Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Ban nhạc ‘Viet Cong’ lên tiếng vì tên gọi gây tranh cãi


Ban nhạc ‘Viet Cong’ lên tiếng vì tên gọi gây tranh cãi:

Ban nhạc cho biết giờ họ
Ban nhạc cho biết giờ họ "hiểu rõ hơn sức nặng đằng sau từ Viet Cong".


Một nhóm nhạc rock gồm 4 thành viên của Canada mới đây đã phải lý giải rằng tên ban nhạc là ‘Viet Cong’ không có ý định “kích động” hay “làm tổn thương” bất kỳ ai.
Tuyên bố được phát đi sau khi một buổi biểu diễn dự kiến của ban nhạc tại Đại học Oberlin ở tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, bị hủy vì áp lực của các sinh viên Mỹ gốc Việt.
Ban nhạc được đặt theo tên của lực lượng miền Bắc trong Chiến tranh Việt Nam cho biết khi đặt tên nhóm “chúng tôi khá khờ khạo về lịch sử chiến tranh tại một quốc gia mà chúng tôi biết rất ít. Giờ thì chúng tôi hiểu rõ hơn sức nặng đằng sau từ Viet Cong”.
Thông cáo của ‘Viet Cong’ nói tiếp: “Trong khi chúng tôi không bao giờ coi nhẹ bất kỳ mối quan ngại nào về tên ban nhạc, chúng tôi cảm thấy cần phải nói cho quý vị biết rằng chúng tôi không có ý tầm thường hóa các tội ác và bạo lực đối với cả hai phía trong Chiến tranh Việt Nam”.
Nhận định về những tên gọi hay các di sản chiến tranh vẫn còn gây nhiều xúc động với cộng đồng người Việt ở Mỹ,  ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt toàn quốc ở Hoa Kỳ nói: "Vấn đề người Việt hải ngoại vẫn còn kỵ một số tên gọi thì nó liên hệ tới sự chia rẽ về ý thức hệ giữa người Việt có từ lâu, từ cuộc chiến tranh Quốc cộng [Chiến tranh Việt Nam]. Ngày ngày hôm nay, vấn đề đó vẫn còn có tính thời sự vì như trong cuộc đương đầu với sự lấn lướt của Trung Cộng [Trung Quốc], chúng ta vẫn thấy người quốc gia [những người ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng hòa] vẫn nghĩ khác những người trong chính quyền Hà Nội".
Ông nói thêm: "Vì thế, người Việt hải ngoại vẫn còn nhạy cảm về những vấn đề đó. Ngay ở trong nước cũng đặt ra vấn đề đó với những quyển sách như “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức hay vai trò của người lính Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa. Những cái đó vẫn còn, chứ không đi hẳn đâu. Người ta cứ tưởng cuộc chiến Quốc cộng đã ở sau lưng chúng ta, nhưng mà tôi nghĩ rằng nó vẫn còn nhiều tính thời sự".
Trong khi chúng tôi không bao giờ coi nhẹ bất kỳ mối quan ngại nào về tên ban nhạc, chúng tôi cảm thấy cần phải nói cho quý vị biết rằng chúng tôi không có ý tầm thường hóa các tội ác và bạo lực đối với cả hai phía trong Chiến tranh Việt Nam.
Trong thông báo về việc hủy buổi biểu diễn, đại diện ban tổ chức đã ngỏ lời xin lỗi vì đã mời “ban nhạc với cái tên thực sự xúc phạm và gây tổn thương cộng đồng người Việt và người Mỹ gốc Việt”.
Tin cho hay, quyết định trên được đưa ra sau khi vấp phải sự phản đối của các sinh viên cũng như người gốc Việt ở Hoa Kỳ.
VOA Việt Ngữ đã tìm cách liên hệ phỏng vấn với Hội sinh viên người Việt ở Đại học Oberlin, nhưng đại diện của nhóm đã từ chối trả lời.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh người Việt ở cả Mỹ và trong nước đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày chấm dứt Chiến tranh Việt Nam với hai thái cực đối lập.
Trong khi người Việt ở nhiều nơi chuẩn bị đánh dấu ngày họ gọi là “quốc hận”, chính quyền trong nước sắp tiến hành nhiều hoạt động rầm rộ kỷ niệm “ngày thống nhất đất nước”.
Xa vời
Nhiều người, trong đó có ông Bích, cho rằng hành động “thiếu nhạy cảm” của chính quyền trong nước sẽ khiến quá trình hòa hợp, hòa giải trở nên xa vời.
Chủ tịch Nghị hội người Việt toàn quốc ở Hoa Kỳ nói: “Sự hòa giải trong dân tộc mình nó đi rất xa, cứ xem số người ở Mỹ đi về nước trong dịp Tết hay đi du lịch, thì không có vấn đề gì, không có sự phân chia giữa người dân ở trong nước và người hải ngoại. Vấn đề hiện có là với chính quyền. Chính quyền làm chưa đủ, chỉ nói thôi".
Ông nói thêm: "Khi nói hòa giải mà mình lại muốn ở trong thế thượng phong thì thực sự không có hòa giải đích thực. Hòa giải đích thực là phải ngang hàng, phải tôn trọng người đối diện mình, thì mới có sự hòa giải đúng nghĩa. Ngay những ngày 30/4, người ở hải ngoại vẫn coi đó là ngày quốc hận, còn người ở trong nước lại gọi là ngày chiến thắng. Khi mà mình vẫn còn dùng những ngôn ngữ như vậy, thực sự khó có sự hòa giải".
Khi nói hòa giải mà mình lại muốn ở trong thế thượng phong thì thực sự không có hòa giải đích thực. Hòa giải đích thực là phải ngang hàng, phải tôn trọng người đối diện mình, thì mới có sự hòa giải đúng nghĩa. Ngay những ngày 30/4, người ở hải ngoại vẫn coi đó là ngày quốc hận, còn người ở trong nước lại gọi là ngày chiến thắng.
Theo ông Bích, những gì gắn liền với phía đối lập với lực lượng Việt Nam Cộng hòa hiện vẫn còn có thể gây nhiều cảm xúc trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhất là các thuyền nhân ra đi sau năm 1975.
“Chúng tôi vẫn sống rất bình thường, nhưng nếu mà có người đem cờ đỏ sao vàng vẫy trước mặt chúng tôi thì đương nhiên cái đó gây một sự xúc động rất dễ dàng vì nó như một vết thương lòng bị khoét ra,” ông nói.
Một vụ việc cho thấy sự nhạy cảm hậu chiến tranh trong cộng đồng gần đây là việc  tuần báo Sài Gòn Nhỏ ở tiểu bang California đã nộp đơn xin phá sản, sau khi bị yêu cầu phải trả 4,5 triệu đôla cho tờ Người Việt vì tội vu khống và phỉ báng.
Trong một bài bình luận đăng tải năm 2012, tuần báo Sài Gòn nhỏ cho rằng giám đốc điều hành của tờ Người Việt là một điệp viên cộng sản và làm việc cho Việt Nam.
Tờ Người Việt cho rằng những lời tố cáo sai trái này đã ảnh hưởng tới việc kinh doanh của báo vì cộng đồng người Mỹ gốc Việt vẫn còn bị ám ảnh bởi Chiến tranh Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét