 20/5 sau chuyến đi Việt Nam. (Ảnh: Nhất Hùng)
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi của VOA Việt ngữ hôm 20/5 sau chuyến đi Việt Nam. (Ảnh: Nhất Hùng)
Quan chức hàng đầu của Mỹ về nhân quyền khẳng định phải có một số bước cải thiện nhân quyền trước từ phía chính phủ Việt Nam mới nói đến chuyện Hà Nội có thể gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ hôm 20/5 sau chuyến đi Việt Nam trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ năm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski nhấn mạnh Washington đang chờ đợi những tiến bộ nhân quyền cụ thể từ Hà Nội ngay trong vài tuần sắp tới, chứ không phải là vài tháng hay vài năm, giữa lúc giới lập pháp Hoa Kỳ đang thúc đẩy một dự luật yêu cầu TPP phải đảm bảo các điều kiện cải thiện nhân quyền.
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski nói Mỹ hy vọng Hà Nội thấy rõ các tiềm năng khả dĩ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và hiểu rằng cửa đang rộng mở cho mối bang giao gần gũi nhất giữa hai nước mà chìa khóa chính là tiến bộ nhân quyền từ phía Việt Nam.
VOA: Ông cho biết trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ năm nay, Hoa Kỳ đã đưa ra ‘những thông điệp mạnh hơn’ so với mọi năm. Ông có nhận được hồi đáp ‘mạnh hơn’ từ Hà Nội?
Ông Malinowski: Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam hiểu rằng năm nay là năm hết sức quan trọng trong mối bang giao Việt-Mỹ. Không chỉ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ song phương, đôi bên còn đang nỗ lực chung quyết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và Mỹ đang thúc đẩy mối quan hệ kinh tế chiến lược lâu dài với Việt Nam. Để được như vậy, phải có những tiến bộ về mặt nhân quyền từ phía Việt Nam. Tôi cho rằng nhiều người trong chính phủ Việt Nam cũng thấy rằng nếu cởi mở, Việt Nam sẽ mạnh, ổn định, và an ninh hơn.
TPP là một thỏa thuận thương mại hết sức khác biệt. Có những điều kiện được cài đặt vào hẳn trong thỏa thuận này, đặc biệt là về quyền của người lao động. Những việc mà Việt Nam phải làm là thay đổi luật lao động, cho phép thành lập công đoàn độc lập, nếu không sẽ không được vào TPP.
VOA: Sau chuyến đi đối thoại nhân quyền do ông dẫn đầu, một số chuyến thăm của các phái đoàn Quốc hội Mỹ, và mới đây nhất là chuyến công du của Phó Bộ trưởng Ngoại giao Blinken tới Việt Nam, Hà Nội đã tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ đang đáp ứng những lời kêu gọi từ Mỹ chưa, thưa ông?
Ông Malinowski: Tôi nghĩ họ đã chứng tỏ có vài phản hồi. Trong năm qua đã thấy có sự kiềm chế về mặt bắt bớ giam cầm hay tuyên án những người bất đồng chính kiến.
VOA: Gần đây thì sao, thưa ông, đặc biệt là sau hàng loạt các chuyến thăm cao cấp vừa nói?
Ông Malinowski: Tôi mới trở về từ Việt Nam 1 tuần trước, cho nên cần phải chờ xem, nhưng tôi nghĩ họ biết là đã tới lúc phải đáp ứng những lời kêu gọi giữa lúc Quốc hội Mỹ đang tranh cãi gay gắt về thỏa thuận TPP. Không chắc là chúng ta sẽ thành công TPP. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thành công, nhưng không chắc là sẽ như vậy. Cả Phó Bộ trưởng Ngoại giao Blinken và tôi đều đã chuyển thông điệp hết sức rõ ràng tới Hà Nội rằng nếu muốn chứng tỏ có tiến bộ trong lĩnh nhân quyền thì đây là lúc phải thể hiện vì ánh mắt của quốc tế, đặc biệt là Mỹ, đang hướng về Việt Nam và vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
VOA: Ông nói TPP là đòn bẩy tốt nhất để cải thiện nhân quyền Việt Nam. Sau các trường hợp tương tự hồi năm 2000 với Thỏa thuận Thương mại Song phương Việt-Mỹ và thỏa thuận WTO năm 2007, người ta thấy nhân quyền Việt Nam lại tuột dốc. Làm thế nào để đòn bẩy lần này hiệu quả hơn những lần trước, thưa ông?
Ông Malinowski: Tôi hiểu mối quan tâm đó, nhưng TPP là một thỏa thuận thương mại hết sức khác biệt. Có những điều kiện được cài đặt vào hẳn trong thỏa thuận này, đặc biệt là về quyền của người lao động. Những việc mà Việt Nam phải làm là thay đổi luật lao động, cho phép thành lập công đoàn độc lập, nếu không sẽ không được vào TPP. Không như các lập luận trước kia rằng mở rộng thương mại sẽ dẫn tới mở rộng nhân quyền. Những điều kiện về nhân quyền đã được cài đặt sẵn vào trong thỏa thuận TPP, điều mà chúng tôi chưa từng làm trước đây với Việt Nam. Chưa có gì bảo đảm là Việt Nam sẽ thay đổi. Những sự thay đổi này rất khó với Việt Nam. Động lực chính để thay đổi vẫn phải xuất phát từ bên trong Việt Nam, từ bên trong xã hội, từ bên trong chính phủ.
Nhưng tôi tin rằng tiến trình phê chuẩn TPP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình thay đổi bên trong nội bộ của Việt Nam. Chúng tôi đã nói hết sức rõ ràng với họ rằng phải có một số bước tiến bộ từ phía Việt Nam trước. Chúng tôi đã thấy một vài tiến bộ chẳng hạn như Hà Nội phê chuẩn Hiệp ước Chống tra tấn hay Công ước về Quyền của người khuyết tật, phóng thích tù nhân lương tâm, số người bị bắt và bị tuyên án vì các hoạt động đấu tranh ôn hòa trong năm nay có giảm đi. Chúng tôi hy vọng tiếp tục nhìn thấy những việc này.
Chắc chắn là họ đang thay đổi chiến thuật vi phạm nhân quyền, đúng vậy. Chúng ta thấy ít trường hợp bị tuyên án nặng nề nhưng lại thấy công an, chính quyền sách nhiễu, đe dọa, đánh đập các nhà hoạt động hết sức dã man. Điều này thật là tệ. Tôi không cố giả vờ xem mọi việc tốt đẹp hơn bản chất thật sự. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, Mỹ không ngừng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thôi bắt bớ và bỏ tù dài hạn những người chỉ đòi hỏi dân chủ một cách ôn hòa.
Câu hỏi đặt ra là những việc này sẽ diễn ra khi chúng ta ngưng các áp lực hay khi chúng ta tiếp tục các áp lực? Theo tôi, chắc chắn là mọi việc sẽ tốt hơn nếu chúng ta tiếp tục các áp lực. Tất nhiên Việt Nam sẽ không được hưởng các lợi ích thương mại từ TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy họ sửa đổi luật lao động.  Chuyện cho phép công đoàn độc lập là cả một vấn đề đối với một nước mà trước nay chưa hề có như Việt Nam. Có nhiều việc thế giói bên ngoài có thể làm nhưng cũng có nhiều việc phải xuất phát từ xã hội dân sự, từ các lực lượng cải cách bên trong chính phủ Việt Nam. Những lời kêu gọi đang hiện hữu và TPP giúp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
VOA: Ông nói Việt Nam đã có một số tiến bộ về nhân quyền nhưng còn phải đi một chặng đường dài. Trên thang điểm từ 1 tới 10, ông đánh giá Việt Nam đã đi được bao xa?
Ông Malinowski: Tôi không theo thang điểm, tôi chỉ nhìn vào hướng mũi tên đi lên hay đi xuống. Việt Nam còn phải đi một chặng đường rất dài trong lĩnh vực nhân quyền. Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có thể giữ cho mũi tên chỉ đúng hướng hay không, để theo thời gian, người dân Việt Nam được củng cố sức mạnh để tự đấu tranh cho chính họ.
VOA: Khi đánh giá rằng nhân quyền Việt Nam có một số tiến bộ, ông dẫn chứng số người bất đồng chính kiến bị bắt, bị tuyên án giảm và số tù nhân lương tâm được phóng thích tăng, nhưng không đề cập đến số trường hợp bị sách nhiễu hay bị hành hung. Có người thắc mắc rằng liệu đánh giá đó có chính xác không vì xem ra có vẻ như Hà Nội chỉ thay đổi chiến thuật mà thôi. Phản hồi của ông thế nào?
Ông Malinowski: Chắc chắn là họ đang thay đổi chiến thuật vi phạm nhân quyền, đúng vậy. Chúng ta thấy ít trường hợp bị tuyên án nặng nề nhưng lại thấy công an, chính quyền sách nhiễu, đe dọa, đánh đập các nhà hoạt động hết sức dã man. Điều này thật là tệ. Tôi không cố giả vờ xem mọi việc tốt đẹp hơn bản chất thật sự . Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, Mỹ không ngừng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thôi bắt bớ và bỏ tù dài hạn những người chỉ đòi hỏi dân chủ một cách ôn hòa. Nếu điều này thật sự đang diễn ra thì quả là rất tốt. Tôi nhấn mạnh từ ‘nếu’, vì theo tôi mọi việc còn đang rất mong manh.
Tôi hy vọng trông thấy cải cách luật pháp...giải pháp duy nhất là Việt Nam phải cải cách luật nội địa phù hợp với Hiến pháp và các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết. Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam thấy rõ các tiềm năng khả dĩ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và hiểu rằng cửa đang rộng mở cho mối bang giao gần gũi nhất giữa hai nước mà chìa khóa chính là tiến bộ nhân quyền từ phía Việt Nam.
VOA: Trọng tâm trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ năm nay là vấn để cải cách luật pháp. Cải cách luật pháp chỉ có hiệu quả thực tế trong một bộ máy tam quyền phân lập mà Việt Nam hoàn toàn không có. Vì vậy có người cho rằng nên tập trung vào vấn đề cội rễ thay vì đi vòng quanh. Ý kiến ông thế nào?
Ông Malinowski: Chúng tôi tập trung vào mọi mức độ của vấn đề, chúng tôi cố gắng giúp đẩy mạnh xã hội dân sự địa phương và các tổ chức độc lập có thể đứng lên đại diện cho các công dân bình thường ở Việt Nam. Mặt khác, Hà Nội đã cam kết cải cách luật pháp thì giờ họ phải chứng tỏ cam kết đó. Khi chúng tôi yêu cầu họ cải cách luật pháp, chúng tôi chỉ yêu cầu họ làm theo chính những gì họ hứa. Tiến trình đó mới chỉ khởi sự, chưa đạt được những gì chúng tôi mong muốn. Họ đã cam kết, họ phải làm vì đây là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và của chính người dân trong nước Việt Nam.
VOA: Là giới chức hàng đầu của Mỹ về vấn đề nhân quyền, ông dự đoán tình hình nhân quyền Việt Nam trong 5-10 năm tới ra sao?
Ông Malinowski: Tôi hy vọng trông thấy cải cách luật pháp. Tôi không muốn tranh luận với chính quyền Việt Nam về các trường hợp người này bị tù người kia phải thả. Tôi nghĩ họ cũng không muốn tranh luận với chúng tôi mãi như vậy. Rất mệt mỏi. Chúng tôi muốn chấm dứt những việc đó. Và giải pháp duy nhất là Việt Nam phải cải cách luật nội địa phù hợp với Hiến pháp và các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết. Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam thấy rõ các tiềm năng khả dĩ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và hiểu rằng cửa đang rộng mở cho mối bang giao gần gũi nhất giữa hai nước mà chìa khóa chính là tiến bộ nhân quyền từ phía Việt Nam.
Mỹ: Muốn vào TPP, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước
0:00:00
X
VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.
 
Ý kiến  
bởi: Tommy từ: USA
22.05.2015 02:25
Vietnam voi Che do cong san Khong co con do, chi co cong an Mao danh lam con do ma thoi, toi chan ngay cai danh tu nay qua
Ma moi nguoi van cu dung, that Kho hieu!

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
22.05.2015 02:25
Toi nghi Vn vao Wto sau, khi vao duoc roi thi kinh te co khoi sac !
Bay gio, giai doan dau, khong nen cho VN vao TPP lam gi !
csvn co the rat diem ! ho lam moi cai co the de duoc muc dich, sau roi lai dau vao day !
VN phai co tu do, tu nhan chinh tri va luong tam phai duooc tha het, phai co cong doan doc lap,... !
Khi nao thay ro net va phai di vao thuc hanh ro net trong mot thoi gian kha dai de dang tin roi hay cho vao TPP, vao sau nhung VN gioi nen van co the se giau nhanh !
Dung nghe nhung gi cs noi ! noi, hua, hua, con vet !

bởi: Người có đuôi
22.05.2015 02:06
Nhìn lại lịch sử đi: Muốn có nhân quyền thì nhân quyền đâu có sao? Khi nào ký xong TPP, trở lại trò cũ, ai làm được gì nào? H Đ Geneve 1954, Paris 1973...xé bỏ đó, thế giới có ai phản đối đâu?

bởi: Thu Nguyệt từ: Hà Nội
22.05.2015 01:11
Thái độ dè dặt và lãng tránh trả lời những câu hỏi khó của ông Tom Malinowski, nếu không phải là thái độ ngoại giao kiều cách của ông ta, thì phần nào cho người ta hiểu bên trong chánh phủ Mỹ đã đã đồng ý cho CSVN vào TPP rồi và phần nào Mỹ nhượng bộ CSVN về mặt nhân quyền. Chuyến đi Việt nam của ông Tom Malinowski và phái đoàn chánh phủ Mỹ chỉ là hình thức chiều lệ, hoa lá cành tô vẻ thêm về việc Mỹ quan tâm nhân quyền ở Việt Nam và cũng để tránh sự khó sử của Mỹ nếu sau này CSVN vẫn ngoan cố thất hứa chuyện nhân quyền sau khi đã vào được TPP. Thủ đoạn đối phó bằng cách áp dụng "hứa rồi muốt lời, áp dụng sự lỳ lợm ngoan cố lật lộng tráo trở" của CSVN khi mặc cả đối phó với Mỹ khi đổi lấy lợi lộc này không có gì mới lạ, nhưng xem ra vẫn còn công hiệu. Một lần nữa Mỹ lại nhân nhượng CSVN vụ TPP. Tình hình dân chủ nhân quyền cho VN tiếp tục bị mây đen giăng phủ, ảm đạm.

bởi: CÂM từ: HOA-KỲ
22.05.2015 00:50

Mỹ nói chuyện nhân-quyền, dân-chủ, tư-do, văn-minh ...vv với VN không khác hơn người Câm tranh luận với người Điếc.

Chỉ có người người dân VN đói nghèo cần đến củ Cà-Rốt. CSVN không cần củ Cà-Rốt . Có thì tốt không có chẳng sao. Tham nhũng có ngá gì ai ? Quyền trong tay kia mà. CSVN chẳng sợ cây Gậy của Mỹ. Hiểu đến đó chưa quí vị ?

bởi: Người Việt từ: Canada
22.05.2015 00:41
Có khó gì đâu, cải thiện nhân quyền ở VN là chuyện nhỏ, dễ dàng như lật bàn tay thôi mà.
Này nhé, giờ chúng tôi < VNCS > đang cho tay chân đánh dằn mặt các nhà dân chủ, các bloggers, các facebookers...vỡ mũi, dập mặt rồi cho vào tù làm vốn để dành, hay quân bài trao đổi; trước khi duyệt xét vào TPP, nếu bị lên án, thì chúng tôi thả những CON BÀI đó ra - đó là hành động THIỆN CHÍ, lắng nghe lời khuyên can của Mỹ đó nhá.
Rồi, vào được TPP rồi. Các QUÂN BÀI kia tưởng bở, lại to mồm chống báng nhà nước hả ? Lại bị đạp vào mặt, bị lưu manh thực danh là CA chìm đánh cho rụng răng , là hết dám ho he.
Người Mỹ, tiểu sảo ko thể bằng CSVN đâu.

bởi: Dan Viet từ: HaNoi
22.05.2015 00:30
Một nhà nước dùng côn đồ để đàn áp dân chỉ có chơi Với ăn cướp Bắc Kinh haY Với bọn ác ôn Bình Nhưỡng. Nên đặt nhà cầm quYền VN ra ngoài Vòng pháp luật

bởi: chiensiay từ: VN
22.05.2015 00:22
đói hay no chính phủ Việt Nam hảy quyết định đi,còn chờ gì nữa

bởi: Không ghi tên
22.05.2015 00:21
Có muốn cải thiện hay cải ác thì CSVN cũng làm được cả, cứ vào TPP xong rồi thì biết tay,lúc đó thì chỉ còn cãi cối cãi chày cũng xong.

bởi: BangDo từ: sg
22.05.2015 00:16
Như bố mẹ tôi nói: Tin CS là bán nhà. Nhà bị cướp, phãi theo "Hành Trình Đến Tự Do"

bởi: Lê Tư từ: Saigòn
22.05.2015 00:08
Là người dân đã va đang sống dưới chế độ cộng sản VN qua 79 năm nay, chúng tôi cũng như những người đã từng trãi ở đó đều không tin là csVN sẽ tôn trọng nhân quyền theo quan điểm của Thế Giới Tư Do, bởi vì thực thi nhân quyền sẽ dẫn đến đảng cộng sản sẽ mất độc quyền lãnh đạo đất nước. "Đảng ta là đảng cầm quyền (HCM)". Đó là một chủ trương tuyệt đối của chủ nghĩa Mac-Lê cái mà csVN đã luôn luôn khẳng định kể cả điều 4 HP của VN(CS). Để giải quyết dứt khoát vần đề trên đây trước khi cho csVN vào TPP, Hoa Kỳ nên đưa ra một biện pháp cụ thể và cứng rắn hơn. Nếu csVN chấp nhận thực hiện, khi đó, Hoa Kỳ sẽ từng bước theo dõi và chứng kiến rồi mới để cho csVN vào TPP sau. Dĩ nhiên, Hiệp Ước TPP cứ bắt đầu vận hành theo lịch trình đã định với số thành viên đã hội đủ điều kiện. Cộng sản VN là cái gì mà khiến cho TPP phải đình trệ??? Một đề nghị nho nhỏ cho điếu kiện thực thi nhân quyền ở VN là csVN hãy cho, qua lá phiếu, có Quốc Tế Giám Sát, tự do "Trưng Cầu Dân Ý" về điều 4HP, tự do "chọn chế độ", tự do "ứng cử và bầu cử", tự do "ngôn luận"...Nên nhớ rằng ý nghĩa và mục đích của cụm từ chính trị "Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền" có liên quan mật thiết và hệ trọng với nhau. Về mặt tuyên truyền, csVN thường lấp lửng rằng tùy theo tập quán và bản sắc riêng của dân tộc, VN(CS) cũng có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền "riêng". Đó là Tự Do một chiều, Dân Chủ tập trung, Nhân Quyền theo định hướng.

bởi: Trà Mi= good journalist
21.05.2015 23:42
một lần nữa, cô Trà Mi đã có những câu hỏi rất chuyên nghiệp (professional), đủ để áp đảo Mr. Malinowaki. Very good!
Trả lời
bởi: PhúQuốc từ: VN
22.05.2015 02:41
Không có đâu Trà Mi ơi... đâu cần gì phải Professional ? Ông kia vừa đối diện hình như hơi bị Khớp rồi đó, mặt mày tái xanh không thấy sao ?

Uổng quá nếu tôi biết cô Trà Mi sẽ có cuộc phỏng vấn với ông nầy. Tôi đã cậy nhờ cô Trà Mi hỏi dùm vụ " Nhân quyền của công dân Mỹ gốc Việt cũng bị cộng sản Kiên Giang Trù Dập te tua trên 10 năm qua, xem Ông Tom có thể lên tiếng Hỏi phiá lãnh đạo Việt Nam về vấn đề nầy hay không ?
Dù sao cũng cám ơn cô Trà Mi, Hoài Hương và anh chị BBT's VOA trước cho mọi điều.

bởi: Tám Khỏe từ: Rừng miền Đông
21.05.2015 23:14
Phải chi khi phỏng vấn giới chức Mỹ có trách nhiệm về nhân quyền này cô Trà Mi đem theo hai tấm hình mặt đầy máu của hai người bất đồng ý kiến cho ông ta coi, chắc ông ta sẽ có thêm dữ kiện mới nhất để báo cáo lại QH Mỹ. Ông ấy có vẽ dè dặt, nhưng vẫn còn hơi mơ hồ về sự dối trá tráo trở của CS VN. Dầu sao cũng còn hơn quí vị cựu ĐS Mỹ tại VN trước kia, quí vị ấy quá tin tưởng vào lời hứa của Hà Nội. Hay đó chỉ là thái độ và lời nói ngoại giao?
Trả lời
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bởi: Bảy Chà từ: Sài gòn
22.05.2015 00:21
Hai ông này nghe nói thiếu nợ không trả, bị xã hội đen dằn mặt đó. Chúng nó nói còn đòi cắt lỗ tai . Chế độ CS đúng là dã man , không canh gác chặt chẽ những người thiếu nợ để xã hội đen tác oai tác quái. Thật chẳng ra gì !

bởi: Không ghi tên
21.05.2015 22:52
Bây giờ vẫn còn là một dự bị cũng đang xin vào TPP có được hay không chưa biết mà còn láo như thế nầy một khi trở thành một thành viên chính thức của TPP thì còn láo cở nào,đây đúng là bản chất của một tên đế quốc ?
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét