Vòng vây thế tục
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
2015-04-18
2015-04-18
Ngày 14/4, hơn 150 thương phế binh VNCH không khỏi bất ngờ khi được
tin chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ của họ bị hủy bỏ đột ngột.
Nơi đến quen thuộc và đầm ấm là Nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, đã im
lặng sập cửa mà không một lời giải thích, theo lệnh của linh mục Giám
tỉnh là ông Giuse Nguyễn Ngọc Bích.
Có cái gì đó rất bất thường đang diễn ra ở nhà thờ Dòng Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, nơi mà lâu nay, được khắp nơi ngưỡng mộ là ngôi nhà của lòng lành và công lý. Ngay sau sự kiện buộc ngừng khám bệnh cho thương phế binh, còn có nhiều tin tức nói rằng chẳng bao lâu nữa, nội dung lễ Công lý và Hòa Bình hàng tháng sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ. Phòng truyền thông Chúa cứu thế VNRs và phòng Công lý & Hòa Bình cũng sẽ đóng cửa hoặc bị kiểm soát theo kiểu ra lệnh áp đặt. Các nhân viên thư viện cũng sẽ bị đuổi việc và thay bằng người mới "đáng tin cậy" hơn. Dưới sự kiểm soát của linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, có vẻ đang có một cuộc “thay máu”, mà mọi thứ như chỉ để thuần phục trước cuộc đời thế tục bên ngoài.
40 năm sau 1975, từ nhà thờ Chúa cứu thế, người ta đã chứng kiến sự lên tiếng cho cái đúng, kêu gọi cho lòng nhân ái và ra sức bảo vệ con người. Không chỉ riêng người Công giáo, mà cả những Phật tử, tu sĩ Cao Đài, Hòa Hảo… cũng đều kính trọng những gì mà các linh mục nhiều đời nơi đây gìn giữ. Điểm son mới nhất, và có lẽ cũng là một cột mốc lịch sử nhân văn, đó là phong trào vận động hủy bỏ án tử hình tại Việt Nam, cũng như việc đấu tranh cho các án oan. Cụ thể là trường hợp của tù nhân Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Sức tác động của truyền thông Chúa cứu thế là một trong những lý do khiến tòa án phải dừng ngày tử hình và suy xét lại vụ án.
Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã khiến nhiều tín đồ Công giáo ngạc nhiên trước sự thay đổi mà ông tạo ra. Những thay đổi này, có thể biến thay đổi diện mạo của ngôi nhà của Chúa, một cách hết sức chính trị, theo chiều hướng chống lại lẽ phải và tự nhiên. Nhiều năm nay ở Việt Nam, đã có không ít chùa, đền, nhà thờ… đã tự mình thay đổi như vậy, một cách vừa dễ hiểu, vừa khó hiểu.
Sự kiện của nhà thờ Chúa cứu thế không là ngoại lệ. Phật giáo, một tôn giáo ước lượng có đến 20 triệu tín đồ ở Việt Nam cũng không khác gì. Theo tiết lộ của Wikileak, năm 2005, khi về Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng ông tìm thấy có quá nhiều sự sắp đặt chính trị trong các nhân sự và chùa tại Việt Nam, gây nên những tác động xấu. Thậm chí, theo ông mô tả, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng lệ thuộc Nhà nước về tiền bạc.
Tệ hại hơn, trong năm 2007, khi Thiền sư Nhất Hạnh tổ chức cầu siêu cho những người chết trong chiến tranh, chết oan ức, bao gồm tù cải tạo, thuyền nhân… nhưng ngay sau buổi lễ, một nhân vật cao cấp của giáo hội là hòa thượng Thích Trí Quảng đã đi lên, cầm micro và tuyên bố ngược, nói rằng lễ cầu siêu này chỉ dành riêng cho liệt sĩ của chế độ.
Tuy nhiên, dù ở cương vị giám tỉnh, tức quyền uy tuyệt đối, linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích cũng vẫn phải đối diện với sứ mạng mà ông đã tuyên thệ cả đời. Sự kiện xua đuổi các thương phế binh VNCH đã được mời từ trước có thể chứng cứ quan trọng chống lại ông từ đây về sau. Sách Hiến pháp và Quy luật Dòng Chúa cứu thế, trang 30, chương 1, có ghi rõ “… chúng ta đặc biệt phải chăm sóc người nghèo, người thấp hèn và người bị áp bức. Việc rao giảng cho những người này là một dấu chỉ của sứ vụ thiên sai (x.Lc4,18), và Đức Kitô, một cách nào đó, đã muốn đồng hóa chính mình Ngài với họ (Mt 25,40)". Những gì ông Bích làm, đã đi ngược với quy luật được tòa thánh Vatican phê chuẩn vào tháng 10-1965. "Vì quy tắc căn bản của đời tu là đi theo Chúa Kitô như đã được trình bày trong Tin Mừng, nên điều này phải được xem là quy luật tối thượng trong Dòng của chúng ta" (HP74), theo thư của Bề trên Tổng quyền Josef. G. Pfab, Css.R, viết năm 1982 cho tất cả linh mục của Dòng Chúa cứu thế.
Lẽ ra chuyện xảy đến trong lòng nhà thờ Chúa cứu thế là chuyện nội bộ của một địa phận tôn giáo, không nên bàn tới. Thế nhưng, với những hoạt động lâu nay, mà tên tuổi ngôi nhà của Chúa và Dòng Chúa cứu thế đã vượt xa khỏi nước Việt Nam, cũng như là niềm tin và sự kính trọng của nhiều người khác, kể cả người ngoại đạo, đã khiến sự kiện hôm nay cần phải được đặt ra suy xét. Người người đang nhìn vào đó, để xem, liệu bầy tôi của Chúa có đủ đức tin để vượt thoát được vòng vây thế tục trên đất nước này, để còn phụng sự cho con người và công lý hay không?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Có cái gì đó rất bất thường?
Không chỉ riêng các thương phế binh VNCH sửng sờ, mà chính những người tham gia phục vụ chương trình này cũng không nói nên lời. Với nhiều người, phục vụ cho những con người khốn khó này là niềm vui và ước nguyện chân thành của họ. Đặc biệt, trong bối cảnh của một nước Việt Nam với vết thương nội chiến vẫn chưa lành, sự kỳ thị với những cựu quân nhân VNCH vẫn là một chủ trương thấy rõ.Có cái gì đó rất bất thường đang diễn ra ở nhà thờ Dòng Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, nơi mà lâu nay, được khắp nơi ngưỡng mộ là ngôi nhà của lòng lành và công lý. Ngay sau sự kiện buộc ngừng khám bệnh cho thương phế binh, còn có nhiều tin tức nói rằng chẳng bao lâu nữa, nội dung lễ Công lý và Hòa Bình hàng tháng sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ. Phòng truyền thông Chúa cứu thế VNRs và phòng Công lý & Hòa Bình cũng sẽ đóng cửa hoặc bị kiểm soát theo kiểu ra lệnh áp đặt. Các nhân viên thư viện cũng sẽ bị đuổi việc và thay bằng người mới "đáng tin cậy" hơn. Dưới sự kiểm soát của linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, có vẻ đang có một cuộc “thay máu”, mà mọi thứ như chỉ để thuần phục trước cuộc đời thế tục bên ngoài.
40 năm sau 1975, từ nhà thờ Chúa cứu thế, người ta đã chứng kiến sự lên tiếng cho cái đúng, kêu gọi cho lòng nhân ái và ra sức bảo vệ con người. Không chỉ riêng người Công giáo, mà cả những Phật tử, tu sĩ Cao Đài, Hòa Hảo… cũng đều kính trọng những gì mà các linh mục nhiều đời nơi đây gìn giữ. Điểm son mới nhất, và có lẽ cũng là một cột mốc lịch sử nhân văn, đó là phong trào vận động hủy bỏ án tử hình tại Việt Nam, cũng như việc đấu tranh cho các án oan. Cụ thể là trường hợp của tù nhân Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Sức tác động của truyền thông Chúa cứu thế là một trong những lý do khiến tòa án phải dừng ngày tử hình và suy xét lại vụ án.
Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã khiến nhiều tín đồ Công giáo ngạc nhiên trước sự thay đổi mà ông tạo ra. Những thay đổi này, có thể biến thay đổi diện mạo của ngôi nhà của Chúa, một cách hết sức chính trị, theo chiều hướng chống lại lẽ phải và tự nhiên. Nhiều năm nay ở Việt Nam, đã có không ít chùa, đền, nhà thờ… đã tự mình thay đổi như vậy, một cách vừa dễ hiểu, vừa khó hiểu.
Sự kiện của nhà thờ Chúa cứu thế không là ngoại lệ. Phật giáo, một tôn giáo ước lượng có đến 20 triệu tín đồ ở Việt Nam cũng không khác gì. Theo tiết lộ của Wikileak, năm 2005, khi về Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng ông tìm thấy có quá nhiều sự sắp đặt chính trị trong các nhân sự và chùa tại Việt Nam, gây nên những tác động xấu. Thậm chí, theo ông mô tả, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng lệ thuộc Nhà nước về tiền bạc.
Tệ hại hơn, trong năm 2007, khi Thiền sư Nhất Hạnh tổ chức cầu siêu cho những người chết trong chiến tranh, chết oan ức, bao gồm tù cải tạo, thuyền nhân… nhưng ngay sau buổi lễ, một nhân vật cao cấp của giáo hội là hòa thượng Thích Trí Quảng đã đi lên, cầm micro và tuyên bố ngược, nói rằng lễ cầu siêu này chỉ dành riêng cho liệt sĩ của chế độ.
Một nỗi đau không có lời giải thích?
Đi tìm một lý do cho những thay đổi tại nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, ít có ai tin rằng đây là một nhiệm vụ được giao từ tòa Tổng giám mục mà linh mục Nguyễn Ngọc Bích phải thi hành. Cũng có giả thuyết cho rằng, hành động của ông Bích có đích đến là chức giám mục của Dòng Chúa cứu thế, vốn đang để trống. Dĩ nhiên, mọi việc sẽ thuận lợi hơn sau 4 năm tại nhiệm, nếu làm vui lòng chính quyền thế tục. Tuy nhiên, trước khi điều gì sẽ đến, lúc này, mọi người đang im lặng ôm một nỗi đau không có lời giải thích.Tuy nhiên, dù ở cương vị giám tỉnh, tức quyền uy tuyệt đối, linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích cũng vẫn phải đối diện với sứ mạng mà ông đã tuyên thệ cả đời. Sự kiện xua đuổi các thương phế binh VNCH đã được mời từ trước có thể chứng cứ quan trọng chống lại ông từ đây về sau. Sách Hiến pháp và Quy luật Dòng Chúa cứu thế, trang 30, chương 1, có ghi rõ “… chúng ta đặc biệt phải chăm sóc người nghèo, người thấp hèn và người bị áp bức. Việc rao giảng cho những người này là một dấu chỉ của sứ vụ thiên sai (x.Lc4,18), và Đức Kitô, một cách nào đó, đã muốn đồng hóa chính mình Ngài với họ (Mt 25,40)". Những gì ông Bích làm, đã đi ngược với quy luật được tòa thánh Vatican phê chuẩn vào tháng 10-1965. "Vì quy tắc căn bản của đời tu là đi theo Chúa Kitô như đã được trình bày trong Tin Mừng, nên điều này phải được xem là quy luật tối thượng trong Dòng của chúng ta" (HP74), theo thư của Bề trên Tổng quyền Josef. G. Pfab, Css.R, viết năm 1982 cho tất cả linh mục của Dòng Chúa cứu thế.
Lẽ ra chuyện xảy đến trong lòng nhà thờ Chúa cứu thế là chuyện nội bộ của một địa phận tôn giáo, không nên bàn tới. Thế nhưng, với những hoạt động lâu nay, mà tên tuổi ngôi nhà của Chúa và Dòng Chúa cứu thế đã vượt xa khỏi nước Việt Nam, cũng như là niềm tin và sự kính trọng của nhiều người khác, kể cả người ngoại đạo, đã khiến sự kiện hôm nay cần phải được đặt ra suy xét. Người người đang nhìn vào đó, để xem, liệu bầy tôi của Chúa có đủ đức tin để vượt thoát được vòng vây thế tục trên đất nước này, để còn phụng sự cho con người và công lý hay không?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/blog/tuankhanh-s-blog-041815-04182015111835.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét